Sự tiến hóa văn hóa (kỳ 1)

image

clip_image002

Sự Tiến hóa Văn hóa

Sự Tiến hóa Văn hóa cho rằng các giá trị và hành vi của người dân được định hình bởi mức độ mà sự sống sót là chắc chắn; nó đã là bấp bênh trong hầu hết lịch sử, mà đã cổ vũ sự nhấn mạnh nặng đến sự đoàn kết nhóm, sự bác bỏ những người ngoài và sự phục tùng các lãnh đạo mạnh. Vì dưới sự khan hiếm cùng cực, sự bài ngoại là thực tế: nếu chỉ có đủ đất cho một bộ lạc và bộ lạc khác thử đòi nó, sự sống sót theo nghĩa đen có thể là một sự lựa chọn giữa Chúng ta và Chúng nó. Ngược lại, các mức an toàn tồn tại cao cổ vũ sự cởi mở cho sự thay đổi, sự đa dạng và các ý tưởng mới. Sự thịnh vượng và sự an toàn chưa từng có của thời hậu chiến đã mang lại sự thay đổi văn hóa, phong trào bảo vệ môi trường và sự truyền bá dân chủ. Nhưng trong các thập niên gần đây, sự an toàn việc làm giảm đi và sự bất bình đẳng tăng lên đã dẫn đến một sự phản ứng độc đoán. Bằng chứng từ hơn 100 nước chứng minh rằng các động cơ thúc đẩy và hành vi của người dân phản ánh mức độ mà họ coi sự sống sót là đương nhiên – và rằng sự hiện đại hóa làm thay đổi cúng theo những cách đại thể có thể tiên đoán được. Cuốn sách này giải thích sự lên của các đảng bảo vệ môi trường, sự bình đẳng giới và hôn nhân đồng giới – và phản ứng hiện thời tạo ra Trump, Brexit và National Front của Pháp, qua một phiên bản mới, được kiểm định về mặt kinh nghiệm của lý thuyết hiện đại hóa.

Ronald F. Inglehart là Giáo sư Lowenstein về Khoa học Chính trị tại Đại học Michigan. Ông là tiến sĩ danh dự từ Đại học Uppsala, Thụy Điển, Đại học Tự do Brussels, Bỉ, và Đại học Lueneburg, Đức. Inglehart đã giúp thành lập các khảo sát EuroBarometer và là chủ tịch sáng lập của World Values Survey Association, mà đã khảo sát các mẫu đại diện quốc gia của các công chúng của 105 nước chứa hơn 90 phần trăm dân số thế giới. Ông là một thành viên của Viện Hàn Lâm Nghệ thuật và Khoa học Mỹ và của Viện Hàn Lâm Khoa học Chính trị và Xã hội Mỹ. Trong 2011, ông đã được giải Johan Skytte về Khoa học Chính trị, thường được coi như giải cao nhất trong lĩnh vực. [Ông đã mất ngày 8 tháng Năm 2021].

image

Cuốn sách này được đề tặng cho vợ tôi, Marita, và các con tôi, Sylvia, Elizabeth, Rachel, Ronald và Milo, với tình yêu.

MỤC LỤC

CÁC HÌNH. vii

CÁC BẢNG. xi

LỜI GIỚI THIỆU.. xii

LỜI CẢM ƠN.. xiv

DẪN NHẬP: MỘT TỔNG QUAN VỀ CUỐN SÁCH NÀY. 1

1. HIỆN ĐẠI HÓA TIẾN HÓA VÀ SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA. 8

2. SỰ LÊN CỦA CÁC GIÁ TRỊ HẬU-DUY VẬT Ở PHƯƠNG TÂY VÀ THẾ GIỚI 25

3. CÁC HÌNH MẪU VĂN HÓA TOÀN CẦU.. 36

4. SỰ KẾT THÚC CỦA THẾ TỤC HÓA?. 60

5. SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA, CHẬM VÀ NHANH: QUỸ ĐẠO PHÂN BIỆT CỦA CÁC CHUẨN MỰC CHI PHỐI SỰ BÌNH ĐẲNG GIỚI VÀ ĐỊNH HƯỚNG TÍNH DỤC. 77

6. SỰ NỮ HÓA XÃ HỘI VÀ SỰ GIẢM SỰ SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU VÌ TỔ QUỐC: THÀNH PHẦN MỨC-CÁ NHÂN CỦA HÒA BÌNH DÀI 102

7. SỰ PHÁT TRIỂN VÀ DÂN CHỦ.. 114

8. GỐC RỄ THAY ĐỔI CỦA HẠNH PHÚC. 140

9. THE SILENT REVOLUTION LỘN NGƯỢC: SỰ LÊN CỦA TRUMP VÀ CÁC ĐẢNG DÂN TÚY ĐỘC ĐOÁN.. 173

10. SỰ ĐẾN CỦA XÃ HỘI TRÍ TUỆ NHÂN TẠO.. 200

CÁC PHỤ LỤC. 217

GHI CHÚ.. 230

TÀI LIỆU THAM KHẢO.. 244

INDEX. 257

CÁC HÌNH

I.1 Các nước được khảo sát ít nhất một lần trong Values Surveys được tô đậm. trang 6

2.1 Kiểu giá trị theo nhóm tuổi, giữa các công chúng của Anh, Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ và Hà Lan trong năm 1970. 26

2.2 Phân tích nhóm tuổi: Phần trăm của những người hậu-Duy vật trừ phần trăm của những người Duy vật trong sáu nước Tây Âu (Anh, Pháp, Tây Đức, Italy, Bỉ và Hà Lan), 1971–2009. 27

2.3 Các giá trị Duy vật vs. hậu-Duy vật theo nhóm sinh, trong 11 nước nguyên-cộng sản bây giờ trong EU (Bulgaria, Croatia, Cộng hòa Czech, Estonia, Hungary, Latvia, Lithuania, Ba Lan, Rumania, Slovakia và Slovenia), 2008–2012. 31

2.4 Các giá trị Duy vật vs. hậu-Duy vật theo nhóm sinh, trong tám nước Mỹ Latin (Argentina, Brazil, Chile, Colombia, Guatemala, Mexico, Peru và Uruguay), 2005–2012. 32

2.5 Các giá trị Duy vật vs. hậu-Duy vật theo nhóm sinh trong chín nước đa số- Muslim. 33

3.1 Số điểm trung bình của 75 nước trên hai chiều giá trị chính, theo mức phát triển. 41

3.2 Vị trí của 43 xã hội trên bản đồ văn hóa toàn cầu, 1990–1991. 44

3.3 Vị trí của 94 xã hội trên bản đồ văn hóa toàn cầu, 2008–2014 (năm trung vị của khảo sát là 2011). 45

3.4 Các khác biệt liên quan đến tuổi về các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, trong ba kiểu xã hội. 56

3.5 Sự thay đổi thuần trên hai chiều chính của biến thiên ngang-văn hóa từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất sẵn có (1981–2014) trong 10 kiểu xã hội. 57

4.1 Tỷ lệ phần trăm của các xã hội với một niềm tin vào một Chúa sáng thế quan tâm đến hành vi đạo đức con người. 62

4.2 Sự phát triển kinh tế và tầm quan trọng thay đổi của các khía cạnh chính của đời sống. 66

4.3 Sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm nói Chúa là rất quan trọng trong đời họ, từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất. 70

4.4 Những sự thay đổi về tầm quan trọng của tôn giáo, như được đo bởi câu hỏi “Chúa là quan trọng thế nào trong đời bạn?” do sự thay thế dân cư giữa thế hệ, và do những sự thay đổi bên trong nhóm-tuổi, trong 14 xã hội thu nhập cao. 73

4.5 Những sự thay đổi trong thực hành tín ngưỡng, như được đo bởi câu hỏi “Bạn dự các nghi lễ tôn giáo thường xuyên ra sao những ngày này?” do sự thay thế dân cư giữa thế hệ, và do những thay đổi bên trong lứa-sinh, trong 14 xã hội thu nhập-cao. 74

5.1 Sáu khía cạnh của sự khoan dung, theo mức phát triển kinh tế. Tỷ lệ phần trăm bày tỏ các quan điểm khoan dung về chủ đề cho trước. 86

5.2 Những sự thay đổi về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân từ khảo sát sớm nhất sẵn có đến khảo sát muộn nhất sẵn có trong tất cả các nước có chuỗi thời gian ít nhất mười năm. 90

5.3 Tác động của mức An toàn Tồn tại của một nước ở các thời điểm khác nhau lên sự bám chặt vào các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản vs. các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân khoảng năm 2009. 91

5.4 Tác động của sự An toàn Tồn tại được đo tại các thời điểm khác nhau lên tính sùng đạo và lên các giá trị Duy vật/hậu-Duy vật như được đo trong khảo sát muộn nhất sẵn có. 92

5.5 Các sự thay đổi về các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân do sự thay thế dân cư giữa thế hệ, và do các sự thay đổi bên trong nhóm tuổi, trong 14 xã hội thu nhập cao. 96

5.6 Luật pháp quốc gia liên quan đến sự đồng tính trong năm 2012, theo sự chấp nhận của công chúng về bình đẳng giới, sự ly dị, sự phá thai và sự đồng tính dục (r = 0,79). 98

5.7 Các mức xã hội của sự trao quyền giới, theo sự ủng hộ quần chúng cho các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. 99

6.1a Lựa chọn-Cá nhân và sự sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc (với các nước phe Trục trước kia và các nước Bắc Âu). 108

6.1b Lựa chọn-Cá nhân và sự sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc (không có các nước phe Trục trước kia và các nước Bắc Âu). 110

6.2 Sự thay đổi về sự sẵn sàng chiến đấu vì tổ quốc của người dân trong chiến tranh. 112

7.1 Dân chủ hiệu quả khoảng năm 2000 theo mức trung bình của các giá trị tự-thể hiện của một nước trong giữa các năm 1990. 121

7.2 Sự thay đổi về mức dân chủ hiệu quả từ đầu các năm 1980 đến cuối các năm 1990, theo cầu không được thỏa mãn cho (hay dư cung của) dân chủ trong đầu các năm 1980. 126

7.3 Tỷ lệ phần trăm trung bình của dân cư tuổi-đại học ghi danh vào giáo dục bậc cao ở Hoa Kỳ, Đức và Nhật Bản, 1960–2010. 131

8.1 Sự phát triển kinh tế dẫn tới một sự thay đổi về các chiến lược sống sót. 144

8.2 Sự hài lòng với cuộc sống theo sự phát triển kinh tế. 148

8.3 Sự hài lòng với cuộc sống theo sự phát triển kinh tế, nhận diện hai nhóm phân biệt: (1) các nước cộng sản trước kia và (2) các xã hội Mỹ Latin. 151

8.4 Sự thay đổi về tỷ lệ phần trăm nói rằng họ “rất hạnh phúc” tính mọi thứ cùng nhau, từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất sẵn có. 154

8.5 Sự thay đổi về số điểm hài lòng với cuộc sống trung bình, từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất sẵn có. 155

8.6 Các xu hướng hài lòng với cuộc sống và hạnh phúc trong 12 nước, 1981–2012. 156

8.7 Sự sụp đổ của chủ nghĩa cộng sản và các mức hài lòng với cuộc sống, 1981–2011. 162

8.8 Các mức hài lòng với cuộc sống thay đổi, Nga, Hoa Kỳ, Thụy Điển, 1982–2011. 164

8.9 Tương quan giữa tính sùng đạo và sự hài lòng với cuộc sống. 165

8.10 Các nhân tố đóng góp cho sự tăng về sự an lạc chủ quan từ khảo sát sớm nhất sẵn có đến khảo sát gần đây nhất, trong 56 nước. 168

9.1 Ý định bỏ phiếu cho các đảng bảo vệ môi trường, theo các giá trị hậu-Duy vật trong bốn nước có các đảng như vậy. 177

9.2 Chiều Tả–Hữu dựa vào giai cấp xã hội và chiều chính trị hậu-Hiện đại ở Đức. 178

9.3 Sự ủng hộ việc trao ưu tiên cho quốc tịch của riêng mình hơn cho những người nhập cư khi việc làm là khan hiếm – ở Hoa Kỳ, Anh, Pháp, Tây Đức và Thụy Điển. 180

9.4 (a) Sự ủng hộ Trump theo tuổi trong năm 2017. (b) Sự ủng hộ Trump theo thu nhập trong năm 2017. 182

9.5 Phân tích mô hình nhóm sinh. 184

9.6 Sự nổi bật của các vấn đề kinh tế vs. phi-kinh tế trong các tuyên ngôn đảng của 13 nền dân chủ Tây phương, 1950–2010. 189

9.7 Xu hướng bỏ phiếu giai cấp lao động trong năm nền dân chủ Tây phương, 1947–2012. 190

9.8 Phần của thập phân vị trên đỉnh của tổng thu nhập ở châu Âu và Hoa Kỳ, 1900–2010. 192

9.9 Sự tăng thêm tương đối về thu nhập thực tế trên đầu người theo mức thu nhập toàn cầu, 1988–2008. 194

10.1 Thu nhập thực tế trung vị của những người làm thuê Mỹ bằng dollar 2013, theo mức giáo dục, 1991–2015. 202

10.2 Tỷ lệ phần trăm lực lượng lao động Mỹ làm việc trong nông nghiệp và công nghiệp, 1860–2012, trong khu vực dịch vụ, 1900–2012 và khu vực công nghệ cao từ 1986. 204

10.3 Những thay đổi về cấu trúc lực lượng lao động Mỹ: 1979–1999 vs. 1999–2012. 208

10.4 Các thái độ thay đổi đối với sự bất bình đẳng thu nhập. 213

A2.1 Bản độ văn hóa toàn cầu từ 1995. 221

A2.2 Bản độ văn hóa toàn cầu từ 2000. 222

A2.3 Các sự khác biệt liên quan đến tuổi về các giá trị Sinh tồn/Tự-thể hiện, trong ba kiểu xã hội. 223

A2.4 Sự thay đổi thuần trên hai chiều chính của sự biến thiên văn hóa từ khảo sát sớm nhất đến muộn nhất sẵn có (1981–2014) trong mười kiểu xã hội. 225

A3.1 Sáu khía cạnh của sự khoan dung, theo mức phát triển kinh tế. 226

A4.1 Sự bài ngoại và sự thay đổi giữa thế hệ. “Khi các việc làm là khan hiếm, các chủ sử dụng lao động phải trao ưu tiên cho người dân của nước này hơn những người nhập cư” (phần trăm đồng ý theo năm sinh trong 26 nước thu nhập-cao). 227

A5.1 Các xu hướng bất bình đẳng thu nhập thuần hộ gia đình: Nga, Trung Quốc và phương Tây, 1981–2007. 228

A5.2 Tỷ lệ phần trăm của tổng việc làm trong khu vực công nghệ thông tin và truyền thông trong năm nền kinh tế tiên tiến, 1995–2011. 229

CÁC BẢNG

3.1 Các định hướng liên kết với các giá trị Sinh tồn vs. Tự-thể hiện. trang 38

3.2 Nhân tố Tự-thể hiện/Chủ nghĩa cá nhân/sự Tự trị. 51

5.1 Các chuẩn mực Ủng hộ-sinh sản vs. các chuẩn mực lựa chọn-Cá nhân. 87

A5.1 Zakharov (2016) đã mã hóa thế nào các vấn đề cho trước như kinh tế hay phi-kinh tế từ các hạng được dùng trong bộ dữ liệu Tuyên ngôn Đảng So sánh. 229

LỜI GIỚI THIỆU

Bạn đọc cầm trên tay cuốn thứ 57 của tủ sách SOS2,* cuốn SỰ TIẾN HÓA VĂN HÓA – Động cơ Thúc đẩy của người Dân đang Thay đổi, và Định hình lại Thế giới (CULTURAL EVOLUTION – People’s Motivations Are Changing, và Reshaping the World) của Ronald Inglehart do Cambridge University Press xuất bản năm 2018.

