Quê hương thứ hai (Kỳ 1)

Thông Đặng

VV: Tác giả Thông Đặng, từ Việt Nam qua định cư ở Houston, Texas năm 2002. Lúc mới qua, ông xin vào chương trình Cao học ngành Ngôn ngữ Ứng dụng Mỹ ở trường Đại Học Houston. Khi tốt nghiệp, ông được mời về dạy cho Trung tâm Ngôn ngữ và Văn hóa (Language and Culture Center) thuộc Khoa Ngữ văn Anh của trường. Trong gần 15 năm dạy ở đây, ông thường dẫn sinh viên quốc tế của Trung tâm đi thăm và tìm hiểu về cuộc sống và văn hóa Mỹ. Dù vẫn không lúc nào nguôi thương nhớ Việt Nam, ông cũng cảm nhận và yêu đất nước Mỹ như là quê hương thứ hai của mình.

283094121_2484976071633631_571736169808350634_n

 

TỪ NHỮNG BÀI HÁT VỀ CÁC CHÀNG CAO BỒI…

Hôm qua, anh Trần Trung Đạo có tường thuật về chuyến đi thăm Công viên Quốc gia Yellowstone và cảnh quan của tiểu bang Montana của gia đình anh hồi tuần trước. Nghe anh nhắc đến Montana, tôi tưởng tượng ra ngay đến những đồng cỏ bát ngát với những đàn bò thơ thẩn gặm cỏ của vùng đất được mệnh danh là “Cổng trời”, đồng thời trong đầu cũng vang lên giai điệu rộn rã nhưng cũng cực buồn của một bản nhạc mà tôi rất thích: “Little Joe the Wrangler will wrangle nevermore / His days with the roundup they are o’er…”

Bản nhạc nói về một chàng trai khoảng 14 tuổi tên Joe, biệt danh “Joe the Wrangler”, nghĩa là “Joe Chăn Bò”. Joe quê ở Texas, nhưng khi mẹ qua đời, bố lấy thêm vợ mới, bà vợ mới này hay ngược đãi em nên một đêm em đã trốn nhà, cưỡi một chú ngựa non chạy ngược lên hướng Bắc đến tận tiểu bang Montana và xin nhập vào một đoàn chăn bò. Joe vừa gan góc vừa chịu khó nên mọi người thương tình cho nhập bọn. Joe sáng dạ, chẳng mấy chốc đã thành tay chăn thả rất thạo nghề. Lúc này Joe cũng chỉ mới 15.

Một buổi chiều, khi chăn thả đến bờ sông Pecos, cả bọn dựng trại định nghỉ đêm thì giông bão nổ ra, sấm chớp ầm ầm làm đàn bò hoảng, vùng chạy tán loạn. Dù mưa rất to, mọi người vẫn vội vã lên ngựa đuổi theo để quây bò lại. Joe cưỡi con ngựa tên Old Blue Rocket vượt lên trước cản bước chạy của mấy con đầu đàn. Sự dũng cảm của em đã giúp đồng đội quây lại được đàn bò. Thế nhưng khi mọi người vui mừng trở về trại, điểm danh lại thì thấy thiếu Joe: Ngựa của em đã trợt chân vì đất lở và em đã bị hất văng nằm chết dưới một khe sâu.

Một bản nhạc khác về các chàng chăn bò tôi cũng rất thích, cũng có giai điệu rộn rã nhưng cũng cực buồn là bài “El Paso”. El Paso là một thị trấn nằm giữa Texas và New Mexico, sát biên giới với tỉnh Juárez của Mễ. Từ El Paso, lái ngược bắc 450km sẽ đến thị trấn Fort Summer, New Mexico, nơi có Nhà lưu niệm và mộ của Billy The Kid khét tiếng, còn nếu lái cũng 450km về hướng Arizona sẽ đến Tucson, nổi tiếng là phim trường của thể loại cao bồi, thêm 100km nữa thì tới thị trấn “đến con chó cũng buồn” là Tombstone, nổi tiếng với trận đấu súng ở trại O.K. Corral.

