Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa, và Dân chủ: Trình tự Phát triển Con Người (kỳ 4)

Donald InglehartChristian Welzel

Nguyễn Quang A dịch

NXB Dân Khí – 2022

Nguyên bản: Modernization, Cultural Change, and Democracy: The Human Development Sequence. Cambridge University Press, 2005.

undefined

 

2. Thay đổi Giá trị và sự Bền bỉ của các Truyền thống Văn hóa

Các nhà lý thuyết hiện đại hóa từ Karl Marx đến Daniel Bell cho

rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các sự thay đổi văn hóa lan khắp. Nhưng các nhà lý thuyết văn hóa từ Max Weber đến Samuel Huntington cho rằng các giá trị văn hóa có một ảnh hưởng lâu dài và tự trị lên xã hội. Một cách nghịch lý, như có thể có vẻ, cả hai trường phái đều đúng. Chương này trình bày bằng chứng kinh nghiệm về sự thay đổi văn hóa to lớn và sự bền bỉ của các truyền thống văn hóa phân biệt.

Chúng tôi phân tích bằng chứng về sự thay đổi văn hóa từ các Khảo sát Giá trị, điều tra nghiên cứu lớn nhất được tiến hành từ trước đến giờ về các thái độ, các giá trị, và các niềm tin quanh thế giới. Các khảo sát này được tiến hành bốn đợt khảo sát đại diện quốc gia, trong 1981–3, 1989–91, 1995–97, và 1999–2001. Chúng phủ tám mươi mốt xã hội trên tất cả sáu lục địa có người ở, chiếm hơn 85 phần trăm dân cư thế giới.[1]

Luận đề của chúng tôi cho rằng sự phát triển kinh tế xã hội được liên kết với một hội chứng rộng của các định hướng giá trị phân biệt. Một hội chứng như vậy có tồn tại? Các Khảo sát Giá trị chứa hàng trăm khoản (item), và không phải tất cả chúng đề cập đến các khía cạnh quan trọng của sự biến thiên ngang-văn hóa. Nhằm để kiểm định (test) luận đề rằng sự phát triển kinh tế xã hội mang lại các sự thay đổi có tính hệ thống trong các giá trị cơ bản, đầu tiên chúng ta cần nhận diện một số hạn chế các chiều then chốt đề cập đến các giá trị quan trọng và sau đó xác định liệu chúng có liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội. Khung khổ lý thuyết của chúng tôi ngụ ý rằng chúng ta phải tìm hai chiều như vậy, một liên kết với công nghiệp hóa và chiều kia với sự lên của xã hội hậu công nghiệp.

BẢNG 2.1. Hai Chiều của Biến thiên Ngang-Văn hóa: Phân tích Mức-Tổng hợp

image

Ghi chú: Các sự phân cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố trên cho thấy mỗi khoản liên hệ thế nào với nhân tố cho trước (factors = 2, quay varimax, xóa listwise).

a Nhân tố đầu tiên giải thích 46 phần trăm của toàn bộ sự biến thên ngang-quốc gia; thế tục = cực dương.

b Nhân tố thứ hai giải thích 25 phần trăm của toàn bộ sự biến thiên ngang-quốc gia; sự tự-thể hiện = cực dương.

Nguồn: World Values Dữ liệu khảo sát từ hơn 200 khảo sát được tiến hành trong bốn đợt ở 78 xã hội.

Trong nghiên cứu trước, Inglehart (1997) phân tích dữ liệu tổng hợp mức-quốc gia từ 43 xã hội được bao gồm trong Values Survey 1989–91, tìm thấy các sự khác biệt ngang-văn hóa lớn và cố kết. Mỗi trong hai chiều quan trọng nhất mà nổi lên từ phân tích này khai thác nhiều biến và chứng minh rằng các thế giới quan của người dân trong các xã hội giàu khác một cách có hệ thống với thế giới quan thịnh hành trong các xã hội thu nhập-thấp, ngang một dải rộng của các chuẩn mực và niềm tin chính trị, xã hội, và tôn giáo. Hai chiều này phản ánh sự phân cực ngang-quốc gia giữa các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lýcác giá trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện. Hai chiều này làm cho có thể để định vị mỗi xã hội trên một bản đồ toàn cầu của sự biến thiên ngang-văn hóa (Inglehart, 1997: 81–98; Inglehart and Baker, 2000).

