Những năm tám mươi (2)

 Nguyễn Đức Tùng

image

 

Đi rửa mặt đi con.

Mẹ tôi nói thế, tôi trở vào nhà ngồi ngay ngắn bên mâm cơm, bát canh rau muống, đĩa cá kho, chén cà pháo, nồi cơm bốc khói, những người Việt lưu lạc ở châu Âu, châu Mỹ, đều nhớ về quê hương của mình như nhớ nồi cơm của mẹ, nhưng chúng ta nhớ một điều đẹp nhất về một sự vật là khi chúng ta nhớ thơ của một ngôn ngữ, chúng ta cần một văn bản thơ của đời sống, bởi vì thơ ca nằm sâu trong ngôn ngữ như vàng trong cát, ngọc trong đá, như nghĩa trong chữ, như nhạc trong câu, tại sao 1986? Gorbachev đảm nhận chức Tổng bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô từ năm 1985 và Tổng thống Liên Xô giai đoạn 1990-1991, những năm tám mươi: của Gorbachev và Reagan, hai người đàn ông đẹp nhất, người tỵ nạn từ Việt Nam đến Hồng Kông, xung đột đẫm máu, liên tiếp nhiều năm, giữ những người tỵ nạn mang cờ vàng và những người tỵ nạn mang cờ đỏ, nhiều người chết và bị thương, cảnh sát can thiệp, bị tấn công lại, người dân Hương Cảng từ chỗ thông cảm và giúp đỡ nay quay mặt lại với người Việt, họ gọi xung đột đó là cuộc chiến Việt Nam kéo dài đến Hương Cảng.

We were riding through frozen fields in a wagon at dawn.

A red wing rose in the darkness.

And suddenly a hare ran across the road.

One of us pointed to it with his hand.

That was long ago. Today neither of them is alive,

Not the hare, nor the man who made the gesture.

O my love, where are they, where are they going

The flash of a hand, streak of movement, rustle of pebbles.

I ask not out of sorrow, but in wonder.

Chúng tôi lái xe qua cánh đồng băng tuyết vào buổi sáng

Một cánh hồng trong tối

Và bỗng nhiên một con gà chạy qua đường

Một người trong chúng tôi đưa tay chỉ

Có thế thôi. Cũng lâu rồi. Bây giờ

Không có ai trong những người ấy còn sống. Con gà, người đưa tay chỉ

Hỡi em yêu, bây giờ họ ở đâu, họ ở chỗ nào rồi

Anh chớp một bàn tay, một giây lát

Tiếng rì rào của sỏi đá

Anh chẳng buồn đâu anh chỉ ngạc nhiên thôi

Milosz viết bài thơ này khi còn trẻ ở Wilno, Lithuania, quê hương ông, sự lan tỏa của ký ức, của hiện hữu, hình cảnh của chú gà, bàn tay chỉ, người đàn ông, buổi sáng, cánh đồng, thế rồi tất cả biến mất, sự tạm thời, cái khoảnh khắc làm ta chạnh lòng: Họ ở đâu? Về đâu? Rồi khi nào đến chúng ta? Của Nguyễn Duy, nhìn từ xa tổ quốc:

