Thuật ngữ chính trị (21)

Phạm Nguyên TrườngPolitical Dictionary – The Bridge

50. Communism – Chủ nghĩa cộng sản. Từ Chủ nghĩa cộng sản có thể có hai nghĩa: Một lý tưởng mang tính lý thuyết được tìm thấy trong các tác phẩm của Marx, hoặc các nguyên tắc cai trị trên thực tế được mô tả bới chính các nhà nước cộng sản trong thế giới hiện đại. Ví dụ, khi được các đảng cộng sản của Pháp, Italy, Anh, v.v., sử dụng thì thuật ngữ này thường có nghĩa kết hợp giữa lý tưởng marxist và sự ủng hộ các chính phủ cộng sản. Rõ ràng là, việc Đảng Cộng sản Liên Xô (CPSU) sụp đổ vào năm 1991, mà cho đến lúc đó vẫn là đảng lãnh đạo, đã gây ra những hậu quả nặng nề cho các đảng cộng sản trên toàn thế giới. Theo lý thuyết của chủ nghĩa Marxist, chủ nghĩa cộng sản là xã hội, trong đó sở hữu tư nhân bị bãi bỏ, hoàn toàn bình đẳng, và nhà nước tàn lụi dần vì tất cả mọi người đều có cuộc sống hài hòa và hợp tác, không còn giai cấp hoặc bất kì sự phân chia xã hội nào để cần phải có cơ quan quyền lực. Hầu hết những người cầm bút sau Marx, đặc biệt là các nhà lãnh đạo của Cách mạng Tháng Mười năm 1917 ở Nga, tin rằng từ chủ nghĩa tư bản và sang chủ nghĩa cộng sản phải có một giai đoạn trung gian, sau đó mới có thể thực hiện chủ nghĩa cộng sản một cách trọn vẹn. Giai đoạn này, thường được gọi là chủ nghĩa xã hội, cũng là thời kỳ, trong đó cần thực hiện chế độ chuyên chính vô sản và là nơi đảng cộng sản sẽ phải đóng vai trò tiên phong của giai cấp vô sản. Ý tưởng này đã được những người Bolshevik củng cố vào năm 1917. Giai đoạn trung gian này là thời kì của nhà nước Liên Xô – trước Gorbachev – và các đồng minh Đông Âu trước khi chế độ cộng sản ở Đông Âu sụp đổ.

