Tưởng nhớ Henri Van Regemorter (1925-2002): « ANH » HENRI

Nguyễn Ngọc Giao

Dans mon esprit, depuis toujours ou presque, le nom d’Henri est accolé au mot vietnamien, anh, qui signifie « frère », « grand frère » plus exactement. Grand, cela va de soi, étant donné sa taille et son âge, mais aussi son passé de militant politique et sa position universitaire. La première fois où nous avons travaillé ensemble, c’était lors de la conférence qu’il devait donner au Centre protestant  près du parc de Montsouris au retour de son premier voyage au Vietnam. L’escalade  américaine contre le Nord du pays en était à ses débuts, tandis qu’au Sud, les maquisards devaient affronter les Marines et leur quincaillerie toute puissante. Lui, astrophysicien, directeur de recherche, revenait du « Vietnam sous les bombes » et moi, secrétaire général de la toute jeune Union des étudiants vietnamiens en France qui organisait la réunion. Dans le fracas des bombes américaines, le monde tremblait pour un peuple qui souffrait, et pour la paix menacée par les perspectives d’une guerre mondiale. Etudiants issus de la bourgeoisie et de la petite-bourgeoisie du Sud, nous étions certes « déterminés » à lutter mais loin d’être certains de la victoire, au mieux d’être loin de la victoire.

Henri ne se perdait pas dans les analyses ou harangues politiques. Il racontait avec humour une soutenance de thèse à l’université « évacuée » à la campagne. Il était bien sûr membre du jury et la thèse portait non pas sur l’astrophysique, mais la… chimie. Mise en scène sans doute, personne n’était dupe. Psychodrame certainement, dont nous n’étions pas de simples spectateurs, devenant du même coup des protagonistes conscients et confiants. Ce qui me frappa dans cette soirée, c’était surtout le nom des « retour de France » qu’Henri avait évoqués : [Nguyễn Khắc] Viện expulsé de France en 1963, [Nguyễn] Hoán et sa femme [Võ Thị] Tri Túc, les deux chimistes rentrés au Vietnam dès la première résistance, [Trần Thanh] Xuân le journaliste et sa femme Trinh… et bien d’autres, des « aînés » que je connaissais seulement de nom (à l’exception de Viện), tous ces « copains » avec qui il militait au temps du Comité anticolonialiste des années 1950.

Au fur et à mesure de l’escalade américaine, nous nous retrouvions dans les meetings (immenses comme les « Six heures pour le Vietnam ») et surtout dans les réunions-débats. Dans les feux croisés des slogans contraires – « Paix au Vietnam » d’un côté, « Brigades internationales pour le Vietnam » de l’autre – nous essayions de trouver les mots justes pour gagner l’adhésion du plus grand nombre de gens dans leur diversité et parfois leurs oppositions – séquelles des luttes passées (guerre d’Algérie, conflit sino-soviétique…). Ce qui nous sauva des discours politiques lyriques, c’était sans doute le travail manuel de tri dans ce local du SNESup à l’angle de la rue de l’Ecole Polytechnique et de la rue des Carmes, où s’amoncelaient les livres collectés et où nous nous retrouvions certains dimanches matins.

En repensant à cette période, je suis surpris de découvrir que nous n’avions jamais eu à confronter nos idées ou « négocier » pour trouver un terrain d’entente ou un « compromis ». Tout se passait dans une complicité tacite et souriante. Cette expérience se renouvela une quinzaine d’années plus tard lorsque, avec Charles Fourniaux, Henri et moi créâmes la revue « Viet Nam, revue d’information et de réflexion sur les réalités vietnamiennes ». Le Vietnam était dans la tourmente (alliance Chine-USA, guerre du Cambodge, drame des boat people…). En France, rupture entre PCF et PS. Réunir dans un même conseil de rédaction Français, Américains, Vietnamiens, des gaullistes de gauche aux communistes en passant par les socialistes, trotskistes et autres catholiques, protestants, est un pari fou que nous avons tenu pendant deux ans et quatre numéros. Bien sûr, tout condamnait cette tentative de solidarité lucide et critique. Du côté des partis politiques de gauche français, la méfiance sectaire des uns et l’intérêt encombrant des autres rendaient impossible l’indépendance indispensable de la revue. En ce qui concerne le Vietnam, avant un voyage durant l’été 1981, je dis en plaisantant à Henri : « Je parie que la revue Viet Nam se trouve dans la liste noire ». Ce pari aussi a été tenu ; dans ce qui allait devenir le Musée des crimes de guerre à Ho Chi Minh Ville, une salle était réservée aux « complots hostiles au Vietnam après la victoire » la revue Viet Nam régnait au centre d’une vitrine, au grand embarras du responsable de la propagande, ancien porte-parole du GRP à la Conférence de Paris [il s’agit de Dương Đình Thảo, Ndr], lorsque je la pointais du doigt.

