Kinh Thánh của nhục cảm

Đặng Thân

Nguyễn Viện là một trong vài nhà thơ hay nhất Việt lầy. Nếu bạn chưa nghe tên ông thì là do cái tên ấy hầu như chưa từng xuất hiện trên báo chí truyền thông “chánh thống”. Lỗi của thể chế nếu là mười thì lỗi của bạn cả trăm, nếu bạn tự nhận là một “người đọc chân chính”, đkm bạn. Vì đã hơn 20 năm nay mọi thứ mới lạ, hay ho, tinh túy của văn học Việt chỉ xuất hiện trên các trang mạng (chủ yếu là hải ngoại như Hợp Lưu, Văn, Thơ, talawas, Tiền Vệ, Da Màu…; và một trang trong nước có tên Văn Chương Việt, sau này có Văn Việt). Cũng chính vì mọi tinh túy coi như bật hết lên mạng ở ngoải nên đám làm văn thơ “chuyên nghiệp” ở trỏng vẫn kẹt lại như thời ở chiến khu Việt Bắc.

 

Cách đây 12 năm (khi Nguyễn Viện 60 tuổi) bổn môn từng biên về ông, trong bài “V[i]ết mật ngôn trên d[r]a” (đã in trong sách Dị-nghị-luận đồng-chân-dung, NXBHNV, 2013). Bài có đoạn:

“Nguyễn Viện bị/được Thận Nhiên coi là phạm thánh[1]. Đúng một nửa (có lẽ vậy). Tôi còn thấy Nguyễn Viện bị thánh ám. […]

Cái “tinh thần thánh” nhiều lúc vút lên như “tinh thần thánh chiến”. Ngòi bút anh rạch xuyên qua mọi sự kiện của đất nước và trái đất[…].

Chắc rằng trong anh có/nhiễm máu thánh. Anh có thể rất trân trọng nó. Anh cũng có lúc muốn xả nó đi như xả rác: “Tôi đưa khẩu súng lên ngang màng tang. Bùm. Máu tung tóe lên tường.”[2]

Nhưng mà rồi anh đụng “Bức tường”.

Đó là “bức tường thánh”.

Nguyễn Viện luôn luôn đụng vào nó.

Anh phất cao lá cờ Tự Do bước đi băng băng, hăng say. Lá cờ ấy dẫn anh đi suốt cả chặng đường dài với những kỳ tích to nhỏ khác nhau. Lá cờ này các thánh nhân cũng rất hay giương.

Có lúc hăm hở trên “chuyến tàu mang tên dục vọng”[3] trên nóc phất phới lá cờ Tự Do anh tung hoành ngang dọc trong những ngữ ngôn nửa văn chương nửa bỏ bùa. Con tàu ấy văng ra đủ mọi thứ tinh khí cứt đái mông đùi vú vê dưới mọi hình thức để toát lên một Nguyễn Viện trong sáng vô ngần (tôi không nịnh, không nói quá, không a dua). Thế nhưng có những kẻ nhân danh “truyền thông sàm sỡ” (chữ của Đỗ Minh Tuấn) đang chụp lên cái mũ dung tục, đi ngược với truyền thống. Họ có thực sự đọc và hiểu truyền thống không đấy??

Vẫn dưới lá cờ ấy Nguyễn Viện lôi ra mọi vấn đề chính trị – xã hội. Theo anh, không ở nơi nào trên thế giới có bối cảnh chính trị – xã hội hay ho phong phú như ở Việt Nam, anh “đang đứng đúng điểm rơi của lịch sử”[4]. Anh đã khai thác được rất nhiều từ cái mỏ lộ thiên khổng lồ này – nơi hầu như khắp thiên hạ đều lảng ra vì sợ “húy kỵ”.

Nhưng.

Dường như lá cờ ấy, đoàn tàu ấy, ngọn bút ấy có khựng lại khi đụng “bức tường”. Hình như nơi đó có ghi những câu của Kahlil Gibran:

“Tự do của bạn khi mất đi xiềng xích của mình sẽ trở thành xiềng xích cho một tự do lớn hơn.”

“Sự thực cái bạn gọi là tự do chỉ là dây xích mạnh mẽ nhất trong số những xiềng xích vây bủa bạn dù mắt xích của nó sáng lấp lánh dưới ánh mặt trời và làm lóa mắt người.”