Bài hát “El Paso” nói về một anh chàng cao bồi, khi lang bạt đến El Paso thì phải lòng nàng Feleena, một cô vũ công người Mễ có cặp mắt đen láy hàng đêm vẫn biểu diễn ở một quán rượu có tên Hoa Hồng. Dù chàng rất si mê người đẹp, nàng vẫn “nhẫn tâm” không thèm đoái hoài. Thế rồi một hôm một chàng cao bồi khác rất hào hoa phong nhã ghé quán. Nhìn cảnh anh này tình tứ uống chung ly rượu với người đẹp của lòng mình, chàng cao bồi của chúng ta lộn ruột và thế là một cuộc thách đấu súng tay đôi nổ ra, kết quả là anh hào hoa bị bắn chết.

Giết người thì đương nhiên sẽ bị treo cổ, chàng cao bồi thất tình bèn bỏ trốn qua bang New Mexico. Trốn một thời gian thì “tình yêu mạnh hơn cả nỗi sợ chết”, chàng nhớ cô vũ công quá nên một đêm đã mò về lại. Từ xa chàng đã thấy ánh sáng và tiếng nhạc réo rắt hắt ra từ quán Hoa Hồng dưới chân đồi. Với trái tim rộn rã, chàng thúc ngựa lao xuống thì bất ngờ ở cả hai bên bỗng hiện lố nhố những tay súng đã phục sẵn tự bao giờ và đang đồng loạt bóp cò. Một viên đạn trúng vào bụng, chàng khụy xuống trên yên ngựa, tay chân rã rời cả ra.

Chẳng biết ráng được không nhưng chàng vẫn thúc ngựa phóng tới. Cửa sau quán Hoa Hồng nơi Feleena thường ra vô đã gần, rất gần… Nhưng “đoàng”! Không kịp rồi, một viên đạn đã ghim giữa ngực, chàng buông người rơi phịch xuống đất. Mắt hoa đi, chàng đang chết. Đúng lúc đó, cánh cửa sau quán mở toang, một bóng người lao lại. Đó là Feleena, người con gái trong mộng của chàng! Feleena quỳ xuống ôm chàng trong đôi tay, đặt lên má chàng một nụ hôn đẫm nước mắt. Thế là mộng đưa em về “Red River Valley” đã không thành rồi… Vĩnh biệt em, Feleena!

Một bài hát khác kết cục không bi thảm mà rất hào hùng là bài “Big Iron”, (“thỏi thép”, ám chỉ khẩu súng sáu của các anh chàng cao bồi). Chuyện kể rằng một buổi sáng trời còn tờ mờ, một lãng tử một mình một ngựa lặng lẽ tiến vào thị trấn “Nước Lạnh”. Dân trấn kháo nhau: “Đích thị là một tay thảo khấu!” nhưng chẳng ai dám hó hé gì, sợ lỡ miệng thì mang vạ bởi lủng lẳng bên hông chàng là một “thỏi thép” lạnh lùng. Đợi mọi người nhìn mình chán chê, chàng mới tiết lộ mình là một ranger (trị an viên) bang Arizona đang trên đường truy lùng một tên tội phạm.

Tên tội phạm đó chính là Texas Red, mới 24 tuổi mà đã giết 20 người, mỗi một mạng là một dấu khắc trên báng súng. Tin tức truyền nhanh, Texas Red nghe có người lùng kiếm mình chỉ nhếch mép, vậy là trên báng súng lại sắp có thêm vạch 21! Thế rồi đúng 11 giờ 20 phút sáng đó, hai bên cùng bước ra lộ, đứng đối đầu cách nhau 40 bước chân theo luật định. Dân trấn hốt hoảng chạy ù vào trong nhà hé cửa sổ nhìn ra, hồi hộp chờ đợi. Chợt “đoàng” một phát. Tai chưa hết ù vì tiếng nổ chát chúa thì moi người đã nhận ra: Texas Red lần này đã chậm tay rồi!

