Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes tới Kinh Ave thời Philiphê Bỉnh và đến Kinh Kính Mừng – vài nhận xét thêm (phần 26B)

Nguyễn Cung Thông[1]

Phần này tiếp theo bài “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26) nên được đánh số thứ tự là 26B. Bài này chú trọng đến các dạng chữ Nôm trong bản Kinh Kính Mừng (KKM) của LM Philiphê Bỉnh, đặc biệt là từ tài liệu của các LM de Rhodes và Maiorica, và cũng so sánh với các dạng chữ quốc ngữ trong tài liệu chép tay của cụ Bỉnh. Các tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.

Các chữ viết tắt khác là Nguyễn Cung Thông (NCT), Hán Việt (HV), Việt Nam (VN), ĐNA (Đông Nam Á), LM (Linh Mục), CG (Công Giáo), PG (Phật Giáo), P (tiếng Pháp), A (tiếng Anh), L (tiếng La Tinh), Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông (TCTGKM), TCTM (Thiên Chúa Thánh Mẫu), NTK (Ngắm Thương Khó), Kinh Kính Mừng (KKM), Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ (TGYLQN). Bắt đầu từ thời LM de Rhodes, Kinh Kính Mừng đã có các tên gọi khác nhau như Kinh đức Chúa Bà Maria (PGTN trang 133) hay Kinh Ave (PGTN trang 306): dịch từ tiếng La Tinh salutationem angelicam[2] (PGTN, nghĩa là lời chào từ các thiên thần/NCT). Một điểm đáng chú ý là Tin Tin Kính được gọi là "Kinh mười hai đầy tớ cả" trong PGTN. Chỉ có hai lần cụm danh từ Kinh Kính Mừng xuất hiện trong PGTN qua hai dạng khác nhau như hình chụp bên dưới; tuy nhiên tên gọi Kinh Ave thường gặp trong các bản Nôm của LM Maiorica cho đến đầu TK 20 (Đàng Ngoài). VBL, PGTN và các tài liệu chữ quốc ngữ của LM de Rhodes không ghi toàn văn các lời Kinh Lạy Cha, Kinh Kính Mừng, Kinh Tin Kính … Cũng giống như các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh, nhưng nếu đọc kỹ sẽ thấy các đoạn quan trọng trích ra từ các kinh này như " đức Chúa bà Maria, nữ trung (VBL), nữ trung Bà có phúc lạ (PGTN trang 150), đồng thân/đồng trinh", v.v. clip_image002

PGTN trang 133

clip_image004 

PGTN trang 306

1. Bản Kinh Ave bằng chữ Nôm viết tay (Philiphê Bỉnh)

clip_image006

Bản Nôm KKM (Kinh A Vê) trích từ Borg.tonch.18

Bản KKM của LM Philiphê Bỉnh có tất cả 53 chữ như sau:

a (âm HV là á) – các bản Nôm KKM (Maiorica, Béhaine) khác thường dùng chữ a/á.

亜為 vê/ve – thành phần HT là vi 為, còn có thể viết bằng bộ trùng hợp với chữ vi 蟡 như trong các bản Nôm[3] của LM Maiorica – tuy nhiên còn một dạng chữ Nôm vê vào thời kì này[4]: chữ vi hợp với chữ khuê 圭. A Vê là kí âm của lời chào tôn kính trong tiếng Bồ Đào Nha, có gốc tiếng La Tinh avē – thí dụ như Avē̆ imperātor, moritūrī tē salūtant! nghĩa là Xin chào ngài Tổng Tư Lệnh (Caesar), các người sắp hi sinh xin chào ngài! (tạm dịch/NCT); Ave Maria nghĩa là Xin chào (đức Mẹ) Ma Ri A, v.v. Kinh A Vê là cách gọi từ thời LM de Rhodes và Maiorica (trong các bản Nôm như Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông) cho đến thời LM Philiphê Bỉnh, và cho đến ít nhất vào đầu TK 20 ở Đàng Ngoài, tuy nhiên Đàng Trong đã bắt đầu gọi là Kinh Kính Mừng từ cuối TK 18 (xem chi tiết trong bài 26). Hình chụp sau là hai chữ A Vê từ bản Nôm KKM/Philiphê Bỉnh so với vài kiểu viết nhanh chữ trùng 虫 và vi 為. So sánh các chữ A Ve với bản Nôm NTK chụp lại bên dưới (trang 11).

