Chính phủ Tình cờ (kỳ 1)

image

Các nền dân chủ bầu cử đang vật lộn. Sintomer, trong cuốn sách để làm bài học này, biện luận cho các đổi mới dân chủ. Một đổi mới như vậy là dùng sự chọn ngẫu nhiên để tạo ra các cơ quan công dân với quyền lực chính trị tư vấn hay quyết định. ‘Sự rút thăm’ có một lịch sử chính trị dài. Ghép với các cuộc bầu cử, nó được trình bày như một chiều quan trọng nhưng thường bị bỏ qua của chính phủ Cộng hòa và dân chủ, và đã được đưa lại vào ở phương Bắc Toàn cầu, Trung Quốc và Mexico. Chính phủ Tình cờ khám phá vì sao sự rút thăm đang quay lại, nó ghép thế nào với deliberation (sự thảo luận cân nhắc), và vì sao ‘các minipublic’ và các hội nghị công dân được chọn ngẫu nhiên đang phát đạt. Dựa vào một văn liệu quốc tế và đa ngành tăng lên, Sintomer cung cấp một sự dựng lại có hệ thống và lý thuyết về chính phủ tình cờ từ Athens cho đến hiện nay. Với các điều kiện nào nó có thể là duy lý? Có thể rút ra các bài học nào từ lịch sử? Chính phủ Tình cờ vì vậy làm rõ các tưởng tượng dân chủ được nói đến: các tưởng tượng dân chủ thảo luận cân nhắc, chống-chính trị, và triệt để, tạo ra một lý lẽ biện hộ cho cái sau.

Yves Sintomer là giáo sư khoa học chính trị, Đại học Paris 8 và thành viên Cấp cao Danh dự tại Viện Đại học Pháp, một trong những tổ chức có uy tín nhất. Ông đã là phó giám đốc của Trung tâm Marc Bloch Berlin, và thành viên Liên kết tại Nuffield College và DPIR, Đại học Oxford. Tác phẩm của ông được công bố trong 19 ngôn ngữ. Ông là một học giả hàng đầu về sự rút thăm và dân chủ.

Government of Chance

Sortition and Democracy from

Athens to the Present

YVES SINTOMER

Paris 8 University

Nuffield College, University of Oxford

Được Sarah Louise Raillard dịch từ tiếng Pháp với sự giúp đỡ của Patrick CamillerTặng Alba, khả năng của cô để mơ ước và chớp thời cơ

MỤC LỤC

Chính phủ Tình cờ. ii

Các Bảng. vii

Lời giới thiệu. viii

LỜI CẢM ƠN.. xiii

Ghi chú về Văn bản. xiv

Dẫn nhập. 1

SỰ TRỞ LẠI CỦA RÚT THĂM TRONG CHÍNH TRỊ 2

SỰ QUAN TÂM TĂNG LÊN ĐẾN VĂN LIỆU HÀN LÂM… 5

SỰ KẾT HỢP XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ 7

PHÁC THẢO CUỐN SÁCH.. 10

1. Nền dân chủ, Hiện đại và Cổ xưa. 17

NỀN DÂN CHỦ ĐẠI DIỆN: THỜI HOÀNG KIM VÀ KHỦNG HOẢNG.. 18

SỰ CHỌN BẰNG BỐC THĂM TRONG THỜI CỔ.. 37

KẾT LUẬN.. 64

2. Sự Sinh thứ Hai của Rút thăm thời Trung Cổ và thời Đầu Hiện đại 66

NHIỀU Ý NGHĨA CỦA SỰ RÚT THĂM TRONG CÁC CÔNG XÃ ITALIA.. 68

VENICE: BẢO ĐẢM CÔNG LÝ PHÂN BỔ GIỮA GIAI CẤP QUÝ TỘC. 74

SỰ THUẦN HÓA ĐẦU TIÊN CỦA MAY RỦI TRONG CHÍNH TRỊ 94

TÂY BAN NHA: LÀM NGUÔI HÓA CÁC CUỘC ĐẤU TRANH QUYỀN LỰC (GIỮA THẾ KỶ THỨ MƯỜI LĂM ĐẾN THẾ KỶ THỨ MƯỜI BẢY). 101

CÁC CHẾ ĐỘ QUÝ TỘC PHÂN PHỐI TRONG THỜI KỲ ĐẦU HIỆN ĐẠI 109

KẾT LUẬN.. 119

3. Sự Biến mất của sự Rút Thăm trong Chính trị: Một Bí ẩn Lịch sử.. 125

MỘT SỰ PHÂN KỲ LỚN GIỮA TRUNG QUỐC VÀ PHƯƠNG TÂY. 126

SỰ CHỌN BẰNG BỐC THĂM TRONG CÁC BỒI THẨM ĐOÀN NHÂN DÂN.. 135

CHỐNG LẠI “SỰ MAY RỦI MÙ QUÁNG”. 151

SỰ RÚT THĂM VÀ SỰ ĐẠI DIỆN MÔ TẢ.. 171

KẾT LUẬN.. 183

4. Sự Quay lại của sự Rút thăm: Các Minipublic Thảo luận Cân nhắc. 188

MẪU ĐẠI DIỆN: SỰ THUẦN HÓA THỨ HAI CỦA SỰ MAY RỦI 189

LÀN SÓNG THỨ NHẤT: CÁC MINIPUBLIC THẢO LUẬN CÂN NHẮC NHƯ CÔNG LUẬN ĐỐI CHỨNG (COUNTERFACTUAL) 193

LÀN SÓNG THỨ HAI: TỚI CÁC MINIPUBLIC ĐƯỢC TRAO QUYỀN.. 206

SỰ RÚT THĂM NHƯ MỘT DỤNG CỤ CHO SỰ BÌNH ĐẲNG CHÍNH TRỊ 229

BA TƯỞNG TƯỢNG DÂN CHỦ.. 234

KẾT LUẬN.. 247

5. Sự rút thăm và Chính trị trong Thế kỷ 21. 250

BA THÁCH THỨC.. 252

DÂN CHỦ HÓA DÂN CHỦ: MỘT VIỄN CẢNH HỆ THỐNG.. 267

Tài liệu tham khảo. 279

Index. 307

 

Các Bảng

Bảng 1.1 Các thực hành rút thăm ……………………………… trang 41

Bảng 4.1 So sánh sự rút thăm chính trị ở Athens với hai làn sóng thử nghiệm đương thời …………………………..……….. 230

Bảng 4.2 Ba lý do cho việc rút thăm ………………………………… 232

Bảng 4.3 Ba lý do căn bản của sự bình đẳng chính trị trong các cơ quan được chọn ngẫu nhiên………………….234

 

Lời giới thiệu

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 65 của tủ sách SOS2,* cuốn CHÍNH PHỦ TÌNH CỜ: Sự rút Thăm và Dân chủ từ Athens đến Nay (THE GOVERNMENT OF CHANCE: Sortition and Democracy from Athens to the Present) của Yves Sintomer, được Cambridge University Press xuất bản trong năm 2023.

Đây là cuốn thứ ba trong tủ sách này về việc xây dựng các cơ quan nhà nước bằng rút thăm sau cuốn thứ 62 của David Van Reybrouck và cuốn thứ 63 do John Gastil và Eric Olin Wright biên tập và cả hai được Yves Sintomer nhắc đến nhiều lần trong cuốn sách này.

Nền dân chủ đại diện khai phóng (representative liberal democracy) bị khủng hoảng trầm trọng. Lối ra là gì đối với những người sống trong các nền dân chủ như vậy, còn đối với những người sống trong chế độ độc tài thì vấn đề là nên chọn mô hình dân chủ nào? Cuốn sách này có thể giúp họ hình dung ra con đường cải thiện hay con đường phấn đấu với thêm một công cụ rất cổ xưa nhưng với nhiều người vẫn tỏ ra rất kỳ quặc: sự rút thăm trong chính trị.

Cuốn sách này cho chúng ta cái nhìn lịch sử về sự rút thăm và dân chủ từ Athens cho đến tận ngày nay (2022). Nó tạo một khung khổ mạch lạc để tìm cách trả lời một cách nhất quán cho những câu hỏi cơ bản sau đây. Vì sao sự rút thăm trong chính trị đã nở rộ và gắn mật thiết với dân chủ ở Athens hơn 2.500 năm trước, rồi sau đó được dùng gắn với các chế độ quý tộc phân phối và biến mất hoàn toàn khỏi chính trường sau các cuộc Cách mạng Mỹ và Pháp trong khi vẫn được dùng trong ngành tư pháp để chọn các bồi thẩm đoàn và nên giải thích thế nào sự quay lại chính trị của sự rút thăm trong thời gian gần đây.

Những câu hỏi đầu tiên liên quan đến các thực hành quá khứ của sự rút thăm trong chính trị. Chúng đã quan trọng thế nào? Có thể rút ra loại đường nét lịch sử rộng nào từ chúng? Các mục tiêu nào đã thúc đẩy và biện minh sự thực hành rút thăm?

Những câu hỏi thứ hai tập trung vào sự biến mất của sự rút thăm trong hai thế kỷ đầu tiên của chính phủ đại diện ở phương Tây. Vì sao sự rút thăm biến mất hoàn toàn khỏi chính trị Tây Âu và Bắc Mỹ? Vì sao nó đã đồng thời phát triển trong lĩnh vực tư pháp với sự lên của bồi thẩm đoàn xét xử? Làm sao người ta có thể giải thích sự khác biệt nổi bật giữa phương Tây và Trung Quốc, nơi (như ở Rome cổ xưa) sự rút thăm được thực hành rộng rãi để phân bổ các quan chức cấp cao đã thi đỗ đến các nơi nhiệm sở của họ cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi?

Những câu hỏi thứ ba liên quan đến sự quay lại chính trị của sự rút thăm vào cuối thế kỷ thứ hai mươi. Chúng ta có thể hiểu hiện tượng này thế nào? Sự giải thích chính trị và xã hội học là gì cho các thử nghiệm đương thời? Vài xu hướng có thể được phân biệt?

Cuối cùng, là những câu hỏi chuẩn tắc. Trong mấy chục năm qua ngày càng nhiều nhà thực hành và nhà lý luận cho rằng sự rút thăm là một con đường hứa hẹn để dân chủ hóa hệ thống chính trị trong khi nâng cao tính chính đáng của nó. Nhưng loại dân chủ nào được nói đến: Dân chủ thảo luận cân nhắc? Dân chủ triệt để? Một sự kết hợp của hai loại, hay đâu đó ở giữa? Một nền dân chủ “chống-chính trị” vượt quá chính trị tranh đấu? Giá trị đặc thù của sự rút thăm là gì?

Để trả lời các câu hỏi này, tác giả nêu rõ bốn loại khẳng định. Loại thứ nhất liên quan đến việc nên diễn giải sự dùng rút thăm trong chính trị thế nào. Sau khi phê phán một số quan điểm (sự rút thăm là dân chủ, bầu cử là đầu sỏ, vân vân), tác giả cho là sự rút thăm đã có vài động cơ chính trị khác nhau, xuất phát từ các lý do căn bản trái ngược nhau: sự chọn bằng bốc thăm, đôi khi, được trao một sự diễn giải tôn giáo hay siêu nhiên; nó cũng có thể được xem như một phương tiện để cổ vũ tính vô tư (đấy có lẽ là sự biện minh xuyên lịch sử nhất cho sự rút thăm); và cuối cùng, sự rút thăm có thể là một công cụ thúc đẩy sự bình đẳng, ngụ ý một động lực dân chủ khi giới của những người có tiềm năng được rút thăm là rộng.

