Roulette Đỏ: Một Câu chuyện của Người Trong cuộc về Của cải, Quyền lực, Tham nhũng, và sự Trả thù ở Trung Quốc Ngày nay (kỳ 13)

Thẩm Đống (Desmond Shum)

Bản tiếng Việt do Nguyễn Quang A dịch

CHƯƠNG MƯỜI BA

NHÌN LẠI, SỰ BIẾN MẤT CỦA NHÀ QUẢN LÝ sân bay Lí Bồi Anh trong năm 2006 và việc bắt ông sau đó vì các cáo buộc tham nhũng đã phải rung chuông báo động rằng những sự thay đổi rộng hơn đang được tiến hành. Tôi đã bỏ qua chúng, một phần bởi vì tôi quá bận giải quyết các tác động phụ của việc bắt ông và thử giữ dự án sân bay hoạt động.

Nhưng khi nhìn lại, rõ ràng là sự suy sụp của Lí xảy ra không đơn giản bởi vì ông nghiện cờ bạc và mất hàng triệu ở bàn chơi baccarat. Bị giật mình trước các xu hướng tự do của các đồng bạn nhà tư bản của tôi, Đảng Cộng sản Trung Quốc, bắt đầu trong giữa những năm 2000, đã chuyển dịch để làm yếu giai cấp có tiền, nhổ bật rễ các chồi của xã hội dân sự mà chúng tôi đã cấy, và khẳng định lại sự kiểm soát tư tưởng và kinh tế của Đảng đối với xã hội Trung Quốc. Như phần của cố gắng này, Đảng đã tìm cách giúp đỡ các doanh nghiệp nhà nước gây tổn hại cho các hãng tư nhân.

Sau khi Lí biến mất vào sự giam cầm của Đảng, các nhà chức trách đã chỉ định một tổng giám đốc mới. Khi Bồi Anh là thủ trưởng, ông đưa ra mọi quyết định. Một khi ông nói, các trưởng phòng của ông sẽ tuân thủ. Chắc chắn, ông đã phải la hét, đe dọa, và tán tỉnh, nhưng ông khiến công việc được làm. Sự thay thế Lí đã là tạo vật của một hệ thống mới. Mọi thứ bị quan liêu hóa. Sự cai trị một người đã hết, được thay thế bằng “việc ra quyết định tập thể.” Chúng tôi bắt đầu phải giải quyết không đơn giản với tổng giám đốc mà với cả các thuộc hạ của ông. Chúng tôi được bảo rằng chúng tôi cần qua các ủy ban. Như thế trong khi công việc của tôi nhẹ hơn ở Thuận Nghĩa nhờ người đàn ông tôi đã cứu, nó trở nên thách thức hơn ở sân bay, đối tác khác của chúng tôi.

Tổng giám đốc mới phái các thành viên cao cấp của ông đến công ty của chúng tôi để kiểm soát nhiều hơn đối với liên doanh. Năm người đã thường dự các buổi họp hội đồng quản trị liên doanh của chúng tôi. Bây giờ hai tá quan chức từ riêng sân bay xuất hiện. Và tất cả họ đều có những ý kiến khác nhau. Nó làm phức tạp cấu trúc quản lý. Trước kia, tôi đưa ra hầu hết quyết định. Bây giờ, tôi có tất cả những người này đều vào và sự trung thành của họ không phải với liên doanh – mà với sân bay.

Mọi người bắt đầu hỏi vì sao chúng tôi, với tư cách các nhà kinh doanh tư nhân, lại đã có được quyền để phát triển trung tâm logistics. Không quan trọng rằng chẳng ai trừ chúng tôi đã có khả năng dàn xếp sự hôn nhân ép buộc giữa Thuận Nghĩa và sân bay. Tất cả lịch sử đó đã bị quên. Bây giờ là: Ai là các nhà tư bản này thử tư nhân hóa một phần của cái phải là một cơ sở thuộc sở hữu nhà nước? Kiểu thái độ này đã không hạn chế ở dự án của chúng tôi; nó lây nhiễm ra toàn bộ nền kinh tế. “Các doanh nghiệp nhà nước tiến lên, các hãng tư nhân rút lui” đã trở thành các từ thông dụng mới, báo hiệu một sự thay đổi ở trên đỉnh của Đảng. Các hãng sở hữu nhà nước bắt đầu thực hiện những cuộc sáp nhập ép buộc với các công ty tư nhân thành công. Các nhà kinh doanh đã là các đầu tàu của sự tăng trưởng của Trung Quốc, nhưng chúng tôi chẳng bao giờ được tin cậy. Kể từ khi nó nắm quyền lực trong năm 1949 đến nay, Đảng Cộng sản Trung Quốc đã sử dụng các thành phần của xã hội khi nó cần chúng và vứt bỏ chúng khi xong việc.