Ce genre d’incidents enrichit le stock des anecdotes comiques qui émaillaient la vie de militant de « Anh Henri ». D’autres sont bien plus graves. Décembre 1975, je rentrais au Vietnam pour la première fois après la libération de Saigon. Henri qui devait arriver à Hanoi une semaine plus tard, me chargeait d’une « mission personnelle ». Je devais contacter, dès mon arrivée, Sieng An, ambassadeur du Cambodge au Vietnam, pour savoir si son ami Henri devrait lui ramener ses deux enfants. Partis de Phnom Penh en 1967 pour rejoinde le maquis, Sieng An et sa femme, avec qui Henri militait à la Cité Universitaire de Parris dans les années 1950, avaient confié leurs deux petits garçons à un beau-frère. En avril 1975, avant l’arrivée des Khmers Rouges, ce dernier s’est réfugié en France en emmenant avec lui les deux garçons. Au téléphone, j’appris que l’ambassadeur Sieng An était absent de Hanoi. Quelques heures plus tard, son conseiller In Sivouth, que je fréquentais à la Maison de l’Indochine dans les années soixante, venait me voir à l’hôtel pour m’apprendre que Sieng An et sa femme avaient été rappelés à Phnom Penh. Sans trop comprendre pourquoi, le regard rougi de mon ami In Sivouth se gravait dans ma mémoire quand il me disait au revoir : « Tu sais, maintenant nos deux pays prennent des chemins différents ». Les époux Sieng An, In Sivouth et bien d’autres ont trouvé la mort dans le camp S21. Les deux garçons qu’Henri aurait dû ramener en décembre 1975 étaient les deux seuls survivants de la famille Sieng An. Je devais faire la connaissance de l’un d’eux qui faisait de l’informatique à Jussieu, et qu’Henri m’avait envoyé pour quelques leçons particulières de mathématiques.

Aux yeux de beaucoup d’amis, Français et Vietnamiens, Henri était un « Vietnamien ». J’ai mis du temps, mais j’ai fini par comprendre qu’il était bien plus que cela. Henri était un frère. Sa famille comprenait un nombre incalculable de Vietnamiens, Français, Cambodgiens, Haïtiens, Américains… et même des Belges d’origine, je veux dire son frère (décédé quelques années plus tôt) et sa sœur à qui j’adresse mes salutations de petit frère.

Nguyễn Ngọc Giao

« ANH » HENRI

Nguyễn Ngọc Giao

Trong tâm trí của tôi, tên Henri luôn luôn gắn liền với chữ « anh » tiếng Việt. Anh, vì anh cao lớn, hơn tôi mười lăm tuổi, vì quá khứ hoạt động và vì vị trí đại học. Lần đầu tiên chúng tôi làm việc chung là buổi anh tới nói chuyện về chuyến đi đầu tiên ở Việt Nam của anh ở Trung tâm Tin Lành gần công viên Montsouris. Mỹ bắt đầu leo thang ở miền Bắc, còn ở miền Nam, Quân Giải phóng phải đối đầu với những đơn vị « Marines » với kho vũ khí đồ sộ. Nhà vật lý học thiên văn, giám đốc nghiên cứu CNRS, vừa trở về từ « Việt Nam dưới bom đạn », còn tôi, tổng thư ký Hội liên hiệp sinh viên Việt Nam tại Pháp non trẻ mới được thành lập. Buổi nói chuyện tối hôm ấy có lẽ là sinh hoạt đầu tiên do hội tổ chức. Trong tiếng bom đạn chát chúa của Mỹ, thế giới lo sợ cho số phận một dân tộc khổ đau, trước nguy cơ bùng nổ một cuộc chiến tranh thế giới. Là những sinh viên xuất thân từ thành phần tư sản hay tiểu tư sản miền Nam, chúng tôi tất nhiên « quyết tâm » đấu tranh, nhưng khó mà nói là tin tưởng ở sự chiến thắng, có chăng tin rằng chiến thắng là một viễn ảnh xa vời.

