Chân Nhân (kỳ 6)

Tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh

SÁU

Hồi thày Bút nổi lên thì cũng là lúc nhà nước ta bắt đầu đổi mới, mở cửa.

Mở cửa thì dễ hiểu rồi, ngày xưa ta đóng kín cổng ngõ, bế quan tỏa cảng, không cho khách khứa lai vãng. Thậm chí nhìn hàng xóm láng giềng cứ như nhìn kẻ thù thì nay ta mở tung cửa ra, mời bạn bè khách khứa xa gần cứ việc đến nhà chơi, cùng bàn chuyện làm ăn. Lại còn giương hẳn khẩu hiệu, Việt Nam làm bạn với tất cả. Đại khái thế. Thế nhưng nhỡ làm bạn trúng thằng kẻ cướp thì cũng gay phết chứ đùa à.Nhưng còn đổi mới thì là làm sao?

Một vị sứ quân nói, là phải đổi mới tư duy trước tiên. Cơ mà có khá ít người Việt hiểu tư duy là cái gì. Một ông giáo sư khả kính vốn từ bên kinh thành Ba Lê về, nhưng lâu nay sống như tù giam lỏng dưới khu Kim Liên. Chỉ vì cái tội không viết bài theo ý Đại Quốc Sư. Bèn nhân dịp này đăng đàn, giải thích cho mọi người rằng, tư duy, nó là một phạm trù triết học. Nó chính là những hoạt động tinh thần của con người để nhận thức đúng đắn sự vật và từ đó mà có ứng xử tích cực với nó.

Tư duy luôn phản ánh hiện thực khách quan dưới các khái niệm, nhận thức. Tư duy, hiểu một cách cụ thể, nôm na nó chính là những suy nghĩ của con người ta về mọi thứ xung quanh mình. Ông ấy lấy ví dụ như trước đây có những sự vật hiện tượng do tư duy của chúng ta cũ kỹ bảo thủ giáo điều, cho đó là lạc hậu phản động. Thế nhưng ngày nay, đổi mới tư duy chúng ta cần nhận thức lại, đó thực chất lại là tiến bộ. Là chân lý. Nghe đến đây, nhiều ông đầu lĩnh, sứ quân nóng mắt, bảo thế ra đổi mới là đổi trắng thay đen à? Không được! Thế là phủ nhận sạch trơn! Đổi mới gì thì đổi nhưng lập trường tư tưởng đường lối là vẫn phải luôn luôn kiên định vững vàng. Thậm chí một số sư trong Viện Hàn Lâm Bác Cổ của Đại Quốc Sư còn gào lên, rằng thế là đang bắn vào lịch sử. Họ bảo bắn vào quá khứ bằng súng lục thì rồi tương lai sẽ nã chúng ta bằng đại bác. Không. Không phải đại bác mà tương lai sẽ bắn chúng ta bằng tên lửa đạn đạo mang đầu đạn hạt nhân. Kinh chưa! Cơ mà mấy tay vô sừng vô sẹo ở kinh thành, chiều chiều hay tụ tập cà phê cà pháo, trà lá ở phố Hàng Hành lại tự cãi với nhau, thế chả lẽ ông tổ năm đời nhà tao chuyên ăn cắp vặt trên tàu điện bến xe chợ Đồng Xuân, mà bây giờ tao nên ông nên bà rồi vẫn cứ phải ngợi ca à? Hay ho gì cái quá khứ điếm nhục ấy mà động tí lại lôi ra khoe. Tao chỉ muốn nhồi nó vào một quả tên lửa, bắn thẳng lên chín tầng mây, ra ngoài vũ trụ, bay tuốt vào không gian không bao giờ trở về nữa, cái quá khứ ấy. Nhưng không ai thèm chấp mấy ông này. Họ cãi nhau chán khản cổ thì lại keó nhau đi bia hơi thôi. Thành ra dịp ấy nhà máy bia trên Hoàng Hoa Thám phải tăng ca liên tục. Thế nhưng giới tinh hoa đất Việt thì không dễ bỏ qua như giới bình dân. Họ rất cay ông giáo sư, vì nói toàn những điều họ không hiểu gì. Họ bèn không cho ông giáo sư nói nữa. Rồi họ đồng lòng tiễn ông giáo sư sang lại kinh đô ánh sáng bên nước Phơ – răng – xe xa xôi, để ông ấy tha hồ nghiên cứu tư duy nhận thức dưới xó gầm cầu thang. Còn ở nước Việt lúc đó, người ta không lý luận nhiều. Người ta làm cụ thể luôn. Sai thì làm lại sáng mai lại đúng. Thì nước mình xưa nay vốn tôn sùng phương châm, “thực tiễn kiểm nghiệm chân lý” mà.

Cả nước vào cuộc đổi mới rộn ràng.

Xưa ngăn sông cấm chợ, chống buôn bán phe phẩy thì nay cả nước xuống đường đi buôn, nhà nhà đục tường mở cửa hàng cửa hiệu làm thương mại.

Xưa cả làng bị bắt góp ruộng vào hợp tác xã, làm ăn kiểu cha chung không ai khóc thì nay khoán sản chia ruộng nhà nào nhà nấy chăm bón thu hoạch. Mà chia rất triệt để. Đến nỗi có làng còn chia cho mỗi nhà mảnh ruộng đi không vừa một hàng chân. Vậy mới là chia đều xa gần, tốt xấu nhà nào cũng có. Bấy giờ nhiều làng lại hô khẩu hiệu, không sợ thiếu chỉ sợ không công bằng.

Xưa công nhân nhà máy đến giờ vào ca làm gì thì làm, hết giờ về, được bao nhiêu sản phẩm không cần biết đến, vì nhiều hay ít thì lương vẫn thế. Nay làm nhiều ăn nhiều, năng suất cao thì lương cao.

Của cải trong nước tức thì nhiều lên như có phép màu. Nạn đói bị đẩy lùi. Đời sống nhân dân khá lên hẳn.