Loại khẳng định thứ hai của tác giả gắn với câu hỏi gây bối rối: Vì sao sự rút thăm biến mất khỏi chính trường sau các cuộc cách mạng Mỹ và Pháp? Sau khi bác bỏ các nguyên nhân khá phổ biến như các nhà lập quốc Hoa Kỳ muốn một chế độ quý tộc chứ không phải một nền dân chủ nên chỉ chú ý đến bầu cử, các quốc gia hiện đại lớn hơn Athens rất nhiều về dân số và diện tích nên rút thăm không khả thi (trước bản thân tác giả cũng đề xuất điểm này nhưng nay các bằng chứng lịch sử khác cho thấy không phải vậy), vân vân. Những nghiên cứu mới nhất cho thấy các nguyên nhân chính của sự biến mất của sự rút thăm khỏi chính trường là các ngueyen nhân chính trị và văn hóa. Khái niệm chủ quyền nhân dân (quyền tối cao nhân dân) và một sự hiểu mới về sự đại diện đã làm cho việc rút thăm lỗi thời. Sự rút thăm bị xem như một loại tàn dư của chế độ cũ. Sự chọn ngẫu nhiên bị xem như mù quáng, và ngược với lý trí. Hơn nữa, khái niệm về sự lấy mẫu đại diện đã chưa được phát triển, và các phản lý lẽ đã là khó để nêu lên. Còn vì sao sự rút thăm trong tư pháp để lập các bồi thẩm đoàn đã vẫn tồn tại và phát triển sau cách mạng Mỹ và Pháp? Đó là do các bồi thẩm đoàn đòi hỏi chỉ sự phán xét chủ quan và lẽ thường (common sense, lương tri) của những người bình thường. Trong các bồi thẩm đoàn được chọn ngẫu nhiên, các bồi thẩm viên được xem như có thể hoán đổi cho nhau – một tình thế không được phản ánh tương tự trong chính trị. Tác giả cho rằng đó là những lý do chính cho sự biến mất của sự rút thăm trong chính trị còn sự rút thăm trong tư pháp vẫn được duy trì và phát triển sau cách mạng Mỹ và Pháp.

Loại khẳng định thứ ba, liên quan đến ý nghĩa đằng sau sự quay lại chính trị gần đây của sự rút thăm, cũng một phần tập trung vào sự lấy mẫu đại diện. Sự rút thăm như được thực hành trong chính trị ngày nay gắn một cách không thể tách rời khỏi sự lấy mẫu đại diện, một khái niệm làm cho có thể để lập một “minipublic” hay một vi-thế giới của nhân dân. Sự thảo luận cân nhắc (deliberation) và sự liên kết mật thiết của nó với sự rút thăm cho sự thực hành rút thăm một lý do tồn tại mới. Sự thảo luận cân nhắc gắn với sự rút thăm, và đặc tính vô tư của sự rút thăm và sự bình đẳng mà nó thiết lập giữa những người có tiềm năng được rút thăm làm thay đổi logic tổng thể của sự rút thăm. Tác giả đã phân biệt hai làn sóng rút thăm gần đây. Làn sóng đổi mới dân chủ thứ nhất dựa vào các minipublic được chọn ngẫu nhiên theo một logic của nền dân chủ thảo luận cân nhắc hơn là một logic của chính phủ tự quản và nền dân chủ triệt để. Làn sóng thứ hai được phân biệt hơn và vài trong các xu hướng của nó là tương thích với một quan điểm tân-Athen. Các quá trình rút thăm được trao quyền, nổi lên trong làn sóng thứ hai, thâu tóm tốt tinh thần của những truyền thống dân chủ Athen hơn các minipublic tư vấn.

Loại khẳng định cuối cùng tác giả đưa ra có tính chuẩn tắc. Các quá trình rút thăm được trao quyền có vẻ hứa hẹn cho sự dân chủ hóa nền dân chủ. Tuy vậy, phải làm rõ theo quan niệm dân chủ nào (nền dân chủ thảo luận cân nhắc [deliberative], nền dân chủ chống-chính trị [antipolitical] hay nền dân chủ triệt để [radical]) chúng ta có thể đưa ra đánh giá khẳng định này. Các nhà dân chủ thảo luận cân nhắc bảo vệ sự phát triển của một hệ thống thảo luận cân nhắc trong đó các yếu tố khác nhau sẽ khớp với nhau để tạo ra một sự phân công lao động hài hòa, các minipublic được chọn ngẫu nhiên là một yếu tố quan trọng. Vấn đề với các nhà dân chủ thảo luận cân nhắc là họ có một quan điểm hơi ngây thơ về chính trị và xã hội. Trong một diễn giải khác, mà tác giả gọi là dân chủ chống-chính trị, khá phổ biến trong giới hoạt động và giới doanh nhân công nghệ cao nhưng ít phổ biến hơn trong giới học giả: nền dân chủ chống-chính trị chống lại nền dân chủ đại diện khai phóng hiện hành, chống lại các elite đương quyền (như thế các đảng chính trị) và coi nhân dân như một khối thống nhất. Một khi nhân dân loại bỏ các cuộc bầu cử và, với chúng, loại bỏ giới elite, sự rút thăm sẽ đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị này. Quan điểm này chỉ dời chỗ sự bế tắc điền viên của một xã hội không có xung đột đến một tương lai xa; ngoài ra, nó không giải thích các mâu thuẫn giữa nhân dân mà không bao giờ biến mất tuy họ coi là không có mâu thuẫn. Tác giả bảo vệ quan điểm thứ ba về nền dân chủ triệt để, một hệ thống mà – ít nhất hiểu thấu tầm quan trọng của sự thảo luận cân nhắc – biện minh tốt hơn sự phát triển của sự rút thăm trong một hệ sinh thái chính trị nơi có sự căng thẳng giữa các yếu tố của hệ thống, có mâu thuẫn không thể tránh khỏi giữa nhân dân. Tầm nhìn mang tính hệ thống này khác với một tầm nhìn của nhà thảo luận cân nhắc: Nó hình dung về các yếu tố khác nhau của hệ thống chính trị như hoạt động trong sự căng thẳng hơn là trong sự cộng tác chức năng. Trong “hệ sinh thái” chính trị này, sự rút thăm có thể đóng một vai trò quan trọng, do các đức hạnh tiềm năng của tính vô tư và tính bình đẳng, và bởi vì nó nuôi dưỡng một hình thức đại diện mô tả (descriptive representation), tức là một sự đại diện phản ánh trung thành sự đa dạng của nhân dân. Gắn với sự thảo luận cân nhắc và khái niệm sự khôn ngoan (minh triết) của nhiều người (wisdom of the many), nó là một cách hứa hẹn – nhưng không độc nhất – để sáng chế lại nền dân chủ trong thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Tác giả điểm lại lịch sử rút thăm chính trị không chỉ ở Athens mà cả ở Italia, Tây Ban Nha, Thụy Sĩ và các nước Âu Mỹ khác từ thời Cổ cho đến nay và cũng nhắc đến tập quán này ở Ấn Độ và Trung Quốc (từ thời Nhà Minh, nhà Thanh đến mãi 1911) cũng như phân tích thấu đáo các thử nghiệm rút thăm trong vài chục năm gần đây.

Tôi chân thành giới thiệu với bạn đọc Việt Nam, trước hết là các sinh viên, nhà báo, trí thức, nhà nghiên cứu, chính trị gia và các doanh nhân, cuốn sách rất đáng đọc này của Yves Sitomer cũng như hai cuốn trước về sự rút thăm trong chính trị một chủ đề mà quá nhiều trí thức vẫn coi là kỳ quái nhưng chúng ta nên cởi mở để học kinh nghiệm rất lâu đời của loài người.

                                                                                                                          8-09-2023

                                                                                                                      Nguyễn Quang A

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên tôi muốn cảm ơn những người bằng cách này hay cách khác đã giúp cho cuốn sách này ra đời: Nabila Abbas, Pierre-André Achour, Hans Agné, Giovanni Allegretti, Vincent Azoulay, Marie-Hélène Bacqué, Samuel Ely Bagg, Étienne Balibar, Stéphanie Bauer, Daniel Bell, Denis Berger, Alba Berhami, Ismael Blanco, Loïc Blondiaux, Luigi Bobbio, Christophe Bonneuil, Hugo Bonnin, Sophie Bouchet-Petersen, Hubertus Buchstein, Lyn Carson, Manuel Cervera-Marzal, Antoine Chollet, Olivier Christin, Catherine Colliot- Thélène, Lionel Cordier, Philippe Corrotte, Paula Cossart, Dimitri Courant, Ned Crossby, Cécile Cuny, Olivier Delouis, Yves Déloye, Alain Desrosières, Peter Dienel, Oliver Dowlen, Pascal Dubourg-Glatigny, Aurèle Dupuis, David Farrell, James S. Fishkin, Joan Font, Jean-Michel Fourniau, Emilie Frenkiel, Luca Gabbiani, Maxime Gaborit, Gilles Garcia, John Gastil, Jean-Paul Gaudillière, Véronique Giraud, Célia Gissinger-Boss, Jürgen Habermas, Samuel Hayat, Carsten Herzberg, Hasso Hofmann, Virginie Hollard, Graham Horswell, Frédéric Hurlet, Paulin Ismard, Hugues Jallon, Pierre-Benoit Joly, Claire Judde de la Rivière, Helmut Kälble, Hagen Keller, Éléonore Koehl, Pascale Laborier, Hélène Landemore, Liliane Lopez-Rabatel, Arnaud Macé, Thomas Maissen, Irad Malkin, Bernard Manin, Jane Mansbridge, Maxime Mellina, José Luis Moreno Pestaña, Héloïse Nez, Sofia Näsström, Kalypso Nicolaïdis, David Owen, Charly Pache, Thierry Pech, Dominique Pestre, Muriel Pic, Dino Piovan, Phápsca Prescendi, Judith Rainhorn, Jacques Rancière, Stefania Ravazzi, Henri Rey, Pierre Rosanvallon, Andre Rubião, Chloé Santoro, Daniel Schönpflug, Peter Schöttler, Alexei Daniel Serafin, Lisa-Flor Sintomer, Graham Smith, Barbara Stollberg-Rillinger, Keith Sutherland, Julien Talpin, Lorenzo Tanzini, Julien Théry, Selma Tilikete, Laia Torras, Lorenzo Tripodi, Nadia Urbinati, Antoine Vergne, Shaogang Wang, Pierre-Étienne Will, Erik O. Wright, và tất cả những người trước kia đã bình luận về một số ý tưởng của nó hay đã giúp đặt nền móng của nó bằng tham gia công việc về trải nghiệm dân chủ.

 

Ghi chú về Văn bản

Cuốn sách hiện thời là một lần xuất bản hoàn toàn mới của một tập được xuất bản đầu tiên bằng tiếng Pháp, Petite histoire de l’expérimentation démocratique. Tirage au sort et politique d’Athènes à nos jours, Paris: La Découverte, 2011. Tôi dặc biệt mang ơn Anja Röcke, với cô tôi đã cùng phát triển một số kết quả được trình bày ở đây, và Maxime Mellina, mà công việc của cô đã có tính quyết định cho việc viết Chương 3. Cũng cảm ơn Eve Boulanger vì công việc biên tập của cô.

Phiên bản tiếng Anh được viết trong thời gian ở Maison française d’Oxford, tại Nuffield College và tại Department of Political and International Relations, University of Oxford. Nó đã được lợi từ sự tài trợ từ hai dự án nghiên cứu EU (EuComMeet và PHOENIX).

