Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt” (kỳ 2)

Đỗ Quyên

 

III.1. Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam

Đây đang là cơ sở cho một đề tài không dễ dàng – bởi hẳn là lần đầu tiên – đề cập khái niệm “tác gia trường ca Việt Nam” và phân loại, nhận định có hệ thống, toàn diện loại hình này trong văn học Việt Nam hiện đại.

Theo thống kê đang có, về số lượng, từ thời Thơ mới tới nay (cập nhật 26/4/2016), là khoảng 450 tác giả Việt Nam đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài mang ý nghĩa tương đương, với tổng số khoảng 1182 tác phẩm gọi chung là “trường ca hiện đại” (thường gọi tắt ­“trường ca”).

Một cách tương đối, có thể xem Huy Thông là tác giả trường ca Việt Nam đầu tiên với tác phẩm nổi tiếng Tiếng địch Sông Ô ra đời năm 1935, còn Hữu Đạt là tác giả mới nhất với Cuộc chiến mười ngàn ngày (Nxb Công An Nhân Dân, 2015), và tác phẩm mới nhất là Hoàng đế Quang Trung (Nxb Thuận Hóa, 2016) của Hoàng Bình Trọng.

Các yếu tính của thể loại để phân biệt trường ca giữa các tác phẩm thơ khác luôn là nan đề trong cả sáng tác lẫn lý luận văn học đương đại, ở Việt Nam và trên thế giới. Thơ trường ca, cùng với tiểu thuyết, là hai hình thức nghệ thuật ngôn từ có sự tổng hợp thể loại; đến mức “quên” thể loại!

Với dòng thơ trường ca Việt hiện đại và đương đại của hơn ngàn tác phẩm lớn nhỏ được sinh hạ từ gần nửa ngàn tay bút theo nhiều quan niệm, đề tài, phong cách, thế hệ thì lý giải của nhà lý luận văn học người Nga Tynhianov thật thích đáng:

“(..) hãy thử định nghĩa khái niệm ‘trường ca’, tức một khái niệm về thể loại. Tất cả mọi cố gắng đưa ra một định nghĩa thống nhất đều không đạt được. […] Thể loại không được nhận ra, nhưng dù sao trong nó vẫn còn giữ được những yếu tố đủ để cái gọi là ‘không phải trường ca’ là một trường ca. Và sự ‘đủ’ này – không phải những thứ thuộc ‘nền tảng’, hay những nét lớn riêng biệt, mà là những cái thuộc thứ hạng, dường như chúng phải thế và dường như chúng không định tính cho thể loại. Cái cần để thể loại được coi là thể loại, trong trường hợp này, là ‘độ lớn’”.[20]

Không ai khác, chính nhà trường ca Việt Nam đầu tiên của thời hiện đại, trong một báo cáo tại hội nghị khoa học như là lần đầu tiên về trường ca ở Việt Nam được tổ chức tại đại học lớn nhất quốc gia, cũng nhìn nhận rằng “độ dài của trường ca là một yếu tố thuận. Độ dài góp phần cấp trọng lượng cho chất tráng của thi ca”.[21]

Phải chăng nhờ tự mang trong mình sự bất định thể loại, trường ca đã là một trong những Đứa Con kỳ khôi – già xưa nhất, tươi lạ nhất và hoành tráng nhất – của Người Mẹ Văn Chương?

Bằng quan niệm mới về thể loại, và trong sự cẩn trọng thông lệ cho một công việc phân định không thể tránh được độ bấp bênh nào đó, nay đề nghị một số tiêu chí, khi thành lập danh sách, cũng như phân loại tác giả, phê bình tác phẩm.

Với trường ca, và các loại hình tương tự (sử thi, anh hùng ca, ngâm khúc, diễn ca, trường thi…), thường không khó lắm để nhận dạng qua cấu trúc và dung lượng, dù được viết theo khuynh hướng nào: cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại. Riêng với thơ dài có tính trường ca – điểm mới của khảo cứu này[22] – quả là không dễ định vị! Chúng tôi cho rằng tác phẩm Sầm Sơn trường hận của tác giả Nam Trân là bài thơ dài có tính trường ca được viết sớm nhất, vào năm 1932, trước khá lâu so với bài trường ca Việt Nam đầu tiên của thời hiện đại là Tiếng địch Sông Ô nói trên.

