Svetlana Alexievich: Người Nga không chịu đựng nổi tự do

Kerstin Holm

Phạm Kỳ Đăng dịch

Nữ văn sĩ ngưỡng mộ nghị lực của người Ukraine và sự thông thái của bà Angela Merkel, nhưng bà cũng phấn chấn vì người Bạch Nga không bị lũ đầu sỏ chính trị cướp bóc một cách trắng trợn. Một cuộc trò chuyện với nữ nhà văn mang giải thưởng Nobel Svetlana Alexievich (1).

Svetlana Alexievich sống trong một căn hộ chật hẹp tầng tám của một tòa nhà khổng lồ nằm tại trung tâm của thủ đô Bạch Nga. Từ cửa số nhìn ra người ta có một cảnh quan rất đẹp hướng tới hồ của dòng sông Swilslatsch đã tan băng. Trời mưa tuyết. Nữ tác gia mặc một chiếc áo len đan màu nâu sẫm và choàng ra ngoài một chiếc áo gi-lê dạ cứng cáp đan mẫu hình xanh lục. Bà nói bà bị cảm lạnh, đưa giày đi trong nhà cho người đến thăm và tiếp khách bằng bánh và cà phê trong bếp.

Là người nhận giải Nobel văn chương, người ta sống ra sao, thưa bà Svetlana Alexandrovna?

– Bây giờ ở nước Nga tôi có tác động như đạo quân thứ năm. Tờ báo văn học Literaturnaja gaseta gọi tôi là „đồ đệ của Bandera“(2), bởi vì tôi ủng hộ đường lối cải cách của Ukraine. Tổng thống Aliaksandr Lukašenka đã chúc mừng tôi, tuy nhiên trước kỳ bầu cử tổng thống. Sau khi ông được tái cử, ông tuyên bố rằng tôi đã ném thứ nhơ bẩn vào đất nước. Từ Nga chỉ có một thư chúc mừng của Sergej Naryschkin, chủ tịch nghị viện Duma. Không có gì từ Putin. Nước Nga có một quan hệ không lành mạnh đối với giải thưởng Nobel, đã luôn là thế với Ivan Bunin (3) và cũng như vậy với Joseph Brodsky (4).

Nhưng nữ ký giả Nga Julia Latynina, một người phê phán Putin gay gắt, cũng cho rằng, quyết định của hội đồng Nobel tặng giải cho bà cũng phát xuất từ một khẩu vị đặc „châu Âu“. Và nghĩa là bởi trong những cuốn sách của bà những nghiệm trải chiến tranh và tai họa kỹ thuật thường xuyên được trình bày từ giác độ của con người hoàn toàn bé nhỏ. Chưa bao giờ lo-gic và hệ lụy của những sự kiện trọng đại lọt vào tầm nhìn cả. Latynina quả quyết, hiểu cái lo-gic này hoặc là đơn giản chất vấn về nó, hầu như là vô đạo đức đối với người Âu châu hôm nay.

– Văn chương Nga luôn cấp tiếng nói cho những người thấp cổ bé họng. Chúng tôi đều đi ra từ „Chiếc áo bành tô“ của Gogol (5). Đơn giản nước Nga quá lớn, vì thế thường xuyên đưa ra những tư tưởng siêu việt trong việc biến con người thành đối tượng, nô dịch nó và nướng các cá thể thành một thể chất tập thể. Tôi phanh phui cái thể chất tập thể này ra và nghiên cứu những bộ phận đơn lẻ của nó.

Khi tôi đi dạo trong trung tâm thành phố Minsk, tôi vào cuộc trò chuyện với hai người phụ nữ. Họ cho rằng, sách của bà „bôi đen“. Văn chương trước hết đưa ánh sáng vào cuộc đời mới phải.

(Cười)- Nhiều người nghĩ rằng, văn chương cần trang điểm. Nếu như văn chương chỉ ra các vết thương, thì cũng ở đó có lời hiệu triệu hành động để thay đổi đi chút gì đó. Cái này thì khó chịu đây. Tôi đã nói với một tờ báo rằng, chúng ta cần những sự cải cách. Thế mà Lukašenka lại nói với một tờ báo khác, những cải cách là hoàn toàn thừa.

Cả hai nữ công dân làm nghề y, tức là không phải hoàn toàn vô học, tỏ ra hết sức trung thành với thể chế và tự hào rằng là phụ nữ, tại Minsk vào ban đêm, người ta có thể một mình tung tăng đi lại.

– Quả tình ở đây – cũng như ở Nga – dân chủ không có được số đông. Người ta phải thừa nhận rằng ít nhiều Lukašenka đã tuân thủ hợp đồng với nhân dân. Ông ta đã trợ giúp các tổ hợp nông nghiệp, những nhà máy nông phẩm của nhà nước, mặc dù việc này đối với ông không dễ. Ở đất nước chúng tôi có tham nhũng và kinh tế thân hữu chia lợi. Tuy nhiên tại Bạch Nga, nhân dân không bị cướp bóc trắng trợn như tại nước Nga, mà cũng tương tự thế ở Ukraine, nơi đồng ruộng bỏ hoang và nền nông nghiệp nằm chết gí dưới đất.

Tại nước Nga xúc xích, sản phẩm sữa, các loại bia từ Belarus rất được trọng vọng!

-Thực thế đó, khác với hàng Nga chứa nhiều chất phụ gia và kích thích khoái khẩu, thực phẩm của chúng tôi tuyệt hảo và nguyên vẻ tự nhiên, do được nhà nước kiểm soát. Tổng thống cùng cậu con trai ông có quan hệ gắn bó đã ra mắt giúp gặt hái „Bulba“, là khoai tây trong tiếng Bạch Nga.

Thỉnh thoảng người Nga gọi Bạch Nga một cách vui nhộn đáng yêu là „Bulbonien“ (lũ khoai tây).

– Người Bạch Nga là một tộc người nông dân, không bao giờ họ đánh mất mối liên hệ với chu kỳ của tự nhiên. Họ không hung dữ như người Matxcơva. Trong đám đông nếu có một người giận dữ, người khác xúm vào dỗ dành anh ta. Thay vào đó, khác với người Ukraine yêu tự do, họ cũng có vẻ thiếu sáng kiến hơn. Tôi tin vào người Ukraine, họ cương nghị, không dễ bề áp bức. Ở đó tôi đã trông thấy con mắt rực cháy của những người trẻ tuổi. Ở đất nước tôi người ta nói một cách đặc thù: hãy ráng chịu lấy tổng thống của chúng ta là hơn, ông ấy không còn trẻ nửa, cái chính là chúng ta không có cảnh Maidan!

Nhưng mà hôm nay người ta có thể mua được sách của bà tại Bạch Nga mà?

– Vâng, có một ấn bản 5 cuốn sách đẹp được nhà xuất bản Matxcơva Wremja phát hành. Đáng tiếc chỉ có bản dịch ra tiếng Bạch Nga trong dạng Samizdat. Hơn nữa sách của tôi sẽ tiếp tục không được bàn tới ở nhà trường như trước thời ông Lukašenka.

Bà có gốc gác Ukraine và Bạch Nga, nhưng mà lại viết bằng tiếng Nga.

– Tôi có ba ngôi nhà sinh thành: thành phố Đông Ukraine Ivanovo-Frankovsk, nơi mẹ tôi có nguồn cội và tôi sinh ra; ngôi làng Bạch Nga, nơi tôi lớn lên; và nền văn hóa Nga nuôi dưỡng tôi và tôi trở thành một phần của nó. Cha tôi, một người cộng sản đến Ivanovo-Frankovsk với tư cách là kẻ chiếm đóng phục vụ nhà nước Xô Viết bị căm ghét tại đây. Trong những năm 40, ở đó về nguyên tắc người ta không bán thứ gì cho người Nga. Chính vì thế khi còn là cô bé nhỏ tôi suýt bị chết đói. Vì thế cha tôi đi tới một tu viện và nói với bà tu viện trưởng. „Tôi là kẻ thù của nhà bà“, ông nói, “nhưng mà tôi có một cháu bé nhỏ chết vì đói khát“. Bà tu viện trưởng trả lời:“ Mi biến ngay đi, đừng để ta phải nhìn thấy mi nữa, nhưng để vợ mi đến đây!“ Mỗi ngày các bà sơ cho mẹ tôi sữa dê. Thứ đó đã cứu sống tôi.

Hôm nay nhiều khách qua đường đi vào nhà thờ Chính thống giáo nằm cạnh tòa nhà bà ở, để cầu nguyện hoặc thắp nến.

– Vâng, người ta đi vào nhà thờ, nhưng mà nhà thờ cũng hoàn toàn không có vẻ hung dữ và cuồng khích của Matxcơva. Ở đất nước chúng tôi cũng không có chủ nghĩa bài Mỹ của người Nga, tương tự như vậy là sự thù địch của người Nga đối với Liên minh châu Âu. Lukašenka cũng đã không ban bố những đạo luật khủng khiếp chống người đồng tính luyến ái như Putin…

Trong khi rất nhiều người đồng tính luyến ái ngồi trong nghị viện Duma và trong chính phủ…

…và cả trong Tòa thượng phụ Matxcơva! Tôi không có thể nói rằng phần đông người Bạch Nga hào hứng về những thú nhận đồng tính luyến ái công khai, nhưng mà họ coi đó là một câu chuyện riêng tư.

Hôm nay người ta có thể hàm ý rằng, nhà thờ Chính thống giáo Nga đã chiếm lĩnh được khẩu ngữ của lãnh tụ cách mạng Lê nin: “Càng tệ, càng hay“.

Trong thực tiễn, vị Trưởng lão Wsevolod Tschaplin chuyên trách về quan hệ công chúng tại Tòa thượng phụ Matxcơva có vẻ như mãn nguyện về tình trạng thê thảm của nền kinh tế Nga. Hay sao, rằng những năm tháng béo bở đã qua rồi, ông nói, điều này tốt cho người Nga. Đối với những người như Tschaplin, khổ đau là nhiệm vụ chính của con người, là công việc thực thụ của họ. Nhưng mà cả Alexander Solschenizyn(6) tin rằng, khổ đau sẽ được đền bù và dẫn tới tự do. Điều này làm tôi khác ông ấy.

Cuộc hôn nhân giữa Nga và Bạch Nga đi sâu vào khủng hoảng ra sao?

– Bạch Nga phụ thuộc vào Nga, vào những khoản cho vay đáng tiếc sẽ không theo kiểu đầu tư mà theo chu trình bị ăn cho kỳ hết. Từ khi Nga xâm lược Đông Ukraine và bán đảo Crimea thấy trước hết ở những người trẻ thuộc sắc tộc thiểu số, thì người Bạch Nga và cả tiếng Bạch Nga và phục trang dân tộc Bạch Nga ngày càng trở thành mốt. Gần đây người ta cũng cảm thấy mình bị đe dọa bởi đất nước hàng xóm và họ giữ khoảng cách với nó.

Bên cạnh tòa nhà bà ở có một salon xe limousine sang trọng hiệu Bentley. Đó có phải là điểm đối cực của khủng hoảng?

– Hiển nhiên thế, salon tồn tại mới từ một năm nay, nó được khai trương khi kinh tế suy sụp. Ngày hôm nay nhiều chủ kinh doanh ngồi trong nhà tù Bạch Nga, hãng của họ đánh thức sự thèm khát của ban lãnh đạo nhà nước. Một trường hợp nổi tiếng là xí nghiệp sản xuất sô-cô-la „Kommunarka“, Lukašenka giật về tay, viện cớ xí nghiệp có nguy cơ rơi vào tay người nước ngoài.

Ngày hôm nay bà cũng nhìn thấy ở Ukraine một nước Nga tốt hơn chăng, bởi vì là nước Nga không đế quốc?

– Vâng, người Nga nhận được tự do và muốn quay trở lại chế độ nô lệ. Họ yêu Putin, bởi vì đất nước của họ bây giờ cứ cho là được kính nể và sợ hãi. Đáng tiếc rằng khác với giới tinh hoa Ba Lan, giới tinh hoa Nga đã không có một kế hoạch gì cho một sự khởi đầu sau chế độ cộng sản. Tự do của Nga thuần túy chỉ là điều tán dóc, giới tinh hoa Nga chỉ có thể ăn cắp.

Có thể những chính trị gia và cố vấn phương Tây cũng đã không đóng một vai trò lúc nào cũng rất chi là vinh hạnh?

– Phương Tây đã muốn dàn xếp những vấn đề an ninh của mình. Nước Nga không phát triển được văn hóa chính trị. Thay vì hiệp ước và đạo luật tiếp tục vẫn cứ là những Ponjatia (những khái niệm về danh dự của giang hồ) vô thể thức, những thỏa thuận cá nhân giữa những kẻ mạnh tiếp tục có hiệu lực. Lấy ví dụ điều hứa đã được phương Tây trao cho: NATO sẽ không bành trướng sang phía Đông. Những người có quyền ra quyết định phát biểu, uống nhậu cùng với nhau, và Gorbatchev ngụ ý rằng, vấn đề là ở chỗ đó. Về chuyện này ở phương Tây không có thứ gì có hiệu lực khi không có một hiệp ước đúng thể thức.

Châu Âu ngày hôm nay tìm cách tự vệ trước những tín đồ Hồi giáo cực đoan bắt cóc con tin và sẵn sàng cho nổ tung thân xác. Bà đã từng gặp phải những người này trong những năm 70 rồi.

– Vâng, tại Afghanistan, nơi tôi tìm tư liệu cho cuốn sách „Những cậu bé chì“ của tôi. Dạo đó gây ấn tượng cho tôi là một cậu bé Afghanistan giải thích cho tôi rằng chết không là điều tồi tệ, rằng ngay sau đó cậu ta lên thiên đàng. Cậu ấy coi việc giết chết những tù binh của cậu cũng tương tự như thế, nếu như giả sử họ hàng của những người này không mang một bao tải bột tới nhằm chuộc lại tự do cho họ. Trung Đông là một chút gì rất riêng biệt.

Trung Đông ngày hôm nay cũng ở châu Âu.

– Tôi nhận ra điều đó trong những năm 2000, khi tôi sống ba năm tại Paris. Hay hơn thế, người ta tránh xa nhiều khu phố Ả Rập, khác với những khu người Trung Quốc và khu người Việt Nam tôi hay lui tới và là nơi tôi có được đồ ăn ngon.

Bà cảm nhận vụ đánh bom khủng bố Paris như thế nào?

– Những kẻ khủng bố mang súng AK đã có thể lọt vào nhà hát Bataclan cho thấy, lực lượng an ninh không nêu cao cảnh giác. Bọn khủng bố muốn biến chúng ta thành một phần của màn kịch được dàn dựng. Trên các video hành quyết, đồ tể luôn vóc cao lớn vận đồ đen, nạn nhân mặc đồ mầu đỏ và nhỏ bé hơn nhiều. Nhưng mà khi sau này những vị trưởng giáo đạo Hồi hát bài Marseillaise trước nhà hát Bataclan, cái đó cũng là một động thái đóng kịch rõ rệt.

Hôm nay bà nữ thủ tướng Merkel bị phê phán, bởi vì bà ấy muốn đón nhận người tỵ nạn không hạn chế.

– Tôi đánh giá bà Angela Merkel là một người đàn bà thông thái, vĩ đại, một nhân vật thực thụ của thời đại. Bây giờ nhiều người Nga la ó, rằng châu Âu sẽ sụp đổ bởi người di cư. Nhiều người trong số họ bản thân vốn là người nhập cư sống tại nước Đức. Nhưng mà thuộc về nước Đức cũng gồm cả những khu phố người Thổ Nhỹ Kỳ và rất nhiều cặp đôi pha trộn. Tôi thấy, người Đức bình thản nhìn nhận điều đó. Tôi tin tưởng rằng, nước Đức sẽ khắc phục khủng hoảng và „tiêu hóa“ được những dòng người tỵ nạn này.

30.11.2015.

© Phạm Kỳ Đăng dịch từ tiếng Đức

Nguồn: Frankfurter Allgemeine Zeitung

Về nữ tác giả bài viết:

Kerstin Holm, sinh năm 1958, học Nghiên cứu âm nhạc, Ngữ văn Roman, Slav, và Đức tại Hamburg, Muynich và Vienna. Bà là biên tập viên chuyên mục feuilleton của tờ FAZ.

(1) Svetlana Alexandrovna Alexievich (sinh năm 1948): Nhà văn Bạch Nga viết bằng tiếng Nga, nhận giải Nobel văn chương năm 2015.

(2) Stepan Andrijovitsch Bandera (1909-1959): Chính khách dân tộc chủ nghĩa người Ukraine. Ngày hôm nay ở vùng phía Đông Ukraine, nhưng cả ở Ba Lan, Nga, Israel, Bandera được xem như kẻ đầu hàng và tay chân phát xít, và tội phạm chiến tranh. Ở vùng phía Tây Ukraine Bandera được xem như anh hùng dân tộc.

(3) Ivan Alexejevitsch Bunin (1870-1953): Nhà văn, nhà thơ và dịch giả Nga, nhận giải Nobel văn chương năm 1933.

(4) Joseph Brodsky (1940-1996): Nhà thơ Nga, như Iwan Bunin nhận giải Nobel văn chương năm 1987 trong lưu vong.

(5) Nikolai Wassiljevitsch Gogol (1809-1852): văn hào Nga gốc Ukraine, tác phẩm được nói tới là Chiếc áo khoác.

(6) Alexander Issajevitsch Solschenizyn (1918-2008): Nhà văn, nhà viết kịch người Nga, tác giả của Quần đảo ngục tù. Nhận giải Nobel văn chương năm 1970.

Nhạc sĩ Trần Tiến: “Đừng đùa với người Việt"

“Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con ông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế gì nhưng nó là danh dự một giống nòi – như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương” – Nhạc sĩ Trần Tiến chia sẻ về khái khái niệm “biên giới”, trước thềm Giai điệu Tự hào tháng 7.

– Được biết, ông xuất hiện trong Giai điệu Tự hào tháng 7 và hát lại bài “Cô gái Sầm Nưa” một đoạn bằng tiếng Lào. Từng là người lính tình nguyện tại chiến trường Lào (1960 – 1962), ông có thể chia sẻ về hoàn cảnh ra đời ca khúc, và những kỷ niệm của ông thời gian viết bài hát?

– Ngày đó tôi mới viết bài hát đầu tay là “Bài ca thanh niên ra tiền tuyến” được Hội Nhạc sỹ và trung ương đoàn trao giải A. Rồi Hội Nhạc sĩ có một chuyến đi Lào cùng với hội Nhà văn và Hội Nhiếp ảnh. Tôi, nhạc sỹ trẻ nhất được đi trong chuyến đó, cũng có lẽ vì kiêm nghề ca sỹ đang nổi tiếng nên làm được nhiều việc. Lúc đó đang sẵn “máu” sáng tác, nên gặp em Nhọt kẹo xinh đẹp là viết bài hát rồi hát tán tỉnh luôn – và bài hát đó chính là “Cô gái Sầm Nưa xinh đẹp” (sau đổi thành “Cô gái Sầm Nưa” – PV).

clip_image002

Nhạc sĩ Trần Tiến

– Ông còn có một tên gọi bằng tiếng Lào là Xổm Bun, ông có thể chia sẻ cho chúng tôi: những ký ức về quân tình nguyện Việt Nam và nhân dân Lào khi đó?

– “Cô gái Sầm Nưa” chính là công chúa nước Lào. Cô ấy nghe bài hát rồi xin cha (Hoàng thân Souphanouvong) được đặt tên tác giả bài hát là tôi khi ấy – tên Xổm Bun (tiếng Lào là hạnh phúc vĩnh viễn gì đó). Lúc đó, biên chế của tôi là lính tình nguyện, không được lộ bản chất là người tình nguyện Việt. Nhưng chẳng biết thế nào, một hôm nhạc sĩ Đỗ Nhuận – trưởng đoàn nói với tôi: phía Lào muốn hỏi ý kiến, vì Công chúa Lào muốn cưới, tôi có chịu không. Tôi trả lời: “Em mới 20 tuổi, không biết gì về chuyện này và cũng chưa có tình cảm gì với cô ấy. Viết bài hát thì chỉ là một ước mơ, tưởng tượng thôi, chứ có gì đâu. Cầm tay còn chưa được mà” (cười)

– Đã lâu ông ít xuất hiện trên các sân khấu, ông có nhớ nhiều về thời là người hát rong trong những chuyến “du ca” một thời? Nếu bây giờ được tiếp tục “hát rong”, thì những câu chuyện nào ông muốn được cất lên thành tiếng hát, xoa dịu cuộc đời?

– Nếu tôi còn sức đi hát lang thang thì tôi chỉ hát một câu trong điệp khúc của một bài hát “Không thể khuất phục” chưa công bố trong những đám đông biểu tình về chủ quyền đất nước.

– Ông đã lui về ở biển, nơi ông làm bạn với thuyền thúng và tiếng sóng đêm đêm. Bình yên nơi đó có giúp lòng ông yên tĩnh, khi đất nước dù vắng tiếng súng, vẫn thỉnh thoảng trồi lên những âm thanh chưa thực bình yên?

– Tôi rất buồn vì trong lúc cả nước sôi động về biển Đông, tôi phải nằm viện chống đỡ với bệnh tật tuổi già. Tôi ở vùng biển hoang vu tưởng như xa rời mà lại hoá gần gụi và thậm chí sâu sắc hơn với những biến động của đất nước. Bạn biết đấy, giữa tâm bão thì sóng lặng. Bom rơi ngay cạnh thì không nghe tiếng gầm.

clip_image003– Những ngày tháng này, ông nghĩ thế nào về những dải đất vùng biên giới? Hình ảnh biên giới trong ông gợi lên điều gì?

– Biên giới chỉ là một cột mốc, một con suối, một nửa con sông hoặc chỉ đơn giản là một khúc gỗ ghi chữ Việt Nam. Đôi khi cũng chẳng có giá trị kinh tế, chính trị gì, nhưng nó là danh dự một giống nòi – như bất cứ một sinh vật nào tự khẳng định chỗ ở của mình bằng một tiếng hót, tiếng hú, tiếng sủa hay thậm chí chỉ là một mùi hương. Đó là bản năng sinh tồn. Đó là sự yên ổn và phát triển. Còn tranh chấp, còn mãi bất ổn. Song chúng ta luôn phải lo lắng vấn đề này vì quá nhiều kẻ dòm ngó nước Việt. Vì bởi, họ thường cậy là nước lớn và giàu hơn, mạnh hơn đòi bắt nạt chúng ta. Tiếc thay cho họ, người Việt chẳng có gì ghê gớm, chỉ có tính bất khất là vĩ đại. Đừng đùa với người Việt.

– Trong kho tàng âm nhạc Việt Nam, đề tài biên giới, nhân dân và các lực lượng vũ trang trên biên giới chiếm một vị trí đáng kể với những âm giai đẹp, tạo được dấu ấn sâu sắc trong công chúng cả nước. Ông có đặc biệt thích một ca khúc nào đó về đề tài này?

– Tôi nghe được hai bài hát về biên giới, hải đảo rất hay và xúc động trong những buổi diễn nào đó, nhưng không nhớ tên bài. Thật xin lỗi.

– Nếu được hát, lúc này, câu hát nào của chính ông muốn hát, cho đất nước này?

– Đó là câu điệp khúc: “Không, không ai được chạm vào danh dự người Việt Nam”

– Cảm ơn những chia sẻ của nhạc sĩ!

Bài: K.Y.M

Ảnh: Đẹp

Nguồn: http://dep.com.vn/Chat/Nhac-si-Tran-Tien-Dung-dua-voi-nguoi-Viet/46621.dep

Phỏng vấn Nhà Nghiên cứu phê bình Đoàn Cầm Thi nhân dịp ra mắt cuốn “Đọc tôi bên bến lạ” (NXB Hội Nhà Văn & Nhã Nam, 2016)

Hà Thuỷ Nguyên thực hiện

Tran Dan và Thi & Thuan

1. Vì sao cuốn sách phê bình đầu tay của chị đã chọn “Cái Tôi” làm chủ đề? Đó là định hướng của chị ngay từ khi bắt đầu công việc phê bình hay chỉ từ khi tập họp các bài đã viết để in thành sách?

Đây không phải là cuốn phê bình đầu tay của tôi. Trước đó, tôi đã xuất bản nhiều công trình, ví dụ Écrire le Vietnam contemporain. Guerre, corps, littérature (NXB Presses de l’Université Paris Sorbonne, 2010), hay Au-rez-de chaussée du paradis. Récits vietnamiens 1991-2003 (NXB Philippe Picquier, 2005), hay Poétique de la mobilité (NXB Rodopi, Amsterdam 2000). Nói chính xác thì công việc nghiên cứu của tôi diễn ra bằng tiếng Pháp và đây là lần đầu tiên một cuốn sách phê bình của tôi in ở Việt Nam.

Còn chủ đề « Tôi », thì đó là một cái duyên dài, bắt đầu từ luận án tiến sĩ của tôi ở ĐH Paris 7 về tự truyện của George Sand, bảo vệ năm 1997.

2.    Như chị đã phân tích ở phần đầu của cuốn sách, cái “Tôi” đã từng bị gián đoạn cuộc hành trình, và chỉ bắt đầu lại sau thời Đổi Mới. Vậy có thể coi từ giai đoạn Đổi Mới đến nay là một quá trình Phục Hưng của cái “Tôi”?

Đúng thế, cái Tôi đang trở thành tìm kiếm lớn của văn học Việt Nam. Có phục nhưng cũng có hưng, bởi cái Tôi thể hiện trong các tác phẩm ngày hôm nay khác với cái Tôi của Tố Tâm (Hoàng Ngọc Phách, 1925), Những ngày thơ ấu (1937) của Nguyên Hồng, Cỏ dại của Tô Hoài (1944) rất nhiều. Bạn thử đọc Song Song (2008) của Vũ Đình Giang mà xem. Các nhân vật của Vũ Đình Giang đều không có căn cước, chỉ tồn tại dưới các mã số : G.g, H, Kan. Dường như họ nghi ngờ ngay cả sự tồn tại của chính mình : “Bởi tôi thuộc về những vùng tăm tối”, như lời tuyên bố của nhân vật G.g. Cái Tôi của Vũ Đình Giang không đấu tranh chống sự kìm kẹp của gia đình và xã hội. Thế giới của Song Song trừu tượng và duy mỹ. Có lẽ cái Tôi trong nghĩa “chủ thể sáng tạo” mới là quan tâm chính của tác giả. Vì vậy, G.g vừa là Giang vừa không là Giang. Hay nói đúng hơn, G.g là hình hài nghệ thuật, là cách điệu, là ảo ảnh, của Giang ?

Tuy nhiên, gián đoạn là so với văn học miền Bắc thôi. Chứ văn học miền Nam những năm chiến tranh có những gặp gỡ và khám phá vô cùng sôi động. Có lẽ những ấn bản trước 1975 đã tạo nên cơ sở vững chắc cho nhà văn hậu chiến.

Mặt khác, bên cạnh các tác phẩm nổi bật của thế hệ Đổi Mới, phải kể đến những mạch ngầm của văn học miền Bắc trong thời kỳ hiện thực xã hội chủ nghĩa độc tôn. Tôi thường nghĩ đến Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Lê Đạt. Tác phẩm của họ gần đây mới được khám phá, và cũng chỉ là một phần của tảng băng chìm. Nhưng ngay từ những năm 1960-1970, Trần Dần đã có những thí nghiệm bất ngờ về cái Tôi trong thơ và văn xuôi. Những ngã tư và những cột đèn được xây dựng trong một cấu trúc lạ: hai cuốn nhật ký lồng vào nhau để những cái Tôi mặc sức tung hoành. Trần Dần cho nhân vật mơ có “một nghìn căn cước”. Anh ta tự tách làm ba trong nhật ký của mình : “Song tôi im lặng. Sọ tôi cũng im lặng. Cái bóng tôi trong gương cũng im lặng”. Đoạn văn sau là một sáng tạo ngoạn mục “lý lịch” của nhân vật : “Tôi đi lại trong buồng, mỗi lần đi qua gương, lại nhìn mặt tôi, một cái. Mỗi lần đi qua gương, tôi lại chửi, một câu. Tôi thằng sắp chết. Tôi thằng nhọ, thằng dằn di. Tôi thằng bị phạt, phải làm kiểm điểm. Tôi thằng câu nhái. Tôi thằng iêu ảnh truồng. Tôi thằng nghiện trinh thám. Tôi đứng lại trước gương, tôi nhìn vào mặt, thằng trong gương. Trước mặt tôi, là thằng vợ bỏ. Thằng một nghìn căn cước”. Trần Dần cũng cho nhân vật, trong muôn vàn tuyệt vọng, một giấc mơ hóa thân vô cùng hài hước: “Tôi đi lại trong buồng, tự nhủ kiếp sau, có lộn về Hà Nội, tôi sẽ làm cán bộ, để iêu quí, toàn bộ nhân loại…”.

Có thể nói chủ nghĩa hậu hiện đại cho đến những năm 2000 mới chính thức được khai sinh ở Việt Nam, nhưng từ thập kỷ 1960, trong câm lặng, Trần Dần đã ươm những cái mầm cho tương lai.

3.    Tiêu chí nào để chị chọn lựa các đại diện của nền văn học Việt Nam sau Đổi Mới đến nay để đưa vào sách?

Tôi không chọn tác giả mà chọn văn bản. Cuốn sách này quan tâm đến những tác phẩm văn xuôi khảo sát cái Tôi quyết liệt nhất. Đương nhiên, lựa chọn nào cũng mang tính chủ quan và khó lòng đầy đủ. Nhưng như đã viết trong Lời Tựa, tôi coi công trình này là một lời mở hơn là một tổng kết.

4.    Theo chị, từng chặng đường của cái “Tôi” ở Việt Nam sau Đổi Mới chịu ảnh hưởng như thế nào của văn học thế giới? Sự ảnh hưởng này có cấp độ như thế nào?

Có những tác phẩm ảnh hưởng trực tiếp, như Thiên sứ (1988) của Phạm Thị Hoài, mang âm vang của Cái trống, tiểu thuyết của Günter Grass, mà chính tác giả thừa nhận. Cũng có thể nghe thấy những tiếng vọng của Kafka mà Phạm Thị Hoài là một trong những người dịch và giới thiệu đầu tiên ở Việt Nam. Còn ChinatownT mất tích của Thuận mang những dấu ấn nhất định của tiểu thuyết Pháp đương đại.

Có những tác phẩm ành hưởng gián tiếp. Đôi lần tôi tự hỏi trước khi viết Nỗi buồn chiến tranh, Bảo Ninh đã đọc những gì ở bên ngoài ? Nhưng rồi lại tự bảo : điều đó cũng không quan trọng lắm. Không ai viết từ con số không. Người ta chỉ viết sau khi đọc rất nhiều.

Nhưng đây là điểm có lẽ thú vị nhất trong những thử nghiệm gần đây về cái Tôi : đã xuất hiện trong văn học Việt ảnh hưởng của những thể loại nghệ thuật phi ngôn ngữ. Tiểu thuyết Ngựa thép của Phan Hồn Nhiên làm tôi liên tưởng đến hội họa và đồ họa thế giới. Ngựa Thép có cấu trúc theo kiểu “bộ ba” như trong một số tác phẩm của Bosch hay Bacon, với 3 câu chuyện độc lập, chỉ liên quan với nhau qua hình ảnh những con ngựa, như một mô-típ chính. Và những con ngựa đó không có vai trò gì khác ngoài đánh thức cảm xúc mỹ học trong tâm hồn người đọc. Dường như với Phan Hồn Nhiên và một số nhà văn cùng thời với cô, tôi lại nghĩ đến Vũ Đình Giang, tiểu thuyết là là nơi tác giả cùng độc giả hướng đến cái đẹp, hơn là công cụ để bày tỏ quan điểm hay phản ánh thực tại. Ngay cái tựa « Ngựa thép » gợi cho ta một đường nét (vóc dáng uyển chuyển hài hòa của loài ngựa), màu sắc hay cảm giác (những mảng màu trong hội họa hay chất liệu hợp kim trong điêu khắc), và trên hết một ước mơ nghệ thuật (cô đơn, khát vọng, tự do). Rõ ràng ảnh hưởng phi ngôn nhữ này đã mang lại nhiều độc đáo và mới mẻ cho tìm kiếm văn chương của Phan Hồn Nhiên

Nhưng phải mở ngoặc để nói rằng hai chữ “ảnh hưởng” ở đây nên hiểu theo nghĩa rộng và tích cực. Ảnh hưởng không có nghĩa là bắt chước, mà là tiếp thu những cái hay của bên ngoài để sáng tạo. Đọc những tác phẩm kể trên, không ai có thể phủ nhận phần khai phá của các tác giả Việt. Tương tự, Nguyễn Du chỉ viết Truyện Kiều sau khi đọc Kim Vân Kiều của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng “phóng tác” đã vượt rất xa “nguyên tác”.

Vì vậy, nghiên cứu về ảnh hưởng trong văn học, không có nghĩa là chụp mũ chê bai để thực ra là che giấu một thái độ mặc cảm. Ngược lại, nên tìm hiểu xem nhà văn Việt đã phá đổ thần tượng như thế nào. Đây là Thuận viết trong “Lời phi lộ” cho T mất tích: “Dù sao thì hắn cũng không bảo hắn vẫn yêu tôi như trước, hắn không thể ngừng yêu tôi, hắn sẽ yêu tôi cho tới khi chết. « Người tình » tôi đọc đi đọc lại, nhưng cái câu kết thúc này chưa bao giờ tôi dám nhìn lần thứ hai. Cái câu kết thúc này, không cần Duras thì văn chương Việt cũng đẫm nước mắt rồi”.

5.    Chị có theo dõi các nhà văn 8X và 9X hiện nay không? Chị thấy cái “Tôi” biểu hiện trong văn của học như thế nào?

Tôi có theo dõi và luôn kỳ vọng ở thế hệ trẻ. Hiện nay thì chưa thấy gì nổi bật lắm ở các nhà văn 8X và 9X, nhưng điều đó không có nghĩa là không có những tác phẩm đang nảy mầm trong bóng tối.

6.    Nếu cứ đi tiếp hành trình của cái “Tôi”, chị dự đoán cái “Tôi” ấy sẽ phát triển đến đâu?

Tôi không phải là thầy bói, nên không có những dự đoán cụ thể. Tôi chỉ nghĩ cái Tôi sẽ tiếp tục là chủ đề lớn của văn học tương lai.

7.    Cái “Tôi” của nhà văn, nhà thơ rất dễ nhận thấy, nhưng cái “Tôi” của nhà phê bình sẽ nằm ở đâu?

Nhà phê bình cũng cần có cái Tôi. Chỉ có điều, mỗi nhà phê bình quan niệm về cái Tôi của mình một cách khác nhau. Nhiều người cho đó là cái Tôi cầm cân nảy mực. Với tôi, nhà phê bình phải có cái Tôi sáng tạo. Cái Tôi đó mang tính chuyên môn nhất và cá nhân nhất, độc đáo nhất. Đôi khi cực đoan nhất, tức là đi đến tận cùng luận đề và logique của mình. Vì không thích sự nửa vời, nên cái Tôi đó thường cuốn hết sinh lực của tôi.

