Thơ Mỹ-một thời đáng nhớ (kỳ 8: Andrew Hudgins và Frederick Feirstein)

Khế Iêm

IMG-3e6d8d64c1dc0921aade4cafc486c98b-V_thumb

Andrew Hudgins

_____________

 

ELEGY FOR MY FATHER,

WHO IS NOT DEAD

 

One day I’ll lift the telephone

and be told my father’s dead. He’s ready.

In the sureness of his faith, he talks

about the world beyond this world

as though his reservations have

been made. I think he wants to go,

a little bit – a new desire

to travel up, an itch

to see fresh worlds. Or older ones.

He thinks that when I follow him

he’ll wrap me in his arms and laugh,

the way he did when I arrived

on earth. I do not think he’s right.

He’s ready. I am not. I can’t

just say good-bye as cheerfully

ss if he were embarking on a trip

to make my later trip go well.

I see myself on deck, convinced

his ship’s gone down, while he’s comvinced

I’ll see him standing on the dock

and waving, shouting, Welcome back.

 

*Andrew Hudgins was raised in Alabama. He earned a B.A. at Huntingdon College, an M.A. at the University of Alabama, and an M.F.A. at the University of Iowa. He is the author of numerous collections of poetry and essays, many of which have received high critical praise, such as The Never-Ending: New Po­ems (1991), which was a finalist for the National Book Awards; After the Lost War: A Narrative (1988), which received the Poets’ Prize; and Saints and Strangers (1985), which was a finalist for the Pulitzer Prize.

 

BÀI AI VÃN CHO CHA TÔI,

NGƯỜI KHÔNG CHẾT

 

Một hôm tôi nhắc điện thọai lên và

được biết về cái chết của cha tôi.

Ông sẵn sàng. Trong sự chắc chắn của

niềm tin, ông nói về thế giới ở

bên kia thế giới này y như thể

ông đã dành được một chỗ trước. Tôi

nghĩ ông khá muốn đi – một khao khát

mới tăng cao, ngứa ngáy nhìn thế giới

Tươi mới. Hoặc xưa cũ. Ông tưởng ra

Khi tôi chết theo, ông sẽ ôm tôi

Trong tay và cười, cái cách của ông

Khi tôi sinh ra. Tôi không cho là ông

Đúng. Ông sẵn sàng. Tôi thì không. Tôi

Không thể nói lời từ biệt một cách

Vui vẻ cứ như ông đang lên tàu

Du hành để làm cuộc du hành

Sau đó của tôi xuông xẻ. Tôi thấy

Mình trên boong tàu, tin chắc con tàu

Của ông chìm xuống, trong lúc ông tin

Tôi sẽ thấy ông đứng trên cầu tàu

và vẫy tay, la lớn, Hãy trở lại nhé.

 

* Andrew Hudgins lớn lên ở Alabama. Ông đã có được bằng B.A. tại trường Cao đẳng Huntingdon, bằng Thạc sĩ tại Đại học Ala­bama, và bằng Thạc sĩ Quản lý kinh doanh tại Đại học Alabama, và bằng M.F.A. tại Đại học Iowa. Ông là tác giả của nhiều tập thơ và tiểu luận, trong đó có nhiều tập nhận được sự khen ngợi của giới phê bình, như The Never-Ending: New Poems (1991), từng lọt vào vòng chung kết Giải thưởng Sách Quốc gia; cuốn After the Lost War: A Narrative (1988), nhận giải thưởng Poets; và cuốn Saints and Strangers (1985), từng lọt vào vòng chung kết cho Giải Pulitzer.

 

Frederick Feirstein

______________

IMMORTALITY

 

Poems are written for the folks at home

Who scoffed at what we said in prose.

Poems are written for the folks who doze

In nursing homes, or villages of stone.

Poems are written for idealized others,

For the best traits in our fathers, mothers.

Poems are transcripts of our chromosomes

That once formed moving flesh and bone.

Poems are written sound by line by page

In momentary grief or fear or rage,

Knowing there is no one and no home.

Poems are written for their sake alone.

 

 

* Frederick Feirstein (1940 – 2020) was a poet, playwright and psychoanalyst. He published nine books of poetry, had twelve plays produced, and published numerous psychoanalytic and literary essays. His ninth book of poems, Dark Energy, was pub­lished in 2013 as the first book in the Grolier Series of Estab­lished Poets.

 

BẤT TỬ

 

Những bài thơ được viết cho những bậc cha chú trong nhà

Kẻ nhạo báng những gì chúng ta đã diễn đạt trong văn xuôi.

Những bài thơ được viết cho những bậc cha chú ngủ lơ mơ

Trong nhà dưỡng lão, hoặc ngoài nghĩa trang.

Những bài thơ được viết để lý tưởng hóa kẻ khác,

Vì cá tính nổi bật trong những người cha, mẹ chúng ta.