Giáo sư Ronald Inglehart (1934-2021) là nhà khoa học chính trị Mỹ nổi tiếng thế giới. Ông đã nghiên cứu về sự thay đổi văn hóa từ giữa cuối năm 1960 và ông là nhà sáng lập của World Values Survey Association (Hội Khảo sát các Giá trị Thế giới), hội đã tiến hành nhiều đợt Khảo sát các Giá trị Thế giới (WVS) từ 1981 đến nay.

Bạn đọc nên đọc cuốn này đầu tiên, rồi tiếp đến cuốn số 56 của ông và Christian Welzel và cuối cùng đọc lại cuốn thứ 34 của tủ sách này, cuốn Tự do đang lên của Christian Welzel, vì cuốn sách này ít kỹ thuật hơn hai cuốn trước và được viết cho công chúng rộng hơn và cập nhật dữ liệu khảo sát đến 2017. Đợt 7 gần đây nhất của WVS (2017-2020) vừa hoàn tất (Việt Nam được khảo sát trong 3 đợt từ 2001 đến 2020). Có thể nói lượng dữ liệu khổng lồ của WVS từ hơn 100 quốc gia chiếm hơn 90% dân số thế giới trong suốt 40 năm qua (1981 đến 2020) đã xác nhận lý thuyết hiện đại hóa mới được trình bày trong cuốn số 57 và số 34 và cuốn sách này.

Ba cuốn sách này tạo thành trọn bộ về lý thuyết hiện đại hóa mới, sự thay đổi văn hóa và dân chủ hóa. Cuốn này Ronald Inglehart (và các đồng tác giả của ông) tập trung vào sự tiến hóa văn hóa và văn hóa chính là động cơ thúc đẩy người dân hành động. Văn hóa, theo Inglehart, là một tập hợp các chuẩn mực và kỹ năng mà thuận lợi cho sự sống sót trong một môi trường cho trước, tạo thành một chiến lược sống sót cho một xã hộiSự thay đổi văn hóa phản ánh các chiến lược thay đổi để tối đa hóa hạnh phúc con người. Khi môi trường thay đổi và các điều kiện sống sót hay sinh tồn thay đổi thì các chuẩn mực và các kỹ năng đó thay đổi, tức là văn hóa thay đổi. Những sự thay đổi văn hóa này làm thay đổi các động cơ thúc đẩy của người dân và bằng cách đó làm thay đổi thế giới. Việc đọc cuốn sách này giúp chúng ta hiểu dễ hơn những thay đổi trên thế giới (kể cả diễn biến trong những năm gần đây).

Sự chuyển đổi từ các xã hội nông nghiệp sang các xã hội công nghiệp dẫn đến sự thay đổi văn hóa theo chiều các giá trị truyền thống đối lại các giá trị thế tục-duy lý.

Sự chuyển đổi từ các xã hội công nghiệp sang các xã hội hậu-công nghiệp (dịch vụ, tri thức) dẫn đến sự thay đổi văn hóa theo chiều các giá trị Sinh tồn đối lại các giá trị Tự-thể hiện [các giá trị Giải phóng]. Và các giá trị Tự-thể hiện [Giải phóng] liên quan rất mạnh với dân chủ.

Với sự phát triển của một pha mới của xã hội tri thức, pha Xã hội Trí Tuệ Nhân tạo dẫn đến bất bình đẳng thu nhập cao, sự bấp bênh của việc làm, có thể làm giảm sự an toàn sinh tồn và dẫn đến những thay đổi văn hóa có thể làm xói mòn dân chủ, sự tăng trưởng kinh tế. Những thách thức của Xã hội Trí tuệ Nhân tạo được thảo luận kỹ.

Đấy là những đóng góp quan trọng nhất mà tác giả, từ cuối những năm 1960, và các cộng sự của ông sau đó đóng góp cho lý thuyết hiện đại hóa là họ làm rõ vai trò của văn hóa.

Chúng ta nghe nói nhiều lời hoa mỹ về văn hóa, về “đậm đà bản sắc văn hóa” trong thời gian qua ở Việt Nam. Hy vọng cuốn sách này góp phần vào cuộc thảo luận: văn hóa là gì, vai trò của nó ra sao trong sự phát triển đất nước. Bộ ba cuốn sách này về lý thuyết hiện đại hóa mới (tiến hóa) cho phép chúng ta tiên đoán những xu hướng lớn. Các tiên đoán mang tính xác suất này, những kinh nghiệm phát triển của các nước tiên tiến và dân chủ và quan trọng nhất di sản của Phan Châu Trinh có thể giúp chúng ta hình thành các chiến lược phát triển đất.

Tôi chân thành giới thiệu cuốn sách này với tất cả những ai quan tâm đến phát triển đất nước hay quan tâm đến văn hóa và hiện đại hóa.

6-3-2022

Nguyễn Quang A

LỜI CẢM ƠN

Cuốn sách này dựa vào công trình đồng tác giả với Paul Abramson, Wayne Baker, Roberto Foa, Ronald Charles Inglehart, Pippa Norris, Christopher Peterson, Eduard Ponarin, Jacques Rabier và Christian Welzel. Tôi mang ơn sâu sắc các bạn, các đồng nghiệp này và con trai tôi, và bày tỏ lời cảm ơn chân thành của tôi. Họ, trong thực tế, là các đồng tác giả của cuốn sách này.

Tôi cũng bày tỏ sự tri ân của tôi cho những người làm cho cuốn sách này là có thể bằng việc tiến hành World Values Survey (WVS) và European Values Surveys (EVS) trong hơn một trăm nước, từ 1981 đến 2014. Cảm ơn các Nhà Khảo sát Chính sau đây của WVS và EVS vì việc tạo ra và chia sẻ bộ dữ liệu phong phú và phức tạp này: Anthony M. Abela, Suzanne Adams, Q.K. Ahmad, Salvatore Abbruzzese, Abdel-Hamid Abdel-Latif, Marchella Abrasheva, Mohammen Addahri, Alisher Aldashev, Darwish Abdulrahman Al-Emadi, Fathi Ali, Abdulrazaq Ali, Rasa Alishauskene, Helmut Anheier, Jose Arocena, Wil A. Art, Soo Young Auh, Taghi Azadarmaki, Ljiljana Bacevic, Olga Balakireva, Josip Baloban, David Barker, Miguel Basanez, Elena Bashkirova, Abdallah Bedaida, Jorge Benitez, Jaak Billiet, Alan Black, Eduard Bomhoff, Ammar Boukhedir, Rahma Bourquia, Fares al Braizat, Lori BramwellJones, Michael Breen, Ziva Broder, Thawilwadee Bureekul, Karin Bush, Harold Caballeros, Manuel Villaverde, Richard Bachia-Caruana, Claudio Calvaruso, Pavel Campeaunu, Augustin Canzani, Giuseppe Capraro, Marita Carballo, Andres Casas, Henrique Carlos de O. de Castro, Pi-Chao Chen, Pradeep Chhibber, Mark F. Chingono, Heiyuan Chiu, Vincent Chua, Margit Cleveland, Mircea Comsa, Munqith Dagher, Andrew P. Davidson, Herman De Dijn, Ruud de Moor, Pierre Delooz, Peter J.D. Derenth, Abdel Nasser Djabi, Karel Dobbelaere, Hermann Duelmer, Javier Elzo, Yilmaz Esmer, Paul Estgen, Tony Fahey, Nadjematul Faizah, Tair Faradov, Roberto Stefan Foa, Michael Fogarty, Georgy Fotev, Juis de Franca, Aikaterini Gari, Ilir Gedeshi, James Georgas, C. Geppaart, Bilai Gilani, Mark Gill, Stjepan Gredlj, Renzo Gubert, Linda Luz Guerrero, Peter Gundelach, David Sulmont Haak, Christian Haerpfer, Abdelwahab Ben Hafaiedh, Jacques Hagenaars, Loek Halman, Mustafa Hamarneh, Tracy Hammond, Sang-Jin Han, Elemer Hankiss, Olafur Haraldsson, Stephen Harding, Mari Harris, Pierre Hausman, Bernadette C. Hayes, Gordon Heald, Camilo Herrera, Felix Heunks, Virginia Hodgkinson, Nadra Muhammed Hosen, Joan Rafel Mico Ibanez, Kenji Iijima, Fr. Joe Inganuez, Ljubov Ishimova, Wolfgang Jagodzinski, Meril James, Aleksandra Jasinska-Kania, Fridrik Jonsson, Dominique Joye, Stanislovas Juknevicius, Salue Kalikova, Tatiana Karabchuk, Kieran Kennedy, Jan Kerkhofs S.J., J.F. Kielty, Johann Kinghorn, Hans-Dieter Kilngemann, Renate Kocher, Joanna Konieczna, Hennie Kotze, Hanspeter Kriesi, Miori Kurimura, Zuzana Kusá, Marta Lagos, Bernard Lategan, Michel Legrand, Carlos Lemoine, Noah Lewin-Epstein, Juan Linz, Ola Listhaug, Jin-yun Liu, Leila Lotti, Ruud Lijkx, Susanne Lundasen, Brina Malnar, Heghine Manasyan, Robert Manchin, Mahar Mangahas, Mario Marinov, Mira Marody, Carlos Matheus, Robert Mattes, Ian McAllister, Rafael Mendizabal, Jon Miller, Felipe Miranda, Mansoor Moaddel, Mustapha Mohammed, Jose Molina, Alejandro Moreno, Gaspar K. Munishi, Naasson Munyandamutsa, Kostas Mylonas, Neil Nevitte, Chun Hung Ng, Simplice Ngampou, Juan Diez Nicolas, Jaime Medrano Nicolas, Elisabeth Noelle-Neumann, Pippa Norris, Elone Nwabuzor, Stephen Olafsson, Francisco.Andres Orizo, Magued Osman, Merab Pachulia, Christina Paez, Alua Pankhurst, Dragomir Pantic, Juhani Pehkonen, Paul Perry, E. Petersen, Antoanela Petkovska, Doru Petruti, Thorleif Pettersson, Phạm Minh Hạc, Phạm Thanh Nghị, Timothy Phillips, Gevork Pogosian, Eduard Ponarin, Lucien Pop, Bi Puranen, Ladislav Rabusic, Andrei Raichev, Alice Ramos, Anu Realo, Jan Rehak, Helene Riffault, Ole Riis, Angel Rivera-Ortiz, Nils Rohme, Catalina Romero, Gergely Rosta, David Rotman, Victor Roudometof, Giancario Rovati, Samir Abu Ruman, Andrus Saar, Rajab Sattarov, Rahmat Seigh, Tan Ern Ser, Sandeep Shastri, Shen Mingming, Musa Shteivi, Renata Siemienska, Maria Silvestre Cabrera, Richard Sinnott, Alan Smith, Jean Stoetzel, Kancho Stoichev, Marin Stoychev, John Sudarsky, Edward Sullivan, Marc Swyngedouw, Tang Ching-Ping, Farooq Tanwir, Jean-Francois T chernia, Kareem Tejumola, Noel Timms, Larissa Titarenko, Miklos Tomka, Alfredo Torres, Niko Tos, Istvan Gyorgy Toth, Joseph Troisi, Tu Su-hao, Claudiu Tufis, Jorge Vala, Andrei Vardomatskii, David Voas, Bogdan Voicu, Malina Voicu, Liliane Voye, Richard M. Walker, Alan Webster, Friedrich Welsch, Christian Welzel, Meidam Wester, Chris Whelan, Robert Worcester, Seiko Yamazaki, Birol Yesilada, Ephraim Yuchtman-Yaar, Josefina Zaiter, Catalin Zamfir, Brigita Zepa, Ignacio Zuasnabar và Paul Zulehner.

Dữ liệu WVS và EVS được sử dụng trong cuốn sách này gồm 358 khảo sát được thực hiện trong các đợt kế tiếp nhau từ 1981 đến 2014 trong 105 nước chiếm hơn 90 phần trăm dân số thế giới. Cuốn sách này cũng sử dụng dữ liệu từ các khảo sát Euro-Barometer được Jacques Rene Rabier khởi động trong 1970; các khảo sát Euro-Barometer được dùng như tấm gương cho EVS, WVS và vô số khảo sát ngang-quốc gia khác, và đã là nguồn của các khoản (items) then chốt được dùng trong các Khảo sát Giá trị. Jan Kerkhofs và Ruud de Moor đã tổ chức European Values Study và đã mời tôi tổ chức các khảo sát tương tự trong các phần khác của thế giới, mà dẫn đến việc thành lập World Values Survey. Jaime Diez Medrano đã lưu trữ cả các bộ dữ liệu WVS và EVS và làm cho chúng sẵn có cho hàng trăm ngàn người dùng, mà đã phân tích và tải dữ liệu từ các website WVS và EVS.

