Sài Gòn – Những ngày phong thành (42)

ATM NHÀ TRỌ CỘNG ĐỒNG

Fanpage: www.facebook.com/YSW.ATMnhatrocongdong

Hotline nhận thông tin người cần trọ: 08 66 11 16 16

Hotline nhận thông tin chủ nhà trọ: 0828 11 66 68

ATM VIỆC LÀM CỘNG ĐỒNG

Fanpage: www.facebook.com/YSW.ATMvieclamcongdong

Hotline nhận thông tin người cần việc: 0907 186 069

Hotline nhận thông tin nhà tuyển dụng: 0912 11 66 68

Kể từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát trở lại, Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện cách ly xã hội toàn Thành phố theo tinh thần của Chỉ thị số 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ kể từ 0 giờ ngày 09/7/2021, tới nay Thành phố tiếp tục giãn cách nhằm kiểm soát chặt chẽ tới hết ngày 15/9/2021. Sự bùng phát nhanh hơn, mạnh hơn của dịch bệnh COVID-19 khiến cho tỉ lệ thất nghiệp, thiếu việc làm trong cộng đồng tăng mạnh mẽ hơn, hoặc người lao động phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập.

Bên cạnh đó, số lượng người dân là nguồn lao động từ các tỉnh, thành khác tới Thành phố Hồ Chí Minh làm việc trước đó bị ảnh hưởng tiêu cực bởi dịch bệnh, bị “mắc kẹt” trong đại dịch mà không thể trở về quê nhà, cùng với gánh nặng kinh tế dẫn đến không đủ khả năng chi trả phòng trọ, số lượng người vô gia cư tăng nhanh rải rác trên các tuyến đường, ngủ dưới chân cầu, ghế đá công viên, hay là vỉa hè của nhà dân… Ước mơ về một hy vọng có được giấc ngủ trọn vẹn tưởng như là đơn giản với chúng ta nhưng lại khó khăn với họ biết chừng nào.

Thấu hiểu nỗi khó khăn ấy, Trung tâm Công tác Xã Hội Thanh Thiếu Niên (trực thuộc Trung Ương Hội Liên Hiệp Thanh niên Việt Nam) dưới sự chỉ đạo của Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Trung ương Hội LHTN Việt Nam phát động chương trình “ATM việc làm cộng đồng” và “ATM phòng trọ cộng đồng” nhằm chia sẻ phần nào gánh nặng lo toan của người dân; đồng thời trở thành cầu nối kết nối nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị doanh nghiệp và nhu cầu tìm việc làm của người lại với nhau. Đồng thời, kết nối nhu cầu tìm chỗ ở, chỗ trọ của người dân tới những địa chỉ nhà trọ cộng đồng trong thời điểm khó khăn này.

Để thuận lợi trong việc kết nối thông tin không bị gián đoạn, Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thành lập Văn phòng Sở Chỉ huy hoạt động 24/7 với đội ngũ tình nguyện viên được đào tạo tinh thần và kỹ năng trước khi bắt tay vào triển khai thực hiện chương trình. Với mong muốn chung tay cùng Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện “nhiệm vụ kép”: vừa mau chóng đẩy lùi dịch bệnh vừa phát triển kinh tế-xã hội, Trung tâm Công tác xã hội thanh thiếu niên (thuộc Trung ương Hội LHTN Việt Nam) mong nhận được sự lan tỏa và sẻ chia từ người lao động, các doanh nghiệp cũng như kết nối những người cần trọ, địa chỉ của các nhà trọ cộng đồng đăng ký thông qua liên hệ của Trung tâm:

ATM NHÀ TRỌ CỘNG ĐỒNG

Fanpage: ATM – Nhà Trọ Cộng Đồng

Hotline nhận thông tin người cần trọ: 08 66 11 16 16

Hotline nhận thông tin chủ nhà trọ: 0828 11 66 68

clip_image002

ATM VIỆC LÀM CỘNG ĐỒNG

Fanpage: ATM – Việc Làm Cộng Đồng

Hotline nhận thông tin người cần việc: 0907 186 069

Hotline nhận thông tin nhà tuyển dụng: 0912 11 66 68

clip_image004

https://nld.com.vn/…/co-them-atm-viec-lam-va-atm-nha…

VẮCXIN TINH THẦN CHO BỆNH NHÂN F0

FB Việt An Psychology

Thưa các anh/chị/em,

Hiện nay, nhiều anh chị em F0, đặc biệt tại Sài Gòn, đang phải đương đầu với rất nhiều khó khăn khi phải tự chăm sóc mình tại nhà, vừa kiệt sức vì những triệu chứng thể lý, vừa hoảng sợ, lo âu tột độ. Trước những tiếng kêu cứu ngày càng nhiều của những người nhiễm bệnh phải tự xoay sở trong căng thẳng cao độ, cô Hoàng Minh Tố Nga muốn dành thời gian chăm sóc các anh chị em đó trong hoạt động tham vấn hỗ trợ theo nhóm trên link Zoom. Nhóm sẽ gặp nhau 2 buổi mỗi tuần cho đến khi bình phục và ổn định tâm lý.

Để đăng ký tham gia nhóm, xin liên lạc với chị Tuyền, trợ lý của cô Tố Nga, theo thông tin dưới đây:

Số điện thoại: 0932177761.

Hoặc Email: moca.psy@gmail.com.

Nếu biết ai đang trong hoàn cảnh này nhưng không có phương tiện kết nối và anh chị em có thể giúp họ cách nào đó để tham gia nhóm thì xin Chúa chúc lành bội hậu cho anh chị em! Buổi hỗ trợ nhóm đầu tiên dự định sẽ bắt đầu lúc 10 giờ 15 sáng Chúa nhật tuần này (22/8/2021).

Xin share rộng rãi thông tin này cho những ai cần!

Thương mến,

Hoàng Minh Tố Nga, PhD.

____________________

#Việt_An_Psychology

Doanh nghiệp 100% Phi lợi nhuận – Vì Bình An của người Việt. Với sứ mạng giúp chữa lành và khai phóng tiềm năng, giúp phát triển con người toàn diện hướng đến cuộc sống hạnh phúc, thành công và khả năng đáp đền tiếp nối.

____________________

Hotline Tư vấn 1: 0965 222 750

Hotline Tư vấn 2: 0938 382 670

Website: tamlyvietan.com

marketing@tamlyvietan.com

clip_image018

 

CHÍNH QUYỀN KHÔNG CẦN PHẢI DẠY DÂN CHĂM LO NHAU!

FB Hoàng Hải Vân

Mặc dù chính quyền kêu gọi “ai ở đâu ở yên đấy” nhưng dòng người từ Sài Gòn vẫn tiếp tục tìm cách đổ về quê khi “gói” Chỉ thị 16 được gia hạn thêm 1 tháng nữa. Bởi vì những người mất việc làm mà không có bảo hiểm đang chiếm số đông trong lực lượng lao động “nhập cư” ở Sài Gòn biết họ sẽ không còn gì để ăn. Những người đói khổ tại Sài Gòn có quá đông, trong khi việc chia sẻ đùm bọc lẫn nhau của người Sài Gòn, dù đã lên đến cao trào, nhưng cũng chỉ như muối bỏ biển và không thể kéo dài mãi mãi. Nhiều nhóm và cá nhân dấn thân làm thiện nguyện đang bị kiệt sức.

Trong bối cảnh đó, lãnh đạo TP.HCM tuyên bố phát động phong trào “lấy sức dân chăm lo cho dân”. Tưởng là hay nhưng thực ra là thừa và thể hiện sự vô trách nhiệm ngay từ đầu. Đùm bọc lẫn nhau vốn là truyền thống xuất phát từ tình cảm tự nhiên của dân ta, chẳng cần ai “phát động”. Chờ cho chính quyền “phát động” mới làm thì chắc chắn Sài Gòn đã có vô số người chết đói. Và chờ đến lúc này mới “phát động” thì chứng tỏ chính quyền đã không hề tính toán khả năng của mình trước khi áp dụng các biện pháp giãn cách nghiêm ngặt kéo dài, giờ chính quyền mới tự thấy không đủ sức chăm lo cho dân nữa.

Tôi không có ý định nói nước ta phải làm theo nước Mỹ hay châu Âu khi họ đưa ra những gói cứu trợ khổng lồ có định lượng trước khi áp dụng giãn cách. Họ giàu, còn ta nghèo. Nhưng nghèo thì không thể làm theo cách của giàu, làm theo cách của nước giàu mà không có điều kiện như nước giàu để bảo đảm thành công thì hoặc là mị dân hoặc là gây hoạ.

Lẽ ra trước khi áp dụng các biện pháp giãn cách ở mức độ cao, chính quyền phải tính toán nguồn lực của chính quyền có được tới đâu để chăm lo cho người dân mất sinh kế. Chặn việc làm của một bộ phận dân cư đông đảo là chưa có tiền lệ, chưa một cán bộ nào được học cách làm vì chẳng hề có thứ tri thức như vậy trong kho tàng tri thức nhân loại. Một chủ trương chưa có tiền lệ thì nhất định phải có những biện pháp chưa có tiền lệ để bảo đảm, chẳng hạn như cắt giảm mạnh mẽ và và dứt khoát các khoản chi ngân sách, kể cả các khoản đầu tư cho các dự án chưa cấp thiết, trừ các khoản chi dành cho quốc phòng và an ninh.

Chính quyền trung ương và chính quyền địa phương phải tính toán để có được một gói tiền đủ để chăm lo cho những người có nguy cơ đói khổ do các biện pháp giãn cách gây ra, gói tiền này to tới đâu thì thời gian giãn cách dài tới đó. Đừng nói tính không được số người phải cứu trợ, nói như vậy thì đội ngũ các nhà khoa học và các chuyên gia nhà nước trả lương để làm gì?

Điều đáng mừng là giữa lúc giãn cách căng thẳng, Thủ tướng Chính phủ đã không quên gặp gỡ cộng đồng doanh nghiệp để bàn biện pháp tháo gỡ sản xuất kinh doanh, trong khi chính quyền địa phương phần lớn không quan tâm đến chuyện dân không được làm ăn thì dân sẽ sống như thế nào.

Nhà nước chỉ có thể cân đối nguồn lực từ ngân sách, ngân sách là từ tiền thuế dân đóng góp rồi, nay phải được ưu tiên dùng để cứu dân, trong đó có tiền mua vaccine và thuốc men, tăng các thiết bị y tế và một khoản tiền thoả đáng dành cho cứu trợ khẩn cấp. Việc huy động dân đóng góp thêm ngoài thuế vừa rồi để mua vaccine, dù là huy động tự nguyện, cũng không hợp lẽ, vì nhà nước không thể nói mình thiếu tiền mua vaccine. Mấy tháng nay dân đã tự cưu mang nhau, nhiều người gần kiệt sức rồi, chính quyền nên lo chuyện của chính quyền, không cần phải dạy dân chăm lo nhau như thế nào. Dạy dân là ăn chửi đó!

