MỘT BƯỚC TÌM VỀ NGUYÊN TÁC TRUYỆN KIỀU:

Khảo luận về các thàh ngữ “Rút dây động rừng” và “Tai vách mạch rừng

Lê Mạnh Chiến

I. Các cụm từ “rút dây động rừng” và “tai vách mạch rừng” trong Truyện Kiều

Đây là những thành ngữ rất quen thuộc đối với người Việt, được đặt vào câu 1580 (“Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”) và câu 1755 (“Ở đây tai vách mạch rừng”) trong Truyện Kiều.

Câu thứ nhất được Nguyễn Du dùng để diễn tả tâm trạng của Thúc Sinh khi chàng có ý định nói thật với vợ cả về việc mình đã lấy thêm vợ bé ở Lâm Truy nhưng lại ngần ngại, sợ rằng “rút dây” thì sẽ “ động rừng” nên đành ú ớ loanh quanh, không dám nói đến điều ấy nữa:

Chàng về xem ý tứ nhà,

Sự mình cũng rắp lân la giãi bày.

Mấy phen cười nói tỉnh say,

Tóc tơ bất động mảy may sự tình.

Nghĩ đà bưng bít miệng bình

Nào ai có khảo mà mình lại xưng.

Những là e ấp, dùng dằng,

Rút dây, sợ nữa động rừng lại thôi.

Nào ngờ, vợ cả của chàng là Hoạn Thư đã biết chuyện này và đã chuẩn bị “đối sách”. Sau nhiều ngày cùng nhau vui vầy, “Những là cười phấn cợt son / Đèn khuya chung bóng, trăng tròn sánh vai”, khi Thúc Sinh lên ngựa trở về Lâm Truy thì Hoạn Thư liền sai ngay bọn Ưng, Khuyển đi thuyền đến đó sớm hơn để bắt cóc kẻ tình địch đem về nhà mẹ mình làm nhục và hành hạ vùi dập cho hả cơn ghen tức. Mẹ của Hoạn Thư bắt Thúy Kiều nhập vào đám nô tỳ, tiếp tục uy hiếp và xét nét mọi cử chỉ, mọi hành vi của nàng. Mụ quản gia thấy tình cảnh Thúy Kiều bị giám sát nghiêm ngặt nên động lòng thương xót, bèn có lời căn dặn:

Dạy rằng; “May rủi đã đành,

Liễu bồ, mình giữ lấy mình cho hay.

Cũng là oan nghiệp chi đây,

Sa cơ mới đến thế này, chẳng dưng.

Ở đây, tai vách mạch rừng,

Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

Kẻo khi sấm sét bất kỳ,

Con ong cái kiến kêu gì được oan.”

Lúc nhỏ tuổi, sống ở nông thôn, tôi được nghe các bà mẹ hoặc các bà cụ già đọc thuộc lòng từng đoạn rất dài trong Truyện Kiều nên cũng nhập tâm được khá nhiều câu, nhiều đoạn và cảm thấy rất thích thú. Những câu “Những là e ấp dùng dằng / Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” và “Ở đây tai vách mạch rừng / Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi” có lẽ thuộc loại hay nhất, dễ hiểu diễn tả rất sinh động tình cảnh của Thúc sinh và của Thúy Kiều một cách chân thực, chính xác nên rất dễ thuộc lòng. Trong câu “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”, Nguyễn Du đã bẻ đôi thành ngữ “rút dây động rừng” một cách linh hoạt, tự nhiên. Mối quan hệ nhân-quả “rút dây → động rừng” là điều hiển nhiên, nói đên là nhiều người cứ ngỡ như sự việc đang diễn ra trước mắt.

Cách đây gần 60 năm, tôi đã không ít lần đi cùng với một nhóm người vào rừng sâu, mang theo gạo và mắm muối đủ ăn trong nhiều ngày để “rút dây” mang về bán. Trong đời sống thường ngày, ở đâu cũng cần các thứ dây lớn, dây nhỏ. Ở nông thôn, người ta không những cần dây để chằng buộc nhà cửa, chuồng trâu bò, bó rơm rạ mà còn cần dây để kết bè tre nứa, bè gỗ, cầu phao, để kéo cày, kéo xe, kéo bè, kéo thuyền v.v. Việc “rút dây” trong rừng trở thành nghề làm ăn của một số người. Đối với chúng tôi, đó là công việc tìm kiếm vật liệu cần thiết cho cuộc sống hàng ngày và cũng để kiếm chút tiền mọn khi rảnh công việc đồng áng. Ngoài cây song, cây mây, chúng tôi còn đi tìm các loại dây khác. Đặc biệt, có loại dây rất thích hợp để làm nhà bè, làm cầu phao, kết bè mảng để vận chuyển trên sông, vì khi bị ngâm dưới nước chúng vẫn tươi nguyên và tiếp tục sóng rất lâu ngày, không bị mục nát. Đáng chú ý nhất là thứ “chạc chìu” (“chạc” nghĩa là dây) hay dây chìu (còn gọi là “dây chiều”) rất dai bền và lâu hỏng. Cây “chạc chìu” còn dùng để làm thuốc (có tên là bằng chữ Hán là tích diệp đằng 鍚 葉 藤)chữa bệnh tê thấp, nhức xương… Loại dây lớn hơn ngón chân cái thì dùng để kéo cày, kéo gỗ; loại dây nhỏ hơn thì để chằng, buộc. Muốn rút được dây tốt (dây phải già mới bền, mà càng già thì càng dài, càng nhiều nhánh đeo bám trên nhiều cành cây cao), thường phải có 2 – 3 người mới đủ sức rút. Việc rút những dây như thế thường làm cho nhiều cành cây bị gãy gục, có khi làm đổ một loạt cành cây khô to tướng, phát ra tiếng kêu rào rào khiến chim chóc bay nháo nhác, muông thú kêu inh ỏi, đúng là xẩy ra một vụ “động rừng” trong khoảng thời gian ngắn. Một vụ “động rừng” lớn và kéo dài (ví dụ, làm cho đá đổ, tóe lửa và cháy rừng) thì sẽ khiến lũ thú dữ hoảng hốt, điên cuồng, chúng ùa ra khỏi rừng, xông vào tàn phá các làng xóm. Từ nghĩa thực, nghĩa đen ấy dễ dàng suy ra nghĩa rộng, nghĩa bóng: “Rút dây động rừng” nghĩa là làm một việc nhỏ mà ảnh hưởng đến nhiều việc khác, có thể dẫn đến hậu quả khó lường.

Cuốn Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện do thi sĩ Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu khảo chú cho biết rằng, thành ngữ “tai vách mạch rừng” xuất phát ở câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói phải biết giữ mồm giữ miệng. Hầu hết mọi người đều hiểu rằng, “tai vách mạch rừng” nghĩa là dù ở chốn hoang vu vắng vẻ hay ở trong phòng kín, mọi việc riêng tư to nhỏ vẫn có thể lọt ra ngoài, vì thế, phải cẩn trọng đề phòng.

Theo nghĩa tổng quát, vách là bề mặt bao bọc, ngăn cách, như vách núi, vách giếng, vách ruột, v.v. Theo nghĩa thông thường thì vách là những bề mặt dựng đứng, thường không dày, để ngăn cách và che khuất phần trong nhà với bên ngoài hoặc ngăn che giữa các phòng. Những bức tường ngăn cách (không nhằm mục đích chịu lực lớn) cũng là vách. Từ “vách” trong tiếng Việt tương đương với từ bích 壁 trong Hán ngữ. Người Pháp dịch từ “vách” bằng các từ “mur” (= bức tường để ngăn che) và từ “cloison” (= tấm ngăn cách), tức là loại vách mỏng. Có nhiều loại vách mỏng: làm bằng gỗ tấm, bằng kính, bằng nhựa, bằng cốt tre rồi trát kín bằng vữa vôi hoặc đất sét, đôi khi bằng phên nên có những kẽ hở hoặc có những lỗ thủng khiến cho người bên ngoài có thể nhìn thấy hoặc nghe biết những sự việc của người ở bên trong. Nhưng, điều chủ yếu là, con người vốn hay quan sát, thích để ý đến mọi sự việc xung quanh mình nên thường có tính hiếu kỳ, tò mò, nhiều khi muốn biết những việc riêng tư của người khác. Nhất là khi người ta có ý định theo dõi, giám sát người khác thì dẫu vách không thủng, không có kẽ hở, kể cả những bức tường kín mít, vẫn có thể tìm mọi cách để dò xét, nghe ngóng, thậm chí chọc thủng tường để nhìn trộm hoặc áp tai nghe lén mọi sự việc ở phía bên kia. Vì thế nên người ta nói rằng, “vách có tai”.

Có lẽ vì sống gần rừng, hay vào rừng nên nói đến “Rừng có mạch” thì chúng tôi hiểu ngay. Trong mùa mưa lũ, rừng giữ lại một lượng nước rất lớn thấm xuống đất tạo nên một hệ thống mạch nước, lộ ra hoặc chím khuất. Trong rừng, đâu đâu cũng có vô số những mạch nước ngầm cùng các rãnh nước lộ thiên, nhỏ hoặc lớn, thường xuyên cung cấp nước cho các con suối, các dòng sông, mang nhiều thứ bí ẩn từ rừng sâu ra sông, ra biển. Chữ “mạch” trong Hán ngữ (脈 hoặc 脉) và trong tiếng Việt, ngoài cái nghĩa là mạch máu, mạch nước, còn dùng để chỉ mọi thứ có nhiều nhánh tỏa rộng nên có thể dùng để chỉ những lối đi nhỏ xen giữa các rặng cây rậm rạp. Cũng có thể hiểu theo nghĩa bóng: “Rừng có mạch” nghĩa là ở chốn hoang vu cô tịch vẫn có nhiều lối đi nhỏ mà người ta thường không nhìn thấy hoặc không để ý, nhưng luôn luôn liên thông giữa mọi ngóc ngách sâu kín trong rừng với nhau và với thế giới bên ngoài.

Để củng cố trí nhớ và để hiểu nghĩa của rất nhiều từ ngữ mới lạ cùng những điển tích chưa biết, tôi đã nhiều lần đọc các văn bản Truyện Kiều có phần khảo luận và chú thích. Nhưng ở các câu 1580 và 1755 mà tôi nghĩ phải là “rút dây động rừng” và “tai vách mạch rừng” thì đều lướt qua mà không biết là có khá nhiểu người không nghĩ như thế.

II Hai câu hỏi cần giải đáp thấu đáo.

Khi đọc qua cuốn Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (NXB Tp. Hồ Chí Minh, xuất bàn lần đầu năm 2000, tái bản năm 2006) và phát hiện nhiều trăm sai lầm rất nghiêm trọng trong đó (đã công bố vài trăm trường hợp nhưng chưa hết) thì người viết bài này mới biết là, trong cuốn từ điển ấy (và cả trong Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam cúa Nguyễn Lân, NXB Văn hóa, Hà Nội, 1989) có những cụm từ lạ lùng liên quan đến Truyện Kiều, với những lời giải thích rất đáng ngờ, như sau:

(Những chữ viết tắt: ng = ngữ; cn = Cũng nói; dt = danh từ; đgt = động từ; tng = tục ngữ:

Theo định nghĩa của trong cuốn từ điển này thì ngữ tức là thành ngữ)

dừng mạch vách tai ng (cn Tai vách mạch dừng) Nếu không thận trọng thì lời nói bí

mật của mình lọt vào tai người khác: Vấn đề này là bí mật quốc gia, phải đề phòng dừng

mạch vách tai.

dứt dây động dừng ng (dừng đây là dừng ở bức vách, có người viết rừng là không đúng). Chạm đến một việc nhỏ có thể ảnh hưởng đến cả một việc lớn, như dứt một sợi dây ở bức vách có thể làm rung cả bức vách. Tôi không muốn làm to chuyện, vì sợ dứt dây động dừng.

rút dây động dừng ng (Dừng là cốt để trát bức vách). Đả động đến điều gì thì ảnh hưởng đến điều khác: Kiện anh ta thì làm phiền lòng ông bố là người rất tốt, như thế sẽ là rút dây động dừng (Nhiều người nói lầm là rút dây động rừng).

tai vách mạch dừng ng (Dừng là nan tre hay nứa để trát vách, có người nói là rừng là sai, vì đây là vách và dừng trong nhà). Ý nói: phải cẩn thận vì có thể lời nói của mình lọt vào tai người thứ ba, nếu là một điều cần giữ bí mật: Bàn chuyện đấu tranh, phải đề phòng tai vách mạch dừng.

Từ điển này cũng cho biết:

dừng1: dt Cốt bằng tre hay nứa, ngoài đắp bùn để làm vách nhà tranh: Rút dây động

dừng (tng); Tai vách mạch dừng (tng)

dứng Nh dừng1

mạch dừng Đường khe trong vách: Trát mạch dừng

Theo ông Nguyễn Lân, hai thành ngữ ở đầu bài này phải là “rút dây động dừng “ và “tai vách mạch dừng, trong đó, dừngcốt bằng tre hay nứa, ngoài đắp bùn để làm vách đất, còn gọi là dứng; và mạch dừng là đường khe trong vách. Bởi thế, trong Truyện Kiều, câu 1580 phải là “Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi”, và câu 1755 phải là “Ở đây tai vách mạch dừng”.

Thử “dạo chơi” trên mạng Internet để thăm dò ý kiến trả lời cho câu hỏi: “tai vách mạch dừng” hay là “tai vách mạch rừng” ? độc giả sẽ gặp khoảng 20 mục tin từ năm 2011 đến nay đều ủng hộ ý kiến cho rằng, “tai vách mạch dừng” mới là câu thành ngữ chính xác. Đại đa số các bài nêu ý kiến như vậy đều không ghi tên tác giả. Chỉ thấy ở bài “Rừng” hay “dừng”, trong câu “Tai vách, mạch dừng”? (báo Người cao tuồi, ngày 25/19/2013) có ghi tên tác giả là Trần Bảo Hưng. (Xem: http://nguoicaotuoi.org.vn/ban-doc/rung-hay-dung-trong-cau-tai-vach-mach-dung.html). Tuy cả thảy chỉ có ba – bốn bài nhưng chúng đã có mặt trên vài chục bản tin điện tử hoặc blog cá nhân. Chưa thấy có bài nào bình luận thêm hay phản bác ý kiến đó.

Xin giới thiệu toàn văn một bài như vậy để làm ví dụ. Đó là bài Cửa sổ tri thức: Tai vách mạch dừng trên báo Đà Nẵng điện tử ngày Chủ nhật, 05/03/2011 tại địa chỉ sau đây:

http://www.baodanang.vn/channel/5433/201103/cua-so-tri-thuc-tai-vach-mach-dung-2036735/

Cửa sổ tri thức: Tai vách mạch dừng

.

* Xin cho biết trong hai cách viết “tai vách mạch dừng” và “tai vách mạch rừng” thì cách viết nào đúng? Vì sao? (Hoàng Ngọc Tú, Hải Châu, Đà Nẵng)

Hiện nay, trên các tài liệu, sách báo (bằng tiếng Việt) tồn tại cả hai cách viết đang xét. Việc truy tìm xuất xứ của thành ngữ này cho thấy nhiều điều thú vị.

Từ điển Thành ngữ và tục ngữ Việt Nam của GS Nguyễn Lân (NXB Khoa học Xã hội, 1997) không có mục từ “tai vách mạch rừng”, chỉ có “tai vách mạch dừng” nhưng không giải thích ngay mà hướng dẫn xem giảng nghĩa ở mục từ “dừng mạch vách tai”. Theo đó, “dừng mạch vách tai” nghĩa là: “Phải cẩn thận khi nói chuyện với người khác vì có thể lời nói của mình lọt vào tai người thứ ba. (Thường nói: Tai vách mạch dừng)”. Từ điển chua thêm: Dừng là nan tre hay nứa làm cốt để trát vách.

Người xưa làm vách nhà bằng đất (chưa xây tường gạch hoặc đổ bê-tông như ngày nay), đan ngang dọc các thanh tre vào nhau để làm cốt, sau đó trát đất sét lên. Từ đó hình thành thành ngữ “dừng (có) mạch, vách (có) tai” và dần dần tỉnh lược thành “dừng mạch vách tai”.

Vậy là, lâu nay ta thường nghe/nói “tai vách mạch rừng”, nhưng theo GS Nguyễn Lân (trong từ điển nói trên) thì dạng chuẩn ban đầu của thành ngữ này là “dừng mạch vách tai”. Điều này cũng đã được Tô Hoài tán thành khi nhà văn lưu ý với bạn đọc về các thành ngữ gốc và đưa thành ngữ này ra làm ví dụ. Ca dao cũng dẫn: Ở đây tai vách mạch dừng/ Những điều bí mật xin đừng ba hoa. Và cả Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Ở đây tai vách mạch dừng/ Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi”.

Dừng cũng được từ điển này nói đến trong mục từ “rút dây động dừng”. Theo đó, “rút dây động dừng” nghĩa là: “(Dừng là cốt để trát bức vách). Ý nói: Đả động đến điều này thì ảnh hưởng đến điều khác. (Có người nói lầm là: Rút dây động rừng)”. Tuy nhiên, với thành ngữ này, có người cho rằng phải viết là “rút dây động rừng” mới đúng. Bởi lẽ, dừng là cốt để trát vách thì làm gì có dây; trong khi đó nếu rút một dây ở rừng thì sẽ kéo theo nhiều dây khác bị động làm chim chóc bay lên, thú rừng nhốn nháo…

Quay lại với thành ngữ đang xét. Hiện có một số từ điển, như Từ điển tiếng Việt trực tuyến (tratu-vn) cho rằng “tai vách mạch dừng” đồng nghĩa với “tai vách mạch rừng”.

Tuy nhiên, theo ý kiến chúng tôi, nên viết dừng cho “tai vách mạch dừng” hoặc “dừng mạch vách tai” và rừng cho “rút dây động rừng”, như thế sẽ rõ nghĩa hơn.

Bài báo này chưa đạt được tính chặt chẽ cần thiết và thiếu tính khách quan, nặng về cảm tính. Mấy câu《Ca dao cũng dẫn: Ở đây tai vách mạch dừng / Những điều bí mật xin đừng ba hoa. Và cả Truyện Kiều của Nguyễn Du: Ở đây tai vách mạch dừng / Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi》chỉ là ý kiến chủ quan của người viết bài ấy mà thôi.

Nếu từng có câu “Ở đây tai vách mạch dừng/ Những điều bí mật xin đừng ba hoa” thì cũng khó nói rằng đó là một câu ca dao mà chỉ nên coi đó như một câu khẩu hiệu hay một lời nhắc nhủ nhau. Mặt khác, vẫn có câu khẩu hiệu: “Ở đây tai vách mạch rừng/ Những điều bí mật xin đừng nói ra” được gắn rất nghiêm chỉnh trên tường (xem ảnh bên)

   
   

Khẳng định rằng Nguyễn Du đã viết “Ở đây tai vách mạch dừng” thì quả là quá hấp tấp, bởi vì Truyện Kiều được viết bằng chữ Nôm, một thứ chữ không thể “đánh vần” được, khi đọc còn phải suy luận theo ngữ cảnh. Muốn đọc là “dừng” hay “rừng” thì phải nắm vững những đặc điểm của chữ Nôm, phải biết cái chữ ấy được viết như thế nào. Nếu đọc là “dừng” thay cho “rừng” thì phải khảo sát văn bản chữ Nôm của Truyện Kiều và phải có lý lẽ đủ sức thuyết phục. Về sau, độc giả sẽ thấy rằng, đa số các nhà khảo cứu văn bản Truyện Kiều đã ghi nhận câu này là “Ở đây tai vách mạch rừng”. Cuối bài này, chúng tôi sẽ chứng minh rằng, chính Nguyễn Du đã viết là “Ở đây tai vách mạch rừng”.

       

Bài báo kể trên và một vài văn bản Truyện Kiều gần đây cho thấy rằng, ý kiến của ông Nguyễn Lân về việc phải ghi nhận chữ “dừng” thay cho chữ “rừng” ở câu 1580 và câu 1755 trong Truyện Kiều cũng được một số người quan tâm và đang có ảnh hưởng khiến ngày càng có thêm những người tin rằng cần phải đổi chữ “rừng” trong hai câu thơ rất hay này thành chữ “dừng”. Thật ra, trước ông Nguyễn Lân đã có khá nhiều văn bản Truyện Kiều ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng”. Trong hai trường hợp “tai vách mạch dừng “ và “tai vách mạch rừng” chỉ có một trường hợp đúng ý tác giả Nguyễn Du mà thôi. Bởi vậy, cần phải giải đáp hai câu hỏi:

:

1. “rút dây động dừng“ và ”rút dây động rừng”, cụm từ nào đúng?

2. “tai vách mạch dừng tai vách mạch rừng”, cụm từ nào đúng?

Trước hết, cần phải tìm hiểu xem các nhà khảo cứu văn bản Truyện Kiều đã ghi nhận câu 1580 và càu 1755 như thế nào, họ đã giải thích các câu ấy ra sao, từ đó mà phát hiện điều hợp lý ở chỗ nọ và điều không thỏa đáng ở chỗ kia nhằm chọn được những kiến giải sáng sủa nhất, hợp lý nhất. Sau cùng, lại phải khảo sát văn bản Truyện Kiều bằng chữ nôm để xác định lời thơ của Nguyễn Du trong hai trường hợp này.

III. Sưu tầm các văn bản Truyện Kiều để khảo sát câu 1580 và càu 1755.

A. Khái lược về tình hình văn bản của Truyện Kiều

Hiện tại, bản Kim Vân Kiều tân truyện bằng chữ Nôm do Liễu Văn Đường tàng bản khắc in năm thứ 19 đời Tự Đức (1866) được coi là bản in Truyện Kiều cổ nhất. Học giả Trương Vính Ký (1837 – 1898) là người đẩu tiên phiên âm Truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ, in tại Sài Gòn năm 1875. Tiếp theo, Abel des Michels (1833 – 1910) giáo sư Trường Sinh ngữ Đông phương ở Pháp cũng phiên âm Truyện Kiều ra chữ Quốc ngữ và công bố tại Paris năm 1884 cùng với bản dịch đầu tiên sang Pháp ngữ. Từ đó trở đi, Truyện Kiều được in ra ngày càng nhiều, vừa bằng chữ Nôm (đến đầu thế kỷ 20) vừa bằng chữ Quốc ngữ. Số lần in bằng chữ Quốc ngữ cho đến nay lên đến hàng trăm lần, mối bản in đều căn cứ theo văn bản của một nhà khảo đính nào đó. Có khoảng hơn 60 văn bản như thế (gồm cả các bản dịch, chủ yếu là dịch sang tiếng Pháp).

Đê trả lời hai câu hỏi được đặt ra ở mục III này thì cần phải khảo sát câu 1580 và câu 1755 trong mọi văn bản Truyện Kiều đã được khảo đính hoặc dịch thuật. Mặc dầu đã cố gắng tìm các văn bản như thế tại Thư viện Quốc gia và Thư Viện Khoa học Xã hội ở Hà Nội cùng các tủ sách gia đình của những bạn bè yêu thich Truyện Kiều nhưng chúng tôi vẫn không thể tìm hết được. Tuy biết rằng, có nhiều bản Truyện Kiều dịch sang tiếng Pháp như bản dịch Kim Vân Kiều của Xuân Việt và Xuân Phúc (Paris, 1961); bản dịch Kim Vân Kiều của René Crayssac (NXB Lê Văn Tân, Hà Nội, 1926); bản Truyện Kiều – Histoire de Kiều do Lê Cao Phan dịch từ tiếng Việt sang thể thơ tiếng Pháp 12 chữ với phần chú và bình; bản The tale of Kiêu (dịch sang tiếng Anh) của Huỳnh Sanh Thông (New York, 1973), v.v. nhưng chúng tôi vẫn chưa tìm được. Các bản dịch sang tiếng Pháp cũng là chỗ dựa cho các bản dịch nguyên văn hoặc lược dịch sang các thứ tiếng châu Âu khác như tiếng Đức, tiếng Thụy Điển, tiếng Tiệp, tiềng Ba Lan; lại còn có vài bản dịch sang tiêng sang tiếng Nhật Bản hay tiếng Hàn Quốc nữa, nhưng chúng tôi chưa có điều kiện chú ý đến.

Rốt cuộc, chúng tôi đã trực tiếp xem xét 54 văn bản Truyện Kiều (có ghi tên người khảo đính hoặc dịch giả) để khảo sát hiện trạng của câu 1580 và câu 1755 . Số văn bản này được chia thành 3 nhóm: Nhóm 1 gồm 28 văn bản Quốc ngữ, ký hiệu từ QN(1) đến QN(28); Nhóm 2 gồm 15 văn bản Nôm – Quốc ngữ, từ N/QN(1) đến N/QN(15); Nhóm 3 gồm 10 văn bản Ngoại ngữ – Quốc ngữ, từ NN/QN(1) đện NN/QN(10) và một bản NN (không có phần Quốc ngữ). Số lượng văn bản đã tìm được tuy còn sót một ít nhưng cũng đã chiếm phần lớn (ước tính trên 80%) tổng số các văn bản khác nhau để khảo sát hiện trạng của câu 1580 và câu 1755 trong Truyện Kiều, đủ khả năng đại diện cho mọi văn bản Truyện Kiều hiện đang lưu hành.

