Từ điển tiếng Việt của GS Nguyễn Lân – Phê bình và khảo cứu (kỳ 18)

Hoàng Tuấn Công


○ “cởi xiêm lột áo (Xiêm: váy của phụ nữ thời phong kiến) có nghĩa: Bỏ hết quần áo đương mặc”.

Trong Truyện Kiu có câu “Cổi xiêm lột áo sỗ sàng”, đoạn nói gái lầu xanh khấn vái thần Bạch Mi Xích Nhãn (Tiên sư nghề làm đĩ) cầu cho được đắt khách. Từ điển Truyện Kiu giải thích “Cổi xiêm lột áo”: “Tức là cổi lột hết quần áo ra chẳng xấu hổ chi cả”. Dĩ nhiên, đó là nghĩa cụ thể của “Cổi xiêm lột áo” trong câu thơ của Nguyễn Du. Nếu GS Nguyễn Lân muốn “lẩy” ra làm “thành ngữ”, thì “Cởi xiêm lột áo” phải có nghĩa bóng, ví dụ: Chỉ ngh bán dâm chẳng hạn. Còn giảng như soạn giả “có nghĩa: Bỏ hết quần áo đương mặc”, thì “cởi xiêm, lột áo” cũng chỉ có nghĩa tương đương với từ “trần truồng”, hay “cởi trần”, mà thôi. Tuy nhiên, nếu cứ tuỳ tiện lấy thi ca, văn chương bác học ra làm thành ngữ sẽ loạn mất!

○ “cũ người mới ta Có nghĩa: Thứ người ta đã dùng rồi đến tay mình vẫn thấy là tốt”.

Tục ngữ đâu nói “tốt” hay không “tốt”?

Câu này hiểu đơn giản theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng là: Vì người ta đã dùng, nên với người ta là đồ “”; mình chưa dùng nên với mình nó vẫn là “mới”. Vì vậy, không nên câu nệ, miễn sao mình cảm thấy thích thú bởi sự mới lạ, hay sự cần thiết và sử dụng hợp với mình, thì dù đồ cũ, người cũ (được hiểu là lấy một người đã từng có chồng), cũng xem như mới.

○ “của bn tại người Khen những người biết giữ gìn đồ đạc trong khi dùng”.

Giảng như vậy là hẹp nghĩa, phiến diện. Ở đây không có ý khen chê, mà nghĩa khái quát của tục ngữ là: Sự bền đẹp của vật dụng phụ thuộc vào cách sử dụng, bảo quản, giữ gìn của từng người.

○ “cùng tắc biến Có nghĩa: không có cách gì khác đành phải làm điều không thường”.

Không thường” hay “thông thường”? So sánh các bản in của Từ điển Nguyễn Lân, chúng tôi thấy đều ghi là “không thường”. “Điu không thường” nghĩa là sao? Là không hay làm, không thường làm? Dù là cách hiểu nào (“không thường hay thông thường) cũng là kiểu giảng nghĩa rất vu vơ.

Cùng tắc tư biến – 窮則思變, hay “Cùng tắc biến” – 窮則變 có thể hiểu: 1. Sự vật phát triển đến cùng cực ắt sẽ chuyển biến. 2. Đến thế cùng kiểu gì cũng có cách giải quyết sự bế tắc. Dị bản Cùng tắc biến, biến tắc thông – 窮則變, 變則通 [Bế tắc đến nước cùng sẽ có sự thay đổi, mà đã thay đổi nhất định sẽ có lối thoát]. Đại Nam Quấc âm: “人窮則變,物窮則反 – Nhân cùng tắc biến, vật cùng tắc phản. Con người cũng như ngoại vật, cùng túng rồi đều phục nguyên tính. Cũng có nghĩa túng thì phải biến”.

○ “cứt lộn lên đầu (Tục) Chê con cháu trong gia đình không tôn trọng ông bà, cha mẹ”.

Từ điển nên giải nghĩa khái quát hơn: Không có n nếp gia phong trong ăn ở, ứng xử; Gia đình, dòng họ không có trên dưới, tôn ti trật tự. Ví dụ, những trường hợp quan hệ bất chính trong gia đình, dòng họ như: Bố chồng thông dâm với nàng dâu, con rể ngủ với mẹ vợ, cha lấy vợ của con, con lấy vợ của cha,v.v… dân gian đều gọi chung là “Cứt lộn lên đầu”, hoặc “Nhà tôm cứt lộn lên đầu”.

○ “dùi đánh đục, đục đến chạm Ý nói: tác động đến người này thì lại ảnh hưởng đến người kia”.

