Tag: Trương Đình Phượng

  • Thơ Trương Đình Phượng

    KHI THỜI GIAN LÀ MỘT TÊN HÀNH KHẤT KHÔNG NHÀ

     

    1.

    Tháng giêng

    Bạn quy đổi nỗi buồn thành cổ phiếu

    Cất vào chiếc hòm tâm tư

    Từ lâu ám mùi cô độc

    Tháng giêng

    Những chùm gió cuối đông đi ngang cửa

    Gieo lên mái nhà rụn khớp

    Những nỗi niềm xưa cũ

    (more…)

  • Người bóng

    Truyện Trương Đình Phượng

    Giữa thời cực thịnh của triều Trần tại Hà Nam có tay buôn lụa họ Nguyễn tên độc một chữ “Quỷ”. Gã mang cái tên kỳ quái ấy nghe đâu vì đêm mẹ gã hạ sinh gã, bà ta nhìn thấy một khuôn mặt quỷ ngoài song cửa sổ, dưới ánh trăng mờ mờ ảo ảo.

    Đến khi Quỷ đầy tháng mẹ gã chỉ bước chân ra khỏi nhà một lần vào hôm lên chùa cầu an, từ đó trở đi bà ta trở nên lầm lì ít nói, suốt ngày ngồi bó gối trên giường ôm con nhỏ.

    Có một đêm vào tầm canh bốn, trăng sáng quắc như mắt mèo, cha Quỷ đang ngủ bỗng giật mình tỉnh thức vì tiếng than khóc vẳng ra từ buồng vợ. Hớt hải chạy sang châm ngọn đèn dầu lạc, ngay khi ánh lửa vừa lóe sáng cha Quỷ liền thốt lên mấy tiếng kinh hoàng “Thiên địa tổ tiên ơi”, rồi ngã gục xuống nền nhà ngất đi.

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    death sound

    (âm thanh chết chóc)

     

    những cánh hoa bị nhốt

    giữa bạt ngàn cỏ dại

    như chúng ta bị bỏ rơi giữa con đường tăm tối

    trong mịt mùng sương khuya

    mùi hương của lũ hoa cố bay lên bầu trời

    nhập vào những đóa sao

    tìm phương hướng

    (more…)

  • Thảo luận mùa hè 2022 (6): Trương Đình Phượng – “Cuộc sống đầy xác trộn có thể tạo cảm hứng cho nhà văn nhưng nhiều khi chính sự ngột ngạt lại khiến ngòi bút của nhà văn không còn đủ sức vung lên”

    Vào tháng sáu, Văn Việt đã bắt đầu thực hiện cuộc Thảo luận mùa hè 2022.

    Thời điểm đó, cả nước (và nhứt là Sài Gòn), đã lựng chựng những bước đi đầu tiên, cố “bình thường trở lại” sau những tháng ngày kiệt quệ vì phong tỏa. Những nội dung chia sẻ trong thảo luận là từ trạng thái đó:

    ”Đang là thập niên thứ ba của thế kỷ 21, và nhân loại vừa ra khỏi một thảm họa cực kỳ khốc liệt khiến mỗi người phải nhìn lại mình và trả lời câu hỏi: Nếu được sống (tiếp) thì sẽ sống thế nào?

    Còn các nhà văn thì hỏi: Nếu được sống (tiếp) thì sẽ viết thế nào?

    Phải chăng nhà văn đã “chậm chân”, đã bị “bỏ-lại” so với sự phát triển của khoa học và công nghệ, những thứ đã giúp cho một người bình thường, chỉ với bàn phím và mạng xã hội, có thể nối kết cùng cộng đồng và được đón nhận một cách hiệu quả hơn so với trang viết của nhà văn?

    Phải chăng sự thiếu vắng những nhà văn tên tuổi mà tư tưởng đủ sức gây ảnh hưởng lên toàn nhân loại khiến những tác phẩm hư cấu giờ trở nên “nhẹ-cân-hơn” ngay cả với thể loại văn chương phi-hư-cấu?

    Và anh/chị có thể trả lời các câu hỏi sau hoặc mở rộng vô giới hạn theo ý của anh/chị”.

    Xin giới thiệu bài của nhà văn Trương Đình Phượng.

    VĂN VIỆT

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    BI CA: NHỮNG LINH HỒN NẰM IM CHỜ CHẾT

     

    1

    này em

    đừng nhắc về hai tiếng tình yêu

    khi lòng người chỉ còn là ngôi từ đường mục ruỗng

    chúng ta

    những con kiến chạy vòng quanh miệng chảo

    làm sao có thời gian

    để nhìn thấy bầu trời

    (more…)

  • Linh thể chuông đồng

    Truyện Trương Đình Phượng

    Họ Dương ở làng Tống Xá (Yên Xá – Ý Yên – Nam Định) chuyên làm nghề đúc chuông đồng. Hậu duệ đời thứ chín Dương Hớm vì túng bấn mà bỏ nghề gia truyền tìm kế sinh nhai bằng nghề bốc thuốc nam.

    Đêm nọ sau khi tiễn bệnh nhân cuối cùng ra về, Hớm cảm thấy mệt mỏi, liền đến ngả lưng trên chõng tre nằm nghỉ, gió đêm hây hẩy không khí dịu mát, chốc lát Hớm chìm vào giấc ngủ say.

    Tầm canh ba, Hớm nửa mê nửa tỉnh sực nghe ngoài rào có tiếng kêu nho nhỏ:

    – Dương Hớm, Dương Hớm mau ra đây.

    Hớm mở cửa bước ra ngoài.

    Đêm mượt như nhung, không gian nồng nàn hương bưởi, ngoài rào thấp thoáng một bóng người chờn chợn trong làn khói mỏng, Hớm đánh bạo hỏi:

    – Nhà ngươi là ai, người vừa gọi ta phải chăng là ngươi?

    Kẻ ấy đáp:

    – Chính ta vừa gọi ngươi đấy, nhưng ta là ai thì ngươi chẳng cần phải biết, việc của ngươi là bây giờ đi theo ta đến một nơi gặp một người.

