Nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt hậu Đổi mới (kỳ 4)

Đỗ Quyên

THAM LUẬN HỘI THẢO “THẾ HỆ NHÀ VĂN SAU 1975”

Đại học Văn hóa Hà Nội – 28/4/2016

 

LỜI CUỐI

Có thể xem chuỗi danh sách trên như một trong những cách nhìn nhận nhanh phê bình thơ Việt Nam ở giai đoạn hậu Đổi mới – cái thời vụ văn học đã và đang nở trên bàn tay ánh mắt mỗi chúng ta mà lại chẳng được chầm bập tương xứng.

Đã có một số tác giả nêu ra các lý do bất cập khi tìm hiểu, đánh giá giai đoạn đương đại này. Ở đây chúng ta sẽ chỉ nói nhanh về một ý nghĩa hiển nhiên, liên hệ tới sự phân kỳ văn học.

Từ điểm nhìn hướng nội, đã gần như quen thuộc và tương đối đồng thuận về tên gọi “hậu Đổi mới” để định danh cho giai đoạn văn học từ giữa những năm 1990 đến nay. Còn về hướng ngoại, chúng tôi cho rằng cũng có thể coi giai đoạn Hậu đổi mới mang ý nghĩa của một giai đoạn giao thời (như hai học giả tiền bối xuất chúng đã định danh và định tính: Phạm Thế Ngũ [24] với giai đoạn 1907-1932, Trần Đình Hượu với giai đoạn 1900-1930[25]).

Như là lần đầu tiên trong lịch sử dân tộc, chính yêu cầu phải giao hòa (giao lưu để hòa hợp) giữa Việt Nam với tất cả các phần còn lại của thế giới trong kỷ nguyên toàn cầu hóa lần thứ ba của nhân loại (mà quốc gia này hai lần trước từng bị lỡ tàu!) đã tạo ra quá nhiều sự mới-khác-lạ trong con người và xã hội Việt ở hai thập kỷ vừa qua đến mức không/chưa thể diễn đạt, lý giải nổi; cho dù văn chương, nhất là thơ ca, mang vác tới nửa tá chức năng văn học cũng đành “bó tay chấm còm”.[26]

Lướt lịch sử văn học Việt hiện đại, chỉ tính về độ dài và chu kỳ cũng dễ tự hỏi: Nếu khoảng thời gian trên dưới hai thập niên là vừa đủ cho một giai đoạn văn học Việt ra đời, phát triển và chấm dứt[27] thì phải chăng hiện đang là các năm cuối cùng của giai đoạn hậu Đổi mới?

Tạm kết một tham luận đa mang và có phần lỏng lẻo, nhân ngày xuân xin được “chuyện vãn bói văn” về giai đoạn văn học sắp tới. Qua 5 câu hỏi:

– Vậy thì, giai đoạn sau-hậu-Đổi-mới sẽ mang tên gì?

– Tức là, sự kiện, động lực chính trị, xã hội, văn hóa hay văn học nào của Việt Nam và quốc tế sẽ khiến văn học Việt, thơ Việt lật sang chương hồi mới?

– Cụ thể, liệu 4 sự kiện, vấn đề chính trị, xã hội, an ninh, văn hóa của đất nước ở tầm khu vực và quốc tế sau đây có thể ít nhiều “sinh sự văn nghệ” chăng: Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP vừa được chính thức ký kết tại New Zealand vào đầu tháng 2/2016 và có hiệu lực từ năm 2018; Đại hội Đảng Cộng Sản Việt Nam lần thứ 12 đã diễn ra trong cuối tháng 1/2016; Tình thế không biết đâu mà lần từ khủng hoảng biển Đông vài năm nay như đang châm mồi cho cái “đèn cù thiên thu” Trung-Việt Việt-Trung; Sự lớn lên trong nhọc nhằn mà gần đây gây ảnh hưởng đáng ghi nhận của xã hội dân sự Việt Nam qua hàng chục tổ chức, hội nhóm tự phát, không chính thức?

– Phải chăng giai đoạn sau hậu Đổi mới rồi cũng sẽ hiện diện từ tốn, dàn trải hệt như “phụ huynh” của nó – giai đoạn hậu Đổi mới?

– Dự đoán ra sao về dòng văn học Việt sau hậu Đổi mới: Đặc trưng văn chương? Tác giả: thế hệ, quan điểm, khu vực, giới tính? Tác phẩm: khuynh hướng sáng tác, nội dung và hình thức nghệ thuật, thể loại? Tiếp nhận, phá bỏ, sáng tạo gì so với hai dòng văn học Đổi mới và hậu Đổi mới?

Cuối cùng, với hiểu biết hạn hẹp ở một lãnh vực bất toàn là phê bình, một đề tài bất định là thơ[28], một phương pháp bất cập là phân loại tác giả, một chuyên ngành đã tiên quyết lại bất ổn là phân kỳ văn học[29], và tầm nhìn hạn chế của một kẻ ở xa các trung điểm văn chương nước nhà, Tham luận này tất sẽ phạm phải khiếm khuyết. Chúng tôi thành thật cảm tạ mọi góp ý, chỉnh lý từ Hội thảo hôm nay cùng quý độc giả gần xa… *)

Vancouver – Xuân Bính Thân

(hoàn thành 10/3/2016 – cập nhật 18/4/2016)

Đỗ Quyên

—•———

*) Lời cảm ơn đầu tiên xin dành cho: Bạn thơ Nguyễn Đức Tùng với trao đổi ý tưởng khởi phát; Các nhà biên tập Hàn Thủy, Hồ Đăng Thanh Ngọc qua nhận định, gợi ý ở bài viết đầu tiên; Tác giả Bùi Việt Phương cung cấp thông tin cá nhân; Các nhà thơ Mai Văn Phấn, Nguyễn Đức Tùng mau mắn cho ý kiến cụ thể, thẳng thắn và cổ súy; Nhà phê bình Văn Giá quan tâm và ngỏ lời mời tham luận.