Bộ máy quan liêu của Trung Quốc đang thay đổi. Trong quá khứ, các lãnh đạo địa phương lên qua các cấp. Lí Bồi Anh đã làm việc theo cách của ông ở sân bay. Lí Bình đến từ Thuận Nghĩa. Nhưng là khó cho chính phủ trung ương để kiểm soát các quan chức này bởi vì gốc rễ của họ ở trong cộng đồng. Như một phần của một chiến dịch tập trung hóa quyền lực, Đảng bắt đầu thả dù các quan chức từ các vùng khác. Báo chí do nhà nước vận hành của Trung Quốc đã khích động chống lại cái nó gọi là “các hoàng đế đất,” các quan to địa phương những người coi thường các chỉ dẫn từ Bắc Kinh. Nhưng nhãn hiệu mới của các quan chức tạo ra những vấn đề mới bởi vì các nhân vật này đến với ý định ở chỉ vài năm trước khi chuyển ra và lên. Họ tìm kiếm những chiến thắng nhanh để biện minh cho một sự cất nhắc. Chắc chắn, hệ thống cũ có các nhược điểm của nó. Đã có tham nhũng, và các hoàng đế đất thường vận hành một địa phương giống thái ấp riêng của họ. Nhưng các quan chức địa phương cũng hiểu các cộng đồng của họ và biết cái gì cần và cái gì không cần. Nhiều người có cảm tình cho chỗ bởi vì họ không muốn bị nguyền rủa khi họ rời quyền lực và về hưu gần đó. Họ làm việc cho lợi ích của gia đình và các bạn suốt đời trong địa phương. Họ sẵn sàng để tập trung vào các dự án dài hạn, để lại di sản. Và bởi vì các mối quan hệ của họ với cộng đồng, họ có thể khiến mọi thứ được làm.

Vĩ Hồng và tôi cũng đã xem dự án sân bay như một sự đầu tư dài hạn. Sau khi chúng tôi hoàn thành pha đầu tiên của dự án, chúng tôi không muốn xây và bán. Chúng tôi muốn xây và phát triển. Và chúng tôi muốn đưa mô hình của chúng tôi sang các sân bay khác. Tôi nghĩ chúng tôi sẽ phát triển các thành phố sân bay khắp Trung Quốc và sau đó ở những phần khác của thế giới. Tôi đã dự Hội nghị Thế giới các Thành phố Sân bay ở Hồng Kông trong năm 2004 và trong năm 2010 chúng tôi đã làm chủ nhà hội nghị ở Bắc Kinh. Chúng tôi đã đi đến Thành Đô (Chengdu), Quảng Châu, Thâm Quyến, và khắp Trung Quốc để tung tầm nhìn của chúng tôi về một sự hỗn hợp của sự phát triển logistics, chế tác, thương mại, và dân cư gần các sân bay của chúng. Chúng tôi đã tạo ra sự quan tâm đáng kể.

Nhưng những thay đổi, tế nhị ban đầu nhưng sau đó không nguôi, đã thúc tôi phải xem xét lại. Vì việc tiến hành trở nên gay go hơn ở Bắc Kinh, khi sự phản đối các ý tưởng của chúng tôi tăng lên bên trong bộ máy quan liêu sân bay, quan điểm của tôi đã thay đổi. Tôi tin rằng ở Trung Quốc một mô hình kinh doanh dài hạn sẽ không hoạt động. Tôi bắt đầu hiểu cái một số bạn nhà kinh doanh của tôi đã nói cho tôi từ lâu: cách thông minh để làm kinh doanh ở Trung Quốc là để xây dựng cái gì đó, bán nó, lấy tiền khỏi bàn, và quay lại vào. Nếu bạn đầu tư 1 $ và bạn kiếm được10 $, bạn lấy ra 7 $ và tái đầu tư 3 $. Nhưng nếu bạn giữ 10 $ ở trong, có cơ hội là bạn sẽ mất tất cả.

Đảng Cộng sản có vẻ ngày càng bị đe dọa bởi các nhà kinh doanh. Một mảng của xã hội với của cải trở nên độc lập hơn. Các nhà kinh doanh như chúng tôi thúc đẩy cho nhiều tự do hơn, nhiều quyền tự do ngôn luận hơn, và theo một hướng ít dưới sự kiểm soát của Đảng hơn. Đảng đã rất không thoải mái với chúng tôi lội vào các vùng nước nó đã kiểm soát.

