Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 15)

Nguyễn Quang A dịch

Phần bốn

16. Các cổng của Trinity

1

Hai buổi sáng sau khi tôi đến London trong tháng Chín 1953, tôi lấy một tàu hỏa chậm từ King’s Cross đến Cambridge. Trong những ngày đó, các tàu nhanh đi từ Liverpool Street, nhưng King’s Cross đã dễ hơn cho tôi để lên tàu với hành lý nặng của tôi. Hành lý này kể cả một thùng cabin to mà đã là của cha tôi khi ông đến London như một sinh viên, và bây giờ, ngoài một số quần áo và các vật dụng cá nhân của tôi, nó chứa nhiều sách về kinh tế học và toán học mà tôi nghĩ tôi có thể cần. Tàu chậm đến Cambridge mất khoảng hai giờ, và tôi tiếp tục nhìn ra ngoài một cách lo lắng để xem tên các ga chúng tôi đi qua. Cuối cùng biển hiệu Cambridge xuất hiện. Một người bốc vác rất hữu ích đã giúp tôi đưa thùng vào một taxi, và tôi lên một giường và bữa sáng đã được đặt cho tôi ở Park Parade.

Trinity đã đưa tôi vào phòng trọ – một phòng trong một nhà với một bà chủ – không vào một phòng của trường. Đó đã là tục lệ khi đó – các sinh viên năm thứ nhất đi ở trọ, và khi bạn có được thâm niên bạn được phép chuyển vào Trường. Tôi nghĩ đấy là một hệ thống khủng khiếp, vì là khó hơn nhiều cho một sinh viên mới đến để sống trong một chỗ lạ trong một thành phố lạ. Nhà ở trên Đường Priory, bên kia Đường Huntingdon – khá xa Trinity. Nhưng phòng đã không sẵn sàng cho đến đầu tháng Mười và đã mới chỉ 29 tháng Chín. Đấy là vì sao tôi tạm thời đi đến Park Parade, gần với trung tâm Cambridge, trông sang một công viên tuyệt vời – xanh và lôi cuốn, như rất nhiều công viên và đồng cỏ Anh trong mùa hè.

Phòng Park Parade được đặt cho tôi bởi một bạn Pakistani của gia đình từ Dhaka, có tên là Shahabuddin. Anh học luật ở Cambridge và sẵn sàng giúp đỡ; bản thân anh đang chuyển sang phòng trọ mới, nhưng anh để cho tôi một phòng tại chỗ hiện thời của anh cho hai đêm. Không giống bà chủ dễ thương của tôi ở London, bà chủ ở đây lúc nào cũng càu nhàu. Shahabuddin đã đi sớm vào buổi sáng đến Trường Luật để sử dụng thư viện, và bà chủ nhà muốn tôi truyền đạt một lời phàn nàn với ‘bạn của cậu’. ‘Cậu biết, phải không, rằng một lần tắm tốn một shilling, vì nước nóng là đắt đỏ?’ Tôi nói, ‘bây giờ tôi biết, và tất nhiên tôi sẽ trả bà một shilling cho lần tắm của tôi đêm qua.’ ‘Đó không phải là ý của tôi,’ bà chủ nói. ‘Bạn của cậu là một kẻ gian lận. Anh ta đã tắm bốn lần một ngày, và nói dối về không tắm nhiều thế. Anh ta bảo anh ta chỉ tắm một lần một ngày, và chỉ rửa chân những lần khác. Thật là dối trá!’ Tôi đã phải giải thích cho bà những đòi hỏi về sự sạch sẽ trước sự cầu nguyện Muslim.

Bà chủ đã cương quyết. ‘Lý do quái gì cho việc rửa chân thường xuyên đến vậy?’ Tôi đã nói nhiều hơn một chút về sự cần cho sự thanh lọc trước khi cầu nguyện. ‘Cậu có làm việc đó không?’ bà hỏi tôi khá hung hăng. Tôi thử trấn an bà, ‘Không, tôi không phải là một người Muslim và tôi không cầu nguyện – tôi không tin vào Chúa.’ Việc đó đã quăng tôi từ chảo rán vào lửa. ‘Cậu không tin vào Chúa?’ bà la lên trong sự ghê rợn, và tôi bắt đầu tự hỏi liệu tôi phải bắt đầu đóng thùng của tôi ngay lập tức. Nhưng rồi khủng hoảng trôi qua: lợi ích kinh doanh đã thắng thế và bà hỏi tôi liệu tôi sẽ nói với bạn tôi và nhắc anh ta rằng mỗi lần tắm tốn một shilling. Tôi hứa tôi sẽ nói. Khi tôi thấy Shahabuddin tối hôm đó, tôi khuyên anh có một cuộc đối thoại đầy đủ hơn với bà chủ nhà. ‘Bà ấy điên,’ Shahabuddin nói. ‘tôi sẽ chuyển khỏi nhà này ngày mai.’ Quả thực, cả hai chúng tôi đã rời Park Parade sáng hôm sau, và tôi ngẫm nghĩ rằng có lẽ bà chủ nhà nghĩ bản thân bà may mắn không phải cho những người mà hoặc là những kẻ lừa đảo hay vô thần – hay có lẽ cả hai – ở trọ.

2

Bà chủ nhà dài hạn của tôi tại Đường Priory đã tỏ ra là hoàn toàn khác. Bà Hanger, như bà được gọi, đã vô cùng tử tế và quan tâm đến thế giới. Tuy vậy, bà thú nhận, bà rất lo về có tôi ở trong nhà vì bà chưa bao giờ gặp một người không-da trắng trước đây (dù, bà nói thêm, bà đã thấy họ trên tàu hỏa và xe bus). Thực ra bà đã bảo Trinity rằng bà sẽ thích không có một người da màu, mà với việc đó Trường đáp lại bằng việc đề nghị đưa bà ra khỏi tất cả danh sách các chủ nhà. Bà đã hoảng loạn với việc này và nói bà không hề có sự phản đối bất kỳ ai. Quan chức lưu trú có lẽ đã có một chút vui đùa khi đó trong việc gửi ngay lập tức một người da màu không thể chối cãi tới nhà bà.

Hóa ra là sự sợ của Bà Hanger về những người da màu đã có cơ sở duy lý nào đó trong sự hiểu của bà về khoa học. Vào ngày đầu tiên của tôi, sau khi chào mừng tôi nồng hậu, bà đã bật ra câu hỏi. ‘Màu da của cậu sẽ có tróc ra trong bồn tắm – ý tôi nói trong một bồn tắm thực sự nóng?’ Tôi đã phải trấn an bà rằng màu da của tôi dày dạn và bền một cách dễ chịu. Rồi bà giải thích cho tôi điện hoạt động thế nào, và tôi có thể được nhìn thấy ra sao từ bên ngoài trong một phòng được chiếu sáng tốt nếu tôi không kéo rèm, ngay cả khi cái tôi thấy bên ngoài là tối. Một khi những vấn đề này được giải quyết, tất cả những cố gắng của bà đã tập trung vào làm cho cuộc sống của tôi vui vẻ hơn và tốt hơn. Sau vài ngày, bà xác định rằng tôi quá gầy (một suy nghĩ hoài niệm đến thế nào với tôi ngày nay) và hết sức suy dinh dưỡng, cho nên bà đã đặt sữa đầy đủ chất béo cho tôi để uống. ‘Cậu phải uống thứ này, Sen, mỗi buổi sáng, cho tôi – ít nhất một cốc: chúng ta phải thêm sức cho cậu.’

3

Vào ngày đầu tiên của tôi ở Cambridge, khi tôi vẫn ở Park Parade, tôi đã đi tìm trường tôi và đến trước Cổng Lớn của Trinity, đứng uy nghi và cao, hệt như tôi đã thấy trong các bức ảnh. Tôi biết mang máng rằng Cổng Lớn của Trinity có trước bản thân Trinity College, vì ban đầu nó được xây dựng trong thời kỳ của trường King’s Hall, được thành lập trong năm 1317. Trong năm 1546 vua Henry VIII thành lập Trinity College bằng việc hợp nhất hai trường có trước: King’s Hall và Michaelhouse. Thực ra, King’s Hall là trường đại học cổ thứ hai ở Cambridge, sau trường Peterhouse. Với sự hợp nhất đó, các cổng của King’s Hall trở thành Cổng Lớn của Trinity. Không chỉ là lịch sử đặc biệt của cổng lớn đó (tên King’s Hall được khắc bằng tiếng Latin trên Cổng Lớn của Trinity), nhưng cũng là vẻ đẹp tao nhã mà tôi đã thấy ấn tượng đến vậy từ chính cái nhìn đầu tiên của tôi về nó.

Tôi đã lẻn qua cửa nhỏ hơn trong hai cửa của Cổng Lớn – cửa lớn hơn bị đóng, như nó thường bị. Đầu tiên tôi đi đến Nhà của người Gác cổng, ngay phía sau Cổng. Những người gác cổng đã hết sức niềm nở và bày tỏ sự vui sướng khi thấy tôi, cùng với sự ngạc nhiên nào đó rằng tôi không phải là người Trung quốc. Phó Gác cổng Trưởng nói, ‘Chúng tôi đã có vài ông Sen từ Trung Quốc, nhưng họ đều muốn được gọi bằng tên riêng của họ.’ ‘Ông cũng có thể gọi tôi bằng tên riêng của tôi,’ tôi nói, ‘và không có Mr.’ Người Gác Cổng lắc đầu và nói với một tiếng cười, ‘Không thế được. Hơn nữa, tôi đã thấy tên riêng của anh, và sẽ dễ hơn nhiều cho chúng tôi để dùng Mr Sen.’ Ông tiếp tục cho tôi một bản đồ nhỏ về College và chỉ ra cái gì ở đâu.

Rồi tôi đi đến nhà nguyện, và đã thấy lịch sử của College ở đó trong ba chiều trước mặt tôi – một tượng của một Isaac Newton suy ngẫm bên cạnh những tượng khác của Francis Bacon và Thomas Macaulay, cùng với những đài kỷ niệm cho nhiều danh nhân Trinity khác. Nhưng, có lẽ quan trọng nhất, lần đầu tiên tôi thấy tên của tất cả các thành viên của College mà đã thiệt mạng trong Chiến tranh Thế giới thứ Nhất được khắc trên các tường của nhà nguyện. Tôi đã bị ấn tượng bởi số thương vong khác thường. Tôi hầu như không thể tin bao nhiêu người của Trinity đã ngã xuống, và thử tính đến sự thực rằng họ đều đến ‘từ chỉ một trường, từ một nhóm tuổi cá biệt, trong một cuộc chiến tranh kéo dài chỉ bốn năm’. Đã có nhiều tên từ 1914–18 đến mức chỗ đã phải tìm trong tiền sảnh nhà nguyện cho những người ngã xuống trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Mặc dù tôi đã biết những con số thô, tôi chẳng bao giờ đánh giá đủ quy mô của sự tàn sát. Tôi đã phải ngồi xuống một trong những ghế gỗ dài trong nhà nguyện, thử hiểu tính tàn bạo liên quan. Vào lúc Chiến tranh Thế giới thứ Hai đến, các nhà lãnh đạo của hầu hết các nước đánh nhau đã tìm được những cách để chuyển số lượng lớn thương vong sang dân thường – từ Coventry và Dresden đến Hiroshima và Nagasaki.