**) THƯ MỤC[30] – CHÚ THÍCH – TRÍCH DẪN (với tất cả các chỗ nhấn mạnh bởi người viết, ĐQ)


[24] “Hay còn gọi là ‘buổi Âu Á giao thoa’ […]; “về văn thì giai đoạn đầu [1907-1932, PVH] có thể coi là giai đoạn quốc văn mới được gầy dựng. Người ta để công làm việc biên khảo, luyện câu văn xuôi và tập tành sáng tác bằng rất nhiều dịch thuật.” (Phạm Thế Ngũ; Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, x. Phạm Văn Hưng; bđd).

[25] “Giai đoạn văn học được Trần Đình Hượu định danh, định tính mà chúng ta bàn đến ở đây nằm ở vùng giáp ranh, không thuộc hẳn vào một thời đại văn học nào. Đã có rất nhiều người ‘phân kim cắm mốc’ cho giai đoạn văn học này. Người thì cho rằng giai đoạn này thuộc thế kỉ thứ XIX (Ngô Tất Tố – 1943), người thì cho rằng giai đoạn này nằm trong khoảng 1865 – 1913 (Bùi Đức Tịnh – 1967), người thì đặt nó vào quãng 1907 – 1932 (Nguyễn Huệ Chi – 2002)… và dù cho chia cắt thế nào thì tất cả các nhà nghiên cứu đều công nhận sự tồn tại của một giai đoạn văn học, tuy ngắn ngủi, nằm ở đường biên, giữa hai nền văn học cũ – mới.” (Phạm Văn Hưng; bđd).

[26] Ở mặt trái của nó, buổi giao thời đương đại hôm nay đa hình đa dạng những Xuân Tóc Đỏ, những ông cò ngoài đời… Nhưng rất mờ nhạt, nếu không nói là thiếu vắng, trong văn thơ, khi mà các Số Đỏ, Ông cò chưa ra đời.

[27] Xem thêm: “[…] khoảng cách giữa 2 mốc thời gian (một thời kỳ) lớn nhất là khoảng 40 năm […] nhỏ nhất là khoảng 9 năm […] và trung bình là khoảng 20 năm, so với một đời người thật là ngắn ngủi, ngắn đến nỗi rất khó để có thể hoàn thành trọn vẹn một tiến trình văn học nào đó. Bởi vậy, các nhà nghiên cứu thường có ý kéo dài các phân kỳ thành các phân kỳ lớn […] nhưng vẫn không tránh khỏi rồi trong mỗi phân kỳ lớn đó lại phải chia nhỏ ra thành các phân kỳ nhỏ hơn (mà gọi là các giai đoạn). Điều này chứng tỏ dù có loanh quanh dựa trên các lý luận khác nhau thế nào chăng nữa để phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam, người ta vẫn phải quay về các mốc thời gian của lịch sử dân tộc.” (Hoàng Thư Ngân; Văn chương Việt Nam – một thoáng nhìn từ phân kỳ lịch sử văn học, tonvinhvanhoadoc.vn 7/2013).

[28] Còn bất an là thuộc về văn xuôi.

[29] Như các cảnh giới quen thuộc:

“Vấn đề phân kì, phân loại […] đang ở trong giai đoạn chưa thành ý kiến ngã ngũ dứt khoát.” (Trần Đình Hượu; bđd).

“Có khoa văn học sử là có việc phân kỳ. Kể từ ngày khoa văn học sử Việt Nam ra đời đến nay đã tồn tại nhiều cách phân kỳ nhưng yêu cầu khoa học vẫn đòi hỏi cải tiến nhằm tạo ra một cách phân kỳ mới hiện đại hơn.” (Nguyễn Đình Chú; bđd).

“Phân kỳ lịch sử văn học […] là cái chìa khóa then chốt để có thể nhận diện văn học như sự nối tiếp của nhiều tiến trình.” (Nguyễn Huệ Chi; bđd).

[30] THƯ MỤC THAM KHẢO – Cùng với các nguồn trích dẫn nêu trên, dưới đây là danh sách chưa đầy đủ và đang được bổ sung:

– VỀ PHÊ BÌNH VĂN HỌC

SÁCH

Thư mục nghiên cứu, phê bình Tự lực văn đoàn và Thơ mới: Phan Mạnh Hùng; Nhìn lại Thơ mới và văn xuôi Tự lực văn đoàn, Nxb Thanh Niên, 2013; khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 3/9/2012.

• Trương Tửu – Tuyển tập nghiên cứu phê bình; Nguyễn Hữu Sơn và Trịnh Bá Đĩnh biên soạn; Nxb Lao Động, 2007.

• Tô Hoài; Cát bụi chân ai, 1992; Chiều chiều, Nxb Hội Nhà Văn, 2014.

• Đỗ Đức Hiểu; Đổi mới phê bình văn học, Nxb Khoa Học Xã Hội & Nxb Mũi Cà Mau, 1994.

• Võ Phiến; Văn học Miền Nam, Nxb Văn Nghệ, 1991-2000.

• Nguyễn Văn Hạnh; Chuyện văn chuyện đời, Nxb Giáo Dục, 2004.

• Đặng Phùng Quân; Khái luận phê bình lý trí văn chương (Biên khảo triết học nhiều kỳ), gio-o.com.

• Văn Tâm; Góp lời thiên cổ sự, Nxb Văn Học, 1992;

Vườn khuya một mình, Nxb Văn Hóa Thông Tin, 2001;

Tuyển tập Văn Tâm, Nxb Văn Hóa Sài Gòn, 2006.

• Vân Long; Những gương mặt, những trang đời, Nxb Thanh Niên, 2001.

• Trần Đình Sử; Trên đường biên của lý luận văn học, Nxb Văn Học, 2014.

• Vũ Quần Phương;

30 tác giả văn chương, Nxb Giáo dục 2009;

Bóng mát dọc đường xa, Nxb Hội Nhà Văn 2014.

• Diệp Minh Tuyền; Đổi mới đích thực văn học, 1996.

• Vương Trí Nhàn;

Chân dung và phiếm luận văn học, 1993;

Buồn vui đời viết, Nxb Hội Nhà Văn, 2000.

• Phạm Tiến Duật; Vừa làm vừa nghĩ, Nxb Văn Học, 2003.

• Du Tử Lê;

Tác phẩm và tác giả, 2000;

Sơ lược 40 năm văn học nghệ thuật Việt 1975-2015, HT Productions, 2015.