Đến nay, trong tổng số 450 tác giả, có 322 tác giả trường ca và 128 tác giả thơ dài có tính trường ca: trung bình mỗi tác giả đã viết hơn 2.5 tác phẩm có tính trường ca. Những con số biết nói, vừa có ý tượng trưng vừa mang nghĩa cụ thể!

Ở đây, “trường ca” và “thơ dài có ý nghĩa tương đương” bao gồm các loại hình văn vần trừ truyện thơ và tất nhiên cả kịch thơ mang dung lượng lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hoặc không có cốt truyện, câu chuyện.

Trong các sáng tác đó, tính trường ca được thể hiện hài hòa qua: a) Thể tài: mang tinh thần và nội dung không của từng cá thể hay giữa các cá thể, mà thuộc về giá trị chung – đất nước, quê hương, nhân loại, dân tộc, cộng đồng – trong một chủ đề nhân văn có ý nghĩa xã hội rộng lớn. (Đây nên được xem như kim chỉ nam về tư duy thể loại trên bản đồ nghệ thuật thơ có tính trường ca); b) Chất liệu hiện thực: trạng thái nhân thế và trạng thái sử thi có thể độc lập hoặc hoán chuyển; c) Cảm hứng:­ ấn tượng chấn động, cảm xúc cao sâu; d) Giọng điệu, tư duy thẩm mĩ: mạnh hoặc nhanh, hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn với thái độ chủ quan; e) Cấu trúc và thủ pháp: sử dụng một số hình thức, kỹ thuật của “trường ca chuẩn tắc” (chương, khúc, đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân bằng các giá trị đối lập…); f) Dung lượng: Khoảng 750 chữ trở lên (có thể ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).

Và biên khảo này mạnh dạn dùng một tên gọi mới, không thuộc về thể loại mà với ý biểu tượng, như một sự vinh danh: Tiểu trường ca.[23] Đó là các thi phẩm có: Dung lượng hơn một bài thơ bình thường (tùy theo ý nghĩa từng bài, có trường hợp đặc biệt); Thi pháp mang tính trường ca; Tác giả đã quen thuộc; Và nhất là, từng tạo tiếng vang trong dư luận xã hội và môi trường văn học, mang dấu ấn thời đại, lịch sử…

Trong bài Trường ca Việt Nam: Tác giả và tác phẩm (thông tin về đường dẫn ở dưới bài này) phần III là toàn văn các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam (cập nhật 26/4/2016).

Danh sách số 1: 450 tác giả và 1182 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam.

Danh sách số 1a: 450 Tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam.

Danh sách số 1b: 322 Tác giả trường ca Việt Nam.

Danh sách số 1c: 128 Tác giả thơ dài có tính trường ca Việt Nam.

Danh sách số 1d: 1182 Tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam.

Danh sách số 2: Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam (Phác thảo: 112 tiểu trường ca Việt Nam với 81 tác giả).

Do lấy tính trường ca làm đích, ở đây phân biệt hai loại: thơ dài có tính trường ca và thơ dài không có tính trường ca. Sắp tới, sẽ hoàn thiện Danh sách số 2 (Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam), và hy vọng sớm công bố Danh sách số 3 (Tác giả thơ dài tiêu biểu Việt Nam).

Dường như vẫn còn một dấu hỏi luôn neo trong đầu mỗi người ham thích tìm hiểu sinh hoạt sáng tác văn học: Tổng số các nhà thơ Việt, từ thời Thơ mới đến nay, khoảng chừng bao nhiêu? (Tại đây có thể tạm dùng cách xác định riêng về “nhà thơ”: Đó là tác giả của những sáng tác thơ được đánh giá, lưu giữ trong một cộng đồng nhất định. Và tất nhiên tiêu chí “nhà thơ Việt Nam hiện đại” phải chặt chẽ hơn so với ở các trào lưu, thể loại như dòng trường ca Việt Nam).