Tôi mang ơn Jon Miller, William Zimmerman, Arthur Lupia, Kenneth Kollman và các đồng nghiệp khác tại Đại học Michigan vì các bình luận và các gợi ý. Tôi cũng mang ơn Anna Cotter và Yujeong Yang vì sự trợ giúp nghiên cứu tuyệt vời và mang ơn ghi nhận sự ủng hộ từ Quỹ Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, và các bộ ngoại giao của Thụy Điển và Hà Lan, mỗi bộ đã ủng hộ công việc thực địa ở nhiều nước trong các đợt khác nhau của World Values Survey. Tôi cũng cảm ơn Bộ Giáo dục và Khoa học Nga vì một trợ cấp làm cho có thể để thành lập Phòng Thí nghiệm cho Nghiên cứu Xã hội So sánh tại Trường Cao học Kinh tế ở Moscow và St. Petersburg, và để tiến hành World Values Survey ở Nga và tám nước kế vị Soviet khác trong năm 2011. Nghiên cứu này được tài trợ bởi Dự án Xuất sắc Hàn lâm Nga “5–100.” Chức giáo sư Amy and Alan Loewenstein của Đại học Michigan về Dân chủ và các Quyền con Người, mà tôi biết ơn để giữ, đã cung cấp sự hỗ trợ nghiên cứu quý giá cho công trình này.

DẪN NHẬP: MỘT TỔNG QUAN VỀ CUỐN SÁCH NÀY

Các giá trị và hành vi của người dân được định hình bởi mức độ mà sự sống sót là chắc chắn. Trong hầu hết thời gian kể từ khi con người xuất hiện lần đầu tiên, sự sống sót đã là bấp bênh. Điều này đã chi phối chiến lược sống của mọi người. Số dân đã tăng lên để thỏa mãn cung thực phẩm, và hầu hết mọi người đã chỉ sống trên mức chết đói. Khi sự sinh tồn là không chắc chắn, người dân có khuynh hướng siết chặt hàng ngũ đằng sau một nhà lãnh đạo mạnh, hình thành một mặt trận thống nhất chống lại những người ngoài – một chiến lược có thể được gọi là Phản xạ Độc đoán (Authoritarian Reflex).

Trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, cái gì đó chưa từng thấy đã xảy ra trong các nước tiên tiến về mặt kinh tế: phần lớn thế hệ hậu-chiến đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Điều này phản ánh (1) sự tăng trưởng kinh tế chưa từng có của thời hậu-chiến ở Tây Âu, Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia; (2) sự nổi lên của các mạng an sinh nhà nước phúc lợi đảm bảo rằng hầu như không ai chết đói; và (3) sự thiếu vắng chiến tranh giữa các siêu cường lớn: kể từ Chiến tranh Thế giới II, thế giới đã trải nghiệm thời kỳ dài nhất như vậy trong lịch sử thành văn.

Các mức cao chưa từng thấy của sự an toàn kinh tế và thân thể đã dẫn đến các thay đổi văn hóa giữa thế hệ tỏa khắp, định hình lại các giá trị và các thế giới quan của các công chúng này, mang lại một sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật – mà là phần của một sự thay đổi còn rộng hơn từ các giá trị Sinh tồn (Survival values) sang các giá trị Tự-thể hiện (Self-expression values). Sự thay đổi văn hóa rộng hơn này di chuyển từ việc trao ưu tiên cao nhất cho sự an toàn kinh tế và thân thể và cho sự tuân thủ các chuẩn mực nhóm, hướng tới sự nhấn mạnh tăng lên đến quyền tự do cá nhân để chọn sống cuộc đời mình thế nào. Các giá trị Tự-thể hiện nhấn mạnh sự bình đẳng giới, sự khoan dung những người đồng tính, những người nước ngoài và các nhóm ngoài (outgroup) khác, quyền tự do biểu đạt và sự tham gia vào việc ra quyết định trong đời sống kinh tế và chính trị. Sự thay đổi văn hóa này đã mang lại các thay đổi xã hội và chính trị to lớn, từ các chính sách bảo vệ môi trường mạnh hơn và các phong trào chống-chiến tranh, đến các mức bình đẳng giới cao hơn trong chính phủ, đời sống kinh doanh và hàn lâm, và sự lan ra của dân chủ.

Từ lâu trước khi điều này xảy ra, sự khác biệt ngang-văn hóa thực chất đã tồn tại rồi mà có thể truy nguyên về các sự khác biệt được định hình về mặt địa lý về tính dễ bị tổn thương với bệnh tật và sự đói. Các nhà phân tích khác nhau, làm việc từ các khía cạnh khác nhau, đã mô tả các sự khác biệt văn hóa này như chủ nghĩa Tập thể versus (vs đối lại) chủ nghĩa cá nhân, các giá trị Sinh tồn vs Tự-thể hiện, hay sự Tự trị (Autonomy) vs sự Gắn kết (Embeddedness), nhưng chúng đều đề cập đến một chiều chung của sự biến thiên ngang-văn hóa phản ánh mức “an toàn tồn tại” – mức độ mà sự sống sót (survival-sinh tồn) có vẻ an toàn hay không an toàn. Trong các thập niên kể từ Chiến tranh Thế giới II, sự an toàn tồn tại tăng lên đã đẩy hầu hết các xã hội của thế giới tới sự nhấn mạnh lớn hơn đến chủ nghĩa cá nhân, sự Tự trị và các giá trị Tự-thể hiện.

Các nước xếp hạng cao về các giá trị Tự-thể hiện có khả năng hơn nhiều để chấp nhận pháp luật thuận lợi cho những người đồng tính hơn các xã hội nhấn mạnh các giá trị Sinh tồn. Chúng cũng có khuynh hướng xếp hạng cao về số Đo Trao quyền Giới của Liên Hiệp Quốc (LHQ), phản ánh mức độ mà phụ nữ giữ các chức vụ cao trong đời sống chính trị, kinh tế và hàn lâm. Dữ liệu khảo sát chứng minh rằng các chuẩn mực cơ sở đã thay đổi trong năm mươi năm, trong khi các thay đổi xã hội này là tương đối gần đây. Các thay văn hóa đi trước các thay đổi thể chế và có vẻ đã đóng góp cho chúng.

Các mức an toàn sinh tồn cao cũng thuận lợi cho sự thế tục hóa – một sự xói mòn có tính hệ thống của các thực hành, giá trị và niềm tin tôn giáo. Sự thế tục hóa đã lan ra giữa các công cúng của hầu như mọi xã hội công nghiệp tiên tiến trong năm mươi năm qua. Tuy nhiên, thế giới như một toàn thể bây giờ có nhiều người với quan điểm tôn giáo hơn bao giờ hết, bởi vì sự thế tục hóa có một tác động mạnh lên tỷ lệ sinh của con người. Hầu như tất cả các nước trong đó sự thế tục hóa là tiên tiến nhất bây giờ có các tỷ lệ sinh đẻ dưới xa mức thay thế – trong khi nhiều xã hội với các định hướng tín ngưỡng truyền thống có các tỷ lệ sinh đẻ hai hay ba lần cao hơn mức thay thế.

Các thái độ quần chúng đối với sự bình đẳng giới và sự đồng tính dục đã thay đổi theo một quá trình hai-giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất đã là một sự thay đổi từ từ tới sự khoan dung lớn hơn với những người đồng tính nam và sự ủng hộ lớn hơn cho sự bình đẳng giới, mà xảy ra khi các thế hệ trẻ hơn thay thế các thế hệ già hơn. Cuối cùng, việc này đạt một ngưỡng tại đó các chuẩn mực mới được xem như chi phối trong các xã hội thu nhập-cao. Các áp lực tuân thủ sau đó đảo cực và bắt đầu ủng hộ các thay đổi mà chúng chống đối trước kia, mang lại các thay đổi văn hóa nhanh hơn những thay đổi do sự thay thế dân cư gây ra rất nhiều. Vào 2015, một đa số của Tòa án Tối cao Hoa Kỳ đã ủng hộ hôn nhân đồng giới: ngay cả các thẩm phán già đã muốn ở bên đúng của lịch sử.

“Sự nữ hóa” này của các chuẩn mực văn hóa trong các xã hội đã phát triển cũng đóng góp cho các tỷ lệ giảm sút của bạo lực và sự sẵn sàng chiến đấu cho đất nước mình giảm đi. Hơn nữa, các nước có các mức giá trị Tự-thể hiện cao có khả năng hơn nhiều là các nền dân chủ đích thực so với các nước xếp hạng thấp về các giá trị này. Nhưng các giá trị Tự-thể hiện có dẫn đến dân chủ, hay, dân chủ khiến cho các giá trị Tự-thể hiện nổi lên? Dòng chảy nhân quả có vẻ di chuyển chủ yếu từ các giá trị Tự-thể hiện tới dân chủ. Các định chế dân chủ không cần có sẵn cho các giá trị Tự-thể hiện để nổi lên. Trong những năm trước làn sóng dân chủ hóa toàn cầu ồ ạt xảy ra khoảng 1990, các giá trị Tự-thể hiện đã nổi lên qua một quá trình từ từ của sự thay đổi giá trị giữa thế hệ, không chỉ ở các nền dân chủ Tây phương mà cả ở nhiều xã hội độc đoán. Cho nên, một khi sự đe dọa của sự can thiệp quân sự Soviet được rút lại, các nước với các mức giá trị Tự-thể hiện cao đã di chuyển mau lẹ tới dân chủ.

Sự thay đổi văn hóa phản ánh các chiến lược thay đổi để tối đa hóa hạnh phúc con người. Trong các xã hội nông nghiệp với ít hay không sự phát triển kinh tế hay sự di động xã hội nào, tôn giáo làm cho mọi người hạnh phúc hơn bằng việc hạ thấp các khát vọng của họ trong kiếp này, và hứa hẹn rằng họ sẽ được thưởng trong một kiếp sau. Nhưng hiện đại hóa mang lại sự phát triển kinh tế, dân chủ hóa và sự khoan dung xã hội tăng lên – mà là thuận lợi cho hạnh phúc bởi vì chúng cho người dân nhiều quyền tự do lựa chọn hơn về họ sống cuộc đời họ ra sao. Bởi thế, mặc dù bên trong hầu hết các nước những người có tín ngưỡng là hạnh phúc hơn những người ít tín ngưỡng hơn, nhân dân của các nước đã hiện đại hóa nhưng thế tục là hạnh phúc hơn nhân dân của các nước ít-hiện đại hóa hơn nhưng hết sức có tín ngưỡng. Như thế, mặc dù tôn giáo là thuận lợi cho hạnh phúc dưới các điều kiện trước-hiện đại, một khi các mức phát triển kinh tế cao trở nên có thể, chiến lược hiện đại có thể còn hữu hiệu hơn chiến lược truyền thống như một cách để tối đa hóa hạnh phúc.

Nhưng hạnh phúc con người có thể được tối đa hóa không? Cho đến gần đây, được cho một cách rộng rãi rằng hạnh phúc dao động quanh các tập hợp điểm cố định (có lẽ được xác định bởi các nhân tố di truyền) cho nên cả các cá nhân lẫn các xã hội không thể làm tăng hạnh phúc lâu dài của họ. Lời xác nhận đó không đúng, như cuốn sách này chứng minh. Từ 1981 đến 2011 hạnh phúc đã tăng tại 52 trong số 62 nước mà sẵn có dữ liệu chuỗi-thời gian đáng kể, và giảm trong chỉ 10 nước; trong cùng thời kỳ, sự hài lòng với cuộc sống đã tăng ở 40 nước và giảm ở chỉ 19 nước (3 nước cho thấy không sự thay đổi nào). Hai chỉ số được sử dụng rộng rãi về hạnh phúc đã tăng trong tuyệt đại đa số các nước. Vì sao?

Mức độ mà một xã hội cho phép sự lựa chọn tự do có một tác động lớn lên hạnh phúc. Trong ba thập niên sau 1981, sự phát triển kinh tế, dân chủ hóa và sự khoan dung xã hội tăng lên đã làm tăng mức độ mà nhân dân ở hầu hết các nước có sự lựa chọn tự do trong đời sống kinh tế, chính trị và xã hội, mang lại các mức hạnh phúc cao hơn. Sự thay đổi từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện có vẻ thuận lợi cho hạnh phúc và sự hài lòng với cuộc sống lớn hơn.

Và trong những thập niên gần đây, toàn cầu hóa đã chuyển các lượng vốn và công nghệ ồ ạt tới các phần khác của thế giới, mang lại sự tăng trưởng kinh tế nhanh đặc biệt ở Đông Á, Đông Nam Á và Ấn Độ. Nửa dân số thế giới đang thoát khỏi sự nghèo mức-đủ ăn. Trong dài hạn, việc này chắc có khả năng tạo ra những sự thay đổi văn hóa và chính trị tương tự như những sự thay đổi nó đã tạo ra rồi trong các nước thu nhập-cao. Nhưng việc thuê ngoài (outsourcing) bây giờ đặt những người lao động của các nước thu nhập-cao vào sự cạnh tranh với những người lao động của các nước thu nhập-thấp, xuất khẩu việc làm và làm xói mòn sức mạnh mặc cả của những người lao động của các nước giàu. Tự động hóa đã đóng một vai trò còn lớn hơn trong việc làm giảm số công nhân công nghiệp, mà bây giờ là một thiểu số nhỏ của lực lượng lao động trong các nước đã phát triển.

Ban đầu, việc làm của họ được thay thế bằng số lớn của các việc làm lương cao trong khu vực dịch vụ. Nhưng các xã hội thu nhập-cao như Hoa Kỳ đang bước vào một pha phát triển mới mà chúng tôi nhắc tới như Xã hội Trí tuệ Nhân tạo. Nó có tiềm năng xóa nghèo và kéo dài sức khỏe con người và tuổi thọ kỳ vọng, nhưng nếu phó mặc cho một mình các lực lượng thị trường nó có khuynh hướng tạo ra một xã hội kẻ-thắng-ăn-cả (winner take-all) trong đó lợi lộc hầu như hoàn toàn thuộc về những người ở trên đỉnh. Trong các nước thu nhập-cao, bất bình đẳng về cả thu nhập và của cải đã tăng lên đột ngột kể từ 1970. Trong 1965, các CEO (Tổng Điều hành) của các công ty lớn ở Hoa Kỳ được trả 20 lần nhiều hơn nhân viên trung bình của chúng. Vào năm 2012, họ được trả 354 lần nhiều hơn. Trừ phi được bù lại bởi các chính sách chính phủ thích hợp, xu hướng kẻ-thắng-ăn-cả này làm xói mòn sự tăng trưởng kinh tế dài hạn, dân chủ và sự cởi mở văn hóa được khởi động trong thời hậu-chiến.