Chính trong trạng thái hơi bị lung lay này mà tôi quay lại vẻ đẹp của Great Court (Sân Lớn), và rồi, quá các màn che, đã thấy lần đầu tiên sự tao nhã ngoạn mục đến ngộp thở của Nevile’s Court, được thiết kế bởi Sir Christopher Wren. Thư viện Wren, mà nằm trên một bên của Nevile’s Court, là một trong những tòa nhà đẹp nhất tôi đã từng thấy. Khi tôi đi vào bên trong Thư viện Wren và thấy những kệ sách cổ, và nhìn ánh nắng đến qua những cửa sổ cao, tôi tự hỏi liệu sẽ có thật là có thể để xem một chỗ đẹp tuyệt vời như vậy như nơi làm việc hàng ngày của người ta.

‘Anh là một trong những sinh viên mới?’ một phụ nữ trẻ hoạt bát hỏi, cô rõ ràng thuộc về nhân viên của thư viện. ‘Tôi chưa nhận ra đầy đủ rằng mùa hè đã qua và kỳ học sắp bắt đầu. Hãy để tôi chỉ cho anh những nơi quan trọng,’ mà cô đã làm với hiệu quả. Tôi đã tự hỏi mình liệu có thể có bất cứ thứ gì hấp dẫn hơn khả năng làm việc trong một chỗ như vậy – với sự lựa chọn thời gian riêng của mình. Tôi dự đoán rằng tôi sẽ ở đó rất thường xuyên. Trong khi tôi đã sai nhiều thứ, thứ này tôi đã hoàn toàn đúng.

4

Sáng hôm sau tôi đi gặp tutor (thầy phụ trách) của tôi, Mr John Morrison, người đầy vui vẻ và tiếp đón nhiệt tình. Một tutor trong một trường Cambridge không dạy bạn, nhưng phụ trách đời sống ở trường của bạn và bảo bạn đi gặp ai cho việc dạy đại học của bạn. Morrison không phải là một nhà kinh tế mà là một nhà cổ điển nổi tiếng và một học giả trứ danh về Hy Lạp cổ. Ông hỏi tôi về chuyến đi của tôi và về chỗ ở tại Cambridge, và cũng bảo tôi rằng tôi phải đi và hặp Mr Sraffa, người sẽ là Giám độc Học tập của tôi – người chịu trách nhiệm về những dàn xếp dạy học của tôi và sẽ gửi tôi đến những người sẽ giám sát việc học của tôi.

Như một phần của sự chào mừng của ông, Mr Morrison cũng mời tôi một chút rượu sherry, mà tôi từ chối. Ông nói, ‘Không sao đâu – tiếp tục làm việc đi, nhưng anh phải đến buổi tiệc sherry của tôi vài ngày nữa – tôi sẽ gửi anh một thiếp.’ Tôi đã xuất hiện trong bữa tiệc đó và gặp một số bạn sinh viên có cùng tutor của tôi. Nhưng nếu vấn đề tránh một chất lỏng đã là việc tránh né sữa đầy đủ chất béo do Bà Hanger dàn xếp ở Đường Priory, bây giờ tôi đối mặt với một vấn đề khác. Mr Morrison đưa cho tôi một cốc to sherry ngọt. Sherry là một thức uống tôi rất ghét, và sherry ngọt với một cảm giác ghét còn mạnh hơn. Nhưng tôi quá nhát để nói với ông, như thế tôi đã phải tìm một bình hoa trong lối đi giữa hai phòng của ông. Khi ông thấy tôi với một ly trống, Mr Morrison ngay lập tức rót đầy nó lần nữa. Như thế sau một chút lưỡng lự tôi đi qua lối đi một lần nữa. Sau đó tôi đã lấy can đảm để nói với ông, ‘Rất cảm ơn, nhưng không thêm nữa thưa ông.’ Trong lần thăm sau của tôi đến các phòng ông tôi đã khá lo lắng kiểm tra liệu cây hoa có vẫn ở đó và nguyên vẹn không. May thay, nó đang nở hoa.

Khi tôi đi đến gặp Giám đốc Học tập của tôi, Piero Sraffa, vào 10 giờ sáng ở Nevile’s Court vào buổi sáng thứ hai của tôi ở Trường, ông đã xong bữa sáng của ông nhưng vẫn đang sửa soạn, ông bảo tôi, để hoàn toàn tỉnh lại. Ông yêu cầu tôi quay lại sau một giờ, và tôi đã quay lại. Ông thông báo với tôi rằng người giám sát trực tiếp của tôi sẽ là Mr Kenneth Berrill, một Fellow trẻ tại St Catherine’s College. Đã hóa ra rằng tôi đã hết sức thích thú làm việc với Berrill, và hình thành một tình bạn rất tốt với ông, nhưng vào thời khắc đó tôi đã thất vọng. Tôi đến Trinity để làm việc dưới sự hướng dẫn của Maurice Dobb và bản thân Sraffa. Sự thất vọng của tôi đã không thể được che đạy. Sraffa rất tình cảm, nhưng đã trấn an tôi, ‘Anh sẽ thích Ken Berrill – một nhà kinh tế học rất thông minh và một sử gia kinh tế tuyệt vời. Nhưng cứ đi và trò chuyện với Maurice Dobb nữa, và hãy nhớ anh có thể đến và gặp tôi bất cứ khi nào.’

Những sự giám sát hàng tuần với Ken Berrill đã tiến triển rất tốt (như dự kiến), nhưng tôi đã gửi một tin cho Maurice Dobb và đến thăm ông. Tôi không chắc ông thích bao nhiêu sự thực rằng tôi có ý kiến về một số trong những bài viết của ông, và ông bày tỏ sự ngạc nhiên rằng tôi đã có thể đọc chúng trong khi ở Calcutta xa xôi. Trong nhiều năm của tôi ở Trinity College, khi Maurice Dobb trở thành một bạn thân, ông thường nói với tôi rằng ông ngạc nhiên bởi cái ông mô tả như ‘sở thích kỳ quái của cậu trong việc đọc’. Trong năm thứ hai của tôi Maurice trở thành người giám sát chính của tôi, mặc dù College cũng đã dàn xếp cho tôi để gặp Aubrey Silberston cho các bài học về nền kinh tế Anh (sự dốt nát của tôi về chủ đề đó, tôi nghĩ, đã rõ ràng ngay lập tức đối với tất cả mọi người). Aubrey cũng trở thành một bạn thân – một tình bạn kéo dài cho đến cái chết của ông trong năm 2015. Đôi khi tôi ngạc nhiên về tốc độ mà với nó tôi đã kiếm được các mentor (những người thầy).

5

Khi Piero Sraffa bảo tôi đến và gặp ông bất cứ lúc nào, tôi không chắc ông thực sự kỳ vọng gặp tôi khá thường xuyên như ông đã nói. Trong thực tế tôi coi ông như một người giám sát thêm. Ngoài các bài học về kinh tế học tôi học từ ông ra, ông đã giới thiệu cho tôi vài thứ rất thú, kể cả giá trị của ristretto (dòng đầu tiên của cà phê espresso mà xuất hiện trong vài giây ban đầu, sau đó bạn phải ngừng dòng chảy). Đấy đã là một cái làm thay đổi sở thích của tôi. Nó đã gần khai sáng như lời khuyên đầu tiên của ông cho tôi về vì sao tôi phải nghi ngờ ít nhất một số kinh tế học Cambridge.

Sraffa bảo tôi: ‘Bây giờ anh đến một chỗ nơi các nhà kinh tế học luôn luôn thích đề xuất các lý thuyết mới, mà có thể hay có thể không là một thứ xấu, nhưng anh phải hiểu rằng không nhà kinh tế học Cambridge nào nghĩ công việc được hoàn tất cho đến khi lý thuyết của họ được đúc kết thành một khẩu hiệu một-dòng. Đó là cái anh phải cố tránh – dù khó ở Cambridge.’ Đấy đã tỏ ra là một lời khuyên rất hữu ích, đặc biệt khi lèo lái qua một bãi mìn của các khẩu hiệu trong kinh tế học Cambridge.

Muộn hơn, khi tôi trở thành một Prize Fellow của Trinity, tôi có rất nhiều cơ hội để trò chuyện với Sraffa và hiểu vai trò của ông trong việc kéo Wittgenstein từ tư duy của ông trong Tractatus theo hướng một sự tập trung tiên phong vào các quy tắc ngôn ngữ – một sự thay đổi mà cũng đã thu hút bạn của Sraffa là Antonio Gramsci. Tôi sẽ quay lại cuộc tranh luận đó muộn hơn.

Tôi cũng học được cái gì đó từ Sraffa về sự tự-xem xét kỹ mình (self-scrutiny) và sự tự-phê bình (self-criticism). Tôi khá hồi hộp khi, như một sinh viên, tôi tìm thấy một sai lầm rõ ràng trong một tiểu luận của một nhà kinh tế học nổi tiếng đăng trong The Economic Journal – một tạp chí hàng đầu trong môn học của chúng tôi. Tôi đã viết một bài bác bỏ, mang nó đến cho Sraffa và hỏi ông liệu ông nghĩ The Economic Journal sẽ có đăng nó. Piero ngó vào bài báo bị sai trong tạp chí và rồi vào bài bác bỏ của tôi, và nói, ‘tôi e sợ họ sẽ dứt khoát đăng nó.’ Ông tiếp tục để nói thêm, ‘Anh không được đi theo cách đó. Anh muốn bắt đầu các công bố hàn lâm của anh với một sự sửa chữa – dù nó có thể hay – về một vấn đề tầm thường như vậy ư?’ Cố gắng đầu tiên của tôi để được công bố trong một tạp chí chuyên nghiệp đáng kính như thế đã bị cản trở, nhưng tôi rất mang ơn Sraffa rằng ông đã cản tôi khỏi phạm một sai lầm nghiêm trọng về sự đánh giá cái gì tôi có thể công bố một cách hợp lý.

