Sài Gòn – Những ngày phong thành (69)

THÔNG TIN:

*Chủ tịch UBND TP HCM: TP tiếp tục giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến cuối tháng 9

https://nld.com.vn/suc-khoe/chu-tich-ubnd-tp-hcm-tp-tiep-tuc-gian-cach-xa-hoi-theo-chi-thi-16-den-cuoi-thang-9-2021091317055253.htm

*Covid-19 đã ‘xuyên thủng’ xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam

https://thesaigontimes.vn/covid-19-da-xuyen-thung-xuat-khau-thuy-san-viet-nam/

*Từ ngày 16-9, shipper ở TP HCM được chạy liên quận

https://nld.com.vn/thoi-su/nong-tu-ngay-16-9-shipper-o-tp-hcm-duoc-chay-lien-quan-2021091320284052.htm

*Có thể rút ngắn khoảng cách giữa 2 mũi tiêm vắc-xin AstraZeneca xuống 4 tuần

https://nld.com.vn/suc-khoe/co-the-rut-ngan-khoang-cach-giua-2-mui-tiem-vac-xin-astrazeneca-xuong-4-tuan-20210913160432593.htm

*TP.HCM lên kế hoạch hỗ trợ đợt 3, không phân biệt thường trú, tạm trú

https://tuoitre.vn/tp-hcm-len-ke-hoach-ho-tro-dot-3-khong-phan-biet-thuong-tru-tam-tru-20210913125704053.htm

*Giáo hội Phật giáo kêu gọi tăng ni, phật tử ủng hộ ‘Sóng và máy tính cho em’

https://tuoitre.vn/giao-hoi-phat-giao-keu-goi-tang-ni-phat-tu-ung-ho-song-va-may-tinh-cho-em-20210913154539057.htm

*Cục Công nghệ thông tin Bộ Y tế nói gì về việc sai lệch, mất thông tin tiêm vắc xin?

https://tuoitre.vn/cuc-cong-nghe-thong-tin-bo-y-te-noi-gi-ve-viec-sai-lech-mat-thong-tin-tiem-vac-xin-20210912105604935.htm

SỰ TRÌ TRỆ ĐÁNG SỢ!

Đức Hoàng – Kinh tế Sài Gòn Online, 12/09/2021

(KTSG) – Tuần trước quản lý thị trường Hà Nội đã thu giữ 30.300 viên thuốc trị Covid-19 nhập lậu và không có hóa đơn chứng từ. Cũng khoảng thời gian này, Hà Nội còn thu nhiều lô thuốc trị Covid-19 nhập lậu và không có hóa đơn chứng từ khác, trong đó lô nhiều nhất là 500 hộp. Mặc dù các bản tin trên báo chí và truyền hình không nói tên loại thuốc bị thu giữ là gì, nhưng nhìn vào các hình ảnh đăng kèm thì không khó để nhận ra đó là Areplivir.

Areplivir là tên thương mại của loại thuốc kháng virus Favipiravir do Nga sản xuất và đã được nước này phê chuẩn chính thức để sử dụng cho bệnh nhân Covid-19 từ tháng 6-2021, đồng thời cũng chuẩn bị được bán đại trà tại các nhà thuốc ở Nga.

Tại Việt Nam, ngoài Molnupiravir, là loại thuốc kháng virus đã được Bộ Y tế đưa vào điều trị các F0 có triệu chứng nhẹ và không triệu chứng tại nhà, thì sắp tới Favipiravir sẽ là loại kháng virus dạng viên uống thứ hai được đưa vào điều trị sau khi Bộ Y tế đã phê duyệt nhận 2 triệu liều Avigan, tên thương mại khác của Favipiravir, của một doanh nghiệp tài trợ.

clip_image002

Như vậy, những loại thuốc Areplivir nhập lậu bị thu giữ, nếu đó là thuốc thật và nếu đưa được vào Việt Nam trót lọt thì sẽ có ích cho không ít bệnh nhân Covid-19. Tất nhiên, ủng hộ hàng nhập lậu, nhất là khi đó lại là dược phẩm là trái pháp luật.

Nhưng trong thực tế, với không ít gia đình bệnh nhân Covid-19, tìm kiếm nguồn thuốc kháng virus nhập lậu qua mạng xã hội để điều trị cho người thân, có khi còn dễ dàng hơn nguồn cung cấp hợp pháp qua mạng lưới y tế, cho dù số tiền phải trả cho một hộp thuốc, tương đương một liều điều trị, không nhỏ, đến 4-7 triệu đồng, và còn phải đối mặt với nguy cơ mua nhầm thuốc giả. Sự trì trệ cấp thuốc cho các F0 điều trị tại nhà ở TPHCM, đặc biệt là túi thuốc C có thuốc kháng virus Molnupiravir, là ví dụ điển hình.

Theo văn bản của Sở Y tế TPHCM công bố ngày 5-9, Sở Y tế cho biết đã chuyển hết 16.000 túi thuốc C được Bộ Y tế cấp xuống các trung tâm y tế quận, huyện. Thế nhưng, đến ngày 3-9-2021 các trung tâm y tế mới chuyển 5.832 túi, khoảng 36%, xuống các trạm y tế phường, xã và chưa biết số túi thuốc C đã đến được tay bệnh nhân là bao nhiêu. Có những quận nhiều bệnh nhân như quận 8, là quận được cấp nhiều túi thuốc C nhất, chỉ có 3,5% được giao xuống trạm y tế phường, còn lại vẫn còn nằm trên trung tâm y tế quận.

Tính đến ngày 3-9, TPHCM có 84.138 F0 cách ly tại nhà, trong đó nếu loại trừ những người trở về cách ly sau khi xuất viện thì vẫn còn gần 60.000 F0 cần có thuốc điều trị, đặc biệt là túi thuốc C. Thế nhưng, ngay cả số túi thuốc C ít ỏi được phân bổ đó cũng mãi không đến được tay bệnh nhân, trong khi Molnupiravir hiện là một trong những phương thuốc có khả năng giúp bệnh nhân Covid-19 nhẹ không trở nặng.

Nên biết rằng, tỷ lệ bệnh nhân Covid-19 tử vong ở TPHCM rất cao, lên đến gần 4,2%, trong khi tỷ lệ này của cả nước chỉ là 2,5%. Từ đây có thể suy ra, nếu không thống kê số tử vong ở TPHCM, thì tỷ lệ tử vong của tất cả các tỉnh thành còn lại chỉ khoảng 1%. Đây là điều rất khó chấp nhận đối với một địa phương có hệ thống y tế mạnh thuộc vào hàng nhất nước. Thế mà khi có trong tay niềm hy vọng để giúp bệnh nhân nhẹ không trở nặng, qua đó giảm tỷ lệ tử vong, thì lại không đến được với bệnh nhân. Một sự trì trệ thật đáng sợ.

 

TẠI SAO ĐÃ TIÊM VACCINE ĐẦY ĐỦ MÀ VẪN BỊ NHIỄM?

FB GS. Nguyễn Văn Tuấn

Một bạn đọc là phóng viên muốn tôi bình luận về ý kiến cho rằng tại vì có vaccine với hiệu quả 50-60% nên một số người đã được tiêm đầy đủ vẫn có thể lây bệnh cho người khác. Tôi thì muốn có một cách giải thích khác liên quan đến 5 yếu tố liên quan đến loại vaccine, thời gian, biến thể virus và tiền sử lâm sàng.

‘Hiện tượng’ bị nhiễm virus sau khi tiêm vaccine (đầy đủ 2 liều) không phải là mới. Trong dịch tễ học, người ta gọi đó là những ca ‘breakthrough infection’ (tôi tạm dịch là ‘nhiễm đột phá’).

Nhiễm đột phá xảy ra không phổ biến. Theo một nghiên cứu bên Anh, cứ 500 người tiêm vaccine đầy đủ thì sẽ có 1 người bị nhiễm. Do đó, các bạn có thể nói rằng xác suất các bạn đã tiêm vaccine bị nhiễm nCov là khoảng 0.2%, tức là thấp. Ở Mĩ, số liệu của CDC cho thấy tỉ lệ này là 0.01% (xem hình).

Nhưng không phải ai cũng có xác suất nhiễm đột phá như nhau. Có người có nguy cơ cao, người có nguy cơ thấp. (Xin nói thêm rằng tôi dùng chữ ‘nguy cơ’ hay risk ở đây là đồng nghĩa với ‘xác suất’). Vậy câu hỏi đặt ra là yếu tố nào có thể nhận dạng những người có nguy cơ nhiễm cao hay thấp? Xin thưa là có, và tôi tóm tắt các yếu tố đó như sau:

Yếu tố 1: loại vaccine

Chúng ta đã biết rằng vaccine chống covid có nhiều loại và được bào chế khác nhau. Chẳng những thế, hiệu quả của vaccine cũng có thể khác nhau. Nếu dựa vào thử nghiệm lâm sàng thì hiệu quả vaccine của Pfizer là 95%, Moderna 94%, AstraZeneca 70-81% (tuỳ thời gian tiêm). Riêng vaccine Tàu thì họ báo cáo có hiệu quả như AstraZeneca, nhưng trong thực tế thì có vẻ thấp hơn, nên người ta vẫn phải tiêm thêm vaccine phương Tây.

Xin nói thêm rằng khi nói ‘hiệu quả 95%’ KHÔNG có nghĩa là cứ 100 người tiêm thì 95 người sẽ không bị nhiễm. Hoàn toàn không phải như vậy. Nó có nghĩa là xác suất bị nhiễm ở những người được tiêm vaccine thấp hơn 95% xác suất ở những người không tiêm vaccine.

Đơn vị tính toán của hiệu quả là xác suất, không phải cá nhân. Mà, xác suất thì áp dụng cho một nhóm người, chớ không phải cho một cá nhân. Một nhóm người sẽ có người bị nhiễm và người không bị nhiễm. Còn cá nhân thì chỉ bị hay không bị nhiễm, chớ không có xác suất nhiễm. Điều này có nghĩa là con số hiệu quả vaccine chỉ áp dụng cho 1 quần thể hay nhóm người, nó không có ý nghĩa thực tế cho 1 cá nhân.

Yếu tố 2: thời gian giữa 2 liều

Theo kết quả nghiên cứu vaccine AstraZeneca báo cáo trên Lancet [1], thì khoảng cách thời gian mà vaccine có hiệu quả cao nhứt là chừng 3 tháng. Các chuyên gia lí giải rằng 3 tháng là thời gian đủ để cơ thể chúng ta ‘làm quen’ với vaccine trước khi nhận liều mới. Các bạn có thể đọc xem biểu đồ mà tôi trích dẫn dưới đây để thấy khoảng 12 tuần là tối ưu. Khi khoảng cách giữa 2 liều là 12 tuần thì hiệu quả vaccine lên đến 81%, nhưng khi khoảng cách 6 tuần thì hiệu quả chỉ 55%.

Đó cũng chính là lí do mà Úc chọn khoảng cách 3 tháng để đạt hiệu quả cao nhứt. Nhưng ở những nơi hiếm vaccine (như Việt Nam chẳng hạn) nhà chức trách có xu hướng rút ngắn thời gian tiêm chủng giữa 2 liều.

Yếu tố 3: thời gian của hiệu quả

Không có vaccine nào có hiệu quả ‘muôn năm’, mà chỉ trong một thời gian. Theo nghiên cứu (chưa qua bình duyệt) thì hiệu quả của vaccine Pfizer có vẻ suy giảm sau 6 tháng sau liều thứ 2 [2]. Nghiên cứu bên Do Thái [3] cũng cho ra kết luận như thế.

Yếu tố 4: biến thể của virus

Lí do thứ tư là do con virus có biến thể giúp nó thoát khỏi tầm kiểm soát của hệ miễn dịch. Chất liệu di truyền của con virus nCov là RNA (khác với con người là DNA). RNA có mức độ đột biến rất rất nhanh hơn DNA. Khi chúng ta có vaccine để chống, thì chúng đã biến thể sang dạng khác rồi, vì chúng thường đi trước con người rất xa.

Điều này có thể giải thích tại sao con virus bị đột biến mới gíup chúng thoát khỏi cái radar của hệ miễn dịch và tha hồ tấn công con nguời. Đó là lí do mà giới khoa học quan tâm khi Ấn Độ phát hiện một biến thể mới của con virus Vũ Hán, vì nó có thể làm cho vaccine hiện hành kém hiệu quả.

Yếu tố 5: tuổi tác và sức khoẻ

Lí do thứ năm là độ tuổi, tình trạng sức khoẻ, và nhứt là tiền sử dùng thuốc. So với những người trẻ, hệ miễn dịch ‘già nua’ (như của tôi và các bạn cùng tuổi) không đáp ứng tốt với các kháng nguyên mới. (Kháng nguyên là các yếu tố ngoại tại làm cho hệ miễn dịch chúng ta sản xuất kháng thể để chống lại virus).

Điều này tôi viết thì có vẻ vui vui, nhưng sự thật là đã có nghiên cứu giải thích về sự tương quan giữa tuổi tác và đáp ứng miễn dịch ở những người được tiêm vaccine Pfizer [4]. Do đó, tôi đoán rằng những ca bị nhiễm đột phá có thể, tính trung bình, cao tuổi hơn và khoẻ mạnh hơn những ca không bị nhiễm đột phá.

Tóm lại, điểm qua y văn, tôi nghĩ lí do bị nhiễm dù đã tiêm đủ 2 liều vaccine là do (a) loại vaccine; (b) khoảng cách thời gian giữa 2 liều chưa đủ tối ưu hoá hiệu quả của vaccine; (c) hiệu quả của vaccine suy giảm theo thời gian; (d) biến thể của virus; và (e) các yếu tố liên quan đến tuổi tác và bệnh lí đi kèm.

Dù lời giải thích gì thì chúng ta phải nhận thức rằng tiêm vaccine đầy đủ 2 liều chúng ta vẫn có nguy cơ bị nhiễm (dù nguy cơ rất thấp). Cần nhớ rằng vaccine tuy quan trọng nhưng không phải là ‘viên đạn bạc’ phòng chống dịch covid-19 mà các chuyên gia WHO đã cảnh báo. Các biện pháp y tế công cộng (như hạn chế tụ tập đông người) vẫn phải áp dụng một thời gian.

Bản trên blog: https://nguyenvantuan.info/…/tai-sao-da-tiem-vaccine…

___

[1] https://www.thelancet.com/…/PIIS0140-6736(21…/fulltext

[2] https://www.medrxiv.org/con…/10.1101/2021.07.28.21261159v1

[3] https://www.medrxiv.org/con…/10.1101/2021.08.24.21262423v1

[4] https://www.medrxiv.org/…/2021.03.03.21251066v1.full

clip_image004

Số liệu từ CDC (tính đến tháng 25/5/2021) trong số 101 triệu người được tiêm vaccine, chỉ có 10262 người (hay 0.01%) bị ‘nhiễm đột phá’.

clip_image006

Mối liên quan giữa thời gian giữa 2 liều vaccine và hiệu quả vaccine AstraZeneca. Thời gian 3 tháng trở lên có hiệu quả cao hơn thời gian dưới 3 tháng.

https://www.thelancet.com/…/PIIS0140-6736(21…/fulltext

 

10 DẤU HIỆU NGƯỜI BỆNH F0 CHUYỂN NẶNG CẦN CHUYỂN NGAY ĐI BỆNH VIỆN

Lâm Anh, Lao động 13/09/202

clip_image008

Theo Bộ Y tế, có 10 dấu hiệu F0 chuyển nặng cần chuyển ngay đi bệnh viện. Ảnh: Anh Tú.

Bộ Y tế vừa ban hành quyết định 4377/QĐ-BYT ngày 11.9 kèm Sổ tay hướng dẫn triển khai các nhiệm vụ của trạm y tế lưu động. Trong đó, Bộ Y tế đã nêu những dấu hiệu sức khoẻ cần theo dõi hàng ngày cho F0 tại nhà, trong đó có 10 dấu hiệu nhận biết người bệnh chuyển nặng cần được chuyển ngay đi bệnh viện.

Trong đó, các trường hợp F0 không triệu chứng hoặc thể nhẹ có thể tự theo dõi sức khỏe hàng ngày bằng cách điền đầy đủ thông tin vào Bảng theo dõi sức khỏe 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi chiều.

Những dấu hiệu cần theo dõi hàng ngày cụ thể như: Nhịp thở, nhiệt độ, độ bão hoà oxy máu (SpO2) và huyết áp (nếu có thể đo); các triệu chứng mệt mỏi, ho ra đờm, ớn lạnh, rét, viêm kết mạc, mất vị giác hoặc khứu giác, ho ra máu, thở dốc, tức ngực kéo dài, tiêu chảy…; các triệu chứng khác như đau họng, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, chán ăn, đau nhức cơ.

Tại hướng dẫn này, Bộ Y tế chỉ rõ khi có các dấu hiệu trở nặng, F0 cần được chuyển ngay đến bệnh viện gồm:

– Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào. Lưu ý khi đếm nhịp thở ở trẻ em: Đếm đủ trong 1 phút khi trẻ nằm yên không khóc.

