Sự quyến rũ của chữ & cái chết

 Nguyễn Viện

 

Thế là nhà văn – dịch giả Mai Sơn đã vĩnh biệt chúng ta, ngay trong một đêm thánh. Linh hồn Antôn Nguyễn Minh Sơn đã về với Chúa.

Có lẽ Mai Sơn là một trong số rất ít các văn nghệ sĩ ở đất nước này có sự am tường tương đối về triết học. Sự quý hiếm này không chỉ thể hiện trên các tác phẩm nghiên cứu, dịch thuật của anh mà còn được trình bày trong các tiểu luận phê bình và chính văn chương của anh.

Mai Sơn viết kỹ và đẹp. Có lẽ “Sự quyến rũ của chữ” (tên một tác phẩm của Mai Sơn) là sự quyến rũ không thể chối từ. Như cái chết. Vì thế, đến với văn chương là đến với sự chết. Cũng bởi vì, sự sống chỉ là cái bề mặt sôi nổi nhưng đôi khi chán phèo của sự chết, cái vĩnh hằng chung quyết của mọi sự. Nhà văn chính là kẻ dấn thân cô độc trên hành trình từ sự tới lý. Và cái cùng kỳ lý của cuộc sống không phải là một cái đích nào cả, thiên đàng hay địa ngục, niết bàn hay cõi ta bà hệ luỵ. Nhà văn cũng không phải là kẻ rao truyền đức tin hay chân lý. Nhà văn chỉ là kẻ đồng hành với cái đẹp của niềm vui cũng như nỗi buồn nhân thế. Và anh ta luôn biết rằng, không phải chỉ cái đẹp của sự sống mới cứu rỗi chúng ta, mà sự chết hay cái chết cũng là cái đẹp giải thoát chúng ta và khiến chúng ta trở nên vĩnh hằng.

Với Mai Sơn và tôi cách riêng, tôi muốn thêm vào: Vĩnh hằng trong ánh sáng chúa Kitô.

clip_image002

Mai Sơn trong buổi ra mắt sách “Sự quyến rũ của chữ”

clip_image004

Trong buổi ra mắt sách “Sự quyến rũ của chữ”: Lê Thị Thanh Xuân, Tuấn Khanh, Huỳnh Như Phương, Mai Sơn, Nguyệt Phạm và Nguyễn Viện (từ phải qua).

clip_image006

Một buổi tụ tập khi Mai Sơn còn khoẻ: Mai Sơn, Nguyễn Viện, Vũ Thành Sơn, Nguyễn Thị Từ Huy, Trần Tiến Dũng, Tuấn Khanh (từ phải qua).

clip_image008

Chuyến thăm Mai Sơn mới nhất cách đây gần 2 tháng. Trần Lê Sơn Ý, Mai Sơn, Hoàng Dũng, Ý Nhi, Nguyễn Thị Khánh Trâm, Lê Học Lãnh Vân và Nguyễn Viện (từ phải qua).

Comments are closed.