Những bài thơ là bản sao nhiễm sắc thể của chúng ta

Đã từng làm cho thịt và xương di động.

Những bài thơ được viết bởi âm thanh dòng chữ và trang giấy

Trong phút chốc âu sầu, sợ hãi hay giận dữ

(Dù) biết rằng không người và không nhà.

Những bài thơ được viết duy nhất cho chính nó.

 

* Frederick Feirstein (1940 – 2020) nhà thơ, kịch tác gia và nhà phân tâm học. Ông đã xuất bản chín tập thơ, có mười hai vở kịch được sản xuất, và xuất bản nhiều bài tiểu luận văn học & phân tích tâm lý. Tập thơ thứ chín của ông, Dark Energy, được xuất bản vào năm 2013, là cuốn sách đầu tiên trong một loạt các nhà thơ thành danh của Grolier. (Đây là tác phẩm tác giả gửi tặng Khế Iêm.)

 

ON THE CELL PHONE

 

You’re in the Berkshires with your girlfriend – “Hi!” –

And, though our house has long been ruined and sold,

You’re driving past it where our road is still

Turning, as always, burning red and gold,

And we’re still in Manhattan, me and Mom,

Our Towers ancient rubble, smoking still,

And only seven years have passed, and we

Are drinking scotch to kill the coming chill.

And now that our retreat is gone (we knew

When we first bought it, it would come to this),

I’m singing Heroism’s final song

About how lovers live from kiss to kiss

 

Until their autumn ends in killing snow

Falling on rooftops, boxcars, empty streets,

And you are bumping on our narrow road

And blowing kisses at our last retreat,

And in those windows, as in memory,

We’re cooking, reading comics, writing poems

About this future that we knew would come,

Though we were safely sitting still at home.

 

 

 

TRÊN CELL PHONE

 

Anh ở Berkshires với bạn gái – “Chào anh!” –

Và, dù cho ngôi nhà chúng tôi đã đổ nát và bán lâu rồi,

Anh lái xe ngang qua đó, nơi con đường

như thường lệ, (sắc lá) đang chuyển màu đỏ và vàng

Và chúng tôi vẫn còn ở Manhattan, tôi và mẹ,

Cái Tháp là đống gạch vụn cổ xưa, còn bốc khói,

Chỉ mới bảy năm trôi qua, và chúng tôi

Đang uống rượu scotch để giết cái lạnh tới.

Bây giờ nơi ẩn cư đó (ngôi nhà) không còn (chúng tôi đã biết

Khi lần đầu mua nó và sẽ rơi vào tình trạng như thế),

Tôi đang hát bài hát cuối thiên hùng ca

Về làm sao những người yêu sống bằng nụ hôn và nụ hôn

 

Cho đến khi mùa Thu của họ chấm dứt trong tuyết rã rời

Rơi trên mái nhà, toa chở hàng, những con phố vắng,

Và anh đang lái xe vào con đường hẹp gồ ghề

Và gửi những nụ hôn giã từ ở nơi ẩn cư cuối cùng của chúng tôi,

Và ở trong những cửa sổ (ngôi nhà), cũng như trong ký ức,

Chúng tôi đã nấu nướng, đọc truyện rẻ tiền, làm thơ

Về tương lai (ngôi nhà) sẽ rơi vào tình trạng như thế,

Mặc dù chúng tôi đang an toàn ngồi lặng lẽ trong nhà (lúc đó).

 

MOCK EPIC

 

From darkness, where every hero goes

To find he’s smaller than he had imagined,

I write a devil-may-care duet,

A lullaby for Bosch or Kurosawa.

Survivor guilt or curiosity

Drew me here like a seductive mother

Or the long deep notes from a sea god’s shell,

From the primal scene, or from Sartre’s hell.

I might have dramatized this when young and strong,

Made it a crisis in an epic poem.

But I’m too tired now to make this long.

Besides, all epics only take us home.

 

BẢN HÙNG CA NHẠO BÁNG

 

Từ bóng tối, nơi mỗi anh hùng ra đi

Phát hiện hắn nhỏ bé hơn hắn tưởng tượng,

Tôi viết bản song ca không-quan-tâm-tới-hậu-quả,

Một bài hát ru cho Bosch hoặc Kurosawa.

Mặc cảm tội lỗi của kẻ sống sót hoặc sự tò mò

Đã đưa tôi tới đây như đó là sự cám dỗ của người mẹ

Hoặc những nốt nhạc dài sâu lắng từ cái vỏ của thần biển,

Từ cảnh trí nguyên sơ, hoặc từ địa ngục của Sarte.

Tôi có thể đã kịch tính hóa điều này khi còn trẻ và khỏe,

Tạo thành cơn khủng khoảng trong một bản hùng ca.

Nhưng bây giờ tôi quá mệt để kéo dài thêm bài thơ.

Trừ phi, mọi bản hùng ca chỉ đưa chúng ta trở về quê nhà.

 

(Còn tiếp)

Comments are closed.