• Hữu Thỉnh; Lí do của hi vọng, Nxb Hội Nhà Văn, 2010.

• Trần Nhuận Minh; Thời gian lên tiếng, Nxb Hội Nhà Văn, 2013.

• Lại Nguyên Ân; Trong thoáng xuân Hà Nội (thư từ, ghi chép 1986-1991), vanviet.info tháng 7-8/2015.

• Thanh Thảo; Ngón thứ sáu của bàn tay, Nxb Đà Nẵng, 1995.

• Lê Quang Trang; Dọc đường văn học, Nxb Văn Học, 1996.

• Văn Chinh;

Mùa màng văn học mấy năm qua, 2010;

Đa cực và điểm đến, Nxb Hội Nhà Văn 2012.

• Nguyễn Trọng Tạo;

Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hóa Thông tin, 1998;

Chuyện ít biết về văn nghệ sĩ, Nxb Hội Nhà Văn, 2001.

• Chu Giang/Nguyễn Văn Lưu; Luận chiến văn chương, Quyển 1-2, Nxb Văn Học, 1995-2012.

• Nguyễn Ngọc Thiện; Lý luận phê bình và đời sống văn chương, Nxb Hội Nhà Văn, 2010; phần Tiểu sử văn học các nhà lý luận, phê bình Việt Nam, phebinhvanhoc.com.vn.

• Đỗ Lai Thúy; Phê bình văn học, con vật lưỡng thê ấy, Nxb Hội Nhà Văn, 2010.

• Nguyễn Huy Thiệp; Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà Văn, 2005.

• Đinh Quang Tốn;

Điều tâm đắc và điều bàn lại, 2006;

Tản mạn nghiệp văn, Nxb Hội Nhà Văn, 2009

• Đông La; Biên độ của trí tưởng tượng, Nxb Văn Học, 2001.

• Nguyễn Hoàng Sơn; Tranh luận văn học, Nxb Văn Học, 2000,

• Phạm Xuân Nguyên; Nhà văn như Thị Nở, Nxb Hội Nhà Văn, 2014.

• Nguyễn Quang Lập; Chuyện đời vớ vẩn; Bạn văn, Nxb Văn Học, 2011.

• Nguyễn Hưng Quốc;

Văn học Việt Nam dưới chế độ cộng sản, Nxb Văn Nghệ, 1996;

Mấy vấn đề phê bình và lý thuyết văn học, Nxb Văn Mới, 2007.

• Trần Đăng Khoa; Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh Niên, 1999.

• Nguyễn Hữu Sơn (chủ biên); Về một “hiện tượng” phê bình, Nxb Hải Phòng, 1998; Luận bình văn chương, Nxb Văn Học, 2012.

• Hoài Nam; Mùi chữ, Nxb Phụ Nữ, 2014.

• Khánh Phương, Suy tưởng, giấc mơ, viết…, Nxb Hội Nhà Văn, 2012.

• Ngô Văn Tuấn; Phê bình văn học Việt Nam 1945-1986 (Nhìn từ phương diện chức năng), Luận án tiến sĩ, Đại học Sư Phạm Hà Nội, 2015; 123doc.org 17/3/2015.

• Đoàn Ánh Dương, Không gian văn học đương đại, Nxb Phụ Nữ, 2014.

• Ngô Hương Giang; Hiện tượng luận về văn học, Nxb Hội Nhà Văn, 2013; phần Dẫn nhập vào Hiện tượng luận về văn học, nhavantphcm.com.vn 24/2/2013.

BÀI BÁO

Báo Văn Nghệ tổ chức “Tọa đàm văn học 30 năm Đổi Mới”, vanvn.net 7/4/2016.

Văn học 30 năm đổi mới – dấu ấn quan trọng của văn học Việt Nam hiện đại, Báo Văn Nghệ Trẻ, tonvinhvanhoadoc.vn 7/4/2016.

Phát biểu của Ban Giám khảo về Giải Nghiên cứu – Phê bình Văn Việt 2014-2015, vanviet.info 4/3/2016.

• Hoàng Ngọc Hiến; Về một đặc điểm của văn học và nghệ thuật ở ta trong giai đoạn vừa qua, Văn Nghệ, số 23-9/6/1979, khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 21/8/2011.

• Nguyễn Minh Châu; Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa; Văn Nghệ, số 49&50 – 5/12/1987, viet-studies.info 2/7/2008.

• Nguyễn Huệ Chi; Đổi mới nhận thức lịch sử trong khoa học xã hội nói chung, nghiên cứu văn học nói riêng, vanhoanghean.com.vn 26/5/2013.

• Trần Đình Sử;

Các khuynh hướng phê bình văn học Việt Nam hiện nay, trandinhsu.wordpress.com 31/5/2013;

Nhân chuyện “bi kịch đọc không vỡ chữ”, bàn thêm về “đọc nhầm”, vanviet.info 21/4/2014.

• Phạm Vĩnh Cư; Mấy nhận thức về phê bình văn học, Tạp chí Nghiên Cứu Văn Học, số 7/2004, vienvanhoc.vass.gov.vn 6/5/2013.

• Nguyễn Văn Long;

Phê bình văn học 1975 – 2005, nhìn từ đội ngũ tác giả, vanvn.net 23/4/2012;

Lý luận, phê bình văn học hơn 30 năm qua (1975-2005), phebinhvanhoc.com.vn 3/7/2013.

• Thụy Khuê; Phê bình văn học thế kỷ XX, thuykhue.free.fr.

• Đỗ Lai Thúy; Tiếp cận văn học từ hệ thống văn hóa, Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số 305, 11-2009, phebinhvanhoc.com.vn 2/2/2013.

• Đỗ Ngọc Thạch; Phê bình văn học – một cơ chế đặc thù của văn hoá, nhavantphcm.com.vn 4/1/2012; Phê bình văn học – tứ bề thọ địch, bichkhe.org.

• Nguyễn Văn Dân; Văn học nhìn từ lý thuyết trung tâm – ngoại vi, vanvn.net 16/7/2013.