image

 

 image chữ trùng 鄧文原/Đặng Văn Nguyên,  image chữ vi 李邕/Lí Ung

ma – âm HV là mã – Tập Vận ghi 母下切,音馬 mẫu hạ thiết, âm mã. Tại sao không dùng các dạng ma như 麻 媽 …? Có thể là do trọng âm (stress, tiếng La Tinh thường nhấn ở đầu trong ba âm tiết) ở vần đầu của Ma Ri A nên dùng thượng thanh thay vì bình thanh.

clip_image016 chữ ma/KKM, clip_image018 chữ ma/毛澤東 (Mao Trạch Đông)

ri (âm HV là di, di ~ ri là phương ngữ miền duyên hải Bắc Bộ theo BBC – Đàng Ngoài). Đàng Trong (xem hình chụp bên dưới) không có vấn đề đọc phụ âm r và l.

clip_image020 Béhaine (1772/1773) – Taberd (1838) trong cách ghi Ma Ri A

a (âm HV là á)

o

đầy (âm HV là đài)

ga – bộ khuyển 犭 hợp với chữ ca viết tắt (còn đọc là gà), có thể là bộ lực 力 hợp với chữ ca – xem hình bên dưới. Ga là kí âm của gratia > *ga ra sa. Các bản Nôm Đàng Trong kí âm ga bằng chữ ca HV 歌. Chữ này rất khó đọc cho người viết/NCT: xem hình bên dưới

clip_image022 chữ ga/KKM, clip_image024 chữ lực 懷素/Hoài Tố, clip_image026chữ lực 王曇首/Vương Đàm Thủ

clip_image028 chữ ga/Sách Các Phép, clip_image030chữ khuyển 孫過庭/Tôn Quá Đình

ra – "Mộc khuông”: cũi bát trong nhà. Nhân khi ăn uống giở ra úp vào" Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa 41a

sa (cũng là âm HV)

o

chúa (chủ/chú là âm HV)

dêu (diêu là âm HV) – đây là một dạng kí âm của tiếng La Tinh hay Bồ Đào Nha deus hàm ý chúa trời (thượng đế). Maiorica cũng dùng dạng này[5], Béhaine (1772/1773) dùng bô, thủ hợp với chữ đao 扌刀, nhưng Taberd (1838) lại dùng chữ diêu HV 搖. Khuynh hướng biến âm đ – d cho ta liên hệ diêu – dêu – đêu. Cách dùng chúa Dêu cho thấy KKM của LM Philiphê Bỉnh ở Đàng Ngoài còn bảo lưu những cách dùng cổ hơn so với các bản KKM ở Đàng Trong (dùng Chúa Trời). LM Philiphê Bỉnh ghi là Deo (viết hoa chữ d) cũng như LM Halario de Jesu trong Sách Các Phép ở Đàng Ngoài:

clip_image032 chữ dêu/KKM, clip_image034 trích Sách Các Phép

(âm HV là ư, ô) – so sánh các dạng viết nhanh của ư bên dưới

clip_image036 chữ ở/KLC, clip_image038 chữ ở/KKM,clip_image040徐伯清 (Từ Bá Thanh)

cùng (âm HV là cộng/cung)

– đây cũng là một dạng chữ Nôm trong các tài liệu thời LM Maiorica, cũng có lúc dùng dạng bà HV 婆.

o

nữ (cũng là âm HV)

trung (cũng là âm HV)

– cố là âm HV qua tương quan ô – o như độc – đọc, thố – thỏ, lô – lò, bộ – pho …

phúc – cũng là âm HV ở Đàng Ngoài (từ thời VBL cho đến tài liệu chép tay của Philiphê Bỉnh) tuy Đàng Trong đã có dạng phước (Béhaine/Taberd[6]).

