2000 thuật ngữ tâm lí học tiếng Anh (kỳ 4)

Hoàng Hưng

31. Affect display: Sự thể hiện tình cảm

Một hình thức giao tiếp không lời trong đó một cảm xúc hay tình cảm được truyền thông, nhất là ở con người, bằng nét mặt.

32. Affective flattening: Sự mờ nhạt về biểu hiện tình cảm

Sự giảm bớt hay mất biểu hiện tình cảm, được liên kết với một số rối loạn tâm trí, nhất là một số hình thức tâm thần phân liệt. Biểu hiện là nét mặt không thay đổi và không có phản ứng, tránh nhìn và giảm thiểu ngôn ngữ cơ thể.

33. Afterimage: Hậu ảnh

Một trải nghiệm cảm giác, nhất là thị giác, kéo dài sau khi kích thích đã ngưng.

Bao gồm hậu ảnh đầu tiên (Hering image), hình ảnh tiếp theo (Purkinje image) và hình ảnh thứ ba (Hess image). Những hiệu ứng này có thể thấy bằng cách thích nghi mắt mình với bóng tối trong ít nhất 15 phút rồi bật đèn sáng lên.

34. Aftersensation: Hậu cảm giác

Bất kỳ cảm giác nào kéo dài sau khi một kích thích ngưng.

35. Aftertaste: Hậu vị

Một hương vị kéo dài sau khi thức ăn hay uống đã ở trong miệng. Cũng được dùng để chỉ một ấn tượng kéo dài, nhất là ấn tượng xấu.

36. Age-equivalent score: Số đo tuổi tác

Một số đo về năng lực, kỹ năng hay kiến thức của một người tính bằng số tuổi mà người trung bình ở tuổi ấy đạt được.

37. Ageism (Mỹ: agism): Tâm thức duy niên kỷ

Niềm tin ở sự ưu việt của một độ tuổi nhất định, thường đi kèm định kiến, kỳ thị về tuổi tác, nhất là chống lại người cao tuổi.

38. Age of acquisition (AoA): Tuổi thu nạp

Tuổi mà lần đầu học được cái gì đó. Age of acquisition effect (hiệu quả của tuổi thu nạp) là chiều hướng nhớ lâu những từ ngữ và thông tin khác đã học được từ thuở nhỏ so với những gì học được về sau.

39. Age regression: Sự lùi về tuổi tác

Sự trở lại mẫu hành vi đặc trưng của giai đoạn phát triển trước, có khi thấy trong một số hình thức rối loạn tâm trí. Trong hypnotic age regression (sự lùi về tuổi tác do thôi miên), là điều xảy ra như phản ứng trực tiếp với ám thị của nhà thôi miên.

40. Agneusia: Sự mất vị giác

Comments are closed.