Chúng tôi dựa vào các phát hiện này bằng xây dựng các số đo có thể so sánh được của biến thiên ngang-văn hóa có thể được sử dụng với cả bốn đợt Khảo sát Giá trị, ở cả mức cá nhân và mức quốc gia. Bắt đầu với các biến được nhận diện trong phân tích của các khảo sát 1989–91, chúng tôi chọn các biến mà không chỉ khai thác hai chiều này mà đã được dùng trong cùng format (định dạng) trong cả bốn đợt Khảo sát Giá trị. Inglehart (1997) sử dụng các số điểm nhân tố (factor scores) dựa vào hai mươi hai biến, nhưng chúng tôi giảm số này xuống mười khoản (item) để tối thiểu hóa các vấn đề dữ liệu thiếu (khi một biến thiếu, người ta mất toàn bộ một quốc gia khỏi sự phân tích). Mười khoản được thấy trong Bảng 2.1. Sự lập tư liệu đầy đủ về các biến trong phân tích của chúng tôi được đo như thế nào có thể nhận được từ Phụ lục Internet trên website của World Values Surveys Association.[2]

BẢNG 2.2. Hai Chiều của Biến thiên Ngang-Văn hóa: Phân tích Mức-Cá nhân

image

Ghi chú: Các sự phân cực ban đầu thay đổi; các tuyên bố trên cho thấy mỗi khoản liên hệ thế nào với nhân tố cho trước. Tổng N = 165.594; N nhỏ nhất của bất kể biến trên nào là 146.789.

a Nhân tố thứ nhất giải thích 26 phần trăm của tổng biến thiên cá nhân; thế tục = cực dương.

b Nhân tố thứ hai giải thích 13 phần trăm của tổng biến thiên cá nhân; sự tự-thể hiện = cực dương.

Nguồn: World Values Dữ liệu khảo sát từ 125 các khảo sát được tiến hành trong ba đợt ở 65 xã hội.

Bảng 2.1 cho thấy mười khoản này đề cập thế nào đến chiều truyền thống versus thế tục-duy lý và chiều sinh tồn versus tự-thể hiện, sử dụng một phân tích nhân tố của dữ liệu Khảo sát Giá trị được tổng hợp (aggregated) lên mức quốc gia bằng việc lấy số điểm trung bình cho mỗi quốc gia. Các khoản trong mỗi chiều tương quan cao với nhau; cùng nhau, hai chiều giải thích 71 phần trăm của tổng biến thiên ngang-quốc gia trong mười biến này. Điều này phản ánh sự thực rằng sự biến thiên ngang-văn hóa là cố kết (coherent) một cách đáng ngạc nhiên. Sự cố kết này tồn tại mặc dù chúng tôi cố ý chọn các khoản phủ dải rộng của các chủ đề. Với chiều thứ nhất, thí dụ, chúng tôi có thể chọn năm khoản nhắc tới tôn giáo và nhận được một cụm tương quan còn chặt hơn, nhưng mục tiêu của chúng tôi để đo các chiều rộng của sự biến thiên ngang-văn hóa mà khai thác một sự đa dạng của các giá trị và niềm tin quan trọng.

Các số điểm nhân tố được tạo ra bởi mười khoản được dùng trong phân tích này tương quan cao với các số điểm nhân tố dựa vào hai mươi hai khoản (Inglehart, 1997: 334–35, 388). Chiều truyền thống versus thế tục-duy lý dựa vào năm khoản mà được sử dụng ở đây hầu như tương quan hoàn hảo (r = 0,95) với các số điểm nhân tố từ chiều có thể so sánh được dựa vào mười một biến; và chiều sinh tồn versus tự-thể hiện dựa vào năm biến tương quan hầu như hoàn hảo (r = 0,96) với chiều sinh tồn versus tự-thể hiện dựa vào mười một biến. Các chiều này là vững chãi và phản ánh một nhóm các khoản rộng hơn nhiều. Mười chỉ báo được dùng ở đây (năm để đề cập đến mỗi chiều) được chọn vì các lý do kỹ thuật: nhằm để có khả năng so sánh các phát hiện theo thời gian, chúng tôi sử dụng các chỉ báo được bao gồm trong cả bốn đợt Khảo sát Giá trị. Mười chỉ báo này phản ánh chỉ một nhúm trong số nhiều niềm tin và giá trị mà hai chiều này đề cập đến, và chúng không nhất thiết là các chỉ báo nhạy nhất của các chiều này. Chúng làm một công việc tốt về đề cập đến hai chiều cực kỳ quan trọng của sự biến thiên ngang-văn hóa, nhưng chúng ta phải nhớ rằng các khoản cụ thể này chỉ là các chỉ báo của các chiều cơ bản rộng hơn nhiều của sự biến thiên ngang-văn hóa. Chúng tôi nhận được về cơ bản cùng các kết quả khi chúng tôi đặt cơ sở phân tích của chúng tôi trên hai mươi hay ba mươi biến, nhưng khi chúng tôi làm vậy, chúng tôi mất nhiều trường hợp vì dữ liệu thiếu.[3]