Trí tuệ nhân tạo làm cho các chương trình máy tính có thể thay thế không chỉ các công nhân công nghiệp mà cả những người có giáo dục cao nữa, kể cả các luật sư, các bác sĩ, các giáo sư, các nhà khoa học và thậm chí các nhà lập trình máy tính. Trong các nước thu nhập-cao như Hoa Kỳ, thu thập thực tế của các công nhân công nghiệp đã giảm kể từ 1970 và thu thập thực tế của những người có bằng đại học và bằng sau-đại học đã giảm kể từ 1991.

Trong Xã hội Trí tuệ Nhân tạo, xung đột kinh tế trung tâm không còn là giữa giai cấp lao động và giai cấp trung lưu nữa, mà là giữa 1 phần trăm và 99 phần trăm, như nhà kinh tế học được giải Nobel Joseph Stiglitz đã diễn đạt.1 Chắc chắn, các việc làm lương cao đang biến mất – không chỉ cho giai cấp lao động mà thậm chí cho những người có giáo dục cao.

Các mức an toàn sinh tồn cao là thuận lợi cho một triển vọng khoan dung, cởi mở hơn – nhưng ngược lại, sự an toàn sinh tồn giảm kích một Phản xạ Độc đoán mang lại sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo mạnh, sự đoàn kết nhóm-nội (in-group) mạnh, sự tuân thủ cứng nhắc với các chuẩn mực nhóm và sự bác bỏ những người ngoài. Phản xạ này hiện đang mang lại sự ủng hộ tăng lên cho các phong trào dân túy độc đoán bài ngoại ở nhiều nước, từ National Front (Mặt trận Quốc gia) của Pháp, đến Brexit của Anh ra khỏi Liên Âu, đến sự lên của Donald Trump ở Hoa Kỳ. Nhưng – không giống chủ nghĩa độc đoán bài ngoại mà đã nổi lên trong Đại Suy thoái – điều này không là kết quả từ sự khan hiếm khách quan. Các xã hội này có các nguồn lực dư dả. Sự bất an ngày nay là kết quả từ sự bất bình đẳng gia tăng – mà cuối cùng là một vấn đề chính trị. Với sự sắp xếp lại chính trị thích hợp, các chính phủ có thể được bàu để khôi phục lại các mức an toàn sinh tồn cao mà thuận lợi cho các xã hội ngày càng tự tin và khoan dung đã nổi lên trong thời hậu-chiến.

Vượt các Giới hạn Bình thường

Cuốn sách này trình bày một phiên bản mới của lý thuyết hiện đại hóa – lý thuyết Hiện đại hóa Tiến hóa – mà tạo ra một tập các giả thuyết mà chúng ta kiểm định dựa vào một cơ sở dữ liệu độc đáo: từ 1981 đến 2014, World Values Survey (WVS-Khảo sát các Giá trị Thế giới) và European Values Study (EVS-Nghiên cứu các Giá trị Âu châu) đã tiến hành hàng trăm khảo sát trong hơn 100 nước chứa hơn 90 phần trăm dân số thế giới.2 Hình I.1 mô tả các nước này. Dữ liệu, cùng với bảng các câu hỏi và thông tin công tác thực địa, có thể được tải về từ website WVS tại www.worldvaluessurvey.org/

clip_image002[4]

Hình I.1 Các nước được khảo sát ít nhất một lần trong các Values Survey được tô thẫm. Các nước này chiếm hơn 90 phần trăm dân số thế giới.

Một số dự án khảo sát ngang-quốc gia tự hạn chế mình ở việc tiến hành các khảo sát ở các nước với các tổ chức nghiên cứu khảo sát được thiết lập lâu đời. Việc này có ý định để bảo đảm rằng họ có được công việc thực địa chất lượng cao, nhưng phần lớn hạn chế chúng cho việc làm nghiên cứu trong các xã hội thu nhập-cao. Ngay từ đầu, World Values Survey đã cố gắng để phủ dải đầy đủ của sự biến thiên, kể cả các nước thu nhập-thấp. Hai hiệu ứng hoạt động chống lại nhau ở đây: (a) sự tăng lên được cho là trong sai số đo đến từ việc bao gồm các xã hội có thu nhập-thấp hơn với hạ tầng cư sở nghiên cứu khảo sát ít-phát triển hơn – mà có khuynh hướng làm yếu các tương quan giữa các thái độ và các biến tiên đoán; và (b) tác động đòn bẩy giải tích tăng lên đến từ việc bao gồm dải đầy đủ của các xã hội – mà có khuynh hướng tăng cường các tương quan này. Hiệu ứng nào là mạnh hơn? Các kết quả là rõ rệt. Nếu chất lượng được cho là thấp hơn của dữ liệu từ các nước có thu nhập-thấp hơn át hẳn tác động đòn bẩy giải tích nhận được từ sự bao gồm chúng, thì việc bao gồm chúng sẽ làm yếu sức mạnh của ta để tiên đoán các hiện tượng xã hội liên quan. Phân tích kinh nghiệm tiết lộ rằng sức mạnh tiên đoán từ việc phân tích tất cả các xã hội sẵn có là mạnh hơn đáng kể sức mạnh nhận được bằng việc phân tích chỉ dữ liệu từ các nước thu nhập-cao:3 lợi lộc thu được bằng việc phân tích dải biến thiên đầy đủ bù nhiều hơn cho bất kể sự mất chất lượng dữ liệu nào.

Các Đồ thị nhưng Không Phương trình nào

Mặc dù tôi đã dùng nhiều giờ vui vẻ xem xét kỹ lưỡng các bảng thống kê chi tiết, là rõ rằng đấy không phải là một sở thích phổ quát. Trừ phi họ là các chuyên gia trong lĩnh vực, hầu hết bạn đọc bỏ qua khi họ bắt gặp một chuỗi các phương trình hồi quy. Tôi nghĩ các ý tưởng được thảo luận ở đây sẽ làm cho một công chúng rộng hơn quan tâm nếu được trình bày theo một cách không-kỹ thuật. Vì thế, cuốn sách này chứa không phương trình hồi quy nào và không bảng thống kê phức tạp nào – nhưng nó có thuật lại các phát hiện từ nhiều phân tích định lượng. Và nó chứa khá nhiều đồ thị, mà có thể tóm tắt các mối quan hệ dựa vào lượng dữ liệu mênh mông trong các hình mẫu đơn giản, sống động – cho thấy, chẳng hạn, rằng khi các nước trở nên giàu hơn, mức bình đẳng giới của chúng tăng lên.

Cuốn sách này được thiết kế để giúp bạn đọc hiểu các giá trị và các mục tiêu của người dân đang thay đổi, và việc này đang làm thay đổi thế giới ra sao. Tôi hy vọng bạn thích nó.

* Những cuốn trước:

1. Kornai János, Con đường dẫn tới nền kinh tế thị trường, Hội Tin học Việt Nam 2001, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

2. Kornai János, Hệ thống xã hội chủ nghĩa, Nhà Xuất Bản Văn hóa Thông tin 2002.

……….

33. Christian Welzel, Tự do đang lên, NXB Dân Khí, 2016

……….

48. Tom Hartman, Lịch sử bị Che giấu của Chính thể Đầu sỏ Mỹ: Đòi lại nền Dân chủ của Chúng ta từ Giai cấp Thống trị. NXB Dân Khí, 2021

49. Adam Jetlesson, Công tắc Ngắt: sự Lên của Thượng Viện Hiện đại và sự làm Què nền Dân chủ Mỹ, NXB Dân Khí, 2021

50. Kornai János, Suy ngẫm, 2021

51. Slavoj Žižek, Đại Dịch! – Covid-19 làm lung lay thế giới, NXB Dân Khí, 2021

52. Slavoj Žižek, Đại Dịch! 2 – Biên niên sử của một thời đã mất, NXB Dân Khí, 2021

53. Amartya Sen, Quê Nhà trong Thế giới, NXB Dân Khí, 2021

54. Desmond Shum, Roulete Đỏ, NXB Dân Khí, 2021

55. Katherine M. Gehl và Michael E. Porter, Ngành Chính trị, NXB Dân Khí, 2021

56. Ronald Inglehart và Christian Welzel, Hiện đại hóa, sự Thay đổi Văn hóa và Dân chủ, NXB Dân Khí, 2022

1. HIỆN ĐẠI HÓA TIẾN HÓA VÀ SỰ THAY ĐỔI VĂN HÓA

Tổng quan

Văn hóa của một xã hội được định hình bởi mức độ mà nhân dân của nó lớn lên cảm thấy rằng sự sống sót là an toàn hay không an toàn. Cuốn sách này trình bày một phiên bản được xét lại của lý thuyết hiện đại hóa – lý thuyết Hiện đại hóa Tiến hóa – cho rằng sự bất an kinh tế và thân thể là thuận lợi cho tính bài ngoại, sự đoàn kết nhóm-nội (in-group) mạnh, chính trị độc đoán và sự bám chặt cứng nhắc vào các chuẩn mực văn hóa truyền thống của nhóm của họ – và ngược lại rằng các điều kiện an toàn dẫn đến sự khoan dung lớn hơn với các nhóm-ngoài (outgroup), sự cởi mở với các ý tưởng mới và các chuẩn mực xã hội quân bình hơn. Rồi nó phân tích dữ liệu khảo sát từ các nước chứa hầu hết dân số thế giới, cho thấy trong các thập niên gần đây các mức thay đổi của sự an toàn kinh tế và thân thể đã định hình lại như thế nào các giá trị và các động cơ thúc đẩy con người, và bằng cách đó biến đổi các xã hội.

Trong hầu hết lịch sử, sự sống sót đã là không chắc chắn, với dân số tăng lên để thỏa mãn sự cung ứng thực phẩm và sau đó được giữ không đổi bởi sự chết đói, bệnh tật và bạo lực. Dưới các điều kiện này, các xã hội nhấn mạnh sự đoàn kết nhóm-nội mạnh, sự tuân thủ các chuẩn mực nhóm, sự bác bỏ những người ngoài, và sự vâng lời các nhà lãnh đạo mạnh. Vì dưới sự khan hiếm cùng cực, tính bài ngoại là thực tế: nếu chỉ có đủ đất để hỗ trợ một bộ lạc và bộ lạc khác thử đòi nó, sự sinh tồn trở thành một cuộc đấu tranh tổng-zero giữa Chúng ta và Chúng nó. Dưới các điều kiện này, một chiến lược sinh tồn thành công là chiến lược cho bộ lạc siết chặt hàng ngũ đằng sau một nhà lãnh đạo mạnh, tạo thành một mặt trận thống nhất chống lại những người ngoài – một chiến lược có thể được gọi là Phản xạ Độc đoán. Ngược lại, các mức an toàn sinh tồn cao mở ra con đường cho sự tự trị cá nhân lớn hơn và sự cởi mở hơn đối với sự đa dạng, sự thay đổi và các ý tưởng mới.

Quan niệm rằng sự tôn trọng quyền uy liên kết với tính bài ngoại và các hình thức khác của sự bất khoan dung được trình bày đầu tiên trong cuốn The Authoritarian Personality (Tính cách Độc đoán) kinh điển,1 mà đã xem chủ nghĩa độc đoán như một nét đặc điểm cá tính được gây ra bởi các thực hành nuôi dạy trẻ khắc nghiệt. Khái niệm chủ nghĩa độc đoán đã gây tranh cãi ngay từ đầu,2 gây ra một văn liệu khổng lồ. Cơ sở lý luận ban đầu và phương tiện ban đầu được dùng để đo nó phần lớn đã bị thay thế, nhưng trong bảy thập niên qua, rất nhiều nghiên cứu đã xác nhận rằng có một xu hướng mạnh cho sự tôn trọng quyền uy được liên kết với tính bài ngoại, sự bất khoan dung và sự tuân thủ các chuẩn mực nhóm. Điều này phản ánh một phản ứng con người bén rễ sâu đối với sự bất an. Một tổng quan về khối bằng chứng to lớn từ các khảo sát, các thí nghiệm và dữ liệu thống kê kết luận rằng một hội chứng của chủ nghĩa phân biệt chủng tộc độc đoán, sự bất khoan dung chính trị và đạo đức tồn tại và rằng nó được gây ra bởi các thiên hướng bẩm sinh của các cá nhân đối với sự bất khoan dung, tương tác với các mức thay đổi của mối đe dọa xã hội.3 Nghiên cứu của riêng tôi cho thấy rằng các thế hệ cho trước có những mức độc đoán tương đối cao hay thấp, trong chừng mực họ đã được nuôi nấng dưới những mức an toàn sinh tồn thấp hay cao.

Trong thế kỷ thứ hai mươi, công nghiệp hóa, đô thị hóa và sự biết đọc biết viết hàng loạt đã cho phép giai cấp lao động được huy động trong các nghiệp đoàn lao động và các đảng chính trị thiên-Tả, mà đã bàu ra các chính phủ thực hiện những chính sách tái phân phối, cung cấp một mạng an sinh kinh tế. Điều này được tăng cường bởi sự thực rằng trong những thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, các công chúng của các xã hội công nghiệp tiên tiến đã trải nghiệm các mức an toàn sinh tồn chưa từng có như một kết quả của sự tăng trưởng kinh tế nhanh đặc biệt và sự vắng bóng chiến tranh. Các thành viên trẻ hơn của chúng đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Việc này đã mang lại một sự thay đổi giá trị giữa thế hệ từ việc trao ưu tiên cao nhất cho sự an toàn kinh tế và thân thể, tới sự nhấn mạnh lớn hơn đến sự lựa chọn tự do, sự bảo vệ môi trường, sự bình đẳng giới và sự khoan dung những người đồng tính. Việc này đến lượt đã dẫn đến những thay đổi xã hội lớn như một sự trào dâng của dân chủ hóa vào khoảng 1990 và sự hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới.