6

Các thầy giáo của tôi tại Trinity là các nhà kinh tế học rất giỏi và mỗi người độc đáo – và truyền cảm hứng – theo những cách riêng biệt của họ. Nhưng họ đã không đồng ý với nhau. Dennis Robertson có những sự đồng tình Tory (nhóm bảo thủ), nhưng bảo tôi rằng ông bỏ phiếu cho Liberal (cánh Tự do hay Khai phóng). Sraffa và Dobb đã thiên tả rất nhiều – Dobb, thực ra, là đảng viên của Đảng Cộng sản Anh. Cả ba người đã rất hòa thuận với nhau bất chấp những sự khác biệt quan trọng này.

Khi Robertson ban đầu truyền đạt cho Dobb lời mời cho một việc làm tại Trinity, Dobb chấp nhận ngay lập tức, nhưng – tôi được Sraffa bảo – đã cảm thấy bắt buộc để viết cho Robertson ngày hôm sau: ‘Khi anh đưa ra cho tôi lời mời việc làm, tôi đã không nói với anh, vì thế tôi xin lỗi, rằng tôi là một đảng viên của Đảng Cộng sản Anh, và nếu vì việc đó anh muốn rút lại lời mời ân cần cho tôi, tôi muốn anh biết rằng tôi sẽ không vì thế mà đối chọi với anh.’ Dobb đã nhận được sự đáp lại một câu từ Robertson: ‘Dobb thân miến, chừng nào anh báo trước cho chúng tôi hai tuần trước khi làm nổ tung nhà nguyện, thì mọi thứ sẽ ổn thôi.’

Cái đã dự dịnh là ở hai năm tại Trinity cho một bằng cử nhân kiếm được nhanh (tiếp tục từ cái tôi đã học ở Calcutta) đã kết thúc như thời kỳ đầu mười năm của tôi ở đó, từ 1953 đến 1963 – đầu tiên như một sinh viên, rồi như một nghiên cứu sinh, rồi một Prize Fellow và cuối cùng một Giảng viên và Staff Fellow. Ngay cả sau khi tôi rời Trinity trong năm 1963, nó đã vẫn là cơ sở của tôi mỗi khi tôi đến Cambridge.

Muộn hơn nhiều – bốn mươi lăm năm sau khi tôi lần đầu tiên qua nó – tôi đứng trong trang phục chính thức bên ngoài Cổng Lớn được đóng chắc. Tôi đã phải gõ cửa ba lần trên cổng đi bộ nhỏ ở một bên Cổng Lớn. Người Gác cổng Trưởng mở cổng nhỏ và hỏi, ‘Ngài là ai?’ Mà tôi phải đáp lại – một cách tự tin như tôi có thể tập trung – ‘tôi là Hiệu trưởng mới của College.’ Người Gác cổng Trưởng sau đó hỏi, ‘Ngài có chứng thư?’ (thư từ Nữ hoàng chỉ định tôi làm Hiệu trưởng Trinity). Tôi phải trả lời, ‘Vâng, tôi có,’ và đưa nó cho ông. Người Gác cổng Trưởng sau đó đóng cửa nhỏ lại sau khi nói với tôi rằng tất cả các Fellow đã tụ tập trong Sân Lớn để kiểm tra tính xác thực của văn bản. Chứng thư sau đó, tôi hiểu, được chuyển quanh cho sự kiểm tra của các Fellow, trong khi tôi la cà bên ngoài Cổng Lớn. Sau khi tính xác thực của văn bản hoàng gia được xác lập, cửa lớn của Cổng Lớn được mở ra và Hiệu Phó tiến về phía trước, ngả mũ của ông và nói với tôi, ‘Chào mừng, Hiệu trưởng.’ Sau khi được giới thiệu cho các Fellow (nhiều trong số họ tôi đã biết rồi, tất nhiên), tôi phải đi chầm chậm đến nhà nguyện để được nhậm chức trong một nghi lễ khá duyên dáng.

Khi tôi đợi bên ngoài Cổng Lớn cho các Fellow để kiểm tra tính xác thực của sự bổ nhiệm của tôi, tôi đã không thể không nhớ lại lần bước vào đầu tiên của tôi trong tháng Mười 1953 qua cửa nhỏ của Cổng Trinity. Muộn hơn, khi nghi lễ nhà nguyện tiếp diễn, tôi lại ngó đến tên trên các đài tưởng niệm, những tên tôi đã thấy trong ngày đầu tiên của tôi ở College. Bây giờ đã có một mối ràng buộc liên kết tôi với những người Trinity đã ngã xuống, đã bị giết trong một cuộc chiến tranh Âu châu hoàn toàn không cần thiết, trước xa khi tôi được sinh ra tại một vùng đất xa xôi.

Những sự phức tạp của nhiều bản sắc của chúng ta đã chỉ vừa trở nên rõ hơn đối với tôi khi các mối ràng buộc của tôi với Trinity – và nước Anh – mở rộng. Chúng bắt đầu ở Hội đồng Anh trên Đường Nhà hát ở Calcutta và đã tiếp tục khi tôi lo lắng lên tàu SS Strathnaver ở Bombay. Khi tôi bước qua các cổng của Trinity, tôi có thể cảm thấy chúng tiến lên thêm, cùng với một sự gắn bó mạnh mẽ và một cảm giác đặc biệt về sự thuộc về.

17. Các bạn và Các giới

1

Khoản đầu tư đầu tiên – và trong một thời gian khoản duy nhất – của tôi ở Cambridge là mua một xe đạp. Đi bộ đến Trinity và đến trung tâm Đại học từ Đường Priory tốn thời gian dài. Tôi cũng cần tới các phần khác nhau của thành phố – để thăm các đại học khác, để dự các bài giảng, để đến các thư viện, để gặp các bạn tôi và để đi tới các cuộc tụ họp, xã hội và văn hóa. Đáng tiếc ngân sách của tôi đã không cho phép tôi mua một xe đạp với hộp số. Tôi mua một xe đạp cũ, đơn giản, không có hộp số – và đã tự an ủi rằng đi lên Đồi Castle trên đường trở về nhà trọ của tôi ở Đường Priory trên chiếc xe cổ này sẽ cho tôi đúng sự luyện tập cần thiết.

Tôi gặp Mahbub ul Haq từ Pakistan ngay cả trước khi tôi xoay xở để có được một xe đạp – anh đã ở trường King’s, đi bộ một đoạn ngắn từ Trinity, và chúng tôi gặp nhau trong khi tôi đi đến bài giảng Cambridge đầu tiên tôi đã từng dự. Học kỳ vừa mới bắt đầu và tôi vội vã dọc theo đường King’s Parade để nghe Joan Robinson, nhà kinh tế học nổi tiếng mà cuốn sách của bà The Economics of Imperfect Competition [Kinh tế học Cạnh tranh Không hoàn hảo] (1933) tôi đã đọc với nhiều sự ngưỡng mộ ở Calcutta, và bài giảng của bà tôi khao khát để nghe. Đã là một buổi sáng mùa thu đẹp, và Mahbub, ăn mặc lịch thiệp (quả thực tươm tất), rảo bước dọc đường King’s Parade trên đường đi của anh tới bài giảng của Joan Robinson, giống tôi.

Cả hai chúng tôi đã muộn một chút (Joan Robinson, thực ra, còn muộn hơn) và chúng tôi bắt đầu nói chuyện trong khi giữ nhịp độ của chúng tôi. Thật là may mắn cho tôi rằng cuộc trò chuyện mà bắt đầu hơi hết hơi trong cuộc gặp gỡ đó trong tháng Mười 1953 đã tiếp tục suốt đười chúng tôi, đến tận cái chết đột ngột và bi thảm của Mahbub trong năm 1998. Bên ngoài các phòng học, khi chúng tôi đi bộ cùng nhau trên vùng Backs [sau các đại học] bên cạnh sông Cam, hay trò chuyện trong phòng của anh hay của tôi, chúng tôi đã càu nhày về kinh tế học dòng chính. Vì sao nó ít quan tâm đến vậy tới đời sống của con người? Mahbub và tôi đã không chỉ quý lẫn nhau (và, muộn hơn, tôi sẽ biết kỹ người vợ linh hoạt của anh Bani, hay Khadija – một người Bengali từ Đông Pakistan) mà chia sẻ nhiều mối quan tâm trí tuệ. Công việc tiên phong của Mahbub trong việc khởi động các Báo cáo Phát triển Con người (Human Development Reports) trong năm 1990 đã phản ánh sự đam mê của anh – một sự say mê có lập luận chặt chẽ hoàn toàn – để mở rộng độ phủ của kinh tế học.

Lal Jayawardena từ Sri Lanka cũng đã ở trường King’s. Lal và tôi cũng hình thành một tình bạn suốt đời, kết hợp tình cảm với một sự cam kết chung để thử mở rộng tầm với của tư duy kinh tế. Nhiều năm sau Lal tạo hình dáng cho sự cam kết đó với tư cách giám đốc sáng lập của viện nghiên cứu của Đại học Liên Hiệp Quốc ở Helsinki, được thành lập trong năm 1985. Trong một thời gian, tôi đã làm việc với ông ở đó, nhưng ngay cả trước đó tôi đã giúp ông chọn một tên thích hợp cho viện của ông. Chúng tôi đã thống nhất về World Institute for Development Ecomonics Research (Viện Thế giới cho Nghiên cứu Kinh tế học Phát triển), mà được nhận ra một cách thú vị bởi sự viết tắt của nó, WIDER [cũng có nghĩa là RỘNG HƠN]– một sự mô tả khéo của cái Lal đã muốn từ kinh tế học và các khoa học xã hội. Khi tôi nhìn lại vài trong số sáng kiến toàn cầu mà tôi đã dính líu đến, tôi nhận ra mình đã may mắn đến thế nào để gặp với tư cách các sinh viên những người mà cuối cùng thành lập và lãnh đạo chúng – đặc biệt Mahbub và Lal.