Mục tiêu đo tối ưu các giá trị này bị kiềm chế bởi sự thực là, nhằm để xét sự thay đổi theo thời gian (như chúng tôi làm trong Chương 5), chúng tôi bị hạn chế để sử dụng chỉ các khoản được bao gồm trong cả bốn đợt. Thực ra, người ta có thể đo các giá trị này thậm chí chính xác hơn nếu người ta dùng các biến tối ưu như các chỉ báo, bất chấp liệu chúng có được bao gồm trong cả bốn đợt hay không. Chúng tôi làm vậy trong Phần II của cuốn sách này, mà không so sánh theo thời gian, nhưng tập trung vào phân tích các liên kết của các giá trị này với các định chế dân chủ.

Bảng 2.2 cho thấy các kết quả từ một phân tích nhân tố của cùng các biến sử dụng dữ liệu mức-cá nhân. Thay cho khoảng 200 trường hợp mức-quốc gia, bây giờ chúng ta có hơn 250.000 trường hợp mức-cá nhân. Như người ta có thể kỳ vọng, các hệ số tải (factor loading) ở đây là thấp đáng kể hơn ở mức quốc gia, nơi phần lớn sai số đo ngẫu nhiên được tìm thấy thông thường trong dữ liệu khảo sát triệt tiêu lẫn nhau. Tuy nhiên, các khoản này tạo ra hai chiều được xác định rõ ràng với một cấu trúc cơ bản rất giống với cấu trúc tìm thấy ở mức quốc gia (xem thảo luận của chúng tôi về mức của các vấn đề phân tích trong Chương 9).

Mỗi nhân tố đề cập đến một chiều rộng của sự biến thiên ngang-văn hóa dính líu đến hàng chục biến thêm. Bảng 2.3 cho thấy hai mươi tư biến thêm trong các Khảo sát Giá trị mà tương quan chặt với chiều các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý (tương quan trung vị là .61). Chiều này phản ánh sự tương phản giữa các xã hội trong đó tôn giáo là rất quan trọng và các xã hội trong đó nó không, nhưng sự tôn kính quyền uy của Chúa, tổ quốc, và gia đình tất cả đều liên kết mật thiết với nhau. Tầm quan trọng của gia đình là một chủ đề lớn: trong các xã hội truyền thống, một mục tiêu chính trong đời của hầu hết mọi người là để làm cho cha mẹ họ tự hào; và người ta luôn luôn phải yêu và kính trọng cha mẹ bất luận họ ứng xử ra sao; ngược lại, cha mẹ phải cố gắng hết sức cho các con họ, ngay cả với cái giá của sự an lạc (well-being) riêng của họ; và mọi người lý tưởng hóa các gia đình lớn (và thực sự có các gia đình lớn: các số điểm cao về chiều này tương quan mạnh với các tỷ lệ sinh cao). Mặc dù người dân của các xã hội truyền thống có các mức cao của sự tự hào dân tộc, ủng hộ sự tôn trọng hơn cho uy quyền, có các thái độ bảo hộ chủ nghĩa với ngoại thương, và cảm thấy rằng các vấn đề môi trường có thể được giải quyết mà không có các thỏa thuận quốc tế, họ chấp nhận uy quyền quốc gia một cách thụ động: họ hiếm khi thảo luận chính trị. Trong các xã hội tiền-công nghiệp gia đình là cốt yếu cho sự sinh tồn. Vì thế, các xã hội ở cực truyền thống của chiều này bác bỏ sự ly dị và có lập trường bảo vệ-sự sống (pro-life) về sự phá thai, cái chết êm ái, và sự tự tử. Họ nhấn mạnh sự tuân thủ xã hội hơn là sự cố gắng cá nhân chủ nghĩa, ủng hộ sự tôn trọng quyền uy, và có các mức tự hào dân tộc cao và một quan điểm dân tộc chủ nghĩa. Các xã hội với các giá trị thế tục-duy lý có các sở thích ngược lại về tất cả các chủ đề này.

