BÀN VỀ VIỆC LÀ/ KHÔNG LÀ NGƯỜI VIỆT NAM

clip_image002

Nguyễn Thanh Việt

“Là người Vit Nam” nghĩa là gì? Tng Biên Tp trang diaCRITICS Nguyn Thanh Vit cho rng có l đã đến lúc nên hi mt câu khác.

Mùa Tết lại vừa qua đi, và những dịp lễ tết của người Việt luôn làm tôi băn khoăn về việc là người Việt Nam, hay không là người Việt Nam thì có nghĩa là gì. Tôi không quan tâm lắm đến bản thân câu hỏi, bởi vì không có một câu trả lời nào thỏa đáng cả. Điều mà tôi quan tâm hơn cả là hàm ý của nó. Câu hỏi này hàm ý rằng có một cái gì đó là “đặc điểm Việt Nam,” và có thể định nghĩa nó bằng cả một danh mục dài: bạn là người Việt nếu bạn có thể phân biệt được đâu là phở ngon hay phở dở; bạn là người Việt nếu bạn có một hãng nước mắm ưa thích; bạn là người Việt nếu bạn xúc động đến rơi nước mắt khi nghe Khánh Ly hát; bạn là người Việt nếu bạn biết đến nhóm nhạc Modern Talking; bạn là người Việt nếu… Danh mục này cứ thế dài ra. Câu hỏi người Việt Nam nghĩa là gì chỉ thú vị bởi cái nguyên cớ làm sao mà tôi, hay chúng ta, hay bất kì ai, lại thốt ra câu hỏi này.

Tôi luôn bắt gặp nhiều phiên bản khác của câu hỏi này. Vào buổi tiệc mừng Tết cuối tháng rồi, tôi nói chuyện với một học giả trẻ vừa từ Việt Nam sang. Mới nói chuyện được khoảng  một phút thì cô đã hỏi, “You are not Vietnamese, are you?” (Anh không phải là người Việt Nam đấy chứ?). Chuyện này làm tôi nhớ đến lần ăn tối với một nhóm chuyên gia Việt Nam học, và một nghiên cứu sinh trẻ, vừa từ VN sang, cũng hỏi tôi sau một phút trò chuyện bằng tiếng Anh: “Chất Việt trong anh chẳng còn nhiều phải không nhỉ?” Điều này làm tôi gợi nhớ đến nhiều lần tôi về nước và mọi người hay nhận xét (sau khi nghe tôi nói vài chữ tiếng Việt): “Tiếng Việt của anh tốt quá!”. Điều này có nghĩa là họ nghĩ tôi không phải là người Việt Nam, vì có ai lại đi khen một người Việt Nam giỏi tiếng Việt bao giờ. Tôi chợt nghĩ đây chính là trải nghiệm của một người da trắng sống tại Việt Nam khi họ bập bẹ một vài câu tiếng Việt. Chỉ cần nói được câu “Please take me to Chợ Bến Thành” (Xin vui lòng chở tôi đến Chợ Bến Thành) thì mọi người sẽ xử sự rất tốt với bạn.

Hễ chuyện này xảy ra, ít nhất một lần mỗi tuần, thì tôi lại nhớ đến những ngày ở San Jose hồi còn bé, vào thập niên 80, bố mẹ cứ bắt tôi theo học trường dòng Cơ đốc Việt Nam vào ngày Chủ nhật. Hồi đó, tôi gần như không biết chút tiếng Việt nào. Mà ở thời đó và chốn đó, nếu bạn không biết nói tiếng Việt thì bạn không thể nào là người Việt Nam. Chính cái nhà thờ Cơ đốc VN này, những lớp học tiếng Việt này là nơi đã làm nảy sinh trong tôi nỗi chán ghét về tính chân thật. Có lẽ cái áp lực là người ngoài cuộc, người tị nạn, người mới đến trong cuộc sống Mỹ đã làm người Việt Nam cảm thấy lạ lẫm; đó là một cuộc sống mà họ thật sự không chọn lựa trước, cuộc sống khiến cho những người VN tôi quen biết lại định nghĩa quá hạn hẹp về việc là người Việt Nam. Bản sắc và văn hóa Việt của họ trông như một mảnh thiên thạch từ một hành tinh xa lạ từ đâu đâm sầm vào đất Mỹ, và họ sẽ làm mọi thứ để gìn giữ chúng. Thế nên họ có những nghi thức, lễ hội, lễ Mi-xa và trường học, nơi những phong tục tập quán lâu đời liên quan đến người Việt được kê ra rất rõ ràng. Nếu bạn cảm thấy mình là một phần trong thế giới đó, thì đó chính là nhà.

