“Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32B)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này (32B) bổ túc cho bài viết “Tiếng Việt từ TK 17: nên mười tuổi và nên hoa” (phần 32) về hai cách dùng bình lang (tân lang, cây cau) và (đảo) Côn Lôn/Côn Nôn. Các dữ kiện cho thấy khuynh hướng lẫn lộn n và l đã từng xảy ra cho đến ngày hôm nay. Trong tuần lễ soạn phần bổ túc (giữa tháng 8 năm 2021), người viết (Nguyễn Cung Thông/NCT) còn thấy trên các mạng truyền thông hiện tượng lẫn lộn n và l như trong các utube ở phần sau. Hi vọng loạt bài viết này là động lực cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn và khám phá nhiều điều thú vị về tiếng Việt phong phú của chúng ta.

Phụ Trương – A. "binh lang" (cây cau) B. (đảo) “Côn Lôn/Nôn” C. Utube – tiếng Việt khắp nơi (8/2021).

A1. Binh lang 梹榔 – tự điển Béhaine (1772/1773)

clip_image002

Tự điển Béhaine (1772/1773).

A2. Taberd có hiệu đính tự điển Béhaine – thêm mục lang hoa cần

clip_image004

Tự điển Taberd (1838).

A3. Trong mục liệt kê các tên cây trái ở cuối tự điển, LM Taberd cũng lập lại cách dùng binh lang này

核橰

Cây cau

梹榔

Binh lang

A4. Không thấy cách dùng tân lang HV trong các tài liệu bằng chữ quốc ngữ này (và trước thời đó). Tự điển Theurel dùng tân lang nhưng chỉ cau mới (còn tươi, areca recens/L) so với binh lang là cau khô (chép lại từ Taberd/Béhaine, areca sicca/L). Tân HV viết bằng bộ cân 新 nghĩa là mới (tân lang là cau tươi/mới lặp lại ở mục tân trang 428). Tân lang 新郎 còn có nghĩa là chàng rễ, như vậy tân lang có 3 nghĩa khác nhau với ba cách viết (chữ Nho) khác nhau, khó nhận ra nếu chỉ dùng con chữ La Tinh!

clip_image006 Tự điển Theurel (1877) trang 227.

A5. Trang 540 – Đại Nam Quấc Âm Tự Vị – cũng như Tam Thiên Tự/Ngũ Thiên Tự chỉ dùng lang để chỉ cau (không thấy dùng tân – xem thêm chi tiết trang 227, tự điển Theurel ở trên)

clip_image008

B1. Marco Polo (1292) viết về hai đảo Côn Sơn (lớn và nhỏ) mà ông gọi là SondurCondur trong bài viết về chuyến hải hành từ TQ về Ấn Độ. Tạm dịch/NCT: “Khi rời Chăm Pa được 700 dặm và về hướng Nam – Tây Nam, ta sẽ đến hai đảo: một lớn một nhỏ tên là SondurCondur”. Phần dịch ra tiếng Anh trang 219 "The Book of Ser Marco Polo" của tác giả Henry Yule (London, 1871), một đoạn liên hệ được chụp lại ở đây:

clip_image010

B2. Bản đồ của Giacomo Gastaldi (Rome, 1561) tên đảo là pulo candor (Côn sơn)

clip_image012

B3. Bản đồ của Jan Huygen Van Linschoten (Amsterdam, 1596) – tên đảo là Pulo condor

clip_image014

B4. Bản đồ của Jodocus Hondius/Samuel Purchas (1610-1625) cho thấy tên đảo P. candor – để ý nguyên âm a trong tên candor (không phải o như các bản đồ sau đó, xem phụ chú 3).

clip_image016

B5. Bản đồ của Mariette (khoảng 1650) cho thấy tên đảo Pulo Candor

clip_image018

B6. Bản đồ của Frederick De Wit (1662) cho thấy tên đảo Pulo Condor

clip_image020

B7. Bản đồ của nhà thám hiểm người Anh William Dampier ở Côn Sơn khoảng một tháng để bảo trì tàu (tháng 4 năm 1687) – ông cũng ghi lại hai đảo lớn (the Great Island, có người ở) và đảo nhỏ (the Lesser Island, không người ở). Sau đó tàu ông cũng đi qua và ghé Pulo Ubi (Hòn khoai) vài ngày trước khi vào nước Xiêm. Để ý trong cùng một trang có khi viết là Pulo Condor có khi là Pulo Condore.