Ở tầm hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi ước tính: Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt hai cách định lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như: hơn 400 nhà thơ Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (trong tổng số 1110 hội viên); Tư liệu 785 nhà thơ tiêu biểu thế kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); kỷ yếu Nhà văn Việt Nam hiện đại (Nxb Hội Nhà văn, 1997-2010; trannhuong.net); Danh sách tác giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng ở trong và ngoài nước như vanvn.net, vanviet.info, nhavantphcm.com.vn, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, trannhuong.com, thica.net, tienve.org, damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, chimviet.free.fr, vi.wikipedia.org, và của một số tạp chí văn học quan trọng ở hải ngoại như Hợp Lưu, Văn Học, Tạp Chí Thơ, Văn, Việt… Hai, suy diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà biên khảo này đang có (với các chọn lựa khác nhau có thể vuông tròn thừa thiếu trên thực tế là 400 tác giả) và theo 6 danh sách tương đối quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân; 200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam; 321 tác giả thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com; 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân; 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ 20 / Gia Dũng; và Thi nhân Việt Nam hiện đại, 2006 – Tuyển tập chân dung văn học 152 nhà thơ Việt Nam hiện đại / Thái Doãn Hiểu).

Cuối cùng, chúng ta rút ra được tỷ lệ vàng 1/5 cho số các thi sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Như là một thi duyên: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt mình dành 1 ngón cho thơ trường ca!

Lại phải tự hỏi: Hiện tại trên thế giới liệu có nền thơ ở một quốc gia nào khác, của một dân tộc nào khác, có tỷ lệ các “nhà trường ca” cao và lạ như ở Việt Nam?

III.2. Bước đầu phân loại tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam

Xin trình dẫn trước nơi đây một số danh sách (sơ bộ) phân loại tác giả trường ca Việt.

Vài ghi chú:

a. Do cần làm gấp theo yêu cầu từ Ban tổ chức Hội thảo và thiếu thông tin của khá nhiều tác giả, một số danh sách chưa thể đầy đủ theo thống kê đang có. Nên sẽ được hoàn thiện trong những lần cập nhật trên các báo mạng từng đăng tải các phần trước của khảo cứu.

b. Quy ước:

Tên in nghiêng các tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca;

Trong một phân loại nào đó, rất tương đối, các tác giả được xếp theo thứ tự năm sinh; các tác giả chưa có thông tin chính xác để sau cùng và sau dấu “;”

c. Về việc phân loại các tác phẩm: do khả năng tiếp cận các tác phẩm bị hạn chế bởi số lượng cũng như chất lượng tác phẩm, tạm thời sẽ chỉ có thể thực hiện trên những sáng tác tạo ảnh hưởng hoặc có đặc điểm (khác/mới/lạ). Và hẹn trong dịp tới…

d. Cũng có thêm danh sách tác giả phê bình – nghiên cứu trường ca Việt.

Phân loại tác giả trường ca trên dữ liệu các danh sách 450 tác giả và 1182 tác phẩm (cập nhật 26/4/2016) theo Thế hệ, Khuynh hướng, Phương thức, Nội dung, Cảm hứng, Ảnh hưởng:

DANH SÁCH SỐ 4.1 (theo phân loại Thế hệ – Độ tuổi)

• Trước thế kỷ XX:

Nguyễn Ái Quốc (sách), Trần Tuấn Khải (sách), v.v.

1900s:

Vân Đài (sách), Khương Hữu Dụng (sách), Nam Trân, Lê Đại Thanh, v.v.