Chiều sinh tồn versus sự tự-thể hiện đề cập đến một hội chứng về sự khoan dung, sự tin cậy, nhấn mạnh đến sự an lạc chủ quan, chủ nghĩa hoạt động công dân (civic activism), và sự tự-thể hiện nổi lên trong các xã hội hậu công nghiệp với các mức an toàn sinh tồn và tự trị cá nhân cao. Ở cực ngược lại, mọi người trong các xã hội bị định hình bởi sự bất an toàn sinh tồn và các ràng buộc trí tuệ và xã hội cứng nhắc lên sự tự trị con người có khuynh hướng nhấn mạnh trên hết đến an toàn kinh tế và thân thể; họ cảm thấy bị đe dọa bởi những người nước ngoài, tính đa dạng sắc tộc, và sự thay đổi văn hóa – mà dẫn đến sự bất khoan dung với những người đồng tính và các nhóm ngoài (outgroup) khác, khăng khăng về các vai trò giới truyền thống, và một quan điểm chính trị độc đoán.

Một thành phần trung tâm của chiều này gồm sự phân cực giữa các giá trị duy vật và các giá trị hậu duy vật. Các giá trị này đề cập đến một sự dịch chuyển giữa thế hệ từ sự nhấn mạnh đến sự an toàn kinh tế và thân thể, tới sự nhấn mạnh tăng lên đến sự tự-thể hiện, sự an lạc chủ quan, và chất lượng cuộc sống (Inglehart 1977, 1990, 1997). Sự dịch chuyển văn hóa này được tìm thấy khắp xã hội hậu công nghiệp; nó nổi lên giữa các nhóm sinh mà đã lớn lên dưới các điều kiện trong đó người ta có thể coi sự sinh tồn là đương nhiên. Các giá trị này liên kết với sự nổi lên của sự nhấn mạnh gia tăng đến bảo vệ môi trường, phong trào phụ nữ, và các đòi hỏi tăng lên cho sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế và chính trị. Trong ba mươi năm qua, các giá trị này đã trở nên ngày càng phổ biến trong hầu hết các xã hội hậu công nghiệp, như được chứng minh trong Chương 4.

Bảng 2.4 cho thấy dải rộng của các giá trị liên kết với chiều sinh tồn versus tự-thể hiện. Các xã hội mà nhấn mạnh các giá trị sinh tồn có các mức tương đối thấp về an lạc chủ quan, báo cáo sức khỏe tồi tương đối, và là thấp về sự tin cậy giữa cá nhân, sự bất khoan dung tương đối về các nhóm ngoài, và sự ủng hộ thấp cho bình đẳng giới. Họ nhấn mạnh các giá trị duy vật, có các mức tương đối cao về sự tin tưởng vào khoa học và công nghệ, và hoạt động bảo vệ môi trường tương đối thấp và tương đối tán thành chính phủ độc đoán. Các xã hội có xếp hạng cao về các giá trị tự-thể hiện có khuynh hướng có các sở thích ngược lại về tất cả các chủ đề này. Tổng thể, các giá trị tự-thể hiện phản ánh một đặc tính giải phóng và nhân văn, nhấn mạnh sự tự trị con người và sự lựa chọn.

BẢNG 2.3. Tương quan của các giá trị truyền thống versus thế tục-duy lý

image

Khi sự sinh tồn là không chắc chắn, sự đa dạng văn hóa có vẻ đe dọa. Khi không có đủ để thỏa mãn đòi hỏi, những người nước ngoài được cảm nhận như những người ngoài nguy hiểm có thể lấy mất sinh kế của mình. Mọi người bám vào các vai trò giới và các chuẩn mực tình dục truyền thống, nhấn mạnh các quy tắc tuyệt đối và các chuẩn mực cũ quen thuộc, trong một cố gắng để tối đa hóa tính có thể tiên đoán được trong một thế giới không chắc chắn. Ngược lại, khi sự sinh tồn được coi là đương nhiên, tính đa dạng sắc tộc và văn hóa ngày càng trở nên có thể chấp nhận được – quả thực, vượt quá một điểm nhất định, tính đa dạng không chỉ được khoan dung mà được đánh giá tích cực bởi vì nó là lý thú và kích thích. Trong các xã hội hậu công nghiệp, mọi người tìm các quán ăn nước ngoài để nếm các loại ẩm thực mới; họ trả các khoản tiền lớn và đi các quãng đường dài để trải nghiệm các nền văn hóa kỳ lạ. Sự thay đổi các vai trò giới và các chuẩn mực tình dục không còn có vẻ đe dọa nữa.