Hãy xét chính sách đối ngoại. Trong năm 2006, chúng tôi đưa một đoàn đại biểu từ Liên minh châu Âu đến Trung Quốc để thảo luận các quan hệ EU – Trung Quốc. Trong các cuộc gặp gỡ, trợ lý của Ôn Gia Bảo, Tống Triết đã nhận được một cuộc gọi trên đường dây nóng của thủ tướng. Một giọng ở đầu kia hỏi, “Anh có biết Desmond Shum?” “Có,” Tống trả lời. “Anh có biết ông ta là một cư dân Hồng Kông, không phải là một người Trung Hoa đại lục?” giọng nói hỏi. “Có,” Tống Triết nói. Điện thoại bị cắt. Tống kết luận rằng các cơ quan an ninh chú ý sát đến các hoạt động của chúng tôi. Ông khuyên chúng tôi hạn chế quy mô của công việc từ thiện của chúng tôi ở những chủ đề ít tranh cãi hơn; chúng tôi đã bỏ các sáng kiến chính sách đối ngoại như một lĩnh vực cho những nỗ lực của chúng tôi.

Đảng có những cách khác để đẩy những người như chúng tôi quay lại vào hàng. Trong khi chúng tôi một thời đã dám nghĩ rằng chúng tôi có thể tạo thành một lực lượng độc lập, Đảng đã làm rõ rằng chúng tôi vẫn chỉ là các bánh răng trong bộ may của nó, các đinh vít nhỏ trong một hệ thống lớn được thiết kế để vĩnh cửu hóa sự cai trị của Đảng. Những người như Jack Ma, nhà sáng lập của Alibaba, hay Pony Ma, CEO của một gã khổng lồ Internet khác, Tencent, có thể có của cải không kể xiết trên giấy, nhưng họ bị buộc phải phục vụ Đảng. Chẳng bao lâu Đảng sẽ thông qua các luật như luật an ninh quốc gia buộc tất cả các công ty ở Trung Quốc, nếu được chỉ dẫn, để làm gián điệp cho nhà nước.

Những thay đổi tiêu cực bắt đầu tăng tốc trong năm 2008 trong chính quyền thứ hai của Đảng trưởng Hồ Cẩm Đào và Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Một chất xúc tác chính đã là khủng hoảng tài chính toàn cầu. Khủng hoảng đã xác nhận một lòng tin bên trong Đảng về tính ưu việt của hệ thống chính trị và kinh tế của Trung Quốc trên hệ thống của phương Tây.

Chính phủ Trung Quốc đã phản ứng với khủng hoảng với sự kích thích ồ ạt hiệu quả hơn bất cứ thứ gì đã được thử ở phương Tây rất nhiều. Chính phủ Trung Quốc đã phân phối sự kích thích này qua khu vực sở hữu nhà nước, được lệnh để đưa tiền vào sử dụng. Thay cho việc thuyết phục các nhà kinh doanh để đầu tư, Đảng đã chỉ dẫn các hãng sở hữu nhà nước đổ tiền vào hạ tầng cơ sở. Sự kiểm soát của Đảng đối với các doanh nghiệp nhà nước đã cho phép nó chiến đấu với suy thoái toàn cầu. Những khó khăn đối mặt với các nước tư bản chủ nghĩa, nhất là Hoa Kỳ, đã tăng cường lý lẽ đường lối cứng rắn rằng diễn biến hòa bình tới một xã hội và nền kinh tế cởi mở hơn sẽ là một công thức tai họa cho Đảng và cho Trung Quốc. Trung Quốc, họ cho rằng, cần tăng gấp đôi các nỗ lực của nó để đánh lại các ý tưởng Tây phương bởi vì các ý tưởng đó sẽ chỉ làm yếu Trung Quốc. Các nhà kinh doanh tư nhân, những người đã cứu nền kinh tế của Trung Quốc chỉ vài năm trước, bây giờ bị tô vẽ như đội quân thứ năm của ảnh hưởng Tây phương. Sự kiểm soát cần được xác nhận lại đối với chúng tôi và đối với vốn của chúng tôi.

Tại sân bay, liên doanh của chúng tôi chẳng bao giờ có một Đảng ủy. Chúng tôi có vài Đảng viên, tất nhiên, nhưng chúng tôi đã không cho Đảng một tiếng nói trong cái chúng tôi làm. Nhưng bắt đầu trong năm 2008, chúng tôi được yêu cầu thành lập một Đảng ủy. Một khi chúng tôi có một Đảng ủy, chúng tôi đã phải cho ý kiến của nó trọng lượng. Sự hiện diện của nó đã làm rối các quyết định quản lý.