Thực ra có 2 loại phê bình. Cách thứ nhất đóng đinh tác phẩm vào những định kiến : Trần Dần thì “chống đối” nên xếp vào nhóm “văn học chống đối”, Nguyễn Bình Phương thì “ma tà khó hiểu” nên xếp vào nhóm “văn học huyền ảo”. Sau đó thêm mắm thêm muối tây tàu một tí, thành ra bài phê bình. Cách đọc này chỉ làm nghèo nàn tác phẩm, vì nó quên rằng Trần Dần không chỉ tham gia Nhân Văn Giai Phẩm, mà trên hết là một nhà văn cách tân quyết liệt, bạo liệt. Bạn thử đọc đoạn văn này của Sổ bụi mà xem : “Họ hôm nay chơi tôi 1 lít đắng. 7 kilô cay. 10 mặt trời rù. 100 hành tinh chết. tôi không trả thù lại họ 1 câu thơ?” Tương tự, văn chương của Nguyễn Bình Phương không chỉ “ma tà” mà mô tả hiện thực của ngày hôm nay một cách trần trụi và cộc cằn, và đặc biệt đầy chất thơ.

Cách phê bình thứ hai, ngược lại, quên đi các định kiến và chỉ đọc văn bản. Trong văn bản và liên văn bản. Bắt đầu bằng con chữ để vượt lên con chữ. Cách đọc này công phu hơn và mạo hiểm hơn, nhưng nó làm giàu thêm cho tác phẩm bằng cách mở ra những cánh cửa mới. “Cánh cửa” hay “cửa số” nói theo kiểu “càng nhiều cửa sổ càng sang” của Nguyễn Bảo Sinh cũng vui.

Cách đây hơn mười năm, Nguyễn Thanh Sơn có một cuốn phê bình rất mới, với một cái tựa thật ấn tượng : “Phê bình văn học của tôi”. Như vậy là Nguyễn Thanh Sơn đã trả lời cho câu hỏi của bạn rồi đấy.

8. Theo chủ quan, chị thấy cuốn “Đọc “Tôi” bên bến lạ” có những nét gì mới/khác các tác phẩm phê bình đã xuất hiện trước nó?

Tôi có nhiều cái may. Được theo học ngành mình yêu thích là văn chương Pháp từ khi còn rất trẻ. Được đào tạo một cách bài bản, nếu không nói là khoa cử và hàn lâm, ở một nơi danh tiếng là khoa văn học Pháp của Đại học Paris 7. Xin được mở ngoặc để thêm là khoa đã được thành lập sau 1968 với các đại diện của trường phái Phê Bình Mới, để đối đầu với nhóm Phê Bình Cũ của Đại học Sorbonne. Trong gần 10 năm, chúng tôi được học nhiều lý thuyết tiếp cận văn bản : thi pháp học, cấu trúc học, phân tâm học, xã hội học, ngôn ngữ học, vân vân.

Tôi rất ấn tượng với một khóa học về phương pháp thống kê. Ví dụ, chúng tôi đã tổng kết rằng trong tiểu thuyết Pháp, câu văn dài nhất thuộc về Proust và ngắn nhất thuộc về Duras. Flaubert và Balzac đứng chênh vênh ở giữa. Hơn thế nữa, Duras thường thích những từ rất ngắn, chỉ 1 và 2 âm, hãn hữu mới 3 âm. Chúng tôi cũng thử nghiên cứu cấu trúc câu của Duras như người ta làm với thơ, tức là khảo sát về âm nhạc, vần, điệu. Cách Duras lật ngược vị trí của chủ ngữ và động từ cũng được coi là một trong những đặc sản của bà. Chúng tôi cũng thử tính xem những từ nào thường được Balzac sử dụng và kết quả thật bất ngờ : một trong những từ đó là “mélancolie” (có nghĩa là “buồn vấn vương”, “u hoài”), khám phá này khẳng định tính phức tạp của Tấn trò đời, thường được coi là mô tả hiện thực một cách chính xác, trong sáng. Đương nhiên, những kết quả thống kê này cần được bổ xung bằng các phương pháp tiếp cận khác, nhưng cách đọc như vậy thật thú vị. Cuối khóa học, giáo sư đề nghị chúng tôi bắt chước văn phong các thần tượng của mình. Duras và Proust được nhái nhiều nhất và thành công nhất. Những kinh nghiệm này đã giúp tôi rất nhiều khi dịch Nỗi đau của Duras ra tiếng Việt.

Chúng tôi cũng được nghiên cứu các trường phái, tác phẩm và tác giả một cách rộng nhất, trước khi đi vào chuyên môn, để có một cái nhìn sâu và đa diện về vấn đề của mình. Khi làm luận án tiến sĩ, tôi chọn tự truyện của George Sand, nhưng trong hành trang của mình, tôi đã có Proust, Flaubert, Balzac, Rimbaud, Baudelaire, Robbe-Grillet,…

Một cái may nữa : sau khi học xong, tôi được sống và hành nghề với cái mình đã chọn. Vì thế, phê bình với tôi hôm nay, là một đam mê và một chuyên môn. Nói một cách giản dị và để trở lại với câu hỏi bạn đặt ở trên về cái Tôi của nhà phê bình, thì ở trong vị trí này tôi được là tôi. Nó là cái Tôi của tôi trong xã hội, trong công việc kiếm sống hàng ngày và trong tâm tưởng. Với nó, tôi không phải phân thân như “hồn Trương Ba, da hàng thịt”.

Một cái may nữa, từ khi chuyển sang văn học Việt Nam, tôi quan tâm đến các tác phẩm Việt ở 3 vị trí: nghiên cứu, giảng dạy và dịch thuật. Trong cuốn sách này, nhiều tác phẩm và tác giả được tôi tiếp cận trong tư thế đó. Chẳng hạn, tôi vừa dịch, vừa lên lớp, vừa viết phê bình, tham gia hội thảo, về các tác phẩm của Nguyễn Bình Phương, Nguyễn Vệt Hà, Thuận, Đỗ Kh, Phan Hồn Nhiên, Trần Dần, Trần Vũ,… Các tác giả khác như Phong Điệp, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Huy Thiệp,… đều nằm trong chương trình cho sinh viên từ năm thứ 3 đến sau đại học. Học Viện Inalco nơi tôi làm việc, lại một lần nữa mở ra cho tôi những cánh cửa bất ngờ. Là mô hình duy nhất trên toàn cầu, Inalco được quan niệm như một labo khổng lồ nghiên cứu 96 ngôn ngữ và văn minh thế giới. Các văn chương thường xuyên gặp gỡ và cọ sát, làm động lực cho những tìm kiếm, tranh luận và hân hoan mới.

Và đây là một cái may cuối cùng. Sang đây ngót nghét 30 năm, tôi vẫn giữ một thứ tiếng Việt trong sáng và thường xuyên được trao đổi với những người cầm bút Việt, trong nước cũng như hải ngoại.

Đó là những khởi điểm và hành trình của cuốn sách. Còn kết quả như thế nào ? câu trả lời xin giành cho độc giả. Tôi không thể vừa là quan tòa vừa là bị cáo. Hay nói vui theo mùa Euro, tôi không muốn vừa đá bóng vừa thổi còi.

Ảnh: Đoàn Cầm Thi với Trần Dần (bên trái) và Thuận (bên phải)

Đỗ Quyên trao đổi cùng Phan Thắng: Các lời thơ, câu văn cũng phải có lưỡi, có tâm tư của mình

Phan Thắng: Chào anh, cảm ơn anh đã nhận lời làm khách của Văn hóa Nghệ An. Thú thật, lúc mới nghe danh, tôi cứ tưởng Đỗ Quyên là nữ thi sỹ. Tôi không biết bút danh này là định mệnh văn chương của anh hay chính vì con đường văn chương của anh mà có cái danh rất nữ tính này?

Đỗ Quyên: Có lẽ cả hai. Cũng khối chuyện buồn vui quanh đó. Buồn, vì nó tôi nhận phận làm chim Đỗ Quyên. Như truyền thuyết vua Đỗ Vũ nước Thục thời Chiến Quốc, bị hóa thành chim cuốc kêu than, nhớ nhung quê hương khi phiêu bạt đất khách. Vui, vì nó dẫn tới sự bé cái nhầm của các chàng các ông, từ độc giả đến văn hữu mà nhiều nhất là các nhà nam biên tập. Hihi…

Dạo còn trong nước và sang Liên Xô/Nga, đã đam mê viết lách rồi nhưng tài tử, tôi dùng khi tên thật lúc bút danh loạn cào cào. Đến Đức, bài thơ đầu tiên mang bút danh mới là cốt gửi đến mẹ tôi để xin phép “cải danh”. “Đỗ Quyên con chọn để làm tên/ Bên những dòng thơ đẫm ruột mềm/ Hè đó, một chiều… Con lạc bước/ Quê người lối khác rẽ sang bên…”

Continue reading “Đỗ Quyên trao đổi cùng Phan Thắng: Các lời thơ, câu văn cũng phải có lưỡi, có tâm tư của mình”

Trò chuyện với người đoạt giải Pulitzer nhà văn Nguyễn Thanh Việt (kỳ 2)

John Freeman trò chuyện với tác giả Cảm tình viên (The Sympathizer)

Hiếu Tân dịch, từ http://lithub.com/talking-to-pulitzer-prize-winning-writer-viet-thanh-nguyen/

JF: Trong cả cuốn Không có gì chết ông đã nhìn vào những vật tạo tác văn hóa – những vật tạo tác của trí tưởng tượng – xem xét, từ Apocalypse Now đến những tác phẩm nhỏ hơn ở Cambodia về Khmer Đỏ – để xem người ta tạo ra chiến tranh Việt Nam và chiến tranh nói chung như thế nào. Ông dùng thuật ngữ kí ức đúng đắn, mà tôi thấy rất khó tách ra khỏi sự công bằng, là thứ không dễ bóc tách ra khỏi trừng phạt. Làm thế nào chúng ta mở rộng những hình thức của hồi ức mà không nhượng bộ ý muốn trừng phạt?

NTV: Trừng phạt là đáp ứng có tính phản xạ đối với những gì chúng ta định nghĩa là tội ác, và một khi chúng ta đã có định nghĩa đó chúng ta có thể xác định tội ác đó đã được sinh ra và có những gốc rễ sâu xa như thế nào, một tội ác có nghĩa là một người da đen bị bắn trên đường phố hay một tên khủng bố bị giết bởi một người lính hay bị nhốt vào xà lim. Chúng ta có thể xử lí nó bởi vì chúng ta được đặt vào trong một cái khuôn lịch sử rất hạn chế về tội ác. Chúng ta có thể trừng phạt người đó, nhưng nó không đả động đến những gốc rễ sẽ dẫn đến việc cũng những sự kiện ấy tái diễn, dù nó là tội ác thật sự, hay bị qui là tội ác, hay chỉ là sự đánh trả. Đối với tôi lẽ công bằng rộng lớn hơn thế nhiều, và có một quang cảnh lịch sử rộng rãi hơn – đó là một viễn cảnh. Nếu chúng ta không hiểu cả hai vấn đề này, thì chúng ta không bao giờ có cách giải quyết công bằng. Đó là lí do phong trào Vấn đề Cuộc sống người Da đen nhìn những gì đang diễn ra hiện nay như sự lặp lại của cái vòng bạo lực đã diễn ra trước đó. Và đó là lí do Vấn đề Cuộc sống người Da đen bây giờ đang tranh cãi cho một quan điểm rộng lớn hơn nhiều về mối liên hệ giữa bất công và bạo lực Mỹ.

Continue reading “Trò chuyện với người đoạt giải Pulitzer nhà văn Nguyễn Thanh Việt (kỳ 2)”

Trò chuyện với người đoạt giải Pulitzer nhà văn Nguyễn Thanh Việt (kỳ 1)

John Freeman trò chuyện với tác giả Cảm tình viên (The Sympathizer)

Hiếu Tân dịch, từ http://lithub.com/talking-to-pulitzer-prize-winning-writer-viet-thanh-nguyen/

clip_image001[6]

“Mọi cuộc chiến tranh đều diễn ra hai lần” Nguyễn Thanh Việt viết, “lần đầu trên chiến trường, lần sau trong trí nhớ.”

Sinh ở Việt Nam, cha mẹ trốn chạy sang Mỹ năm 1975, Nguyễn hiểu sâu sắc chân lí này.

Nguyễn sống ba năm đầu đời ở Mỹ trong một trại tị nạn ở Fort Indiantown Gap, Pennsylvania, sau đó sống trong một gia đình cưu mang ở Harrisburg, nơi ông bị tách khỏi cha mẹ và chị. “Không phải ai cũng chịu nhận chứa cả một gia đình,” ông nói, qua điện thoại từ Boston.

“Thời kỳ ấy tác động rất mạnh đến tôi, mãi sau này tôi mới nhận ra tác động ấy sâu xa như thế nào.”

Cuối cùng vào năm 1978 gia đình Nguyễn được đoàn tụ và định cư ở San Jose, nơi cha mẹ ông mở một trong những tiệm tạp phẩm đầu tiên của người Việt. Đó là một thời kì không dễ dàng, vì cái não trạng độc địa chống người Việt.

Là một học giả, Nguyễn đọc và nghiên cứu sâu theo cách của mình vào tâm điểm của cuộc xung đột lâu dài này – cuộc xung đột còn kéo dài vượt ra khỏi một cuộc chiến tranh. Và năm ngoái ông đã làm một cuộc công kích hai mặt vào việc mở rộng phạm vi chúng ta nói về Việt Nam.

Tháng Tư vừa rồi, Nguyễn cho ra cuốn tiểu thuyết hài kịch đen đầu tay của mình, Cảm tình viên, câu chuyện về một điệp viên cộng sản trốn khỏi Sài Gòn sang Mỹ, tại đấy anh ta sống cuộc sống hai mặt – vừa là một cư dân, vừa là điệp viên mật báo về một viên tướng định cư ở Los Angeles và là chủ một tiệm rượu.

Hôm nay cuốn sách đó đoạt giải Pulitzer về tác phẩm hư cấu.

Câu chuyện bắt đầu bằng những bước ngoặt ngẫu nhiên giết người và sau đó phi lí khi người kể chuyện ẩn danh cố gắng một cách vô ích tách khỏi quá khứ của anh ta. Kết cục anh ta phải tham gia vào một vụ tàn sát để che giấu vết tích của mình. Thậm chí anh ta còn đến Hollywood làm việc cho một phim khủng khiếp như Apocalypse Now.

Cách đây hai tuần Nguyễn còn xuất bản một tác phẩm nghiên cứu và phê bình có tầm ảnh hưởng lớn, Không có gì chết, khảo sát – một cách nghiêm túc, ít khôi hài – chiến tranh Việt Nam và chiến tranh nói chung – đã bị các nhà cầm quyền tạo ra, tổ chức và lạm dụng như thế nào.

Cả hai quyển gộp lại làm thành một góc nhìn khác về Việt Nam và những gì Mỹ đã làm ở đó, sâu sắc như Người vô hình của Ralph Ellison và Người yêu dấu của Toni Morrison nói về di hại của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và chế độ nô lệ.

Không phải ngẫu nhiên đây là hai trong số những cuốn sách quan trọng nhất đối với Nguyễn ở Berkeley trong những năm 1980 và 1990, khi ông bắt đầu nhận ra rằng để nhớ lại cuộc chiến tranh một cách đúng đắn, chúng ta cần mở rộng cách tiếp cận nó.

Ở đây có sự cám dỗ đổ hết tội cho người Mỹ. Nhưng trong khi Cảm tình viên không ngần ngại lên án gắt gao những gì Mỹ đã làm ở Việt Nam, thì Không có gì chết cho rằng những phạm trù chê trách và nạn nhân không có tác dụng về lâu dài. Chính Nguyễn tin rằng để trong tương lai tránh được những cuộc xung đột trên qui mô rộng lớn như thế, chúng ta cần học cách trở nên quen thuộc với tính vô nhân đạo ở cả hai phía của cuộc xung đột.

Như vậy đúng lúc Nguyễn khảo sát để đặt những đau khổ của người Mỹ vào tâm điểm cuộc Chiến tranh Việt Nam, Nguyễn nhìn vào cách xã hội Việt Nam miễn cưỡng thừa nhận những cái chết của người Lào và Campuchia.

Tôi tiếp xúc được với Nguyễn, ông bây giờ là một giáo sư ở USC (Đại học Nam California), qua điện thoại ở Boston và ông mô tả con đường dài hai cuốn sách này phải trải qua để xuất bản gần như đồng thời, và ông hi vọng chúng có thể đạt được điều gì ngoài việc có được lượng độc giả lớn.

John Freeman: Cảm tình viên và Không có gì chết được xuất bản nhanh gối đầu nhau, tôi xin hỏi ông có thể cho biết tư tưởng của chúng liên hệ với điều gì không?

Nguyễn Thanh Việt: Cả hai cuốn này xuất phát từ một ý nghĩ của tôi muốn đề cập đến Việt Nam và rộng rãi hơn, đến vấn đề chiến tranh và kí ức nói chung. Ý tưởng trong Không có gì chết lớn lên chậm chạp – tôi làm việc về nó trong hơn một thập niên, nhưng bản thân cuốn sách tôi viết trong một năm. Tôi tung ra tất cả những bài báo mà tôi đã viết, và sau đó viết một cách tùy hứng sau khi đã hoàn thành Cảm tình viên. Một số ý tưởng trong đó đã được chắt lọc vào hư cấu, nhưng cả cuốn sách tự nó là một tác phẩm phi hư cấu. Tham vọng nằm sâu trong ý muốn của tôi – tôi có thể chưa ý thức điều này – là tôi thích viết phê bình như hư cấu và hư cấu như phê bình. Tôi nghĩ về W.G. Sebald – một trong những anh hùng của tôi – tôi không thể phân biệt trong tác phẩm của ông là hư cấu hay phi hư cấu, tất cả đều có cảm giác văn chương. Bởi vậy khi tôi viết hai cuốn sách này gần nhau, là tôi đã phối hợp tốt nhất phê bình vào hư cấu, và hư cấu vào phê bình, như vậy với Cảm tình viên tôi hi vọng xây dựng được nhân vật ‘người kể chuyện’ có thể nói một cách ấn tượng những sự việc hết sức gay cấn, nhưng là người không bị hạn hẹp như một học giả trong những niềm tin của mình. Trong Không có gì chết tôi không biết cách tìm ra một ý nghĩa khôi hài cho cuốn sách đó, nhưng tôi đã thật sự cố gắng để lấy mọi thứ tôi đã học được từ cuốn tiểu thuyết – nhịp độ kể chuyện chẳng hạn – thậm chí đưa những cảm giác thấp kém nhất không nói nên lời vào chính hình hài của sự vật. Một trong những điều tôi muốn cả hai cuốn sách làm được là lay động bạn đọc vả về cảm xúc và trí tuệ.

JF: Là một học giả, ông đã đọc rất nhiều không chỉ trong không gian văn học Á Mỹ, mà còn cả văn chương về chiến tranh Việt Nam, và trong Không có gì chết ông nhìn nhiều vào trong số những sách đó (từ Ngay sát nách của Larry Hienemann đến Tiểu thuyết vô đề của Dương Thu Hương) và xem xét chúng đã có tác động gì như những khía cạnh của kí ức tập thể. Thực chất ông đang biện luận rằng, nếu chúng ta muốn tạo nên một kí ức đúng đắn, chúng ta – với tư cách các nền văn hoá, các cá nhân – cần thừa nhận cả tính nhân đạo và tính vô nhân đạo của chúng ta, cũng như tính nhân đạo và tính vô nhân đạo của Người Khác. Kinh nghiệm ông có được khi xem xét một cách phê phán những cuốn sách này có làm thay đổi cách ông tiếp cận khi viết Cảm tình viên và cách ông phác họa các nhân vật không? Và có mở ra trước ông những sự việc mà trước đây ông không muốn làm?

NTV: Những cuốn sách ấy không phải là những tấm gương tiêu cực, chúng là tích cực theo nhiều cách khác nhau trong việc chúng đối diện với chiến tranh và chính trị như thế nào. Ngay sát nách của Larry Hienemann là cuốn tiểu thuyết tôi đọc khi tôi còn rất trẻ, 12 tuổi, nó là một trải nghiệm khủng khiếp, tôi chưa được trang bị về cảm xúc hoặc về văn chương để đối đầu với nó. Vì thế trong một thời gian dài tôi thật sự ghét cuốn sách đó. Nhưng tôi nghĩ Larry Hienemann thật ra đã làm đúng khi tập trung một cách không thương xót vào sự tàn bạo mà không biện luận rằng những sự việc ấy là sai. Còn nói về cuốn tiểu thuyết của tôi – tôi nhận ra nếu tôi có thể làm cho độc giả cảm thấy khó chịu giống như khi tôi đọc quyển sách kia, thì đó là điều tốt. Vâng, là một nhà phê bình, tôi phải đọc nhiều – trong nhiều thể loại – và khi đọc tất cả các tác phẩm thuộc mọi hạng tôi thấy đa số là tầm thường. Như vậy việc đọc cái mớ tạp nhạp này và thấy chúng nhàm chán thực sự có ích trong việc dạy tôi điều gì không nên làm.

JF: Ông vừa nhắc đến việc đọc Ngay sát nách năm 12 tuổi ở San Jose. Trong Không có gì chết ông chỉ nói thoáng qua về gia đình ông và sau đó trực tiếp hơn trong phần kết. Ông có thể kể với tôi về việc ông được nuôi dạy như thế nào không?

NTV: Điều quan trọng nhất: tôi là một người tị nạn ở Pennsylvania, bởi vậy điều mà tôi nhớ đến trước tiên là bị tách khỏi gia đình tôi, và được gửi – sau khi bị tách khỏi chị tôi, đó là điều rất đau đớn – đến sống với một gia đình da trắng. Để rời khỏi trại, chúng tôi phải li biệt nhau – không phải ai cũng chịu nhận chứa cả một gia đình – do đó 4 tuổi tôi đã phải sống với những người xa lạ. Chỉ kéo dài 14 tháng, nhưng thời kì này tác động mạnh đến tôi, mãi sau này tôi mới nhận ra nó sâu xa đến thế nào. Sau đó chúng tôi đến San Jose. Cha mẹ tôi là những chủ tiệm điển hình. Ở San Jose chúng tôi sống thật khó khăn bởi vì cha mẹ tôi làm việc suốt thời gian. Trải nghiệm này đối với tôi, bị xa lìa cha mẹ về mặt tình cảm, vì họ phải làm việc quá nhiều, và tôi bị thu hút một cách gián tiếp vào những kinh nghiệm chiến tranh và tị nạn. Tôi phải mất đến 10 hay 15 năm để đi đến chỗ sẵn sàng nghĩ về Chiến tranh Việt Nam và nó có ý nghĩa gì đối với tôi. Tôi chỉ muốn rời khỏi San Jose. Tôi không bao giờ muốn viết hồi kí của riêng mình, đời tôi, nó không thú vị đến thế, nếu tôi là một nhà văn giỏi hơn, thì tôi chỉ viết về cha mẹ tôi.

JF: Có cuốn sách nào ông đọc khi trưởng thành hay sớm hơn giúp ông nhìn thế giới một cách rộng lớn hơn, vượt ra khỏi San Jose không?

NTV: Khi còn đang học đại học, tôi nghiên cứu tiếng Anh và nghiên cứu sắc tộc – tiếng Anh, bởi vì tôi yêu văn học. Lý do tại sao tôi cần nghiên cứu sắc tộc là trong những năm 1980 và 1990 [người Mỹ] các ông gắn bó với đề tài này. Và tôi thấy mình không thể sống cuộc đời tách khỏi cái đó, vì tôi cũng cảm thấy nhất thiết phải làm một cái gì khác biệt. Nghiên cứu sắc tộc mở ra cho tôi thấy khả năng văn học có thể đóng vai trò quan trọng về phương diện chính trị và công bằng xã hội. Bởi vậy tôi thu hoạch nhiều từ những nghiên cứu về người gốc Mễ và văn học Mỹ gốc Phi và văn học Mỹ gốc Á. Một số người như Richard Wright, Ralph Ellison, và Maxine Hong Kingston có tầm quan trọng rất lớn đối với tôi. Thông qua việc trở về với những nghiên cứu tiếng Anh, tôi trở về với lí thuyết: chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa giải kiến tạo, tính dục đồng giới, lí thuyết, tất cả những cái này cùng đến một lúc và tạo thành nền tảng của Không có gì chết. Trong vòng một thập niên tôi cố gắng giảỉ quyết một số vấn đề cốt yếu: viết như một thiểu số có nghĩa là gì, bị chiến tranh đóng sẹo có nghĩa là gì? Trong Không có gì chết tôi cố gắng làm một số việc, nghĩ về kí ức, vâng, nhưng kí ức về chủ nghĩa tư bản, về sự bất công, và viết về tính chủ quan thiểu số như thế nào, và chúng tôi những tộc người thiểu số đã bị nhử vào những kinh nghiệm lí tưởng hoá như thế nào – nghĩ về cộng đồng của chúng tôi như được xác định bằng việc chúng tôi bị đem làm vật hi sinh. Và kết luận là: đó là những cái bẫy cho bất kì loại nhà văn nào của những cộng đồng thiểu số.

JF: Tôi nghĩ cái xuất sắc trong cuốn sách này là cách ông liên hệ những vấn đề về bản sắc – và cách những kí ức quanh vấn đề Việt Nam được tổ chức – với những hình thức bạo lực trong nước Mỹ, dựa hoàn toàn trên các nhà tư tưởng Mỹ gốc Phi, từ W.E.B Dubois đến Toni Morrison. Một câu trích từ Người yêu dấu mang đến cái tên cho cuốn sách. Tôi tự hỏi liệu ông có tìm thấy một độ mở nào cho những hình thức rộng lớn hơn của tư tưởng mà ông ủng hộ trong năm qua, khi tính dân tộc tăng lên rất mạnh trong những diễn ngôn hùng biện và đồng thời một cảnh tượng về sự hung bạo khủng khiếp của cảnh sát đang diễn ra chống lại dân Mỹ gốc Phi không.

NTV: Bất kì ai nhìn vào những quang cảnh hiện thời và phong trào hành động vì Vấn đề Cuộc sống người Da đen mà kinh ngạc trước bất kì sự liên hệ nào giữa các cuộc chiến tranh ở nước ngoài và xung đột trong nước, thì đó là ngây thơ, hoặc không có chút ý thức lịch sử nào cả. Và có lẽ phần lớn nước Mỹ là như thế. Tuy nhiên đây không phải là một ngẫu nhiên. Bộ phận quyền lực và ý hệ trong bất kì xã hội nào là công việc nó làm để phòng ngừa công dân hay cư dân của nó thiết lập những mối liên hệ như vậy. Ông biết không, những gốc rễ trong nước và quốc tế của bạo lực rất xa về quá khứ, và những gốc rễ của chế độ nô lệ và chủ nghĩa phân biệt chủng tộc gắn kết sâu xa với chủ nghĩa dân tộc và chiến tranh. Tôi luôn ý thức rõ về điều này mỗi khi tôi khởi sự những Nghiên cứu Sắc tộc ở đại học. Tuy nhiên kết luận về điều này thiếu bối cảnh là cái bẫy cho rằng đau khổ của chúng ta là duy nhất. Và nó đúng cho bất kì dân tộc nào – nhiều người Việt Nam cảm thấy thế, nhiều người da đen cảm thấy thế, nhiều người da trắng cũng nghĩ thế. Chúng ta không thể nào thắng được những chia cắt giả tạo do điều này tạo ra – và những xung đột mà nó kích hoạt – cho đến khi chúng ta thừa nhận rằng những đau khổ của chúng ta là chung và được tạo ra trên rất nhiều khu vực. Đó là lí do tôi nhìn vào một số tác phẩm của các nhà văn chứng minh điều đó trong Không có gì chết: tác phẩm của Junot Diaz, Susan Sontag, và James Baldwin nói riêng. Đây là những nhà văn đã suy nghĩ về những vấn đề ấy.

(Còn tiếp)

Trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư

Phần không tính cách tạo nên sự sáng tạo riêng của mỗi tác giả

Như Quỳnh de Prelle (từ Brussels):

Phần không tính cách trong các tác phẩm tạo nên cái Tôi của nhiều tác giả đương đại. Chị thấy sao từ cá nhân và những người bạn viết mà chị biết?

Tôi giải thích một chút về ý nghĩa của Phần không tính cách ở đây. Theo tôi, đó là cách đón nhận suy nghĩ, cảm xúc đến rất nhanh có khi vội vàng của tác giả. Cũng là cách nhìn thế giới trong một khoảnh khắc như là vô tận, hiện hữu và vụt biến ngay đi. Tác phẩm ra đời như thế, không dấu vết ngay cả khi lịch sử đang tồn tại trong đó. Người đọc được cảm nhận và sẻ chia lúc ấy, thậm chí không dấu ấn, không nhớ họ đọc gì nhưng tác phẩm nó đã tồn tại như cách nó ra đời. Người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh. Câu chuyện ấy được kết thành như sự tồn tại vốn có của loài người và con người đang sống, hoặc đã chết.

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư (từ Huế) trả lời:

Bạn đã giải thích rõ về Phần không tính cách, Như Quỳnh de Prelle. Tôi nghĩ đơn giản đó là cảm hứng, không mang luận lý của cái nhìn đa chiều từ tính cách cá nhân. Tôi thường hay làm thơ theo cảm hứng ngẫu nhiên, nhưng càng viết thì càng phát hiện nhiều điều thú vị trong thế giới mà mình cảm nghiệm đó. Sự phát hiện như một lăng kính ảo diệu đã làm mình say mê thế giới trong thơ. Như bạn nói: “người viết thể hiện cái Tôi một cách rõ ràng trong những đứa con tinh thần của mình bằng những khoảnh khắc rất hiện sinh”. Đúng như vậy, khi mới viết, bắt đầu từ ý tưởng, thì cảm hứng đã gợi mở những con chữ lạ, đẹp, ngỡ như những mảnh li ti nhiều sắc màu xoay xoay dưới đôi mắt trẻ thơ trong cái kính vạn hoa, mình chỉ việc lắp ghép các ngôn từ ấy lại như một trò game ma thuật cuốn hút (đó là cảm giác của sự say mê rất riêng).

Đến với thế giới thơ, mỗi người có một sự quan sát riêng, một không gian thơ riêng, một cảm nghiệm riêng và rộng hay hẹp, nông hay sâu là tùy thuộc vào thế giới quan ấy. Nhiều khi mình hay nói đùa: tính cách của tôi là bẩm sinh, như cốt cách con người vậy, không phải chịu ảnh hưởng gì từ môi trường sống. Thật ra đó là vốn sống là nhiều, sự trải nghiệm trong sách cũng là vốn sống. Điều này vừa hay vừa dở, hay là vì tôi luôn được sống tự do với bản thể, không cần gò mình vào khuôn mẫu nào đó; cái dở là khó hòa đồng với đám đông, khó thăng tiến sự nghiệp (theo nghĩa danh chức). Và mỗi người sáng tạo đều có dấu ấn riêng về thời đại của họ, nhưng vẫn có rất nhiều người đã đánh thức được ký ức của thời đại trước. Nhiều khi tôi thấy việc làm thơ cũng như là mình trình bày thái độ, suy nghĩ của mình với những gì mình thấy. Như tôi đã từng viếc rất nhiều bài Thơ nói về Thơ, ví dụ như bài: “Thơ thách đố: với toán học/ nó làm phép cộng trừ yêu và ghét/ không nằm trong công thức gạn lọc/ thơ vẽ đồ thị bình phương lên chiếc bóng/ gieo nỗi buồn lên mỗi bông hoa bồ công anh/rơi trên thảm cỏ xanh/và mắc rối…” Thơ cũng cần sự rõ ràng như toán học, dù thơ là điều gợi ra từ cảm hứng bất chợt, dù khi ý niệm sống của mình có mở ra ba cõi nhân sinh. Thơ tôi lý trí hơn là cảm giác bay bổng, chỉ là tôi khéo léo che đậy sự khô cứng của lý trí bằng những ẩn dụ hoặc ngôn từ hài hước, đời thường, hay bằng giọng điệu giễu cợt… Khi đọc thơ tôi, mọi người sẽ nhận ra ngay tính cách, lứa tuổi, thời đại, thế hệ của tôi. Vậy nên, nói là “phần không tính cách” nhưng lại mang tính cách rất riêng của mỗi người.

Như Quỳnh de Prelle: Là tác giả duy nhất được giải về thơ của Văn Việt, chị có cảm xúc và suy nghĩ gì?

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư: Về giải thưởng Thơ của Văn Việt, tôi rất quý trọng điều này, vì nhờ đó mà tôi biết thơ của tôi đã có được sự đồng cảm, chia sẻ của đông đảo người đọc và những người làm công việc sáng tạo phê bình văn chương. Đó là sự khởi đầu rất thuận lợi cho con đường sáng tạo của tôi.

Như Quỳnh de Prelle: Giải thưởng mở cánh cửa cho chị vào con đường sáng tác chuyên nghiệp, chị sẽ theo sáng tác hoàn toàn hay vẫn song hành là một cô giáo dạy Văn ở trường trung học?

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư: Câu hỏi về con đường sáng tác chuyên nghiệp, chuyên nghiệp này với người viết thì hơi khó phân biệt, bởi tôi thấy nhiều người “chuyên nghiệp” bởi họ làm công việc liên quan đến văn chương nhưng chưa hẳn họ sáng tác “ chuyên nghiệp”. Và đa số những nhà văn nhà thơ đều tìm cho mình một nghề để mưu sinh, không thể mưu sinh bằng thơ văn được, từ thời của Tản Đà đến bây giờ thì giá của văn chương càng ngày càng tuột dốc giữa chợ trời. Thêm nữa, tôi chỉ là người mới viết, nghề nghiệp chính của tôi mãi là giáo viên cho đến 15 năm nữa nghỉ hưu, hy vọng lúc ấy tôi sẽ có cơ hội chuyển nghề.

Như Quỳnh de Prelle: Có nhiều khó khăn với chị khi đi theo hướng sáng tác tự do và không có chủ trương như của các hiệp hội văn học trong nước?

Nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư: Mỗi người viết đều cần phải có tư duy độc lập, không bị ràng buộc hay giới hạn bởi một đường lối hay chủ trương nào từ các hiệp hội văn học của nhà nước. Bởi văn chương là sáng tạo, mà sáng tạo thì vô cùng. Nếu sáng tạo văn chương mà có thể giới hạn được, thì tôi nghĩ là chỉ có thể là khoanh một vòng tròn độc lập trong cái ý niệm sống của mỗi một cá thể con người. Tôi vẫn vấp phải những trở ngại trong cuộc sống khi sáng tác tự do, nhưng tôi luôn thấy rõ rằng, tôi không vi phạm gì đến pháp luật, tất cả đều vì sáng tạo văn chương. Cảm ơn Như Quỳnh de Prelle đã chia sẻ với tôi về công việc sáng tác này.

Như Quỳnh de Prelle cảm ơn cuộc trò chuyện với nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư.