Lý thuyết Hiện đại hóa Cổ điển và Lý thuyết Hiện đại hóa Tiến hóa

Lý thuyết hiện đại hóa có một lịch sử dài. Ý tưởng rằng sự phát triển kinh tế mang lại các thay đổi xã hội và chính trị có thể tiên đoán được đã gây tranh cãi kể từ khi nó được Karl Marx đề xuất. Nó lý thú về mặt trí tuệ bởi vì nó không chỉ thử để giải thích những gì đã xảy ra trong quá khứ, mà cũng tiên đoán cái sẽ xảy ra trong tương lai. Cho đến nay, hầu hết những cố gắng để tiên đoán hành vi con người đã thất bại, và các tiên đoán then chốt được phiên bản sớm của lý thuyết hiện đại hóa của Marx đã sai: các công nhân công nghiệp đã không trở thành một đa số áp đảo của lực lượng lao động, mang lại một cách mạng của giai cấp vô sản; và sự xóa bỏ sở hữu tư nhân đã không đem lại sự kết thúc của sự bóc lột và xung đột – nó đã dẫn đến sự lên của một giai cấp cai trị mới, elite đảng cộng sản. Hành vi con người là phức tạp và bị ảnh hưởng bởi một dải rộng của các nhân tố đến mức bất kể lời xác nhận nào để cung cấp những tiên đoán chính xác, tất định là phi thực tế.

Một đặc điểm trung tâm của hiện đại hóa là nó làm cho cuộc sống an toàn hơn, loại bỏ sự chết đói và làm tăng ước lượng tuổi thọ. Ở các mức phát triển cao, việc này mang lại những thay đổi tỏa khắp trong các động cơ thúc đẩy con người, cho phép nhân dân thay đổi từ các chiến lược sống dựa vào cảm nhận rằng sự sống sót là không chắc chắn, sang các chiến lược coi sự sống sót là đương nhiên và trao ưu tiên cao nhất cho một dải rộng của những khát vọng con người khác.

Cảm giác rằng sự sống sót là không chắc chắn dẫn đến sự đoàn kết vị chủng chống lại những người ngoài và sự đoàn kết bên trong đằng sau các nhà lãnh đạo độc đoán. Quả thực, dưới các điều kiện khan hiếm cùng cực, sự sống sót có thể đòi hỏi sự siết chặt hàng ngũ trong cuộc đấu tranh vì sự sinh tồn. Vì loài người đã sống trên bờ vực của sự chết đói suốt hầu hết sự tồn tại của nó, một Phản xạ Độc đoán đã tiến hóa trong đó sự bất an kích sự ủng hộ cho các nhà lãnh đạo mạnh, sự đoàn kết nhóm-nội mạnh, sự bác bỏ những người ngoài và sự tuân thủ cứng nhắc các chuẩn mực nhóm. Ngược lại, các mức an toàn cao cho phép nhiều chỗ hơn cho sự lựa chọn tự do cá nhân và sự cởi mở hơn với những người ngoài và các ý tưởng mới.

Sự tiến hóa đã định hình tất cả các sinh vật để trao ưu tiên cao nhất cho sự sống sót. Các sinh vật không làm vậy đã biến mất, và tuyệt đại đa số các loài từng tồn tại bây giờ đã tuyệt chủng. Như thế, mọi người đã tiến hóa để trao ưu tiên cao nhất cho việc nhận được bất cứ thứ gì cần cho sự sống sót khi nó thiếu. Người ta có thể sống mà không có oxygen trong chỉ vài phút, và khi nó khan hiếm mọi người tập trung mọi cố gắng của họ để có nó. Người ta có thể sống mà không có nước trong vài ngày nhưng khi nước khan hiếm, mọi người đấu tranh tuyệt vọng để có nó, giết người vì nó nếu cần. Khi cung đáng tin cậy về không khí và nước là sẵn có, mọi người coi nó là đương nhiên và trao ưu tiên cao nhất cho các mục tiêu khác. Người ta có thể sống mà không có thức ăn trong vài tuần, nhưng khi khan hiếm thì nó lấy ưu tiên cao nhất. Suốt lịch sử thức ăn đã thường là khan hiếm, phản ánh xu hướng sinh học cho các quần thể nổi lên để đáp ứng cung thực phẩm sẵn có.

Có một sự khác biệt khổng lồ giữa việc lớn lên biết rằng sự sống sót là bấp bênh, và sự lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Trong hầu hết lịch sử sự sống sót đã là bấp bênh, và sự sống sót là một mục tiêu cơ bản đến mức nó chi phối chiến lược sống của người dân, ảnh hưởng đến hầu như mọi khía cạnh của đời sống của họ. Nhưng trong các thập niên gần đây một phần tăng lên của dân số thế giới đã lớn lên cho rằng họ sẽ không đói, và trong các xã hội nơi sự sống sót được coi là đương nhiên, những thay đổi lớn đang xảy ra trong các cộng cơ việc làm, tôn giáo, chính trị, hành vi tình dục và trẻ con được nuôi nấng thế nào.

Sự thay đổi xã hội là không tất định nhưng một số quỹ đạo là có khả năng hơn các quỹ đạo khác. Trong dài hạn, một khi sự phát triển kinh tế tiến triển, những thay đổi nào đó chắc có khả năng xảy ra. Công nghiệp hóa, chẳng hạn, mang lại sự đô thị hóa, sự chuyên môn hóa nghề nghiệp và các mức tăng lên của giáo dục chính thức trong bất kể xã hội nào đảm nhận nó. Đi tiếp nữa, nó mang lại sự thịnh vượng lớn hơn và sự dinh dưỡng tốt hơn và sự chăm sóc sức khỏe, mà dẫn đến ước lượng tuổi thọ tăng lên. Còn muộn hơn, những sự thay đổi về bản chất của công việc và các phương tiện kiểm soát sinh đẻ được cải thiện làm cho có thể cho số tăng lên của phụ nữ để làm việc bên ngoài hộ gia đình. Việc này, cùng với những thay đổi văn hóa liên quan, dẫn tới sự bình đẳng giới tăng lên.

Di sản văn hóa của một số xã hội kháng cự các thay đổi này, bởi vì sự thay đổi văn hóa xã hội là phụ thuộc con đường và các di sản văn hóa là bền bỉ một cách đáng chú ý. Mặc dù các nhà lý luận hiện đại hóa cổ điển từ Karl Marx đến Max Weber đã nghĩ rằng tôn giáo và lòng trung thành sắc tộc sẽ biến mất, tôn giáo và chủ nghĩa dân tộc vẫn là các lực chính. Như thế, các xã hội Tin lành đã cho phép phụ nữ bỏ phiếu hàng thập niên sớm hơn các xã hội Công giáo; và ngược lại, Nhật Bản đã hợp nhất phụ nữ vào lực lượng lao động chậm hơn các nước đã phát triển khác. Nhưng một khối bằng chứng tăng lên cho biết rằng khi hiện đại hóa tiến triển, các thay đổi này và những thay đổi khác trở nên ngày càng có khả năng. Ngay cả Nhật Bản bây giờ đang di chuyển tới sự bình đẳng giới. Các hệ thống giá trị phản ánh một sự cân bằng giữa các lực dẫn dắt hiện đại hóa và ảnh hưởng dai dẳng của truyền thống.

Sự tăng trưởng kinh tế đặc biệt nhanh và các nhà nước phúc lợi, mà đã nổi lên trong các xã hội công nghiệp tiên tiến sau Chiến tranh Thế giới II, đã mang lại những thay đổi văn hóa lớn. Lần đầu tiên trong lịch sử, một phần lớn của dân cư của các nước này đã lớn lên cảm thấy rằng sự sống sót có thể được coi là đương nhiên. Các nhóm tuối sinh ra dưới các điều kiện này bắt đầu trao ưu tiên cao cho những mục tiêu khác, như chất lượng môi trường và quyền tự do biểu đạt.

Việc này đã dẫn đến một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ mà đã biến đổi chính trị và văn hóa của các xã hội thu nhập-cao, và chắc có khả năng biến đổi Trung Quốc, Ấn Độ và các xã hội đang phát triển nhanh khác khi chúng đạt một giai đoạn nơi một phần lớn của dân cư lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Khía cạnh được lập tư liệu-tốt nhất của quá trình này là sự thay đổi từ các giá trị “Duy vật” (mà trao ưu tiên cao nhất cho sự an toàn kinh tế và thân thể) sang các giá trị “hậu-Duy vật” (mà nhấn mạnh sự lựa chọn tự do và sự tự-thể hiện). Nhưng đấy chỉ là một thành phần của một sự thay đổi còn rộng hơn từ các giá trị Sinh tồn sang các giá trị Tự-thể hiện4 đang biến đổi các chuẩn mực thịnh hành liên quan đến chính trị, tôn giáo, sự bình đẳng giới, sự khoan dung các nhóm-ngoài, và mang lại sự ủng hộ gia tăng cho sự bảo vệ môi trường và các định chế dân chủ.5 Các chuẩn mực văn hóa cứng nhắc đặc trưng cho các xã hội nông nghiệp đang nhường đường cho các chuẩn mực cho phép sự tự trị cá nhân lớn hơn và sự lựa chọn tự do – và là thuận lợi cho các xã hội tri thức thành công.

Bằng chứng Hội tụ về Tầm quan trọng của sự an toàn tồn tại

Làm việc độc lập với nhau, các nhà nhân (chủng) học, các nhà tâm lý học, các nhà khoa học chính trị, các nhà xã hội học, các nhà sinh học tiến hóa và các sử gia gần đây đã phát triển những lý thuyết giống nhau một cách nổi bật về sự thay đổi văn hóa và thể chế: chúng đều nhấn mạnh mức độ mà sự an toàn khỏi các mối đe dọa sinh tồn, như sự chết đói, chiến tranh và bệnh tật, định hình các chuẩn mực văn hóa và các định chế chính trị xã hội của một xã hội.

Như thế, Inglehart, Norris, Welzel, Abramson, Baker và các nhà khoa học chính trị và các nhà xã hội học khác cho rằng một thế giới quan mới đang từ từ thay thế thế giới quan đã chi phối xã hội Tây phương trong hàng thế kỷ.6 Sự thay đổi văn hóa này được thúc đẩy bởi sự khác biệt sâu sắc giữa việc lớn lên cảm thấy rằng sự sống sót là bấp bênh, và việc lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Các nhà nghiên cứu trong các môn học khác đi đến những kết luận tương tự. Như thế, một đội các nhà tâm lý học và các nhà nhân học do Michele Gelfand dẫn đầu phân biệt giữa các văn hóa “chặt” versus “lỏng lẻo,” cho rằng các tính chất này được định hình bởi các mối đe dọa sinh thái và nhân tạo mà các xã hội đã bắt gặp về mặt lịch sử.7 Các mối đe dọa này làm tăng sự cần cho các chuẩn mực mạnh và sự trừng phạt hành vi lệch lạc để duy trì trật tự. Các xã hội chặt có các hệ thống cai trị chuyên quyền bóp nghẹt sự bất đồng ý kiến, cung cấp sự ngăn chặn mạnh và sự kiểm soát tội phạm, và có khuynh hướng tín ngưỡng hơn. Kiểm định các tiên đoán này dựa vào dữ liệu khảo sát từ 33 nước, Gelfand et al. thấy rằng các quốc gia bắt gặp các mối đe dọa sinh thái và lịch sử nghiêm khắc có các chuẩn mực tương đối mạnh và sự khoan dung thấp đối với hành vi lệch lạc.

Tương tự, một nhóm các nhà sinh học và các nhà tâm lý học do Corey Fincher và Randy Thornhill lãnh đạo cung cấp bằng chứng thuyết phục rằng sự dễ bị tổn thương với bệnh truyền nhiễm liên kết với các thái độ tập thể chủ nghĩa, tính bài ngoại và sự bác bỏ bình đẳng giới – tất cả đều cản trở sự nổi lên của dân chủ.8 Họ đã sắp hạng người dân trong 98 xã hội trên một thang tập thể chủ nghĩa-cá nhân chủ nghĩa, thấy rằng một mối đe dọa cao về bệnh tật đi cùng với các thái độ tập thể chủ nghĩa, kiểm soát cho của cải và sự đô thị hóa. Và tương tự, nhà sinh-tâm lý học Nigel Barber thấy rằng tôn giáo giúp mọi người đối phó với các tình thế nguy hiểm – nhưng bản thân niềm tin tôn giáo giảm sút khi sự phát triển kinh tế mang lại sự an toàn kinh tế lớn hơn và sức khỏe.9

Các phát hiện này lặp lại những tiên đoán của lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa.

Làm việc từ một khía cạnh khác nữa, nhà kinh điển và sử gia Ian Morris, sau khi xem xét một mảng bằng chứng lịch sử mênh mông, kết luận rằng “mỗi thời đại nhận được tư tưởng mà nó cần” – với các xã hội hái lượm, nông nghiệp và công nghiệp đã phát triển các hệ thống giá trị thích hợp qua một quá trình tiến hóa giống với quá trình được mô tả trong lý thuyết hiện đại hóa tiến hóa.10

Tôi cho rằng sự phát triển kinh tế mang lại sự an toàn kinh tế và sự an toàn thân thể tăng lên và làm giảm sự dễ bị tổn thương với bênh tật – mà là thuận lợi cho sự cởi mở văn hóa, các định chế dân chủ và luật pháp xã hội tự do hơn.

Điều này phù hợp với các lời xác nhận kinh điển của Theodor Adorno et al. rằng chủ nghĩa giáo điều, tính cứng nhắc và sự bất khoan dung trở nên thịnh hành khi mọi người lớn lên cảm thấy các mối đe dọa, và với luận đề của Milton Rokeach rằng các mối đe dọa sinh tồn làm cho người ta loạn thần kinh, phòng thủ và bất khoan dung; sự thiếu vắng các mối đe dọa làm cho họ an toàn, dễ gần và khoan dung.11 Phù hợp với các lời xác nhận này, các giá trị Tự-thể hiện – mà bao gồm cả sự khoan dung với sự đồng tính dục – là phổ biến nhất trong các xã hội thịnh vượng với các điều kiện sống an toàn.12 Sự phát triển kinh tế xã hội tác động trực tiếp đến cảm giác an toàn sinh tồn, xác định liệu sự sống sót thân thể có vẻ không chắc chắn hay có thể coi là đương nhiên. Vì thế, như chúng ta sẽ thấy, các giá trị và các niềm tin tìm thấy trong các xã hội đã phát triển khác phổ biến với các giá trị và niềm tin tìm thấy trong các xã hội đang phát triển.