Bi thảm có, hào hùng có, vừa bi thảm vừa hào hùng cũng có. Đó là trường hợp của bản “Ballad of the Alamo” nói về trận đánh lịch sử tháng 3 năm 1836 của dân quân Texas đứng lên đòi độc lập thoát khỏi sự thống trị của người Mễ. Sau 13 ngày chống trả với 5000 quân của tướng Santa Anna, tất cả 185 “chiến binh cho tự do”, bao gồm không ít các chàng cao bồi và cả nhân vật Davy Crockett huyền thoại, đã anh dũng hy sinh. Chim mockingbird sau này được Hội Phụ Nữ Texas chọn làm biểu tượng cho bang chính là xuất phát từ sự “chiến đấu đến hơi thở cuối cùng” này.

Riêng về nghe mà xúc động đến ứa lệ là trường hợp của những bài như “The Streets of Laredo” kể về một chàng cao bồi sống rất bạt mạng và đã bị bắn chết lúc còn rất trẻ. Anh vừa nằm trong quan tài vừa kể lại đời mình, rất hối hận về lối sống hoang đàng đã qua và xin đám ma mình được 6 cao bồi khiêng quan tài ra chôn ngoài đồng cỏ và 6 cô mỹ miều hát tiễn. Bài “Ghost Riders in the Sky” kể về đoàn cao bồi ma với những khuôn mặt đau khổ chiều chiều lại thấy hiện ra giữa những đám mây trắng phía chân trời mải miết vô vọng đuổi theo một đàn bò thì càng xúc động…

Sau đây là phần thể hiện một số các bài ca nói đến ở trên qua giọng hát hết sức đặc sắc của ca sỹ nhạc đồng quê Marti Robbins. Mời các bạn nghe thử để làm quen với giai điệu độc đáo của dòng nhạc cao bồi miền Viễn Tây này nhé:

https://www.youtube.com/watch?v=BlGC8XfHQjg

PHỤ LỤC

Dưới đây là lời của các bài hát nổi tiếng về cao bồi mà tôi đã nói tới ở trên:

LITTLE JOE THE WRANGLER

Little Joe the Wrangler will wrangle nevermore

His days with the roundup they are o’er

Was a year ago last April when he rode into our camp

Just a little Texas stray and nothing more

Was late in the evening when he rode into our camp

On the little Texas pony he called Chaw

With his brogan shoes and overalls a tougher looking kid

You never in your life before had saw

His saddle was a Texas kack built many years ago

An OK spur on one foot lightly swung

With his packroll in a cotton sack so loosely tied behind

And a canteen from his saddle horn was slung

He said he had to leave his home his pa had married twice

His new ma whipped him every day or two

So he saddled up old Chaw one night and lit a shuck his way

He said he’d try to paddle his own canoe

He said if we would give him work he’d do the best he could

Though he didn’t know straight up about a cow

So the boss he cut him out a mount and kindly put him on

He sorta liked this little kid somehow

He learned to wrangle horses and learned to know them all

And get them in at daybreakk if he could

And to trail the old chuck wagon and always hitch the team

And help to cook each evening rustle wood

We had hardly reached the Pecos the weather it was fine

We were camped down on the south side in a draw

When a northern commenced blowing and we doubled up our guards

It took every one of us to hold them in

Little Joe the Wrangler was called out with the rest

Scarcely had the little fellow reached the herd

When the cattle they stampeded like a hailstorm on they fled

And everyone was ridin’ for the lead

Amid the streaks of lightnin’ there was one horse up ahead

He was tryin’ to check the leaders in their speed

It was little Joe the Wrangler with a slicker o’er his head

He was ridin’ Old Blue Rocket in the lead

At last we got them millin’ and kinda quited down

And the extra guards back to the wagon went

But there was one a missin’ we could see it at a glance

Was our little Texas stray poor Wrangler Joe

Next morning just at daybreak we found where Rocket fell

Down in a washout twenty feet below

Beneath his horse his life had gone his spung had run its knell

Was our little Texas stray poor Wrangler Joe

EL PASO

Out in the West Texas town of El Paso

I fell in love with a Mexican girl

Nighttime would find me in Rosa’s Cantina

Music would play and Feleena would whirl

Blacker than night were the eyes of Feleena

Wicked and evil while casting her spell

My love was deep for this Mexican maiden

I was in love, but in vain, I could tell

One night, a wild young cowboy came in

Wild as the West Texas wind

Dashing and daring, a drink he was sharing

With wicked Feleena, the girl that I love

So in anger, I challenged his right for the love of this maiden

Down went his hand for the gun that he wore

My challenge was answered in less than a heartbeat

The handsome young stranger lay dead on the floor

Just for a moment, I stood there in silence

Shocked by the foul, evil deed I had done

Many thoughts raced through my mind as I stood there

I had but one chance, and that was to run

Out through the back door of Rosa’s, I ran

Out where the horses were tied

I caught a good one, it looked like it could run

Up on its back, and away I did ride

Just as fast as I could

From the West Texas town of El Paso

Out to the badlands of New Mexico

Back in El Paso my life would be worthless

Everything’s gone in life, nothing is left

It’s been so long since I’ve seen the young maiden

My love is stronger than my fear of death

I saddled up, and away I did go

Riding alone in the dark

Maybe tomorrow a bullet may find me

Tonight, nothing’s worse than this pain in my heart

And at last, here I am on the hill overlooking El Paso

I can see Rosa’s Cantina below

My love is strong and it pushes me onward

Down off the hill to Feleena, I go

Off to my right I see five mounted cowboys

Off to my left ride a dozen or more

Shouting and shooting, I can’t let them catch me

I have to make it to Rosa’s back door

Something is dreadfully wrong, for I feel

A deep burning pain in my side

Though I am trying to stay in the saddle

I’m getting weary, unable to ride

But my love for Feleena is strong, and I rise where I’ve fallen

Though I am weary, I can’t stop to rest

I see the white puff of smoke from the rifle

I feel the bullet go deep in my chest

From out of nowhere, Feleena has found me

Kissing my cheek as she kneels by my side

Cradled by two loving arms that I’ll die for

One little kiss, and Feleena, goodbye

BIG IRON

To the town of Agua Fria, rode a stranger one fine day

Hardly spoke to folks around him, didn’t have too much to say

No one dared to ask his business, no one dared to make a slip

For the stranger there among ’em had a big iron on his hip

Big iron on his hip

It was early in the mornin’ when he rode into town

He came ridin’ from the south side, slowly lookin’ all around

"He’s an outlaw, loose and runnin’", came a whisper from each lip

"He’s here to do some business with the big iron on his hip

Big iron on his hip"