Sứ sở linh thiêng

Sao thật lắm đình chùa làm kho hợp tác

Đánh quả tù mù trấn lột cả thần linh

Giấy rách mất lề

Tượng Phật khóc đức tin lưu lạc

Nguyễn Duy viết bài thơ này ở học viện Maxime Gorky năm 1989, đăng trên Sông Hương, thời kỳ lừng lẫy của tạp chí này, đây là một bài thơ hay, nhưng điều chính yếu là thông điệp dù được trình bày một cách thẳng thắn, chưa bao giờ được nhận ra một cách rõ ràng ở Việt Nam, tôi ngạc nhiên là bài thơ này được công bố, vì nó có sức mạnh làm đảo lộn tất cả, theo sát phong trào cởi mở và tái cấu trúc của Gorbachev, năm 1986 được xem là khúc quanh đổi mới, cuộc vận động văn học trong nước thật ra đã ngấm ngầm diễn ra từ sau năm 1975, nhưng chỉ từ 1986, văn học mới tìm thấy tiếng nói của mình, so với thơ, tiểu thuyết vượt lên rất xa, tiếng nói của thơ yếu ớt, và cho đến nay nó vẫn yếu ớt như vậy, năm 1986 đại hội Đảng Cộng sản lần thứ sáu, nhờ một số chính sách cởi mở, những nhà văn đi đầu, nhờ sự hội nhập với thế giới, và quan trọng nhất là nhờ lòng say mê của người viết, tiểu thuyết đạt được các thành tựu mà không thể nào sánh được, đời sống nông thôn Việt Nam: Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến không chồng của Dương Hướng, Ba người khác của Tô Hoài, Lão khổ của Tạ Duy Anh, Gia phả của đất của Hoàng Minh Tường, chủ đề chiến tranh, một vài tác giả có tinh thần hòa hợp dân tộc nhưng trong tư thế của người chiến thắng: Thời xa vắng của Lê Lựu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Vùng Lọ của Nguyễn Quang Hà, Vùng sâu của Tô Nhuận Vỹ, tiểu thuyết lịch sử bắt đầu phát triển: Đội gạo lên chùa của Nguyễn Xuân Khánh, Đất trời của Nam Dao, Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác, Hội thề của Nguyễn Quang Thân, những năm tám mươi tôi bắt đầu đọc Nguyễn Khải và đọc kỹ, nhận ra mặt sáng và mặt tối của một nhà văn cách mạng, một lối văn tài năng và một nhân cách bé tí. Tiểu thuyết không những vượt lên khỏi thơ giữa các đề tài mà còn là cách thể hiện, thơ cần phải học ở nó nhiều điều: sự xông xáo, sự làm mới, cách viết dũng cảm, nhà văn nào không bám vào cốt lõi sau đây thì tác phẩm dù hay ho đến mấy, nghệ thuật cao siêu đến mấy, cuối cùng cũng bị vứt vào sọt rác: tự do, dân tộc, tự mình đứng vào phía đối phương để nhìn ra sự thật từ phía khác, những ai muốn biết hòa giải là gì thì đến bức tường Bá Linh những năm tám mươi, chín mươi, để nhìn người Việt miền Bắc người Việt miền Nam bắt tay nhau, ôm lấy nhau: trong tự do, ứa nước mắt mừng vui, những ngày ấy nhờ Mary Oliver và Czeslaw Milosz mà tôi yêu thơ, Milosz làm tôi nhớ lại Quang Dũng, Đinh Hùng, Thanh Tâm Tuyền.

Những năm tám mươi: sự trở lại của Nhân Văn – Giai Phẩm, Trần Dần, Phùng Quán, Lê Đạt, Văn Cao, Hoàng Cầm và nhiều người khác. Năm 1982, vụ án Về Kinh Bắc, với Hoàng Hưng và sau đó Hoàng Cầm lần lượt vào tù, gây chấn động dư luận. Tôi mượn sách ở thư viện, những cuốn sách thơ không mấy ai đọc, tôi gia hạn chúng nhiều lần, tôi tập viết những bài thơ của mình rải rác đâu đó, đóng thành tập rồi bọc lại, rồi xấu hổ vất đi, những năm tám mươi tôi say mê bóng đá, tôi nhìn thấy Maradona chạy trên sân cỏ, chàng trai Nam Mỹ này đã chơi bốn trận cúp thế giới, đã để lại một ấn tượng kỳ lạ, đối với nhiều người là một thiên thần, đối với nhiều người khác là một con quỷ, sau Maradona, mọi thứ đều trống rỗng, tôi gặp lại một người bạn học cũ, nhiều năm sau, nhớ bạn, tôi kể lại trong bài thơ:

Ghé thăm bạn cũ nay làm xếp ga

Như một đôi giày cũ

Rách trước rách sau

Khâu xong chiếc này

Lại vá chiếc kia

Bạn tôi bảo, tay cầm tờ báo thể thao,

Đã hết mùa bóng đá rồi

Chẳng còn gì vui

Ở đây ai cũng chán ngấy cuộc sống này

Tôi rủ anh đi dạo dọc đường rầy

Buổi chiều hè nóng nực

Anh vừa đi vừa đá lon Coca lăn lông lốc

Tôi nhặt một viên đá, định ném ra xa

Lại đổi ý, đem về nhà

Đặt lên cửa sổ phòng bạn tôi

Khi đi xa rồi

Tôi vẫn còn nhớ lại

Hòn đá đứng im, in bóng lên nền trời

Với cặp mắt xám

Vầng trán rộng

Và chiếc cằm dài

Không có tai

Của một người

Không biết làm gì với ngày mai

Không có lý tưởng để theo đuổi

Đang đứng ở khoảng sáng cuối đường

Thỉnh thoảng cúi xuống khâu giày.

