Tôi bảo người Tàu làm thơ Tân Hình Thức

FB Đặng Thân

Trong 6 bài mà Liên hoan Thơ Đài Bắc tuyển chọn của tôi, có một bài tân hình thức, đó là bài “TÁO 7 (THẤT) NGÀY NGÂN 7 NỐT”. Bài này tôi làm cách nay hơn 12 năm, và có số phận rất oái oăm. Xin tạm xem ảnh minh họa bài này, nó rất tuyệt, đó là một bức tranh của họa sỹ Rajeev Wig mới vẽ, nhưng mới đúng với bài thơ làm sao.

Đầu tiên, tôi gửi cho Tạp chí thơ Tân Hình Thức. Xem Link đây (câu cuối tôi đã sửa thành “Âm Thanh Giáo Chủ”): http://www.thotanhinhthuc.org/…/DThanThoTao7NgayNgan7Not.php

Sau đó, bài thơ đã được đưa vào tuyển tập BLANK VERSE do Tạp chí thơ Tân Hình Thức và nhà thơ Khe Iem thực hiện.

Thế rồi, chỉ vì nó mà một nhà xuất bản bên Anh đã từ chối in thơ tôi, mặc dù trước đó họ đã vô cùng thích thú với thơ tôi và dường như muốn in ngay. Vậy đấy, Ăng-lê là bảo thủ lắm.

Thế nhưng, vào năm 2014, tạp chí WORD của các bạn Mỹ lại rất thích thú với nó, và in nó cùng 4 bài thơ tiếng Anh khác của tôi trong số NOVEMBER của tạp chí ấy.

Sang năm nay, nó là một bài thơ làm cho các nhà thơ Đài Loan mê mẩn. Họ đã dịch ngay sang tiếng Trung dựa trên bản tiếng Anh tôi tự dịch.

Bản tiếng Anh xin xem tạm Link sau (vì bản chính thức đã có thay đổi chun chút): https://www.facebook.com/notes/10152162814092006/

Còn đây, là bản tiếng Trung (trích đoạn):

便秘七天/顫音七連發〉

「沒有靜默不足以成樂音」
-亞當扎加耶夫斯基

天一亮他就上學而且待在
那兒七個鐘頭。聖人的
金玉良言迴盪
悠遠遼闊來自三千
世界。喔,人之初性
本善。給
我一個支點,
我就能移動
地球。彩虹七色
太奢侈。大自然
如今只是個過時的詞語。
[…]

Nghe nói, bản tiếng Trung này hay lắm. Tuy nhiên, bản gốc tiếng Việt thì mỗi dòng có 7 từ, bản dịch tiếng Anh thì mỗi dòng có 7 âm tiết, nên tôi cứ thấy băn khoăn. Và, tôi đã đề nghị với phía Đài Loan chuyển bài thơ thành “tân hình thức” với mỗi dòng có 7 chữ. Họ nói phải chờ. Và họ đã họp với nhau, gồm nhà thơ Hồng Hồng, dịch giả Từ Minh Đức, và các nhà thơ Đài Loan khác của Liên hoan Thơ.

Phản hồi lần thứ nhất của họ là: “We’re afraid that we can’t change the Chinese one, cause the meaning and tone is totally different. But, I think we can use the annotation to explain your meaning. | Chúng tôi e rằng chúng tôi không thể làm như thế với bản tiếng Trung, vì nó sẽ làm cho ngữ nghĩa và giọng thơ hoàn toàn khác đi. Có lẽ là đành thêm một chú thích vậy.”

Tất nhiên, tôi trả lời rằng tôi phải chấp nhận và tôn trọng thực trạng của tiếng Trung. Nhưng tôi nói thêm: “Tất nhiên, độc giả tiếng Trung sẽ thấy khác, nhưng với chính độc giả tiếng Việt thì họ cũng thấy khác mà, vì thể loại này mới. Chúng tôi cũng thường phải giải thích cho độc giả Việt.” Họ nói: “Vậy thì anh nên kể về chuyện đó tại hội thảo.” Và họ vẫn không thay đổi: “Just need to say sorry about the Chinese one in the anthology.
We will use an annotation to explain. | Thực sự xin lỗi, bản tiếng Trung không thể thay đổi, chúng tôi đành phải dùng chú thích.”