Cuối cùng, cán bộ nào thấy không có việc gì làm thì nên “nằm im yêu nước”, chớ có táy máy nghĩ ra cái app này app kia “di biến động” khiến cho dân dính chùm lại với nhau làm rối loạn chủ trương chống dịch của chính phủ.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người, mọi người đang đứng, xe môtô và đường

(Dòng người từ Sài Gòn tìm cách về quê tập trung trước bến xe Miền Đông mới trưa ngày 15-8. Ảnh: An Biên, báo Thanh Niên)

THƯƠNG DÂN MỚI LÀ ĐIỀU THIÊNG LIÊNG CAO QUÝ NHẤT!

FB Lưu Trọng Văn

"Phải tiếp xúc với dân chân thực, đừng tiếp xúc hình thức, không được mị dân, theo đuôi quần chúng. Phải tôn trọng dân thật sự, lắng nghe nhân dân và làm theo mong muốn của nhân dân một cách thật lòng”, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nói trong hội nghị Mặt trận TQVN vừa diễn ra.

Cụ thể ông tổng bí thư noi gương tiếp xúc với Dân thế nào?

Ông đọc câu thơ của Nguyễn Đình Thi về cụ Hồ "Trên ngực Người không tấm huân chương mà chỉ một trái tim” rồi ông khóc. Gã tin ông thương cụ Hồ và ông khóc thật lòng.

Nhưng, ông có biết cụ Hồ tiếp xúc với Dân thế nào không? Tự đi, lén đi gặp bất cứ ai. Một cái tết cụ một mình vào nhà gia đình rất nghèo không có tết ở Hà Nội. Chị chủ nhà khóc: sao bác lại vào nhà cháu? Cụ bảo: không vào nhà cháu thì vào nhà ai? Cụ không chịu tiếp xúc dân rởm – dân diễn do cấp dưới xếp đặt để vui lòng cụ, để cụ không biết sự thật Dân ra sao, nghĩ gì, muốn gì.

Tại sao những ngày này không thể thấy bất cứ hình ảnh nào của ông cũng như các đồng chí kề cận thân thiết của ông, những người luôn học tập tấm gương của cụ, có mặt ở những nơi Dân khốn cùng để nhỏ giọt nước mắt thật nhất?

Không! Không thấy! Vậy ai lắng nghe Dân? Ai đau nỗi đau của Dân?

Trong lúc toàn Dân khốn khó chống dịch và kiếm từng miếng ăn, chỗ ngủ thì VTV mở chuyên đề "Danh dự là điều thiêng liêng nhất". VTV hứng gió theo câu nói của ông: “tiền bạc nhiều để làm gì – danh dự mới là điều thiêng liêng cao quý nhất.

Vâng, nhưng lúc này thì danh dự, trong sạch, kiên định lập trường, tất cả đều vô nghĩa nếu trong lồng ngực không có một trái tim Thương Dân.

Thương Dân!

Thương Dân!

Thương Dân!

Hỡi những ai còn dù chút thôi lòng trắc ẩn Thương Dân, chắc không thể không rơi nước mắt khi thấy Dân trong tình cảnh thế này!

clip_image020

clip_image022

clip_image024

BA PHƯƠNG CHÂM HÀNH XỬ MONG MUỐN TRONG ĐẠI DỊCH

FB Nguyen Ngoc Chu

Trong đại dịch đương lúc bệnh nhân la liệt, người chết chưa kịp hoả táng, người thân chết không được nhìn mặt, khốn khổ bị cách ly không có miếng ăn, đối mặt với phá sản, dòng người ồ ạt ra đi, ngủ cả trên cầu, trên đường, bất cứ nơi nào có thể – là lúc đất nước ở vào tình thế nguy nan, bá tánh rơi vào cảnh khốn đốn, là lúc cần người lãnh đạo hành động, là lúc muôn dân đợi chờ giải pháp cụ thể, chứ không muốn nghe những lý luận xa vời. Vậy nên, trong đại dịch thì:

1. TRÁNH ĐỌC DIỄN VĂN. ÍT HỌP HÀNH. PHÁT BIỂU NGẮN.

2. ĐƯA GIẢI PHÁP CỤ THỂ. ĐƯA SỐ LIỆU CỤ THỂ. KHÔNG LÝ LUẬN SUÔNG. KHÔNG HÔ HÀO MIỆNG.

3. XUỐNG THỰC ĐỊA. CỬ NGƯỜI HÀNH ĐỘNG. CHIA NHAU HÀNH ĐỘNG. TỰ MÌNH HÀNH ĐỘNG.

Nếu tự mình tận mắt thấy được thực trạng của đồng bào thì diễn văn khác, hành động khác.

clip_image026

NHỮNG NGƯỜI Ở LẠI

Nguyễn Lân Dũng – Vnexpress, 17/8/2021

Tôi từng trải qua những ngày thiếu đói nên biết rằng, người nghèo chẳng nghĩ được gì xa hơn câu hỏi ngày mai sẽ sống ra sao.

Sau Cách mạng tháng Tám, cả nhà tôi lên đường tham gia kháng chiến. Ngày ấy, mọi người chỉ nghĩ tản cư là đi ít lâu thôi cho nên gia đình tôi đã để lại tất cả đồ đạc ở Hà Nội, chỉ mang theo đồ dùng tối thiểu.

Cha tôi khi đó làm Giám đốc giáo dục Liên khu X nhưng làm gì có lương, mỗi tháng chỉ có 53 kg gạo. Ông dành 20 kg buộc sau gác baga, đi kinh lý khắp liên khu trên một chiếc xe đạp. Còn lại, mẹ tôi xoay xở với 33 kg gạo để gánh vác cả đàn con 6 đứa đang tuổi ăn học.

Có thời kỳ ở Yên Bái, cả nhà phải hấp sắn lưu niên – loại sắn già, to như bắp chân người dân bỏ lại trên rừng – nạo ra rồi ăn với muối ớt qua ngày. Còn thời ở Phú Thọ, mẹ mua thóc cùng với chị tôi xay giã, dần sàng để lấy lãi từ chỗ cám. Đến khi ở Thái Nguyên, mẹ và chị tìm mua quần áo rét của những người tản cư từ Hà Nội, mang vào các bản bìa rừng đổi lấy gạo của người dân tộc Trại.

Hòa bình lập lại, cả nhà về Hà Nội và ở nhờ nhà người bạn của cha tôi tại phố Yết Kiêu. Mẹ nhận bán đường cho mậu dịch. Cả nhà xúm vào dán bao và cân đong từng cân đường để bán theo tem phiếu cho dân chúng. Sau này, cha tôi được phân một căn hộ 21 mét vuông ở khu tập thể Kim Liên. Từ căn phòng nhỏ bé ấy, tám anh chị em tôi trưởng thành.

Nhớ lại những ngày ăn hôm nay phải lo bữa mai, tôi rất hiểu những lao động. Khi trong nhà không có tích lũy, họ thường không nghĩ được gì hơn là phải thoát ra khỏi nỗi lo đứt bữa trước đã.

Trong những đoàn xe máy rời khỏi Sài Gòn hôm kia, tôi đoán có lẽ nhiều người đang phải lo như thế. Tôi cũng có nỗi lo của mình vì con trai tôi đang tham gia chống dịch tại phía Nam.

Tôi gọi điện cho con, động viên và nhắc bảo trọng khi ở trong "vùng đỏ" tâm dịch. Bác sĩ Lân Hiếu đi lần này là lần thứ bao nhiêu tôi không nhớ hết. Cháu cùng các bác sĩ chuyên khoa hồi sức cấp cứu và nhiều điều dưỡng viên từng tham gia chống dịch nhiều đợt suốt từ năm ngoái ở nhiều tỉnh miền Trung và miền Nam nước ta. Dù cháu và các đồng nghiệp đã tiêm đủ hai mũi vaccine và thường xuyên được lấy mẫu để kiểm tra virus, nhưng tiếp xúc ngày đêm với F0 cũng thật nguy hiểm.

Chính vì thế, vợ chồng tôi rất sợ những đám đông dân chúng hồi hương sẽ tiếp tục gây bùng phát Covid, khiến TP HCM đang chật vật chống dịch càng thêm khó khăn.

Virus hết sức bé nhỏ, nhỏ hơn vi khuẩn hàng trăm lần nên chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử. Chúng lơ lửng trong không trung rất lâu sau khi phát tán từ người bệnh. Đó là dạng sol với các giọt nước và hạt bụi siêu mịn. Sáng ngủ dậy, trong phòng tối um, nhưng có một vệt nắng lọt qua khe cửa. Ta nhìn thấy trên vệt nắng này hàng tỷ các sol bụi và nước bay bổng, nhào lộn một cách mạnh mẽ. Chính vì vậy, Covid chủng mới đâu chỉ lây nhiễm khi trò chuyện cách nhau hai mét, chúng có thể lây lan khi con người đứng gần nhau mà không cần phải nói chuyện với nhau.

"Biến chủng Delta khiến diễn biến của người bệnh có nhiều thứ không thể ngờ", Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn nói. Theo Bộ Y tế, đến chiều 16/8, tổng số ca tử vong tại Việt Nam là 6.141 ca, tỷ lệ 2,2% so với tổng số ca mắc. Lượng bệnh mới quá lớn, bệnh viện đều đang quá tải.

Vậy mà, trào lưu hồi hương lại tái phát. Việc người từ vùng dịch đi khắp đất nước quá nguy hiểm. Nếu vô tình dồn dân vào các đám đông, số ca nhiễm sẽ còn tăng thêm nữa. Chưa kể, nông thôn đang yên lành bỗng nhiên tiếp nhận hàng vạn người từ "vùng đỏ" về, khác gì đem mồi lửa phát tán về các thôn xóm đang yên lành để nhen lên đám cháy mới. Chúng ta làm sao đủ bác sĩ để chi viện nếu tỉnh nào cũng như TP HCM, Bình Dương?

Từng gặp những lao động ngắn hạn, tôi biết nỗi lo thường trực trong đầu họ chỉ là bữa cơm hàng ngày và tiền trả cho chủ nhà trọ, đấy là chưa tính đến tiền gửi về quê nuôi vợ con, cha mẹ. Nhưng vài tháng nay không có thu nhập, nhu cầu tối thiểu ngày hai bữa ăn của họ cũng còn khó. Ngồi một chỗ, không có việc làm, chủ nhà trọ đòi tiền, lòng như lửa đốt, không tìm cách về quê thì còn đường nào nữa? Chúng ta đâu thể trách họ được. Muốn họ ở yên, chỉ còn cách giúp họ có đủ nguồn sống ít nhất trong 30 ngày thành phố giãn cách trước mắt.