Henri không dài dòng phân tích tình hình hay thuyết giảng chính trị. Anh dí dỏm kể lại một buổi bảo vệ luận án ở trường đại học « sơ tán » về nông thôn. Tất nhiên anh được mời tham gia ban giám khảo, đề tài luận án không phải là vật lý học thiên văn mà là… hóa học. Một sự dàn cảnh không che đậy. Như một vở « tâm kịch » (psychodrame) tập thể, trong đó mỗi người chúng tôi không còn là khán giả mà là diễn viên chủ động, ý thức và tin tưởng. Điều tôi còn nhớ mãi là khi Henri nhắc tới những anh chị Việt kiều « cựu trào » đã về nước mà anh đã gặp lại : [Nguyễn Khắc] Viện, bị chính quyền Pháp trục xuất năm 1963, anh [Nguyễn] Hoán và chị [Võ Thị] Tri Túc, hai nhà hóa học, về chiến khu Việt Bắc trong thời kháng chiến, anh [Trần Thanh] Xuân nhà báo và chị Trình… và bao người khác mà tôi chỉ biết tên – trừ anh Viện – đã từng hoạt động với anh trong Ủy ban chống thực dân từ đầu thập niên 50.

Trong suốt quá trình leo thang của Mỹ, chúng tôi gặp nhau trong những cuộc mít tinh (lớn như « Sáu giờ vì Việt Nam ») và nhất là những cuộc họp thảo luận. Những khẩu hiệu trái nghịch nhau được nêu ra – một bên chỉ đòi « Hòa bình cho Việt Nam », bên kia kêu gọi thành lập những « Lữ đoàn tình nguyện quân quốc tế cho Việt Nam » – chúng tôi cố gắng đưa ra những đề nghị có thể tranh thủ được sự ủng hộ của số đông, đoàn kết được một khối người đa dạng, đôi khi đối lập nhau trong quá khứ (phong trào chống chiến tranh Algérie, xung đột Xô-Trung…). Chúng tôi lánh xa được những diễn ngôn chính trị « lãng mạn » là nhờ những buổi làm việc tay chân ở trụ sở của công đoàn đại học SNESup (ở góc rue de l’Ecole Polytechnique và rue des Carmes), chọn lọc và sắp xếp những cuốn sách quyên góp để gửi về các thư viện Việt Nam, vào những sáng chủ nhật.

Nhớ lại thời ấy, cũng lạ là chúng tôi không hề có sự bất đồng ý kiến, đến mức phải « thương lượng » hay tìm ra một giải pháp « thỏa hiệp ».  Sự đồng tâm ấy, mười lăm năm sau, lại thể hiện khi chúng tôi – Charles Fourniaux, Henri và tôi – sáng lập « Việt Nam – tạp chí thông tin và nghị luận về những thực tế Việt Nam ». Đầu những năm 80, Việt Nam trải qua giông bão (liên minh Trung Quốc – Hoa Kỳ bao vây và cấm vận Việt Nam, chiến tranh Campuchia, thảm kịch thuyền nhân…). Ở Pháp thì hai đảng Cộng sản và Xã hội đoạn tuyệt với nhau (hủy bỏ « cương lĩnh chính quyền chung »). Tập hợp trong cùng một hội đồng chủ biên những người Pháp, Mỹ, Việt Nam… từ những người « gaullistes » phái tả đến cộng sản, qua những đảng viên xã hội, trốt kít, Công giáo, Tin Lành… trong bối cảnh ấy, quả là một sự đánh cuộc điên khùng. Vậy mà chúng tôi đã « thắng cuộc », ít nhất trong hai năm trời, ra được 4 số tạp chí. Cố nhiên, một nỗ lực ‘đoàn kết trong tinh thần phê phán’ như vậy, chết yểu là tất yếu. Về phía các chính đảng phái tả ở Pháp, sự xung khắc giữa một bên là sự « cảnh giác » giáo điều, một bên  đầu óc « bảo kê » cồng kềnh, đe dọa tính độc lập thiết yếu của tạp chí « Việt Nam ». Còn về phía Việt Nam ? Mùa hè 1981, chuẩn bị về nước, tôi nói đùa với Henri : « Tôi đánh cuộc với anh là tạp chí của mình bị nằm trong sổ đen ». Và tôi được cuộc : về tới Thành phố, tôi được anh Dương Đình Thảo, nguyên là người phát ngôn phái đoàn Chính phủ Cách mạng Lâm thời tại Hội nghị Paris, lúc đó trưởng ban Tuyên huấn Thành ủy, mời đi thăm « Viện bảo tàng tội ác Mỹ-ngụy » sắp khánh thành. Một phòng triển lãm được dành riêng cho những « âm mưu thù nghịch sau 1975 », ở chính giữa một tủ kính trưng bày « sách báo phản động », là một số tạp chí “ Việt Nam ”, khiến chính anh Thảo cũng ngạc nhiên, lúng túng.