Khi được sử dụng để mô tả xã hội ở Liên Xô cũ và các nước Đông Âu, hoặc Trung Quốc và các đồng minh cộng sản châu Á, thuật ngữ này nói tới một tập hợp thực hành chính trị có thể không nhất thiết có liên quan lý thuyết Marxist về chủ nghĩa cộng sản. Chủ nghĩa cộng sản theo, nghĩa thứ hai này, là một hệ thống trong đó tư nhân hầu như không có quyền sở hữu tư những tài sản lớn, mà được thay thế bằng các doanh nghiệp do nhà nước sở hữu hoặc nhà nước quản lý, và nơi đảng cộng sản cầm quyền thông qua việc kiểm soát các cơ quan hành chính nhà nước. Người ta nhấn mạnh quyền bình đẳng và hợp tác xã hội, đối nghịch với tư lợi và tòm cách cải thiện cuộc sông của từng cá nhân. Nền kinh tế được kế hoạch hóa hoàn toàn, không có cạnh tranh, mặc dù trong nông nghiệp, cạnh tranh là có, tuy không khốc liệt . Đặc điểm nổi bật của chủ nghĩa cộng sản là có bất bình đẳng, đấy là do chức vụ trong đảng cầm quyền, còn trong dân chúng thì có bình đẳng thực sự và hệ thống phúc lợi xã hội bao trùm toàn bộ xã hội.
Các khía cạnh khác của một nhà nước cộng sản là thái độ cộng sản đối với tôn giáo, lý thuyết Marxist đả phá kịch liệt các tôn giáo, còn trên thực tế ở Liên Xô là sự thù địch công khai, trong khi ở Ba Lan Công giáo La Mã có vai trò khá to lớn và thí nghiệm về chế độ dân chủ nổi tiếng Nam Tư, trong khi ở Đông Đức biểu hiện dân chủ khá hạn chế. Từ giữa những năm 1950 đã có một cuộc xung đột ngày càng cay đắng giữa các xu hướng cộng sản Đông Âu và Trung Quốc, trước hết là xung đột với quá trình phát triển của tư tưởng Mao Trạch Đông. Lý do, ngoài mâu thuẫn về lãnh thổ, còn do việc những người Trung Quốc chưa sẵn sàng sử dụng các kỹ thuật, và cùng với nó là phân cấp theo nghề nghiệp của nền sản xuất công nghiệp phương Tây hiện đại. Vì vậy, ví dụ, trong khi Liên Xô tiếp tục sản xuất thép trong các các nhà máy công nghiệp lớn, trao quyền to lớn cho các kỹ sư chuyên nghiệp và lập kế hoạch sản xuất thép theo lối tập quyền thì cộng sản Trung Quốc khuyến khích tất cả các công xã xây dựng nhà máy thép quy mô nhỏ của riêng mình, và coi các kỹ sư chuyên nghiệp ví dụ về giai cấp không phải vô sản, cần được cải tạo. Liên Xô vẫn là xã hội phân tầng khá mạnh mẽ, mặc dú các tiêu chí phân tầng khác với chủ nghĩa tư bản – dựa trên địa vị trong đảng hoặc nghề nghiệp chứ không phải là thừa kế tài sản, nhưng cộng sản Trung Quốc – chí ít là dưới thời Mao – tìm cách làm cho xã hội có nhiều bình đẳng hơn. Trong cái gọi là Cách mạng Văn hóa Vô sản, hiện tượng này gia tăng đến mức bất cứ người nào có chuyên môn kĩ thuật cũng đều có nguy cơ bị đưa về nông thôn để lao động, hoặc, nếu kém may mắn hơn, để cải tạo về tư tưởng. Kết luận ngắn gọ nhất về chủ nghĩa cộng sản: Chủ nghĩa công sản là hệ thống chính trị và xã hội bị kiểm soát hoàn toàn bởi một đảng phi dân chủ, xóa bỏ hầu hết các bất bình do sự khác biệt về kinh tế mà ra – đối với hầu hết dân chúng – và tiến hành kế hoạch kinh tế một cách chặt chẽ, với nhà nước phúc lợi rộng khắp, nhưng hạn chế rất lớn về tự do ngôn luận. Vụ sụp đổ chủ nghĩa cộng sản ở Liên Xô và Đông Âu được người ta coi là sự thất bại của cố gắng nhằm hiện thực hóa cái lý tưởng vẫn còn đầy sức mạnh về mặt lý thuyết, được nhiều người kính trọng và có cảm tình.
51. Communist Party of the Soviet Union (CPSU) – Đảng Cộng sản Liên Xô. Trước khi những thay đổi mang tính cách mạng do Gorbachev khởi xướng vào cuối những năm 1980, Đảng Cộng sản Liên Xô kiểm soát toàn bộ đời sống chính trị và xã hội ở Liên Xô. Khoảng 10% dân số là thành viên của Đảng. Trong một số lĩnh vực, ví dụ, quân đội, có đến 75% sẽ là đảng viên. Người đứng đầu mà Đảng sử dụng như là biện pháp kiểm soát được gọi là Nomenclatura, đấy đơn giản là danh sách những công việc mà các đảng viên phải thực hiện và đấy cũng là những người mà Đảng cho phép đưa ra quyết định trong những vụ bổ nhiệm. Kết quả là hầu như tất cả công tác quản lý, hành chính và trí tuệ quan trọng nhất đều do các đảng viên trung thành nắm giữ. (Kết quả tiếp theo là những vị trí vẫn do những người từng là đảng viên nắm giữ trong thời gian dài sau khi Đảng đã đánh mất quyền lực vào năm 1991.) Ngoài ra, Đảng này còn nắm quyền điều khiển nhiều mặt khác của đời sống xã hội, Đảng lãnh đạo các công đoàn và đưa ra ứng cử viên trong cuộc bầu cử (gọi là đảng cử dân bầu). Tuy nhiên, vì quy mô quá lớn, mức độ kiểm soát có tổ chức và thống nhất đôi khi bị nghi ngờ, mặc dù việc kiểm soát lĩnh vực giáo dục và các phương tiện truyền thông đã giúp Đảng ngăn chặn điợc tất cả những nghi ngờ nghiêm trọng và rộng rãi về tính chính danh của nó. Đảng viên cao cấp có nhiều đặc quyền đặc lợi, ví dụ, được mua hàng hóa nhập khẩu và con cái của họ có cơ hội học tập tốt hơn, đấy cũng là động lực của họ. Đảng luôn thận trọng để đảm bảo rằng có thể ngăn chặn được sức mạnh của các đối thủ tiềm tàng. Điều này đặc biệt đúng với các lực lượng vũ trang, trong từng đơn vị ngoài chỉ huy quân sự, còn có chính ủy, do Đảng trực tiếp cử tới. Trước khi Đảng đánh mất quyền lực số lượng chính ủy trong quân đội Liên Xô là 55.000 người. Một không còn độc chiếm được quyền lực – chủ yếu do chính sách glasnost – nhân Liên Xô đã thể hiện thái độ thờ ơ đối với Đảng, việc duy trì kiểm soát trở thành bất khả thi. Những cái vòi bạch tuộc của Đảng chui sâu vào xã hội Liên Xô phức tạp đến nỗi phải nhiều thập kỉ mới gỡ được ảnh hưởng của nó. Sau cuộc đảo chính năm 1991 Đảng này đã rút khỏi vũ đài chính trị và được kế thừa bởi Đảng Cộng sản Liên bang Nga (ở Nga), được thành lập ngày 14 Tháng Hai, 1993, và các đảng cộng sản của các nước cộng hoà liên bang cũ đã giành được độc lập.
52. Communitarianism – Chủ nghĩa cộng đồng. Chủ nghĩa cộng đồng là triết lý nhấn mạnh liên hệ giữa cá nhân và cộng đồng. Triết lý quan trọng nhất của nó dựa trên niềm tin rằng bản sắc và tính cách xã hội của một người phần lớn được hun đúc bởi các mối quan hệ trong cộng đồng, chủ nghĩa cá nhân có vai trò kém quan trọng hơn. Mặc dù cộng đồng có thể là gia đình, nhưng chủ nghĩa cộng đồng thường được hiểu, theo nghĩa triết học, rộng lớn hơn, như một tập hợp các mối tương tác trong cộng đồng của những người sống ở một địa phương nhất định hoặc giữa cộng đồng có chung quyền lợi hoặc cùng chia sẻ một lịch sử. Chủ nghĩa cộng sản thường phản đối chủ nghĩa cá nhân cực đoan và không đồng ý với các chính sách kinh doanh tự do cực đoan, không quan tâm tới sự ổn định của cộng đồng nói chung.

Comments are closed.