Nhà là nơi an ủi, nơi mọi người luôn chào đón bạn, đảm bảo cho bạn có đủ đồ để ăn, biết cách gọi tên bạn. Nhà là nơi mọi người hiểu bạn đủ để đặt bạn vào đúng chỗ, không thích bạn, ghét bạn, nhường nhịn bạn vừa đủ, trút nỗi bực bội và cơn giận lên bạn. Bố mẹ tôi sống và làm việc trong thế giới người Việt, và những người họ luôn lo sợ  lại là người Việt. Đó là mặt trái của sự chân thật, một sự thật rằng nếu bạn biết là người Việt thực sự là thế nào, thì bạn cũng biết được đâu là lòng nhân ái và sự tổn thương. Không ai biết cách làm bạn đau lòng như một người Việt khác, người sẽ làm điều đó với bạn mà vẫn tươi cười.

____________________________________________________________

Bn có thích đc diaCRITICS không?

Nếu thế thì mi đăng ký nhn bài hoc GÓP TIN GIÚP Đ.

Xem các la chn góc phi bên trên, đăng ký qua email hoc bn tin RSS.

____________________________________________________________

Không có gì lạ khi vào thập niên 1980 ở San Jose, loại tội phạm mà người Việt hay đề cập đến là xâm nhp gia cư, thời mà đám thanh niên người Việt cứ xâm nhập vào nhà của những người có vẻ ngoài giống mình. Bọn chúng tường tận giờ hành động trong ngày, biết cần đe dọa ai, biết nơi tìm ra tiền vàng. Phải chăng là tôi tưởng tượng, hay đây chỉ là một điệp khúc của chiến tranh, lũ thanh thiếu niên này đang hành động giống như thế hệ người lớn đã làm ở Việt Nam. Tôi vẫn còn nhớ hồi lớp 2, khoảng năm 1979, bọn nhóc Việt Nam trong trường tôi ở San Jose đã lập băng nhóm và đánh lộn để tranh giành lãnh địa trên sân trường. Người Việt đã mang nhà mình theo cùng. Và nhà ở đây chính là một cuộc nội chiến, mà người da trắng, kẻ gây ra, giờ lại hể hả đứng nhìn chúng tôi đánh nhau. Ít ra thì ở VN, chúng tôi còn chiến đấu lại người da trắng. Phải chăng là tôi tưởng tượng, hay là, trên đất Mỹ, những người Việt Nam đang cố gắng hết sức để làm người da trắng cảm thấy chấp nhận được khi họ chạm chán nhau.

Chưa bao giờ tôi thấy vui như cái ngày cuối cùng tôi cũng rời nhà ra đi. Phải mất hơn hai mươi năm thì tôi mới tôi đặt chân trở lại San Jose mà không cảm thấy bị ngột ngạt trong không gian chật hẹp giữa những bức tường nhà đó nữa. Lạ thay, tôi thấy thoải mái hơn khi về Việt Nam hơn là về San Jose. Dĩ nhiên điều đó không có nghĩa là Việt Nam không có một lô, một lốc vấn đề, nhưng điều này không làm tôi thấy lo lắng. Tôi không về Việt Nam với sự trông mong sẽ có cảm giác như ở nhà, cảm giác 100% là người Việt Nam và sẵn sàng hôn lên mảnh đất mẹ. Tôi cứ nghĩ rằng tôi có cảm giác của một người ngoại quốc, và đó mới đúng là con người tôi. Vấn đề duy nhất là người Việt Nam, một khi họ biết tôi là ai, đều mong tôi cảm nhận và hành xử như người bản xứ, trừ chuyện tiền nong, lúc đó, họ lại mong tôi hành xử như người ngoại quốc.