Từ đầu tháng 7, TP HCM triển khai hai gói cứu trợ từ ngân sách thành phố: gói 886 tỷ đồng cơ bản đã được giải ngân xong, gói 900 tỷ đồng vừa được triển khai một phần. Mỗi hộ khó khăn được nhận 1,5 triệu đồng. Nguyên tắc là, người đã nhận cứu trợ của thành phố rồi thì thôi gói 26.000 tỷ đồng của chính phủ, nếu chênh lệch sẽ được thành phố bù.

Song, lượng cứu trợ dường như muối bỏ bể. Bởi số người cần hỗ trợ được thành phố duyệt thường thấp hơn nhu cầu thực tế mà các quận huyện đề xuất. Còn nhiều người đang chờ các gói hỗ trợ sau.

Mặt khác, suất cứu trợ 1,5 triệu đồng với nhiều gia đình như gió vào nhà trống. Tôi đề nghị chính quyền có thể xem xét các suất cứu trợ mạnh tay hơn, ví dụ phát tiền trực tiếp 3-5 triệu đồng cho một hộ khó khăn. Các gói cứu tế hàng hóa như tuyên bố cũng là một động tác bổ trợ nếu được cung cấp kịp thời, đồng thời thuyết phục nhà cung cấp miễn tiền điện, nước càng sớm càng tốt. Trong bối cảnh này, TP HCM rất cần sự hỗ trợ và giải ngân nhanh chóng từ ngân sách trung ương.

Gói cứu trợ toàn dân như đề xuất của chuyên gia cũng là một giải pháp cho Việt Nam cân nhắc. Ngay lập tức phát phiếu mua hàng hoặc tiền mặt cho dân liệu có khó không? Tôi nghĩ là không nếu ta không đòi hỏi giấy tờ thủ tục xem ai đủ tiêu chuẩn nữa. Chúng ta đã tuyên bố, không để ai bị bỏ lại phía sau, nhưng đến lúc người dân phải đi dù biết sẽ bị chặn lại trên đường tức là họ không chờ đợi thêm được nữa.

Bạn tôi ở Sài Gòn kể qua điện thoại, cả gia đình bạn đang cứu trợ lao động nghèo. Anh nói, mọi người đã cố gắng hết sức để quyên góp tiền bạc, tìm kiếm nguồn thực phẩm, lo nấu nướng và chia thành từng suất ăn để chuyển đến các con hẻm nơi lao động ngoại tỉnh thuê trọ. Nhìn người nhận đưa cả hai tay nâng niu những hộp cơm còn nóng thật cảm động, nhưng anh ấy lại nghĩ, hết bữa cơm này rồi sao đây, ngày mai có ai mang gì đến cho họ, lại còn những ngày dài tiếp theo nữa chứ.

Dù tôi đã gửi một tháng lương hưu để chung tay với gia đình anh chị, nhưng thấm vào đâu khi dịch còn kéo dài. Bất giác, lòng tôi thật xót xa.

Thành thị phải tìm mọi cách để giữ dân ở yên và đảm bảo an sinh xã hội. "Vùng đỏ", "vùng vàng" đã đủ rồi, chúng ta không cần thêm những vùng xám – nơi người dân bị hoang mang. Vùng nào người dân được an tâm, đó là vùng cần mở rộng.

 

TS PHÙNG ĐỨC TÙNG: ‘THÀ PHÁT TIỀN NHẦM CÒN HƠN ĐỂ DÂN ĐÓI’

Vnexpress – 17/8/2021

Giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển Mekong cho rằng mục tiêu quan trọng nhất giờ là cứu đói ngay chứ không phải vì sợ phát tiền nhầm mà rà soát quá lâu rồi để dân đói.

Chia sẻ với VnExpress, TS Phùng Đức Tùng, người có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực phát triển và giảm nghèo, nhấn mạnh cơ chế "hậu kiểm" khi phát tiền cho dân và chính quyền nên "chấp nhận sai số" khi làm việc này.

clip_image028

TS Phùng Đức Tùng, Viện trưởng Viện Mekong chia sẻ tại một sự kiện gần đây của Viện Goethe Hà Nội. Ảnh chụp màn hình

– Ông đánh giá như thế nào về các gói hỗ trợ người lao động đang được Chính phủ triển khai?

– Có hai gói hỗ trợ được biết đến hiện nay là gói 62.000 tỷ đồng hồi năm ngoái và gói 26.000 tỷ đồng vừa qua. Cả hai đều đang gặp vấn đề về giải ngân, người dân vẫn khó tiếp cận.

Gói 62.000 tỷ đồng hơn một năm nhìn lại có tỷ lệ giải ngân rất thấp, khoảng hơn 21%. Lý do thì cũng từng được mổ xẻ nhiều như địa phương triển khai chậm, còn lúng túng, lập danh sách lao động tự do khó khăn, thậm chí có nơi còn phát sinh nhiều thủ tục phức tạp, gây khó cho người lao động…

Gói 26.000 tỷ đồng đã ít nhiều rút được kinh nghiệm khi thủ tục đơn giản hơn, mở rộng và đặc biệt lưu tâm đến các đối tượng lao động tự do. Dù vậy, hơn 1 tháng nay, rất nhiều người dân vẫn phản ánh là không tiếp cận được vì thủ tục vẫn phức tạp, nhiều điểm bất hợp lý. Có trường hợp yêu cầu người lao động tự do phải về địa phương xác nhận trong khi thành phố đang giãn cách. Giả sử có về được, tiền tàu xe có khi bằng số tiền hỗ trợ, hay nếu có chờ được giấy xác nhận từ địa phương gửi lên thì cũng mất rất nhiều thời gian. Tức là chúng ta nói đến đơn giản hoá thủ tục nhưng thực tế thì chưa phải.

– Còn về mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng hiện nay, ông nhìn nhận thế nào?

– Theo tôi hỗ trợ 1,5 triệu đồng là quá thấp so với nhu cầu tối thiểu để người lao động có thể tồn tại, đặc biệt những người đang sống ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM, những người phải nuôi con hoặc bố mẹ già…

Ví dụ một hộ gia đình gồm bố mẹ và 2 con mà chỉ nhận được 3 triệu đồng sẽ là không thể đủ chi tiêu cho cả bốn. Nếu hộ này còn phải nuôi thêm bố mẹ già nữa thì khó có thể gồng gánh được.

Tôi cho rằng lý tưởng nhất là tính đến mức hỗ trợ cho người lao động theo mức lương tối thiểu vùng hiện tại. Đơn cử tại đô thị lớn, mức lương này đang là 4,42 triệu đồng một người một tháng. Thường thì một người lao động phải nuôi một người phụ thuộc, mỗi nhân khẩu của một hộ được hỗ trợ hơn 2,2 triệu đồng. Như vậy, một hộ 4 người ở TP HCM, phải cần 8,8 triệu đồng một tháng mới đủ sống. Bởi lương tối thiểu đã là mức thấp cần thiết đảm bảo cuộc sống, không có khoản tích luỹ.

Nhưng trong điều kiện nguồn lực hạn chế, tôi nghĩ ít nhất mỗi lao động phải nhận được 3 triệu, gấp đôi so với mức 1,5 triệu hiện nay. Bởi ngoài tiền chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, họ còn phải chi trả tiền nhà, điện, nước, tiền học của con. Và tiền hỗ trợ cần được phát trong 6 tháng liền, kể cả khi dịch bệnh được đẩy lùi. Dịch đến nay vẫn còn nhiều bất định, người lao động cũng không biết khi nào được đi làm lại khi mà doanh nghiệp cũng cần thời gian để phục hồi sản xuất. Ngay cả khi có việc làm sau đó, họ cũng cần một vùng đệm duy trì cuộc sống.

Hiện TP HCM có triển khai thêm cả túi an sinh – phát hiện vật cho người dân, nhưng tiền tươi vẫn là thiết thực nhất. Bởi mỗi đối tượng sẽ có một nhu cầu khác nhau, người cần gạo, nhưng người cần thuốc uống, không thể phát một túi hàng giống nhau cho tất cả. Như vậy, rất khó và mất thời gian, gây lãng phí. Phát hàng hoá cũng dễ phát sinh tham nhũng, không minh bạch.

clip_image030

Người dân nhận đồ ăn miễn phí tại một điểm phát ở quận Quận 1, TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần

– Mức hỗ trợ 1,5 triệu đồng, nhiều lao động, đặc biệt ở TP HCM cho biết họ vẫn chưa thể tiếp cận. Theo ông, cần làm gì để cải thiện việc này?

– Tôi nghĩ cần phải minh bạch hoá các thông tin về cách xác định đối tượng, tiêu chuẩn được hỗ trợ. Thông tin có thể gửi trực tiếp đến từng người dân bằng tin nhắn qua số điện thoại. Điều này rất khả thi vì họ đã thường xuyên nhận thông tin về chống Covid-19, tại sao lại không thông qua kênh này để dân nắm được những quyền lợi của mình.

Mặt khác, bên cạnh cách kê khai, nộp hồ sơ giấy như hiện nay, Chính phủ có thể xây dựng một ứng dụng điện thoại đển người dân có thể tự kê khai, nộp hồ sơ xin trợ cấp. Người khai sẽ tự chịu trách nhiệm về các thông tin của mình. Khi hậu kiểm, nếu sai, họ sẽ chịu trách nhiệm trước pháp luật, kể cả đưa ra mức xử phạt hình sự. Đây là giải pháp tránh gian lận.

Kết quả xét duyệt cũng được trả về qua ứng dụng, sau khi máy tính tự phân tích, đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn gói hỗ trợ đề ra. Như vậy, quy trình hoàn toàn không liên quan đến đánh giá của cán bộ địa phương, tránh tình trạng hỗ trợ người thân mà không hỗ trợ người dân. Càng bớt các khâu trung gian liên quan đến con người, các yếu tố thiếu minh bạch càng giảm, đảm bảo tính khách quan, minh bạch và nhanh.

Việc giải ngân tiền cũng không nên chỉ bằng tiền mặt mà có thể chuyển trực tiếp cho người dân thông qua tài khoản ngân hàng. Nếu sử dụng công nghệ nhiều hơn, việc triển khai, giải ngân sẽ minh bạch, tránh được nhiều vấn đề liên quan đến giấy tờ, tiếp xúc cơ học, giúp giảm tải công việc cho cán bộ địa phương và tránh được lây nhiễm cho cộng đồng.

