Marion Hennebert, nguyên Giám đốc nhà xuất bản Aube, và Thierry Leclère, nhà báo và đạo diễn, vừa gửi cho nhà nghiên cứu Thụy Khuê hai bài ngắn về Nguyễn Huy Thiệp. Dưới đây là hai bài đó qua bản dịch của Thụy Khuê.
Văn Việt
Thiệp
Nguyen Huy Thiep est mort il y a quelques jours, et j’ose l’affirmer, c’est la voix d’un vrai humaniste qui s’est tue.
Ecrivain, il n’a eu de cesse de peindre la vie des gens, petits et grands, citadins ou campagnards, lettrés ou non. Sa plume, aussi acérée que tendre, n’a jamais tremblé dans sa dénonciation du régime politique, de la privation de liberté de penser, d’agir, de vivre… Interdit ou non selon les caprices des lois d’un pays devenu aussi anarchique que toujours totalitaire, Thiep n’a jamais dévié : sans trembler, il nous racontait sa réalité, la réalité. Avec des mots forts, justes, qui créaient pour nous des histoires inouïes…Pour Nicole Zand, journaliste au Monde, pour Jean Lacouture, il était sans conteste le plus grand écrivain vietnamien… un très grand écrivain tout simplement.
Rappelons que lorsque l’Aube a édité Un général à la retraite en 1990, c’était la première fois qu’un écrivain vietnamien contemporain était publié en France depuis la guerre d’Indochine…
J’ai eu la chance d’aller chez lui, dans les faubourgs de Hanoi. Sa gentillesse, son regard pétillant d’intelligence, son humour explosaient à côté de l’énorme statue de Bouddha qu’il avait sculptée au milieu de son jardinet. Parce qu’il était cela, Thiep : un écrivain, mais aussi un sculpteur, un peintre, un dessinateur… autant de supports pour nous délivrer son message, pour le délivrer de ce qu’il avait à dire, d’abord à lui-même, mais aussi au monde.
Marion Hennebert
Thiệp
Nguyễn Huy Thiệp mới mất cách đây vài ngày, tôi mạo muội xác định rằng: giọng của một nhà nhân bản đích thực vừa tắt.
Là nhà văn, anh không ngừng khắc họa đời người, người lớn, người bé, thôn quê, thành thị, trí thức, vô học. Ngòi bút anh, vừa sắc nhọn vừa êm ái, không bao giờ nhụt chí tố cáo chế độ chính trị chiếm hữu tự do tư tưởng, ngăn hành động, chặn sự sống… Cấm hay không cấm, tuỳ ngẫu hứng bất thường của luật lệ, ở một nơi đã trở thành hỗn loạn dù vẫn độc tài. Thiệp không bao giờ đổi hướng: anh không chùn tay, kể cho chúng ta thực tế của anh, thực tế đích thực. Với những chữ mạnh, đúng, anh tạo cho chúng ta những truyện phi thường… Đối với Nicole Zand, nhà báo Le Monde, đối với Jean Lacouture, anh là nhà văn lớn nhất Việt Nam, không thể chối cãi được… đơn giản là một đại văn hào.
Chúng ta nên nhớ rằng khi Aube in Tướng về hưu năm 1990, thì đó là lần đầu tiên một nhà văn đương đại Việt Nam được in sách ở Pháp kể từ sau chiến tranh Đông Dương…
Tôi may mắn được đến nhà anh, ở ngoại ô Hà Nội. Sự tử tế, tia mắt long lanh ánh thông minh, hóm hỉnh, nổ tung bên bức tượng Phật mà anh đã nặn ở giữa căn vườn nhỏ. Bởi vì đó chính là Thiệp: một nhà văn, mà cũng là một điêu khắc gia, một người họa, một người vẽ… ngần ấy điểm tựa để gửi tới chúng ta thông điệp của anh và để giải thoát anh khỏi những điều muốn nói, trước tiên với anh, mà cũng với đời.