Các thập niên vừa qua đã chứng kiến một trong những sự thay đổi văn hóa kịch tính nhất mà đã xảy ra từ bình minh của lịch sử thành văn, sự dịch chuyển tới bình đẳng giới, cho phép phụ nữ chọn giữa một dải rộng hơn nhiều của các quỹ đạo sống từ trước đến giờ. Sự phân cực về các vai trò giới mới là một thành phần chính của chiều sinh tồn versus tự-thể hiện: một trong những vấn đề có hệ số tải cao nhất dính líu đến liệu đàn ông là các lãnh đạo chính trị tốt hơn phụ nữ. Trong thế giới như một toàn thể, một đa số vẫn chấp nhận ý tưởng rằng đàn ông là các lãnh đạo chính trị tốt hơn phụ nữ; tuy vậy, quan điểm này bị bác bỏ bởi các đa số tăng lên trong các xã hội hậu công nghiệp và bị bác bỏ áp đảo bởi thế hệ trẻ hơn bên trong các xã hội này. Các quyền ngang nhau cho phụ nữ, những người đồng giới, những người nước ngoài, và các nhóm ngoài (outgroup) khác có khuynh hướng bị bác bỏ trong các xã hội nơi sự sinh tồn có vẻ không chắc chắn nhưng ngày càng được chấp nhận trong các xã hội nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện.

Như thế, mỗi trong hai pha chính của hiện đại hóa – công nghiệp hóa và sự nổi lên của xã hội hậu công nghiệp – gây ra một chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa.

Sự biến thiên ngang-văn hóa hết sức bị ràng buộc. Như các hệ số tải của chiều thứ nhất cho thấy (xem các Bảng 2.1 và 2.2), nếu người dân của một xã hội cho trước đặt nhiều sự nhấn mạnh lên tôn giáo, người ta có thể tiên đoán rằng vị trí tương đối của xã hội đó trên nhiều biến khác, từ các thái độ với sự phá thai, cảm giác tự hào dân tộc, và sự đáng mong muốn của sự tôn trọng uy quyền hơn đến thái độ với sự nuôi dạy con cái. Chiều thứ hai phản ánh một cụm trải rộng nhưng tương quan mạnh khác của các biến liên quan đến các giá trị duy vật (như duy trì trật tự và chống lạm phát) versus các giá trị hậu duy vật (như quyền tự do và sự tự-thể hiện), an lạc chủ quan, sự tin cậy giữa cá nhân, hoạt động chính trị, và sự khoan dung các nhóm ngoài (được đo bởi sự chấp nhận hay bác bỏ đồng tính dục, một chỉ báo nhạy của sự khoan dung với các nhóm ngoài nói chung).

Các giá trị tự-thể hiện nhấn mạnh sự khoan dung tính đa dạng và các đòi hỏi tăng lên cho sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế và chính trị. Sự dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện liên kết với một cảm giác tăng lên về an toàn sinh tồn và sự tự trị con người, mà tạo ra văn hóa nhân văn của sự khoan dung và sự tin cậy, nơi mọi người đặt một giá trị cao lên quyền tự do cá nhân và sự tự-thể hiện và có các định hướng chính trị nhà hoạt động.

BẢNG 2.4. Tương quan của các Giá trị Sinh tồn versus tự-thể hiện

imageimage

Sự Phát triển Kinh tế xã hội và sự Thay đổi Văn hóa

Chúng ta đã nhận diện hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Chúng có liên kết với sự phát triển kinh tế xã hội, như chúng tôi giả thuyết? Hình 2.1 cho thấy một bản đồ văn hóa toàn cầu dựa vào hai chiều được tạo ra bởi phân tích nhân tố vừa được thảo luận. Trục dọc phản ánh sự phân cực giữa các giá trị truyền thống và các giá trị thế tục-duy lý: các xã hội nhấn mạnh các giá trị truyền thống rơi vào gần đáy của bản đồ, trong khi các xã hội với các giá trị thế tục-duy lý rơi gần trên đỉnh. Trục ngang phản ánh sự phân cực giữa các giá trị sinh tồn và các giá trị tự-thể hiện: các xã hội nhấn mạnh các giá trị sinh tồn rơi gần nửa bên trái của bản đồ, trong khi các xã hội với các giá trị tự-thể hiện rơi gần bên phải. Như bản đồ này chứng tỏ, sự phát triển kinh tế xã hội liên kết mạnh với các giá trị văn hóa cơ bản của một xã hội. Các hệ thống giá trị của các nước giàu có khác đầy kịch tính và có tính hệ thống với các hệ thống giá trị của các nước nghèo. Tất cả các xã hội “thu nhập cao” (như được World Bank xác định) xếp hạng tương đối cao trên cả hai chiều, rơi vào một vùng hướng tới góc bên phải trên cùng. Ngược lại, tất cả các xã hội “thu nhập thấp” rơi vào một vùng bên trái thấp của Hình 2.1. Các xã hội thu nhập trung bình rơi vào một vùng văn hóa-kinh tế trung gian. Người ta hiếm khi tìm thấy một hình mẫu nhất quán như vậy trong dữ liệu khoa học xã hội: Không có ngoại lệ nào đối với hình mẫu này trong số tám mươi xã hội mà chúng ta có dữ liệu. Sự phát triển kinh tế xã hội có khuynh hướng đẩy các xã hội theo một hướng chung, bất chấp di sản văn hóa của chúng.