Trong toàn bộ quy trình này, tôi lưu ý đến cơ chế áp dụng là hậu kiểm. Còn trước mắt, thà chia nhầm còn hơn bỏ sót, hỗ trợ không kịp thời. Trong lúc cấp bách hiện nay, phải chấp nhận có sai sót là bình thường. Đến chương trình giảm nghèo làm hàng chục năm nay, khi xác định đối tượng còn nhầm rất nhiều. Mục tiêu quan trọng nhất là người dân phải nhận được tiền để không bị đói, còn nếu không làm được, chính sách sẽ không có tác dụng. Cái giá phải trả cho việc xác định chính xác đối tượng, trong lúc này, đắt hơn rất nhiều so với việc giải ngân làm sao cho nhanh.

– Vậy theo ông, các tiêu chuẩn xác định đối tượng phải được khoanh vùng như thế nào để người cần dễ dàng tiếp cận?

– Các đối tượng được hỗ trợ thì đã được nêu trong danh sách khá cụ thể, điều quan trọng là đưa ra được tiêu chuẩn chung cho họ. Ví dụ, chỉ cần với những lao động không có việc làm, mất việc, mất thu nhập 15 ngày qua ở khu vực phi chính thức là có thể đủ tiêu chuẩn xin hỗ trợ. Thật ra, ai cảm giác là họ thực sự túng thiếu mới đăng ký, còn chúng ta vẫn khuyến khích những người còn tiết kiệm thì có thể nhường cho người khác. Phải nói rõ là các gói hỗ trợ này là dành cho người nghèo, người mất sinh kế.

Bên cạnh đó, tôi cũng muốn nhắc đến thêm một đối tượng nữa là người nước ngoài mất việc ở TP HCM, Hà Nội và các tỉnh phát triển khác. Họ cũng đói, khó khăn như nhiều người Việt Nam khi không còn tiền và mắc kẹt không thể về nước. Họ có đóng thuế, đóng góp cho kinh tế và chúng ta cần giúp đỡ họ. Đây cũng là cách để giữ hình ảnh Việt Nam.

– Số lượng người được hỗ trợ như vậy có vẻ sẽ nhiều lên, chưa kể với mức tiền như ông nói là gấp đôi so với mức hiện tại, kéo dài trong 6 tháng. Vậy câu hỏi đặt ra là nguồn tiền ở đâu?

– Việt Nam không phải không có nguồn tiền, cái chính là Chính phủ có được phép "phá rào" để chi hay không. Ví dụ, chúng ta đang có quỹ hỗ trợ thất nghiệp hiện kết dư hơn 89.000 tỷ đồng hay quỹ công đoàn, những lúc này có thể sử dụng để chi ra. Ngân sách nhà nước 7 tháng đầu năm cũng có thặng dư, tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Quốc hội đã cho phép bội chi hàng năm 5%. Phần này Nhà nước cũng có thể tính đến để lo an sinh cho người dân. Hay Chính phủ cũng có thể đẩy nhanh việc thoái vốn ở các doanh nghiệp nhà nước để có thêm nguồn tiền. Tóm lại, tôi cho rằng tiền Nhà nước không thiếu, vấn đề là làm thế nào Chính phủ thuyết phục được Quốc hội trong trường hợp khẩn cấp được thực hiện các biện pháp ngoài luật để được sử dụng.

Như vậy, việc cần làm là phải giải ngân xong các gói hỗ trợ đang có, nếu thiếu, tiếp tục tính đến việc sử dụng từ các nguồn tiền trên. Thậm chí, chúng ta có thể tính đến một quỹ như quỹ vaccine. Tôi tin là người dân, doanh nghiệp vẫn sẵn sàng đóng góp để giúp đỡ cho đồng bào nếu quỹ có được cơ chế minh bạch thu chi, đưa tiền đến tay người cần nhanh chóng.

Việc phát tiền cho dân rất quan trọng lúc này, nhất là tại những nơi như TP HCM, Bình Dương, Đồng Nai là các tỉnh có rất nhiều lao động nhập cư và đang phải kéo dài thời gian giãn cách. Bất ổn xã hội rất dễ xảy ra nếu họ không được hỗ trợ kịp thời.

Thêm nữa, nếu Nhà nước phối hợp, tham gia cùng các tổ chức phi chính phủ, thiện nguyện sẽ giúp thu hút thêm nguồn lực xã hội, điều phối và phân bổ nguồn lực này tốt hơn. Như vậy sẽ tránh được chồng chéo trong thực hiện do những nhóm này thiếu thông tin, như điều đã xảy ra ở trận lũ miền Trung năm ngoái.

Bên cạnh đó, tôi cũng lưu ý cần thực hiện các chính sách khác đồng bộ. Ví dụ, phải để người dân tiếp cận được hàng hoá thiết yếu dễ dàng, với giá cả ổn định. Muốn làm được việc này cần đảm bảo được lưu thông hàng hoá, giảm thuế phí, đặc biệt là VAT với những mặt hàng thiết yếu và giảm thuế phí cho ngành vận tải. Hay có thêm chính sách miễn giảm học phí cho các gia đình có con em đi học, miễn tiền điện, nước.

Phương Ánh (thực hiện)

 

SÀI GÒN, LÒNG TRC N VI NHNG THÂN PHN NGƯỜI

FB Ngân Hà Trần

1. Chuyện dưới gầm cầu Gò Mây

Tối hôm qua, trên Fb chia sẻ thông tin về một đôi vợ chồng có con nhỏ mới 15 tháng, bế con đi bộ từ Hóc Môn về quê ở… Bạc Liêu đến gầm cầu vượt Gò Mây thì dừng lại vì bị cơn mưa chiều qua.

Chỉ đọc thôi, đã thấy xót xa, bây giờ trời Sài Gòn cũng đang mưa lớn, nghĩ cảnh đứa bé đang cuộn tròn trong vòng tay cha mẹ, ở tạp túp lều nơi dưới gầm cầu, nhìn thấy con mình đang nằm trên giường xem bài vở trong chăn ấm nệm êm, không cầm lòng được ghi lại câu chuyện của những con người cơ khổ.

Sau khi đọc và thấy có số đt, mình gọi liền vào số của hai vợ chồng- anh Đặng và chị Hạnh. Anh kể hai vợ chồng đã thất nghiệp 3 tháng nay hết tiền trả tiền trọ, mà có được 1 lần chùa Hoằng Pháp qua cho bịch gạo với ít rau. Nhắm không thể trụ lại Sài Gòn được nữa nên hai vợ chồng tính đi bộ… về quê. Dọc đường xin ăn, xin ngủ tạm ở đâu đó. Mình nói anh cứ ở đó để mình nghĩ cách nào ở tạm đêm nay đã. Mình nhắn vào group “Chuyến Xe Nghĩa Tình”, đội em T.Tuyền đã liền gọi xuống hội phụ nữ và công an phường ở nơi đó, một nhóm các anh đưa ngay chiếu mền và lều bạt cho hai vợ chồng nằm tạm ở nơi một căn nhà xây cao không bị ngập nước. Rồi nhóm của Fb Tri San bạn chị Lê Bảo Nhi cũng bàn nhau để giúp hai vợ chồng ở lại Sài Gòn tạm một thời gian, có nơi ở đàng hoàng, về sau bớt dịch còn lo cho vợ chồng có việc làm.

Sáng nay, ngay sau khi lo việc tang gia cho gia đình xong, mình sốt ruột gọi điện thoại cho anh Đặng hỏi tình hình thì anh cho hay hôm qua tới hôm nay, các anh ở Phường xuống cho mượn lều, chiếu, chăn ở tạm, giờ gia đình đang chờ test covid rồi đợi xe 2 ngày nữa về Bạc Liêu. Cũng có mấy anh ghé lại cho đồ ăn và tiền nữa. Mình lại nhắn cho Tuyền hỏi chuyện thì bạn tên Đạt cho hay đã tìm được một bạn của mình ở gần đó nhận nấu cơm và cháo cho bé nhỏ cho đến khi anh chị lên xe về quê. Nhưng Đạt cũng cho biết hiện ở đó có tới 6 người, có người cũng đi bộ từ Đồng Nai, có người từ Vũng Tàu ra tới đây chờ đón xe về Bạc Liêu. Đạt kể đã nói hai vợ chồng anh Đặng ở lại vì có con nhỏ, có mạnh thường quân lo cho ăn ở, nhưng hai vợ chồng kiên quyết về vì “bà Ngoại ở Bạc Liêu cũng bị F0 đang bị cách ly mà không có ai lo cả, lỡ có chuyện gì hối không kịp”. Nghe hoàn cảnh vậy các anh CA phường cũng đã gọi về Bạc Liêu để xác nhận hoàn cảnh và đề nghị ở dưới đó nhận về. May là nhờ sự kết nối này mà ngày mốt, sẽ có xe cho cả 6 người này được về quê sau khi test covid âm tính.

Anh Đặng cũng nói từ sáng giờ có nhiều người đến cho thức ăn và cả tiền, anh không biết ai hết mà ai cũng cho. Anh cảm ơn tất cả mọi người đã lo lắng cho vợ chồng anh. Lời cảm ơn của một gia đình lỡ độ đường đến với tất cả các anh chị em đã giúp họ trong cơn hoạn nạn cùng với niềm mong mỏi được trở về cố hương thật thấm thía hai chữ “đùm bọc”. Và với tôi, đó chính là cả một tấm chân tình của người Sài Gòn bao bọc và che chở cho những thân phận long đong trong dịch bệnh.

2. Vài suy nghĩ đêm nay

Những ngày gần đây, bên cạnh những hoàn cảnh cần được cứu giúp miếng ăn ngày càng tăng thì cũng là lúc xuất hiện nhiều hơn những thông tin “xin hòm”, “xin được mai táng miễn phí” cho những người xấu số không còn gia đình hoặc nếu có cũng không thể lo được nữa. Số ca nhiễm bệnh tăng lên, số ca mất vì covid được đưa tin cũng tăng (còn có những ca không đưa tin vì chết trên đường đi, hay mất ở nhà có thể chưa cộng kịp) cho thấy ngoài cái ăn để sống sót thì cái chết đã đến cửa rất nhiều nhà. Đó cũng là lý do mà người dân lặng lẽ đưa nhau về quê, người đi xe, người đi bộ, người tìm cách vượt hàng rào chắn để tràn ra lề đường xin ăn.

Dù vậy, tôi vẫn trông chờ gói hỗ trợ của thành phố, khi mà hôm qua tôi đưa lên, nhiều anh chị đã ngay lập tức cung cấp cho tôi thông tin về phường của họ, tổ dân phố của họ cho đến nay, 3 tháng… chưa nhận được đồng trợ cấp nào. Như trường hợp của vợ chồng anh Đặng, chị Hạnh phải ôm con nhỏ 15 tháng mong có thể đi bộ về quê ở tận tít mũi Cà Mau chớ nhất định không ở Sài Gòn nữa.