Marion Hennebert
La gloire posthume
La gloire posthume, dit-on, ne réchauffe pas les cercueils. C’est pourtant tout ce que l’on souhaite en France à Nguyễn Huy Thiệp, auteur majeur de la littérature vietnamienne, décédé le 20 mars dernier à Hanoï, sa ville de cœur.
Figure emblématique de la scène littéraire à l’époque du Dôi Moi, ce vent de libéralisation de la fin des années 80 qui a accompagné l’ouverture économique du Vietnam, Thiep ne s’est jamais défini comme un écrivain dissident. Il a été longtemps boudé par les autorités avant d’être reconnu -disons toléré- en haut lieu. Corrosif, avec son verbe aiguisé, empreint de doutes, de douleurs enfouies et, au final, bercé d’idéal humaniste, Thiep était un fin observateur de sa société, de son passé meurtri et de ses névroses. C’est le moment de lire, ou relire, ses nouvelles -le genre où il excellait- dont la plus connue “Un général à la retraite ” (aux éditions de L’Aube, son précieux éditeur français) cinglait comme un coup de fouet les discours officiels sur la guerre et le pouvoir. On gardera le souvenir de ce petit homme, la mèche noire en bataille échouant comme une vague sur sa bouille ronde cuivrée, exquis et mordant à la fois – “La littérature? Un sale métier, un métier chiant je vous assure, ça vous fait du mal, ça vous tourmente… Mais c’est mon destin” . Et Thiep qui s’excusait , avec son sourire désarmant “de ne plus être poli, de ne plus plaire aux gens, depuis longtemps”!
Thierry Leclère
Journaliste et réalisateur,
Auteur de “Good morning Vietnam”, rencontre avec une nouvelle génération d’écrivains” (Télérama, février 2005)
Vinh dự truy thăng
Người ta nói vinh dự truy thăng không sưởi ấm quan tài. Nhưng đó là tất cả những ước mong người ở Pháp dành cho Nguyễn Huy Thiệp, nhà văn lớn của văn chương Việt Nam, từ trần ngày 20 tháng 3 vừa qua tại Hà Nội, quê ông.
Là bộ mặt tiêu biểu của văn cảnh trong thời kỳ Đổi Mới, ngọn gió giải phóng cùng với sự mở mang kinh tế ở Việt Nam, cuối thập niên 80, Thiệp không bao giờ tự nhận là nhà văn phản kháng. Ông đã bị giới cầm quyền gạt ra trong một thời gian dài trước khi được nhận diện – hay tạm dung – theo tiếng bên trên nói thế.
Dữ dội, với ngôn ngữ sắc bén, ẩn giấu ngờ vực, khổ đau chôn vùi, rút cục êm ru trong lý tưởng nhân bản, Thiệp là người quan sát tinh vi, cái xã hội của ông, cái quá khứ bầm tím và những loạn thần của ông. Bây giờ là lúc nên đọc, hay đọc lại những truyện ngắn – thể loại Thiệp sở trường – mà truyện nổi tiếng nhất là “Tướng về hưu” (Aube, nhà xuất bản quý giá của ông ở Pháp), quất mạnh từng nhát roi vào những diễn văn chính thức về chiến tranh và quyền lực. Người ta sẽ giữ lại kỷ niệm của người đàn ông nhỏ bé, mớ tóc đen vật vờ rơi xuống như làn sóng trên khuôn mặt tròn da đồng, vừa tuyệt đẹp vừa bén nhọn – “Văn chương ư? Văn chương là một nghể thổ tả, tin tôi đi, nó làm bạn đớn đau, dằn vặt… Nhưng là cái nghiệp của tôi”. Và Thiệp xin lỗi, với nụ cười trừ “rằng đã không còn lễ phép, đã không còn làm vừa lòng mọi người nữa, từ lâu rồi“!
Thierry Leclère
Nhà báo và đạo diễn,
Tác giả Good morning Vietnam, gặp gỡ với thế hệ nhà văn trẻ (Télérama, tháng 2, 2005)