image

HÌNH 2.1. Các mức phát triển kinh tế và vị trí của 80 xã hội trên bản đồ văn hóa. Các vị trí văn hóa phản ánh số điểm nhân tố của mỗi xã hội trên hai chiều chính của sự biến thiên ngang-văn hóa. Các vùng kinh tế là từ World Bank, World Development Indicators, 2002.

GDP trên đầu người chỉ là một chỉ báo về mức phát triển kinh tế xã hội của một xã hội. Như Marx lý lẽ, sự lên của giai cấp lao động công nghiệp đã là một sự kiện then chốt trong lịch sử hiện đại. Hơn nữa, bản chất thay đổi của lực lượng lao động xác định ba giai đoạn phân biệt của sự phát triển kinh tế xã hội: xã hội nông nghiệp, xã hội công nghiệp, và xã hội hậu công nghiệp (Bell 1973, 1976). Như thế, ta có thể vẽ thêm một bộ khác của các đường ranh giới quanh các xã hội trong Hình 2.1: các xã hội với một tỷ lệ phần trăm cao của lực lượng lao động trong nông nghiệp được định vị ở gần đáy của bản đồ, các xã hội với một tỷ lệ phần trăm cao của các công nhân công nghiệp gần đỉnh, và các xã hội với một tỷ lệ phần trăm cao trong khu vực dịch vụ gần phía phải của bản đồ.

Chiều truyền thống versus thế tục-duy lý kết hợp với sự quá độ từ xã hội nông nghiệp sang xã hội công nghiệp, cho thấy một tương quan dương với tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp (r = 0,61) và một tương quan âm với phần trăm trong khu vực nông nghiệp ( r = − 0,49); nó chỉ liên kết yếu với tỷ lệ phần trăm trong khu vực dịch vụ (r = 0,19). Sự dịch chuyển từ một phương thức sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp được liên kết với một sự dịch chuyển từ các giá trị truyền thống tới sự duy lý hóa và sự thế tục hóa tăng lên.

Chiều sinh tồn versus tự-thể hiện liên kết với sự lên của một nền kinh tế dịch vụ. Nó cho thấy một tương quan r = 0,73 với độ lớn của lực lượng lao động trong khu vực dịch vụ (và một tương quan −0,46 với khu vực nông nghiệp), nhưng chỉ liên hệ yếu (và âm) với độ lớn của khu vực công nghiệp (r = −0,21). Chiều các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý và chiều các giá trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện phản ánh công nghiệp hóa và sự lên của xã hội hậu công nghiệp, một cách tương ứng. Điều này phản ánh một quá trình hai-giai đoạn của hiện đại hóa văn hóa. Trong giai đoạn hiện đại hóa thứ nhất, khu vực công nghiệp phát triển với cái giá của khu vực nông nghiệp. Quá trình này có thể được đo bằng việc trừ tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong nông nghiệp khỏi tỷ lệ phần trăm trong công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa này liên kết với sự duy lý hóa của quyền uy, được phản ánh trong các giá trị thế tục-duy lý tăng lên. Trong pha hiện đại hóa thứ hai, khu vực dịch vụ phát triển với cái giá của khu vực công nghiệp. Quá trình này có thể được đo bằng việc trừ tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong công nghiệp khỏi tỷ lệ phần trăm trong các dịch vụ. Sự biến đổi kinh tế hậu công nghiệp này liên kết với một thay đổi khác của các định hướng quyền uy, sự giải phóng khỏi quyền uy, được phản ánh trong các giá trị tự-thể hiện tăng lên.

image

HÌNH 2.2a. Tác động của công nghiệp hóa lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý.