    Hớm đắn đo giây lát, hỏi:

    – Kẻ cần gặp ta là ai, nam hay nữ?

    Kẻ ấy sẵng giọng:

    – Ngươi tò mò quá rồi đấy, người ấy là ai ngươi gặp sẽ biết thôi.

    Hớm cười khỉnh:

    – Ta đâu phải là phường đầu đất óc đá ai bảo gì đi đâu cũng răm rắp nghe theo, lỡ ngươi bảo ta đi gặp phường yêu ma quỷ quái hay kẻ cường đạo thì sao?

    Kẻ ấy giục:

    – Thôi không nhiều lời nữa, trời sắp sáng rồi, chúng ta đi mau thôi.

    Liền đó tay áo kẻ ấy phất lên, một làn u hương xuyên qua bờ rào bay về phía Hớm, Hớm vừa mở miệng định nói làn u hương kia đã xông thẳng vào khứu giác, Hớm như kẻ trúng mê dược, chẳng còn biết gì nữa.

    Khi Hớm mở mắt ra đã thấy mình nằm trong sân của một ngôi cổ tự, ngẩng lên nhìn thấy tấm biển vàng đề hàng chữ “Dương Xuân Thiền Tự”. Hớm thầm nhủ:

    – Thế quái nào mình lại ở đây. Còn kẻ giả thần giả quỷ kia đâu rồi?

    Hớm chống tay đứng dậy, nhìn quanh chỉ thấy:

    Dế rung đàn, trăng giỡn lá

    Bóng tối lâm châm, cỏ cây như vẽ

    Mùi trầm tha thướt, sương loãng bềnh bồng

    Tâm thanh như nước lạc vào cõi tiên…

    Phút chốc Hớm như quên hết muộn phiền cõi thế, đưa chân dạo quanh ngôi cổ tự. Cảm thấy mình chẳng khác gì văn nhân mạc khách đang thả hồn du ngoãn cõi đêm tìm hứng cảm.

    Đi qua một con đường nhỏ lát gạch Bát Tràng, lại đi qua một vườn hoa nhỏ, Hớm dừng lại trước một căn phòng, bên trong ánh đền cầy nhờ nhờ chiếu qua tường giấy dó, gợi lên cảm giác u tịch trang nhã, mùi nhang trầm lan man hòa gió khiến tâm trí con người như chỉ muốn phiêu du.

    Đang mải mê chìm đắm trong cõi mộng chợt có tiếng thì thào, Hớm giật mình, lắng tai nghe.

    Một giọng nữ nhân vừa nhu mì vừa nghiêm khắc:

    – Hiện kẻ ta bảo ngươi đi mời đã đến chưa?

    Tiếp đến giọng một nam nhân ra chiều tôn kính:

    – Dạ bẩm đã mời đến hiện ở ngoài kia, y đang thả hồn thưởng lãm cảnh đêm ạ.

    Có tiếng sột soạt, hình như nữ nhân đang thay đổi tư thế:

    – Ngươi ra bảo hắn vào đây.

    – Dạ

    Nam nhân đáp xong liền bước ra.

    Không muốn bị phát giác mình đang nghe lén, Hớm vội bước lại phía tòa thủy đình, ngẩng đầu nhìn cây hoa sứ, giả bộ hỉnh mũi hít hà khen:

    – Chà chà đêm thanh hương hoa nồng đượm thật khiến lòng người trỗi dâng niềm cảm hoài.

    Nam nhân kia bước đến a hèm một tiếng, Hớm giả bộ giật mình, ngoảnh lại.

    – Ồ nãy giờ huynh đi đâu vậy, ta đang tìm huynh đây, tại sao đưa ta đến đây rồi biến mất tiêu vậy?

    Nam nhân chừng như không muốn dây cà dây muống liền giục:

    – Chủ nhân ta cho đòi ngươi vào gặp, hãy gác niềm cảm hứng cảm hoài của ngươi sang một bên mau mau theo ta vào. Để chủ nhân ta đợi lâu không chỉ tính mạng ta mà tính mạng ngươi e cũng khó giữ đấy.

    Chẳng biết tay nam nhân nói thật hay cố ý mượn uy hổ già dọa chó tơ. Hớm bỗng thấy gáy mình lành lạnh, hớt hải rảo bước theo. Hai người bước đến gần cửa, đứng lại.

    Từ bên trong vẳng ra tiếng oanh thỏ thẻ:

    – Hớm lang đã đến rồi đấy hả.

    Tay nam nhân đáp:

    – Dạ bẩm đã đến ạ.

    Giọng oanh càng mượt mà:

    – Cửa ta không khóa chỉ khép hờ thôi, ngươi hãy mở cho chàng vào đi.

    Cửa mở, trước mắt Hớm sáng bừng lên, đồ vật trang trí trong phòng đều là vàng hoặc bạc khiến cho gian phòng muôn vàn lộng lẫy nhưng tất cả cũng không thể sánh bằng sự lộng lẫy của nữ nhân đang nằm trên chiếc trường kỷ, chiếc áo khoác màu chồn tía đắp ngang người, đôi gò bồng đảo phập phồng sau làn khói hương bảng lảng, nụ cười như hoa hàm tiếu e dè hé nụ, ánh mắt như hai hạt trân châu tưởng như từ muôn vạn năm trước đã sáng long lanh như thế.

    Hớm như si như dại, quên mất cả phong thái chủ khách, tay nam nhân khẽ huých vào cùi tay Hớm nhắc nhở:

    – Kìa, sao đực ra như kỳ lân đá vậy, không cúi mình chào hỏi chủ nhân ta đi, phải chăng ngươi không còn xem cái tính mạng đom đóm của ngươi ra gì nữa hả?

    Hớm như kẻ từ giấc mơ bước ra, cúi mình xá nữ nhân một cái:

    – Kẻ quê mùa hèn kém xin kính chào mỹ nhân.

    Nữ nhân vẫn giữ tư thế nằm đầy vẻ khêu gợi, nhoẻn cười:

    – Mời Hớm lang ngồi.