Một số phần của cuốn sách đã được xuất bản trước trong các bài báo, các chương sách khác nhau:

Sintomer, Yves, “The Three Political Imaginaries of Sortition: Deliberative, Antipolitical and Radical Democracy” (cùng với Nabila Abbas), Common Knowledge, 28 (2), Spring 2022, pp. 242–260.

Sintomer, Yves, “Sortition and Politics: From Radical to Deliberative Democracy-and back?” trong Dino Piovan and Giovanni Giorgini (eds.), Brill’s Companion to the Reception of Athenian Democracy. From the Late Middle Ages to the Contemporary Era, Leiden/Boston: Brill, 2021, pp. 490–521.

Sintomer, Yves, “Le tirage au sort au xxie siècle. Actualité de l’expérimentation démocratique” (cùng với Dimitri Courant), Participations, 2019 (1), pp. 5–31.

Sintomer, Yves, “Introduction. The History of Sortition in Politics: Instruments, Practices and Theories” (cùng với Liliane Lopez-Rabatel), trong Liliane Lopez-Rabatel and Yves Sintomer (eds.), Sortition and Democracy. Practices, Instruments, Theories, Imprint Academic, Exeter, 2019, pp. 1–26.

Sintomer, Yves, “A Child Drawing Lots: The ‘Pathos Formula’ of Political Sortition?” in Antoine Chollet and André Fontaine (eds.), Expériences du tirage au sort en Suisse et en Europe (XVIe-XXIe siècles) / Erfahrungen des Losverfahrens in der xiii Schweiz und in Europa (16. – 21. Jahrhundert), Publications en série de la bibliothèque Am Guisanplatz, 74, Bern, 2018, pp. 223–256. Được đăng lại trong Liliane Lopez-Rabatel and Yves Sintomer (eds.), Sortition and Democracy. Practices, Instruments, Theories, Imprint Academic, Exeter, 2019, pp. 471–507.

Sintomer, Yves, “From Deliberative to Radical Democracy? Sortition and Politics in the 21st Century,” Politics and Society, 2018, 46 (3), pp. 337–357, phiên bản mới trong John Gastil and Erik Olin Wright (eds.), Legislature by Lot: Transformative Designs for Deliberative Governance, Verso, London/New York, 2019, pp. 47–74.

Sintomer, Yves, “Deliberative Polls and the Systemic Democratization of Democracy,” The Good Society, 27 (1–2), 2018, pp. 155–164.

Sintomer, Yves, “Random Selection, Republican Self-government, and Deliberative Democracy,” Constellations, 17 (3), 2010, pp. 472–487. Phiên bản khác: “Random Selection and Deliberative Democracy. Note for an Historical Comparison,” trong Gilles Delannoi and Oliver Dowlen (eds.), Sortition. Theory and Practice, Imprint Academic, Exeter, 2010, pp. 31–51.

Dẫn nhập

Sự rút thăm chọn các quan chức hành chính đối với chúng ta ngày nay có vẻ là một sự kỳ quặc rõ ràng đến mức chúng ta hầu như không thể hình dung rằng một dân tộc thông minh đã phải nghĩ ra và duy trì một hệ thống như vậy.

Gustave Glotz, The Greek City and Its Institutions, p. 212

Như thế bồi thẩm đoàn, mà là phương tiện năng động nhất của việc nhân dân cai trị, cũng là phương tiện hiệu quả nhất của việc dạy nó cai trị khéo.

Alexis de Tocqueville, Democracy in America I, 2, ch. VIII, p. 228

Sự bê bối của nền dân chủ, và của sự rút thăm mà là bản chất của nó, là để tiết lộ rằng […] chính phủ của các xã hội rốt cuộc không thể không dựa vào sự tình cờ của riêng nó.

Jacques Rancière, Hatred of Democracy, p. 47.

Tóm tắt một hay hai thế kỷ kinh nghiệm chính trị, Aristotle (384–322 BCE [trước công nguyên]) đã viết một cách nổi tiếng: “Được xem là dân chủ rằng các chức vụ được lấp đầy bằng sự rút thăm, và là đầu sỏ rằng chúng nên được bàu” (Aristotle 1962, IV: 9, 1294-b, p. 168). Mười bảy thế kỷ sau, vào ngày 24 tháng Năm và 31 tháng Năm 1466, trong một nỗ lực chết yểu để phá vỡ sự bóp nghẹt quyền lực của Medici tiếp sau cái chết của Cosimo, các hội đồng lập pháp của Cộng hòa Florence đã lại đưa vào sự chọn bằng rút thăm cho gần như tất cả các chức vụ chính quyền. Mục đích được công bố của họ đã khá cao quý: Họ đã tìm cách để bảo vệ tự do của nhân dân. Vào ngày 27 tháng Năm, 400 công dân do Lucca Pitti dẫn đầu đã công khai ký một lời thề để bảo vệ chế độ cộng hòa mới được khôi phục lại. Các nguyên tắc của những người âm mưu đã là rằng “thành phố nên cai trị mình bình thường bằng một chính quyền chính đáng và bình dân”; rằng dụng cụ thích hợp cho việc này là sự chọn bằng (rút) thăm (la tratta); rằng luật nên bảo vệ các công dân khỏi sự cai trị độc đoán; và rằng họ “nên biết làm thế nào để là tự do và để khuyên và xét đoán về công việc công” (Rubinstein 1997, pp. 178–179). Văn kiện này là minh họa rõ ràng nhất và sâu sắc nhất của chương trình hiến pháp của đảng cộng hòa trong thời đại đầu tiên của sự kiểm soát Medici. Nó tái xác nhận các yếu tố then chốt của quan niệm Florentine về việc sống tự do (vivere libero), vào một thời khi Phục Hưng trổ hoa (Rubinstein 1986). Trong chừng mực nào đó, chương trình nghị sự chính trị Florentine đã làm sống lại sự liên kết mật thiết đã được quan niệm giữa sự rút thăm và nền dân chủ ở Hy Lạp cổ xưa.

Nhiều hơn ở các thành phố Hy lạp khác, ở Athens sự chọn bằng bốc thăm đã được xem là một thủ tục trung tâm, được dùng kế bên hội nghị (nơi nhân dân hiện diện như một cơ quan) và các cuộc bầu cử. Vai trò của sự rút thăm được lập tư liệu tốt và được phân tích bởi các sử gia như Moses I. Finley (1991), Mogens H. Hansen (1991), Josiah Ober (2015), và Josine Blok (2017). Aristotle (1962) giữ một quan điểm có sắc thái hơn lời trích bên trên có thể dẫn chúng ta để tin: Ông đã nghĩ rằng ba thủ tục bổ sung cho nhau trong sự thiết lập nền dân chủ, mặc dù ông nói rõ rằng chủ yếu qua sự rút thăm các lãnh đạo mà bản chất dân chủ sâu sắc của một thành phố đã có thể được bày tỏ. Các cuộc bầu cử, mặc dù cần thiết cho sự cân bằng tổng thể, biểu hiện một nguyên tắc khác chí ít một phần. Mối quan hệ mật thiết giữa sự rút thăm và nền dân chủ được Herodotus (c. 484–c. 425 BCE) trình bày rồi một thế kỷ sớm hơn. Trong tập III của Histories của ông, Herodotus (2008, pp. 81–82) kể lại một thảo luận được cho là đã xảy ra ở Ba Tư (Persia), nhưng rõ ràng phản ánh các cuộc tranh luận Athen đương thời về các nguyên lý cai quản của chính trị. Nhà hùng biện Otanes, phát biểu ủng hộ các chế độ bình dân, đã mô tả cái sau như dựa vào sự rút thăm chọn các quan chức hành chính.

 

SỰ TRỞ LẠI CỦA RÚT THĂM TRONG CHÍNH TRỊ

Vào ngày 11 tháng Mười Hai, một Hội nghị Công dân (Citizens’ Assembly) gồm các công dân được chọn ngẫu nhiên của tỉnh British Columbia, Canada, đã nộp báo cáo của nó về cải cách hệ thống bỏ phiếu, trong đó nó kết luận rằng phương pháp “ai nhiều phiếu nhất sẽ thắng: FPTP-first past the post” (nơi các cử tri bỏ phiếu của họ cho một ứng viên lựa chọn của họ, và ứng viên nhận được nhiều phiếu nhất thắng cho dù ứng viên đứng đầu nhận được ít hơn 50 phần trăm, mà loại trừ sự đại diện của các thiểu số) nên được thay thế bằng phương pháp “phiếu đơn khả nhượng: STV-single transferable vote” (được thiết kế để tiệm cận sát với sự đại diện tỷ lệ qua sự dùng các khu vực bầu cử nhiều thành viên và mỗi cử tri bỏ một lá phiếu duy nhất trên đó các ứng viên được xếp hạng). Đề xuất lập pháp của Hội nghị được bỏ phiếu trong một cuộc trưng cầu dân ý tháng Năm 2005. Gordon Gibson, cố vấn của thủ hiến tỉnh British Columbia và kiến trúc sư của Hội nghị Công dân của tỉnh, đã biện minh sự đổi mới như sau:

Cách tôi mô tả đặc trưng cái chúng ta đang nói về hôm nay là việc thêm các yếu tố mới cho nền dân chủ cả đại diện và trực tiếp. Các yếu tố mới này khác nhau về chi tiết nhưng đều chia sẻ một thứ chung. Chúng thêm vào hỗn hợp một bộ mới của các đại diện, khác với các đại diện chúng ta bàu. Trong hoàn cảnh hiện thời, cả hai luồng ra quyết định hết sức bị ảnh hưởng – hầu như bị bắt – bởi các chuyên gia và các lợi ích đặc biệt. Ý tưởng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc (deliberative) về cơ bản để nhập lợi ích công cộng, như được đại diện bởi các panel (ban) ngẫu nhiên, như một lực lượng thứ ba vạm vỡ. Các đại diện truyền thống chúng ta bàu được chọn bằng sự đồng thuận đa số, cho một thời kỳ kéo dài, như các nhà chuyên nghiệp, với quyền hạn pháp lý không giới hạn để hành động nhân danh chúng ta. Các loại đại diện mới chúng ta đang nói về được chọn ngẫu nhiên, cho một thời kỳ ngắn, như các công dân thường cho các mục đích cụ thể và giới hạn. (Gibson 2007)

Thử nghiệm British Columbia chỉ là thử nghiệm nổi tiếng nhất trong số hàng ngàn thử nghiệm dùng sự chọn bằng bốc thăm trong ba thập kỷ qua. Ontario, tỉnh Canada đông dân nhất, đã theo tấm gương British Columbia trong 2005 (Warren and Pearse 2008; Lang 2007, pp. 35–70; Herath 2007). Các hội nghị công dân khác được triệu tập, đặc biệt ở Ireland, nơi bốn thử nghiệm như vậy đã xảy ra giữa 2011 và 2021 (Fournier et al. 2011).

