Đường Sách và CÁNH BUỒM

FB Nguyễn Thế Thanh

Thêm một sản phẩm tinh thần giá tri của nhóm nghiên cứu tâm lý giáo dục Cánh Buồm được bạn đọc nồng nhiệt đón nhận sáng nay 27.8 tại Đường Sách. Đó là cuốn “Xây dựng cái thực ở trẻ” của Jean Piaget do Hoàng Hưng dịch từ tiếng Pháp, NXB Tri Thức ấn hành. Mặc cho sự dửng dưng của các nhà quản lý giáo dục có thẩm quyền đối với việc cho phép đưa vào lựa chọn của các nhà trường bộ sách giáo khoa do Cánh Buồm biên soạn và ấn hành, nhóm vẫn kiên nhẫn nghiên cứu, chọn lọc và đều đặn cho ra mắt các sản phẩm tâm lý – triết lý giáo dục có giá trị khẳng định, khai mở nhận thức của con người. Cánh Buồm có nhiều lẽ để chọn giới thiệu với đọc giả Việt Nam các tác phẩm của Jean Piaget – triết gia, nhà tâm lý học người Thụy Sĩ. Cả đời, Piaget theo đuổi sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức ở trẻ em. Lý thuyết về phát triển nhận thức và quan điển tri thức học của ông được gọi chung là ” tri thức học sinh triển” ( genetic espistemology). Hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em, Piaget từng tuyên bố từ năm 1934 :” Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.

Tôi chỉ mới được tiếp xúc lần đầu với một trong những tác phẩm của Piaget và cảm nhận rõ nhất là sách ông không hề dễ đọc. Nhưng tôi hoàn toàn tin vào khẩu hiệu của Tổ chức Nhi đồng Liên hiệp quốc ” Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” và tôi tin vào tư tưởng triết học – giáo dục trong nghiên cứu của Piaget. Đó là, nếu đứa trẻ tự biết về bản thân mình những năm tháng đầu đời như một nhận thức duy ngã thì đến lúc trí khôn cảm giác – vận động đã kiến tạo đủ kiến thức để ngôn ngữ và trí khôn có khả năng ra đời sẽ hình thành việc tổ chức cái thực (không gian, nhân quả và thời gian) để cái tôi tự thoát khỏi chính mình trong quá trình tự khám phá, tự định vị mình như một sự vật giữa các sự vật, một sự kiện giữa các sự kiện.

Chẳng có gì phải nghi ngờ khi nói giáo dục là nhân tố chính yếu để con người ngày càng trưởng thành, ngày càng bớt ngây thơ trước sự vận động của đời sống. Chỉ nên biết nghi ngờ và căm ghét cái kiểu giáo dục làm cho con người cái Ngây còn nguyên mà cái Thơ thì đã bị xóa hết.

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

clip_image005

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1974176806200376&id=100008242260372+4

Comments are closed.