    Quay sang tay nam nhân nghiêm giọng:

    – Mau mang ghế đến cho Hớm lang an vị, còn nhà ngươi đi ra ngoài không có lệnh ta chớ có ho he bén mảng gần đây. Ta mà biết ngươi quanh quẩn ngoài căn phòng này đừng có trách ta tàn nhẫn.

    Tay nam nhân vội vã mang ghế lại cho Hớm rồi mau chóng bước ra.

    Căn phòng chìm vào tĩnh lặng.

    Hớm ngồi xuống hồi hộp chờ mỹ nhân lên tiếng.

    Nữ nhân ngồi dậy, chiếc áo khoác khẽ trễ xuống làm lộ thêm những đường nét giết người trên thân thể kiều diễm. Tim Hớm đập liên hồi, toàn thân như có lửa đốt, máu nóng xông lên tận não, Hớm tưởng mình có thể ngất đi bất cứ lúc nào, vội nén dương khí xuống, nét mặt cố tỏ ra bình ổn.

    Nữ nhân khẽ đưa gót ngọc xuống giường, chậm chậm bước về phía chiếc bàn, bàn tay trắng như ngà miết nhẹ trên ngọn đèn cầy, những giọt lệ nến ứ đọng tràn xuống mặt bàn. Nữ nhân đưa ngón tay vào miệng nút nhẹ, đôi môi đầy vẻ tính dục cất lời:

    – Hớm lang, chàng thấy dung nhan của ta có xứng đáng xếp vào hạng nô tỳ chăng?

    Hớm xua tay lia lịa, giọng run run:

    – Ấy, sao mỹ nhân lại nói như thế, nhan sắc Tây Thi hay Dương Quý Phi… bên phương Bắc thuở xưa đem so sánh với dung nhan diễm tuyệt của nàng cũng chỉ như đóm lửa sắp tàn trước ánh dương quang mà thôi.

    Nữ nhân nghe Hớm tụng ca sắc đẹp của mình bất giác đỏ bừng đôi má chẳng biết vì sung sướng hay thẹn thùng, dưới ánh đèn càng muôn phần diễm lệ. Tâm trí Hớm càng như si như ngốc, bất giác đứng lên bước về phía mỹ nhân, đến gần quên hết ngại ngần đặt bàn tay lên vai ngọc bóp nhè nhẹ, mỹ nhân khe khẽ rên lên, càng khêu thêm dục tính trong người Hớm.

    Mỹ nhân lay động thân mình, tựa vào người Hớm. Lửa dục đã bốc cao ngùn ngùn tựa dòng sông căng tràn nước gặp cơn lũ lớn, Hớm ôm chầm lấy mỹ nhân mà hôn mà hít. Mỹ nhân cố cưỡng, đẩy Hớm ra trách móc:

    – Kìa sao chàng lại mặt dày bạo gan làm vậy.

    Hớm thẹn, vội rời xa mỹ nhân, đứng chết trân, lắp bắp:

    – Ta… ta, thật tình xin nàng thứ lỗi cho. Ta như kẻ mê hoa gặp được đóa mẫu đơn chúa lòng bỗng trở nên ngu ngốc hồ đồ, xin nàng chớ giận dữ.

    Mỹ nhân có vẻ thương cảm cho tấm chân ái của Hớm, dịu dàng cười, lại tự trách mình:

    – Ta không trách cứ chàng đâu, tất cả là do ta đã biết nam nhân trong thiên hạ kẻ nào cũng dễ để dục tính trào sôi che mờ nhân chí vậy mà ta còn cố ý “đùa chi ghẹo điểu”1, thật là sai quấy quá.

    Dứt lời, tự tay châm hai chung trà, nâng một chung ngang mày, thỏ thẻ thốt:

    – Xin mời chàng cạn chung trà “khai dương khám xuân”2, rồi ta sẽ muối mặt tấu bày một câu chuyện.

    Hớm đưa tay đỡ lấy chung trà, mùi hương thơm nức theo khói ấm len vào mũi khiến tâm trí Hớm lâng lâng, Hớm uống cạn chung trà, một làn nhiệt khí tràn khắp thân thể.

    Chớp mắt vị trà như Xuân Dược thiêu đốt tận tâm can, Hớm càng chìm vào cơn ham mê tính dục, chẳng nhịn nổi nữa lao đến ôm lấy mỹ nhân, định bế lại giường mà cởi áo lột xiêm. Mỹ nhân vẫn cố tình trêu cợt, giả bộ vùng vẫy, miệng la, mà tiếng la tựa tiếng muỗi vo ve trên đỉnh màn.

    – Ơ kìa gã nam nhân bỉ ổi này, ngươi tính giở trò gì với ta đấy hả? Bớ người ta có kẻ đòi cưỡng hiếp gái nhà lành!

    Hớm giọng đứt nối:

    – Ta… ta… ta…

    Nói mãi chẳng xong một từ. Lúc này Hớm đã bồng nữ nhân đến giường, hai thân thể ngã luôn xuống chiếu hoa, rồi đó tiếng rên rỉ, tiếng thở dập dồn choán đầy căn phòng hoa mỹ, mọi vật xung quanh dường như lu mờ trước đôi mắt của hai kẻ say sưa trò loan phụng.

    Thời gian lầm lũi trôi qua, tầm gần một tiếng sau nước tuôn vào bể thắm, hoa phún đầy đỉnh non, Hớm nằm vật ra giường, mắt nhìn trần nhà thở dốc, mỹ nhân ẻo lả gối đầu lên ngực Hớm, ngón tay ngà mơn trớn gò má, giọng ra chiều như người vợ đêm động phòng:

    – Chàng thật tuyệt.

    Hớm bây giờ đã thoát khỏi ma trận nhục dục, tỉnh táo hẳn. Nghĩ thấy mình hồ đồ ngu dốt muôn phần, chẳng biết đây là ơn phước trời cao ban tặng hay đại họa sắp sửa lâm đầu, hắn cẩn trọng hỏi:

    – Rốt lại thì nàng là ai, hôm nay cho người dẫn ta đến đây là có chuyện gì?