Sự lên của chủ nghĩa hậu-Duy vật ở phương Tây

Bằng chứng sớm nhất và rộng rãi nhất rằng các giá trị cơ bản của các xã hội đã phát triển đang thay đổi liên quan đến sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật. Hơn 45 năm trước, tôi lập luận trong The Silent Revolution (Cách mạng Thầm lặng) rằng “Một sự biến đổi có thể đang xảy ra trong văn hóa chính trị của các xã hội công nghiệp tiên tiến. Sự biến đổi này có vẻ đang làm thay đổi các ưu tiên giá trị cơ bản của các thế hệ cho trước như một kết quả của các điều kiện thay đổi ảnh hưởng đến sự hòa nhập xã hội (socialization) cơ bản của họ.”13

Lý thuyết về các thay đổi giá trị giữa thế hệ dựa vào hai giả thuyết then chốt:14

1. Một giả thuyết khan hiếm. Hầu như tất cả mọi người quý trọng tự do và sự tự trị, nhưng mọi người trao ưu tiên cao nhất cho các nhu cầu cấp bách nhất của họ. Thức ăn vật chất và sự an toàn thân thể liên kết mật thiết với sự sống sót, và khi chúng là không chắc chắn, mọi người trao ưu tiên cao nhất cho các mục tiêu Duy vật này; nhưng dưới các điều kiện an toàn, mọi người đặt sự nhấn mạnh lớn hơn lên các mục tiêu hậu-Duy vật như sự thuộc về, sự quý trọng và sự lựa chọn tự do.

2. Một giả thuyết hòa nhập xã hội. Mối quan hệ giữa các điều kiện vật chất và các ưu tiên giá trị kéo theo một độ trễ dài: các giá trị cơ bản của người ta phần lớn phản ánh các điều kiện đã thịnh hành trong những năm trước trưởng thành của người ta, và các giá trị này thay đổi chủ yếu qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ.

Giả thuyết khan hiếm là giống với nguyên lý độ thỏa dụng biên giảm dần. Nó phản ánh sự phân biệt giữa các nhu cầu vật chất cho sự sống sót thân thể và sự an toàn, và các nhu cầu phi-vật chất như các nhu cầu tự-thể hiện và sự thỏa mãn thẩm mỹ.

Trong vài thập niên qua, các xã hội công nghiệp tiên tiến đã phân kỳ một cách nổi bật khỏi lịch sử trước đó: một phần lớn dân cư của chúng đã lớn lên không dưới các điều kiện đói và sự bất an kinh tế. Việc này đã dẫn đến một sự thay đổi trong đó các nhu cầu cho sự thuộc về, sự tôn trọng và sự lựa chọn tự do đã trở nên nổi bật hơn. Giả thuyết khan hiếm ngụ ý rằng các thời kỳ thịnh vượng cao kéo dài cổ vũ sự lan ra của các giá trị hậu-Duy vật, trong khi sự sa sút kinh tế kéo dài có hiệu ứng ngược lại.

Nhưng không có mối quan hệ một-một giữa sự phát triển kinh tế xã hội và sự thịnh hành của các giá trị hậu-Duy vật, vì các giá trị này phản ánh cảm giác chủ quan của người ta về sự an toàn, mà được định hình một phần bởi mức thu nhập của một xã hội nhưng cả bởi các định chế phúc lợi xã hội và sự an toàn của nó khỏi bạo lực và bệnh tật. Thu nhập trên đầu người là một trong những chỉ báo sẵn có dễ dàng nhất về các điều kiện dẫn đến sự thay đổi giá trị này, nhưng nhân tố cốt yếu về mặt lý thuyết là cảm giác của người ta về sự an toàn tồn tại.

Hơn nữa, như giả thuyết hòa nhập xã hội cho là, các ưu tiên giá trị cơ bản của người dân không thay đổi một sớm một chiều. Một trong những khái niệm phổ biến nhất trong khoa học xã hội là cấu trúc nhân cách cơ bản của người ta kết tinh lại vào lúc khi người ta đạt tuổi trưởng thành. Bằng chứng đáng kể cho biết rằng các giá trị cơ bản của người dân phần lớn được cố định khi họ đạt tuổi trưởng thành, và thay đổi tương đối ít sau đó.15 Nếu thế, chúng ta sẽ kỳ vọng để thấy những sự khác biệt thực chất giữa các giá trị của những người trẻ và những người già trong các xã hội mà đã trải nghiệm những mức an toàn tăng lên. Sự thay đổi giá trị giữa thế hệ xảy ra khi các thế hệ trẻ hơn lớn lên dưới những điều kiện khác với những điều kiện đã định hình những thế hệ sớm hơn.

Hai giả thuyết này sinh ra vài tiên đoán liên quan đến sự thay đổi giá trị. Thứ nhất, trong khi giả thuyết khan hiếm ngụ ý rằng sự thịnh vượng là thuận lợi cho sự phổ biến của các giá trị hậu-Duy vật, giả thuyết hòa nhập xã hội ngụ ý rằng sự thay đổi giá trị xã hội sẽ xảy ra từ từ, phần lớn qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ. Có một độ trễ đáng kể giữa các sự thay đổi kinh tế và các hiệu ứng chính trị của chúng.

Bằng chứng kinh nghiệm đầu tiên của sự thay đổi giá trị giữa thế hệ đến từ các khảo sát được tiến hành trong năm 1970 ở sáu nước Tây Âu, để kiểm định sự thay đổi được giả thuyết từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật.16 Những khảo sát này đã tiết lộ những sự khác biệt lớn giữa các ưu tiên giá trị của các thế hệ già hơn và các thế hệ trẻ hơn. Nếu, như được cho là, những sự khác biệt độ tuổi này phản ánh sự thay đổi giá trị giữa thế hệ và không đơn giản là một xu hướng cho mọi người trở nên Duy vật hơn khi họ già đi, chúng ta sẽ kỳ vọng để thấy một sự thay đổi dần dần từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật khi những nhóm sinh (lứa sinh-birth cohort) trẻ hơn thay thế những nhóm sinh già hơn trong dân cư trưởng thành. Nếu điều này xảy ra, những hệ lụy là sâu rộng, vì các giá trị này liên kết mật thiết với một số định hướng quan trọng trải từ sự nhấn mạnh đến sự tham gia chính trị và quyền tự do biểu đạt, đến sự ủng hộ sự bảo vệ môi trường, sự bình đẳng giới và các định chế chính trị dân chủ.

Luận đề thay đổi giá trị đã gây tranh cãi ngay từ đầu. Các nhà phê bình cho rằng sự khác biệt lớn theo độ tuổi tìm thấy trong 1970 phản ánh các hiệu ứng vòng-đời hơn là sự thay đổi giữa thế hệ: những người trẻ một cách tự nhiên thích các giá trị hậu-Duy vật như sự tham gia và tự do ngôn luận, nhưng khi họ già đi, họ sẽ có cùng các sở thích Duy vật như những người già của họ, như thế các giá trị của xã hội như một toàn thể sẽ không thay đổi.17

Giả thuyết thay đổi giá trị, ngược lại, cho rằng những người trẻ là hậu-Duy vật hơn những người già của họ chỉ nếu chúng đã lớn lên dưới các điều kiện sống an toàn hơn thực chất. Cho nên, chúng ta sẽ không kỳ vọng để tìm thấy các sự khác biệt giá trị giữa thế hệ trong các xã hội trì trệ – và nếu các thế hệ tương lai không còn lớn lên dưới các điều kiện an toàn hơn những người già của chúng, thì chúng ta sẽ không còn tìm thấy các sự khác biệt giá trị giữa thế hệ nữa. Nhưng mức độ an toàn được trải nghiệm trong các năm hình thành (formative years) có một tác động lâu dài. Vì thế, khi các nhóm sinh sau chiến tranh tương đối hậu-Duy vật thay thế các nhóm sinh già hơn, Duy vật hơn trong dân cư trưởng thành, chúng ta sẽ chứng kiến một sự thay đổi dần dần từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật.

Các sự khác biệt giữa kinh nghiệm hình thành của các nhóm sinh sau chiến tranh và tất cả các nhóm tuổi già hơn tạo ra những sự khác biệt lớn về các ưu tiên giá trị của họ. Nhưng trẻ con ban đầu có ít tác động chính trị. Các sự khác biệt này đã không trở nên rõ rệt ở mức xã hội cho đến khi nhóm sinh sau chiến tranh đầu tiên trở thành những người trưởng thành trẻ xác đáng về mặt chính trị hai thập niên sau Chiến tranh Thế giới II – đóng góp cho thời đại Sinh viên Phản kháng trong cuối các năm 1960 và các năm 1970. Một khẩu hiệu phổ biến giữa những người phản kháng lúc đó đã là “Đừng tin bất cứ ai trên ba mươi tuổi!”

Cuốn sách này phân tích sự thay đổi văn hóa, sử dụng bằng chứng từ hàng trăm khảo sát đại diện quốc gia được tiến hành từ 1981 đến 2014 trong hơn 100 nước,18 cùng với dữ liệu kinh tế, nhân khẩu học và chính trị. Lượng bằng chứng khổng lồ này chứng minh rằng sự thay đổi giữa thế hệ được tiên đoán từ các ưu tiên Duy vật sang ưu tiên hậu-Duy vật đã xảy ra. Nhưng, như chúng ta sẽ thấy, nó chỉ là một khía cạnh của một sự thay đổi văn hóa rộng hơn từ các giá trị Sinh tồn trao ưu tiên cao nhất cho các nhu cầu sống sót, sang các giá trị Tự-thể hiện nhấn mạnh sự bình đẳng giới, sự bảo vệ môi trường, sự khoan dung, sự tin cậy giữa cá nhân và sự lựa chọn tự do. Nó cũng bao gồm một sự thay đổi từ sự nhấn mạnh đến làm việc siêng năng tới sự nhấn mạnh đến sức tưởng tượng và sự khoan dung như các giá trị quan trọng để dạy một đứa trẻ. Nó đưa các vấn đề chính trị mới vào giữa sân khấu và cổ vũ sự truyền bá dân chủ.

Sự Thay đổi Văn hóa và sự Thay đổi Xã hội

Các giá trị đang thay đổi có thể thay đổi các xã hội. Một văn hóa là một tập hợp các chuẩn mực và kỹ năng mà thuận lợi cho sự sống sót trong một môi trường cho trước, tạo thành một chiến lược sống sót cho một xã hội. Giống sự tiến hóa sinh học, văn hóa tiến hóa qua một quá trình tương tự như các đột biến ngẫu nhiên và sự chọn lọc tự nhiên, nhưng vì văn hóa được học, nó có thể thay đổi nhanh hơn sự tiến hóa sinh học rất nhiều.

Trong các thập niên gần đây, các giá trị thịnh hành của các nước phát triển cao đã thay đổi sâu sắc, biến đổi các chuẩn mực văn hóa liên quan đến các vai trò giới, sự phá thai, sự ly dị, kiểm soát sinh đẻ và định hướng tình dục mà đã bền bỉ trong hàng thế kỷ. Một trong những thí dụ đầy kịch tính nhất là sự nổi lên của các vai trò giới mới. Suốt lịch sử, phụ nữ nói chung đã bị lệ thuộc vào đàn ông và bị hạn chế ở một bộ rất hẹp của các vai trò, đầu tiên như con gái và rồi như vợ và mẹ. Trong các thập niên gần đây, điều này đã thay đổi triệt để. Hầu như bất kể việc làm nào mở ra cho đàn ông cũng ngày càng mở ra cho phụ nữ. Hai thế hệ trước, phụ nữ bao gồm một thiểu số nhỏ của những người có giáo dục cao. Ngày nay, phụ nữ chiếm một đa số sinh viên đại học trong các nước đã công nghiệp hóa nhất và một phần tăng lên của cán bộ giảng dạy. Ít hơn một thế kỷ trước, phụ nữ thậm chí đã không thể bỏ phiếu trong hầu hết các nước; ngày nay họ không chỉ bỏ phiếu, họ chiếm một phần tăng lên của các ghế quốc hội trong nhiều nền dân chủ và một phần tăng lên của các vị trí chính trị chóp bu. Sau hàng thế kỷ với địa vị lệ thuộc, phụ nữ ngày càng giữ những vị trí quyền uy trong đời sống hàn lâm, kinh doanh và chính phủ.

Một thí dụ khác về sự thay đổi xã hội gần đây, các chính trị gia đồng tính công khai đã trở thành các thống đốc của các thành phố lớn, các đại biểu quốc hội, các bộ trưởng ngoại giao và những người đứng đầu chính phủ. Kể từ 2000, một số nước tăng lên đã hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới. Tốc độ thay đổi biến đổi rất nhiều, với các nước thu nhập-thấp19 (nhất là các nước Islamic) cưỡng lại sự thay đổi một cách mạnh mẽ. Trong nhiều nước, sự đồng tính dục vẫn là bất hợp pháp, với một số nước áp đặt hình phạt tử hình cho hành vi đồng tình dục. Như thế, trong các khảo sát Ai cập gần đây, 99 phần trăm dân cư nói rằng sự đồng tính dục “chẳng bao giờ” có thể được biện minh – mà có nghĩa rằng ngay cả những người đồng tính đã lên án nó. Đối với những người gắn bó với các chuẩn mực truyền thống, các thay đổi văn hóa này gây hoảng sợ. Chúng đã gây ra một số trong các vấn đề chính trị nóng bỏng nhất trong các nước đã phát triển. Và chúng giúp giải thích sự xung đột hiện thời giữa những người theo trào lưu chính thống Islamic và các xã hội Tây phương. Công chúng của các xã hội thu nhập-cao đã thay đổi nhanh chóng, trong khi công chúng của hầu hết các nước đa số-Muslim đã thay đổi rất ít – và từ quan điểm của họ, các chuẩn mực xã hội của các nước thu nhập-cao ngày nay là suy đồi và gây sốc. Một khoảng cách tăng lên đã mở ra giữa những người giữ những giá trị truyền thống trong các nước Islamic và thế giới đã phát triển. Một thời, nhiều người trong các nước này xem các nền dân chủ Tây phương như tấm gương để bắt chước. Ngày nay, những người theo trào lưu chính thống Islamic xem văn hóa Tây phương như cái gì đó để đề phòng chống lại.