B. Danh mục 54 văn bản Truyện Kiều đã sưu tầm được.

1). Nhóm 1: 28 bản Quốc ngữ

● QN(1). Poème KIM VÂN KIỀU truyện Transcrit pour la première fois en Quốc ngữ par P. J. B. Trương Vĩnh Ký. Sàigòn. Bản in nhà nước, 1875

● QN(2). Kim Túy tình từ tức Truyện Kiều chánh gốc Phạm Kim Chi phiên âm. (Xuất bản lần đầu: Saigon, Imprimerie Huỳnh Kim Danh, 1917), Bản kỳ nhì. NXB Tri tân, Cần Thơ 1973.

QN(3). Kim Vân Kiều chú thích (Đoạn trường tân thanh) Bùi Khánh Diễn chú thích. Nhà in Ngô Tử Hạ, Hà Nội, 1924, In lần thứ hai, 1926. In lần thứ ba. NXB Sống Mới, Sài gòn, 1960.

QN(4). Truyện Thúy Kiều Bùi Kỷ – Trần Trọng Kim hiệu khào. In lần thứ nhất, Vĩnh Hưng Long thư quán, Hà Nội, 1925. In lần thứ ba, Tân Việt, Sài Gòn, 1950. .

QN(5) Kiều truyện dẫn giải Hồ Đắc Hàm, In lần thữ nhất, Nhà in Đắc Lập, Huế, 1929.

● QN(6). Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh). /Nông Sơn Nguyễn Can Mộng hiệu đính và chú thích. Imprimerie D’extrême orient. Hanoi, 1936.

QN(7). Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu, NXB Tân Dân, Hà Nội, 1941, NXB Thế giới, Hà Nội, 2000 (In theo bản Hương Sơn, Hà Nội, 1952)

● QN(8). Kim Vân Kiều Đồ Nam cư sĩ dịch và chú thích. NXB Ngày mai, Hà Nội, 1948.

● QN(9) Truyện Kiều chú giải Vân Hạc Lê Văn Hòe chú giải., hiệu đính, bình luận, Quốc học thư xã, Hà Nội, 1953.

● QN(10). Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh) Giáo sư Nguyễn Huy chú giải. Tủ sách giáo khoa. NXB Á châu. Hà Nội, 1954. .

● QN(11).Kim Vân Kiều Nguyễn Việt Hoài hiệu đính và chú thích. NXB Kuy Sơn. Hà Nội,1954

● QN(12). Truyện Kiều Lược khảo, lược chú: Bùi Kỷ. NXB Phổ thông, Hà Nội, 1960.

● QN(13). Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Nhóm nghiên cứu văn bản Truyện Kièu, Viện Văn học. NXB Văn học, Hà Nội, 1965.

● QN(14) Truyện Kiều Đào Duy Anh khảo đính, In kèm theo Từ điển Truyện Kiều, In lần thứ nhất, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1974.

● QN(15).Truyện Kiều Văn bản và chú giải: Đào Duy Anh. Hiệu đính: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh,Tuấn Đô. NXB Đà Nẵng, 2002.

● QN(16). Truyện Kiều của Nguyễn Du Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2000

● QN(17). Tìm nguyên tác Truyện Kiều Vũ Văn Kính hiệu khảo. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh – Trung tâm nghiên cứu quốc học, 1998.

● QN(18).Truyện Kiều đối chiếu Phạm Đan Quế (Bản dịch Kim Vân Kiều – Thanh Tâm tài tử của Tô Nam – Nguyễn Đình Diệm). Phan Ngọc giới thiệu. In lần 1. NXB Hà Nội, 1991

● QN19). Truyện Kiều đối chiếu Phạm Đan Quế (Bản dịch Kim Vân Kiều – Thanh Tâm tài tử của Tô Nam – Nguyễn Đình Diệm) Phan Ngọc giới thiệu. Tái bản lần 1, Hải Phòng, 1999.

QN(20). Truyện Kiều tập chú Trần Văn Chánh – Trần Phước Thiện – Phạm Văn Hòa. NXB Đà Nẵng, 1999.

● QN(21). Truyện Kiều Bùi Hạnh Cẩn – Hoài Ý biên dịch (ghi ở trang cuối cùng). NXB Văn hóa – Thông tin. Hà Nội, 1999.

QN(22). Đoạn trường tân thanh (Bản khắc năm 1834) Nguyễn Thạch Giang phiên khảo. (không có bản chữ Nôm kèm theo). NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2005

QN(23). Truyện Kiều (Tìm về Đoạn trường tân thanh) Đinh Trần Cương khảo biện và chú thích. Hội Văn nghệ Hà Tĩnh xuất bản, 2005

● QN(24). So sánh dị bản Truyện Kiều Lê Quế, NXB Hội nhà văn, Hà Nội, 2005

● QN(25). Truyện Kiều Vũ Ngọc Khánh biên soạn. NXB Hải Phòng, 2006.

QN(26) Truyện Kiều (Khảo – Bình – Chú) Trần Nho Thìn (chủ biên), Nguyễn Tuấn Cường (khảo dị, chú thích, bình luận). NXB Giáo dục, Hà Nội, 2007.

● QN(27). Truyện Kiều – Hướng về nguyên tác Phạm Đức Huân tuyển chọn và chú thích. NXB Văn hóa – Thông tin, Hà Nội. 2008

● QN(28). Truyện Kiều – Đoạn trường tân thanh (Nguyễn Văn Hoàn, Nguyễn Sĩ Lâm, Nguyễn Đức Vân chú giải), NXB Thanh niên, Hà Nội, 2013

2). Nhóm 2 : 15 bản Nôm – Quốc ngữ

● N/QN(1). Thúy Kiều truyện tường chú Chiêm Vân Thị chú đính, Lê Mạnh Liêu phiên dịch. Bộ Giáo dục xuất bản, Sài Gòn, 1965

● N/QN(2). Tư liệu Truyện Kiều Bản Duy Minh Thị 1872 . Nguyễn Tài Cẩn giới thiệu. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 2002

● N/QN(3). Truyện Kiều Bản Nôm cổ nhất Liễu văn đường 1871. Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo dị. NXB Văn học –Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, 2002.

N/QN(4). Truyện Kiều. Bản Kinh đời Tự Đức // Nguyễn Quảng Tuân Phiên âm, Khảo dị. NXB Văn học & Trung tâm nghiên cứu Quóc học, 2003

N/QN(5).Truyện Kiều Bản nôm cổ nhất 1866 mới phát hiện. Nguyễn Quảng Tuân phiên âm, khảo dị và chú giải. NXB Văn học – Trung tâm nghiên cứu Quốc học. 2004.

● N/QN(6).Truyện Kiều Bản nôm Duy Minh Thị. Nguyễn Quảng Tuân phiên âm và khảo đính. NXB Khoa học Xã hội, 2010.

● N/QN(7). Truyện Kiều Bản cố nhất (khắc in năm 1866, Liễu Văn Đương – Tự Đức thập cửu niên). Nguyễn Khắc Bảo – Nguyễn Trí Sơn phiên âm và khảo đính. NXB Nghệ An, 2004.

● N/QN(8). Đoạn trường tân thanh. Truyện Kiều đối chiếu Nôm – Quốc ngữ Thế Anh phiên âm và khảo dị. (Phiên âm theo bản nôm Đoạn trường tân thanh do Kiều Oánh Mậu chú thích, in năm Thành Thái thư tư, Nhâm Dần, 1902). NXB Văn học. 1999.

● N/QN(9). Truyện Kiều, bản 1902 (bản Kiều Oánh Mậu) Sưu tầm, khảo chú & chế bản Nôm: Nguyễn Thế & Phan Anh Dũng. Hiệu đính chữ Nôm: Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đình Thảng. NXB Thuận Hoá — Huế 2004

● N/QN(10). Đoạn trường tân thanh Đối chiếu Nôm – Quốc ngữ. Nguyễn Huy Hùng (Houston, Texas, Hoa Ky) thực hiện từ một bản Nôm – Hán do Tăng Hữu Ứng chép tay năm Tự Đức thứ 27,1874, hoàn thành năm 2002, công bố trên mạng Internet“không có ý giữ bản quyền”.

● N/QN(11). Truyện Kiều Nôm – Quôc ngữ đối chiếu TS Phan Tử Phùng biên soạn. In chữ Nôm theo hàng ngang ứng với từng câu của bản Quốc ngữ. NXB Khoa học XH, Hà Nội, 2008 .

● N/QN(12). Truyện Kiều. Bản UNESCO, Quốc ngữ – Nôm đối chiều //TS Phan Tử Phùng (chủ biên), Phan Văn Các, Thế Anh, Nguyễn Khắc Bảo, Trần Thế Hào, Trần Đình Tuấn, NXB Lao động, Hà Nội, 2013

● N/QN(13). Truyện Kiều. Bản Nôm Thịnh Mỹ Đường, Tự Đức, Kỷ Mão 1879. Nguyễn Khắc Bảo phiên âm và khảo chú. NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2004.

● N/QN(14). Truyện Kiều đối chiếu Nôm – Quốc ngữ. Vũ Văn Kính khảo lục. NXB Văn nghệ Thành phỗ Hồ Chí Minh, 2001.

● N/QN(15) Truyện Kiều. Văn bản hướng tới phục nguyên. Nguyễn Khắc Bảo khảo đính và chú giải. NXB Giáo dục, Hà Nội, 2009.

3). Nhóm 3 : 10 bản Ngoại ngữ – Quốc ngữ + 1 bản Pháp ngữ

NN/QN(1). Kim Vân Kiều tân truyện Abel des Michels. Publié et traduit pour la première fois. Ernest Laroux Editeur, Paris. 1884

● NN/QN(2). Kim – Vân – Kiều Traduction en français par Nguyen-Van-Vinh. Hanoi. Editions Alexandre de Rhodes, 1942.

● NN/QN(3).Truyện Kiều. Nguyễn Khắc Viện dịch sang tiếng Pháp. NXB Ngoại văn, Hà Nội, 1965. In lai trong Truyện Kiều và nghiên cứu sáng tác văn học, NXB Văn hóa Sài gòn, 2007.

NN/QN(4).Kim Vân Kiều English traduction, Lê Xuân Thuỷ. NXB Khai trí, Sài Gòn, 1963.

NN/QN(5). Kieu, Vietnamese – English (Song ngữ Việt Anh). Translated by Nguyên Văn Qua, NXB Văn hóa – Thông tin, 2005

● NN/QN(6). Kim Vân Kiều. Nam âm thi tập, Hán văn dịch bản. Hán – Việt đối chiếu. Dịch giả: Trương Cam Vũ. NXB Văn nghệ, TP Hồ Chí Minh, 1994.

● NN/QN(7). Truyện Kiều. Kieu (Bilingual Vietnamese – English).Traduction: Michael Counsell.Thế Giới Publishers, Hà Nội, 2011.

● NN/QN(8). Truyện Kiều. The Story of Kieu. Lê Cao Phan dịch sang tiếng Anh. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 1996.

● NN/QN(9). Histoire de Thuy Kieu. Truyện Thúy Kiều. Traduction française en vers libres par Lưu Hoài. NXB Văn học. Hà Nội, 1993.

● NN/QN (10). Truyện Kiều. Kim Vân Kiều truyện. Song ngữ Việt – Hoa. La Trường Sơn dịch. NXB Văn nghệ TP Hồ Chí Minh, 2006.

NN. Kim Vân Kiều. Nouvelle traduction française Hà Nội, Editions Alexandre de Rhodes, 1944. (Không kèm theo bản Quốc ngữ).

IV. Qua các từ điển, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ cần khảo sát.

Ở hai câu hỏi “rút dây động dừng hay là rút dây động rừng?” và “tai vách mạch dừng hay là tai vách mạch rừng?”, có 8 từ đơn là rút, dây, động, dừng, rừng, tai, vách, mạch. Trong hai câu hỏi đó, những từ đơn, từ ghép và các nhóm từ cần tìm hiểu kỹ gồm có: 1 danh từ dừng; 4 từ ghép (động dừng, tai vách, mạch dừng, mạch rừng) và 4 cụm từ (rút dây động dừng, rút dây động rừng, tai vách mạch dừng, tai vách mạch rừng). Ngoài ra, cần lưu ý đến các câu “Rừng có mạch, vách có tai” và “Dừng có mạch, vách có tai” trong các từ điển. Ở mỗi cuốn từ điển, chỉ có thể tìm được vài điều mà chúng ta cần tìm hiểu. Vì vậy, phải có càng nhiều từ điển càng tốt, và phải tìm những quyển từ điển tiếng Việt chứa nhiều từ ngữ nhất từ trước đến nay, từ xa xưa nhất đến gần đây nhất. Chúng tôi đã sưu tầm được 12 quyển từ điển tiếng Việt có dung lượng vào hạng lớn nhất từ thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 21, trong số đó có một quyển không tìm được bất cứ điều nào mình đang cần biết nên phải loại bỏ. Ngoài ra, cần phải kể đến cuốn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh, xuất bản lần đầu tiên năm 1974. Như vậy, tổng số từ điển để xem xét ở đây là 12 cuốn, được đánh số từ ① đến ⑫.

①. Từ điển Việt – Latin. Dictionarium Anamitico – Latinum.(Nam Việt Dương hiệp tự vị.

南 越 洋 合 字 彙). J. L. Taberd. Serampore (Ấn Độ). 1838. Gọi tắt là Từ điển Taberd

❶.Dừng

Chú thích:

a). Ở các từ Dừng chơn (= Dừng chân); Dừng nghỉ; Dừng thuyền thì Dừng nghĩa là thôi, đình chỉ, không tiếp tục nữa (động từ)

b). Dừng phên được diễn giải là: “vật ngăn chặn gió, mưa; cũng là tấm phên bằng lá được dựng lên”, tức là bức vách làm từ tấm phên bằng lá ráp lại (danh từ).

❷. “Rừng có mạch, vách có tai

Ở trang 459 của cuốn từ điển này, tại mục từ Tai (nghĩa là cái tai, lỗ tai), sau một loạt từ như lỗ tai, trái tai, xỏ tai, hoa tai, êm tai, vang tai, sướng tai, lắng tai, sáng tai, nặng tai, v.v, thì có câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”, ghi thành hai cột, từ phải sang trái (chữ Tai đã có ở đầu mục từ nên không chép lại mà được thay bằng một nét ngang)

Lời diễn giải bằng tiếng Latin:

Rừng hoang có nhiều mạch nước, bức tường cũng có những cái tai; (bất cứ ở đâu cũng cần đề phòng).

. Đại Nam quốc âm tự vị. Huình Tịnh Paulus Của. Saigon.

Imprimerie REY, CURUIOL & Cie, , tâp I, 1895; tập II, 1896

❶. Dừng

Nhận xét: Ở đây, Dừng có nghĩa là đứng lại, thôi, đình chỉ, không tiếp tục nữa, không tiến hành nữa; ngoài ra, còn có nghĩa là ngăn cách (bằng phên), che chắn (bằng vách)

❸. Tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai(trang 326, tập II, ở mục từ Tai ) được giải thích: chẳng có chuyện chi kín đáo mà người ta không biết. Tiếng dặn phải cẩn thận lời nói.

❹. Thành ngữ “Tai vách mạch rừng” được ghi nhận ở mục từ Mạch ((trang 5, tập II):

Tai vách mạch rừng. Ấy là rừng có mạch, vách có tai, phải cẩn thận lời nói.

. Từ điển Việt – Pháp. Dictionnaire Annamite – Français. J.P.M. Génibrel. Deuxième Édition. Saigon. Imprimerie de la Mission à Tân Định, 1898. Gọi tắt là Từ điển Génibrel

❶. Dừng

 

Nhận xét:

Các từ dừng kiệu, dừng bước, dừng chơn, dừng nghỉ, dừng thuyền...và dừng phên trong từ điển này đêu được hiểu tương tự như ở Đại Nam quốc âm tự vị.

 

Mạch rừng; Rừng có mạch

…………………………….

Giải thích: Chữ Mạch 脉 có các nghĩa; 1).Ống dẫn trong cơ thể, như Kinh mạch, Huyết mạch… 2).Nguồn nước (Source, origine) như Mạch nước, Mạch suối

3).Lối đi: Mạch rừng = Clairière = chỗ rừng thưa, khoảng rừng dễ đi qua; Mạch cưa: Vệt cắt của lưỡi cưa. Rừng có mạch = Il y a des sentiers dans la forêt = trong rừng có những lối đi nhỏ

 

Tai vách

(ở nhóm từ E tai vách, mục từ Vách 壁)

Chú thích: . E tai vách = Avoir peur des oreilles des murs, Càd. des rapports = Sợ những cái tai ở các bức tường, tức là sợ những lời bẩm báo (Càd = C’est-à-dire = tức là). Tóm lại: E tai vách = Sợ sự theo dõi.

           

Tai vách mạch rừng = Rừng có mạch, vách có tai (Ở mục từ TAI )

     

Ba cuốn từ điển tiếng Việt ở thế kỷ XIX

(của J.L Taberd, Huinh Tịnh Paulus Của, J.P.M. Génibrel)

. VIỆT NAM TỰ ĐIỂN Hội Khai Trí Tiến Đức, Hà Nội, 1931

Dừng: Cũng nghĩa như chữ “dứng”: Rút dây động dừng

(Dứng: Nan để làm cốt vách. Cũng như là “dừng”. Vách trát dứng)

Dừng mạch, vách tai (được nêu ra ở mục từ Vách, không nêu định nghĩa)

Rút dây động dừng (được nêu ra ở mục từ Dừng, không nêu định nghĩa )

Rút dây động rừng (được nêu ra ở mục từ Rút, không nêu định nghĩa )

Tai vách, mạch dừng (được nêu ra ở mục từ Tai, không nêu định nghĩa)

TỪ ĐIỂN VIỆT – HOA – PHÁP (Dictionaire Annamite – Chinois – Français). Gustave Huế,

Imprimerie Trung Hòa, Hanoi, 1937.

Mạch rừng: Clairière (= khoảng rừng thưa thoáng)

Rừng có mạch, vách có tai : La forêt a des clairières et les cloisons des oreilles (= Khu rừng vẫn có những chỗ thưa thoàng, các bức vách cũng có những lỗ tai)

Tai vách mạch rừng: Oreilles des murs et clairières de la forêt (= Những cái tai của các bức tường và những chố thưa thoáng của khu rừng)

TỪ ĐIỂN VIỆT – HÁN. Thương vụ ấn thư quán, Bắc Kinh, 1960

Rút dây động rừng: 抽 藤 动 林(謂 牵一发 而 动 全局) Trừu đằng động lâm (Vị khiên nhất phát nhi động toàn cục = Nói rằng, kéo một chỗ mà động toàn thể)

Tai vách, mạch rừng: 牆 有 縫 壁 有 耳; Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ (Tường có mạch, vách có tai); 壁 中 有 耳 bích trung hữu nhĩ (trong tường có tai)

VIỆT NAM TỰ ĐIỂN. Lê Văn Đức. Lê Ngọc Trụ hiệu đính. Khai trí. Sài Gòn, 1970.

(Viết tắt: dt = danh từ; tng = tục ngữ; thng = thành ngữ; B = nghĩa bóng)

Dừng dt. Tấm vách thấp bằng lá, bằng phên: Tai vách mạch dừng (tng)

Dừng mạch, vách tai tng, Dừng và vách chỉ che khuất người chớ tiếng nói có thể lọt ra ngoài ║ (B) Khéo có người nghe biết, nên thận trọng.

Tai vách, mạch dừng. thng. Kẻ vô tình nghe lỏm câu chuyện của mình rồi đi đồn đãi, mặc dầu mình chỉ nói với người thân trong nhà mà thôi, không khác gì tấm phên có tai có miệng vậy.

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT Chủ biên:Văn Tân. Biên tập viên: Nguyễn Lân, Nguyễn Văn Đạm (gồm 12 người). In lần thứ hai.Văn Tân, Nguyễn Văn Đạm chỉnh lý, bổ sung. NXB Khoa học XH, Hà Nội, 1977. (Viết tắt: d. = danh từ; đg. = động từ; Nh. = như; ngh = nghĩa; t. = tính từ)

Dừng. – d. Nh. Dứng, ngh. 1

(Dứng – 1. d. Nan làm cốt để đan. (Tối nghĩa. Nên viết là “nan làm cốt để trát vách”).

Mạch dừng – Đường khe trong vách

Tai vách mạch dừng (ở mục từ dừng, không nêu định nghĩa)

TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT, Hoàng Phê (chủ biên) cùng 18 soạn giả khác. Xuất bản lần đầu tiên năm 1987, In lần thứ tám, có sửa chữa , đợt 2. NXB Đà Nẵng, 2002.

Rút dây động rừng: Ví trường hợp làm một việc nào đó sẽ động chạm, ảnh hưởng đến nhiều việc khác có liên quan.

Tai vách mạch rừng: Chuyện gì nói riêng với nhau cũng có thể lọt đến tai người khác

ĐẠI TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT . Nguyễn Như Ý chủ biên, NXB Văn hóa – Thông tin , 1999

(Viết tắt: dt = danh từ; tng = tục ngữ; đgt = động từ; Nh = như)

dừng1 dt. Thanh bằng tre, nứa, cài ngang dọc để trát vách: tai vách mạch dừng (tng)

dứng1 : Nh dừng1

Dừng có mạch, vách có tai: Nh. Tai vách mạch dừng

Dừng mạch vách tai Nh Tai vách mạch dừng

mạch dừng: đường khe trong vách, chạy theo các thanh ken dọc ngang làm cốt cho

vách: tai vách mạch dừng

Rút dây động rừng Làm mọt việc dẫn đến ảnh hưởng, động chạm những việc khác có liên quan, có dính líu

Tai vách mạch dừng (rừng) Dễ bị lộ, dễ bị lan truyền những điều bí mật khi trò chuyện,

trao đổi với nhau (dừng: thanh tre nứa cài ngang dọc để trát vách). Ở đây tai vách mạch dừng, Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi (Truyện Kiều).

(Chú ý: Thế thì rừng cũng có nghĩa là dừng, là thanh tre nứa cài ngang dọc để trát vách, còn gọi là dứng. Tuy vậy, ở mục từ rừng trong từ điển này không hề nêu nghĩa ấy).

TỪ ĐIỂN TỪ VÀ NGỮ VIỆT NAM. Nguyễn Lân. NXB Tp Hồ Chí Minh, 2000, 2006.

Đã nói đên ở đầu mục II (Hai câu hỏi cần được giải đáp thấu đáo). Mời độc giả xem lại.

nh và hình vẽ bức dứng mà các từ điển , ➆, ⑧, ➉, ⑪ gọi là dừng

,

Ảnh trên::Vách đất bị sụt, lộ rõ những thanh dứng

Hình bên: Bức dứng và người trát vách (trong sách

Kỹ thuật của người An Nam. Henri Oger. 1909)

TỪ ĐIỂN TRUYỆN KIỀU. Đào Duy Anh NXB Khoa học Xã hội, 1974.

(Ở mỗi từ ngữ, chúng tôi xin bỏ con số chỉ tần suất của từ ngữ đó trong Truyện Kiều)

Một năm sau khi cụ Đào Duy Anh qua đời, sách này được tái bản lần thứ nhất. Phan Ngọc bổ sung và sửa chữa. (Văn bản Truyện Kiều kèm theo vẫn y nguyên). NXB Khoa học Xã hội, 1989. Từ đó, có một số thay đổi so với bản đầu tiên, không rõ cụ Đào đã biết hay chưa.

Dừng Ngừng lại, đứng lại. Vd. Dừng chân.

Từ điển này không xem xét danh từ dừng mà chỉ có động từ dừng như ở dòng trên.

Mạch 1. Cái khe ở giữa hai hàng gạch hay hai hàng nứa của bức tường hay bức vách. Vd. Tai vách mạch rừng, 1755. 2. Chỉ cái gì không dứt như mạch máu, mạch nước. Vd. Mạch Tương, 238. 3. Nghĩa bóng là dòng dõi . Vd. Mạch thư hương. 1061.

Mạch rừng : Khe hở của cái dừng hay cái rừng , một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp. X Tai vách mạch rừng, 1755. ∥ Ở bản 1989, ông Phan Ngọc sửa lại: Mạch dừng : Td. Tai vách mạch dừng, 1755. Câu này nghĩa là cái vách có tai (bởi vì người ta có thể nghe qua bức vách), cái dừng có khe hở. Cái dừng, còn gọi cái dừng là cái phên (Tab, Gén) làm bằng nứa đập bẹp. Dừng là đối với vách, chứ không phải là rừng rú. ( TabGén nghĩa là: theo các từ điển của J. L Taberd và của J. F.M. Génibrel – LMC chú thích)

Rút dây sợ nữa động rừng, 1580: Có câu tục ngữ “Rút dây động rừng”, nghĩa là đụng đến cái này sợ ảnh hưởng lớn đến cái khác, nói ra lại sợ lụy đến Thúy Kiều.

Rừng (9). Vd. Rừng thu, 917, 1091, 1128, 1520, 1580, 1755, 1926, 2995, 3006.

Số (9) nghĩa là từ “rừng” được sử dụng 9 lân, ở các câu ừng với 9 con số vừa kể. Soạn giả không nêu định nghĩa về từ rừng, hẳn là vì từ này quá thông dụng, ai cũng biết nên không cần nêu định nghĩa như ở các quyển từ điển phổ thông .∥ Ở bản in năm 1989, sau chữ Rừng và số (9), ông Phan Ngọc đã thêm mấy chữ để định nghĩa về rừng: Nơi cây cối mọc rậm rạp.