Em: Từ hôm ấy, anh không còn một suy nghĩ nào nữa, một cảm xúc nào, một luân lý nào nữa. Từ hôm ấy anh chỉ còn một thứ công việc: nghĩ đến người đàn bà anh gặp. Không phải vì sắc đẹp của nàng, mặc dù đó là người đàn bà đẹp, không phải vì tình yêu cuồng dại vì đó không chỉ là một tình yêu cuồng dại, không phải vì tội lỗi, vì đối với anh ngay vào lúc ấy, nó đã tội lỗi, mà vì tất cả những điều không thể xảy ra, đã một lần xảy ra. Tựa như bạn không bao giờ tin rằng con người có thể bay lên cuối cùng đã nhìn thấy một người bay lên như vậy, và bạn biết chắc rằng đó không phải là ảo giác, như người đi trên sa mạc uống một thứ nước trong vắt trên tay. Bạn nhìn thấy một người đã chết sống lại. Kyra đã từ bị bắt đi, đã chết trong chiếc thuyền của bọn cướp biển và đã sống lại. Liên Hương là Kyra. Hai người là một. Sự tỏa sáng của nàng như một nguồn sáng của nỗi thèm muốn, ao ước, nóng bỏng, buồn bã, hung dữ và đáng thương.

Tất cả không phải lỗi nàng, đã kết thúc như thế. Sẽ không ai tin điều đó cả. Bất cứ một điều gì mà tôi nhìn thấy đều vương vấn hơi thở của nàng, thơm, nóng. Khi tôi nhìn lại những năm tháng với Kyra, tôi chỉ nhìn thấy những buổi chiều vàng hổ phách, bức tường vôi trắng cũ, mùi hoa hồng héo rũ và hoa lài thơm trong đêm trên những quãng đường chúng tôi đi qua từ chỗ làm của nàng ra về, từ tiệm cắt tóc, mùi nước hoa, cái bóng của gác chuông nhà thờ đổ xuống trên hai chúng tôi tựa như hình ảnh của chúng tôi. Chim chóc ở đây thật nhiều, một con vừa đậu xuống trên vai nàng khi Kyra đứng một mình, nhưng khi tôi đến, nó bay mất.

Em có yêu anh không?

Đó là một câu hỏi tệ nhất của một người đàn ông.

Trong giấc mơ em thấy anh làm tình với em?

Im lặng.

Một lát sau.

Đó là một câu nói có tính khiêu khích.

Anh xin lỗi.

Em có nằm mơ không?

Em chỉ nằm thấy ác mộng.

Em nhìn thấy gì?

Một người bị rượt đuổi.

Em có tin vào thượng đế không?

Không

Em có tin vào thế giới không?

Không.

Hai đứa nằm trên sàn nhà, mồ hôi trên người tôi làm sàn gỗ bóng như mặt gương. Tôi ở trần, mặc quần soọc. Kyra mặc áo đầm mỏng trong nhà. Bỗng nhiên nàng nói:

Em không thích ai nhìn bộ ngực của em.

Nó quá lớn hay sao?

Không, như một người đàn bà đã có con.

Đừng đặt tay lên ngực em.

Tôi rút tay ra.

Em có hạnh phúc không?

Có .

Em có muốn sự thay đổi không?

Không.

Trong vườn, đêm đã khuya, không khí dịu lại, mùi thơm của mộc lan của hơi đất bay lên đến tầng thứ năm nơi chỗ chúng tôi nằm. Có một góc vườn nhỏ nàng trồng đủ loại cây cỏ. Tôi nghe được mùi thơm bạc hà, tía tô, hành, oải hương. Nàng ngồi xuống, hái một bó bạc hà cho bữa ăn tối nay. Ngực nàng nhỏ nhưng căng cứng. Mông tròn trịa. Một trái táo nhỏ rơi xuống trên vai nàng. Khu vườn đẹp. Nàng săn sóc nó suốt những năm dài ở một mình, hoàn toàn cô độc hoàn toàn trinh nữ, hoàn toàn tuyệt vọng.

Hãy nói cho em nghe về tình yêu.

Tình yêu của ai?

Của chính em.

Anh không biết.