Các Sứ Quân, Đầu Lĩnh hội nghị rất vui vẻ. Ca ngợi nhau ran ran. Đổi mới. Năng động. Sáng tạo. Thị trường. Định hướng. Phát triển. Điều tiết. Vân vân và vân vân. Cứ như là Colombo vừa tìm ra Châu Mỹ. Một số ngài phụ trách việc tuyên truyền, thậm chí còn cho rằng chúng ta vừa mới có đóng góp nhớn vào kho tàng kiến thức của nhân loại. Đổi mới ấy là việc xưa nay chưa từng có tiền lệ. Một ngài bèn bay sang thẳng Ba Lê tổ chức họp báo diễn thuyết. Hôm ấy trời đẹp nên ngài giáo sư già cũng cố đến dự. Nghe xong diễn giả nói, ngài ngẩng đầu lên trần nhà than: “Ôi. Những cái ông nói thì người ta đã đúc kết thành nguyên lý quy luật từ mấy trăm năm nay rồi! Sao không cắp sách sang học béng những nước người ta đi trước, đã thành công mà lại cứ lọ mọ với nhau làm cái gì cho phí thời gian và nguồn lực? Lãnh đạo một đất nước mà toàn đầu óc thế này thì bao giờ mới mong cất cánh được. Đau lòng quá. Thôi ta chết luôn đây cho khỏi phải chứng kiến cái sự ngu xuẩn của con người, sự lụn bại của cố quốc”. Nói rồi ông giáo sư đập luôn đầu xuống nền gạch. Chết tươi luôn.

Vụ này báo chí trong nước phải tuyên truyền là cụ ấy trượt ngã nên chết. Chứ viết cụ ấy đập đầu chết vì chán thì sái quá. Có điều ông giáo sư già ấy khổ đến tận lúc chết. Lúc sống thì lừng danh Âu Á là giỏi giang mẫn tiệp. Sống ở kinh thành Ba Lê oai phong lắm. Thế rồi về nước định góp sức xây dựng đời mới, nhưng bị thất sủng vì không biết nịnh, bị họ bỏ đói, sống vật vạ, đến lúc quay lại Ba Lê rồi mà lòng vẫn đau đáu chuyện nước nhà. Thế rồi chán, uất mà chết. Nhưng nắm tro tàn mang về quê Việt Nam cũng chả có ai đứng ra nhận. Ông ấy không có vợ con gì, mà họ hàng thì sợ liên lụy…

Cơ mà đúng thế. Thời kinh tế thị trường, ai có thân người nấy lo.

Dân làng Cùng hay nói tục còn bảo, có lồn thì giữ. Ai rỗi hơi mà đi giữ lồn cho chúa? Nhưng mà thày Bút thì khác, nay thày không những phải lo phần hồn cho cả làng, cả tổng, cả vùng, thậm chí là cả nước. Mà thày còn phải giữ hai cái lồn: Ly vợ thày và bà Hạnh Thục.

Chuyện thời trẻ của thày Bút với bà Hạnh Thục, dân làng hầu như không biết. Hồi Chi Mai bỏ nhà vào trong Sài Gòn ở với ông bác, rồi Bút theo sau thì dân làng cũng có dị nghị ít nhiều, nhưng rồi cũng chả ai nhắc đến nữa. Nhưng chuyện tình tay ba giữa Ly với chồng và bà Hạnh Thục thì nay công khai, cả làng ai cũng biết.

Hồi đi tìm trầm trên rừng Tây Nguyên với chồng cũ của Ly, là tay Tĩnh Khùng, đêm đêm rúc trong rừng lạnh không ngủ được hắn hay kể chuyện đời, chuyện trong sử sách cho Bút nghe. Hắn bình luận và phân tích. Thỉnh thoảng hắn còn đưa ra những triết lý khá sâu sắc. Một lần hắn bảo, có một ông tướng lừng danh thế giới, sau một đời chinh chiến đã rút ra kết luận thế này: “Muốn có hòa bình thì phải gây chiến tranh!” Bởi có biết gây ra cuộc chiến đúng lúc để đánh bại hẳn kẻ thù thì mình mới mong có hòa bình lâu dài được. Còn không sẽ là tình trạng nửa chiến tranh, nửa hòa bình. Dai dẳng. Mệt mỏi. Bút lấy làm tâm đắc. Tuy chưa có dịp nào áp dụng bài học rút ra.

Một hôm vào lúc gần trưa.

Hồi ấy Bút đã lên đời con tivi từ Neptun sang màu nội địa của Nhật và còn kèm theo cả cái đầu video, lâu lâu thuê phim về xem. Hôm ấy buổi sáng rỗi rãi, con đi học, vợ đi làm, hắn mở cái băng sex ra xem. Ngó sang bên nhà bà Hạnh Thục thấy có nhà, thế là Bút gọi bà ấy sang. Một đàn ông ba mươi và một đàn bà trên bốn mươi, đều đang trên tầm đỉnh cao. Lại đương kim nhân tình, xem phim sex với nhau trong nhà, chỉ được mười lăm phút là không chịu nổi vật ngay nhau ra. Thế nhưng bà Hạnh Thục bảo, làm ở đây luôn không ổn, nhỡ bọn trẻ nó về bất thần thì dở. Ta chạy ù về bên kia đóng cửa lại diễn như trong phim nhé?

Thế là đôi tình nhân bỏ mặc đám diễn viên đang tồng ngồng rú rít trên màn hình, cắp nhau chạy tuột sang nhà bà Hạnh Thục.

Đang say sưa với tư thế sáu chín như trong phim thì bỗng Bút cảm thấy nhột nhột ở lưng. Hắn ngẩng đầu lên. Ôi thôi, Ly vợ hắn đang đứng bên ngoài cửa sổ, mặt như chàm đổ, ngây dại nhìn vào. Không nói không rằng đi thẳng về nhà.

Bà Hạnh Thục hoảng hốt: “Làm thế nào bây giờ?”

Bút vừa kéo khóa quần, nói: “Cứ để tôi xử. Đánh bài ngửa một lần cho xong chuyện. Ngô thì ngô mà khoai thì khoai!”.

“Mình làm gì thì làm nhưng đừng để om xòm lên nhé, ngại lắm!”.

“Được rồi, cứ yên tâm, nếu nó không chấp nhận mình thì tôi tiễn nó!”.

Bút về nhà, Ly đang nằm khóc tấm tức trong buồng. Con chưa đứa nào đi học về. Bút thẳng toẹt: “Tôi quan hệ với cô Hạnh Thục từ năm mười lăm tuổi cơ! Trước cả cô. Nay cô biết rồi thì tôi nói thẳng, tôi vẫn thích Hạnh Thục. Cô mà chấp nhận được thì cô ở với tôi, cả ba ta cùng vui. Cô không chấp nhận thì mang con Ly Lan về Tây Nguyên, để thằng Văn Vở lại đây…”.