Brussels-Huế 13/3/2016

Trò chuyện với con trai Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên:

Người trí thức giữ mình bằng liêm chính và tự trọngclip_image001

clip_image001[1]

TTCT – Cuốn sách mới ấn hành Luật sư Vũ Trọng Khánh – Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên cho thấy đất nước vừa có độc lập đã lo xây dựng ngay một nhà nước pháp quyền với tư tưởng rất hiện đại. Cuốn sách còn cho thấy một trí thức… sống lạ với câu hỏi đến hôm nay vẫn khó giải đáp hết được: “Sao ông giữ mình cẩn thận quá vậy?”.

clip_image002

Ông Vũ Trọng Khải -Ảnh nhân vật cung cấp

Continue reading “Trò chuyện với con trai Bộ trưởng Tư pháp đầu tiên:”

Phỏng vấn nhà văn Nguyễn Khắc Phục

(Tô Hoàng thực hiện)

Ng Kh Phục 1

1- Nguyễn Khắc Phục… Khắc Phục… Gần như cả cuộc đời ông, cái May, cái Xui, Vinh quang và Thử thách luôn luôn cận kề bên nhau… Có lẽ vì vậy không ít người quen biết ông vẫn nghĩ rằng hai chữ Khắc Phục ám ảnh ông trong suốt đoạn đời, buộc ông phải vật lộn, lèo lái hơn nhiều đồng nghiệp văn chương nghệ thuật khác . Ông giải thích sao về cái tên cha mẹ đặt cho mình?

NKP- Họ Nguyễn nhà tôi vốn không có tên lót “Khắc”. Khi mẹ tôi sắp sinh tôi, giặc Pháp đã quay lại tái chiếm Sài Gòn, nên cả nhà phải tản cư lên Mi Mốt (gần biên giới Việt Nam – Campuchia) và chính tại đây tôi đã cất tiếng khóc chào đời. Bác Cả của tôi vốn cũng biết đôi ba chữ Nho, bèn đặt tên cho tôi thêm chữ lót là “Khắc”. Thế là tôi có tên Nguyễn Khắc Phục. Bác Cả giải thích: Khắc là nhất định, Phục là quay lại, lấy lại, khôi phục… Ám chỉ việc ta nhất định lấy lại Sài Gòn từ tay Pháp! Như vậy, cái tên Khắc Phục của tôi ra đời với nghĩa “nhất định lấy lại” nhưng sau này lại biến nghĩa thành “vượt qua”. Thí dụ: khắc phục khó khăn, khắc phục hậu quả của lũ lụt… Xem ra như vậy, cái tên Khắc Phục đâm ra gần với khẩu hiệu và nặng nhọc quá. Cứ thế cái tên này “ám” gần trọn cuộc đợi và quá trình sáng tác của tôi. Ôi, ơn giời, về đoạn cuối này, cái tên Khắc Phục với cái nghĩa “nhất định lấy lại” đã quay về với tôi. Và tôi đã lấy lại được những gì ngày xưa chưa có, chưa biết hoặc chưa dám nghĩ tới… Giời công bằng lắm. Phải vậy chăng quý bạn!

Phỏng vấn nhà nghiên cứu Thụy Khuê

(Hà Thủy Nguyên thực hiện)

ThuyKhue0001b

1. Là một người sống ở nước ngoài tự học, tự nghiên cứu văn học Việt Nam, bà đã trở thành một nhà nghiên cứu, phê bình văn học có uy tín không chỉ với hải ngoại mà cả trong nước. Bà có thể chia sẻ với bạn đọc Văn Việt con đường đi tới thành công hiếm có như thế đối với một cây bút hải ngoại?

Tôi ở trong hoàn cảnh khá đặc biệt, năm 1962, khi đi du học, học về toán, rồi bỏ dở, lập gia đình, ở nhà trông con trong một thời gian dài, không để ý đến sách vở nói chung và văn học nói riêng. Bài đầu tiên đăng trên báo Tự Do, ở Bỉ, tháng 4/1985, là một đoản văn tựa đề Đường về Hà Nội, kể lại chuyến tôi về thăm quê mùa thu 1984, sau 30 năm xa cách. Chuyến đi và bài viết này khởi đầu cho ngõ quặt của một đời người. Lúc đó tôi 40 tuổi. Sau khi tiếp tục viết vài truyện ngắn và những bài phiếm luận được độc giả yêu thích, đôi khi có điểm sách, rất nhanh, tôi thấy phải chọn: hoặc tiếp tục sáng tác, hoặc chuyển sang phê bình, không thể làm cả hai, vì hai ngành đòi hỏi hai cách đọc và học khác nhau. Tôi chọn phê bình, vì nghĩ rằng: nước mình có quá ít người viết phê bình giá trị, còn sáng tác mình có nhiều nhà văn lớn.

Khi đã quyết định, tôi bắt tay vào việc học ngay, vì có một khoảng trống gần 40 năm để lấp, bởi những người làm nghề này ở bên Pháp, ngoài tài năng, họ còn được rèn luyện kiến thức từ thủa ấu thời: chọn ban cổ điển, đậu cử nhân, tiến sĩ văn chương, là giáo sư đại học, v.v. Năm 1986, ở tuổi 42, tôi chỉ là một kẻ “vô học”, cho nên việc tự học không dễ dàng, bởi vì, tôi học trường Việt, vốn văn hóa Việt trình độ phổ thông, nhưng tiếng Pháp là sinh ngữ, năm 1962, chỉ biết bập bẹ. Sau 20 năm ở Pháp, đã tạm gọi là một người biết tiếng Pháp, nhưng việc đọc và hiểu những sách lý thuyết văn học, triết học, là một chuyện khác hẳn. Vì vậy, hầu như mỗi trang sách tôi đều phải tra từ điển nhiều lần. Bây giờ vẫn giữ thói quen này, bỏi vì những chữ mình tưởng là biết rõ, thực ra nó có nhiều nghiã khác mà mình không biết, nó có cả lịch sử của chữ nữa, cho nên muốn thấu triệt phải có từ điển và phải suy luận thêm để chọn chữ cho đúng. Nhưng cái khó không chỉ ở đấy, mà còn ở sự thiếu vắng kiến thức về ngữ học, triết học, văn chương Tây phương mà các tác giả thường dẫn chứng, hoặc tiềm ẩn trong câu văn, trong tư tưởng của họ. Tôi vượt được bước khó khăn này, có lẽ cũng nhờ hai năm theo học lớp dự bị thi vào trường lớn (préparation aux grandes écloles): Cái học về toán thì mau quên, nhưng tinh thần cố gắng hết sức để đạt mục đích, mà người thầy truyền đạt, đã in sâu vào óc: nếu tôi là người quét đường, tôi phải quét sạch trơn; nếu tôi là người đá banh, tôi phải đá đến đích. Nguyên tắc này có thể dùng cho tất cả mọi người, mọi nghề. Áp dụng vào việc phê bình nghiên cứu, nó bắt người phê bình phải đi tới tận cùng lập luận của mình, buộc người nghiên cứu phải điều tra đến nguồn cội việc mình tìm kiếm, không ba hoa, không gian dối, không loè bịp, không viết những điều mình không hiểu, không viết những điều mình không biết. Sau 10 năm, vừa học, vừa đọc, vừa viết, năm 1996, tôi xuất bản cuốn sách đầu tiên Cấu trúc thơ, có thể coi là cuốn sách nền móng về việc tìm hiểu ngôn ngữ thơ, áp dụng vào việc phân tích thi ca Việt Nam.

Continue reading “Phỏng vấn nhà nghiên cứu Thụy Khuê”

Ba câu hỏi cho Hoàng Hưng

Phùng Nguyễn

ph_ng nguy_n

Văn Việt: Cuộc trao đổi này giữa nhà văn Phùng Nguyễn và nhà thơ Hoàng Hưng diễn ra trong hai tháng 9-10/2015, được hai bên quyết định công bố vào cuối tháng 11/2015. Không may, nhà văn Phùng Nguyễn đột ngột từ trần ngày 17/11/2015. Nay nhà thơ Hoàng Hưng xin công bố văn bản này như một nén nhang thắp trước di ảnh nhà văn Phùng Nguyễn nhân dịp 49 ngày mất của ông, cũng là dịp năm mới 2016.

Chị Chỉ ba con năm em tìm thấy Lá
Xòe tay phủ mặt Chị không nhìn! *

Phùng Nguyễn:

Tìm đủ ba câu để hỏi nhà thơ Hoàng Hưng mà không phải lập lại của người khác cũng đủ gây nhiều phiền hà cho người viết. Bởi vì ai cũng biết là, ít nhất, một trong số những câu hỏi chém chết cũng liên quan đến vụ án Về Kinh Bắc (VKB), bắt nguồn từ tập thơ nổi tiếng của nhà thơ Hoàng Cầm.

Năm năm về trước, nhà thơ Hoàng Hưng cho công bố trên mạng talawas một bài viết trong đó ông kể lại diễn tiến của vụ án Về Kinh Bắc một cách khá chi tiết. Sau đó, thỉnh thoảng ông cũng có trở lại với đề tài này trong một số bài viết khác. Sẽ là bất công nếu buộc ông phải lập lại những điều đã nói, cho nên, chọn lựa còn lại của người phỏng vấn là đề nghị nhà thơ Hoàng Hưng chia sẻ với bạn đọc những điều chưa nói hoặc/và những điều còn chưa nói hết trong vụ án Về Kinh Bắc.

Thưa anh Hoàng Hưng, là “một trong số những nhà thơ trẻ nổi bật của ‘thế hệ chống Mỹ’”, và mặc dù “tư tưởng ngày càng ‘diễn biến hòa bình’ do tác động của cuộc sống và sách vở tàn dư của chế độ Sài Gòn,” vào năm 1982 anh không phải là người bị chế độ chú ý cho đến khi anh, con cá hẩm hiu, vô tình chui đầu vào lưới. Đã ba mươi năm trôi qua kể từ ngày anh ra tù (31/10/1985) sau khi nhà cầm quyền “cất vó” Về Kinh Bắc và trao tặng anh 39 tháng tù giam. Nhìn lại, vụ án Về Kinh Bắc đã đóng vai trò gì trong đời sống, trong tư duy, và trong hành động của Hoàng Hưng suốt ba thập kỷ qua?

HH __c Th_ T_ _ Chicago 2003

                                                                                    HH đọc Thơ Tù ở Chicago (2003)

Hoàng Hưng:

Ở tù, nhất là tù Cộng sản, dĩ nhiên là khổ. Không ít người đã chịu nhiều đau thương, bị tra tấn, hành hạ dã man, thậm chí bị giết dần trong lao tù và các trại cải tạo. Riêng chế độ lao tù của tôi thì không đến nỗi quá khắc nghiệt, có lẽ do hoàn cảnh chung của Việt Nam lúc đó kiệt sức sau khi bị Tàu Cộng đánh phá nên buộc phải “mở trại” cho các gia đình tù nhân thả sức tiếp tế. Với tôi, đáng lên án nhất là việc bắt tôi đi tù 39 tháng đã gây cho gia đình vợ dại con thơ của tôi rất nhiều khổ sở.

Sau 30 năm, giờ nhìn lại, tôi hơi thấy buồn cười là có khi mình phải cảm ơn thời kỳ ấy!

Đầu tiên là nhờ nó mà tôi học được tiếng Anh. Sau thời gian đi “cung” liên tục căng thẳng đầu óc, thì tôi giành toàn bộ thời gian từ lúc mở mắt đến khi nằm lăn ra ngủ để… tự học. Vì ở ngoài lo chạy ăn tối ngày không bụng dạ nào mà học. Trong xà lim tôi tự học qua sách Ngữ pháp tiếng Anh (của VN), từ điển Anh-Pháp bỏ túi (của Pháp), và báo Moscow News (của Liên Xô)! (Lần đầu sang Mỹ năm 2003, phải “lecture” về Thơ VN hiện đại ở Đại học Washington, khi tôi xin “excuse my English…” vì lý do tự học như trên, nói không chuẩn nghe không rành, cả phòng vỗ tay hồi lâu!). Ra tù một cái là kiếm sống bằng dịch các bài báo, và cuốn sách đầu tiên: “The Jungle Book” của R. Kipling. Với cái vốn khởi đầu ấy, tôi bắt đầu tìm hiểu thơ Mỹ, vừa dịch vừa học, đến nay cũng ra được vài tập. Cái này giống nhà thơ Tuân Nguyễn bị tù thời “Xét lại”, (tình cờ trước đây cũng ở trại Cẩm Thủy Thnh Hóa như tôi), trong tù anh tự học tiếng Nga và ra tù trở thành dịch giả, mở đầu là cuốn “Chó Bim trắng tai đen”.

Do tập trung học tiếng Anh suốt ngày, đêm đến tôi ngủ rất ngon. Một sáng sớm tỉnh dậy thấy “Ông quản giáo” đứng ngoài song sắt nhìn mình từ lúc nào, “ông” thốt lên: “Thằng này trông như đ. phải tù!”

Thứ hai: nhờ thời gian tù mà tôi có được 30 bài thơ, chủ yếu làm trong đầu, ra tù nhớ lại, rồi thêm bớt, thành tập “Ác mộng”, trong đó có những bài được nhiều người đọc tán thưởng, như “Một ngày”, “Người về”, “Mùi mưa hay bài thơ của M.” Cũng nhà tù đã tạo cho tôi một bước ngoặt về thi pháp, từ lãng mạn, ấn tượng, vụt hiện… qua một thứ “tân cổ điển” hay có nhà nghiên cứu gọi là “hiện đại Á châu”. Hình như… đau đời, tâm tư hơn?

Tóm lại, ở tù là mất tự do, nhưng trong hoàn cảnh ấy tôi vẫn cố giữ cho mình một “tự do nội tâm” không ai xâm phạm được. Và cũng như thế, khi ra sống ngoài “nhà tù lớn”, tôi vẫn cố giữ lấy tự do cá nhân của mình, mà “quản ngục” bây giờ, ngoài Ban Tuyên giáo của đảng Cộng sản, còn có anh chàng rất lợi hại mang tên “danh – lợi”.

Điều hết sức quan trọng nữa: Ở tù ra, tôi dứt điểm được cái tư cách “cán bộ báo chí hạng bét”, chân trong-chân ngoài, chân ngoài dài hơn chân trong hay đồng sàng, dị mộng mà trước đây dù sớm chán ghét nhưng mãi không đủ dũng cảm để từ bỏ; tự nhiên được đứng hẳn vào hàng ngũ “bên lề” cùng với các đàn anh Nhân Văn-Giai Phẩm, Xét lại…, để đến khi “Đổi mới” rồi khi phong trào Dân chủ nhóm lên, tôi thoải mái tham gia như cá gặp nước, như hổ về rừng, chẳng vướng bận chút quyền lợi gì do chế độ bố thí, kể cả các thứ “bánh vẽ”, nên không hề lâm cảnh ngộ “há miệng mắc quai” như một số người khác. Thử hình dung: Nếu không bị tù, thì giờ này tôi có thể vẫn chỉ là một chú bé nhiều tuổi viết báo “lề phải” lăng nhăng, viết theo chỉ đạo của “trên”, thỉnh thoảng “ghé gẩm” vài chữ nói kháy, chọc ngoáy tí ti cho bõ tức là cùng chứ gì?

Ra tù, sau vài năm luyện “nghề báo thứ thiệt” tại vài tạp chí khoa học, kinh tế, với sự dẫn dắt của anh em họa sĩ-nhà báo Sài Gòn Hoàng Ngọc Biên-Hoàng Ngọc Nguyên (trước khi vào tù tôi chỉ quen làm báo “bao cấp”, tức “giả báo”), gặp lúc báo Lao Động làm cuộc “cách mạng” với tờ Lao Động Chủ nhật vào năm 1990, chính cái lý lịch “tà-ru” (“bộ lạc tà-ru” là sáng tạo của André Menras, cựu tù Côn Đảo dưới chế độ Sài Gòn) của tôi đã khiến Tổng biên tập “Đảng viên nhưng mà tốt” là Tống Văn Công khoái chí mời về phụ trách trang Văn hóa-Văn nghệ cùng lúc với họa sĩ Chóe “cựu tù double”. Một thời gian ngắn ngủi nhưng hạnh phúc của tôi trong nghề báo chính là ở báo này, cùng làm việc với những nhà báo dày kinh nghiệm của Sài Gòn cũ: Lý Quý Chung, Trần Trọng Thức… và những cây bút cấp tiến tài hoa của miền Bắc như Lưu Trọng Văn. Tôi còn nhớ khi được mời làm Trưởng ban VH-VN, tôi từ chối, với lý do “quan điểm của tôi không giống quan điểm Ban Tư tưởng Văn hóa của Đảng” thì các vị lãnh đạo Báo lại bảo: “Thế mới cần đến anh chứ!” Tôi đã thể hiện rõ quan điểm của mình trong những bài giới thiệu các nhân vật Nhân Văn-Giai Phẩm như Nguyễn Hữu Đang, Hoàng Cầm, Đặng Đình Hưng, bênh vực tiểu thuyết “Miền hoang tưởng” của Nguyễn Xuân Khánh (bị báo Công an và Tuyên giáo đánh), quảng bá tranh trừu tượng, minh oan cho Alexandre de Rhodes… Còn Lưu Trọng Văn thì đã đăng bài phỏng vấn một nghệ sĩ danh tiếng về Đảng, với cái tít: “Đảng phải tự lột xác nếu không muốn bị lột xác!”. Tất nhiên làm báo kiểu chúng tôi thì chẳng mấy chốc bị tuýt còi. Vì không muốn gây phiền cho tờ báo mà mình đang làm việc, tôi đã viết đơn “xin từ nhiệm trưởng ban” sau khi công bố tập thơ “Người đi tìm mặt” (1994) trong đó có mấy bài Thơ Tù (công an đã “hành” nhà thơ Quang Huy, Giám đốc NXB một thời gian khá dài, và “méc” ông Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động là chủ quản báo Lao Động của tôi).

Cũng thời gian này, tôi cùng với cố nhà văn Nhật Tuấn làm tập san văn chương Văn học & Dư luận (do nhà văn Nhật Tiến tài trợ), ra được mấy số thì… bị rút giấy phép, sau khi đăng bài thơ “Phận chó” của cố họa sĩ Tường Vân ở Hải Phòng (… bảo ra đường/ ra đường/ bảo vào gầm giường/ vào gầm giường/ bảo sủa/ sủa/ bảo im/ im/ cứ thế triền miên/ một đời con chó).

Báo Lao Động thời Đổi mới nhanh chóng tan đàn xẻ nghé vì nội bộ mất đoàn kết tạo cớ cho lãnh đạo cao cấp của Đảng và An ninh can thiệp. Không còn diễn đàn trong nước, thì gặp lúc nhà văn Phạm Thị Hoài mở trang mạng talawas ở Berlin, tôi đã sớm cộng tác với nó và trở thành biên tập viên công khai, chuyên về văn hóa văn nghệ quốc nội, rồi người viết mục bình luận. Talawas nghỉ, thì xuất hiện Bauxite Vietnam, tôi cũng vinh dự tham gia từ những ngày đầu rồi làm BTV cho nó cho đến khi vanviet.info ra đời.

Tóm lại, ra tù tôi mới được làm báo “thứ thiệt”, báo “lề giữa” và “lề trái”!

Cũng do thân phận công dân hạng hai của một kẻ có “tiền án tiền sự”, tôi biết mình phải tự lo lấy việc xuất bản thơ phú của bản thân, không hòng mong được người ta đem tiền thuế của dân mà in sách cho mình. Sau “Đổi mới”, tôi là kẻ đầu tiên bỏ tiền tự in “Thơ ngoài luồng” với giấy phép mua của các nhà xuất bản (“Ngựa biển” 1988, sau đó là “Người đi tìm mặt”, “Hành trình”, “Thơ Federico Garcia Lorca”, mới nhất là “Bài hát chính tôi” của Walt Whitman). Đó là không kể mấy cuốn sách dịch được tài trợ của nước ngoài (Thơ Apollinaire, 15 nhà thơ Mỹ TK XX, Thơ André Velter, “Trường ca Aniara” của Harry Martinson, tiểu thuyết “Đồ vật” của Georges Perec). Đến những năm gần đây thì cái tên tôi rất khó qua nổi bàn duyệt của Cục Xuất bản, tôi bèn tự làm tủ sách HHEBOOK (vào năm 2012, dịp tôi tròn 70 tuổi) để tự quảng bá online.

Tôi có một nguyên tắc hoạt động, có lẽ cũng từ kinh nghiệm “làm việc với công an” những ngày ở tù: công khai danh tính và việc làm mọi lúc mọi nơi, không có gì là “bí mật”. Tôi cho đó là cách tự bảo vệ an toàn nhất, vì như thế tránh được mọi sự suy diễn, đơm đặt bất lợi cho mình. Tất nhiên mình phải tin ở chính nghĩa của những việc mình làm.

Trong tù, tôi có những giấc mơ lạ, đến nay cũng chưa lý giải nổi. Tôi thường mơ thấy mình ở trong một ngôi chùa, chơi với các sư và ni cô; có lúc sư dạy tôi nhảy cao lên tận xà ngang chánh điện, có lúc Phật Bà cho tôi một cái chiếu, tôi ngồi lên, chiếu bay ra ngoài cửa sổ đưa tôi đi một quãng rất xa, rồi… lại bay về; có lúc ngồi thuyền với các ni cô đi chơi Hồ Gươm… Nhưng lạ nhất là một đêm, một ni cô nhìn thẳng vào tôi và đọc hai câu này: “Muốn giữ đầu lên cầu mà đứng/ Đi đến gần thì bưng lấy đầu”. Tôi sực tỉnh, ghi nhớ mãi hai câu ấy. Phải chăng đó chính là nguyên tắc xử thế mà ni cô muốn dạy tôi? Chuyện có vẻ hoang đường, nhưng sau khi ra tù, tôi mới được biết nơi giam giữ tôi nguyên là đất của một ngôi chùa làng.

Phùng Nguyễn:

Một trong những chi tiết lý thú mà nhà thơ Hoàng Hưng nhắc đến trong bài viết đã dẫn là “Về Kinh Bắc bắt đầu thành vấn đề nghiêm trọng chính là vì mấy bài thơ này ** được in trên một tờ báo ở Pháp kèm theo lời bình mang tính chống đối chính trị.” Và “vấn đề nghiêm trọng” này đã dẫn đến việc nhà thơ Hoàng Hưng, cùng với tác giả Hoàng Cầm, vào mùa Thu năm 1982, phải đi tù 3 năm 3 tháng. Hơn 30 năm sau, nhà văn Trần Đĩnh, tác giả của Đèn Cù, một hồi ký không những với nội dung không được hiền lành như Về Kinh Bắc mà còn được xuất bản và phát hành rộng rãi tại Hải ngoại vừa trở về Việt Nam sau một chuyến xuất ngoại mà không rụng bất cứ sợi lông chân nào. Như vậy, có thể kết luận là xã hội Việt Nam đã có những tiến bộ nhất định về các mặt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận. Có nên ghi công đầu cho “nỗ lực dân chủ hóa đất nước” của nhà cầm quyền về tất cả những thay đổi khí hậu này hay không, thưa anh Hoàng Hưng?

Hoàng Hưng:

Tất nhiên, nếu là những năm 1980, thậm chí 1990, thì viết lách, hành động như tôi bây giờ chắc chắn phải “đi” lần hai rồi chứ, mà phải là “đi suốt”! (trong những ngày tôi ở tù, vợ tôi đi xem bói, một cô bói rất trẻ ở đường Trương Minh Giảng cũ – Lê Văn Sĩ hiện nay – nói ngay là tôi đang bị tù, và dọa: sau này nếu không chịu tu, sẽ tù lần nữa!). Vậy thì có thể nói như anh là “xã hội VN đã có những tiến bộ nhất định về các mặt tự do tư tưởng, tự do ngôn luận”. Song đó là do công của ai? Chắc chắn không hề là công của nhà cầm quyền! Tất cả những việc nhà cầm quyền làm có vẻ “xả” hơn trước về Dân chủ cho đến nay chỉ là “đối phó tình thế” với diễn biến của tình hình chính trị xã hội trong nước và quốc tế. Tôi chưa hề thấy họ chủ động tiến bước trên con đường dân chủ hóa (hay nếu có thì chỉ là vài bước rụt rè, “bước đi một bước giây giây lại dừng”), mặc dù rất nhiều người tâm huyết, trí thức và cựu công thần của chế độ đã mỏi mồm vạch ra một lộ trình rất an toàn cho công cuộc dân chủ hóa, mặc dù đã có những tấm gương khá thuyết phục như Myanmar, mặc dù kẻ mà họ sợ nhất là chính quyền Mỹ đã thề thốt không tìm cách thay đổi chế độ của VN… Nói gọn, họ không hành xử như trước vì họ không còn khả năng hành xử như trước. Chúng tôi không bao giờ ngây thơ tin vào thiện chí của những người muốn bám víu quyền lực toàn trị đến phút cuối cùng và bằng mọi giá. Chúng tôi cứ làm những việc mà chúng tôi thấy là đúng đắn, có lợi cho đất nước, cụ thể là cho văn hóa giáo dục của người Việt, không xin và không đợi ai cho, như một bộ sách giáo khoa theo quan điểm hiện đại (của nhóm Cánh Buồm do nhà giáo dục Phạm Toàn chủ biên), như một diễn đàn tự do cho các nhà văn trong – ngoài nước (vanviet), như một Quỹ quà Tết cho Tù nhân Lương tâm…; còn nhà cầm quyền xử sự thế nào I don’t care (đó là câu trả lời ngắn gọn cho câu hỏi quan ngại của một giáo sư Mỹ sau khi tôi đọc Thơ Tù trên hội trường của trường Columbia College Chicago năm 2003).

Phùng Nguyễn:

Khi chuyển cho nhà thơ Hoàng Hưng bản thảo bài viết “Văn đoàn Độc lập Việt Nam, Sự kiện hay Cước chú?” để “tùy nghi,” người viết không chắc lắm về phản ứng của ông và của Ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam (BVĐ). Trong khi không giấu giếm cảm tình dành cho Văn đoàn Độc lập, bài viết phản ảnh những quan ngại về đường đi nước bước của tổ chức này trong tương lai, đặc biệt về sự “hợp cách” (legitimacy) của một văn đoàn mà nhìn từ nhiều góc độ, không thể được xem là thực sự hiện hữu. Tuy nhiên, bài viết cũng không quên chỉ ra những vận động sáng tạo của BVĐ trong việc xây dựng mạng Văn Việt để ngồi vào chiếc ghế trống dành cho Văn đoàn Độc lập.

Chỉ trong một thời gian tương đối ngắn, Ban Vận động Thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam, qua mạng Văn Việt, đã có những thành tựu đáng kể trong nỗ lực thực hiện các mục tiêu hướng tới một nền văn học đích thực. Nhà thơ Hoàng Hưng giữ một vai trò trọng yếu trong việc điều hành và phát triển mạng văn học này.

Một ngày của mạng Văn Việt?

Hoàng Hưng:

Trước hết, tôi xin phép cải chính: Hoàng Hưng không giữ “vai trò trọng yếu” ở trang mạng văn học này. Mạng Văn Việt có một nguyên tắc được đề ra ngay từ đầu và vẫn duy trì đến nay: việc điều hành mạng mang tính tập thể. Không có Tổng biên tập, mỗi biên tập viên (BTV) tự chịu trách nhiệm phần của mình, người điều phối chỉ tập họp bài vở và nhắc nhở, trao đổi nhận xét với từng BTV khi cần thiết. Ban biên tập (BBT) Văn Việt bao gồm những nhân vật rất uy tín như nhà ngữ học Hoàng Dũng, nhà văn Ngô Thị Kim Cúc, nhà thơ Ý Nhi, nhà thơ Bùi Chát, nhà thơ Lê Hoài Nguyên (tức cựu đại tá an ninh Thái Kế Toại), nhà văn Đặng Văn Sinh, nhà văn Nguyễn Quang Lập (trong gần 2 tháng đầu), nhà văn Dạ Ngân (trong gần một năm đầu), nhà thơ Giáng Vân (trong một thời gian)… Nếu có những ý kiến khác nhau, nhà văn Nguyên Ngọc chủ nhiệm trang mạng sẽ là người có ý kiến quyết định, nhưng thực tế rất hiếm khi có sự khác biệt lớn giữa các BTV về quan điểm bài vở. Vả lại, Văn Việt là một mạng văn chương “mở” trước các quan điểm nghệ thuật, với tiêu chí chung là “tự do, nhân bản” nên chấp nhận được nhiều khác biệt. Ngoài BBT, có nhiều sáng kiến xuất phát từ các thành viên BVĐ và được BBT tiếp thu nhanh chóng. Ngay cả việc post bài lên mạng cũng không trao độc quyền cho một người. Tóm lại, bất cứ ai trong BBT bị sự cố phải ngưng hoạt động, sẽ lập tức có người khác thay thế.

Cho đến nay, Văn Việt đã tồn tại được gần 2 năm, và ngày càng phát triển (ít ra là về số mục và đề tài, về số tác giả…), bất chấp sự đánh phá không ngừng nghỉ của những thế lực không ưa nó, như: đặt tường lửa, gây sức ép với các thành viên BBT, cộng tác viên… Điều đáng vui nhất là ngày càng nhiều cây bút uy tín cùng những cây bút “tương đối trẻ” và rất trẻ trong nước góp mặt trên Văn Việt (xin chỉ nêu một số tên ở diện sau như: Lê Anh Hoài, Nhã Thuyên, Phạm Phương, Phùng Thị Hạ Nguyên, Đàm Thùy Dương, Di, Lynh Bacardi, Ly Hoàng Ly, Khiêm Nhu, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Hà Thủy Nguyên, Lê Ngân Hằng, Lý Đợi, Lê Vĩnh Tài, Tuệ Nguyên, Hà Duy Phương, Huỳnh Lê Nhật Tấn, Lưu Mêlan, Đỗ Trí Vương, Nguyễn Đăng Khoa, Tuệ Anh, Trúc Ty, Đoàn Minh Châu, Thymianka Thảo Nguyên…) Các CTV ở nước ngoài cũng khá đông đảo và phong phú, từ Mỹ, Canada, Pháp, Anh, Úc, đến Nga, Đức. Trong tình hình ấy, có những ý kiến đề xuất đã đến lúc chính thức lập ra Văn đoàn Độc lập, nhưng Ban Đại diện của BVĐ đã trao đổi đi đến thống nhất: Vì mục tiêu của Văn đoàn Độc lập là “góp phần xây dựng một nền văn học VN đích thực”, trước mắt là một nền văn học Tự do, Nhân bản – mà đó là một quá trình lâu dài chứ không thể một sớm một chiều – cho nên cần kiềm chế những bức xúc nóng vội có thể biến nó thành “anh hùng liệt sĩ” quá sớm. Văn Việt nghĩ rằng người viết văn nên giành tâm sức nhiều nhất cho trang viết của mình chứ không phải cho việc đương đầu với công an và các lực lượng khủng bố của chế độ toàn trị. Vì thế Văn Việt chọn con đường đi ở biên giới của cái “legal” và cái “illegal”, với niềm tin sẽ đến lúc hoàn cảnh xã hội cho phép nhiều thứ hiện nay bị coi là “illegal” trở thành “legal”. Tất nhiên, tích cực “xé rào” luôn luôn là phương châm hành động của chúng tôi.

“Xé rào” cũng là việc chúng tôi làm “offline” như: xuất bản sách (2 tập truyện ngắn Văn Việt) và lập Giải thưởng Văn Việt (đang bước vào xét Giải lần thứ Nhất sẽ trao vào tháng 3/ 2016). Điều rất vui là Giải Văn Việt đã nhận được sự ủng hộ rất nhiệt tình về cả tinh thần lẫn vật chất của các văn nghệ sĩ, trí thức thân hữu trong-ngoài nước của Văn Việt. Nhiều tên tuổi ngoài Ban Vận động Văn đoàn Độc lập đã nhận lời tham gia ban giám khảo, như: nhà thơ Thanh Thảo (đương kim Chủ tịch Hội đồng Thơ Hội Nhà Văn VN), nhà thơ Thi Hoàng, nhà thơ Nguyễn Đức Tùng ở Canada, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân, nhà nghiên cứu-giảng dạy Nguyễn Thị Bình.

Và cũng tất nhiên, một nền văn học Tự do, Nhân bản đòi hỏi các tác giả phải là những con người Tự do, Nhân bản, sẵn sàng lên tiếng bảo vệ Tự do của bản thân và đồng nghiệp, Tự do của người đọc, Tự do của tất cả mọi người, phản kháng mọi hành vi phản nhân văn của bất kỳ ai, bất kỳ thế lực nào. Đó không chỉ là “thái độ chính trị” mà còn là “thái độ làm người” không nhà văn đích thực nào có thể né tránh dưới chiêu bài “nhà văn không làm chính trị”. Văn Việt là tổ chức đầu tiên lên tiếng lập tức (và sau đó cũng chỉ có 1,2 tổ chức nhà nước) khi Giàn khoan của Tàu kéo vào vùng biển Việt Nam, khi bọn khủng bố sát hại các nhà báo Charlie Hebdo của Pháp, và là tổ chức duy nhất lên tiếng khi các nhà văn-thơ Phạm Đình Trọng, Đỗ Trung Quân, Nguyễn Quang Lập bị công an khủng bố, sách nhiễu, cũng như đã tham gia với những hội đoàn dân sự khác phản đối những chủ trương, việc làm sai trái của chính quyền, bênh vực dân oan…

Để kết thúc, xin có một lời bình luận về câu hỏi này của người hỏi. Đọc bài viết mà nhà văn Phùng Nguyễn có dẫn ở trên, tôi hơi bất ngờ vì tác giả “hiểu chuyện” trong nước, chuyện Văn Việt, không như tôi chờ đợi ở một người xa VN và sống lâu năm ở một xứ “tự do” như anh. Trong khi đó, theo dõi những ý kiến trên mạng lâu lâu có liên quan đến Văn đoàn Độc lập và Văn Việt, post lên từ nước ngoài, tôi thấy cũng có những sự dị nghị, bắt bẻ, chê trách mà tôi chỉ có thể nhận xét là “thiếu thông cảm”, tuy vẫn coi đó là những yêu cầu chính đáng, “đúng như chân lý”, mà chúng tôi chưa thực hiện được.