1910s:

Thái Can, Lưu Trọng Lư (sách), Thanh Tịnh, Bàng Bá Lân, Đoàn Văn Cừ (sách), Trần Huyền Trân, Huyền Kiêu (sách), Huy Thông (sách), Thụy An, Vũ Hoàng Chương (sách), Xuân Diệu (sách), Yến Lan (sách), Hữu Loan (sách), Minh Tuyền (sách), Bích Khê (sách), Nguyên Hồng (sách), Nguyễn Bính (sách), Trinh Đường (sách), Huy Cận (sách), Nguyễn Viết Lãm (sách), v.v.

1920s:

Chế Lan Viên (sách), Đinh Hùng (sách), Tố Hữu (sách), Nghiêm Xuân Hồng, Anh Thơ, Tế Hanh (sách), Quang Dũng (sách), Hoàng Cầm (sách), Hoàng Yến, Nông Quốc Chấn (sách), Văn Cao (sách), Đào Anh Kha, Đỗ Xuân Oanh, Nguyễn Đình Thi (sách), Đặng Đình Hưng (sách), Trần Dần (sách), Phan Vũ (sách), Xuân Hoàng, Vũ Anh Khanh, Tạ Hữu Yên (sách), Phù Thăng, Viễn Phương (sách), Việt Phương (sách), Tất Vinh (sách), Lê Đạt (sách), Giang Nam (sách), v.v.

1930s:

Lưu Trùng Dương, Cung Trầm Tưởng, Dương Tường (sách), Phùng Quán (sách), Huy Dung, Nguyên Sa (sách), Thái Giang, Vân Long (sách), Trúc Chi (sách), Hoài Anh (sách), Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Nhược Pháp (sách), Thế Phong (sách), Nguyễn Bùi Vợi (sách), Thế Mạc, Duyên Anh, Ngô Kha (sách), Thu Bồn (sách), Tạ Vũ, Thanh Tùng (sách), Thanh Tâm Tuyền (sách), Võ Văn Trực (sách), Hoàng Anh Tuấn (sách), Trúc Cương, Ngô Văn Phú (sách), Trần Văn Nam, Nguyễn Đăng Thường (sách), Nguyên Hồ (sách), Nguyễn Xuân Thiệp, Viên Linh (sách), Đỗ Quý Toàn, Nhã Ca (sách), Trần Tuấn Kiệt (sách), Lữ Huy Nguyên (sách), v.v.

1940s:

Phạm Thiên Thư (sách), Kiệt Tấn (sách), Bùi Minh Quốc (sách), Lê Anh Xuân (sách), Nguyễn Vũ Tiềm (sách), Khuất Đẩu, Nguyễn Thanh Hiện (sách), Vũ Quần Phương (sách), Duy Phi (sách), Gia Dũng, Phạm Công Thiện, Phạm Tiến Duật (sách), Cao Đông Khánh (sách), Bằng Việt (sách), Trần Vàng Sao (sách), Luân Hoán, Đào Cảng, Nguyễn Nguyên Bảy (sách), Hoàng Cát, Hoài Quang Phương (sách), Mã Giang Lân (sách), Anh Vũ (sách), Dung Nham (sách), Hữu Thỉnh (sách), Du Tử Lê (sách), Hoàng Hưng (sách), Nguyễn Hữu Nhật (sách), Trần Nhương (sách), Hoàng Bình Trọng (sách), Điền Ngọc Phách (sách), Xuân Quỳnh (sách), Nguyễn Khoa Điềm (sách), Nh. Tay Ngàn, Thi Hoàng (sách), Trần Quốc Minh (sách), Kiều Văn (sách), Ngọc Bái (sách), Lê Văn Ngăn, Lê Huy Quang (sách), Anh Ngọc (sách), Phùng Khắc Bắc (sách), Trần Ninh Hồ, Vương Trọng (sách), Trần Vũ Mai, Đặng Tiến Huy, Trần Nhuận Minh (sách), Phạm Ngà (sách), Vương Anh (sách), Vũ Duy Thông, Phan Quế, Thanh Quế, Hoàng Vũ Thuật, Phan Cung Việt, Ngô Văn Tao, Phạm Đình Ân, Thanh Thảo (sách), Đoàn Huy Giao, Đoàn Minh Đạo, Trần Mạnh Hảo (sách), Nguyễn Khắc Phục (sách), Nguyễn Trọng Tạo (sách), Từ Nguyên Tĩnh (sách), Lê Văn Vọng, Hồ Bá Thâm (sách), Kim Chuông (sách), Đỗ Nam Cao (sách), Lưu Quang Vũ (sách), Nguyễn Đức Mậu (sách), Y Phương (sách), Nguyễn Thái Sơn (sách), Nguyễn Hiếu (sách), Hoàng Trần Cương (sách), Nguyễn Duy (sách), Vũ Xuân Độ (sách), Lý Phương Liên (sách), Trần Thị Thắng, Nguyễn Thụy Kha (sách), Văn Lê, Lê Thị Mây (sách), Đỗ Hoàng, Trần Nghi Hoàng (sách), Bế Kiến Quốc, Ngô Minh, Trung Trung Đỉnh, Lê Huy Mậu (sách), Nguyễn Thị Lâm Hảo; Đỗ Văn Bình (sách), Phạm Văn Sau (sách), Quỳnh Thi, Huệ Thu (sách), v.v.