Còn một lý do nữa để đến trường King’s thường xuyên trong vài tuần đầu của tôi là để nói chuyện với Michael Bruno từ Israel, khi đó học toán, nhưng sẽ chuyển sang kinh tế học không lâu sau đó. Gia đình Do Thái của anh đã rời nước Đức trong năm 1933, khi anh một tuổi, kịp để tránh sự giết chóc hàng loạt tiếp sau. Bruno là một nhà kinh tế học xuât sắc, và giữa các vai trò khác đã phục vụ như một Thống đốc thành công nổi bật của Ngân hàng Trung ương Israel. Với tư cách Chủ tịch Hội Kinh tế Quốc tế, khi ông phải dàn xếp Hội nghị Thế giới của Hội, ông đã dũng cảm – và thành công – tổ chức nó ở Nhà nước Arab Tunisia, bác bỏ một số đề xuất thay thế từ châu Âu và Mỹ. Căn cứ vào hoạt động chính trị dân chủ và thiên tả của ông, chúng tôi đã thống nhất về nhiều vấn đề trên thế giới, nhưng bất đồng về cái chắc xảy ra với các cư dân Arab của Palestine.

Michael đã rất tận tâm với hòa bình và sự khoan dung nhưng ông đã, chao ôi, quá lạc quan về tình hình Israel–Palestine. Với kinh nghiệm của tôi về sự chém giết Hindu–Muslim khủng khiếp của những năm 1940, tôi đã rất biết là dễ đến thế nào để gây ra sự thù nghịch và bạo lực bởi việc thổi ngọn lửa chia rẽ trong những cuộc đối đầu bản sắc được gây ra một cách nhân tạo. Khi Michael và tôi tranh luận về Palestine trong những năm 1950, tôi hy vọng rằng sự lạc quan của ông sẽ được chứng minh. Không mang lại cho tôi niềm vui nào rằng sự bi quan của tôi đã tỏ ra đúng.

2

Bất chấp sự làm quen của tôi với nhiều sinh viên bên ngoài Trinity, giới quen biết chính của tôi trong năm đầu tiên đã ở bên trong College. Các bạn đại học của tôi gồm vài nhà toán học rất lý thú, đặc biệt David Epstein từ Nam Phi và Allan Hayes. Cũng có các sử gia – một trong số đó, Simon Digby, đã trở thành một học giả chính của Islam học, rất được ngưỡng mộ ở Ấn Độ và Pakistan. (Ông anh William Digby đã lên án một cách nổi tiếng sự cai trị Anh vì tạo ra nghèo khổ ở Ấn Độ.) Và tôi rất may mắn để gặp, ít nhiều ngay lập tức, Ian Hacking, người muộn hơn đã có một ảnh hưởng lớn đến triết học. Tôi đã có khả năng dựa vào tình bạn của chúng tôi suốt đời tôi.

Tôi thấy rằng tôi thường quanh quẩn với một nhóm sinh viên nước ngoài vừa mới đến những người đã dàn xếp những buổi tụ tập đều đặn, chẳng ai trong số đó đặc biệt yên lặng. Đã có Salve Salvesen từ Na Uy, Jose Romero từ Philippines, Hisahiko Okazaki từ Nhật Bản (được biết đến như Chako đối với chúng tôi) và một số người khác trong nhóm rất sôi động đó. Họ, để nói bớt đi, đã không thu hút ghê gớm vào việc học của họ (có lẽ với ngoại lệ của Chako), mà hợp với tôi, và chúng tôi đã dành nhiều giờ tán gẫu trong các nhóm lớn và nhỏ. Đôi khi Anand Panyarachun từ Thái Lan nhập bọn chúng tôi, một nhà tư tưởng cực kỳ tài năng, mà đã ở Trinity một năm rồi khi chúng tôi các tân sinh viên đến.

Trong cuộc đời muộn hơn của họ, các thành viên của lũ sinh viên nước ngoài Trinity đã có những sự nghiệp thành công. Anand đã hai lần trở thành Thủ tướng Thái Lan. Chako đã là một nhà ngoại giao hàng đầu, và trong một thời gian đã đứng đầu cơ quan ngoại giao của Nhật Bản. Sau khi về hưu, ông trở thành Giám đốc của Viện Okazaki ở Tokyo, được đặt tên để vinh danh ông. Joe Romero đã trở thành một đại sứ. Muộn hơn nhiều, thăm tôi tại tư Dinh của Hiệu trưởng, ông bảo tôi rằng ông có khó khăn điều chỉnh nào đó với vai trò mới của tôi ở College. (‘Cái gì đã xảy ra với sự nghi ngờ của anh về các quy tắc và các quy định?’) Joe đã tiếp tục tích cực trong nhiều định chế học tập, truyền thông và hoạt động xã hội ở Philippines sau sự về hưu chính thức của ông.

Chiến tranh Thế giới thứ Hai vẫn còn sống động trong ký ức của mọi người trong năm 1953. Những quan điểm về nó đã khá khác nhau giữa các bạn Á châu của tôi – thí dụ giữa những người Nhật và những người từ Philippines. Tất nhiên, điều đó là không ngạc nhiên. Chako được các bạn của chúng tôi mô tả như ‘bảo thủ’, mặc dù tôi đã không chắc chắn điều đó có nghĩa là gì ở Nhật Bản sau-chiến tranh bị Mỹ kiểm soát. Trong cuộc trò chuyện dài đầu tiên của chúng tôi, trong Junior Parlour (Phòng khách cấp Thấp) của Trinity, anh đã hỏi tôi liệu tôi có biết về ý kiến bất đồng mà luật gia Ấn Độ Radhabinod Pal đưa ra trong phán quyết của tòa án quân sự quốc tế về các tội ác chiến tranh Nhật bản.

Tôi biết kỹ phán quyết, vì nó được thảo luận nhiều ở Ấn Độ. Thẩm phán Pal – một mình giữa nhóm các thẩm phán (mặc dù các thành viên Pháp và Hà lan của tòa án đã bày tỏ sự đồng cảm nào đó với những phần của phán quyết của ông) – đã thấy các bị cáo không phạm các tội chiến tranh nghiêm trọng nhất (được gọi là ‘hạng A’). Pal đã nghi ngờ tính chính đáng của tòa án được những người chiến thắng của chiến tranh dựng lên cho việc xét xử các lãnh đạo quân sự bị đánh bại phù hợp với các tội ác chiến tranh ‘hạng A’ mới được quy định, mà được công bố ‘ex post facto (hồi tố)’. Ông đã không phủ nhận rằng một số hành động Nhật là khủng khiếp, kể cả thảm sát Nam Kinh – ông thậm chí đã mô tả vài hành động của quân đội Nhật như ‘quỷ quái và tàn ác’ – nhưng ông đã muốn những hành động kinh khủng này được mô tả như ‘các tội ác chiến tranh’ thuộc loại tiêu chuẩn hơn, phổ biến trong hầu hết các cuộc chiến tranh. Ông cũng cho rằng việc sử dụng bom hạt nhân ở Hiroshima và Nagasaki đã cũng là các tội ác chiến tranh.

Tuyên bố bất đồng của thẩm phán Pal đối với phán quyết tòa án, được đưa ra trong năm 1946 (ngay trước sự độc lập của Ấn Độ), tất nhiên đã bị cấm ngay trong những ngày tranh tối tranh sáng của Ấn Độ thuộc Anh, và được công bố đầy đủ chỉ sau khi Raj chấm dứt. Tôi đã chẳng bao giờ đọc toàn bộ văn bản về sự bất đồng của Pal (tôi đã bám vào tóm tắt sau khi thấy rằng ý kiến bất đồng thực sự đã dài 1.235 trang), nhưng trong những ngày sinh viên của tôi ở Calcutta chúng tôi đã thảo luận các lý lẽ chính, như được tường thuật trong báo chí, trong nhiều dịp ở quán cà phê College Street. Chako nói anh ngạc nhiên – và hài lòng – rằng tôi đã biết các lý lẽ của Pal. Tôi đã phải nói với anh rằng tôi đồng ý chỉ một phần với Pal, đặc biệt về vấn đề tội ác của các hành động Đồng minh ở Hiroshima và Nagasaki.

Nếu ký ức của tôi về sự bất đồng của Thẩm phán Pal vẫn sống động, chính là bởi vì nó đã là chủ đề gây chia rẽ đến vậy. Những người Ấn Độ đã hài lòng để thấy Nhật Bản, một cường quốc Á châu, nổi lên để nhận lời thách đố của những kẻ thực dân Âu châu. Ngoài ra, Quân đội Quốc gia Ấn Độ, do Netaji Subhas Chandra Bose gây dựng, từ binh lính của Quân đội Ấn Độ thuộc Anh những người đã đầu hàng Nhật bản và rồi đã chiến đấu ở bên những người Nhật, đã có một vị trí tích cực trong một phần của trí tưởng tượng chính trị Ấn Độ. Cuối cùng, việc Đồng minh sử dụng bom nguyên tử chống lại Nhật Bản đã gây ra sự ghê rợn vô cùng trong đầu óc của hầu hết những người Ấn Độ.

Bản thân những người Nhật cũng đã xem trọng Thẩm phán Pal, mặc dù trong năm 1953 sự ủng hộ đó đã không được nói rõ ràng nhiều. Muộn hơn, trong năm 1966, Hoàng đế Nhật Bản trao cho ông Huân chương Báu vật Thiêng liêng, và bây giờ có hai đài kỷ niệm dành cho ông ở hai đền Nhật bản (đền Yasukuni và đền Kyoto Ryozen Gokoku). Trong năm 2007, Thủ tướng Shinzo Abe đã ghé thăm con trai của Thẩm phán Pal, Prasanta (bản thân ông là một luật sư xuất sắc), ở Calcutta trong một cuộc thăm thành phố một ngày.

Chako và tôi cũng đã nói chuyện về nhiều thứ khác như con đường của Đạo Phật đến Nhật Bản (qua Triều Tiên, không phải qua Trung Quốc, như đôi khi được giả thiết) và những thứ ít quan trọng hơn, không thể tránh khỏi về cái chúng tôi nghĩ về những người chúng tôi đã gặp. Chako khi đó vào lúc đầu của sự nghiệp ngoại giao của anh đã và đã không có sự nghi ngờ nào trong đầu óc tôi rằng anh sẽ mang trí thông mính sắc sảo của anh cho sự nghiệp đó, dù là một quan điểm hơi dân tộc chủ nghĩa.