• Võ Gia Trị; Chuyện lý luận phê bình trong làng văn Việt Nam, Tạp chí Nhà Văn 3/2013, tonvinhvanhoadoc.vn.

• Lã Nguyên;

Tổng quan về sự tiếp nhận tư tưởng văn nghệ nước ngoài vào Việt Nam từ 1986 đến nay, vanviet.info 13/6/2015;

Thay đổi khung tri thức và mô hình lý thuyết là tiền đề nâng cao hiệu quả của hoạt động nghiên cứu, phê bình văn học, phebinhvanhoc.com.vn 31/5/2013.

• Bích Thu; Một cách nhận diện văn học Việt Nam hiện đại [Đọc Phác thảo văn học Việt Nam hiện đại (thế kỷ XX) – Phong Lê, Nxb Tri Thức, 2013], vanhoanghean.com.vn 18/4/2014.

• Ngu Yên; Ý thức về ký hiệu học, tùy luận nhiều kỳ, gio-o.com.

• Hồ Thế Hà; Phê bình văn học Việt Nam bản chất và thực tiễn (Tham luận Hội nghị Tam Đảo 2013), vannghequandoi.com.vn 6/6/2013.

• Bùi Công Thuấn;

Một cái nhìn toàn diện (Ghi chép về Lớp tập huấn công tác lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật), phongdiep.net;

Phê bình văn học và đời sống văn học, Văn Nghệ Trẻ số 32 – 4-5/8/2012, yume.vn 3/8/2012.

• Phan Tấn Hải; Du Tử Lê viết về “40 năm văn học Việt 1975-2015”, Việt Báo 23/6/2015, dutule.com 24/6/2015.

• Huỳnh Như Phương; Môn lý luận văn học trong trường đại học (Tham luận Hội thảo “Lý luận – phê bình văn học nghệ thuật toàn quốc”, Hà Nội – 2006; nhavantphcm.com.vn 12/4/2016.

• Đinh Quang Tốn; Vui buồn phê bình văn chương, vnca.cand.com.vn 3/10/2012.

• Hữu Đạt; Văn học Đổi mới, một cách nhận diện, Văn Nghệ số 8/2014; vanvn.net 3/3/2014.

• Nguyễn Hòa; Trực diện với ‘‘Văn học Việt Nam thế kỷ XX’’ (Bàn phím và cây búa, Nxb Văn Học, 2007), trieuxuan.info 9/6/2013.

• Nguyễn Hưng Quốc; Chức năng chính của phê bình trong thời điểm hiện nay, tienve.org.

• Lê Thị Bích Hồng; Nhà lý luận phê bình cơ duyên con số 7 (Đọc Văn chương, nghệ thuật & thẩm mỹ tiếp nhận – Nguyễn Ngọc Thiện, Nxb Hội Nhà Văn 2015), vanvn.net 7/9/2015.

• Văn Giá; Phác thảo bức tranh thời sự văn học, nhavantphcm.com.vn 28/8/2012.

• Trần Hoài Anh; Từ lý luận – phê bình văn học miền Nam trước 1975 nghĩ về sự đổi mới lý luận – phê bình văn học dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa, khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 8/12/2013.

• Ngô Tự Lập; Từ chủ nghĩa Marx đến chủ nghĩa hậu hiện đại: Một số vấn đề học thuật hậu huyền thoại Bakhtin, Tạp chí Nghiên Cứu Nước Ngoài, 2/2016; viet-studies.info 11/4/2016.

• Nguyễn Chí Hoan; Phê bình: Là ai và muốn gì, tiasang.com.vn 13/6/2013.

• Lê Anh Hoài: Văn chương Hậu hiện đại, nhìn từ góc độ sáng tác, vanhocquenha.vn.

• Mai Anh Tuấn; Phê bình văn học hải ngoại: nhắc một vài cuốn, maianhtuan.wordpress.com 8/6/2013.

• Cao Việt Dũng; Nghiên cứu – phê bình văn học hiện nay: vấn đề lý thuyết và vấn đề đối tượng, sachhay.org 31/7/2013.

• Ngô Văn Tuấn; Diện mạo phê bình văn học Việt Nam giai đoạn 1945-1986, Tạp chí Văn Nghệ Quân đội số 783-10/2013, vannghequandoi.com.vn 10/10/2013.

• Nguyễn Thanh Tâm; Đọc “Lịch sử lí luận, phê bình văn học Việt Nam” – Trịnh Bá Đĩnh chủ biên, Nxb. Khoa Học Xã Hội, 2013; Văn Nghệ Trẻ, vanhocquenha.vn.

• Đoàn Ánh Dương; Về lịch sử phê bình văn học Việt Nam, Văn Nghệ số 27 – 6/7/2013, en.vienvanhoc.vass.gov.vn 8/7/2013.

• Ngô Hương Giang, Phê bình văn học Việt Nam: “Đâu mái nhà xưa” hay là, “Đường trở về”, nhavantphcm.com.vn 29/3/2012.

• Phùng Hà Thanh: Phân biệt nghiên cứu khoa học và nghiên cứu nhân văn, damau.org 13-15/8/2013.

• Tùng Lâm; Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, vanhocquenha.vn 6/2015.

– VỀ PHÊ BÌNH THƠ

SÁCH

• Nhiều tác giả (Hồ Đăng Thanh Ngọc chủ biên); Thơ Tân hình thức Việt – Tiếp nhận và sáng tạo, Tạp chí Sông Hương – Nxb Thuận Hóa & Nxb Tân Hình Thức, 2014; E-book: thotanhinhthuc.org.

• Nhiều tác giả; Bùi Giáng trong cõi người ta, Nxb Lao Động, 2012.

• Nhiều tác giả: Du Tử Lê / 50 năm, Nxb Hội Văn Hóa Khoa Học Việt Nam, 2007.

• Nhiều tác giả (Đình Kính chủ biên); Thơ Mai Văn Phấn và Đồng Đức Bốn, Nxb Hội Nhà Văn, 2011.

• Nhiều tác giả (Nguyễn Đăng Điệp chủ biên); Thơ Việt Nam hiện đại & Nguyễn Quang Thiều, Nxb Hội Nhà Văn, 2012.