Có một chuyện nhỏ tôi muốn kể: Năm 2000, lần đầu tiên tôi được phép ra khỏi nước, một dịch giả nổi tiếng bên Pháp đưa tôi đi chơi. Trên đường đi ông liên tục phê phán chuyện dịch thuật trong nước, nhất là của những tên tuổi đàn anh của tôi. Nghe mãi đâm “mệt”, tôi bèn ngắt lời ông: “Anh chê thì đúng rồi, và tôi thấy thế là đủ rồi. Nhưng nếu anh sống trong nước như chúng tôi bao nhiêu năm nay, liệu anh có làm được như chúng tôi không?” Ông im bặt, và từ đó… trở thành thân thiết với tôi, nhiệt tình góp ý sửa chữa tất cả những bản dịch mà tôi gửi cho ông. Hì hì…

Ghi chú:

* Nhại “Lá Diêu Bông,” một trong bộ ba Cây-Lá-Quả của nhà thơ Hoàng Cầm

** Trích Vụ án “Về Kinh Bắc”, một sự kiện “Hậu Nhân văn” của Hoàng Hưng:

Nhưng muốn hiểu vì sao có vụ án “Về Kinh Bắc”, phải ngược thời gian lên mười năm trước, khi một số bài trong bản thảo VKB bắt đầu được truyền tay hơi rộng trong giới yêu thơ, trong đó ba bài “Cây tam cúc”, “Lá diêu bông”, “Quả vườn ổi” (thường được gọi là bộ ba cây-lá-quả) được mến mộ nhất – phần quan trọng vì chúng được xì xầm diễn giải như lời oán trách của “em” (văn nghệ sĩ) với “chị” (Đảng), đại khái “em” yêu “chị”, nhưng “chị” đã lừa “em”, cho “em” ăn toàn “quả rụng”, rồi bỏ mặc “em” bơ vơ để đi lấy chồng…

TIỂU SỬ HOÀNG HƯNG

Sinh năm 1942 tại Hưng Yên. Tên khai sinh Hoàng Thụy Hưng, con thứ 6 của ông Hoàng Thụy Ba, một trong những bác sĩ y khoa đầu tiên của Đông Dương tốt nghiệp tại Pháp. Tốt nghiệp Khoa Văn Đại học Sư phạm Hà Nội. Dạy học rồi làm báo. Chuyển vào Sài Gòn sống từ 1977. Bị bắt và tập trung cải tạo (từ tháng 8/1982 đế hết tháng 10/1985) vì cầm tập bản thảo Về Kinh Bắc của Hoàng Cầm và cất giữ những phác thảo thơ của mình trong nhật ký. Trở lại nghề báo năm 1987, về hưu năm 2003, viết bài và biên tập các trang mạng talawas.org, Bauxite Vietnam, đồng sáng lập Ban Vận động Văn đoàn Độc lập VN và trang mạng vanviet.info

Hiện sống tại Sài Gòn, Vũng Tàu.

Các tác phẩm Thơ đã công bố: Đất nắng (in chung với Trang Nghị) 1970, Ngựa biển 1988, Người đi tìm mặt 1994, Hành trình 2005, Ác mộng 2006 (online, talawas.org), 36 bài thơ 2008, Thơ và các bài viết về Thơ HH 2012 (HHEBOOK), Các bài viết về Thơ 2012 (HHEBOOK), Poetry & Memoirs 2012 (International Poetry Library SF).

Thơ dịch: 100 bài thơ tình thế giới (chủ biên và cùng dịch) 1988,Thơ Federico Garcia Lorca 1988, Thơ Pasternak (cùng dịch với Nguyễn Đức Dương) 1988, Thơ Apollinaire 1997, Các nhà thơ Pháp cuối TK XX, 2002; 15 nhà thơ Mỹ TK XX (chủ xướng, tổ chức bản thảo và cùng dịch) 2004, Thơ André Velter 2006; Thơ Thuỵ Điển (cùng dịch) 2010, Trường ca Aniara 2012, Thơ Allen Ginsberg (chủ biên và cùng dịch) 2012 (HHEBOOK), Bài hát chính tôi – Walt Whitman 2015

Nói chuyện với Nguyễn Hoàng Anh Thư

Đặng Thơ Thơ

Nguyễn Hoàng Anh Thư , sinh ngày 29- 9- 1975, quê quán Thừa Thiên Huế.
Theo học THPT Quốc Học Huế và  Đại Học Sư Phạm Huế, khoa Ngữ Văn.
Hiện là giáo viên trường Đồng Khánh – Hai Bà Trưng- Huế 
Bắt đầu viết văn, làm thơ từ tháng 7 /2013. 
Tác phẩm :  Một Trang Cổ Sơ  – tập thơ (nxb Thuận Hóa -07/2014)

Anh Thư

 dangthotho_thumb

 

 

 

 

 

 

 

Đặng Thơ Thơ  (ĐTT)  –  Anh Thư khởi đầu với thi ca và sau đó viết truyện chớp. Quan niệm của Anh Thư về truyện chớp như thế nào? Về cái gọi là sự lai tạo, hay khoảng lưng chừng, nếu có, nằm giữa thơ và truyện ngắn của truyện chớp, theo Anh Thư, có hay không? Hay những gì Anh Thư đã và đang viết, là một hình thức phá thể loại?

Nguyễn Hoàng Anh Thư (NHAT) –  Ban đầu tôi viết thơ, nhưng ý định viết truyện đã cùng song hành với thơ. Chỉ là viết trước và sau thôi.

Truyện chớp thì thiên về cảm nhận, những dòng lột tả nội tâm từ ngoại cảnh. Hầu như cốt truyện của truyện chớp không có hoặc có thì nó rất đơn giản, đơn giản đến mờ đi, và ở đó cảm nhận người đọc sẽ bị cuốn theo sự xâu chuỗi không thể dứt của mạch truyện. Mặt khác, truyện chớp hầu như ít đi vào miêu tả chi tiết dài dòng mang tính khắc họa hình ảnh nhân vật. Người viết truyện chỉ điểm phớt những lời thoại, những chi tiết rất nhỏ nhưng lại có tính khái quát cao về việc tái hiện hình ảnh.

Truyện ngắn trước đây thường nệ thực, là các câu chuyện có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa, thông thường xây dựng tình huống truyện luôn là vấn đề quan trọng bậc nhất của nghệ thuật viết truyện ngắn. Còn tôi thì không đặt nặng yêu cầu đó trong mỗi truyện mình viết. Điều tôi cần là truyện cần phải cuốn cảm xúc của người đọc.

“Về cái gọi là sự lai tạo, hay khoảng lưng chừng, nếu có, nằm giữa thơ và truyện ngắn của truyện chớp.” Theo tôi thì nó có, trong truyện của mình thì tôi hay dùng hình ảnh và lối diễn ngôn “rất thơ,” và đặc biệt kết thúc truyện cũng hàm ẩn sâu như thơ. Tôi thường tạo ra một khoảng trống đằng sau mỗi lời văn, hình tượng, biểu tượng…, có thể tạo cho người đọc một sự suy diễn trong im lặng.

Tôi muốn tạo cho mình một lối viết có thể trước đó ít ai viết. Một lối văn gọn và đầy chất thơ. Còn truyện chớp thì vẫn nhiều người đang viết đó thôi, nhưng mỗi người có một hướng khai phá riêng.

ĐTT– Anh Thư có thể chia sẻ kinh nghiệm viết, làm cách nào giải quyết xung đột giữa yêu cầu về kỹ thuật với sự điên cuồng của cảm hứng, giữa não bộ trái và phải, giữa sự hoang dã, tự do, hỗn loạn của sáng tạo và nhu cầu kiến trúc tất cả thành một tổng thể hợp lý, tự tại, và thống nhất về mặt nghệ thuật?

NHAT– Khi viết thì tôi thường muốn thoát khỏi tất cả sự ràng buộc về những lí luận. Tôi muốn chạm mỗi thứ một ít (có thể gọi là sự pha trộn để tạo ra cái mới). Tôi đã để kỹ thuật tự do kiểu như họa sĩ phác những nét cọ trên những bức tranh siêu thực. Tôi sợ lối viết gò chữ, gò cảm xúc của mình theo một khuôn mẫu nào đó. Nhưng cái cuối cùng mà tôi muốn có trong tác phẩm của mình thì lại là những bức tĩnh vật rất hoàn hảo. Hình như tôi mạnh về não bộ trái nhiều hơn.

ĐTT– Có sự khác biệt trong tác phẩm của một nhà thơ viết truyện và của một người chỉ viết truyện mà không hề làm thơ, về ngôn ngữ, hình tượng, hình dung, cảm nhận, cấu trúc tinh thần, chủ đề, giọng kể?

NHAT– Sự khác biệt đó thể hiện qua từng lời văn. Người làm thơ hay viết truyện với lối văn súc tích, hàm ẩn và đặt biệt chú ý đến cả âm hưởng của câu văn. Tôi thường khắc họa hình tượng mà không hề miêu tả trực tiếp, hay tả thực. Hầu như đó chỉ là những dòng văn cảm nhận và hình dung của tự người viết hoặc từ nhân vật. Chủ đề truyện giống như là thơ , những băn khoăn day dứt về con người, về cuộc sống hiện tại. Cuộc sống đi vào truyện phải được chuyển tải bằng thứ diễn ngôn thơ thì tuyệt hơn nhiều là ngôn ngữ trần trụi.

Về cấu trúc tinh thần, nhiều khi tôi muốn xây dựng truyện theo hình dạng một khối lập thể có trục xoay ý tưởng, mỗi mảng là một lựa chọn của cảm hứng, thả rơi cảm xúc tự do và kết nối nhau từ ý tưởng của truyện . Người đọc phải kết nối từng mảng theo nhiều chiều (hiện tại, kí ức, mâu thuẫn giằng co từ nội tâm nhân vật…). Có truyện thì kết cấu như những bậc thang. Câu chuyện cứ thế bước lên bước xuống trong chừng ấy nhưng kết thúc lại là bậc cuối cùng và chực ngã. Tôi muốn tạo ra một điều gì đó trong khoảng hẫng hụt, nuối tiếc, hay đồng cảm với đau đớn của con người.

ĐTT– Có thể nói truyện của Anh Thư như sự khuếch đại xúc giác, thị giác, vị giác đến mức cực cảm, từ một tế bào sống, một ấu trùng, một bột phấn, và mở rộng thành sự bao trùm của một điều bí ẩn không thể nói ra? Và truyện của Anh Thư không tìm cách giải thích những bí ẩn mà chỉ là đưa ra một kinh nghiệm sống với điều bí ẩn bằng những hình tượng và suy tưởng mới mẻ? Đã có độc giả nào “than phiền” về điều này chưa, không đọc thấy truyện mà chỉ “đọc” cảm giác (Nướng Vị Giác)?

NHAT- Tôi đã thấy, đã từng bị ám ảnh nhiều về những bức ảnh người ta thích thú ăn, nếm, thưởng thức những món thật kinh dị (cảm nhận riêng của bản thân). Ví dụ như: ve rang muối, bọ xít chiên giòn, tiết canh rắn, rượu từ cao vượn, thịt chó… và nhất là tiết canh, tôi không thể nhìn được khi người khác ăn, có thể tôi sẽ nôn mất. Thế là tôi đã dùng những hình ảnh để chắp ghép những suy tưởng của mình để tái hiện lại từng vi mạch li ti của cảm giác. Nhiều người đọc truyện của tôi, họ nói rằng, truyện của tôi đưa đến một cảm giác như thể là đang nhai, đang nghiền từng chữ để hiểu hết những gì tôi viết. Truyện “Nướng vị giác” là một ví dụ, ở đó tôi muốn đề cập tới một vấn đề đó là con người thường hay tò mò và muốn nếm thử tất cả theo bản năng. Sự thật thì cuộc sống chẳng ý nghĩa gì khi ta không biết lật lại mặt trái của những điều đó.

Đúng như nhận định từ chị: truyện của Anh Thư như sự khuếch đại xúc giác, thị giác, vị giác đến mức cực cảm, từ một tế bào sống, một ấu trùng, một bột phấn, và mở rộng thành sự bao trùm của một điều bí ẩn không thể nói ra.

ĐTT- Đọc truyện Anh Thư có thể là hành trình đi vào trong thế giới vi mô, đi vào những không gian mênh mang của những thứ cực tiểu: côn trùng, ký sinh, bột phấn, trứng sâu bọ. Viết như vậy có phải là sự rút sâu vào bản thể, một sự ép mình thật nhỏ để nhìn vào sự không cùng của vô cực, và một hành trình chống lại cách viết dữ dội phát tán kiểu tuyên ngôn?

NHAT– Chị hỏi làm tôi nhớ lại, có một lần tôi gửi truyện của mình đến một tạp chí trong nước, người biên tập khen: em viết truyện về côn trùng hay đó, cứ phát huy, mảng truyện về côn trùng cho thiếu nhi hiện nay ít người viết. Tôi không biết là nên cười hay mếu với lời khen đó. Thật ra, tôi rất thích sự lựa chọn ý tưởng lạ và mượn các hình ảnh côn trùng để thể hiện điều ấy. Tôi cảm thấy mình đã co lại và nhập thân trong kiếp sống nhỏ nhoi và bí ẩn của côn trùng. Một vòng tròn nhỏ nhoi, một kiếp sống mong manh nhưng sợi dây níu lại thật là bền bỉ. Nếu trải nghiệm được sự cô độc, con người ta có thể nghe được cả nhịp thở của loài côn trùng. Đôi khi đó là thế giới của tiềm thức, nó nằm ngoài sự lý giải của lý tính. Nhiều câu chuyện như đang im lặng để lắng nghe sự chuyển động rất nhỏ như những cái lách da để lớn lên và thay đổi. Tôi gọi nó là “phục sinh” (trong “Câu chuyện của nàng và lũ ve sầu”)

Còn về cách viết “phát tán kiểu tuyên ngôn,” tôi thấy thật phản cảm khi gọi nó là văn chương nghệ thuật.

ĐTT– Theo Anh Thư, viết có phải sự đi tìm, như Eudora Welty nói, “Write about what you don’t know about what you know” (viết về điều mình không biết của điều mình biết)? Những nhân vật trong Bữa Tiệc Ngoài Trời,”“Nướng Vị Giác,” “Cái Xác Liệm đã  được Dự Báo Trước,” “Con Bửa Củi,” “Câu Chuyện của Nàng và Lũ Ve Sầu,” tìm thấy gì qua hành động ăn, nuốt, hay sự tiêu thụ của con người?  Có thể đọc những truyện này theo một ẩn dụ nào khác nữa?

NHAT– Khi viết, tôi muốn truy vấn thật nhiều về sự tồn tại, về đớn đau, về thân phận, về quyền lực, về mặt nạ… về tất cả những gì mà tôi muốn con người hiện đại chưa nhận ra và buộc phải nhận ra. Cuộc sống đang diễn ra trước mắt tôi, thực tại thì vẫn còn rất nhiều con người sống bản năng. Và hàng ngày đập vào mắt mình, buộc mình phải suy nghĩ để viết lại, tái hiện lại những cảm nhận của bản thân về hành động ăn, nuốt, tiêu thụ của con người. Nó cứ như là tôi muốn nói với họ rằng: “cứ ăn đi, nuốt đi… để thỏa mãn cơn đói khát của cơ thể, rồi chết.”

Có thể có ẩn dụ khác khi người đọc mở rộng không gian suy tưởng của tác giả. Đi tìm ẩn dụ là một phản xạ tự nhiên của độc giả , tùy cảm thức văn chương hoặc xã hội… mà ẩn dụ nếu có sẽ hiện hình (điều này vì có một vài lí do mà tôi không thể diễn giải cụ thể).

ĐTT– “Người Quen” là một truyện chớp với hình ảnh, chuyển động, đối thoại, âm thanh, màu sắc, và những câu nói bất chợt để cạnh nhau tưởng như tùy tiện, hoặc rời rạc. Nhưng hiệu ứng khi đọc xong là một sự nhập lại tức thời các mảnh. Anh Thư có định khai triển tiếp phong cách “truyện lập thể” này?

NHAT– Đúng vậy, truyện này giống như một cơn hôn mê dài. Những hình ảnh, chuyển động, âm thanh màu sắc được tái hiện lại rất nhỏ và ít, rời rạc (tưởng chừng như quá yếu ớt của cô gái) chỉ để muốn thể hiện rằng cô gái đang muốn níu lại sự sống. Cô ấy đang giằng co giữa sự sống và cái chết. Chỉ có sự thức tỉnh từ lý trí cô gái mới vượt qua được sự trầm uất mà cô đã phải trải qua khi nỗi đau quá lớn. Tôi muốn để sự giằng co đó thể hiện trong sự chảy dài của nỗi đau. Kí ức và thực tại, tình yêu và vết cắt của cô gái tôi để mặc nó chảy như chiếc đồng hồ cát. Và đợi nó dừng lại từ sự tự vực dậy của khát vọng sống.

Sắp tới, tôi định in tập truyện lấy nhan đề là “Người Quen,” bởi tôi muốn ai đọc nó cũng có thể nhận ra được một phần của mình trong đó. Và tôi sẽ tiếp tục khai triển phong cách truyện “lập thể” này trong tương lai.

ĐTT– Cám ơn Anh Thư về cuộc nói chuyện này. Mong được đọc những sáng tác mới và sắp xuất bản của Anh Thư.

 

NHÀ NGHIÊN CỨU LẠI NGUYÊN ÂN: VĂN BẢN HỌC – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÃ BỊ BỎ QUÊN Ở ĐẠI HỌC

1b. Lai nguyen AnVăn Việt: Khi đọc các tác phẩm nghiên cứu văn học của ông, tôi thấy rằng trong các tác phẩm này thể hiện rõ một người tìm tòi và xử lý các tư liệu văn bản. Theo ông, có phải càng tìm kiếm được nhiều tư liệu thì sẽ càng giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề ông muốn đề cập tới hay không?

Lại Nguyên Ân: – Có lẽ, tìm tòi và xử lý các tư liệu văn bản – chỉ là một trong số dạng thức các công việc mà tôi đã thực hiện.

Về điều bạn hỏi, thì gần như không thể xác quyết rằng, nói chung, càng nhiều tư liệu thì sẽ càng giúp người đọc hiểu rõ hơn vấn đề đặt ra. Mức độ – nhiều hay ít – tư liệu là tùy vào từng đề tài nghiên cứu cụ thể.

Ta biết rằng, đứng trước một giả thuyết nào đó, thông thường, càng có nhiều chứng cứ thuận chiều thì càng chứng minh được cái giả thuyết kia là hợp lý. Thế nhưng đừng quên rằng những ai muốn phủ định giả thuyết ấy vẫn có thể đưa ra sự hoài nghi bằng một vài luận cứ “ngoại phạm” trái chiều nào đó.

Hãy nêu một ví dụ cụ thể.

Trong văn giới người Việt vẫn có lời truyền tụng rằng tiểu thuyết “Giông tố” của Vũ Trọng Phụng dường như đã gặp sự cố với chế độ kiểm duyệt đương thời, đến nỗi phải đổi tên truyện khi còn đang đăng tải dở dang trên báo chí.

Continue reading “NHÀ NGHIÊN CỨU LẠI NGUYÊN ÂN: VĂN BẢN HỌC – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÃ BỊ BỎ QUÊN Ở ĐẠI HỌC”

Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê: “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó”

Trong sự kiện văn chương rất náo nhiệt suốt thời gian qua trong nước, một trong những người được coi là ” trong cuộc” là nhà thơ Du Tử Lê, nhưng ông lại chẳng hề lên tiếng. Thật đáng để thắc mắc. Khi hẹn ông trao đổi về chuyện này, tôi thấy rõ ông ngập ngừng ít lâu, nhưng rồi nhận lời.

Thế nhưng việc nhận lời của nhà thơ Du Tử Lê cũng rất oái ăm: Ông đề nghị phần trao đổi không được nhắc đến cụ thể tên của một người nào, cũng như xin dừng “bẫy” ông vào đại cục của một đợt phán xét căng thẳng có liên quan đến ông, hiện tại,

Du Tử Lê nói ông chỉ muốn im lặng. Trong phần hỏi-đáp rất ngắn dưới đây, nhà thơ Du Tử Lê có giải thích về sự im lặng của ông, với nhiều ngụ ý.

clip_image001

Continue reading “Phỏng vấn nhà thơ Du Tử Lê: “Dù tôi có lên tiếng hay không, sự thật vẫn còn đó””

Nguyễn Mạnh Tuấn-Nửa đời văn không thẻ hội viên

n_i s_ h_iNhà văn Nguyễn Mạnh Tuấn một thời lận đận vì những tác phẩm Đứng trước biển, Cù lao Tràm… viết trước Đổi mới vài năm. Lúc ấy những tác phẩm nổi đình nổi đám của ông vừa mang lại cho ông danh tiếng, vừa đẩy ông vào một tình huống mà ông gọi là “lên bờ xuống ruộng”. Thời điểm khó khăn nhất trong đời văn của mình, ông đã không nhận được một tiếng nói ủng hộ nào từ Hội Nhà văn. Năm 1990, ông quyết định rời khỏi hội và từ đó chọn cho mình một lối đi độc lập trong sáng tác và mưu sinh. Mở đầu cuộc trao đổi với Người Đô Thị, ông nhắc lại câu chuyện cũ…

Năm 1990 tôi là trưởng phòng biên tập hãng phim Nguyễn Đình Chiểu, thu nhập cũng khá, bởi những năm đó hãng phim nhà nước sống khỏe, do không có sự cạnh tranh. Tôi đã ra khỏi hội và ra khỏi nhà nước trong tâm lý xã hội đang quan niệm phải là “cán bộ”, phải trong biên chế nhà nước mới có đời sống ổn định, mới là “công dân hạng nhất”. Tôi cũng phải đấu tranh tư tưởng rất nhiều. Ở lại thì được gì, “giũ áo ra đi” thì được gì. Hồi đó, việc ra khỏi hội còn bị coi như “đào ngũ”, báo chí không nhắc đến tên, sách viết ra không được quảng bá. Tôi rơi vào tình trạng bị cô lập. Những cuốn Cù laoTràm, Đứng trước biển đụng chạm vào những vấn đề cốt lõi của sự trì trệ, thói quan liêu của xã hội thời đó. Tôi bị “đánh” “lên bờ xuống ruộng”. Hội Nhà văn TP.HCM và Hội Nhà văn Việt Nam không hề có tiếng nói bảo vệ. Cuốn Tự điển Nhà văn Việt Nam do Hội Nhà văn xuất bản không có tên tôi. Bản thảo tác phẩm tôi gửi cho các nhà xuất bản ở Hà Nội đều bị gác khéo.

Continue reading “Nguyễn Mạnh Tuấn-Nửa đời văn không thẻ hội viên”

DỊCH GIẢ PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG: “Từ cửa sổ nhỏ mọi người có thể nhìn ra thế giới”

Gặp gỡ cuối tuần

Nhật Lệ thực hiện (LĐCT) – Số 40)

clip_image002

Không phải ngẫu nhiên mà “Giải thưởng Phan Châu Trinh” 2012 và giải “Sách hay” 2015 trao cho dịch giả Phạm Nguyên Trường. Những đóng góp của ông cho việc phổ biến kho tư tưởng thời đại là không hề nhỏ. Người ta còn nhìn thấy sự đóng góp của ông qua blog – “Một cửa sổ nhìn ra thế giới”. Ở đó, ông thu thập nhiều bài viết hay, đa dạng, có thể giúp người đọc “nhìn thế giới trong lòng bàn tay”.

Continue reading “DỊCH GIẢ PHẠM NGUYÊN TRƯỜNG: “Từ cửa sổ nhỏ mọi người có thể nhìn ra thế giới””

„Điều tệ nhất là giám hộ“

Wolf Biermann

Phạm Kỳ Đăng dịch

clip_image001

„Có bao nhiêu người tuyệt vời ở CHDC Đức“, Wolf Biermann gần đây mới biết điều này từ hồ sơ STASI (An ninh quốc gia – ND) của mình: Một nữ mật vụ cần phải nhử ông lên giường, đã chỉ còn là cái đinh gỉ đối với An ninh quốc gia. Cô ta đã phải lòng ông, như nhà thơ và ca sĩ kể lại trong cuộc phỏng vấn của SPIEGEL ONLINE.

SPIEGEL ONLINE : Ông không tin vào Chúa, nhưng Chúa kính yêu đóng một vai trò lớn trong những bài thơ mới của ông. Thậm chí ông còn viết một cuốn Nhập môn tôn giáo tuổi thiếu nhi cho con gái năm tuổi của ông: Đầu đuôi câu chuyện thế nào nhỉ ?

Biermann: Tôi được mẹ tôi – một người nữ Cộng sản giáo dục cho tính kiêu căng đối với những người tin vào Thượng đế. Bất luận ngạch nào, Tin lành, Công giáo, Do thái giáo. Nhưng mà qua việc tôi sa vào CHDC Đức, tôi đã có lợi thế sống trong một đất nước ở đó tín đồ Thiên chúa giáo bị theo dõi. Điều đó tự động dẫn đến hệ luận rằng những người thuần túy theo thống kê kiên định theo Thiên chúa giáo là những người đứng đắn và không là lũ lợn. Nhưng mà tỉ lệ này cuối cùng lại sai lệch đến một phần ba, bởi vì Nhà thờ Tin lành chứa đầy mật vụ của STASI, trước hết ở tầng chóp bu.

SPIEGEL ONLINE: Mặc dù vậy CHDC Đức đã sụp đổ.

Continue reading “„Điều tệ nhất là giám hộ“”

ĐỜI SỐNG RA SAO THÌ VĂN CHƯƠNG NHƯ VẬY

(Trò chuyện với nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn)

 Gần mười năm trước, bạn Yên Ba lúc đó đang làm báo, từng có một cuộc trao đổi  với tôi về một số  vấn đề văn học và đời sống. Bài  viết sau đó không được sử dụng, và với tư cách tác giả tôi còn lưu lại trong máy. Nay xem lại thấy một số vấn đề còn hợp thời, vậy xin giới thiệu lại với bạn đọc.  Chỉ có một điều tiếc không làm được là lúc này  tôi không có điều kiện tìm thêm các chi tiết  minh họa có ý nghĩa cập nhật.

 HỖN LOẠN BÊN NGOÀI, TẺ NHẠT BÊN TRONG 

 Yên Ba: Có lần ở đâu đó, anh đã nói về sự tẻ nhạt trong đời sống văn học. Vậy theo anh, cho đến bây giờ, cái sự tẻ nhạt ấy có còn không và tại sao?

Vương Trí Nhàn: Theo tôi, chúng ta đang sống trong cái-thời-văn-học mà có khi  hàng năm trôi qua cũng không thấy có gì thay đổi lắm, không có sự kiện gì đáng kể.

Thỉnh thoảng tôi vẫn  mang một số bài cũ của mình in lại, bởi tin rằng nhận xét của mình về tình hình chung vẫn  đúng. 

 Cái cảm giác về sự tẻ nhạt vẫn còn, nó là cái có thực và chưa biết bao giờ mới gạt bỏ được.Tôi nghĩ rằng cái đáng lo của đời sống sáng tác nói chung và phê bình nói riêng, là nó cứ đều đều, làng nhàng; giở một tờ báo ra, đọc vài dòng thấy chán, lại bỏ xuống. Lâu lâu, có ai bảo báo đó có một hai bài đọc được, lại mới  đi tìm. Lại chán , lại bỏ, vòng quay tiếp tục.  

Đọc lại báo chí cũ, khoảng 50 năm đầu của thế kỷ trước, thấy người đương thời làm được nhiều lắm.  Cũng giống như tôi nghe nói, trước 75 Sài Gòn đã  hơn Thái Lan, còn bây giờ thì chưa biết bao giờ ta có thể đuổi kịp cái đất nước láng giềng gần gũi ấy.

Văn chương cũng thế, trong vòng 5-10 năm, kiểm điểm lại, thấy chúng ta không làm được cái gì cho đáng kể. Có lần, chính các anh ở Hội nhà văn cũng nói đại ý: văn chương ta  hiện đang ở tình trạng có nền không có đỉnh, không có những tác phẩm đủ sức gây bất ngờ, không có cái gì xuất hiện như một hiện tượng kỳ lạ để có thể làm cho mọi người phải đi tìm

Trong giới với nhau ai sống thế nào đã biết, nên ai sắp viết ra cái gì đại khái ra sao cũng đã biết được rồi. 
Người doạ điên thì có, người điên thật thì không, nói chung  toàn những người tỉnh như sáo và hết sức thực dụng  thì làm sao có cái gì mới mẻ, táo bạo cho được.  

 

–         Tức ý anh muốn nói sự tẻ nhạt là một đặc điểm chi phối  cả một giai đoạn ?

–         Tôi đang định nói thế. Lịch sử văn học có những lúc rất lạ. Như hồi Thơ mới, báo Ngày nay những năm 38-39 mỗi số chỉ đăng có 3 – 4 bài thơ ( nhiều nhất  là của Xuân Diệu Huy Cận) nhưng toàn những bài có giá trị sau này người ta còn đọc mãi. 

Hoặc Tiểu thuyết thứ bảy mấy năm 40-42 có thời gian  các số liên tiếp in truyện ngắn của Nam Cao mà toàn truyện bây giờ người ta in đi in lại, đọc đi đọc lại.

 Trong khi đó An Nam tạp chí  trước và sau 1930 (hoặcNam Phong cũng thế), số báo nào cũng đăng hàng vài  chục bài thơ, mà trừ thơ Tản Đà, không bài nào bây giờ được ghi nhận.

Tôi có cảm tưởng thời nay cũng có gì na ná  như cái thời trước 1930 ấy.  Một số người có trách nhiệm kể cả những vị gọi là chuyên gia  cho rằng các nhà xuất bản chưa chịu  gạn lọc kỹ. Tôi xin cãi lại không có cái  hay thì lấy gì mà gạn ! Làm kỹ cũng chỉ đến thế thôi ! Bảo một tác giả viết một trăm  bài thơ thì làm được ngay, nhưng bảo làm lấy một bài hay  thì chịu.

 

        — Chẳng nhẽ anh không thấy là mọi người đang nỗ lực để vượt lên trên sự trì trệ đó?

       — Có nhưng chưa đủ. Nỗ lực kém quá nên cũng bằng không. Hiện chúng ta đang thiếu những cuộc thảo luận kỹ lưỡng để bàn đến cùng về những vấn đề thiết yếu. Ví dụ để chuẩn bị cho những cuộc thi tiểu thuyết, lẽ ra  phải  có một cuộc trao đổi: Thế nào là tiểu thuyết? Trong quá khứ, tiểu thuyết đã có một tiến trình tiến hoá như thế nào ? Chỗ  khác của tiểu thuyết  phương Đông với tiểu thuyết phương Tây, chỗ khác của tiểu thuyết  thế kỷ XX với tiểu thuyết các thế kỷ trước? Và nhất là những xu hướng phát triển của tiểu thuyết  trên thế giới hiện nay. Phải có người dịch giới thiệu, rồi các nhà văn trao đổi và thảo luận, mỗi người tìm lấy cho mình một hướng đi mà mình thấy gần gũi nhất. Lý luận, không gì khác, chính là những thăm dò mở đường, là cái mũi dùi khoan vào những bí mật phía trước để gợi mở cho người viết. 

 

       —  Có vẻ anh muốn nói tới mối quan hệ giữa kiến thức và sự sáng tạo?Anh có thể nói rõ hơn một chút

       — Hiện nay, trên nhiều lĩnh vực khoa học, lý luận và thực hành gần như song hành với nhau, chậm chí lý luận đi trước thực hành.

 Trong thiên văn học, có nhiều trường hợp người ta tìm thấy những ngôi sao trong phòng thí nghiệm trước, rồi sau đó dùng kính viễn vọng mới nhìn thấy trên bầu trời.

  Văn chương cũng thế. Có người như Claude Simon (giải thưởng Nobel 1985) chẳng hạn, là loại có lý thuyết trước, sau đó ông ấy mới dùng văn chương để minh hoạ cho lý thuyết của mình.

  Ở ta có tình hình ngược lại. Lý luận bị coi là xa lạ với  sáng tác và thực tế nó cũng đáng như vậy. Các nhà văn  chỉ lo viết và  viết, không tính cái định viết sẽ như thế nào, có thể có một ý nghĩa lý luận nào chăng, trong thể loại có định mở ra một con đường mới không? Thế thì làm sao có được những cách tân thực sự?

 Theo tôi quan sát, rõ ràng ở các nhà thơ lớp trước, văn hoá thơ (tức là sự hiểu biết về bản chất thơ ca, lịch sử của nó, con đường đi tới của nó) khá hơn hẳn cái hơn ở một mức vượt bậc so với các nhà thơ bây giờ. 
 Trong những năm sáu mươi ở Hà Nội, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Tế Hanh, Nguyễn Đình Thi… đã  bỏ  nhiều công sức dịch văn học nước ngoài, mang  các thứ hương xa hoa lạ vào Việt Nam. Xuân Diệu còn viết nhiều tiểu luận  giới thiệu về các nhà thơ  thế giới. Mà những cái đó ông làm tốt hơn nhiều nhà nghiên cứu, do đó tác động đến anh em viết văn làm thơ trẻ  lúc ấy rất lớn.

  Bây giờ, sự tiếp xúc với văn học nước ngoài có thể rộng rãi hơn, nhưng không được kỹ như hồi trước, mà phần chính lại chỉ do các nhà nghiên cứu làm, nên ảnh hưởng tới  giới sáng tác là  khá hạn chế.

 Mặt khác, nay cũng là lúc nhà văn nhà thơ ít có  ai  đi vào khám phá văn học cổ như các thế hệ trước. 

  Xuân Diệu 42 tuổi đọc diễn văn trong lễ kỷ niệm Nguyễn Du năm 1958 ở Nhà hát lớn; tới 1966 Xuân Diệu cho in cả quyển sách về  Nguyễn Du và Truyện Kiều. 
  Các bạn làm thơ trẻ, cỡ khoảng 30, 40 bây giờ, khó lòng mà làm được như vậy, không phải không ai cho làm mà cái chính là có cho làm cũng không làm được. 
  Đáng lẽ phải học hỏi Xuân Diệu để rồi vượt lên ông, đi xa hơn ông,  thì lại biến ông  thành đích, thành  ngưỡng, thành cái  trần và tự coi thế là đủ. 

  Một người bạn tôi quan sát cách viết phê bình của một số nhà thơ hiện nay nói đùa: các ông toàn ngồi ngửi hơi nhau rồi viết. Lối nói có thể hơi thô lỗ nhưng nó nói đúng một sự thật, là  nhiều bạn trẻ bây giờ chỉ loanh quanh ngồi tán với nhau và tán về nhau. Đấu hót với nhau một hồi rồi viết lại. Chỉ sợ không ai biết  nên phải lo giảng cho mọi người biết là bạn mình làm thơ hay lắm! Trong khi đó gần như không bao giờ dẫn lại các tác giả cổ điển. 
 “Chiếm lĩnh” lại thơ của Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương  Nguyễn Gia Thiều, Phạm Thái, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Tản Đà… không phải chỉ là việc của các nhà nghiên cứu, nó còn là việc của các nhà thơ. Mà ở đâu cũng thế thôi, ở Liên xô trước đây, một trong những người viết  hay nhất về Tchekhov là nhà văn Ehrenburg, còn nhà văn Nabokov (sống ở Mỹ, tác giả Lolita) thì có cả một loạt bài giảng về các văn hào cổ điển Nga. Bởi các nhà văn thường có sự đồng cảm  riêng khi đọc văn  của nhau.

 Ở nước ta, tôi có cảm tưởng lớp nhà văn mới trưởng thành sau chiến tranh ít hiểu về sáng tác của ông cha, chính điều đó cũng góp phần  tạo nên cái sự tù túng, không phát triển.

 

– Thế còn tầm quan trọng của việc trao đổi và giới thiệu văn học nước ngoài.

— Bây giờ, có thêm nhiều sách văn học phương Tây để đọc, song  thử hỏi có mấy người biết các nền văn học phương Tây đó một cách cặn kẽ theo dõi từng biến động ở đó chứ không phải chỉ đọc các bản dịch? Tôi mạnh dạn mà nói rằng  nhiều người đọc Việt Nam cách đây 15 năm thì có thể đối thoại cùng người đọc Nga, còn người đọc bây giờ hầu như không ai có thể  làm được việc đó với tác giả và người đọc trong văn học Mỹ. Nói thế có phần chung chung, vì người đọc có nhiều loại. Tôi chỉ muốn nói trong phạm vi giới cầm bút. Cách đây 15, 20 năm, một số anh em yêu mến và “thuộc“ văn học Nga biết rõ Moskva có mấy tờ báo hay tạp chí văn học quan trọng, khuynh hướng từng tờ ra sao, hiện do ai nắm, nội tình nó như thế nào? Còn bây giờ có ai thạo văn học Mỹ, văn học Pháp như thế không, tôi có cảm tưởng là không, hoặc chỉ có rất ít.