Chưa cụ thể và chưa chính xác. Tác động trong câu tục ngữ mang tính chất từng nấc một, chứ không phải ảnh hưởng do liên quan mật thiết theo kiểu Rút dây động rừng. Hàm ý của tục ngữ nói đến bộ máy phân cấp của chính quyền, nắm người đứng đầu để sai khiến, cai trị, người chịu khổ cuối cùng là muôn dân. Thế nên còn có dị bản: Dùi đánh đục, đục đánh khăng, Đòn đánh lý trưởng thì văng cả làng. Tục ngữ Hán: Phủ đầu đả đinh, đinh nhập mộc – 斧頭打丁釘, 釘入木 – Búa đập vào đinh, đinh cắm vào gỗ, cũng được người Trung Quốc dùng với nghĩa: Cấp trên gây sức ép với cấp dưới, cấp dưới lại gây sức ép với cấp dưới nữa.

○ “đã trót thì phải trét Ý nói: Đã làm việc gì, dù quá sức mình, cũng phải tiếp tục làm đến nơi, đến chốn”.

Chưa chính xác. Đúng ra là: Đã trót làm việc gì rồi, dù không muốn, nhưng cũng đành phải tiếp tục làm cho xong việc, cho yên chuyện. Nghĩa đen “trét” (trát) là hàn gắn, trám vá, lấp đầy cho kín, cho xong (mang tính giải pháp tình thế, chứ không phải “làm đến nơi, đến chốn”). Dị bản: Đâm lao phải theo lao.

○ “đan chẳng tày dặm (Giặm có nghĩa là vá vào những chỗ đan hỏng) Chê những kẻ hay nói thêm bớt, xuyên tạc, gây sự bất hoà”.

Không hiểu sao GS Nguyễn Lân lại giải thích nghĩa bóng chẳng hề liên quan gì đến nghĩa đen như vậy? GS nhầm với Làm chẳng tày phá chăng?

Nghĩa đen: Dặm lại chỗ nan rổ, rá bị hỏng rất khó, đòi hỏi phải khéo léo, tỉ mẩn và lâu công, bởi vậy, đôi khi người ta cảm tưởng đan cái mới còn nhanh và dễ hơn. Vả lại, dù mất công “dặm”, nhưng cuối cùng vẫn chỉ là cái rổ, rá cũ; bởi vậy chẳng thà bỏ công đan cái mới, bền đẹp hơn. Nghĩa bóng: Làm cái mới dễ và nhanh hơn sửa lại cái cũ.

Tham khảo: Từ điển Vũ DungĐan chẳng tày dặm [Đan đi không bằng dặm lại] (giặm: đan vá vào chỗ nan hỏng của đồ đan bằng tre nứa) Làm việc mới dễ hơn là việc sửa lại”.

○ “đánh chó, không ngó đến chúa Nói kẻ gây chuyện với người khác, nhưng lại không chú ý đến vây cánh của người ấy”.

○ “đánh chó ngó chúa Ý nói Gây chuyện với ai phải chú ý đến vây cánh của người ấy. [Trong Từ điển từ và ngữ Việt Nam câu này được GS Nguyễn Lân giải thích: “(Chúa là chủ nhà) Không nên trêu kẻ có người che chở. Nó là con ông chủ tịch tỉnh đấy, đừng trêu nó, đánh chó ngó chúa nhé!”]

Cả ba lần giải thích và ví dụ cách dùng đều không chính xác. Nghĩa đen: Ở nông thôn hầu như nhà nào cũng nuôi chó giữ nhà. Hàng xóm láng giềng với nhau thường biết rõ “con vàng”, “con vện” này là chó của nhà (chủ) nào. “Chó cậy gần nhà” nên khi ra đường, ngõ, chạy sang hàng xóm mà bị đánh, nó thường ăng ẳng chạy về như cầu cứu chủ, có con lê lết kêu van ư ử tỏ vẻ vô cùng đau đớn. Tâm lý thông thường, chủ nhà cảm thấy tự ái, động lòng, vì kẻ đánh chó biết rõ chó nhà mình mà không nể mặt. Nghĩa bóng: phải biết cách ăn ở, ứng xử khôn khéo, tế nhị, cân nhắc hành động của mình để khỏi đụng chạm đến người có mối thân tình, quen biết. Không phải “Không nên trêu kẻ có người che chở”, (vì sợ có thể bị trả thù như cách hiểu của GS Nguyễn Lân).