Nhịp thở tăng:

+ Người lớn: ≥ 21 lần/phút

+ Trẻ 1 đến <5 tuổi: ≥ 40 lần/phút,

+ Trẻ 5 đến < 12 tuổi: ≥ 30 lần/phút

– SpO2 ≤ 95% (nếu có thể đo). Khi phát hiện bất thường, F0 cần được đo lại lần 2 sau 30-60 giây, yêu cầu giữ nguyên vị trí đo, tẩy sơn móng tay (nếu có) trước khi đo.

– Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

– Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg (nếu có thể đo).

– Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

– Thay đổi ý thức: Lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

– Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

– Không thể uống; trẻ em bú kém/giảm, ăn kém, nôn.

– Trẻ có biểu hiện: Sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi đỏ, ngón tay chân sưng phù nổi ban đỏ, nốt hoặc mảng xuất huyết…

– Bất kỳ tình trạng nào mà F0 cảm thấy lo lắng, bất ổn.

 

HIỆU QUẢ CỦA CÁC VACCINE ĐANG DÙNG Ở VIỆT NAM VỚI BIẾN THỂ DELTA SAU MỘT LIỀU THAM KHẢO TỪ CÁC ĐÁNH GIÁ THỰC TẾ

FB Lê Minh

Đây là câu hỏi đang được đặt ra do chúng ta đang tiến hành tăng tốc phủ một liều vaccine trước nên hiệu quả của vaccine với các đối tượng “thẻ vàng” này cần được đánh giá. Dựa trên một số ít những công bố đã có từ thực tế sử dụng với biến thể Delta và là những công bố có nhóm chứng âm tính (không tiêm vaccine), mình tổng hợp được một số dữ liệu như ở bảng sau.

clip_image010Có thể thấy là hiệu quả bảo vệ có thể rất khác nhau tùy thuộc vào từng nghiên cứu, ngay với cùng một vaccine đã có thể có sai khác rất rộng.

clip_image010[1]Các kết quả này không thể so sánh trực tiếp với nhau giữa các nghiên cứu khác nhau, nhưng các kết quả so sánh 2 vaccine đánh giá trong cùng một nghiên cứu (có cùng số mình ghi chú) cũng có giá trị so sánh nhất định. Theo đó thì nếu chỉ có 1 mũi thì AstraZeneca có thể bảo vệ bằng hoặc tốt hơn Pfizer, và Moderna có vẻ chịu ảnh hưởng của Delta ít hơn AstraZeneca và Pfizer.

clip_image010[2]Các vaccine đều đạt khả năng bảo vệ khỏi các ca nặng và tử vong tốt dù chỉ tiêm 1 mũi, là cơ sở tốt cho việc sử dụng “thẻ vàng”, trừ Sinopharm vẫn còn đang là một dấu hỏi.

clip_image010[3]Riêng đối với Sinopharm, để đánh giá hiệu quả với biến thể Delta thì khó khăn hơn vì không có bằng chứng trực tiếp được đánh giá trong lâm sàng. Báo cáo duy nhất về hiệu quả thực tế của Sinopharm với biến thể Delta lại là một báo cáo làm chung với Sinovac, trong đó người tham gia có thể tiêm 1 mũi Sinopharm, 1 mũi Sinovac hoặc 2 mũi cùng một loại nên không thể phân rạch ròi hiệu quả của hai loại vaccine này. Với số liệu rất giới hạn ở Quảng Châu với 74 trường hợp dương tính và nhóm đối chứng không tiêm vaccine có 292 người (không bao gồm nhóm >60 tuổi) thì khả năng bảo vệ của Sinopharm và Sinovac sau 1 liều chỉ đạt 13,8%, sau 2 liều đạt 59%. Trong số đó chỉ có 27,5% số trường hợp theo dõi tiêm duy nhất Sinopharm và 10,4% tiêm lẫn 2 loại vaccine. Giới hạn của nghiên cứu này là số ca nhiễm nội địa thấp và rất ít người biểu hiện nặng trong đợt dịch này nên khó có thể đánh giá chính xác về các tỷ lệ bảo vệ giảm ca nặng. Hiện nay cũng không có bằng chứng cho các so sánh trực tiếp giữa 2 loại vaccine này trên cùng một nhóm người, cùng một thời điểm nên cũng không thể kết luận được hiệu lực của Sinopharm với chủng Delta. Thế nên mình tạm thời chỉ để giá trị hiệu quả vaccine sau 1 mũi với Sinopharm là >13,8% trong trường hợp này, dựa theo nhiều đánh giá riêng lẻ cho thấy hiệu quả của Sinopharm có cao hơn Sinovac. Một cách đánh giá khác là do Sinopharm cho thấy khả năng tạo đáp ứng miễn dịch dịch thể (sinh kháng thể trung hòa) rất giống nhau giữa Delta và Alpha nên mình dùng số liệu lâm sàng của Peru (số mẫu lớn và có cả Alpha, Gamma, Lambda hoành hành, trong đó nhiều nhất là Alpha) [8]. Với báo cáo của Peru mình đã từng nhắc tới thì hiệu quả của Sinopharm sau mũi đầu tiên cũng chỉ ở mức 17,2%, cũng rất gần với mức 13,8% ở trên nên ban đầu có thể nhận định là hiệu quả 1 mũi của Sinopharm với Delta là rất thấp.

clip_image010[4]Vấn đề thứ hai là khả năng giảm ca nặng và tử vong khi sử dụng 1 mũi Sinopharm. Cũng theo cách tham khảo gián tiếp từ nghiên cứu của Peru thì sau 1 mũi Sinopharm có thể giảm nguy cơ ca nặng và tử vong 46,3% là mức không cao cũng không thấp. Một bằng chứng khác là khi tham khảo hiệu quả vaccine ở Seychelles vào giai đoạn Delta đang phổ biến thì mặc dù số người tiêm Sinopharm nhiều hơn AstraZeneca nhưng trong số 6 người tử vong ở quốc đảo này thì 5 đã tiêm AstraZeneca và 1 đã tiêm Sinopharm [9]. Từ những bằng chứng này có thể chúng ta không phải quá lo lắng ở khả năng giảm ca nặng và tử vong của Sinopharm, nhưng khả năng lây nhiễm của người mới tiêm 1 mũi là cao.

clip_image010[5]Hiệu quả 90% nghĩa là trong 10 lần tiếp xúc với F0 có khả năng lây truyền cao (100% sẽ lây với người chưa có vaccine) thì 1 trong 10 lần sẽ làm bạn trở thành F0. Khả năng giảm ca nặng và tử vong 90% thì có nghĩa là nếu bạn mắc COVID-19 thì tiên lượng nặng và tử vong của bạn từ 10 sẽ xuống 1. Thế cũng có nghĩa là với 1 mũi Sinopharm, trong 10 lần tiếp xúc với F0 thì đã có tới 8, 9 lần bạn có thể nhiễm virus rồi (và sau khi nhiễm thì khả năng bị nặng, tử vong của bạn giảm đi gần ½). Chính vì thế, mặc dù chúng ta chưa có trong tay bằng chứng đầy đủ nhưng các bạn đã tiêm 1 mũi Sinopharm nên rất cẩn trọng phòng tránh lây nhiễm, tuân thủ 5K và hạn chế tiếp xúc nhất trong khả năng có thể. Chiến lược phủ vaccine cần phải tính tới kế hoạch phủ 2 mũi với Sinopharm mới đảm bảo về lâu dài.

PS: tiêm vaccine vào không bất tử đâu mà vẫn có thể nhiễm bệnh và lây cho người khác, nên 5K vẫn là yếu tố đảm bảo nhất cho hiệu quả chung của kiểm soát dịch. Ý của mình là khi bình thường hóa lại một phần thì mặc dù được tham gia một số hoạt động xã hội, nhóm mới tiêm 1 mũi Sinopharm dễ bị nhiễm virus nhiều hơn các nhóm khác nên các bạn cần đặc biệt cẩn thận, hạn chế tối đa các nguy cơ phơi nhiễm không cần thiết và cố gắng tiêm mũi 2 đúng hạn.

clip_image010[6]Tài liệu tham khảo

[1] https://doi.org/10.1056/NEJMoa2108891

[2] https://www.medrxiv.org/con…/10.1101/2021.06.28.21259420v2

[3] http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.3884946

[4] https://doi.org/10.1080/22221751.2021.1969291

[5] https://repositorio.ins.gob.pe/…/Efectividad%20de%20la.pdf

[6] https://media.tghn.org/…/Effectiveness_of_COVID-19…

[7] https://doi.org/10.1101/2021.08.11.21261885

[8] https://www.facebook.com/doctorf0x/posts/2380909515375885

[9] https://fortune.com/…/fully-vaccinated-deaths-covid…/

 

GIỮA ĐẠI DỊCH, NGHĨ VỀ CHÍNH SÁCH VỚI BÁC SĨ, NHÂN VIÊN Y TẾ

Quốc Phong, VietnamNet, 13/9/2021

Trận chiến chống lại đại dịch Covid-19 bước sang tháng thứ 21. Nhiều cán bộ y tế gần như kiệt sức, đã có người hy sinh để giành giật sự sống cho chúng ta.

Bảo vệ tấm lá chắn

Nếu tình hình còn kéo dài thêm nhiều tháng nữa, tôi e rằng những “tấm lá chắn” đầy nhiệt huyết, trách nhiệm và kinh nghiệm của đội ngũ y tế rất có thể bị xuyên thủng.

Bộ Y tế mới đây ra văn bản gửi đi các sở Y tế đề nghị nắm rõ tình hình để báo cáo với Bộ trước khi xem xét xử lý kể cả rút giấy phép hành nghề nếu thiếu tinh thần trách nhiệm lúc này.

clip_image012

Bác sĩ tại bệnh viện Hồi sức Covid-19 TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

Trước khi thực thi văn bản này, các cấp cũng nên xem lại về chính sách lương bổng, phụ cấp đãi ngộ đối với đội ngũ này có gì bất cập không. Nhất là khi trong xã hội hiện tại, có những lực lượng công chức, viên chức lại được hưởng khoản phụ cấp khá cao, dễ tạo sự bức xúc khi phải so sánh.

Về cơ bản, cả lực lượng y tế của chúng ta, không chỉ ở các điểm nóng mà khắp cả nước đều đang gồng mình chiến đấu, giành lại sự sống cho người nhiễm dịch.

Tối 8/9, trên sóng VTV1, những thước phim phóng sự có tựa đề “Ranh giới” khiến nhiều người chảy nước mắt và thật sự nghẹn lòng trước biết bao cảnh cứu người kiên trì, bền bỉ của các thầy thuốc. Đội ngũ y tế tại những điểm nóng đang bị quá tải trầm trọng.

Tôi cũng từng nghe Thủ tướng Phạm Minh Chính không dưới một lần nhắc lãnh đạo Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan khẩn trương quan tâm đến đời sống và chế độ bồi dưỡng nhân viên y tế sao cho họ đủ tái tạo sức lao động, tiếp tục phục vụ nhân dân.

Theo như tôi tìm hiểu thì hiện tại đang nảy sinh những nổi cộm nhất định.

Do hầu hết bệnh viện hiện nay đều hạn chế việc điều trị bệnh nhân tại bệnh viện nên nguồn thu gặp nhiều khó khăn. Nhiều bệnh viện đang ở thế chậm trả lương, cắt bớt phụ cấp. Tiền cũng không phải đã được ngân sách rót về ngay. 

Nếu lực lượng chi viện TP.HCM chống dịch là người từ bệnh viện của các địa phương cử vào thì ít nhiều còn có lương. Còn sinh viên và các em mới tốt nghiệp bác sĩ, chưa có chứng chỉ hành nghề, em nào có hợp đồng với bệnh viện rồi thì có lương, mỗi tháng được hơn 3 triệu. Còn nếu chưa có tên trên hợp đồng bệnh viện, thì sẽ được 1 triệu hoặc ít hơn.

Ấy vậy mà vẫn rất nhiều em xung phong, tình nguyện. Người dân chúng tôi thật tự hào và cảm phục vì có những bạn trẻ bất chấp hiểm nguy, tiền lương không có như các em.

Một số bệnh viện chữa trị bệnh nhân nặng áp lực quá sức tưởng tượng. Thật nể trọng tinh thần thép vì người bệnh của đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế!

Xem xét chính sách đãi ngộ

Thông thường, nguồn thu của bệnh viện nằm ở các hoạt động khám chữa bệnh và hoạt động dịch vụ của bệnh viện. Tuy nhiên, kể từ khi có đại dịch xuất hiện, nhiều bệnh viện hạn chế với bệnh nhân khác nên nguồn thu giảm. Cán bộ nhân viên hưởng lương cơ bản theo chế độ nhà nước cộng với tiền trợ cấp tham gia chống dịch.

Theo chế độ, y, bác sĩ trong thời gian tham gia chống dịch được trợ cấp 300.000 đồng/ngày. Các y, bác sĩ sẽ làm việc luân phiên. Ví dụ, một người tham gia điều trị 14 ngày, nhận trợ cấp đủ 14 ngày, sau đó được luân chuyển ra cách ly tại bệnh viện 14 ngày, rồi về nhà nghỉ 7 ngày. Như vậy, 21 ngày không tham gia chống dịch, y bác sĩ sẽ không được hưởng trợ cấp gì.

clip_image014

Nhân viên y tế vận chuyển vật tư vào bệnh viện dã chiến tại TP.HCM. Ảnh: Thanh Tùng

GS.TS Trương Việt Bình, nguyên Giám đốc học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam kiêm Giám đốc bệnh viện Tuệ Tĩnh khi chứng kiến tình trạng các thầy thuốc và nhân viên ngành y làm việc quá tải, ông rất cảm thông.

GS Việt Bình cho rằng, hiện tượng quá tải ở các cơ sở y tế… cũng dễ chia sẻ và hiểu được. Tất nhiên vấn đề này cũng là khách quan, không một tỉnh, thành phố nào có thể có đủ cơ sở vật chất và nhân lực y tế khi đại dịch bùng phát lớn như vậy.

Bộ Y tế và Chính phủ đã huy động cán bộ quân, dân y và trang thiết bị y tế trong các đơn vị y tế, các cơ sở đào tạo của cả nước đến các điểm nóng là việc rất đúng và cần thiết. Chúng ta đã nhanh chóng thành lập nhiều bệnh viện dã chiến cho các tỉnh, thành phố có nhiều bệnh nhân. Điều đó góp phần quan trọng trong việc điều trị cho bệnh nhân Covid-19 và giảm áp lực cho những điểm nóng.

Tuy nhiên, lực lượng hỗ trợ vẫn không đủ và không đồng bộ. Lý do là nhân lực y tế các tỉnh, thành phố cũng chỉ có hạn mà ngay từ khi chưa có dịch xảy ra đã không hề dư dả gì.

Theo GS Việt Bình, đó là do những mặt trái của tư tưởng dịch vụ y tế đã bộc lộ rõ bản chất của nó sau nhiều năm qua. Các bệnh viện muốn sử dụng người nhà bệnh nhân, khoán sự chăm sóc điều dưỡng cho gia đình bệnh nhân. Họ không muốn thực hiện quy định tiêu chuẩn bác sĩ và điều dưỡng/giường bệnh. Mục đích cũng là để có thu nhập khá hơn mức lương nhà nước quy định nên có cảnh các bệnh viện không nhận đủ nhân viên y tế.

Rồi còn chuyện ngành y nghiêng về đào tạo bác sĩ đa khoa, ít đào tạo bác sĩ chuyên khoa trong các trường đại học (trừ bác sĩ răng hàm mặt, bác sĩ y tế dự phòng), các chuyên khoa thì thường để các viện, bệnh viện tự tổ chức đào tạo là chính.

Cuộc cải tổ thực sự

Theo GS Bình, đợt dịch này là dịp chúng ta nhìn thấy ngành Y tế nước nhà và cần có một cuộc cải tổ trong chăm sóc, điều trị cho bệnh nhân, trong việc đào tạo tại các trường đại học Y dược và đãi ngộ cán bộ y tế.

Nên thay đổi cách hiểu bệnh viện dịch vụ, coi bệnh nhân là khách hàng. Tăng cường bảo hiểm y tế về số lượng và về mức nộp, có hỗ trợ của nhà nước cho người nghèo, người thu nhập thấp, đủ cho nhu cầu điều trị, quan tâm chăm sóc đời sống lương, phụ cấp cho y tế công lập…

Cần chú trọng đào tạo một số chuyên khoa ngay trong đại học như hồi sức tích cực, mắt, tai mũi họng, nhi khoa, da liễu, sản phụ khoa… Đồng thời, các bệnh viện công lập bỏ các dịch vụ y tế. Phủ kín bảo hiểm y tế toàn dân. Tăng đầu tư trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất và tăng số nhân viên y tế ít nhất bằng các nước phát triển trong khu vực.

Điều chỉnh chỉ tiêu biên chế bệnh viện theo mức tăng dân số. Và điều chỉnh lương phụ cấp ngành y tế phù hợp chi phí, thời gian đào tạo, mức độ rủi ro nghề nghiệp phù hợp chủ trương “ngành y là một ngành đặc biệt, cần có một chế độ đãi ngộ đặc biệt”.

Đây là những vấn đề chiến lược, thậm chí tạo ra sự thay đổi cả ngành y tế và đào tạo cán bộ y tế. Từ đó mang lại hiệu quả cao cho việc chăm sóc nhân dân và biểu hiện được sự ưu việt của chế độ xã hội.