 

 Theo tôi, luôn luôn cần đặt văn học chúng ta trong văn mạch chung của văn học thế giới, để mà thấy được tình hình của mình thực trạng của mình, đồng thời học hỏi được những cái mới lạ, cũng tức là cái người ta đã trải, và trước sau ta cũng sẽ đi tới.
 Năm 1995, trong một cuộc họp ở Hội nhà văn, tôi đã nhắc chuyện  hội nhập nhưng không có người nghe nên qua đi. Tôi nói là: chúng ta đang có một nền văn học “lạc hậu so với xã hội” với nghĩa trong khi tất cả những thứ khác của ta từ quần áo may mặc xuất khẩu, cho đến cá, tôm, hàng công nghệ, thời trang, ca nhạc phim ảnh … đủ mọi thứ lo hội nhập với thế giới, thì văn học chúng ta bằng lòng dừng lại ở trình độ một thứ hàng nội địa trong nước dùng với nhau. Chưa tính đến chuyện đặt văn học Việt Nam vào văn mạch văn học thế giới, hoặc mới nhìn việc giao lưu  một cách rất thiển cận — thế thì làm sao có sự tiến bộ ? Theo tôi, chuyện này không chỉ riêng là của ta.

 

–         Chung quanh chủ đề  hội nhập anh đã rút được những kinh nghiệm nào?

–          Có lần nhân nhà xuất bản nơi tôi công tác tiếp một đoàn nhà văn Trung Quốc, tôi có hỏi họ là rồi các anh sẽ đi đến đâu? Hay lại giống như thế kỷ 20 của phương Tây, lại đi về cái cá nhân, lại phi lý, cô đơn…? 
Họ nói họ còn đang tìm, song không cho rằng Trung quốc đứng ngoài quy luật vận động chung của thế giới. 

 Theo tôi những vấn đề như thế anh không quan tâm không được. Bản sắc dân tộc bao giờ cũng có, nhưng những con đường mà nhân loại đã tìm thấy và đã đi qua, thì nước nào cũng sẽ đi qua, dù mỗi nước sẽ đi theo cách của mình.

  Bảo nhau giữ lấy bản sắc là đúng. 

  Nhưng phải lo làm giàu cho cái bản sắc ấy. Sợ tiếp xúc rồi sinh ra học đòi bắt chước nên trên dưới bảo nhau hạn chế tiếp xúc. 
  Sẽ gây khủng hoảng thôi tránh sao được. 

   Nhìn vào các ngành điện ảnh hay hội họa, các nghệ sĩ ở đây tiếp xúc với thế giới hiện đại thành tâm hơn. Mà tìm ra được hướng đi của mình còn là khó. 

  Đằng này trong văn học, anh em mình lại không muốn làm cái chuyện đó nữa, hoặc chỉ lo làm một cách bôi bác, cốt lòe bạn đọc và nói dối nhà nước để xin tiền công quỹ về phung phí với nhau thì còn thay đổi sao được.

 

QUÀ VẶT &  CÂU CHUYỆN VỀ SỰ TIẾN HÓA

Yên Ba: Trong một bài phiếm  luận, anh đã nói đến văn hoá quà vặt.  Trong văn học cái sự “quà vặt hóa” này diễn biến ra sao? 

Vương Trí Nhàn: Phần trên tôi đã nói chính những người Trung quốc  cũng công nhận  họ phải đi theo quy luật chung mọi nền văn hóa trên thế giới. Bất chấp việc xã hội ta các nhà văn ta có muốn hay không, rồi ở VN cũng vậy. Nó sẽ trải qua mọi bước suy đồi mà các nền văn học đều có, thậm chí nếu ở VN sự suy đồi ấy có thê thảm hơn cũng là tự nhiên.
Nay đang là thời hậu chiến. Nhà nước thì cố gắng giữ lấy nền văn hóa hàn lâm nửa mùa theo kiểu “văn dĩ tải đạo”. Nhưng nay là lúc nội lực của các nhà văn đang cạn kiệt mà cơ quan chỉ đạo cũng không còn kỳ vọng nắm cổ văn nghệ một cách quyết liệt như cũ. Miễn là nhà văn đừng có lớn tiếng phản đối là được, ngoài ra người ta sẵn sàng chấp nhận họ là một đám công chức loàng xoàng, nuôi báo cô qua ngày. Nhiều người cầm bút hiểu và chấp nhận. Một mặt nhênh nhang làm hàng giả ăn lương. Mặt khác lầy phầy chơi bời  hoặc ngồi chửi đổng. Công chúng cũng vậy. Công chúng đã mất hết khả năng săn tìm những giá trị lớn, bao gồm cả văn học cổ điển. Nay công chúng phần lớn chỉ thích cái thứ gì chiều nịnh họ giải khuây cho họ giúp họ lảng tránh những vấn đề trước mắt .

Văn hóa quà vặt ra đời là vậy.

Đại khái, có thể kể ra những dấu hiệu chính của một nền văn học được làm theo kiểu quà vặt.

— Có khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu xã hội nhưng nhìn kỹ sản phẩm làm ra toàn những thứ  lụn vụn không có giá trị thực.

— Sự nhạy cảm không đi kèm với một khả năng suy nghĩ sâu sắc. Một sự sáng tạo thường trực nhưng trình độ lại loàng xoàng. Giống như các loài sinh vật bậc thấp, đẻ nhiều đẻ khỏe để rồi mỗi kiếp sống lại là sớm nở tối tàn… 

Một mặt phải công nhận đời sống văn hoá có vẻ nhộn nhịp, sôi nổi, sặc sỡ, song mặt khác lại cứ có chút gì như là làm cho vui thưởng thức cho vui, chứ không phải là cái thiết yếu không có không được. Và cũng không thiếu những cái độc hại — độc hại theo tiêu chuẩn nhân bản nhân văn chứ không phải theo con mắt các nhà chính trị.

 

–         Tại sao lại nẩy sinh khuynh hướng quà vặt đó?

–         “Bao lần đất nước đứng lên – Bởi vì đất mỏi cho nên đất nằm”. Câu thơ này Xuân Sách làm để khái quát quá trình cầm bút của Nguyên Ngọc. Nó không đúng với tác giả Đất nước đứng lên vì tới nay ông vẫn còn hăng hái lắm, dù chỉ là hăng hái trong các hoạt động xã hội chứ không phải chuyên về sáng tác. Nhưng sự mỏi mệt ấy lại là bước đường phải tới của cả nền văn chương tuyên huấn cứng quèo hôm qua. Mượn  thuật ngữ của tâm lý học, đây chính là một dạng của stress. Trước áp lực quá lớn của đời sống hiện đại, người ta sinh ra lảm nhảm không tự biết mà cũng không cần biết. Mệt quá, cho phép mình ngả ngốn chơi bời rồi tự biện hộ  rằng như thế là tự do, là không phò chính thống.

Xu thế quà vặt là kết quả của một phức hợp tâm lý mà tôi tạm diễn tả như sau. Một mặt mọi người ai cũng cảm thấy cần phải làm một cái gì đấy có ngay một cái gì đấy, với người viết nó là  chuyện khẳng định thành tựu  tài năng, mà với bạn đọc nó là nhu cầu tiếp nhận hưởng thụ văn chương. Mặt khác, trình độ khả năng thì có hạn; không những nhà văn chưa thể làm một cái gì gọi là lớn lao mà chính bạn đọc cũng chưa thấy cần phải có cái lớn lao đó. Tinh thần thực dụng đã chi phối tất cả. Chúng ta luôn dễ dãi với nhau, không phải chỉ là chuyện khen tụng vuốt ve nhau trên báo chí, mà trong rất nhiều chuyện lớn nữa. Ví dụ đưa một tác giả vào cho học sinh học ở nhà trường rất dễ dãi. Cả những cái không đáng là văn chương cũng được giới thiệu trang trọng cho học sinh sinh viên. Tôi là người phản đối đưa văn học sau năm 1945 vào giảng dạy ở nhà trường một cách quá mức. Ở ta có thói quen là đưa văn chương vừa in ráo mực vào trường học, lấy cớ rằng muốn văn chương phục vụ chính trị cần đưa cái mới vào cho kịp thời. Tôi đáp lại: Hãy giảng dạy văn học cổ điển nhiều hơn nữa, còn với thứ văn chương vừa viết ráo mực, cần phải có độ lùi, có thử thách. Các nhà văn muốn lớp trẻ đọc, thì đến mà nói chuyện với họ thuyết phục họ, đừng bắt họ phải học.

 

–         Có vẻ như anh rất thích tìm ra mối liên hệ giữa văn chương và đời sống, thích giải thích văn chương bằng đời sống.

–         Đó là một hướng suy nghĩ cần thiết, “Văn học ta tầm thường bởi đời sống ta quá tầm thường “– bản thân tôi  những năm gần đây luôn luôn bị ám ảnh bởi cái ý tưởng đơn giản đó.

Thời tôi bắt đầu cầm bút tức năm chục năm trước, văn chương khô hạn trong xu thế khổ hạnh. Nay thì văn chương bung ra, bề ngoài thực lắm đề tài lắm giọng điệu, xem kỹ hóa ra lại một thứ công thức mới, bắt nguồn từ việc học đòi thô thiển. Nhưng đó không phải tội riêng của văn chương, nó là cái hướng vận động của đời sống. Nhiều người  bây giờ sống vội quá, ham làm giàu, ham hưởng thụ, buông thả bừa bãi. Họ cho đó là mới là đang tiến kịp trào lưu thế giới. Khuyến khích nhau làm giầu là cần, nhưng cần hơn là bảo nhau đừng làm để mà làm, mà phải đặt yêu cầu cao với những thứ đang làm, tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm và tìm cách đạt được chuẩn mực quốc tế. Tại sao hàng Tầu tràn ngập phố xá cửa hàng xứ  mình? Là do họ làm rẻ và tốt hơn, còn hàng ta vừa đắt vừa xấu. Văn chương, phim ảnh mình mới ít mà đã lạm phát. Sản xuất lắm phim làm gì, trong khi phần nhiều phim chẳng ra phim. Làm thơ cũng thế, dịch sách cũng thế.

        Sự dung tục vốn sẵn trong văn hóa dân gian là bộ phận nòng cốt của văn hóa ta. Kiểu như thời Trạng Quỳnh thi vẽ với sứ Tàu thì chấm mười ngón tay vào mực mà vẽ thành mười con giun rồi  cười đắc chí. Nay lối láu cá đó lại trở thành phong cách thời đại. Ngồi ở hàng nước, mấy cậu thanh niên nói tục xong rồi cười hô hố với nhau; trên ti vi cũng thi nhau cười những cái không đáng cười. Bệnh dung tục bộc lộ từ trong cách làm việc lẫn cách ăn nói, quan hệ và rõ nhất  trong khẩu vị khi thưởng thức những trò vui chơi giải trí. Đạo diễn Nguyễn Đình Nghi hồi còn sống thường than phiền với tôi rằng sân khấu hiện nay không thể phát triển được bởi vì không có một không khí sân khấu thực sự. Người ta đi xem kịch buồn cười lắm, khán giả nhiều nơi vừa xem, vừa cắn hạt dưa và nói chuyện, càng những đoạn nhố nhăng thì càng có nhiều tiếng cười thích thú. Làm sao có thể đề cao những khán giả ấy được, và với những khán giả ấy, làm sao có thể đòi hỏi sân khấu đi lên? Chuyện gì cũng coi như chuyện đùa ư? Đó là cái chết! Tôi không muốn đùa theo kiểu ấy, tôi luôn nghĩ rằng phải nghiêm túc trong công việc, nghiêm túc còn chẳng ăn ai, nữa là vẩn vơ đùa bỡn. 

 

–         Phải anh muốn nói rằng mọi thứ văn chương văn hóa sặc sỡ hiện nay  chẳng phải là một điều đáng tự hào ?

 –       Tôi biết,  tôi từng “đọc” thấy lối tự hào đó trong tâm lý của những người trong cuộc. Khi của làm ra chẳng có gì hơn, người ta quay về tự ca tụng. Rồi sự tự hào này lại được chính các ông chủ văn nghệ công nhận. Họ phải công nhận vì văn nghệ thành công tức là họ có thành tích; trong sự dắt dẫn, họ đã có công lớn. Xin nói tiếp về mối liên hệ giữa văn chương và đời sống  Hãy nhìn vào  sự sản xuất nói chung. Hàng hoá chúng ta làm ra nhiều, nhưng không có cái gì độc đáo mới lạ càng không bao giờ theo kịp nhu cầu con người hiện đại. Nhà xây nhiều nhưng không có nổi một khu phố đẹp. Chung quanh các con đường giao thông huyết mạch xứ sở, các thành phố phình ra và cả nước gợi ra hình ảnh con người có bộ ruột khổng lồ. Tất cả cứ làng nhàng mà tồn tại bên nhau. Cách làm ăn này nay cũng đang chi phối cả sự sản xuất tinh thần. Các điệu múa giống nhau. Các tượng đài lặp đi lặp lại. Các tiết mục sân khấu đều kết thúc có hậu. Về số lượng cái làm ra viết ra chưa phải là nhiều nhưng vì kém chất lượng nên người ta đã thấy bội thực. Chắc chắn nó sẽ không có chỗ đứng trong đời sống tương lai. Nói nay là lúc người ta làm để mà làm là với nghĩa đó. Nói riêng về phê bình văn học, trong khi viết, các đồng nghiệp của tôi nếu không tán tỉnh nhau một cách lộ liễu, thường cũng chỉ cãi nhau quanh một vài chuyện linh tinh, rồi bẻ câu, bẻ chữ, vặn vẹo nọ kia mà  không đặt ra những vấn đề lớn của cả nển văn học để cùng nhau suy nghĩ và giải quyết. Tầm nhìn của một con người của một cây bút quá hạn hẹp. Thường tôi bị tẩy chay vì hay chê quá, nói cho lịch sự là đòi hỏi cao quá cầu toàn quá. Nhưng, một cách tổng quát, tôi cho văn chương thời nay không chỉ kém văn chương thế giới mà ngay trong phạm vi nước mình mà nói với nhau thôi, các nhà văn thời nay kém xa các thế hệ đi trước. Thật là một điều oái oăm nhưng tôi có cảm tưởng chính cái mà con người hiện nay thiếu, lại là lý tưởng, là sự ao ước, là sự tự tin, tin rằng nếu cố gắng và làm việc theo phương hướng đúng, chính mình và những người quanh mình có thể vươn tới những đỉnh cao chứ không phải lúc nào cũng lờ đờ lẹt đẹt như thế này. Bởi thiếu đi cái khát vọng lớn là vấn đề của cả phong trào chung nên trên đại thể  chúng ta đang  trở nên tầm thường. Và nếu bây giờ còn có người ham học ham làm thì  mọi sự chăm chỉ, chịu ngồi vào bàn, chịu viết chịu in, rồi cũng đến trở nên vô nghĩa. Trong số các quy luật sinh học, tôi nhớ có cái quy luật này liên quan tới tiến hóa: đó phải là sự tiến hóa của cả quần thể. Không thể có tiến hóa ở từng cá thể riêng lẻ.

Nguồn: http://vuongtrinhan.blogspot.com/2015/09/oi-song-ra-sao-thi-van-chuong-nhu-vay.html

Hoàng Phủ Ngọc Tường: “Đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo”

Nguyễn Đức Tùng thực hiện

Người về soi bóng mình

Giữa tường trắng lặng câm

Trịnh Công Sơn

Kẻ nào không thể ra đi tất chẳng quyền chi ở lại

He who cannot leave cannot stay

Bertolt Brecht, translated by Frank Jones

Lời mở đầu:

Tháng Sáu năm 2008, được sự giới thiệu của nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo và nhà văn – võ sư Nguyễn Văn Dũng, chúng tôi đến thăm Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà thơ Lâm Thị Mỹ Dạ tại nhà riêng. Sau lần thứ nhất, riêng tôi còn trở lại một lần nữa theo lời mời của anh để hoàn tất cuộc trò chuyện. Chúng tôi cũng có dịp hỏi chuyện chị Lâm Thị Mỹ Dạ và một số bè bạn có mặt. Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường bị ischemic stroke năm 1998, liệt nửa thân đối bên và rối loạn ngôn ngữ, hình như aphasia của tổn thương bán cầu não trái, qua một thời gian dài. Nhờ sự chăm sóc của thầy thuốc, gia đình, đặc biệt người bạn đời, chị Lâm Thị Mỹ Dạ, và những thân hữu như Nguyễn Văn Dũng, Nguyễn Trọng Tạo, Tô Nhuận Vỹ, Ngô Minh, Hồ Đăng Thanh Ngọc… anh dần dần hồi phục. Trong hai lần gặp, anh tỏ ra minh mẫn, và khi kể về các kỷ niệm của quê anh ở Quảng Trị, cũng như về Huế, anh nhớ nhiều chi tiết theo tôi là chính xác. Tuy vậy, anh phát âm khó khăn, người lạ khó theo kịp. Nhờ kinh nghiệm làm việc riêng, lại ngồi gần, và nhờ sự giúp đỡ của chị Mỹ Dạ, tôi có thể nghe được khoảng bảy mươi hoặc tám mươi phần trăm lời nói của anh ngay trong lần đầu. Sau này tôi phải nghe lại băng thu âm nhiều lần. Anh và chị đã bổ sung và đọc kỹ văn bản cuối cùng. Trong nhiều giờ làm việc, anh ít khi tỏ ra mệt mỏi; những lúc nghỉ, anh nhờ đẩy xe lăn ra phòng khách, ngồi nghe chúng tôi. Chị Lâm Thị Mỹ Dạ, tính dịu dàng, kiên nhẫn, hiền hậu, chuẩn bị chu đáo các phương tiện, thường xuyên ra vào để săn sóc anh.

Sau đó chúng tôi còn liên lạc trên điện thoại nhiều lần khác để làm rõ một số câu, chữ. Hoàng Phủ Ngọc Tường có lúc đề nghị tạm thời hoãn lại việc phổ biến để cân nhắc thêm, vì lý do riêng của anh. Tháng Sáu năm 2011, trong lần gặp chúng tôi ở Huế, sau khi bổ khuyết một vài điểm, trước sự chứng kiến của nhiều bạn bè như Tô Nhuận Vỹ, Trần Thùy Mai, Nguyễn Văn Dũng, Hồ Đăng Thanh Ngọc… anh cho biết bài phỏng vấn như thế là đã hoàn tất và đề nghị công bố. Chị Mỹ Dạ, tươi cười nhưng cương quyết, rõ ràng, hỏi lại hai ý ấy của anh một lần nữa, anh gật đầu xác nhận. Gần đây sức khỏe của anh đã rất yếu. Sau khi cân nhắc kỹ, chúng tôi cho rằng việc phổ biến, sau bảy năm, là trách nhiệm của người thực hiện đối với nhà văn và độc giả. Đây cũng là một trong những bài phỏng vấn cuối cùng của loạt bài Thơ Đến Từ Đâu.

Tháng Sáu, năm 2015

Nguyễn Đức Tùng

clip_image002

Nguyễn Đức Tùng:

Cách đây nhiều năm trong lần về nước đầu tiên, tôi được một người bạn, anh ấy cũng có mặt ở đây hôm nay, tặng tập thơ của anh, Người hái phù dung. Đó là lần đầu tôi biết đến văn chương Hoàng Phủ Ngọc Tường. Trước đó tôi chỉ biết đến anh qua những dư luận về vụ Mậu Thân, mà chưa hề đọc một bài viết nào. Sau này tôi nghe nói rằng, một thời gian dài độc giả trong nước rất chăm chú theo dõi những bài bút ký đăng rải rác của anh trên các báo. Trở lại với tập thơ, tôi thích một số bài trong đó. Như thế là biết đến anh bằng thơ, chứ không phải là qua bút ký hay quan hệ ngoài đời.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Cảm ơn anh vì tình cảm đã dành cho thơ của tôi. Có lẽ thơ đến với người ta mau chóng và dễ dàng hơn những phương tiện khác.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh hái cành phù dung trắng

Cho em niềm vui cầm tay

Màu hoa như màu ánh nắng

Buổi chiều chợt tím không hay

Thơ hay, mà cũng buồn quá. Nhưng trong ấy có tình yêu trẻ trung đối với cuộc đời làm ta cảm động. Tôi ngạc nhiên một người mơ mộng như anh mà lại tự nguyện tham gia vào một cuộc chiến tranh sát phạt hận thù và đi xuyên qua biết bao nhiêu là hệ lụy của nó.

clip_image004

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Trong tập thơ ấy, tôi có viết rằng “Mỗi người chỉ thực là chính mình trong căn nhà của nó. Thơ cũng vậy, thơ cần phải trở về căn nhà của nó là nỗi buồn. Quyền của thi sĩ là quyền được buồn”

Nguyễn Đức Tùng:

Hình như Hoàng Phủ Ngọc Tường là người đầu tiên dùng chữ “quyền được buồn”. Đây là một ý niệm thú vị. Anh buồn vì thời cuộc hay buồn vì cuộc sống cá nhân mình?

Em gọi tên tôi khắp mọi nơi
Gọi tôi vang động cả vòm trời
Tôi ngồi im vắng như lau sậy
Mờ mịt như màu sương khói thôi

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Ai cũng được quyền buồn, nhưng thi sĩ buồn nhiều hơn, sâu hơn, vì họ sống bằng tất cả tâm hồn. Tôi là người sống bằng nội tâm nhưng cũng là người hoạt động, nên những vấn đề thời cuộc đất nước ám ảnh tôi nhiều hơn.

Nguyễn Đức Tùng:

Vào thời đó, đòi quyền được buồn có phải là một thái độ phản kháng văn học?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi nói đến điều đó từ năm 1990. Mặc dù là người viết văn, tôi lại mê thơ. Đó là cái quyền tự do của tâm hồn, quyền được nói lên, hát lên, không ai có thể ngăn cản.

Nguyễn Đức Tùng:

Ngày ấy tôi thường hay đến đây
Đăm đăm soi mặt nước hồ đầy
Khói sương nhả tự trên trời xuống
Chỉ một mình tôi với bóng cây

Mặc dù bút ký và tùy bút Hoàng Phủ Ngọc Tường là thành tựu lớn nhất của anh, tôi nghĩ sau này nhiều thứ có thể qua đi, nhưng thơ anh, vài bài hay nhất, sẽ còn đứng mãi với thời gian.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Nếu được thế thì đó là hạnh phúc của người viết.

Một người bạn thân của tôi, anh Nguyễn Văn Dũng, có in lại và đưa cho tôi đọc các bài thơ của anh Nguyễn Đức Tùng trên “Talawas chủ nhật” vừa rồi, trong đó có bài thơ đề tặng tôi, vì nhà tôi không có computer. Đọc xong, tôi có suy nghĩ nhiều lắm.

Tôi nói với mọi người: Đây là thơ thật.

Thơ thật, chứ không phải là thơ giả.

Nguyễn Đức Tùng:

Năm 1966, ba mươi tuổi, đang là một giáo sư ở Quốc học Huế, anh bỏ vào rừng kháng chiến, đi theo con đường lý tưởng riêng của anh. Trước năm 1975, các thầy giáo dạy trung học gọi là giáo sư, và được xã hội tôn trọng xứng đáng với danh hiệu đó. Rũ áo ra đi như thế, có lẽ anh tin là mình đã chọn được hành trình lý tưởng cho cá nhân và dân tộc. Trên con đường dài, mà đối với nhiều người là đại lộ mênh mông, đầy ánh sáng của lý tưởng giải phóng dân tộc, anh có gặp một ngã rẽ hay ngõ cụt riêng tư nào không? Những ngã rẽ của bóng tối và nỗi buồn?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

À, đây chính là tâm trạng của bạn bè tôi cùng trang lứa đi theo Đảng. Hồi đó mình cứ nghĩ những chuyện buồn đều là tạm thời nhỏ nhặt, những sai lầm rồi sẽ qua đi, nên cố lấy niềm vui chung mà át nỗi buồn riêng. Nếu không có ai bắt mình thì mình cũng tự bắt mình như thế.

Nguyễn Đức Tùng:

Ngày nay nhìn lại, anh nghĩ như thế nào về cuộc chiến tranh 1954-1975 vừa qua? Anh gọi nó bằng tên gì? Hậu quả của nó ra sao?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Mình không có giết ai trong chiến tranh. Mình có một thằng bạn, Hoàng Xuân Thiệu (?), em ruột của Trung tướng Việt Nam Cộng hòa Hoàng Xuân Lãm, bây giờ đã đi Mỹ. Tôi thương hắn lắm, có lần tôi nói với hắn: nếu tau gặp mi thì tau sẽ không bắn, ngay cả khi tụi mình đang ở hai bên chiến tuyến. Nếu gặp nhau ngoài chiến trường thì tôi sẽ nói: mi phải vất súng để đi theo cách mạng.

Nguyễn Đức Tùng:

Nếu anh ấy không vất súng để đi theo cách mạng thì sao?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi sẽ nói tiếp: Thà mi giết tau chứ tau không thể giết mi.

Nguyễn Đức Tùng:

Có thể anh đã từng chủ trương như thế thật, nhưng chiến tranh có những quy luật tàn bạo của nó. Thực tế đã không xảy ra như anh muốn, và những kẻ đứng bên cạnh anh hay đứng đối diện với anh cũng đều đã nổ súng.
Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đúng thế. Chúng ta đã nổ súng vào nhau và vết thương vẫn còn. Đó là nỗi đau buồn của dân tộc chúng ta. Nhưng hồi đó tôi quan niệm rằng cứ sống ngay thật, trong sáng với bản thân mình, mặc kệ người khác làm gì thì làm.

Nguyễn Đức Tùng:

Thưa anh, trong những người dân Huế mà tôi có dịp tiếp xúc nơi này nơi khác, ngay cả những người không ai có thể gọi họ là cực đoan, vì vẫn có thái độ hòa nhã trong nhiều vấn đề của đất nước, đến nay khi nhắc đến vụ thảm sát Mậu Thân vẫn còn tỏ ra xúc động. Hầu hết những người đó đều cho rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường không nhiều thì ít có một phần trách nhiệm.

Đọc những bài viết và những tài liệu gần đây, tuy vậy, tôi cũng tin rằng Hoàng Phủ Ngọc Tường không có mặt ở Huế trong vụ Mậu Thân.

Tại sao năm đó anh không được cử về đồng bằng?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Lúc đó tôi cùng làm việc với Thượng tọa Thích Đôn Hậu, bà Nguyễn Đình Chi, giáo sư Lê Văn Hảo. Tôi là Tổng thư ký của Liên minh Dân tộc Dân chủ và Hòa bình. Họ dự định sau khi vụ Mậu Thân thành công thì sẽ đưa chúng tôi về ra mắt công chúng. Nhưng cuộc tiến công bị chặn lại vì phía Mỹ và Việt Nam Cộng hòa phản kích dữ dội quá, bắt đầu từ lực lượng đồn Mang Cá. Mới đầu trận đánh dự định là do Trung ương phụ trách, nhưng trong thực tế thì chỉ có địa phương lo gần hết, nên thiếu thốn nhiều mặt, nhất là thiếu đạn để đánh giặc.

Vì việc không thành nên tôi không được đưa về Huế để ra mắt quần chúng.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi còn nhớ một ca khúc của Trịnh Công Sơn viết ngay sau vụ Mậu Thân, về những mồ chôn tập thể ở Huế, với giọng hát Khánh Ly náo động bàng hoàng, lúc tôi còn rất nhỏ tuổi:

Chiều đi lên Bãi Dâu

Hát trên những xác người

Tôi đã thấy tôi đã thấy

Trên con đường người ta bồng bế nhau chạy trốn

Và một ca khúc khác của Nguyễn Minh Khôi, với Thái Thanh như con chim trúng đạn cất tiếng kêu thương:

Chiều nay không có em mưa non cao về dưới ngàn

Đàn con nay lớn khôn mang gươm đao vào xóm làng

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Buồn quá. Đúng là những vết thương sâu, rất khó lành của dân tộc chúng ta.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh tham gia kháng chiến chống Mỹ là hoàn toàn tự nguyện, nhưng trường hợp những người khác thì như thế nào? Thượng tọa Thích Đôn Hậu, một người đồng hương Quảng Trị của anh, chẳng hạn? Có một bài viết cho rằng ông bị bắt ép chứ không phải tự nguyện?

Hoàng Phủ Ngọc Tưòng:

Không thể bắt ép ai cả.

Nguyễn Đức Tùng:

Tức là tự nguyện?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Cũng không phải, họ thỉnh ông đi.

Nguyễn Đức Tùng:

Thỉnh đi như thế nào?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Lừa.

Nguyễn Đức Tùng:

Xin anh nói rõ hơn.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Họ lừa ôn bằng cách nói là mời ôn đi họp. Họ đưa ông qua một cánh đồng rộng, gánh ông đi trong một cái thúng có hai người khiêng hai đầu. Rồi họ đưa ông dần từng bước một vào những việc nhỏ nhỏ, từ từ, nhưng ngày càng sâu đến lúc biết ra thì đã muộn.

Nguyễn Đức Tùng:

Cách đây nhiều năm, trong một cuộc phỏng vấn truyền hình, anh có nói một ý rằng vụ thảm sát Mậu Thân là do nhiều nguyên nhân, do bom đạn của Mỹ, do tai nạn chiến tranh bắn qua bắn lại vô tình, và cũng do phía cách mạng xử tội những thành phần phản động, chống lại nhân dân?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đó là cuộc phỏng vấn của Úc. Trong những cái chết do chiến tranh, phía quốc gia thì đổ lỗi hoàn toàn cho phía cách mạng, phía cách mạng thì đổ lỗi hoàn toàn cho phía quốc gia, nhưng tôi cho rằng thật ra không bên nào có thể đổ lỗi hoàn toàn cho bên nào cả, vì thế nào cũng có bên này bên kia chịu trách nhiệm. Đó là nói chung. Còn riêng trong vụ Mậu Thân thì giết lầm rất nhiều. Ví dụ như tôi nhớ rằng trong mặt trận Huế có phân công cho một người là ông… tỉnh đội trưởng nắm giữ mặt trận phía trái, phụ trách vùng Phú Cam. Họ giết người nhiều ở mặt trận này.

Nguyễn Đức Tùng:

Người bạn tặng cho tôi tập thơ Người hái phù dung thì nói riêng với tôi rằng, theo anh ấy, Hoàng Phủ Ngọc Tường là một người innocent. Anh cũng vừa kể rằng anh không muốn bắn một người bạn cũ của anh, như anh Hoàng Xuân Thiệu, thà mình bị anh ta bắn. Như vậy, anh nghĩ sao về những vụ giết người trong Mậu Thân có tính tội ác?

Tôi nghĩ rằng chúng ta cần hết sức thận trọng, nghiêm cẩn, khi nói đến những vấn đề gây xúc động này, hết sức tránh thái độ cực đoan: từ một phía là đổ lên người khác những lỗi mà họ không có, nói thêm, nói oan cho những người vô tội, hoặc từ một phía khác là coi nhẹ, lấp liếm, di chuyển trọng tâm của vấn đề, đánh lạc hướng lịch sử.

Tôi nghĩ rằng đối với bất cứ người nghệ sĩ nào, cái chết và sự khổ đau của con người không thể là chuyện nhẹ nhàng. Dù do ai gây ra, dù đó là Mậu Thân hay Mỹ Lai, hay biết bao câu chuyện tương tự khác đã xảy ra trên đất nước chúng ta, chưa bao giờ được kể lại. Không thể là chuyện nhẹ nhàng. Đó có thể là quan điểm của các nhà quân sự, các nhà chính trị, nhưng không thể là quan điểm của các nhà thơ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi hoàn toàn đồng ý với anh. Tuy nhiên trong cuộc trả lời phỏng vấn vừa kể trên tôi có nói lầm đi, nói sai đi, một ý.

Nguyễn Đức Tùng:

Thưa anh, sai hay lầm?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Lầm. Tôi có nói lầm là đánh rắn thì phải đập đầu. Họ nghĩ rằng những người làm việc cho chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là cái đầu rắn.

Nguyễn Đức Tùng:

Chắc anh đã từng đọc cuốn sách của Nhã Ca vốn được nhiều người nhắc đến?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi có đọc. Có ba người viết về Mậu Thân. Một là nhà văn nữ Nhã Ca, từ Sài Gòn về Huế ăn Tết vào dịp đó và chứng kiến cuộc tấn công Mậu Thân. Bà đã ghi lại chuyện này trong cuốn Giải khăn sô cho Huế.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh nhận xét ra sao về cuốn sách đó? Có đúng với sự thực không, theo anh?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Trong đó Nhã Ca viết “chắc là Phủ không về.”

Nguyễn Đức Tùng:

Phủ là ai?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Phủ là tôi đó. Bà ấy viết “chắc là Phủ không về”; “mà nếu có về chắc cũng không giết người”.

Người thứ hai là giáo sư Lê Văn Hảo, người lên rừng cùng với tôi. Ông có viết rằng tôi và ông ấy đều không về Huế, mà chỉ có hai người về là Hoàng Phủ Ngọc Phan và Nguyễn Đắc Xuân.

Nguyễn Đức Tùng:

Còn người thứ ba?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

(nghe không rõ)

Nguyễn Đức Tùng:

Cuộc chiến tranh vừa qua, mặc dù đã chấm dứt từ lâu, vẫn còn tiếp tục chia rẽ mọi người. Và sẽ còn lâu dài, xuyên suốt các thế hệ. Điều này thường bị cố tình coi nhẹ (underestimated). Đọc lịch sử, tôi tin là người Việt Nam rất yêu nước và đã từng chiến thắng nhiều cuộc chiến tranh chống xâm lược. Thế mà năm 1975, theo lời của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, lần đầu tiên có chuyện lạ lùng là nửa nước thì vui, nửa nước thì buồn. Hiện nay, cuộc chiến tranh Nam Bắc đối với một số người từ cả hai phía vẫn còn là hận thù, đối với một số người khác là phẫn nộ trước lịch sử, và đối với nhiều người khác là vết thương tâm hồn, là sự hoài niệm về một nền Cộng hòa đã bị xóa bỏ, một nền tự do mà theo tôi nửa là hoàn toàn có thật, nửa là chưa bao giờ kịp có thật.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi không bao giờ muốn chia rẽ dân tộc. Khi lên rừng đi kháng chiến chống Mỹ tôi chỉ nghĩ đến một chính phủ hòa hợp. Sau 1975 tôi tin rằng chúng ta đã có cơ hội để làm được điều này, nhưng rồi chúng ta để lỡ dịp may đó.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi tin vào suy nghĩ ở thời điểm này của anh, nhưng tôi cũng không nhất thiết cho rằng đó là những suy nghĩ bất di bất dịch. Điều đó là dễ hiểu. Đối với nhiều người đi theo Mặt trận Giải phóng miền Nam vào những năm sáu mươi, có khi đó chỉ là một khẩu hiệu dân vận, và vấn đề họ quan tâm hơn, nói thẳng ra là, chiến thắng tuyệt đối về quân sự và chính trị.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi tâm sự với anh thế này: sau vụ Mậu Thân xong tôi suy nghĩ mãi, tôi buồn quá, tôi muốn một mình ra một hoang đảo ở một mình và sẽ không chọn một phe phái nào cả.