Các Hình 2.2 và 2.3 chứng minh các điểm này. Hình 2.2a cho thấy rằng, khi tỷ lệ lực lượng lao động trong khu vực công nghiệp vượt tỷ lệ lực lượng lao động trong nông nghiệp, hệ thống niềm tin của một xã hội có khuynh hướng dịch chuyển từ các giá trị truyền thống sang các giá trị thế tục-duy lý. Biến thiên ngang-quốc gia trong sự quá độ từ một xã hội nông nghiệp sang một xã hội công nghiệp giải thích 32 phần trăm của biến thiên trong sự thế tục hóa. Nhưng quá trình này có tác động không đáng kể lên chiều các giá trị sinh tồn versus các giá trị tự-thể hiện: công nghiệp hóa không thúc đẩy sự lên của các giá trị tự-thể hiện, như Hình 2.2b minh họa. Đấy là một lý do vì sao công nghiệp hóa đem lại quyền bỏ phiếu phổ quát nhưng không nhất thiết đem lại dân chủ. Quyền bỏ phiếu phổ quát có thể, và thường được các nhà nước độc đoán, như Trung Quốc hay Liên Xô cộng sản thường xuyên tạo ra các tỷ lệ cử tri đi bàu cao hơn các nền dân chủ tự do từng đạt rất nhiều, chấp nhận. Các giá trị quần chúng (mass values) nhấn mạnh sự tự trị cá nhân và sự giải phóng vẫn chưa phổ biến trong hầu hết các xã hội công nghiệp ban đầu, mà về mặt lịch sử đã hầu như chắc có khả năng chấp nhận các hệ thống phát xít hay cộng sản như chúng chấp nhận các định chế dân chủ. Các hệ thống giá trị của các xã hội công nghiệp nhấn mạnh sự duy lý hóa quyền uy, hơn là sự giải phóng khỏi quyền uy. Sự thực rằng công nghiệp hóa không ủng hộ một đặc tính giải phóng giải thích vì sao không có liên kết cụ thể mạnh giữa công nghiệp hóa và dân chủ. Tất cả các xã hội công nghiệp tạo ra các công chúng được huy động, đưa vào quyền bỏ phiếu phổ quát và các hình thức tham gia do elite-chỉ huy khác nhau. Nhưng công nghiệp hóa đã có khả năng tạo ra các hình thức độc đoán của sự tham gia quần chúng như các hình thức dân chủ.[4]

image

HÌNH 2.2b. Tác động của công nghiệp hóa lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.

Hình 2.3a chứng minh rằng, khi tỷ lệ phần trăm của lực lượng lao động trong khu vực dịch vụ lớn lên và độ lớn của khu vực công nghiệp co lại, hệ thống niềm tin của một xã hội có khuynh hướng dịch chuyển từ các giá trị sinh tồn sang các giá trị tự-thể hiện: quá trình này giải thích 67 phần trăm của biến thiên trong các giá trị tự-thể hiện. Nhưng sự lên của xã hội hậu công nghiệp không có tác động nào lên chiều các giá trị truyền thống versus các giá trị thế tục-duy lý, như Hình 2.3b chứng minh. Hậu công nghiệp hóa mang lại sự giải phóng từ cả quyền uy truyền thống và quyền uy thế tục, gây ra một đặc tính giải phóng. Đấy là vì sao dân chủ tự do trở thành hệ thống chính trị thịnh hành trong các xã hội hậu công nghiệp, như chúng ta sẽ thấy.[5]

image

HÌNH 2.3a. Tác động của xã hội hậu công nghiệp lên các giá trị sinh tồn/tự-thể hiện.

Sự liên kết giữa sự lên của khu vực dịch vụ và cường độ của các giá trị tự-thể hiện được lặp lại ở mức cá nhân. Bên trong bất kể xã hội cho trước nào, những người với thu nhập cao hơn, giáo dục cao hơn, và việc làm trong khu vực dịch vụ có khuynh hướng nhấn mạnh các giá trị tự-thể hiện mạnh hơn phần còn lại của đồng bào của họ, rơi cao hơn và vào bên phải trên bản đồ này. Như thế, như phiên bản lý thuyết hiện đại hóa được xét lại của chúng tôi ngụ ý, sự phát triển kinh tế xã hội liên kết với các giá trị đang thay đổi ở cả mức quốc gia và mức cá nhân.

image

HÌNH 2.3b. Tác động của xã hội hậu công nghiệp lên các giá trị truyền thống/thế tục-duy lý.