Đảng và Nhà nước đã xác định “chống dịch như chống giặc”, những người trong đội ngũ y tế ngày ngày tiếp cận với bệnh nhân nhiễm Covid-19, người viết bài này xin đề nghị Chính phủ xem xét một số vấn đề sau đây:

Xem xét, công nhận liệt sĩ với bác sĩ và nhân viên y tế đã qua đời trong quá trình bám trụ bệnh viện/bệnh nhân phục vụ. Hai trường hợp vừa được Bộ Y tế khẩn trương làm thủ tục để Chủ tịch nước xét công nhận liệt sĩ. Đó quả là nguồn an ủi rất lớn với cán bộ, nhân viên y tế nói chung. Tới đây, hy vọng sẽ được tiếp tục nếu không may vẫn còn có người nằm xuống.

Xem xét lại khoản thù lao đã cấp cho người tham gia tuyến đầu trong ngành y. Họ cần được một khoản phụ cấp nữa là phụ cấp độc hại như đã từng chi với người phục vụ trong chữa trị người bệnh truyền nhiễm, trong khu vực dùng hoá chất xạ trị chữa bệnh ung thư… Và mức phụ cấp này cũng nên thỏa đáng.

Với đội ngũ đã tham gia chống dịch trong ngành y gần 2 năm qua, nên chăng sau này khi tính chế độ bảo hiểm xã hội, họ cũng cần được nhân hệ số năm công tác cao hơn hệ số 1,0 so với các năm công tác bình thường.

Với đội ngũ thầy thuốc và nhân viên y tế vừa ra trường, chưa được nhận vào biên chế thì sau này cũng nên cộng cả thời gian công tác mang tính chất tình nguyện này như năm công tác chính thức. Đồng thời, các trường hợp đóng góp tích cực thì nên tuyển dụng chính thức bởi họ đã được thử thách, tôi luyện sau “cuộc chiến”. 

Và ngay lúc này, cần quan tâm bằng nhiều cách để hỗ trợ đội ngũ bác sĩ và nhân viên y tế có đủ sức khỏe, có tinh thần lạc quan nhất có thể. Qua đó giúp họ bền bỉ trụ vững tại tuyến đầu chống đại dịch bởi cuộc chiến chống đại dịch chưa có hồi kết.

Qua cuộc chiến căng thẳng đầy hiểm nguy gần 2 năm qua, tôi tin rằng trong xã hội ta, ai ai cũng thấu hiểu, chia sẻ và cảm thông với các thầy thuốc và nhân viên y tế. Chúng ta hoàn toàn ủng hộ Nhà nước để sớm có những chế độ chính sách thỏa đáng, hợp lý đối với ngành y tế nước nhà.

 

SÀI GÒN: VÌ SAO ĐẠI ĐA SỐ CA COVID TỬ VONG LÀ Ở GIAI ĐOẠN ĐẦU ”NHẬP VIỆN”?

image_thumb

Covid: Một khu phố tại Sài Gòn bị phong tỏa với rào chắn, ngày 20/07/2021. Theo nhiều nhà quan sát, các hàng rào phong tỏa khắp nơi, gây trở ngại lớn cho việc điều trị và cấp cứu bệnh nhân. © REUTERS – STRINGER

Trọng Thành, RFI ngày 13/9/2021

Khủng hoảng Covid-19 gây tổn thất nặng nề tại Sài Gòn. Thủ phủ kinh tế Việt Nam, chiếm khoảng 80% số ca tử vong toàn quốc. Sau ba tháng dịch bệnh hè năm 2021, theo số liệu chính thức, khoảng 8.000 người qua đời vì Covid. Tuyệt đại đa số người chết là ở ngay “tầng đầu” của hệ thống bệnh viện, vốn không phải là nơi điều trị bệnh nhân nặng nhất (tức “tầng điều trị thứ 2” của hệ thống y tế chuyên trách Covid của TP HCM).

Ngày 31/08/2021, cục Quản lý Khám Chữa Bệnh của bộ Y Tế thông báo, qua “phân tích dữ liệu 5.575 ca tử vong, đủ thông tin cho thấy có 77,11% ca tử vong là ở tầng điều trị thứ 2, nơi không phải là tầng có bệnh nhân nặng nhất”. Theo hình dung thông thường, số ca chết chủ yếu tập trung ở tầng chóp của tháp điều trị, nơi có đủ mọi phương tiện hiện đại nhất, và mọi bệnh nhân nặng nhất trên nguyên tắc sẽ phải được chuyển đến điều trị tại đây, để còn nước còn tát. Vì sao số lượng ca tử vong lại tập trung chủ yếu tại “tầng đầu” của hệ thống bệnh viện hay phần chân của “tháp điều trị” Covid (theo cách gọi của bộ Y Tế Việt Nam)? RFI đặt câu hỏi với bác sĩ Phan Xuân Trung (Sài Gòn) (*).

***

RFI: Xin Bác sĩ cho biết các lý do chính của tình trạng đầy nghịch lý, “tầng đầu” của hệ thống bệnh viện lại là nơi nhiều bệnh nhân Covid qua đời nhất?

BS Phan Xuân Trung: Việt Nam trước giờ chưa có kinh nghiệm chống dịch to lớn như vậy, cho nên mọi thứ trở nên lúng túng. Việc thiếu hụt về tài nguyên y tế, bản thân đối với y tế Việt Nam vốn đã là một khiếm khuyết to lớn, mãn tính. Khi chưa có dịch, chúng ta ai cũng biết rằng bệnh nhân không đủ giường bệnh để nằm. Một giường có thể nằm ghép hai, ba người. Cũng có hình ảnh, như ở Bệnh viện Ung bướu thì bệnh nhân phải nằm dưới gầm giường. Thiếu thốn đầu tư cho y tế như vậy người dân đã phải gánh chịu từ nhiều năm rồi.

Tựu trung lại thì người chết khá nhiều khi nhập viện, tập trung ở “đầu vào”, mà người ta gọi là “tầng hai”. Do thiếu tổ chức, thiếu chuẩn bị, thiếu nguồn lực về tất cả mọi mặt, cho nên hậu quả là “đầu ra” là quá tệ hại. Người ta chết bởi vì ngay từ ở nhà, người ta không biết được rằng người ta sẽ bị bệnh như thế nào, người ta sẽ được điều trị như thế nào, khi bệnh thì kêu ai và đi đến đâu. Cho nên việc chết không chỉ xẩy ra ở “tầng hai”, mà xảy ra từ nhà của bệnh nhân, cho đến trên chiếc xe cấp cứu. Và nơi tiếp nhận là một sự khiếm khuyết toàn diện, sự đổ vỡ toàn diện diễn ra ở đó.

RFI: “Đổ vỡ toàn diện” nghĩa là như thế nào?

BS Phan Xuân Trung: Khi nói về vấn đề sức khỏe, chúng ta phải nhìn nó một cách toàn diện. Từ khi bắt đầu bệnh đến khi điều trị ở cái nấc cuối cùng. Theo cách nhìn của tôi, thì phải chia ra làm bốn phần. Giai đoạn thứ nhất – giai đoạn quan trọng hàng đầu – là giai đoạn chăm sóc tại nhà. Nơi đó chứa nhiều bệnh nhân nhất, từ thể bệnh nhẹ nhất, đa dạng nhất, và người dân cần phải trang bị cho mình kiến thức để tự bảo vệ. Nếu như cái tầng đó, tức “tầng dân chúng”, “tầng nhà”, mà được ổn định tốt, thì tầng sau sẽ đỡ hơn. Giai đoạn thứ hai là “tầng cấp cứu”, tức là khi người ta đã chuyển nặng, đã khó thở, cần can thiệp, thì phải có nơi tiếp nhận và xử lý ban đầu. Nếu như vậy, đó phải là những cơ sở y tế gần dân nhất. Đó là các trung tâm y tế quận, huyện. Anh làm cái gì tôi không cần biết, nhưng khi gọi cấp cứu, quận huyện phải là nơi chạy đến nhanh nhất, để đánh giá tình hình, phân loại xử trí, rồi sau đó mới chuyển đi tiếp. Còn giai đoạn thứ ba là “tầng tiếp nhận” vào trong bệnh viện chuyên khoa. Thì cái nơi tiếp nhận đó, họ có chia ra thành nhỏ hơn nữa, hay thành hai ba phần, thì chuyện đó không quan trọng.  Đã đến đây, thì xác nhận là bệnh nhân Covid. Can thiệp nhẹ hay nặng, can thiệp tối thiểu hay tối đa, thì điều này sẽ được quyết định sau khi bước vào cổng của bệnh viện rồi.

Chúng ta thấy rằng hai bước đầu tiên đã khiếm khuyết. Cái việc chăm sóc tìm hiểu tinh thần, thuốc men tại nhà là không có. Thậm chí, khi dịch mới bắt đầu, dân chúng bắt đầu tự thủ cho mình những loại thuốc men để phòng thân tại nhà, nhưng mà đã gặp những sự cản trở từ phía chính quyền, từ những văn bản trước đó.  Ví dụ như, họ không có quyền mua một số loại thuốc cảm, sốt, ho, kháng sinh… Bởi vì bộ Y Tế đã ra văn bản cấm nhà thuốc bán, vì liên quan đến Covid phải có đơn thuốc, khai báo y tế… Mục đích lúc đó là để kiểm soát số người nhiễm (tức “F0”) (với mục tiêu tiến hành cách ly tập trung toàn bộ F0, trong thời gian đầu). Những ai bị sốt, bị ho, thì không được mua thuốc chống sốt, chống ho. Đây là một sự cản trở thứ nhất. Cản trở tiếp theo là các bệnh viện bị phong tỏa ngay khi có bóng dáng của một F0 nào đó đi qua. Việc này khiến nhiều bệnh viện sợ hãi và không muốn hoạt động nữa. Bởi các hoạt động như vậy mang lại những rủi ro to lớn. Như vậy, cánh cửa dành cho bệnh nhân ngay trong giai đoạn chăm sóc ban đầu đó đã bị đóng sập lại.

Tiếp theo đó, việc phong tỏa khiến các thị trường thuốc, các chợ sỉ dược phẩm cũng bị đóng cửa. Thuốc men càng ngày càng hạn hẹp lại. Bác sĩ thì bị huy động vào trong các chuyện như “xét nghiệm”, “truy vết”. Thành ra cả một hệ thống chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nhà bệnh nhân hầu như bị tê liệt. Bệnh nhân chịu trận. Bệnh thì ráng chịu thôi ! Bệnh nhân cũng không biết mình sẽ xử lý gì khi virus xâm nhập. Người ta tự cứu nhau bằng những bài thuốc dân gian, như xông hơi, lá sả, lá chanh, hay tinh dầu, cháo hành, cháo ớt… Đại khái là những cái cách tự cứu mình. Dân chúng tự cứu nhau, ví dụ như tôi có tham gia nhóm Giúp Nhau Mùa Dịch. Hầu như không có bàn tay của chính quyền dính vô chuyện này.

Với chăm sóc y tế ban đầu rơi vào tình trạng bị bỏ rơi, thả nổi như vậy, người ta rơi vào tình trạng ngộp thở, thiếu oxy. Mặc dù có việc tự chữa, tự cứu nhau, với những đội thiện nguyện về oxy, nhưng đó cũng không phải là đội ngũ chuyên môn, để có thể giúp cho bệnh nhân một cách chuẩn xác. Còn về thuốc men, lúc đó chưa có một phác đồ điều trị. Thậm chí khi tôi đưa ra phác đồ điều trị (cho bệnh nhân tại gia đình), thì lại bị đả phá, rồi mạng Giúp Nhau Mùa Dịch bị đánh sập, hoặc cấm tôi không được đăng bài trên mạng Facebook để hướng dẫn bệnh nhân. Thì như vậy, “mặt trận tuyến đầu” bệnh nhân tự chữa trị, tự bảo vệ đó bị phá hư, khiến cho nhu cầu nhập viện cấp cứu càng tăng lên.

RFI: Xin Bác sĩ cho biết tình hình cấp cứu cụ thể thế nào?

BS Phan Xuân Trung: Khi người ta cần cấp cứu, trong cơn tuyệt vọng, người ta kêu cứu, thì tài nguyên về cấp cứu không đầy đủ. Cơ số xe cấp cứu không được tăng thêm, trong lúc số ca tăng vọt, cho nên nhiều bệnh nhân bị bỏ rơi. Họ tuyệt vọng phải ở lại nhà. Số được đưa đến bệnh viện bằng những xe cấp cứu không đủ đáp ứng, bị chậm trễ. Một trong những nguyên nhân ác nghiệt gây ra chậm trễ là các rào chắn, rào thép gai, băng dọc băng ngang các con đường. Nó cản trở việc cấp cứu đó, cản trở việc cấp cứu của các xe 115 của nhà nước, cản trở luôn sự cấp cứu của dân chúng với nhau. Và đội ngũ tắc-xi cũng bị tê liệt, khi không được chạy, không được tham gia. Mọi con đường tìm lối thoát bị chặn. Hậu quả tất yếu là nhiều người có điều kiện được nhập viện (mà người ta gọi là “tầng hai”), thì khi lọt vô được vào cánh cổng đó là đã hết hơi rồi. Không còn sức để mà sống nữa. Cho nên là chuyện vô tới nơi là chết, số lượng chết tăng lên là hiển nhiên.

Chưa nói đến chuyện vô đến vòng nhập viện, thì người ta được điều trị như thế nào. Theo hình ảnh những clip mà lộ ra ngoài, hoặc là những người bạn của tôi quay livestream, để cho tôi nhìn những thứ bên trong, thì hầu như cái gọi là “tầng 2” đó chỉ là nơi để những cái giường… cùng những bình oxy mà thôi. Phác đồ điều trị thì các bác sĩ tự tìm lấy phác đồ riêng, trong đó có dexaméthasone, rồi các loại thuốc kháng viêm, chống đông…Đại khái là như vậy. Hầu như khi đó chưa có phác đồ bài bản nào dành cho bệnh nhân cả. Chỉ có tiếp nhận, úp oxy cho bệnh nhân và bệnh nhân phó thác số mạng mình cho những dòng oxy đó. Rồi đến oxy cũng cạn kiệt. Có bạn tôi phải la làng vì theo oxy, nhiều nơi thiếu. Như vậy sẽ dẫn tới tan vỡ về chữa trị.

Về sau này, người ta bắt đầu thấy tầm quan trọng của “tầng điều trị ban đầu”, tầng thứ nhất, tức tại nhà. Nếu việc chăm sóc tại nhà được tổ chức tốt, thì có thể cứu được người ngay khi bệnh bắt đầu chớm. Tôi đã từng chia sẻ hình ảnh việc điều trị Covid này như việc “dập lửa”. Nếu lửa mới bắt đầu nhen nhóm nhỏ, mà dập ngay lập tức thì không thành đám lửa lớn. Mà đợi đến khi đám lửa đã bùng lên rồi, thì dập cực kỳ khó khăn. Mình chưa nói đến các cản trở xảy ra trong quá trình cấp cứu bệnh nhân, như đã trình bày, với việc ngăn cản lưu thông, rồi thiếu oxy, thuốc men, mọi thứ. Cho nên dẫn đến một thảm họa. Tôi cho rằng, nếu như Covid có một tỉ lệ tử vong trung bình 2%, ví dụ như vậy, mà ở thành phố HCM tăng gấp thêm nhiều thì đó là do cách điều hành, cách quản lý của Nhà nước, góp phần làm tăng tử vong đó lên.

RFI: Một số người cho rằng trong hệ thống điều trị Covid, giới y bác sĩ nhất là những người làm trong Nhà nước, dường như đã bị cản trở trong phát ngôn, như vậy thông tin về thực trạng khủng hoảng đã không thể lan truyền dễ dàng qua các kênh chính thức. Bác sĩ nhìn nhận thế nào về vấn đề này?

BS Phan Xuân Trung: Tôi chỉ biết là ứng dụng công nghệ thông tin, ứng dụng trong hệ thống này bị rời rạc, manh mún, gián đoạn, không được liên thông, liên kết với nhau, cho nên con số bị chậm, bị trễ. Con số tử vong ở địa phương tăng cao, nhưng bộ Y Tế không cập nhật kịp. Lúc ban đầu người ta nhập liệu rất chi tiết về từng con người, nhưng bây giờ khi con số cực lớn ập tới thì không có người nhập liệu, để thống kê.

Điểm thứ hai là tôi không hiểu việc, các con số “xấu xí”, chết chóc được ghi nhận ở những người quản lý bệnh viện, các thông tin đó chắc chắn là sẽ được đưa đến lãnh đạo. Và có khi con số đó quá chua xót đến mức mà người ta không dám nói liền một cách đầy đủ, mà vì lý do này hay lý do khác, người ta cũng có thể làm giảm nhẹ con số đó, hoặc tìm cách đưa như thế nào để xã hội tiếp nhận đỡ sốc hơn. Tôi không biết rõ về truyền thông về số liệu như thế, vì tôi đứng ở vòng ngoài quan sát thôi.