• Nhiều tác giả (Đỗ Thị Thu Huyền tuyển chọn, giới thiệu);

Dương Thuấn – Hành trình từ Bản Hon, Nxb Hội Nhà Văn, 2009;

Nguyễn Anh Nông – Đi từ miền lá cỏ, Nxb Quân Đội Nhân Dân, 2013.

• Lê Đạt, Đối thoại với đời và thơ, Nxb Trẻ, 2008.

• Hà Minh Đức; Một thế hệ vàng trong thơ Việt Nam hiện đại, Nxb Thuận Hóa, 2013.

• Đỗ Quý Toàn, Tìm thơ trong tiếng nói, Nxb Thanh Văn, 1992.

• Viên Linh; Chiêu niệm văn chương, Nxb Khởi Hành, 2000.

• Trần Văn Nam; Trong dòng cảm thức văn học miền Nam – Phân định thi ca hải ngoại, tự xuất bản, 2006.

• Vũ Quần Phương; Bình thơ, Nxb Văn Học, 2012.

• Đặng Tiến, Thơ – Thi pháp và chân dung, Nxb Phụ Nữ, 2009.

• Đào Trung Đạo; Thi sĩ / thi ca, biên luận nhiều kỳ, gio-o.com.

• Kiều Văn; Những gương mặt tiêu biểu thi ca Việt Nam; Nxb Văn Học, 2006.

• Thái Doãn Hiểu; Bản thảo Thi nhân Việt Nam hiện đại, 2006 (Tuyển tập chân dung văn học 152 nhà thơ Việt Nam hiện đại), một số trích đoạn trên các trang mạng.

• Thụy Khuê;

Cấu trúc thơ, 1995;

Sóng từ trường, II, III; 1998, 2002, 2005; Nxb Văn Nghệ; thuykhue.free.fr.

• Vương Trọng; Cùng lính trẻ đọc thơ, Nxb Quân Đội Nhân Dân, 2014.

• Trần Hữu Thục; Ần dụ cuộc phiêu lưu của chữ, Nxb Người Việt, 2015, damau.org 12/6/2015.

• Trần Doãn Nho; Từ ảo đến thực, Nxb Văn Mới, 2006.

• Trần Mạnh Hảo;

Thơ phản thơ, Nxb Văn Học 1995;

Phê bình phản phê bình, Nxb Văn Nghệ TP Hồ Chí Minh, 1996.

• Khế Iêm; Tân hình thức, tứ khúc và những tiểu luận khác, Nxb Văn Mới, 2003.

• Đỗ Lai Thúy;

Mắt thơ, Nxb Hội Nhà Văn, 2012;

Thơ như là mĩ học của cái khác, Nxb Hội Nhà Văn, 2012; tapchisonghuong.com.vn 28/3/2013.

• Hoàng Vũ Thuật; Văn chương tìm và gặp, Nxb Văn Học, 2008.

• Vũ Nho; Bình thơ, Nxb Hội Nhà Văn, 2015.

• Ngu Yên, Đọc thơ cùng Ngu Yên, Bình điểm thơ hàng tháng, gio-o.com.

• Võ Chân Cửu; Mặt tiền nghệ thuật, Tản mạn nhiều kỳ, gio-o.com.

• Đỗ Minh Tuấn;

Nghệ thuật trữ tình của Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Văn Hóa, 1995;

Ngày văn học lên ngôi, Nxb Văn Học, 1997.

• Nguyễn Đức Tùng và Trần Nhuận Minh; Đối thoại văn chương, Nxb Tri Thức, 2012, damau.org 1/2013;

Nguyễn Đức Tùng;

Với Du Tử Lê, đời sống trở nên thơ mộng hơn, Nxb Tự Lực Bookstore, 2007;

Thơ đến từ đâu, Nxb Lao Động, 2009.

• Inrasara;

Song thoại với cái mới, 2008;

Thơ Việt hành trình chuyển hướng say, Nxb Thanh Niên, 2014; inrasara.com 14/1/2014.

• Nguyễn Hưng Quốc; Tìm hiểu nghệ thuật thơ Việt Nam, Nxb Quê Mẹ, 1988.

• Ngô Tự Lập; Văn chương như là quá trình dụng điển, Nxb Tri Thức, 2008.

• Chu Văn Sơn;

Ba đỉnh cao thơ mới – Xuân Diệu – Nguyễn Bính – Hàn Mặc Tử, 2003; talawas.org 7/11 – 19/11/2005.

Thơ điệu hồn và cấu trúc, Nxb Giáo Dục, 2007

• Đặng Thân; Dị-nghị-luận|Đồng-chân-dung, Nxb Hội Nhà Văn, 2013, thaihabooks.com.

• Thụy Anh; Olga Berggoltz của tôi, Nxb Trẻ, 2010.

• Diêu Thị Lan Phương; Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2011.

• Ngô Hương Giang và Nguyễn Thanh Tâm; Mai Văn Phấn và hành trình thơ vào cõi khác, Nxb Hội Nhà Văn 2015, maivanphan.vn 27/1 – 17/3/2015.

BÀI BÁO

• Hội Luận Văn Học Việt Nam; Chuyên đề “Thơ Việt Nam hôm nay”, hoiluan.vanhocvietnam.org 10/4/2008.

• Tạp chí Sông Hương; Chuyên đề ‘‘Về cuốn Thơ đến từ đâu’’, tapchisonghuong.com.vn 8/1/2010.

• BBT Văn Việt; Bốn mươi năm thơ hải ngoại (29 tác giả, vanviet.info 6/9/2015 – 17/4/2016).

• BBT Văn Việt; Về giải thưởng Thơ Văn Việt, vanviet.info 4/3/2016.

• Nhiều tác giả; Vụ Nhã Thuyên: Hồ sơ – Tư liệu, Tập 1, 89 bài viết, năm 2013: viet-studies.info 2/5/2013, năm 2014: vanviet.info 22/6/2014.

• BBT Văn Nghệ: Một luận văn mơ hồ và sai lầm, Văn Nghệ số 28/2013, vanvn.net 16/72013.

• Nguyên Ngọc:Trường phái mới phải xuất hiện từ bên lề, suphamk2dalat.wordpress.com 3/8/2013.