Tai vách mạch rừng (dừng), 1755: Do câu tục ngữ: “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói những điều nói riêng có thể lọt ra ngoài cho người khác nghe được, nên phài giữ mồm giữ miệng. X. Mạch rừng.

(Chú ý: Khi giảng nghĩa từ Mạch rừng, cụ Đào Duy Anh xác nhận rừng cũng là dừng, một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp. Về sau, ông Phan Ngọc đã chữa từ Mạch rừng thành Mạch dừng và nêu thí dụ về nhóm từ Tai vách mạch dừng ở câu 1755 trong Truyện KIều, dường như là để khắc phục mâu thuẫn trong từ điển của cụ Đào Duy Anh. Tuy nhiên, trong văn bản Truyện Kiều kèm theo Từ điển Truyện Kiều, câu 1755 vẫn là “Ở đây tai vách mạch rừng”).

V. Khảo sát câu 1580 trong 54 văn bản Truyện Kiều sưu tầm được.

A. Câu 1580 trong 28 bản Quốc ngữ

1). Có 1 bản ghi nhận câu Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi

. Duy nhất, chỉ có bản QN(19). Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế (tái bản năm 1999) ghi nhận câu “Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi”, và không có chú thích.

2). Có 27 bản ghi nhận câu Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.

a). Trong số 27 bản này, có 14 bản không chú thích ở câu 1580, gồm có: QN(1), QN(2), QN(4), QN(6), QN(7), QN(12), QN(17), QN(18), QN(21), QN(22), QN(23), QN(24), QN(27), QN(28).

,

b). Ở 13 bản còn lại, câu này được chú thích như sau:

● QN(3). Kim Vân Kiều chú thích (Đoạn trường tân thanh) Bùi Khánh Diễn. In lần đầu tiên năm 1924. (Soạn giả là người Hà Nội, đậu Cử nhân năm 1879, mất năm 1911). Chú thích câu 1580: Tục ngữ: Rút dây chẳng sợ động rừng. Nghĩa là nói sợ việc này động đến việc khác.

● QN(5).Kiều truyện dẫn giải của Hồ Đắc Hàm (1879 – 1963): Chú thích:: Ý chàng nghĩ bây giờ nói một việc nhỏ như thế nhưng rồi nhân đó mà sinh ra nhiều việc to, vậy cũng ví như rút sợi dây nhỏ mà sợ động đến cả rừng lớn.

● QN(8). Kim Vân Kiều của Đồ Nam cư sĩ. Chú thích: Sợ nói ra làm cho Hoạn Thư tức giận làm tan nát cửa nhà

● QN(9). Truyện Kiều chú giải của Vân Hạc Lê Văn Hòe (1911 – 1963). Chú thích: Tục ngữ có câu: Rút dây động rừng, ý nói làm một việc nhỏ mà gây ảnh hưởng to, hoặc làm việc ở nơi này mà gây ảnh hưởng đến một chỗ khác. Thúc Sinh sợ nói thật ra thì sinh truyên lôi thôi to nên lại không nói.

QN(10).Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh), Giáo sư Nguyễn Huy chú giải. Chú thích: Rút dây động rừng: Câu tục ngữ của ta nói việc làm nhỏ mà gây hại lớn, hay việc làm nơi này động chạm tới nơi khác. Ý câu này , Thúc Sinh e ngại là nói thật ra biết đâu không may nguy hại cho Thúy Kiều

● QN(11). Kim Vân Kiều Nguyễn Việt Hoài hiệu đính và chú thích. Chú thích câu 1580:: Sợ liên lụy đến Thúy Kiều.

● QN(13). Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Nhóm nghiên cứu văn bản Truyện Kiều, Chú thích: Rút dây động rừng : Tục ngữ, ý nói rút một sơi dây làm rung chuyển cả một khu rừng.

● QN(14)..Truyện Kiều Đào Duy Anh khảo đính. In kèm theo Từ điển Truyện Kiều (In lần thứ nhất). Chú thích: Rút dây sợ nữa động rừng: có câu tục ngữ “Rút dây động rừng’, nghĩa là đụng đến cái này sợ ảnh hưởng đến cái khác, nói ra lại sợ lụy đến Thúy Kiều.

● QN(15).. Truyện Kiều Văn bản của Đào Duy Anh. Tham gia hiệu đính: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Tuấn Đô. Chú thích: Giống như ở bản QN(10) của Đào Duy Anh

● QN(16) Truyện Kiều của Nguyễn Du Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích. Chú thích: Thành ngữ: Rút dây động rừng, ý nói làm cái này nhưng lại động chạm đến nhiều cái khác, tức nói ra lại sợ lụy đến Kiều.

● QN(22). Truyện Kiều tập chú Trần Văn Chánh, Trần Phước Thiện, Phạm Văn Hòa:

Chú thích (Hán / Anh / Pháp): Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi: [抽藤動林 (= rút sợi dây leo, động cả rừng) / Tug on a vine and the forest runs wild (= rút một sợi dây leo thì cả khu rừng náo động) / quand on tire une liane, on ébranle la forêt (= rút một sợi dây leo, làm rung cả khu rừng)].

● QN(25) Truyện Kiều Vũ Ngọc Khánh biên soạn. NXB Hải Phòng, 2006. Chú thích: Rút dây động rừng : Tục ngữ, ý nói rút một sơi dây làm rung chuyển cả một khu rừng.

QN(26). Truyện Kiều (Khảo – Bình – Chú) Trần Nho Thìn và Nguyễn Tuấn Cường.

Chú thích: Rút dây sợ nữa động rừng: làm một việc nhỏ mà gây ảnh hưởng lớn, như rút một cây leo nhỏ trong rừng lại sợ kinh động cả khu rừng. Tục ngữ: Rút dây động rừng

B. Câu 1580 trong 15 bản Nôm – Quốc ngữ:

Tất cả 15 bản này đêu ghi nhận câu 1580 là “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”. Chữ Rưng ở phần chữ Nôm của cả 15 bản đều mượn chữ Lăng 棱 (bộ Mộc 木)của Hán ngữ.

Có 3 bản chú thích ở câu 1580 ( “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.)

● N/QN(4). Truyện Kiều. (Bản Kinh đời Tự Đức), Nguyễn Quảng Tuân chú thích: Động rừng:  Nghĩa đen là rút sợi dây (cây leo) sẽ làm động cả khu rừng, ý nói nếu thú nhận việc mình lấy vợ lẽ thì sẽ xảy ra việc lớn, lại luỵ đến Thuý Kiều.

 

● N/QN(5). Truyện Kiều (Bản nôm cổ nhất, năm1866), Nguyễn Quảng Tuân chú thích: 《”Rút dây … động rừng”: rút sợi dây leo quấn ở trên cây lại sợ động cả khu rừng. Chữ rừng ở bản nôm viết 棱. Cũng có người phiên chữ 棱 là dừng và hiểu chữ dừng là do chữ dứng tức là cốt vách bằng tre, nứa》.

● N/QN(15) Truyện Kiều. Văn bản hướng tới phục nguyên. Nguyễn Khắc Bảo chú thích: Rút dây sợ nữa động rừng: do tục ngữ “Rút dây động rừng”, nghĩa là trình bày việc này ra, e lại ảnh hưởng lớn đến việc khác to tát hơn.

C. Câu 1580 trong 10 bản NN/QN và 1 bản Pháp ngữ

Tất cả 11 bản này đều ghi nhận câu 1580 là “Rút dâysợ nữa động rừng lại thôi ”. Cụ thể là:

● NN/QN(1). Kim Vân Kiều tân truyện Abel des Michels phiên âm và dịch sàng tiếng Pháp.. Đây là bản Pháp ngữ đầu tiên của Truyện Kiều, in năm 1884 tại Paris, kèm theo bản chữ Nôm.. Câu 1580 được ghi nhận là “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”, với lời dịch: “de peur qu’en tirant sur une seule liane, toute la forêt ne s’esbranlât et que tout ne fût perdu” (Sợ rằng khi rút một sợi dây leo thì tất cả khu rừng không chỉ rung động mà mọi thứ đều mất hết).

● NN/QN(2). Kim – Vân – Kiều Nguyễn Văn Vĩnh dịch dang tiếng Pháp.. Câu 1580 được ghi là “ Dứt dây sợ nữa động rừng lại thôi“, và dịch sang tiếng Pháp: “Il eût peur, en tirant sur la liane, de remuer toute la forêt, et se tut”. (= Chàng sợ rằng, nếu kéo một sợi dây leo thì làm rung động cả khu rừng, rồi chàng lặng thinh)

Để cho người Pháp hiểu rõ hơn, dịch giả còn dịch sát từng từ trong câu tiếng Việt sang tiếng Pháp: Dứt (tirer) dây (corde) sợ (craindre) nữa (conséquence) động (remuer) rừng (forêt) lại (de nouveau) thôi (cesser, renoncer). Tiếp đó, kèm theo lời chú thích:

Dứt dây động rừng: en tirant sur une liane, on remue la forêt; et on risque de fair sortir les fauves, de fair peur à soi-même (Proverbe annamite). 〚Nghĩa là, Dứt dây động rừng: khi rút một sợi dây leo, người ta sẽ làm náo động cả khu rừng, và có nguy cơ làm cho thú dữ chạy ra, gây lo sợ cho chính mình (Tục ngữ Việt Nam)〛

● QN(3). Truyện Kiều Nguyễn Khắc Viện dịch sang tiếng Pháp. Câu 1580: được ghi nhận là “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”, với lời dịch sang tiếng Pháp: “Il avait peur, tirant sur une liane de remuer la forêt” (= Chàng sợ rằng, rút một sợi dây leo thì động cả khu rừng).

● NN/QN(4). Kim Vân Kiều Lê Xuân Thuỷ dịch sang tiếng Anh. Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” được dịch sang tiếng Anh: “all the forest might be shaken if he pulled at a liana (= cả khu rừng có thể bị rung động nếu chàng rút một sợi dây leo).

● NN/QN(5). Kieu, Vietnamese – English (Song ngữ Việt Anh) Nguyên Văn Qua dịch. Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” được dịch sang tiếng Anh: “He was afraid of pulling out the liana for moving the forest” (= Chàng sợ rút dây thì động cả khu rừng).

● NN/QN(6). Kim Vân Kiều. Nam âm thi tập, Hán văn dịch bản (Bản dịch Truyện Kiểu sang Hán ngữ, của Trương Cam Vũ). Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.” Dịch sang Hán ngữ: 衹 恐 藤 牽 動 木 林 (Chỉ khủng đằng khiên động mộc lâm = chỉ sợ rút dây động rừng).

● NN/QN(7), Truyện Kiều. Kieu (Bilingual Vietnamese – English).Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.” Được dịch sang Anh ngữ “lest all the forest trees should tremble if he shook one vine” ( = Sợ rằng mọi cây rừng đều rung động nếu chàng lắc một dây leo)

● NN/QN(8). Truyện Kiều. The Story of Kieu. Lê Cao Phan dịch sang tiếng Anh. Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” được dịch sang Hán ngữ: “He feared he could by pulling a liana, shake the whole wood” (= Chàng sợ rằng, nếu chàng kéo một sợi day leo thì có thể làm rung độngcả khu rừng). Dịch giả chú thích: A Vietnamese proverb says: “Dứt dây động rừng” (By pulling a liana can shake the whole forest, and awake wild beasts). In the context ò this story, Thuc avoided raising his love matter lest to incite his wife’s jealousy. 〚 = Một câu tục ngữ Việt Nam nói: “Dứt dây động rừng” (chỉ kéo một dây leo cũng có thể làm rung động cả khu rừng và đánh thức lũ dã thú). Trong văn cảnh của câu chuyện này, Thúc Sinh đã tránh nhắc đén chuyện tình yêu của mình, sợ kích động nỗi ghen tuông của vợ chàng. 〛

● NN/QN(9). Histoire de Thuy Kieu. Truyện Thúy Kiều. Lưu Hoài dịch. Câu 1580: “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.” Dịch sang tiếng Pháp: En tirant la liane, il craignit qu’il puisse remuer la forêt. (= Rút sợi dây leo, chàng sợ rằng có thể làm rung động cả khu rừng)

● NN/QN(10). Truyện Kiều. Kim Vân Kiều truyện. Song ngữ Việt – Hoa. La Trường Sơn dịch. Câu 1579 và câu 1580: “Những là e ấp dùng dằng/ Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.được dịch sang Hán ngữ thành một câu dài:: 生怕天机泌漏, 始终闭口不谈, 一声不哼 (Sinh phạ thiên cơ tiết lậu, thủy chung bế khẩu bất đàm, nhất thanh bất hanh = Thuc Sinh sợ tiết lộ bí mật của số phận nên từ đầu đến cuối cứ ngậm miệng chẳng nói năng gì, không hé một lời).

● Bản NN. Kim Vân Kiều. Nouvelle traduction français Nhà in Alexandre de Rhodes.

Đây là một bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp, không đề tên dịch giả, cúng không có bản Quốc ngữ kèm theo, do NXB Alexandre de Rhodes phát hành ở Hà Nội năm 1944. Tuy vậy, nhìn vào lời dich hai câu 1579 -1580 sang tiếng Pháp (Et il continuait à trembler et tergiverser, craignant, s’il tirait sur une liane, d’ébranler pour rien toute la forêt. = thế là chàng tiếp tục run rẩy và trù trừ, sợ rằng, nếu rút một cái dây leo thì rung động hết cả khu rừng chứ chẳng được việc gì cả) thì chúng ta hiểu ngay rằng, đó là lời dịch từ hai câu thơ “Những là e ấp dùng dằng/ Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.

D. Những kiến giải về câu 1580 trong 54 văn bản Truyện Kiều đã nêu

Về câu 1580, kết quả xem xét 54 văn bản Truyện Kiều đã cho thấy rằng:

1). QN(19). Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế (NXB Hải Phòng,1999) là bản duy nhất ghi nhận câu “Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi”.

Trước đó, ở bản in lần đầu tiên của cuốn Truyện Kiều đối chiếu (NXB Hà Nội, 1991), tức là bản QN(18). câu này vẫn được ghi nhận là Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.

Tuy nhiên, ông Phạm Đan Quế không cho biết cách hiểu của mình về hai chữ “dừng”.

2). Có 52 văn bản ghi nhận câu 1580 là “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”. Riêng dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh viết: “Dứt dây sợ nữa động rừng lại thôi”

3). Ở chữ thứ 6 (tức là chữ “Rừng”), tất cả 15 bản Nôm – Quốc ngữ đều mượn chũ Lăng 棱 của Hán ngữ. Ví dụ;, bản N/QN(9).Truyện Kiều, bản 1902 (bản Kiều Oánh Mậu) Nguyễn Thế & Phan Anh Dũng sưu tầm, khảo chú & chế bản Nôm. (NXB Thuận Hoá, Huế 2004) ghi:

1580 Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

4). Lời văn của câu 1580 trong Truyện Kiều từ trước đến nay hầu như hoàn toàn thống nhất ở dạng “Rút dây sơn nữa động rừng lại thôi”. Tuy nhiên, trong khoảng 20 năm gần đây, đã xuất hiện “ý kiến trái chiều” của ông Nguyễn Lân, cho rằng, phải nói là “rút dây động dừng” mới đúng. Người đầu tiên (và duy nhất cho đến nay) tiếp nhận ý kiến đó rồi đưa vào văn bản Truyện Kiều là ông Phạm Đan Quế, mà hồi năm 1991 vẫn ghi nhận thành ngữ “rút dây động rừng”.

VI. “Rút dây động dừng” và “Rút dây động rừng”, câu nào đúng?

A. Những lời giải thích khác nhau về danh từ dừng,

Trong tất cả các cuốn từ điển tiếng Việt và trong lời chú thích ở các văn bản Truyện Kiều, danh từ rừng luôn luôn được hiểu là rừng cây, tức là vùng đất rộng có nhiều cây cối mọc lâu năm. Về danh từ dừng thì có hai cách hiểu khác nhau.

1). Một số tài liệu cho rằng, dừng là cốt tre để trát vách. (cũng gọi là dứng)

● Nhà biên khảo Lê Văn Hòe cùng các dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh và Nguyễn Khắc Viện đã giải nghĩa danh từ “dừng” ở câu 1755 (“Ở đây tai vách mạch dừng”) rằng, “dừng là những thanh tre làm cốt để trát vách “.

● Bốn quyển từ điển, gồm Từ điển ➃ của Hội Khai Trí Tiến Đức, Từ điển ➆ do Văn Tân chủ biên, Đại từ điển ➈ do Nguyễn Như Ý chủ biên, và Từ điển ⑩ của Nguyễn Lân ghi nhận rằng, dừng cũng là dứng. Các từ điển này đều ghi nhận: dứng là nan để làm cốt vách. Đây là nghĩa duy nhất của danh từ dứng, được sử dụng ở mọi nơi trong cả nước.

Tóm lại,, theo bốn quyển từ điển vừa kể và các ông Lê Văn Hòe, Nguyễn Văn Vĩnh, thì dừng là cốt tre để trát vách.

   

Hình ảnh phên tre (bên phải) và phên nứa (bên trái), cái mà

Từ điển Truyện Kiều cùng một số người khác gọi là dừng.

● Tuy VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của Hội Khai Trí Tiến Đức ghi nhận câu “Rút dây động dừng” (đồng thời, cũng ghi nhận câu “Rút dây động rừng”) từ năm 1931 nhưng ông Nguyễn Lân là người ra sức quảng bá cụm từ này và quyết tâm xác lập chỗ đứng của nó ở câu “Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi” và câu “Ở đây tai vách mạch dừng” trong Truyện Kiều .

2). Một số tài liệu ghi nhận: dừng là bức vách làm bằng phên.

● Từ điển ① của J.L. Taberd ghi nhận: dừng phên là “vật ngăn chặn gió, mưa; cũng là tấm phên bằng lá được dựng lên”. Vậy, dừng nghĩa là bức vách.

● Từ điển ⑦ của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ cũng giải thích gần giống như thế: dừng là tấm vách thấp bằng lá, bằng phên.

Từ điểnTruyện Kiều viết: cái dừng hay cái rừng là một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp.

● Một số nhà biên khảo cũng giải thích rằng,: dừng là bức vách làm bằng phên

B. “Rút dây động rừng” mới là thành ngữ đúng

1). “Rút dây động dừng” là một “thành ngữ” ngụy tạo, không tồn tại trong tiếng Việt.

Độc giả đã nhìn thấy hình ảnh của bức dứng, mà theo các từ điển (4), (8), (10), (11) cũng gọi là cái dừng. Ở cái dừng ấy, chỉ có những dây nhỏ buộc các thanh ngang với các thanh dọc, làm gì có dây nào khác để mà rút? Sau khi đã trát thành bức vách kín, đôi khi có những cọng rơm hay mối lạt lòi ra thì người ta ngắt đi hoặc cắt đi cho gọn, cho khỏi chướng mắt, chẳng ai rút chúng, chẳng rút để làm gì, không phải như việc “rút dây” trong rừng để dùng hay để bán. Nếu có kẻ nào đó vô ý thức, ra sức giật cọng rơm hoặc mối lạt lòi ra thì cũng chỉ có thể làm cho vách đất bị lở một đám bằng cái lá chanh hay lớn bằng lá bưởi là cùng, nhưng cũng không thể “động dừng” được. Chỉ những kẻ ngứa tay ngứa chân mới làm cái việc vô tích sự ấy. Trong thực tế, không ở đâu xẩy ra việc “rút dây động dừng”. Nếu hiểu dừng là bức vách bằng phên thì cũng không thể có chuyện “rút dây động dừng”, vì ở tấm phên thì có dây gì để rút?, và rút để làm gì?

Mọi sự việc hoặc hiên tượng thường thấy ở nhiều nơi thì mới được người đời quan sát, suy nghĩ để đúc kết ra bài học kinh nghiệm rồi đi vào ca dao, tục ngữ hay thành ngữ. Một việc vu vơ, vô nghĩa, chỉ có thể xẩy ra ở những kẻ không bình thường, lẽ nào lại dễ dàng đi vào kho tàng thành ngữ và tục ngữ của chúng ta ?

May mắn thay, tuyệt đại đa số các nhà khảo chú Truyện Kiều đều không ghi nhận câu “Rút dây động dừng”. Chỉ có từ điển (4) của Hội Khai trí Tiến đức và từ điển (11) của Nguyễn Lân ghi nhận câu này. Trong số 54 văn bản Truyện Kiều đã được xem xét, chỉ ở bản QN(19). Truyện Kiều đối chiếu (tái bản), nhà biên khảo Phạm Đan Quế đã chữa câu “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” thành ra “Rút dây sợ nữa động dừng lại thôi”.

2). Thành ngữ “Rút dây động rừng” còn có ý nghĩa triết lý.

Như chúng tôi đã viết ở đoạn đầu, “rút dây“ trong rừng là một công việc cần thiết, không thể thiếu trong đời sống của cộng đồng xã hội Việt Nam cách đây vài chục năm, vì con người luôn luôn cần các thứ dây, các cỡ dây. “Rút dây” là một việc làm có ý thức, với mục đích là tìm dây để dùng hoặc để bán chứ không phải là một động tác vớ vẩn như việc dứt cọng rơm bờm xờm ở bức vách. Từ xưa đến nay người ta vẫn phải vào rừng để “rút dây”. Câu “Rút dây động rừng” nói lên một mối quan hệ nhân quả mà ai cũng biết, thường được hiểu là “làm một việc mà tác động đến nhiều việc khác”. Đa số các nhà khào chú Truyện Kiều đều giải thích như thế. Còn có thể hiểu là: “mọi hoạt động của con người đều tác động đến môi trường”, hoặc là: “mãi theo đuổi một món lợi nhỏ, có khi lại gặp rắc rối to”. Điều mấu chốt là, khi “rút dây”, phải ước lượng được mức độ “động rừng”, phải biết lựa chiều mà “rút dây”, phải biết tiến thoái đúng lúc, phải biết dây nào thì không nên rút. Nếu hễ cứ thấy dây là huy động sức lực để rút cho được mới thôi, để cho cơn động rừng xẩy ra quá lớn thì ắt phải chịu tai họa. Đã định vào rừng “rút dây” mà cứ nấn ná, “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” thì làm sao có dây mang về dùng hoặc bán để có tiền mua gạo?

Thúc Sinh là một kẻ suy nghĩ hời hợt, lại nhút nhát. Anh ta chỉ hiểu câu “Rút dây động rừng” theo nghĩa quá đơn giản, qua loa, mà thực chất là chưa thấm nhuần lời dặn dò của Thúy Kiều:

Nàng rằng: “Non nước xa khơi

Sao cho trong ấm, thì ngoài mới êm.

Dễ lòa yếm thắn trôn kim,

Làm chi bưng mắt bắt chim khó lòng.

Đôi ta chút nghĩa dèo bòng,

Đến nhà trước liệu nói sòng cho minh.

Dù khi sóng gió bất tình,

Lớn ra uy lớn, tôi đành phận tôi.

Hơn điều giấu ngược giấu xuôi,

Lại mang những việc tày trời đến sau.

Thương nhau xin nhớ lời nhau,

Năm chầy cũng chẳng đi đâu mà chầy.

Chén đưa nhớ bữa hôm nay,

Chén mừng xin đợi ngày này năm sau”

Quả là Thúy Kiều đã suy nghĩ chín chắn để tìm cách “rút dây” sao cho cơn động rừng sẽ không quá ghê gớm. Nàng sẵn sàng chịu đựng hậu quả khi xẩy ra sóng gió, miễn là cuộc tình duyên của nàng với Thúc Sinh trở nên công khai, minh bạch, và hy vọng rằng, một năm sau, khi Thúc Sinh trở lại Lâm Truy, nàng sẽ được đón nhận tin vui. Nếu Thúc Sinh làm theo lời Thúy Kiều thì có lẽ dự tính của nàng sẽ trở thành sự thực. Bởi vì, Hoạn Thư đầy mưu kế nhưng cũng biết cân nhắc hành động của mình. Nếu Thúc Sinh thành khẩn “thú tội” thì cô ta cũng sẵn sàng đối xử cao thượng, để cho “êm chuyện” chứ không đối xử với Thúy Kiều quá nghiệt ngã, nhưng nếu không “biết điều” thì cô ta sẽ trừng trị đến nơi đến chốn. Cô ta thầm nghĩ:

“Ví bằng thú thật cùng ta,

Cũng dung kẻ dưới mới là lượng trên.

Dại chi chẳng giữ lấy nền,

Tốt gì mà rước tiếng ghen vào mình.

Lại còn bưng bít giấu quanh,

Làm chi những thói trẻ ranh nực cười.

Tính rằng cách mặt khuất lời,

Giấu ta, ta cũng liệu bài giấu cho.

Lo gì việc ấy mà lo,

Kiến trong miệng chén lại bò đi đâu?

Làm cho nhìn chẳng được nhau,

Làm cho đày đọa cất đầu chẳng lên.

Làm cho trông thấy nhãn tiền,

Cho người thăm ván bán thuyền biết tay”.

Nếu Thúc Sinh sáng suốt, không rơi vào tình trạng e ấp dùng dằng, “rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” thì có lẽ Hoạn Thư đã đối xử với Thúy Kiều theo một cách khác, ít cay độc hơn, ít nghiệt ngã hơn . Việc Hoạn Thư không săn đuổi khi Thúy Kiều lấy trộm một số đồ thờ cúng rồi bỏ trốn cho phép mọi người có thể tin những lời tự sự của cô ấy..