Không nói ra nhưng chúng ta cũng thấy là có hai “loại thông tin” không giống nhau. Một loại thông tin trên báo chí chính thống, với những điều được lặp đi, lặp lại, và chỉ thay đổi ở những con số, và một loại thông tin khác sinh động hơn, chân thật hơn. Đó là những clip, những hình ảnh quay thực tế từ những nơi bên trong bệnh viện, hoặc những cảnh chết chóc ở phía bên ngoài, những đám tang, những sự đau thương. Đó là những thông tin cực kỳ sinh động, những thông tin thật, phản ánh thật. Còn những loại thông tin được mài giũa, chau chuốt, cắt góc, xén sửa, gọi là “các thông tin lề phải”, thì người ta chán, cũng không thèm đọc nữa. Bởi vì nó không có gì hay hơn, mới hơn, đúng hơn. Mà người ta sẽ quay sang các thông tin trên các mạng xã hội, thông tin của các clip quay lén đưa được ra. Ví dụ như có báo chí nào nói đến chuyện chứa xác trong các thùng container, nhưng qua các clip, chúng ta thấy hành trình bốc xác từ xe cứu thương bỏ vô container như thế nào. Câu chuyện về những gì được phép đưa, những gì không được phép đưa là những câu chuyện từ lâu rồi của chính quyền Việt Nam. Người ta chia ra các loại “tin xám”, “tin trắng”, “tin đen” … Nó phải được kiểm duyệt, được lọc lại. Người ta không muốn đưa ra hình ảnh “xấu”, gây mất uy tín, thể diện.

Và có một điều là trong hệ thống quản lý của Việt Nam là bên dưới phải phục tùng bên trên, không được cãi lời, mặc dù có thể thấy là mệnh lệnh từ bên trên gây ra những hậu quả, nhưng người ta cũng không dám nói, vì nói ra sẽ mất chức. Chúng tôi thấy trên mạng người ta bêu rếu một anh trên đài VTV rất hùng hổ nói rằng, những ai nói “sống chung với dịch”, thì tương đương là phản động, chống đối đường lối, chính sách. Ở bên dưới, người ta đưa hình ảnh của ông thủ tướng, nói rằng phải tính đến bài toán “sống chung với dịch”. Hai cách phát biểu đó hoàn toàn trái ngược nhau. Trước đó, cái cách quy chụp đanh thép, mang tính hù dọa đã khiến cho người thấy được sự việc người ta không muốn nói. Nói ra thì nó không lợi cho mình, mà còn gây hại thêm. Cho nên từ dân chúng, cho đến người có chức có quyền, không dám hó hé, không dám đi ngược, mà chính vì không dám hó hé, mà chính vì việc không dám có tiếng nói trái ngược, thể hiện thực tế, mà dẫn đến các hậu quả to lớn.

RFI: Bác sĩ đặc biệt chú ý đến tầm quan trọng của chăm sóc và điều trị tại nhà, về vai trò hàng đầu của phòng dịch, phòng hơn chống. Vậy theo Bác sĩ, còn điều gì nữa có thể rút ra từ các bài học “sai lầm” trong vấn đề này, trong những tháng đầu tiên của khủng hoảng đại dịch ở Sài Gòn?

BS Phan Xuân Trung: Ca bệnh nặng tăng lên nhiều là lây nhiễm nhiều. Những hoàn cảnh nào gây ra lây nhiễm nhiều? Đến bây giờ người ta không chối cãi được là việc dồn người “F1” (tức người có tiếp xúc với người nhiễm – F0) vào một khu. Trong số những người có tiếp xúc với người nhiễm này, thế nào cũng có một vài anh bị, và từ đó sẽ lan ra những người không mắc. Người ta gọi đó là “lò ấp F1 thành F0”.

Nếu chúng ta hiểu cái căn bản của lây nhiễm, chúng ta giãn con người ra, thì câu chuyện sẽ khác đi rất nhiều. Ở đây ngược lại, do lúc đó hầu như chỉ bám theo một phương hướng rất cũ, đó là “cách ly tập trung” và “phong tỏa”, tức là dùng mọi biện pháp hành chính, những biện pháp cứng rắn, để kìm chế con người ở yên một vị trí. Thế mà chính việc ở yên một vị trí như thế là nguyên nhân để gây ra lây lan nhiều. Bởi vì nhà người ta chật chội quá, sống chung, sống đụng với nhau, tiếp xúc với nhau hàng ngày, nên khi lửa cháy rồi, nó cháy toàn bộ. Nếu điều trị tại nhà, thì phải có các điều kiện cách ly đàng hoàng, chứ không phải ở chung ở đụng, như trong thực tế.

Thực sự ra tôi cũng không hình dung được dân Sài Gòn nghèo đến mức như vậy. Tôi không hình dung ra được cho tới khi tôi tham gia, cắm đầu vô điều trị Covid cho người dân tại nhà. Tôi đi vô từng con hóc, con hẻm, tôi mới thấy là hình ảnh của Sài Gòn không giống như trước giờ tôi nghĩ, mặc dù tôi cũng xuất thân từ trong giới lao động chứ không phải giàu có gì. Nhưng khi đi vào trong hẻm hóc, nhất là ở khu Lộc Hưng, khu xóm đạo, đường Tôn Đản, đường Đoàn Văn Bơ ở quận 4…. Nói chung là khi mình len lỏi vô, thì mình thấy mức sống của con người nó quá thấp, nó tăm tối, nó bẩn chật, nó chung đụng. Và đó là những nơi bùng phát dịch bệnh. Đó là điều cực kỳ rõ.

Nếu trước đó, tôi hiểu như vậy, thì tôi đã đề nghị khác đi rồi. Để F0 điều trị tại nhà mà quên cân nhắc điều kiện cũng là yếu tố góp phần làm tăng tử vong, làm tăng lây nhiễm. Nếu như bình tĩnh trước đó, thì sẽ hướng đến “giãn cách”, mà không tập trung. Chỗ nào chật chội thì cho giãn cách. Cho công nhân về quê bớt, cho giãn mật độ dân số, hoặc khuyến khích người dân di tản ra những vùng trống.

Về sau này, khi vấn đề này được nêu lên, thì chính quyền đã thực thi việc di chuyển người dân khỏi những ngôi nhà lụp xụp, có nguy cơ cao đó, ra những nơi an toàn hơn, giãn cách hơn, để chống lây nhiễm. Điều này đã được làm ở một hai quận, và cũng đã mang lại hiệu quả. Một số quận hiện nay cũng muốn điều đó, nhưng lại thấy nhu cầu là quá cao, khó mà di dời được một số đông như vậy. Tôi thấy rằng không phải di dời tất cả, mà chỉ cần giảm mật độ, một căn nhà ở lại, một căn nhà đi. Thứ hai nữa là chỉ cần giãn cách một số đối tượng có nguy cơ thôi, những người già yếu, bệnh nền có sẵn. Chúng ta chỉ cần “bóc tách” những người đó ra khỏi đám lửa đang cháy, thì đã cứu được rồi. Không cần phải “bóc tách F0”, mà cần bóc tách những người có nguy cơ cao.

RFI: Còn để ra khỏi tình trạng hiện nay, xin Bác sĩ cho biết nên làm gì để bảo đảm hệ thống y tế không rơi vào tình trạng như vừa qua.

BS Phan Xuân Trung: Để xử lý đại dịch này (về mặt y tế), có hai phần chính và một phần phụ. Phần chính thứ nhất là chống lây, phần thứ hai là chữa trị. Phần thứ ba là cái giá phải trả cho các giải pháp. Việc giãn cách, cách ly, phong tỏa lockdown thuộc về phần chống lây. Như vậy, nếu đã hội đủ điều kiện không còn lây lan nữa, thì phải giải bỏ những giải pháp này đi chứ. Tôi cho rằng, dù có lây nhiễm thì cái dư địa cho virus không còn nữa. Tôi cho rằng đã đến lúc, thậm chí gọi là muộn rồi. Bởi ngày nào còn giãn cách là một ngày dẫn đến tai họa cho xã hội. Nhiều thứ tai họa lắm, chứ không phải chỉ có cái đói không. Bao nhiêu người bị thiếu thuốc men, bao nhiêu người bị chết vì bệnh khác, rồi suy sụp kinh tế, khủng hoảng tinh thần, trầm uất, rồi sụp sụp về giáo dục, tất cả mọi mặt đều bị suy yếu. Thành ra trở lại bình thường càng sớm chừng nào càng tốt chừng đó.

RFI: Xin cảm ơn Bác sĩ Phan Xuân Trung.

Ghi chú

(*) Bác sĩ Phan Xuân Trung là người sáng lập mạng lưới Giúp Nhau Mùa Dịch, gồm các y bác sĩ tình nguyện hỗ trợ miễn phí các bệnh nhân Covid tại Sài Gòn, ra đời đầu tháng 6/2021, thu hút sự tham gia của khoảng 50.000 thành viên. Bác sĩ Phan Xuân Trung cũng chủ trì trang Facebook cá nhân, chuyên tư vấn cho các bệnh nhân Covid-19 và những người quan tâm. Dựa trên các trải nghiệm của ba tháng liên tục điều trị bệnh nhân Covid-19 và những vấn đề gặp phải trong cuộc khủng hoảng đại địch chưa từng có này, đầu tháng 9/2021, Bác sĩ Phan Xuân Trung đã biên soạn chuyên khảo “Các vấn đề xử trí dịch cần rút ra từ thực tế ở TP Hồ Chí Minh, nhằm đúc rút một số kiến thức căn bản, kinh nghiệm xử trí dịch bệnh, bài học sai lầm cần rút ra nhằm giảm nhẹ tổn thất sinh mạng khi xảy ra những trận dịch trong tương lai.

TRĨU NẶNG MỘT SÀI GÒN THÁNG 9 VÀ NHỮNG “BÍ ẨN”… AI CŨNG BIẾT

FB Cù Mai Công

Chiều 13-9-2021, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi họp báo thông tin chính thức: TP.HCM đã ghi nhận những tín hiệu đáng mừng, tích cực. Tuy nhiên để đảm bảo chống dịch bền vững hơn, hài hòa, an toàn và nhu cầu mở lại một số hoạt động, TP.HCM sẽ giãn cách xã hội thêm một thời gian.

Bắt đầu từ 31-5 với chỉ thị 10, 15 cho tới nay, mức độ giãn cách ở TP.HCM ngày càng nghiêm ngặt hơn với 12, 16, 16+. Đặc biệt từ 23-8 “ác liệt” nhất với hàng vạn bộ đội, dân phòng “tham chiến” việc “chống dịch như chống giặc” với tuyên bố của bộ trưởng Bộ Quốc phòng: “Không thắng không về”. Na ná như hai lần cựu Phó thủ tướng Trương Hòa Bình “ra hạn” kiểm soát dịch trong 15 ngày cho TP.HCM. Một vài quan chức khác ở TP.HCM cũng từng nói về “thi đua 15 ngày”.

Tháng 7 vừa rồi, ông Trương Hòa Bình thôi giữ chức phó thủ tướng và nghỉ hưu theo chế độ – giữa lúc dịch Covid ở TP.HCM bước vào cao điểm, lao đao từ ngành y, chính quyền đến dân suốt tháng 8 cho tới nay.

Từ 23-8, dân cũng hy vọng 15 ngày sau dễ thở hơn, tức 6-9; rồi lại kỳ vọng 15-9. Giờ lại hết tháng 9. Hy vọng, kỳ vọng liên tục nhưng mục tiêu 15 ngày cứ như “đã xa rồi còn đâu”. Một người bạn của tôi kể đêm nào cũng ngủ mơ thấy Sài Gòn kẹt xe, quán xá, hàng rong vỉa hè nhộn nhịp…

Trước đó, tại cuộc họp Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-1 sáng 11-9, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu ra nhiều hạn chế trong công tác chống dịch thời gian qua.

Những thông tin cảnh giác về Covid liên tục suốt mấy tháng nay ít nhiều góp phần tạo hoảng sợ cho xã hội, mặt trái của yêu cầu cảnh giác. Cảnh giác không đồng nghĩa với tác động dồn dập gây hoảng sợ và hành xử cực đoan, rối rắm, sai sót; thậm chí mâu thuẫn với yêu cầu tối thượng trong phòng chống Covid là giãn cách. Gây hậu quả dịch phát triển mạnh hơn. Hàng loạt quyết định liên quan Covid phải thay đổi ngay sau đó là một ví dụ.

Tới giờ vẫn còn nhiều bất hợp lý, dẫm chân, chồng chéo, thậm chí ngược nhau trong cách phòng chống. Nay đo mai bỏ đo huyết áp (vừa không khoa học, thực tế lẫn nguy cơ lây nhiễm) là một ví dụ. Ngay ở phường tôi, tất cả thành viên trong nhà ăn uống, ngủ nghỉ cùng nhau mấy tháng rồi mà vẫn test từng người có là phí sức, tốn tiền? Test xong, anh ngoáy mũi còn “hăm”: “Ba ngày test một lần nhá chú”. Nhà tôi không ở vùng đỏ, tôi cũng không phải… shipper, sao lại test nhiều vậy nhỉ? Có điều sau đó, tới giờ hơn ba ngày rồi, không thấy nhân viên test nào lai vãng (!)…

Có lẽ cái điên đầu, phức tạp nhất hiện nay là mấy cái app quản lý người đi đường, xác nhận “thẻ xanh”, “thẻ vàng”, “hành trình di chuyển”… gì gì đó. Hiện đã có 20 app quản lý – chưa tính app mới nhất VNEID.

Chỉ một app thôi, ví dụ theo thông tin từ đơn vị cung cấp phần mềm "Cổng thông tin tiêm chủng COVID-19", trong bốn ngày vừa qua, cổng thông tin này có 800.000 người phản ảnh có rắc rối khi sử dụng cổng này truy vấn thông tin và hiện vẫn còn khoảng hai triệu mũi chưa nhập liệu hoặc nhầm lẫn dữ liệu.

Thủ tướng cũng chịu không nổi, chỉ đạo trong cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 ngày 11-9: "Từ hôm nay trở đi, tôi đề nghị anh Hùng (Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng) công bố và hướng dẫn công nghệ, thống nhất một app lấy tên là PC Covid (Phòng chống Covid-19) để nhân dân chỉ vào một app".

Nếu may mắn việc này có sớm, cũng chưa hết chuyện đâu. “Thẻ xanh” qua app có cản hàng trăm ngàn ông bà cụ, trẻ nhỏ, người nghèo… không xài, không có smarphone đã chích đủ hai mũi ra đường?

Và các chốt giăng giăng từ đường chính đến hang cùng ngõ hẻm chặn người. Không hiếm chốt, như ở Gò Vấp, thật sự như pháo đài theo nghĩa đen: tôn dựng kín mít, cao hai, ba mét. Nhiều con hẻm tiếp tục bị giăng dây, rào kẽm gai, dựng bàn ghế tủ… như chiến lũy. Ở một đường nhánh dẫn vào một khu dân cư cao cấp trên đại lộ Mai Chí Thọ, có lẽ để chặn người giao hàng, kẽm gai, barie dựng ba lớp, mỗi lớp cách nhau bốn, năm mét. Kiểu này thì shipper cũng bó tay.

Chặn người đi đường nhưng có chặn được Covid hay không vẫn còn là những tranh cãi như “cánh đồng bất tận”.

Cũng nên ít nhiều chia sẻ với các nhà quản lý, họ đang trong núi việc, khó tránh khỏi lúng túng và ít nắm thực tế cụ thể. TP.HCM vừa đưa ra kế hoạch ba giai đoạn của TP.HCM, giai đoạn nào cũng có câu thòng đại ý “nếu dịch không giảm”. Không có câu thòng “nếu dịch giảm mạnh hơn sẽ…”.

Từ cực đoan quá tự tin, mất cảnh giác hồi 30-4, 1-5 mà Thủ tướng trước dịp lễ 2-9 cảnh báo không để lặp lại, giờ có vẻ chuyển sang một thái cực khác: thiếu tự tin, tiếp tục kiểm soát mạnh; cho mở cửa hàng, sắp tới sẽ mở chợ, mà “con đường xưa em đi” vẫn đầy dây chì ngáng – dù thông tin chính thức cho thấy giữa tháng 9-2021, tình hình dịch giã ở TP.HCM có vẻ khả quan khi số ca nhiễm lẫn ca tử vong ở TP.HCM đang giảm khá rõ.

Như stt trước đã nói: không một sinh mạng nào không vô giá, không cuộc ra đi nào không đau khổ khôn cùng với người ở lại. Nhưng chúng ta đành, buộc phải chấp nhận nỗi đau đó và có cái nhìn toàn cảnh hơn. Để bình tĩnh hơn khi thực tế đại đa số ca nhiễm đã qua khỏi.

Chỉ trong bộ phận tôi đang làm việc, ít nhất ba gia đình đã là F0, rồi một gia đình bảy người gần nhà tôi, trong đó có bà cụ 85 tuổi… tự điều trị ở nhà; lần lượt khỏi bệnh. Ai cũng có thể thấy, biết thực tế vô số này khi đại đa số người nhiễm Covid đã qua khỏi. TP.HCM tới giờ đã hơn 120.000 người F0 khỏi bệnh rồi; thành phố còn kêu gọi họ hỗ trợ công việc phòng chống, có trả lương hẳn hoi.