Có phải Sài Gòn không còn bao dung?

Không chính chúng ta, những con người và đặc biệt ngay lúc gian khó này, mới cần sự bao dung hơn cả cho tha nhân.

Và tôi cũng kêu gọi lòng từ tâm, bao dung của những người đang ở trong bộ máy chính quyền Sài Gòn- TPHCM, những người nào lâu nay vẫn chưa thật sự gần dân thì giờ đây hãy rộng lòng, hãy thương dân để mau giúp họ.

Sở dĩ tôi nói như vậy vì tôi biết vẫn còn có rất nhiều các anh chị ở các quận, phường, hội phụ nữ, đoàn thanh niên đã xắn tay đồng cam cộng khổ với cư dân của mình. Có những khu phố, tổ trưởng tổ dân cư hết sức nhiệt tình lo cho cư dân tại chỗ.

Nhưng dân vẫn còn khổ tức là vẫn còn có cán bộ bỏ quên dân mình.

May mà dân vẫn đang cứu dân. Dân vẫn đang lo đến cả việc tang chế cho dân.

Chính vì vậy mà tôi tin: chẳng có điều gì mang lại cho họ niềm hy vọng sống mãnh liệt như vậy nếu đó không phải là hai tiếng Quê Hương?

Dẫu có thế nào, chúng ta cũng là người cùng “một bọc” mà “đồng bào” ơi!

Ngân Hà

Viết trong một đêm mưa thương những người dân tìm về quê (trong ảnh) còn vẫn đang ẩn náu dưới gầm cầu chờ xe.

Có thể là hình ảnh về 2 người, trẻ em, mọi người đang đứng và ngoài trời

Có thể là hình ảnh về 1 người và ngoài trời

 

 

GIỌT NƯỚC TRONG BIỂN BUỒN SÀI GÒN NHỮNG NGÀY COVID

FB Cù Mai Công

Sáng 16-8-2021, buổi sáng đầu tiên của tháng giãn cách chỉ thị 16 ở TP.HCM. Đường phố có vẻ vẫn khá đông dù đâu đâu cũng rào chắn. Hẳn ai có việc “thiết yếu” thật sự mới ra đường chứ lúc này đường phố có gì để ra: hàng quán không, chợ búa không… Hầu hết là những shipper, người giao hàng… Dòng người đi lặng lẽ trong thời Covid, mệt mỏi và chịu đựng…

Người có nhà ở Sài Gòn còn thấy mệt mỏi, nói chi hàng triệu bà con nhập cư. Đa số mất việc mấy tháng. Tiền ăn, tiền trọ, tiền điện nước, tiền xà bông, bột giặt, tã lót cho con… Ngày 1-8 đã có một đợt cả vạn người đổ về quê. Xe khách, xe buýt, xe lửa không chạy thì đi xe máy, xe đạp, thậm chí đi bộ…; nước non ngàn dặm cũng đi. Hôm qua 15-8, nhiều bà con ở trọ ráng bám trụ cũng hoảng hồn khi nghe TP.HCM cách ly một tháng nữa, lại đổ về quê. Bị ngăn lại ở Suối Tiên, động viên “trở về, địa phương sẽ lo”… Tiến thoái lưỡng nan, thập diện lo sợ. Đất Sài Gòn chưa bao giờ thắt ngặt với họ như vậy.

Nói cho ngay, người Sài Gòn giờ muốn sẻ chia cũng muôn phần khó khăn. Đường phố rào chắn vô số chốt. Các con hẻm, đường nhỏ coi như “nội bất xuất, ngoại bất nhập”, đi lại khó khăn. Tôi đi từ ngã tư Phú Nhuận theo đường Phan Đăng Lưu ra ngã tư Hàng Xanh, phải dừng lại 15 phút ở đoạn đường nội thành “hắc xì dầu” nhất hiện nay: trước Công an quận Bình Thạnh, để khai báo. Hàng trăm xe cộ dồn cục trong nắng, bất chấp Covid…

Tôi cố đi. Ở cây xăng góc Bạch Đằng – Đinh Bộ Lĩnh có một người học trò nghèo của tôi đang đợi. Gia đình người học trò đang là sinh viên này chỉ còn ba làm tài xế “ba tại chỗ” ở công ty. Mẹ làm nhà hàng giờ thất nghiệp. Bà và dì lớn tuổi. Hai tháng nay trong túi chỉ có 200.000 đồng mẹ cho không dám xài. Tôi gửi vài ký sườn non, ba rọi đặt của Vissan và vài trăm ngàn đồng xài vặt.

Gửi vội rồi đi vì cổng trường Ngô Sĩ Liên có T., một người bạn cũ đang đợi. T. vốn là con trung tá VNCH Nguyễn Văn M., cựu quận trưởng Đức Phổ, Quảng Ngãi. Xưa nhà ở hẻm 148, sinh hoạt chung chi đội Thiếu niên tiền phong hồi 1975 với tôi. Dòng đời trôi dạt về quận 12, làm bảo vệ ở Sài Gòn. Dịch giã, vợ thất nghiệp, hai con đi học, gia đình bốn người chỉ còn T. đi làm bảo vệ công ty, lương tháng vài triệu. Một con gà, một ký ba rọi, bịch rau củ và 500.000 đồng.

Rồi lại đi gặp anh D. , nhà ở Hóc Môn, ngày ngày đi làm bảo vệ một nhà riêng trên đường Bành Văn Trân, xéo nhà thờ Chí Hòa. Anh D. là con một sĩ quan cảnh sát đặc biệt VNCH nên không vô đại học được. Ba đi cải tạo về cũng không cho xuất cảnh HO, giờ làm bảo vệ. Vợ lấy thịt từ chợ Phạm Văn Hai giùm cho các của hàng lấy công, nhưng giãn cách, nghỉ ba tháng nay rồi. Hai vợ chồng, hai con sống dựa vào lương bảo vệ của anh D., 6tr đồng/tháng. Anh gốc Huế, Công giáo, rất nho nhã và tự trọng. Không bao giờ than thở hay xin xỏ ai. Gia đình bốn người mấy tháng nay chỉ còn anh đi làm, hai con đi học. Gửi tạm anh 1.000.000đ như món quà nhỏ xíu. Xin lỗi vì không thể gửi hơn.

Rồi lại đi gặp T. , người mẹ hai con quê Vĩnh Long ở hẻm 299 Tân Hòa Đông, quận Bình Tân, làm thuê phụ việc nhà, dịch thất nghiệp hai tháng nay vì không ra đường được, kẹt ở lại Sài Gòn ba mẹ con. Gạo còn, nhưng thức ăn hết, có lúc phải nấu cháo ăn với trứng. Gửi chị 1.500.000 đồng.

Trên đường đến nhà chị T., tôi thấy một xe máy nát bét: không “bàn thờ” . Chạy xe là Duơng Thanh Đ. , 14t, mẹ lượm ve chai dù Covid. Hàng xóm thuê cậu bé bán vài con cá saba, đầu cá hú và ít ngó sen ở ngã tư Tân Hòa Đông – Đặng Nguyên Cẩn. Thú thật là tôi không thích ăn cá nhưng vờ ghé mua 1 trả tiền 10. Cậu bé 14 tuổi mà đen nhẻm, gầy gò, nhỏ xíu như 10 tuổi, lọt thỏm sau mâm cá…

Đâu đâu cũng thấy những cảnh đời tơi tả. Nếu khu vực trung tâm thành phố, tương đối ít xe cộ thì ra các vùng “ngoại ô”, người xe qua lại khá nhiều. Nhiều xe, sạp hàng rong bán rau trái, thịt cá và có cả xe bán mấy bịch… dừa nước. Tôi hỏi T., cậu bé 14 tuổi: “Con bán ngoài đường vậy không sợ Covid hả?”. “Sợ chớ chú – cậu bé nói liền – mà không ra thì má con hết tiền rồi chú”. Xe máy nhìn như đống sắt vụn của chú là của người chủ thuê, không hiểu sao nó chạy được, nhất là khi cậu bé ấy chống chân không tới.

Rồi từ cuối đường 3-2 ra bùng binh Phú Lâm, tôi thấy rải rác người ăn xin ngồi, chỗ một, hai người, chỗ gần chục người (bùng binh Phú Lâm). Tôi ghé gửi mỗi người 100.000 đồng. Một bà cụ rơm rớm nước mắt: “Ngoại cảm ơn con. Con đi mạnh giỏi nghen”…

Người Sài Gòn có nhà cửa còn như vậy nói chi các xóm trọ. Có xóm đã treo bảng cầu cứu. Bất kỳ ai vô, cả xóm mừng, trình bày hoàn cảnh…

Lương của tôi hai, ba tháng nay chỉ một tuần là hết. Tháng này cũng vậy. Nhưng tôi xin không nhận của ai vì quỹ thời gian rất căng thẳng. Chỉ khi hai cô giáo cũ hồi tiểu học trường Mai Khôi của tôi, từ nước ngoài cắc củm lương hưu gởi về một ít, “bắt” tôi phải làm công việc cô giao: chia sẻ chút lòng của hai cô giáo xưa vùng Ông Tạ. Ba của hai cô là anh ruột vị giám mục lỗi lạc, nhân lành Bùi Tuần, xưa cũng ở vùng Ông Tạ. Cô dạy, tôi học trò lẽ nào dám cãi.

… Và tôi lại đi. Khả năng của tôi có hạn, chỉ xin góp một giọt nước trong biển buồn Covid ở Sài Gòn những ngày này…

P/s: Một số bạn đề nghị gửi tiền hỗ trợ tôi trong việc này. Xin cảm ơn và không nhận vì tôi biết sức mình, biết khả năng mình yếu trong chuyện này.

clip_image032

Cậu bé Dương Thanh Đ, 14t bán cá thuê ngã tư Tân Hòa Đông – Đặng Nguyên Cẩn trưa 16-8-2021 – Ảnh: CMC

 

GII PHÁP NÀO ĐƯA RA HIN NAY CŨNG PHI DA TRÊN THC TẾ (*)

FB Bác sĩ Nguyễn Thy Anh

Dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, bệnh viện quá tải, người dân khó khăn trong tiếp cận dịch vụ cấp cứu, điều trị tất cả các loại bệnh. Trước tình hình trên, chiều 16/8, Sở Y tế có công văn yêu cầu các bệnh viện tiếp nhận người bệnh cấp cứu cho dù là người mắc COVID-19 hay không. Đây đúng là một giải pháp kịp thời của sở y tế để không người bệnh nào bị bỏ rơi, rất hay, nhưng … (lại nhưng), một học trò cũ, bs ch. khoa nay chuyên covid, vừa gởi cho tôi vài tấm hình từ thực địa một bv đa khoa tuyến cuối, kèm theo những lời bàn thống thiết, rất hợp lý, xin đăng lên để chúng ta cùng nhau tìm ra giải pháp tối ưu cho đồng bào:

“Ép nhận cho nhiều mà cơ sở vật chất không đủ thì hậu quả nè Thầy ơi. Cơn mưa chiều qua (Hình).