[1] Để tránh tính dài dòng, các hình và các bảng của chúng tôi nhắc đến các vòng 1981, 1989–91, 1995–97, và 1999–2001 của các Khảo sát Giá trị như dữ liệu 1980, 1990, 1995, và 2000, một cách tương ứng. Cho các sự định rõ biến của các phân tích suốt cuốn sách này, xem Phụ lục Internet tại http://www. worldvaluessurvey.org/publications/humandevelopment.html.

[2] Phụ lục Internet liệt kê tất cả các biến được dùng trong phân tích này, với thông tin cụ thể về thao tác hóa (operationalization), sự lập thang (scaling), và các nguồn dữ liệu. Chúng tôi lưu ý đến một điểm đặc biệt: để tránh việc bỏ toàn bộ một xã hội khỏi phân tích của chúng tôi khi một trong các biến này không sẵn có, bộ dữ liệu tổng hợp mức-quốc gia (nhưng không phải bộ dữ liệu mức-cá nhân) đôi khi sử dụng các kết quả từ khảo sát khác trong cùng nước. Thí dụ, bộ câu hỏi duy vật-hậu duy vật đã không được bao gồm trong các khảo sát 1981 ở Hoa Kỳ và Australia; nhưng bộ câu hỏi này đã được gồm trong các Khảo sát Bầu cử Quốc gia 1980 ở cả hai nước, và các kết quả từ các khảo sát đó được dùng trong các trường hợp này. Tương tự, câu hỏi liên quan đến đồng tính dục đã không được hỏi trong khảo sát 1995 ở Bangladesh, nhưng nó được hỏi trong khảo sát 2000 ở nước đó, và chúng tôi đã sử dụng giá trị đó cho Bangladesh 1995 trong bộ dữ liệu tổng hợp. Việc này làm giảm lượng thay đổi theo thời gian trên các giá trị sinh tồn/các giá trị tự-thể hiện được biểu thị cho Bangladesh, nhưng sự thay thế sẽ là bỏ Bangladesh 1995 hoàn toàn khỏi bộ dữ liệu tổng hợp. Bởi vì chúng tôi có dữ liệu cho bốn biến có hệ số tải cao khác trên chiều đó, điểm số của Bangladesh cho 1995 có lẽ là gần đúng. Trong vài trường hợp, khi một biến cho trước là không sẵn có từ khảo sát khác từ cùng nước, chúng tôi xếp hạng tất cả các xã hội trên biến tương quan mật thiết nhất với biến bị thiếu và gán số đo trung bình của hai nước kề sát trong sự xếp hạng này. Biện pháp cực đoan này được dùng ít hơn 1 phần trăm thời gian. Trong 96 phần trăm của các trường hợp, biến đúng đã sẵn có từ nước cho trước vào bất kể thời gian cho trước nào; trong tuyệt đại đa số các trường hợp còn lại, nó đã sẵn có từ khảo sát khác trong cùng nước.

[3] Chúng tôi cũng nhận được về cơ bản các kết quả tương tự từ việc chiết hai chiều giá trị bằng một thủ tục thay thế (xoay oblimin), mặc dù các nhân tố không còn không tương quan nữa; xem Phụ lục Internet (note 2).

[4] Như Moore (1966) chỉ rõ, công nghiệp hóa dẫn đến dân chủ chỉ trong các xã hội mà đã đặt rồi các giới hạn lên quyền lực nhà nước trong thời tiền-công nghiệp. Như Tilly (1997) chỉ rõ, việc này có khả năng nhất để xảy ra trong các xã hội mà thiếu các chế độ áp bức lao động (như các chế độ áp bức ở Đông Âu và các đế chế phương Đông) và đã theo một “phương thức thâm dụng vốn” của sự tích hợp quốc gia. Mức độ của sự tự trị sinh tồn mà người dân trải nghiệm trong các nền kinh tế chủ thái ấp tiền-công nghiệp trong phần lớn Tây Âu và các thuộc địa định cư Anh đã thiết lập đặc tính giải phóng đủ mạnh để áp đặt lên quyền lực chính trị vô hạn.

[5] Trong các xã hội như Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, và Hà Lan, mà đã có một nền kinh tế thương mại chủ trang trại trong thời tiền-công nghiệp, sự lên của xã hội hậu công nghiệp đã củng cố đặc tính giải phóng truyền thống của chúng. Đối với các xã hội có các chế độ áp bức-lao động trong thời tiền-công nghiệp, sự lên của xã hội hậu công nghiệp đánh dấu sự đến của một đặc tính giải phóng.

Comments are closed.