Công luận và thái độ công có thể thay đổi rất nhanh. Pháp là một trường hợp mẫu mực về khía cạnh đó. Trong 2006, trong một bài phát biểu công khai tại Sorbonne, Ségolène Royal – khi đó đang vận động để trở thành ứng viên Đảng Xã hội Pháp cho cuộc bầu cử tổng thống 2007 – đã hình dung “sự săm soi nhân dân” đối với các lãnh đạo chính trị và một đòi hỏi rằng những người này nên “thường xuyên tự giải trình trước các bồi thẩm đoàn công dân được chọn bằng rút thăm.”[1] Tầm nhìn này đã kích những phản ứng dữ dội về phần các chính trị gia đa dạng hiếm khi thống nhất. Cánh Hữu bảo thủ nhắc trở lại những thời hỗn độn của Cách mạng Pháp.[2] Nicolas Sarkozy, tổng thống tương lai, đã lên án bà về đề xuất “dân túy kỳ quặc.[3] Tại Quốc hội, một dân biểu bảo thủ hỏi liệu mục tiêu của bà là “để thành lập các tòa án nhân dân theo kiểu Pol Pot hay Mao Trạch Đông” – mà Brice Hortefeux, một cộng tác viên thân cận của Sarkozy, đã long trọng trả lời:

Hãy đừng quên: mỗi thời trong lịch sử rằng bất cứ ai phê phán các nhà lãnh đạo được bàu như vậy, là họ đã muốn tấn công nền Cộng hòa – dù đó là Tướng Boulanger hay Paul Déroulède,[4] những người bênh vực ngày 6 tháng Hai 1934[5] hay những người dưới Pétain mà đã muốn thành lập các ủy ban vạch trần các nhà chức trách địa phương chứng tỏ bằng chứng về tinh thần cộng hòa.[6]

Các nhà lãnh đạo xã hội kỳ lạ đã gia nhập dàn đồng ca này, với một đảng viên Xã hội thậm chí còn hỏi liệu “đề xuất nguy hiểm” đã được “Jean-Marie Le Pen[7] hay Mao Trạch Đông gây cảm hứng.”[8] Mao thì không thể trả lời, còn Le Pen đã phủ nhận tư cách làm cha của ý tưởng và tiếp tục phản công. Hiển nhiên ý tưởng phải bị bác bỏ, Le Pen lập luận, vì “việc bỏ qua nền dân chủ đại diện qua ‘các bồi thẩm đoàn công dân’ (nói cách khác, các soviet) không phải là cách để khôi phục uy tín của chính trị.”[9] Rồi, thật ngạc nhiên, cực Tả tham gia cuộc cãi lộn, với các nhà hoạt động Trotskyist gạt bỏ các bồi thẩm đoàn công dân như “một trò đùa.”[10] Các nhà bình luận có học cũng tham gia. Nhà báo Alain Duhamel đã lấy làm tiếc rằng đề xuất sẽ “làm sâu sắc thêm” và “tạo ra” sự nghi ngờ các chính trị gia được bàu: Hoặc nó đã nhắc tới cái gì đó thuần túy tùy chọn và vì thế “chỉ cho show diễn”; hay khác đi nó thực sự là một “yếu tố mới trong cái được gọi là nền dân chủ tham gia hay, hãy nói toẹt ra, nền dân chủ công luận,” mà được thiết kế để có được thế thượng phong trên “nền dân chủ đại diện.”[11] Các bạn đọc và các thính giả đã không thể phân biệt đầu cua tai nheo về chuyện này. Họ phải tin ai? Đề xuất có là phản động hay cách mạng? Dân chủ hay toàn trị? Dẹp sự tranh đua bầu cử sang bên, sự công phẫn có là một dấu hiệu rằng giai cấp chính trị đã chỉ lo quan tâm đến chính mình và xa rời quần chúng (Sintomer 2007)? Tâm trạng có thể đã là cực đoan ở Pháp, nhưng chẳng hề là độc nhất. Tại nhiều nước, trong những năm gần đây một “nỗi sợ quần chúng” hay thậm chí một “sự căm ghét dân chủ” được bày tỏ công khai (Balibar 1989, pp. 104–139; Rancière 2009).

Mười năm sau, ba trong số các ứng viên chính cho các cuộc bầu cử tổng thống Pháp đã bênh vực sự dùng rút thăm trong chính trị, kể cả Emmanuel Macron, tổng thống tương lai. Khi người sau, một khi được bàu, đối mặt với cuộc nổi loạn bình dân khổng lồ của các Gilet jaunes (những Người mặc áo Gilé Vàng) trong 2018–2019, ông chọn để chuyển sự tranh luận công cộng bằng việc tổ chức một “Tranh luận Lớn” khắp toàn quốc, kể cả việc tổ chức các hội nghị công dân trong tất cả các vùng Pháp. Đáp lại một trong những đòi hỏi của các Gilet jaunes, muộn hơn ông đã tổ chức Hội nghị Công dân vì Khí hậu (Citizens Convention for Climate) phần lớn được sao chép từ Hội nghị Công dân Irish và mà đã thảo luận cân nhắc từ tháng Chín 2019 đến hè 2020 với một cơ hội để đề xuất các chính sách cho phép nước Pháp giảm mạnh sự phát thải CO2 của nó.

Theo nhiều người ủng hộ các phương tiện thảo luận cân nhắc như vậy, sự quay lại của sự rút thăm với chính trị sau hàng thế kỷ trong bóng tối ngụ ý rằng một số lý tưởng của các nền dân chủ cổ xưa cũng đang có được sức kéo với công chúng mới. James Fishkin (2015, pp. 99–108), người đã sáng chế ra cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc (deliberative poll), mô tả nó như một “giải pháp tân-Athen” và thậm chí cho rằng “các tính chất yếu đuối then chốt trong nền dân chủ hiện đại có thể tìm thấy một sự phản ứng xây dựng trong những sự tinh chế và cải thiện của hai thành phần cốt yếu của giải pháp Athen cổ xưa – sự lấy mẫu ngẫu nhiên và sự thảo luận cân nhắc (deliberation).” Lyn Carson and Brian Martin (1999, pp. 13–14), hai trong những người bênh vực thuyết phục nhất cho sự rút thăm chính trị, bày tỏ một ý kiến tương tự:

Giả thiết đằng sau sự chọn ngẫu nhiên trong chính trị là bất kể ai muốn tham gia vào việc ra quyết định đều có khả năng đóng góp hữu ích, và rằng cách công bằng nhất để bảo đảm rằng mọi người có một cơ hội như vậy là trao cho họ một cơ hội ngang nhau để tham gia. Sự chọn ngẫu nhiên đã hoạt động ở Athens cổ xưa. Nó hoạt động ngày nay để chọn các bồi thẩm đoàn và nó đã chứng minh, qua nhiều thử nghiệm thực tiễn, rằng nó có thể hoạt động tốt để giải quyết các vấn đề chính sách … Để cho nền dân chủ … trở nên mạnh, nó phải chứa yếu tố cốt yếu của sự tham gia công dân, không chỉ bởi ít người được tự-chọn mà bởi những người bình thường có thể xác định tương lai của riêng họ một cách đúng đắn. Vì sự khó khăn để bao gồm mọi người trong một quá trình thảo luận cân nhắc như vậy, chúng tôi cho rằng sự chọn ngẫu nhiên là một phương tiện lý tưởng qua đó một mặt cắt ngang của dân cư có thể được bao gồm.

Các thử nghiệm này vốn dĩ phê phán các truyền thống gia trưởng có khuynh hướng quy giản nền dân chủ chỉ về chính phủ đại diện. Những người ủng hộ lớn tiếng nhất của chúng cho rằng sự tham gia công dân vào chính trị là thiết yếu cho sự lành mạnh tối ưu của hệ thống chính trị. Họ đòi sự bình đẳng chính trị của tất cả các công dân trong thảo luận công, và trong một số trường hợp, trong việc ra quyết định nữa. Họ tin rằng tính chính đáng dân chủ gắn mật thiết với sự mở rộng thảo luận cân nhắc dưới vỏ bọc của sự tranh luận công: Một quyết định càng đến từ sự tranh luận công sống động và được tổ chức tốt, thì nó sẽ càng có tính chính đáng, cả một cách chuẩn tắc và về mặt kinh nghiệm (Fishkin 1995). Dòng tư duy này rõ ràng được phát triển trong sự đáp lại với sự không tin tăng lên của các công dân vào hệ thống chính trị, mà là một xu hướng quan trọng ở châu Âu và nhất là Bắc Mỹ.

 

SỰ QUAN TÂM TĂNG LÊN ĐẾN VĂN LIỆU HÀN LÂM

Trong khi thuật chép sử đã dành một lượng chú ý nào đó đến sự thực hành rút thăm trong chính trị, đặc biệt trong thời Cổ Hy lạp và Roma cũng như trong thời Trung cổ ở Italy và Tây Ban Nha, sự quan tâm như vậy đã tương đối tình cờ trước các năm 1990. Trong nhiều năm, những nghiên cứu tập trung vào sự bốc thăm trong chính trị đã thất thường. Nếu chúng ta ngó đặc biệt đến thời Cổ Âu châu, đã không có nhiều hơn nửa tá đóng góp cho danh sách: Fustel de Coulanges (1891) và James Wycliffe Headlam (1891) vào đầu các năm 1890, Victor Ehrenberg (1923) trong các năm 1920, Christian Meier (1956), Lili Ross Taylor (1966), và cuối cùng Eastland Stuart Staveley (1972) vài thập niên sau.

Bắt đầu trong các năm 1990 và dựa vào những tiến bộ trong các lĩnh vực viết sử, cổ học, và khoa nghiên cứu văn khắc, số những nghiên cứu về sự rút thăm đã bắt đầu tăng nhanh và mở đường mới. Công trình có ảnh hưởng lớn của Mogens H. Hansen (1991) đánh dấu một điểm ngoặt trong nghiên cứu về Athens cổ xưa và được những nghiên cứu khác tiếp theo (Demont 2010). Một sự chuyển động song song đã xảy ra liên quan đến Rome cổ xưa (Nicolet and Beschaouch 1991; Stewart 1998; Hurlet 2006). Khá lý thú, đã cũng có sự qua tâm hồi phục lại đến cách sự rút thăm được dùng ở các Công xã Italia, nhất là tiếp sau sự xuất bản công trình của John N. Najemy (Najemy 1982; Tanzini 2014; Keller 2014), dẫn đến những xuất bản phẩm mới ở Thụy Sĩ (Chollet and Fontaine 2018; Mellina, Dupuis, and Chollet 2020; Dupuis 2021; Mellina 2021), Tây Ban Nha (Polo Martín 1999), và Đức (Stollberg-Rilinger 2014a). Sự chuyển động này thậm chí đã mở rộng ra bên ngoài phương Tây để gồm các nước như Trung Quốc và Mexico (Will 2020; Aguilar Rivera 2015). Tổng quát hơn, sự rút thăm đã được xem xét trong những nghiên cứu khác nhau tìm cách phân tích các phương thức chỉ định và bổ nhiệm khác nhau (Ruffini 1977; Schneider and Zimmermann 1990; Dartmann, Wassilowsky, and Weller 2010), trong khi những sự dùng nó trong sự thực hành bói toán và chính trị tiền-hiện đại đã là chủ đề rồi của một tổng quan sơ bộ (Cordano and Grottanelli 2001). Vào các năm 2000 và các năm 2010, bốn nhà khoa học xã hội và chính trị và các nhà xã hội học đã công bố các khảo sát lịch sử về sự dùng rút thăm trong chính trị; làn sóng này đến Trung Quốc vào cuối các năm 2010 (Röcke 2005; Sintomer 2007; Dowlen 2008; Buchstein 2009; Delannoi and Dowlen 2010; Sintomer 2011; Wang 2018). Những nghiên cứu cổ học và sự xây dựng lại thử nghiệm một máy xổ số Hy lạp cổ xưa, kleroterion, đã cho phép chúng ta cuối cùng để hiểu những sự dùng “máy xổ số” nổi tiếng được Aristotle mô tả trong công trình của ông The Athenian Constitution [Hiến pháp Athen] (Aristotle 1984; Lopez-Rabatel 2020). Sự quan tâm tăng lên này đã dẫn đến tổng quan lịch sử chung đầu tiên được công bố vào cuối các năm 2010 (Lopez-Rabatel and Sintomer 2020).