Dù thế nào thì sự bình tĩnh bao giờ cũng tốt hơn hoảng sợ, thậm chí đã có nơi biểu hiện hoảng loạn. Để bớt rơi vào cực đoan trong ứng xử, đối phó, phòng chống Covid.

Hơn 100.000 F0 đang được điều trị tại nhà (hầu hết lần lượt khỏi bệnh) đã giảm tải rất mạnh cho các bệnh viện. Tôi vẫn thầm nghĩ: giá mà thành phố áp dụng sớm chiến lược này như nhiều nước khác và cả góp ý trong nước, có lẽ bớt hao tổn quá lớn sức người, sức của và cả sinh mạng người bệnh.

Vừa qua, một con số đáng lo thật sự được người có thẩm quyền công bố chính thức: mỗi bác sĩ ở TP.HCM phải lo cho 120-140 người bệnh. Tỉ lệ này thì làm sao lo nổi. Thà để người nhiễm Covid không triệu chứng (chưa hẳn là bệnh nhân), người bệnh nhẹ… ở nhà cho gia đình lo, tốt hơn ở bệnh viện nhiều.

Khi số ca bệnh trong các bệnh viện xuống dưới 30.000 ca = 60-70% giường bệnh ở TP.HCM là có thể mở mạnh hơn, theo nguyên tắc ở các nước chọn sống chung: QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT ĐỘ GIÃN CÁCH NGƯỜI – NGƯỜI CHỨ KHÔNG QUẢN LÝ, KIỂM SOÁT LUỒNG ĐI, gây bao hệ lụy, phiền toái, đình đốn kinh tế cực kỳ nghiêm trọng đến từng con người, trong đó có anh em chúng ta.

Bao nhiêu anh em dầm mưa dãi nắng gác chốt (bộ đội, công an, dân phòng, đoàn viên thanh niên…), tổ trưởng, người đi chợ hộ đã là F0, đã thành nguồn lây nhiễm và chưa chích hai mũi? Bóng tối có ngay chân chiếc đèn dầu?

Và sau ba tháng rưỡi, giá cả thực phẩm, hàng hóa ở TP.HCM vẫn cao trong khi thu nhập ai cũng giảm. Thực tế các chốt hiện nay vẫn chốt nhưng hầu như qua lại khá dễ. Họ cũng có gia đình, gia đình họ vẫn phải đi lại. Nhiều khu lao động vùng ven như Hóc Môn, quận 4, 6, 8, Bình Tân…, khi đi làm từ thiện, tôi thấy tận mắt hàng quán mở len lén, bán đủ hủ tíu, mì quảng, phở bò…; hàng rong bán đủ thịt cá, rau củ… trên các tấm nylon. Siêu thị nguyên tắc chỉ bán cho phường, công an, y tế…, thực tế… bán láng cho khách lẻ. Một tiệm bánh lớn giữa Sài Gòn hôm qua tôi ghé mua cũng vậy, dù công an phường đứng cạnh bên kiểm soát có vẻ cũng… lờ khi khách lẻ như tôi vô mua. Trái tim anh em cũng không gỗ đá. Họ đồng cảm những thiếu thốn trong dân hôm nay.

Đừng sợ bà con mình “thiếu ý thức”. Giờ tôi “thách” ai ở TP.HCM không sợ con Covid. Mấy sạp vỉa hè bán chui trên đường Tân Hòa Đông (quận 6, Bình Tân) ngồi xa nhau cả chục mét. Khách lẫn chủ đứng quá tầm với. Còn shipper giao hàng, anh chị nào cũng đứng xa, giao nhanh, rút lẹ…

Mô hình “đi chợ hộ” qua thực tế cho thấy không hiệu quả lắm và dân sau mấy tháng siết mua bán đã tự bung ra như hồi bao cấp thiếu thốn. Vô số trang fanpage tự lập, mua bán í xèo, “dân tự cứu dân”. Ở đó, hàng hóa đầy đủ và rẻ hơn hẳn siêu thị. Xin được nói thật: chính những động tác từ trong dân này đã giải quyết cực mạnh việc thực phẩm, “hàng hóa thiết yếu” thiếu thốn nặng nề những ngày trước. Giá cả rõ ràng đã giảm. Nhiều món bằng trước giãn cách.

“Thẻ xanh” còn rối tung về danh sách, lực lượng kiểm tra lẫn trình độ sử dụng, điện thoại không phải ai cũng có. “Thẻ vàng” theo tôi là hơi “kỳ lạ” vì tới giờ hơn 85% dân TP.HCM từ 18t trở lên đã chích ít nhất một mũi. Trong tháng 9 này sẽ 100% số dân chích ít nhất một mũi thì cần gì “thẻ vàng” nữa, phiền phức cho cả dân lẫn chính quyền. Kiểm tra chỉ kéo gần giãn cách, tăng Covid.

Mai kia, theo chính thông tin chính thức của chính quyền thành phố và ngành chức năng, vaccine đang về Việt Nam, về TP.HCM khá nhiều nếu không muốn nói là khá dư giả, khả năng phủ kín hai mũi cho bà con TP.HCM rất rõ. Có lẽ không lâu đâu. Khi 100% người trên 18 tuổi đủ hai mũi, “thẻ xanh” nói gì thì nói đang có khá nhiều rắc rối hiện sẽ thôi gây phiền toái, mệt mỏi cho cả chính quyền lẫn dân? Ai cũng hai mũi rồi thì nó liệu có nên tồn tại?

Và liệu có nên tồn tại những tấm bảng “vùng xanh”, “vùng đỏ” khắp nơi ở TP.HCM hiện nay khi mà vùng nào cũng như nhau: đều bị kiểm soát thắt ngặt?

.. Vậy là Sài Gòn “giãn cách nghiêm” hết tháng 9, hơn nửa tháng nữa. Tổng cộng bốn tháng, đô thị có số dân 9,3% cả nước, đóng góp bình quân 27% thu ngân sách cả nước, GRDP chiếm bình quân 23% GDP này mất 1/3 quãng thời gian một năm dịch vụ, sản xuất đình đốn.

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cho biết: Hai đợt 1, 2, TP.HCM đã cấp gần 6.500 tỉ đồng, trong đó có kinh phí xã hội hóa 1.400 tỉ. Dự kiến gói hỗ trợ thứ 3 gần chục ngàn tỉ, vượt rất nhiều khả năng ngân sách.

16.000 tỉ đồng nghe lớn, nhưng với năm, bảy triệu người khó khăn ở TP.HCM suốt mấy tháng nay thì không khó để thấy số tiền hỗ trợ “vượt rất nhiều ngân sách” thành phố ấy chỉ như “tạm sống qua ngày”. Với điều kiện không bệnh (thông thường, không phải Covid), điện nước trong nhà không hư, tiền điện nước khỏi trả, sinh viên học sinh khỏi đóng học phí, tắm giặt không cần xà bông, bột giặt, trẻ con không cần uống sữa… và giá một ký rau, củ không 25-40.000 đồng, một lạng hành tỏi không 6.000-10.000 đồng… như suốt mấy tháng nay cho tới giờ.

Vậy nên khi tôi gởi P.Q., sinh viên gốc tỉnh, học ngành Điện – điện tử trường Cao đẳng Lý Tự Trọng tiền đóng học phí học thêm khóa tiếng Anh cuối cùng trước khi muốn tốt nghiệp, một ít tiền cho mẹ con P.Q. sống tạm bợ chờ hết tháng 9, cả nhà lặng đi. Anh nhân viên ăn ngủ ở một công ty trên đường Hoàng Văn Thụ nhận bình nước nóng siêu tốc tôi gửi, bảo: “Tối nay mình có nước nóng trụng mì gói được rồi”…

Và khi gởi ít thịt thà, gói rau củ thập cẩm đông lạnh, bịch xúc xích, ít tiền… cho một gia đình bốn người ở chung cư cũ số 5 Cao Thắng (quận 3), ngay lập tức, bà mẹ chiên ba khúc xúc xích cho con gái một tuổi rưỡi và bé ăn hết ngon lành. Gói bánh Karo trứng tươi – chà bông, bé ôm khư khư: “Của con, của con…”. Khu chung cư này ba tầng dưới đã có F0, “công chúa nhỏ” của gia đình trước dịch bán hàng vỉa hè này ở tầng 4, chỉ thèm bữa cơm, bữa cháo có thịt.

… Đó chỉ là một góc rất nhỏ, nhỏ li ti của nhịp sống vô số bà con thành phố trong Covid hôm nay. Tôi ghé đến những góc nhỏ ấy, lòng trĩu nặng một Sài Gòn tháng 9-2021.

Không có mô tả ảnh.

VŨ KHÍ VACCINE ĐANG THAY ĐỔI CỤC DIỆN CHỐNG COVID

FB Hoàng Tư Giang

Thông tin từ một người đang quản lý trại thu dung F0 là cực kỳ ấn tượng và mang lại hy vọng. Người đó kể toàn bộ “hàng trăm” nhân viên phục vụ đều bị nhiễm Covid khi mới chỉ tiêm 1 liều vaccine. Đa số không có biểu hiện, chỉ 20% sốt nhẹ 1-2 ngày rồi tiếp tục công việc phục vụ.

CDC Hoa Kỳ vừa công bố khảo sát cho thấy, người chưa tiêm vắc xin có nguy cơ mắc COVID-19 cao hơn 4,5 lần, nguy cơ nhập viện cao hơn 10 lần và nguy cơ tử vong cao hơn 11 lần so với người đã tiêm đủ liều. Hay nói cách khác, vaccine COVID-19 giảm nguy cơ tử vong 11 lần.

Nhìn sang Anh, hàng trăm ngàn khán giả mồm không khẩu trang, hò hét trong các trận cầu để thấy, họ đã quay về cuộc sống trước đại dịch nhờ vaccine.

Rõ ràng, chống dịch giờ đã có vũ khí vaccine chứ không phải chủ nghĩa kinh nghiệm.

Mấy hôm nay, HN đang tiêm vaccine với tốc độ thần tốc, cứ 2 ngày được 1 triệu mũi. Dự kiến HN sẽ tiêm đủ mũi 1 cho 100% dân số đến 15/9.

Hôm nay, TP cũng đẩy nhanh tiến độ tiêm với 246.000 mũi. TP đang tăng tốc tiêm và dự kiến đạt 100% mũi 1 và 33% mũi 2 cho dân số từ 18 tuổi trở lên đến 15/9. Số người có kháng thể phải lên tới hàng triệu nếu căn cứ một tính toán của Bộ Y tế gần đây, rằng số người nhiễm thật gấp 3-4 lần số xét nghiệm được.

HN đã lock gần tháng rưỡi, TP lock 3 tháng.

Chủ tịch EuroCham Alain Cany nói thẳng: “Không có gì ngụy tạo khi nói rằng đợt bùng phát dịch lần thứ tư này đang gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh của Việt Nam. Chỉ số Môi trường Kinh doanh của EuroCham hiện đang ghi nhận kết quả thấp nhất trong hơn một thập kỷ. Nếu các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội và hạn chế đi lại tiếp tục kéo dài hơn nữa, các dự án đầu tư mới có thể gặp rủi ro và các công ty có thể xem xét di chuyển tới các nơi khác trong khu vực".

“Những gì các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi cần bây giờ là một lộ trình rõ ràng cho các biện pháp hiện tại; một giải pháp giải quyết các rào cản đối với hoạt động thương mại và cung cấp cho họ một lộ trình có thể dự đoán được để lên kế hoạch khởi động trở lại các hoạt động kinh doanh. Một trong những vấn đề cấp bách nhất bây giờ là cần có hộ chiếu vắc-xin điện tử để tạo điều kiện thuận lợi cho việc di chuyển tự do cho những người đã được tiêm chủng trong và ngoài nước. Đặc biệt, chúng tôi kêu gọi Chính phủ đẩy nhanh quy trình cho phép lãnh đạo các doanh nghiệp nước ngoài, các chuyên gia và gia đình của họ quay trở lại Việt Nam. Thủ tục hiện tại vừa tốn thời gian, vừa gây ra nhiều khó khăn, đồng thời, là rào cản đáng kể đối với các hoạt động thương mại và đầu tư, vốn là yếu tố cần thiết để đạt được tăng trưởng kinh tế sau đại dịch".

“Trong khi đó, các chính sách "Ba tại chỗ" hiện tại cần được tinh chỉnh. Trong khi nó đúng về mặt nguyên tắc, quy định này trên thực tế lại đặt ra một gánh nặng rất lớn lên cả các công ty và người lao động của họ”.

“Cũng cần nhấn mạnh sự cần thiết của việc triển khai tiêm chủng, ưu tiên những người có nguy cơ nhiễm bệnh cao nhất để cho phép mở cửa dần dần các tỉnh và thành phố, thúc đẩy các hoạt động thương mại trở lại bình thường; thống nhất các quy định nhằm giảm bớt tâm lý hoang mang cho các công ty và đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt; cùng với việc hợp lý hóa và đơn giản hóa các thủ tục hải quan.”

Trích dẫn hơi dài để phù hợp với mong muốn của cộng đồng FDI cũng như DN VN.

Tất nhiên, phải tránh “lơ là, mất cảnh giác” lẫn “chủ quan, nóng vội” – như TTg thường nói. Song, đòi hỏi của cuộc sống, nỗi khát khao về sinh kế mà trong vô số trường hợp chỉ mong một bát cơm để lót dạ cũng khó, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tháo gỡ, giải quyết ngay, bắt đầu từ quan điểm zero-covid.

Bí thư TPHCM nói: “Trong hai tuần (sau 15/9), TP phấn đấu mở rộng vùng thực hiện Chỉ thị 15, thu hẹp Chỉ thị 16 và sẽ có nơi xuống thực hiện Chỉ thị 19, đến mức nào đó tiến tới bình thường trở lại trong trạng thái mới”.

Đó là một bước chuyển mềm, mà TTg đã nêu trên.

Song, câu chuyện của TP đang đặt ra vấn đề, có những quy định, chính sách chưa đúng với thực tế cần gỡ bỏ ngay để phù hợp với bối cảnh vaccine đang tiêm với tốc độ thần kỳ và lòng khát khao của dân chúng là cháy bỏng. Hi vọng sẽ có nhiều U-Turns trong chính sách thì tốt biết bao.

TP sẽ ổn thôi. Và HN cũng sẽ ổn thôi.

clip_image016

COVID – VIỆT NAM: CHIẾN LƯỢC MỚI COI TRỌNG ‘‘PHÒNG DỊCH’’ CÓ KHẢ THI?

Trọng Thành – RFI, 12/09/2021

clip_image018

Covid: Hàng rào phong tỏa tại một khu phố tại Hà Nội. Ảnh chụp ngày 29/08/2021. AFP – MANAN VATSYAYANA

Hôm qua, 11/09/2021, chính phủ Việt Nam đã có một phiên họp đặc biệt nhằm sơ kết lại các hoạt động phòng chống dịch Covid-19 trong thời gian vừa qua, đồng thời để chuẩn bị cho chiến lược mới để đối phó với đại dịch, dự kiến sẽ còn kéo dài ít nhất cho đến đầu năm tới.

Truyền thông trong nước đặc biệt chú ý đến nhận định của thủ tướng Phạm Minh Chính, nhấn mạnh đến việc nếu « phòng dịch tốt thì không phải chống dịch », với so sánh « một đồng phòng dịch hiệu quả thì không mất hàng triệu đồng chống dịch, và nhất là sự mất mát về tinh thần, sức khỏe và tính mạng của người dân ». Cách nay hai tuần, ngày 29/08, thủ tướng Việt Nam tuyên bố cuộc chiến với dịch không thể sớm kết thúc, cần phải chấp nhận « sống chung lâu dài » với Covid. Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh nhiều lãnh đạo tại Việt Nam ở cấp trung ương và địa phương lâu nay vẫn ưu tiên coi việc nhanh chóng « dập » dịch là mục tiêu cần dốc sức thực hiện, và là điều hoàn toàn khả thi.

Tuyên bố nói trên của thủ tướng Phạm Minh Chính được nhiều chuyên gia và nhà quan sát tại Việt Nam coi như một « bước ngoặt » trong chính sách với Covid của chính quyền. Trong xã hội Việt Nam, rất nhiều người lo ngại chủ trương « dập » dịch khẩn cấp trong bối cảnh vac-xin chưa có đủ, và dịch đã vào sâu trong cộng đồng ở nhiều nơi, lợi bất cập hại, đã và đang gây nhiều tổn thất nặng nề. Một chiến lược « tổng thể » để ứng phó « hiệu quả » hơn với đại dịch, với khâu « phòng dịch » được coi là « quyết định », có những khác biệt gì so với chiến lược hiện tại ? Và chiến lược mới này có khả năng thực thi hay không ? RFI đặt câu hỏi với Bác sĩ, Tiến sĩ y khoa Trần Tuấn (Hà Nội), thành viên Liên minh Vận động Phát triển Chính sách Y tế dựa trên Bằng chứng Khoa học (EBHPD).

***

RFI: Xin Bác sĩ cho biết nhận định chung của ông về sự kiện này.