“Anh khốn nạn nó vừa vừa thôi. Anh có làm cái trò mèo sao không kín đáo một chút, để tôi đừng nhìn thấy, khỏi phải đau lòng”.

“Ai bảo cô nhòm ngó làm gì?”.

“Anh bỏ nhà cửa tan hoang, tivi đầu đài oang oang cả xóm nghe thấy, tôi về mà không đi tìm anh sao? Anh là quân khốn nạn!”“Ừ, tôi khốn nạn đấy! Ở được thì ở, không thì biến!” Nghe thế, Ly đang nằm vùng dậy, vồ lấy Bút, xông vào cắn xé, bóp cổ, vừa gào: “Tôi phải giết anh hôm nay”. Cơ mà sức đàn bà được mấy nả. Rất nhanh chóng Ly bị chồng quật ngay xuống, đè chặt. Ly ra sức rú rít vùng vẫy, xống áo bung ra tả tơi rũ rượi trên giường. Trong lúc vật lộn để khóa chặt vợ không cho cựa quậy gào la thì Bút nhìn thấy những bộ phận đàn bà nần nẫn của Ly phơi ra, hắn chợt nghĩ đến cái câu tay Tĩnh Khùng, chồng cũ của Ly hay nói: “ Ở Miền Trung quê tao có câu rất hay: trâu lấy chạc mà dắt, đàn bà lấy cặc mà lôi!”. Vừa nãy với bà Hạnh Thục chưa đến đỉnh thì bị phá ngang, nên vẫn đang ấm ách. Trong đầu Bút chợt nảy ra một ý. Hắn không nói không rằng giật phăng bộ quần áo của vợ ra, rồi tuột quần mình xuống, nhảy bổ vào Ly đang nằm sấp, ấm ức trên giường, cứ thế vạch mông tống vào là hùng hục giã tới tấp. Mới đầu Ly cong người cưỡng lại, nhưng không nổi. Cơ mà thực ra Ly cũng không phản kháng quyết liệt lắm. Khi mà chồng dấn vài nhịp thì Ly buông xuôi, thở hắt ra một hơi dài phó mặc thân thể mình cho Bút điều khiển. Đến một lúc nữa, những xung động thần kinh từ bộ phận đàn bà nhạy cảm dội lên làm đầu óc Ly mụ mẫm, Ly hầu như quên béng cái vụ xô xát vừa xong. Những ấm ức trong lòng bị những đợt xung kích mỗi lúc một cuồng khấu của Bút đập tan. Trong mụ mị, Ly xoay người lại ôm chặt lấy chồng, thả mình vào trong cơn vô thức của xác thịt…

Bởi Ly vốn là một người đàn bà đơn giản. Cực kỳ đơn giản.

Năm xưa khi mới lớn, Ly gặp Tĩnh Khùng là một tay đàn ông trải đời. Hắn quê tận Miền Trung nhưng lang thang kiếm ăn rồi nhập vào một đội tìm trầm trong rừng Tây Nguyên. Đợt ấy trong đội mấy tay bị sốt rét nặng nên cả bọn dạt xuống tá túc ở bản của Ly. Định nghỉ ngơi ít bữa cho lại sức và mua thêm lương thực, đồ dùng rồi lại vào rừng. Tĩnh Khùng gầy đen nhưng có khoa nói khá hay. Hắn đọc nhiều sách nên trên thông thiên văn dưới tường địa lý và lại biết chơi ghi ta, hát nhạc sến. Hắn mà cất cái giọng trầm trầm nhừa nhựa cùng tiếng ghi ta bập bùng bên đống lửa, thì kiến đen kiến đỏ kiến vàng cho đến cả loại kiến ba khoang độc địa cũng lần lượt chui ra khỏi hang sắp hàng nghe hắn hót. Thế cho nên cô nàng Ly mới lớn phổng phao đang đêm vùng dậy trốn ba mẹ theo hắn vào rừng. Thế rồi Tĩnh Khùng ở lỳ luôn nhà Ly. Hắn đã bị đội làm trầm đuổi vì cái tội dám động đến đàn bà. Theo như những người đi làm trầm vẫn thì thầm truyền khẩu cho nhau là, thần rừng rất không ưa những chuyện gái trai ô uế như vậy. Trước khi vào rừng là phải làm lễ và kiêng kỵ. Dính phải, vào rừng không đá đổ, cây đè, hổ vồ thì cây trầm có ngay trước mắt cũng không thấy. Thần rừng đã bịt mắt. Tình yêu của cô gái mới lớn khỏe mạnh đã làm Tĩnh Khùng nhất thời mờ mắt. Nhưng giấc mộng đổi đời vẫn còn nguyên trong đầu hắn. Hắn đã qua vài năm làm trầm, cũng được một ít. Và cũng có kinh nghiệm rồi. Hắn quyết ở luôn lại bản với Ly để đợi cơ hội sẽ lập đội riêng vào rừng tìm vận may. Ba mẹ Ly cũng chả biết làm sao với cô con gái mới lớn bất trị, họ cũng đành chấp nhận. Nhưng Tĩnh Khùng chưa tìm được vận may đổi đời thì Ly đổi đời: Từ đời thiếu nữ mới lớn vô tư đổi sang ngay đời thiếu phụ, Ly có mang. Chính là con bé Ly Lan bây giờ.