clip_image022

B8. Bản đồ của Herman Moll (khoảng 1717) – P. Condor

clip_image024

B9. Bản đồ Herman Moll (1730, London)

clip_image026

B10. Bản đồ của J.V. Schley (Amsterdam, 1773) – Pulo Condor

clip_image028

B11. Mục côn – tự điển LM Béhaine (1772/1773). Để ý dạng chữ Nôm nôn viết bằng bộ san 山 ở trên + chữ nộn 嫩 viết tắt thành 束.

clip_image030

B12. Mục côn – tự điển LM Taberd (1838) – hầu như chép lại hoàn toàn từ tự điển Béhaine.

clip_image032

B13 An Nam Đại Quốc Họa Đồ (Taberd, 1838) – để ý tên Mã Lai của hai (nhóm) đảo: Pulo (đảo) Ubi (khoai) > Hòn Khoai, so với Pulo (đảo) Condor (kundur: loài bí đao/xanh và lớn).

clip_image034

B14. Trang 187 – Đại Nam Quấc Âm Tự Vị: Côn nôn (thời Béhaine/Taberd cho đến Vallot/Génibrel/Bonet cùng thời với Huỳnh Tịnh Của) cũng là Côn lôn:

clip_image036

B15. Theo bản dịch của tác giả Ngô Lập Chí (1959, bản viết tay), Phủ Biên Tạp Lục (Lê Quí Đôn, 1776) ghi "Ngoài khơi phủ Bình-thuận có đảo Côn-luân cung có nhiều yến sào, ngoài nữa lại có cù lao Khoai có nhiều hải vật và vật hóa ở các tàu thuyền trôi dạt. Họ Nguyễn lập đội hải môn để tìm kiếm. Cửa bể Gia-định cũng có núi Côn-luân, ngoài bể trấn Hà-tiên có núi Đại-Côn-luân có dân ở".

B16. Trang 30 của "History of a voyage to the China sea" tác giả John White (xuất bản năm 1823) kể lại cuộc hải hành vào năm 1819:

clip_image038

Tạm dịch/NCT: "Vào ngày thứ 5, gió tăng mạnh hơn nhưng dễ chịu và đến từ hướng Nam Đông Nam, cũng là ngày chúng tôi chạy ngang qua đảo Pulo Oby, nằm cách vùng Đông Nam Cambodia khoảng vài hải lý (một hải lý = league ~ 5 cây số/km – NCT). Vào ngày thứ 6, đảo Pulo Condore bắt đầu hiện ra với những ngọn núi cao tận mây xanh. Nước Anh từng có một pháo đài và xưởng sản xuất ở đây để cho dễ giao thương với TQ và các miền dọc bờ biển Cambodia; nhưng tất cả đã bị tiêu hủy vào năm 1705 cũng như lính Anh bị tàn sát[2] bởi quân Macassar từng được mình mướn trên đảo …".

B17. Bản đồ trích từ cuốn "Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin" của John Crawford (1830): hai đảo Pulo UbiPulo Condore.

clip_image040

B18. Trang 304 "Journal of an Embassy from the Governor-General of India to the courts of Siam and Cochin" (1830).

clip_image042

Tạm dịch (NCT) : “hai chữ Pulo Condore, tiếng Mã Lai, có nghĩa là đảo bí đao[3] – người An Nam không biết các chữ này mà gọi đảo này là Kohnaong (theo tiếng Anh đọc gần như côn non/NCT – tương tự như các tên gọi ghi trong bản đồ Taberd (1838)”.

B19. Bản đồ Pulo Condor (tiếng Anh, 1885).

clip_image044

B20. Bản đồ của NXB Sayer (London, tháng tư năm 1778) – có hai địa danh đáng chú ý: Great Pulo Condor (đảo Côn Sơn lớn) và Little Condor (đảo Côn Sơn nhỏ) tương ứng với hai địa danh Đại Côn Lôn, Tiểu Côn Lôn 大昆侖, 小昆侖 xuất hiện trong các tài liệu bằng Hán ngữ như Hải Quốc Văn Kiến Lục[4] (tác giả Trần Luân Quýnh 1687-1751) hay “Đại Thanh vạn niên nhất thống địa lý toàn đồ[5]”. Hòn Côn Lôn/Nôn lớn là Côn Sơn hay Phú Hải (51.52 km²) và hòn Côn Lôn/Nôn nhỏ là Hòn Bà, Phú Sơn (5.45 km²).

clip_image046

Tóm lại, dạng Côn Lôn đã từng hiện diện trong các tài liệu Hán trung cổ so với dạng Condor(e) của tiếng Mã Lai/Inđônêsian. Phụ âm đầu lưỡi đ (trong condor) đã nhập vào tiếng Hán với dạng l hay -dor > -lôn cũng như tiếng Mã Lai durian (sầu riêng):