Ngẫm về bức tường ấy đầu tôi bỗng thoát ra một ý: Sau khi tôi biết ý muốn Tự Do chỉ là một cái xiềng to tướng như/hơn sự Nô Lệ, tôi quyết chí dấn-thân-cho-tự-do.

Bởi xiềng xích là phiền não, mà “phiền não tức bồ đề” – phiền não càng lớn, bồ đề càng vĩ đại!!

Còn Nguyễn Viện?

Từ cú khựng lại nơi bức tường thánh ấy văng ra những những “chữ dưới chân tường”, nơi có

Những xác

chết

làm chứng

gian

về

thiên

đường[5]

Thực ra, bổn môn viết như thể vô thức mách bảo, chứ người Hà Nội kẻ Sài Gòn, khác phong thổ khác căn tánh, đâu có mấy cơ hội gặp nhau mà rành. Nhưng, rõ ràng, hình tượng Nguyễn Viện bị khựng lại dưới chân “bức tường thánh” hiện lên từ mông lung trở nên càng lúc càng rõ. Ông không hề nói gì với tôi về hình ảnh bức tường đó trong bài tôi viết, thế mà, chín năm sau, tôi bắt gặp một cái “tus” trên “tường” nhà Nguyễn Viện, thế này:

Bầu trời trên đầu tôi vẫn rộng

Mặt đất dưới chân tôi chưa chật

Nhưng ở đâu tôi cũng thấy những bức tường chặn lối

Tôi nhận ra rằng con người đã thành ma trước khi được sinh ra.

Nguyễn Viện 

27/12/2018

Chả hóa ra, tâm thức ông bị một “bức tường thánh” chắn thật sự. Mình đã “thấu thị” hay là đã “phân tâm” ông thật rõ ràng từ lâu.

Mãi sau, bổn môn mới biết Nguyễn Viện là một người Công giáo toàn tòng. Và mọi sự vỡ lẽ. Con người dám phá bỏ tất cả, văn lực như cuồng phong đại hải ấy, lại chuẩn luôn với nhận định đầu tiên của tôi về ông: “bị thánh ám”, với tất cả mọi nghĩa.

Nhưng thời gian, dẫu dài, trôi đi để thấy năng lượng văn khi đã tràn trề thì “thánh cũng nhỏ”. Ở đây có thể bắt gặp một tinh thần gần với Sơn Núi (đã viết về ông và in trong sách Trực luận nghệ thuật ++), một thi hào dân tộc từng sống đắm mình trong Phật quyển và được nhà Phật o bế nâng đỡ một đời, bỗng rồi có ngày đắc phạc nhiên thấy cái thời không quá rộng lớn ấy còn là nhỏ so với “gió trăng”:

Ba ngàn thế giới mịt mù

Kiếm đâu của cải nào bù gió trăng

“Căng” hơn, Sơn Núi còn phỉ báng các trự “sắc sắc không không” của “vô ngã” với cả “tánh không”:

Luận về không hay

Đâu bằng nhìn cái mồng của em

Sắp ló[6]

Hay là:

Đụng tới cái mồng

Là đụng tới tính không

Ác liệt

Nếu không phải là phỉ báng thì cũng thể hiện đỉnh phá chấp bằng cách “cung tạ”… cái mồng. Vậy, Nguyễn Viện có làm được như Sơn Núi mà làm thơ “phá chấp” đối với cả Chúa Cha lẫn Chúa Con và các thánh thần hay không, thì hãy cùng đọc “36 bài tụng ca nhục cảm” của ông mới đăng trên Da Màu.

*

Nói thơ Nguyễn Viện hay, thì đấy, nhặt bất cứ đâu cũng ra vài câu hay nhức sọ. Nguyên tiêu 2018, bổn môn có làm cuộc “Thả thơ Facebook”, vừa vào FB của ổng tìm thơ đã vớ được bài này để thả lên:

Thơ thấm dột mái nhà

tôi nằm ướt. chữ

như nấm mọc…

Và, cũng như Sơn Núi, Nguyễn Viện văng lồn tuyệt luân.

