Các nữ tù nhân lương tâm: phụ nữ Việt, nhân phẩm Việt

Lê Hữu Khoá

Giáo sư Đại học Charles de Gaulle

Giám đốc Ban Cao học châu Á

Tổng biên tập Anthropol-Asie,

Chủ tịch nhóm Nghiên cứu Nhập cư Đông Nam Á

Giám sát viên Chương trình Chống Kỳ thị của UNESCO–Liên Hiệp Quốc.

 

 

Nhất Chi Mai, ngọn lửa của nhân phẩm thắp sáng giữa chiến tranh Bắc-Nam, mà kẻ ác đã xúi giục rồi bó buộc dân ta phải sống trong bao năm cảnh huynh đệ tương tàn, Nhất Chi Mai tự thiêu để làm ngọn đuốc sáng của nhân trí trong quả cảm để thiện nhân thành tuệ giác, rồi giúp cái tuệ giác thành thiện hữu của giác ngộ, giác ngộ lấy tình thương đồng loại làm ý nguyện sống cho mình, đây là một trong những định nghĩa về Bồ đề tâm của Phật học, để gạt ác, loại . Là giáo viên, trước ngày cô tự thiêu, cô dặn đám trẻ chúng tôi chỉ mới bảy, tám tuổi trong một lớp tiểu học trường Tân Định quận Nhất, Sài Gòn: “Các em phải luôn biết thương yêu nhau, đùm bọc nhau nhé!”. Hôm đó chúng tôi không hiểu hết câu của cô, nhưng câu này đeo đuổi tôi cả đời, và với tuổi đời mới hiểu ra là chỉ có một câu như vậy mà tu cả đời không hết nghĩa của nó. Cái ác rất sợ cái thương, chỉ vì nó biết là tình thương bao la hơn nó, lan tràn trong cuộc sống làm cuộc-sống-đáng-sống, bàng bạc trong nhân sinh với vị tha, bao dung, rộng lượng, nó cười tươi trước những cái hay, đẹp, tốt, lành, nó đầy nội lực để cười thẳng lưng trước cái ác, nó có luôn nội công để cười thanh thản trước cái chết các bạn à!