In this town there lived an outlaw by the name of Texas Red

Many men had tried to take him and that many men were dead

He was vicious and a killer, though a youth of twenty-four

And the notches on his pistol numbered one and nineteen more

One and nineteen more

Now the stranger started talkin’, made it plain to folks around

Was an Arizonia ranger, wouldn’t be too long in town

He came there to take an outlaw back alive or maybe dead

Said it didn’t matter, he was after Texas Red, after Texas Red

Wasn’t long before this story was relayed to Texas Red

But the outlaw didn’t worry, men that tried before were dead

Twenty men had tried to take him, twenty men had made a slip

Twenty-one would be the ranger with the big iron on his hip

Big iron on his hip

The mornin’ past so quickly, it was time for them to meet

It was twenty past eleven when they walked out in the street

Folks were watchin’ from their windows, every body held their breath

They knew this handsome ranger was about to meet his death

About to meet his death

There was forty feet between them when they stopped to make their play

And the swiftness of the Ranger is still talked about today

Texas Red had not cleared leather for a bullet fairly ripped

And the ranger’s aim was deadly, with the big iron on his hip

Big iron on his hip

It was over in a moment and the folks had gathered ’round

There before them lay the body of the outlaw on the ground

Oh, he might have gone on livin’ but he made one fatal slip

When he tried to match the ranger with the big iron on his hip

Big iron on his hip

Big iron, big iron

When he tried to match the ranger with the big iron on his hip

Big iron on his hip

THE BALLAD OF THE ALAMO

In the southern part of Texas

In the town of San Antone

There’s a fortress all in ruins that the weeds have overgrown

You may look in vain for crosses and you’ll never see a-one

But sometimes between the setting and the rising of the sun

You can hear a ghostly bugle

As the men go marching by

You can hear them as they answer

To that roll call in the sky.

Colonel Travis, Davy Crockett, and a hundred eighty more

Captain Dickinson, Jim Bowie

Present and accounted for.

Back in 1836, Houston said to Travis

"Get some volunteers and go

Fortify the Alamo."

Well the men came from Texas

And from old Tennessee

And they joined up with Travis

Just to fight for the right to be free.

Indian scouts with squirrel guns

Men with muzzle-loaders

Stood together, heel and toe

To defend the Alamo.

"You may ne’er see your loved ones, "

Travis told them that day

"Those who want to can leave now

Those who fight to the death let ’em stay."

In the sand he drew a line

With his army sabre

Out of a hundred eighty five

Not a soldier crossed the line

With his banners a-dancin’

In the dawn’s golden light

Santa Anna came prancing

On a horse that was black as the night.

Sent an officer to tell

Travis to surrender

Travis answered with a shell

And a rousing rebel yell

Santa Anna turned scarlet

"Play deguello!" he roared

"I will show them no quarter

Every one will be put to the sword!"

One hundred and eighty five

Holding back five thousand

Five days, six days, eight days, ten

Travis held and held again

Then he sent for replacements

For his wounded and lame

But the troops that were coming

Never came, never came, never came…

Twice he charged and blew recall

On the fatal third time

Santa Anna breached the wall

And he killed ’em, one and all

Now the bugles are silent

And there’s rust on each sword

And the small band of soldiers…

Lie asleep in the arms of the Lord…

In the southern part of Texas

Near the town of San Antone

Like a statue on his pinto rides a cowboy all alone

And he sees the cattle grazing where a century before

Santa Anna’s guns were blazing and the cannons used to roar

And his eyes turn sorta misty

And his heart begins to glow

And he takes his hat off slowly…

To the men of Alamo.

To the thirteen days of glory

At the siege of Alamo…

THE STREETS OF LAREDO

As I walked out in the streets of Laredo

As I walked out in Laredo one day

I spied a young cowboy, all wrapped in white linen

Wrapped in white linen, as cold as the clay

I see by your outfit that you are a cowboy

These words he did speak as I slowly walked by

Come sit here beside me and hear my sad story

For I’m a young cowboy and know I must die

So, beat the drum slowly and play the fife lowly

Sing the Death March as you carry me along

Take me to the valley, there lay the sod o’er me

For I’m a young cowboy and I know I’ve done wrong

Once in the saddle I used to go dashing

Once in the saddle I used to go gay

First to the cardhouse and then down to Rosy’s

But I’m shot in the breast and I’m dyin’ today

Bring six tall young cowboys to carry my casket,

Six pretty maids for to sing me a song

Take me to green valleys, there lay the sod o’er me

For I’m a young cowboy and I know I’ve done wrong

Fetch me some water, a cool cup of water

To cool my parched lips, then the poor cowboy said

Before I returned, his spirit had left him

Had gone to his Maker, the cowboy was dead.