BS Trần Tuấn: Truyền thông hôm qua đưa tin về chỉ đạo của thủ tướng giao cho bộ Y Tế xây dựng « Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả với dịch bệnh Covid-19 », truyền thông cũng nhấn mạnh về mặt dự phòng. Về mặt tổng quan, nếu đúng là như vậy, thì đây là một bước tiến mới, thể hiện rằng người đứng đầu chính phủ đã có nhìn nhận lại cách thức, chiến lược đòi hỏi ứng phó hiệu quả hơn. « Hiệu quả » có nghĩa là đạt được mục tiêu, nhưng chi phí phải thấp. Tôi mong đợi rằng sẽ có sản phẩm tốt, đáp ứng yêu cầu trong thời gian tới.

Yêu cầu của thủ tướng tuy ngắn gọn, nhưng thực ra sẽ là một thách thức đối với bộ Y Tế. Tại sao ? Vì trong việc « hoàn thiện chiến lược tổng thể phòng – chống dịch trong thời kỳ mới », thì muốn phòng được phải chủ động được trong việc nhận định về diễn biến của dịch. Hay nói cách khác, hệ thống thông tin, giám sát dịch phải được xây dựng, phải đáp ứng được « tính yêu cầu cao ». Thế mà, nhìn lại việc chống dịch của Hà Nội và đặc biệt là TP HCM, dù gần đây đã có điều chỉnh, nhưng một thời gian khá dài tính ra đến hàng quý, việc phòng chống dịch chưa thể hiện đúng đã được dẫn đường bởi khoa học. Việc « PHÒNG » chưa bảo đảm, và (hệ thống y tế) bị động.

Vấn đề « PHÒNG » là thách thức với bộ Y Tế. Muốn Phòng dịch được thì bộ phận « Giám sát dịch » phải chuẩn mực và khoa học. Đấy là thách thức thứ nhất. Thách thức thứ hai là chính sách tổ chức phát hiện bóc tách hết F0, khi dịch « đã vào sâu trong cộng đồng » là không hiệu quả. Trong khi đó, chỉ đạo của bộ trưởng Y Tế ngay trong thông điệp với toàn dân vẫn có câu là toàn dân thực hiện xét nghiệm. Bộ Y Tế cần xem lại tính hiệu quả của việc này. Thách thức thứ ba là vấn đề vac-xin triển khai chậm. Tất nhiên, những ngày gần đây Hà Nội đã điều chỉnh, nhanh hơn, mạnh hơn. Việc này bộ Y Tế cần có kế hoạch điều chỉnh tương tự với các tỉnh khác. Thách thức thứ tư là điều trị. Gánh nặng bệnh tật dồn lên hệ thống bệnh viện ở TP HCM. Lý do chính là do thiếu chính sách thực hiện ưu tiên vac-xin cho người già (và các nhóm cần ưu tiên khác, như người có bệnh nền), cho nên làm chậm khả năng ứng phó, tạo ra gánh nặng khi dịch lan tràn. Có những biểu hiện cho thấy hệ thống y tế bị quá tải dẫn đến những tổn thất thực sự không đáng có.

Bộ Y Tế muốn thay đổi được thực tế này, phải thay đổi cách đề cập chống dịch. Trong giai đoạn dịch đã là « nội sinh », vào sâu trong cộng đồng, không thể tiến hành xét nghiệm rộng rãi toàn dân để thực hiện « bóc tách F0 » được. Tôi chưa rõ công tác xây dựng « Chiến lược tổng thể ứng phó hiệu quả » đặt ra cho bộ Y Tế thì ai sẽ làm, bởi vì nếu như tiếp tục đội ngũ cũ, thì tôi cho rằng khó có thể họ thay đổi được, tiếp ứng được cách làm mới. Dường như cần phải có một đội ngũ chuyên gia mới, cách làm mới, lấy dịch tễ học dẫn đường. Và cần một cách đề cập khác: phải dựa vào dân, phải tạo hệ thống giám sát dịch, và đi kèm việc thực hiện đồng bộ khả năng ý thức tự phòng chống thực hiện 5K, phối hợp vac-xin, đi kèm với củng cố hệ thống điều trị, và chuyển đổi mục tiêu « phong tỏa », phong tỏa không phải để ngăn sự đi lại của người dân, mà làm sao cho giảm nguy cơ xảy ra các tập trung đông người. Đấy là một thách thức với bộ Y Tế. Thách thức cụ thể là: Liệu bộ Y Tế có được nhóm chuyên gia nào để thực hiện việc xây dựng Chiến lược tổng thể mới đáp ứng yêu cầu thủ tướng đưa ra không ?

RFI: « PHÒNG » dịch trong lúc dịch đã vào sâu trong cộng đồng có vẻ là chuyện đầy mâu thuẫn. Vì sao lại nói đến chuyện này ? Xin Bác sĩ giải thích rõ hơn. 

BS Trần Tuấn: Khi đã nói đến PHÒNG có nghĩa là CHỦ ĐỘNG. Có các hoạt động đi trước, có kế hoạch, có khung hành động tổng thể, có mục tiêu rõ ràng. Nhìn trước, dự kiến trước những tình huống xảy ra. Đấy gọi là PHÒNG. Với Hà Nội, chúng ta sẽ xem, thế nào là PHÒNG, thế nào là CHỦ ĐỘNG.

Tình hình dịch hiện nay có thể nói là đã lan sâu trong cộng đồng, và dịch chỉ dừng khi khối « cảm nhiễm » còn lại dừng ở mức dưới 30%. Có nghĩa là có ba phần tư cộng đồng đã « miễn dịch » rồi, lúc đó dịch mới quay đầu đi xuống. Vấn đề phòng muốn làm được lúc này là phải tăng tốc tiêm vac-xin cho người dân. Đấy là điểm thứ nhất. Điểm thứ hai là chúng ta đều biết bản thân vac-xin cũng có những hạn chế, và giữa hiệu lực vac-xin trên nghiên cứu có khác với hiệu lực vac-xin trên thực tế, bởi có nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng, làm giảm đi ảnh hưởng của vac-xin trong thực tế.  Cho nên muốn phòng được, thì phải chủ động đánh giá được mức độ miễn dịch trong cộng đồng đạt được bao nhiêu, với các nghiên cứu, đánh giá, đo lường.

Ví dụ như Hà Nội cần thiết lập được hệ thống giám sát dịch, trong hệ thống đó, có một phần, mà theo tôi, Hà Nội chưa làm, các tỉnh khác chưa làm, Việt Nam chưa làm. Đó là thực hiện « các nghiên cứu định hướng chính sách », mà chúng ta gọi là các nghiên cứu điểm (sentinel site), sử dụng « xét nghiệm kháng thể ». Nếu làm được vấn đề này, kết hợp với số liệu của hệ thống giám sát thường xuyên về số ca mắc, số ca truy vết, thì mới có thể nhận định chính xác « mức độ miễn dịch cộng đồng » tích lũy được, tăng được đến đâu.

Chúng ta cũng biết là đại dịch Covid này có đặc điểm là tính biến chủng cao. Cụ thể là chủng Delta. Và có khả năng trong tương lai xuất hiện các chủng khác với chủng Delta cả về tốc độ lây nhiễm với chỉ số R0, Re. Và có thể cũng có cả vấn đề khả năng đáp ứng của vac-xin hiện tại với các chủng mới. Như vậy, bắt buộc chúng ta phải có các nghiên cứu theo dõi. Thế giới đang tập trung nghiên cứu theo dõi, Việt Nam nên nghiên cứu theo dõi ở chỗ nào ? Điểm thứ nhất là phải thực hiện được các điểm giám sát dịch tễ học, theo thời gian, có trọng điểm, để ghi nhận các diễn biến. Cụ thể là diễn biến đáp ứng miễn dịch của cộng đồng. Cần dùng xét nghiệm kháng thể để đo lường.

RFI: Việc tiêm chủng đã hoặc sắp gần như phủ khắp tại Hà Nội hay Sài Gòn (với người trên 18 tuổi) có khiến việc điều tra bằng « xét nghiệm kháng thể », để phục vụ cho định hướng chính sách phòng dịch, trở nên không cần thiết ?

BS Trần Tuấn: Cho đến giai đoạn này, xét nghiệm kháng thể có nên đặt ra hay không, khi tỉ lệ tiêm chủng đã đạt được ở mức ví dụ như Hà Nội trong những ngày tới sẽ có 100% dân cư trên 18 tuổi đã tiêm chủng lần một ? Chúng ta biết, bản thân vac-xin khi tiêm một mũi thì khả năng bảo vệ còn thấp. Theo một số báo cáo, tỉ lệ bảo vệ chỉ là 30%. Như thế, kể cả tiêm mũi một, dịch vẫn lan truyền. Điểm thứ hai là bản thân việc tiêm chủng cả hai mũi đi nữa, vẫn có khả năng lây nhiễm nhất định. Một số nước ghi nhận khả năng bảo vệ chỉ là 60 đến 70%. Như thế, muốn đánh giá xem dịch bệnh lan truyền đến đâu, muốn sát thực, thì phải có các nghiên cứu đo lường « hiệu lực miễn dịch đạt được cụ thể ». Để đo được hiệu lực này phải có xét nghiệm kháng thể, hay xét nghiệm huyết thanh.

Ở đây, chúng tôi nhấn mạnh là xét nghiệm kháng thể này là nhằm mục tiêu nghiên cứu, đo lường hiệu lực miễn dịch, mức độ kháng thể, chứ không phải chỉ là: có hay không có kháng thể (bằng xét nghiệm nhanh). Nghiên cứu này làm nhằm mục tiêu định hướng chính sách, cho vấn đề dự phòng, chứ không phải cho mục tiêu chứng nhận một cá nhân đã miễn nhiễm không, hay cho mục tiêu « thương mại ».

Đứng về mặt dự báo phòng dịch, để lập kế hoạch, đối với một quốc gia, một thành phố lớn, thì việc chẩn đoán chính xác việc miễn dịch cộng đồng đạt được bao nhiêu là một yêu cầu trong dự phòng (« tỉ lệ tiêm chủng » là khác với « tỉ lệ miễn dịch cộng đồng đạt được », vì nhiều yếu tố làm giảm hiệu lực của vac-xin). Và cần phải có chi phí cho chuyện này.

Hà Nội và TP HCM vẫn cần làm dù đã tiêm chủng nhiều. Thứ hai là đối với các tỉnh thành thì tùy theo dịch có thể đang ở mức độ khác nhau. Có những tỉnh ví dụ như vài ba tuần không xuất hiện trường hợp nhiễm mới nào, thì chúng tôi không đặt ra vấn đề làm xét nghiệm kháng thể vào lúc này, mà là vấn đề hệ thống giám sát dịch tễ cần phát triển trước, bằng việc phát hiện các triệu chứng nghi ngờ lâm sàng, để xem các diễn biến, cái « phổ thể hiện lâm sàng » bệnh đường hô hấp ở cộng đồng như thế nào, để xem xét mức độ gia tăng của thực tế này, để góp phần định hướng, chỉ điểm cho việc thực hiện xét nghiệm « kháng nguyên », để nhận biết sớm các trường hợp nhiễm virus, nếu có sự xâm nhập trong cộng đồng. Nếu dịch mới phát triển, tỉ lệ lây nhiễm rất thấp, chưa cần phải làm xét nghiệm kháng thể. Xét nghiệm kháng thể dùng lúc nào ?  Chỉ cần làm khi nghi ngờ dịch (đã phát triển mạnh), và để giúp mình có thông số về tốc độ diễn biến của dịch. Tôi nói đây là với các nước nghèo. Mình là nước nghèo. Còn đối với các nước giầu, có thể làm từ sớm hơn.

RFI: Bác sĩ nghĩ gì về vấn đề chính sách « dự phòng » Covid với khối dân cư dưới 18 tuổi ?

BS Trần Tuấn: Với TP Hà Nội và TP HCM, ngoài số người trưởng thành đã và sẽ được tiêm chủng gần hết, còn vấn đề khối dân cư dưới 18 tuổi. Với Việt Nam, vấn đề trẻ em trong thời gian vừa rồi có hay không bị bệnh Covid-19, và tỉ lệ nặng là bao nhiêu trên tổng số trẻ em có dấu hiệu lâm sàng Covid-19, hiện chưa có số liệu. Tôi chưa có số liệu này. Tôi tin là hệ thống giám sát dịch ở Việt Nam chưa được củng cố để thực hiện mục tiêu này, nên chúng ta khó khăn cho vấn đề đánh giá. Giả sử như tôi là lãnh đạo TP HCM hiện nay, và trong tay tôi có đủ vac-xin để tiêm cho khối dân cư (dưới 18 tuổi) này, thì câu hỏi đặt ra là cần biết được mức độ có kháng thể là bao nhiêu, chọn các điểm điều tra là nơi dịch nổ ra mạnh nhất, để xem xem trẻ em miễn nhiễm như thế nào. Để từ đó, cũng trên các đối tượng đó tiến hành điều tra xem trong vòng vài ba tuần qua, có hay không các biểu hiện lâm sàng của các bệnh đường hô hấp, để tìm ra mối liên hệ giữa khả năng hoành hành của dịch này ở trẻ dưới 18 tuổi và gánh nặng với hệ thống bệnh viện ra sao, để từ đó định lượng mức độ ác tính, mức độ khẩn thiết cần can thiệp dự phòng cho đối tượng này. Để có cơ sở đưa ra câu trả lời, có hay không cần tiêm chủng rộng rãi các trẻ dưới 18 tuổi. Tất nhiên, nếu có đủ vac-xin cho tất cả thì cứ làm, nhưng phải cân nhắc điều này vì trong điều kiện thực tế của Việt Nam hiện nay, khi chưa có đủ vac-xin từ nay đến cuối năm, và chắc chắn dịch đã lan tràn sang các tỉnh khác, và đối tượng trên 18 tuổi cần tiêm vac-xin còn rất lớn.

RFI: Bác sĩ nghĩ gì về chính sách « xét nghiệm thần tốc » hiện nay về góc độ hiệu quả ? 

BS Trần Tuấn: Vừa rồi Hà Nội, và tổng cộng 23 tỉnh, thành phố đã và đang thực hiện biện pháp « thần tốc » xét nghiệm toàn dân, để phát hiện và lọc ra hết các trường hợp nhiễm virus, gọi là F0, để thực hiện cách ly, nhằm trả lại cho cộng đồng tình trạng « không có người nhiễm », coi như khống chế hoàn toàn dịch bệnh. Khi tìm hiểu, tôi biết là quyết tâm này là dựa trên kinh nghiệm của Trung Quốc. Ở đây tôi có hai lời bàn.

Lời bàn thứ nhất là: Trung Quốc hiện nay là một nước mà công tác phòng chống dịch, kinh nghiệm mà họ đưa ra không được thể hiện bằng các nghiên cứu khoa học, tức không được đánh giá một cách khách quan. Nói khác đi, những gì mà Trung Quốc gọi là có kinh nghiệm trong phòng chống dịch, theo giới khoa học chúng tôi nhìn nhận là chưa đáng tin cậy. Cho nên tôi khuyến cáo là khi « học » kinh nghiệm của Trung Quốc cần hết sức cẩn thận. Bằng chứng là trong đại dịch Covid-19 này, ngay từ đầu, Trung Quốc không phải là nước có hệ thống giám sát tốt, và kiểm soát phòng chống dịch dẫn đường bởi khoa học. Tôi cho rằng Trung Quốc thiếu sự minh bạch.

Về điểm thứ hai, việc Việt Nam, 23 tỉnh thành thực hiện chính sách nói trên thì như thế nào. Có thể chia thành hai nhóm. Riêng về nhóm đã là nội sinh, như ở TP HCM và Hà Nội, cách làm này hết sức thiếu hiệu quả, và chi phí tốn kém không đáng có. Cụ thể là chi phí cho các xét nghiệm. Giá cả mỗi nơi một khác, nhưng nhìn chung có thể đưa ra con số 200.000 đồng cho một xét nghiệm, tức xấp xỉ 10 đô la. Ví dụ như Hà Nội đặt mục tiêu 5 triệu xét nghiệm, con số khổng lồ như thế mang lại kết quả thế nào ? Trong những ngày vừa rồi, Hà Nội làm khoảng từ 1,2 triệu đến 1,4 triệu, thì số ca dương tính tôi thấy đưa tin là chỉ có vài chục ca (theo sơ kết của báo Thanh Niên ngày 10/09, trên tổng số 900.000 xét nghiệm PCR và xét nghiệm nhanh tại Hà Nội đầu tháng 9, chỉ phát hiện được 9 ca dương tính). Mà, theo khoa dịch tễ học, trong số đó có những trường hợp « dương tính giả ». Bỏ ra số tiền lớn như vậy mà chỉ phát hiện ra rất ít trường hợp. Mà trong số đó, một phần lớn lại là không có diễn biến lâm sàng, nhiễm rồi tự hết. Kết quả như vậy không có ý nghĩa phòng chống dịch về thực tế, trong lúc chi phí rất tốn kém. Chưa kể khi mình tổ chức làm như vậy, có những trường hợp « âm tính giả », tạo tâm lý chủ quan trong khi sinh hoạt trong cộng đồng. Trong khi đó, việc tập trung đông người khi làm xét nghiệm (cộng với thao tác sai của người làm xét nghiệm) tạo môi trường lây nhiễm. Chủ trương « xét nghiệm thần tốc » (phát hiện F0) này lợi bất cập hại và rất tốn kém. Tôi nghĩ rằng không có nước nào khi dịch bệnh về đường hô hấp đã ở trạng thái nội sinh mà lại làm như thế cả.