VII. Khảo sát câu 1755 trong 54 văn bản Truyện Kiều sưu tầm được

A. Câu 1755 trong 28 bản Quốc ngữ

Trong số 28 bản Quốc ngữ, có 21 bản ghi nhận câu “Ở đây tai ách mạch rừng” nhưng có 17 bản ghi nhận chữ “rừng” theo nghĩa thông thường vốn có của nó (Rừng là vùng đất rộng có cây cối sống lâu năm) và 4 bản gán cho rằng, rừng cũng là dừng, là bức vách làm bằng phên tre hoặc nứa. Nghĩa này rất đáng ngờ. Còn lại 7 bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng”,

1). Có 17 bản Quốc ngữ ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng. Trong số đó có 7 bản không chú thích về câu này. Chỉ có 10 bản chú thích sơ sài.

a). 7 bản không chú thích ở câu này. Đó là các bản QN(15), QN(16), QN(17), QN(21), QN(22), QN(23), QN(26).

. Chữ “Rừng”ở đây chắc chắn phải hiểu là “rừng cây”, vì nếu hiểu theo “nghĩa lạ” thì phải chú thích như các cụ Bùi Khánh Diễn và Đào Duy Anh đã làm. .

b). Có 10 bản chú thích về “Tai vách mạch rừng theo nghĩa đúng của từ “rừng”

QN(1). Poème KIM VÂN KIỀU truyện của P. J. B. Trương Vĩnh Ký. Đây là văn bản Truyện Kiều đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ. Chú thích ở câu 1755: Tai vách, mạch rừng: Ở đây, rừng có mạch, vách có tai.

QN(2). Kim Túy tình từ của Phạm Kim Chi (1880 – 1940).

Chú thích ở câu 1755: Tai vách mạch rừng là rừng có mạch, vách có tai.

QN(5). Kiều truyện dẫn giải của Hồ Đắc Hàm. Chú thích ở câu 1755: “Tai vách mạch rừng”: bởi câu tục ngữ “rừng có mạch, vách có tai”, nghĩa là việc trong để lộ ra ngoài, cũng như có tai bên vách khó nỗi giấu ngược giấu xuôi, đầu nhỏ sau thành ra lớn, cũng như mạch nước trong rừng chảy ra thành sông thành bể. Đây nói ở nhà Hoạn-bà khó lòng, nên phải giữ gìn cẩn thận, không để người ta dò biết sự mình mà gây việc.

● QN(6) Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh).// Nông Sơn Nguyễn Can Mộng hiệu đính và chú thích. Chú thich ở câu 1755: Vách có tai, rừng có mạch, ý nói có người nghe thấy.

QN(7). Vương Thúy Kiều chú giải tân truyện của Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu.

Chú thích ở câu 1755: Bốn chữ này (tai vách, mạch rừng) bởi câu phương ngôn ”Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói phải giữ kín đáo

● QN(13) Truyện Kiều (Đoạn trường tân thanh) Nhóm nghiên cứu văn bản Truyện Kiều,

Chú thích ở câu 1755: Tai vách mạch rừng : do câu thành ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”

QN(16), Truyện Kiều của Nguyễn Du Hà Huy Giáp giới thiệu, Nguyễn Thạch Giang khảo đính và chú thích. Chú thích ở câu 1755: Tục ngữ: Rừng có mạch, vách có tai, ý nói đâu cũng có thể có người nghe ngóng mà biết được cả, dù ở chỗ vằng vẻ đến mấy.

QN(20). Truyện Kiều tập chú Trần Văn Chánh,Trần Phước Thiện, Phạm Văn Hòa:

Chú thích ở câu 1755 (Hán / Anh / Pháp): Tai vách mạch rừng: [ 壁 中 有 耳 bích trung hữu nhĩ (= trong tường có tai) / walls have ears (= các bức tường đều có tai) / les murs ont des oreilles; oreilles des murs et clairières de la forêt (= các bức tường đều có tai; những cái tai của cac bức tường và những khoảng rừng thưa thoáng, dễ đi qua)〛

Ở đây, các lời chú thích bằng Hán ngữ , Anh ngữ và Pháp ngữ đều dịch nhóm từ “tai vách” (vốn có gốc là “vách có tai”) bằng một thành ngữ vốn có trong mỗi ngôn ngữ ấy, rất sát với “vách có tai” trong tiếng Việt.. Các chữ “mạch rừng” không được dịch sang Hán ngữ và Anh ngữ mà chỉ được dịch sang Pháp ngữ là “clairières de la forêt” = những chỗ thưa thoáng trong rừng, dễ đi qua

QN(21). Truyện Kiều Bùi Hạnh Cẩn – Hoài Ý biên dịch.

Chú thích ở câu 1755: “Tai vách mạch rừng”: Rừng có mạch, vách có tai: phải giữ gìn mồm miệng, đâu đâu cũng có thể có người nghe ngóng.

QN(25) Truyện Kiều Vũ Ngọc Khánh biên soạn. NXB Hải Phòng, 2006. Chú thích ở câu 1755: Tai vách mạch rừng : do câu thành ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”

QN(28). Truyện Kiều – Đoạn trường tân thanh của nhóm Nguyễn Văn Hoàn.

Chú thích ở câu 1755:: Tai vách mạch rừng: Do câu thành ngữ: Rừng có mạch, vách có tai.

2). 4 bản Quốc ngữ chú thích về “Tai vách mạch rừngtheo “nghĩa lạ” của từrừng”.

QN(3). Kim Vân Kiều chú thích (Đoạn trường tân thanh) của Bùi Khánh Diễn: Câu 1755 có chú thích (1) cho “tai vách” và chú thích (2) cho “ mạch rừng”:

(1): 詩 : 耳屬于垣(Thi: Nhĩ thuộc vu viên) Kinh Thi: Tai nghe qua làn vách.

(2) Mạch rừng là trát vách trước phải buộc nan rừng đã.

Mặc dầu câu chú thích (2) không sáng sủa nhưng qua đó có thẻ hiểu rằng “nan rừng” là những thanh tre liên kết với nhau để trát vách. Như vậy, theo cụ Búi Khánh Diễn thì “nan rừng” là nan làm cốt để trát vách, “rừng” là “bộ xương” bằng nan để trát vách, cũng gọi là “dứng”. Hẳn là, theo cụ Bùi thì “mạch rừng” là những khe rỗng ngầm dọc theo các nan tre làm cốt vách.

QN(14). Truyện Kiều Đào Duy Anh khảo đính, kèm theo Từ điển Truyện Kiều

Giải thích (ở Từ điển Truyện Kiều) Tai vách mạch rừng: Do câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói những điểu nói riêng có thể lọt ra ngoài cho người khác nghe được nên phải giữ mồm giữ miệng. Mạch rừng, cũng nói là mạch dừng. Rừng là bức vách kết bằng thanh tre hay thanh nứa ghép với nhau, mà mạch là các kẽ hở giữa các thanh tre hay nứa.

Vậy,“rừng” nghĩa là tấm phên bằng tre hoặc nứa, bao quanh các phòng. Một nghĩa rất lạ.

QN(15). Truyện Kiều Đào Duy Anh khảo chú văn bản. Tham gia hiệu đính: Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Tuấn Đô

Chú thích về “tai vách mạch rừng” cũng hoàn toàn giống như ở Từ điển Truyện Kiều.

QN(26). Truyện Kiều (Khảo – Bình – Chú) Trần Nho Thìn, NguyễnTuấn Cường.

Chú thích: 《Tai vách mạch rừng : ý nói luôn có người rình rập nghe ngóng. Bức tường (vách) cái rừng có khe hở (mạch), cái rừng (còn gọi là dừng) là bức tường ngăn làm bằng tre nứa. N5: “Tai vách, bích trung hữu nhĩ dã. Mạch rừng, nam tục mỗi dụng trúc biên bích, giáp xứ vị chi mạch” (Tai vách nghĩa là trong vách có tai nghe. Tục Việt Nam gọi những chỗ tiếp giáp nơi bức tường làm bằng tre là mạch).

Ghi chú: N5 là ký hiệu để chỉ bản chữ Nôm của Kiều Oánh Mậu, được in trong sách “Đoạn trường tân thanh. Truyện Kiều đối chiếu Nôm – Quốc ngữ” do Thế Anh phiên âm và khảo dị.

3). Có 7 bản Quốc ngữ ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng

a). Có 1 bản không chú thích ở câu 1755

QN(19). Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế, tái bản, NXB Hải Phòng, 1999.

Chú ý: Cũng sách này, ở lần xuất bản đầu tiên (NXB Hà Nội, 1991) vẫn ghi nhận: Ở đây tai mách mach rừng . Có thể tin rằng, sự sửa đồi này là do ảnh hưởng của ông Phan Ngọc, người viết Lời giới thiệu cho cuốn sách này.

b). Có 6 bản chú thích ở câu này.

QN(4). Truyện Thúy Kiều Bùi Kỷ – Trần Trọng Kim hiệu khào. (In năm 1925) Chú thích: Phương ngôn: “Dừng có mạch, vách có tai”. Dừng là cái vách làm bằng phên.

QN(8). Kim Vân Kiều Đồ Nam cư sĩ dịch và chú thích. Chú thích ở câu 1755: Dừng đây là tấm liếp tre có mạch, cũng như cái vách có tai nghe (đừng lầm với rừng cây).

QN(9). Truyện Kiều chú giải của Vân Hạc Lê Văn Hòe . Chú thích số 1484 (cho câu “Ở đây tai vách mạch dừng“): Tai vách là tường có vách, có tai nghe. Mạch dừng dừng có mạch hở; dừng là những thanh tre dừng vào vách để trát vữa lên trên. Vách và dừng đều có tai để nghe, ý nói chỗ nào cũng có người nghe ngóng rình mò, dù nói năng ở chỗ vắng vẻ, chỉ có dừng và vách cũng sẽ có người nghe biết. Phương ngôn ta có câu “Dừng có mạch, vách có tai”. Câu này lấy chữ ở câu phương ngôn đó.

QN(10). Truyện Thúy Kiều (Đoạn trường tân thanh), Giáo sư Nguyễn Huy chú giải: Chú thích: Tai vách mạch dừng: Nghĩa câu “Bích trung hữu nhĩ”, nghĩa là trong tường vách có tai. Ý câu này nói: Ở đây hễ động nói gì là có người nghe thấy ngay.

● QN(11) Kim Vân Kiều Nguyễn Việt Hoài hiệu đính và chú thích. Chú thích ở câu 1755: Tai vách, mạch dừng: Ở câu phương ngôn “Dừng có mạch, vách có tai”. Ý nói khó giữ kín đáo. Dừng = phên bằng nan.

QN(12). Truyện Kiều Lược khảo, lược chú: Bùi Kỷ, NXB Phổ thông, Hà Nội,1957 (tái bản nhiều lần). Lược chú: Dừng có mạch, vách có tai, ý nói: phải giữ mồm giữ miệng

B. Câu 1755 trong 15 bản Nôm – Quốc ngữ:

Ở tất cả 15 bản Nôm-Quốc ngữ, chữ Nôm cuối cùng của câu 1755 là chữ 棱 (có âm Hán –Việt là Lăng) vốn dùng để ghi âm “Rừng” trong tiếng Việt.

1). Có 1 bản đọc chữ là “Dừng” và ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng”.

● N/QN(9). Truyện Kiều, 1902 (bản Kiều Oánh Mậu) // Nguyễn Thế & Phan Anh Dũng sưu tầm, khảo chú & chế bản Nôm; Nhà giáo Ưu tú Nguyễn Đình Thảng hiệu đính chữ Nôm , Chữ Nôm cuối cùng của câu này mượn chữ Lăng 棱 (bộ Mộc 木)của Hán ngữ, đáng lẽ phải đọc là Rừng nhưng các nhà khảo chú bản này đã đọc là Dừng

1755    Ở đây tai vách mạch dừng

chú thích: chữ DỪNG là vách phên, ngạn ngữ: vách có tai, dừng có mạch.

2). Có 14 bản ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng”.

Trong số 14 bản ấy, ở câu này, chỉ 3 bản có lời chú thích, 11 bản không có chú thích

● N/QN(4). Truyện Kiều. Bản Kinh đời Tự Đức. Nguyễn Quảng Tuân. Có 2 chú thích:

Tai vách mạch rừng:  Bốn chữ này bởi câu phương ngôn “rừng có vạch, vách có tai“, ý nói phải giữ kín đáo nếu nói gì sai trái sẽ có kẻ mách lại mà thiệt thân. Chữ 棱 có thể viết sang quốc ngữ là “rừng” hoặc “dừng”.

Mạch rừng:  Nếu viết “rừng” thì có thể hiểu là mạch nước chảy ngầm ở trong rừng dù có sâu kín cũng sẽ lộ ra ngoài khiến người ta biết được chỗ có nước chảy. Nếu viết “dừng” thì là cái vách làm bằng nứa đập bẹp, có dây buộc, ngoài đắp đất. “Mạch rừng” là cái khe ở giữa hai hàng nứa, nếu rút dây sẽ động đến cái vách đất, khiến người ta biết được. Theo chúng tôi thì viết “mạch rừng” đúng

● N/QN(5) Truyện Kiều (Bản nôm năm1866) Nguyễn Quảng Tuân. Chú thích: Tai vách mạch rừng: vách có tai, rừng có mạch, ý nói phải giữ gìn lời ăn tiếng nõi vì ở đâu cũng có người nghe ngóng cả. Cũng có người viết là dừng và hiểu dừng là do chữ dứng là cốt vách bằng tre, nứa.

● N/QN(15) Truyện Kiều. Văn bản hướng tới phục nguyên. Nguyễn Khắc Bảo. Chú thích:

Tai vách mạch rừng: do câu phương ngôn “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói những điều bí mật dễ bị người khác nghe được, lọt ra ngoài thì sẽ nguye hiển.

C. Câu 1755 trong 10 bản Ngoại ngữ – Quốc ngữ và 1 bản Pháp ngữ

1). Có 6 bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng(theo nghĩa đúng của từ “rừng”):

NN/QN(1). Kim Vân Kiều tân truyện Abel des Michels dịch sang tiếng Pháp. Câu 1755: được dịch là:”Ici les murs ont des oreilles, et l’on sait tout ce qui se passe” (= Ở đây, các bức tường đều có tai, và người ta biết tất cả sự việc đang xẩy ra). Từ “mạch rừng” bị bỏ qua, không dịch, nhưng khi chú thích, để giúp độc giả đọc bản tiếng Pháp biết rõ bản gốc, dịch giả đã dịch sát từng chữ ở câu 1755 : “Ici (il y a) des oreilles de murs, des sources de forêts” (= Ở đây có những cái tai từ các bức tường, có những mạch nước từ các khu rừng). Từ “mạch rừng” được hiểu là “những mạch nước trong rừng”.

NN/QN(4). Kim Vân Kiều Lê Xuân Thuỷ dịch sang tiếng Anh. Câu 1755 được dịch là: “Here, in this house, all the walls have ears like small springs in a forest” (= Ở đây, trong ngôi nhà này, mọi bức tường đều có những cái tai như những mạch nước nhỏ trong một khu rừng)

NN/QN(6). Kim Vân Kiều dịch sang Hán ngữ của Trương Cam Vũ. Câu 1755Ở đây tai vách mạch rừng” được dịch sang Hán ngữ lâ 斯 間 有 耳 隔 墻 聞 (Tư gian hữu nhĩ cách tường văn = Gian nhà này có tai, cách tường vẫn nghe được). Không dịch 2 chữ “mạch rừng”.

NN/QN(7), Truyện Kiều. Kieu (Bilingual Vietnamese – English). Michael Counsell dịch.

Câu 1755Ở đây tai vách mạch rừng” được dịch sang Anh ngữ: Walls have as many ears as streamlets through a wood descend ( = Các bức tường có nhiều lỗ tai tựa như những mạch nước xuyên rừng chảy xuống)

● NN/QN(10).Truyện Kiều. Kim Vân Kiều truyện Song ngữ Việt – Hoa. La Trường Sơn dịch. Dịch giả ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng” và đã dịch sang Hán ngữ theo ý chính, không dịch sát theo tưng từ ngữ: 这里处处有耳目, 千万要提防 (Giá lý xứ xứ hữu nhĩ mục, thiên vạn yếu đề phòng = Ở dây đâu đâu cũng có tai có mắt, phải đề phòng hết mọi thứ)

NN. Kim Vân Kiều Dịch sang tiếng Pháp (không có tên dịch giả và không có bản Quốc ngữ kèm theo). Câu 1755 được dịch như sau: “Ici, les murs ont des oreilles cachées come source en forêt (= Ở đây, các bức tường đều có những cái tai giấu kín như mạch nước trong rừng). Như vậy, người đọc biết rằng, dịch giả đã dịch từ câu “Ở đây tai vách mạch rừng”.

2). Có 1 bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừngtheo “nghĩa lạ” của từ “rừng”

NN/QN➄. Kieu, Vietnamese – English (Song ngữ Việt Anh). Nguyễn Văn Qua dịch.

Câu 1755: “Ở đây tai vách mach rừng” được dịch là: “In this place, walls have ears, each portion-wall keeps you in sight” (= Ở chốn này, các bức tường đều có tai, mỗi đoạn tường đều theo dõi nàng). Tuy ở phần tiếng Việt dịch giả vẫn ghi nhận từ “mạch rừng” nhưng không dịch sang tiếng Anh là sources in forest hay springs in forest mà chữ “rừng” ở đây lại được diễn đạt bằng từ portion-wall (“đoạn tường”). Có lẽ dịch giả cho rằng, “rừng” cũng chính là “dừng”, là bức vách bằng phên nên đã chuyển sáng tiếng Anh bằng từ portion-wall.

3). Có 4 bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng:

Bản NN/QN(2). Kim – Vân – Kiều Nguyễn Văn Vĩnh dịch sang tiếng Pháp.

Câu 1755: “Ở đây tai vách mạch dừng” được dịch sang tiếng Pháp là “En ces lieux, sachez que tous les murs ont des oreilles et des yeux (= Ở những nơi này, hãy biết rằng, mọi bức tường đều có tai, có mắt). Dịch giả đã bỏ qua các chữ “mạch dừng” nhưng có kèm thêm lời dịch rất sát từng chữ trong câu tiếng Việt: Ở đây (ici) tai (oreilles) vách (murs en torchis) mạch (fissures) dừng (lattis en bambous formant l’ossature des murs en torchis). Vậy là, theo dịch giả Nguyễn Văn Vĩnh thì dừng = lattis en bambous formant l’ossature des murs en torchis (= những thanh bằng tre tạo thành bộ xương của những bức vách bằng vữa trộn rơm).

Ở đây, “mạch dừng” được hiểu là những kẽ nứt” (fissures) ở các thanh cốt vách.

Bản NN/QN(3). Truyện Kiều Nguyễn Khắc Viện:dịch sang tiếng Pháp

Câu 1755: “Ở đây tai vách mạch dừng” đã được dịch sang tiếng Pháp: “Ici les murs ont des oreilles, chaque cloison vous suit des yeux” (= Ở đây, các bức tường đều có mắt, mối vách ngăn đều theo dõi cô bằng những con mắt). Câu “chaque cloison vous suit des yeux”, khiến người đọc nghĩ rằng, dịch giả Nguyễn Khắc Viện hiểu chữ “dừng” nghĩa là bức vách bằng tấm phên.

● NN/QN(8).Truyện Kiều. The Story of Kieu.Lê Cao Phan dịch sang tiếng Anh. Câu 1755: “Ở đây tai vách mạch dừng” (kèm ghi chú: có bản viết: mạch rừng) đã được dịch sang tiếng Anh: “In this house every wall has its acute ears” (= Trong nhà náy, mỗi bức tường đều có những cái tai thính). Dịch giả chú thích: Textually “Tai vách mạch dừng” (ears in the wall, interstices…), in the partition that means to say; “There is no absolute secretr” 〚= Nguyên văn là “Tai vách mạch dừng” (những cái tai trong tường, trong các bức phên…), ở đoạn này có ý nói “ Ở đây không có điều gì bí mật tuyệt đối” 〛

● NN/QN(9). Histoire de Thuy Kieu.Truyện Thúy Kiều Lưu Hoài dịch sang tiếng Pháp. Câu 1755: “Ở đây tai vách mạch dừng”. Dịch: Ici, les murs ont des oreilles et des yeux, ayez la prudence (= Ở đây, các bức tường đều có tai, có mắt, phải thận trọng). Chú thích: Tai vách mạch dừng (ou rừng), ce vers équivaut au proverbe français “Les murs ont des oreilles et des yeux” (Walls have ears and eyes) 〚= Tai vách mạch dừng (hoặc rừng), câu thơ này tương đương với câu tục ngữ Pháp “Les murs ont des oreilles et des yeux” và tiếng tiếng Anh “Walls have ears and eyes” (= Các bức tường dều có tai, có mắt) 〛.

C. Những kiến giải về câu 1755 trong 54 văn bản Truyện Kiều

Trong số 54 văn bàn Truyện Kiều mà chúng tôi đã sưu tầm được, có 12 văn bản ghi nhận câu 1755 là“Ở đây tai vách mạch dừng”, 42 văn bản ghi nhận câu này là “Ở đây tai vách mạch rừng”. Tuy nhiên trong 42 văn bản này, có 5 văn bản gán cho danh từ “rừng” một nghĩa rất lạ, cho rằng, “rừng cũng dừng, là một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp”. .

1).. Có 37 bản ghi nhận câu Ở đây tai vách mạch rừng”, theo đúng nghĩa của từ “rừng”.

a). Tất cả 37 bản này (gồm 17 bản Quốc ngữ, 14 bản Nôm – Quốc ngữ, 6 bản Ngoại ngữ – Quốc ngữ).đều không nêu định nghĩa về danh từ ”rừng”. Hẳn là các nhà biên khảo ở đây đều nghĩ rằng, chữ “rừng” chỉ có một nghĩa duy nhất mà ai cũng biết ( “rừng là vùng đất rộng lớn có nhiều cây cối sống lâu năm”) nên không cần định nghĩa nữa. Trong Từ điển Truyện Kiều, cụ Đào Duy Anh cũng không định nghĩa chữ “rừng”, có lẽ cũng vì lý do ấy, và về sau, ông Phan Ngọc mới thêm vào một định nghĩa ngắn gọn: Rừng là nơi cây cối mọc rậm rạp. Điều đó chứng tỏ rằng, ngoài nghĩa này, chữ “rừng” không còn có nghĩa nào khác hơn.

b). Trong 37 bản này, có nhiều bản không chú thích ở câu 1755. Những bản có chú thích thường chỉ viết rất: sơ sài, đại khái như: “Tai vách mạch rừng” là do câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”. Điều đó cho phép nghĩ rằng, phần lớn các nhà khảo đính Truyện Kiều coi câu “Ở đây tai vách mạch rừng” là một câu thơ rất dễ hiểu đối với mọi người, chẳng có gì phải chú thích. Chỉ ở bản QN(5). Kiều truyện dẫn giải của Hồ Đắc Hàm có nói đến nghĩa của “mạch rừng” ở lời chú thích: “Tai vách mạch rừng”: bởi câu tục ngữ “rừng có mạch, vách có tai”, nghĩa là việc trong để lộ ra ngoài, cũng như có tai bên vách khó nỗi giấu ngược giấu xuôi, đầu nhỏ sau thành ra lớn, cũng như mạch nước trong rừng chảy ra thành sông thành bể .

c). Có 3 bản dịch Truyện Kiều cho rằng, mạch rừngmạch nước trong rừng

Ở bản NN/QN(1). Kim Vân Kiều tân truyện (bản dịch Truyện Kiều sang tiếng Pháp, in năm 1884) của Abel des Michels, câu “Ở đây tai vách mạch rừng” đã được dịch sát từng chữ sang tiếng Pháp : “Ici (il y a) des oreilles de murs, des sources de forêts”(= Ở đây có những cái tai của các bức tường, có những mạch nước của các khu rừng). Dịch giả này còn bình luận thêm:

Ce vers fait allusion au proverbe “Rừng có mạch, vách có tai” – La forêt a des sources, les murs ont des oreilles (de même qui est deserte, il y a cependant des sources, de même, sur une muraille qui semble unie, il existe des oreilles). L’identité absolue du second membre de ce diction annamite avec notre proverbe français est très remarquable. .[= Câu thơ này khiến người ta liên tưởng đến câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có taiRừng thì có những mạch nước, các bức tường thì có những cái tai (cũng như là, nơi hoang vắng vẫn có những mạch nước, ngay cả trên một bức tường có vẻ như liền môt khối, vẫn có những cái tai). Sự đồng nhất tuyệt đối giữa vế thứ hai ở cách nói này của người Việt với câu tục ngữ của người Pháp là điều rất đáng chú ý].

đồng nhất tuyệt đối rất đáng chú ý mà Abel des Michels đã nhắc đến là, người Việt thì nói “Vách có tai”, còn người Pháp thì có câu tục ngữ: “Les murs ont des oreilles” (= Các bức tường đều có tai). Hai chủng tộc ở rất xa nhau nhưng có cách liên tưởng rất giống nhau.