So, beat the drum slowly and play the fife lowly

Play the Death March as you carry me along

Take me to green valleys, there lay the sod o’er me

For I’m a young cowboy and I known I’ve done wrong

GHOST RIDERS IN THE SKY

An old cowboy went riding out

One dark and windy day

Upon a ridge he rested

As he went along his way

When all at once a mighty herd

Of red eyed cows he saw

Plowin’ through the ragged skies

And up the cloudy draw

Their brands were still on fire

And their hooves were made of steel

Their horns were black and shiny

And their hot breath he could feel

A bolt of fear went through him

As they thundered through the sky

For he saw the riders coming hard

And he heard their mournful cry

Yippie-yi-o

Yippie-yi-yay

Ghost riders in the sky

Their faces gaunt

Their eyes were blurred

Their shirts all soaked with sweat

He’s riding hard to catch that herd

But he ain’t caught ’em yet

‘Cause they’ve got to ride forever

On that range up in the sky

On horses snorting fire

As they ride on, hear their cry

As the riders loped on by him

He heard one call his name

‘If you wanna save your soul

From hell a-riding on our range

Then, cowboy, change your ways today

Or with us you will ride

Trying to catch the devil’s herd

Across these endless skies

Yippie-yi-o

Yippie-yi-yay

Ghost riders in the sky

Ghost riders in the sky

Ghost riders in the sky

CAO BỒI, ĐÓ LÀ CẢ MỘT THẾ GIỚI…

Những chuyện dông dài kể ở bài viết trước không chỉ là để nói về các bài hát mà để nói về một cái khác. Lúc nhỏ ở Sài Gòn, tôi và các bạn đồng trang lứa rất thích xem phim cao bồi. Hồi đó xem phim, mỗi lần thấy anh cao bồi “trừ gian diệt bạo” từ đỉnh đồi phi ngựa xuống giải vây cho người đẹp cùng đám dân làng đang bị bắt nạt bởi “bọn xấu”, có thể là một nhóm cướp răng xỉn, độc ác và nham nhở, hoặc một đám “mọi da đỏ” đầu đeo lông gà, mặt vẽ vằn vện, ngực lủng lẳng mấy cái răng nanh, tay khua rìu hoặc dương cung, cùng với các điệu nhạc dồn dập tiếng vó ngựa và lanh lảnh tiếng huýt sáo, là cả rạp nhất tề đứng dậy dộng ghế xếp bằng gỗ rầm rầm đến long óc.

Tôi không nhớ hết những bộ phim cao bồi coi ở rạp Đại Lợi khu Ông Tạ hồi đó, nhưng những tựa như “Django”, “Tay súng bá vàng”, “Bảy tay súng oai hùng” thì không quên. Cũng không bao giờ quên là ba bản nhạc phim, giờ tra lại thì ra là của nhạc sỹ Ennio Morricone, một chơi trong “A Fistful of Dollars”, một trong “The Good, the Bad, the Ugly”, và một trong “For A Few Dollars More”. Có thể nói không ai là không bị mê hoặc bởi những bản nhạc phim tuyệt vời này. Tháng Giêng năm 2018, Dàn nhạc Giao hưởng Quốc gia Đan Mạch đã biểu diễn lại những bản nhạc này cực hay, thu hút gần 100 triệu lượt người ghé vào nghe dù chúng đã được sáng tác cách đây hơn nửa thế kỷ!

Riêng bọn tôi hồi đó, đứa nào biết huýt sáo mỗi lúc buồn tình thường chu miệng huýt những điệu nhạc này, tiếng huýt lanh lảnh, chốc chốc lại ngừng huýt, tay làm điệu bộ rút nhanh súng bắn và miệng hô “Pằng! Pằng!” Khi không huýt sáo thì bày nhau làm súng lục giấy báo, làm xong thì chia phe bắn nhau, đứa giả cao bồi, đứa giả mọi da đỏ, giả cướp, núp núp ló ló sau những gốc cây hoặc tường rào hàng xóm, khi “phát hiện” địch thì nhả đạn miệng ầm ầm. Không bày trò bắn nhau thì chơi “dích” hình, hình là những mẩu giấy cứng in chân dung các chàng cao bồi trong phim. Tôi thì tuyệt vời nhất ở khoản vẽ hình cao bồi trên mặt đất, lúc nào có cây que trên tay là vẽ, mọi lúc mọi nơi.