Biết làm gì, thôi thì đành viết những lời ca ngợi khả năng thẩm thơ, dịch thơ và sự hết mình của họ. Họ cảm động lắm. Rồi tôi trích lời Khế Iêm (trong bài “Nhịp điệu thơ Tân hình thức Việt trong tiến trình sáng tác”) cho họ biết thêm về thơ “tân hình thức”:

““Thơ Tân hình thức Việt dùng lại các thể thơ Việt, thêm những yếu tố như vắt dòng, lập lại, tính truyên và ngôn ngữ đời thường. Vắt dòng vừa giữ cho bài thơ đúng hình thức của các thể thơ, vừa có tác dụng vắt ý tưởng từ dòng này qua dòng khác. Tính truyện có nghĩa là nối kết những ý tưởng với nhau, không rời rạc như trong thơ tự do, và cũng có nghĩa là kể truyện. Ngôn ngữ đời thường, được hiểu như đưa cách nói đời thường và dùng ngôn ngữ thông thường, để diễn đạt cuộc sống. Người làm thơ thay vì phải bận tậm tới những chữ bí hiểm, khó hiểu, có thể chú tâm tới việc tìm kiếm ý tưởng và nhịp điệu mới. Ba yếu tố trên cùng với kỹ thuật lập lại, phối hợp thành nghệ thuật thơ Tân hình thức Việt.”

Nhưng, thế rồi, bỗng nhiên, chừng một ngày sau, họ báo tin: “After discussing carefully with our curators and translator, we agreed to change the poem. We will use the annotation to explain, cause it could be different in Chinese. | Sau khi bàn luận kỹ càng với các nhà thơ giám tuyển và dịch giả, chúng tôi cùng thống nhất sẽ trình bầy bài thơ theo ý anh (đúng dạng thơ Tân hình thức). Chúng tôi sẽ phải dùng chú thích cho độc giả tiếng Trung thấy được sự khác biệt.”

BRAVO! DONE!

Còn biết nói gì ngoài lời cám ơn vô hạn tới các bạn ấy. Sau đây là toàn văn bài thơ Tân hình thức tiếng Trung:

便秘七天/顫音七連發

「沒有靜默不足以成樂音」
-亞當扎加耶夫斯基

天一亮他就上學
而且待在那兒七
個鐘頭。聖人的
金玉良言迴盪悠
遠遼闊來自三千
世界。喔,人之
初性本善。給我
一個支點,我就
能移動地球。彩
虹七色太奢侈。
大自然如今只是
個過時的詞語。
現代化則要瘋瘋
癲癲。自由呃平
等互助然後呢?
跨性別呃革命還
深鎖霧中。慈悲
心被點燃由大師
智者們傳揚而奴
僕門徒們說,這
是最後的奮鬥。
數千年流血的歲
月熏臭歷史。好
一個生存的況味
。太棒了。萬歲
。生活依然沒變
。七賢仍然愛─
錢。七大工業國
佔上風因為把規
則當作耳邊風太
極沈穩功歸禮樂
。就像七個音符
縱有抑揚還是需
要休止符 。回到
家他腹部絞痛起
來。彎下腰呻吟
痛苦。他已經沒
聽見腹腔之歌七
天之久。他發夢
腸子將要終結便
秘充滿流水汨汨
。他跑到廁所。
一個鐘頭。又一
個鐘頭。他經歷
毀滅性的痛楚持
續一整晚,儘管
身體狀況不差。
忽然,阻塞暢通
了。腹腔之歌驟
然流瀉。痛好像
被獲令行動。七
個音符湊成長長
一列百家思想。
但找不到期待已
久的休止符。腹
腔之音像在喘氣
難以呼吸,縈繞
在頭頂。休止符
,我等得你好苦
。因此我要授予
你這個頭銜「樂
音之王」。

Dịch giả: Từ Minh Đức (徐明德 譯)

Chú thích: 編按 : 原詩以數字 7 為靈感 , 在創作形式也環繞在數字 7, 越南語的詩作以 7 個字為一行 , 英 譯詩作則是每句有 7 個音節 , 中譯則因為翻譯考量 , 經作者同意僅以 7 字一行排列 , 特此說明。

#2017taipeipoetryfestival

clip_image002

https://www.facebook.com/dang.than.5/posts/10212023513237800

Comments are closed.