Dạ Thầy.

Theo em, Giải pháp nào đưa ra hiện nay cũng phải dựa trên một thực tế là các Bệnh viện ở Sài Gòn đã quá tải từ lâu rồi, từ trước dịch. Giải pháp trước mắt là chính quyền nên chi tiền thật nhiều, nhiều hơn nữa để nhanh chóng, nhanh hơn nữa, để thúc đẩy việc ra đời nhiều bệnh viện dã chiến, giảm áp lực cho các bệnh viện đa khoa tuyến cuối. Có như thế, các bệnh viện đa khoa tuyến cuối mới vừa cứu chữa người bệnh Covid lẫn không Covid được tốt nhất.

Việc thành lập các Bệnh viện điều trị Covid bây giờ phải đi sớm đón đầu. Không chạy theo đuôi dịch bệnh mãi được.”

Có thể là hình ảnh về thủy vực

Có thể là hình ảnh về trẻ em và đang ngồi

Không có mô tả ảnh.

Có thể là hình ảnh về trong nhà

(*) Nhan đề của Văn Việt.

 

TNG QUÀ CHO CÔ CHÚ VÔ GIA CƯ

FB Thiện Nguyện Liên Tâm

"Chú không có nhà, chú phải ngủ ngoài đường… nhóm chỉ gửi tặng cho chú chút quà mà chú đã khóc rồi"

Đại dịch này khiến mọi người ai ai cũng khổ, cảnh không có tiền thuê trọ phải ngủ vỉa hè ngày càng nhiều càng khó khăn chồng chất.

Cả nhà mình ơi cùng chung tay với nhóm để chia sẻ một chút những phần ăn ít ỏi để bà con có thể cầm cự qua mùa dịch này nhé ạ

#LiênTâm

#Tặngquàchocôchúvôgiacư

 

THỜI GIAN TỚI LƯỢNG NGƯỜI RA ĐƯỜNG SẼ ĐÔNG HƠN?

FB Lê Huyền Ái Mỹ

Tôi đọc trên báo Tuổi trẻ, ngày 17/8, bản tin lúc 8g, TP.HCM: Gần 1 triệu lượt người ra đường mỗi ngày – thông tin từ Công an TP HCM. Theo đó, cùng gần 1 triệu lượt người ra đường mỗi ngày là 120.000 xe cộ. “Từ ngày 16/8, TP.HCM mở rộng thêm một số người được phép ra đường, dự báo thời gian tới lượng người ra đường sẽ đông hơn”.

1 giờ sau, cũng trên tờ báo này, đi bản tin “F0 trong cộng đồng đang tăng mạnh tại quận 8, quận 3, quận 1, Bình Tân, Tân Phú”. Thông tin từ Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong buổi làm việc trực tuyến với các quận huyện và TP Thủ Đức ngày 16, tỉ lệ F0 trong cộng đồng tại TP.HCM đang tăng, chiếm 53% so với tổng số ca mắc, trong khi đó trong khu phong tỏa chiếm 41%.

Đây là lần đầu tiên số ca trong cộng đồng tại TP cao hơn số ca đã được cách ly kể từ ngày 9/7.

Nếu vậy, sự an toàn, nếu còn, đang nằm ở đâu? Sự không an toàn, rủi ro cao, nguy cơ lây nhiễm trực tiếp nặng nề đang thật sự ở đâu? Chúng ta đang ra sức bảo vệ cộng đồng, là cộng đồng nào khi chính nó đang là 53% F0 và cũng chính nó được dự báo “thời gian tới lượng người ra đường sẽ đông hơn”?

Đông hơn, lây nhiễm lại tăng, lại tiếp tục rơi vào thảm trạng quá tải, trong đó năng lực điều trị ca nặng là đầy thách thức. Bài toán “ưu tiên giảm tử vong” giải cách nào?

Tôi nhớ, vào cuối tháng 6, UBND TP HCM có gửi kiến nghị Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và Bộ Tài chính xem xét cho phép TP.HCM không chuyển vào ngân sách nhà nước kinh phí mua vắc xin phòng chống dịch COVID-19 mà Ban vận động đã tiếp nhận. Đồng thời, UBND TP.HCM đề nghị Trung ương giao Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM theo dõi, quản lý và sử dụng nguồn kinh phí ủng hộ để thực hiện hoạt động hỗ trợ phòng chống dịch, bao gồm cả việc mua vắc xin.

Từ khi vận động đến ngày 31/5, ban vận động đã nhận gần 268 tỉ đồng, trong đó đã chi gần 191 tỉ đồng cho hoạt động phòng, chống dịch. Riêng ủng hộ tiêm phòng vaccine cho toàn dân, Ban vận động đã tiếp nhận hơn 65 tỉ đồng trên tổng số tiền đăng ký ủng hộ là 2.210 tỉ đồng.

Chẳng biết hai “anh cả” có chấp thuận hay chưa, lại cũng là nằm trong tổng thể hỗ trợ phòng chống dịch, nay dân tình đang ngặt nghèo, nếu thật sự muốn giữ chân nhân dân trong nhà thì bằng chi, trích hẳn ra, cộng với đợt 2 cứu trợ 900 tỷ, gói 26.000 tỷ theo 68 của Chính phủ, nuôi cơm dân 1 tháng tròn. Tôi hiểu cái ý “sức dân lo dân” của anh Bến Tre là zậy, tức lấy nguồn dân nghe lời, đóng góp phụ nhà nước lâu nay, đem ra giúp dân qua con trăng này. Nhiều người trách ảnh, bảo “lấy sức quan ra giúp dân”, quan cũng từ dân mà ra, cũng về lại trong dân mà thôi. Trách chi!

Biện pháp y tế và giải pháp an sinh phải làm cùng lúc, làm nhanh, làm thật, đừng cứ “chuẩn bị”, “sẵn sàng”, “từng bước tiến tới triển khai” nữa.

Chết nhiều lắm rồi, sợ hãi và chấp nhận hoàn cảnh điêu đứng lắm rồi.

Đừng để “những ngày tới số lượng người ra đường sẽ đông hơn” ấy lại tiếp tục nâng mức 53% ấy lên, là thảm họa, là hủy diệt không lường.

 

LIỆU CÁC BV CÓ RỘNG CỬA ĐÓN NHẬN b/n CẤP CỨU?

FB Nguyễn Đình Tuấn

Như vậy sau văn bản hôm ngày 5/8 về việc yêu cầu các BV phải nhận b/n Covid thì hôm qua 16/8 SYT cũng đã mau chóng có công văn y/c các BV phải nhận b/n cấp cứu dù bất kỳ tình huống nào, nhưng quan trọng nhất là việc giám sát thực thi của các BV chứ b/n đến cổng BV thì thoi thóp mà qua được cổng bảo vệ đã khó huống chi là vô được tới giường cấp cứu.

Giờ thấy mạnh ai nấy chạy – Càng chạy càng rối.

Chỉ mong các BV thực thi nghiêm các quyết sách của người đứng đầu ngành y tế TP như cái thời SG chưa có dịch, để bà con không phải chết oan!

———

P/s: Gia đình 7F0 hôm qua, Sau khi cụ già chuẩn bị được đưa vào cấp cứu tại BV Quận 4 thì chúng tôi đã tự liên hệ được BVDC đồng ý nhận nên đến 16h chiều qua đã chuyển 3F0 nặng vào BVDC số 8 an toàn. Từ chiều qua địa phương cũng đã cho người xuống địa bàn làm rõ và có kế hoạch cách ly, điều trị cho nhiều F0 khác tại khu vực chung cư này. Cảm ơn P4, Q4 đã biết lắng dù muộn.

clip_image034

clip_image036

CUỘC CHIẾN GIÀNH LẠI SỰ SỐNG CHO BỆNH NHÂN COVID – 19

FB Nguyen Ngoc Lam

CÓ NHỮNG LÚC CHÚNG TÔI PHẢI NGẬM NGÙI MANG BÌNH OXY VỀ VÌ BỆNH NHÂN ĐÃ QUA ĐỜI – Cuộc Chiến Quá Khốc Liệt…

(Sài Gòn 0h 17/8/2021 một đêm mưa buồn…)

 

GIẬN THÌ GIẬN MÀ THƯƠNG THÌ THƯƠNG

FB Hà Thanh Vân

Cao ốc nơi tôi ở là vùng xanh an toàn, do vậy theo chủ trương của UBND TPHCM, những rào chắn cố định được dựng ở khắp nơi, nhằm hạn chế người ra vào, đi lại. Những ngày đầu mới dựng rào chắn, thú thật là tôi không quen và luôn có cảm giác tù túng, ngột ngạt, khó chịu. Nhưng rồi tôi cảm thấy rào chắn là cần thiết trong tình hình người nhiễm bệnh ngày một tăng lên. Cũng may mắn là ngay cạnh tòa cao ốc tôi ở có đến ba siêu thị, do vậy hàng hóa, thực phẩm đều không thiếu. Những ngày ở nhà, tôi vẫn giữ thói quen đi bộ để rèn luyện sức khỏe và thư giãn. Đôi khi tôi còn đi bộ xa hơn một chút nữa để nhìn ngắm, quan sát cuộc sống của cư dân trong mùa dịch bệnh. Nơi tôi ở là một quận cho thấy rõ sự đối lập giàu nghèo trong xã hội, cách không xa những biệt thự, những tòa cao ốc tiện nghi là những khu nhà ở của dân nghèo, những khu chưa giải tỏa được. Nhưng đó là điều mà bất cứ đô thị nào đang phát triển cũng phải gánh chịu. Chỉ là những chênh lệch nhau về cuộc sống đôi khi cũng làm con người ta động lòng trắc ẩn và thường thì họ sẽ tìm cách giúp đỡ những người khó khăn hơn mình.