Tĩnh Khùng quê gốc Miền Trung gió Lào cát trắng. Tuy nghèo nhưng nhiều chữ nên hắn nhớ cái điều mà các cụ nhà hắn dạy rằng, trai gái muốn nên vợ nên chồng là phải làm lễ gia tiên trước ban thờ các bề trên. Thế nên khi đẻ con xong rồi, cứng cáp rồi, gửi lại ông bà ngoại, hắn dắt Ly về quê ra mắt bố mẹ họ hàng cho phải đạo, tuy có hơi muộn. Nhưng muộn còn hơn không. Hắn nghĩ vậy. Vợ chồng hắn xuống núi lên tàu ra Miền Trung. Đấy cũng là chuyến tàu mà Bút, tay thanh niên làng Cùng xứ Kinh Bắc mười chín tuổi, sau hai năm vật vạ ở Sài Gòn không thuyết phục được Chi Mai nối lại tình yêu với mình, không muốn chứng kiến cảnh người tình đi lấy chồng, ngược ra Bắc. Cơ mà tàu đi qua Huế vài ga thì bị tai nạn hay sạt lở đường sao đó, phải dừng lại. Chuyện tàu hỏa xuyên Việt hồi ấy bị nằm giữa đường là chuyện thường. Thế là cả đoàn tàu nằm trơ giữa đồng không mông quạnh mấy ngày liền. Xung quanh chả có hàng quán hay nhà dân nào để mua bán hay xin ăn. Mà Bút cũng đã hết sạch tiền. Mấy cái bánh mì mua ở ga Sài Gòn mang theo cũng đã hết veo. Bụng đói cồn cào. Những cơn co bóp dữ dội của dạ dày đòi thức ăn khiến cho cả ruột gan mề phổi quặn thắt lại. Đau tái người. Cơn đói ngày càng dữ dội. Hắn tưởng có thể nhai luôn cái thành ghế gỗ trên tàu cho dịu cơn đói. Nhảy xuống khỏi toa tàu, hắn đi sâu vào đám cây dại lúp xúp ven đường, định tìm xem có gì ăn được, sim mua chẳng hạn. Hắn thất thểu bước thấp bước cao như vô định. Bỗng khứu giác thính nhạy với mùi thức ăn của một người đói, ngửi thấy một hơi thoảng qua như là sắn nướng. Bụng hắn thốt nhiên cuộn lên như có sóng trào. Một cơn đau chói khiến hắn tái mặt ngồi sụp xuống, căng mình gồng cơ bụng chống đỡ. Nước bọt lẫn với dịch vị tứa ra đắng ngắt. Hắn đã định nhổ bừa một cái cây bất kỳ quanh mình cho vào mồm nhai như loài gia súc. Rồi nước mắt bỗng ứa ra chứa chan, chảy tràn xuống hòa cùng với dãi dớt ròng ròng. Nhưng hắn nghiến răng lại, loạng choạng đứng lên lết mình theo hướng của mùi thơm mách bảo. Cố đi thêm vài chục mét, đến một cái khe cạn, hắn nhìn thấy hai vợ chồng Ly – Tĩnh Khùng đang nướng sắn mà trong này họ gọi củ mì. Mùi thơm bốc lên khiến tâm trí một thằng thanh niên đang đói lả mờ mịt hết đi. Chỉ có đôi mắt sáng rực hau háu nhìn vào những củ mì vừa chín tới.

Vợ chồng Ly – Tĩnh Khùng có chút tiền. Tĩnh Khùng quen đi rừng nên nhìn biết khu nào gần đây có nương. Hắn dắt vợ vào mua được một mớ củ mì, đang ngồi nướng ăn thì Bút đến như một con ma đói. Sau này Ly bảo, lúc ấy mà không gọi Bút vào cho ăn cùng thì có khi hắn dám nhảy vào giết người để cướp mấy củ mì lắm…

Còn Bút thì bảo, trên đời này chưa bao giờ hắn ăn sắn nướng thấy ngon đến thế. Hơn mọi bữa cỗ ở quê đã từng được chén. Từng miếng sắn bở tung thơm phức gần như được hắn nuốt chửng cùng với đám nước bọt dịch vị đang ào ạt tiết ra nên chả cần đến nước chiêu cho khỏi nghẹn. Vị ngon ngọt của sắn nướng như thấm ngay vào từng đường gân thớ thịt.

Sau bữa sắn no nê ven đường thì ba người họ trở nên thân thiết nhau.

Thân đến nỗi mà sau đó tàu chạy, về đến quê Tĩnh Khùng thì Bút không đi tiếp nữa mà theo vợ chồng nhà ấy về làng Tĩnh Khùng chơi. Quê Tĩnh Khùng nghèo lắm, đặc sản có món duy nhất là khoai deo. Bút cứ vốc cả nắm cho vào hai túi quần rồi lấy dần ra nhai cả ngày. Ngọt ra phết. Mấy hôm ở lại quê Tĩnh Khùng, nghe Tĩnh Khùng kể chuyện đi tìm trầm. Nghe hắn nói về cái tương lai sán lạn nếu vớ được một cây trầm, Bút thích mê, tưởng tượng ra cảnh mình có nhiều tiền, trở thành đại gia, sẽ quay lại Sài Gòn trên một cái xe hoành tráng, đến thẳng nhà Chi Mai bảo với chồng nàng là hãy buông nàng ra, ta mới là tình yêu đích thực của nàng… Vì thế, khi Tĩnh Khùng rủ Bút quay lại rừng Tây Nguyên, lập thành nhóm đi tìm Trầm với hắn, Bút đồng ý liền. Thì đã kể Tĩnh Khùng vốn có tài ăn nói mà lại.

Tĩnh Khùng và Bút âm thầm chuẩn bị mọi thứ lập thành một đội riêng, định đến mùa khô sẽ vào rừng lần mò một chuyến. Đội tìm trầm trước của Tĩnh Khùng có sáu người, khi Tĩnh Khùng dính vào chuyện trai gái với Ly ngay trong cái đêm hôm trước khi vào rừng, đã làm lễ, đã kiêng kỵ, họ đuổi hắn ra khỏi đội. Tĩnh Khùng đơn độc không thể vào rừng, bởi không ai có thể tồn tại một mình hàng vài tháng trong rừng già Tây Nguyên khi ấy vẫn còn đầy rắn rết và thú dữ. Tĩnh Khùng bảo Bút: “Tao đã đọc sách về nhân tướng học rất kỹ. Tao xem tướng mày kiểu gì hậu vận cũng phát mà tao thì tuy thông thiên địa nhưng tướng không tốt lắm. Mày thì tuổi trâu mệnh thổ, tao tuổi gà mệnh mộc. Thổ dưỡng mộc. Nên tao với mày nương vào nhau là tốt”. Nói rồi Tĩnh Khùng rút trong ba lô ra mấy tập sách khá lạ mắt, in từ thời Việt Nam Cộng Hòa. Hắn lại nói: “Trong khi chờ đợi, mày đọc mấy quyển sách này mà giết thời giờ”. Đó chính là mấy quyển sách về bói toán, tướng số.