Nguyễn Đức Tùng:

Nếu trong Tết Mậu Thân anh được cử về thành thì anh sẽ làm gì, có thái độ như thế nào trước những vụ giết người?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi sẽ không làm gì được, nhưng tôi biết chắc là tôi sẽ không giết người. Có lần, trên một dốc núi, một người bạn của tôi là anh Lê Hữu Bôi, Chủ tịch Tổng hội Sinh viên Sài Gòn, đã bị giết. Anh ấy cũng người cùng quê Quảng Trị mình, tuy học ở Sài Gòn nhưng về Huế đi tu ở chùa Tường Vân, rồi bị bắt đi từ chùa Tường Vân trong Tết Mậu Thân. Trường hợp ấy nếu gặp tôi, tôi sẽ tha. Còn những vụ giết người hàng loạt, tôi chỉ nghe nói chứ không chứng kiến, nhưng tôi biết là mình không thể hành động như thế.

Tính tôi có lẽ hợp với đi tu, thấy chuyện máu me dư rứa tôi rất gớm (lắc đầu). Tôi không làm được. Hồi nhỏ, tôi không thể giúp mẹ tôi làm được việc cắt cổ gà.

Nguyễn Đức Tùng:

Lúc đó anh có nhận ra là có một sự khác nhau nào đó giữa anh và những người cũng lên rừng đi kháng chiến như anh? Ví dụ như tỉnh đội trưởng mà anh nhắc đến chẳng hạn?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Không thể có khác biệt sâu xa được. Khi đã ở với nhau lâu rồi thì người ta sẽ dần dần trở nên giống nhau, cũng như nhiều anh em khác, tôi phải nén cái riêng tư của mình lại. Mà những người đi kháng chiến đa số là từ nông thôn nên họ suy nghĩ giản dị lắm. Một số người có thù sâu nên có dịp là họ trả thù.

Nguyễn Đức Tùng:

Như vậy trong chiến tranh chuyện trả thù trả oán cá nhân là có thật?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Dĩ nhiên là có thật.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh lên rừng từ năm 1966, nhưng đến năm 1987 anh mới được chính thức kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy là vì anh xin vào mà không được hay vì anh chưa muốn vào?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi xin vào mà không được. Lúc mới gia nhập cách mạng, tôi thuộc về Quảng Trị, ở đó tôi cũng bị theo dõi. Rồi khi vào Huế, tôi phụ trách tờ báo Cờ Giải Phóng, có một ông bí thư luôn luôn đố kỵ tôi. Tôi làm đơn vào Đảng lúc nào cũng bị bác vì nói là chưa đủ điều kiện.

Trong thực tế lúc ở trên rừng, tôi chẳng nói điều gì khác biệt với mọi người cả, mà chính tôi cũng phải nói hùa theo những người khác, và cho vụ Mậu Thân là một chiến thắng, không có thất bại. Tiến sĩ Lê Văn Hảo, hiện nay làm ở viện bảo tàng Louvre ở Pháp, có biết rõ giai đoạn này của tôi.

Nguyễn Đức Tùng:

Như vậy việc anh không được vào Đảng Cộng sản là do những đố kỵ cá nhân chứ không phải là vì những khác biệt lớn hơn, ví dụ về quan điểm chính trị.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Rất khó phân biệt giữa Đảng và cá nhân, vì Đảng cũng là đảng viên.

Nguyễn Đức Tùng:

Có phải chính anh là người đã viết và đọc lời hiệu triệu nhân dân nổi dậy trong vụ Mậu Thân? Ngày nay nếu lặp lại anh có thay đổi lời hiệu triệu đó không, hay vẫn giữ nguyên?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Vẫn giữ nguyên. Tôi viết và đọc lời hiệu triệu đó thay mặt Liên minh Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình, họ thu băng rồi phát lại ở Huế. Nếu viết lại tôi sẽ không thay đổi gì cả, vì trong đó tôi nhớ là chỉ kêu gọi đánh đuổi Mỹ và xây dựng một đất nước hòa bình, dân chủ.

Nguyễn Đức Tùng:

Đọc Hoàng Phủ Ngọc Tường, tôi để ý vài điều. Anh làm thơ ít, nhưng bài nào cũng thể hiện một tâm trạng rõ rệt. Những bài thành công thường dùng ngôn ngữ cổ điển, bút pháp cổ điển, mà vẫn lay động lòng người. Đó là nhờ cái tình. Nhưng nói đến tài năng của anh, thì phải nói đến những trang văn xuôi trác tuyệt trong thể loại bút ký và tùy bút. Đó thực sự là một trong những thành tựu của văn học Việt Nam. Người ta thấy rằng các chất liệu văn học của anh đều lấy từ thời kỳ gian khổ trong rừng, nhiều hơn là những ngày thanh bình ở thành phố. Nhìn lại đó là thời kỳ vui nhiều hay buồn nhiều?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Vui buồn lẫn lộn. Trên rừng, có những sự việc tôi được chứng kiến tận mắt, nhưng hầu hết là nghe kể lại. Nhiều người nghĩ lầm rằng trong thể ký hay phóng sự, người viết đều chứng kiến cả. Thật ra mình đâu có thể thấy được tất cả. Đó cũng là những ngày mình còn trẻ, xông xáo, đi nhiều, có nhiều ấn tượng sâu đậm. Sau này khi hòa bình, mình viết các tùy bút ngắn, đặt tên là nhàn đàm.Trong bút ký, các sự kiện có thật xuất hiện nhiều hơn.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi nhớ một chi tiết văn học được anh kể lại. Trong bài Bản di chúc của cỏ lau, anh tả một buổi sinh hoạt của du kích cách mạng với những người dân đi rừng. Cuối buổi sinh hoạt là mục đọc những bức thư đầu tiên của anh em binh sĩ trong quân đội Cộng hòa gởi cho cách mạng, nói về nguyện vọng của bản thân họ mong được tổ chức hiệp thương tổng tuyển cử để tránh khỏi một cuộc chiến tranh mà họ sẽ phải đổ máu. Sau đoạn văn đó anh lại viết rõ ra, thực ra thì toàn là thư bịa ra, do nhân vật Hoàng cặm cụi ngồi viết ở trại Cây Thị.

Những phương pháp hay thủ đoạn tuyên truyền như thế là điều có thể hiểu được trong chiến tranh, từ cả hai phía. Tuy nhiên tôi tự hỏi, một nền văn học có sứ mệnh tuyên truyền sẽ phải trả giá như thế nào để chuộc lại sự thật mà nó đã trao đi trong thời buổi ban đầu, để đổi lấy chiến thắng sau cùng bằng mọi giá?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Văn học phải đi sát với cuộc sống. Nhà văn trung thực là kẻ nói lên những điều anh ta cảm nhận về cuộc đời trong hiện tại, trong ngày hôm nay. Không điều gì có thể chuộc lại sự thật đã mất, không một thời gian nào có thể thay thế được ngày hôm nay. Có thể không phải bao giờ nhà văn cũng đúng, nhưng khi anh ta sai thì sai một cách chân thành.

Nguyễn Đức Tùng:

Trong những bài viết thời kỳ chiến tranh ý thức hệ, anh có những nhận định rất quyết liệt và rõ ràng, như vấn đề ta – địch. Về nghệ thuật, những trang mô tả của anh về miền Nam thời đó rất hay, mặc dù người ta có thể tranh cãi tính xác thực của chúng.

Những nhận định và mô tả ấy cũng không hẳn là phù hợp với những suy nghĩ về hòa giải dân tộc sau này của anh đâu. Hình như có một so le nào đó. Phải chăng có một sự phát triển hay biến đổi trong tư tưởng đối với các vấn đề chiến tranh và dân tộc?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đúng là tôi có thay đổi. Nhưng ai mà không thay đổi? Chúng ta học mỗi ngày, học mãi. Sau những ngày nhiệt huyết, mình dần dần nhận ra thực tế có những cái cần điều chỉnh. Nếu có một điều gì không thay đổi ở tôi, thì đó là cái tính không thích sự giết người, ghét tội ác.

Trong cuộc đời đi làm cách mạng của tôi, tôi chỉ bắn một phát súng duy nhất. Tôi bắn rụng một chiếc lá trong một cuộc bắn thi. Đó là phát súng duy nhất và là phát súng cuối cùng của tôi.

Nguyễn Đức Tùng:

Tại sao anh gọi đó là phát súng cuối cùng?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Vì tôi chủ trương không bắn ai. Và thực tế là như thế.

Nguyễn Đức Tùng:

Chủ trương của anh là không muốn giết người, cá tính của anh cũng như thế, nhưng con đường mà anh đi là con đường cách mạng bạo lực. Những người cộng sản bao giờ cũng khẳng định nguyên lý đấu tranh giai cấp và bạo lực cách mạng. Như vậy có mâu thuẫn không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

(Trầm ngâm) Tôi hiểu rằng trong chiến tranh thì các bên tham gia không thể không nổ súng, nhưng cá nhân tôi thì vẫn không thay đổi cá tính của mình được. Tôi đã và sẽ không bắn ai cả.

Nguyễn Đức Tùng:

Năm 1966, điều gì dẫn anh đến với Mặt trận Giải phóng miền Nam? Đó là tình yêu nước, muốn đánh đuổi ngoại xâm, tương tự như ngày xưa những người đi kháng chiến chống Pháp năm 1945, hay là niềm tin vào chủ nghĩa cộng sản trên toàn thế giới? Niềm tin vào chủ nghĩa Marx?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Chủ nghĩa Marx. Niềm tin vào chủ nghĩa Marx.

Là một thanh niên mới lớn, đứng trước những bất công xã hội thời đó, tôi không hài lòng với những biện pháp tạm thời mà tin vào cách giải quyết triệt để hơn. Điều đó tôi tìm thấy ở học thuyết cộng sản.

Nguyễn Đức Tùng:

Ngày nay nhìn lại anh nhận xét như thế nào về niềm tin thời trẻ?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đến nay thì đã rõ chẳng ai làm được gì trên toàn thế giới. Cải thiện đời sống vật chất là do những tiến bộ về khoa học kỹ thuật mà thôi; còn làm cho tốt đẹp hơn về tinh thần, về tâm hồn, thì chưa ai làm được nhiều. Chỉ có Mỹ. Theo tôi, Mỹ nó đã làm được một phần.

Nguyễn Đức Tùng:

Ở Canada, tôi nhận thấy một điều đặc biệt, có vẻ khó hiểu, là những người thầy giỏi nhất của tôi ở trường đại học Y khoa, không phải là tất cả, nhưng một phần lớn, đều thiên tả và khá ngây thơ về các vấn đề ngoài y khoa. Họ quá nặng về lý thuyết và đến nay, sau sự sụp đổ của Liên Xô và Đông Âu, vẫn còn đi trên mây. Nhiều người vẫn còn tin rằng sống ở Cuba thì cũng tương tự như sống ở Canada. Trong khi cổ vũ cho các khái niệm có tính nhân loại, như bình đẳng, tự do, thì họ lại tin rằng người dân Trung Hoa đang có đủ thứ quyền như họ. Vì vậy tôi hiểu được phần nào tình cảm và suy nghĩ của thế hệ anh những năm sáu mươi ở miền Nam tự do, một thế hệ trí thức đẹp, nhưng có nhiều người không tưởng, viễn mơ.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi có một bài thơ, trong đó có câu

Vẽ tôi một nửa mặt người

Nửa kia mê muội của thời hoang sơ

Vẽ tôi một nét môi cười

Một dòng nước mắt một đời phù du

Nguyễn Đức Tùng:

Anh sinh ra trước 1954, nhưng lớn lên, đi học và đi dạy ở miền Nam. Ở Huế thời ấy anh có một vị trí tốt đẹp, được kính mến. Như thế người dân và chính quyền Huế có lẽ đối với anh đã có một thái độ ít nhất là không đến nỗi tệ lắm. Nhưng về phía anh thì anh nghĩ sao vế chế độ Việt Nam Cộng hòa? Anh có căm ghét nó không? Anh có những kinh nghiệm tốt hay xấu nào đối với miền Nam tự do?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Về mặt lý trí, tôi nhìn chế độ Việt Nam Cộng hòa qua hình ảnh người bạn thân của tôi là Chủ tịch Tổng hội sinh viên Lê Hữu Bôi bị giết trong vụ Mậu Thân.

Vì hắn là chủ tịch sinh viên nên tôi phải tìm cách để đánh đổ hắn. Nhưng về mặt tình cảm, thì cá nhân tôi không có chi ghét hắn. Hắn là người đi tu.

Trong chế độ Đệ nhị Cộng hòa thì tôi không bị ai bắt cả mặc dù tôi hoạt động trong phong trào sinh viên.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh chưa từng bị bắt?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Có một lần. Dưới thời Đệ nhất Cộng hòa của Tổng thống Ngô Đình Diệm, tôi bị bắt trong kế hoạch Nước Lũ, của ông Ngô Đình Nhu, tháng 8 năm 1963. Một người bạn của tôi dạy ở đại học Y khoa Huế, trước đó có dạy ở Đại học Minh Đức, phải bán một phần tài sản đi để chuộc cho tôi ra.

Những người cực đoan, đòi chống cộng tới cùng, thường đồng hóa tôi với cộng sản. Nhưng tôi không phải như thế.

Không nên buộc tội tôi như vậy.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh được mọi người biết đến vì nhiều lý do, nhưng trước hết vì anh là một nhà thơ và một nhà văn viết bút ký tài ba. Anh cũng là nhà báo, đã từng chủ trương tờ Cửa Việt, đóng góp rất nhiều cho tờ Sông Hương. Anh nghĩ sao về nền văn học Việt Nam hiện nay?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Trước khi chúng ta trở lại nói chuyện về văn học nghệ thuật, tôi nhờ anh tóm tắt lại cho tôi ba điều với những độc giả sau này đọc bài nói chuyện của chúng ta hôm nay.

Nguyễn Đức Tùng:

Thưa anh, đó là ba điều gì?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Thứ nhất là tôi không liên quan gì đến vụ Mậu Thân. Thứ hai, tôi rất mong muốn có một chính phủ hòa giải dân tộc. Trước đây tôi đã nghĩ như thế mà bây giờ tôi vẫn nghĩ như thế. Chính phủ hiện nay không phải là chính phủ hòa giải dân tộc, mà là chính phủ của thể chế cộng sản. Thứ ba, tôi không liên quan gì đến Đảng Cộng sản hiện nay cả. Họ không làm được những điều mà tôi mong ước ở họ. Họ không làm được những gì cho dân tộc như thời trẻ lúc đi kháng chiến chống Mỹ tôi đã từng kỳ vọng ở họ.

Nguyễn Đức Tùng:

Đó là những kỳ vọng nào?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Có hai vấn nạn, một là vấn đề dân chủ, hai là vấn đề tham nhũng. Họ chưa làm được việc nào trong hai việc đó.

Nguyễn Đức Tùng:

Chủ nghĩa Marx không thừa nhận khái niệm dân chủ như nhiều người hiện nay đang nghĩ, và tôi tuyệt nhiên không nhìn ra được cách nào để một nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể chia sẻ quyền lực cho những thành phần đối lập, và cho những giai cấp khác, mà không vi phạm nguyên tắc căn bản của chính họ, đó là chuyên chính vô sản.

Dĩ nhiên là chúng ta đang nói về lý thuyết.

Nhưng còn tham nhũng thì sao? Chính phủ hiện nay hình như đang rất có quyết tâm chống tham nhũng? Anh có tin rằng với thời gian mọi việc sẽ khá lên không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đảng không thể diệt được tham nhũng. Tôi đã suy nghĩ về vấn đề này sâu xa, và kết luận rằng Đảng không thể diệt được tham nhũng trong khi nó đang cầm quyền.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh thường nhắc đến khái niệm hòa hợp, hòa giải dân tộc. Ngày nay khái niệm này có còn giá trị nữa không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Từ khi rời thành phố đi theo cách mạng, tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước cho đến nay, lúc nào tôi cũng chủ trương như vậy. Khái niệm đó không những vẫn còn giá trị mà mỗi ngày mỗi trở nên cần thiết hơn. Ngày trước nhờ có chính sách này mà Đảng Cộng sản đã đoàn kết được dân tộc.

Nguyễn Đức Tùng:

Theo anh muốn hòa giải hòa hợp thực sự thì phải làm thế nào? Nhiều người nay không còn tin vào chuyện ấy nữa đâu.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đánh giá lại lịch sử, quên đi quá khứ đắng cay thù hận, cần thực sự tôn trọng và thương yêu nhau.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi nghĩ rằng đối với vấn đề hòa hợp dân tộc, tinh thần căn bản là tha thứ. Ở Huế, khắp ngã đường có chùa, mỗi cánh cổng một lời kinh, đó là chìa khóa vàng của khái niệm hòa hợp. Nhưng tha thứ không có nghĩa là quên lãng. Trái lại, đó là hiểu biết, tức là nhận ra sự thật từ hai phía, là không bôi xóa lịch sử.

Mỗi người cần suy nghiệm về sự thật, lầm lỗi, về quá khứ riêng chung, đánh giá đi đánh giá lại mỗi ngày, đặt mình vào vị trí của người khác trong “hai mươi năm nội chiến từng ngày”, cần nắm được sự thật trong tay trước khi có đủ tư cách để tha thứ cho người khác hay tự tha thứ cho mình.

Một dân tộc phải có trình độ văn hoá rất cao mới đủ khả năng làm điều này.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi lúc nào cũng thực tâm nghĩ đến việc những người ở các phe phái khác nhau cùng ngồi lại. Trong thời kì chiến tranh, có những xung đột, hận thù thì cũng nên bỏ qua, không nên tiếp tục buộc tội lẫn nhau.

Nguyễn Đức Tùng:

Đã từng là người chủ trương tờ báo Cửa Việt, sau đó bị đóng cửa, anh nghĩ sao về tình hình báo chí ở Việt Nam hiện nay?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tờ Cửa Việt bị đóng cửa vì có người cho rằng nó quá cởi mở và đi chệch hướng, tờ Sông Hương cũng bị chấn chỉnh. Thời đó, cùng với tờ Văn Nghệ ở trung ương, đó là hai tờ báo địa phương đã góp phần tạo nên văn chương đổi mới. Việc đóng cửa tờ Cửa Việt là biểu hiện không tốt về nền tự do báo chí chưa trưởng thành. Tôi nghĩ là chúng ta cần thông cảm hơn với các nhà văn và nhà báo hiện nay. Họ viết rất khổ sở. Kẻ nào cho rằng họ không chịu một sức ép nào cả là không đúng đâu.

Nguyễn Đức Tùng:

Trong văn xuôi, tôi chú ý nhiều hơn đến những bài nhàn đàm có tính chất tiểu luận của anh, viết sau này. Khác với nhiều người, tôi tin là khi hoàn cảnh lịch sử của chúng ta thay đổi, chúng sẽ ở lại lâu dài trong lòng người đọc hơn những bài bút ký về chiến tranh của anh. Anh có một hoặc hai bài rất hay viết về quẻ Dịch, tôi đọc đã lâu nên không nhớ rõ lắm. Đó là bài nói về hai quẻ cuối cùng của Kinh Dịch, Thủy Hỏa Ký Tế và Hỏa Thủy Vị Tế. Tế là vượt qua sông. Ký Tế là đã vượt qua, việc đã thành tựu. Vị Tế là chưa qua sông, chưa thành. Có phải năm 1975, cách mạng và chiến tranh Việt Nam mà anh là một thành phần tích cực trong đó, đã vượt qua sông, đã ký tế?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Qua sông rồi mà vẫn chưa xong. Đó là bài học lớn của Kinh Dịch nói về lẽ trời đất sinh sinh hóa hóa. Vận mệnh thịnh suy, đường thế gập ghềnh, người đi tới cuối cuộc lữ hành, rồi thở phào nhẹ nhõm ở quẻ Ký Tế. Tưởng rằng việc đã xong, nợ đời đã trả, chỉ còn một bước nữa thôi là hoàn tất. Ngờ đâu sau cái bước ấy lại là quẻ Vị Tế, lại phải khởi đầu. Một dòng sông khác lại hiện ra trước mặt.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi nghĩ rằng “một dòng sông khác lại hiện ra trước mặt” thật ra đã có sẵn từ lúc khởi đầu của cuộc hành trình. Trong bài viết ấy, anh có ý nói về cá nhân hay nói về việc chung?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi muốn nói về cả hai.

Nguyễn Đức Tùng:

Anh chính thức gia nhập Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1987. Hiện nay anh có phải là đảng viên không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi đã thôi sinh hoạt đảng ba năm sau đó.

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Nhưng anh ấy cũng không có giấy tờ gì chính thức.

Nguyễn Đức Tùng:

Chị Lâm Thị Mỹ Dạ vừa mới kể với tôi rằng lúc đó có người bạn của anh than phiền trong lúc người ta tìm cách xin ra khỏi đảng thì anh lại tìm cách xin vào.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi muốn chứng minh rằng tôi trung thành với niềm tin thời tuổi trẻ, và với lý tưởng cộng sản của tôi.

Nguyễn Đức Tùng:

Trong bài thơ tặng Irina Zisman, anh viết:

Đùa thôi nhé, thiên đường mộng ảo

Thế giới vỡ tan ngoài chân mây

Anh muốn nói số phận của chính mình?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi vừa nói về lý tưởng của tôi thời trẻ tuổi, lý tưởng mà chủ nghĩa Marx đã mang lại, nhưng tôi cũng muốn nói về giấc mơ chung của con người. Ai mà không có ước mơ của mình, khi về già như tôi đây thì thấy bao nhiêu điều không phải như mình nghĩ, mà lúc còn trẻ thì cứ khẳng định một trăm phần trăm là đúng, mới nghiệm ra rằng cuộc đời nửa hư nửa thực.

Nguyễn Đức Tùng:

Tôi vừa được đọc trọn vẹn tuyển tập bốn cuốn của anh do nhà xuất bản Trẻ (2002) in rất đẹp, đóng bìa cứng. Tập 1 là tùy bút và tiểu luận mà anh gọi là nhàn đàm, tập 2 và tập 3 là bút ký, tập 4 là thơ. Nhiều trang viết đẹp như mơ nhưng cũng có nhiều chi tiết trong bút ký mà tôi cảm thấy nghi ngờ và rất mong được gặp tác giả tận mặt để trao đổi lại sau này.

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Tuyển tập ấy nhờ có anh Trần Thức là người rất hăng hái tuyển chọn, tập hợp bài vở, vận động mới được.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi cũng rất mong có dịp trao đổi với độc giả và với các nhà phê bình như anh Nguyễn Đức Tùng. Văn học chúng ta ít có cơ hội để tác giả được dịp thảo luận trực tiếp với nhà phê bình như thế này, về những vấn đề xã hội và văn chương mà tôi đoán rằng mọi người đều quan tâm.

Nguyễn Đức Tùng:

Hoàng Phủ Ngọc Tường là một trong vài người viết bút ký và tùy bút hay nhất nước, có thể đặt tên anh bên cạnh Nguyễn Tuân, Võ Phiến, Vũ Bằng, Phan Nhật Nam không chút do dự. Nhưng viết bút ký là một trò chơi có phần nguy hiểm: Nó chính là sự thật hay chỉ là hư cấu của tác giả? Bao nhiêu phần trăm là sự thật, bao nhiêu là tưởng tượng? Trách nhiệm làm chứng của nhà văn là ở đâu?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Nhiều người cũng cho rằng ký chỉ là hình thức phóng sự, ghi chép, nhưng tôi cho rằng ký có thể trở thành một loại hình văn học có tính sáng tạo, cũng như truyện ngắn, tiểu thuyết. Vì vậy tôi đã dành nhiều thời gian cho ký và may mắn được nhiều anh em lấy làm thích và khuyến khích. Nếu ký là văn học thì phải nhìn nó như một tác phẩm sáng tạo văn học.

Nguyễn Đức Tùng:

Nghĩa là các sự kiện trong đó không thể tin cậy như các tài liệu lịch sử?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Rất khó trả lời câu hỏi của anh. Nhưng tôi cho rằng đọc văn chương, không thể hoàn toàn như đọc các tài liệu khoa học được, vì ký cũng là một thể loại văn học.

Nguyễn Đức Tùng:

Về thời gian, anh chỉ viết nhiều trong khoảng từ 1975 đến 1990.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Anh nói đúng. Đó là thời kỳ tôi dành nhiều thời gian hơn cả cho việc viết. Trước đó thì bận nhiều công việc, cũng chưa đủ thời gian tích lũy.

Nguyễn Đức Tùng:

Xa Huế, xa nhà, anh có nhớ bạn bè, học sinh, nhớ Tuyệt tình cốc, nhớ ngôi trường Quốc học hay mối tình nào đó của anh không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

(Cười) Nhớ chứ. Nhưng tôi là người hoạt động nên cũng phải nén lòng mình xuống.

Nguyễn Đức Tùng:

Trong cuốn sách Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của Hoàng tử Bé anh mới viết gần đây (2004), anh có kể rằng anh và Trịnh Công Sơn cùng học một lớp ở trường tiểu học, sau đó hai người vẫn còn gặp nhau nhiều lần nữa như hai người bạn. Thời kỳ anh ở thành phố, chưa vào bưng, thời kỳ Trịnh Công Sơn đệm đàn cho Khánh Ly hát trên sân trường đại học miền Nam, có sợi tóc nào bay trong trí nhớ nhỏ nhoi, và cả thời kỳ sau 1975.

Tình bạn của anh và tác giả Ru ta ngậm ngùi, có cay đắng, có thăng trầm lắm không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi lúc nào cũng coi Trịnh Công Sơn là người bạn thân. Mỗi người quyết định đi một con đường riêng, có lúc tưởng không bao giờ gặp nhau được nữa, nhưng rồi cũng lại gặp nhau. Quá khứ là tài sản quý báu của một đời người, cái còn lại sau cùng không bao giờ thay đổi.

Nguyễn Đức Tùng:

Cũng trong cuốn sách ấy, anh có viết rằng một nền nghệ thuật đánh rơi mất nỗi cô đơn của phận người chưa phải là một nền nghệ thuật hoàn hảo.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đó là tôi viết về âm nhạc Trịnh Công Sơn, nhưng suy nghĩ ấy cũng có tính cách tổng quát đối với cả nền văn học nước ta, nhất là dòng văn học cách mạng.

Nguyễn Đức Tùng:

Thời gian đi vào rừng, anh cho là đẹp. Còn thời gian trước đó, lúc anh đi học và đi dạy ở miền Nam thuộc Việt Nam Cộng Hòa, có phải cũng là một trong những thời kỳ đẹp nhất của anh không?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đối với tôi, đó là thời kỳ rất đẹp, đáng nhớ, đáng quý.

Nguyễn Đức Tùng:

Khi trở về A Sao, anh viết:

Chợt giật mình những tháng năm lơ đãng

Anh biết đâu em khóc em cười

Trở về chiến khu nơi anh sống những ngày hào hùng, lòng anh có vui không, trong khi thơ anh lại có vẻ buồn?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Đúng là nửa vui nửa buồn. Mất mát của chiến tranh. Mất mát một phần đời mình cho nó. Cái được cũng bằng cái mất. Trong ký tôi cũng có viết về mảnh đất A Sao.

Nguyễn Đức Tùng:

Trong thể ký và tùy bút, anh quan tâm đến nhiều vấn đề, thay đổi rất nhiều văn phong, ví dụ viết về Huế thì nồng nàn sâu lắng, viết về bóng đá thì triết lý, viết về công nương Diana bạc mệnh thì thanh khiết. Anh lấy đâu ra những kiến thức như thế? Anh có lời khuyên nào đối với các nhà văn mới viết?

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Tôi là người mê đọc sách từ nhỏ. Chương trình Đại học Sư phạm và Đại học Văn khoa của miền Nam trước đây dạy tôi nhiều điều, rồi sau này vừa đi vừa đọc vừa tìm hiểu. Những nhà văn trẻ hiện nay có nhiều người cũng đọc, nhưng đa số hình như ít đọc hơn thời trước. Đó là điều đáng tiếc.

Nguyễn Đức Tùng:

Thưa chị Lâm Thị Mỹ Dạ, là một nhà thơ nổi tiếng, lại là người bạn đời của anh Hoàng Phủ Ngọc Tường, chị có thể nói vài lời được chăng?

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Hôm nay xin dành cho anh Tường, chúng mình sẽ có dịp khác. Nếu nói về anh Tường thì tôi xin nói rằng tôi đã sống nhiều năm với anh ấy và hiểu rất rõ. Đó là một người tốt nhưng chỉ quan tâm tới công việc, mà không quan tâm gì tới vợ con.

Như một người đàn bà, tôi sống với anh ấy rất là khổ.

Nguyễn Đức Tùng:

Xin chị nói thêm về bản thân mình.

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Tôi quê ở Lệ Thủy, Quảng Bình. Cha tôi vào Nam trước năm 1954, mẹ tôi lọt lại một mình ở lại nuôi con. Chúng tôi có hai đứa con gái, một cháu là Hoàng Dạ Thi đã lấy chồng được qua định cư ở Mỹ, bây giờ chỉ còn hai vợ chồng ở với nhau. Mọi việc gì đều nhờ đến tay bạn bè thân thiết của anh Tường.

Nguyễn Đức Tùng:

Chị đã từng viết:

Cuộc đời em đơn thân đến nỗi

Chưa bao giờ em tựa vào anh

Và vì thế em âm thầm sống

Tựa vào chính mình trĩu nặng, đớn đau

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Mình biết làm sao được, vui ít, buồn nhiều. Cái an ủi lớn nhất của mình là anh Tường rất thành thật, tính hồn nhiên nhiều khi như trẻ con. Có lần đi uống rượu gặp một cô tiếp viên nhà hàng, cô ấy than thở với anh là không có tiền nuôi mẹ phải bỏ quê lên tỉnh đi làm nghề không xứng đáng. Anh ấy liền cởi cái đồng hồ quý được một người bạn tặng đem cho cô ta. Mấy người bạn phải năn nỉ bà chủ quán để lấy lại, nhưng anh ấy nhất định không chịu, nói là đã cho rồi thì không lấy lại nữa.

Nguyễn Đức Tùng:

Có một người đàn ông như thế thì ít ra có thể lấy làm an ủi rằng sự hy sinh của chị cũng có phần xứng đáng, không đến nỗi phí hoài.

Nước mắt lặn vào trong cho anh thấy nụ cười

Bệnh tật lo toan giấu vào đêm trắng

Giữa tháng ngày trĩu nặng

Em đứng thẳng người

Cho anh tựa vào em.

Lâm Thị Mỹ Dạ:

Chăm sóc anh Tường trong những ngày ngã bệnh là nhờ sự giúp đỡ và thuốc men, công lao rất lớn của bè bạn khắp nơi, chứ một mình tôi cũng không làm gì được. Bây giờ anh ấy đã từ từ hồi phục một phần, viết được trở lại. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn của mình đến tất cả những người bạn chung của hai chúng tôi.

Nguyễn Đức Tùng:

Một hôm về Sài Gòn, buổi chiều tối tìm đến quán cà phê gần Đại học Vạn Hạnh trên đường Trương Minh Giảng vì nhớ Hoàng Thị Hạnh, người nữ sinh viên tóc xõa ngang vai năm cũ, tôi tình cờ được nghe một ca khúc phổ nhạc thơ anh. Bài hát bồi hồi xúc động.

Có buổi chiều nào như chiều xưa

Anh về trên cát nóng

Đường dài vành môi khát bỏng

Em đến dịu dàng như một cơn mưa

Vết thương nào cố che khuất cũng sẽ bị nhiễm trùng, cần mở chúng ra, rửa sạch, khâu vá lại, rồi cùng nhau vượt qua phiền não, đó là mới thật sự là khởi đầu của hàn gắn. Tôi tin vào sự cứu chuộc của tình yêu và tha thứ.

Những câu thơ có thể anh đã viết riêng cho chị Mỹ Dạ. Mà người viết khi đọc lại cũng còn hạnh phúc.

Hoàng Phủ Ngọc Tường:

Cám ơn anh đã nhớ những câu thơ của tôi. Điều đó làm tôi thật cảm động.

Nguyễn Đức Tùng:

Xin cảm ơn và chúc anh chị sức khỏe, bình an.

***

Ba câu hỏi cho Nhã Thuyên

 

Nhã Thuyên – Photo by Đồng Thảo.

Nhã Thuyên – Photo by Đồng Thảo.

27.08.2015

Nhã Thuyên (1986) là tác giả của vài tập thơ và truyện cực ngắn, bao gồm Viết (2008), Ngón tay út (2011), Rìa vực (2011), Màu cỏ xanh trong suốt (2012, đồng tác giả) cùng vài cuốn sách tranh nho nhỏ cho trẻ em. Tác phẩm trong bản dịch tiếng Anh của cô được xuất bản trong tuyển thơ ba tác giả Việt Nam, thuộc series thơ Châu Á Thái Bình Dương của Vagabond Press, Australia (2013), đã và sẽ xuất hiện trong một số tạp chí như RHINO Poetry, Asymptote. Hiện cô đang chuẩn bị ra mắt tập thơ thứ hai, từ thở, những người lạ, và đây là tập thơ đầu tiên của cô sẽ được xuất bản trong bản dịch tiếng Anh bởi Vagabond Press. Cô cũng đồng chủ biên tập thơ ba tác giả Lê Văn Tài, Nguyễn Tôn Hiệt, Phan Quỳnh Trâm vừa ra mắt bởi Vagabond Press, tháng 7, 2015. Hiện cô đồng sáng lập và biên tập tạp chí văn chương song ngữ AJAR.
Nhã Thuyên nhận bằng thạc sĩ văn chương tại Đại học Sư phạm Hà Nội 2011 với luận văn Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa, nơi cô quay trở lại làm giảng viên trong một thời gian ngắn và bị thôi việc năm 2013, tước bằng thạc sĩ năm 2014.

Phùng Nguyễn: Trong toàn bộ quá trình diễn tiến của sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên,” bắt đầu với bài báo của Chu Giang Nguyễn Văn Lưu trên tuần báo Văn nghệ thành phố HCM cuối tháng 5 năm 2013 cho đến khá lâu sau ngày luận văn bị hủy và văn bằng Thạc sĩ bị tước (tháng 3, 2014), những người quan tâm trong ngành giáo dục cũng như các giới trí thức và văn học nghệ thuật trong ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng, phần đông là để bênh vực tác giả của luận văn “Vị trí của kẻ bên lề: Thực hành thơ của nhóm Mở miệng từ góc nhìn văn hóa.” Người “kín đáo” nhất trong vụ này lại chính là nạn nhân, thạc sĩ Đỗ Thị Thoan, được biết đến nhiều hơn dưới bút danh Nhã Thuyên. Sự im lặng, hoặc ít nhất thì cũng là “kiệm lời” này của Nhã Thuyên khiến cô bị dư luận chỉ trích là quá thụ động, không thực sự quan tâm đến vị trí nạn nhân của mình và những nội hàm nghiêm trọng của sự kiện đối với các khái niệm tự do học thuật và tự do tư tưởng. Tệ hơn nữa, có người cho rằng Nhã Thuyên chỉ thích “cuộn mình trong chăn,” để kẻ khác đi ra trận mạc chiến đấu cho quyền lợi của mình.