Đồng thời, những nghiên cứu về sự rút thăm đã tăng theo hàm số mũ bên trong lĩnh vực khoa học chính trị. Đầu tiên được vài nhà tiên phong nhắc đến trong cuối các năm 1960 và đầu các năm 1970 (Dahl 1970), sự dùng chính trị của sự rút thăm khi đó được nghiên cứu thêm ở Đức, nơi Peter Dienel (1970) đề xuất sự dùng “các tế bào (tổ) lập kế hoạch (Planungszelle, planning cell)” ngay từ 1969, tế bào đầu tiên được thử trong mùa đông 1972–73; và đồng thời ở Hoa Kỳ, nơi Ned Crosby tạo ra một cơ chế rất giống trong 1974 mà ông gọi là “các bồi thẩm đoàn công dân.” Thuật ngữ sau được phổ biến rộng rãi, trong khi, “các tế bào lập kế hoạch” của Dienel vẫn phần lớn là một thuật ngữ Đức (Dienel 1997; Crosby 1975). Trong 1988, James Fishkin (1991) sáng chế ra sự thăm dò thảo luận cân nhắc (deliberative polling), thử quá trình lần đầu tiên trong 1994 ở Vương quốc Anh. Các tác giả không hàn lâm cũng đã giúp bình dân hóa ý tưởng rút thăm trong lĩnh vực chính trị (Burnheim 1985; Barber 1984; Carson and Martin 1999; Goodwin 2012; Callenbach and Phillips 2008). Trí thức Bỉ David Van Reybrouck (2016) đã công bố một tiểu luận về chủ đề mà đã trở thành một sách bán chạy nhất khắp thế giới. Tại Pháp, công trình có ảnh hưởng sâu rộng của Bernard Manin (1997) về chính phủ đại diện đã đóng một vai trò cốt yếu trong việc gợi ra sự quan tâm nhà hoạt động đến sự rút thăm. Các nhà hàn lâm khác, dù năng nổ trong chính trị hay không, đã giúp phục hồi khái niệm rút thăm (Gastil 2000; Schmitter and Trechsel 2004; Bourg et al. 2011; Elster 2008, 2013; Costa Delgado 2017b). Nhà xuất bản Anh Imprint Academic đã đóng một vai trò đáng kể về khía cạnh này, xuất bản lại các tít cổ điển và đương đại mà đã hết bản in rồi, cũng như các công trình mới trong môn học. Đã có sự thụ phấn chéo hiệu quả giữa công trình lý thuyết về dân chủ thảo luận cân nhắc và nghiên cứu về các minipublic được chọn ngẫu nhiên, tức là, một mẫu đại diện hay ít nhất một mặt cắt-ngang hợp lý của nhân dân, dẫn đến một sự bùng nổ về số các xuất bản phẩm về chủ đề. Một tuyên ngôn tập thể do John Gastil and Erik Olin Wright (2018; 2019a) biên tập được xuất bản vào cuối các năm 2010, biện luận cho sự thành lập cơ quan lập pháp bằng rút thăm.

SỰ KẾT HỢP XÃ HỘI HỌC LỊCH SỬ VÀ LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

Cuốn sách này như thế là phần của một xu hướng rộng hơn và tìm cách đưa ra một tổng quan sơ bộ. Tuy vậy, có là chính đáng để đưa ra những so sánh giữa các thực hành trải từ thời Cổ qua Florence Phục hưng đến Ireland đương thời? Tất nhiên, là không thể để đưa ra một sự so sánh từng điểm giữa các vũ trụ chính trị này, vì các bối cảnh xã hội, thể chế, và văn hóa của chúng là quá khác nhau. Cũng hiển nhiên rằng vai trò trung tâm của sự rút thăm ở chính thể Athen hay Florentine đã khác hoàn toàn với vị trí vẫn khá thứ yếu mà nó chiếm trong các nền dân chủ đương thời, bất chấp sự tăng nổi bật của các thử nghiệm như vậy trong tiến trình của hai hay ba thập kỷ qua. Nhưng điều này không có nghĩa rằng sự so sánh cẩn trọng tự nó là không chính đáng.

Một cách thứ nhất để tiếp cận nhiệm vụ này sẽ là để hỏi một bộ câu hỏi triết lý “muôn thuở.” Nền dân chủ là gì? Sự chọn bằng bốc thăm có thể và nên có chỗ nào trong trật tự dân chủ? Tầm quan trọng căn bản của sự rút thăm trong chính trị là gì? Trong phương thức điều tra nghiên cứu này, sự chú ý lịch sử và xã hội học đến sự đa dạng của khung cảnh lệ thuộc vào lập luận suy đoán; các tác phẩm của Aristotle, Leonardo Bruni, Francesco Guicciardini, James Fishkin, và Jacques Rancière khi đó trở thành rất nhiều cách để trả lời một và cùng câu hỏi. Như chúng ta sẽ thấy, có vẻ mạo hiểm để nêu câu hỏi triết lý này bên ngoài một khung cảnh cụ thể. Tại Athens cổ xưa, sự thực hành chọn bằng bốc thăm, kết hợp với quy mô nhỏ của dân cư công dân và sự luân phiên nhanh của các chức vụ công, đã có nghĩa rằng mỗi công dân chủ động đã có thể kỳ vọng một cách hợp lý để lần lượt là nhà cai trị và kẻ bị trị. Hầu hết kinh nghiệm đương thời, mặt khác, dựa vào các mục tiêu và các kỳ vọng khác một cách sâu sắc, kể cả ý tưởng rằng các mẫu đại diện của dân cư sẽ thảo luận cân nhắc như nhân dân sẽ làm nếu giả như nó có các phương tiện và điều kiện đúng. Câu hỏi kỹ thuật rõ ràng về sự lấy mẫu đại diện làm thay đổi tình hình một cách triệt để. Khi chúng ta thảo luận sự chọn bằng bốc thăm trong chính trị, chúng ta không nhắc tới cùng thứ chính xác ở Florence Phục hưng và ở Canada đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt. Câu hỏi triết lý muôn thuở về mối quan hệ giữa sự rút thăm và nền dân chủ chịu rủi ro bị diễn giải sai hay tỏ ra sai niên đại nếu nó không đề cập đến các thực hành, các dụng cụ, và hoàn cảnh xã hội dưới đó sự chọn ngẫu nhiên hoạt động (Déloye and Ihl 2008; Garrigou 2002; Offerlé 2002; Rosanvallon 1992; Christin 2014).

Để tránh các cạm bẫy này, một cách tiếp cận thứ hai kéo theo sự thử phân tích các chế độ chính trị rất khác nhau trong sự kế tiếp lịch sử. Mỗi thời, các câu trả lời được tìm thấy sẽ thích hợp với “nền văn minh” cá biệt dưới sự nghiên cứu, với không đòi hỏi nào rằng chúng có thể được áp dụng cho các thời kỳ hay các hệ thống chính trị khác. Từ viễn cảnh này, việc dân chủ cổ xưa dựa vào sự rút thăm thông thường được đối sánh với cơ sở bầu cử của các nền dân chủ Tây phương hiện đại; cái có ý nghĩa trong một khung cảnh là không thể hiểu nổi trong khung cảnh khác. Sự phân tích đồng bộ này có một giá trị heuristic, nhưng có các hạn chế rõ ràng. Thứ nhất, có vẻ rõ rằng các nghi thức, tập quán, và khái niệm nào đó có thể được truyền từ một nền văn minh sang văn minh khác. Sau các cuộc cách mạng thế kỷ thứ mười tám, sự rút thăm được dùng dưới các hình thức giống các hình thức được các Công xã Italia áp dụng để lập các bồi thẩm đoàn xét xử. Tương tự, các cuộc bầu cử đã là phần rồi của phong cảnh ở Athens, Venice, và Florence, và chúng được mang vào các nền dân chủ hiện đại dưới các vỏ bọc giữ lại một số đặc tính cũ hơn của chúng. Thứ hai, trong chừng mực liên quan đến sự rút thăm, các sự giống nhau giữa Athens cổ xưa và các thời kỳ nào đó của lịch sử Florentine, hay giữa Rome và Tây Ban Nha hay Thụy Sĩ Đầu Hiện đại, là lớn hơn rất nhiều sự giống nhau mà đã có thể tồn tại giữa Athens, Sparta, và Rome. Sự nhấn mạnh đến các nhận thức không thể so sánh được phóng đại mức độ mà mỗi nhận thức là đồng đều nội bộ.

Mặt khác, một cách tiếp cận lịch sử tập trung vào các khoảng thời gian ngắn hơn thay cho việc tập trung vào các nhận thức, mặc dù cốt yếu cho sự hiểu các chi tiết của các tác nhân nó nghiên cứu, không loại trừ sự quan tâm đến các viễn cảnh lịch sử rộng hơn được cung cấp trong tập sách này. Có thể nói cùng thế về những sự giải thích tự hạn chế ở những dòng dõi thứ tự niên đại hữu hình. Trong các trường hợp cực đoan, chúng làm mất tính chính đáng lý thuyết chính trị hoàn toàn, ủng hộ một lịch sử của các sự chuyển giao hay một vi-xã hội học của các mạng lưới chính trị. Điểm chính ở đây là không phủ nhận giá trị của một lịch sử của các phả hệ và các sự chuyển giao; thực ra, vài trong số này sẽ được phân tích trong cuốn sách này. Tuy vậy, cách tiếp cận phả hệ không thể một mình giải thích vì sao sự chọn bằng bốc thăm trong chính trị ngày nay đưa ra rất nhiều trường hợp chuyển giao thành công, hay vì sao nó đã trải nghiệm sự tăng đột ngột kể từ những năm 1970 và nhất là từ những năm 2000. Vả lại, mỗi phả hệ là khác nhau; không dụng cụ dựa vào rút thăm nào là giống hệt với dụng cụ khác. Làm sao chúng ta có thể tránh bị lạc trong sự phong phú của thực tế?

Một cách tiếp cận thứ ba sẽ đòi hỏi sự kết hợp các phương pháp lịch sử và nhân chủng học. Điều này có nghĩa việc lôi kéo cảm hứng, cho sự chọn bằng bốc thăm trong chính trị, từ một con đường được mở trước bởi Marc Bloch (1973) trong The Royal Touch về quan hệ với sức mạnh chữa lành của các vua, bởi Aby Warburg (1990) liên quan đến sự sống sót của các hình thức nghệ thuật từ một nền văn minh sang nền văn minh khác, và bởi Carlo Ginzburg (1990) trong Ecstasies cho các thực hành ma thuật và shaman giáo. Đối với các tác giả này, sự kết hợp của hai cách tiếp cận tương ứng với một sự bắt buộc phương pháp luận: sự xây dựng lại theo thứ tự thời gian làm cho có thể để lần vết các sự chuyển giao (transfer) và các phả hệ (lineage) lịch sử; sự khảo sát hình thái có thể làm sáng tỏ những sự giống nhau hình thức trong các khung cảnh mà cho chúng không có bằng chứng a priori (tiên nghiệm) nào về dòng dõi theo thứ tự thời gian, nếu chỉ vì sự không thỏa đáng của các nguồn hiện có. Mặc dù hai phương pháp này có thể được theo đuổi một cách độc lập, chúng cũng có thể được kết hợp; một mối quan hệ hình thể (morphological) có thể, chẳng hạn, dẫn các nhà nghiên cứu để tìm kiếm các sự chuyển giao nơi ban đầu chúng có vẻ không chắc có khả năng. Ở nơi khác, tôi đã chấp nhận một cách tiếp cận hình thái mà cho thấy rằng sự can thiệp của một đứa trẻ vẫn-ngây thơ cho việc thực hiện một thủ tục chọn ngẫu nhiên đã là đặc trưng phổ biến một cách nhất quán nhất (dù không phổ quát) của sự rút thăm suốt lịch sử (Sintomer 2018, pp. 223–256). Kết hợp với sự rút thăm, sự ngây thơ của đứa trẻ được xem như sự đảm bảo tính vô tư và tinh khiết (đặc biệt trong đạo Kitô, vì trẻ con được xem như không có tội lỗi). Tuy vậy, ở những chỗ khác và vào thời gian khác, kể cả thế giới đương đại của chúng ta, sự kết hợp sự chọn bằng bốc thăm với một hình bóng trẻ thơ là hoàn toàn thiếu trong chính trị. Hình thái học này chỉ tới cái là giá trị phổ biến nhất được gán cho sự rút thăm – tính vô tư (impartiality-tính công bằng). Nó cổ vũ chúng ta để tìm những sự chuyển giao lịch sử. Tuy nhiên, nó không giải thích cho tính đa dạng đầy đủ của ý nghĩa chính trị của nó.