*durian (Proto-Malayic) > *lulien (lưu/lâu liên) 流連 , 榴槤 > *sâu *riên > sầu riêng …(3)

*kundur/condor > 崑崙 /kuən  luən/ > côn lôn/luân > côn nôn (> côn sơn) …(4)

Timor > 知汶 tri môn (zhī mén đọc theo pinyin bây giờ) – để ý vần -or trở thành -ôn …(5)

Timor tiếng Mã Lai (~ timur tiếng Inđô) nghĩa là phía đông. Dữ kiện này được ghi lại trong tài liệu hải hành[6] của các học giả Trình Tốn Ngã 程遜我 (1710-1747? soạn Cát Lạt Ba Kỉ Lược 噶喇吧紀略) và Vương Đại Hải 王大海 (soạn Hải Đảo Dật Chí 海岛逸志 năm 1791).

Đặc biệt là các đảo Mã Lai như Pulo Pinang (đảo cau), Pulo Ubi (đảo khoai lang), Pulo Condor (đảo bí xanh/đao) đều nằm ở phía Nam VN và mang tên thực vật thường gặp ở khu vực nhiệt đới này. Thêm vài dữ kiện về tương quan của các phụ âm đầu lưỡi đ và l và phụ âm -r và -n trong tiến trình biến âm condor > côn lôn (4), dựa một phần vào bài viết[7] "A Chinese Vocabulary of Malacca Malay Words and Phrases Collected between A. D. 1403 and 1511 (?)" của các tác giả E. D. Edwards và C. O. Blagden trong tạp chí Bulletin of the School of Oriental Studies, University of London, Vol. 6, Nọ 3 (1931) trang 715-749.

Dusun (tiếng Mã Lai/Inđô) > 路孫 lộ *tôn (đọc gần như lô sun) = làng, vườn trái cây (village, orchard/A)

Lada > 那答 na *đáp[8] > nada = tiêu (pepper/A)

Undur > 温冬 ôn đông – âm dur đã trở thành dông (so với -dor trong condor > lôn).

= rút lui, về nghỉ (withdraw, retire/A)

Hampir > 安並 an *tịnh (tịnh đọc gần như binh > *an bing – vần cuối -ir trở thành –ing) = gần (near/A)

v.v.

Vào TK 17, một số tên ngoại quốc trong Kinh Thánh[9] (Sấm truyền ca, Genesis) khi phiên ra âm Nôm cũng cho thấy khuynh hướng đổi -r thành -n như (a) Asher (con thứ hai của Jacob, tiếng Do Thái אָשֵׁר‎ ‘Āšēr) thì đọc là Ái-xang (b) địa danh Shur (hay Sur, trên giao lộ giữa nước Ai Cập cổ và Canaan) thì đọc là Xuyên (c) Eber (tiếng Do Thái עֵבֶר‎ Ḗḇer) là con của Shelah, thì đọc là Hi-bân hay Hiền-bằng, v.v.

C1. Xem phim tài liệu – Chữ quốc ngữ theo dòng thời gian – VTV1 thực hiện (15/8/2021): vào phút 28:38 GS Đoàn Thiện Thuật[10] phát âm là thành nà… C2. Ở một địa phương khác, như xem Người Quảng Ninh Vlogs chẳng hạn, lẫn lộn n và l thường gặp hơn.

C1. https://www.youtube.com/watch?v=4YtlIJlQ570 “Chữ quốc ngữ theo dòng thời gian”

clip_image048

VTV1 (15/8/2021)

C2. Người Quảng Ninh Vlogs (16/8/2021)

clip_image050


[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

[2] Đại Nam Thực Lục cũng ghi việc Trương Phúc Phan mộ 15 người Chà Và [Java, Indonesia] sai làm kế trá hàng đảng An Liệt (~ English ~ Anh Quốc) để thừa quân lính Anh sơ hở thì giết – xem thêm phụ chú 3.

[3] J. Crawford dùng chữ gourd tiếng Anh, tức là loại bí đỏ (bí ngô, bí rợ) – họ bầu bí gồm nhiều dạng như bí đao, bí đỏ, dưa hấu, dưa chuột, mướp … Tự điển hiện đại thường giải thích kundur là bí đao, so với tiếng Tagalog kandol hay kundol – dạng kandol phù hợp với tên cổ candor (xem các bản đồ TK16, 17).