Dịch giả (không đề tên) của bản Kim Vân Kiều bằng tiếng Pháp (Nhà in Alexandre de Rhodes, Hanoi, 1944) đã dịch câu 1755 là: “Ici, les murs ont des oreilles cachées come source en forêt (= Ở đây, các bức tường đều có những lỗ tai dấu kín như mạch nước trong rừng).

Trong bản NN/QN(4). Kim Vân Kiều (dịch sang tiếng Anh), dịch giả Lê Xuân Thuỷ đã dịch câu “Ở đây tai vách mach rừng”: “Here, in this house, all the walls have ears like small springs in a forest”. (= Ở đây, trong ngôi nhà này, mọi bức tường đều có những lỗ tai, như những mạch nước nhỏ trong một khu rừng). Mạch rừng là những mạch nước nhỏ trong rừng.

d). Ở bản QN(20). Truyện Kiều tập chú (của Trần Văn Chánh,Trần Phước Thiện, Phạm Văn Hòa), khi chú thích câu 1755 bằng tiếng Pháp, “mạch rừng” đã được dịch là “clairières de la forêt” (= những khoảng thưa thoáng trong khu rừng). Cách hiểu ấy rất đáng ghi nhận.

2). Có 5 văn bản ghi nhậnỞ đây tai vách mạch rừngtheo “nghĩa lạ” của từ “Rừng.

Các văn bản này cho rằng, rừng cũng dừng, là một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp”. Về thực chất, nhớm văn bản này đã ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng” nhưng vẫn đọc là “Ở đây tai vách mạch rừng” vì chính Nguyễn Du đã viết như vậy. *(Chúng tôi sẽ chứng minh diều này sau)

a). Bản QN(3). Kim Vân Kiều chú thích của cụ Bùi Khánh Diễn giải thích rằng, “rừng” là những thanh tre buộc với nhau để trát vách (tức là cái mà ông Nguyễn Lân gọi là “dừng” hoặc “dứng”, đồng nghĩa với chữ “dừng” của các ông Nguyễn Văn Vĩnh và Lê Văn Hòe).

b). Bản QN(10) của cụ Đào Duy Anh in kèm theo Từ điển Truyện Kiếu (NXB Khoa học Xã hội, 1974) vẫn ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng” nhưng chữ “rừng” được gán cho một “nghĩa lạ”: “dừng hay cái rừng là một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp”. .

c). Bản QN(11) do cụ Đào Duy Anh khảo chú (các nhà thơ, nhà văn Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Tuấn Đô tham gia hiệu đính) cũng chú thích: dừng hay cái rừng là một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp

d). Tương tự như ở hai bản QN(10) QN(11), trong bản QN(23) Truyện Kiều (Khảo – Bình – Chú), Trần Nho Thìn và Nguyễn Tuấn Cường dựa theo chú thích của cụ Kiều Oánh Mậu, cũng cho rằng, rừng (còn gọi là dừng) là bức tường ngăn làm bằng tre nứa.

e). Ở bản NN/QN(5). Kieu, Vietnamese – English (Song ngữ Việt Anh), Nguyễn Văn Qua dịch, chữ “rừng” được dịch sang tiếng Anh là portion-wall (= đoạn tường). Ở đây dịch giả cũng cho rằng, rừng nghĩa là bức vách nên không dịch thành forest mà dịch là portion-wall.

3). Có 12 văn bản Truyện Kiều ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng(bao gồm 7 bản Quốc ngữ, 1 bản Nôm – Quốc ngữ, 4 bản Ngoại ngữ).

a) Một s văn bản cho rằng Dừng là cái vách làm bằng phên (và mạch dừng là kẽ hở ở bức vách bằng phên). Ví dụ: các bản Quốc ngữ (bản QN(4) của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, bản QN(12) của Bùi Kỷ, bản QN(8) của Đồ Nam cư sĩ), bản Nôm – Quốc ngữ (N/QN(9) của nhóm Nguyễn Thế +Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng) và bản NN/QN(3) của Nguyễn Khắc Viện. Ý kiến này phù hợp với các từ điển ①, ⑦.

b) Một số văn bản cho rằng Dừng là cốt tre để trát vách (còn gọi là dứng), mạch dừng là đường khe trong vách. Ví dụ: bản QN➈ của Lê Văn Hòe, bản Ngoại ngữ – Quốc ngữ NN/QN(2) dịch sang tiếng Pháp) của Nguyễn Văn Vĩnh . Ý kiến này phù hợp với các từ điển ⑦, ⑧, ➉, ⑪ nhưng không hợp lý.

c) Một văn bản không nêu nghĩa của cụm từ “tai vách mạch dừng của danh từ dừng. Đó là cuốn Truyện Kiều đối chiếu của Phạm Đan Quế, (tái bản lần 1 NXB Hải Phòng, 1999.), nhưng ở lần xuất bản đầu tiên (NXB Hà Nội, 1991) vẫn viết là “tai vách mạch rừng”.

4). Nhìn lại các cách hiểu và các lời khảo chú về câu 1755

Qua các tiểu mục trên đây, chúng ta thấy rằng, câu 1755 trong Truyện Kiều đã có hai cách đọc khác nhau: ❶“Ở đây tai vách mạch rừng” và ❷“Ở đây rai vách mạch dừng”. Vì danh từ “rừng” có 3 cách hiểu (1 cách hiểu đúng, theo nghĩa cụ thể vốn có của nó, và 2 cách hiểu rất đáng ngờ: rừng = cốt để trát vách = dứng; và rừng = dừng = phên để làm vách), danh từ “dừng” có hai cách hiểu (dừng = phên để làm vách, và dừng = cốt tre để trát vách = dứng ) nên câu 1755 phải có 5 cách giải thích khác nhau. Qua sự sàng lọc theo thời gian, hiện tại có 3 cách giải thích phổ biến nhất. Cả ba cách đều được quảng bá và đều có có ảnh hưởng rộng rãi.

➀.Ở đây tai vách mạch rừng”, trong đó, “rừng” nghĩa là rừng cây, và “tai vách mạch rừng” = phải giữ gìn mồm miệng, đâu đâu cũng có thể có người nghe ngóng.

Đây là cách giải thích của đại đa số các nhà khảo chú Truyện Kiều và chúng tôi cũng cho là hợp lý hơn cả. Tuy nhiên, vẫn cần phải nói rõ thêm một vài ý nữa.

➁.Ở đây tai vách mạch rừng”, trong đó, Rừng không phải là rừng cây mà là bức vách kết bằng thanh tre hay thanh nứa ghép với nhau, mà mạch là các kẽ hở giữa các thanh tre hay nứa. “Tai vách mạch rừng” nghĩa là vách mỏng hoặc thủng, phên có kẽ hở nên mọi lời nói trong nhà dễ lọt ra ngoài.

Đây là cách giải thích của học giả Đào Duy Anh. Do uy tín của ông trong học thuật nên sách của ông được tái bản nhiều lần, có ảnh hưởng khá rộng, được nhiều nhà văn nhà thơ nổi tiếng tán thành.

➂. Ở đây tai vách mạch dừng”, trong đó, Dừng là cái vách làm bằng phên. “Tai vách mạch rừng” nghĩa là vách mỏng hoặc thủng, phên có kẽ hở nên mọi lời nói trong nhà dễ lọt ra ngoài

Đây là cách giải thích của các học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, được phổ biến liên tục từ năm 1925 đến nay. Là những người rất có uy tín trong học thuật nên tác phẩm của họ được tái bản rất nhiều lần và có ảnh hưởng rất rộng lớn.

Về cơ bản, cách giải thích của học giả Đào Duy Anh cũng trùng với cách giải thích của các học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim, vì chữ “Rừng” của cụ Đào cũng cùng nghĩa với chữ “Dừng” của cụ Bùi và cụ Trần. Hơn nữa, sai lầm của cụ Bùi và cụ Trần có lẽ “kín đáo” hơn chữ “Rừng” rất lạ của cụ Đào. Do đó, chỉ cần phân tích sai lầm của cụ Bùi và cụ Trần thì sẽ chứng tỏ được cái sai của cụ Đào.

VIII. Kiến giải hời hợt và chú giải thiếu sức thuyết phục về cụm từ “tai vách mạch dừng

A. Những kiến giải hời hơt về cụm từ “ tai vách mạch dừng “ .

Các nhà biên khảo Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim và Lê Văn Hòe xác nhận rằng, thành ngữ “tai vách mạch dừng” có xuất xứ từ câu tục ngữ “Dừng có mạch, vách có tai”.

Một số từ điển ghi nhận câu “Dừng có mạch, vách có tai” đều giản lược câu này thành cụm từ “Dừng mạch vách tai

1). Cụm từ “Tai vách mạch dừng” trong các từ điển tiếng Việt

Cụm từ này được kể đến ở các từ điển (➃, ➆, ⑧, ⑩, ⑪), ⑫ nhưng chỉ được cắt nghĩa qua loa ở 4 từ điển (➆, ⑩,⑪, ⑫ vì chỉ nêu nghĩa bóng mà không nói đến nghĩa đen

a). Theo từ điển ➆ của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ: Tai vách, mạch dừng: Kẻ vô tình nghe lỏm câu chuyện của mình rồi đi đồn đãi, mặc dầu mình chỉ nói ra với người thân trong nhà mà thôi, không khác gì tấm phên có tai có miệng vậy.

b). Theo từ điển ⑩ của Nguyễn Như Ý:《Tai vách mạch dừng (rừng): Dễ bị lộ, dễ bị lan truyền những điều bí mật khi trò chuyện, trao đổi với nhau (dừng là thanh tre nứa cài ngang dọc để trát vách)”. Với cách viết như ở từ điển ⑩ thì rừng cũng có nghĩa như dừng.

c). Theo từ điển ⑪ của Nguyễn Lân: Tai vách mạch dừng: Ý nói: phải cẩn thận vì có thể lời nói của mình lọt vào tai người thứ ba, nếu là một điều cần giữ bí mật.

d). Theo từ điển ⑫ của Đào Duy Anh:《Tai vách mạch rừng (dừng): Do câu tục ngữ: “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói những điều nói riêng có thể lọt ra ngoài cho người khác nghe được, nên phài giữ mồm giữ miệng”. Cũng theo từ điển này, X. Mạch rừng.

2). Cụm từ “Dừng mạch, vách tai” trong các từ điển tiếng Việt

Cụm từ này được nhắc đến ở 5 quyển từ điển (➃.⑦, ⑧, ⑩, ⑪) nhưng chỉ được giảng nghĩa rất sơ sài ở các cuốn ⑦ và ⑪.

a). Theo từ điển ⑦: Dừng mạch, vách tai: Dừng và vách chỉ che khuất người chớ tiếng nói có thể lọt ra ngoài. Nghĩa bóng: Khéo có người nghe biết, nên thận trọng.

b). Theo từ điển ⑪ của Nguyễn Lân: Dừng mạch vách tai” (là thành ngữ, cùng nghĩa với Tai vách mạch dừng) Nếu không thận trọng thì lời nói bí mật của mình lọt vào tai người khác.

3). Vì sao người ta đổi thành ngữ“tai vách mạch rừng” thành “tai vách mạch dừng”?

a). Sự’ biến cải tai vách mạch rừng” thành “tai vách mạch dừng”

Rừng có mạch, vách có tai” là một câu tục ngữ của người Việt, đã đi vào ca dao

Rừng có mạch, vách có tai/ Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.

Tai vách mạch rừng” là thành ngữ phái sinh từ câu tục ngữ kia. Những người chủ trương sửa đổi thành ngữ này ra “Tai vách mạch dừng” hẳn phải dựa vào một lý do nào đó. Khi đã sửa đổi như vậy thì cũng phải sửa đổi câu tục ngữ gốc của nó thành ra “Dừng có mạch, vách có tai”.

Quá trình này cũng có thể diễn ra theo chiều ngược lại: Vì dựa trên lý do nào đó mà người ta nhận thấy câu “Rừng có mạch, vách có tai” có vẻ không hợp lý nên phải đổi chữ “Rừng” thành chữ “Dừng” và cảm thấy như thế thì hay hơn, đúng hơn. Từ đó, thành ngữ phái sinh của nó cúng phải đổi theo, thành ra “tai vách mạch dừng”.

PGS Phan Ngọc đã mách bảo cho biết cái lý do ấy. Trong cuốn Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh in lại năm 1989 (sau khi soạn giả qua đời, có sự sửa chữa của Phan Ngọc), ở từ Mạch rừng của cụ Đào Duy Anh (với định nghĩa: Khe hở của cái dừng hay cái rừng, một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp), PGS Phan Ngọc đã sửa chữa thành từ Mạch dừng, và giải thích: “Câu này nghĩa là cái vách có tai (bởi vì người ta có thể nghe qua bức vách), cái dừng có khe hở. Cái dừng, còn gọi cái dừng là cái phên làm bằng nứa đập bẹp. Dừng là đối với vách, chứ không phải là rừng rú”.

Phải chăng, vì chú ý đến sự đối ứng giữa tườngbích, giữa dừngvách, cho nên một số học giả tin rằng, câu “Tường hu phùng, bích hữu nhĩ ” đã đi từ Trung Quốc sang và đã được chuyển thành câu “Dừng có mạch, vách có tai” trong tiếng Việt? (với nghĩa là tường mỏng hoặc nứt, và phên thì hở nên lời nói dễ lọt qua, như chính PGS Phan Ngọc và nhiều học giả khác đã giảng giải).

b) Sự nhầm lẫn đáng tiếc.

Từ điển Từ nguyên có mục từ Tường hữu nhĩ 牆有耳 và đã giải thích như sau:

【牆有耳】比喻秘密易洩露, 不可不防. 管子君臣下: “牆有耳, 伏冦在側….”

Phiên âm: 【Tường hứu nhĩ】Tỉ dụ bí mật dị tiết lộ, bất khả bất phòng. Quản tử Quân thần hạ: “Tường hữu nhĩ, phục khấu tại trắc…”

Dịch【Tường có tai] Ví như bí mật dễ lọt ra ngoài, không thể không đề phòng. Quản tử (tên sách), Thiên Quân thần hạ: “Tường có tai, ý là kẻ gian nấp bên cạnh”.

Diễn giải: Quản từ là sách viết về Quản Trọng 管仲 (725 TCN645 TCN) một nhà chính trị, nhà quân sựnhà tư tưởng hời Xuân ThuTrung Quốc. Sách Quản từ do Doãn Tri Chương 尹知章 (660 – 718) biên soạn, gồm 86 thiên. Quân thần hạ là thiên thứ 31 trong sách và là thiên thứ hai (sau thiên Quân thần thượng) nói về quan hệ vua – tôi.

Ngoài ra, ở Trung Quốc câu Tường hu phùng, bích hữu nhĩ ” 墻有縫,壁有耳 (chuyển sang tiếng Việt sẽ là “Tường có mạch, vách có tai”) được từ điển Thành ngữ đại toàn 成語大全 cắt nghĩa là “Tường ngoại hữu nhân thâu thính, bí mật dung dị tiết lậu” 墙外有人偷听,秘密容易 泄漏, tức là “ngoài tường có kẻ nghe trộm, điều bí mật dễ lọt ra ngoài”. Như vậy thì “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ”cũng chỉ có nghĩa như “Tường hữu nhĩ” hay “Bích hữu nhĩ”mà thôi. Việc ghép “Tường hữu phùng” với “Bích hữu nhĩ” chỉ là sự láy lại cùng một ý, không phải là sự đối ứng của “hai vế’ như một số người đã nghĩ.

Ông Phan Ngọc coi trọng sự đối ứng giữa hai về: “dừng có mạch” và “vách có tai”(trong đó có các cặp danh từ đối nhau rất “chuẩn” như “dừng” (loại vách bằng phên) thì đối ứng với “vách”; “mạch” (= kẽ hở) thì đối ứng với “tai” (= lỗ thủng). Có lẽ, theo ông Phan Ngọc thì câu “Rừng có mạch, vách có tai “ không đạt được sự đối ừng hoàn hảo như thế và lại càng không tương ứng với câu “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ” của Trung Quốc.

Nhưng, đó vẫn là những câu tục ngữ, thành ngữ chứ không phải là những câu đối nên không đòi hỏi ở hai vế phải có những từ ngữ đối ứng với nhau thật “chỉnh”. Mà ngay cả trong các đôi câu đối, cũng có nhiều mức đối, không nhất thiết đòi hỏi các cặp từ tương ứng ở hai vế phải thuộc cùng một nhớm ngữ nghĩa, như tường thì mới đối được với bích, dừng thì mới đối được với vách. Nhiều khi chỉ đòi hỏi các danh ngữ, các động từ, tính từ, liên từ… ở cả hai về đều tương ứng với nhau là đủ. Xưa nay, những câu đối hay nhất hầu như không bao giờ cần đáp ứng yêu cầu quá khắt khe và vô lý như “bích” thì mới đối được với “tường”, hay “dừng” thí mới tương xứng với “vách”. Bởi vậy, nhóm từ “rừng có mch” quá đủ tư cách để đối ứng với nhóm từ “vách có tai”. Có không ít những vị dụ tương tự như thế ở những câu đối rất hay và rất sâu sắc, rất nổi tiếng trong lịch sử:

✦ Sứ thần Đại Việt Giang Văn Minh đối đáp với Hoàng đế Sùng Trinh nhà Minh, năm 1638:

Sùng Trinh: Đồng trụ chí kim đài dĩ lục (Cột đồng đến nay rêu đã xanh)

Giang Văn Minh: Đằng giang tự cổ huyết do hồng (Sông Bạch Đằng từ xưa máu vẫn đỏ)

✦ Ngô Thì Nhậm đối đáp với Đặng Trần Thường tại Văn miếu Hà Nội năm 1803.

Đặng Trần Thường: Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai

Ngô Thì Nhậm: Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế

✦ Năm 1850, Cao Bá Quát làm giáo thụ ở phủ Quốc Oai , tỉnh Sơn Tây (nay là huyện Quốc Oai, thuộc Hà Nội). Trong nhà có một đôi câu đối bằng chữ Nôm nói về gia cảnh của ông:

Nhà trống ba gian, một thầy một cô một chó cái

Học trò dăm đứa, nửa người nửa ngợm nửa đười ươi

Ba đối câu đối trên đây đã được lưu truyền trong sử sách và được truyền tụng trong dân gian, đều thuộc vào hàng những câu đối hay nhất. Nếu đòi hỏi phải có sự đối ứng từng ly từng tí như tường với bích, dừng với vách thì tất cả các câu đối ấy đều không đạt, vì Đằng giang không cùng loại với đồng trụ (cột đồng), mà phải là thiết thung (cọc sắt) mới được; Chiến quốc thì không tương ứng với công hầu, học trò không tương ừng với nhà trống, v.v. Nhưng nếu chỉ đòi hỏi danh từ đối ứng với danh từ, tính từ đối ứng với tính từ, v.v., thì các đôi câu đối kía rất đạt yêu cầu về hình thức, còn nội dung thì đã quá hay. Mà câu đối thì phải như thế, không quá câu nệ từng chữ thì mới có điều kiện để lồng vào những ý tưởng, nhứng triết lý sâu sắc.

c). Ở các câu tục ngữ hay thành ngữ lại càng không nhất thiết phải có sự đối ứng theo từng cặp từ cùng loại như vách với dừng, tường với bích., nhưng vẫn có thể rất hay.

Ví dụ, ở câu tục ngữ “Đi với bụt mặc áo cà sa, đi với ma thì mặc áo giấy”, có hai vế đối ứng về nghĩa chứ không có sự đối ứng chặt chẽ giữa các từ ngữ của hai vế. Trong câu tục ngữ “Lắm thầy rầy ma, lắm cha con khó lấy chồng” cũng vậy. Quả thật, đó là những câu tục ngữ quá hay và không thể hay hơn được nữa.

B). Chú giải về cụm từ “tai vách mạch dừng” không nhất quán, thiếu sức thuyết phục.

1). Có 12 văn bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng” nhưng giải thích khác nhau. Trong số 54 văn bản Truyện Kiều đã được xem xét,, chỉ có 12 văn bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng”, nhưng từ “mạch dừng” lại được hiểu theo hai cách:

a). dừng là bức vách bằng phên, do đó, mạch dừng là kẽ hở ở bức vách bằng phên. Lời giải thích này có vẻ hợp lý. Chỉ có 5 văn bản hiểu theo ý này.

b). dừng là cốt tre để trát vách, do đó, mạch dừng là đường khe trong vách (theo Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến đức, Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên, Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân). Đại từ điển tiếng Việt, của Nguyễn Như Ý còn giải thich rõ hơn: mạch dừngđường khe trong vách, chạy theo các thanh ken dọc ngang làm cốt cho vách

Vậy, mạch dừng là những mạch ngầm trong vách, không hở, cho nên, người ở bên ngoài bức vách không thể nhìn thấy ở bên trong bức vách. Lời giải thích này rất khó chấp nhận.

2). Những lời giải thích khó chấp nhận về cụm từ “tai vách mạch rừng”.

Có 5 bản ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng”, nhưng giải thích rằng “mạch rừng” cũng chính là “mạch dừng và cũng được hiểu theo hai cách như trên, nghĩa là chữ rừng được gán cho một “nghĩa lạ” là dừng, mà dừng thì có hai cách hiểu.

a). Cụ Bùi Khánh Diễn gọi rừng là nan làm cốt để trát vách cho nên mạch rừng là những khe rỗng ngầm dọc theo các nan tre làm cốt vách. Có thể tin rằng, Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến đức là cuốn từ điển đầu tiên đã tiếp thu ý của cụ Cử nhân Hán học này.

b). Trong Từ điển Truyện Kiều có văn bản Truyện Kiều kèm theo, cụ Đào Duy Anh giải thích rằng, Mạch rừng là khe hở của cái dừng hay cái rừng , một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp. Ý này trùng với ý của hai cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim trong cuốn Truyện Kiều do hai cụ hiệu khảo và xuất bản ở Hà Nội năm 1925. Phải chăng, ở ý này, cụ Bùi Kỷ và cụ Trần Trọng Kim đã thuyết phục được cụ Đào Duy Anh? Nhưng cụ Bùi và cụ Trần thì viết là “Ở đây tai vách mạch dừng”, còn cụ Đào thì vẫn viết “Ở đây tai vách mạch rừng”. Hẳn là phải có lý do “bất khả kháng”, sẽ nói rõ sau.

Tiếp theo văn bản Truyện Kiều in kèm theo Từ điển Truyện Kiều, ý này được truyền sang một văn bản khác (bản QN(15) cũng do cụ Đào Duy Anh khảo chú và các ông Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh, Tuấn Đô tham gia hiệu đính.

Có thể tin rằng, các nhà biên khảo Trần Nho Thìn, Nguyễn Tuấn Cường và dịch giả Nguyễn Văn Qua đã tiếp thu ý kiến của cụ Đào Duy Anh về câu “Ở đây tai vách mạch rừng”.

Việc gán cho danh từ rừng một ‘nghĩa lạ” là điều không thể chấp nhận.

3). Tuy cùng khảo đính văn bản chữ Nôm của Kiều Oánh Mậu in năm 1902, nhưng nhóm Trần Nho Thìn – Nguyễn Tuấn Cường thì ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng”, còn nhóm Nguyễn Thế – Phan Anh Dũng – Nguyễn Đình Thảng thì viết là “Ở đây tai vách mạch dừng”, mặc dầu theo cả hai nhóm thì “rừng” hay “dừng” cũng đều là bức vách bằng phên. Sự khác nhau này hẳn là không phát sinh từ bản chữ Nôm của cụ Kiều Oánh Mậu, mà là do ở chỗ, cùng một chữ 棱 (vốn là chữ Hán, có âm Hán – Việt là lăng, được dùng trong chữ Nôm để làm chữ “rừng”) nhưng nhóm Trần Nho Thìn – Nguyễn Tuấn Cường thì đọc là rừng, còn nhóm Nguyễn Thế – Phan Anh Dũng – Nguyễn Đình Thảng thì “đọc nhầm” (có lẽ là cố ý) thành “dừng” cho phù hợp với nhận thức của họ, vì những người nảy tin rằng, phải là “tai vách mạch dừng” thì mới họp lý. Chứng cứ là, ở câu 1580, chữ 棱 đã được nhóm này đọc là “rừng”, như chúng tôi đã viện dẫn ở đoạn trên.

1580    Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi.

Ở những chố khác, chữ 棱 đều được đọc là “rừng”, ví dụ:

1520 Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Hoặc, ở câu 1926:

Dường gần rừng tía dường xa bụi hồng

Riêng ở câu 1755 thì chữ 棱 ấy đã được họ cố ý đọc là “dừng”:

1755   Ở đây tai vách mạch dừng.

Đây là một ví dụ cụ thể về sự can dự của yếu tố chủ quan (ở người khảo chứng) vào việc phiên âm chữ Nôm và khảo cứu văn bản.