Chính trị học giúp chúng ta nhận ra cái ác trong các chế độ toàn trị qua các hình phạt, vừa công khai, vừa lén lút của chính quyền; vừa qua việc ngăn chặn tự do đi lại trong nước, vừa qua việc ngăn cấm xuất ngoại; trong phản xạ của độc tài thì “ngăn sông cấm chợ, luôn đi đôi với “bế quan, tỏa cảng”. Nhưng cái ác, khác cái gian và cái xấu, là nó thích lấy cái quyền để trừng trị cái lành, và khi đã trừng trị thì nó muốn cái đau hằn trên thân xác nạn nhân của nó, nó dùng cái đau để dọa, nó dùng cái đau để làm ra cái sợ. Dọa nhẹ, sợ sơ là cách trừng phạt nhà dân chủ Anna Huyền Trang khi không cho xuất ngoại để dự hội thảo quốc tế về nhân quyền. Dọa nặng, sợ đầy là bỏ tù Đỗ Thị Minh Hạnh, trong tù rặt kẻ ác làm cai tù thì dùng cái để lập cái gian là xúi giục các tù hình sự đánh đập tàn nhẫn cô, vậy mà cô không giận, vẫn coi những kẻ này là nạn nhân của cái ác trong phản ứng tà, phản xạ gian của nó. Các hội đoàn nhân quyền quốc tế vẫn xem chế độ của ĐCSVN áp đặt lên xã hội dân sự Việt Nam là một chế độ rất vô nhân, phải được canh chừng thường xuyên về mặt nhân đạo, mặc dù họ đã ký vào văn bản để xin làm thành viên nhân quyền chống tra tấn của Liên Hiệp Quốc, nhưng họ chưa gạt được cái ác trong họ, nên họ mới xoay qua dùng tà, dụng gian để “đánh bạc lận” với thế giới. Cái ác thích trừng trị, khoái trừng phạt, vì nó như bị mê mệt trong tra tấn, vì nó tin là nhục hình thì khuất phục được nhân tính; trong tra tấn nó hủy thân để diệt tâm nạn nhân của nó, đây là một trong những định nghĩa gốc về cái ác. Cái ác thích nói câu: đánh cho chừa”; đánh cho thân tàn, ma dại”, vì nó thích biến cái nguyên vẹn hình hài của nhân sinh thành thương tật rồi mang khuyết tật của nhân tính. Trong những năm chiến tranh 1963-1974, tại nhà tù Tổng nha Cảnh sát của miền Nam tại Sài Gòn, những người đấu tranh cho hòa bình còn nhớ bản hiệu trong phòng hỏi cung thời đó, nơi mà cái ác hiện rõ bản chất, nội chất, độc chất của nó trong cái khẩu lệnh đã được viết thành chữ: “Không có đánh cho có, có đánh cho chừa, chừa đánh cho uống thuốc”; mẹ tôi đã bị tra tấn trong các phòng hỏi cung này! Vậy mà ta cứ tưởng cái thời man rợ đó đã thật sự qua rồi, nhưng không, trên đất nước Việt Nam hiện nay, hàng ngày vẫn có công an đưa vào đồn buổi tối một nạn nhân của họ, mà hôm sau là gia đình nạn nhân này phải tới nhận một xác chết, cái ác công-an-sát-nhân, thì dân chúng không lạ gì! Thống kê chính thức báo là hơn 100 nạn nhân một năm, thực sự phải cao hơn, hành pháp phải công khai về con số này! Lập pháp phải điều tra minh bạch về cái ác này! Tư pháp phải nghiêm minh với cái sát-nhân này! Lịch sử về cái ác trong Cải cách ruộng đất qua đấu tố chưa được viết, lịch sử về cái ác trong cách thanh trừng các văn nghệ sĩ của Nhân văn Giai phẩm chưa được viết, lịch sử về cái ác trong các tại cải tạo đã truy hại các công chức, sĩ quan, văn nghệ sĩ miền Nam sau 1975 chưa được viết. Chưa viết rõ, viết đủ, viết đúng thì đừng mong sẽ có chuyện giải oan, không giải oan được thì bao giờ chế độ này đủ nội công, dầy bản lĩnh để hòa hợp hòa giải dân tộc? Cái xấu dễ nhận lỗi, cái dễ nhận tội hơn là cái ác, chỉ vì cái ác khi thành ác thì nó đã coi thường pháp luật, chà đạp nhân tính, leo thang trong bạo động, đấu giá trong bạo hành; nên ác sinh ra ác, nó khó lùi, ngày tàn của cái ác thường là ngày tận thế của tác giả của nó.