1950s:

Đỗ Trung Lai, Đỗ Minh Tuấn (sách), Hoàng Quý (sách), Lê An Thế, Ngu Yên (sách), Chân Phương, Vĩnh Quang Lê (sách), Trần Hoàng Vy, Nguyễn Minh Khiêm (sách), Nguyễn Đình Chiến (sách), Nguyễn Anh Tuấn, Nguyễn Lương Vỵ (sách), Nguyễn Việt Chiến (sách), Phan Tấn Hải, Thái Viễn Phương (sách), Mạnh Lê (sách), Phạm Công Trứ, Võ Chân Cửu, Thái Hải, Vũ Thành Chung, Hữu Đạt (sách), Thế Dũng (sách), Đỗ Kh., Vũ Xuân Tửu (sách), Trần Trung Đạo, Trần Anh Thái (sách), Uyên Nguyên, Mai Văn Phấn (sách), Nguyễn Thị Thanh Bình, Đỗ Trung Quân, Đỗ Quyên (sách), Thường Quán, Phạm Sỹ Sáu (sách), Nguyễn Hoài Phương, Nguyễn Hữu Quý (sách), Nguyễn Tôn Hiệt, Trần Xuân An (sách), Đông La, Inrasara (sách), Nguyễn Quang Thiều (sách), Nguyễn Hoàng Đức (sách), Trần Đăng Khoa (sách), Nguyễn Trọng Văn (sách), Nguyễn Quốc Chánh (sách), Mai Nam Thắng (sách), Nguyễn Ngọc Phú (sách), Văn Công Hùng (sách), Lê Quang Sinh (sách), Trần Tiến Dũng, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Anh Nông (sách), Dương Thuấn (sách), Lê Minh Quốc (sách), Nguyễn Hưng Hải; Ngọc Thiên Hoa, v.v.

1960s:

Dương Kiều Minh (sách), Nguyễn Thanh Mừng (sách), Nguyễn Chí Hoan, Hồng Thanh Quang, Lê Anh Dũng, Đặng Thân, Nguyễn Bình Phương (sách), Hồ Đăng Thanh Ngọc, Phan Hoàng (sách), Phan Nhiên Hạo, Đinh Thị Như Thúy (sách), Lê Vĩnh Tài (sách), Nguyễn Trung Bình (sách); Lê Nghĩa Quang Tuấn, v.v.

1970s:

Tam Lệ, Lê Ngân Hằng, Nguyễn Hữu Hồng Minh (sách), Phùng Văn Khai, Phan Trung Thành (sách), Khánh Phương, Nguyễn Hoàng Anh Thư, Miên Di, v.v.

1980s:

Mai Anh Tuấn, Lê Hưng Tiến (sách), Vi Thùy Linh (sách), Nguyễn Thế Hoàng Linh (sách), Thạch Trung Tuệ Nguyên, Trịnh Sơn, Lưu Mêlan, v.v.