C. Một số nhận xét đối với những kiến giải về cụm từ “Tai vách mạch dừng”

1). Các nhà biên soạn từ điển đã giản lược câu “Dừng có mạch, vách có tai” thành cụm từ “Dừng mạch vách tai” và không nêu nghĩa đen của các cụm từ “dừng mạch” và “vách tai”. Cụm từ tai vách mạch dừng chỉ được các từ điển ⑦, ⑩, ⑪ giải thích theo nghĩa bóng, ví dụ, Đại từ điển tiếng Việt viết:《Tai vách mạch dừng (rừng): Dễ bị lộ, dễ bị lan truyền những điều bí mật khi trò chuyện, trao đổi với nhau》Vì không nêu nghĩa đen nên lời giảng về nghĩa bóng cũng không có căn cứ và khó hiểu

2). Theo ông Lê Văn Hòe, “dừng là những thanh tre dừng vào vách để trát vữa lên trên”. Các từ điển ➃, ➆, ⑧, ⑩, ⑪ giảng giải rằng, dừng cũng là dứng (như ở ảnh và hình vẽ trên kia), mạch dừng là “đường khe trong vách”. Ở cái dứng hay dừng ấy có rất nhiều ô trống ngang dọc liên tiếp nhau, mỗi ô có kích thước khoảng 15 x 15cm hoặc 15 x 20cm, cách nhau bởi các thanh tre ngang và dọc có bề rộng khoảng 3 – 5 cm. Khi trát vách xong thì các khoảng trống này cùng các thanh dừng đều đươc bịt kín hết. Lúc ấy, người ta chỉ nhìn thấy bức vách chứ nhìn thấy các thanh dừng, dù chúng có bị nứt hay không. Vây, không thể nói “Mạch dừng là dừng có mạch hở”.

3). Không thể không nói đến kiến giải của Nho sĩ Búi Khánh Diển và học giả Đào Duy Anh về câu “Ở đây tai vách mạch rừng”. Tuy các cụ vẫn viết “mạch rừng” nhưng khi cắt nghĩa thì “mạch rừng” của cụ Bùi Khánh Diễn giống như mạch dừng trong các từ điển ➃, ➆, ⑧, ⑩, ⑪. Đương nhiên, cụ Bùi không hề biết các từ điển này, mà có lẽ chính từ điển ➃ của Hội Khai trí Tiến đức đã chịu ảnh hưởng của cụ rồi sau đó truyền sang một số từ điển khác. Còn cụ Đào Duy Anh thì viết hẳn hoi rằng, cái “mạch rừng” ấy chính là “mạch dừng” (hoàn toàn đúng như mạch dừng của các cụ Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim). Cả cụ Bùi Khánh Diễn và cụ Đào Duy Anh đều tự mâu thuẫn với chính mình, nhất là cụ Đào Duy Anh, bởi vì khi cụ giải thích rằng Mạch rừng là khe hở của cái dừng hay cái rừng , một thứ vách làm bằng nứa đập bẹp, thì cụ đã gán cho danh từ rừng một “nghĩa lạ” vốn không hề tồn tại. Về sau, ông Phan Ngọc dường như muốn khắc phục mâu thuẫn đó nên đã đổi mục từ Mạch rừng trong từ điển của cụ Đào duy Anh thành Mạch dừng và giải thích như sau:《Mạch dừng: Td. Tai vách mạch dừng, 1755. Câu này nghĩa là cái vách có tai (bởi vì người ta có thể nghe qua bức vách), cái dừng có khe hở. Cái dừng, còn gọi cái dừng là cái phên làm bằng nứa đập bẹp. Dừng là đối với vách, chứ không phải là rừng rú”. Nhưng ở văn bản Truyện Kiều kèm theo Từ điển Truyện Kiều thì câu 1755 vẫn là “Ở đây tai vách mạch rừng”. Ông Phan Ngọc cũng cho thêm định nghĩa về danh từ rừng nhưng không dám bổ sung “nghĩa mới lạ” của rừngdừng mà vẫn viết: Rừng: Nơi cây cối mọc rậm rạp. Cuối cùng vẫn không thể gỡ được mâu thuẫn của cụ Đào Duy Anh khi giải thích cụm từ “tai vách mạch rừng”.

4). Trong 17 văn bản Truyện Kiều cho rằng câu 1755 phải là “Ở đây tai vách mạch dừng” thì có 4 cách hiểu khác nhau. Các ý kiến của cụ Bùi Khánh Diễn và của cụ Đào Duy Anh thì tự mình mâu thuẫn vói mình nên khó có sức thuyết phục. Nếu cho rằng, mạch dừng là đường khe trong vách (theo các từ điển ➃, ➆, ⑧, ⑩, ⑪, ông Nguyễn Văn Vĩnh và ông Lê Văn Hòe) thì cũng khó tin là vì thế mà chuyện bí mật trong nhà bị lọt ra ngoài qua những kẽ nứt của các thanh tre đã được bao bọc bằng đất sét.

Chỉ còn ý kiến của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim, Đồ Nam cư sĩ và Nguyễn Khắc Viện cho rằng dừng là bức vách bằng phên, và mạch dừng là những khe hở của tấm phên là có vẻ hợp lý.

5). Hầu hết những người ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng” (gồm cả những người cho rằng “mạch rừng” cũng chính là “mạch dừng”) đều giảng giải rằng, “tai vách” hay “vách có tai” nghĩa là vách có khe hở, có lỗ thủng hoặc quá mỏng nên người bên ngoài dễ nghe thấy, còn mạch dừng là khe hở ở tấm vách bằng phên hoặc là đường khe trong vách. Bởi thế, những chuyện riêng tư trong nhà bị lọt ra ngoài qua các lỗ thủng và các kẽ hở ấy và người ngoài nghe được một cách ngẫu nhiên, như từ điển ➆ của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ đã giải thích: Tai vách, mạch dừng: Kẻ vô tình nghe lỏm câu chuyện của mình rồi đi đồn đãi, mặc dầu mình chỉ nói với người thân trong nhà mà thôi, không khác gì tấm phên có tai có miệng vậy”.

Hiểu như thế là chưa đúng, mà chủ yếu là phải nghĩ đến sự để ý theo dõi của người ngoài.

6) Trong nhóm người tán thành cụm từ “tai vách mạch dừng”, không thấy ai nêu rõ nghĩa của ngữ danh từ “tai vách”. May nhờ sự “phạm thượng” của ông Phan Ngọc khi ông này đưa hẳn từ Mạch dừng vào từ điển của cụ Đào Duy Anh, ở đó, ông cho biết rằng: cái vách có tai (bởi vì người ta có thể nghe qua bức vách), nghĩa là bức vách thường mỏng hoặc có lỗ thủng.

Theo họ thì “tai vách mạch dừng” nghĩa là tường hoặc vách đất mỏng, có lỗ thủng, vách bằng phên có nhiều khe hở nên tiếng nói lọt ra. Bời vậy, theo họ thì việc người ngoài nghe được bí mật trong nhà người khác là điều hoàn toàn ngẫu nhiên.

7) Ông Lê Văn Hòe đã nói lên một ý rất hay mà J. F. M. Génibrel đã nói đến trong cuốn từ điển của mình từ lâu nhưng những người cùng ghi nhận cụm từ “Tai vách mạch dừng” (trừ ông Lê Văn Hòe) đều không nghĩ đến, đó là: chỗ nào cũng có người nghe ngóng rình mò, dù nói năng ở chỗ vắng vẻ. Nghĩa là, những chuyện riêng tư bí mật của từng cá nhân thường bị lộ ra ngoài vì ở đâu cũng có những người để ý theo dõi việc riêng của người khác chứ chủ yếu không phải là do vách mỏng, có lỗ thủng hoặc vách bằng phên có nhiều kẽ hở.

Về sau, trong bản QN⑯ Nguyễn Thạch Giang chú thích ở câu 1755: Tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai”, ý nói đâu cũng có thể có người nghe ngóng mà biết được cả, dù ở những chỗ vắng vẻ đến mây. Tiếp theo, Bùi Hạnh Cẩn và Hồng Ý (trong bản QN⑱), Nguyễn Quảng Tuân (ở bản N/QN➃), Trần Nho Thìn và Nguyễn Tuấn Cường (ở bản QN(23) ) cũng nêu lên ý đó.

8). Từ những điểm vừa trình bày, có thể đi đến kết luận: Những người tán thành “tai vách mạch dừng” đều coi việc lộ bí mật riêng tư là điều ngẫu nhiên, do “khuyết điểm” của tường, của vách bằng phên chứ họ không nghĩ đến hiện tượng theo dõi lẫn nhau mà ở đâu cũng có.

Khi mà chỗ nào cũng có người nghe ngóng rình mò, thì dấu nói năng ở chỗ vắng vẻ hoặc trong phòng kín có tường tốt bao quanh cũng không thể thoát khỏi sự rình mò của kẻ có chủ ý theo dõi. Cách giải thích về các danh từ dừngmạch dừng của Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim (và cả của Đào Duy Anh) tuy có lý nhưng không đúng với ý đề phòng sự rình mò.

IX. Câu 1755 trong Truyện Kiều phải là “Ở đây tai vách mạch rừng”.

A. Câu tục ngữRừng có mạch, vách có taivà thành ngữ tai vách mạch rừng”.

1). Câu Rừng có mạch, vách có taitrong các từ điển tiếng Việt.

Các quyển từ điển tiễng Việt sớm nhất đã ghi nhận câu tục ngữ này

Từ điển ca J. L. Taberd ghi nhận câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai” với lời giảng (bằng tiếng Latin): “Rừng hoang có nhiều mạch nước, ngay cả bức tường cũng có những cái tai” kèm theo nghĩa bóng: “bất cứ ở đâu cũng cần đề phòng”.

Từ điển ca Huình Tịnh Của đã ghi nhận câu này và giải thích nghĩa bóng của nó: Chẳng có chuyện chi kín đáo mà người ta không biết. Tiếng dặn phải cẩn thận lời nói.

● Khi giải thích thành ngữ “Tai vách mạch rừng”, Từ điển của J. P. M. Génibrel xác nhận rằng, câu Rừng có mạch, vách có tai cũng có nghĩa như thế.

● TỪ ĐIỂN VIỆT – HOA – PHÁP (Dictionaire Annamite – Chinois – Français) của Gustave Huê đã ghi nhận câu này và dịch sát từng chữ sang tiếng Pháp: Rừng có mạch, vách có tai : La forêt a des clairières et les cloisons des oreilles (= Khu rừng có những khoảng thưa thoáng, các bức vách có những lỗ tai). Danh từ mạch ở đây chính là mạch rừng và được hiểu là “khoảng thưa thoáng” (dễ đi qua) trong khu rừng.

2). Thành ngữ “Tai vách mạch rừng” trong các từ điển tiếng Việt.

Khá nhiều từ điển tiếng Việt có uy tín, gồm cả những quyển từ điển đầu tiên đã ghi nhận thành ngữ này và đã giải thích một cách rõ ràng, đầy sức thuyết phục.

Từ điển ca Huình Tịnh Của ghi nhận thành ngữ Tai vách mạch rừng và giải thích:

Ấy là rừng có mạch, vách có tai.

Từ điển của J. P. M. Génibrel cũng ghi nhận thành ngữ “Tai vách mạch rừng” và dịch sang tiếng Pháp là “Les murs ont des oreilles, et les forêts des sources” (= Các bức tường đều có những lỗ tai, các khu rừng đều có những mạch nước = Vách có tai, rừng có mạch) và nêu lên nghĩa bóng là: Cần đề phòng để khỏi lộ những điều bí mật.

Lời dịch của J. P. M. Génibrel hoàn toàn sát với câu “Rừng có mạch, vách có tai”, nơi xuất phát của thành ngữ “Tai vách mạch rừng”.

● TỪ ĐIỂN VIỆT – HOA – PHÁP của Gustave Huê cũng ghi nhận thành ngữ này và dịch rất sát: Tai vách mạch rừng: Oreilles des murs et clairières de la forêt (= Những cái tai của các bức tường và những khoảng thưa thoáng của khu rừng). Theo đó, mạch rừng = clairières de la forêt.

● TỪ ĐIỂN VIỆT – HÁN (Bắc Kinh, 1960) ghi nhận: Tai vách, mạch rừng = Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ; 牆有縫, 壁有耳 (Tường có mạch, vách có tai); Bích trung hữu nhĩ 壁中有耳 (= Trong tường có tai). Theo từ điển Thành ngữ đại toàn 成語大全 thì 牆有縫, 壁有耳 =“墙外有人偷听,秘 密容易泄漏 (“Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ”= Tường ngoại hữu nhân thâu thính, bí mật dung dị tiết lậu), nghĩa là: Ngoài tường có kẻ nghe trộm, điều bí mật dễ lọt ra ngoài. Câu này đã xuất hiện trong tiểu thuyết Kim Bình Mai của Lan Lăng Tiếu Tiếu Sinh, thời Minh.

● TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT do Hoàng Phê chủ biên giải thích nghĩa bóng của thành ngữ này: Tai vách mạch rừng: Chuyện gì nói riêng với nhau cũng có thể lọt đến tai người khác.

3). Tai vách là gì?, mạch rừng là gì?

Từ điển ① của J. L. Taberd (xuất bản năm 1838 tại Serampore, Ấn Độ), từ điển ② của Huình Tịnh Của (xuất bản tại Sài Gòn năm 1895 – 1896) và từ điển ➂ của J. F. M. Génibrel (xuất bản tại Sài Gòn năm 1898) đã giảng giải câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai” và thành ngữ “tai vách mạch rừng” một cách sáng sủa, dễ hiểu, hợp lý.

Đáng kể nhất, J. F. M. Génibrel đã giúp người đọc hiểu đầy đủ về thành ngữ “tai vách mạch rừng”, hơn hẳn tất cả các từ điển tiếng Việt về sau. Génibrel đã cho biết khá đầy đủ mọi nghĩa của các từ tai vách, mạch rừng (Tai vách tức là “tai của vách” hay “tai ở vách”; “mạch rừng” là “mạch của rừng” hay “mạch trong rừng”). Cụ thể, từ điển này đã giải thích:

E tai vách = Avoir peur des oreilles des murs, Càd. des rapports (= Sợ những cái tai của các bức tường, nghĩa là sợ những lời bẩm báo ). Những kẻ bẩm báo ắt phải chú ý rình mò hoặc được giao việc rình mò chứ không thể dựa vào sự nghe thấy ngẫu nhiên .

Vậy, tai vách không chỉ có nghĩa là tiếng nói lọt ra ngoài do vách mỏng hoặc bị thủng mà chủ yếu có nghĩa là luôn luôn có những người tìm mọi cách để nghe trộm. Từ đó, tai vách có nghĩa là sự theo dõi ngay tại chỗ, là sự rình mò có chủ ý.

Mạch rừng = Clairière = khoảng rừng thưa dễ đi qua (lời dịch trong từ điển ⑤ của Gustave Huế và ý của nhóm Trần Văn Chánh cũng như thế). Rừng có mạch = Il y a des sentiers dans la forêt = trong rừng có những lối đi nhỏ (Vậy, mạch rừng là những lối đi nhỏ trong rừng). Do đó, mạch rừng có nghĩa bóng là sự tiết lộ thầm lặng dần dần về sau (có thể là ngẫu nhiên, cũng có thể là do bị dò xét). Từ mạch rừng có khi được dịch là những mạch nước trong rừng, có khi được hiểu là khoảng rừng thưa dễ đi qua, hoặc là những lối đi nhỏ trong rừng. Tất cả đều đúng, bởi vì, Mạch rừng tức là mạch của rừng, hay mạch trong rừng, mà nghĩa chung nhất của từ mạchnhững lối nhỏ liên thông, tỏa rộng, như mạch máu, mạch nước, mạch xây, mạch cưa, mạch giao thông, v.v.

● Nghĩa rõ nhất, nghĩa quan trọng nhất của từ mạch rừng vẫn là mạch nước trong rừng, như J. F. M. Génibrel đã dịch ở cụm từ Tai vách mạch rừng trong cuốn từ điển của ông.

Mạch rừng lặng lẽ vận chuyển các chất liệu trong rừng ra ngoài dần dần. Nước từ các mạch rừng đổ ra sông có thể giúp người ta tìm hiểu về tình trạng của các khoáng vật và sinh vật trong rừng cùng những biến đổi của chúng theo từng mùa, theo thời gian. Bởi vậy, mạch rừng có nghĩa bóng là con đường tiết lộ những điều sâu kín một cách dần dần, gián tiếp, phải dò la mới biết. Trong khi đó, tai vách là cách theo dõi trực tiếp để nhận được kết quả ngay tại chỗ.

Tóm lại, người bị giám sát (nạn nhân) luôn luôn bị một số kẻ theo dõi, đấy là những cái “tai vách” trực tiếp nghe ngóng để báo cáo lại cho kẻ giám sát. Ngoài ra, kẻ giám sát còn dò xét để thu thập tình hình của nạn nhân qua những lời kháo chuyện rất vô tư của những người gần gủi với nạn nhân, hoặc cũng có thể hỏi chuyện họ để tìm hiểu về trạng thái tâm lý, tình cảm của nạn nhân. Kết hợp “tai vách” với “mạch rừng” thì sẽ chế ngự được người bị giám sát.

B. Việc chú giải thành ngữ tai vách mạch rừng” trong các văn bản Truyện Kiều.

1). Các văn bản Truyện Kiều đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ đã ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng”.

Câu này đã được ghi nhận trong văn bản Truyện Kiều đầu tiên bằng chữ quốc ngữ do học giả Trương Vĩnh Ký khảo đính và xuất bản tại Sài Gòn năm 1875. Rồi một học giả nổi tiếng người Pháp là Abel des Michels cũng công bố Truyện Kiều bằng chữ Quốc ngữ kèm theo văn bản chữ Nôm và bản dịch sang tiếng Pháp tại Paris năm 1884 – 1885, trong đó ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng”. Phải qua nhiều năm khảo cứu, dịch thuật và lo những thủ tục khác thì mới in được sách, bởi vậy, hai học giả này ắt phải đọc và khảo cứu Truyện Kiều bằng chữ Nôm rất sớm, ngay từ khi Truyện Kiều mới được khắc in và được phổ biến, khi mà mọi người mới có dịp thưởng thức nhưng chưa có máy người tham gia “cải biên” Truyện Kiều.

Các từ điển của Huình Tịnh Của và của I. F. M. Génibrel (cuối thế kỷ 19), chỉ ghi nhận thành ngữ “tai vách mạch rừng”. Điều đó chứng tỏ rằng, lúc ấy, cụm từ “tai vách mạch dừng” chưa xuất hiện.

2). Đa số các nhà khảo chú Truyện Kiều đã ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng” nhưng chưa có kiến giải rõ ràng và đủ sức thuyết phục.

Trong số 54 văn bản Truyện Kiều mà chúng tôi đã sưu tầm được, có 37 văn bản ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng”, trong đó, chữ “rừng” được hiểu theo đúng nghĩa của nó (rừng là vùng đất rộng có cây cối sống lâu năm). Điều đó chứng tỏ rằng rất nhiều người Việt Nam ghi nhận thành ngữ “tai vách mạch rừng” một cách hồn nhiên vì nó đã tồn tại trong ngôn ngữ dân gian.

Câu “Ở đây tai vách mạch rừng” trong các văn bản Truyện Kiều đang lưu hành thường ít khi được chú thích, hoặc chỉ được chú thích rất ngắn, đại để như《Tục ngữ có câu “Rừng có mạch, vách có tai”》mà thôi. Có thể nghĩ rằng, các nhà khảo chú và các dịch giả thuộc 28 văn bản ấy nhận thấy ở câu này không có điều gì khó hiểu, dường như ai cũng hiểu được ngay khi vừa nghe cho nên chẳng cần chú thích. Ba quyển từ điển ở thế kỷ 19 đã xác nhận điều đó.

Hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã chữa câu 1755 thành “Ở đây tai vách mạch dừng” với lời giải thích có vẻ hợp lý và được khá nhiều nhà biên khảo khác hưởng ứng. Chỉ có ông Hồ Đắc Hàm (năm 1929) giải thích về “mạch rừng” để khẳng định câu “Ở đây tai vách mạch rừng” theo cách hiểu của mình. Từ đó đến nay, những người ghi nhận câu này vẫn không có một lời nào bảo vệ chủ kiến của mình bằng những lý lẽ sắc bén có sức thuyết phục. Ông Nguyễn Quảng Tuân là người duy nhất nói lên “chủ kiến” không vững vàng của mình vì ông không có luận cứ bảo vệ. Hơn nữa, tuy ông ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng” nhưng vẫn cho rằng, chữ có thể viết sang quốc ngữ là “rừng” hoặc “dừng. Người am hiểu về chữ Nôm thì không thể viết như thế. Nên nhớ rằng, cụ cử nhân Hán học Bùi Khánh Diễn và học giả Đào Duy Anh tuy rất tán thành câu “Ở đây tai vách mạch dừng” nhưng họ hiểu rõ về chữ Nôm nên “không nỡ” đọc chữ 棱 là “dừng” mà vẫn phải đọc là “rừng”. Vì thông thạo chữ Nôm nên các cụ không thể đọc cách nào khác. Điều đó sẽ được chứng minh ở cuối bài này.

C Ở đây tai vách mạch rừng” nghĩa là ở đây luôn luôn có kẻ theo dõi và dò xét.

1). Ngạn ngữ “Vách có tai” nói lên một hiện tượng phổ biến khắp thế giới.

● Khi diễn giải câu thơ “Ở đây tai vách mạch rừng” trong Truyện Kiều, học giả Abel des Michels người Pháp nhắc đến mối quan hệ giữa câu này với câu ngạn ngữ “Rừng có mạch, vách có tai” và cho rằng, sự đồng nhất tuyệt đối giữa về thứ hai của câu ngạn ngữ Việt Nam này (tức là vế “vách có tai”) với câu tục ngữ của người Pháp “Les murs ont des oreilles” (= Các bức tường đều có những cái tai) là điều rất đáng chú ý.

Từ điển Petit Robert đã giảng giải câu “Les murs ont des oreilles”: on peut être surveillé, épié sans qu’on s’en doute (= Chắc là đã bị giám sát, bị theo dõi rồi, chẳng phải nghi ngờ nữa).

Có tài liệu khác cho biết diễn biến của câu tục ngữ tiếng Pháp này. Khi mới xuất hiện ở Pháp vào khoảng năm 1622, câu này có dạng ban đầu là “Les murailles ont des oreilles” (murailles là những bức tường cao, dày và vững chắc; người Pháp gọi Vạn lý Trường thành của Trung Quốc là La Grande Muraille). Từ năm 1627, “murailles” được thay thế bằng “parois”, tức là “ những bức vách mỏng” (bằng gỗ, bằng kim loại, bằng kinh…) rồi từ khoảng năm 1690 về sau thì có dạng “Les murs ont des oreilles” như hiện nay (murs là những bức tường bao ở các ngooiu nhà thông thường, không kiên cố lắm).

Sự thay đổi từ murailles sang parois rồi đến murs là một quá trình cân nhắc, “điều chỉnh” cho phù hợp với thực tế. Murailles thì cao và dày (như tường của nhà tù) nên rất khó, thậm chí không thể rình mò nghe ngóng từ bên ngoài. Parois thì quá mỏng, người bên ngoài rất dễ nghe hết mọi câu chuyện ở bên trong, nhưng người bên trong cũng tự biết điều đó để giữ kín những điều bí mật của mình, bởi vậy, chẳng ai cần phải khuyên răn nên việc đúc kết thành câu tục ngữ “Les parois ont des oreilles” trở thành dư thừa, vô vị. Phải thay parois bằng murs (những bức tường bao để che kín, không dày lắm), tuy cũng khó rình mò nhưng nếu có chủ tâm theo dõi thì vẫn nghe trộm được, trong khi người ở bên trong không hề biết. Như thế, câu tục ngữ mới thâm thúy và có giá trị.

● Giống như ở người Pháp, người Anh có câu tục ngữ “Walls have ears” (= Các bức tường đều có tai, Tường có tai), được diễn giải là: Be careful, you never know who might be eavesdropping (Hãy cẩn thận, bạn không bao giờ biết kẻ có thể rình mò). Còn có những câu khác mang nghĩa tương tự, như: Doors have eyes (= Các cánh cửa đều có mắt, Cửa có mắt)

● Người Nga cũng có câu “стены имеют уши” (hoặc diễn đạt theo cấu trúc ngữ pháp khác là у стен естъ уши) hoàn toàn giống như câu “Walls have ears” trong tiếng Anh hoặc câu “Les murs ont des oreilles” trong tiếng Pháp, nghĩa là các bức tường đều có tai, hay vách có tai), được diễn giải là здесь могут подслушивать (= Ở đây người ta có thể nghe trộm) .

Từ điển Hán – Việt (Thương vụ ấn thư quán của Trung Quốc phát hành từ năm 1960, NXB Giáo dục ở Hà Nội đã in lại nhiều lần) dịch thành ngữ “Tai vách mạch rừng” bằng những tục ngữ của Trung Quốc là “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ”( 牆有縫, 壁有耳 = Tường có mạch, vách có tai), hoặc “Bích trung hữu nhĩ” (壁中有耳 = trong vách có tai). Sự thực thì ở đây người ta chỉ dịch mấy chữ “vách có tai”, còn “rừng có mạch” thì trong Hán ngữ không có câu nào tương đương nên đành bỏ qua, không dịch. Vì “rừng có mạch” có vai trò bổ sung cho “vách có tai” nên chỉ dịch một vế như vậy cũng đủ. Như trên kia vừa nói, “Tường hữu phùng, bích hữu nhĩ” nghĩa là “Ngoài tường có kẻ nghe trộm, điều bí mật dễ lọt ra ngoài”.