Cách khu nhà tôi ở gần 1km là một xóm nghèo. Đường đi thì chật hẹp nhưng nếu đi vào đường đó thì là lối đi tắt rất tiện để ra một khu sang trọng hơn, có nhiều cao ốc, một cái chợ và nhiều nhà thuốc Tây, nhiều cửa hàng tiện ích. Bình thường tôi vẫn đi đường đó cho tiện và gần. Nhưng từ ngày thiết lập vùng xanh, cả lối đi qua khu xóm nghèo đã bị rào kín lại. Hôm qua vì cần mua pin cho đồng hồ treo tường mà các siêu thị xung quanh nhà đều đã hết, tôi đi tìm mua và cũng muốn xem thử xóm nghèo lúc này ra sao. Lần trước tôi đi qua thì gặp một chiếc xe ô tô chở rau đến phát từ thiện, nhưng lúc ấy chưa có rào chắn. Lần này vẫn là những gương mặt nhàu nhĩ, nét lo âu hiển hiện thường trực trên những gương mặt khẩu trang đeo xộc xệch cho có, thậm chí kéo cả xuống dưới cằm, vẫn mấy sạp hàng tạp hóa bán những thứ lặt vặt và một vài người tranh thủ bán vài mớ rau, miếng thịt, mớ cá… vì chợ đã đóng cửa. Tôi ngần ngại nhìn mớ cá bốc mùi tanh, miếng thịt thâm tái và những mớ rau nhỏ héo úa, nhưng vẫn có người đến mua. Mặc dù dân đều đeo khẩu trang nhưng họ không tuân thủ khoảng cách an toàn, vẫn tụm năm, tụm ba trò chuyện, mua bán.

Đứng một lúc nhìn cảnh đời náo nhiệt, tôi chứng kiến rất nhiều người không tuân thủ quy định, họ bò qua hàng rào để ra ngoài mua bán hay làm gì đó. Hàng rào dây kẽm gai chằng chịt, không biết ai đó đã có “sáng kiến” mở một lỗ vừa đủ cho một người chui qua. Tôi thấy cả phụ nữ và nam giới, cả người già và người trẻ đều lũ lượt chui qua cái lỗ ấy. Tôi không biết nói gì nữa, chỉ thấy nghèn nghẹn trong lòng. Người dân không thể bị nhốt mãi ở sau những hàng rào chắn mà không có tiếp tế thực phẩm. Họ đành phải vạch rào chui ra ngoài để mua bán. Nhưng hành động chui rào chắn và ra ngoài đi lung tung sẽ góp phần làm cho dịch bệnh lây nhiễm thêm. Tôi thấy có hai người đàn ông già ở bên kia hàng rào có vẻ ngại ngần không muốn chui qua. Tôi lại gần hỏi thì biết là họ muốn mua thuốc lá. Tôi đành đi mua giùm họ. Nhìn hai người cầm hai bao thuốc lá và cảm ơn rối rít, tôi thật sự không đành lòng. Mùa dịch này làm cho mọi sinh hoạt đều thay đổi, mọi thói quen, sở thích bị đảo lộn và ngay đến cả niềm vui nhỏ xíu là điếu thuốc hút hàng ngày cũng trở thành xa xỉ.

Những cư dân ở xóm nghèo làm tôi vừa giận lại vừa thương. Giận vì họ không tuân thủ theo quy định 5K, giận vì họ làm trái quy định nhưng lại thương khi nhìn những gương mặt nát nhàu, nhìn hành động bò trườn dưới đất để vượt qua rào chắn. Chỉ vì mưu sinh, chỉ vì cần mua mấy món thực phẩm mà họ làm vậy. Họ có hiểu là những hành động như vậy không chỉ mang lại nguy hiểm cho bản thân họ, mà còn khiến những người xung quanh họ cũng có nguy cơ lây nhiễm cộng đồng. Chưa kể còn những em nhỏ bắt chước họ, cũng chui qua rào chắn như là một việc đương nhiên, bình thường. Bỗng nhiên tôi nhớ đến hình ảnh những gia đình chở con cái trên xe máy từ Sài Gòn quay về quê để trốn dịch bệnh mà thời gian qua trên mạng xã hội đã đăng tải nhiều. Tôi xót xa nhìn những cặp vợ chồng trẻ mà đã có 3, 4 đứa con lít nhít, cách nhau có lẽ chỉ 1, 2 năm tuổi. Đã đành con cái là của trời cho, nhiều người mong mỏi có con còn chả được, nhưng mà khi người ta còn nghèo khổ, khi người ta còn phải kiếm sống nơi đất khách quê người, thì việc sinh nhiều con, lại sinh rất gần nhau làm cho gánh nặng gia đình thêm trĩu vai. Tại sao một nhận thức rất đơn giản và thực tế như vậy mà họ vẫn không hiểu? Họ hoàn toàn có thể chọn lựa chỉ sinh một hay hai con và sinh cách xa nhau để đỡ áp lực nuôi dạy con. Nuôi và giáo dục một đứa trẻ không bao giờ là đơn giản, huống chi lại 3, 4 đứa và nuôi trong cảnh sống nghèo khổ, khó khăn. Rồi những đứa trẻ đó lớn lên, số phận chúng sẽ ra sao, cuộc đời chúng sẽ ra sao? Có khá hơn cha mẹ không hay vẫn là một cái vòng lẩn quẩn đói nghèo? Trong số những đứa trẻ đó, em nào sẽ thoát ra khỏi cảnh sống bấp bênh, chạy ăn từng bữa để có một đời sống khá giả hơn, có kiến thức hơn?

Tôi nghĩ rằng nghèo đói về tiền bạc, vật chất tuy cũng đáng sợ, nhưng nghèo đói về nhận thức và hiểu biết mới đáng sợ hơn gấp nhiều lần. Bản thân con người nghèo đói về tiền bạc, vật chất thì nỗi khổ sở, khó khăn đấy chỉ riêng bản thân mình chịu, nhưng nếu nghèo nhận thức, nghèo hiểu biết thì mọi người xung quanh họ và cả cộng đồng xã hội dù ít hay nhiều vẫn phải chịu hậu quả hay ảnh hưởng.

Cho nên, “giận thì giận mà thương thì thương”, những con người kém nhận thức và kém hiểu biết như thế tuy đáng trách nhưng cũng đáng thương. Chỉ mong rằng những ai đi làm công việc từ thiện hiểu rằng dù có giúp người nghèo về vật chất, thì sâu xa hơn, muốn giải quyết tận gốc rễ cho những cảnh đời nghèo khổ, để những cảnh đời đó không còn tái diễn nữa, nhất là để thế hệ sau đừng ở mãi trong cái vòng lẩn quẩn đói nghèo, thì chúng ta còn phải giúp họ về nhận thức, giúp cho họ hiểu được cần phải sống như thế nào cho tốt, chẳng hạn trước mắt là phải tự lo được bản thân mình và gia đình mình, cố hết sức đừng trở thành gánh nặng cho xã hội.

Khi đại dịch này qua đi, có lẽ mỗi người trong chúng ta, dù ít hay nhiều, dù ở hoàn cảnh nào cũng sẽ rút ra cho mình được những bài học nào đó. Tôi nghĩ như vậy và tôi mong như vậy.

clip_image038

clip_image040

clip_image042

TỪ FANPAGE BỆNH VIỆN CHỢ RẪY, LỜI KÊU CỨU CỦA NGƯỜI VỢ ĐÃ CỨU SỐNG CHỒNG MÌNH ĐANG NGUY KỊCH VÌ BỊ NHIỄM COVID-19 NẶNG

FB Bệnh viện Chợ Rẫy

Đó là anh Trần Văn An, một bệnh nhân mắc COVID-19 sinh năm 1993.

14 giờ 12 phút ngày 7/8/2021, fanpage Bệnh viện Chợ Rẫy nhận được tin nhắn cầu cứu từ một người phụ nữ trẻ tuổi. Trong tâm trạng hoang mang tột độ, chị viết: “Các bác sĩ ơi hãy cứu giúp chồng em với! Chồng em đang điều trị COVID-19, giờ nguy kịch phải đặt ống nội khí quản, nguy cơ tử vong… Giờ hai mẹ con em ở đây không biết phải làm sao để cứu chồng em! Mười ngày rồi giờ nghe tin mà đứt ruột đứt gan. Em van xin khẩn cầu các bác sĩ cứu giúp chồng em với…”.

Ngay lập lức, những thông tin trên đã được chuyển đến cho BS CK2 Trần Thanh Linh – Phó khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy kiêm Phó Giám đốc Bệnh viện hồi sức COVID-19 (TP. Thủ Đức).

Tại Bệnh viện hồi sức COVID-19, sau khi nhận được sự chỉ đạo của Ban Giám đốc Bệnh viện, các bác sĩ đã nhanh chóng liên hệ với bệnh viện bạn để tìm hiểu về tình trạng của bệnh nhân Trần Văn An. Từ những thông tin được cung cấp, các bác sĩ hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy đánh giá tình trạng của bệnh nhân phù hợp với tiêu chí nhận bệnh của Bệnh viện hồi sức COVID-19, đồng thời có khả năng an toàn trên đường chuyển viện. Vì vậy, bệnh viện đã đồng ý tiếp nhận bệnh nhân.

21 giờ ngày 7/8/2021, anh Trần Văn An được chuyển đến Bệnh viện hồi sức COVID-19 và nhập khoa 2A trong tình trạng rất nguy kịch: bệnh nhân mê, đang dùng thuốc an thần, thở máy hỗ trợ gần như ở mức cao nhất…

Sau 3 ngày được các y bác sĩ nỗ lực cứu chữa, bệnh nhân Trần Văn An đã dần cải thiện, được rút nội khí quản và cho thở oxy dòng cao.

Và sau 5 ngày kể từ lúc nhập viện, tình trạng bệnh nhân đã ổn định hơn và được chuyển sang khoa 7A (sub-ICU).

Theo ThS.BS Phạm Minh Huy – bác sĩ khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện Chợ Rẫy đang tham gia công tác điều trị tại Bệnh viện hồi sức COVID-19, tình trạng bệnh nhân Trần Văn An đang cải thiện dần và đến hôm nay, bệnh nhân đã bỏ được máy oxy dòng cao để chuyển sang thở oxy qua mặt nạ (mask).

“Hy vọng trong vài ngày tới, chúng tôi sẽ bỏ được oxy mask, để cho bệnh nhân thở qua cannula và tính tới chuyện cho bệnh nhân xuất viện”, bác sĩ Huy chia sẻ.

 

BỆNH VIỆN DÃ CHIẾN SỐ 16, NGÀY 17/8/2021: KÍNH GỬI QUÍ CHA BAN GIÁM ĐỐC HỌC VIỆN THÁNH ANPHONGSÔ VÀ ANH EM

Dòng Chúa Cứu Thế, 17-08-2021

Tin từ các anh em tình nguyện phục vụ tại Bệnh viện dã chiến số 16

Kính chào Quý Cha và Anh em Học viện!

clip_image050

Chúng con, 5 anh em đang phục vụ tại bệnh viện Dã chiến số 16, xin được gửi đến mọi người một vài thông tin về tình hình công việc và sinh hoạt của anh em.