• Thi Vũ;

Nh. Tay Ngàn, lập lòe trí nhớ; gio-o.com;

Cao Bá Quát, con người phẫn nộ, một Tuyên ngôn thơ; gio-o.com.

• Vũ Quần Phương; Về chuẩn mực thẩm định thơ (Tham luận Hội nghị Tam Đảo 2013), trannhuong.net 6/6/2013.

• Đặng Tiến; Mấy lối giảng thơ, vanhoanghean.com.vn 1/8/2015.

• Anh Chi; Chuyển động thơ Việt Nam hiện đại, Nhân Dân 13-16/2013, nhathonguyentrongtao.wordpress.com 19/5/2013.

• Lại Nguyên Ân;

Hình thành, định hình, trưởng thành, phân hóa (Mấy nét về lớp nhà thơ xuất hiện ở miền Bắc Việt Nam những năm 1960-1970), viet-studies 11/2/2014;

Khía cạnh nhà phê bình ở một nhà thơ, phebinhvanhoc.com.vn 20/4/2012.

• Hà Quảng; Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt, vanvn.net 6/9/2011.

• Nguyễn Vũ Tiềm;

Thơ cách tân và thi pháp nghệ thuật mới, maivanphan.vn 10/5/2015;

Thơ cách tân và những vấn đề của nó, Tạp chí Nhà Văn & Tác Phẩm số 10 – 4/2015.

• Nguyễn Trọng Tạo; Thực trạng thơ sau một năm tranh luận và bút chiến, nhathonguyentrongtao.wordpress.com 29/7/2012.

• Đỗ Lai Thúy; Bước chuyển hệ hình thơ Việt từ tiền hiện đại sang hiện đại, vannghequandoi.com.vn 11/8/2015.

• Nguyễn Văn Dân; Trường ca với tư cách là một thể loại mới, Tạp chí Sông Hương số 230 – 4/2008, tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008.

• Đỗ Ngọc Thạch; Đọc “Chân dung và đối thoại” của Trần Đăng Khoa, bichkhe.org.

• Đoàn Đức Phương; Phong cách phê bình văn học của Hoài Thanh, khoavanhoc.edu.vn 18/3/2015.

• Anh Chi; Đôi điều trao đổi và tâm sự với Inrasara, Nhân Dân số 20/2013, vanchuongplusvn.blogspot.ca 19/5/2013.

• Bùi Công Thuấn; Hội thảo Thơ Việt Nam hiện đại nhìn từ miền Trung – Những vấn đề còn đó, vanvn.net 6/12/2011.

• Nguyễn Hiếu; Thẩm thơ, trannhuong.com 11/7/2012.

• Khuất Bình Nguyên; Trường ca nửa sau thế kỷ XX, vanhoanghean.com.vn 9/1/2016.

• Phạm Quang Trung; Liệu có thứ phê bình lập biên bản hay không, pqtrung.com.

• Mai Văn Phấn; Khuynh hướng cách tân trong thơ Việt Nam sau 1975, Văn Nghệ Quân Đội số 840 – 3/2016, vanviet.info 19/2/2016.

• Nguyễn Đức Tùng;

Bốn mươi năm thơ hải ngoại, vanviet.info 30/4, 11/5, 3-10/6/2015;

Hai năm thơ trên Văn Việt, vanviet.info 4/3/2016.

• Đỗ Quyên;

Đến sự hiện đại hóa thơ Việt từ “trường phái trường ca Việt”, Kỷ yếu Hội thảo “Thế hệ nhà văn sau 1975”, Đại học Văn hóa Hà Nội, 28/4/2016;

Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt, Tạp chí Sông Hương số 257 – 7/2010, tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010;

Vòng vo về trường-phái-nhóm thơ Việt từ cảm xúc Hậu hiện đại Việt, vanchuongviet.org 21/12/2009;

Thơ Tân hình thức Việt: Kể sao hết được, Kỷ yếu Hội thảo “Thơ Tân hình thức Việt – Tiếp nhận và sáng tạo”, Tạp chí Sông Hương & Tan Hinh Thuc Publishing Club, 2014; vanhaiphong.com 25/1/2016.

1000 tác phẩm trường ca Việt Nam, vanvn.net 27/9/2012 (Cập nhật 18/4/2016: 1180 bài trường ca và thơ dài với 450 tác giả).

Thi pháp Nguyễn Quang Thiều: Nhìn từ dòng-thơ-cần-giải-thích-giá-trị, Kỷ yếu Hội thảo “Thơ Việt Nam hiện đại & Nguyễn Quang Thiều”, Viện Văn Học – Nxb Hội Nhà Văn, 2012; nhavantphcm.com.vn 24-25-27/6/2012.

• Nguyễn Hưng Quốc;

Thơ hay, thơ dở, cái hay của thơ dở và cái dở của thơ hay; tienve.org.

Nguyễn Quốc Chánh, nhà thơ từ chối kiểm duyệt, tienve.org.

• Nguyễn Thanh Tú; Trường ca hôm nay viết về thời đánh Mỹ, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội số 705 – 12/2009, vannghequandoi.com.vn 4/1/2010.

• Inrasara;

Phê bình phê bình (Trao đổi với Anh Chi), vanchuongplusvn.blogspot.ca 19/5/2013;

Đổi mới, các trào lưu thơ Việt ở đâu, về đâu?, inrasara.com 21/12/2015;

• Chế Diễm Trâm; Quan niệm của nhóm Dạ Đài và cách tân bước đầu của thơ Trần Dần, vanchuongviet.org 18/6/2013.

• Mai Bá Ấn; Hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam hiện đại, phongdiep.net 4/7/2011.

• Nguyễn Thanh Tâm; Nhạy cảm giới trong phê bình thơ nữ sau đổi mới, nhavantphcm.com.vn 5/6/2014.

• Lê Hồ Quang; Bí mật của khoảnh khắc (Đọc tập thơ “thả” của Mai Văn Phấn), maivanphan.vn 1/10/2015.

• Khánh Phương; Hội thảo Thơ đến từ đâu trên chiếc chiếu của tự tình dân tộc, tapchisonghuong.com.vn 8/1/2010.