Đảng đã ép buộc những sự thay đổi này lên các liên doanh và các hãng tư nhân khắp Trung Quốc. Nó đã làm tôi mất tinh thần. Chúng tôi đã tin rằng Trung Quốc đang chuyển động theo hướng tốt. Chúng tôi thấy rằng chính phủ Trung Quốc được tăng cường và đã có một sự thúc đẩy tăng lên để tách Đảng khỏi nhà nước. Mọi người đã đề xuất những cải cách và một nền báo chí tự do hơn một chút. Chẳng ai đã muốn lật đổ Đảng. Chúng tôi chỉ muốn một hệ thống cởi mở hơn. Chúng tôi đã cho Đảng một cú hích nhẹ nhàng. Nhưng sau năm 2008, là rõ rằng các lãnh đạo Đảng xem ngay cả một cú hích nhẹ với sự báo động. Chúng tôi đã nghĩ của cải của chúng tôi có thể nuôi dưỡng sự thay đổi xã hội. Chúng tôi đã lầm. Nó là một trong những thứ buồn nhất tôi đã từng trải nghiệm.

Nghĩ lại về nó, tôi kết luận rằng sự siết lại đã không thể tránh khỏi. Chắc chắn, các nhà phân tích có thể nghĩ ra đủ loại lý do vì sao Đảng thoái lui. Mùa xuân Arab và những cuộc Cách mạng Màu quét ngang Trung Đông trong những năm 2010 đã làm khiếp sợ các lãnh đạo Trung Quốc. Đại Suy thoái làm rung chuyển nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2008 đã giúp thuyết phục các quan cức Cộng sản rằng hệ thống của Trung Quốc là ưu việt hơn và cho họ sự tự tin để trở nên quyết đoán hơn trên sân khấu toàn cầu. Hải quân Mỹ đột nhiên tỉnh dậy trước sự thực rằng Trung Quốc đang xây dựng các hòn đảo từ chẳng gì ở Biển Đông và bắt đầu đẩy lại, kích động thêm một thái độ chống Mỹ đã mạnh rồi bên trong Đảng.

Nhưng đối với tôi lý lẽ thuyết phục nhất cho sự lắc lư độc tài của Đảng vẫn là bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Đảng có một bản năng hầu như động vật đối với sự đàn áp và kiểm soát. Nó là một trong những giáo lý của một hệ thống Leninist. Bất cứ khi nào Đảng có thể có khả năng để ngoặt sang đàn áp, nó sẽ đàn áp.

Khi Đặng Tiểu Bình tiếp quản vai trò lãnh đạo ở Trung Quốc trong cuối những năm 1970, nhà nước đã thực sự phá sản. Những thay đổi kinh tế mà Đặng khởi động đã không được dẫn dắt bởi bất kể niền tin nào vào các giáo lý của chủ nghĩa tư bản thị trường tự do mà bởi sự cần thiết. Để sống sót, Đảng cần nới lỏng sự kìm kẹp của nó đối với nền kinh tế. Ngay cả dưới Giang Trạch Dân trong những năm 1990, các hãng sở hữu nhà nước của Trung Quốc đã mất hàng xô tiền, cho nên các nhà kinh doanh tư nhân như Vĩ Hồng và tôi vẫn là cốt yếu để giữ cho nền kinh tế tiến triển và đưa thất nghiệp xuống thấp. Nhưng sau nhiệm kỳ thứ nhất của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo chấm dứt trong năm 2008 – 2009, và các thập niên tăng trưởng hai chữ số, các hãng sở hữu nhà nước đã ổn định và Đảng không còn cần đến khu vực tư nhân nữa như nó đã cần trong quá khứ. Bắc Kinh cũng đã cải cách hệ thống thuế của nó nên chính phủ trung ương lấy một miếng lớn hơn của chiếc bánh. Với những tiến triển này, đã không còn thiết yếu cho Đảng để nới lỏng sự kiểm soát đối với nền kinh tế và như thế đối với xã hội nữa. Các nhà tư bản trở thành một mối đe dọa chính trị nhiều hơn bởi vì chúng tôi không còn cần thiết như một vị cứu tinh kinh tế nữa. Đảng lại có thể siết chặt sự kìm kẹp của nó.