Thông thường đội đi tìm trầm ít nhất phải có bốn người trở lên mới dám vào rừng. Lang thang len lỏi trong rừng già hàng mấy tháng trời như vậy cần phải có đông người để dựa vào nhau. Vả lại khi tìm được trầm nếu không đông người có khi sẽ mất mạng vì trầm, sẽ bị bọn khác giết cướp mất. Trong rừng già không có thứ luật nào của xã hội loài người với tới. Chỉ có luật rừng. Mạnh được yếu thua. Thế nhưng Tĩnh Khùng vốn là một kẻ liều lĩnh có tiếng, thế hắn mới có hỗn danh là khùng. Những hành động điên khùng dở ông dở thằng của hắn dân giang hồ đã truyền tai nhau nhiều. Đàn anh đã ra lệnh kiêng kỵ để mai vào rừng tìm trầm mà lại lôi ngay một con bé măng tơ đến lán diễn trò tình ái thì với dân làm trầm đó là khùng quá mức. Độ khùng của Tĩnh tăng cao tột đỉnh khi dám âm mưu rủ Bút vào rừng kiếm trầm. Bởi Bút là tay thanh niên khỏe mạnh nhưng hoàn toàn chưa biết gì về rừng núi. Chỉ nghe Tĩnh Khùng vẽ ra cơ hội giàu to nên Bút đi theo hắn. Về bản, nơi chân dãy núi cao vút của vùng rừng sâu gần biên giới khi mùa mưa Tây Nguyên vừa dứt, nhưng đội Tĩnh Khùng và Bút chưa đi ngay được, vì Bút hoàn toàn không có kỹ năng đi rừng. Một kẻ như vậy mà vào sâu trong rừng già thăm thẳm thì bỏ mạng lại trong đó là cái chắc. Tĩnh Khùng bèn ra công mang Bút đi tập dượt mấy tháng liền những kỹ năng ở rừng bằng những đợt đi đốn gỗ dựng riêng một cái nhà sàn nho nhỏ của vợ chồng hắn ra góc vườn. Rồi săn bắn trong rừng sâu. Đi đốt nương làm rẫy dựng lán ở trong rừng sâu. Bút lúc đó là một tay trai khỏe mạnh tinh ý nên tiếp thu nhanh những bài học đường rừng do Tĩnh Khùng dạy. Từ cắt rừng định hướng đến leo dốc phạt cây. Từ dựng lều qua đêm cho đến nhóm lửa nấu ăn, kiếm cá dưới suối, bẫy thú trên rừng. Đêm đến bên cái vườn nhỏ cạnh nhà, Tĩnh Khùng còn dạy võ cho Bút. Để phòng thân chống lại bọn sơn tặc và có phản xạ nhanh trước mọi bất trắc. Rồi đến cả cách nhận biết những cây lá gì độc, cây gì ăn được…, Tĩnh Khùng truyền hết. Bút thì cố gắng nhập tâm nhớ đủ.

Vài tháng sau, Bút đã trở thành một tay trai bản khá thông thạo.

Khi mọi việc chuẩn bị đã tương đối, đồ đạc làm nghề, thức ăn khô, thuốc men…, đã mua về đủ, hai gã đàn ông hăm hở vào rừng. Lúc đó đã là cuối mùa khô. Tĩnh Khùng cũng tính chỉ đi độ một vài chuyến ngắn trong khoảng cuối mùa khô này, được thua gì cũng trở về ôm vợ, đợi mùa khô sang năm. Chủ yếu coi như là chuyến đi cho Bút học hỏi.

Thì Bút chính là tay khờ trong cái nghề này. Tĩnh Khùng nghĩ, cần phải rèn giũa cho Bút nhiều nữa thì mới có thể thực sự kiếm ăn được.

Ngày xưa người ta đã có câu, “Ngậm ngải tìm trầm”, để nói về cái sự gian lao nguy hiểm. Bút là tay mơ. Nhưng thánh nhân lại hay đãi kẻ khù khờ. Trong chuyến đi thứ ba vào rừng, cặp đôi liều lĩnh Tĩnh Khùng – Bút đã gặp vận đổi đời. Cũng không hẳn là thế. Bởi nếu nhìn từ các góc độ khác nhau thì nói sao cũng được về cái sự may rủi ở một sự việc với mỗi người. Vận may của người này có khi lại là điều rủi của người kia. Điều rủi trong cuộc đời người này thì lại có khi mở ra vận may cho người kia. Đời không biết đâu mà lần, chính là cái câu Tĩnh Khùng hay nói vậy. Khi ấy đã cuối mùa khô, lác đác thấy những hạt mưa bắt đầu rơi trên những cánh rừng khô khát của Tây Nguyên. Cặp này vốn cũng chỉ định đi nốt chuyến cuối rồi về làm rẫy đợi qua mùa mưa, đến mùa sau mới lại có thể vào rừng. Không một kẻ nào dù liều lĩnh đến đâu có thể lang thang mà sống sót qua những trận mưa rừng khủng khiếp của Tây Nguyên. Đi vào rừng đã mười ba ngày, gần hết thức ăn mang theo, Tĩnh Khùng và Bút cũng tìm được một cây dó, cho chút ít trầm. Hai tay bảo nhau, méo mó có hơn không, thôi về đã, bán cái chỗ này đi sắm đồ chuẩn bị cho mùa sang năm.

Hai tên đàn ông đen đúa, râu tóc rậm rì như thổ phỉ khoác ba lô, tay cầm dao rừng lầm lũi đi. Đến một khoảng rừng trống, không có cây to mọc, Tĩnh Khùng dừng lại, ngửa mặt nhìn trời. Đi trong rừng Tây Nguyên người ta thỉnh thoảng lại gặp những khoảng rừng như vậy. Chiến tranh ác liệt lùi xa chưa lâu, những khoảng rừng trống là do Mỹ ngày trước nghi nơi đó là căn cứ quân ta, đem máy bay B52 dội bom cháy, bom phát, bom đào hủy diệt. Thời gian chưa đủ cho thần rừng tự hàn gắn vết thương. Tĩnh Khùng chăm chú nhìn lên bầu trời. Bầu trời không còn cái màu trong xanh ngăn ngắt của mùa khô nữa. Lởn vởn xung quanh đã thấy những đám mây hầm hè đe dọa. Đường về bản còn khá xa, nếu không nhanh, dính mưa thì vô cùng rắc rối. Tĩnh Khùng quyết định cắt rừng đi đường tắt, không đi theo lối đường mòn nữa. Để cho nhanh. Hai thằng nhằm hướng đông băng đi. Tĩnh Khùng đi trước, tay dao phăm phăm mở đường. Một thôi đường mệt thì Bút lại lên thay. Họ cứ hùng hục miên man đi trong rừng như thế. Vừa đi vẫn vừa cố gắng quan sát nhanh xem xung quanh, biết đâu đấy…

Và Tĩnh Khùng mắc nạn vì cái thói đó.