3

Salve Salvesen là một người Na uy với khiếu hài hước, mà với anh những cuộc trò chuyện đã luôn luôn vui và đôi khi cũng để làm bài học. Anh đã dành một phần nhỏ đến kinh ngạc thời gian của anh cho học tập (mà anh nghĩ là sự điên rồ ‘sách vở’), và đã vật lộn để thích thú kinh tế học, môn học chọn của anh. Mẹ của Salve, Sylvia, đến thăm con trai bà và đưa chúng tôi đến một bữa ăn tối tuyệt vời trong một quán ăn lạ lùng (một sự thay đổi đến thế nào từ đồ ăn tiêu chuẩn ở College), nơi bà thu hút chúng tôi trong những cuộc trò chuyện đầy sinh lực. Nhà Salvesen đến từ tầng lớp chóp bu của xã hội Na Uy và gần với gia đình hoàng gia, nhưng hoạt động chính trị của Sylvia cũng dính líu đến chủ nghĩa cấp tiến và sự can đảm, mà đã thấy sự biểu hiện không sợ hãi trong sự kháng cự lại sự thống trị Nazi của Na Uy trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Bà đã nói về những ngày chiến đấu chống lại sự chiếm đóng Đức của bà và về việc bà bị bắt nhiều lần. Trong lần cuối, bà bị tống vào trại tập trung Ravensbrück ở nước Đức, qua Hamburg. May thay, bà qua được thử thách đó và đã có khả năng làm một nhân chứng trong các phiên xử Hamburg Ravensbrück cho các tội ác chiến tranh vào cuối chiến tranh.

Tôi thấy cuốn sách của, Forgive – But Do Not Forget (Tha thứ, Nhưng Đừng Quên), mà chúng tôi đã thảo luận chi tiết một chút, rất cảm động. Nó đã chứa một thảo luận cực kỳ khôn ngoan về xử lý những kẻ phạm tội trong quá khứ thế nào những kẻ đã khủng bố cuộc sống của những dân thường. Mặc dù không so sánh được trực tiếp, những suy nghĩ của Sylvia đã cũng xác đáng với những quan hệ hậu-đế chế sau sự chấm dứt của Raj. Lúc đó – đầu những năm 1950 – chúng tôi ở giữa việc xây dựng lại các mối quan hệ Ấn-Anh. Muộn hơn tôi nhận ra các tư tưởng của bà đã có sự xác đáng lớn hơn cho các chiến lược cho Nam Phi hậu-apartheid, dưới sự lãnh đạo của Nelson Mandela và Desmond Tutu.

Trong khi Sylvia Salvesen đã chống-Nazi, bà hoàn toàn không phải là người chủ nghĩa xã hội và bà đã hết sức sợ ảnh hưởng của tư duy xã hội chủ nghĩa ở Na Uy sau-chiến tranh. Bà cười vanng khi bảo tôi, ‘Tôi gửi con trai tôi đến sự an toàn của Trinity College mang tính quý tộc xa khỏi những người xã hội chủ nghĩa Na Uy, và ngay lập tức College gửi nó để được dạy bởi ai đó từ Đảng Cộng sản Anh!’ Khi tôi kể chuyện đó cho Maurice Dobb, ông đã rất thích thú và nói, ‘tôi sẽ đảm bảo chắc chắn rằng Sylvia hiểu rằng cái Salve và tôi nói chuyện về là kinh tế học tân cổ điển tiêu chuẩn!’

4

Có lẽ tình bạn thân nhất tôi đã phát triển bên trong những ngày sinh viên Trinity của tôi đã là với Michael Nicholson, người mà tôi đã gặp trong năm đầu tiên, nhưng biết kỹ hơn rất nhiều trong năm thứ hai. Ngoài tính cách dễ mến và đầu óc lỗi lạc của anh ra, tôi bị ấn tượng bởi tính nhân văn và chủ nghĩa phổ quát của Michael. Chúng tôi nói chuyện rất nhiều về những mối quan tâm chung của chúng tôi khi chúng tôi là các sinh viên cùng nhau và may mắn thay mối liên lạc của chúng tôi đã tiếp tục trong những thập niên tiếp sau. Trong đời sống muộn hơn anh đã dính líu sâu vào việc tìm những cách để giải quyết những tranh chấp và những sự đụng độ giữa các quốc gia và các nhóm bằng những phân tích điều tra về bản chất và những nguồn gốc của các cuộc xung đột. Tôi đã rất vui khi anh đến thăm tôi tại Tư Dinh của Hiệu trưởng sau khi tôi chuyển về đó đầu năm 1998. Tôi hết sức buồn, Michael đã chết đột ngột vì ung thư trong năm 2001, không lâu sau một trong những cuộc viếng thăm của anh.

Michael, giống tôi, đã không mộ đạo, nhưng đến từ một gia đình Kitô rất mộ đạo ở Beverley, Yorkshire, gần Minster nổi tiếng. Khi tôi thăm nhà anh và ở với cha mẹ anh, những người hết sức tử tế, tôi thấy lòng nhân đạo Kitô có thể cảm động và sáng suốt đến thế nào. Nhưng một kết quả của cha mẹ Michael mộ đạo đến vậy là Michael đã phải đưa tôi sang làng bên cạnh cho vài ly trong một quán rượu, hơn là để được thấy trong một quán ở Beverley. Đó đã không phải là cái giá quá nặng để trả, tôi nghĩ, cho việc có cha mẹ tuyệt vời như vậy, những người có sự nồng hậu tự nhiên và thiện cảm mạnh cho tất cả những người họ gặp – và quả thực cho nhân dân khắp thế giới. Mẹ Michael làm bánh pudding Yorkshire ngon nhất tôi từng thưởng thức – để được ăn riêng như một món đầu tiên, tất nhiên.

Một bạn rất thân khác tại Trinity là một nhà Marxist Italia, Pierangelo Garegnani, người đến Trinity để nghiên cứu với Piero Sraffa, đến khoảng cùng thời như tôi đến. Tuy vậy, anh đã là một nghiên cứu sinh, không phải một sinh viên như tôi. Thế giới của chủ nghĩa Marx Italia đã làm tôi hết sức quan tâm, và chúng tôi có những cuộc trò chuyện thường xuyên. Pierangelo là một người hâm mộ Gramsci hết sức và đã bày tỏ sự hâm mộ của anh theo cách hơi Công giáo, với một bức hình Gramsci trên bàn của anh, dường như để mắt sít sao đến công việc của môn đồ của ông. Trong khi tôi là một người ngưỡng mộ hết lòng của Sraffa, Pierangelo còn nhiều hơn thế. Anh hầu như không cho phép sự chỉ trích kinh tế học của Sraffa, ngay cả khi sự phê phán đến từ một người vô cùng ngưỡng mộ, như trong trường hợp của tôi.

Tôi cũng phải nhắc đến ở đây tình bạn của tôi với Luigi Pasinetti, người đến Cambridge muộn hơn một chút, sau khi đã học đầu tiên ở Oxford. Anh và tôi đã có một sự gần gũi suốt đời mà vẫn hưng thịnh. Ngoài việc có những đóng góp lớn cho lý thuyết vốn và lý thuyết tăng trưởng kinh tế, Pasinetti đạt được những tiến bộ lớn trong việc hiểu kinh tế học tân-Keynesian, mà bắt đầu với Keynes nhưng đi xa hơn các ý tưởng của Keynes rất nhiều. Pasinetti đã quan tâm đến Marx (như hầu hết các nhà kinh tế học Italia thời đó), nhưng anh đã không là một nhà Marxist theo bất cứ nghĩa nào. Anh cũng rõ ràng đã bị ảnh hưởng bởi Sraffa và đã làm rất nhiều để làm cho quan điểm kinh tế Sraffian được hiểu – mà về nó tôi sẽ nói nhiều hơn chẳng bao lâu nữa.

5

Một nhà kinh tế học Italia khác, Nino (Beniamino) Andreatta, đã không phải là một Sraffian, cũng chẳng là một nhà Marxist, không ngay cả một Keynesian, mà đã theo đuổi kinh tế học dòng chính, truyền thống hơn như một học giả khách của Khoa Kinh tế học ở Cambridge. Ông cũng đã tích cực về mặt chính trị – ông sẽ trở thành một bộ trưởng Nội các trong một chính phủ Italia trung hữu, và muộn hơn sẽ truyền cảm hứng cho một Thủ tướng trung dung (centrist) của Italy, Enrico Letta. Ông đã là một trong những động lực chủ yếu của liên minh Ulivo (trung tả) trong năm 1996, cùng với Romano Prodi, và thử kháng cự sự lên nắm quyền lực chính trị của Berlusconi.

Tôi nồng nhiệt nhớ lại những cuộc trò chuyện tôi thường có với Nino. Ông đã có thiện cảm với sự những nghiệp cánh tả, nhưng thấy chúng, xét riêng, là quá cứng nhắc và, như một người có khiếu hài hước tốt, ông có thể bày tỏ sự ngờ vực của ông trong những giai thoại thú vị. Ông đã hết sức quan tâm đến Ấn Độ, muộn hơn ông đã viếng thăm nhân danh MIT để cho lời khuyên cho Ủy ban Kế hoạch, khi đó do Jawaharlal Nehru đứng đầu.

Chúng tôi đã tiếp tục những cuộc trò chuyện của chúng tôi khi ông đến Delhi, và như một người bài trừ thánh tượng dày dạn ông đã áp dụng sự nghi ngờ thông thường của ông đối với luận đề của tôi rằng ông có thể thấy những người hầu Ấn Độ của ông quá ngoan ngoãn. ‘Như thường lệ, anh sai, Amartya ạ,’ Nino bảo tôi vài ngày sau, ‘như tôi vừa xác nhận trong khi lắp một chuông gọi trong khu của những người hầu. Việc lắp đặt được làm khi Giana [vợ tôi] và tôi đi ra khỏi nhà, và khi chúng tôi về nhà và muốn kiểm tra liệu công việc điện đã hoàn tất chưa, thợ điện nói rằng nó đã hoàn tất, và còn hơn.’ Theo yêu cầu của người hầu của họ, Pradeep, một chuông nữa đã được lắp trong phòng khách Andreatta, với một nút ấn trong khu của những người hầu. Pradeep đã giải thích cho vợ Nino, ‘thưa Bà, việc này rất thuận tiện: khi Bà muốn Pradeep, Bà ấn nút trắng trong phòng khác của bà, và khi Pradeep muốn Bà, anh ta bấm nút trắng được lắp trong buồng anh.’ Ngoài việc cảm thấy được trấn an rằng bạn Nino của tôi đã không mất khiếu hài hước của ông bất chấp thành công của ông trong đời ra, tôi cũng thấy câu chuyện của ông về hai chiếc chuông khá cổ vũ cho tương lai của một Ấn Độ đang thay đổi.