Như đã viết (trong bài về Sơn Núi), “là thi sỹ mà cả đời không viết nổi một từ lồn là thi sỹ hãm tài”. Và đã khẳng định, văn chương mà trác tuyệt có thể gọi là văn chương lồn, còn thứ kém cỏi lăng nhăng vô học là văn chương như lồn vậy. Và mình cũng đã nói rõ về hàng đỉnh của những “thi sỹ lồn” như Sơn Núi, Hà Cao; cũng như đã viết bài “Ba đỉnh cao thơ thế giới” (không chỉ công chúng yêu thơ mà toàn bộ các hàn lâm viện cũng đã công nhận) về Walt Whitman, Jack Kerouac và Charles Bukowski. Thơ họ đầy ắp lồn, những cái lồn thượng thừa. Cái thượng thừa ấy tôi từng phải mượn câu thơ của Đồng Đức Bốn để đèo lời mà phân biệt:

Cầm lòng bán cái LỒN đi,

Để mua những cái nhiều khi NHƯ LỒN.

Giờ đây, có thêm Nguyễn Viện. Nhưng, để văng lồn thật hào sảng, cũng cần có điều kiện. Đó là gì?

Nếu mới hồi cuối năm 2018, “ở đâu tôi cũng thấy những bức tường chặn lối”, thì giờ đây, vào ngày 20/5/2021, ông bộc bạch:

Khởi đầu một tác phẩm mới, bao giờ tôi cũng viết trong tâm trạng như viết tác phẩm cuối cùng, thậm chí trăng trối. Trước mặt tôi là hư vô, sau lưng tôi là hư vô, bên trái bên phải tôi cũng là hư vô. Tôi ở giữa sự trống không mênh mông cùng lúc với những nỗi niềm chất chứa. Và không thể không viết.

Bạn biết đấy, khi sống trong cảm thức cuối cùng của đời người, có lẽ là lúc con người thành thật nhất. Và tôi cũng thế, tôi viết thành thật như tôi nghĩ. Và sáng tạo như không còn cơ hội nào nữa.

Thật hoàn hảo! Không còn bức tường nào, mà “ở giữa sự trống không mênh mông”. Chắc chắn, cõi “trống không” đó rộng lớn hơn Chúa quyển (nơi có quá nhiều điều răn [nhiều bức tường]) rất rất nhiều. Này nhé, ngay từ bài đầu của 36 bài:

Tôi nhâm nhi đầu vú nàng

và tôi uống từng ngụm thinh không giữa háng nàng

những mùa màng ẩm ướt

và rừng cây xanh lên cơn ngái ngủ

(“Bài tụng ca nhục cảm số 1”)

Hay bài tiếp:

Tôi úp mặt xuống chân trời và ngửi thấy mùi khai nồng nước đái trên chùm lông lồn của nàng

những con chim sa đà hót khản giọng vào hư không niềm thương tiếc

màu xanh của nấm mồ

và linh hồn tôi tan rữa

(“Bài tụng ca nhục cảm số 3”)

Một khi đã “ở giữa sự trống không” thì mọi bức tường đã thành hư ảo, nên “giữa háng nàng” mà vẫn thấy những những “thinh không” chảy tràn trề để có thể “uống từng ngụm” được. Cảnh giới đó là của thánh linh. Vẫn ở đó mà thấy xa hơn tới “những mùa màng ẩm ướt” thì đấy là cảm thức bất tử của những người từng có trải nghiệm cận tử (near death experience [NDE]). Ở “giữa háng” thì thấy “thinh không”, trong khi “úp mặt xuống chân trời” mà lại thấy “mùi khai nồng nước đái trên chùm lông lồn của nàng” thì quả thật đã nhập cõi-không-bờ-cõi, vì “trước mặt tôi là hư vô, sau lưng tôi là hư vô, bên trái bên phải tôi cũng là hư vô” như Nguyễn Viện vừa mới chứng nghiệm, đã lấy được năng lượng vô tận của Hư Vô mà viết như lên đồng suốt thời gian qua. Rồi đang ở chỗ ấy mà nghe được tiếng chim hót “vào hư không” thì tiên giới hiển hiện lừng lẫy từ nhục cảm hiện lên, còn cõi nào bằng. Lại nhớ, có lần mình đi hát karaoke có vịn với một vị thứ trưởng, thấy quan lớn nói lớn: “Thứ nào cũng không bằng thứ này, mà bộ nào cũng không bằng bộ này!” Thế, đến “quan lớn như thần”, “thiết diện vô tư” mà còn thấy thăng hoa tột độ với nhục cảm, thì huống gì một thi sỹ “nòi tình”, nhục cảm đã đưa ông lên trương nở thăng hoa với Vô Tận. Mà như thế, xứng đáng được tụng ca không chỉ 36 bài.