RFI: Xin cảm ơn Bác sĩ Trần Tuấn.

 

ÔI, LẠI VẪN ĐÓNG!

FB Hoàng Nguyên Vũ

Sau 15/9, TPHCM “cơ bản vẫn thực hiện chỉ thị 16”, có nơi vẫn 16+, có nơi thì 16-, có nơi 15+. Và chưa thể nới lỏng giãn cách xã hội dựa trên “thẻ xanh”, “thẻ vàng”

Thời gian nào nới lỏng, thì…chưa biết. Nhưng thời gian cấm, đóng đến ngày mai là 115 ngày. 115 ngày người dân ở trong nhà, tiền dự trữ hết, khó khăn đủ bề.

115 ngày mà vẫn thế này, nên chăng thay đổi cách chống dịch, chứ cấm, đóng mãi thế này có ổn không? Ngoài những nguy cơ về đời sống kinh tế, cuộc sống dân sinh, có ai nghĩ đến sức khoẻ tâm th.ần của người dân không?

Lạ đời thật đấy!

Nhìn thành phố mấy tháng nay đâu đâu cũng rào cũng cũi, người dân làm thì không được mà ngồi không ăn thì núi cũng lở, sẽ tiếp tục chống chọi được đến khi nào?

Dịch bệnh đã khổ rồi, sự ngột ngạt càng làm cho mọi thứ tệ hơn. Giờ không lẽ đến hết tháng 9 ca nhiễm nếu còn cao thì lại vẫn tiếp tục cấm và đóng nữa à?

Dân nghèo nhiều lắm, các ông ạ!

Và dân giàu cũng chẳng sung sướng gì hơn nếu cứ mãi cấm mãi đóng kiểu này.

Không biết ngày trở lại trạng thái bình thường là ngày nào nhưng tâm th.ần bất thường ở một số người thì đến trước ngày bình thường đấy!

 

KỂ CHUYỆN ĐI KHÁM BỆNH MÙA COVID BẰNG HÌNH ẢNH

FB Phan Xuân Trung

Thưa các bạn, trong những ngày thành phố đóng băng xã hội, nhiều bệnh nhân Covid và không Covid đã gọi tôi đến nhà thăm khám, tư vấn, chăm sóc… Tôi đã rong ruỗi khắp nơi trên những con đường vắng đến gặp những gia đình chưa từng quen biết và gặp những câu chuyện đáng nhớ trên đường. Tôi đã chụp lại những bức hình để ghi nhớ lại những gì đã xảy ra trong thời điểm này. Xin kể lại cho các bạn. Xin xem chú thích trên từng bức ảnh.

clip_image020

Bệnh nhân trên đường Lý Thái Tổ. Trời chiều tối sập, 8 giờ tôi nhận được cuộc gọi cầu cứu đến giúp cho một ông cụ trên đường Lý Thái Tổ bị nhiễm Covid đang khó thở nặng. Tôi đã diến kịp lúc và tiêm thuốc Solumedrol 40mg và cung cấp một số thuốc men. Ông cụ đã thoát chết sau đó.
Điều may mắn cho ông là khi tôi tìm nhà, đầu hẻm nhà ông chưa bị hàng rào kẽm gai chặn lại. Tôi chỉ phải quanh co tìm kiếm thôi. 
Vài ngày sau, tôi quay lại kiểm tra sức khỏe cho ông thì đầu hẻm đã rào lại như vầy. Không thể tìm được đường vào. Nếu như tối đêm đó mà rào kiểu này thì ông đã đi tản cư cùng mười ba ngàn người khác.

Tôi sẽ post hình ảnh của ông sau khi xin phép gia đình.

clip_image022

Sau khi chăm sóc cho một bệnh nhân ở Nơ Trang Long, tôi tiếp tục chạy lên Phan Huy Ích để khám cho một bà bầu trẻ. Đến đoạn Phan Văn Trị thì xe hết xăng. Gần giữa trưa mà đẩy xe đi tìm trạm xăng thì hơi bị phê.
Một anh bạn tốt bụng từ phía sau chạy trờ tới, hỏi tôi xe bị hết xăng hả, rồi nhanh chóng bứt dây xăng chia cho tôi hơn nửa lít xăng, rồi chỉ đường cho tôi đến trạm xăng. Trạm xăng cách đó khoảng 1 cây số, nếu dắt xe đi thì có thể giảm cân được 2 ký.
Anh chàng tốt bụng này không lấy tiền chia xăng, chỉ là giúp đỡ thôi. Vội gặp nhau nên chưa hỏi kịp danh tính hay lấy số phone, chỉ kịp chụp tấm hình này làm kỷ niệm.

clip_image024

Bệnh nhân Covid ở quận 8. Phường đến cấp cho "túi thuốc" điều trị Covid gồm 2 món: Paracetamol 500mg và Vitamin C 500mg. Hết. 
Đây gọi là gói thuốc A, dùng để trị triệu chứng sốt và tăng sức đề kháng! 
Ông phải dùng thêm thuốc kháng viêm và chống đông của tôi cấp, uống mỗi ngày để tránh bùng phát triệu chứng. Sau vài ngày test lại 2 lần, đã âm tính và khỏe trở lại.

clip_image026

Chặn ở đầu hẻm thì mình còn biết mà tránh. Chặn ở trong hẻm thì xem như bị mắc lừa.
Bệnh nhân ở đường Bùi Thị Xuân, Tân Bình. Theo Google đi Phạm Văn Hai, qua cầu đến đường Trường Sa rồi rẽ vào Bùi Thị Xuân. Thế nhưng các con hẻm và đường nối với Trường Sa đều bị chặn lối. Có một con hẻm không có rào chắn, tôi rẽ vô, đến cuối hẻm thì mới thấy có rào. Lại lộn đầu ra.
Nhờ các shipper hướng dẫn, tôi phải quanh xe vào Phạm Văn Hai, đi vào đầu kia của Bùi Thị Xuân thì mới vào được nhà bệnh nhân.
Tôi nay đã trở thành chuyên gia đường hẻm.

clip_image028

Niềm vui nằm ở đây.
Bệnh nhân bị Covid, sau vài ngày điều trị, tôi phải tự tay test cho bệnh nhân và gửi cho người nhà đang ở xa.
Hình ảnh này làm cho bệnh nhân và cả người nhà rất phấn khởi.
Tất nhiên người vui nhất là tôi.

clip_image030

Chuột chạy bờ ao, chỗ nào cũng thúi.
Chốt chặn trên đường Tôn Đức Thắng. Tôi phải chạy vòng vo qua Nguyễn Hữu Cảnh, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Võ Thị Sáu, Đinh Tiên Hoàng… 
Hic, hao xăng, mất thời gian, mất sức… trong khi bệnh nhân thì chờ đợi từng phút.
Những rào chắn này rất có công với Tử Thần.

clip_image032

Khám chữa bệnh cho bệnh nhân, được người nhà tặng cho bài thơ. Sướng đến lặng người!

clip_image034

Truyền dịch cho bệnh nhân xong, lấy xe ra đề máy không được! Giữa lúc dịch vật này, hàng quán đóng cửa, sửa xe ở đâu bây giờ?
Thời may ở gần nhà bệnh nhân, trên đường Bùi Thị Xuân có tiệm sửa xe đang mở cửa. Cặp vợ chồng trẻ đang ngồi ngáp gió. Tôi gặp thợ, tôi mừng. Thợ gặp tôi thợ cũng mừng.
Mua thay bình accu mới, vẫn không đề xe được. Kiểm tra cục đề thì thấy mòn than, phải thay. Cũng may là anh chủ tiệm này có quan hệ tốt với nhà cung cấp nên phụ kiện có ngay.
Về đến nhà 2 giờ trưa! Bụng đói muốn bủn rủn tay chân.

clip_image036

Nhà làm phim Bùi Thạc Chuyên đi theo tôi suốt buổi sáng để được quay tận nhà bệnh nhân trong mùa dịch.
Suốt tháng nay anh nằm vùng ở Sài Gòn, quay cảnh điều trị bệnh nhân dịch bệnh ở bệnh viện. Anh phỏng vấn tôi về quan điểm xử lý dịch và theo tôi đi quay hình thực tế.
Khi xe hư, anh kè xe tôi đến nơi sửa chữa.
Từ Hà Nội vào Sài Gòn quay phim mà hai anh em không có cơ hội uống cùng nhau ly bia! Hàng quán có mở cửa đâu mà bù khú!?
Mong sẽ gặp lại chính mình trong những thước phim tư liệu về dịch Covid mà anh đang ghi hình.

clip_image038

"Đường đi khó, không khó vì ngăn sông cách núi, mà khó vì lòng người sợ Covid, giăng kẽm gai".
Hết thăm bệnh nhân ở Phú Xuân, Nhà Bè đến thăm bệnh nhân ở quận 8, giáp giới Long An.
Tra Google, nó chỉ mình đi đường Phạm Thể Hiển, rồi qua cầu Nhị Thiên Đường. Đến nơi thì đường nào cũng khóa.
Giữa trưa rồi, bác sĩ cũng đuối rồi, đành quay về.

 

ĐÂY, 2 PHÁO ĐÀI TRONG 312 PHÁO ĐÀI?

FB Vu Kim Hanh

Sáng thứ hai đầu tuần, gọi điện cho cô bạn nhà báo nhà ở quận 12 để hỏi về 12 cây táo nở hoa và công tác giúp dân khá tốt ở phường Tân Hưng Thuận. Cô bạn nói một hơi…

“BẤT ĐÁO TRƯỜNG THÀNH PHI HẢO HÁN”

…Phường đó là vùng xanh. Chính quyền chăm lo cho dân rất tốt. Họ tặng dân những cây táo để trồng cho đẹp, thường xuyên tiếp tế nhu yếu phẩm, dân rất vui. Nhưng mà… khổ nỗi gần đây, họ dựng tường rào chốt kín cả phường bằng tôn cao quá đầu mình á chị.

Trời, có vụ này sao. Tôi nhờ cô bạn chạy bộ tới chụp giùm mấy tấm hình. Bạn ấy dè dặt, em không hứa nha, để coi chụp lén được không. Nửa tiếng sau, bạn ấy gửi cho tôi mấy tấm hình này. Tôi cười khà, đọc lên câu thơ mà mấy bạn làm du lịch Trung Quốc thường rủ khách đi coi Vạn Lý Trường Thành. Rằng “bất đáo trường thành phi hảo hán”. Cô bạn không cười, đổi giọng hơi càm ràm, mấy hảo hán bạn em ở phường đó đang khóc mếu vì bức tường. Hồi tháng 7 thì còn giăng dây đặt cái bàn ở đầu hẻm, hễ shipper giao hàng thì ghi địa chỉ, gửi hàng lại, để ở cái bàn rồi người trực kêu dân ra nhận. Giờ chịu chết. Hảo hán đang cầu đừng có cháy nổ, dân chạy túa ra có một ngõ là biết gì xảy ra rồi.

Đó là chuyện realtime nha, thời gian thực vào sáng nay.

LÀM TƯỜNG RÀO CHỐT CỨNG “VÙNG XANH”, THÊM MỘT PHÁO ĐÀI Ở GÒ VẤP?

Tối 10/9, nhận được câu hỏi của một người dân Gò Vấp tại chương trình livestream “Dân hỏi – TP trả lời” v/v phường 15 bị rào tường thành bằng… tôn cao 2 mét, đóng cứng cố định, không có lối thoát hiểm mà dân không hề biết, vậy rủi có việc khẩn cấp như cháy nổ thì làm sao?

Ông Nguyễn Trí Dũng, Chủ tịch UBND quận Gò Vấp đã giải đáp:

"Bức tường mới dựng cách nay có 2 ngày thôi. Gò Vấp có hơn 3.000 con hẻm, một số con hẻm lại còn có nhiều đường thông sâu, lực lương thì mỏng nên khó kiểm soát. Do đó, để kiểm soát tốt hơn, phường đã chốt cứng các hẻm nhánh. Tuy nhiên vẫn chừa một đến hai đầu ra, để cho cấp cứu, chữa cháy… Nhờ vậy, Gò Vấp khắc phục được chuyện lực lượng mỏng. Chính vì biện pháp này đã làm cho Gò Vấp giãn cách tương đối nghiêm túc, đặc biệt là ở vùng xanh, số ca nhiễm trong cộng đồng giảm. Nhưng bà con phản ứng chúng tôi đã cho gỡ”.

Cùng lúc, ngoài tuyến đường Lê Đức Thọ, đường Thống Nhất thuộc phường 15 này cũng bị rào chắn bằng các tấm tôn, rồi treo bảng: "Khu vực cách ly, nghiêm cấm tụ tập nơi đông người, giao hàng tại khu vực này. Quá các hẻm khác …giao hàng.

À, tôi quên cô bạn nhà báo có kể về phướng Tân Hưng Thuận, phường xanh. Em có hỏi lãnh đạo phường kể về chuyện họ chăm sóc tốt cho dân được không thì họ trả lời: Thôi cô ơi, dù cố gắng nhưng không chắc là không có chuyện sơ suất, rủi ai đó nêu lên mấy chỗ đó là kẹt lắm. Không trả lời được nha cô.

Haizz. Bó tay không, làm tốt cũng sợ.

Tôi lại nghĩ tới lời một ông lãnh đạo Công An trao đổi với bạn bè cách đây mấy hôm: “Bây giờ nói phải sống chung với dịch tức với giặc thì tính sao? Chứ nói 312 pháo đài mà pháo đài bị giặc (tức là dịch) đã ở sâu trong cộng đồng, len vô tùm lum rồi mà cứ ngồi chỉ đạo củng cố pháo đài là sao?

Coi bộ cách nói không thể giãn cách tuyệt đối nhưng mở cửa thế nào mà an toàn là sao, phải thực hiện thế nào đây là điều cần có chỉ đạo rõ, chứ mạnh ai nấy dựng “trường thành” giữ yên vùng xanh của mình, ráng riết rồi Sài Gòn thành 312 địa phận thì sao mà sinh sống, làm ăn?

clip_image040

Đây tường rào" hỗn hợp" về chất liệu của Phường Tân Hưng Thuận quận 12, TPHCM. Ảnh TR.

clip_image042

Đầu tháng 7, 8 thì còn thế này, chân rào thấy có đặt bàn để nhận đồ do shipper giao rồi chuyển cho cư dân. (ảnh T.R)

clip_image044

Ở đầu một con hẻm khác của phường Tân Hưng Thuận, quận 12. Ảnh T.R.

clip_image046

Giăng dây, treo bảng "thương hiệu" vùng xanh và ý chí bảo vệ. Có thể đây là hẻm lớn vào phường. Ảnh T.R.

115 NGÀY RỒI ĐÓ, KHÔNG THỂ HIỂU NỔI KIỂU CHỐNG DỊCH CỦA THÀNH PHỐ NÀY!

FB Hoàng Nguyên Vũ

Hơn 1 tháng trước, nhà mình có F0, giăng cái dây ngay trước cửa. Có chốt trực an ninh canh chừng rất 24/24 (Nhưng chẳng ai nói tiếp tế đồ ăn. Tự ới bạn bè người thân mang đến đầu chốt rồi nhờ hàng xóm lấy mang đặt trước cửa)

Bây giờ, gần hẻm có vài nhà F0. Các nhà đó chẳng giăng dây gì. Cũng chẳng ai canh phía trước. Chỉ buộc dây chằng chịt hai đầu hẻm. Rồi chẳng biết cái hẻm đó xanh, cam hay là đỏ. Mấy F0 này đi ra đi vào thế nào, chịu luôn.

Thế mấy F0 giả sử cứ thế đi lại, là cả hẻm dính luôn à? Hay thế nào? Đừng hỏi tại sao ngồi ở nhà mà tự dưng nhiễm bệnh. Không có cái gì tự dưng cả.

Nếu nhìn từ mấy cái nhà đó, cũng chẳng hiểu các ông đang chống dịch theo cái kiểu gì, cái mô típ nào luôn.

Nên rõ ràng ra một ví dụ thôi, là chống dịch thì chống cái gì. Ví dụ như nhà có F0 thì phong toả nhẹ, lên các phương án tiếp tế như thế nào, thuốc men ra làm sao. Chịu luôn.

********

Chống dịch bây giờ, cơ bản vẫn là:

– Cấm đi ra đường 115 ngày rồi. Rồi búa xua các mệnh lệnh hành chính. Rồi xanh đỏ cam, rồi ma trận app công nghệ mà cái nào cũng dở, cái nào cũng tệ.

Đã vậy còn thòng thêm cho mấy câu trời ơi đất hỡi: F0 tự điều trị tự khỏi ở nhà, không khai báo thì không được cấp thẻ xanh (trong khi đó, F0 được ở nhà không phải là họ muốn trốn ở nhà, mà là chủ trương đấy chứ). Sao lại có cái phát ngôn ngớ ngẩn kiểu đó và thậm chí là ác kiểu đó?

