Nhân Văn Giai Phẩm: Nỗi oan khuất của Lê Nguyên Chí và gia đình qua thư của con trai – Lê Mạnh Đức

Dưới đây là thư của ông Lê Mạnh Đức, con trai ông Lê Nguyên Chí, vừa gửi cho bạn ông, nhà thơ Hoàng Hưng, nói về nỗi oan khuất của bố ông và gia đình từ vụ Nhân Văn Giai Phẩm.

Văn Việt

Bố tôi là một người nhiệt thành yêu nước. Từ năm 1926 khi đang học tú tài trường Bưởi đã tích cực tham gia bãi khóa để tang cụ Phan Châu Trinh khiến bị đuổi học; năm 1942, đang là ông phán Sở Tài chính, sẵn sàng thôi việc để tham gia công tác Mặt trận Việt Minh với bao gian khó tù đày. Tất nhiên những việc này khiến gia đình rất khó khăn về sinh kế… Năm 1945, sau khi tham gia cướp chính quyền, được Cụ Hồ giao cho phụ trách Thanh tra (nay ngang bộ) nằm trong Bộ Nội vụ, làm việc bên cạnh các ông Hoàng Hữu Nam, Võ Nguyên Giáp (Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã xác nhận). Sau đó về Bộ Ngoại giao làm việc bên cạnh Bộ trưởng Hoàng Minh Giám, cũng giữ vai trò thứ nhì trong Bộ (lúc đó không có Thứ trưởng). Sau khi nghỉ làm tại Bộ Ngoại giao, được Uỷ ban Kháng chiến Liên khu Việt Bắc cử về nội thành vận động Thủ hiến Bắc Việt Nguyễn Hữu Trí ra kháng chiến. Việc không thành, sau 3 tháng với quyền lực của Thanh tra Thủ hiến Bắc Việt, đời sống vật chất rất cao, nhưng bố tôi từ bỏ hết và xin nghỉ việc. Điều đó chứng tỏ sự trung thành của ông với lý tưởng yêu nước… Vào Nam, tham gia Mặt trận Hòa bình Thế giới do ông Nguyễn Hữu Thọ làm Chủ tịch, và do đó, ông đã can thiệp cho Bố tôi và gia đình trở về Hà Nội những mong tiếp tục công tác (ông Phạm Văn Đồng giao cho Bộ trưởng Phan Mỹ tiếp xúc thông báo nơi công tác là Bộ Nông trường, chắc với vị trí xứng đáng). Đùng một cái bị bắt. Các diễn biến tôi đã viết trong bài “Bố tôi, Lê Nguyên Chí”.

Continue reading “Nhân Văn Giai Phẩm: Nỗi oan khuất của Lê Nguyên Chí và gia đình qua thư của con trai – Lê Mạnh Đức”