Vụ Lí Bồi Anh đã khiến tôi bắt đầu nghĩ rằng có lẽ là một ý tưởng hay để bán tống hết dự án sân bay. Sau khi biến mất gần hai năm, Lí Bồi Anh đã xuất hiện trong sự giam giữ của nhà nước. Ông bị cáo buộc ăn hối lộ và biển thủ lên đến 15 triệu $, và trong tháng Hai 2009 ông bị kết tội và bị kết án tử hình. Sau khi thua vụ kháng án và bất chấp việc hoàn lại hầu hết số tiền, Lí bị hành quyết vào ngày 7 tháng Tám 2009.

Sai lầm chết người của Lí Bồi Anh là đã nói quá nhiều. Nói chung, nếu bạn bị bắt vì tham nhũng ở Trung Quốc, bạn được cho là phải câm miệng. Đảng Cộng sản Trung Quốc hoạt động như Mafia; nó có luật omertà riêng của nó. Nhưng, tôi được bảo, Lí Bồi Anh đã tiết lộ tất cả các sự thông đồng của ông với các quan chức Trung Quốc cấp cao. Những người xử lý cuộc điều tra đã không biết phải làm gì với lời khai của ông vì nó đụng đến các mức cao nhất của Đảng, kể cả gia đình của cựu Đảng trưởng và chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân. Lí cũng thiếu các mối quan hệ máu thịt trong hệ thống mà đã có thể tha mạng sống của ông. Chỉ một tháng trước khi Lí bị một viên đạn vào sau đầu ông trong tháng Tám 2009, một quan chức khác, Trần Đồng Hải (Chen Tonghai), cựu chủ tịch của Công ty Dầu và Hóa chất Trung Quốc (Sinopec), bị kết án tham nhũng 28 triệu $ – gần hai lần món được cho là của Lí. Trừ việc Trần không bị xử tử. Bố ông, Trần Vĩ Đạt (Chen Weida), đã là một lãnh đạo Cộng sản bí mật lớn ở Thượng Hải trước cách mạng và đã giữ chức vụ lãnh đạo sau 1949. Chúng tôi được bảo rằng mẹ của Trần đã cầu khẩn xin sự khoan dung trực tiếp với Giang Trạch Dân, người cũng đã tích cực trong Đảng bí mật trước chiến tranh. Sự đối xử hết sức khác nhau này đối với hai quan chức tham nhũng là một dấu hiệu lật tẩy việc mọi thứ được vận hành ra sao. Các quý tộc đỏ nhận một án tù; những người bình thường nhận một viên đạn vào đầu.

Trong năm 2010, Vĩ Hồng và tôi đã hoàn tất pha đầu tiên của dự án sân bay, tái phát triển 0,46 triệu mét vuông. Ban đầu chúng tôi lên kế hoạch nhiều năm để hoàn tất dự án, cuối cùng nhân ba kích thước của nó. Chúng tôi ở một vị thế gây đố kỵ. Chúng tôi vẫn giữ nhiều đất cho các nhà kho mới. Các nhà kho đó có sự tiếp cận tự do đến đường băng. Chúng tôi nghĩ chúng tôi có thể xây dựng nốt phần còn lại của dự án khi khối lượng hàng hóa ở sân bay tăng lên.

Nhưng như một phần của tác động phụ của sự hành quyết Bồi Anh, không chỉ chúng tôi phải đối phó với tổng giám đốc mới, mà Hải Quan đã đổi gã đứng đầu của nó ở sân bay ba lần và vài trong số các đồng minh của chúng tôi ở Thuận Nghĩa cũng về hưu. Khi bộ máy quan liêu trở nên thù nghịch với kinh doanh tư nhân, và khi tôi thấy tôi cần uống và tán tỉnh còn nhiều hơn nữa để xây dựng ngày càng nhiều mối quan hệ chỉ để làm việc vô bổ, tôi quyết định ra đi.

