Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 228): Thu Hồ: Tà Áo Trưng Vương

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2023)

clip_image002

clip_image004

clip_image006

clip_image008

*Chú thích: Bản nhạc Tà Áo Trưng Vương không có phần audio của bài nhạc (dạng MP3, hoặc Youtube). Lý do: Dù đã bỏ rất nhiều thì giờ nỗ lực tìm kiếm, chúng tôi đành phải chịu thua và quyết định cho công bố phóng ảnh các bài nhạc với hy vọng, một ngày nào đó, sẽ có các độc giả ưa chuộng chuyên mục Dòng Nhạc Kỷ Niệm tiếp tay gởi đến chúng tôi phần audio còn thiếu sót. Mong lắm thay! (T.Vấn & Bạn Hữu)

 

Đọc thêm:

Nhạc sĩ Thu Hồ

clip_image009

Nhạc sĩ Thu Hồ tên thật là Hồ Thu sinh ngày 14-10-1919 tại làng Tân Mỹ (gần Thuận An), tỉnh Thừa Thiên.

Ông có khiếu về âm nhạc và thơ lúc mới 12 tuổi. Ông là ca sĩ đầu tiên đưa những bài hát VN đầu tiên đến với thính giả, là gạch nối giữa những bài hát Pháp lời Việt do cô Kim Thoa, Thanh Tùng, Tư Chơi khởi xướng  và các bài hát hoàn toàn VN. Thời gian theo học tại trường trung học Pellerin, ông ở trọ tại nhà ông bác của nhạc sĩ Trần Văn Lý và được nhạc sĩ truyền dạy cho nhạc lý Tây phương. Ông rất thích hát những bài mà Tino Rossi hay hát. Ông cũng là ca sĩ đầu tiên hát trước công chúng tại Hội Chợ Huế bài “La chanson du gondolier”.

Năm 1943 ông làm trưởng ga  xe lửa Dầu Giây. Xa quê, xa gia đình, ông nhớ nhà, rồi nhớ đến hai câu ca dao “Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” khiến ông nhớ đến mẹ và viết nên bài “Quê mẹ”. Tuy là tác phẩm đầu tay, nhưng lại là bài hát tiêu biểu trong sự nghiệp âm nhạc của ông.

clip_image011
Ảnh: Internet

Năm 1947 ông tham gia vào ban “Thần Kinh nhạc đoàn” với ban nhạc của nhạc sĩ Trần Văn Lý  và các ca sĩ như Châu Kỳ, Mộc Lan, Minh Diệu, Minh Tần, Kim Nguyên, Mạnh Phát, Thu Thu, Vĩnh Lợi,  v.v.

Năm 1948 đài Pháp Á mở thêm chương trình tân nhạc VN và mời ông cộng tác. Từ đó, tiếng hát cũng như tên tuổi của ông đã vang đi khắp nước. Ngoài đài Pháp Á, sau này đổi tên thành Đài phát thanh Saigon ông còn hát cho đài Quân Đội. Thu Hồ không chỉ là ca sĩ mà còn là nhà soạn kịch và diễn viên sân khấu. Ông đã soạn trên một trăm vở kịch  và cũng là diễn viên trong các vở kịch như “Hai chàng một áo”, “Thầy lang bất đắc dĩ”, v.v. Thẩm Thúy Hằng đã mua những kịch bản của ông để diễn trên Đài truyền hình.

Năm 1954, ông đi quân dịch, làm Trưởng ban tuyên truyền lưu động Đệ I Quân khu đi ủy lạo binh sĩ ở các tiền đồn biên giới. Trong dịp này ông làm bài “Khúc ca Đồng Tháp”.

Năm 1957, mãn hạn quân dịch, ông gia nhập ban văn nghệ  “Vì dân” của Tổng nha Cảnh sát Quốc gia.

Từ 1959 đến 1970, ông là giáo sư âm nhạc các trường trung học ở Saigon như  Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Bá Tòng, Thiên Phước, Thánh Thomas… Ông là thành viên của  SACEM, hội âm nhạc của Pháp, trụ sở đặt tại Paris.

Thu Hồ còn là nhà thơ đưọc nhiều người mến mộ. Ông cho ra mắt tập thơ mang tên “Ánh bình minh” năm 1965.

Sau năm 1975, ông kẹt lại ở Saigon. Năm 1990, Mỹ Hà con gái lớn của ông và chồng là tài tử điện ảnh Trần Quang bảo lãnh gia đình ông sang Hoa Kỳ. Ông sống tại Santa Ana với người con thứ là ca sĩ Mỹ Huyền cho đến cuối đời.

Năm 1993 ông và nhà thơ luật sư Ðỗ Đức Hậu được Hội Thi sĩ quốc tế (International Society Of Poets) bầu là “Đại sứ thi ca hòa bình” trong hội nghị thi ca họp tại Hoa Thịnh Đốn.

Để đánh dấu nhạc phẩm “Quê mẹ” tròn 50 tuổi, một đêm ca nhạc mang tên “Đêm quê mẹ” được tổ chức tại vũ trường  Ritz tối 14-10-1993  tại Anaheim. Trong dịp này ông cho ra mắt tuyển tập nhạc “Hoa bốn mùa” gồm 22 bản nhạc ưng ý nhất của ông như “Quê mẹ”, “Tiếng sáo chiều quê”, “Sầu ly biệt”, “Nhớ nhau”, “Tím cả rừng chiều”, “Cô nữ sinh Đồng Khánh”, “Tà áo Trưng Vương”, “Mái tóc em gái Gia Long”, “Trăng huyền diệu”, v.v.

Một tuần trước khi ông từ giã cõi đời, các bạn bè đã tổ chức một đêm dạ vũ tương trợ dành cho ông tại Vũ trường  Ritz. Theo ý nguyện của ông các bạn trích ra 567$ góp vào quỹ tượng đài Chiến sĩ tự do.

Ông mất ngày 19-05-2000, hưỏng thọ 81 tuổi.

Theo Khám phá Huế

Comments are closed.