6

Những người Nam Á đã hình thành một nhóm khá riêng biệt ở Cambridge trong những ngày sinh viên của tôi. Tôi biết hai người Ấn Độ rồi trước khi tôi đến, sau khi đã gặp họ trong thời gian họ thăm Calcutta: Prahlad Basu và Dipak (Hapan) Mazumdar, những người đến Cambridge một năm trước tôi. Tôi đã tìm họ không lâu sau khi đến và cả hai đã trở thành các bạn thân. Prahlad muộn hơn đi vào chính quyền và đã trở thành một trong những công chức hàng đầu ở Ấn Độ, còn Dipak trở thành một giáo viên như tôi – quả thực, chúng tôi đã là các đồng bạn giáo viên tại Trường Kinh tế học London trong những năm 1970. Dipak và tôi thường tụ tập lại với người vợ lấp lánh của anh, Pauline, một nhà nghiên cứu y khoa với một khiếu hài hước nhẹ nhàng.

Tôi biết nhiều người Ấn Độ và Pakistani khác và tụ tập với họ tại khuôn viên trường, hầu hết vào buổi tối. Aparna Mehta, người muộn hơn kết hôn với Prahlad, đã trở thành một bạn rất thân và ủng hộ và giống một thành viên gia đình nhiều hơn. Chị đã sống một phần thời thơ ấu ở Calcutta và nói tiếng Bengali trôi chảy. Chúng tôi thường tham vấn với nhau về các vấn đề tương ứng của chúng tôi. Các bạn của chúng tôi quyết định rằng chúng tôi đã hình thành một ‘xã hội hai người ngưỡng mộ lẫn nhau’, mặc dù có lẽ chính xác hơn để mô tả nó như ‘xã hội khuyên lẫn nhau’.

Một người Ấn Độ khác tôi biết kỹ là Dipankar Ghosh, một sinh viên luật rất thông minh mà cha anh, Dwarkanath Ghosh, đã là một trong các nhà kinh tế học hàng đầu ở Ấn Độ. Tôi biết gia đình, nhưng đã không gặp Dipankar cho đến khi tôi đến Cambridge. Anh đã học tại trường La Martinère College ở Calcutta, mà thu hút các sinh viên nói tiếng Anh thông thạo hơn lai lịch giáo dục của riêng tôi đã cho phép. Tôi đã ghé thăm Dipankar vào ngày kỳ học bắt đầu, và chúng tôi gặp nhau trong một nhà ăn Indo-Pakistani (được gọi tất yếu là ‘Taj Mahal’), ít nhiều đối diện với Cổng Lớn của Trinity. Dipankar đã học giỏi đáng kinh ngạc như một sinh viên luật tại Cambridge (mặc dù là khó để xác định khi nào anh thực sự học). Chúng tôi đã chia sẻ một nhóm của những người bạn chung mà đã tụ họp khá đều đặn.

Dilip Adarkar, con trai của một nhà kinh tế học hàng đầu khác ở Ấn Độ, đã thuộc về nhóm, và, mặc dù tôi đã không gặp anh cho đến năm thứ hai của tôi, chúng tôi đã nhanh chóng trở thành bạn thân. Trong những năm thứ hai và thứ ba chúng tôi đã làm nhiều thứ cùng nhau, kể cả một chuyến đi đến Na Uy, Thụy Điển, Đan Mạch, Đức và Hà Lan. Chúng tôi dựa vào sự gần gũi đó khi vợ tôi Nabaneeta và tôi muộn hơn đã thăm Đại học Stanford trong mùa hè năm 1961, nơi anh và vợ anh Chitra hoàn tất việc nghiên cứu sau đại học của họ.

Một số người Ấn Độ tôi biết kỹ cũng đã ở Trinity. Tôi nghĩ đặc biệt về Kumar Shankardass, người là một luật sư hàng đầu tại Tòa án Tối cao Ấn Độ ở Delhi – ông cũng đã phục vụ như Chủ tịch của Hộ Luật sư Quốc tế trong những năm 1980, và vẫn là một bạn thân. Cũng đã có Samir Mukherjee, người dành rất nhiều thời gian nghe nhạc jazz trong các chỗ ẩn náu khác nhau khắp thành phố. Khi tôi nói chuyện với anh cuối cùng ở Calcutta – hẳn đã phải hơn vài thập niên trước – tôi hiểu ra rằng sau khi hồi phục từ một cuộc vật lộn với bệnh bại liệt, anh chủ yếu chuyên tâm vào viết các vở kịch cánh tả cho các nhà hát Calcutta (mà thật gây ấn tượng, căn cứ vào lai lịch kinh doanh, tầng lớp trên, được anh hóa của gia đình anh). Em trai anh, Prabir, cũng ở Trinity (một người khác hết sức dễ thương), đã nghi ngờ mọi ý tưởng chính trị chúng tôi đã từng thảo luận.

7

Những người Ấn Độ và Pakistani đã trộn lẫn với nhau rất nhiều trong những ngày đó ở Cambridge, và trong khi không có Hội Ấn Độ hay Hội Pakistan nào, đã có một ‘Majlis’ (từ có nghĩa là một hội đồng trong tiếng Ba tư) hưng thịnh mà đã hoanh nghênh tất cả những người Nam Á. Nó đã gồm, giữa giới thân thiết của tôi, Rehman Sobhan từ Đông Pakistan (muộn hơn Bangladesh) và Mahbub ul Haq và Arif Iftekhar (có lẽ người tranh luận hay nhất tôi đã từng nghe) từ Tây Pakistan. Từ năm thứ hai của tôi Majlis đã trở thành một phần trung tâm của đời tôi và tôi đã theo Rehman Sobhan như Chủ tịch, tôi là Thủ quỹ của nó (bảo vệ quỹ không tồn tại của nó) trong nhiệm kỳ chủ tịch của Rehman. Rehman có lẽ là bạn thân nhất suốt đời tôi đã từng có, và Majlis có một vai trò trong việc liên tục đưa chúng tôi lại với nhau trong giữa -những năm 1950.

Chúng tôi đã tổ chức các cuộc họp chung với Majlis Oxford, và trong một dịp Rehman và tôi đi sang đó để tranh luận về Chiến tranh Lạnh với họ. Oxford được đại diện tốt bởi Kamal Hossain, người đang học luật và muộn hơn trở nên rất tính cực trong sự hình thành của Bangladesh; ông đã trở thành Bộ trưởng Ngoại giao đầu tiên của Bangladesh độc lập trong năm 1971. Kamal đã nói với chúng tôi rằng ông đã bị cảnh cáo bởi hai diễn giả cánh tả rất hung hăng đến từ Majlis Cambridge và đã chuẩn bị thích đáng cho chúng tôi. Ông đã thú nhận sự thất vọng nào đó khi Rehman và tôi đã tỏ ra không nóng như thiêu chút nào.

8

Majlis Cambridge đã khá nhiệt tình trong việc chiêu mộ các sinh viên mới khi họ đến mỗi tháng Mười. Rehman đã có một mức độ thuyết phục sẵn sàng để giải phóng cho mục đích này nhắm vào bất kể sinh viên Nam Á năm đầu nào. Trong tháng Mười 1955, khi Salma Ikramullah đầy ấn tượng đến Newnham College từ Pakistan, Rehman đã cho thấy sự quan tâm đặc biệt trong việc muốn chiêu mộ cô. Anh đã thúc tôi đi cùng anh khi anh lấy hết sự can đảm để thăm Salma nhằm thuyết phục cô gia nhập Majlis. Cô đã cười khi Rehman đưa ra các lý lẽ được tập dượt kỹ lưỡng của anh tại sao một người Nam Á mới đến Cambridge phải gia nhập Majlis ngay lập tức, hay đối diện với một đời sống bị kiệt quệ về văn hóa và chính trị. Salma đã lắng nghe với sự hài hước khi Rehman cố gắng, rõ ràng không được thuyết phục bởi cách bán hàng cứng của anh. Đã có sự nghi ngờ bối rối trong con mắt cô, nhưng cô đã quyết định gia nhập dù sao đi nữa.

Tôi đã không biết khi đó, tất nhiên, cuộc gặp gỡ sẽ tỏ ra trọng đại như thế nào trong đời sống của riêng Rehman, và cho đời sống của rất nhiều người trong tiểu lục địa và trên thế giới. Salma muộn hơn đã lấy Rehman, và tiếp tục tham gia cùng anh trong công việc lớn hơn, và quan trọng hơn Majlis nhỏ của chúng tôi rất nhiều. Cô trở thành một nhà hoạt động nhân quyền tiên phong và đã tạo ra một sự khác biệt lớn cho các sự nghiệp tiến bộ ở Bangladesh, say mê quyết tâm đấu tranh chống lại bất bình đẳng xã hội nói chung và bất bình đẳng giới nói riêng. Như một giáo viên truyền cảm hứng và vô cùng được ngưỡng mộ tại Bộ môn Luật của Đại học Dhaka, Salma đã có những ý tưởng tươi mới và sâu rộng về tầm quan trọng của các quyền con người, kể cả các quyền của phụ nữ, và nhiều điều để nói về những cách và phương tiện thực tế của việc đấu tranh chống và khắc phục bất công xã hội. Cô cũng đã dẫn đến một sự làm giàu đáng chú ý của quan điểm giới và sự hiểu nữ quyền chủ nghĩa của những bất bình đẳng xã hội ở Bangladesh và nơi khác. Trong số các định chế quan trọng khác, cô đã thành lập Ain O Salish Kendra (Trung tâm cho Luật và Đền bù Pháp lý), hết lòng hoạt động cho các quyền của những người mà nhận được ít sự trợ giúp pháp luật từ các nguồn tiêu chuẩn, để đấu tranh chống lại những bất lợi liên quan-đến giới.

Đằng sau công việc này đã là một sự phân tích trí tuệ sâu sắc về gốc rễ của sự tước đoạt. Trong khi pháp luật thường cần để bảo vệ những người có rất ít quyền được công nhận, ngay cả các điều khoản pháp lý hiện hành có thể không hữu ích gì trong thực tế cho những người bị tước đoạt nghiêm trọng bởi vì những khuyết tật khác, như sự mù chữ và cảnh túng thiếu. Những bất lợi này có thể cản trở những người bị áp bức khỏi việc viện dẫn và sử dụng sức mạnh bảo vệ của luật – nếu bạn không thể đọc những gì luật quy định, bạn không thể tránh khỏi bị cản trở trong việc sử dụng nó. Cùng với các bạn và các đồng nghiệp của cô (Sultana Kamal, Hameeda Hossain và những người khác) những người đã – và đang – vô cùng tận tâm cho những mục đích này, Salma đã đặt nền tảng cho một cách tiếp cận chống lại những sự vi phạm các quyền con người và bảo vệ những yêu sách của các thành viên bị thiệt thòi nhất của xã hội. Salma đã chết đột ngột trong tháng Mười Hai 2003, nhưng Ain O Salish Kendra, với tầm với trí tuệ và sự cam kết thực tiễn của nó, vẫn là một di sản lâu dài của tầm nhìn và sáng kiến của cô.