Ngoài phim ảnh, hình tượng các chàng cao bồi Viễn Tây còn được phổ biến rộng với đám trẻ miền Nam hồi đó qua các truyện tranh “Luc-ki Luc-ke” của họa sỹ Morris người Bỉ và Goscinny người Pháp. Nhân vật chính của loạt truyện tranh này là anh chàng “bắn nhanh hơn bóng” Lucky Luke, các nhân vật phụ hoặc phản diện gồm anh em nhà Dalton tối ngày cự lộn, những tay súng khét tiếng như Calamity Jane, Billy the Kid, Jesse James, hoặc các nhóm mọi da đỏ Sioux hoặc Apache mà thủ lĩnh mang những cái tên như Chó Điên, Đầu Bò, lúc nào cũng phì phà ống điếu hòa bình và giao tiếp bằng những lời ngô nghê, ngọng ngịu hoặc bằng thứ ngôn ngữ tượng hình khủng khiếp.

Những truyện Luc-ki Luc-ke thời đó chỉ in mực đen và thường được các bà bày bán trên một tấm nhựa trải một góc trước cổng trường tiểu học, bày chung với đủ loại truyện tranh khác như Tin Tin, Xì Trum, Tarzan, v.v. Nếu tôi nhớ không lầm, tôi học được chữ “miền Viễn Tây” là từ những tập truyện Luc-ki Luc-ke này. Tôi học vẽ hình cao bồi cũng chính nhờ các truyện này, vẽ rất nhanh, chỉ dùng que vạch lên đất hình số 8 quay ngang, phía trên cho một hình hộp ba cạnh làm nón, phía dưới vẽ nửa trái bầu làm mặt, thêm mắt mũi miệng, thêm cái cổ rồi phẩy thêm hai cái vây ra sau làm khăn quàng là xong. Vậy mà mấy đứa bạn đứng xem cứ trầm trồ: “Thằng này vẽ “gồ ghề” ghê!”

Không biết có phải vì mê vẽ hình cao bồi đội nón không mà đến nay tôi vẫn thích đội nón cao bồi, trong nhà hiện còn năm cái, cái lớn cho tôi, cái nhỏ cho con trai con gái, lại mua thêm cặp súng ru-lô kèm theo bao và giây lưng đạn! Mà chắc không chỉ mình tôi thích đội nón cao bồi. Hồi cậu vợ tôi còn sống, qua nhà uống bia với cậu tôi thấy cậu cũng có ba cái. Rồi cái lần chúng tôi lái lên Oregon thăm người em trước ở cùng khu Ông Tạ là TS Tường Vũ, bố Tường là Thiếu tá VNCH, thấy tôi đội nón cao bồi, bác bảo bác thích có một cái như vậy lắm. Lúc đó, nón tôi đội đã cũ, tự bảo lần sau ghé sẽ tặng bác một cái mới, nhưng lần sau ghé thì bác không còn ở với vợ chồng Tường nữa.

Tôi học được rất nhiều thứ từ truyện tranh Luc-ki Luc-ke. Ngoài từ “miền Viễn Tây” nói ở trên, tôi còn học được những từ như “xe wagon”, “xì gà”, “Sioux”, “Apache”, “ống điếu hòa bình”, “ám hiệu khói”, “lột da đầu”, v.v. Rồi còn cả chữ “Tobias” nữa, chữ này hồi đó hình như được phiên âm thành “Bác Tô-bia” thì phải, khiến từ đó chữ “Tô-bia” trong đầu tôi luôn gắn chặt với nghề đóng hòm. Nhưng cái làm tôi hồi đó ngỡ ngàng nhất, và vì thế mà nhớ nhất, là lúc kết truyện, khi Luc-ki Luc-ke một mình một ngựa rời thị trấn lững thững đi về phía mặt trời lặn, không hiểu sao chàng luôn huýt sáo câu “chưa gặp em tôi đã biết rằng…” Luc-ki Luc-ke mà biết hát tiếng Việt thì thật quái lạ!