    Mỹ nhân giọng lẳng lơ:

    – Ta cũng chẳng giấu giếm chàng nữa, ta tên Diễm Trang nhà ở chốn kinh thành, vì muốn thưởng lãm cảnh sắc cũng như đời sống chốn nhân gian mà lén bỏ nhà đi, hôm kia ta đang dạo chợ thì bất chợt trông thấy chàng đi thu gom thuốc, chẳng hiểu sao tâm hồn ta bỗng như có trận sóng cuồng. Đêm đó về chốn trọ lòng ta cứ như si như ngốc, ngồi bên ngọn đèn đến tàn canh mà mơ tưởng viển vông. Mỗi ngày mỗi khắc đi qua lòng ta càng thêm nhung nhung nhớ nhớ tình quân, vì thế ta mới cho người đi tìm chàng đến đây đêm nay, tính muối mặt tâu bày tình cảm cho thỏa dạ chân ái, thật sự cũng chẳng dám mơ ước được chàng đoái hoài bồi đáp. Đâu ngờ chàng lại đem tấm chân tình mà ban cho một đêm xuân êm ái nhường này.

    Hớm bấy giờ chẳng còn tâm trí đâu mà phân biệt lời mỹ nhân là thật là giả, chỉ biết mình đang như kẻ ăn mày được sa vào chốn lầu son gác tía, bàn tay mạnh bạo vuốt má mỹ nhân, dần dà tham lam chiếm lĩnh đôi hòn hỏa diệm sơn, mỹ nhân lại khe khẽ rên rỉ, gió đêm lẻn qua khe cửa sổ vào phòng, ngọn đèn cầy lay động như chực tắt. Hớm và mỹ nhân chuẩn bị bước tiếp vào cuộc thám hiểm cõi tiên, chợt bên ngoài vang lên một chuỗi tiếng động chát chúa. Mỹ nhân vùng ngồi dậy, hỏi vọng ra:

    – Sơn Miêu1, có chuyện gì vậy.

    Có bước chân vội vã, kế giọng tay nam nhân hốt hoảng vang lên:

    – Dạ thưa, ngoài kia đang xảy ra vụ ẩu đả giữa hai toán tặc khấu ạ.

    Mỹ nhân bảo Hớm:

    – Xem ra đêm nay chúng ta phải dừng cuộc vui tại đây, để ta bảo Sơn Miêu đưa chàng về nhà, có gì chậm nhất là đêm mai ta lại cho người đến tìm chàng, bấy giờ ta nguyện theo chàng đến tuyệt đỉnh non Vu.

    Hớm vô cùng tiếc nuối nhưng chẳng biết làm gì hơn đành ngậm ngùi cầm tay mỹ nhân nói mấy câu chia tay, liền đó cửa mở tay nam nhân xuất hiện, giọng gã lúc này đã có phần hòa nhã như kẻ bề dưới:

    – Dạ xin mời tướng công đi theo tiểu nhân.

    Hớm quay lại nhìn mỹ nhân lần nữa, mỹ nhân khẽ hé môi cười, Hớm dứt lòng bước theo tay nam nhân.

    Lúc này trăng sao đã ngủ, chỉ còn bóng tối muôn trùng vây bủa nhân gian, ngọn đèn trên tay gã nam nhân lập lòe như ma trơi lúc ẩn lúc hiện trước mặt, Hớm cố căng mắt dò theo ánh đèn mà bước. Ra khỏi ngôi cổ tự trước mặt hai người xuất hiện một con đường ngập tràn ánh sáng của loài đom đóm. Sống lưng Hớm bất giác đổ mồ hôi, bụng bảo dạ “sao chỗ này cứ ma ma quái quái thế nào ấy nhỉ. Đom đóm đâu ra mà lắm thế, con đường này là con đường nào, ta sống ở đây bấy nhiêu năm đi gom thuốc khắp nơi mà chưa từng đi qua con đường nào như thế này. Lẽ nào những kẻ ta gặp đêm nay là quỷ ma hay hồ ly gì đó?”.

    Nghĩ vậy nhưng không dám nói ra chỉ lặng lặng bước theo tay nam nhân. Tay nam nhân như đọc được ý nghĩ của Hớm cười nói:

    – Chắc tướng công chưa từng đi qua con đường này nhỉ?

    Hớm đáp:

    – Quả thật chưa từng, ta cũng thấy là lạ, không hiểu con đường này là con đường nào, phải chăng chốn này cách xa Tống Xá lắm chăng?

    Tay nam nhân đáp:

    – Đúng vậy, hiện chúng ta đang đi trên con đường ra khỏi Tuyệt Tình Cốc.

    Hớm giật nảy mình hoảng hốt:

    – Sao ta lại ở mãi tận Ninh Bình là như thế nào?

    Tay nam nhân nói:

    – Tuyệt Tình Cốc này không phải ở Ninh Bình mà ở ngay phía sau núi Ngăm4, tướng công chưa từng biết đến hay sao?

    Hớm càng nghe càng hồ đồ, càng nghĩ tâm trí càng rối như canh hẹ. Chân đi theo gã nam nhân mà lòng thì chơi vơi tận đâu.

    – Chỗ này gió hơi dữ tướng công hãy nhắm mắt lại, cầm chặt tay ta kẻo ngã.

    Tiếng tay nam nhân vang lên đột ngột khiến Hớm giật mình, vội cầm lấy tay gã, mắt nhắm nghiền, chỉ nghe bên tai gió ù ù như bão. Tầm cạn tuần trà bên tai trở nên yên ắng lạ thường.

    Tay nam nhân bảo:

    – Đã đến nhà tướng công rồi, xin cáo biệt, khi nào cô nương cho gọi tướng công ta lại đến đón.

    Hớm mở mắt ra quả thấy mình đã ở trong sân nhà, quay sang tính nói mấy câu cảm tạ thì tay nam nhân đã biến mất.