Dịch tràn vào cộng đồng ồ ạt (cứ xem con số xét nghiệm thì biết). Vậy số người này khỏi cũng không được tính vào danh sách thẻ xanh, lại ngồi ở nhà tiếp nếu áp dụng thẻ xanh đi lại? Ôi, cái quái gì thế?

Chuyện quản lý F0 là chuyện của y tế địa phương và ngành này giám sát xác nhận chứ sao đổ vấy cho người bệnh?

– F0 đầy trong cộng đồng nhưng lại không phong toả hộ gia đình và lên chính sách tiếp tế y tế và lương thực thực phẩm, trong khi các hẻm thì đóng kín như pháo đài, ra đường thì chốt la liệt.

Ơ, thế nếu bị bệnh, cứ ở nhà thế, cái gì cũng thiếu thì sức đâu để mà khỏi bệnh? Mà có chết thì đâu cũng dễ dàng được đưa đi chôn đâu? Ơ, thế tóm lại là sao?

Chống dịch chẳng phải là để mong không chỉ hết dịch mà còn mong cho người dân đủ sức khoẻ. Vậy các ông trả lời giúp, với số F0 trong cộng đồng thế này, dân có đủ sức khoẻ không?

– Ra đường: Thực sự cái này dân cũng chẳng ham ra, và ai cũng sợ dính, nhất là những nhà có con nhỏ. Nhưng điều đó không có nghĩa là cứ bắt người ta ở tại chỗ mãi, nhốt kín người ta trong các cái hẻm đóng kín như đóng bỉm thế mãi.

Những người tiêm đủ vắc xin và nguy cơ lây nhiễm thấp cần được ra ngoài để lo cho những người chưa thể ra chứ nhỉ? Ít nhất là lo về dinh dưỡng, mua thuốc men bằng một chính sách nào đó để họ có thể đi lại được chứ?

Chứ các em bộ đội, các bạn công an, các bạn cũng là người bằng xương bằng thịt chứ có phải thánh đâu mà không nhiễm? Các em ấy đi mua, đi giao đồ, không lẽ tỷ lệ nhiễm ít hơn người thường à? Cũng tội anh em lắm chứ.

Trong khi đó, có nhiều người khoẻ mạnh, an toàn thì không để cho họ đi lo, cứ bắt anh em lực lượng vũ trang đi làm mấy việc này, các em chưa quen đường đi lối lại, thì hỏi sao dân không thiếu đồ, hỏi sao mua đồ mấy ngày sau mới có?

Nên nhớ rằng chẳng ai ham hố ra đường giữa tâm dịch nhưng không thể cứ ở mãi trong nhà suốt được. Người ít nguy cơ, nên được ra ngoài để đảm bảo lương thực thực phẩm cho người có nhiều nguy cơ hơn.

Sau đó, chuẩn bị thuốc men thế nào nếu có lây nhiễm (điều này không tránh được khi mà dịch đã vào cộng đồng), để F0 ít có nguy cơ trở nặng mà vượt qua.

Đặc biệt, trẻ em thì để các con ở nhà, vì các con chưa có vắc xin, chứ chưa gì đã lồng lộn muốn các con đi học để đảm bảo thành tích cho ngành giáo dục như mấy lần thi trước đây.

115 ngày, người dân đã mệt mỏi lắm rồi đấy!

THẺ XANH VÀ MỞ CỬA

FB Nguyễn Đình Tuấn

Giai đoạn hiện nay chúng ta không thể chống dịch bằng cách chạy theo các sự vụ và tình huống mà quyết định việc mở cửa phải dựa vào các con số dịch tễ học. Có 3 yếu tố quan trọng:

1. Ngăn chặn lây nhiễm cộng đồng.

2. Ngăn chặn sự sụp đổ của hệ thống y tế do quá tải bệnh nhân nhập viện, quá tải ICU gây tử vong

3. Khủng hoảng kinh tế dẫn đến suy giảm nguồn lực chống dịch cũng như việc đảm bảo an sinh xã hội.

Việc đưa lây nhiễm cộng đồng về số 0, trong giai đoạn hiện nay với biến chủng Delta là không thể nên không cần quan tâm điểm này; Mà hãy nên tập trung vào việc giảm thiểu tỷ lệ tử vong là trọng tâm, đồng thời chăm sóc những yếu tố về tinh thần, an sinh xã hội và khôi phục dần huyết mạch của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh.

Các chỉ số dịch tễ học là những thông số quan trọng để quyết định mở cửa kinh tế xã hội trở lại, trong đó có tỷ lệ lấp đầy giường bệnh ICU, hệ số lây nhiễm thực R0, Rt … và tỷ lệ tiêm Vaccine

Đặc biệt, chúng ta đã đi chậm trong việc bao phủ Vaccine cho người trên 65 tuổi, bệnh nền là đối tượng gây quá tải BV và tử vong cao nên hiện cần phải được ưu tiên hàng đầu trong 1, 2 tuần tới đủ 2 mũi là có thể kiểm soát việc giảm tải cho hệ thống điều trị và mở cửa sớm nhất có thể.

Còn việc các app hay thẻ xanh / vàng / đỏ chỉ là những công cụ quản lý mà thôi. Nên nếu hôm nay có 20 cái app rối mù và cần có nhiều điều kiện rất vô lý để được cấp thẻ xanh đi chăng nữa. Nhưng ngày mai không cần dùng đến các thứ đó cũng là điều bình thường.

Cũng như con SARS CoV-2 này, biết đâu 1 ngày nào đó nó tự biến mất như SARS-2003 thì cũng bình thường mà thôi, nhưng xem như chúng ta đã mất đi 2 năm ru rú ở nhà để chiêm nghiệm cho những gì mình đã và đang sống trên cuộc đời này, được nhìn thấy SG không 1 bóng người, để được xem film Ranh giới….. Cũng đâu tệ ?

… Kỷ niệm nào cũng đáng nhớ. Nhưng vẫn cứ phải quên…

HÀNG XÓM VÀ CHUYỆN GIÚP NHAU MÙA DỊCH

FB Hà Thanh Vân

Tôi sống trong một tòa cao ốc ở quận 2, nay thuộc thành phố Thủ Đức. Nơi tôi ở vẫn là vùng xanh an toàn trong dịch bệnh, vì đây là một trong những phường có mật độ cư dân thấp nhất Sài Gòn. Ngay từ khi dọn về ở đây, tuy căn hộ không rộng bằng ngôi nhà cũ ở quận Gò Vấp, nhưng tôi nhanh chóng cảm thấy hài lòng với chỗ ở mới nhờ vào sự vắng vẻ của những con đường xung quanh tòa nhà, cùng với rất nhiều hàng cây xanh mát và có hoa nở quanh năm. Tôi cũng thích thú tham gia vào mọi sinh hoạt chung do Ban Quản lý và Ban Quản trị tòa nhà tổ chức, như những ngày lễ dành cho phụ nữ hay dịp tết âm lịch. Thường bao giờ cũng là một bữa tiệc vui vẻ kèm với các tiết mục văn nghệ do cư dân của tòa cao ốc tự biên tự diễn.

Tôi thích bầu không khí trong lành với những cây xanh ở quanh cao ốc đến nỗi tôi thay đổi hẳn thói quen tập thể thao. Trước đây ở căn nhà cũ, tôi phải đến phòng tập để tập gym, nhưng bây giờ thì tôi duy trì thói quen đi bộ xung quanh tòa nhà, cười và gật đầu chào với những hàng xóm quen thuộc cũng xuống sân để tập luyện.

Từ khi dịch bệnh bùng phát ở Sài Gòn, mọi người chủ yếu làm việc online tại nhà. Mọi hoạt động giao tiếp thực tế bị giảm đến mức tối thiểu. Nhưng cũng nhờ vậy tôi mới biết rằng cái từ “nghĩa tình” hay “tình làng nghĩa xóm” chẳng phải ở đâu xa, mà hiện diện ở ngay bên mình. Tòa cao ốc nơi tôi ở có đến bốn nhóm chat chung. Nhóm thứ nhất là của cư dân tòa cao ốc. Trong nhóm này mọi người trao đổi, bàn bạc mọi chuyện từ nề nếp, quy định, nội quy của cao ốc cho đến tình hình thời sự chính trị xã hội và sôi nổi nhất lúc này là tình hình dịch bệnh. Nhờ nhóm chat này mọi vấn đề của một cộng đồng nhỏ sống chung trong một tòa nhà đều được giải quyết nhanh và dứt điểm trên tinh thần tôn trọng và nhường nhịn nhau. Cũng nhờ nhóm chat này, mọi người đều biết thông tin sớm nhất khi được test virus SARS-CoV-2 trong chung cư với kết quả là không có ai bị nhiễm. Bên cạnh đó cũng có một nhóm chat thứ hai dành riêng cho những cư dân người nước ngoài sống trong tòa nhà, để giúp họ biết những thông tin mới nhất của chính quyền Việt Nam và giúp họ xử lý những vấn đề cần thiết. Nhóm chat thứ ba là nhóm chat của cảnh sát khu vực với cư dân tòa nhà. Mọi công văn, giấy tờ từ các cấp chính quyền nhanh chóng đến với mọi người là nhờ nhóm chat này. Khi Sài Gòn bắt đầu giãn cách xã hội, những phụ nữ đảm đang trong cao ốc đã lập một nhóm chat về chuyện mua chung của cư dân và đây là nhóm chat thứ tư. Trong nhóm mua chung này có hai bạn luôn đại diện cho các cư dân đi đặt hàng và mua hàng ở các siêu thị gần đây. Cứ khoảng 3 ngày thì lại có một đợt mua hàng chung ở siêu thị. Mỗi gia đình chỉ cần gửi lên một danh sách những thứ cần mua và sau đó ngồi nhà chờ nhận hàng, hạn chế tối đa việc phải đi ra ngoài và tiếp xúc với nhiều người. Cũng nhờ nhóm chat này mà việc mua hàng chung được vận dụng tối đa, lúc thì mua bánh mì chung, mua các loại sợi bún, phở, bánh canh, miến, hủ tiếu chung, mua bánh ngọt chung, mua trái cây chung… Việc đặt hàng với số lượng lớn vừa thuận tiện cho người bán và shipper, đồng thời cũng giảm đáng kể chi phí mua hàng của mỗi gia đình và tránh tối đa được việc tiếp xúc với người lạ. Tôi đã tạo thành thói quen dù ngồi làm việc vẫn thỉnh thoảng ngó vào nhóm chat để xem hôm nay có món gì có thể mua chung. Nhưng nhóm chat của các chị em phụ nữ trong tòa cao ốc không chỉ để mua chung lương thực, thực phẩm, hàng gia dụng mà còn là nơi chia sẻ những kinh nghiệm nấu nướng, chia sẻ miễn phí những thực phẩm với nhau. Có khi đang nấu ăn chợt phát hiện ra thiếu một món gia vị, tôi lại lên nhóm chat hỏi: “Có nhà ai còn dư nấm không, nấm gì cũng được, cho mình xin một ít”. Lập tức chỉ vài phút sau là tôi nhận được trả lời: “Lên căn hộ số… lấy nhé”. Không khí ở nhóm chat ríu rít như một gia đình lớn. Bản thân tôi cũng có lúc chia sẻ bia, củ cải, hành, ớt… lại cho mọi người. Lại có những gia đình được cho nhiều rau quả, cũng lên nhóm chat nhắn: “Hôm nay nhà được cho đến chục ký dưa leo, ai cần thì lên lấy”. Hôm khác lại có gia đình nhắn: “Được cho chanh, khoai mì nhiều quá, ai cần thì lên lấy bớt”… Cứ một, hai ngày lại có gia đình thông báo san sẻ thực phẩm. Cho dù không đáng là bao nhưng cũng là những san sẻ thiết thực, làm ấm lòng người trong thời kỳ dịch bệnh cao điểm như thế này. Nhóm chat mua đồ chung này được mọi người thỏa thuận chắc chắn sẽ duy trì ngay cả khi dịch bệnh đi qua bởi sự thiết thực của nó và sự gần gũi, dễ thương, thân ái của mỗi thành viên.

Ngoài các nhóm chat của tòa cao ốc nơi tôi đang sinh sống, tôi còn tham gia vào một nhóm chat của khu phố. Nhóm này cũng hoạt động rất sôi nổi, chia sẻ cho nhau những thông tin cần thiết từ việc đi chích vaccine cho đến việc mua gì, bán gì. Mùa dịch bệnh này, mọi thứ đều online, nhưng chính từ không gian ảo của internet, tôi lại thấy những điều rất chân thực của tình người và hiểu được rằng ở thời đại này, không cần phải bước sang nhà nhau chơi, không cần phải gặp nhau tay bắt mặt mừng, hàng xóm láng giềng vẫn có thể giúp đỡ nhau, sẻ chia mọi thứ.

Khi dịch bệnh bùng nổ, cũng là lúc Ban Quản trị cao ốc do cư dân bầu ra đã quyết định thành lập một tổ Phản ứng nhanh, gọi tắt là PUN. Tổ gồm 12 người, có đại diện của Ban Quản trị và một số thành viên tình nguyện. Tổ có nhiệm vụ giúp đỡ mọi người trong tình huống tòa nhà xuất hiện ca bệnh do nhiễm virus SARS-CoV-2. Tôi cũng tham gia vào tổ PUN của tòa nhà với tư cách là một thành viên. Chúng tôi thành lập một nhóm chat và thường xuyên trao đổi công việc với nhau. Cho đến nay nhóm PUN của chúng tôi đã lên được các kịch bản dựa theo chỉ dẫn của Bộ Y tế và Sở Y tế TPHCM trong trường hợp có F0 tại tòa nhà, từ bệnh nặng đưa đi cấp cứu ở bệnh viện cho đến việc điều trị F0 tại nhà và cách ly các F1, F2, thực hiện các việc khử khuẩn, sát trùng ra sao để đảm bảo an toàn cho những cư dân khác. Nhóm PUN cũng lên một danh mục và mua những vật dụng bảo hộ y tế, bộ kit để kiểm tra nhanh có dương tính hay không và những thuốc men cần thiết để hỗ trợ cho các cư dân nếu có người không may bị nhiễm dịch bệnh. Nhóm PUN ra đời dựa trên tinh thần tự nguyện tự giác của các thành viên và rất may mắn là được sự ủng hộ nhiệt tình của các cư dân trong tòa nhà, cả người Việt Nam và người nước ngoài. Nhiều gia đình đã đóng góp tiền, nhiều gia đình thì đóng góp những vật dụng thiết thực như khẩu trang, đồ bảo hộ y tế, bộ kit thử nhanh virus, chai nước uống tinh khiết. Nhóm PUN chúng tôi có một quỹ khá lớn, cả về tiền lẫn các thiết bị y tế và thuốc men, nhưng chúng tôi đều thống nhất với nhau rằng tốt nhất là… không phải dùng đến, để khi hết dịch bệnh sẽ tổ chức một buổi liên hoan cho toàn cư dân trong tòa nhà. Chúng tôi cũng chuẩn bị tinh thần cho việc dịch bệnh sẽ còn kéo dài và phải tập sống chung cùng dịch bệnh, vì vậy nhóm PUN cũng sẽ tồn tại lâu dài và mai này khi dịch bệnh không còn, nhóm vẫn tiếp tục công việc là giúp đỡ những cư dân trong những trường hợp cần thiết phải phản ứng nhanh.

Trong mùa dịch bệnh này tôi biết nhiều bạn bè, học trò tôi xông xáo đi khắp mọi nơi làm thiện nguyện. Tôi thì không làm được những việc lớn như nhiều bạn bè, học trò tôi, tôi chỉ tham gia nhóm Phản ứng nhanh của tòa nhà nơi tôi sống, đồng thời cố gắng giúp đỡ cho một số bạn bè, học trò trong khả năng của mình, và ngồi ghi chép lại những điều xung quanh tôi trong mùa dịch, từ những điều tốt cho đến những cái còn bất toàn, khúc mắc. Bởi vì tôi nghĩ rằng những ngày tháng này rất đáng để ghi lại. Những ngày tháng này đã dạy cho tôi nhiều điều, khiến tôi hiểu ra nhiều chuyện và tôi nhận ra rằng dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau, dù là nhỏ nhặt hay lớn lao giữa con người với con người luôn là điều quan trọng nhất.

 

TRANH Theo FB Đỗ Trung Quân

clip_image050

CÓ NHỮNG CON ĐƯỜNG (TRỊNH CÔNG SƠN) | Hồng Nhung

Hong Nhung Official

Sáng 2/9/2021 Hồng Nhung cùng Cao Trung Hiếu, Nguyễn Hoàng Gia, Võ Trần Chí và nhiếp ảnh gia Minh Hoà ra mắt MV “Có Những Con Đường” với sự rung động sâu thẳm trong trái tim, tâm hồn của những người nghệ sĩ dành cho quê hương và con người Sài Gòn trong khoảnh khắc giới nghiêm sẽ đi vào lịch sử.

Con đường quê hương như trái tim phập phồng trong yên lặng. Chỉ có những người con nặng tình nơi đây mới cảm thấy hơi thở trầm luân day dứt nối ngày với đêm…

Đường phố nào còn in những dấu chân ngoan

Đường phố nào mệt nhoài ngày tháng gian nan…

— Trịnh Công Sơn

Comments are closed.