Những năm tám mươi, ngày mồng một Tết, tôi đứng một mình trong sân của khu nội trú. Cuối tháng Giêng ở đây trời rất lạnh, nhưng giữa hai đợt tuyết xuống, trời khô ráo, mọi vật lấp lánh tinh thể. Tôi đọc một bài thơ Triều Tiên được ai đó dịch ra tiếng Anh:

Một thằng đến bên cửa sổ

La to đây là mồng một Tết

Tôi mở hết cửa ra

Nhưng trông xa mặt trời mỗi ngày lại mọc

Ê thằng kia, mặt trời y

Khi nào mới con hãy kêu ta

A boy comes by my window

Shouting that is New Year

I open an eastern lectuce

The usual sun has risen

Look it, is it the same old sun

Wake me when the new one dawn

Đó là một Nguyên đán kỳ lạ, giữa bốn bức tường bệnh viện, lòng tôi một nửa ấm áp một nửa giá lạnh. Tôi mất ngủ, người tái xanh, môi thâm lại. Bà y tá già, trưởng phòng hộ sinh, gốc Phi châu, chạm tay vào trán tôi, nói: Con ơi. My son.

Trong trại giam K, nơi tạm giam giữ các tù nhân, đêm đêm chúng tôi nghe thấy tiếng khóc của phạm nhân từ phòng tra tấn. Từ đó, tôi thường nằm mơ nghe thấy tiếng la hét của họ. Em không tin rằng trên đời tồn tại một thứ gọi là tình yêu. Em tin rằng tình yêu dục tính là một tình cảm loại trừ tình thương yêu con người, như tình mẫu tử, tình bè bạn. Sex không phải là sự gắn bó giữa hai người. Đó là sự chiếm hữu. Em ghê sợ sự chiếm hữu.

Anh không đồng ý.

Tình yêu phải là sự hóa thân: bạn trở thành người khác.

Anh đồng ý.

Tôi nhớ lại em đứng trong tiệm giặt ủi quần áo, mặt trời chiều xuống, hắt ánh sáng vàng lên nửa khuôn mặt, một thứ ánh sáng lạ lùng, không hắt bóng. Đó không phải là cánh cửa mở ra khu vườn như những cánh cửa khác, đó là cửa sổ thông giữa phòng làm việc của em, nơi giặt ủi đầy hơi nước, nóng và lạnh, và căn phòng rộng lớn chạy rầm rì những máy giặt tự động dùng tiền kẽm. Ánh mặt trời đi qua nhiều lần cửa trước khi tới được khuôn mặt em, tái xám, nóng bỏng. Tôi cảm thấy có lỗi khi nghĩ về Liên Hương trong khi trong tay ôm một người đàn bà khác. Có lỗi với cả hai. Nhưng tôi không làm gì được. Tôi nghĩ rằng cả hai là một.

Anh có thể làm được gì cho em không?

Không.

Anh có thể làm gì để tránh cái chết của em?

Có thể.

Có một khuôn mặt nào đẹp hơn khuôn mặt hôm ấy, trong cửa sổ?

Không.

Có hệ trọng gì không với nhân gian, tình yêu của chúng ta?

Có.

Căn phòng cũ, tối, chiếc xô pha bằng da sờn màu đỏ nâu vừa hoàn toàn thích hợp với căn phòng vừa đứng tách ra một mình,. Sau lưng em vải da bị sờn rách một lỗ lớn nhưng em không nhìn thấy. Cái ghế ngắn em nằm vừa lọt thỏm nhưng anh thò chân ra. Trên sàn nhà cái tách cà phê của anh uống chưa xong. Xa hơn là cuốn Tao Te Ching [Đạo đức kinh – Văn Việt] và tập thơ của Darwin, nhà thơ Palestine mà anh yêu mến. Buổi chiều muộn, nắm nóng hầm hập, suốt một dãy nhà dài không bóng cây. Trong khi chờ em về, anh không tìm thấy một bóng mát nào có thể núp được. Ngôi nhà của em ở không khác gì trại tập trung. Khi mặt trời sắp lặn nó giống như một cơn mưa. Khi chúng ta leo lên thang gác ngoài trời đến tầng thứ năm, em bảo mỗi lần leo lên và leo xuống, em đều nhắm mắt lại vì bị chóng mặt. Mặt trời vừa lặn, bầy hạc, bầy sếu, bồ nông đã bay rào rào qua mái nhà vươn những đôi cánh rộng của chúng như giấc mơ khác. Trong khi anh cởi quần áo ra theo yêu cầu của em, em nằm trên ghế xô pha, nhắm mắt lại, nhưng để nguyên quần áo. Nhìn vào khuôn mặt tái, làn mi rung động, anh chậm bước theo em đi vào giấc mơ của em. Chủ nghĩa hiện đại thiếu khả năng tự phân tích chính mình, nhìn thấy nó từ một điểm nhìn bên ngoài hệ thống. Chủ nghĩa hậu hiện đại thường xuyên phá vỡ các quy ước hiện đại, giải cấu trúc các niềm tin văn hoá, sử dụng sự phê phán và giễu cợt để giữ một khoảng cách với các giá trị xác lập. Chính vì thế, chủ nghĩa hậu hiện đại chỉ giữ vai trò phụ thuộc: nó phụ thuộc vào chính các hệ thống mà nó phê phán. Không có các hệ thống ấy, chủ nghĩa hậu hiện đại trở nên vô nghĩa. Vì vậy, nó tăm tối. Trước thế giới mới, chủ nghĩa siêu hiện đại (metamodernism) ra đời, đáp ứng những đòi hỏi của con người trước hiện thực đổi thay chóng mặt. Nó nhấn mạnh các yếu tố tâm linh và tinh thần, âm nhạc và các trò chơi, sự gắn bó giữa người và người, lòng tin, sự thân mật. Con người hôm nay cần chữa lành vết thương không phải của chính mình mà của các mối quan hệ giữa họ và người khác, sau chiến tranh lạnh, sau chủ nghĩa cộng sản. Tôi tin rằng chủ nghĩa siêu hiện đại sẽ thay thế chủ nghĩa hậu hiện đại.