Còn có thể kể thêm nhiều thí dụ ở các ngôn ngữ khác nữa nhưng xét thấy ngần này thí dụ cũng đã đủ để chứng tỏ rằng “Vách có tai” hay ” tai vách” nghĩa là sự để ý theo dõi những bí mật riêng tư của người khác, là một hiện tượng phổ biến trên thế giới.. Bởi vậy, có cơ sở để khẳng định rằng, trong thành ngữ “tai vách mạch rừng”, các bậc tiền bối của chúng ta, và chính thi hào Nguyễn Du đã sử dụng từ “tai vách” với nghĩa như thế.

2). Trên thế giới cũng có những câu tục ngữ gần giống với “Rừng có mạch

● Người Anh có câu: Fields have eyes, and woods have ears. (= Các cánh đồng đều có mắt, và các khu rừng đều có tai). Lời giảng giải về câu ngạn ngữ này được tìm thấy ngay trên mạng Internet, đó là: Even though you are outside in an apparently empty landscape, someone may be eavesdropping on you (= Dẫu bạn ra khỏi nhà, ở một cảnh quan tưởng như trống vắng, vẫn cớ thể có kẻ đang nghe ngóng bạn). Như vậy, người Anh cũng như người Việt đều cho rằng, tuy ở trong rừng hoang vắng biệt lập nhưng những việc riêng tư thầm kín vẫn bị tiết lộ.

● Tương đồng với câu tục ngữ ấy của người Anh, người Pháp cũng có câu: Le bois a des oreilles et le champ des yeux = Khu rừng có tai, cánh đồng có mắt,

● Cũng với ý như thế, người Nga lại diễn đạt cách khác: Лес видит, а поле слышит, nghĩa là Khu rừng nhìn thấy, cánh đồng nghe thấy, tương tự như Khu rừng có mắt, cánh đồng có tai.

3). “Rừng có mạch “mạch rừng” là sản phẩm riêng của tiếng Việt

Rừng có mạch tương đương với Woods have ears hoặc Le bois a des oreilles (rừng có tai), có nghĩa là dù ở nơi rất vắng vẻ, mọi bí mật riêng tư vẫn có thể lọt ra ngoài. Tuy nhiên, Rừng có mạch mang một sắc thái khác, nói đến sự tiết lộ dần dần, mỗi lúc một ít.

Rừng có mạch hay mạch rừng là một lối ẩn dụ, dùng nghĩa đen để truyền đạt nghĩa bóng, rất dễ hiểu đối với người Việt mà cả đối với người nước ngoài. Những người Pháp như J. L. Taberd, J. F. M. Génibrel hay Abel des Michels đều hiểu các từ ngữ này rất rõ, rất đúng.

Tai vách đi cùng với mạch rừng khiến chúng ta hình dung được cả một quá trình theo dõi lâu dài, kết hợp sự dòm ngó trực tiếp với sự dò hỏi, điều tra về sau để nắm được mọi điều thầm kín của kẻ bị theo dõi. Nếu thay từ mạch rừng bằng từ mắt rừng thì ý tứ trong câu 1755 sẽ thay đổi,, chỉ đơn thuần nói đến sự rình mò trực tiếp mà không để ý đên việc “khai thác thông tin”.

4). Cụm từ “tai vách mạch dừng không thể lọt vào Truyện Kiều vì

Nguyễn Du không hề nghĩ đến tình trạng tường thủng, phên hở.

a). Trong số 54 văn bản Truyện Kiều chỉ có 17 văn bản ghi nhận cụm từ “tai vách mạch dừng”, nhưng đã có 4 cách giải thích về danh từ dừng, do đó, cũng có 4 cách hiểu về mạch dừng. Chỉ có cách giải thich của Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim là có vẻ hợp lý mà thôi. Theo hai vị học giả này, Dừng là cái vách làm bằng phên , mạch dừng là kẽ hở giữa các thanh tre hoặc nứa ở tấm phên làm vách. Cho nên, người ta suy ra rằng, “tai vách mạch dừng” nghĩa là sự hở hang của tường và phên vách khiến lời nói lọt ra ngoài. Một số nhà biên soạn từ điển tiếng Việt cũng có ý kiến như vậy. Ví dụ, theo từ điển ➆ của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ thì Tai vách, mạch dừng = Kẻ vô tình nghe lỏm câu chuyện của mình rồi đi đồn đãi. Từ điển ⑩ của Nguyễn Như Ý thì Tai vách , mạch dừng = Dễ bị lộ, dễ bị lan truyền những điều bí mật khi trò chuyện, trao đổi với nhau.

Theo chuỗi diễn biến của các tình tiết trong Truyện Kiều thì cách hiểu như vậy là không thỏa đáng. Khi mụ quản gia khuyên nhủ Thúy Kiều nên cẩn thận về lời nói và cử chỉ của mình thì nàng là một tù nhân vừa mới bị bắt đưa về tư thất nguy nga đồ sộ của quan tể tướng họ Hoạn:

Ngước trông tòa rộng dãy dài,

Thiên quan trủng tể có bài treo trên.

Ban ngày, sáp thắp hai bên,

Giữa giường thất bảo, ngồi t rên một bà.

Gạn gùng ngọn hỏi ngành tra,

Sự mình nàng phải cứ mà gửi thưa.

Trong khu nhà lộng lẫy, tòa ngang dãy dọc nguy nga như cung điện ấy, chắc chắn là không ai nghĩ đến cảnh tượng “ tai vách mạch dừng”, với nghĩa là tường thủng và phên hở khiến cho tiếng nói lọt ra ngoài, mà phải nghĩ đến một điều nghiêm trọng hơn nhiều: Thúy Kiều đang bị “gạn gùng ngọn hỏi ngành tra” thì chẳng thiếu gì những kẻ được sai khiến hoặc tò mò tự ý dò xét, theo dõi nàng từng li từng tí. Mụ quản gia biết rằng, dù ở trong phòng kín đáo, chỉ có vài người cùng thân phận tôi đòi nhưng mọi cử chỉ và lời nói đều có người ở ngoài theo dõi hết nên mới khuyên nhủ:

Ở đây tai vách mạch rừng,

Thấy ai người cũ cũng đừng nhìn chi.

b). Qua lời mụ quản gia, Nguyễn Du muốn hé lộ cho độc giả biết rằng, người ta luôn luôn tìm cách nghe ngóng theo dõi nàng, kết hợp cả việc dò hỏi để biết rõ tâm tư và ý nghí của nàng. Thế rồi một hôm Hoạn Thư đánh tiếng là về thăm mẹ nhằm lừa Thúc Sinh và Thúy Kiều vào bẫy để chính vị chủ nhân đa mưu này có dịp trực tiếp rình nghe thật kỹ những lời “gan ruột” cùng mọi nỗi niềm uất ức của hai người. Một hoa tỳ đã chứng kiến và kể lại:

Hoa rằng: “Bà đến đã lâu,

Nhón chân đứng nép độ đâu nửa giờ,

Rành rành kẽ tóc chân tơ,

Mọi lời nghe hết đã dư tỏ tường.

Bao nhiêu đoạn khổ tình thương,

Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than.

Ngăn tôi đứng lại một bên

Chán tai rồi mới bước lên trên lầu”.

Mọi lời, mọi ý, mọi tình tiết trong Truyện Kiều đều được tác giả cân nhắc, chọn lọc, thể hiện mối liên quan chặt chẽ với nhau, tạo thành một chuỗi sự kiện liên tục, cái trước là tiền đề của cái sau. Đó là điều rất cần thiết trong nghệ thuật kể chuyện.

X. Nguyễn Du viết: “Ở đây tai vách mạch rừng” hay “Ở đây tai vách mạch dừng” ?

Chúng tôi đã tốn khá nhiều thòi giờ và giấy mực để trình bày những lý lẽ cho phép tin rằng, câu 1755 trong Truyện Kiều phải là “Ở đây tai vách mạch rừng” mới hợp lý. Công việc ấy rất cần thiết nhưng chưa đủ để khẳng định rằng, Nguyễn Du đã viết câu ấy là “Ở đây tai vách mạch rừng”, vì chúng ta không có quyền “tranh luận” với tác giả Truyện Kiều, mà chỉ có nhiệm vụ tìm đến những câu, những chữ mà Nguyễn Du đã viết. Bởi vậy, cần phải khảo sát các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm, đặc biệt là chữ “Rừng” trong các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm thì mới xác đinh được chủ ý của Nguyễn Du ở câu 1755.

Trước khi khảo sát các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm, chúng tôi xin trình bày một só điều khái lược về chữ Nôm và cách thể hiện âm “rừng” trong chữ Nôm

1). Khái lược về chữ Nôm và cách thể hiện âm Rừng trong chữ Nôm

a). Khái lược về chữ Nôm

Trước khi sử dụng chữ Quốc ngữ dựa trên ký tự Latin như hiện nay (chủ yếu là sau khi bãi bỏ việc thi cử bằng chữ Hán, từ năm 1919), cha ông chúng ta đã sử dụng chữ Nôm để ghi lời nói của mình. Chữ Nôm là cách viết mượn âm Hán – Việt của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, chủ yếu là theo ba phương thức sau đây:
➊. Mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán;
➋. Mượn âm Hán – Việt của chữ Hán, không mượn nghĩa. Ít khi chỉ tìm được âm thật đúng, thường chỉ tìm được âm hơi giống, nên phải suy luận theo ngữ cảnh thì mới đọc được;
➌. Tạo chữ ghép, gồm một bộ phận gợi âm và bộ phận chỉ nghĩa hoặc gợi ý.
Hãy lấy hai câu đầu tiên của Truyện Kiều (theo văn bản Đoạn trường tân thanh bằng chữ Nôm do Kiều Oánh Mậu khảo thích, in năm 1902) làm ví dụ.
Trăm năm trong cõi người ta.

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

✿. Các chữ trăm , năm , trong , cõi , người , chữ , ghét , nhau là những chữ ghép gồm một thành tố gợi âm và một thành tố gợi nghĩa (phương thưc ➌). Cụ thể như sau:

● Chữ trăm gồm chữ bách 百 (nghĩa là một trăm, để chỉ nghĩa) đặt chồng lên chữ lâm 林 (nghĩa là rừng, để gợi âm);

● Chữ năm gồm chữ nam 南 (nghĩa là phương nam, để gợi âm) và chữ niên 年 (nghĩa là năm, để chỉ nghĩa).

● Chữ trong gồm chữ long 竜 (nghĩa là con rồng, thường viết là 龍, để gợi âm) và chữ nội 内 (nghĩa là bên trong, để chỉ nghĩa).

● Chữ cõi (nghĩa là phạm vi) gồm chữ thổ 土 nghĩa là vùng đất (để gợi ý) và chữ quý , nghĩa là can thứ mười trong 10 thiên can (giáp, ất … canh, tân, nhâm, qúy) để gợi âm.

● Chữ người gồm phần bên phải của chữ ngại 碍 (nghĩa là cản trở, để gợi âm) và chữ nhân 人 (nghĩa là người, để chí nghĩa).

● Chữ chữ gồm chữ tự 字 (nghĩa là con chữ, để chỉ nghĩa) và chữ trữ 宁(nghĩa là khoảng cách giữa cửa và bức bình phong, để gợi âm.

● Chữ ghét gồm chữ tâm 忄(một biến thể của chữ tâm 心, nghĩa là cõi lòng, để gợi ý), và chữ cát 吉 (nghĩa là tốt lành, để gợi âm)

● Chữ nhau gồm chữ nhân 亻(biến thể của chữ nhân 人 nghĩa là người để gợi ý về quan hệ giữa người này với người khác) và chữ nhiêu 饒 (nghĩa là dồi dào, đầy đủ, để gợi âm).

✿.Chữ tài 才 và chữ mệnh 命 vốn là từ Hán-được du nhập vào tiếng Việt nên được mượn cả âm và nghĩa của chữ Hán (phương thức ➊).

✿ Các chữ ta, khéo, là đều mượn âm của chữ Hán, không mượn nghĩa (phương thức ➋)

● Chữ ta 些 (nghĩa là một ít) thì chỉ mượn âm (rất sát) của chữ Hán, không mượn nghĩa.

● Chữ thì mượn chữ la 羅 (nghĩa là lưới đánh cá) để ghi âm nhưng lược bớt nét.

● Chữ khéo thì mượn chữ diếu 窖 (nghĩa là hầm hố) để ghi âm.

Cả ba chữ này đều là những trường hợp mượn âm chữ Hán, không mượn nghĩa, nhưng vì trong chữ Hán không có những âm cõi, khéo, nhau nên đành phải mượn những chữ có âm gần giống hơn cả, và người đọc phải đoán, tựa như khi chúng ta đọc chữ quốc ngữ không có dấu.

✿ Đôi khi người ta phải sử dụng thêm phương thức khác nữa để tạo chữ Nôm. Ví dụ, chữ Trời được ghép từ chữ thiên 天 (nghĩa là trời) chồng lên chữ thượng 上 (nghĩa là ở trên).

Với các cách tạo chữ Nôm như vậy thì rất khó có thể đạt được sự thống nhất trong cách viết và cách đọc. Điều đó đã xẩy ra đối với nhiều chữ trong Truyện Kiều.

b). Cách thể hiện âm “rừng” trong chữ Nôm

Tổ tiên chúng ta đã mượn âm Hán-Việt của chữ Hán để ghi âm tiếng Việt, tạo thành chữ Nôm. Nhưng số lượng ngữ âm của chữ Hán (đọc theo âm Hán – Việt) ít hơn rất nhiều so với ngữ âm của tiếng Việt. Ví dụ, trong chữ Hán không có các âm bắt đầu từ phụ âm P hay R, v.v., cho nên chữ Paris (đọc là Pa- Ri) thì phải ghi thành 巴黎 (Ba Li), và có âm Hán – Việt là Ba Lê; Roma (đọc là Rô-Ma) thì phải ghi thành 羅馬 (Luo Ma) và có âm Hán – Việt là La Mã, v.v. Nghĩa là, khi muốn ghi một âm mở đầu bằng phụ âm R thì phải sử dụng những chữ Hán có âm mở đầu bằng phụ âm L. Điều này dường như đã trở thành một quy tắc. Các chữ Hán có âm Hán Việt bắt đầu bằng phụ âm L thì dùng để ghi các từ tiếng Việt mở đầu bằng các phụ âm L, R và cả phụ âm TR (ở những âm trước kia có phụ âm TL như các chữ Trăm, Trai, Trắng, mà theo Từ điển Việt – Bồ – La của Alexandre de Rhodes thì trước kia đọc là Tlăm, Tlai, Tlắng, v.v.)

Tương tự như vậy, để ghi âm “Rừng” trong tiếng Việt, phải sử dụng một trong /những chữ Hán nào đó thuộc phụ âm L. Nếu tìm được một chữ Hán có âm Hán – Việt là Lưng, Lửng, hay Lừng thì đã là tốt nhất rồi, nhưng cũng không có. Vậy thì phải tìm một chữ nào đó có âm không thuộc vần ưng vậy, ví dụ, các chữ có âm Lung, Long, Lăng, v.v. Không ít những chữ Hán có những âm như thế, nhưng phải chọn chữ nào có bộ phận gợi ý cho thích hợp. Cuối cùng, các cụ ngày xưa đã chọn chữ Lăng 棱 (nghĩa gốc là súc gỗ có cạnh, có gờ, mà ta vẫn gặp trong các từ lăng trụ, lăng kính, khối lục lăng, v.v.). Chữ Lăng 棱 này chứa chữ mộc 木 có tác dụng gợi ý khiến người ta nghĩ đến Rừng. Còn hơn một chục chữ “Lăng” khác thì không mấy ai sử dụng để ghi âm “Rừng”, ví dụ như chữ Lăng 菱 là củ ấu, hay chữ Lăng 陵 là lăng mộ thì không thể mượn để viết chữ Rừng. Đương nhiên, vì không có quy định nghiêm ngặt về cách viết của từng con chữ nên vẫn có thể có người viết chữ Rừng theo cách khác, nhưng các bậc túc nho và các từ điển thì vẫn thường dùng chữ Lăng 棱 (thuộc bộ mộc, trong đó có chữ mộc 木) để làm chữ “Rừng” (nghĩa là rừng cây) trong tiếng Việt. Việc dùng chữ Lăng để làm chữ “Rừng” là một trường hợp mượn âm của chữ Hán (một cách khá “gượng ép”) nhưng không mượn nghĩa. Chữ Mộc 木 (bộ phận bên trái của chữ Lăng 棱) là yếu tố gợi ý. Tuy âm Lăng và âm Rừng không gần nhau lắm nhưng để ghi chữ Rừng trong tiếng Việt thì chữ Lăng 陵 vẫn là con chữ tốt nhất trong Hán ngữ, không có chữ nào tốt hơn nó để ghi âm Rừng.

Cần chú ý rằng, khi mượn một chữ Hán để làm chữ Nôm, người ta có thể lược bớt nét ở chữ Hán ấy, như chữ đã lược bớt nét của chữ La 羅. Trong bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm của cụ Kiều Oánh Mậu, chữ Lăng 棱 cũng được viết khác một chút (xem ảnh ở dưới đây). Khi sử dụng văn bản chữ Nôm này để làm thành bản N/QN(9) đối chiếu Nôm – Quốc ngữ, nhóm Nguyễn Thế + Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng đã chuyển chữ Lăng giảm nét ấy trở lại dạng đủ nét là 棱.

Chữ RỪNG (từ trái ): trong các từ điển của J. L. Taberd, Huình Tịnh Của,

J. F. M. Génibrel và trong văn bản Truyện Kiều của Kiều Oánh Mậu, in năm 1902.

       

2). Câu 1755 trong các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm

a). Chữ Lăng của Hán ngữ (được mượn làm chữ Rừng) đã bị đọc sai là Dừng

Chúng ta không tìm được bản chép tay Truyện Kiều do Nguyễn Du để lại, cũng không có một bản in nào được khắc chữ khi nhà thơ còn sống. Hiện tại, bản Liễu Văn đường in năm 1866 được coi là bản in cổ nhất nhưng cũng muộn non nửa thế kỷ sau khi Nguyễn Du qua đời nên hẳn là bản ấy cũng chỉ dựa theo một bản sao qua chép lại nào đó, không dựa theo bản của tác giả. Vì vậy, nhiều câu, nhiều chữ trong các bản in khác nhau đã sai lệch nhau, rất dễ sai với bản gốc.

Ở câu 1755 (và cả chữ thứ sáu ở câu 1580 mà chúng ta đã khảo sát và xác minh ở các mục trước của bài này), chữ cuối cùng được một số nhà biên khảo đọc là Rừng nhưng một số nhà khác lại đọc là Dừng. Chúng tôi đã xem xét các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm thì biết rằng, chữ ấy luôn luôn là chữ Lăng 棱 trong Hán ngữ nhưng do cách hiểu câu thơ này ở mỗi người một khác nên cùng một chữ Lăng 棱 ấy (vốn được mượn làm chữ Rừng) nhưng có những người đọc là Dừng. Ví dụ:

Câu 1755 ở bản N/QN➈. Truyện Kiều, bản 1902 (bản Kiều Oánh Mậu) của nhóm Nguyễn

Thế & Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng ,(NXB Thuận Hoá — Huế 2004) là:

1755    Ở đây tai vách mạch dừng

Ở bản N/QN⑩. Truyện Kiều Nôm – Quôc ngữ đối chiếu TS Phan Tử Phùng biên soạn

theo bản Liễu Văn đường 1871 (NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008) thì câu 1755 là:

Trong hai cách đọc ấy, nhất định có một cách đọc sai ý của Nguyễn Du.

b). Ở các văn bản Truyện Kiều, chữ cuối cùng của câu 1755 đều là chữ Lăng .

Chúng tôi đã khảo sát câu 1755 ở 6 văn bản chữ Nôm sớm nhất và quen thuộc nhất. Kết quả được ghi lại bằng ảnh chụp câu 1755 ở 6 bản chữ Nôm ấy, như sau

Số

thứ tự

Tên các bản chữ Nôm

Câu 1755 ở 6 bản chữ Nôm

1

2

3

4

5

6

Bản Liễu Văn Đường, 1866

Baản Kinh đời Tự Đức, 1870

Bản Liễu Văn Đường, 1871

Bản Duy Minh Thị, 1872

Bản Thịnh Mỹ Đường, 1879

Bản Kiều Oánh Mậu, 1902

 

Chú ý Chữ “Dừng” ở bản Kiều Oánh Mậu là chữ Lăng 棱 được giản hóa chút ít.

c). Văn bản Truyện Kiều của Kiều Oánh Mâu, 9 lần mượn chữ Lăng làm chữ Rừng

Trong các văn bản Truyện Kiều phổ biến nhất, chữ “Rừng” xuất hiên 9 lần ở 9 câu thơ. Từ điển Truyện Kiểu của Đào Duy Anh đã xác nhận điều đó. Chúng tôi mượn bản Truyện Kiều (bản Kiều Oánh Mậu, 1902) do nhóm Nguyễn Thế + Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng khảo chú và chế tác bản Nôm ( NXB Thuận Hóa, Huế, 2004) để quý vị độc giả thấy rõ chữ RỪNG mà Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều.

Câu 917:
Rừng thu rỗ biếc ô hồng
Câu 1091:
Chim hôm thoi thót về rừng

Câu 1128:
Dặm rừng bước thấp bước cao hãi hùng

Câu 1520:
Rừng phong thu đã nhuốm màu quan san

Câu 1580:
Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi

Câu 1755:
Ở đây tai vách mạch dừng (?, !)

Câu 1926:
Dường gần rừng tía dường xa bụi hồng

Câu 2995:
Từ phen chiếc lá lìa rừng

Câu 3006:
Khỏi rừng lau đã tới sân Phật đường

d). Trong các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm, chữ Lăng của Hán ngữ luôn luôn được mượn để ghi âm Rừng trong tiếng Việt.

Các quyển từ điển từ thế kỷ 19 cũng như các quyển từ điển chữ Nôm hiện nay đều ghi nhận rằng, chữ Lăng 棱 trong Hán ngữ đã được mượn để làm chữ Rừng trong tiếng Việt. Trong mọi văn bản chữ Nôm của Truyện Kiều, chữ “Rừng” luôn luôn được viết bằng chữ Lăng 棱 của Hán ngữ. Chúng tôi đã khảo sát chữ Rừng trong 10 văn bản đối chiều Nôm – Quốc ngữ. Kết quả cho thấy: tất cả các chữ Rừng đều hoàn toàn mượn chữ Lăng 棱 của Hán ngữ. Cụ thể như sau:

Bản Liễu Văn Đường, 1866 (là bản cổ nhất hiện có): Bản này bị mất 18 tở, tức là mất 36 trang nên không tìm thấy 5 câu có chữ Rừng (917, 1580, 1926, 2995, 3006). Tất cả 4 chữ Rừng còn lại (ở các câu: 1091, 1128, 1520, 1755) đều được viết bằng chữ Lăng

Bản Kinh đời Tự Đức, 1870. Ở bản này, câu 917 ghi là “Lầu thu từng biếc chen hổng” nên còn 8 câu có chữ Rừng. Tất cả 8 chữ Rừng ấy đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Bản Liễu Văn Đường, 1871 đã được TS Phan Tử Phùng soạn thành bản Truyện Kiều Nôm – Quốc ngữ đối chiều . NXB Khoa học Xã hội, 2008. Ở bản này, câu 3006 ghi là “Khỏi trăng sao đã tới sân phật đường” (TS Phan Tử Phùng phiên âm là “Khỏi trăng lao“ ). nên chỉ còn 8 câu có chữ Rừng. Tất cả 8 chữ Rừng ấy đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Bản Duy Minh Thị. 1872. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Bản Thịnh Mỹ Đường, 1879. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Bản Kiều Oánh Mậu, 1902. Nguyễn Thế + Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng khảo chú và chế tác chữ nôm (in theo hàng ngang, và chúng tôi đã mượn để trích dẫn 9 câu có chữ Rừng, ở trên). Trong bản chữ Nôm do cụ Kiều Oánh Mậu khảo đính, chữ Rừng được viết bằng chữ Lăng giản hóa một chút (như đã minh họa ở trang trước), và nhóm biên khảo đã chuyển lại thành chữ Lăng 棱 bình thường. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱 giảm nét.

Chỉ có điều cần bàn là ở câu 1755, đáng lẽ Lăng 棱 phải được đọc là Rừng nhưng nhóm biên khảo đã cố ý đọc là Dừng.

Bản Chiêm Vân Thị, 1905 (Thúy Kiều truyện tường chú. Chiêm Vân Thị chú đính, Lê Mạnh Liêu phiên âm). Bản này đã được đưa lên mạng Internet. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Bản Vũ Văn Kính, 2001. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Truyện Kiều tập chú. (Bản Nôm – Quốc ngữ). Trần Văn Chánh – Trần Phước Thuận – Phạm Văn Hòa biên soạn. (đã được đưa lên mạng Internet). Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Truyện Kiều. Bản UNESCO. Quốc ngữ – Nôm đối chiếu. Tất cả 9 chữ Rừng đều được viết bằng chữ Lăng 棱.

Tóm lại, trong 10 văn bản Truyện Kiền bằng chữ Nôm, có 83 lần gặp chữ Rừng, tất cả đều được viết bằng chữ Lăng trong Hán ngữ, không trừ một trường hợp nào.