Cái bạo mà cũng là cái thấp trong cái ác là xem nhân tính, nhân tri, nhân trí, nhân đạo, nhân phẩm, nhân nghĩa là “không có!”, cái ác còn mang theo cả cái tệ là nó muốn mọi người phải “xếp hàng” trước khẩu lệnh của nó, nó còn lê theo cái tồi của nó là dân phải “cúi đầu” khi “xếp hàng, ta không quên cái dở của nó bắt dân “im hơi, vắng tiếng” trong khuất phục, nhưng cái ác luôn sai lầm trước cái bất khuất của nhân tri. Trong một tình hình tăm tối của Việt tộc hiện nay, dân đen lại có các kinh nghiệm can đảm tuyệt vời, dân oan lại có các đại diện quả cảm dấn thân mà Phụ Nữ Việt chính là các gương ngời sáng đó: các nữ tù nhân lương tâm đang đại diện cho liêm sỉ việt. Trường hợp của Tạ Phong Tần, một đại úy công an, lúc đầu vào công an với lý tưởng bảo vệ công lý, nhưng hàng ngày phải nhìn cảnh những kẻ có tội qua đút lót mà chính công an đã biến chúng thành vô tội, khi chị lập ra trang Công lý và sự thật trên internet, sau đổi thành Sự thật và công lý, đã thật sự đấu tranh cho công bằng và lẽ phải với hàng ngàn bài viết, trong lao tù khi được chọn là người phụ nữ can đảm của thế giới năm 2013. Mai Thị Dung đấu tranh vì dân oan, nhận cảnh ngục tù cùng tra tấn dã man với thân thể đầy trọng bệnh, nhưng luôn tỉnh táo trước các xảo thuật của cái ác, chị không chấp nhận viết đơn nhận tội để được xin khoan hồng, mà chị cho là trò xảo của cái ác. Đỗ Thị Minh Hạnh, đấu tranh cho quyền lợi công nhân, trực diện vạch mặt ĐCSVN vờ vĩnh đại diện cho giai cấp công nhân nhưng đưa đẩy công nhân Việt Nam vào thực trạng lao động rẻ rúng nhất, cô xác định vị trí tranh đấu của mình tại đất nước khi đi hội thảo về nhân quyền tại Mỹ: “Không có nhu cầu ở lại nước ngoài!”. Hoàng Vi trong ngục tù cũng như trước đánh đập của cái ác, luôn xác định: “Trấn áp sẽ không dập tắt được các tiếng nói tranh đấu, thấy đúng thì làm, đừng do dự!, bạn đồng hành của Thục Vy biết khẳng định: “Chúng tôi chỉ là người nếu chúng tôi có tự do!”, cả hai cùng các bạn gái khác lập ra hội Phụ Nữ Nhân Quyền Việt Nam, năm 2013, làm thăng hoa tư duy bảo vệ phụ nữ trong xã hội hiện nay. Hội Liên Hiệp Phụ Nữ, bỗng dưng trở nên trơ trẽn, một sớm một chiều trở nên trâng tráo, vì chỉ là bàn tay tà nối dài của ĐCSVN. Còn bao gương thật đẹp của nữ giới Việt hiện nay: Bùi Thị Minh Hằng, ngữ văn của chị rành mạch, ngữ pháp của chị trong suốt trong quyết đoán trùm phủ không nhượng bộ cái ác; chị Cấn Thị Thêu, chỉ là dân oan, nhưng trong ngục tù chị vẫn hàng ngày bảo vệ các tù nhân bị cai tù đánh đập; Lê Thu Hà, có gương mặt của niềm tin vững, có hy vọng cao trước cái bạo và độc của cái ác, Nguyễn Đặng Minh Mẫn liêm sỉ sáng khu biệt giam tăm tối, không có nước và mỗi ngày là cơm với muối, đã trấn an thân phụ khi ông đi thăm cô: “Ba yên tâm!”… Những phụ nữ này là tù nhân lương tâm với ý nghĩa cao đẹp nhất! Nam giới Việt hãnh diện được đứng cạnh họ, vì họ làm sáng nhân sinh quan của nhân tri, làm rõ thế giới quan của nhân lý, làm rộng vũ trụ quan của nhân trí. Chúng ta không quên diễn viên Kim Chi, lương tri luôn sáng trong mọi đấu tranh xã hội, từ nhân quyền qua chống ngoại xâm Hán tặc, từ dấn thân cho dân chủ qua bảo vệ môi trường. Ai thương dân đen hơn những phụ nữ này, vì họ biết là dân đen trong thành thị thì “đầu tắt mặt tối”, giữa đồng áng thì: “Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời”, những kẻ ác thì ác để vơ vét, tên tà thì để chụp giựt, chúng không sao hiểu thấu thực trạng của dân đen. Cái bi kịch của dân đen là lại bị cướp đất, cướp nhà, nên họ mới trở thành dân oan, oan đến ngất trời nằm trong phân tích của Lâm Ngân Mai: “Không trông chờ gì ở ĐCSVN, ở chính quyền của nó… dân đen, dân oan, phải ôm nhau để che chở nhau… . Đùm bọc nhau trong nguy nan là hành động không sao kẻ ác hình dung được vai vóc nhân đạo, gân cốt nhân từ của nó; cái ác chỉ muốn mọi người phải giống nhau trong khuất phục, bắt chước nhau trong cúi đầu, khoanh tay, quỳ gối. Tìm mọi cách đùm bọc nhau, tìm đủ pháp che chở nhau, là sáng tạo của nhân đạo để nhân từ chế tác được can đảm vì nhân nghĩa, dấn thân vì nhân tình, chuyện đời giờ đây không còn là thành công hay thất bại của nhân sinh, mà là chuyện là nhân tính phải luôn ở trên lưng cái tà, với nhân phẩm phải luôn ở trên vai cái ác. Vì sao? Vì cái lành (bien) làm ra cái nối (lien), lành nối người với người, cái thì lấy người để hại người, cái ác thì lấy người để diệt người.