Về công việc, sau những ngày đầu tiên được tập huấn kỹ lưỡng từ các chuyên viên y tế của bệnh viện, ngày (13/8) nhóm anh chị em tu sĩ chúng con bắt đầu vào nhiệm vụ được phân chia. Riêng đối với năm anh em, mỗi người được phân chia vào mỗi nhóm riêng biệt. Trong năm anh em, có ba anh em làm việc theo ca (có ba ca: hai ca ngày 7 tiếng/1ca, 1 ca đêm 10 tiếng), hai anh em còn lại làm việc theo giờ hành chính. Tính chất và mức độ công việc của mỗi anh em chúng con khác nhau, nhưng công việc cụ thể có thể liệt kê như là: thu nhận và phân phối đồ dùng y tế, phát thuốc cho bệnh nhân, xử lý rác thải y tế, vệ sinh môi trường, chăm sóc bệnh nhân nặng (thở oxy) trong phòng hồi sức tích cực. Nhìn chung, tất cả anh em đều tiếp xúc với người và vật dụng có nguy cơ lây nhiễm cao. Tuy nhiên, vượt trên những lo lắng, tất cả anh em chúng con đều cảm nhận được niềm vui của việc phục vụ, của sự sẻ chia với đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế và đặc biệt là các bệnh nhân, trong tư cách là môn đệ của Chúa Cứu Thế và con cái thánh Anphongsô.

clip_image052

Vì tính chất công việc dễ lây nhiễm, cùng với khuyến cáo của bác sĩ phụ trách nhóm, tất cả anh em chúng con tại nơi các phòng ở cũng thực hiện triệt để quy định 5K. Thế nên, mọi sinh hoạt và kinh nguyện của anh em chúng con không thể diễn ra chung được nữa, mặc dù là phòng của anh em gần kề nhau. Đây là một thời gian quý báu giúp chúng con trân quý hơn về sự hiện diện của cộng đoàn anh em.

Nguyện xin bình an của Chúa xuống trên quý cha và anh em. Xin thêm lời cầu nguyện cho anh em chúng con.

Bệnh viện Dã Chiến số 16, ngày 17/8/2021

Đầy tớ vô dụng

NHỮNG TẤM BÁNH NHỎ NƠI TUYẾN ĐẦU

Sr Tuyết Mai Rndm

Những tấm bánh nhỏ nơi tuyến đầu

TGPSG — Tôi tin Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ kỳ diệu từ những con số ít ỏi và giới hạn, cho Sài Gòn trở lại sức sống như xưa

Ráng chiều vàng rực rỡ cả khung trời, nhẹ nhàng đưa hoàng hôn xuống dần bên kia thành phố. Sài Gòn thân yêu đã lên đèn nhưng không còn quyến rũ như những ngày bình yên chưa có đại dịch. Sài Gòn đang trăn trở vì có những người con của Sài Gòn đang trở mình mệt nhoài, khát khao, đau đớn nơi các bệnh viện dã chiến và những khu vực cách ly, phong tỏa.

Ánh chiều vàng nhắc tôi nhớ về câu chuyện ngày xưa, nơi sườn đồi dốc đá, có đoàn người cũng bơ phờ, mệt nhoài, khát khao: Mệt nhoài trong thân xác và khát khao trong tâm hồn. Giữa đoàn người đang khát khao đó có Thầy Giêsu cầm lấy tấm bánh, dâng lời chúc tụng, bẻ ra và trao cho các môn đệ và các môn đệ đã trao tấm bánh lại cho đoàn người. Năm chiếc bánh và hai con cá là thức ăn chỉ đủ cho một đứa bé nhà nghèo ăn chiều, nguồn tài nguyên thật ít ỏi, năng lực thật giới hạn, nhưng Chúa Giêsu đã làm phép lạ kỳ diệu từ con số ít ỏi và giới hạn đó (x. Mc 6, 34-44).

Các em của tôi lên đường thiện nguyện cũng có nguồn tài nguyên thật ít ỏi và năng lực thật giới hạn: thời gian, sức khỏe, sự can đảm, lòng tận tụy, sự nhiệt thành, khả năng chuyên môn… Số lượng y bác sĩ và thiện nguyện viên cũng thật ít ỏi, thật giới hạn so với con số bệnh nhân Covid tại các bệnh viện. Nhưng tôi tin Chúa Giêsu sẽ làm phép lạ kỳ diệu từ con số ít ỏi và giới hạn này cho Sài Gòn trở lại sức sống như xưa.

Những tin nhắn vội em gởi về có khi không tròn chữ, có khi chỉ gồm những ký hiệu, ngắn gọn, giản đơn, nhưng chúng cũng đã được kết lại để chúng tôi hiểu được những câu chuyện cảm động nơi tuyến đầu sóng gió. Em kể rằng nhóm 62 tu sĩ sẽ phân làm hai, một nhóm sẽ phục vụ tại bệnh viện Hùng Vương, và nhóm còn lại sẽ phục vụ tại bệnh viện Bạch Mai, nơi có các bệnh nhân trở bệnh nặng, phải thở bằng máy, được chuyển từ các bệnh viện khác tới – đây là “vùng đỏ” có nguy cơ lây nhiễm cao mà bất cứ ai bước vào khu vực này đều phải mặc áo bảo hộ màu trắng. Nhưng sau đó quyết định cuối cùng là tất cả sẽ cùng làm việc ở khu vực bệnh viện Bạch Mai vì nhu cầu khẩn thiết hơn.

Những lời khuyến nghị của các bác sĩ trong hai ngày tập huấn thật cảm động, chan chứa tình Chúa tình người:

  • Phải có tinh thần tốt, con tim tốt, sức khỏe tốt.
  • Cần tập trung bảo vệ sức khỏe của mình trên hết.
  • Nếu không bảo vệ và chăm sóc chính mình được, thì sẽ không bảo vệ và chăm sóc bệnh nhân được.
  • Chúng tôi mong muốn tất cả các thiện nguyện viên đều khỏe mạnh.
  • Trong nhóm nếu một người bị nhiễm, cả nhóm sẽ bị cách ly.
  • Quy trình mặc và thay áo bảo hộ rất quan trọng, vì sự lây nhiễm sẽ xảy ra vào lúc này nếu không thực hiện đúng quy trình.

Những lời hướng dẫn tận tình với tất cả con tim của các bác sĩ đã làm cho các thiện nguyện viên tập trung nhiều hơn vào việc thực tập quy trình mặc và tháo cởi những bộ đồ bảo hộ. Hình ảnh các em gửi về thật sự chạm đến trái tim tôi, nhìn em loay hoay với những bộ đồ bảo hộ trắng xanh, lòng tôi chợt thắt lại. Những thao tác nhỏ bé nhưng cực kỳ quan trọng, nó quyết định sự sống còn cả cho mình và cho người khác. Lưu tâm đến từng thao tác nhỏ bé như những tấm bánh nhỏ dâng lên Chúa để bảo vệ sự sống Chúa ban.

Tôi nhớ lại trước ngày lên đường, em cũng nhẹ nhàng với một việc làm nhỏ bé nhưng không kém phần quan trọng: Giống như nhiều bác sĩ trước khi ra tuyến đầu đã cắt ngắn những mái tóc đẹp của mình, em cũng đã cắt ngắn mái tóc đen tuyền như suối thơ để lên đường phục vụ – mái tóc em đã nâng niu suốt hơn 20 năm chưa một lần cắt ngắn. Em nói em thích mái tóc dài con gái nhưng giờ đây em đã hy sinh, dâng lên Thiên Chúa như tấm bánh nhỏ để Chúa làm nên những điều kỳ diệu cho dân Người. Tôi hỏi: “Có tiếc không?”, em vuốt mái tóc ngắn mỉm cười: “Cắt tóc rồi, em thấy tâm hồn mình nhẹ nhàng và thanh thản lên đường, chắc Chúa Giêsu cũng thích kiểu tóc này của em.”

Tin em nhắn về, ngày mai chúng em sẽ chia ca làm việc: ca sáng từ 7g-14g, ca chiều từ 14g-21g, ca tối từ 21g-7g. Sáng hôm sau, các tu sĩ được chia làm 4 nhóm, thay ca xoay vòng. Công việc của chúng em là động viên các bệnh nhân an tâm điều trị, thăm hỏi những người còn khả năng nói chuyện, giúp họ liên lạc với người thân và gia đình, hỗ trợ các điều dưỡng cho bệnh nhân ăn uống, vệ sinh cá nhân và tắm gội khô cho bệnh nhân, vệ sinh lau dọn các phòng bệnh, phân loại và thu gom rác thải. Một lần nữa tôi nhận ra những tấm bánh nhỏ, những công việc âm thầm, khiêm tốn của các tu sĩ đang tin tưởng dâng lên Thiên Chúa để Ngài làm những điều kỳ diệu trên dân Ngài.

Không phải tự sức mình mà các tu sĩ có thể can đảm làm chọn lựa này, nhưng từng bước trong đời, Chúa đã yêu thương dắt dìu; từng bước trong đời Chúa đã soi sáng hướng dẫn; từng bước trong đời Chúa đã gọi, đã chọn, đã thánh hiến và giờ đây Chúa sai lên đường. Chúa mời gọi các tu sĩ thiện nguyện bước vào một hành trình mới lạ mà họ chưa một lần trải nghiệm trong đời, để hiến thân cho Chúa và cho anh chị em đang nguy khốn vì đại dich trong các bệnh viện dã chiến, thu dung và điều trị.

Lạy Chúa, xin đón nhận sự hăng say, nhiệt thành, dấn thân, quảng đại, cùng những lo lắng, khắc khoải, e ngại, những giới hạn của các anh chị em tu sĩ trong hành trình đặc biệt này. Xin Chúa che chở, đồng hành, ban sức mạnh, sự can đảm, lòng kiên trì và đổ tràn niềm vui phục vụ trong tâm hồn các tu sĩ thiện nguyện nơi các tuyến đầu chống dịch.

Sr Tuyết Mai Rndm. (Dòng Đức Bà Truyền Giáo)

ẢNH Minh Hòa

Trong cái rủi có cái may.

Tối qua lại tiếp tục đi chụp "SaiGon giới nghiêm" bất chợt trời đổ mưa rất to, lật đật kiếm chỗ đụt. Thay vì mặc áo mưa đi về, thay vì sợ ướt cất máy, mình đoán trời mưa sẽ rất đẹp và hy vọng có sấm chớp, gác máy lên chân,….chờ Thần Sấm xuất hiện…….Và….ảnh thương đánh luôn một cú 3 tia. Ahihi….!

SaiGon đêm "giới nghiêm" thứ 23

Aug 16, 2021

Minh Hoà Photography

Instagram: minhhoaphoto

clip_image054

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Chuyện chưa kể về chiếc xe máy thời giãn cách

clip_image056

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Chiếc nón hồi hộp cho giáo dục

clip_image058

TRANH Thăng Fly Comics

Suất cơm từ thiện, người nhặt ve chai và em cún.

clip_image060

Comments are closed.