Tham khảo Các dị bản: “Đánh chó phải ngó mặt chủ nhà” (phải ngó mặt chủ nhà có chó, răn dạy cách ứng xử); “Đánh chó chẳng ngó chủ nhà” (chê trách lối ứng xử). Đồng nghĩa: “Vuốt mặt phải nể mũi”; Vuốt mặt chẳng nể mũi”. Từ điển Vũ Dung: “Đánh chó phải ngó chủ. Phải khôn khéo trong cách ứng xử, khi đả kích người dưới, phải kiêng nể người trên có liên quan với họ.”; Tục ngữ Tày: “Đánh nước đau đến cá; chửi chó đau đến chủ [Tủp nặm chếp thâng pya, đá ma chếp thân chủa] Nêu nhận xét v các mối quan hệ sự vật để thấy được trách nhiệm xử thế của người đối với người hoặc đối với cộng đồng”; “Đánh mặt trước cẳng, đau đầu gối” [Tủp nả khốt chếp thua kháu]; Tục ngữ Hán: “Yếu đả khán nương diện – 要打看娘面 – Đánh con phải nhìn mặt mẹ; Đả cẩu khán chủ diện – 打狗看主面 – Đánh chó ngó mặt chủ; Đả cẩu khi chủ – 打狗欺主 – Đánh chó là khinh chủ”.

○ “đánh nhau chia gạo, mời nhau ăn cơm Ý nói: Người ta nhiều khi mâu thuẫn về quyền lợi, nhưng sau đó lại tỏ tình thân mật với nhau”.

Giải nghĩa không đến nơi. Vì sao “mâu thuẫn v quyn lợi, nhưng sau đó lại tỏ tình thân mật với nhau?

Ở đây, tục ngữ nói đến “chia gạo”, (dị bản “chia thóc”), tức xác lập quyền sở hữu của cải cho từng cá nhân. Bởi vậy, “chia” phải công bằng, phân minh, rõ ràng, ai có phần của người ấy, không ai xâm phạm của ai.

Với mỗi con người (dù tự giác hay tự phát), quyền sở hữu cá nhân là thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Quyền lợi của tôi không thể nhập nhằng trở thành quyền lợi của anh. Nghĩa là người ta luôn có tâm lý, ý thức sẵn sàng tranh đấu quyết liệt để đòi sự công bằng về vật chất, lợi ích trong cộng đồng, nhưng sau khi đã xác lập quyền sở hữu rõ ràng, tài sản đã chắc chắn là của mình rồi, thì người ta lại sẵn sàng chia sẻ cho người khác một cách vui vẻ, hào phóng, không so đo, tính toán. Bởi vì chỉ sau khi xác lập quyền sở hữu cá nhân, thì người ta mới yên tâm với quyền định đoạt tài sản của mình (theo cách cho, cho mượn, hay cho vay)…Thế nên Tục ngữ Hán cũng có câu: “Các mễ hạ các oa, ná cá phạ ná cá – 各米下各鍋, 哪個怕哪個 – Gạo của ai đổ vào nồi của người ấy, chẳng ai sợ ai xâm phạm.”

           Về nghĩa đen, xưa kia “gạo” được xem là của cải rất đáng kể (“Mạnh vì gạo, bạo vì tiền”). “Gạo” và “cơm” là hai thứ người ta thường hay chia sẻ, giúp đỡ nhau mỗi khi gặp khó khăn, thiếu đói. “Cơm” cũng chính là “gạo”, giá trị như gạo (“Cơm không ăn, gạo còn đó”). Vậy mà khi chia phần gạo thì tranh giành, khi đã thuộc về mỗi người rồi (chắc chắn vào nồi nhà mình rồi) thì lại sẵn sàng chia sẻ cho nhau.

Hiểu rộng ra, cơm gạo tượng trưng nhiều loại tài sản khác. Ví dụ, khi làng chia thịt, người ta so đo hơn thiệt đến từng miếng xương, nhưng một khi đã thuộc quyền sở hữu của mình, lại sẵn sàng đem mời khách, mà không cần bất cứ điều kiện đánh đổi nào. Hoặc với chuyện ruộng đất, nếu bị thua thiệt một cách bất công, vô lý, người ta có thể đổ máu để giành giật từng tấc đất, nhưng sau khi đã xác lập được quyền sở hữu, người ta lại có thể sẵn sàng “hiến” hàng chục, hàng ngàn mét vuông đất cho cộng đồng xây trường học, hoặc mở đường giao thông. Cái sự mời nhau, cho nhau ấy sẽ được cộng đồng xác nhận đó là của cải, tài sản của cá nhân nào đó (rất khác với chuyện phần của mình mà bỗng dưng trở thành của chung, hoặc sang tay người khác một cách bất công).

Như vậy, con người ta (dù giàu hay nghèo) luôn có tâm lí đòi hỏi sự công bằng, sòng phẳng, rõ ràng khi xác lập quyền sở hữu cá nhân, phân chia lợi ích từ cộng đồng, phần của ai phải thuộc về người đó, do người đó toàn quyền định đoạt.

Comments are closed.