Trong năm 2010, chúng tôi mở các cuộc thương lượng với vài công ty để bán phần hùn của chúng tôi. Hai trong các hãng là các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc. Hãng thứ ba là Prologis, một quỹ đầu tư bất động sản quốc tế mà là một trong những hãng đã trình bày cho tôi với một đề nghị thấp vào lúc khởi động cuộc phiêu lưu sân bay. Vĩ Hồng và tôi tranh cãi về thương vụ bởi vì tôi không có ý định nào để bán cho các doanh nghiệp nhà nước trong khi Vĩ Hồng, ngược lại, nghĩ cô có nhiều ảnh hưởng hơn lên quá trình thương lượng với các hãng nhà nước. Tôi ao ước sự minh bạch của một giao dịch thương mại bởi vì nếu bạn làm một thương vụ với một doanh nghiệp sở hữu nhà nước, chính phủ Trung Quốc luôn có thể đuổi theo bạn trong vài năm, đưa ra một cáo buộc giả mạo rằng bạn đã nhận được một giá thổi phồng (và vì thế ăn cắp tài sản nhà nước), và bạn bị tống vào nhà tù. Cuối cùng, thương vụ Vĩ Hồng tìm kiếm đã không thành công, mặc dù sự hiện diện của hai người cầu hôn Trung Quốc đã giúp trong việc đẩy thương vụ Prologis tiến lên. Trong tháng Giêng 2011, Prologis đã mua phần của chúng tôi trong liên doanh, mang lại cho chúng tôi lợi nhuận gần 200 triệu $.

Đối với tôi, sân bay đã là một sự giáo dục vô giá về hệ thống Trung Quốc hoạt động như thế nào. Một trong những bạn của tôi đã nói đùa rằng chỉ việc hoàn tất pha đầu tiên, tôi đã đạt đến cõi Phật rồi.

Sau khi Vĩ Hồng và tôi bán phần hùn của chúng tôi, tôi bắt đầu vận động cô để làm hai thứ. Thứ nhất, chúng tôi cần đa dạng hóa rủi ro của chúng tôi bằng việc đầu tư ra nước ngoài. Tôi biết lịch sử của Đảng Cộng sản Trung Quốc và làm sao, sau cách mạng Cộng sản 1949, Đảng đã rất chú ý đến tịch thu tài sản, kể cả nhà của ông tôi, hãng luật của ông, và đất của gia đình tôi. Đảng chỉ bắt đầu chịu đựng tài sản tư nhân trong năm 1979, nhưng cái Đảng cho thì nó có thể lấy lại.

Hàng ngàn người Trung Quốc giàu có đang đặt tiền của họ ở nước ngoài. Tôi cho rằng chúng tôi phải làm theo họ. Vĩ Hồng đã miễn cưỡng đồng ý quăng cho tôi một miếng xương bằng việc cho phép tôi mở một văn phòng ở London để thăm dò các sự đầu tư vào các nhãn xa hoa, sô cô la Bỉ, pha lê Pháp, và len cashmere Italia. Nhưng cô đã không nghiêm túc. Phần lớn tiền của chúng tôi vẫn ở Trung Quốc.

Thứ hai, tôi cho rằng chúng tôi phải bắt đầu cạnh tranh cho các dự án ở Trung Quốc trên thị trường mở và chấm dứt việc dựa vào các mối quan hệ và các thương vụ guanxi cửa sau. Trung Quốc đang tiến hành các cuộc đấu thầu đất công khai; quá trình đang trở nên minh bạch hơn. Các hãng thành công, như SOHO Trung Quốc, đang hoạt động và thịnh vượng trong không gian này, nhận được các hợp đồng trên cơ sở chào thầu của họ, không phải trên các mối quan hệ của họ. Hãy đi cạnh tranh đối lại các hãng đó, tôi gợi ý. Tại Đại Dương, chúng tôi đã tập hợp một đội xuất sắc. Tôi tin chúng tôi có thể thắng.

Vĩ Hồng không đồng ý. Thị trường mở làm cô kinh hãi. Cô chẳng bao giờ làm nó trước đây. Cô đã có niềm tin to lớn vào các mạng guanxi của cô để tăng cường việc kinh doanh của chúng tôi. Cô tiếp tục muốn chơi cờ trên bàn cờ Trung Quốc theo các quy tắc cũ. Nếu hãng của chúng tôi thành công trên một sân chơi bình đẳng đối lại các doanh nghiệp khác, thì điều đó có nghĩa là gì cho cô? Cô thấy vai trò của cô như luôn luôn cho Đại Dương đường đi bên trong. Nhưng cái gì xảy ra nếu Đại Dương không cần đường đi bên trong và có thể thắng cuộc đua mà không có cô?