Vừa phát cây mở đường, Tĩnh Khùng vừa láo liên liếc mắt quan sát cây cối hai bên rừng. Biết đâu đấy lại vớ được một cây dó thì… Nhãng ý có một giây thôi, Tĩnh Khùng trượt chân ngã nhào xuống vực. Chỉ kịp kêu lên một tiếng “Bút ơiiiiii..”.

Bút lạnh người, rợn tóc gáy, ôm chặt thân cây bên cạnh tự mình trấn tĩnh lại. Không thể bỏ Tĩnh Khùng dưới vực. Bút nối bộ dây dù chuyên để đi rừng vào một gốc cây rồi lần theo xuống. Vực sâu, cây cối rậm rạp mọc kín che phủ lên một cái khe suối cạn lổm ngổm những đá tảng. Tĩnh Khùng nằm chết ngất ngay bên cạnh một thân cây mục. Bút nhao lại lay gọi: “Anh Tĩnh, anh Tĩnh..”.

Đang hoảng loạn mà bỗng mắt Bút sáng rực lên: Cái thân cây mục lâu năm đổ xuống nằm trong đám dây rừng ngang sườn núi, bị Tĩnh Khùng ngã rơi đè vào làm cả hai cùng rơi xuống khe suối cạn, chính là một cây dó bầu lâu năm, kỳ nam đã kết thành khối trong đó. Mà lại là bạch kỳ huyền thoại! Cái cây đó cũng rơi xuống suối cạn nằm ngay bên cạnh Tĩnh Khùng đang mê man bất tỉnh. Mắt Bút sáng rực lên: “Anh Tĩnh, dậy đi, anh em mình giàu rồi!”.

Tĩnh Khùng từ từ mở mắt ra: “Đau quá, tao chết mất”.

Bút luống cuống mở nắp bi đông rượu ngâm thuốc dấu đi rừng của người dân tộc, nâng đầu Tĩnh Khùng lên, đổ một nắp bi đông vào miệng “Anh cố lên, để em đưa về, gần tới nhà rồi, anh em mình giàu rồi. Anh nhìn đây này!” Vừa nói, Bút vừa nhặt một mảnh kỳ vỡ ra khi rơi xuống cùng Tĩnh Khùng. Nhìn thấy kỳ, đôi mắt của Tĩnh Khùng bỗng sáng rực lên. Hắn bảo Bút: “Mày cho một mảnh nhỏ vào bi đông rượu lắc cho nó tan ra để uống cho giảm đau rồi tao tính”.

Nhấp thêm vài ngụm rượu đã hòa tan kỳ nam, Tĩnh Khùng dường như thấy người nhẹ hẳn đi. Kỳ nam vốn là một loại thuốc giảm đau thượng thặng, kết hợp cùng với thuốc dấu của dân tộc, uống vào trong giây lát dường như mọi cơn đau tan biến hết. Tuy chưa tự ngồi được lên, vẫn phải dựa vào người Bút, nhưng Tĩnh Khùng đã cảm thấy trong người phấn chấn. Hắn tính toán rất nhanh đường đi nước bước tiếp theo. Với số lượng kỳ này mà đem theo người bây giờ thì chỉ có làm mồi cho sơn tặc. Mà hai thằng, thì một thằng đã què dở làm sao chống nổi. Nhấp thêm ngụm rượu cho lại sức, Tĩnh Khùng bảo Bút đem số kỳ của cây dó bầu giấu vào một cái hốc đá trên sườn núi, chèn kỹ, đánh dấu cẩn thận. Bảo Bút nhặt những chỗ kỳ vụn gói lại giấu kín trong người mang theo về. Chỗ này Tĩnh Khùng khá quen thuộc, chỉ còn phải đi độ một ngày đường nữa là về tới nhà. Nhưng bị một cú trời giáng từ độ cao mấy chục mét, may có đám dây leo và cây dó bầu đỡ bớt cho chứ không Tĩnh Khùng tan xác rồi. Nhưng hắn bị chấn thương khá nặng, không đi nổi. Rượu kỳ nam và thuốc dấu chỉ giảm đau, không thể chữa những vết chấn thương sâu trong nội tạng do va đập vào đá. Phải về bệnh viện chữa trị sớm mới có cơ may cứu mạng. Lòng đang hừng hực niềm vui sắp được đổi đời, Bút bảo Tĩnh Khùng: “Em sẽ cõng anh về, đừng lo”.

Bút dồn hai chiếc ba lô làm một, chỉ mang theo những gì nhẹ và cần thiết nhất. Chiếc còn lại và vật dụng khác, hắn treo lên một thân cây cao trên bờ vực như là một điểm đánh dấu. Ăn chút lương khô, nhấp một ngụm rượu cho khí thế, Bút quyết lên đường. Tương lai xán lạn đang đợi hắn. Ba lô đeo trước ngực, hai tay hai gậy, xốc Tĩnh Khùng lên lưng, Bút xuôi theo lòng suối cạn.

Năm ấy Bút mới ngoài hai mươi, khỏe mạnh sung sức. Thế nhưng sau gần mươi ngày lang thang bờ bụi trong rừng, sức lực Bút đã giảm đi nhiều. Cõng Tĩnh Khùng trên lưng, vật vã đi trong lòng suối cạn là một việc cực kỳ gian nan. Cứ đi được một quãng lại phải nghỉ lấy sức. Tĩnh Khùng bảo Bút: “Cứ lòng suối cạn mà đi, kiểu gì cũng gặp bản. Về đó được là sống”. Về tới bản thì sẽ thuê người khiêng cáng đi bệnh viện chữa trị vết thương sẽ ổn. Bút nghiến răng, xốc Tĩnh Khùng trên lưng, chống gậy đi tiếp. Chiều muộn hôm ấy thì xuống được chân núi. Xa xa đã thấy có vệt khói bốc lên, có thể là bản làng, có thể là nương rẫy. Nhưng là đã nhìn thấy sự sống. Tĩnh Khùng bảo Bút: “Tối rồi không thể đi tiếp được nữa đâu, nên làm lán nghỉ lại đây đã”.