Trường hợp của Phạm Thị Lài cũng là điển hình, lúc đầu chỉ là nông dân, bị biến thành dân oan trước những bất công về đất đai trên quê hương của chị, không cam nhận cúi đầu mà thẳng lưng lãnh nhận tù đày, trong vị thế của một tù nhân lương tâm, với câu thơ “Chín tháng tù như một giấc ngủ trưa. Các bạo quyền thường “mất ăn mất ngủ” vì những câu thơ này, vì nó không còn là thơ để mơ tưởng, mà là nguyên tắc của liêm sỉ, mô hình của can đảm, luận thuyết của tự do, giải thuyết của nhân quyền. Cái thiện xây lên từ các quan hệ xã hội theo cái tốt của lành, cái hay của đẹp, khi tự định nghĩa cho mình là thiện, thì cái thiện đã trở thành tòa án để phán cái ác, xét cái tà, vì nó định vị trong cái đúng để trị cái sai. Ăn ở tử tế với đồng bào mình mới có hậu, đối xử đàng hoàng với đồng loại mới có lối ra, đây là phương pháp hữu dụng về cái thiện dành cho kẻ ác, đây cũng là kỹ thuật thực dụng về cái thiện cho kẻ . Vì cái thiện là hùng lực của công lý, nội lực của công bằng; còn cái ác lẻ loi ngụp lặn ngược dòng chống nhân tâm, cái lòn lách lén lút trước nhân lý, nên cả hai rất trần trụi trước nhân phẩm của cái thiện. Cái thiện này luôn biết mình là trung tâm của công lý nên “quang minh chính đại” trước ánh sáng của công luật, nên không có gì phải sợ sệt trước bóng tối của cái , không hốt hoảng trước vực thẳm của cái ác. Cái thiện còn làm nên”cặp bài trùng” tích cực với cái sống, để bảo vệ sự sống, qua cái thương luôn dựng cuộc sống “thẳng vai, ngay lưng” để giữ chất người trong chất sinh; như nhân sinh luôn biết dựa vào nhân phẩm. Hãy nhớ lại những gì mà nữ sinh viên Nguyễn Phương Uyên nói trước tòa bằng nhân cách qua nhân phẩm của cô: “Tôi không cần giảm án. Tôi chỉ cần toà xử đúng người đúng tội. Tôi cho rằng chống đảng Cộng sản không phải chống phá đất nước, dân tộc. Các ông đừng đánh đồng!. Đánh đồng” tức là “hóa mù ra mưa” khi dàn dựng pháp luật giả, là vị thế thấp hèn cho cái ác khi nắm tòa án trong tay; “vàng thau lẫn lộn” trong truy tố là thế ngồi thấp tồi của kẻ ác khi giật dây luật pháp. Giả để dễ trộn là xảo thuật của kẻ ác, gian thuật của kẻ , luôn tìm cách tư hữu hóa chính quyền qua đạo đức giả để chiếm đoạt các giá trị tốt lành, rồi trắng trợn đòi đại diện cho các giá trị đó, khi đã nắm quyền trong tay. Đạo đức giả luôn là son phấn rẻ tiền của cái ác, cái gian, chỉ vì chúng không có cái gì là thật, để tự làm đẹp cho nó, đây là định nghĩa bản lề về cái ác qua cái xảo ngôn của nó; “khẩu phật, tâm xà” để làm chuyện “ngậm máu phun người. Thí dụ thì rất nhiều, chẳng hạn như khi kẻ ác chụp mũ để bắt rồi xử Thụy Vi để “phạt thuế truyền thông”, chớ không phải vì qua hành động thật của cô là đòi nhân quyền và dân chủ, chống ngoại xâm Hán tặc, chống nội xâm tham nhũng. Giả để dễ trộn” là xảo hành của kẻ ác, tự xảo rồi tự hành, không cần đạo đức của tập thể, luân lý của cộng đồng, đạo lý của tổ tiên, kẻ ác chỉ biết độc thoại (vì bản chất độc tài của nó), kẻ ác rất sợ đối thoại (vì đây bản chất của dân chủ). Một khuyết tật khác của cái ác khi độc tài, cái khi độc quyền, cái gian khi độc đảng là không thiết lập một quan hệ bình thường có công pháp được hỗ trợ bởi đạo pháp – phương pháp của nhân đạo, toàn năng của nhân nghĩa, nội lực của nhân tính – chỉ vì cái ác không có nhân trong gốc, rễ, cội, nguồn nên không có hậu trong cây, cành, lá, quả qua cách hành xử hằng ngày với nhân sinh. Đánh đập một nữ sinh viên yêu nước nhỏ bé như Phương Uyên trong ngục tối, rồi khi thả ra thì cấm cô học tiếp đại học, vậy mà không có một nhân vật nào của chính quyền, của giáo dục đứng ra để giải thích tại sao quyền làm công dân, có giáo dục, có kiến thức lại bị tước đoạt như vậy, luật pháp thật ở đâu?