Giờ hãy nghe một số bài sau:

Nàng mớm cho tôi chút nước nguồn tinh khiết

từ dưới vực sâu tôi thức dậy

mùi của trần gian mênh mang quá

và nấm hoang vu mọc thiết tha

(“Bài tụng ca nhục cảm số 2”)

Tôi cắn ngập răng bờ vai nõn

trong lúc hai tay bóp vú nàng

cơn mưa trái mùa bất chợt đổ xuống những thanh âm của đổ vỡ từ muôn kiếp

và thất lạc trong vũng lầy của thời gian

(“Bài tụng ca nhục cảm số 4”)

Hãy mở ra. mở ra những bến bờ xa lạ

tôi khát thèm bạo động. hôn mê và lạc lối

những tầng trời và địa ngục của ba ngàn thế giới chiêm bao giữa háng nàng

chập chờn cánh bướm

(“Bài tụng ca nhục cảm số 6”)

Úp mặt vào lồn nàng

tôi thấy một bến bờ an lạc

của hư không

của tận cùng tôi hiển lộ

(“Bài tụng ca nhục cảm số 16”)

Giữa hai chân nàng, tôi ngửa mặt nhìn ngắm

và vực sâu úp xuống

vùi dập tôi trong bóng tối của cơn chuyển mình man dại

tôi không ngừng tái sinh trong hoan lạc của muôn ngàn thế giới nhiệm màu

(“Bài tụng ca nhục cảm số 22”)

Vùi vào nàng. vùi trong nàng. tôi vùi tôi chết

mưa mùa bất tận đáy vực sâu

phục sinh mầm cây cỏ

phục sinh tôi lồng lộng trên núi đồi hoang phế

(“Bài tụng ca nhục cảm số 28”)

Nàng bảo tôi “không được chết”, nhưng thật ra tôi đã chết từ khi chưa gặp nàng. tôi chỉ là một bóng ma của sự sống. chui ra chui vào lồn nàng như một giấc mơ vĩnh cửu

(“Bài tụng ca nhục cảm số 30”)

Chúng ta vẫn nghe thấy những tiếng ngân Phúc Âm. Thánh Kinh vẫn hiện hữu nơi đây. Những bức tường cụ thể không còn, nhưng những bức tường ảo thì vẫn hiển thị. Thì kìa, “nước nguồn”, “trần gian”, “muôn kiếp”, “vũng lầy của thời gian”, “những tầng trời và địa ngục”, “chập chờn cánh bướm”, “bến bờ an lạc”, “hư không”, “tận cùng tôi hiển lộ”, “vực sâu”, “tái sinh trong hoan lạc”, “muôn ngàn thế giới nhiệm màu”, “phục sinh mầm cây cỏ”, “phục sinh tôi lồng lộng trên núi đồi hoang phế”, “giấc mơ vĩnh cửu”… Là gì, nếu không phải là Ngôi Lời ngời ngời của Phúc Âm, khi bỏ đi những từ vựng chỉ nhục cảm. Nhưng, Thánh Kinh (không biết vô tình hay cố ý), đã không chỉ rõ ra rằng: nếu không có nhục cảm, thì “những lời hằng sống” kia biết vịn vào đâu để xuất lộ. Thánh Kinh (cũng như mọi kinh sách trên đời) chỉ nói được gần một nửa, nửa lớn còn lại con người tội nghiệp phải tự đi tìm, như những người lữ hành phải xuyên sa mạc vượt biển trèo non để “trẩy kinh”, khi thấy kinh thì lại gặp… “kinh vô tự”. Như Nguyễn Viện đây, đã đi tìm suốt 72 năm cuộc đời, 6 giáp thời gian, mới tìm thấy, sau khi đã đọc mòn muôn quyển kinh, đập tan bao mê lộ. Cõi thấy ấy hiển lộ sau bao năm đằng đẵng “diện bích” rồi bỗng thấy Hư Vô thì mọi bức tường tự tan. Từ tro tàn của “cuộc lữ” dữ dội, nhục cảm hiện nguyên hình là những thiên sứ đón chân thi nhân lên Thiên Đàng, để sáng lên KINH THÁNH CỦA NHỤC CẢM.