Chỉ ba mươi phút sau, một cái lán bằng cây lá rừng được dựng lên. Một đống lửa được nhen. Ăn lương khô và uống nước suối. Nhấp thêm chút rượu giảm đau rồi nằm nghỉ. Nhưng càng về đêm Tĩnh Khùng càng thấy trong người khó chịu. Chân tay và thân mình Tĩnh Khùng hầu như không bị gẫy chỗ nào, nhưng cú rơi từ độ cao xuống nên nội tạng Tĩnh Khùng hình như vẫn bị chấn thương nặng do va đập vào đá. Đêm về sáng, Tĩnh Khùng trở sốt cao, người nóng hầm hập, có lúc mê man. Bụng bắt đầu trương lên, có lẽ bị chảy máu trong. Rượu ngâm thuốc dấu và kỳ nam hầu như không còn tác dụng. Tĩnh Khùng thều thào bảo Bút: “Nếu tao chết, mày trông nom vợ con cho tao nhé”.

Lúc ấy Bút mới hai mươi tuổi. Trong rừng đêm hoang vu lạnh lẽo. Bên một người đàn ông thập tử nhất sinh. Bút sợ hãi. Hắn thấy cô đơn kinh khủng. Hắn không còn cả tâm trí đâu mà nghĩ đến cái đống của khổng lồ đang trong khe đá kia nữa. Hắn thương Tĩnh Khùng thật sự. Hắn thương thân mình. Hắn khóc. Nước mắt chan hòa: “Anh đừng chết, mai em sẽ cõng anh về đi bệnh viện, anh cố lên”.

Tĩnh Khùng cố thu chút sức tàn bảo Bút: “Anh không thể đi nổi nữa đâu. Em để anh lại đây với bi đông rượu và con dao, chạy về phía ngọn khói hôm qua, tìm thuê người lên cáng mới được, không thì anh cũng chết trên lưng chú thôi”.

Mờ sáng, Bút để Tĩnh Khùng lại rồi băng rừng chạy về hướng chiều qua đã nhìn thấy khói. Thật may mắn, đó là một bản đồng bào dân tộc Nùng mới từ Bắc di cư vào nhưng khá đông đúc. Và có cả mấy tay Tào Kê* dưới quận Năm, Sài Gòn cũng đã kịp thời lên trú ngụ ở đó để đợi cất hàng của cánh đi rừng. Bút bán ngay chỗ kỳ mang theo được một món lớn, liền thuê mấy thanh niên khỏe mạnh người dân tộc mang cáng lên rừng đón Tĩnh Khùng.

Khi Bút cùng đội thanh niên Nùng lên đến chỗ lán đêm qua thì…

Một cảnh tượng kinh hoàng bày ra trước mắt họ. Tĩnh Khùng đã bị ác thú trong rừng mò ra xé xác ăn thịt. Từng mảnh thi thể vương vãi quanh lều, mùi tanh của máu, mùi phủ tạng bị giập nát hoại tử bốc lên nồng nặc. Mấy thanh niên Nùng nổ liền vài phát súng kíp vào trong rừng xua thú, rồi cùng Bút thu nhặt xác Tĩnh Khùng, đưa đến một sườn núi khá cao đào hố chôn cất. Bút lấy rìu đẽo bia mộ và vác đá đánh dấu cẩn thận, quỳ xuống khấn thầm: “Anh Tĩnh ơi. Anh sống khôn chết thiêng phù hộ cho em mang được trót lọt chỗ kỳ nam ra khỏi rừng. Em sẽ chăm sóc Ly và coi con Ly Lan như con đẻ của mình”.

Bút về đón Ly lên thăm mộ Tĩnh Khùng và làm ma theo tục lệ. Xong xuôi, Bút bảo Ly: “Tôi lên bản Nùng cắm đất làm nhà, rồi đón mẹ con Ly lên đó ở, cho gần chỗ anh ấy nằm. Thỉnh thoảng có muốn thăm cũng tiện”. Ly gật đầu đồng ý. Nàng vốn là một người đàn bà đơn giản. Nàng chỉ cần có người chăm sóc mình là được. Bé thì có bố mẹ chăm. Lớn thì gặp ngay Tĩnh Khùng, tuy giang hồ nhưng có máu đại ca nên cũng bao bọc nàng chu đáo. Lúc Bút chạy về báo tin chồng bỏ xác trong rừng, Ly vật ra nhà khóc ngất. Từ nay ai sẽ là người chăm sóc mẹ con nàng đây?

Bút không khóc. Nước mắt hắn đã chảy cạn trong cái đêm bên Tĩnh Khùng sắp chết trong rừng rồi. Nhưng hắn thấy trong lòng dội lên một niềm thương cảm thật sự với mẹ con người góa phụ trẻ tuổi. Và lời dặn dò của người đã khuất vẫn canh cánh bên tai. Hắn ôm lấy vai Ly nói: “Đừng lo, tôi sẽ thay anh ấy chăm sóc cho cả hai mẹ con”.

Thời gian Bút ở bên Tĩnh Khùng không nhiều, nhưng đã được đàn anh truyền dạy cho đủ ngón nghề. Bút biết là tìm được kỳ đã khó như lên giời. Thế nhưng giữ được miếng mà ăn còn khó khăn gấp bội. Trước một món tài sản lớn, có thể khiến cho con người ta đổi đời, lòng tham của con người bốc lên làm mờ mọi ý niệm về lương tâm đạo đức. Chuyện gì cũng có thể xảy ra. Bút đã chứng kiến vài vụ dân bầu địu bị sơn tặc hạ sát không tiếc tay trong rừng để cướp trầm. Hắn hành động rất thận trọng. Số kỳ giấu trong người đã bán cho Tào Kê được một món tiền lớn chưa là gì cả so với cái số còn trên hốc đá. Hắn nghĩ kế để mang về sao cho bí mật an toàn.