• Diêu Thị Lan Phương; Nghĩ về một số “phản trường ca”, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội 12/2010, vannghequandoi.com.vn 4/1/2011.

• Trần Thiện Khanh (phỏng vấn); Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại; Tạp chí Thơ số 11/2009, vanhocquenha.vn 17/9/2010.

• Nhã Thuyên; Về Những tiếng nói ngầm, junglepoetry.wordpress.com 14/7/2013.

• Đỗ Thị Thu Huyền; Đôi nét về trường ca của các tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam đương đại, vannghequandoi.com.vn 4/10/2015.

• Hà Thủy Nguyên; “Mắt Thơ” – Góc nhìn Mới về phong trào Thơ Mới (Phê bình sách của Đỗ Lai Thúy), bookhunterclub.com 31/7/2015.

• Nguyễn Minh; Tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái, viet-studies.info 15/6/2009.

– VỀ CHÂN DUNG NHÀ PHÊ BÌNH

• Nguyễn Thị Thanh Xuân;

Thiếu Sơn, nhà văn chính trực (1908-1978), nhavantphcm.com.vn 8/42011;

Thiếu Sơn, Nghệ thuật và nhân sinh (Lê Quang Hưng tuyển chọn, Nxb Giáo Dục, 2008).

• Đỗ Thanh; Nhà phê bình văn học Hoài Thanh: Người có năng khiếu bẩm sinh về thẩm bình thơ, nhavantphcm.com.vn 23/11/013.

• Đường Văn; Chùm bài nghiên cứu về Hoài Thanh bình thơ (Bảy biện pháp bình thơ của Hoài Thanh; Nghệ thuật tạo đường viền), trannhuong.net 6/3/2014.

Trương Tửu (Nguyễn Bách Khoa) – Trăm năm nhìn lại (giaovn.blogspot.ca 12/12/2013); sưu tập bài về Trương Tửu, như:

Sự nghiệp khoa học của giáo sư Trương Tửu (Phong Lê; vanhoanghean.com.vn 21/11/2013);

Thầy Trương Tửu của chúng tôi: một trí thức sáng danh của đất nước (Nguyễn Đình Chú; vanhoanghean.com.vn 4/11/2013);

Trường Đại học Sư phạm đã nhổ được hai cái gai (Nguyễn Lân; Nhân Dân 18/5/1958, viet-studies.info).

• Đỗ Ngọc Thạch; Trương Tửu là ai?, newvietart.com 15/12/2010.

• Huỳnh Như Phương; Đọc Tuyển tập Hoàng Như Mai (Nxb Giáo Dục, 2005), Tuổi Trẻ Chủ Nhật số 46 – 20/11/2005, phebinhvanhoc.com.vn 29/9/2013.

• Vân Long: Nhập thân vào đất nước để Nhập thần vào thơ (Ký sự về Trinh Đường), vanvn.net 6/5/2013.

• Huỳnh Như Phương; Lê Đình Kỵ trong lý luận – phê bình văn học (Lời giới thiệu Tuyển tập Lê Đình Kỵ, Nxb Giáo Dục, 2006), phebinhvanhoc.com.vn 4/7/2013.

• Đào Duy Hiệp; Đỗ Đức Hiểu – nhà phê bình văn học mải miết, thầm lặng, ussh.vnu.edu.vn 7/9/2015.

• Trần Hoài Anh; Lê Đạt với những đối thoại về thơ, vanchuongviet.org 17/12/2009.

• Đặng Tiến; Võ Phiến với văn học Miền Nam, diendan.org.

• Đỗ Quyên; Viết vào Bùi Giáng mong manh, diendan.org, Tạp chí Sông Hương số 243 – 5/2009.

• Đỗ Lai Thúy; Thi pháp học, một số vấn đề lý thuyết và ứng dụng (Về tập sách của Đỗ Đức Hiểu), Nxb Giáo Dục, 2012; phebinhvanhoc.com.vn 22/6/2013.

• Hội Luận Văn Học Việt Nam; Lê Đạt & Thơ Việt Nam hôm nay, hoiluan.vanhocvietnam.org 18/6/2008.

“Phê bình lý trí văn chương” cùng Đặng Phùng Quân; Ngô Hương Giang phỏng vấn, Văn Nghệ Trẻ số 43, 44 – 27-28/10/2012, nhavantphcm.com.vn 6/11/2012.

• Vanvn.net; Hoàng Ngọc Hiến – Bậc trí giả lương thiện, Phóng sự ảnh, vanvn.net 6/7/2012.

• Đỗ Lai Thúy; Đọc những sự đọc Hoàng Ngọc Hiến; tiasang.com.vn 17/5/2011.

• Thụy Khuê; Nguyễn Văn Trung, thuykhue.free.fr.

• Nguyễn Khắc Phê; Văn Tâm (1933-2004) và vẻ đẹp của văn chương, Tuổi Trẻ Chủ Nhật, vietbao.vn 3/7/2004.

• Lê Thành Nghị; Thầy tôi (Viết về Hà Minh Đức), Văn Nghệ số 46/2013, vanvn.net 20/11/2013.

• Vũ Duy Thông; Người đồng hành cùng thơ (Viết về Hà Minh Đức), vnca.cand.com.vn 11/3/2014.

• Nguyễn Trọng Tạo; Vân Long – Hồn thơ lặng lẽ xanh (Đọc Tuyển thơ Vân Long, Nxb Hội Nhà Văn, 2013), trannhuong.com 6/7/2015.

• Nguyên Anh; Dịch giả Nguyễn Tiến Văn: Ẩn sĩ “ba tu”, vietbao.vn 30/11/2008.

• Lã Nguyên; Trần Đình Sử – người của sự kiện, phebinhvanhoc.com.vn 21/4/2013.

• Nguyễn Hữu Sơn; Trần Đình Sử với lý thuyết thi pháp và việc nghiên cứu văn học Việt Nam, vanhocquenha.vn.

• Nguyễn Xuân Diện; Giáo sư Trần Đình Sử đã lên đường… chặng mới, (Tường thuật Tọa đàm Trần Đình Sử trên đường biên của lí luận văn học), xuandienhannom.blogspot.com 24/1/2015.