clip_image042 chữ phúc/KKM, clip_image044敬世江/ Kính Thế Giang, clip_image046徐伯清/Từ Bá Thanh

lạ – la HV 邏 viết rút gọn (Béhaine)

o

thai – cũng là âm HV

tử – cũng là âm HV

Giê (chi là âm HV) – một dạng kí âm của tên riêng Jesus – xem thêm bên dưới

Su (thu là âm HV) – không nên đọc theo âm HV hiện đại là chi thu vì tương quan ngữ âm của gi- và ch- (âm vô thanh/đầu lưỡi) và phụ âm s- chưa hoàn toàn đổi thành phụ âm tắc t- hay th- vào TK 17 và 18. Xem cách đọc Jesu từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu):

clip_image048 Thủ bút của LM Halario de Jesu

o

gồm (chữ tịnh 并 hợp với chữ kiêm ) – để ý tương quan 劍 kiếm – gươm, kiêm – *guom > gôm, gồm, gom …

phúc

lạ – la HV 邏 viết rút gọn (theo Béhaine/1772-1773)

o

san – Đàng Trong đã có dạng sơn so với san[7] của Đàng Ngoài vào thời cụ Bỉnh (và Béhaine) – có lẽ đây là một nguyên nhân bản KKM chữ Nôm Đàng Trong không thấy dùng dạng san 山. Các cách dùng như san cho santa (thánh, KKM) hay blời (trong KLC) cho trời phản ánh tiếng Việt Đàng Ngoài so với Đàng Trong. Bản Nôm KKM trong tài liệu Borg.tonch.32 (đây là cuốn Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ của LM Béhaine) lại dùng dạng lang ta 郎 些 > sang ta qua biến âm l -s như lang – sang, lực – sức, lãng – sóng, lạp – sáp … Dạng chữ Nôm sang dùng thành phần HT lang HV 郎 đã hiện diện trong các tài liệu Nôm cổ như Hồng Đức Quốc Âm Thi Tập, Chỉ Nam Ngọc Âm Giải Nghĩa, các bản Nôm của Maiorica, Truyền Kì Mạn Lục … Các bản Nôm thời sau dùng chữ thánh HV 聖 thay vì các dạng san ta hay sang ta.

ta (âm HV là ta/tá) – santa là thánh nữ, còn santo là thánh (nam) trong tiếng Bồ Đào Nha

ma – âm HV là mã

ri

a (âm HV là á)

o

đức (cũng là âm HV)

mẹ – bộ nữ hợp với chữ mĩ HT 美, chữ Nôm này cũng xuất hiện trong Phật Thuyết Đại Báo Phụ Mẫu Ân Trọng Kinh, Cư Trần Lạc Đạo Phú, các bản Nôm của LM Maiorica, v.v.

chúa (chủ/chú là âm HV)

dêu (diêu là âm HV)

o

cầu (cũng là âm HV)

cho (chu là âm HV)

chúng (cũng là âm HV)

tôi – âm HV là toái

o

kẻ (âm HV là kỉ)

(âm HV là cố)

tội (cũng là âm HV)

khi (cũng là âm HV)

clip_image050 chữ khi/KKM, clip_image052王铎/ Vương Đạc, clip_image054毛澤東 /Mao Trạch Đông

尼今 nay – chữ ni HV hợp với chữ kim HV. Khi nay là cách dùng đặc biệt (từng ghi trong VBL trang 366) nghĩa là bây giờ, hiện tại, rày – so với các cách dùng khi trước, khi sau.

clip_image056 tự điển chép tay Bồ Việt (thời Philiphê Bỉnh)

o

cập (cũng là âm HV) hàm ý đến, theo tới mà âm cổ còn bảo lưu trong tiếng Việt (và các giọng Mân Nam) qua dạng kịp: cập thì > kịp thời … So sánh tương quan 急 cấp – gấp – kíp..

clip_image058 chữ cập/KKM, clip_image060月儀帖/Nguyệt Nghi Thiếp, clip_image062米芾/Mễ Phí

thần (âm HV là thần/thìn) chỉ thời gian.

đẳng (cũng là âm HV) hàm ý bằng, cũng như …

clip_image064 chữ đẳng/KKM, clip_image066高其佩/Cao Kì Bội,clip_image068王獻之/Vương Hiến Chi
tử (cũng là âm HV) nghĩa là chết

hậu (cũng là âm HV) nghĩa là hầu, chờ, chầu chực … So với bản KKM của LM Matteo Ricci (1550-1610) dịch câu cuối là 及我等死候 cập ngã đẳng tử hậu.

o

a (âm HV là á) – kí âm lời nguyện kết thúc amen (xem chữ miên bên dưới) để tuyên xưng đức tin, mong cho được như vậy… Các bản Nôm của LM Maiorica dùng a/á , cũng như các bản KLC Đàng Trong cùng thời với LM Philiphê Bỉnh.