Qua điều tra về xã hội học thanh niên về nhận thức chính trị trước cái ác, thâm, độc, hiểm tới từ các con tính của Trung Quốc đang hủy diệt dần mòn Việt tộc; trong cái , gian, xảo, lừa tới từ tham ô, hối lộ của số đông lãnh đạo ĐCSVN, làm sinh sôi nẩảy nở cái dở, tồi, xấu, tệ trong cơ chế và định chế của chế độ hiện nay, trường hợp của Lâm Ngân Mai rất đáng chú ý. Khi cá thể này dùng truyền thông xã hội để xác nhận là mình cất tiếng nói của dân đen, vì dân oan, cô đã thành chủ thể của tự do, trực diện với chính quyền để phê phán các bất công trong xã hội tới từ lãnh đạo của ĐCSVN, vừa bất tài, vừa tham nhũng, vừa độc ác, vừa bán nước. Cô đã nhìn thẳng vào mặt cái ác, và rất ý thức là mình có thể bị sát hại trong một chế độ công an trị, tự cho phép mình thành sát nhân và giẫm lên luật pháp. Cá thể có cá tính, cô lột luôn mặt nạ bọn trộm xảo – đánh lận con đen – qua các hội đoàn từ thiện, đây là một loại khác của , gian, xảo, lừa, chúng nằm ngoài chính quyền nhưng được bao che, nhờ có móc ngoặc với bọn ma đạo trong chính quyền. Các nhà lãnh đạo có thông minh, tỉnh táo trong sáng suốt, nhận ra trong tiếng nói của cô: cả một môi trường tư duy có lý luận, có lập luận xứng đáng đại diện cho những thanh niên có ý thức trước vận mệnh của đất nước đang lâm nguy.