3). Chữ “dừng” trong các văn bản bằng chữ Nôm

Để có thể tán thành hay bác bỏ ý kiến cho rằng chữ Lăng 棱 trong Hán ngữ không bao giờ được mượn làm chữ Dừng trong Truyện Kiều, cần phải biết một điều quan trọng là, trong các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm, chữ “dừng” được viết như thế nào.

a). Chữ “dừng” trong 3 quyển từ điển tiếng Việt ở thế kỷ 19.

Các cuốn từ điển tiếng Việt biên soạn từ thễ kỷ 19 như Dictionarium Anamitico – Latinum của J. L. Taberd, Đại Nam quốc âm tự vị của Huình Tịnh Của và Dictionaire Annamite – Français của J. F. M. Génibrel đều cho biết rằng, chữ Đình 停 trong Hán ngữ (nghĩa là dừng lại) được mượn để làm viết chữ Dừng (nghĩa là thôi, không tiếp tục nữa) trong tiếng Việt. Theo cuốn từ điển của Taberd thì chữ dừng ở bức dừng phên (là tấm phên để ngăn mưa, gió) cũng được viết bằng chữ Đình 停 . Chữ Đình 停 còn được mượn để viết các chữ khác như Đành, Dành, Đừng.

Trong Truyện Kiều, chữ Dừng xuất hiên 4 lần ở các câu 316, 404, 921 và 1805. Chúng ta hãy xem xét các chữ Dừng trong các văn bản Truyện Kiều của Kiều Oánh Mậu, 1902 (qua bản in N/QN(9) đối chiếu Nôm – Quốc ngữ của nhóm Nguyễn Thế + Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng, NXB Thuận Hóa, 2004) và văn bản Kim Vân Kiều tân truyện của nhà in Liễu Văn Đường, 1871 (qua bản N/QN(10). Truyện Kiều Nôm – Quôc ngữ đối chiếu TS Phan Tử Phùng biên soạn, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2008).

Câu

Bản N/QN. NXB Thuận Hóa, 2004

Bản N/QN, NXB Khoa học Xã hội, 2008

316


Dừng chân gạn chút niềm tây gọi là.

 

404

Khoảng trên dừng bút thảo và bốn câu

 

921

Xe châu dừng bánh cửa ngoài

 

1805

Bước ra một bước một dừng

 

Tiếp tục khảo sát chữ “Dừng” trong các văn bản khác của Truyện Kiều , chúng ta có bảng tổng hợp dưới đây.

Chữ “Dừng” trong các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm

Số thứ tự

Tên văn bản chữ nôm

Dạng chữ “Dừng” ở các câu

316 404 921 1805

1

Bản Liễu Văn Đường, 1866

Mất

Mất

Mất

 

2

Bản Kinh đời Tự Đức, 1870

 

3

Bản Liễu Văn Đường, 1871

 

4

Bản Duy Minh Thị, 1872

 

5

Bản Thịnh Mỹ Đường , 1879

 

6

Bản Kiều Oánh Mậu, 1902

 

7

Bản Chiêm Vân Thị, 1905

 

8

Bản Vũ Văn Kính, 2001

9

Truyện Kiều tập chú, 2008

 

10

Bản UNESCO, 2013

Trong 10 văn bản Truyện Kiều này, chữ Dừng có 6 dạng khác nhau:

3 dạng chữ Dừng mượn từ các chữ Hán:

– Chữ Đình 停 nghĩa là dừng lại. Mượn cả âm cả nghĩa của chữ Hán

– Chữ Đình 亭 nghĩa là ngôi đình. Chỉ mượn âm của chữ Hán,, không mượn nghĩa

– Chữ Đinh 仃 nghĩa là một mình: Chỉ mượn âm, không mượn nghĩa

3 dạng chữ Dừng được tạo ra bằng cách ghép các chữ Hán: , ,

– , gồm chữ Túc 足 (nghĩa là chân) gợi ý, và chữ Dựng 孕 (nghĩa là có thai) gợi âm.

– , gồm chữ Lập 立 (nghĩa là đứng ) gợi ý, và chữ Dựng 孕 (nghĩa là có thai ) gợi âm.

– Dạng cuối cùng của chữ Dừng (ở câu 1805 trong bản Chiêm Vân Thị) gồm chữ Đình 停 nghĩa là dừng lại (vừa gợi ý vừa gợi âm) chồng lên chữ Chỉ 止 nghĩa là dừng lại (gợi ý)

Cả ba dạng chữ Dừng này không có trong chữ Hán nên người đọc biết ngay là chữ Nôm, và cấu tạo của chúng đều có cơ sở ngữ âm và ngữ nghĩa nên dễ suy ra cách đọc theo tiếng Việt. Nếu chữ Lăng 棱 mà đọc thành Dừng thì chỉ là một sự cố ý rất gượng ép, không có căn cứ.

4). Câu 1755 trong Truyện Kiều phải là “Ở đây tai vách mạch rừng

Sau khi khảo sát chữ Rừng và chữ Dùng trong các văn bản Truyện Kiều, chúng ta nhận thấy một số điều sau đây.

a) Tất cả 6 dạng chữ Dừng trên đây đã được phát hiện từ 10 văn bản chữ Nôm đáng chú ý nhất, trong đó có 5 bản in xưa nhất từ thế kỷ 19 từng là chỗ dựa cho các bản in về sau và 5 bản khảo đính nghiêm túc. Có thể tin rằng đó cũng là 6 dạng của chữ Dừng trong tất cả các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm từ trước đến nay. Trong 6 dạng ấy không có trường hợp nào mượn chữ Lăng 棱 của Hán ngữ. Không thể lý giải việc mượn chữ Lăng 棱 để làm chữ Dừng.

b). Tất cả 6 dạng của chữ Dừng đều được lựa chon hoặc có cấu tạo hợp lý, dễ hiểu.

c). Trong 10 văn bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm ấy, chữ Lăng 棱 xuất hiện 83 lần thì có 82 lần đã đ ược các nhà biên khảo đọc là Rừng Cuối câu 1755 ở 10 văn bản Truyện Kiều ấy cũng có 10 chữ Lăng 棱, thì có 9 bản được đọc là Rừng, rất thích hợp với ngữ cảnh và không thẻ thay thế bằng cách đọc khác, thế mà chỉ riêng ở bản N/QN(9) cuâ nhóm Nguyễn Thế + Phan Anh Dũng + Nguyễn Đình Thảng đọc là Dừng. Vậy, chắc chắn là nhóm này đã đọc sai.

d). Chính vì chữ cuối cùng trong câu 1755 là Lăng 棱 của Hán ngữ được mượn làm chữ Rừng trong tiếng Việt nên các cụ Bùi Khánh Diễn và Đào Duy Anh phải đọc câu ấy là “Ở đây tai vách mạch rừng” rồi giải thích rằng “rừng nghĩa là dừng”, mặc dầu chữ “rừng” không hề có nghĩa ấy.

Những luận cứ vừa nêu là cơ sở cho phép khẳng định rằng, câu 1755 trong Truyện Kiều, phải là “Ở đây tai vách mạch rừng” chứ không thể là “Ở đây tai vách mạch dừng”.

XI. Thành ngữ “Tai vách mạch rừng” biến thành “Tai vách mạch dừng” từ khi nào?

1). Trước thế kỷ 20 chưa xuất hiện cụm từ “tai vách mạch dừng”.

Câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai” và thành ngữ “Tai vách mạch rừng” đã được ghi nhận trong các quyển từ điển tiếng Việt ở thế kỷ 19, của các tác giả J. L. Taberd (1794 – 1840), Huình Tịnh Paulus Của (1834-1907), và J. F. M. Génibrel, như chúng tôi đã trinh bày ở phần V. (Qua các từ điển, tìm hiểu nghĩa của các từ ngữ cần khảo sát)

Ở văn bản Truyện Kiều đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, in ở Sài gòn năm 1875, học giả Trương Vĩnh Ký ((1837-1898) đã ghi nhận câu 1755 là“Ở đây tai vách mạch rừng”. Tiếp theo, cuốn Kim Vân Kiều tân truyện do học giả người Pháp là Abel des Michels (1833 – 1910), giáo sư Trường Sinh ngữ Đông phương xuất bản ở Paris năm 1884 -85 bằng chữ Quốc ngữ (kèm theo văn bản bằng chữ Nôm và bản dịch sang tiếng Pháp) cũng ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch rừng”.

Qua việc khảo sát cách viết chữ Rừng và chữ Dừng trong các văn bản chữ Nôm, chúng ta đã khẳng định được rằng, câu 1755 trong Truyện Kiều phải là “Ở đây tai vách mạch rừng”.

Từ xa xưa, trong ca dao Việt Nam vẫn có câu:

Rừng có mạch, vách có tai,

Người trong chưa tỏ, người ngoài đã hay.

Trong truyện thơ khuyết danh Nhị độ mai, thành ngữ này đã được sử dụng ở câu 2139/2140:

Chỉn e tai vách mạch rừng,

Làm cho kín mít như bưng mới là.

Khi mà câu tục ngữ “Rừng có mạch, vách có tai” và thành ngữ phái sinh của nó là “Tai vách mạch rừng” đã tồn tại, đã được khẳng định và được vận dụng trong văn chương với ý nghĩa thâm thúy đúc kết một kinh nghiệm sâu sắc trong cõi nhân gian thì không có lý do gì khiến sinh ra một câu tục ngữ khác là “Dừng có mạch, vách có tai” để nhắc nhở một điều hiển nhiên là “vì tường có lỗ thủng và phên có nhiều kẽ hở nên mọi chuyện bí mật trong nhà dễ bị người ngoài nghe biết”.

Từ khi Truyện Kiều ra đời (có lẽ là từ cuối thế kỷ 18) đến hết thế kỷ 19, câu thơ 1755 của nó đã được người đời đọc đúng và chép đúng (bằng chữ Nôm). Tuy nhiên, thành ngữ “tai vách mạch rừng” trong đó được đúc kết từ kinh nghiệm nhiều đời có ý nghĩa sâu xa nên nó không thuộc loại dễ hiểu ngay, bởi vậy, tuy người ta đọc đúng và chép đúng nhưng ít người hiểu đúng. Thế rồi một số học giả đã suy luận ra một cách giải thích có vẻ sâu sắc để chú giải Truyện Kiều nhưng lại không đúng ý của của tác giả Nguyễn Du. Và sự chú giải sai ấy trong văn bản Truyện Kiều lại được các nhà biên soạn từ điển tiếng Việt tiếp nhận, thế là cái sai càng được lan tỏa khắp nơi, còn cách hiểu đúng thì chưa được lý giải thấu đáo nên cái sai đã song hành với cái đúng, có khi còn có ưu thế hơn.vì nó đã được rất nhiều học giả, văn nhân nổi tiếng tán thành.

2). Câu thơ “Ở đây tai vách mạch rừng” trong Truyện Kiều

đã biến thành “Ở đây tai vách mạch dừng” từ khi nào?

Khi đọc một văn bản bằng chữ Nôm, người đọc phải vận dụng vốn hiểu biết về chữ Hán cùng mọi tri thức khác của mình và dựa theo văn cảnh cụ thể mà suy luận, phán đoán từng con chữ. Nhiều khi khó có thể dựa vào con chữ để khẳng định cách đọc như thế nào là đúng. Chỉ đến khi tiếng Việt được viết bằng chữ Quốc ngữ như hiện nay thì chúng ta mới có thể đọc đúng mọi từ ngữ trong mọi văn bản. Các văn bản Truyện Kiều bằng chữ Quốc ngữ sớm nhất là Poème KIM VÂN KIỀU truyện do Trương Vĩnh Ký phiên âm từ chữ Nôm (Sài Gòn, 1875) và Kim Vân Kiều tân truyện do Abel des Michels công bố và dịch sang tiếng Pháp (Paris, 1884) đã ghi nhận câu 1755 là “ Ở đây tai vách mạch rừng”.

Năm 1925, Vĩnh Hưng Long thư quán ở Hà Nội xuất bản cuốn Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khào,in bẳng chữ Quốc ngữ. Ở sách này, lần đầu tiên, câu 1755 được sửa đổi thành “Ở đây tai vách mạch dừng”, kèm theo lời chú thích:《Phương ngôn: “Dừng có mạch, vách có tai”. Dừng là cái vách làm bằng phên”. Từ đó trở đi, câu “Dừng có mạch, vách có tai” và cụm từ “tai vách mạch dừng” có chỗ dựa để được đưa vào nhiều quyển từ điển tiếng Việt, trước hết là VIỆT NAM TỰ ĐIỂN của Hội Khai tri Tiến đức xuất bản năm 1931 tại Hà nội, tiếp theo là các cuốn từ điển của Văn Tân, của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ, của Nguyễn Như Ý, của Nguyễn Lân). Từ điển của Hội Khai trí Tiến đức còn muốn thay câu tục ngữ “Rút dây động rừng” bằng câu “Rút dây động dừng”, và “Giáo sư” Nguyễn Lân thì hoàn toàn ủng hộ ý kiến này và đã “giảng giải’ rất căn kẽ trong vài cuốn từ điển do ông biên soạn.

Năm 1942, Éditions Alexandre de Rhodes ở Hà Nội xuất bản cuốn Kim – Vân – Kiều do Nguyễn Văn Vĩnh (1882 – 1936) dịch sang tiếng Pháp. Học giả nổi tiếng này đã hoàn thành bản dịch ấy không lâu trước khi qua đời. Ở bản gốc bằng chữ Quốc ngữ kèm theo, câu 1725 cũng được ghi nhận là “Ở đây tai vách mạch dừng” nhưng chữ “dừng” được hiểu là cốt của vách đất.

Tiếp theo cuốn Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khào, một số nhà biên khảo (và dịch giả) khác về sau như Đồ Nam cư sĩ, Lê Văn Hòe, Nguyễn Huy, Nguyễn Việt Hoài, Nguyễn Khắc Viện cũng ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng”. Tuy nhiên, Lê Văn Hòe cho rằng “dừng là những thanh tre làm cốt để trát vách” chứ không phải là bức vách làm bằng tấm phên.

Tuy hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim là những người đầu tiên chính thức ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch dừng” từ năm 1925, nhưng điều này đã có mầm mống trước.

Cuốn Đoạn trường tân thanh bằng chữ Nôm do Kiều Oánh Mậu (1854 – 1912) chú thích và ấn hành năm 1902 là một văn bản quan trọng từng ảnh hưởng đến rất nhiều bản Quốc ngữ sau đó. Trong văn bản bằng chữ Nôm ấy〔theo sách Đoạn trường tân thanh – Truyện Kiều đối chiếu Nôm – Quốc ngữ Thế Anh phiên âm và khảo dị (Phiên âm theo bản nôm Đoạn trường tân thanh do Kiều Oánh Mậu chú thích. NXB Văn học, 1999)], câu 1755 được viết:

, kèm theo lời chú giải:

壁 壁中有耳也脈棱南俗每用竹編壁夾荚處謂之脈 (xem: trang 188)

Phiên âm và ngắt câu: Tai vách: bích trung hữu nhĩ dã. Mạch rừng (hay mạch dừng?): nam tục mỗi dụng trúc biên bích, vị chi mạch . Phiên dịch: Tai vách: trong tường có tai. Mạch rừng (hay mạch dừng?): người Nam thường dùng (các thanh) tre để đan thành bức vách, chỗ giáp nhau (giữa các thanh tre) gọi là mạch.

Thật khó mà biết cụ Phó bảng Kiều Oánh Mậu đã đọc hai chữ 脈棱 này là “mạch rừng” hay “mạch dừng”. Chúng tôi đã chứng minh rằng, chữ Lăng 棱 trong Hán ngữ được dùng để ghi âm Rừng trong tiếng Việt (và ghi âm Lăng trong các từ như Lăng kính, Lục lăng, v.v, là tiếng Việt du nhập từ Hán ngữ) chứ không bao giờ được đọc là Dừng. Trong trường hợp cụ thể ở câu 1755 kèm theo lời chú giải của cụ Kiều Oánh Mậu thì dù đọc hai chữ 脈棱 này là “mạch rừng” hay “mạch dừng”. cũng đều không ổn và đều phạm sai lầm nghiêm trọng. Nếu đọc là “mạch dừng”.(theo hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim) thì phù hợp với lời chú giải của cụ Kiều Oánh Mậu nhưng chữ Lăng 棱 không cho phép đọc như thế, vì sai lời của tác giả. Như vậy là hai học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim đã đọc sai lời thơ và hiểu sai ý thơ của Nguyễn Du. Nếu đọc chữ 棱 là Rừng (theo học giả Đào Duy Anh) thì phải gán cho nó một “nghĩa lạ” là bức dừng, tức là tấm phên đan bằng tre để làm vách che. Nhưng từ xưa đến nay, trong tiếng Việt, từ Rừng chưa bao giờ mang nghĩa ấy. Thê là học giả Đào Duy Anh tuy không đọc sai lời thơ nhưng đã hiểu sai ý thơ của Nguyễn Du.

Như vậy, có thể khẳng định rằng, việc đọc sai chữ cuối cùng của câu 1755 trong Truyện Kiều (chữ 棱, phải đọc là Rừng) hay việc đọc đúng nhưng giảng sai nghĩa của chữ này (gán cho nó một nghĩa mới lạ, hoàn toàn sai) đều chịu ảnh hưởng hoặc có mầm mống từ lời chú giải của cụ Kiều Oánh Mậu trong văn bản Truyện Kiều do cụ khảo đính và xuất bản năm 1902.

Chúng tôi cũng đã nói đến cuốn Kim Vân Kiều chú thích (Đoạn trường tân thanh) Bùi Khánh Diễn chú thích. Cuốn sách này được in lần đầu tiên ở Hà nội năm 1924 , 13 năm sau khi cụ Bùi Khánh Diễn (? – 1911) qua đời. Cũng giống như học giả Đào Duy Anh, ở đây, câu 1755 vẫn được đọc là “Ở đây tai vách mạch rừng”, nhưng :”mạch rừng” này chẳng liên quan gì với Rừng cả. Theo cụ Bùi Khánh Diễn thì 《Mạch rừng là trát vách trước phải buộc nan rừng đã》. Câu này hơi tối nghĩa nhưng có thể hiểu rằng, mạch rừng là mạch chạy theo các thanh làm cốt ở vách đất (thường gọi là các thanh dứng ) chứ không phải là khe hở ở bức vách bằng phên.

Mặc dầu cho đến nay, đa số (có thể nói là đại đa số) các nhà khảo chú Truyện Kiều đều ghi nhận câu 1755 là “Ở đây tai vách mạch rừng” nhưng đa số độc giả Truyện Kiều vẫn chịu ảnh hưởng của các học giả Bùi Kỷ, Trần Trọng Kim hoặc Đào Duy Anh. Nguyên do là ví các học giả này có uy tín to lớn trong học thuật, sách của họ được tái bản nhiều nhất và rất được tin cậy. Tuy từ năm 1954 đến đầu những năm 80 của thế kỷ trước, ở Hà Nội, cuốn Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khào không được tái bản nhưng thay vào đó lại có cuốn Truyện Kiều. Lược khảo, lược chú của Bùi Kỷ do NXB Phổ thông ấn hành, tái bản nhiều lần liên tục với số lượng lớn (mối lần từ 20 đến 40 ngàn bản) và được các nhà xuất bản khác in lại nhiều lần. Từ khoảng năm 1990 đến nay thì cuốn Truyện Thúy Kiều do Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hiệu khào lại được tái bản nhiều nhất. Mặt khác, tuy đại đa số các nhà khảo chú Truyện Kiều gần đây hầu như không ai tán thành cách đọc và cách hiểu câu 1755 như của các học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim hoặc Đào Duy Anh nhưng chưa có ai nêu ró được cái sai của họ.

XII. Kết luận

Chúng tôi đã hoàn thành việc khảo luận các thành ngữ “Rút dây động rừng” và “Tai vách mạch rừng”, mong tìm đến văn bản chính xác của câu 1580 và câu 1755 trong Truyện Kiều, và đã đi đến hai kết luận:

1). Câu 1580 trong Truyện Kiều phải là “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi”.

Do ảnh hưởng của một số nhà khảo chú Truyện Kiều, nhất là các học giả Bùi Kỷ và Trần Trọng Kim – những người đã chữa câu “Ở đây tai vách mạch rừng” thành câu “Ở đây tai vách mạch dừng” cho nên cuốn Việt Nam từ điển (in năm 1931) của hội Khai trí Tiến đức (trong ban soạn thảo có các ông Phạm Quỳnh, Nguyễn Văn Vĩnh, Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, v.v.) cũng theo ghi nhận cụm từ “rút dây động dừng” để thay cho thành ngữ “rút dây động rừng”. May mắn thay, trong các văn bản Truyện Kiều (kể cả của các ông Bùi Kỷ và Trầng Trọng Kim, hay của ông Nguyễn Văn Vĩnh) đều không xẩy ra điều đáng tiếc này.

Tuy nhiên, đến những năm cuối cùng của thế kỷ 20, nhà biên soạn từ điển Nguyễn Lân lại lớn tiếng đòi “đính chính” thành ngữ “Rút dây động rừng” bằng cụm từ “Rút dây động dừng”. Đại đa số các nhà khảo chú Truyện Kiều đều thờ ơ với ý kiến này. Chỉ có ông Phạm Đan Quế tiếp thu mà thôi. Ảnh hưởng tai hại của ông Nguyễn Lân đối với văn bản Truyện Kiều chưa lớn lắm nhưng chắc chắn là nó rất có hại đối với những người đã tin vào những cuốn từ điển chứa hàng trăm sai lầm nghiêm trọng của ông.

Việc khẳng định lại văn bản của câu “Rút dây sợ nữa động rừng lại thôi” trong Truyện Kiều vẫn là điều hết sức cần thiết, vì ý kiến sai trái đòi sửa đổi nó đã được đưa vào Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt NamTừ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân rồi được in lại nhiều lần (nhất là cuốn Từ điển thành ngữ, tục ngữ Việt Nam) mà không thấy ai để ý và lên tiếng phản bác.

2). Câu 1755 trong Truyện Kiều phải là “Ở đây tai vách mạch rừng

Đây là một câu rất hay, chính vì thế nên đã được nhiều người chú ý xem xét, mổ xẻ. Tiếc thay, vì có thiên kiến về một phía nào đó nên càng mổ xẻ càng sai lệch, đi đến chỗ cải biến nó thành câu “Ở đây tai vách mạch dừng”, vừa hời hợt, vừa thiếu thực tế, hoặc vẫn đọc là “Ở đây tai vách mạch rừng” nhưng lại gán cho từ Rừng một nghĩa rất xa lại, chưa bao giờ có. Như thế là đã đọc sai lời và hiểu sai ý ở một câu thơ rất hay trong Truyện Kiều và cũng là câu thành ngữ rất hay trong tiếng việt. .

Sai lầm này gắn liền với tên tuổi của những bậc thầy nghiêm túc, có uy tín trong giới học thuật, có ý thức tìm đến nguyên tác của Truyện Kiều (bắt đầu từ các nhà nho có tên tuổi như Bùi Khánh Diễn, Kiều Oánh Mậu) đặc biệt là học giả nổi tiếng như Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ và sau đó là Nguyễn Văn Vĩnh, Nguyễn Khắc Viện, Đào Duy Anh, lại được nhiều văn nhân nghệ sĩ như Thế Lữ, Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên, Nguyễn Công Hoan, Hoài Thanh… hưởng ứng và truyền bá nên văn bản khảo đính của họ được tái bản rất nhiểu lần và dược rất nhiều độc giả tin theo. Mặt khác, tuy có nhiều nhà khảo chú Truyện Kiều không ghi nhận câu “Ở đây tai vách mạch dừng” nhưng chưa một ai có lý lẽ vững chắc nhằm bảo vệ ý kiến của mình. Tình trạng đúng sai lẫn lộn song hành suốt hơn một thé kỳ vừa qua là vì chưa ai có đủ điều kiện để vạch rõ cái sai của các học giả nổi tiếng. Nhưng hẳn là cũng có những người tuy đọc đúng câu thơ 1755 nhưng hiểu nó chưa đúng, giống như học giả Đào Duy Anh, hoặc như ông Nguyễn Quảng Tuân, tuy đọc đúng chữ 棱 là Rừng nhưng vẫn chấp nhận cách đọc khác là Dừng.

Vì thế, sai lầm này đã đi vào rất nhiều cuốn từ điển tiếng Việt như Việt Nam từ điển của Hội Khai trí Tiến đức (1931), Việt Nam từ điển của Lê Văn Đức và Lê Ngọc Trụ (1970), Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên (1967 -1990), Từ điển Truyện Kiều của Đào Duy Anh (1984), Từ điển tục ngữ thành ngữ Việt nam của Nguyễn Lân (1989), Đại từ điển tiếng Việt do Nguyễn Như Ý chủ biên (1900), Từ điển từ và ngữ Việt Nam của Nguyễn Lân (2000, 2006).

Người viết bài này rất mong được quý vị độc giả góp ý chân thành và thẳng thắn nhằm tìm đến cái hay, cái đúng của Truyện Kiều, để nhân dịp này có thể xác định dứt khoát một chữ “Rừng” thay cho chữ “Dừng” ở những câu thơ rất hay trong Truyện Kiều mà lâu nay vẫn còn bị nhiều người đọc sai, hiểu sai, và cũng để loại trừ vài sai lầm không nhỏ trong nhiều cuốn từ điển tiếng Việt.

Hà Nội, mùa xuân năm Ất Mùi, 2015.

Comments are closed.