Đó chỉ là một trong những « sự cố » cười ra nước mắt  điểm xuyết cuộc đời hoạt động của « anh » Henri.  Có những chuyện đau buồn hơn nhiều. Tháng chạp năm 1975, tôi chuẩn bị bay về Hà Nội để đi Sài Gòn, lần đầu tiên (từ khi đi du học năm 1958). Henri sẽ bay sau tôi một tuần, nên trao cho tôi một « nhiệm vụ đặc biệt » : ngay khi tới Hà Nội, tôi phải điện thoại cho Sieng An, đại sứ Campuchia tại Hà Nội. Sieng An là bạn chiến đấu của Henri trong thập niên 1950. Henri chờ ý kiến của vợ chồng Sieng An về hai đứa con trai của họ, mà năm 1967, khi rời Phnom Pênh ra chiến khu, họ đã gửi gấm cho người em trai của chị Sieng An. Tháng 4-1975, khi Khơ me Đỏ tiến tới cửa ô Phnom Pênh, người em đã bay sang Pháp tị nạn, mang theo hai đứa cháu. Nhiệm vụ của tôi là điện thoại cho cha mẹ hai cháu, để Henri biết có phải đưa hai cháu đi Hà Nội trong chuyến bay tuần sau không. Tôi điện thoại tới sứ quán Campuchia, được trả lời là đại sứ không có mặt ở Hà Nội. Vài giờ sau, có tiếng gõ cửa phòng khách sạn : người tới gặp tôi là tham tán sứ quán, tôi nhận ra là anh bạn In Sivouth, chúng tôi quen nhau ở Nhà Đông Dương (đại học xá Paris) những năm 1960. In Sivouth nói « đại sứ và phu nhân » vừa được gọi về nước.  Chúng tôi chia tay nhau, tôi còn nhớ mãi đôi mắt có những tia máu đỏ, hình như ngấn lệ của In Sivouth khi anh nói nhỏ với tôi : « Hai nước chúng ta bây giờ đi những ngả đường khác nhau ». Vợ chồng Sieng An, anh In Sivouth và bao người khác đã bị tàn sát tại trại S21 ở Tuol Sleng. Hai người con trai ở Paris là những người sống sót duy nhất trong gia đình Sieng An. Một hai năm sau, tôi có dịp kèm toán cho một trong hai anh em. Em này học tin học ở Jussieu, Henri gửi gấm tôi vì em cần bổ túc kiến thức về toán.

Đối với nhiều bạn, Pháp cũng như Việt, Henri là « người Việt Nam ». Phải một thời gian dài, cuối cùng tôi mới ngộ ra rằng anh hơn thế nhiều. Henri là người anh lớn. Gia đình anh đông lắm, người Việt, người Pháp, người Campuchia, người Haïti, người Mỹ… thậm chí có cả người gốc Bỉ nữa, tôi muốn nói tới em trai anh (đã mất trước anh mấy năm), và người em gái của anh. Tôi xin gửi tới chị, lời chào của một thằng em.

Nguyễn Ngọc Giao

NGUỒN / SOURCE :

VIETNAM UNE COOPERATION EXEMPLAIRE

Henri Van Regemorter (1925-2002) : un parcours militant

L’Harmattan, 2004, pp. 91-93

Nguồn: https://www.diendan.org/nhung-con-nguoi/201c-anh-201d-henri

Comments are closed.