Nhận thức và các Xúc cảm như các Nguồn của sự Thay đổi Giá trị

Lý thuyết hiện đại hóa cổ điển cần được sửa đổi trong một khía cạnh khác – sự nhấn mạnh một-chiều của nó đến các nhân tố nhận thức trong việc định hình sự thay đổi văn hóa. Weber quy sự lên của một thế giới quan thế tục (secular), duy lý cho sự truyền bá của tri thức khoa học: các khám phá khoa học đã làm cho các giá trị tôn giáo truyền thống về thế giới trở nên lỗi thời; ông cho là khi tri thức khoa học lan ra, tôn giáo sẽ không thể tránh khỏi nhường đường cho tính duy lý. Tương tự, một số nhà lý luận hiện đại hóa cho rằng giáo dục dẫn dắt quá trình hiện đại hóa: bên trong hầu hết các nước, những người có giáo dục hơn có khuynh hướng có thế giới quan hiện đại, và khi các mức giáo dục tăng lên, thế giới quan tôn giáo truyền thống sẽ không thể tránh khỏi nhường đường cho thế giới quan thế tục-duy lý.

Sự nhấn mạnh này đến các lực nhận thức thâu tóm chỉ một phần của câu chuyện. Các nhân tố xúc cảm và kinh nghiệm, như liệu mọi người cảm thấy rằng sự sống sót là chắc chắn hay không chắc chắn, chí ít cũng quan trọng ngang thế trong việc định hình thế giới quan của mọi người. Các mức cao hơn của giáo dục chính thức quả thực liên kết với các giá trị Thế tục-duy lý và các giá trị Tự-thể hiện, nhưng giáo dục cao hơn không chỉ là một chỉ báo về mức độ mà người ta hấp thu tri thức. Nó cũng là một chỉ báo về mức độ mà người ta trải nghiệm các điều kiện tương đối an toàn trong những năm hình thành, vì trẻ con từ các gia đình an toàn về kinh tế có khả năng hơn nhiều để có được giáo dục cao hơn.

Nhưng mỗi xã hội cũng có một bầu không khí xã hội khác biệt phản ánh quan điểm quần chúng thịnh hành, mà giúp định hình quan điểm của người dân. Như thế, mặc dù giáo dục cao hơn thường cổ vũ mọi người để đặt sự nhấn mạnh hơn lên các giá trị Tự-thể hiện, có sự khác biệt lớn hơn nhiều về mức độ nhấn mạnh đến các giá trị Tự-thể hiện giữa những người có học cao của các quốc gia khác nhau, hơn là giữa những người có giáo dục cao và công chúng bình thường bên trong các quốc gia cho trước.20

Thành phần nhận thức của giáo dục phần lớn là không thể đảo ngược – trong khi cảm giác an toàn và sự tự trị của người ta thì có thể bị đảo ngược. Cảm giác rằng thế giới là an toàn hay không an toàn là một khía cạnh được thiết lập sớm và tương đối ổn định của quan điểm của người ta. Nhưng quan điểm này có thể bị tác động bởi các sự kiện kinh tế và chính trị, và bị tác động to lớn bởi các sự kiện tai họa như sự sụp đổ của Liên Xô. Các sự kiện như vậy là hiếm, nhưng toàn bộ một nhóm nước đã trải nghiệm chúng trong 1989–1991, khi chủ nghĩa cộng sản sụp đổ khắp Trung và Đông Âu. Nhân dân của các nhà nước kế vị Soviet đã trải nghiệm sự giảm sút đột ngột về các tiêu chuẩn sống, và đã trải nghiệm sự sụp đổ của các hệ thống chính trị và xã hội của họ, và sự sụp đổ của một hệ thống niềm tin mà dưới đó họ đã sống trong nhiều thập niên. Tri thức khoa học đã không biến mất – nó đã tiếp tục gia tăng, và các mức giáo dục đã vẫn cao trong các xã hội này. Nhưng cảm giác thịnh hành về sự an toàn tồn tại và sự kiểm soát cá nhân đối với cuộc sống của mình đã giảm đột ngột. Nếu sự nổi lên của các giá trị hiện đại giả như được xác định chỉ bởi các nhân tố nhận thức, thì các giá trị Thế tục-duy lý và các giá trị Tự-thể hiện sẽ tiếp tục phổ biến. Nhưng nếu các giá trị này được định hình bởi các cảm giác về sự an toàn tồn tại, chúng ta kỳ vọng tìm thấy một sự giật lùi từ các giá trị hiện đại tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị Sinh tồn và tôn giáo trong các xã hội nguyên-Soviet. Như chúng ta sẽ thấy, đấy chính xác là cái đã diễn ra. Sự thay đổi văn hóa không đơn thuần được xác định bởi các nhân tố nhận thức. Ở mức độ thậm chí lớn hơn, nó được định hình bởi kinh nghiệm trực tiếp của người dân với sự an toàn hay sự bất an sinh tồn.

Một sự Giải thích Thay thế: Lựa chọn Duy lý

Cuốn sách này cho rằng liệu người ta đã lớn lên cảm thấy sự sống sót như bấp bênh hay an toàn, cùng với các sự khác biệt văn hóa lịch sử, có một tác động lớn đến hành vi của mọi người – nhưng chúng ta phải xem xét một lý thuyết thay thế chính: lựa chọn duy lý.

Hai lý thuyết tương phản cạnh tranh nhau để giải thích các cá nhân và các xã hội xử sự như thế nào: các lý thuyết lựa chọn duy lý và các mô hình văn hóa. Trường phái lựa chọn duy lý, mà đã chi phối kinh tế học và khoa học chính trị cho đến gần đây, dựa vào giả thiết rằng hành vi con người phản ánh các sự lựa chọn có ý thức trù tính để tối đa hóa các sự thỏa dụng của người ta. Cách tiếp cận này trao ít trọng lượng cho các nhân tố lịch sử hay văn hóa, giả thiết rằng – đối mặt với cùng các khuyến khích – mọi người sẽ đưa ra cùng các lựa chọn. Trường phái này đã phát triển các mô hình tao nhã và tằn tiện (parsimonious), nhưng một lượng tăng lên của bằng chứng kinh nghiệm cho biết rằng các mô hình này không giải thích một cách thích đáng con người thực sự ứng xử thế nào. Bởi thế, kinh tế học hành vi đã ngày càng trở nên có ảnh hưởng trong những năm gần đây, hợp nhất các nhân tố giải thích lịch sử và văn hóa.

Không có nghi ngờ gì rằng các lựa chọn có ý thức của các elite chính trị có thể có các tác động quan trọng và trực tiếp. Thí dụ, khi Tòa án Tối cao Hoa Kỳ hợp pháp hóa hôn nhân đồng giới trong năm 2015, một sự trào dâng của các cuộc hôn nhân như vậy đã tiếp theo ngay lập tức. Nguyên nhân trực tiếp đã là quyết định của Tòa án Tối cao. Nhưng một nguyên nhân sâu hơn đã là sự thay đổi dài hạn về các thái độ quần chúng. Hôn nhân đồng giới đã không chỉ là bất hợp pháp mà cũng không thể tưởng tượng nổi trong hàng thế kỷ. Nhưng, như dữ liệu từ các Khảo sát giá trị chứng minh, chuẩn mực này đã từ từ yếu đi qua một quá trình thay đổi giá trị giữa thế hệ xảy ra trong nhiều thập kỷ. Sự ủng hộ công chúng cho hôn nhân đồng giới đã trở nên ngày càng phổ biến và bày tỏ rõ ràng cho đến khi bản thân các luật được thay đổi.

Một khối lượng nghiên cứu tâm lý lớn chứng minh rằng tuyệt đại đa số hoạt động trong não người xảy ra ở mức vô thức. Vì chúng ta chỉ biết về sự xử lý có ý thức, chúng ta có khuynh hướng cho rằng nó xác định sự ra quyết định của chúng ta. Và vì con người giỏi về duy lý hóa bất kể lựa chọn nào họ đưa ra, sau sự kiện người ta luôn luôn có thể khớp một sự giải thích lựa chọn duy lý với bất kể tập sự kiện nào. Nhưng nghiên cứu thực nghiệm cho biết rằng các quyết định con người bị ảnh hưởng mạnh bởi các thành kiến vô thức hay các trực giác.21

Hơn nữa, việc xử lý có ý thức và vô thức xảy ra trong các phần khác nhau của não. Scanning (chụp quét) não cho biết rằng khi một quyết định được đưa ra, hoạt động xảy ra đầu tiên trong các vùng vô thức và sau đó tiếp theo bởi hoạt động trong các vùng có ý thức: rõ ràng, sự quyết định được xác định bởi các nhân tố vô thức, mà sau đó được duy lý hóa thành một chuyện kể cố kết bởi thành phần có ý thức của não.22 Tương tự, những phát hiện gần đây trong tâm lý học và khoa học thần kinh nhận thức (cognitive neuroscience) gợi ý rằng các niềm tin và các động cơ đạo đức đến từ các trực giác và các xúc cảm mà sự tiến hóa đã chuẩn bị bộ não người để phát triển; và sự phán xét đạo đức là một sản phẩm của các trực giác nhanh và tự động mà gây ra sự lập luận có ý thức (conscious reasoning), chậm hơn tìm ra các lý do để ủng hộ các trực giác của cá nhân.23

Việc có những cảm xúc rốt cuộc là thuận lợi hơn cho sự sống sót so với là duy lý thuần khiết. Sự thực rằng các cảm xúc đã tiến hóa cho phép người ta đưa ra những cam kết lâu bền để ủng hộ các bạn của mình hay bộ lạc của mình bất chấp mọi khó khăn, trong các tình huống nơi một cá nhân duy lý thuần khiết sẽ đào ngũ nếu có lợi. Xúc cảm làm cho có thể cho mọi người để làm việc cùng nhau trong các mối quan hệ tin cậy, dài hạn. Trong dài hạn, sự chọn lọc tự nhiên hành xử cứ như nó duy lý hơn bản thân tính duy lý hoàn toàn.24

Xúc cảm cho phép mọi người đưa ra các lựa chọn nhanh trong các tình huống nơi một sự phân tích duy lý về các sự lựa chọn có thể hầu như bất tận. Rồi lập luận có ý thức phát triển một chuyện kể cố kết – sao cho lựa chọn duy lý có vẻ xác định hành vi con người. Nhưng vì, trong dài hạn, chọn lọc tự nhiên là rất hiệu quả trong việc tạo ra các chuẩn mực văn hóa phù hợp tốt với môi trường của chúng, kết quả cuối cùng thường giống cái nổi lên từ một quá trình lựa chọn duy lý. Vì thế, sự thay đổi văn hóa thường có thể được mô hình hóa khá chính xác bằng việc sử dụng lý thuyết trò chơi.25 Các mô hình lựa chọn duy lý về sự thay đổi văn hóa có thể không phản ánh các chuẩn mực cho trước thực sự đã tiến hóa ra sao về mặt lịch sử – nhưng chúng có thể thâu tóm logic cơ sở của việc vì sao một sự dàn xếp cho trước khớp với môi trường của nó, và bởi vậy sống sót. Các mô hình như vậy là giống sự giải thích của các nhà sinh học tiến hóa rằng gấu bắc cực đã tiến hóa bộ lông trắng “nhằm để ít dễ thấy hơn trên nền tuyết.” Các nhà sinh học biết hoàn toàn rằng các con gấu bắc cực đã không quyết định một cách có ý thức để phát triển bộ lông trắng, nhưng đấy là một cách tằn tiện để mô tả các đột biến ngẫu nghiên và chọn lọc tự nhiên đã dẫn thế nào đến kết quả này. Trong khoa học xã hội đương thời, các nhà lý luận lựa chọn duy lý thường mô tả các quá trình tiến hóa phức tạp cứ như chúng nảy sinh từ sự mặc cả duy lý và sự lựa chọn có ý thức – ngay cả khi chúng phản ánh các quá trình tiến hóa bao gồm các sự kiện phức tạp với các hậu quả không lường trước, hơn là các lựa chọn có ý thức.

Sự Thay đổi Văn hóa Nhanh và Chậm

Một văn hóa là một tập hợp hành vi học được tạo thành chiến lược sống sót của một xã hội. Các chuẩn mực cai quản chiến lược này thường thường thay đổi rất chậm, thường bền bỉ trong hàng thế kỷ, nhưng dưới những điều kiện nhất định chúng có thể thay đổi nhanh chóng. Mặc dù thời trang thay đổi nhanh, các giá trị cơ bản có khuynh hướng thay đổi chậm qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ, với các độ trễ nhiều-thập niên giữa sự nổi lên của các nguyên nhân gốc rễ và thời gian khi sự thay đổi văn hóa được bày tỏ trong một xã hội.26 Phân tích kinh nghiệm về sự thay đổi giá trị Duy vật/Hậu-Duy vật cho biết rằng các giá trị cơ bản thay đổi từ từ, phần lớn qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ.27 Thay cho việc truyền bá ngang toàn bộ thế giới một cách đều đặn, như sự nhận thức về sự lựa chọn tối ưu có thể truyền bá, sự thay đổi này xảy ra chỉ khi một xã hội đạt một ngưỡng nơi mức đủ cao của sự an toàn kinh tế và thân thể cho phép các nhóm sinh trẻ hơn để lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên. Ngược với điều này, lý thuyết lựa chọn duy lý cho rằng các định chế then chốt được chấp nhận qua các lựa chọn elite có ý thức – mà có thể thay đổi từ một ngày sang ngày tiếp theo. Nó cũng có khuynh hướng cho rằng các định chế xác định văn hóa, trong trường hợp đó các chuẩn mực văn hóa cơ bản cũng sẽ thay đổi nhanh chóng.

Các sự giải thích lựa chọn duy lý không giải thích cho sự thực rằng sự thay đổi văn hóa có khuynh hướng xảy ra qua sự thay thế dân cư giữa thế hệ hay cho ảnh hưởng bền bỉ của sự chia tách tôn giáo và các sự kiện lịch sử đã xảy ra nhiều thế kỷ trước.