• Chu Giang; Kiểm dịch Trần Đình Sử, Văn Nghệ TP.HCM số 375/2015, tuanbaovannghetphcm.vn 17/11/2015,

• Trần Đăng Khoa; Vũ Quần Phương bình thơ, tonvinhvanhoadoc.vn.

• Vũ Nho; Thủ thỉ mà thuyết phục (Đọc tập Bình thơ của Vũ Quần Phương), vnca.cand.com.vn 26/9/2013.

• Nguyễn Hưng Quốc;

Phạm Công Thiện, người bạn của nhiều thế hệ;

Đọc lại Phạm Công Thiện; tienve.org.

• Đoàn Trọng Huy; Trải nghiệm như tâm huyết và trí tuệ (Viết về sáng tác, phê bình của Phạm Tiến Duật), nhavantphcm.com.vn 4/12/2015.

• Nhụy Nguyên; Trò chuyện với Thái Doãn Hiểu – tác giả Thi nhân Việt Nam hiện đại, tapchisonghuong.com.vn 15/7/2008.

• Mai Anh Tuấn; Chân dung phê bình: Thụy Khuê, maianhtuan.wordpress.com 22/10/2011.

• Lại Nguyên Ân; Trục vớt quá khứ (Giáng Vân phỏng vấn), vanviet.info 20/4/2014.

• Nguyễn Đình Thi; Nguyễn Trọng Tạo trân trọng sự sáng tạo (Nhật Hoa Khanh ghi), nguyentrongtao.info 23/8/2013.

• Hồ Sĩ Vịnh; Người bơi giữa hai dòng chảy (Viết về Nguyễn Ngọc Thiện), vanvn.net 29/10/2013.

• Lã Nguyên; Đỗ Lai Thúy và phê bình phân tâm học Việt Nam, vanhoanghean.com.vn 14/2/2016.

• Tọa đàm “Đỗ Lai Thúy – Thơ như là mỹ học của cái khác”, vannghequandoi.com.vn 26/4/2013.

• Văn Chinh; Tôi có cảm giác “bị tóe bùn lây” (Mi Ly phỏng vấn), thethaovanhoa.vn 28/1/2013.

• Đỗ Ngọc Thạch; Đọc “tiểu luận” của Nguyễn Huy Thiệp, vanchuongviet.org 6/12/2010.

• Mai Anh Tuấn; Chân dung phê bình: Nguyễn Vy Khanh, maianhtuan.wordpress.com 12/2/2012.

• Kim Hùng; Nguyên An với đậm đà văn nhân xứ Nghệ, trannhuong.net 27/11/ 2013.

• Lưu Khánh Thơ; Phạm Xuân Nguyên qua phê bình văn học, Báo Người Đại Biểu Nhân Dân, vanhoanghean.com.vn 3/5/2014.

• Hiền Nguyễn; Nguyễn Quang Thiều và thế hệ nhà thơ mới xuất hiện, tonvinhvanhoadoc.vn.

• Nguyễn Văn Thọ; Trần Đăng Khoa – Gã phù thủy chữ đùa rỡn với thượng đế và thánh thần, viet-studies 5/8/2015.

• Lại Nguyên Ân; Vài cảm nhận về loạt bài phê bình “Hồ sơ biên bản so sánh” của Inrasara, vanviet.info 10/1/2016.

• Mai Văn Phấn; Nhà thơ Inrasara, người khai hoang ánh sáng, maivanphan.vn 14/4/2016.

• Hồng Thanh Quang; Nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Hòa: Việc của nhà văn trước hết là sáng tác, daidoanket.vn 19/6/2015.

• Trần Thiện Khanh; Phê bình xông xáo, cơ động và đa dạng (Đọc Luận bình văn chương – Nguyễn Hữu Sơn, 2012), Văn Nghệ số 35 – 35/2013.

• Phạm Phú Phong; Cùng “luận bình văn chương” với Nguyễn Hữu Sơn, Tạp chí Sông Hương số 291 – 5/2013), tapchisonghuong.com.vn 27/5/2013.

• Chu Văn Sơn; Văn Giá tung tẩy với phê bình (Về hai cuốn Viết cùng bạn viết, 2008, và Người khác và tôi, Nxb Hội Nhà Văn, 2013), vietvan.vn.

• Việt Quỳnh; Nhà phê bình Văn Giá: Từ văn mình nhìn sang văn người (Về Văn Giá và cuốn Người khác và tôi), thethaovanhoa.vn 3/3/2013.

• Trần Hoàng Thiên Kim; Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp: Nghề văn là nghề “giời đày”, antgct.cand.com.vn 14/3/2015.

• Chu Thị Thơm; Cuốn “triết học văn chương” của Ngô Tự Lập, giaitri.vnexpress.net 26/3/2009.

• Mai Anh Tuấn; Chân dung phê bình: Đoàn Cầm Thi, maianhtuan.wordpress.com 31/1/2012.

• Thanh Nhàn; Những ấn tượng về cuốn sách Dị-nghị-luận/Đồng-chân-dung của tác giả Đặng Thân, trithucthoidai.vn 11/1/2013.

• Trần Hoài Anh; Người cần mẫn nghiên cứu, sáng tạo văn chương (Đọc Một chặng đường đổi mới lý luận văn học Việt Nam 1986-2011 – Cao Thị Hồng, Nxb Hội Nhà Văn, 2011), nhavantphcm.com.vn 22/5/2014.

• Nguyễn Thanh Tâm; Với tôi, phê bình thơ là quá trình tìm kiếm chính mình, Hoàng Đăng Khoa phỏng vấn, Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, số 835 – 12/2015.

• Lưu Khánh Thơ; Thơ là sự thăng hoa của trí tưởng tượng (Bài tựa sách Âm thanh của tưởng tượng – Lê Hồ Quang, Nxb Đại học Vinh, 2015), vanviet.info 25/10/2015.

• Yến Thanh; Đoàn Ánh Dương và “Không gian văn học đương đại”, tapchisonghuong.com.vn 18/11/2014.

• Đoàn Ánh Dương; Về Nhã Thuyên, nhilinhblog.blogspot.ca 11/7/2013.

Hết

-Bản toàn văn-

Comments are closed.