[4] Tham khảo bài viết "Quân chúa Nguyễn xua đuổi người Âu Châu xâm chiếm Côn Đảo" tác giả Hồ Bạch Thảo (11/2017) trên trang này chẳng hạn https://nghiencuulichsu.com/2017/11/03/quan-chua-nguyen-xua-duoi-nguoi-au-chau-xam-chiem-con-dao/ ; bài "Nguyễn Ánh có chạy ra Côn Đảo không?" của tác giả Trần Thanh Ái (2020) trang này https://nghiencuulichsu.com/2020/05/20/nguyen-anh-co-chay-ra-con-dao-khong/, v.v.

[5] Tham khảo bài viết “Khảo sát các địa danh trên biển trong Đại Thanh vạn niên nhất thống thiên hạ toàn đồ” Phạm Hoàng Quân – tạp chí Nghiên cứu và phát triển, Sở Khoa học và công nghệ Thừa Thiên Huế, số 4 (75) 2009 (tr. 145–159); hay bài "Nguyễn Ánh có chạy ra Côn Đảo không?" của tác giả Trần Thanh Ái (2020) trang này https://nghiencuulichsu.com/2020/05/20/nguyen-anh-co-chay-ra-con-dao-khong/, v.v.

[6] Trình Tốn Ngã làm việc ở Batavia trong những năm 1730, còn Vương Đại Hải ở Java từ 1783 đến 1793. Xem thêm chi tiết về các cách dùng có gốc Mã Lai nhập vào tiếng TQ vào thời kỳ này và trước nữa trong bài viết "Malay (and Javanese) Loan-words in Chinese as a Mirror of Cultural Exchanges" của tác giả Claudine Salmon đăng trpng tạp chí Archipel, năm 2009  (78)  trang 181-208.

[7] Tài liệu này có thể là loại từ điển song ngữ – gọi là Hoa Di Dịch Ngữ 華夷譯語 – gồm có các ngôn ngữ phiên âm bằng chữ Hán vào thời Minh (1368-1644, cho các nước có bang giao với TQ). Trong loạt tài liệu này có An Nam Dịch Ngữ ghi lại tiếng Việt vào TK 16/17 là một nguồn tài liệu rất quý (cho ngữ âm tiếng Việt trung đại). Trong cuốn “Mãn Lạt Gia quốc dịch ngữ” 滿剌加國譯語 (Dương Lâm hợp soạn, năm 1549) thì timor kí âm là địa muộn nhi 地悶兒, vẫn cho thấy vần -or trở thành -ôn dựa vào thành phần hài thanh môn 門 của muộn. Những điểm nên nhắc ở đây là Mãn Lạt Gia quốc 滿剌加國 là kí âm của nước Malacca (nước Mã Lai bây giờ), gia 加 vẫn còn đọc là *ka vào thời nhà Minh (td. gia 茄 là cà …). Cuốn “Mãn Lạt Gia quốc dịch ngữ” có thể coi là cuốn tự điển Mã Lai đầu tiên trên thế giới, cũng như là tự điển song ngữ Mã Lai – Hán đầu tiên so với cuốn An Nam Dịch Ngữ chẳng hạn …

[8] Vào TK 16, đáp đọc gần như đa vì âm Hán thời này đã mất phụ âm cuối -p.

[9] Dựa vào cuốn "Sấm truyền ca – Genesis" của Lữ-y Đoan (LM địa phận Đàng Trong) ghi năm 1670 – Quyển 1. Tập San Y Sĩ ấn hành, Montréal, Canada (2000).

[10] Người viết vẫn thường tham khảo cuốn "Ngữ âm tiếng Việt" của GS Đoàn Thiện Thuật, sách tái bản nhiều lần. Khi nghe đài VTV1 “Chữ quốc ngữ theo dòng thời gian – VTV1 thực hiện (15/8/2021)” vào phút 28:38 thì GS Đoàn Thiện Thuật phát âm thành (khi nói bình thường – không chuẩn bị), nhưng ngay sau đó khi đọc bài viết của cụ Lương Văn Can “Chữ quốc ngữ là hồn dân tộc – Phải đem ra tính trước dân ta …” thì là đọc thành “chuẩn” là: đây là hiện tượng lẫn lộn n và l đáng chú ý, phần nào liên hệ đến trí nhớ ngắn hạn (short-term memory), trí nhớ dài hạn (long-term memory) … và là một phần của ngành học Ngôn Ngữ Tri Nhận (Cognitive Linguistics). Đây là một chủ đề cực kỳ thú vị bao gồm cả lãnh vực phương ngữ, cần được tìm hiểu sâu xa hơn nhưng không nằm trong bài viết nhỏ này.

Comments are closed.