    Đêm sau rồi đêm sau nữa Hớm chờ đợi mãi mà chẳng thấy mỹ nhân cho người đến tìm, chớp mắt nửa tháng lướt qua, tin tức mỹ nhân vẫn bặt vô âm tín. Lòng Hớm muôn trùng nuối tiếc ngày đêm day dứt nỗi khát khao một lần nữa gặp lại người tiên mà ôm ấp chiều chuộng nhưng càng mơ càng thêm thất vọng. Hai năm sau khi Hớm dần nguôi ngoai nỗi khắc khoải nhớ mong thì một sáng kia Hớm nhận được một lá thư ghi trên lụa hồng, đại ý:

    Một khắc đêm xuân, ngàn năm tưởng nhớ

    Một giây ân ái, tình nghĩa muôn thu

    Hai năm tựa vạn kiếp, đằng đẵng nỗi trông chờ

    Chàng như hoa vườn cũ, thiếp như bướm giang hồ

    Khắc khoải mong tao ngộ, chỉ thấy khói muôn bề

    Chàng phàm nhân tục lụy, thiếp linh khí chuông đồng

    Trời cao ghen chân tình, tách lìa đôi cánh nhạn

    Nếu còn vương niềm ái, xin rảo gót thiền môn

    Máu tươi ám hơi đồng, hồn oan xin lại hiện…

    Hớm đọc xong chẳng hiểu nội dung lá thư có dụng ý gì, lại nghĩ chắc kẻ nào rỗi hơi viết dại đùa giỡn mình cũng nên, thế nhưng ngẫm cho kỹ lại thấy nội dung lá thư hình như có ý nhắc về Diễm Trang, nghĩ lên nghĩ xuống đầu đau như bị búa nện, bèn cất lá thư vào túi áo.

    Đêm ấy, màn trời thoáng đãng, sao sáng trăng thanh. Hớm một mình ngồi trước hiên nhà, đang mải mê thả hồn theo hương trà tinh khiết bất ngờ trời nổi gió, cuốn lá vàng xạc xào, gió lặng; dưới ánh trăng xuất hiện một mỹ nhân như ngọc, chính là Diễm Trang. Hớm buông chung trà chạy ào tới, định ôm chầm mỹ nhân mà tỏ bày nỗi nhớ thương, nhưng khi lại gần đưa tay ôm thì chỉ như ôm lấy không khí vậy.

    – Nàng là người hay ma?

    Hớm buồn bã hỏi.

    Mỹ nhân rưng rưng đáp:

    – Thật chẳng dám giấu chàng, ta chính là linh thể của tiếng chuông đồng, năm xưa tổ phụ của chàng đã cho người lên núi Ngăm lấy nước suối về nhào đất tạo khuôn đúc chuông và sau khi chiếc chuông hoàn thành tiếng của chiếc chuông ấy đã tạo nên ta. Từ đó ta nhờ tiếng chuông mà kết tạo hình hài con người. Hai năm trước ta cho người mời chàng đến những mong dựa vào dương khí của chàng mà hoàn thành tâm nguyện thành người thật sự để cùng chàng kết mối lương duyên, nhưng than ôi trời xanh kia ganh ghét, sau khi chàng đi chốn ta nương náu đã bị bọn cường khấu đến làm cho ô uế, sau đó chúng còn đập phá tan hoang khiến ta phải hồn tan phách tán, đành tìm đến nương náu ở quả chuông nơi Cổ Liêu Tự5. Nếu chàng thật sự có thâm tình đại ý với ta thì xin chàng hãy tìm đến Cổ Liêu Tự chích huyết nhỏ lên quả chuông ở đó sau khi máu chàng hòa vào thân chuông linh hồn ta sẽ hấp thụ được dương khí mà thành người, bấy giờ chúng ta sẽ vĩnh viễn ở bên nhau mà ân ân ái ái.

    Mỹ nhân vừa nói xong thì xa xa đổ dồn tiếng gà gáy.

    Hớm thẫn thờ đứng giữa sân lòng mênh mang bao niềm tâm sự. Mấy ngày sau đó Hớm đóng hiệu thuốc nằm trong phòng triền miên suy nghĩ, nửa muốn tìm đến Cổ Liêu Tự để làm theo lời Diễm Trang nửa không muốn. Gã rất muốn được ở bên người đẹp mà hưởng thụ lạc thú trần gian nhưng cũng sợ mỹ nhân như tiên như ngọc kia là yêu ma hồ quái lợi dụng dương khí của mình mà tu thành tinh rồi hãm hại nhân gian.

    Một đêm nọ, Hớm đang ngồi bên bàn chợt có cơn gió lớn giật tung cửa sổ rồi đó một chiếc lá từ ngoài bay vào rơi xuống mặt bàn, Hớm cầm lên thấy hàng chữ li ti trên gân lá đại ý:

    Lòng thiếp chân tình, lang quân vô cảm

    Đành ôm mối hận, ngậm tủi tuyền đài

    Nếu còn chút đoái, xin đến cổ am

    Khâm liệm hồn đau dưới chân chuông mục…

    Hớm đọc xong lòng dạ bời rối, tự nhủ:

    – Lẽ nào linh thể Diễm Trang đã tan rã dưới chân quả chuông ở Cổ Liêu tự?

    Bất giác thấy tâm tư bất nhẫn, liền đứng dậy soạn sửa hành trang ngay trong đêm, nhằm đường đến Cổ Liêu Tự mà bộ hành. Trưa hôm sau khi Hớm vừa đến Cổ Liêu tự đã nghe tiếng người xôn xao phía hoa viên, đến gần thấy rất đông người đang xúm quanh quả chuông bàn ra tán vào.

    Quả chuông vốn được treo cao lúc này đang nằm dưới đất, xung quanh quả chuông chẳng biết từ đâu một dòng máu thắm đang chảy ra nhuộm đỏ nền đất.

    Hớm gạt mọi người ra, bảo:

    – Chẳng có gì nghiêm trọng đâu, đây là hiện tượng đồng xuất mồ hồi thôi, chắc hẳn trận gió lớn đêm qua đã làm dây treo chuông đứt nên chuông rơi xuống, gặp khí âm nên đồng đổ mồ hôi. Ta có cách làm cho chuông không còn hiện tượng này nữa.

    Nói xong giơ tay lên miệng cắn mạnh, cho máu phun ra, kế đưa tay lại gần cho máu chảy lên thân chuông, quả nhiên phút chốc chuông thôi không còn chảy ra thứ nước đỏ thắm nữa.