Với Vương Kỳ Sơn, Tôn Chính Tài, và các bộ trưởng, các thứ trưởng, và các trợ lý khác trong Rolodex (danh sách liên lạc kinh doanh) của cô, Vĩ Hồng có niềm tin rằng chúng tôi có khả năng tìm được một người bảo vệ mới bên trong Đảng người mà chúng tôi có thể phục vụ. Và cô luôn luôn tìm ai đó mới. Trong năm 2008, Cô Trương đã dàn xếp một bữa ăn với một quan chức Trung Quốc đầy triển vọng có tên Tập Cận Bình. Ông vừa được bổ nhiệm làm phó chủ tịch Trung Quốc. Cô Trương đưa Vĩ Hồng đi cùng như một cặp mắt và đôi tai thứ hai để đo lường thái độ của ngôi sao đang lên này. Tôi đã ở nhà. Tại một bữa tối như thế này, mỗi người cần phải có một mục đích. Tôi đã không phải là một người tham gia cần thiết trong bài tập này để xây dựng một mối quan hệ khác nữa.

Tập đưa vợ thứ hai của ông, Bành Lệ Viện (Peng Liyuan), một ca sĩ đẹp quyến rũ từ Quân đội Giải phóng Nhân dân người chuyên môn hóa về các ca khúc yêu nước quá đa cảm, cái gì đó na ná như trong đánh giá ngôi sao của hiện tượng nhạc đồng quê Mỹ Dolly Parton. Tập là con trai của nhà cách mạng Cộng sản Tập Trọng Huân (Xi Zhongxun), một thành viên của giới quý tộc đỏ Trung Quốc. Cha của Tập đã là một đồng minh lỗi lạc của Đặng Tiểu Bình và đã là một trong những nhân vật chủ chốt trong việc vạch ra kế hoạch các Đặc Khu Kinh tế trong các năm 1980 mà đặt nền tảng cho sự bột phát xuất khẩu của Trung Quốc.

Tập Cận Bình đã làm việc mười bảy năm ở các chức vụ chính quyền và Đảng ở Tỉnh Phúc Kiến. Mặc dù ông ở đó khi một vụ bê bối buôn lậu ồ ạt đã diễn ra, ông đã không bị liên can. Tập cũng đã giữ các chức vụ Đảng chóp bu ở Tỉnh Chiết Giang, một trong những đầu tàu kinh tế tư nhân của Trung Quốc.

Trong năm 2007, Tập Cận Bình có cơ hội lớn của ông trong một vụ mà tiết lộ nhiều về hệ thống chính trị của Trung Quốc. Một năm trước bí thư Đảng của Thượng Hải, Trần Lương Vũ (Chen Liangyu), đã bị phế truất khỏi chức của ông như phần của một cuộc điều tra tham nhũng dính đến việc lạm dụng hàng trăm triệu dollar từ quỹ hưu trí công của thành phố. Tuy vậy, sự sụp đổ của Trần thực sự đã không phải là về tham nhũng. Nó là một vụ đánh chính trị ngụy trang như một vụ hình sự. Nó đến bởi vì Trần đã từ chối thề trung thành với Đảng trưởng của Trung Quốc lúc đó, Hồ Cẩm Đào. Trần là một người chơi chính trong cái được biết đến như Bè lũ Thượng Hải, dẫn đầu bởi người tiền nhiệm của Hồ, Giang Trạch Dân. Khi Hồ tiếp quản từ Giang trong 2002 như Đảng trưởng, Giang đã từ chối từ bỏ tất các chức vụ Đảng của ông, vẫn ở lại như chủ tịch Quân Ủy Trung ương thêm hai năm. Giang cũng đã xếp chặt Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị bằng những cánh hẩu của ông; trong vài năm, những người của Giang đã giữ năm trong chín ghế của nó, ngăn cản Hồ làm bất cứ thứ gì mà không có sự chuẩn y của Giang. Cho nên, trong năm 2006, khi những người trung thành của Hồ thấy một cơ hội để hạ bệ Trần Lương Vũ, một người trung thành nổi bật của Giang, họ đã đánh.

Khi Trần bị buộc rời chức vụ trong tháng Chín 2006, ông được thay thế bằng thị trưởng Thượng Hải, Hàn Chính (Han Zheng). Hàn đã ở trong chức vụ chỉ vài tháng, Cô Trương bảo chúng tôi, trước khi được phát hiện rằng một trong những thành viên của gia đình ông đã cất giấu hơn 20 triệu $ trong một tài khoản ngân hàng ở Australia. Đảng đã không thể cũng thanh trừng Hàn, bởi vì sẽ là xấu cho sự ổn định của trung tâm tài chính của Trung Quốc để có cả bí thư Đảng của nó và thị trưởng của nó bị đuổi liên tiếp nhanh chóng. Cô Trương bảo chúng tôi rằng Hàn Chính được cho phép quay lại chức vụ cũ của ông như thị trưởng khi Tập Cận Bình được chỉ định như Đảng trưởng của Thượng Hải. Hàn Chính cũng được tha các tội của ông; ông gia nhập Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị trong năm 2017 và được chỉ định làm một phó thủ tướng, cho thấy rằng ở Trung Quốc sự liên kết và sự trung thành chính trị ăn đứt mọi thứ khác.