Trong cuốn sách này, tôi đề xuất lấy một cách tiếp cận khác: Một xã hội học lịch sử so sánh sự thực hành rút thăm trong một số khung cảnh lịch sử khác nhau bằng phương tiện của “các loại hình lý tưởng (ideal type)” Weberian, tức là, các mô hình trừu tượng không chồng gối với một trường hợp kinh nghiệm cá biệt nhưng là các cực của một bản đồ quan niệm mà các trường hợp kinh nghiệm có thể được đặt lên trên đó. Mục đích là để phác họa một bản đồ quan niệm xuyên lịch sử của các lý do căn bản khác nhau đằng sau sự chọn bằng bốc thăm trong chính trị, nhằm, cuối cùng, để có được một sự hiểu tốt hơn về phong cảnh chính trị hiện thời của chúng ta. Các loại hình lý tưởng như vậy (chẳng hạn, ba lý do căn bản mà trên đó sự rút thăm có thể dựa vào: Dấu hiệu của một định mệnh siêu nhiên, tính vô tư, và tính bình đẳng) được xây dựng qua sự nghiên cứu những kinh nghiệm lịch sử. Một phần tôi đã dùng nghiên cứu thực địa và nghiên cứu lịch sử của riêng mình, nhưng trong hầu hết các phần tôi cũng dựa vào công trình của các học giả khác. Tôi đã có khả năng vay mượn từ một khối đáng kể của lịch sử để lần vết các nét phác họa rộng của một hiện tượng trải từ thời Cổ, qua các công xã trung cổ và Phục hưng đến các nền dân chủ hiện đại – và vượt ra ngoài các biên giới Âu châu đến Trung Quốc, Ấn Độ, và Mexico. Một số phân tích xã hội học, hoặc được tôi tiến hành hay được các nhà nghiên cứu khác báo cáo, đã rọi thêm ánh sáng lên câu hỏi, như những nghiên cứu từ các lĩnh vực đa dạng như thực hành lập pháp, các vụ xét xử tòa án, thống kê học, các tranh luận bên trong nghề y, và các sáng kiến chính sách trong các vùng nội thành đã rọi thêm. Trong khi tập sách này không giả bộ để là toàn diện, hy vọng của tôi là tôi đã đi bước đầu tiên và rằng những người khác sẽ theo.

Hơn nữa, tôi kết hợp xã hội học lịch sử với lý thuyết chính trị, thảo luận loại tính chính đáng mà sự rút thăm trong chính trị có thể đòi ngày nay. Cách tiếp cận này phù hợp với lý thuyết phê phán: Ta phải nghiên cứu các thử nghiệm thực tế (lịch sử và hiện thời) để hiểu tốt hơn và đánh giá các đòi hỏi chuẩn tắc và chính trị mà phát sinh từ xã hội, hơn là thử xác nhận các nguyên tắc triết học thuần túy theo một cách suy đoán. Câu hỏi chuẩn tắc của tôi là ít về sự rút thăm có thể đóng vai trò gì trong một xã hội hầu như công bằng và hầu như dân chủ, hơn nó có thể giúp thế nào để dân chủ hóa các hệ thống chính trị hiện hành. Hay, nói khéo hơn, sự rút thăm có thể đại diện một “utopia thực tế” như thế nào, (Gastil and Wright 2019a) một chân trời chuẩn tắc mà sẽ không bao giờ đạt được nhưng hướng tới đó chúng ta có thể tiến bộ trong thế giới hiện thời qua các thử nghiệm dân chủ.

 

PHÁC THẢO CUỐN SÁCH

Để xem xét tình hình của các hệ thống chính trị vào đầu thế kỷ thứ hai mươi mốt, chúng ta cần loại bỏ các quan niệm định trước mà quá thường làm tê liệt sự suy ngẫm trí tuệ và hành động chính trị. Chúng ta phải giải phóng tâm trí của chúng ta khỏi thành kiến và xác định liệu sự rút thăm có đưa ra một con đường hứa hẹn tiến tới cho nền dân chủ hay không. Cuộc khủng hoảng tính chính đáng cấu trúc mà bây giờ tác động đến sự đại diện chính trị khắp thế giới làm cho cần thiết để thách thức cái có vẻ là bình thường vào cuối thế kỷ thứ mười chín: Rốt cuộc, là hoàn toàn có khả năng rằng các hệ thống chính trị ổn định của cái gọi là “phương Bắc Toàn cầu” (cụ thể là, Tây Âu, Bắc Mỹ, Australia, New Zealand, và Nhật Bản) trong vài thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II đã chỉ là một dấu ngặc trong lịch sử, một thời đại hoàng kim cho một số ít may mắn (ở mức toàn cầu), hơn là “sự kết thúc của lịch sử.” Vì thế đáng thăm lại quá khứ xa của kinh nghiệm dân chủ Tây phương và đến lượt phân tích kỹ các thử nghiệm đương thời hứa hẹn nhất về sự rút thăm khắp thế giới.

Trong cuốn sách này, tôi sẽ nêu bốn bộ câu hỏi. Ba trong số chúng ngụ ý một viễn cảnh đến từ xã hội học lịch sử. Bộ thứ nhất liên quan đến các thực hành quá khứ của sự rút thăm trong chính trị. Chúng đã quan trọng thế nào? Có thể rút ra loại đường nét lịch sử rộng nào từ chúng? Các mục tiêu nào đã thúc đẩy và biện minh sự thực hành rút thăm? Bộ câu hỏi thứ hai tập trung vào sự biến mất của sự rút thăm trong hai thế kỷ đầu tiên của chính phủ đại diện ở phương Tây. Vì sao sự rút thăm biến mất hoàn toàn khỏi chính trị với chế độ Cũ ở Tây Âu và Bắc Mỹ? Vì sao nó đã đồng thời phát triển trong lĩnh vực tư pháp với sự lên của bồi thẩm đoàn xét xử? Làm sao người ta có thể giải thích sự khác biệt nổi bật giữa phương Tây và Trung Quốc, nơi (như ở Rome cổ xưa) sự rút thăm được thực hành rộng rãi để phân bổ các tỉnh giữa các quan chức cấp cao cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi? Ngược lại, bộ câu hỏi thứ ba liên quan đến sự quay lại của sự rút thăm với chính trị vào cuối thế kỷ thứ hai mươi. Chúng ta có thể hiểu hiện tượng này thế nào? Sự giải thích chính trị và xã hội học là gì cho các thử nghiệm đương thời? Vài xu hướng có thể được phân biệt?

Cuối cùng, bộ câu hỏi cuối cùng của chúng ta sẽ là chuẩn tắc. Như chúng ta đã lưu ý trước, một số tăng lên của các nhà thực hành và các nhà lý luận cho rằng sự rút thăm là một con đường hứa hẹn để dân chủ hóa hệ thống chính trị trong khi nâng cao tính chính đáng của nó. Các diễn viên này đến từ mọi phía của phổ chính trị. Trong 2020, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) công bố một báo cáo thúc đẩy sự thể chế hóa các minipublic được chọn ngẫu nhiên nhằm “để bắt làn sóng thảo luận cân nhắc.” (OECD 2020, p. 25). Bên cánh tả, một vài người bênh vực một sự biến đổi tham vọng hơn, và bảo vệ sự phát triển của cơ quan lập pháp bằng rút thăm sử dụng lý lẽ chống tư bản chủ nghĩa (Wright 2019). Tại Trung Quốc, trong một khung cảnh hoàn toàn khác, vài trí thức đã cũng tán thành sự rút thăm như một phương tiện để củng cố tính chính đáng của hệ thống một-đảng (Open Time 2012; Bell 2020). Tuy vậy, vài câu hỏi nên được nêu ra.

Loại dân chủ nào được nói đến: Dân chủ thảo luận cân nhắc, mà hầu hết các nhà hàn lâm và các nhà ủng hộ thể chế của các minipublic đòi? Dân chủ triệt để, như được gợi ý bởi các sự nhắc thường xuyên đến Athens? Một sự kết hợp của hai loại, hay đâu đó ở giữa? Một nền dân chủ “chống-chính trị” mà sẽ vượt quá chính trị tranh đấu? Giá trị đặc thù của sự rút thăm là gì?

Để trả lời các câu hỏi này, tôi sẽ nêu rõ bốn bộ yêu sách. Bộ thứ nhất liên quan đến chúng ta diễn giải sự dùng rút thăm trong chính trị thế nào. Mặc dù các cuộc bầu cử được giới thiệu phổ biến ở phương Bắc Toàn cầu như dụng cụ trung tâm của nền dân chủ, sự rút thăm cũng đã được dùng rộng rãi suốt lịch sử trong cả các khung cảnh cộng hòa và dân chủ, trong nhiều trường hợp kết hợp với các cuộc bầu cử. Chúng ta phải nhìn quá sự ghép đôi liên tục được giả định của dân chủ và các cuộc bầu cử. Với tính chính đáng chính trị yếu đi của dân chủ đại diện trong thế kỷ thứ hai mươi mốt, đã nổi lên một quan điểm ngày càng phổ biến, nhất là bên ngoài gới hàn lâm: Sự rút thăm bây giờ được xem như một dụng cụ dân chủ so với các cuộc bầu cử, mà là một dụng cụ quý tộc. Quan điểm này dựa vào một bài diễn thuyết hơi nông cạn về sự trích dẫn nổi tiếng từ Aristotle được nhắc đến ở đầu cuốn sách này. Jacques Rancière (2009, p. 47) có vẻ đi theo hướng này khi ông viết: “Sự bê bối của nền dân chủ, và của việc rút thăm mà là bản chất của nó, là để tiết lộ … rằng chính phủ của các xã hội rốt cuộc không thể không dựa vào sự tình cờ của riêng nó.” Quan điểm này cũng được phát triển bởi Barbara Goodwin (2012), một trong những tác giả sáng suốt nhất về tính chính đáng tiềm năng của sự rút thăm trong các xã hội đương thời. Nhiều người đã đi đến cùng kết luận sau khi đọc cuốn sách có ảnh hưởng sâu rộng của Bernard Manin về chính phủ đại diện (1997). Công trình hiện thời bênh vực một chuyện kể có sắc thái hơn. Ý tưởng rằng sự rút thăm trong chính trị đã bảo tồn một logic dân chủ xuyên lịch sử là huyền thoại hơn là dữ kiện lịch sử, vì sự rút thăm chính trị đã đóng một số chức năng đa dạng suốt lịch sử. Tôi sẽ cho rằng nó đã có vài động cơ chính trị khác nhau mà xuất phát từ các lý do căn bản trái ngược nhau. Đôi khi, sự chọn bằng bốc thăm được trao một sự diễn giải tôn giáo hay siêu nhiên: Điều này đã đặc biệt thế cho rất nhiều hệ thống chính trị cổ xưa. Cơ chế cũng có thể được xem như một phương tiện để cổ vũ tính vô tư: Đấy có lẽ là sự biện minh xuyên lịch sử nhất cho sự rút thăm qua nhiều năm. Và cuối cùng, sự rút thăm có thể là một dụng cụ cho sự thúc đẩy sự bình đẳng, mà ngụ ý một động lực dân chủ khi giới của những người, mà giữa họ sự rút thăm xảy ra, là rộng.