    Trong khi mọi người trợ giúp treo quả chuông lên thì Hớm nhanh chóng rời đi.

    Đêm đó Hớm đang nằm trên giường Diễm Trang lại hiện đến, đứng xa xa nước mắt ngắn dài, nói:

    – Cảm tạ chàng đã đến Cổ Liêu Tự nhưng thật tiếc đã quá muộn, tinh thể ta đã hóa thành cát bụi không thể hồi sinh, đêm nay là lần cuối ta đến tìm chàng nói lời vĩnh biệt, nếu còn có nhân duyên kiếp khác ta mong ta sẽ làm người để cùng chàng kết duyên phu phụ.

    Nói dứt, hóa thành khói mỏng bay đi, Hớm vùng dậy đuổi theo sượt chân ngã đập đầu vào cửa ngất đi.

    Sáng sớm người nhà vào phát hiện ra Hớm nằm trên vũng máu, hốt hoảng mang đi thầy lang chữa trị hơn tháng sau mới khỏi, từ đó trở nên ngơ ngơ ngẩn ngẩn bỏ nghề bốc thuốc quay về nghề đúc đồng. Hớm tuy không còn tỉnh táo như xưa nhưng kỹ thuật đúc đồng lại càng tinh xảo gấp bội, đặc biệt là đúc chuông. Những quả chuông Hớm đúc ra khi gõ vào âm thanh vang dội rất xa lan man trong gió như tiếng người tâm sự với người… Năm Hớm tám mươi tuổi, một hôm đang trưa tự dưng ra sân ôm quả chuông đúc dở mà chết… Trên tay nắm chặt mảnh lụa hồng ghi bài từ Nhất Khắc Dạ Xuân.

    *********

    Chú thích:

    (1) Rung cành giỡn chim.

    (2) Mở mặt trời khám phá mùa xuân.

    (3) Sơn Miêu: con mèo núi.

    (4) Núi Ngăm ở Nam Định, nay là địa điểm du lịch khá nổi tiếng.

    (5) Nơi thờ ông tổ nghề đúc chuông Họ Dương làng Tống Xá.

    Chú dẫn: Tống Xá là vùng đất cổ với hơn 1.200 năm lịch sử mở đất, lập thôn được hình thành vào thế kỷ VIII do hai ông Tống Phúc Thành và Dương Vạn Hợp đem theo gia thất về đây khai hoang, vỡ đất, trồng cấy lập trang ấp có tên là Kiến Hoà, sau này đổi tên là làng Tống Xá. Sau 327 năm ra đời trang Kiến Hòa, đến năm 1118, vào ngày 12-2 nhà sư Nguyễn Chí Thành tu ở chùa Điềm Xá, Gia Viễn, Ninh Bình đã đến thăm cảnh chùa ở đường leo của Tống Xá và ở lại chùa này trong thời gian 7 tháng. Sau khi tìm thấy ở cánh đồng phía Đông làng có chứa loại đất sét có thể làm được khuôn đúc, ông đã dạy dân làng Tống Xá đào thành những hố sâu để lấy đất đem về làm khuôn và dạy nghề đúc kim loại. Từ đó cánh đồng đào hố làm đất sét này được gọi là cánh đồng Cầu Hố. Đồng thời với dạy nghề đúc, ông đã cho tu sửa lại chùa đường leo và đặt tên chùa là “Cổ Liêu tự” (có nghĩa là ngôi chùa cổ đã có từ rất xa xưa không rõ năm tháng). Ngày 12-9 cùng năm, tự nhiên ông bỏ ra đi. Để tưởng nhớ công lao của ông, dân làng đã lập đền thờ ông cạnh đền thờ ông Tống và ông Dương gọi là đền thờ Đức Thánh Tổ. Sau khi chùa ở đường leo có tên là Cổ Liêu thì khu vực dân cư phía Đông Nam làng Tống Xá (tách ra từ trang Kiến Hòa), đa số là dòng họ Dương của ông Dương Vạn Hợp ở gần chùa đã đặt tên chùa, đó là làng Cổ Liêu (tên Cổ Liêu do nhà sư Minh Không đặt năm 1118).

    (Nguồn Internet: từ bài viết của tác giả Nguyễn Chinh)

  • Ma Bài (Con ma giỏi đánh bạc)

    Truyện Trương Đình Phượng

    Thời Hậu Trần có một con ma chuyên đánh bạc với người. Nghe nói khi còn ở âm ty nó đã dùng cái tài đánh bạc cược với Diêm Vương một ván, Diêm Vương cũng là tay mê đỏ đen nên đồng ý ngay. Lần đó dĩ nhiên Diêm Vương thua sấp mặt, từ bấy giờ đành để nó tự do đi lại giữa hai cõi.

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    TRÊN MỘ

    cỏ im lìm

    gió đẩy mùi máu vầng trăng

    khắp cánh đồng trống vắng

    đom đóm

    dắt ma trơi

    tìm miền giác ngộ

    lặng dần

    tiếng cầu kinh

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    TRÊN MỘ

    cỏ im lìm

    gió đẩy mùi máu vầng trăng

    khắp cánh đồng trống vắng

    đom đóm

    dắt ma trơi

    tìm miền giác ngộ

    lặng dần

    tiếng cầu kinh

    (more…)

  • Tận khúc cho những người lẻ loi trên đất mẹ

    Trương Đình Phượng

    Gửi tới Ukraina kiên cường

    1.

    những câu thơ

    sẽ chẳng bao giờ thở nữa

    tin hay không tùy bạn

    sáng nay

    những giò lan ngoài kia

    cũng đã thành phế bản

    và cả chúng ta

    từ lâu

    đã bị lãng quên trong trí não giống nòi

    đừng cố gắng

    đóng những mẩu đinh cùn vào trái tim

    đám đông cuồng loạn

    giữa những ngày người ta say sưa chìm đắm

    trong giấc ngủ sặc mùi giòi bọ

    những bóng ma sẽ là kẻ ngự trị

    trên thánh thể mùa xuân

    chúng sẽ chiết xuất máu và nước mắt

    những kẻ ngu muội

    thành biệt dược ru ngủ bầy trẻ

    trên chiếc tã tương lai

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    như một con kỳ nhông, chúng tôi, lê đi trong bóng tối