Đầu tiên, hắn lên bản Nùng nói với già bản xin cắm một mảnh đất để làm nhà. Hắn nói muốn ở lại đây trông nom cho phần mộ người đàn anh yên ổn, sau này sẽ đem xương cốt về quê miền Trung. Những năm ấy, đất rừng Tây Nguyên còn rộng, mạnh ai nấy chiếm, việc Bút xin hay mua lại của dân di cư làm rẫy mảnh đất quá đơn giản. Và còn đơn giản hơn nữa khi hắn có tiền, nhiều tiền. Hắn liền thuê một đội sơn tràng gồm toàn những thanh niên khỏe mạnh trong bản vào cắm lán tít trong khu rừng gần nơi hắn giấu kỳ để hạ gỗ làm một nếp nhà sàn, chuyển về. Bọn sơn tràng thắc mắc: “Sao anh không chặt ở ngay rừng dưới này cho đỡ công vận chuyển, gỗ đâu chả là gỗ?” “ĐM! Chúng mầy đéo hiểu gì thì cứ đi làm theo tao chỉ. Đây chính là chỗ ông anh tao ngã chết. Tao muốn chặt hết gỗ của khoảng rừng này đem về làm nhà cho con ông ấy ở, coi như có hồn vía của cha nó trong đó. Tiền nong công xá không thành vấn đề nghe chưa?” “Ồ. Ông đã nói thế thì bọn tôi làm thôi. Sao cũng được, miễn là có tiền!”.

Đi theo những chuyến vận chuyển gỗ về bản làm nhà đã giúp Bút qua được mọi con mắt cú vọ. Số kỳ được hắn đưa về giấu kín trong ngôi nhà sàn gỗ chắc chắn tại bản người Nùng. Tại đó hắn sống cùng Ly và đứa con gái nhỏ là con của Tĩnh Khùng. Và cũng chỉ chưa đầy một năm sau ngày Tĩnh Khùng mất, Ly đã đẻ cho hắn thằng con trai Văn Vở.

Thì đã nói, Ly vốn là một người đàn bà đơn giản. Hồi Tĩnh Khùng chết, lo ma và thu xếp cho mẹ con Ly xong, Bút vội vào ngay bản người Nùng để thực hiện kế hoạch của mình. Trong lúc đợi làm xong nhà, Bút dựng một cái lán nhỏ bằng cây que ngay cạnh khoảnh đất nơi định cất nhà để ở tạm. Một hôm sẩm tối, hắn bỗng thấy Ly xuất hiện tại cửa lều. Vẻ mặt lầm lì, Ly hỏi hắn ăn cơm chưa, rồi đi bắc bếp nấu ăn. Họ ngồi ăn tối với nhau ngay cạnh bếp lửa. Ăn xong, hai người lên ngồi trên cái sạp bằng những cây lồ ô đập giập. Bút chưa biết nói thế nào thì Ly mở lời trước:

– Sao nói lo cho tôi mà đi biệt thế?

– Thì tôi đang làm nhà rồi đón mẹ con Ly vào ở đây. – Nhưng thỉnh thoảng anh cũng phải về qua xem mẹ con tôi thế nào chứ?

– Thì đó có ông bà đó rồi. Gạo mắm thiếu đủ ra sao tôi mua gửi đủ mà.

– Anh nghĩ thế là đủ à… anh… anh biết tôi còn thiếu gì không?

– Thiếu gì… tôi không hiểu?

– Thiếu cái này này…

Vừa nói, Ly vừa ngồi sát lại gần Bút. Trong gian lều không có đèn đóm gì, chỉ có một bếp lửa vẫn đang cháy chập chờn để xua đi cái lạnh của rừng đêm. Ánh lửa đó không đủ soi rõ khuôn mặt người đàn bà chết chồng mới được mấy chục ngày. Bút chỉ cảm thấy một thân thể đàn bà nóng hổi khát khao áp sát vào mình. Đôi bàn tay cuống quýt tham lam sục ngay vào trong háng hắn. Kể từ hôm bỏ nhà ra đi vào Sài Gòn tìm Chi Mai, hắn không được thỏa mãn nhu cầu tình dục với một người đàn bà nào. Kể cả gái điếm cũng không, vì hắn không có tiền. Đêm đến hắn phải tự xử để xả cái chất lỏng của đàn ông ấm ách thường trực trong người ra. Bây giờ, một người đàn bà với thân hình và khuôn mặt nóng rực đang chà sát vào người hắn. Bàn tay thì ra sức vuốt ve kích thích khêu gợi thằng nhỏ của hắn. Mà hắn mới chỉ hai mươi tuổi, căng tràn nhựa sống. Cơn thèm khát tình dục xác thịt đàn bà lập tức trào lên. Bút không còn nghĩ được gì nữa, hắn đẩy Ly ngã vật xuống sạp…

Kể từ khi vào rừng đi trầm, Tĩnh Khùng kiêng không gần vợ. Hắn muốn kiếm tiền để nuôi con cho đàng hoàng. Thế nên mấy tháng nay Ly cũng đang bị ức chế trong cơn thèm khát tự nhiên của người đàn bà một con trẻ tuổi. Tình dục của hai kẻ đang bị kìm nén lâu nay được dịp xả ra thật dữ dội. Nhiều lúc tưởng như cái lán tạm bợ của Bút có thể đổ sập xuống hai người.

Bút bảo Ly:

“Anh đang cho làm một cái nhà sàn gỗ to, chắc chắn. Xong thì mình vần nhau thoải mái không sợ gì sập!”

Ly cầm bàn tay Bút đặt vào cái phần đàn bà đang phập phồng căng mọng ướt át của mình và bảo:

“Anh bảo lo cho em đầy đủ là phải lo cho cái này nó cũng được no nê nhé!”

Bút nở một nụ cười thầm trong đêm. Hắn chợt nhớ đến một câu ca dao tục mà mấy bà xã viên hợp tác xã Làng Cùng hay đọc ở chân tre những lúc tụ tập ngồi giải lao đi làm hợp tác:

“Chồng chết chửa kịp đoạn tang/ Lồn đã ngáp ngáp như mang cá mè”.

Bút rúc mặt vào cặp vú nóng hổi của Ly, ngậm lấy cái đầu vú đang săn tít, cứng ngắc mà bú mút như để giấu tiếng cười tí nữa thì bật ra. Những ngón tay hắn vẫn không quên vuốt ve rờ rẫm thám hiểm những suối khe ướt át tràn trề. Và cái mang cá mè ví von huyền thoại lại phập phồng cong lên ngáp ngáp, nuốt trọn phần đàn ông, đưa hắn vào một cơn mê cuồng điên dại nữa.

T.T.C.

Comments are closed.