Bộ yêu sách thứ hai tương ứng với câu hỏi gây bối rối: Vì sao sự rút thăm biến mất khỏi chính trường với sự đến của các cuộc cách mạng hiện đại của chúng ta? Bernard Manin (1997) là người đầu tiên hỏi câu hỏi này và cuối cùng đưa ra một câu trả lời hai phần. Theo ông, các nhà sáng lập của các nền cộng hòa hiện đại đã muốn một chế độ quý tộc được bàu hơn là một nền dân chủ, và thật logic rằng họ bác bỏ sự rút thăm, mà được xem như dân chủ. Mặt khác, lý thuyết ưng thuận, mà cho rằng những người bị trị phải ưng thuận các quy tắc, bắt rễ sâu trong các quan niệm hiện đại về luật tự nhiên, đã trở nên phổ biến đến mức có vẻ là khó để chính đáng hóa một quyền lực chính trị mà không được các công dân chấp thuận chính thức. Theo quan điểm của tôi, mặc dù hai lý lẽ này là mạnh, chúng ta cần đi xa hơn chúng. Chúng không tính đến, chẳng hạn, rằng ngay trước Cách mạng Pháp, sự rút thăm đã vẫn được dùng kết hợp với các cuộc bầu cử ở vài nước Âu châu trong khung cảnh của các chế độ quý tộc. Lý lẽ của Manin cũng chẳng giải thích vì sao các phái cấp tiến hay cách mạng đã không bảo vệ sự rút thăm, và vì sao đồng thời, sự chọn ngẫu nhiên ngày càng được dùng để chọn các bồi thẩm đoàn xét xử. Để hiểu điều bí ẩn này, chúng ta sẽ xem xét một số nhân tố khác. Nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất vượt quá chính trị. Mặc dù ở Athens cổ xưa sự rút thăm đã là phần của sự hợp lý hóa chính trị, nó bắt đầu có vẻ giống một cơ chế phi lý trong Khai Sáng, nhất là với sự đến của cách mạng Pháp và Mỹ. Khái niệm chủ quyền nhân dân (popular sovereighty-quyền tối cao nhân dân) và một sự hiểu mới về sự đại diện đã làm cho việc rút thăm lỗi thời. Chủ nghĩa duy lý cộng hòa xem sự rút thăm như một loại tàn dư của chế độ cũ. Do một sự hiểu mới về thời gian và ý chí con người, sự chọn ngẫu nhiên bây giờ bị xem như mù quáng, và như thế ngược với lý trí. Hơn nữa, khái niệm về sự lấy mẫu đại diện đã chưa được phát triển, và các phản lý lẽ đã là khó để nêu lên. Tuy vậy, những sự biện minh như vậy đã không cần cho các bồi thẩm đoàn, mà đòi hỏi chỉ sự phán xét chủ quan và lẽ thường (common sense, lương tri) của những người bình thường. Trong các bồi thẩm đoàn được chọn ngẫu nhiên, các bồi thẩm viên được xem như có thể hoán đổi cho nhau – một tình thế không được phản ánh tương tự trong chính trị.

Bộ yêu sách thứ ba của tôi, liên quan đến ý nghĩa đằng sau sự quay lại gần đây của sự rút thăm với chính trị, cũng một phần tập trung vào sự lấy mẫu đại diện. Sự rút thăm như được thực hành trong chính trị ngày nay gắn một cách không thể tách rời khỏi sự lấy mẫu đại diện, một khái niệm làm cho có thể để lập một “minipublic” hay vi-thế giới của nhân dân. Một nhân tố khá hiện đại khác có tầm quan trọng cốt yếu được đặt lên sự thảo luận cân nhắc và sự liên kết mật thiết của nó với sự rút thăm. Khi được kết hợp, hai đặc tính này cho sự thực hành rút thăm một lý do tồn tại mới. Chúng được sắp từng tầng lên hai ý nghĩa cũ của sự rút thăm, cụ thể là tính vô tư mà nó cho phép và sự bình đẳng mà nó thiết lập giữa những người mà giữa họ sự rút thăm xảy ra, và làm thay đổi logic tổng thể của sự rút thăm. Tuy vậy, khi phân tích các thử nghiệm đã xảy ra trong các thập niên vừa qua, phải phân biệt hai làn sóng. Làn sóng đổi mới dân chủ thứ nhất dựa vào các minipublic được chọn ngẫu nhiên đã theo một logic của nền dân chủ thảo luận cân nhắc hơn là một logic của chính phủ tự quản và nền dân chủ triệt để. Về khía cạnh đó, các sự nhắc đến Athens cổ xưa, với sự chọn bằng bốc thăm và các thảo luận mặt đối mặt của nó, là có vấn đề hơn chúng thoạt nhiên có thể có vẻ. Ngược lại, làn sóng thứ hai được phân biệt hơn và vài trong các xu hướng của nó là tương thích với một quan điểm tân-Athen. Các quá trình rút thăm được trao quyền, mà đã nổi lên trong làn sóng thứ hai, thâu tóm tốt tinh thần của những truyền thống dân chủ Athen hơn các minipublic tư vấn.

Bộ yêu sách cuối cùng của tôi là chuẩn tắc. Dựa vào các bài học của xã hội học lịch sử mà tôi đã phác họa sớm hơn, tôi sẽ thử biện minh một cách thuyết phục chuẩn tắc và thực tế chính trị cho sự rút thăm. Các quá trình rút thăm được trao quyền có vẻ hứa hẹn cho sự dân chủ hóa nền dân chủ. Tuy vậy, ta phải quy định theo quan niệm dân chủ nào chúng ta có thể đưa ra đánh giá khẳng định này. Các nhà dân chủ thảo luận cân nhắc bảo vệ sự phát triển của một hệ thống thảo luận cân nhắc trong đó các yếu tố khác nhau sẽ khớp với nhau để tạo ra một sự phân công lao động hài hòa, các minipublic được chọn ngẫu nhiên là một yếu tố quan trọng. Vấn đề ở đây là các nhà dân chủ thảo luận cân nhắc có khuynh hướng có một quan điểm ngây thơ về chính trị và xã hội, nơi sự thống trị không tồn tại và nơi các ý kiến chắc có khả năng thay đổi qua cái Habermas (1996) gọi là “forceless force of the best argument (sức mạnh không có lực của lý lẽ tốt nhất).” Trong một diễn giải khác, mà tôi gọi là dân chủ chống-chính trị, quan trọng cho các blog đa dạng, các phong trào xã hội, và các đảng mà táo bạo tranh cãi dân chủ đại diện, các elite đối lập với nhân dân, được hình dung như một khối thống nhất. Một khi nhân dân loại bỏ các cuộc bầu cử và, với chúng, loại bỏ giới elite, sự rút thăm sẽ đóng một vai trò trung tâm trong hệ thống chính trị này. Cơ chế sẽ “thay thế chính phủ của con người bằng chính quyền của các thứ,” để vay mượn một ý tưởng từ Engels và Saint-Simon. Quan điểm này chỉ dời chỗ thế bế tắc điền viên của một xã hội không có xung đột đến một tương lai xa; ngoài ra, nó không giải thích “các mâu thuẫn giữa nhân dân” (Mao 1957) hiện tại và tương lai. Vì thế, tôi sẽ bảo vệ quan điểm thứ ba về nền dân chủ triệt để, một hệ thống mà – ít nhất nó hiểu thấu tầm quan trọng của sự thảo luận cân nhắc – biện minh tốt hơn sự phát triển của sự rút thăm ngang phổ của chính trị Tây phương. Người ta phải hình dung về các biến đổi cấu trúc tiến bộ như kết quả phức tạp của các cuộc đấu tranh xã hội tranh đấu (agonistic), những hoạt động do các đảng chính trị lãnh đạo, và những đổi mới dân chủ dự định để trao nhiều quyền lực hơn cho nhân dân và ủng hộ các thời khắc xây dựng-đồng thuận. Tầm nhìn mang tính hệ thống này khác với một tầm nhìn của nhà thảo luận cân nhắc: Nó hình dung về các yếu tố khác nhau của hệ thống chính trị như hoạt động trong sự căng thẳng hơn là trong sự cộng tác chức năng. Trong “hệ sinh thái” chính trị này, sự rút thăm có thể đóng một vai trò quan trọng, do các đức hạnh tiềm năng của tính vô tư và tính bình đẳng, và bởi vì nó nuôi dưỡng một hình thức mô tả của sự đại diện. Gắn với sự thảo luận cân nhắc và khái niệm sự khôn ngoan (minh triết) của nhiều người (wisdom of the many), nó là một cách hứa hẹn – nhưng không độc nhất – để sáng chế lại nền dân chủ trong thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Tôi sẽ bắt đầu trong Chương 1 bằng việc thảo luận nhiều sự tương phản giữa các nền dân chủ cổ xưa và hiện đại. Đầu tiên, tôi sẽ mô tả khủng hoảng đại diện chính trị hiện thời, mà là nền khung cảnh mà dựa vào đó sự truyền bá các đổi mới dân chủ như sự rút thăm phải được hiểu. Các nguyên nhân của nó chẳng là hoàn toàn độc nhất cho một nước cũng không nhất thời, mà có bản chất cấu trúc. Tôi sẽ nhận diện ba trong số các nguyên nhân này và, sau khi phác họa ngắn gọn các kịch bản tiềm năng về nền hậu-dân chủ và chủ nghĩa độc đoán ở phương Bắc Toàn cầu, tôi sẽ xem xét rất chi tiết một dự án chống-bá quyền nhắm tới việc dân chủ hóa nền dân chủ. Rồi tôi sẽ tiếp tục với một tổng quan về sự chọn bằng bốc thăm đã hoạt động thế nào trong thời Cổ, mà có vẻ là một điểm tham chiếu cốt yếu cho những người bênh vực sự rút thăm. Việc mô tả sự dùng chính trị không thường xuyên của nó ở tây Á cổ xưa, tôi sẽ làm sáng tỏ làm sao sau Aquinas, hai kiểu rút thăm, bói toán và phân phối, được phân biệt thêm vào sự dùng thủ tục trong các trò chơi may rủi hay khoa học. Mặc dù nó đã nổi lên từ các thực hành bói toán, sự rút thăm phần lớn trở thành một sự thực hành thế tục trong Thời Hoàng kim của nó ở Athens, với một tính chính đáng xuất phát từ cả tính vô tư và sự hiện thân logic dân chủ triệt để của nó. Sự dùng rút thăm ở Rome đã phổ biến nhưng hoàn toàn khác, với một chiều nghi lễ và biểu tượng quan trọng mà đã cho phép sự cạnh tranh hòa bình giữa các elite nhân danh nền Cộng hòa và lợi ích chung. Hai thí dụ tương phản này như thế sẽ xác lập dữ kiện rằng sự rút thăm có thể được dùng theo các lý do căn bản đa dạng.