綿 men (âm HV là miên) – amen có gốc là tiếng Do Thái ‘āmēn nghĩa là sự thật (truth/A) hay sự chắc chắn (certainty/A). Có thời gian tiếng Việt từng dùng chớ gì (chữ Nôm là 渚之 chử chi HV) để dịch chữ amen, nhưng cách dịch này không thấy thông dụng nữa so với cách dùng trực tiếp amen. Các ngôn ngữ khác như Anh, Pháp đều dùng dạng amen trực tiếp như vậy trong tài liệu CG hay Thánh Kinh. Tiếng Anh còn dùng amen trong thành ngữ "Amen to that" hàm ý "Chính xác rồi, thật đúng rồi" cho thấy mức độ thông dụng của thuật ngữ CG này trong ngôn ngữ hàng ngày của Tây phương.

clip_image070Trích từ Sách Các Phép (LM Halario de Jesu)

clip_image072 Amen trong KKM (Philiphê Bỉnh) – âm HV là á miên 亜綿 và kiểu viết khải thể

clip_image074 Amen trong KLC (Philiphê Bỉnh), clip_image075 á HV,clip_image076 miên HV

o

Bản Nôm Kinh A Ve của LM Philiphê Bỉnh đọc "A ve Ma Ri A o đầy ga ra sa o Chúa Dêu ở cùng Bà o nữ trung Bà có phúc lạ o Bà thai tử Giê Su o gồm phúc lạ o San Ta Ma Ri A o Đức Mẹ Chúa Dêu o cầu cho chúng tôi o kẻ có tội khi nay o cập thần đẳng tử hầu o A men o".

2. Bản Kinh A Vê bằng chữ quốc ngữ (Philiphê Bỉnh)

Tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh cũng có ghi Kinh A Vê bằng chữ quốc ngữ, cho ta cơ hội so sánh với bản bằng chữ Nôm của ông: hoàn toàn phù hợp như các hình chụp bên dưới.

Vài phần trích từ tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh (Borg.tonch.16)

clip_image078

clip_image080

Trong một số tài liệu chép tay khác, có thể là từ thời LM Philiphê Bỉnh hay cũng do chính ông viết tay (?), ta thấy một số cách dùng tương tự như trong bản Nôm Philiphê Bỉnh – trích từ trang 34r Borg.tonch.33 đoạn này miêu tả cảnh Đức Mẹ Maria ôm xác con (Giê Su) sau khi đem xuống từ cây thánh giá – để ý đoạn văn nhỏ này dùng graça (tiếng Bồ), Thánh thiên thần, rày, Chúa Deo ở cùng bà, sinh thì (~ chết):

clip_image082

Nên chú ý là Đàng Ngoài vẫn dùng tên gọi Kinh Tại Thiên và Kinh A Ve, thí dụ như trong Ngắm Thương Khó (NTK – 1865, Bùi Chu) – theo truyền thống từ thời LM Maiorica (xem bản chụp một đoạn liên hệ) – so với Đàng Trong đã gọi là Kinh lạy Cha và Kinh Kính Mừng

clip_image084

Một đoạn TCTM quyển trung “có một trăm rưỡi Kinh A Ve, mười lăm Kinh Tại Thiên

clip_image086

Cột kinh NTK bên trái đọc/NCT là “thì nguyện một Kinh Tại Thiên, mười Kinh A Ve

Tóm lại, các tài liệu trên cho thấy quá trình thay đổi tên gọi ban đầu như Kinh đức Chúa bà Maria (PGTN), Kinh A Ve (Maiorica, Đàng Ngoài), Kinh A Ve Maria, kinh A Ve Sang Ta (1898, Edmond Nordemann – Hà Nội); và cách gọi Kinh Kính Mừng của Đàng Trong vào cuối TK 18 cho đến nay đã trở thành phổ thông cho cả nước. Cách dùng kí âm trực tiếp từ tiếng Bồ và La Tinh và cách dùng Hán Việt cũng giảm đi trong KKM như không còn Sang Ta (thay bằng thánh), A Ve (thay bằng kính mừng) và các đoản ngữ nữ trung bà, cập thần đẳng tử hậu, thai tử; td. tỉ số chữ kí âm từ 17/51 ~ 33.3% (bản Nôm Philiphê Bỉnh) chỉ còn 8/54 ~ 14.8% (bản KTK chữ quốc ngữ hiện đại). Đại từ[8] chúng tôi đã trở thành chúng con trong tiếng Việt hiện đại. Một điều đáng chú ý là trong vài tài liệu thuộc về LM Philiphê Bỉnh còn giữ trong thư viện tòa thánh La Mã, khi so sánh các phần chữ Nôm và chữ quốc ngữ, cho ta cơ sở để có thể kết luận là không những thuần thục chữ quốc ngữ, ông còn khá rành chữ Nôm[9]. Điều này dẫn đến chữ Nôm Đàng Ngoài có vài khác biệt với chữ Nôm Đàng Trong (đa phần là vì phát âm khác nhau/phương ngữ), như ri viết là di HV trong các bản Nôm của LM Maiorica và Philiphê Bỉnh so với dạng ri Đàng Trong. Đây là một chủ đề[10] rất thú vị và cần được tra cứu chi tiết thêm. Hi vọng bài viết nhỏ này gợi ý cho người đọc tìm hiểu sâu xa hơn về tiếng Việt và các thay đổi chỉ trong vòng vài thế kỉ cho đến nay, đặc biệt là từ lăng kính chữ Hán, Nôm và quốc ngữ.