Các mức tăng lên của sự an toàn tồn tại đã định hình lại thế giới trong các thập niên gần đây. Ước lượng tuổi thọ, thu nhập, và sự đến trường đã tăng lên từ 1970 đến 2010 trong mọi khu vực của thế giới.28 Sự nghèo, sự mù chữ và tỷ lệ tử vong đang giảm trên toàn cầu.29 Và chiến tranh, tỷ lệ tội phạm và bạo lực đã giảm trong nhiều thập niên.30 Thế giới bây giờ đang trải nghiệm thời kỳ dài nhất mà không có chiến tranh giữa các cường quốc lớn trong lịch sử thành văn. Việc này, cùng với các phép màu kinh tế sau chiến tranh và sự nổi lên của nhà nước phúc lợi, đã tạo ra các điều kiện mà dưới đó một phần tăng lên của dân số thế giới đã lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, mang lại các thay đổi giữa thế hệ hướng tới các giá trị hậu-Duy vật và các giá trị Tự-thể hiện.31

Nhưng ngoài những sự thay đổi liên kết với sự thay thế dân cư giữa thế hệ, các nhóm sinh cho trước có thể ngày càng trở nên khoan dung với các chuẩn mực xã hội mới do sự khuếch tán của các giá trị này qua giáo dục và sự phơi ra với các phương tiện truyền thông đại chúng – mà bây giờ trình bày các chuẩn mực này dưới ánh sáng thuận lợi hơn chúng đã làm hàng thập kỷ trước. Việc này cuối cùng có thể biến đổi những gì được cảm nhận như các chuẩn mực đáng mong muốn về mặt xã hội.

Trong các xã hội công nghiệp tiên tiến an toàn, giữa những người trẻ thành công không còn có thể chấp nhận được nữa về mặt xã hội để là một người có thành kiến giới hay một người căm ghét người đồng tính. Nhưng những người già hơn và các công chúng của các xã hội thu nhập-thấp vẫn hoàn toàn phản đối sự bình đẳng giới và sự khoan dung với những người đồng tính. Phim và các chương trình truyền hình Tây phương, điện thoại di động và internet đã thâm nhập rộng rãi vào ngay cả các nước thu nhập-thấp, nhưng chúng đã vẫn chưa có tác động nhiều lên các chuẩn mực phong cách sống của họ.32 Giáo dục và truyền thông đại chúng có thể đóng các vai trò quan trọng trong việc biến đổi thái đội đối với sự bình đẳng giới và sự khoan dung những người đồng tính nhưng cho đến nay tác động của chúng đã phần lớn bị hạn chế ở các xã hội với các mức an toàn tồn tại tương đối cao.

Có vẻ rằng cả sự thay thế dân cư giữa thế hệ và sự khuếch tán giá trị đang xảy ra. Như chúng ta sẽ thấy, sự thay đổi giữa thế hệ có vẻ đóng vai trò chi phối trong sự thay đổi từ các giá trị Duy vật sang các giá trị hậu-Duy vật, nhưng sự khuếch tán giá trị nào đó cũng có vẻ đang xảy ra: các nhóm sinh cho trước không chỉ không trở nên Duy vật hơn khi họ già đi – họ thực sự trở nên hơi hậu-Duy vật hơn theo thời gian.

Các Tiên đoán Chính

Lý thuyết vừa được thảo luận, tạo ra các tiên đoán sau đây:

1. Khi một xã hội đạt các mức đủ cao của sự an toàn tồn tại mà một phần lớn của dân cư lớn lên coi sự sống sót là đương nhiên, nó mang lại các sự thay đổi xã hội và các thay đổi văn hóa cố kêt và đại thể có thể tiên đoán được, tạo ra một sự thay đổi giữa thế hệ từ các giá trị được định hình bởi sự khan hiếm, hướng tới sự nhấn mạnh tăng lên đến các giá trị hậu-Duy vật và các giá trị Tự-thể hiện.

2. Khi các nhóm sinh trẻ hơn thay thế các nhóm tuổi già hơn trong dân cư trưởng thành, nó biến đổi các giá trị thịnh hành của các xã hội – nhưng với những độ trễ-thời gian dài. Các nhóm tuổi trẻ nhất có ít tác động chính trị cho đến khi họ đạt tuổi trưởng thành, và ngay cả khi đó họ vẫn là một thiểu số nhỏ của dân cư trưởng thành; cần vài thập niên thêm trước khi họ trở thành ảnh hưởng chi phối trong xã hội của họ.

3. Sự thay đổi giá trị giữa thế hệ được định hình bởi các tác động thời kỳ ngắn hạn như các đợt bột phát hay suy thoái kinh tế, bên cạnh sự thay thế dân cư, nhưng trong dài hạn các tác động thời kỳ thường khử lẫn nhau, trong khi các tác động thay thế dân cư có khuynh hướng là tích lũy.

4. Sự thay đổi giá trị giữa thế hệ cuối cùng có thể đạt một ngưỡng mà tại đó các chuẩn mực mới trở nên chi phối về mặt xã hội. Tại điểm này, các áp lực tuân thủ đảo cực, ủng hộ những sự thay đổi mà chúng đã chống lại trước đó và mang lại sự thay đổi văn hóa nhanh hơn rất nhiều so với sự thay đổi được tạo bởi một mình sự thay thế dân cư.

5. Sự thay đổi văn hóa là phụ thuộc-con đường: các giá trị của một xã hội được định hình bởi toàn bộ di sản lịch sử của nó, và không chỉ bởi mức an toàn tồn tại của nó.

Các chương tiếp theo kiểm định các giả thuyết này.

GHI CHÚ

Dẫn nhập: Một Tổng quan về Cuốn sách Này

1 Stiglitz, Joseph E., 2011. “Of the 1 Percent, by the 1 percent, for the 1 Percent,” Vanity Fair, May.

2 They also launched a new wave of surveys in 2017.

3 Inglehart, Ronald and Christian Welzel, 2010. “Changing Mass Priorities: The Link between Modernization and Democracy,” Perspectives on Politics 8, 2: 551–567.

Chương 1 Hiện đại hóa Tiến hóa và sự Thay đổi Văn hóa

1 Adorno, Theodor W., Else Frenkel-Brunswik, Daniel J. Levinson and R. Nevitt Sanford, 1950. The Authoritarian Personality. New York: Harper & Row.

2 Christie, R. E. and M. E. Jahoda, 1954. Studies in the Scope and Method of “The authoritarian personality,” Glencoe: The Free Press.

3 Stenner, Karen, 2005. The Authoritarian Dynamic. Cambridge: Cambridge University Press.

4 Survival–Self-expression values are described in detail in Table 3.1 and the related discussion.

5 Inglehart, Ronald and Wayne E. Baker, 2000. “Modernization and Cultural Change and the Persistence of Traditional Values,” American Sociological Review 65, 1: 19–51; Inglehart, Ronald and Pippa Norris, 2004. Rising Tide: Gender Equality in Global Perspective. Cambridge: Cambridge University Press; Inglehart, Ronald and Christian Welzel, 2005. Modernization, Cultural Change and Democracy: The Human Development Sequence. New York: Cambridge University Press; Welzel, Christian, 2013. Freedom Rising: Human Empowerment and the Quest for Emancipation. New York: Cambridge University Press.

6 Inglehart, Ronald, 1971. “The Silent Revolution in Europe: Intergenerational Change in Post-Industrial Societies,” American Political Science Review 65, 4: 991–1017; Inglehart, Ronald, 1977. The Silent Revolution: Changing Values and Political Styles among Western Publics. Princeton: Princeton University Press; Inglehart, Ronald, 1990. Cultural Shift in Advanced Industrial Society. Princeton: Princeton University Press; Inglehart, Ronald, 1997. Modernization and Postmodernization: Cultural, Economic and Political Change in 43 Societies. Princeton: Princeton University Press; Abramson, Paul and Ronald F. Inglehart, 1995. Value Change in Global Perspective. Ann Arbor: University of Michigan Press; Inglehart, Ronald and Wayne E. Baker, 2000. “Modernization and Cultural Change and the Persistence of Traditional Values,” American Sociological Review 65, 1: 19–51; Inglehart, Ronald and Pippa Norris, 2004. Rising Tide: Gender Equality in Global Perspective. Cambridge: Cambridge University Press; Norris, Pippa and Ronald F. Inglehart, 2004. Sacred and Secular: Religion and Politics Worldwide. New York: Cambridge University Press; Inglehart, Ronald and Christian Welzel, 2005. Modernization, Cultural Change and Democracy: The Human Development Sequence. New York: Cambridge University Press; Welzel, Christian, 2013. Freedom Rising: Human Empowerment and the Quest for Emancipation. New York: Cambridge University Press.

7 Gelfand, Michele J. et al., 2011. “Differences between Tight and Loose Cultures: A 33-Nation Study,” Science 332, 6033: 1100–1104.

8 Thornhill, Randy, Corey L. Fincher and Devaraj Aran, 2009. “Parasites, Democratization, and the Liberalization of Values across Contemporary Countries,” Biological Reviews 84, 1: 113–131; Thornhill, Randy, Corey L. Fincher, Damian R. Murray and Mark Schaller, 2010. “Zoonotic and Non-zoonotic Diseases in Relation to Human Personality and Societal Values,” Evolutionary Psychology 8:151–155; Fincher, Corey L. and Randy Thornhill, 2008. “Assortative Sociality, Limited Dispersal, Infectious Disease and the Genesis of the Global Pattern of Religion Diversity,” Proceedings of the Royal Society 275, 1651: 2587–2594; Fincher, Corey L., Randy Thornhill, Damian R. Murray and Mark Schaller, 2008. “Pathogen Prevalence Predicts Human Cross-cultural Variability in Individualism/Collectivism,” Proceedings of the Royal Society B 275, 1640: 1279–1285.

9 Barber, Nigel, 2011. “A Cross-national Test of the Uncertainty Hypothesis of Religious Belief,” Cross-Cultural Research 45, 3: 318–333.

10 Morris, Ian, 2015. Foragers, Farmers and Fossil Fuels: How Human ValuesEvolve. Princeton: Princeton University Press.

11 Adorno, Theodor W., Else Frenkel-Brunswik, Daniel J. Levinson and R. Nevitt Sanford, 1950. The Authoritarian Personality. New York: Harper & Row; Rokeach, Milton, 1960. The Open and Closed Mind. New York: Basic Books.

12 Inglehart and Welzel, 2005.

13 Inglehart, 1971.

14 Inglehart, 1977.

15 Rokeach, Milton, 1968. Beliefs, Attitudes and Values. San Francisco: JosseyBass, Inc.; Inglehart, 1977; Inglehart, 1997.

16 Giả thuyết này được kích hoạt bởi các dấu hiệu về sự thay đổi giá trị giữa thế hệ mà đã nổi lên trong thời kỳ phản kháng sinh viên của cuối các năm 1960 và đầu các năm 1970.

17 Böltken, Ferdinand and Wolfgang Jagodzinski, 1985. “In an Environment of Insecurity: Postmaterialism in the European Community, 1970–1980,” Comparative Political Studies 17 (January): 453–484.

18 Cho thông tin chi tiết về World Values Survey và European Values Study xem các website, www.worldvaluessurvey và www.europeanvaluesstudy.eu.

19 Chúng tôi nhắc đến sự phân loại của World Bank về các nước “thu nhập thấp” trong năm 1990: chúng tôi dùng các mức thu nhập vào thời gian sớm này bởi vì có bằng chứng mạnh rằng các giá trị cơ bản của người ta được định hình ở mức độ lớn bởi các điều kiện được trải nghiệm trong những năm hình thành (formative year) của người ta, hơn là bởi các điều kiện kinh tế hiện thời.

20 Xem Inglehart and Welzel, 2005: 219–221.

21 Tversky, Amos and Daniel Kahneman, 1974. “Judgment under Uncertainty: Heuristics and Biases,” Science 185, 4157: 1124–1131; Morewedge, Carey K. and Daniel Kahneman, 2010. “Associative Processes in Intuitive Judgment,” Trends in Cognitive Sciences 14: 435–440; Kahneman, Daniel, 2011. Thinking, Fast and Slow. New York: Farrar, Strauss and Giroux.

22 Sanfey, Alan G., James K. Rilling, Jessica A. Aronson, Leigh E. Nystrom and Jonathan D. Cohen, 2003. “The Neural Basis of Economic Decisionmaking in the Ultimatum Game,” Science 300, 5626: 1755–1758; De Martino, Benedetto, Dharshan Kumaran, Ben Seymour and Raymond J. Dolan, 2006. “Frames, Biases, and Rational Decision-making in the Human Brain,” Science 313, 5787: 684–687; Soon, Chun Siong, Marcel Brass, Hans-Jochen Heinze and John-Dylan Haynes, 2008. “Unconscious Determinants of Free Decisions in the Human Brain,” Nature Neuroscience 11, 5: 543–545.

23 Greene, Joshua and Jonathan Haidt, 2002. “How (and Where) Does Moral Judgment Work?” Trends in Cognitive Sciences 6, 12: 517–523; Haidt, Jonathan and Fredrik Bjorklund, 2008. “Social Intuitionists Answer Six Questions about Morality,” Moral Psychology 2: 181–217.

24 Ridley, Matt, 1996. The Origins of Virtue: Human Instincts and the Evolution of Cooperation. London: Penguin Press Science.

25 Bednar, Jenna, Aaron Bramson, Andrea Jones-Rooy and Scott Page, 2010. “Emergent Cultural Signatures and Persistent Diversity,” Rationality and Society 22, 4: 407–444.

26 Inglehart, 1971; Inglehart, 1990.

27 Inglehart, 1971; Inglehart, 1990; Inglehart, 1997.

28 Human Development Report, 2013. The Rise of the South: Human Progress in a Diverse World. New York: United Nations Development Programme.

29 Estes, Richard, 2010. “The World Social Situation: Development Challenges at the Outset of a New Century,” Social Indicators Research 98, 363–402; Ridley, Matt, 2011. The Rational Optimist: How Prosperity Evolves. New York: Harper Perennial; Hughes, Barry B. and Evan E. Hillebrand, 2012. Exploring and Shaping International Futures. Boulder, CO: Paradigm Publishing.

30 Goldstein, Joshua S., 2011. Winning the War on War: The Decline of Armed Conflict Worldwide. New York: Plume; Pinker, Steven, 2011. The Better Angels of Our Nature: Why Violence Has Declined. New York: Viking Press.

31 Inglehart, Ronald, 2008. “Changing Values among Western Publics, 1970 2006: Postmaterialist Values and the Shift from Survival Values to Self-Expression Values,” West European Politics 31, 1–2: 130–146.

32 Norris, Pippa and Ronald F. Inglehart, 2009. Cosmopolitan Communications: Cultural Diversity in a Globalized World. New York: Cambridge University Press.

Comments are closed.