Một hiện tượng khác trong nhận thức chính trị bằng chính tri qua truyền thông xã hội thuộc giới thanh niên Việt Nam tại hải ngoại rất thông minh của chủ thể, với kỹ năng của độc thoại hài của Trang Lê, khi đòi hỏi công bằng và công lý được biến thành kịch bản, theo định hướng của hài kịch với nội dung luôn bám sát các diễn biến về bất công đang gieo lên đầu dân đen. Trong đó bản chất không “trung với nước, hiếu với dân”, mà ngược lại là “hèn với giặc, ác với dân của ĐCSVN bị vạch mặt bằng câu chữ bình dân của dân oan. Hãy vượt qua cái mắng chửi trong giận dữ của Trang Lê để thấy nội dung thông minh của các độc thoại hài của cô, chuyển chuyện ác thành chuyện hài, đây là thiên tính của dân gian, mà cũng là thiên năng của nghệ sĩ trong lịch sử làm người, mà xã hội học nghệ thuật sân khấu nghiên cứu rất kỹ lưỡng trong các nước dày văn minh, quý dân chủ, yêu nhân quyền. Nhưng độc thoại hài của Trang Lê có sắc thái riêng, mang đặc điểm của nhân sinh phải đối đầu với cái ác, mang đặc thù của nhân tính phải đương đầu với cái gian, mang đặc tính của nhân đạo phải đụng đầu với cái tà. Loại hài chọc ác này phân tích cái ác không nhượng bộ, loại hài khích tà này giải mã cái không nương tay, mà cũng chẳng cần qua lý thuyết, trực tiếp qua trực diện truyền thông, nó thể hiện sự thông minh mới của các chủ thể có ý thức về trách nhiệm, về bổn phận của mình trước cái ác, cái tà. Dùng cái cười để làm ngọn lửa châm vào ý thức không thức của số đông đang ngủ, là ánh sáng rọi vào tâm thức của số nhiều không tỉnh mà đang gật. Hiểu biết tình hình và thời sự, cộng với sức phân tích sắc nhọn qua ngữ vựng, ngữ văn, ngữ pháp của dân đen giờ đã thành dân oan, trước các áp bức đầy thú tính của các lực lượng công an bị dân gọi tên là “chó xanh, các lực lượng cảnh sát mà dân gọi là “chó vàng, đều nói lên hiện trạng đầy bi kịch trong đời sống hằng ngày tại Việt Nam. “Chó xanh” thì “đánh, đập, nhốt, giết dân, còn “chó vàng” thì “cướp, lột, bốc, hốt” của dân trên đường lộ; ở đây cái ác của kẻ cầm quyền được cập nhật hóa, phổ thông hoá, trắng trợn hóa qua các lực lượng công an và cảnh sát trong cách đối xứ với dân đen, đây là định nghĩa nổi của cái ác. Trang Lê sống tại Mỹ, nhưng sinh ra và lớn lên trong bất công và áp bức của chế độ toàn trị hiện nay, nên cô giải luận các chứng cớ, lý luận các chứng từ, lập luận cho các chứng nhân rất đúng, khi thấy các nạn nhân sống hằng ngày với bao mất mát trên chính quê hương của họ. Từ biển đảo tới ô nhiễm môi trường, từ chuyện chính quyền cướp đất tới chuyện công an, cảnh sát làm giàu trên mồ hôi, nước mắt của đồng bào họ. Cô đóng nhiều vai: bà ngoại, bán chè, công dân… với ngôn ngữ thẳng thừng khi trực diện với các ác, nhìn thẳng vào cái đang ám dân đen ngày càng đen, làm đời sống dân oan ngày càng tối hơn. Cái bi kịch của dân tộc tưởng không thể thành hài kịch được, nhưng qua Trang Lê, nếu biết dùng hài kịch để hiểu đúng hơn, thấu sâu hơn, cảm cao hơn, thương rộng hơn, thì loại độc thoại hài này rất thông minh. Vì sao? Vì nó “nhọn khi đâm” độc tài, và nó “sắc khi chém” bất công, nếu sắc nhọn để lột mặt nạ cái ác, thì mọi công dân nên sắc nhọn, theo cách của cô hay chọn cách khác, vì chúng ta có rất nhiều cách để loại cái ác, gạt cái ra khỏi nhân sinh.

