“Số đỏ” và… nhà văn trẻ

Đặng Văn Sinh

Có thể là hình ảnh về văn bản

Năm 1936, Vũ Trọng Phụng viết SỐ ĐỎ. Cuốn sách được nhà in Lê Cường xuất bản lần đầu vào năm 1938 dày 248 trang, khổ 19,4 x 13,6 cm. Đây là một cuốn tiểu thuyết làm rạng danh nền văn học Việt Nam lúc tác giả mới 24 tuổi mà chưa từng tham dự hội nghị NHÀ VĂN TRẺ. Đương nhiên ông cũng không có nguồn tài trợ từ bất cứ quỹ sáng tác nào, nhưng SỐ ĐỎ vẫn là một kiệt tác với những nhân vật nổi tiếng như Xuân Tóc Đỏ, bà Phó Đoan, cụ Cố Hồng, nhà cải cách Văn Minh, Doctor Trực Ngôn, ngài Typn, cô Tuyết, Em Chã…

Điều kỳ lạ ở dàn nhân vật tưởng như rất hài hước này lại là những dự ngôn dưới hình thức văn chương của tác giả về căn tính dân tộc được di truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác. Để rồi, ngày nay, chúng ta có được hàng loạt điển hình mang tính cộng đồng, mà nói dại, cho dù có phép màu sống lại, bà Phó Đoan, cô Tuyết và nhất là anh chàng Xuân Tóc Đỏ cũng phải bái đám âm binh ấy làm tổ sư.

Đã một thời Vũ Trọng Phụng bị các nhà phê bình Marxism chửi không tiếc lời. Sách của ông thậm chí còn bị cấm lưu hành, vậy mà bây giờ, phong hóa Đông Lào hầu như lặp lại từng chi tiết của SỐ ĐỎ. Cho đến nay, SỐ ĐỎ đã xuất bản 78 lần, một con số kỷ lục.

Thế mới biết, nền văn học đám đông, cho dù được dùng mỹ danh TRẺ cũng không thể làm ra kiệt tác mà chỉ đẻ ra thứ văn chương đồng phục.

Nguồn: FB Đặng Văn Sinh

Comments are closed.