DANH SÁCH SỐ 4.2 (theo phân loại Khuynh hướng – Trào lưu)

Trường ca Truyền thống – Sử thi[24]:

Nguyễn Ái Quốc, Huy Thông, Xuân Diệu, Minh Tuyền, Đinh Hùng, Nguyễn Nhược Pháp, Nguyên Hồ, Nguyễn Bùi Vợi, Phạm Thiên Thư, Kiệt Tấn, Hoàng Bình Trọng, Ngọc Thiên Hoa, Nguyễn Thị Lâm Hảo, Lê Quý Anh, Trần Đăng Khoa, v.v.

Trường ca Hiện đại[25]:

Chế Lan Viên, Tố Hữu, Văn Cao, Nguyễn Đình Thi, Trần Dần, Ngô Kha, Thanh Tùng, Nguyễn Thanh Hiện, Phạm Tiến Duật, Cao Đông Khánh, Hữu Thỉnh, Du Tử Lê, Nguyễn Khoa Điềm, Thi Hoàng, Anh Ngọc, Trần Vũ Mai, Trần Nhuận Minh, Thanh Thảo, Hoàng Trần Cương, Trần Mạnh Hảo, Nguyễn Trọng Tạo, Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Thái Sơn, Nguyễn Thụy Kha, Trần Nghi Hoàng, Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Quý, Vĩnh Quang Lê, Trần Anh Thái, Uyên Nguyên, Mai Văn Phấn, Vũ Xuân Tửu, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Lê Minh Quốc, Dương Thuấn, Nguyễn Thanh Mừng, Đinh Thị Như Thúy, Phan Hoàng, Lê Hưng Tiến, Phan Trung Thành, v.v.

Trường ca Hậu hiện đại[26]:

Đặng Đình Hưng, Trần Dần, Dương Tường, Nguyễn Đăng Thường, Ngu Yên, Đỗ Kh., Đỗ Quyên, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Anh Nông, Nguyễn Linh Khiếu, Đặng Thân, Lê Vĩnh Tài, v.v.

DANH SÁCH SỐ 4.3 (theo phân loại Phương thức – Phong cách[27])

▪ Trường ca Tự sự:

Huy Thông, Khương Hữu Dụng, Tạ Hữu Yên, Xuân Hoàng, Nguyên Hồ, Thu Bồn, Nguyễn Đăng Thường, Trần Tuấn Kiệt, Lê Anh Xuân, Kiệt Tấn, Hoài Quang Phương, Nguyễn Khắc Phục, Văn Lê, Hồ Bá Thâm, Trần Đăng Khoa, Nguyễn Hưng Hải, v.v.

Trường ca Trữ tình:

Lưu Trọng Lư, Chế Lan Viên, Tố Hữu, Đinh Hùng, Hoàng Cầm, Nguyễn Đình Thi, Phan Vũ, Ngô Kha, Thu Bồn, Hoàng Anh Tuấn, Tô Thùy Yên, Nguyễn Thanh Hiện, Nguyễn Nguyên Bảy, Phạm Tiến Duật, Phạm Công Thiện, Du Tử Lê, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Vũ Mai, Nh. Tay Ngàn, Trần Nhuận Minh, Lê Văn Ngăn, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Lưu Quang Vũ, Nguyễn Việt Chiến, Trần Anh Thái, Uyên Nguyên, Mai Văn Phấn, Nguyễn Quang Thiều, Lê Minh Quốc, Dương Kiều Minh, Nguyễn Thanh Mừng, Đinh Thị Như Thúy, Lê Vĩnh Tài, Phan Hoàng, Vi Thùy Linh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Trịnh Sơn, Lưu Mêlan, v.v…

Trường ca Hỗn hợp:

Yến Lan, Thu Bồn, Phạm Thiên Thư, Nguyễn Bính, Huy Cận, Thái Giang, Tạ Vũ, Hữu Thỉnh, Thi Hoàng, Anh Ngọc, Lê Huy Quang, Ngọc Bái, Hoàng Trần Cương, Trần Mạnh Hảo, Thanh Thảo, Y Phương, Nguyễn Đức Mậu, Vũ Xuân Độ, Nguyễn Thụy Kha, Ngu Yên, Vĩnh Quang Lê, Thế Dũng, Vũ Xuân Tửu, Phạm Sỹ Sáu, Nguyễn Quang Thiều, Inrasara, Nguyễn Hữu Quý, Nguyễn Hoàng Đức, Lê Anh Dũng, Lê Vĩnh Tài, v.v.

Trường ca Nhân sinh:

Lưu Trọng Lư, Thụy An, Xuân Diệu, Bích Khê, Nguyễn Bính, Chế Lan Viên, Đinh Hùng, Đỗ Xuân Oanh, Đặng Đình Hưng, Lê Đạt, Dương Tường, Thái Giang, Ngô Kha, Thanh Tâm Tuyền, Tô Thùy Yên, Nguyễn Đăng Thường, Trần Tuấn Kiệt, Phạm Thiên Thư, Bùi Minh Quốc, Nguyễn Thanh Hiện, Nguyễn Nguyên Bảy, Trần Vàng Sao, Phạm Công Thiện, Bằng Việt, Xuân Quỳnh, Thi Hoàng, Nh. Tay Ngàn, Trần Nhuận Minh, Phạm Ngà, Nguyễn Hiếu, Ngô Văn Tao, Hồ Bá Thâm, Thanh Thảo, Hoàng Trần Cương, Đoàn Minh Đạo, Lý Phương Liên, Trần Nghi Hoàng, Lê Thị Mây, Lê Huy Mậu, Ngu Yên, Đỗ Minh Tuấn, Hoàng Quý, Nguyễn Minh Khiêm, Chân Phương, Vĩnh Quang Lê, Nguyễn Lương Vỵ, Thế Dũng, Trần Anh Thái, Mai Văn Phấn, Vũ Xuân Tửu, Uyên Nguyên, Inrasara, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Quang Thiều, Nguyễn Anh Nông, Dương Thuấn, Nguyễn Linh Khiếu, Lê Minh Quốc, Dương Kiều Minh, Đinh Thị Như Thúy, Lê Vĩnh Tài, Tam Lệ, Lê Ngân Hằng, Phan Trung Thành, Nguyễn Thế Hoàng Linh, Trịnh Sơn, Lưu Mêlan, v.v.

Trường ca Triết lý – Luận đề:

Minh Tuyền, Chế Lan Viên, Đào Anh Kha, Việt Phương, Ngô Kha, Nguyễn Thanh Hiện, Thi Hoàng, Trần Nhuận Minh, Thanh Thảo, Hồ Bá Thâm, Ngu Yên, Đỗ Quyên, Nguyễn Linh Khiếu, Nguyễn Hoàng Đức, Nguyễn Hữu Hồng Minh, Nguyễn Thế Hoàng Linh, v.v.

Trường ca Tiếu hài:

Ngu Yên, Phạm Công Trứ, Đỗ Kh., Vũ Xuân Tửu, Nguyễn Anh Nông, Lê Vĩnh Tài, Phan Trung Thành, Lê Hưng Tiến, Nguyễn Thế Hoàng Linh, v.v.

Trường ca mang tính kịch-trữ tình:

Hoàng Cầm, Thu Bồn, Nguyễn Hoàng Đức, v.v.


[20] Iurii Tynhianov; Hiện tượng văn học, Đào Tuấn Ảnh dịch, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học số 12-2005, phebinhvanhoc.com.vn 23/5/2012.

[21] Phạm Huy Thông; Trường ca, báo cáo tại Hội nghị khoa học về Trường ca tại Đại học Tổng hợp Hà Nội, 1983; Tạp chí Văn Học, 1-1983 (x. Nguyễn Thị Liên Tâm; bđd).