     

    trong đêm, tiếng quẫy đuôi của con thạch sùng

    lạnh lẽo dần ngấm vào những cánh thạch thảo, run rẩy

    trên bàn, cuốn sách dừng trang gần cuối

    gã nhân vật, khắc khoải chờ cái chết

    này, nụ hôn, khi mi đã mất đi thiên chức

    thì cũng như hạt cát, lẫn giữa đại dương

    những con tàu, ra khơi, chẳng trở lại, bao giờ

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    Tôi đắp mộ cho những bài thơ

    dưới rặng gió mùa đông

    vầng dương như gã say rượu

    lừ đừ lặn xuống sau mỏm đồi

    tiếng dòng sông trở dạ

    tắc nghẹn trong chiếc túi bơ vơ

    đêm xách hồn tôi ném vào hoang mạc

    nơi máu bầy đom đóm tỏa mùi lân tinh

    một thiên sứ rời thiên đàng, bỏ trốn

    đi tìm xác satan kết hình hài hi vọng

    chút ánh sáng sau cùng

    đột tử trên bàn tay nhà nguyện

    tôi men theo

    sự im lặng của bầy cừu

    những cánh hoa hành hương

    về ngôi nhà của đất

    Giã 2020            

     

    Tôi vẫn ngồi bên linh cữu mùa xuân

    ôi những vần thơ nhẹ dạ cả tin

    các ngươi còn vui say với điệu múa

    tụng ca lũ ác thần đến bao giờ

    các ngươi có nhìn thấy kia không

    những vị thánh trứ danh đang khoác vai gái điếm

    hả hê đi vào nhà thổ

    và mi nữa

    vầng trăng dị dạng

    tại sao còn cố bám víu bầu trời

    khi màn đêm ngập tràn máu thảm?

    rồi ngọn hải đăng kia sẽ lụi tắt

    trước khi mùa xuân kịp trở về

    trên bãi biển của tình yêu, hi vọng

    chúng sẽ gieo trồng giống cây lừa dối

    bầy chó hoang sẽ hóa những anh hùng

    và những kẻ nhân danh công lý

    sẽ biến thành những gã tù nhân..

    lặng lẽ từng đêm

    trong sự thức vĩnh hằng

    tôi đọc mãi những trang văn buồn bã

    về hành trình của giấc mơ xứ sở

    nơi tổ tiên tôi hết đời này đời khác

    đã vắt kiệt những dòng nước mắt

    cùng máu nóng từ bầu tim nhiệt huyết

    xây đắp lên muôn đền các tự hào

    những con nhộng mối

    bắt đầu cuộc vượt thoát

    đêm ì ạch lê đi

    trong cơn viêm màng phổi cuối kỳ

    mùi hương diệt vong lan dần

    qua từng máng xối thời gian

    bài ca của gã vô gia cư

    vang lên giữa màn sương lạnh lẽo

    làm giật mình con ngõ sình lầy…

    Giã 2020

     

    Dưới vầng trăng bợt bạt

    ngôi nhà nhỏ yên tĩnh

    thi thoảng vang lên tiếng chén đĩa va chạm

    người đàn bà với cuộn len hồng

    lặng yên bên bếp lửa

    nơi chiếc bàn cũ kỹ

    đức ông chồng đang say sưa nhai từng dòng chữ

    cuốn tiếu thuyết Lâu Đài

    chốc chốc phả ra mùi ẩm mốc

    chiếc radio rè rè

    như ngọn gió mùa thu ốm yếu

    đang lẻ loi ngoài vườn

    tìm chốn trọ

    này vị hành khất của cảm xúc

    đêm nay ngươi sẽ về đâu

    bốn hướng không một mùi thân thuộc

    chỉ những con đường

    dựa lưng vài cọc đèn u uẩn!

    Giã 2020

     

  • Thơ Trương Đình Phượng

    Bi ca: TRONG CHUỖI NGÀY HUYỄN MỘNG

     

    1.

    ngày ngày tôi đi qua từng dòng máu giống nòi

    bằng trái tim vô cảm

    một buổi chiều

    từ tâm chấn vầng mặt trời tử nạn

    những con phù du nói với tôi

    về khu nghĩa địa chôn chung

    nơi vùi xác những tiếng kêu đòi chân lý.

    một ngọn sóng

    trở về từ bên kia đại dương

    cất cao khúc ai điếu

    về những cánh buồm tan vỡ

    trước ngưỡng cửa mùa xuân

    nước mắt cứ chảy

    và chúng ta cứ bình yên nhảy múa

    trên tấm thân đất mẹ tật nguyền

    những dòng sông, con suối

    đớn đau như đứt bàn tay

    những cánh rừng suốt đêm trường tăm tối

    chỉ còn ánh mắt muôn loài hoảng loạn réo tên nhau.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (7)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image_thumb1_thumb_thumb

    25.

    Khi tôi tỉnh dậy bên ngoài đang mưa. Cơn mưa có lẽ kéo dài đã lâu, nền trời đã tối om. Trên xe, hành khách người nào người nấy đã chìm vào giấc ngủ. Tôi ưỡn người ngồi thẳng. Trước mặt tôi là chiếc bánh mỳ đã nguội, trông nó nhàu nhĩ như da mặt người chết. Chắc là của người phụ nữ kia mua cho tôi, nhưng thấy tôi ngủ ngon quá chị ta không nỡ đánh thức.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (6)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image_thumb1_thumb_thumb

    22.

    Bên ngoài đang mưa. Gió theo cửa hang tốc vào từng cơn. Tôi ngồi bó gối sau đống bì chứa lương thực. Tôi thầm cầu nguyện cơn mưa bên ngoài kia sẽ kéo dài vô tận. Mưa càng lâu thì khả năng sống sót của tôi càng cao, mưa sẽ khiến cuộc truy tìm của bọn cớm bị ảnh hưởng, mọi dấu vết mà tôi để lại trong rừng cũng sẽ bị nước mưa tẩy xóa.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (5)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image_thumb1_thumb_thumb

    18.