Việc chuyển Tập đến Thượng Hải đã tỏ ra may mắn, nếu không quyết định, trong sự lên chóp bu của ông. Nó đã cho phép ông đến gần Giang Trạch Dân hơn và vào cuối 2007, với sự hậu thuẫn của Giang và sự đồng ý của Hồ Cẩm Đào, Tập đã gia nhập Bộ Chính trị và chuyển về Bắc Kinh. Vào lúc đó đã rõ rằng ông là một trong hai quan chức, quan chức khác là một người tốt nghiệp Đại học Bắc Kinh có tên Lí Khắc Cường (Li Keqiang), người ganh đua để thay Hồ Cẩm Đào như tổng bí thư tiếp theo của Đảng Cộng sản Trung Quốc khi Hồ dự kiến kết thúc nhiệm kỳ trong năm 2012.

Cái làm cho Vĩ Hồng kinh ngạc là, suốt bữa cơm với Tập ông để cho vợ ông nói chuyện. Ông ngồi có vẻ hơi không thoải mái, đôi khi nở một nụ cười ngượng ngịu. Vĩ Hồng nói cô đã không tâm đầu hợp ý với cả Tập và Bành. Đã không có gợn sóng nào trên bàn. Vĩ Hồng đã luôn luôn khéo trong việc tìm ra một chỗ hạ cánh, đặc biệt với các bà vợ của các quan chức cấp cao. Nhưng Bành đã không cho một chỗ. Tập đã đục khe cho sự vĩ đại rồi và ông và vợ ông đã thận trọng.

Vĩ Hồng và tôi đã sử dụng các đầu mối tiếp xúc của chúng tôi ở các tỉnh Chiết Giang và Phúc Kiến để thử xác định vì sao Đảng chọn Tập để vận hành Trung Quốc. Sự đồng thuận giữa nhiều bạn và đầu mối tiếp xúc của chúng tôi là, ông thậm chí đã không đến gần tài năng. Cựu thư ký của Mao Trạch Đông Lí Nhuệ (Li Rui), người đã thân với bố của Tập, đã nhớ gặp Tập vài năm trước và than phiền rằng ông ta không có giáo dục. Dù sao đi nữa, Tập Cận Bình tỏ ra là một người đấu đá chính trị hiểu biết và máu lạnh và trở thành Đảng trưởng hùng mạnh nhất trong một thế hệ.

Đồng thuận chung trong giới xã hội chúng tôi đã là, Tập sẽ theo các quy tắc đã được thiết lập ở Trung Quốc. Vĩ Hồng tin chắc rằng chúng tôi sẽ có khả năng để tiếp tục chơi trò chơi guanxi dưới sự lãnh đạo của Tập Cận Bình hệt như chúng tôi đã chơi khi Đảng được Hồ Cẩm Đào vận hành.

Sự bất đồng này giữa Vĩ Hồng và tôi về đa dạng hóa rủi ro của chúng tôi và cạnh tranh trong thị trường mở đã tăng lên theo thời gian. Tôi kết luận rằng Vĩ Hồng có một cảm giác không an toàn sâu về việc phân nhánh ra. Cô sợ rằng nếu chúng tôi ngừng dựa vào các mối quan hệ của cô để giành được các hợp đồng ở Trung Quốc, cô sẽ trở nên không liên quan và rằng tôi có thể trở nên quá độc lập.

Bởi vì những mối lo này, cô đã tìm nhiều sự kiểm soát hơn đối với cái tôi nói và làm chính xác vào thời khắc khi tôi tin cô phải nới lỏng sự kìm kẹp của cô. Vào đầu mối quan hệ của chúng tôi, tôi đã kìm nén mong muốn của tôi để giải phóng mình và đã thử học theo chân Vĩ Hồng. Nhưng tôi càng thành công trong cuộc sống, tôi càng muốn đưa ra các quy tắc của riêng tôi. Một khi chúng tôi đã thành công ở Bắc Kinh, một cách tự nhiên tôi nghĩ chúng tôi có thể đảm nhận phần còn lại của Trung Quốc và thế giới. Vĩ Hồng đã kháng cự, và bởi vì tiền dưới tên cô, tôi đã phải đi cùng. Tôi đã miễn cưỡng làm vậy.

Comments are closed.