3. Tài liệu tham khảo chính và ghi chú thêm

1) Pigneau de Béhaine (1772/1773) – Bá Đa Lộc Bỉ Nhu "Dictionarium Annamitico-Latinum" Dịch và giới thiệu bởi Nguyễn Khắc Xuyên, NXB Trẻ (Thành Phố HCM – 1999).

clip_image087 (1774/Quảng Đông à Địa phận Đàng Trong tái bản năm 1837) "Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ" 聖教要理國語 viết bằng chữ Nôm theo dạng Hỏi-Thưa. Y Doãn Ninh/Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải, La Vang Tùng Thư xuất bản (Mỹ).

2) Phillipe Bỉnh (1822) "Sách Sổ Sang Chép Các Việc" NXB Viện Đại Học Đà Lạt, 1968.

clip_image088 (khoảng 1794-1802) "Nhật Trình Kim Thư Khất Chính Chúa Giáo" – xem bài viết trên mạng như https://www.scribd.com/document/118931952/Nh%E1%BA%ADt-Trinh-Kim-Th%C6%B0-Kh%E1%BA%A5t-Chinh-Chua-Giao-Philiphe-B%E1%BB%89nh. Các sách viết tay khác như Sách Các Kinh, Các Truyện Thánh và phép lạ, Các Kinh Thường Đọc (Nôm) ‘theo NCT’ – có thể đọc từ thư viện Vatican.

3) Đỗ Quang Chính (1972) “Lịch sử chữ quốc ngữ 1620-1659” NXB Đuốc Sáng (Sài Gòn).

4) Nguyễn Hồng (1959) "Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam – Quyển 1 – Các Thừa Sai dòng Tên 1615 – 1665" NXB Hiện Tại (Sài Gòn).

5) Nguyễn Quang Hồng (2015) "Tự điển chữ Nôm dẫn giải" Tập 1 và 2 – NXB Khoa Học Xã Hội/Hội Bảo Tồn Di Sản Chữ Nôm (Hà Nội).

6) Roland Jacques (2004) « Les missionnaires portugais et les débuts de l’Église catholique au Viêt-nam » (Các nhà truyền giáo Bồ Đào Nha và thời kỳ đầu của Giáo hội Công giáo Việt Nam) – NXB Đinh Hướng Tùng Thư (Pháp). Có thể đọc các bài viết của LM Roland Jacques trên mạng như http://www.dunglac.info/index.php?m=home&v=detail&ia=11502 . Các bài viết như "Chứng tích hình thành và phát triển chữ quốc ngữ từ năm 1632 đến nay: tiến trình của Kinh Lạy Cha" của Roland Jacques (người dịch Nguyễn Đăng Trúc) trên mạng này http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=18656, v.v.

7) Halario de Jesu (thế kỷ XVIII) "Sách Các Phép" bằng 3 thứ chữ Nôm, La Tinh và quốc ngữ. Sách lưu hành nội bộ (1997).

8) Giêrônimô Maiorica (thế kỷ XVII) "Mùa Ăn Chay Cả", "Thiên Chúa Thánh Mẫu – Quyển thượng", "Thiên Chúa Thánh Mẫu – Quyển trung", "Đức Chúa Giê-Su – Quyển chi cửu & Quyển chi thập", "Thiên Chúa Thánh Giáo Hối Tội Kinh", “Thiên Chúa Thánh Giáo Khải Mông”, "Kinh Những Ngày Lễ Phục Sinh – Quyển thứ ba", “Các Thánh Truyện”. Sách lưu hành nội bộ (năm xuất bản 2002/2003 – LM Nguyễn Hưng).