Nhã Thuyên nghĩ sao về những cáo buộc này, và nếu có cơ hội bắt đầu lại, Nhã Thuyên sẽ hành động như thế nào?

Nhã Thuyên: Trước hết, tôi muốn đặt câu hỏi về vị trí [tính cách, chủ thể] nạn nhân của mình, như một nạn nhân nhìn [lại] chính nó, và như một con người tự soi gương cái chủ thể-nạn nhân của nó. Ở đây, tôi là [một] nạn nhân của một hệ thống cơ chế hành xử có tính chất áp bức, như anh gọi tên, chủ yếu xoay quanh câu chuyện về tự do học thuật và tự do tư tưởng. Thừa nhận vị trí nạn nhân của mình và không rên rỉ bi thương là điều tôi đã ý thức khá rõ ràng.
Hẳn nhiên, hiểu rằng mình ở tình thế của một nạn nhân nghĩa là thấy mình giằng co trong các quan hệ đối kháng về quyền lực, đặc biệt là những trận chiến ý thức hệ. Một kẻ khá hư vô về mặt xã hội và ý thức hệ như tôi hẳn sẽ khó có những hành xử khớp vừa với những trật tự có sẵn. Trong những lúc hoang mang và kiệt sức nhất, tôi phải nghĩ và tin vào điều gì khiến mình vẫn không ngừng nỗ lực để sống sót. Và tôi hiểu, mình đã ngầm lựa chọn theo đuổi và chỉ có thể nương bám vào giá trị và khả thể của việc là một con người cá nhân, yếu ớt, mạnh mẽ, dịu dàng, thường xuyên hoài nghi những chuẩn mực chung được thiết lập, tự từ bỏ tham vọng mang chứa bất cứ thông điệp nào ngoài việc là một tồn tại sống, trong những mô hình xã hội và chính trị luôn biến động. Anh có thể nói, hư vô, ích kỷ và quá thơ mộng phải không, nhất là tôi vẫn sống ở đây, Việt Nam, với tất cả những nỗi bất an và những phi lý kinh hoàng, những cơn mộng ác mở mắt ra là thấy. Nhưng lựa chọn đó, với cá nhân tôi, chưa bao giờ là dễ dàng và thậm chí thực sự thử thách và nhiều rủi ro, và hẳn nhiên, luôn là một quá trình của những thay đổi, chuyển hóa và được chuyển hóa.

Tôi quan tâm tới những câu hỏi về công bằng xã hội không tách rời ưu tư về những giá trị bình đẳng của một cá nhân riêng lẻ. Theo đó, ý hướng và lựa chọn bảo vệ, nương tựa, theo đuổi một giá trị bình đẳng và công bằng với cá nhân tôi có thể không trùng khít với những xác lập phổ biến về công bằng của người khác, hay của một số đông nào đó. Tôi không từ chối đối thoại với những người cùng hoặc khác hệ giá trị, nhưng tôi không thể chạy theo ai cả và tôi biết mình có thể đã/sẽ thường xuyên làm thất vọng vì sự cố chấp bản tính của tôi.

Trong ứng xử cá nhân của tôi, trong đời sống và các mối quan hệ, tôi thường xuyên nhận thức rằng nhiều trường hợp, mình là kẻ chịu đựng nhưng không cam chịu, không tự nạn nhân hóa bản thân, và đôi khi tôi chủ ý lựa chọn chịu đựng chỉ để thêm sự kiên nhẫn và rộng rãi cho việc hiểu. Để hiểu, lúc nào tôi cũng cần nhiều thời gian, tâm sức, công phu, nhất là hiểu những con người. Trường hợp này, “vụ án” này, tôi là một nạn nhân và tồn tại của tôi rộng rãi hơn việc quy giản về việc là một nạn nhân, vì thế, ứng xử của một mẫu hình nạn nhân phổ biến không xảy ra ở tôi, tôi nghĩ vậy.

Tôi muốn nghĩ thêm về cách ứng xử với một nạn nhân của một cộng đồng. Tôi có thể nhìn thấy hai điều khá rõ ở đây, dù chỉ là một cái sáng rõ tạm bợ để tiện bề trao đổi lúc này: Nhã Thuyên như một sự kiện và Nhã Thuyên như một con người. Ở khía cạnh là một sự kiện, hay đối tượng trung tâm của một sự kiện, tôi không tránh khỏi và không từ chối trở thành điểm tranh luận, và những bênh vực hay phê phán, những hoài nghi hay những cáo buộc về thái độ phản ứng của tôi đều có thể đặt câu hỏi. Ở khía cạnh là một con người, tôi buộc lòng phải, trước hết, tự bảo vệ mình, nhất là cái bên trong mỏng mảnh và luôn quá dễ bị lơ là trong các dạng tranh biện nơi không gian chung. Tôi muốn hiểu những lựa chọn chia sẻ và sẵn lòng bênh vực, bảo vệ tôi của nhiều người, những nỗ lực lên tiếng và hành động của giới học thuật và các nhà văn, nghệ sĩ, trí thức, những người đọc, những người bạn, những người xuất hiện với tên tuổi và những chia sẻ lặng lẽ, những lên tiếng không lên tiếng, những chất vấn, những đấu tranh… không chỉ là những lựa chọn cá nhân/tập thể với ý thức về lẽ phải và công bằng xã hội mà sâu hơn, là một sự quan hoài của cộng đồng với một con người riêng lẻ; đồng thời là một nỗ lực trao đổi, đối thoại và tranh biện, nỗ lực hình thành và vun đắp một cộng đồng phản biện và sáng tạo, tự do, chứ không phải là “đi ra trận mạc chiến đấu cho quyền lợi” của một cá nhân bất kỳ. Hành xử của tôi, từ đầu vụ việc tới giờ, ở những cấp độ phản ứng khác nhau, dù im lặng hay lên tiếng trên blog cá nhân, trả lời phỏng vấn, hay đơn giản là ráng không bỏ cuộc những công việc viết lách văn chương… là những lựa chọn mà tôi thấy đúng nhất với con người mình, hầu như không thể khác. Dù tôi biết rằng tôi hầu như toàn làm những việc nhảm nhí vô nghĩa, tôi vẫn có chút hi vọng, rằng những hành xử này, cùng với những trang viết của tôi có đôi dịp vang vọng, hồi đáp, gửi đi một lời mời đối thoại, một chia sẻ, một tranh luận, một tri nhận, với nhu cầu chung của cộng đồng phản biện và tự do đó, một cách nhất quán, nhiều mệt nhọc, đôi khi hoài nghi, tuyệt vọng, nhưng nhẫn nại, nỗ lực thấu hiểu, và không từ chối va chạm, cả khi tôi im lặng. Nhưng tôi biết rằng những gặp gỡ, đối thoại luôn là hiếm hoi, bất ưng, mong manh.
Không, không có chuyện trùm chăn ngủ hay làm một người mơ toàn diện trốn chạy đời sống, không có chuyện “tránh voi chẳng xấu mặt nào”, không có chuyện tự nạn nhân hóa mình theo kiểu “trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết”. Tôi chưa bao giờ hình dung mình [được] cuộn mình trong chăn và từ chối các va đập. Có thể, đó luôn là một ao ước ngầm của tôi về một đời sống vui chơi riêng tư, hư vô và thơ mộng, và có thể, biến mất! Tôi chưa đầu hàng nỗi cô đơn căng thẳng của đời sống một con người trong hành trình của nó. Mọi người nói chuyện tôi trở nên nổi tiếng như một kết thúc… hậu hĩnh. Kể cũng hậu hĩnh, phải gồm cả những tổn thương, mệt mỏi tôi mang theo hơn hai năm qua. Tôi không cho rằng có một phần thưởng nào, và tôi không chờ đợi những phần thưởng.

Anh hỏi về một cơ hội bắt đầu lại. Sẽ tốt đẹp nếu đó là một cơ hội “điều đó không xảy ra”. Không, tôi không ân hận hay tiếc nuối vì cách ứng xử của mình, và cũng không hình dung tôi có thể làm khác những gì tim óc cơ thể mình mách bảo, nhắc nhở. Và cũng đâu cần bắt đầu lại, vì anh thấy đấy, mọi chuyện chưa kết thúc, vẫn là cái đang xảy ra, đang phải đối mặt từng ngày. Còn nếu được bắt đầu lại từ cái điểm khởi đầu xa hơn nào đó, có lẽ tôi sẽ chọn một cuộc đời vui chơi hơn nữa, lang thang nhiều hơn nữa.

Phùng Nguyễn: Bị cướp mất đi cơ hội làm điều mình ưa thích (dạy văn chương), bị giật ra khỏi tay tài sản có được bởi chính công sức và trí tuệ của mình (văn bằng Thạc sĩ và luận văn) là những tai họa lớn lao cho bất cứ ai. Chấn thương tâm lý nhất định là vô cùng lớn, chưa kể đến những khó khăn khác về mặt vật chất mà nạn nhân phải đối diện.

Nhã Thuyên có thể cho biết những trải nghiệm và cung cách đối phó với tình huống xấu này trong thời gian qua? Đồng thời, những dự phóng cho tương lai?

Nhã Thuyên: Mất một công việc có trả lương, bỏ đi bằng cấp, vứt đi nhiều năm học hành tốn kém thời gian, tiền bạc, tâm sức, trở thành “kẻ mất” trong mắt nhiều người, những mối quan hệ tan vỡ, những khó khăn để “giao tiếp lại”, để mở lòng trở lại, những chán nản dễ đến… tôi thấy mình đang trở lại gần đúng cái con người mình trong mắt nhiều người thân sơ: luôn luôn vô sản và cơ hồ không bao giờ biết sống sao cho “hữu ích”.

Một chia sẻ thành thực và riêng tư, tôi thuộc vào những người không tin vào việc là- con- người- nghĩa- là- tốt- đẹp, và nhiều nhất, tôi chỉ có thể thường xuyên tự cảnh giác mình về khả năng gây hại, vì mình là một con người, và vì mình vẫn nuôi mộng đi hết đời sống một người. Một cá nhân không ngừng riết róng về bản thân nó, thì chỉ là để xóa dần đi những câu hỏi thừa và thêm vào đôi ba câu hỏi khác, biết rằng mọi câu hỏi đều quay về chính bản thân mình mà thôi, mà cái “bản thân mình” đó cũng chỉ là một dạng tồn tại, một mình trong/cùng kẻ khác và không ngừng chẳng còn là nó.

Trong suốt mấy năm qua, tôi trải nghiệm mỗi lúc một thấm thía hơn mối quan hệ dai dẳng của tôi với đời sống và các mối quan hệ văn chương ở đây, một mối quan hệ đã tan vỡ, hay mỗi lúc một tan vỡ khó cứu vãn, mà lại chưa thể dễ dàng tan vỡ, lại vẫn có tiếng thì thầm đòi kết nối lại, thử lại một lần nữa, thất bại thêm nữa. Mọi thứ vẫn đang treo lửng ở đó. Có lúc tôi đã dứt khoát rằng mọi thứ cần được kết thúc. Có lúc tôi muốn đơn giản là bỏ lại đằng sau tất cả mọi thứ và biến mất vào một nơi không ai biết để bắt đầu một đời sống khác.
Nhưng ở đây là ở đâu? Hà Nội, Việt Nam, hay nơi nào đó? Không lẽ tôi có thể dứt tình với những trang thơ đã đọc, những cuốn sách đã yêu, những người bạn mến thương lúc này? Tôi lại nghi ngờ mình.

Tôi không quá lạc quan rằng con người có quá nhiều lựa chọn sống, nhưng trong mọi tình huống, tôi tự cho mình lựa chọn được là mình, yêu thương và được yêu thương, và biết rằng có ít nhất một thế giới trong mình, ngoài mình. Có lẽ đó, điều duy nhất tôi đã làm, đang làm, điều duy nhất tôi có thể làm một cách đẹp đẽ, với tất cả những hi vọng vô vọng, những khả thể bập bềnh của nó, là việc nhìn ra và trôi dạt theo những khả thể, để biết mình còn sống sót và không ngừng nỗ lực sống sót. Một người đã bị bật gốc, và tự bật khỏi gốc, tôi nghĩ, thì chỉ có thể ôm mang cuộc sống đó, hoặc là tự chấm dứt đời sống. Thậm chí đôi khi mình chỉ bám vào một đôi lời bè bạn mà sống. Tôi chỉ còn hi vọng vào những khả thể của sự sống trong ngôn ngữ, soi mình trong những tâm hồn đẹp đẽ tôi may mắn gặp gỡ, tin vào chiều sâu của ý nghĩa, sự dẻo dai của kí ức, khả năng vượt qua và xóa bỏ các biên giới của tình yêu và tình bạn và thơ ca, sự thành thực của đời sống mình, và tôi đang ôm mang một cách thế sống như là không thuộc về đâu cả, trôi dạt, để được trôi dạt, được lang thang, để không dừng lại giữa đường, và để thấy mọi điều có thể hơn. Và rồi mọi thứ vẫn chưa kết thúc, vẫn còn đòi dai dẳng thêm nữa, đòi thêm nữa những thấu hiểu, những kết thúc khác nhau…

Tôi thường đùa bạn bè, tôi tính tương lai bằng… một giây, một phút, một giờ, nhiều nhất là tính đến ngày mai. Tôi đã hiểu điều này, mỗi sáng thức dậy, tỉnh dậy, vẫn thấy mình tỉnh dậy, cũng kì diệu làm sao!

Còn lại, tôi luôn thấy tuyệt vọng vì không biết sử dụng đúng cách cuộc đời mình. Và cũng thấy rằng chưa đủ tuyệt vọng.

Anh thấy đấy, tôi là kẻ quá chừng may mắn, còn thơ, những cuốn sách để đọc và để viết, những việc đang làm, còn bè bạn, còn ngôn ngữ, còn những chuyến lang thang, còn tình yêu, còn những gặp gỡ chưa hẹn trước, còn những khung cảnh kì diệu chưa bị con người tàn phá, còn những trò chuyện như thế này, những tâm hồn chưa gặp, những bàn tay chưa chạm, những cơ thể chưa mở ra, còn những khả thể chưa hiện hữu là khả thể,..

Bởi cả khi mình ném đi hết mọi thứ, mọi thứ vẫn không kết thúc, và vẫn còn những cái đẹp đang đợi, đâu đó.

Phùng Nguyễn: Mới đây, Chu Giang Nguyễn Văn Lưu lại “thừa thắng xông lên” với một bài “đấu tố” mới, lần này nhắm vào Giáo sư Tiến sĩ kiêm Nhà giáo Ưu tú Trần Đình Sử và tiến sĩ văn học Trần Ngọc Hiếu, người mà Nhã Thuyên có đề cập trong phần “Lời cảm ơn” của luận văn nổi tiếng của mình “vì sự sâu sắc đa dạng trong các bài viết về thơ ca và lý thuyết chứa đựng nhiều tiềm năng kích thích và gợi mở quí báu…”
Nhã Thuyên có thể chia sẻ những suy nghĩ của mình về quan hệ giữa văn học và quyền lực, hay bất cứ gì cần nói về sự kiện “Luận văn Nhã Thuyên” hoặc/và các biến cố văn học tương tự?

Nhã Thuyên: Nhân Văn Giai Phẩm, Mở Miệng, luận văn Nhã Thuyên, luận án Trần Ngọc Hiếu,… trong vô vàn những sự kiện phi lý kinh khủng nữa có thể xảy ra và có thể bị chìm lấp bất cứ lúc nào, đôi khi nhiều nhất chỉ đủ làm gia vị cho một vài cuộc nhậu hay thêm vài nhân vật cho một vài vở kịch bi hài lộn xộn. Ai cũng chờ đợi, ở khía cạnh tích cực nhất mà tôi có thể hình dung, là những điểm chìm nổi này có thể trở thành những điểm tranh luận, để trao đổi và để thay đổi. Nhưng lịch sử vẫn không ngừng nói hẹn gặp lại! Và chúng ta, những con người làm nên/gây ra những dạng thức lịch sử ấy vẫn đang phải tiếp tục để tìm cách nói chuyện với nhau, và để bớt dần đi những biến cố lặp thừa khó tránh khỏi ấy.

Sự khủng hoảng của một xã hội trên nhiều phương diện, nhất là đời sống tinh thần và tư tưởng của nó, đặt ra những câu hỏi thiết yếu cho mỗi cá nhân, nhất là những cá nhân lẻ loi, yếu ớt, ngoài lề, những kẻ lạ lưu vong, bật rễ, không quyền lực và kháng cự lại ham muốn sở hữu quyền lực. Tôi đã nói với anh rằng tôi bi quan và tuyệt vọng quá thường xuyên, mà biết rằng sự bi quan và tuyệt vọng đó vẫn là chưa đủ để kết thúc quá sớm. Cũng bởi tôi biết tôi quá chừng may mắn, bởi những cái đẹp và những gặp gỡ đẹp đẽ kì diệu trong đời làm tôi đủ mạnh mẽ và dịu dàng đi tiếp thêm một đoạn đường nữa.
Tôi vẫn đang đi giữa niềm vô vọng và đôi thoáng hi vọng, thành thực và mở rộng, và không ngừng thử thách độ dẻo dai của mình, tin vào việc mình làm, vào những người bạn cùng chia sẻ, phập phồng sống với đôi ba gặp gỡ và kết nối hiếm hoi của những cá nhân trôi dạt, và cũng hình dung mơ hồ về một cộng đồng của mình.

Tôi không biết nỗi cô đơn tự do và thành thực đó, và nỗi khao khát cộng đồng đó có thể xui khiến tôi có những may mắn gặp gỡ nào nữa.

Nhưng trôi dạt đến lúc nào thì cứ trôi dạt thôi. Vừa trôi vừa chờ đợi, mà cũng nhắc mình thôi không trông đợi nữa.

Phùng Nguyễn thực hiện

Tháng 8, 2015

Nguồn: http://www.voatiengviet.com/content/ba-cau-hoi-cho-nha-thuyen/2933651.html

 

Lời bình của Đinh Từ Bích Thúy

“Ba câu hỏi cho Nhã Thuyên” mà Phùng Nguyễn nêu ra làm tôi nghĩ đến truyện ngắn “Ba Câu Hỏi” của Leo Tolstoy. Một nhà vua đưa ra ba câu hỏi trước thần dân: (1) Lúc nào là thời điểm thích hợp nhất cho mọi hành động; (2) Ai là những người có thể giúp được mình; và (3) Công việc/nghề nghiệp nào là một công việc/nghề nghiệp quan trọng nhất cho một đời người?
Ở một khía cạnh nào đó, tôi ước gì những câu trả lời của Nhã Thuyên được cụ thể hơn. Như anh Phùng Nguyễn đã hỏi, Nhã Thuyên đối phó như sao, hiện giờ sinh sống làm sao, khi mối mưu sinh chính – và cũng là lý lẽ của đời sống – đã bị tước đi một cách thô bạo mà chưa có sự đền đáp. (Và nếu đã có gia đình, con cái, thì bây giờ con cái và gia đình ra sao?) Thơ ca và nghệ thuật không còn là “bánh mì” khi một người viết bị nhìn như một thành phần rối đạo trong một thể chế chuyên quyền. Và ngoài chuyện phải tìm những phương tiện mưu sinh khác, thì cá nhân nào, đoàn thể nào đang trợ giúp phần tinh thần cho Nhã Thuyên? Hay những thông tin này cũng là những thông tin nhạy cảm, cần phải giấu vì mối quan tâm về sự an toàn của Nhã Thuyên và những người/hội đoàn ủng hộ Nhã Thuyên trong nước?
Nhưng ở một khía cạnh khác, tôi nghĩ Nhã Thuyên không thể trả lời khác hơn – những câu trả lời của cô phản ảnh những tâm tình rất thật, của một người lúc nào cũng tỉ mỉ tự quan sát mình. Có lẽ Nhã Thuyên vẫn còn trong trạng thái sốc? Một người – khi bị tước đoạt giọng nói và lẽ sống – sẽ có thể bị sốc cả cuộc đời còn lại, nếu họ không có hay không tin vào một giải pháp kháng cự hiệu hữu nào. Trong một xã hội tự do, “hiện tượng” và “cá nhân” Nhã Thuyên chỉ là một. The personal is the political. Không ai có thể bàn cãi về một hiện tượng hoàn toàn ở khía cạnh hàn lâm, mà không đề cập đến những tổn thương cá nhân mà một hiện tượng chính trị đã gây ra cho người đó.
Tôi vừa đọc xong hồi ký của Ruby Bridges – cô bé da đen 6 tuổi được đi học trường tiểu học da trắng vào năm 1960 sau khi toà án tiểu bang Louisiana phán quyết chuyện chia rẽ chủng tộc là bất hợp pháp và phản hiến pháp Hoa kỳ. Trong hồi ký bà Bridges, năm nay 61 tuổi, nói là lúc đó đã bị các gia đình da trắng đe doạ, rồi biểu tình. Những bà mẹ da trắng tỉnh lỵ hàng ngày hiền lành, lúc đó hung tợn mang placards có hình ảnh một con búp bê da đen nằm trong quan tài, hay bị dao đâm vào ngực. Các phụ huynh da trắng rút hết con em mình ra khỏi trường, cho nên niên học 60-61 chỉ có một mình Ruby trong lớp học với bà thầy giáo da trắng trẻ tuổi gan dạ (tuy cũng được quân cảnh liên bang bảo toàn hàng ngày). Bố mẹ Ruby sau thời gian đó ly dị nhau vì không thể chịu đựng được stress. Mẹ Ruby không đủ tiền thuê nhà phải vào sống trong housing project cho người da đen và mấy năm sau em trai của Ruby bị bắn chết vì chuyện mua bán ma tuý. Ngay cả bà giáo trẻ của Ruby cũng không chịu nổi không khí kỳ thị và lạc hậu của New Orleans nên đã về quê là Boston sau niên học rồi lập gia đình ở đó. Tuy hiện tượng Ruby Bridges được coi như là một khúc rẽ lịch sử trong phong trào tranh đấu nhân quyền cho người da đen, không khác gì chuyện Rosa Parks không chịu ngồi phía sau xe buýt, cô bé Ruby trong nhiều năm sau kể như bị mọi người bỏ rơi, cô không có một ai giúp tinh thần ngoài ông chồng tốt, không có cơ hội đi học đại học vì nghĩ phải kiếm tiền nuôi gia đình, rồi hơn 50 năm sau – vào năm 2013 – nhờ những hoạt động tích cực về giáo dục và nhân quyền, mới được tôn vinh rồi được Obama mời vào White House chụp dưới bức tranh vẽ ngày cô tóc thắt bím, nghiêm trang mặc áo đầm ủi thẳng và trắng tinh đi học lần đầu, được hộ tống bởi hai ông quân cảnh hộ pháp chắc nịch, đại diện cho trật tự, công lý, lẽ phải, cũng nghiêm chỉnh nhưng hoàn toàn xa lạ bên cạnh vóc dáng trang trọng nhưng quá bé nhỏ của Ruby.
Nhã Thuyên nói đúng – chưa có gì kết thúc cả – và lịch sử vẫn sẽ tái diễn với những trường hợp vô lý, bất công, tàn bạo và bi thảm khác. Ngay cả một cường quốc tự do như Mỹ cũng phải mất hơn nửa thế kỷ mới có những thay đồi cho một đời người, nhưng tôi vẫn nghĩ là để có sự thay đổi, bất cứ một hành động nào cũng bắt đầu từ một cá nhân. Tôi không dám hồ đồ, và không bao giờ nghĩ mình hiểu tình cảnh của Nhã Thuyên hơn Nhã Thuyên, nhưng tôi không chấp nhận sự thành công hiểm ác của chế độ, đã lạc hậu và lưu manh trong cách tách rời “hiện tượng” ra khỏi “con người.” Chế độ đã làm một con người sáng tạo trở nên một hiện hữu tản mác, “trôi dạt” theo dòng đời, thay vì được khẳng định một điều rất căn bản và hiển nhiên: con người sáng tạo này chính phải là “chủ thể” của thời gian, không gian/cộng đồng và định mệnh.

Inrasara: Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức

Anh Vũ thực hiện, RFA, 7-8-2015

[chú ý: Nghe đầy đủ bài phỏng vấn 3 người; riêng ở phần dẫn luận, TTV Anh Vũ có 2 nhầm lẫn: 1. “Dân tộc Chăm là cư dân của quốc gia Chăm pa cổ từng tồn tại trong khoảng thế kỷ thứ IV đến đầu thế kỷ XIX, từ Quảng Bình đến Ninh thuận”, và 2. “Cộng đồng người Chăm với nhiều tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, như tín ngưỡng dân gian, Ấn độ giáo, Hồi giáo Bà ni, Hồi giáo Balamon”.

Sau đây là bài trả lời phỏng vấn đầy đủ của Inrasara:

Continue reading “Inrasara: Bảo tồn văn hóa Chăm và những thách thức”

CÁI MỚI: NHẬN DIỆN VÀ SONG THOẠI

Inrasara – Nhã Thuyên thực hiện

(in trong Thơ Việt, hành trình chuyển hướng say, NXB Hội Nhà văn, 2014)

Nhà văn cần biết tự phản tỉnh

Song thoại với cái mới nối tiếp/ khác biệt như thế nào với Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo? Chủ đề, tinh thần, hay những từ khóa cơ bản trong quan điểm tiếp cận của anh là gì?
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo là một hụt hẫng của suy tư nền tảng và toàn diện về vấn đề trung tâm/ ngoại vi của văn chương Việt hôm nay. Song thoại với cái mới làm đầy đủ nó. Song thoại lật mở mọi khía cạnh phân biệt đối xử đó: Văn học dân tộc thiểu số/ đa số, nam/ nữ, trung ương/ địa phương, chính lưu/ ngoài luồng, trong nước/ hải ngoại, Đông Nam Á/ thế giới… Có quá nhiều phân biệt, nhưng tôi nhận ra đó là sự phân biệt giả tạo xuất phát từ mặc cảm giả tạo. Đánh sập mặc cảm đó là điều cấp thiết.

Cái mới mà anh muốn “song thoại” cụ thể là gì? Anh có nghĩ nếu chỉ là những cái tên (mà chưa minh giải) e rằng đôi/ nhiều khi chỉ là những cái mới bề ngoài mà thôi?
– Cụ thể đấy chứ! Đó là thơ dân tộc thiểu số, thơ của các tác giả Chăm, thơ nữ quyền, hậu hiện đại, nhóm Mở Miệng, nhóm Ngựa Trời, sáng tác của các nhà văn hải ngoại… Tôi thấy chúng mang cảm thức mới, khác hay nảy ra từ một nền văn hóa khác, qua lối biểu hiện mới bằng các thủ pháp mới. Tôi song thoại với chúng, sòng phẳng. Còn cái cũ không cần và tôi không nhu cầu song thoại với nó. Nó đã “khẳng định” mình trong quá khứ xa và gần. Hệ mĩ học của nó cũng đã được lưu kho. Cả cái có vẻ mới cũng thế.
Mỗi mảng đề tài được tiếp cận bằng nhiều lối khác nhau, và có thể nói, thể hiện qua hình thức khác nhau. Khi thì bằng hình thức đối thoại trực tiếp (“Khai mở bế tắc sáng tạo”) hay đối thoại giả tưởng (“Góp nhặt sỏi đá”), hoặc nhận diện từng dòng văn học (“Thơ dân tộc thiểu số, từ một hướng nhìn động”) hay từng bộ phận tác giả (“Thơ nữ trong hành trình cắt đuối hậu tố ‘nữ’”) từ đó đưa ra nhận định mang tính khái quát. Mỗi cái mới có khi được minh định chặt chẽ như một tiểu luận khoa học (“Sẽ không có cuộc cách mạng thơ trong tương lai gần”, “Văn chương Đông Nam Á trong tâm thế hậu thuộc địa”), cũng lắm lúc nó có mặt như một bài báo (“Còn ai đọc thơ, hôm nay?”, “Bế tắc trong sáng tạo”) hay một tản văn ngẫu hứng (“Sáng tác văn chương Chăm hôm nay”). Có khi nó công phá như thanh đoản kiếm với đường thọc ngắn và dứt khoát (“Văn chương trẻ Sài Gòn ở đâu?”), nhưng lắm lúc cần đến tầm bao quát rộng lớn cả sự lí giải mang tính lí thuyết dông dài (“Hậu hiện đại và thơ hậu hiện đại Việt”). Nghĩa là linh hoạt, như thể một sáng tạo khác vậy.

Anh có nghĩ rằng sự hào hứng rộn ràng của anh với Hậu hiện đại sẽ biến nó thành một “từ rỗng”, (khi nó chưa ứng với tác phẩm/ tầm đọc) một thứ công cụ, đặc biệt là công cụ tuyên truyền (không phải tuyên truyền chính trị mà tuyên truyền cho chính nó)? Hậu hiện đại, trong nhiều trường hợp là một thứ vỏ ngụy tạo dễ dãi với một số tác phẩm khoác áo cái mới. Và những hào hứng quá sẽ “lộng giả thành chân”…
– Đúng! Nhưng hãy gạt sang bên tầm [mong đợi của người] đọc, bởi người viết không trách nhiệm về khoản này. Riêng tác phẩm, đâu phải cái mới nào cũng “hay”. Tôi đã làm cuộc sàng lọc kì khu mới có được các tác phẩm đáng đọc. Bởi chính tác phẩm [hậu hiện đại] nói lên cảm thức nông hay sâu, sự vận dụng thủ pháp nhuần nhị hay thô thiển của nhà thơ hậu hiện đại. Và cả tài năng nữa chứ. Nhưng làm sao người đọc có thể thấy như thế, nếu nhà phê bình né tránh chúng, và nhất là tâm lí hãi sợ, dị ứng của các thế lực đủ dạng luôn ngăn chúng có mặt sòng phẳng và công bằng? Hãy đưa chúng ra ánh sáng, cho những gì là “thứ vỏ ngụy tạo” lộ mặt. Khi đó chính chúng sẽ “tự hủy” mà không cần bất kì cấm đoán hay trù dập nào!

Anh đã bao giờ “tự nhìn lại” những đánh giá của mình với các hiện tượng văn chương anh đã hào hứng? Thực tế có rất nhiều nguy cơ ảo tưởng: Ảo tưởng về một cộng đồng văn chương toàn cầu hóa, ảo tưởng về cách tân, v.v…?
– Tôi luôn “tự nhìn lại”, nên chưa bao giờ ảo tưởng về nỗi nào đó bất kì. Nhà văn hậu hiện đại thường trực mang trong mình ý thức phản tỉnh, tự thức self consciousness, nếu không thế, hắn sẽ chết với ảo tưởng tự sản sinh mang vác suốt hành trình. Nhưng chết với ảo tưởng về cái mới không oanh liệt hơn ngồi lì lại với cái cũ sao?

Vậy điều gì làm anh chú ý nhất ở thơ ca? Ngôn ngữ hay “thái độ xã hội” của nó hay…?
– Đây là câu hỏi đòi hỏi một kiến giải rất rộng. Tôi tạm trưng dụng câu nói nổi tiếng của Heidegger: “Ngôn ngữ là ngôi nhà an cư của Tính thể. Thi sĩ và tư tưởng gia là kẻ canh giữ ngôi nhà ấy”. Khi được ngôn ngữ kêu gọi cư ngụ tại nhà, thi sĩ canh thức ngôn ngữ. Mọi thái độ, cử chỉ, lời nói, hành động của con người đều xuất phát từ trung tâm phi trung tâm đó. Lúc ấy, Thi sĩ là Ngôn ngữ là Tư tưởng là Hành động. Không còn phân biệt đâu là thái độ hay ngôn ngữ nữa.

Anh có nói rằng nhà văn Việt Nam chưa bao giờ giỏi lập ngôn hay lập thuyết. Vậy phát ngôn của anh có thể gọi là…?
– Trả lời một cuộc phỏng vấn nào đó là tương tác với câu hỏi trước đó. Từ câu hỏi “nhà văn chúng ta chỉ giỏi lập ngôn chứ chưa bao giờ lập thuyết nổi” mới bật ra đáp ứng đó. Việt Nam [và rất nhiều dân tộc khác] không truyền thống sản sinh triết học hay mĩ học, là chuyện không bàn. Càng không vấn đề, nếu ta khiêm cung học tập thiên hạ. Phiền nỗi là ta mang phức cảm khá lạ: Vừa lớn tiếng phản bác đồng thời len lén học lóm sau lưng! Về phần tôi, tất cả “phát ngôn” chỉ là một cách học tập hoặc nền tảng hơn nữa, một dọn đường cho học tập.

Anh muốn lập biên bản thơ Việt Nam đương đại và không áp đặt lối nhìn, bằng ngôn ngữ đơn giản nhất. Điều này tôi thấy nghi ngờ. Có chăng một kiểu “biên bản văn chương” thuần túy không một lối nhìn riêng của anh, và một “ngôn ngữ phê bình” của anh?
– Tôi chưa dùng từ “thuần túy” trong lập biên bản bao giờ và ở đâu cả. Lập biên bản “các sự biến văn chương đang xảy ra”, nghĩa là không chừa trừ, không phân biệt hay xử ép với bất kì “sự cố” hay hiện tượng nào. Chúng có đó, không thể chối bỏ. Dù nó mang tên Mở Miệng hay Ngựa Trời, dù nó là tân hình thức hay hậu hiện đại, và cả thơ xu hướng cách tân hay thơ được viết theo lối cổ truyền nữa. Tôi cố gắng ghi nhận và nhìn nhận nó, phơi mở nó ra như nó là thế mà không áp đặt một lối nhìn nào bất kì. Ở đó vẫn có cái nhìn của chủ thể quan sát, nhưng tôi nhận định chúng qua hệ mĩ học của chính sáng tác đó. Chứ không từ lập trường hay định kiến của tôi.

Phê bình để “xô đổ” vách ngăn văn chương

Thư mục sách tham khảo của anh có thể làm nhụt chí các nhà phê bình [ở Việt Nam]. Với anh, lí thuyết văn học có vai trò như thế nào với phê bình văn học hiện nay?
– Phê bình thiếu lí thuyết, thiếu tư tưởng nền tảng chỉ là sự cảm nhận đầy cảm tính. Qua đó việc khen chê luôn bắt rễ từ cảm tình, tùy hứng và tùy tiện. Phê bình như thế chẳng những làm rối mò khí quyển văn chương mà chính nó cũng sẽ chẳng nhích lên tới đâu.

Nhưng ở Việt Nam, những lí thuyết [không được hiểu/ dùng] đúng chẳng cũng đang làm rối mù khí quyển văn chương đó thôi?
– Không sai! Nhưng lẽ nào chỉ vì lí do đó mà ta mãi phê bình hay sáng tác bất cần lí thuyết? Từ chối hay dị ứng với lí thuyết?