[22] Về tương quan giữa thơ dài và trường ca:

Nguyễn Thị Liên Tâm (bđd) đã tổng kết ý kiến của giới phê bình – nghiên cứu, trong đó bài của Mã Giang Lân (Thử phân định giữa ranh giới trường ca và thơ dài, Tạp chí Văn Học số 5&6/1988) có lẽ, cho tới nay, đã tìm hiểu căn bản nhất về vấn đề tiên quyết và hóc búa này.

Ở phần Phụ lục trích vài ý kiến cá nhân của người viết. Hy vọng sớm có một tiểu luận riêng tương xứng với ý nghĩa tiên quyết của vấn đề trong toàn bộ khảo cứu đang làm, song cũng không hy vọng tìm ra – dù rất chủ quan – “tiếng nói cuối cùng” cho quan hệ thơ dài và trường ca hiện đại. Bởi tính bất-định-thể-loại của cái gọi là trường-ca đã quyết định tất cả!

[23] Như vậy, về dung lượng và nội dung nghệ thuật ở đây phân biệt 3 loại sáng tác thơ Việt Nam có tính trường ca trong thời hiện đại: “trường ca”, “thơ dài có tính trường ca” và “tiểu trường ca”. Rất thú vị khi đã vô tình na ná với cách mà thi hào người Nga S.A. Esenin từng tự đặt tên riêng để phân loại các thi phẩm của mình: “thơ”, “trường ca nhỏ” và “trường ca lớn”. (x. Từ “Toàn tập S.A. Esenin đến “Bách khoa thư Esenin”, Blog nguyentrongtao 12/6/2015, cafesangtao.vn).

[24] Nếu Hegel đòi hỏi ba phương diện thiết yếu làm nên trường ca sử thi là dân tộc, thời đại và tính nhân loại thì “lịch sử nửa sau thế kỷ 20 đã mở ra một bối cảnh của ba phương diện ấy. Nửa sau thế kỷ 20. Thơ Việt Nam được mùa trường ca. Nhất là sau năm 1975.” (Khuất Bình Nguyên; Trường ca nửa sau thế kỷ XX, vanhoanghean.com.vn 9/1/2016);

Và cũng theo Hegel, “tình huống phù hợp nhất với sử thi là xung đột trong trạng thái chiến tranh” và “chỉ có những cuộc chiến tranh giữa các dân tộc xa lạ đối với nhau thì mới có tính sử thi.” (Hoàng Mạnh Hùng; Sử thi và tiểu thuyết sử thi, khoaspnv.vinhuni.edu.vn 19/3/2015).

[25] “Trường ca hiện đại phát triển với xu hướng nguyên tắc trữ tình lấn át nguyên tắc tự sự.”; “Trường ca là ca nhưng trường ca hiện đại đòi hỏi chất thơ.” (Hoàng Ngọc Hiến; x. Mai Bá Ấn; Trường ca Thu Bồn – Thể loại và cấu trúc; vanchuongviet.org 13/2/2012);

“Trường ca hiện đại vận động và phát triển theo hướng trữ tình hóa yếu tố tự sự, cốt truyện giảm dần, xúc cảm cá nhân thường gắn liền với những chấn động lịch sử lớn lao.” (Mai Bá Ấn; bđd).

[26] Xem thêm phần Phụ lục vài ý kiến cá nhân của người viết về trường ca hậu hiện đại.

[27] “Tương quan giữa nguyên tắc trữ tình và nguyên tắc tự sự là một vấn đề trung tâm của thi pháp trường ca.” (Hoàng Ngọc Hiến; bđd);

“Trường ca là hình thức thơ tự sự, ít nhiều dựa trên phương thức tự sự.” (Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức; x. Mai Bá Ấn; bđd);

“Đường đi của sử thi là sử thi đến tiểu thuyết. Còn thơ trữ tình là cái nôi của thơ dài và trường ca.” (Mã Giang Lân; x. Mai Bá Ấn).

Comments are closed.