Nhưng đây là chuyện quá khứ xa vời. Phải vậy không? Ngày nay người Việt Nam đang tái định nghĩa về tính chân thật, vì bất cứ điều gì một người Việt Nam làm tại Việt Nam chắc chắn phải có dáng dấp của người Việt. Dân giàu ở Việt Nam sang đến độ họ làm bất cứ việc gì người giàu ở mọi nơi khác làm, tìm tòi những phương thức mới mẻ, sáng tạo, và thái quá khi tiêu tiền, như trả 37$ cho một tô phở hay lái một chiếc Lamborghini trên đường phố Sài Gòn, nơi mà không thể chạy quá vận tốc 38 dặm/giờ. Thử nghĩ xem, bạn không thể chạy quá vận tốc 38 dặm/giờ ở bất kỳ chốn nào trên đất Việt NamTrong khi đó trên đất Mỹ, có một thế hệ toàn người Mỹ gốc Việt mới. Một vài người trong số họ lại muốn tổ chức những chương trình biểu diễn và bảo tồn văn hóa Việt Nam. Một số người muốn biết văn hóa Việt Nam như thế nào, và cảm thấy rất an tâm khi diễn tập những cử chỉ dáng điệu, hay xem văn hóa như thể là một hiện vật tìm thấy trong bảo tàng, tĩnh tại và bất biến. Nhưng người Mỹ thời nay có cảm thấy nhu cầu chứng tỏ nền văn hóa của mình bằng cách đội tóc giả có rắc phấn, mũ ba chỏm và sở hữu nô lệ theo định kỳ hay không? Chúng ta nghĩ rằng mình đã tiến xa, vượt qua tất cả như người Mỹ và chúng ta hết sức hài lòng khi nghĩ rằng minh tinh điện ảnh James Franco ngày nay là đại diện cho văn hóa Mỹ trên thế giới. Nhưng đã mười năm nay tôi không dự một chương trình biểu diễn văn hóa Việt Nam, và tôi rất tò mò muốn biết liệu những sinh viên được sinh ra ở Mỹ vẫn còn múa quạt, múa nến và mặc đồ nông dân, giống như thế hệ của tôi vẫn làm, mà hầu hết mọi người trước đó chưa bao giờ biết đi chân trần lội ruộng. Khi tôi lớn lên tại San Jose trong thập niên 80 khó khăn, tôi không mảy may biết tí gì về ruộng nương. Với tôi văn hóa Việt Nam lúc ấy có nghĩa là chúng tôi là một dân tộc thông minh và tháo vát, biết cách vừa làm việc trái phép, vừa hưởng phúc lợi và tem phiếu thực phẩm. Tôi muốn dự một chương trình biểu diễn văn hóa xoay quanh nội dung này.

Ngày nay, một số người thuộc thế hệ mới không nói chút tiếng Việt nào cả, không quan tâm đến người da trắng nghĩ gì, và có lẽ cũng chẳng bận tâm lắm đến việc mình là người Việt Nam. Đôi lúc tôi tình cờ gặp họ hay trông thấy họ làm việc từ xa, như cô Tila Tequila, tôi đã đề cập đến cô trong bài đăng tải gần nhất của mình trên diaCRITICS. Cô không hề để lộ ra bản sắc Việt Nam của mình, nhưng cô vẫn là người Việt Nam (đại loại là thế) trong cách cô hành xử. Tôi đã bắt gặp rất nhiều người như cô ở Sài Gòn và San Jose, hăm hở tiến bước và thoải mái khi sống như thế. Phần lớn tôi cho rằng có nhiều, rất nhiều kiểu người Việt mà tôi sẽ không bao giờ gặp hết vì tôi cũng chẳng có lý do gì để làm thế – những người Việt này không đang hành xử theo “kiểu Việt”. Vì lợi ích của họ mà thôi. Họ là người Việt Nam và đồng thời họ cũng không là người Việt Nam. Tôi cho đây cũng là điểm mà DiaCRITICS muốn bàn đến, một trong những mặt quan tâm của trang web – bàn về khả năng là/không là người VN. Khả năng không bị ai đó hỏi về tính chân thật khi đưa ra câu trả lời hoặc là “đúng thế” hay là “không phải” tôi là người Việt Nam – câu trả lời có nghĩa là chịu thua trước áp lực mong đợi của người hỏi về vấn đề là “người VN.” Nên lần tới nếu có ai hỏi rằng tôi có thực sự là người Việt Nam hay không, tôi sẽ trả lời “có và không”, rồi sẽ đợi họ hỏi tôi câu hỏi khác.

Dịch từ bản tiếng Anh: Nguyn Th Như Ngc (Thạc sĩ, Trưởng bộ môn Biên – Phiên dịch, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM. Nghiên cứu sinh chuyên ngành Ngôn ngữ học so sánh – đối chiếu), Phm Bá Thng (Sinh viên cử nhân tài năng năm 4, Khoa Ngữ văn Anh, Trường ĐHKHXH-NV, ĐHQG, TPHCM.)

Nguyn Thanh Vit hiện sinh sống tại Los Angeles. Ông là giáo sư, nhà giáo, nhà phê bình và nhà văn, tác giả của cuốn Chng tc và Phn kháng: Văn hc và Chính tr M gc Á, và vô số truyện ngắn đăng trên Best New American Voices, TriQuarterly, Narrative và các tạp chí khác. Ông là biên tập viên của trang diaCRITICS. Muốn biết thêm thông tin, hãy nhấn vào đây. Hãy đọc truyện ngắn mới nhất của ông, “Hãy nhìn anh”.

_______________________________________________

Comments are closed.