    Đêm trong rừng hỗn độn muôn thứ mùi, tôi cứ đi, đi mãi, ngày mai trời còn mưa không? Ngày mai nơi này máu còn chảy không? Trong tâm hồn tôi dồn lên bao câu hỏi, những câu hỏi không có lời giải đáp. Hương hoa dại mỗi lúc một nồng, lòng tôi cũng theo hương hoa dại mà nhẹ nhõm dần.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (4)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image_thumb1_thumb

    14.

    Trưa hè, nắng như đổ lửa, khắp các ngọn đồi lổn nhổn những tấm lưng trần nhễu nhãi, chốc chốc đây đó vang lên từng tràng chửi rủa, giục giã kèm theo là một loạt tiếng vun vút phát ra từ những chiếc roi của những tay “cai mỏ”.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (3)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image_thumb1

    10.

    Tay Quyền bị chuyển sang giam chung với tôi và Kiện. Tối hôm đó chúng tôi từ phòng ăn của tù nhân về tầm độ ba chục phút, đang chuẩn bị giường để nằm nghêu ngao thì cửa phòng giam mở, một người bị ném vào, một tiếng bịch vang lên trên nền đất rồi tiếp theo là chuỗi tiếng rên rỉ, cửa phòng giam đóng lại, tôi hỏi:

    -Ai vậy, bạn mới hả?

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (2)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    clip_image002

    6.

    Đêm rất dịu, chí ít là với Trí, cuộc hỏi cung vào lúc mười hai giờ đêm hôm kia không làm thay đổi được chút gì cục diện, tội của Trí vẫn nguyên vẹn, chẳng hề sứt mẻ.

    Gã thanh tra hỏi:

    -Tên họ?

    Trí đáp:

    -Nguyễn Đình Trí.

    -Quê quán?

    -Thôn X xã Gồng.

    -Nhân thân?

    -Một mẹ già, cha chết từ khi còn nhỏ, không anh chị, không em, không họ hàng.

    -Vì sao phạm tội, động cơ nào lôi cuốn anh?

    -Không biết.

    (more…)

  • Người đi hái giấc mơ (1)

    Tiểu thuyết ngắn Trương Đình Phượng

    image

     

    1.

    Tôi là Trí, năm nay tôi ba mươi hai tuổi, tôi xuất thân từ gia đình nghèo, nói theo cách nói người dân nước mình là nghèo rớt mồng tơi, mà nghèo rớt mồng tơi là nghèo như thế nào thú thật tôi cũng cóc hiểu, bố tôi chết năm tôi mười bốn tuổi, ông chết vào một sáng tháng mười, hôm ấy có mưa, thứ mưa phùn buồn như chấy cắn, suốt đời lao tâm lao lực khiến ông bị căn bệnh ung thư phổi, nhà đói tiền mẹ tôi cố chạy vạy vay mượn khắp nơi ba lần đem ông đi viện cả ba lần bác sĩ trả về, đêm trước hôm ông lìa cõi thế nhân người ta hút dịch phổi cho ông, nhiều lắm, chừng đầy cả chiếc chậu nhựa, mẹ tôi ngồi bên thẫn thờ như gà mất ổ trứng, bà buồn và đớn đau vô cùng nhưng nước mắt bà cứ cố tình chạy ngược, tôi khi đó còn hồn nhiên như dế, trong lùm cỏ lũ dế vô tư hát điệu nhạc của chúng, trên chiếc giường lạnh lẽo thiếu hơi ấm của cha của mẹ tôi vô tư chìm vào giấc ngủ, đêm đó tôi mơ, một giấc mơ mà mãi tận sau này tôi cố đi tìm lại cũng không bao giờ gặp được, tôi mơ tôi hóa thành những tờ tiền mới cứng toe toét cười trên bàn tay xém sạm nỗi đời của mẹ tôi, bàn tay bà run lẩy bẩy, một đời đói rạc đói rượi tự dưng từ đâu xuất hiện số tiền lớn khiến bà hoang mang, khốn nạn đời bần cùng nó thế, khổ quen, hạnh phúc đột ngột đến không dám đón nhận cứ như tù nhân được tha bổng nhưng chả dám nhảy cỡn lên lao ra khỏi cánh cửa nhà ngục vì sợ tai mình có vấn đề, lỡ nghe nhầm, chân vừa ló ra đường đã bị tóm lại, tội chồng thêm tội.

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    TIỂU KHÚC CHO NHỮNG NGÀY TÀN MỘNG

    1.


    nếu một ngày tôi ngủ, xin bạn
    đừng đánh thức tôi dậy, bằng mọi cách
    tôi ở đó, bên kia ngọn đồi, nghĩa địa của nỗi đau

    nếu một ngày tôi ngủ, vĩnh viễn
    đừng đánh thức tôi dậy, xin bạn
    cuối thung lũng tình yêu, tôi ở đó

    nếu một ngày tôi ngủ, lãng quên
    xin bạn, đừng đánh thức tôi dậy
    dưới dòng sông cô đơn, tôi ở đó

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    phản chiếu

    Làm sao để hòa trộn
    Tôi và em
    Vào nhau

    Ranh giới thiên thần
    Và ác quỷ
    Làm sao để trộn lẫn nhuần nhuyễn?

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    BÀI THƠ DÀI VỀ BÌNH MINH

    KHÚC 1:

    “hãy theo ta

    Lũ người ngu dốt

    Bỏ vùng đất tăm tối

    Đói ánh mặt trời

    Hãy theo ta săn bắt vầng chân lý

    Các ngươi sẽ no nê vì trái hạnh phúc

    Bội mùa khát khao

    Đến tận đời đời con cháu”

    (more…)

  • Thơ Trương Đình Phượng

    NHỮNG CÁI CHẾT DỌC BỜ THỜI ĐẠI

    (Thân ái tặng H, nhà thơ của sự hỗn loạn)

    Chúng ta vô tâm bước qua gai nhọn
    Mà ngỡ mình đang đi trên thảm đỏ, hoa hồng

    (more…)