Các nữ tù nhân lương tâm – những đứa con tin yêu của Việt tộc – qua hành động của chính các bạn, các bạn đã làm sáng lên bao chính nghĩa của nhân tính, tôi nhớ rõ lời tuyên bố mà cũng là tâm sự của nữ triết gia Hannah Arendt: “Je revendique le devoir de la désobéissance civile contre la banalité du mal, mon métier est la théorie politique, quand les lecteurs comprennent ma théorie c’est une grande satisfaction de quelqu’un qui aime son métier,Tôi đòi hỏi được có quyền bất tuân dân sự chống lại chuyện bình thường hóa cái ác, nghề của tôi là nghề làm lý thuyết cho chính trị, khi các bạn đọc hiểu các lý thuyết này, tôi có một nỗi vui lớn của kẻ yêu nghề. Gốc Do Thái, Arendt thoát chết trong bối cảnh diệt chủng của Đức Quốc Xã đã tàn sát đồng bào của bà, trong khi người yêu của bà là nhà triết học Heidegger, gốc Đức đã im hơi, vắng tiếng trước bọn sát nhân thế chiến này. Chính cái đau khổ của một dân tộc bị thảm sát, trước cái bội bạc thấp tồi của người yêu, đã làm nên động cơ giúp bà làm nên tầm vóc triết học chính trị của bà. Tôi cũng không quên một nữ chính trị gia lỗi lạc của Pháp Quốc, bà Veil, cũng thoát chết sau nhiều năm tù đày của Đức Quốc Xã trong đệ nhị thế chiến, các bạn biết bà định nghĩa nhà tù nhân đạo và văn minh để chống lại cái ác là gì không? “Nhà tù là nơi phải bảo vệ nhân phẩm, nơi mà con người vẫn học được, không phải là nơi để trừng phạt (La prison est lieu qu’on doit protéger la dignité humaine, un lieu pour apprendre, ce n’est pas un lieu pour punir). Như vậy nhà tù nào đã trừng phạt dã man các bạn, đã trừng trị các bạn bằng đòn thù, thì nó chắc chắn nhà tù này là của kẻ ác, không những không văn minh mà còn rất man rợ. Bà Veil cũng là Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành bộ luật lẫy lừng của Pháp năm 1975 với quyền phụ nữ được ngừa thai và ngừng thai, trước bao cuộc tấn công rất hồ đồ vô minh của đám nam giới trong các đảng phải bảo thủ và cực đoan. Cuộc tranh đấu của nữ giới vì bình đẳng vẫn còn tiếp diễn hằng ngày, ngay trên cả các lục địa được xem là văn minh, tôi cũng muốn tâm sự với các bạn các tư tưởng mới của nữ triết gia Badinter vạch mặt bọn ác, kẻ tà là bắt phụ nữ chỉ được làm mẹ, rồi khung họ trong gia đình, để làm suy kiệt sinh lực của phụ nữ trong trách nhiệm và bổn phận phải lo cho con cái, bà khẳng định: “On peut être une femme sans être une mère, les femmes ont le droit de choisir qu’elles veulent être mère ou non, et personne n’a le droit de toucher à ce droit! (“Phụ nữ vẫn là phụ nữ dù họ không làm mẹ, đây là quyền chọn lựa của họ, không ai được đụng vào quyền này!”), con đường chiến đấu của các bạn vì quê hương và dân tộc phải làm rõ quyền phụ nữ của các bạn và vì các thế hệ sau các bạn, đây là nhân bản làm nên nhân nghĩa của các bạn, tôi đã thấy rõ nhân phẩm hiện nay của các bạn trong nhân tri của Việt tộc thương yêu. Cái can đảm thông minh của nam giới là biết cảm phục và trân quý các phụ nữ Việt đã đại diện xứng đáng cho liêm sỉ Việt, trực diện khi không nhượng bộ cái ác, cái tà. Trên có trời, dưới có đất, các nữ tù nhân lương tâm này có mặt ở mọi nơi với dân đen, dân oan; những ngày tháng mà các chị, các bạn bị cầm tù, giam cầm bởi các kẻ ác, bọn tà, tôi không nghĩ những năm tháng đó các chị, các bạn là thụ động vì cơ thể bị bất động bởi gông cùm, mà đó là những năm tháng có cái chất thiêng của nó, các chị, các bạn, đó là những lúc mà tôi lập đi lập lại trong tâm tư mình câu của người nhạc sĩ thân thương của chúng ta, Trịnh Công Sơn: “Mẹ Việt nằm… đợi giờ sông núi thiêng!.

Comments are closed.