Trong Chương 2, tôi sẽ phân tích sự tái sinh của sự rút thăm ở phương Tây, trong thời Trung Cổ và thời kỳ Đầu Hiện đại. Tôi sẽ khám phá các đột biến của các cộng hòa Italia trung cổ và Phục hưng, cũng như các thực hành rút thăm ở Tây Ban Nha, Thụy Sĩ, và các nước Âu châu khác thời Đầu Hiện đại. Trong các thời kỳ này, sự rút thăm đã phổ biến và lấy nhiều vỏ bọc khác nhau, tuy nó đã luôn kết hợp với các cuộc bầu cử và sự hợp tác. Trên hết nó đã là một phương tiện để chuyển sự cạnh tranh vì quyền lực và các nguồn lực giữa các nhóm và nhất là giữa giới elite. Nó đã là một yếu tố then chốt của “các chế độ quý tộc phân phối” trong các khung cảnh cộng hòa khác nhau, trong đó một phần tương đối nhỏ của các công dân elite có thể phát triển chính phủ-tự trị nhân danh lợi ích chung và hưởng các đặc quyền của việc quản trị chính thể. Trong vài trường hợp, nhất là trong các Công xã Italia thế kỷ thứ mười ba và trong các thời kỳ hạn chế ở Florence, chính phủ-tự trị cộng hòa đã mở rộng ra một giới công dân lớn hơn. Do sự khan hiếm dữ liệu hiện có, tôi sẽ nhắc chỉ đến vài thực hành rút thăm bên ngoài thế giới Tây phương, trên hết ở Ấn Độ. Một bài học khác để mở trong chương này là, trước thời hiện đại, sự rút thăm chính trị được kết nối với một “việc thuần hóa may rủi” theo kinh nghiệm và được dùng như một dụng cụ duy lý, tuy quan niệm khoa học về lấy mẫu đại diện vẫn chưa được biết.

Chương 3 sẽ xử trí điều bí ẩn lịch sử của sự biến mất sự rút thăm khỏi chính trị tiếp sau cách mạng Pháp và Mỹ. Đầu tiên, tôi sẽ làm nổi bật “sự phân kỳ lớn” giữa Trung Quốc và phương Tây về vấn đề này, vì Trung Quốc đã dùng rút thăm (cùng với các cuộc thi cử hoàng đế) cho đến đầu thế kỷ thứ hai mươi, còn phương Tây đã từ bỏ nó vào đầu thế kỷ thứ mười chín. Tiếp theo, tôi sẽ đào bới các nguyên nhân của sự lu mờ hai thế kỷ của sự chọn ngẫu nhiên trong chính trị Tây phương, đồng thời khi kỹ thuật ngày càng được dùng cho sự chỉ định bồi thẩm đoàn xét xử. Thực ra, sự chọn ngẫu nhiên của các bồi thẩm đoàn đã chủ yếu liên kết với ý tưởng rằng các bồi thẩm viên là các nguồn có thể hoán đổi của lẽ thường tình. Ngược lại, tuy vậy, tranh luận Thụy sĩ mà được tiến hành trong thời kỳ cách mạng vào lúc chuyển thế kỷ thứ mười tám cho thấy rằng các ý tưởng duy lý mới, mà đã nổi lên với sự đến của thời hiện đại và Khai Sáng, đã có thể chỉ xem sự rút thăm như một tàn dư mù quáng và phi lý của quá khứ. Vào lúc đó, quan niệm về mẫu đại diện, mà hầu như chắc chắn là quen thuộc với các bạn đọc đương thời, đã vẫn chưa được phát triển. Vì vậy, ngay cả những người bảo vệ một hình thức mô tả của sự đại diện, nơi các đại diện giống về mặt xã hội với nhân dân họ đại diện, đã không thể đưa ra yêu sách cho sự rút thăm khi bảo vệ lý tưởng của họ.

Chương 4 phân tích sự phát triển theo hàm số mũ của các thử nghiệm đương thời về sự rút thăm và giải thích vì sao cơ chế có vẻ ngày càng chính đáng trong con mắt của các diễn viên khác nhau. Hầu hết các diễn viên này đặt cơ sở cho các lý lẽ của họ vào khái niệm tương đối mới về mẫu đại diện; “việc thuần hóa may rủi” thứ hai này liên kết mạnh sự rút thăm với sự đại diện mô tả, tức là, một sự đại diện xã hội học hay thống kê của nhân dân. Những người bênh vực rút thăm thường gợi ý sự kết hợp của sự chọn bằng bốc thăm và sự thảo luận cân nhắc, nhấn mạnh các sự biện minh vô tư, dân chủ, và nhận thức cho sự rút thăm. Tôi sẽ mô tả hai làn sóng thử nghiệm lần lượt. Làn sóng thứ nhất, mà bắt đầu trong các năm 1980, đã tập trung vào các minipublic thảo luận cân nhắc như các bồi thẩm đoàn công dân, các hội nghị đồng thuận, và các cuộc thăm dò thảo luận cân nhắc, đã mang tính tham khảo, từ trên xuống, hết sức được kiểm soát bởi các nhà sáng chế của chúng, và đã hoạt động chỉ như những bổ sung cho nền dân chủ đại diện. Làn sóng thứ hai, bắt đầu trong các năm 2000, đã thấy một sự nở rộ đổi mới dân chủ. Các minipublic được trao quyền, được kết hợp với nền dân chủ tham gia hay nền dân chủ trực tiếp, rõ ràng nhất với các hội nghị công dân. Ngoài ra, các thử nghiệm này đôi khi đã đến từ dưới và đã dẫn đến các cơ quan thường trực được chọn ngẫu nhiên đầu tiên trong một nhúm định chế. Sự rút thăm đã cũng được dùng trong chính trị đảng và các hiệp hội. Vào giai đoạn này, sự chính trị hóa một số thử nghiệm đang có xu hướng tới một mô hình mà khác với mô hình nhà thảo luận cân nhắc, mà hết sức ca ngợi tính vô tư và tính trung lập của các minipublic. Tôi sẽ tóm tắt ba lý do căn bản của sự bình đẳng chính trị mà đã ủng hộ sự dùng rút thăm suốt lịch sử. Các lý do căn bản này được huy động bởi các tưởng tượng chính trị tương phản (những sự phóng chiếu các chân trời chính trị đáng mong muốn hay đáng lo ngại) mà bảo vệ sự quay lại của sự chọn ngẫu nhiên với chính trị, ít nhất ở phương Tây: Các tưởng tượng về nền dân chủ thảo luận cân nhắc, nền dân chủ chống-chính trị, và nền dân chủ triệt để.

Chương 5 đưa ra lý lẽ ủng hộ sự quay lại của sự rút thăm với các hệ thống chính trị của phương Bắc Toàn cầu, thảo luận những thách thức chính mà cái sau đối mặt và những chức năng quan trọng mà các cơ chế chọn ngẫu nhiên có thể đóng trong chính trị đương thời. Các cơ quan được chọn bằng rút thăm có thể là một nguồn cho nền dân chủ lớn hơn, một nền tảng cho công luận được khai sáng hơn và hoạt động công có trách nhiệm hơn: Tóm lại, cho một động lực đối lập với cả nền hậu-dân chủ và chủ nghĩa độc đoán. Tôi sẽ thảo luận ý tưởng về cơ quan lập pháp bằng rút thăm, mở ra một triển vọng có tính hệ thống về sự chọn ngẫu nhiên có thể giúp thế nào để sáng chế lại chính trị và dân chủ trong thế kỷ thứ hai mươi mốt.

Trong một trong những sự biện minh lịch sử đầu tiên cho nền dân chủ, Plato đã giải thích điều sau, nói về Athens (Plato s.d., 319d):

Khi là cái gì đó liên quan đến chính phủ của một nước mà phải được tranh luận, người đứng lên để khuyên họ có thể là một thợ xây dựng hay cũng thế một thợ rèn hay một thợ đóng giày, nhà buôn hay chủ sở hữu thuyền, giàu hay nghèo, thuộc gia đình tốt hay không ai cả. Không ai đưa nó lên chống lại bất kỳ ai trong số đó … mà ở đây là một người mà không có các trình độ kỹ thuật, không có khả năng chỉ vào bất cứ ai như thầy giáo của mình, nhưng vẫn thử cho lời khuyên. Lý do phải là họ không nghĩ đấy là một chủ đề có thể được dạy.

Cuốn sách này gợi ý rằng những vấn đề cơ bản của các hệ thống chính trị của chúng ta phải được xem xét lại. Các nguồn của tính chính đáng chính trị là gì? Sự thảo luận cân nhắc công nên xảy ra thế nào? Lợi ích chung nên được xây dựng một cách tập thể ra sao? Ý nghĩa của sự đại diện là gì? Ai quyết định? Lý lẽ của Protagoras có thể vẫn có sự hợp lệ nào đó? Và sự rút thăm có thể đóng một phần trong chuyện kể dân chủ đang diễn ra?


* Những cuốn trước:

1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

41. Triệu Tử Dương, Tù nhân bí mật của Nhà nước – Nhật ký bí mật của Triệu Tử dương, NXB Dân Khí, 2019

42. Gabriel Zucman, Của cải Giấu giếm của các Quốc gia, NXB Dân Khí, 2019

43. Emmanuel Saez và Gabriel Zucman, Chiến thắng của sự Bất công:

………

53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021

54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021

55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021

56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

57. Ronald Inglehart, Sự Tiến hóa Văn hóa, NXB Dân Khí, 2022

58. Blanko Milanovic, Bất bình đẳng Toàn cầu, NXB Dân Khí, 2022

59. Blanko Milanovic, Chủ nghĩa tư bản, Một mình, NXB Dân Khí, 2022

60. Julia Cagé, Cứu Media, NXB Dân Khí, 2022

61. Moisés Naím, Sự Trả thù của Quyền lực, NXB Dân Khí, 2022

62. David Van Reybrouck, Chống Bầu cử – Biện hộ cho Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

63. John Gastil và Eric Olin Wright biên tập, Cơ quan Lập pháp bằng rút Thăm, NXB Dân Khí, 2023

64. Timothy Snyder, Đường tới không-Tự do, NXB Dân Khí, 2023

[1] Le Monde, November 18, 2006.

[2] Lefigaro.fr, October 24, 2006.

[3] La Chaîne Info (LCI), October 27, 2006

[4] Georges Boulanger (1837–1891): một vị tướng Pháp trở thành chính trị gia lãnh đạo một phong trào dân túy làm lung lay Đệ tam Cộng hòa. Paul Déroulède (1846–1914): một trí thức Pháp đóng một vai trò quan trọng trong phong trào bài-Do thái gắn với Vụ Dreyfus.

[5] Vào ngày 6 tháng Hai 1934, một cuộc biểu tình do cực Hữu tổ chức tại Paris đã biến thành một cuộc nổi loạn, làm cho công chúng rõ là Pháp cũng có thể bị sự lên của chủ nghĩa phát xít đe dọa.

[6] Reuters, October 24, 2006.

[7] Lúc đó, Jean-Marie Le Pen là lãnh tụ của đảng cực hữu.

[8] Lefigaro.fr, October 24, 2006.

[9] Novo Press, October 25, 2006.

[10] Convergences révolutionnaires, October 30, 2006.

[11] RTL, October 26, 2006.

(Còn tiếp)

Comments are closed.