9

Tôi quen Claire Royce, một sinh viên kinh tế học, vào đầu năm thứ hai của tôi. Sắc đẹp và trí thông minh của cô đã rất dễ nhận thấy trong Thư viện Marshall – thư viện kinh tế học – lúc đó tọa lạc ở Đường Downing. Tôi đã có nhiều cuộc trò chuyện lý thú với cô bên ngoài thư viện, tán gẫu trong khi uống cà phê, và tôi biết rằng bạn tôi Michael Nicholson mê cô. Không lâu sau cuộc gặp đầu tiên của chúng tôi, Claire hỏi liệu tôi có bất kể kế hoạch nghỉ lễ nào, và liệu tôi sẽ có gia nhập với cô và gia đình cô ở Coventry cho Giáng sinh. Tôi đã rất vui để chấp nhận lời mời của cô: bạn trai của Claire, Bev Pooley, cũng đến, và cô đã mời Ken Pollak từ Nam Phi và bạn của tôi Lal Jayawardena. Chúng tôi đã tạo thành một nhóm khá quốc tế. Diana, em gái quyến rũ hớp hồn – sống động và vô cùng duyên dáng – của Claire cũng ở đó.

Tôi đã quen với ánh sáng và âm thanh của một Giáng sinh Anh, nhưng đã không biết nhiều về khía cạnh vui vẻ-nô đùa của nó. Sự thiếu hụt đó chắc chắn đã được chỉnh sửa bởi những ngày hội ở Coventry. Bố mẹ Claire, Henry và Eleanor, đã vô cùng thú vị và quyến rũ để nói chuyện với. Họ đã quan tâm đến Ấn Độ, và cũng hiếu kỳ và quan tâm về tôi trải nghiệm gì khi xa nhà đến vậy. Tôi cảm thấy rất thoải mái ở nhà của gia đình Royce và đã có một thời gian vui vẻ đặc biệt trong kỳ lễ.

Tất nhiên, tôi đã biết Lal Jayawardena rồi, nhưng tại nhà Royce chúng tôi có thể nói chuyện theo cách thoải mái hơn về cuộc sống và những quan tâm của anh. Lal quan tâm để là một người cánh tả – đó là cách tốt nhất để diễn đạt, tôi nghĩ, vì không trong các bản năng được thừa kế của anh, cũng chẳng trong phong cách sống của anh, để anh có thể là một người cánh tả. Anh đến từ một gia đình giàu có và rất thành công trong hoạt động ngân hàng từ Colombo, với một nhà lớn tại một địa điểm lựa chọn ở Colombo-7, nhưng tính nhân văn và những suy ngẫm bình quân chủ nghĩa của anh đã liên tục kéo anh theo một hướng khác. Vào lúc đó anh đang viết một tiểu luận về Marx (tôi nghĩ, tiêu đề là ‘Marx – một Người bị Vu khống Nhiều’). Muộn hơn anh kết hôn với một trí thức cánh tả tích cực về chính trị, Kumari, người đã kết hợp ngọn lửa chính trị với vẻ đẹp nổi bật.

Trong Giáng sinh của chúng tôi ở Coventry, Lal bảo tôi anh lo rằng anh mơ bằng tiếng Anh, mà khiến anh cảm thấy xa nhân dân Sri Lanka. ‘Cậu mơ bằng ngôn ngữ nào?’ anh hỏi tôi. Khi tôi nói, ‘hầu hết bằng tiếng Bengali,’ anh bảo tôi, ‘mình muốn làm đúng điều đó.’ Tôi bảo anh, ‘cậu sẽ không có khả năng đâu, vì cậu không biết tiếng Bengali.’ ‘Tất nhiên ý tôi muốn nói bằng tiếng Singhalese,’ Lal nói, ‘nhưng không dễ, vì tôi không thể kiểm soát các giấc mơ của tôi.’ Trong những năm 1980 khi Lal trở thành Giám đốc đầu tiên của Viện Thế giới cho Nghiên cứu Kinh tế học Phát triển (UNU-WIDER) ở Helsinki, anh đã khởi xướng một số sự đổi hướng lớn trong chương trình nghị sự toàn cầu cho nghiên cứu phát triển, và tôi tự hào đã có khả năng làm việc với anh về chúng. Những mối quan tâm và mong muốn của anh xuất phát từ những cam kết bình quân chủ nghĩa của anh, và chúng tôi đã vẫn là bạn thân cho đến khi anh chết trong năm 2004.

Diana Royce đã trở thành một bạn rất thân, từ thời gian chúng tôi cùng nhau ở Coventry, và rồi qua những lần thăm tiếp sau của cô đến Cambridge. Chúng tôi đã thích thú bầu bạn với nhau và sự gần gũi đó đã làm phong phú đời tôi theo nhiều cách khác nhau. Bản thân Diana muộn hơn dính líu đến Đảng Bảo thủ địa phương, nhưng đã dành hầu hết thời gian của cô cho công việc pro bono (miễn phí) cho các mục tiêu từ thiện xã hội. Bạn tôi John Bradfield ở Trinity đã giải thích cho tôi Diana tận tâm và hiệu quả đến thế nào trong việc cải thiện Bệnh viện Addenbrooke ở Cambridge. Nếu việc cô trở thành một chính trị gia Bảo thủ đã làm tôi ngạc nhiên (nó đã), đã không có sự ngạc nhiên nào về sự tận tâm của cô cho phúc lợi xã hội nói chung và chăm sóc y tế nói riêng. Diana kết hôn với một người đàn ông Cambridge dễ thương nhất có tên George Abbott mà, sau khi học ở Cambridge, vận hành một công ty du lịch nhỏ nhưng rất thân thiện ở trung tâm thành phố.

Claire cũng vẫn là một bạn thân, vào những giai đoạn khác nhau tôi đã đóng những vai trò khác nhau trong cuộc sống muôn màu của cô, kể cả là một ‘ông chú Hà lan (quở trách nghiêm khắc)’ khi cuộc sống của cô trở nên rắc rối. Nhưng đóng góp lớn nhất của tôi cho cuộc sống của Claire đã chắc chắn là việc tôi giới thiệu cô với Luigi Spaventa. Luigi, một nhà kinh tế học tài năng đến kinh ngạc, là nghiên cứu sinh đầu tiên của tôi (mà tôi rất tự hào). Anh đến Cambridge sau khi học tại Đại học Rome (La Sapienza) trong năm 1957, năm tôi được bàu làm một Prize Fellowship ở Trinity. Khi tôi từ Calcutta quay lại Trinity năm tiếp sau, và bắt đầu việc dạy học nào đó ngoài việc nghiên cứu, Luigi đã yêu cầu tôi làm người giám sát của anh – anh chủ yếu quan tâm đến bản chất của sự nghèo khổ ở khu vực miền nam nghèo hơn (cái gọi là Mezzogiorno) của Italy. Anh trẻ hơn tôi một chút, và tôi đã học được chí ít cũng nhiều từ những cuộc trò chuyện của tôi với anh – về kinh tế học, chính trị, rượu Italia và về các vấn đề xã hội của châu Âu – như bất cứ thứ gì anh có lẽ có thể học được từ tôi. Luigi đã không nộp luận văn của anh cho một Ph.D. Cambridge, mặc dù anh đã có thể làm việc đó với rất ít nỗ lực thêm (‘không mấy hữu ích cho tôi ở Italy,’ anh giải thích), và anh đã trở thành giáo sư tại các đại học Italia khác nhau – một quá trình mà hệ thống Italia khiến bạn đi qua – kết thúc với một chức giáo sư tại trường đại học của của anh ở Rome. Anh cũng trở nên tích cực trong chính trị nữa, và đã là một đại biểu quốc hội Italia từ năm 1976 đến 1983, cho Đảng Cộng sản mà lúc đó đang tự chuyển biến thành Đảng Dân chủ cánh Tả. Anh phục vụ trong một thời kỳ như một Bộ trưởng Nội các và đã tiếp tục giữ các vị trí lãnh đạo chính thức khác nhau về kinh tế, kể cả là người đứng đầu CONSOB, ủy ban chính phủ giám sát hoạt động của các công ty kinh doanh và điều tiết thị trường chứng khoán và sở giao dịch chứng khoán Italia.

Một buổi sáng – tôi nghĩ trong năm 1960 – Claire tạt vào phòng tôi tại New Court ở Trinity, mà nhìn sang con đường trồng cây hai bên trên sông Cam. Tôi đang giám sát – ít nhất giả vờ giám sát – Luigi. Rõ ràng rằng họ đã tạo ấn tượng lập tức lên nhau, nhưng họ không thú nhận nó vào lúc đầu. Khi Claire rời khỏi, Luigi đã bình luận về ‘cô gái Anh khắt khe’. Claire bảo tôi tương tự, không lâu sau đó, rằng bạn tôi ‘quá ngoan và quá thông thạo, và hẳn đã phải sinh ra với tờ Manchester Guardian gài vào dưới khuỷu tay’. Tôi đã ngạc nhiên một cách thú vị khi một năm sau hay khoảng thế họ bảo tôi họ sắp kết hôn, mà họ đã. Tiếp theo là một cuộc sống tuyệt vời với nhau, với một sự hết sức gần gũi, sự hỗ trợ và bổ sung lẫn nhau.

10

Trong số các giới mới của tôi, đã có một giới nảy sinh vì nhu cầu y tế. Tôi đến Cambridge chỉ một năm sau bức xạ liều cao cho việc điều trị ung thư miệng của tôi. Cơ hội của việc tái phát được biết là cao, và những sự nguy hiểm của tổn hại do bức xạ cũng là rất đáng kể. Bệnh viện Calcutta – Chittaranjan – của tôi đã lộn xộn đến mức tôi đã không thể nhận được từ họ một hồ sơ bệnh lý để tôi mang với mình sang Cambridge. Nhiều năm sau, khi tôi thăm bệnh viện để kiểm tra những hồ sơ gì họ có về bệnh của tôi và về sự điều trị tôi đã nhận được, tôi được bảo rằng họ chẳng thể tìm thấy bất cứ thứ gì cả.

