Gạc Ma và…

(Rút từ facebook của Vũ Kim Hạnh)

Mình đã đến Paris hôm qua như bạn Hậu khảo cổ kể, nhưng mấy ngày này đang có bao nhiêu việc dồn dập diễn ra cứ luẩn quẩn trong đầu.
Hôm qua, đọc một tin ngắn: 80,1% thí sinh TPHCM dự kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia đạt điểm môn Sử… dưới trung bình. Nhớ tới buổi họp báo giới thiệu cuốn sách đặc biệt được duyệt tới 4 năm [Nói thêm: Công ty First News mất bốn năm để xin giấy phép; hết nhà xuất bản này từ chối đến nhà xuất bản kia chối từ, tổng cộng đến 14 nhà xuất bản; 48 lần chỉnh sửa với tổng lượng bản thảo chất cao… hơn 2 mét – Văn Việt] là “Gạc Ma – vòng tròn bất tử”. Lại nhớ tới chuyện dạy Lịch sử, rằng trong bộ sách giáo khoa lịch sử lớp 12 không hiểu sao chỉ có vỏn vẹn 11 dòng về cuộc chiến tranh chống Trung Quốc xâm lược biên giới phía Bắc năm 1979. Đọc lại báo cũ, giáo sư Vũ Dương Ninh giải thích về 11 dòng hiếm hoi này “Chừng ấy không nói được bản chất và diễn biến lịch sử cuộc chiến, nhưng trong khuôn khổ hết sức hạn chế trong thời gian làm sách, chúng tôi chỉ đưa được vào chứng đó”.

Cuộc họp báo sáng 10/7 giới thiệu cuốn sách “Gạc Ma – vòng tròn bất tử” có đại diện nhà xuất bản Fortis đang nhanh chóng thương lượng bản quyến để xuất bản sách tại Hoa Kỳ là Cựu binh James G. Zumwalt là con trai Đô đốc Hải quân Hoa Kỳ Zumwalt. Ông đứng dậy nói vo mà rất rành mạch về ý định in sách ở Mỹ: Tôi biết nếu chỉ nghe qua diễn biến vụ thảm sát thì người dân Mỹ không bao giờ tin là lính Trung Quốc hành động như vậy, vì vậy tôi muốn in sách để họ đọc và thực sự tin. Thứ hai, tôi muốn độc giả Mỹ hiểu những gì Trung Quốc đang dự định và đang làm ở biển Đông. Thứ ba, tôi muốn người Mỹ biết lòng yêu nước và can đảm của chiến sĩ Việt Nam. Người ta có thể giết họ, nhưng không bao giờ tiêu diệt được tinh thần yêu nước của họ. Đây này, chúng ta gặp ở đây, Trung úy Hải quân Trần Thị Thủy, con gái người cầm cờ Trần Văn Phương, cô minh chứng rằng DNA người lính Việt Nam sẽ còn truyền mãi cho các thế hệ sau…
Và Thủy nghẹn ngào: “Khi cha tôi hi sinh, tôi chỉ là giọt máu mới tượng hình trong bụng mẹ nhưng lớn lên, biết điều gì ba tôi đã làm, tôi xin vào lính Hải quân, để tiếp nối con đường ba tôi đã đi. Tôi rất cám ơn mọi người, đây là lần đầu tiên hai mẹ con tôi được khóc chồng, khóc bố công khai”.
Tôi từng gặp anh Nguyễn Văn Lanh, chiến sĩ sống sót duy nhất sau thảm sát, nay đã được phong anh hùng, và từng nghe anh kể: “Sáng 14/3/1988, yêu cầu chiến sĩ trên đảo hạ cờ. Mọi người năm tay nhau và chiến sĩ Trần Văn Phương đứng giữa phất cao cờ. Sao không chống lại họ à? Lúc đó, quân Trung Quốc tràn lên đảo rất đông, chúng dàn hàng ngang, lính công binh chúng tôi chỉ có cuốc chim và xẻng, phía Trung Quốc nhiều AK và lưỡi lê. Tình thế giáp lá cà lúc đó, chúng tôi VẪN KHÔNG NGHĨ RẰNG TRUNG QUỐC SẼ BẮN VÀO MÌNH”. Loạt đạn đầu tiên, chúng bắn thẳng vào đầu anh Phương. Chỉ một giờ trước đó, Phương phất cờ và dặn dò: Tất cả chúng mình quyết giữ lấy hòn đảo này, dù hy sinh, máu chúng mình sẽ tô lên lá cờ Việt Nam”. Sau Phương, chúng hạ gục tất cả 64 chiến sĩ trên đảo.
Khi cuộc họp báo đang diễn ra, Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (South China Morning Post) cũng đăng tin Trung Quốc đề xuất lập 7 khu vực thương mại xuyên biên giới để đưa các nhà xuất khẩu từ Trung Quốc đến lắp ráp sản phẩm tại đây và dán nhãn “Made in Vietnam” trong bối cảnh chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra. Một trong những khu vực đầu tiên được Trung Quốc lựa chọn là thị xã Bằng Tường, thuộc thành phố khu Sùng Tả của Trung Quốc.
Trung Quốc là trùm biến hóa xuất xứ sản phẩm, đang không giấu giấc mộng thống trị kinh tế thế giới. Và chuyện họ bày tỏ “ưu ái” đột xuất này, chắc họ đâu thể nghĩ, hảo lơ, chỉ là “chuyện nội bộ anh em mình trong nhà” nữa. Nó liên quan cuộc chiến thương mại toàn cầu. Mà mọi việc còn quá mới, hãy chờ xem…

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, bao gồm Đức Bảo Phạm, văn bản

Ông James G Zumwait phát biểu tại họp báo.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, kính râm, bá»™ vét và văn bảnChân dung ông Zumwalt (ảnh Hữu Toàn)

Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người Ä‘ang đứngTrung úy Trần Thị Thủy trên bàn chủ tọa (bến trái ảnh)

Trong hình ảnh có thể có: mọi người đang đứng và ngoài trời

Khu vực biên giới đang được đề nghị lập khu sản xuất (ảnh SCMP)

Comments are closed.