Cuộc đời không thể nào đẹp hơn thế. Bây giờ anh tin rằng con người có thể chết vì sung sướng cũng như vì tuyệt vọng. Sau một tai nạn xe hơi thảm khốc trên xa lộ từ New York về Toronto, hai chiếc xe bị lật, chứng kiến một người lái xe chết, óc vỡ nát, Kyra khóc. Hai vai rung lên. Tôi ngồi im, không biết an ủi nàng thế nào. Rồi ngủ thiếp.

Nửa đêm, Kyra kéo tay tôi, nói:

Anh fuck em đi.

Có tiếng kêu khàn đục của bầy ngỗng trời bay thấp ngang qua mái nhà. Tôi nghĩ, đêm nay chúng bay thật thấp.

Nguyễn Đức Tùng

(trong NOTES. NHỮNG NĂM)

Chú thích:

(1)

Here are excerpts from the first of the two court hearings in the Brodsky case, in February and March 1964, as recorded by Frieda Vigdorova, a mem ber of the Leningrad Writers Union who was so shocked by the proceeding that she permitted her notes to be taken out of the country. The translation was done by Coll yer Bowen for The New Leader and appeared in the Aug. 31, 1964, issue of the magazine.

FIRST HEARING

Session of the Dzerzhinsky district court, Leningrad,
36 Vosstanie Street, 18 February 1964

Presiding Judge: Mme. Savelyeva
Defence Counsel: Mme. Z. N. Toporova

Judge – What do you do for a living?

Brodsky – I write poetry. I translate. I suppose …

Judge – Never mind what you “suppose.” Stand up properly. Don’t lean against the wall. Look at the court. Answer the court properly.

(To Vigdorova) Stop taking notes immediately! Or else—I’ll have you thrown out of the courtroom.

(To Brodsky) Do you have a regular job?

Brodsky – I thought this was a regular job.

Judge – Answer correctly!

Brodsky – I was writing poems. I thought they’d be published. I suppose  …

Judge – We’re not interested in what you “suppose.” Tell us why you weren’t working.

Brodsky – I had contracts with a publisher.

Judge – Did you have enough contracts to earn a living? List them: with whom, what dates, and for what sums of money?

Brodsky – I don’t remember exactly. My lawyer has all the contracts.

Judge – I’m asking you.

Brodsky – Two books with my translations were published in Moscow. (He lists them.)

Judge – How long have you worked?

Brodsky – Approximately  …

Judge – We’re not interested in “approximately.”

Brodsky – Five years.

Judge – Where did you work?

Brodsky — At a factory. With geological groups  …

Judge – How long did you work at the factory?

Brodsky – A year.

Judge – As what?

Brodsky – A milling-machine operator.

Judge – And, in general, what is your specific occupation?

Brodsky – Poet. Poet-translator.

Judge – And who said you’re a poet? Who ranked you among poets?

Brodsky – No one. (Unsolicited) Who ranked me as a member of the human race?

Judge – Did you study for this? Brodsky – Study for what?

Judge – To become a poet. Did you attend some university where people are trained… where they’re taught…?

Brodsky – I didn’t think it was a matter of education.

Judge – How, then?

Brodsky – I think that… (perplexed) it comes from God…

(https://chronicle-of-current-events.com/the-trial-of-joseph-brodsky-18-february-1964-excerpt/)

 

Comments are closed.