Anh có cảm thấy những phát ngôn của mình như muối bỏ bể? Sau những nỗ lực của anh, anh có thấy được ủng hộ, có nhiều người tiếp nối anh “song thoại với cái mới” hay/ và song thoại một cách thẳng băng với anh chưa?
– Không như muối bỏ bể đâu. Ít ra mức độ nào đó nó đánh thức bộ phận kẻ sáng tác đang ngủ mê nơi căn chòi hệ mĩ học cũ, cảnh giác những cái mới giả mạo hay đang lặp lại mình mà không biết và nhất là, khích lệ những bước chân tìm tòi, phiêu lưu vào những miền đất mới. Song thoại như thế kêu đòi các song thoại khác tương thoại với nó. Tương thoại như thể các tư duy đã trưởng thành chứ không thái độ quy chụp thô thiển hay né tránh nhát hèn. Chỉ khi đó ta mới cơ may đẩy nền văn học dấn tới.

Trả lời nhiều phỏng vấn, anh có cảm thấy chính mình bị truyền thông làm nhiễu không? Tôi cảm thấy nhiều khi anh cũng luẩn quẩn và “chưa đủ cô đơn” để nhìn các hiện tượng một cách điềm tĩnh hơn?
– Truyền thông chưa hề làm nhiễu tôi ở đâu cả. Tôi vẫn đủ đầy cô đơn cho mọi sự việc, trước mọi trang viết. Vẫn còn vài hiện tượng văn chương khác đang trong tầm lập biên bản của tôi. Trên dưới ba mươi khuôn mặt sẽ có mặt đề huề trong Thơ Việt, từ hiện đại đến hậu hiện đại (phê bình) và Thơ Việt đương đại – các khuôn mặt mới. Có thể gọi đó là Song thoại với cái mới (thuyết lí) tập hai. Khi ấy, bạn mới thấy tôi “điềm tĩnh” như thế nào trong hành trình tư tưởng và chữ nghĩa.
Sự điềm tĩnh này – nếu bạn lưu ý – đã thể hiện ngay ở phần “kết”: “Thơ như là con đường” trong Song thoại với cái mới rồi. Và ít nhiều sáng hơn ở một tiểu luận: “Bốn cứu cánh của đạo sĩ Bà-la-môn & Thơ”.

Cuốn sách của anh nhắc đến nhiều hiện tượng người ta vẫn kiêng nhắc. Vậy, nó bị/ được nhà xuất bản ứng xử ra sao?
Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo được nhà xuất bản đề nghị tạm hoãn nhiều bài, trong đó có bài mang tính bản lề. Còn Song thoại với cái mới sau gần một năm mới được cho ra lò. May mắn nó mẹ tròn con vuông, như người đọc đã thấy.

Dù sao, từ “song thoại” vẫn đem lại cảm giác “to tát” trong văn hóa tranh luận văn chương ở Việt Nam hôm nay. Anh nghĩ sao?
– Đó là người ta “cảm giác” chứ không phải tôi. Văn chương là chuyện cá thể. Nhà phê bình chỉ có thể nói chuyện với cá thể người hay từng xu hướng sáng tác. Nó không quan tâm đến “đối thoại” hội đoàn, bè nhóm. “Song thoại” còn nói lên phê bình “song hành” chứ không đi trước hay sau, đứng cao hay thấp hơn sáng tác.

Điều quan trọng nhất anh muốn/ đã làm được ở cuốn sách này hoặc những điều anh muốn nói thêm.
– Đó là ý hướng nhận diện và ý muốn xô đổ bức vách ngăn văn chương [bị cho là] ngoại vi và trung tâm qua quyết tâm phá tan nỗi mặc cảm hậu thuộc địa và ngoại vi tai hại. Riêng cá nhân tôi, khai vỡ mọi khía cạnh trung tâm/ ngoại vi trong văn chương Việt đương đại là một thách thức lớn. Nó đòi hỏi tầm bao quát vấn đề chưa từng được đề cập trước đó, khả năng thẩm định tác giả, tác phẩm, xu hướng hoàn toàn mới và nhất là, tôi thường trực vượt bỏ sự thỏa hiệp.
Điều cần nói thêm ư? Độc giả sẽ thấy nó đủ đầy ở tập tiếp theo.

Xin cảm ơn anh.
Sài Gòn, 26-7-2008

Nguồn: http://inrasara.com/2015/07/21/cai-moi-nhan-dien-va-song-thoai/#more-15551

Trò Chuyện với Ngu Yên

Kỳ 10 – Chơi!

clip_image002

Trần Vũ: Tôi nhận ra điều này khi gặp anh: Chất “Chơi” lồng lộng, ngồn ngộn trong mình anh, tỏa bung như những chiếc vẩy khôn kham. Gần như anh sống để chơi và anh nỗ lực chơi. “Chơi” là tấm bảng chỉ đường của anh. Ngay cả khi anh treo ngênh ngang tấm bảng “ý thức” cũng là một cách chơi. Vì như anh viết, có “sự khác biệt giữa người ý thức vui chơi và người vui chơi tùy tiện…”, với đầy tự tin: “nếu thế gian này chịu thi sáng tạo vui chơi, có lẽ tôi sẽ chiếm được tú tài, thám hoa, bảng nhãn.”

Tôi vẫn còn là Messala rất khác với Ben Hur, chính vì tôi chưa biết chơi. Ngày trẻ, viết truyện lôi công chúa Lê Ngọc Hân ra quất vài roi, cho Nguyễn Huệ say sỉn lật bàn, nhằm cơn ói mửa tung tóe làm Vũ Văn Nhậm đập đầu vào thau, hay Nguyễn Hữu Chỉnh tương tư một nhũ hoa mềm mềm còn ấm ở kẽ tay, hoặc “Tuyết của Đời Mưa Gió” nếm vị sữa thơm bún thang của Thạch Lam… tôi phá phách chút ít. Nhưng chưa biết thế nào là “chơi”. Hoang dã và Vô cùng.

Giải trí duy nhất của tôi là chợ sách cũ. Cuối tuần nào tôi cũng vào chợ lồng Georges Brassens lục lọi từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều, đói bụng ra café rồi lại quay vào moi, tìm những quyển sách đã vàng ố còn in dòng chữ viết tay của chủ cũ, đôi khi kẹp một lá thư tình xa xưa hoặc một vé xem hí viện cuối thế kỷ 19…

“Vui Chơi” của tôi chỉ ngần ấy. Chồng sách thế chiến hay tể tướng Bismrack, cẩm nang chiến tranh của Clausewitz hoặc các trận Nà Sản, Vĩnh Yên, Mao Trạch, Mạo Khê, Đông Triều, Nghĩa Lộ, Tú Lệ với Tổ quốc Lê Dương, “Legio Patria Nostra”, là niềm vui duy nhất. Vui thêm chút, khi lâu lâu bắt gặp nhà phê bình Đặng Tiến, hoặc cùng vào chợ sách cũ với nhà phê bình Thụy Khuê, hay các thi sĩ Chân Phương, Nam Dao, cùng lục lọi… rồi đi ăn couscous hay bao tử hầm của vùng Normandie.

Nên …thấy anh chơi phát ham.

Nhưng tôi chưa mường tượng ra hết. Vì chúng ta gặp nhau ít, nên anh hãy kể cách chơi của một thi sĩ, là anh. Anh bày trò gì? Soi Gương Tìm Khỉ? Như anh viết “Mỗi ngày tôi soi gương, thấy khỉ, thấy người/ Nếu thượng đế soi gương, không chừng chính là…” Chơi có giống Danh và Thực trong thơ?

clip_image004Ngu Yên: Tôi luôn luôn nghĩ rằng, nếu đời không có “vui chơi”, chẳng có gì thú vị để sống. Người ta thường biết vui chơi nhưng ít ai để ý đến “buồn chơi”, khi họ buồn, đa số chỉ biết than thở, khóc kể hoặc say sưa. Lúc vui cũng chơi, lúc buồn cũng chơi, thành công cũng chơi, thất bại cũng chơi, dù đời sống tạm bợ hoặc đời sống duy nhất, cũng đáng sống.

Chơi tự nó không không có hại, không có tội. Vấn đề là chơi trò gì, chơi cách nào, chơi với ai và biết hậu quả của chơi.

Quan trọng nhất là tự chơi: tự giải tỏa mình ra khỏi những tiêu cực, buồn phiền, lo lắng, sợ hãi hàng ngày, dù chơi một mình hay chơi với nhiều người.

Kể ra những chuyện chơi của mình, thật ái ngại, tuy cái Tôi dễ thương đối với mình nhưng dễ ghét đối với người. Nhưng tôi sẽ kể tóm tắt vì có sự liên quan từ lúc chơi vô ý cho đến khi cố ý, từ trò chơi quanh đời đến chơi bằng thơ, không phải với thơ.

Từ nhỏ, tôi đã quen chơi một mình. Tôi không biết đi cho đến khi hơn ba tuổi, vì sinh ra trong liên khu 5, gia đình tản cư trốn Việt Minh Cộng Sản, nghèo đói, hiếu thốn dinh dưỡng, cái đầu to bằng trái banh, tay chân như que cũi, suốt ngày bò lết, không có bạn bè, không có ai ở quanh vì mọi người thân đều buôn tần bán tảo hoặc ở tù. Có lẽ tôi đã sống bằng tưởng tượng và niềm vui là thân thuộc nỗi buồn.

Đến khi biết đi, trong khi trẻ đồng lứa chơi đá banh, đánh trổng, đạp lon, bắn bi… tôi thường ra bãi cát trống, dùng tay moi những cái lỗ sâu, ngập cả cánh tay, rồi nhìn vào lỗ đen đó, không nhớ đã nghĩ gì, nhưng tôi nhớ lúc sợ hãi rồi bỏ chạy về nhà.

Suốt cả thời tiểu học, tôi nuôi kiến, đủ loại kiến, kể cả kiến đá núi, kiến bù nhọt, sau vườn. Lén lấy gạo, đường của mẹ để cho kiến ăn. Sau khi đi học về, tôi thường ra vướn xem kiến đánh nhau cho đến khi trời tối. Tôi học từ kiến nhiều điều về binh pháp, về lòng can đảm, về tình đồng loại và sự làm việc bất kể ngày đêm để đạt mục đích. Tôi có ghi lại trong truyện thơ: Chiến Trận: Người và Kiến, Tự Học. http://www.diendan.org/sang-tac/nguoi-va-kien

Bất cứ việc gì xảy ra chung quanh, tôi biến chúng thành trò chơi, ít nhất là chơi trong trí tưởng. Càng lớn tôi càng chìm đắm vào cỡi chơi, kể cả Học luật, tình yêu, cờ tướng, âm nhạc, cờ bạc, nhậu nhẹt, hút sách, đọc sách… và đi lính. Từ một người ham chơi vô ý thức, dần dà tôi khám phá ra, cần phải có y thức rõ ràng khi chơi và tôi bắt gặp Alexis Zorba, người chịu chơi của Nikos Kazantzakis. Tôi hiểu rõ trò chơi đánh cá và kéo xương cá của Ernest Hemingway trong Ngư Ông và Biển Cả. Tôi ngưỡng mộ cái lý tưởng giết chết con cá voi trắng trong Mobil Dick của Herman Melville. Tôi hoan nghênh lối chơi hoang tưởng ẩn dụ qua truyện kiếm hiệp kỳ tình của Kim Dung…. Đời ai chẳng gặp những khó khăn, phiền muộn. Hơn nữa, buồn nhiều hơn vui, thất bại nhiều hơn thành tựu. Nếu đã phải sống với chúng nó, trốn tránh và chống đối chúng là vô ích, chỉ thêm thiệt hại. Tại sao không biến chúng thành cuộc chơi. Buồn chơi nhiều khi thú vị hơn vui chơi.

Chơi là gì? Đối với tôi, chơi là tạo ra niềm vui cho mình. Vui ở đây không chỉ là nụ cười, còn là sự bình thản trước những khó khăn và phức tạp của đời sống. Lý thuyết: có việc chơi không liên quan đến ai khác, chỉ vui cho mình; Có việc chơi có lợi cho người khác, vửa vui cho mình vừa vui cho người; Có việc chơi cho mình vui mà có hại cho người khác. Có hại cho người khác, thường thường, trước sau gì cũng làm mất vui. Có lợi cho người khác, thường thường làm vui thêm. Chơi một mình, không liên quan tới ai, thường mang lại sự bình an trong tâm hồn.

Tôi thực hiện lý thuyết này, suốt khoảng đời từ năm 40 tuổi đến nay. Càng già tôi càng tin tưởng vào lý thuyết và áp dụng cho một điều cần thiết để sống: Sáng Tạo Việc Chơi và chơi với sáng tạo.

Sáng tạo việc chơi cũng như sáng tạo bài thơ. Trước khi đến mục đích, đi trên con đường sáng tạo, cho mình những tưởng tượng sung sướng, những tìm tòi say mê, những khám phá bất ngờ, những xây dựng biến báo, thường khi kết cuộc không giống như đã kế hoạch lúc ban đầu. Hành trình này làm người đi “khôn lớn, sâu sắc” hơn và hân hoan nhiều hơn. Rốt ráo, sáng tạo việc chơi là sáng tạo cuộc đời. Tôi tin có định mệnh, nhưng định mệnh không phải là cái gì cứng ngắt, đã định tất sẽ xảy ra. Tôi tin. định mệnh là hướng đi, dẫn về nơi nào đó. Những chọn lựa trong đời sống của một người sẽ thay đổi cách đi. Tôi thích sáng tạo định mệnh của mình vì sự thật tôi không biết định mệnh đó là gì. Vui trước đã, tới đó hãy tính sau.

Do đó, anh đã bắt gặp “không khí” chơi bao bọc quanh tôi.

Trần Vũ: Tôi cần những quá khứ trù mật của Chiến khu C “Chơi”. Nơi triệu vì tinh tú mọc đuôi sao chổi lộng lẩy… Để tôi tin, anh phải cầu chứng bằng những kỷ niệm “sống động”. Bảng nhãn Ngu Yên! Đã hết giờ lý thuyết!

Ngu Yên: Sáng tạo việc chơi thì nhiều lắm, nhiều đến nỗi đa số người quen cho rằng suốt đời tôi chỉ chơi, hiểu theo nghĩa chơi bời lêu lỏng. Tôi thích chơi nhưng không bời.

– Qua đến Mỹ năm 1975. Từ năm 1976, tôi chơi việc thợ may. Trong thập niên 80, nhà may tôi đón tiếp cựu tổng thống Clinton và gia đình ông, kể cả bà Hillary. Những Thượng ngjhĩ sĩ David Prior (Arkansas), Sam Walton (Wlamart)… đều đến để sửa đồ, may đồ với người thơ may chưa từng cầm kim chĩ trước 1975.

– Chán việc thợ may, tôi chơi việc giao dịch ngoại hối, xây dưng software để trao đổi tiền tệ và kim loại. Đại diện cho công ty FXDD, cơ quan tài chánh ở New York, đi dạy và hướng dẫn.

– Tôi tổ chức nhiều chương trình nhạc trình diễn, chủ trương áp dụng nghệ thuật hiện đại và sáng tạo những không khí khác thường. Tôi chỉ kể một chương trình ví dụ, Tuyết Rơi Giữa Mùa Hè. Tổ chức trong tháng 7, tháng nóng nhất ở Houston, Texas, ở một nơi chứa vào khoảng 900 người. Ít ai đi tham dự tin rằng sẽ có tuyết. Thậm chí, khi quảng cáo nói rằng nên đem theo áo ấm, đa số phì cười. Ca sĩ Khánh Hà mở đầu chương trình với nhạc phẩm Tiễn Em của Phạm Duy, tưởng tôi nói đùa khi dặn cô đem theo áo lông. Vậy mà khi cô vừa chấm dứt câu hát: Trời mùa đông Paris… Tuyết theo gió bắt đầu bay, càng lúc càng lớn, khi chậm khi nhanh, rơi suốt ba giờ trình diễn. Khán giả, có người ra hốt tuyết, xem thật hay giả. Bây giờ, kể cho anh nghe, lòng tôi vui đáo để. Dĩ nhiên, không bao giờ làm lại dù được yêu cầu. Còn nhiều chương trình khác như nhạc kịch Đêm Bên KIa Sông Đuống, phối hợp ca khúc Đêm của Cung Tiến và trường ca Sông Đuống của Hoàng Cầm do tôi phổ thành nhạc. Mai Hương, Thái Hiền, Kiều Loan (con Hoàng cầm) và Nguyễn Thảo trình bày; như Mưa Trên Ngày Tháng Đó khiến Từ Công Phụng vì không tin trời sẽ đổ mưa trong hí viện nên đã bị ướt khi mưa thật sự rơi…

– Tôi cùng anh em trong nhóm Thế Hệ và Nhóm VPS đã tổ chức Chợ Tết hơn 15 năm ở Houston. Tháng Giêng và tháng Hai ở Houston, trời lạnh và hay mưa đá, do đó việc tổ chức tốn kém và khó khăn hơn chợ Tết ở California. Dĩ nhiên, tổ chức chợ Tết là việc vui chơi, truyền bá nét đặc thù dân tộc và phối hợp với văn hóa hải ngoại cho người Việt ở Houston và vùng lân cận. Năm ít nhất là 10,000 người, năm nhiều nhất là 35, 000 người tham dự. Vui và mệt không kịp thở.

– Chán rồi, xoay qua chơi việc về hưu. Tôi về hưu khá sớm. Để thời giờ chơi việc sáng tác và chơi chuyển thơ.

Nhưng chuyện quan trọng mà tôi chia xẻ với anh là những chuyện nhỏ nhặt hàng ngày, sáng tạo hoặc sáng chế cho đở nhàm chán, cho vui vẻ hơn. Cao đẹp nhất là chuyện ái tình. Ái tình không có sáng tạo, làm gì sống nổi cho đến hết đời, nhất là người nghệ sĩ, hay mau chán. Muốn chuyện vợ chồng được thú vị, nhiều vui hơn buồn, phải sáng tác nghệ thuật tình ái vừa cụ thể vừa hoang tưởng vừa thay đổi phần Danh, giữ chặt phần Thực.

Trần Vũ: Muốn chơi phải biết tường lãm? Trong bài Đẹp và Thơ anh viết:

Có kẻ sinh con, đau banh cảm giác

Đứa trẻ ra đời trông cậy tương lai

Sao anh phá trùm thơ đang trái

Xưa nay thi sĩ cũng vậy thôi

Thơ để chơi

Chơi thật hết đời

Chơi không được oán hận trời

Trời ghét không cho chơi

Chơi lén, thơ không tới

Sớm nay, chuối nở buồng hoa đỏ

Bài thơ hẹn vàng mấy tháng sau

Em đẹp anh vào nằm ngủ tiếp

Thơ chết hồi, thơ sẽ hay hơn

Chơi ngoài đời và chơi trong thơ giống nhau vì cùng phải dấn thân hết mình?

Ngu Yên: Anh nóí đúng. Đời là một bài thơ dài và phức tạp. bài thơ là một phần nhỏ, một chi tiết của đời. Chơi thơ là chơi với đời. Chơi đời là chơi bằng thơ. Và khi chơi, phải chơi tận lực thì mới hiểu rõ cuộc chơi và vắt cạn niềm vui.

Trần Vũ: Những trò chơi của anh rất ít tính dục. “Miền Zục lạc”, như chữ của Trân Sa, ít xuất hiện trong thơ anh. Trong tập Thơ Bạc Tóc, là một tình yêu thủy chung “Yêu Phụng, Yêu nhất đời, Yêu như ngày hôm qua, Yêu như đã yêu em…” giống như anh chọn thể hiện phần thăng trầm trong trò chơi vợ chồng, thể hiện thème chính của Susan Minot: “sexuality and the difficulties of romantic relationships”, nhưng lược bỏ phần đầu: Sexuality. Vì sao đã chơi mà thám hoa Ngu Yên còn chừng mực thân xác? Đọc Móc Áo, thấy rõ thème này:

Gác thấp trên nhà cao

Chứa trống vắng

Cửa sổ duy nhất

Ánh sáng mù mờ

Gác trống trơn

Chiếc móc áo

Lẻ loi

Đong đưa khi mất thăng bằng

Im lìm

Khi hòa tan tĩnh lặng

Bao nhiêu tơ nhện bấy nhiêu áo cũ đã quên

Cùng gió nhẹ

Mùi bỏ hoang lay động

Dấu nước mưa hoen ố ở trên tường

Khóc cho niềm cô độc đã quen

Nặng một bên, mất trọng tâm

Nhẹ một bên, chới với

Nặng chính giữa, trì trệ

Nhẹ chính giữa, mong manh

Vì cái đinh

Móc áo treo suốt đời

Ngu Yên: Cái đinh đã treo cái móc áo (là tôi), cái đinh không phải ẩn dụ vợ tôi mà biểu tượng cho “người thấy tu” trong tôi. Dù tôi có bỏ trốn, đánh ông đầy thương tích, nguyền rủa thậm tệ, ông vẫn lẳng lặng đi theo tôi và xuất hiện rất đúng lúc.

Đã vui chơi ai chẳng sa đà. Tôi thường chọn cách vui chơi một mình, như đọc sách, nghiên cứu, làm nghệ thuật tạo hình… hoặc vui chơi có lợi cho người khác như những tổ chức văn nghệ và nghệ thuật kể trên…nhưng cũng có lúc tôi muốn vui chơi mà có hại đến người. Thường thường ông thầy tu xuất hiện lúc đó, có khi bằng ánh mắt giận dữ của sư huynh bề trên Roger; có khi bằng đôi mắt dịu hiền của sư huynh già Gondale; có khi bằng một phương trình toán học của sư huynh Ginbert mà tôi chưa bao giờ giải ra. Như môt cáo móc áo, nghiêng qua nghiêng lại, mất trọng tâm, mất thăng bằng rồi trở về chốn giữa, khi tĩnh lặng và năm tháng trôi qua với cảm giác bùi ngùi.

Như đa số đàn ông khác, tôi thích đàn bà. Như đa số nghệ sĩ lãng mạn, tôi thích chọc gái. Thích người đẹp là thích thẩm mỹ và thích dục tính, nhưng không mấy kết quả vì anh bạn nhà tu kia không mời vẫn đến đúng lúc.

Với vợ, biết nói sao? Chép cho anh bài thơ, biểu tượng tình cho vợ:

Tình Yêu Phải Chăng Có Thể Cân Đo Bằng Sự Chết? Hay Bằng Sự Sợ hãi?

– Nếu có lúc nào, em nói, sẽ không còn yêu anh nữa, xin em nói hôm nay, khi anh còn đủ sức chịu đựng.

Chàng vừa dứt lời, nàng chồm lên quấn quít. Lột trần khoái lạc trên thân chàng. Run rẩy cành trụi lá. Hừng hực nắng chiều đông.

Rồi nàng ôm lấy đầu chàng, hoan lạc, khởi sự cắn.

Chàng im lặng, hoan lạc, mất dần. chẳng bao lâu, chỉ còn chiếc cổ, gọn gàng. Thân xác run lên vì mất đầu. Máu vẫn còn nóng hổi.

Đó là chuyện tình, Yêu tận cùng sự chết của loài bọ ngựa.

Anh muốn được yêu em như vậy.

Anh xin giữ chiếc đầu nhưng thế bằng linh hồn. Em hãy ăn đi.

Em biết không, linh hồn là rào cản tình yêu. Nó vì đời sau nên chẳng dám làm gì đời nay. Nó vì lời hứa suông từ Trời im lặng mà không dám yêu nhau hết lòng. Từ nay, anh không còn linh hồn để sợ hãi.

Địa ngục hay thiên đàng, anh không th đến.

Em đến nơi nào, xin mang anh theo.

Một bài ngắn khác, về tình dục bất lực mà thường khi bị tránh né. Đã là đàn ông, trước sau gì cũng trầm ngâm nơi đây:

Tình và Làm Tình Khác Nhau Chữ Làm

Một đêm em mâm mê sức sống anh yếu mềm, rồi hỏi:

– Đàn ông sẽ ra sao khi không thể làm tình?

Chẳng sao cả, chỉ như mặt trời không còn sức nóng, chỉ như đại dương không còn sóng, chỉ như tiếng hát bị khan. Nhưng mặt trời vẫn mọc, biển vẫn bao la, người đàn ông ấy vẫn hát thầm trong trí.

– Khi không còn sức làm tình, đàn ông giống ai?

Có người giống sư tử, chỉ thiếu nanh vuốt. Có người giống chuột, bị rút xương. Có người giống nhện, giăng tơ óng ả. Có người trở thành y tá, giàu lòng nhân đạo. Có người trở thành dao cạo, bén chảy máu những ai đến gần.

– Như vậy, họ làm gì?

Ai mà biết.

Nhưng anh sẽ tiếp tục yêu em như sư tử không nanh vuốt, như chuột rút xương, như nhện quấn tơ quanh giường ngủ, như y tá săn sóc bệnh tình, như dao cạo bén chảy máu những ai đến gần em, bất chính.

Như tiếng hát câm, anh ân cần ru em vào giấc mơ dù tuổi già thường mất ngủ.

Như đại dương hết sóng, trở thành ao nước mặn, anh sẽ chờ em đến tắm mỗi ngày. Bơi đi em, tuổi già cần thể dục.

Như mặt trời hết nóng, anh sẽ mãi mãi sáng như đèn pha, soi suốt đêm ngày vì tuổi già mắt em kém thấy.

Những người thường sẽ nghĩ như vậy, nhưng anh, chưa bao giờ thấy em già. Ở mỗi tuổi già, em vẫn trẻ hơn anh.

Anh không thể cho em biết, khi nào sư tử mọc nanh vuốt, khi nào đại dương lại nổi sóng, khi nào tiếng hát trở mình vút lên cao.

Nhưng anh biết, ít nhất một lần khi thủy triều dâng lẫm liệt.

– Đêm nay, em nói đúng, trăng sáng mà buồn.

Trần Vũ: Trong Móc Áo tôi còn thấy tính đối xứng của các mệnh đề, từ hình ảnh đến ý thơ. Anh bị ám ảnh hoặc chính anh đi tìm những phản đề, những tương quan, tương khắc, chúng bám theo anh ngay từ những thi tập đầu. Tôi thấy vậy. Như bài: Đứa Trẻ Không Bao Giờ Lớn chính là symmetry của Móc Áo. Ở đây Ngu Yên có còn chơi nữa hay không, hay là đã vào phân viện tâm thần của Freud?

Ngu Yên: Nhân anh đã nhận ra điều này, tôi xin trình bày rõ ràng hơn về những mâu thuẫn trong tư duy, thể hiện qua đời sống của tôi và dĩ nhiên phảng phất trong thơ.

Tôi hiểu được ý thức về sự phi lý mà Jean Paul Sartre đề cập trong thuyết Hiện Sinh của ông. Và ông cảm thấy buồn nôn vì những hữu lý đều là phi lý. Tệ hại hơn nữa, buồn nôn hơn nữa, khi con người và cá nhân Sartre phải ý thức trách nhiệm việc làm hàng ngày dù rất phi lý, không lối thoát . Và tôi công nhận điều đó đúng. Chúng ta lẩn quẩn vì không thể tìm ra sự hữu lý từ việc lớn nhất là Thượng Đế, việc quan trọng nhất là sự chết, cho đến những chuyện hàng ngày như vợ chồng, bằng hữu, chiến tranh, hòa bình.. .kể cả những chuyện bé nhỏ như ăn ngủ, chuyện trò… Nếu nghĩ cho rốt ráo, tất cả đều phi lý. Đó là tiền đề.

Phản đề: Nếu sống chỉ một lần, đời sống thế gian là quan trọng. Nếu chết, đầu thai mà không biết gì về đời trườc, đời sống thế gian là quan trọng. Nếu chết, lên thiên đàng hay xuống hỏa ngục, không bao giờ trở lại kiếp người, đời sống thế gian là quan trọng. Cho dù con bướm Trang Tử chiêm bao cuộc sống mà bướm chưa thức dậy, đời sống thế gian là quan trọng. Nếu mọi chuyện hữu lý là phi lý, thì phi lý chính là hữu lý duy nhất cho đời sống. Nếu phi lý là hữu lý, rồi hữu lý là phi lý, thì lý đó là lẽ đương nhiên. Đã là lý đương nhiên trong đời sống quan trọng thì tại sao lại để trí tuệ làm cảm giác buồn nôn. Và buồn nôn chẳng qua là lý đương nhiên mà thôi.

Kết đề: Chưa có. Tạm lấy vui làm lối đi.

Bây giờ Sartre đã chết và thuyết hiện sinh cũng chết theo. Còn chăng là những mâu thuẫn của hiều biết và những bế tắt của tâm tình. Có cần phải giải quyết không? Tôi nghĩ là không cần nhưng vẫn băn khoăn.

Không lẽ lại trở về “đạo hư vô”. Nhiều năm qua tôi đã chạy trốn Lão Tử, Trang Tử, Thiền vì không muốn bị ám ảnh bởi sức tiêu cực của những triết thuyết này. Tôi hiểu ra “Thõng tay vào chợ” một cách tích cực hơn, vui hơn cho đời sống, nhưng vẫn thấy hư vô là phi lý. Rốt cuộc, thơ tôi thường có nhiều câu hỏi tại sao vì tôi vẫn tự hỏi như vậy trong đời sống hàng ngày. Chỉ hỏi thôi, không cần trả lời vì đó là chuyện đương nhiên, cần gì phải hỏi.

Trần Vũ: Sách là gu, mà gu thì vô cùng. Tuy điều kỳ quặc là các văn gia và thi sĩ thường mê song hành những loại sách mà độc giả khó mường tượng họ say mê. Như Mai Thảo lúc sinh tiền tại Cali không đọc tiểu thuyết mà đọc các tuần san thời sự chính trị tại Pháp. Mỗi lần sang Pháp ông đều nhờ tôi mua các tạp chí Le Point, Le Nouvel Observateur, L’Express, Marianne… rồi sau ông đặt mua hàng tuần qua bưu điện. Một lần tôi mua biếu ông Madame Bovary của Flaubert và quý san L’Atelier du Roman [Phân Xưởng Tiểu Thuyết], Mai Thảo bảo tôi đổi cho ông sách trinh thám… Giống như một lần ai đó tặng Mai Thảo một chai Hennesy XO giá khoảng 100$ khi ấy, ông nhờ tôi đem xuống tiệm liquor Đại Hàn đổi 6 chai cognac VS giá 15$ một chai để uống cho nhiều… Tôi ngạc nhiên vô cùng. Phạm Thị Hoài cũng nói với tôi là Hoài thích đọc tiểu thuyết trinh thám và Hoài đọc rất nhiều các tuần san chính trị Đức, như tuần san Der Spiegel [Gương Phản chiếu]. Vì sao tác giả của Chuyến Tàu Trên Sông Hồng và tác giả của Thiên Sứ mê chính trị và tiểu thuyết trinh thám? Vì tình tiết bí ẩn khúc mắc cuối cùng sẽ lộ sáng? Vì chính trị là tri thức thanh đạt và lương tâm của con người? Bẩn thỉu lộ ra hết?

Ngu Yên, anh đọc gì, bên cạnh thơ? Kẻ phi thơ phú trong người anh, là kẻ nào?

Ngu Yên: Tôi đọc sách và báo hàng ngày, đủ loại. Từ khoa học thực nghiệm, y khoa cho đến tiểu thuyết, từ sách dạy học cho đến sáng tác, từ sách chính trị đến sách bói toán, từ sách sửa computer cho đến Tự Điển Bách Khoa. Tôi đọc nhiều thứ sách nhưng có thứ đọc nhiều, có thứ đọc ít, có thứ tham đọc và có thứ tự bắt mình phải đọc, dù ngán.

Tôi kể anh nghe một câu chuyện, có lẽ từ sách của các môn sinh chép chuyện Khổng Tử, không nhớ rõ chi tiết, phóng tác vậy:

Một môn đệ đến hỏi thầy:

– Người đời nói, thầy là vạn thế sư biểu, điều gì cũng biết, làm sao thầy có thể đọc hết sách trên thế gian?

Sư phụ trả lời:

– Không , ta chưa bao giờ đọc hết sách, chẳng có ai có thể đọc hết sách trong thiên hạ.

– Vậy thì thầy đọc sách gì? Quá nhiều sách, biết chọn sách nào để đọc?

– Ta chỉ đọc những sách giềng mối mà thôi, phần còn lại tự suy ra.

Nắm được Giềng thì điều khiển được cả tấm lưới. Nắm được Mối thì biết những dây chính để đan dây phụ.

Tôi đọc sách Triết và thơ là chính, kể cả triết học vật lý và triết học của stephen Hawking. Còn kho tàng trí tuệ và nghệ thuật trong thơ thế giới, từ cổ chí kim, thì không cùng. Đọc suốt đời chắc chắc chưa hết và chưa thông.

Tôi lại thích đọc sách thực dụng. Đặc biệt, tôi thích đọc những gì có thể áp dụng, có thể kinh nghiệm. Nếu không, chỉ đọc qua một lần cho biết.

Trần Vũ: Trong tiểu luận Viết Nhỏ, Phạm Thị Hoài xác định: “Tôi sẽ không chọn Alice Munro nếu bị lưu đày ra một hòn đảo vắng mà chỉ được đem theo một cuốn sách.” Anh biết đem theo gì chưa, nếu phải làm Robinson ra hoang đảo, và chỉ được cầm tay 1 quyển sách? Tôi biết mình đem theo Barbarossa của Paul Carell.

clip_image006

Ngu Yên: Ra hoang đảo, mang theo một cuốn sách? Tôi mang cuốn The Norton Anthology of Modern and Contemporary Poetry. Có lẽ sẽ qua đời trước khi đọc cạn hơn một ngàn trang sách này. Nhưng nếu cho tôi mang một bộ sách, tôi sẽ mang bộ sách The Story of Civilization của Will Durant. Tôi đặc biệt yêu mến trí tuệ từ con khỉ trở thành con người và say mê những sáng láng của nhân loại. Những gì họ nghĩ, họ viết, họ làm ra, khiến ta ngộp thở.

Nhưng cần gì phải ra đến hoang đảo, chằng phải chúng ta đang sống trên hoang đảo hàng ngày?

Trần Vũ: Anh Ngu Yên, chia tay với anh ở đây, tôi biết là câu chuyện của chúng ta đã giống như chiến xa với phi cơ, một bên ủi bãi và một bên bay trên không trung, một bên tin vào dây xích nghiền nát, còn một bên tin vào sức mạnh kỳ diệu của đôi cánh… Tuy vậy những điều anh trình bày vô cùng bổ ích, vừa căn bản, vừa phóng chiếu với tất cả suy nghiệm dài lâu của riêng anh. Tôi biết mình chưa bao giờ quan tâm đến thi ca đúng mức, nhưng anh vừa giúp tôi nhìn thơ bằng đôi mắt khác.

Ngu Yên: Cảm ơn nhà văn Trần Vũ đã cho tôi cơ hội nói ra những điều tiềm tích lâu năm trong suy tưởng. Cảm ơn bạn đọc đã theo dõi đến hàng chữ cuối cùng. Cảm ơn cho những lượng thứ về những gì tôi nói làm phật lòng bạn. Dù sao, cuộc bút đàm này cũng là một sáng tạo việc chơi. Xin tạm biệt.

Hết

Bản cắt ngắn in trong Tuần san Trẻ Dallas tháng 6 và 7-2015

Bản nguyên trên Văn Việt

Trần Vũ thực hiện qua điện thư tháng 5 và 6-2015

clip_image008