May thay, cha tôi, do là một người có tính hệ thống, đã có các trang và các trang ghi chép bao phủ sự chẩn đoán và những sự hội chẩn y tế, những sự điều trị thay thế được thảo luận, lượng bức xạ chính xác được chiếu cho tôi và các phản ứng sau-xạ trị của tôi là những gì. Khi tôi có vẻ đã hồi phục, cha tôi đưa các hồ sơ này một cách gọn ghẽ vào một tập hồ sơ, buộc nó – tôi nhớ sống động việc này – bằng một dây đỏ và bảo tôi, ‘cha hy vọng – thực ra cha chắc chắn – chúng ta sẽ không phải mở lại tập hồ sơ này lần nữa.’ Thực ra tôi đã mở tập hồ sơ lần nữa, vì nó tỏ ra là một nguồn vô giá, căn cứ vào sự chểnh mảng về sự giữ hồ sơ của Bệnh viện Ung thư Chittaranjan. Anh họ của mẹ tôi Amiyamama, nhà phẫu thuật đã làm sinh thiết ban đầu, cũng cho tôi một trang rưỡi về lịch sử bao vỏ (capsule), mặc dù ông đã ở xa Calcutta khi những quyết định về bức xạ được đưa ra.

Tôi đã giữ những giấy tờ này, nhưng đã không hoàn toàn chắc chắn đi thăm ai ở Cambridge. Trong một thời gian đã không có những thay đổi vật lý nào trong miệng bị bức xạ của tôi. Bác sĩ Đa khoa của tôi, Dr Simpson, đọc những nghi chép, và sau khi khám vòm miệng đã lành lặn của tôi đã quyết định không làm bất cứ thứ gì. Nhưng vài tháng sau khi tôi đến Cambridge, vòm miệng có vẻ co lại ở rìa và răng hàm trên của tôi bắt đầu lung lay khá đau (một kết quả thông thường của sự điều trị bức xạ). Cho nên tôi đi thăm một nha sĩ, người đã muốn nhổ răng ngay lập tức dưới sự gây tê cục bộ. Nhưng Amiyamama đã bảo tôi phải cực kỳ thận trọng để không làm bất cứ thứ gì trong miệng mà không có lời khuyên chuyên gia, và đặc biệt không sử dụng bất cứ sự gây tê cục bộ nào, căn cứ vào các tác dụng phụ của bức xạ. Nha sĩ không đặc biệt bị ấn tượng bởi những lời cảnh báo đó nhưng, ghi nhận sự lo lắng của tôi, đã nói rằng ông sẽ dàn xếp cho răng của tôi được nhổ trong một phẫu thuật nhỏ tại Bệnh viện Addenbrooke. Nếu tôi thực sự lo về sự nguy hiểm chưa biết nào đó, tôi có thể nói chuyện với một trong những bác sĩ tại Trung tâm Xạ Trị (Radio Therapy Centre-RTC) trong bệnh viện.

Tôi đến Addenbrooke hơi sớm cho phẫu thuật của tôi, và tôi khăng khăng rằng tôi phải gặp một chuyên gia RTC trước khi răng được nhổ (mà rõ ràng đã làm nha sĩ của tôi bực bội). Nhưng sự khăng khăng của tôi đã có kết quả, và ai đó từ RTC đã có đến để khám cho tôi. Việc này đã thúc đẩy một phản ứng mạnh. Tôi được yêu cầu đợi và không làm gì cả, và chẳng bao lâu một bác sĩ ung thư thâm niên từ RTC đã đến khoa phẫu thuật của nha sĩ. Ông đã nhanh chóng chịu trách nhiệm về tôi và nhất quyết tôi đi với ông ngay lập tức. Ông đã khiển trách nha sĩ vì đã không liên lạc với họ sớm hơn, và bảo tôi rằng trong tương lai tôi không được đi đến bất kể nha sĩ nào mà không nói chuyện với RTC trước tiên. ‘Anh có thể gây ra vấn đề khổng lồ cho chính anh nếu anh gây lộn xộn với miệng bị bức xạ mạnh của anh,’ ông nói. ‘Chúng ta biết rất ít về cái gì xảy ra trong vùng của miệng anh mà đã nhận được nhiều phóng xạ đến vậy. Bất cứ thứ gì anh muốn làm với miệng anh, anh phải kiểm tra với chúng tôi đầu tiên.’

Kể từ thời khắc đó trở đi tôi đã trở thành một người được bảo trợ của RTC, với những sự kiểm tra đều đặn, những sự xem xét kỹ lưỡng và một số thủ tục chữa trị nhỏ nhưng được lập kế hoạch tỉ mỉ. Tôi không thể mô tả đầy đủ tôi ấn tượng thế nào với Dịch vụ Sức khỏe Quốc gia (NHS-National Health Service) – với chất lượng chăm sóc, sự thận trọng ý tế, cũng như lòng nhân đạo của họ.

Mối quan hệ của tôi với RTC đã trở thành một trong những mối quan hệ quan trọng nhất trong đời tôi. Giữa 1953 và 1963 (những năm của tôi ở Cambridge), đôi khi tôi đã phải đi đến đó vài lần một tháng, để theo dõi cái trông có vẻ như một sự phát triển có tiềm năng nghi ngờ. Bác sĩ ung thư đầu tiên chăm sóc cho tôi, với sự chăm sóc và sự khéo léo đặc biệt, đã là một bác sĩ trẻ có tên là Dr Levison. Khi ông chuyển sang một bệnh viện London, Giáo sư J. S. Mitchell, Giáo sư Regius về Vật lý Trị liệu, đã tiếp quản tránh nhiệm của ông. Ông đã là một nhà khoa học tuyệt vời và một thầy thuốc rất tốt bụng. Cũng như việc xử lý bất cứ thứ gì xảy ra trong miệng tôi, ông cho tôi, một lần trong mỗi sáu tháng, một cuộc khám toàn bộ cơ thể tôi – phù hợp (tôi nghĩ) với tiêu đề của chức giáo sư của ông. Ông giải thích rằng tốt nhất để đảm bảo rằng chẳng gì không may xảy ra trong bất cứ phần khác nào của cơ thể tôi. Tôi không nghĩ rằng tôi đã từng được khám với sự chăm sóc tập trung như vậy. Ngoài sự cần thiết cho sự chăm sóc chung mà ông đã nói ra, ông đã muốn chắc chắn rằng không sự phát triển phụ nào xuất hiện ở bất cứ nơi nào khác (mặc dù tế bào ung thư biểu bì có vảy ở miệng hiếm khi gây ra sự di căn nói chung – nó có khuynh hướng gây tai hại bằng sự tăng nhanh cục bộ và cuối cùng sự nghẹt thở).

Giáo sư Mitchell cũng đã có ý kiến mạnh mẽ về sự ăn và uống bình thường của tôi. Tôi không được ăn bất cứ thức ăn rán hay quay nào, ông bảo tôi, và phải uống trà nhạt và với rất nhiều sữa. ‘Việc này để chặn ung thư quay lại?’ Tôi hỏi ông. ‘Không,’ ông nói, ‘việc này để tránh những vấn đề sức khỏe khác mà anh có thể tiêm nhiễm nếu anh có những tập quán xấu về ăn.’ Đừng uống trà đặc là một thứ khó cho một người Ấn Độ (Mitchell còn nghi ngờ hơn về cà phê đặc), và cố gắng của ông để cản tôi uống rượu – cai hoàn toàn – cũng đã bắt gặp sự phản kháng bên trong nào đó trong tôi.

Tôi đã bị tò mò bởi các chỉ dẫn của Giáo sư Mitchell về sống lành mạnh và đã hỏi Dr David Bratherton, người đã chịu tách nhiệm về tôi ở RTC sau giáo sư, về chúng. Dr Bratherton đã mỉm cười một chút về tính nghiêm ngặt của lời khuyên của Giáo sư Regius, và nói, ‘Anh phải nhớ rằng Giáo sư Mitchell là một người không rượu chè.’ Khi tôi đáp lại, ‘Việc đó chẳng liên quan gì đến lời khuyên khoa học của ông?’ Bratherton đơn giản tiếp tục mỉm cười, mà tôi nhận ra là một quan sát khá sâu sắc trong nhận thức luận.

Là khó cho tôi để mô tả mức độ chăm sóc cá nhân tôi đã nhận được từ mọi người ở RTC. Tôi đã quan hệ lâu nhất với Dr Bratherton, người trở thành như một thành viên của chính gia đình tôi. Tôi đã thăm nhà ông một số lần, và ông đã đến và ăn tối với tôi tại Trinity sau khi tôi được bầu làm một Prize Fellow trong năm 1957. Ông đã dành thời gian dài sau bữa tối để hỏi tôi về cuộc sống của tôi ở Ấn Độ và những kinh nghiệm của tôi ở nước Anh. Muộn hơn nhiều, sau khi vợ ông chết và ông sống một mình trong căn nhà lớn của ông trên Đồng cỏ Grantchester, tôi đã dành một buổi tối thật mê hoặc với ông, khi ông chơi piano rất hay cho tôi nghe. Âm nhạc thật thuyệt vời, nhưng cũng đã có nhiều nốt trầm ngâm, phản ánh tâm trạng của ông khi đó, mà cũng làm tôi buồn.

Bratherton đã không chỉ theo dõi các vấn đề ý tế của tôi ngay cả sau khi tôi rời Cambridge trong năm 1963, mà ông cũng theo dõi cuộc sống nghề nghiệp – và học thuật – của tôi với sự quan tâm cá nhân hết sức. Thật buồn ông đã mất năm 1997, một năm trước khi tôi quay lại Cambridge từ Harvard – cho nên kế hoạch của tôi về tiếp đãi ông tại Tư Dinh Hiệu Trưởng đã chẳng bao giờ thành sự thật. Tôi nghĩ ông hẳn sẽ thích để thấy rằng đứa con trai bị nguy hiểm mà ông đã chăm sóc nhiều đến vậy rốt cuộc đã sống một cuộc sống trọn vẹn. Khi tôi đi qua Đồng cỏ Grantchester những ngày này, tôi nhìn vào nhà của David với cảm giác mất mát to lớn, nhưng cũng với một cảm giác biết ơn tràn ngập. Khi tôi cập Bến cảng Tilbury tôi đã không có ý tưởng nào về ai sẽ là những người bạn mới của tôi. Sự gần gũi nào đó đến từ sự gần vật lý, một số từ sự gần nguồn gốc, một số từ sự đồng cảm chính trị, những người khác vẫn từ sự quý mến cá nhân, và một số – như với các bác sĩ của tôi ở Trung tâm Xạ Trị – từ sự sự đễ bị tổn thương sâu sắc của tôi. Khi tôi suy ngẫm về cuộc sống mới của tôi ở Cambridge, tôi xác định thật tuyệt vời rằng điểm yếu – không chỉ điểm mạnh – có thể đưa mọi người lại gần với nhau hơn.

Comments are closed.