*

ĐÔI LỜI THÊM VỀ LỒN & THÁNH KINH:

Một sự thật, là khi xem những tác phẩm hội họa vẽ lồn, ai cũng xuýt xòa khen đẹp, thánh linh, thậm chí hầu như đều coi là những tuyệt tác. Còn khi đọc văn/thơ, cứ thấy lồn là đa phần người đọc thấy kinh hãi/tởm. Kể cả người xem tranh và người đọc sách là một thì vẫn thường có hai sắc thái trái ngược như vậy. Như vậy đã rõ, xem tranh và đọc sách là hai kênh khác nhau. Khi xem tranh, mỹ cảm (vô ngôn) xông thẳng vào vô thức, đánh thức trực tiếp và tức thì bản năng, nên sự tiếp nhận rất thẳng (direct). Sự tiếp nhận ấy không bị ảnh hưởng của ní nuận, nuân ní, hay nông nồn gì nên người ta đến được chân lý (sự thật) nhanh chóng và hoàn mỹ. Khi đọc sách, những con chữ, ý tưởng lại ập vào ý thức, nên người ta không thể hiểu ngay, vì ý thức chỉ là cơ quan phân tích. Nó phân tích lung tung giữa đúng-sai, thanh-tục, thiêng-phàm, mà tất cả những thứ đó đều là hậu quả của việc tiếp nạp kiến thức từ bên ngoài, sặc sụa ní nuận (nồn & phi nồn) do ngôn ngữ đem lại. Mà ngôn ngữ thì không bao giờ đưa ra được sự thật vì nó bị kẹt trong nhị nguyên. Ý thức, chỉ giúp người ta cùng lắm thành nhà khoa học, hay chuyên gia, nhưng để đưa ra được các quyết định (vai trò của người chủ/ lãnh đạo) lại cần trực giác mạnh. Vì thế, những gì đến thẳng vô thức là sự thật mỹ miều, còn phải qua ý thức thì thường rắc rối, lạc trôi, bế tắc. Vì thế, người sống giỏi không nói nhiều, kẻ đa ngôn ắt sai lạc. Vì thế, chân lý, nói như Heidegger, nằm trong thi ca thượng thừa chứ không nằm ở triết học và khoa học của lũ robot thịt.

Kinh Thánh thì trước hết phải dựa vào ngôn, mà ngôn thì đã nói là luôn bị kẹt, nên thông sáng đến mấy thì cũng chỉ gợi ý ra phân nửa, còn lại, để tìm thấy sự thật, ai ai cũng phải tự đi mà tìm, aha. Cho nên: muốn hiểu hết bài của Thánh Kinh thì phải “kinh qua” lồn; muốn thấy được sự nhiệm mầu của lồn thì phải đọc Thánh Kinh, amen.

25/5/21


[1] Thận Nhiên, “Nguyễn Viện, con người phạm thánh”.

[2] Nguyễn Viện, “Bức tường”.

[3] Tên một bộ phim kinh điển đoạt bốn Giải Oscar nổi tiếng từ 1951, do Elia Kazan đạo diễn, với sự diễn xuất của các siêu sao như Marlon Brando và Vivien Leigh.

[4] Nguyễn Viện / Pierre Bùi, “Tôi đang đứng đúng ‘điểm rơi’ của lịch sử”.

[5] Nguyễn Viện, Chữ dưới chân tường, Văn Mới – California 2004.

[6] Thiết nghĩ, nên tham khảo Thiền sư Thích Không Hạnh bình bài thơ “Cái mồng sắp ló” này: “Ý thức siêu thoát của nhà thơ tiềm ẩn trong mọi câu thơ, mọi chủ đề. Có những chủ đề dường như đi ngược lại việc siêu thoát, nhưng chính nơi ấy vẫn chất ngất ý thức vượt thoát… Đừng vội thấy “cái mồng” mà cho là nó tục, dĩ nhiên là nó tục, nhưng không phải tục bình thường. Nếu không có sự quan tâm thì anh đâu cần mượn cái việc “Luận về không hay có” để làm đối tượng tương chiếu cho vế còn lại. Nếu lật ngược vấn đề, có thể thấy vấn đề trăn trở, quan tâm về không hay có, về chân lý của ông còn lớn hơn cả vấn đề dâm tục. Ông thể hiện ra như tận cùng đáy phàm tục nhưng chất liệu siêu thoát không giấu đi hết được và đó là điều làm cho tôi cảm thấy cần phải thanh lọc tâm hồn để tiếp xúc với thơ ông. Chúng ta đôi khi nói về chuyện tu hành mà tâm đầy danh lợi, người ta nói về các thứ dâm vọng mà tâm hồn tràn ngập ý hướng tu hành.”

Link: https://thuvienhuequang.vn/blogs/bai-viet/su-tro-lai-cua-sao-tren-rung-nguyen-duc-son

Comments are closed.