Sau năm 1975, các phim cao bồi Viễn Tây không còn được chiếu nữa. Thay vào đó là một loạt phim về người da đỏ do Cộng hòa Dân chủ Đức sản xuất. Cái khác biệt chính giữa các phim thời này và thời trước là sự đổi vai: Ai khi trước “chính diện” thì nay thành “phản diện”, những chàng cao bồi lãng tử hồi xưa giờ được gộp chung là “bọn”, những “lột da đầu” biến mất, những cái tên “Chó Điên”, “Đầu Bò” cũng được thay thế bằng “Gấu Mẹ Vĩ Đại”, “mọi” da đỏ giờ trở thành “người”, chí ít thì cũng là “thổ dân”, và nếu trước kia “mọi” da đỏ ngu khờ luôn bị bại trận, bị khuất phục, bị chạy dài, thì nay “người” da đỏ thông minh, lanh lợi, chững chạc luôn trở về trong khúc khải hoàn rộn rã.

Thời thế thay đổi thì phim ảnh cũng đổi thay, nhưng những gì đã hình thành từ bé trong tôi thì vẫn không đổi. Tôi vẫn tiếp tục nói đến đám “mọi” da đỏ, về cao bồi thì tôi cũng vẫn biết có cao bồi mã thượng trừ gian diệt bạo, như Django, như Tay súng bá vàng, như bảy tay súng oai hùng, như Luc-ki Luc-ke, nhưng cũng có những cao bồi thô bỉ chuyên hiếp đáp phụ nữ, bắt nạt dân lành, bắn giết vô tội vạ. Phải đợi đến khi đến xứ sở của cao bồi thì cái nhìn của tôi mới thay đổi. Trước hết, tôi không còn dùng từ “mọi’ khi nói về người da đỏ nữa, điều này là tất nhiên trong một xã hội mà sự khác biệt về mọi mặt, nhất là về chủng tộc, được pháp luật và người dân đồng lòng bảo vệ, nếu không muốn nói là khuyến khích.

Nhưng thay đổi lớn và bất ngờ nhất vẫn là cách hiểu của tôi về cao bồi. Hóa ra cao bồi không chỉ là những đám cướp cạn chuyên gieo rắc kinh hoàng, những lãng tử bắn nhanh hơn điện thường đột ngột xuất hiện để ra tay trừ gian diệt bạo, hoặc những saloon với đoàn vũ công váy ngắn lòe loẹt nhảy tưng tưng chân đá cao khiến đám đàn ông cục mịch đứng xem bên dưới há hốc miệng dòm và khi hứng chí quá thì rút súng bắn đoàng đoàng. Cao bồi, đó là cả một thế giới với những cần cù lao động, những đau khổ và những ước mơ hạnh phúc, không dữ dằn, bạo liệt như trong phim, mà rất hiền hòa, vui nhộn và lành mạnh. Cao bồi, đó còn là cả một nền văn hóa đủ dài về thời gian và đủ sâu về nhân sinh quan để sản sinh ra cả một nền văn học miền Viễn Tây độc đáo và đặc sắc.

PHỤ LỤC: BA BẢN NHẠC PHIM CỦA ENNIO MORICONE DO DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG QUỐC GIA ĐAN MẠCH TRÌNH BÀY:

A Fistful of Dollars:

https://www.youtube.com/watch?v=4niv522mbtM

The Good, the Bad, and the Ugly:

https://www.youtube.com/watch?v=enuOArEfqGo

For A Few Dollars More:

https://www.youtube.com/watch?v=DT1NJwEi6nw

 

Th. Đ

(Còn tiếp)

Comments are closed.