9) Josepho Maria Morrone (khoảng đầu TK 19) “Lexicon Cochin-sinense Latinum” đăng trong cuốn “A Dissertation on the nature and character of the Chinese system of writing” viết bởi nhà ngôn ngữ Mỹ Peter Stephen Du Ponceau (1838), in lại bởi NXB Kessinger Publishing. Kèm thêm bảng từ vựng căn bản có 333 chữ Nôm và chữ quốc ngữ với giải thích.

10) Edmond Nordemann (tên Việt là Ngô Đê Mân) (1898) “Chrestomathie annamite” (Quảng Tập Viêm Văn) – NXB Hà Nội.

11) Alexandre de Rhodes (1651) "Phép Giảng Tám Ngày" – Tủ Sách Đại Kết in lại từ Tinh Việt Văn Đoàn (1961 – Sài Gòn) với phần giới thiệu của tác giả Nguyễn Khắc Xuyên.

clip_image089 (1651) “Dictionarium Annamiticum Lusitanum et Latinum” thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La; bản dịch của Thanh Lãng, Hoàng Xuân Việt, Đỗ Quang Chính – NXB Khoa Học Xã Hội, Thành Phố HCM (1991).

clip_image090 “Tường Trình về Đàng Trong 1645” bản dịch của Hồng Nhuệ, NXB Ánh Sáng Publishing, Escondido (California/Mỹ, 1994?).

clip_image091 "Lịch sử Vương Quốc Đàng Ngoài từ 1627 tới năm 1646" dịch giả Nguyễn Khắc Xuyên – Tủ sách Đại Kết, Thành phố HCM (1994).

12) Jean Louis Taberd (1838) – tên Việt là cố Từ – "Dictionarium Annamitico-Latinum" Serampore (Bengale).

13) Nguyễn Cung Thông (2021) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – các khuynh hướng dịch tiếng nước ngoài ra tiếng Việt: trường hợp bản Kinh Kính Mừng” (phần 26) – có thể xem toàn bài trên trang https://nghiencuulichsu.com/2021/01/04/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-cac-khuynh-huong-dich-tieng-nuoc-ngoai-ra-tieng-viet-truong-hop-ban-kinh-kinh-mung-phan-26/

clip_image092  (2018-2021) “Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy Cha” phần 5A cho đến phần 5E (năm bài viết) – tham khảo loạt bài này trên trang này chẳng hạn http://www.vietnamvanhien.org/TiengVietThoiLMRohdesKinhLayCha.pdf hay http://vanviet.info/nghien-cuu-phe-binh/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes-kinh-lay-cha-phan-5a/ hay http://conggiao.info/tieng-viet-tu-thoi-lm-de-rhodes—kinh-lay-cha—phan-5c-d-53320, v.v.

Phụ Trương

1. Kinh A Ve Sang Ta (~ Kinh Kính Mừng) – Đàng Ngoài (td. Hà Nội)

clip_image094

Trích từ cuốn Chrestomathie annamite” (Quảng Tập Viêm Văn) của Edmond Nordemann (1898): cũng là bản Kinh A Ve của LM Philiphê Bỉnh. Bản này cũng giống như KKM bản Nôm (năm 1869) trong cuốn "Năm 2000 đọc và học các kinh Thánh qua các bản dịch tiếng Việt" của LM Cao Vĩnh Phan trang 192 – xem hình chụp bên dưới. Trang 192 này có Kinh Thiên Chúa và Kinh A Ve Sang Ta, chỉ có Kinh A Ve Sang Ta được dán lên cho bài này. Để ý là cách dùng Kinh Thiên Chúa (~ Kinh Lạy Cha ở Đàng Trong) cũng là cách dùng trong các tài liệu chép tay của LM Philiphê Bỉnh.

2. Kinh A Ve Sang Ta bằng chữ Nôm (1869) từ cột 1 bên trái: nội dung bằng chữ quốc ngữ/NCT: Kinh A Ve Sang Ta A ve Ma Ri A đầy ga ra sa Chúa Dêu ở cùng Bà nữ trung Bà có phúc lạ Bà thai tử Giê Su gồm phúc lạ Sang Ta Ma Ri A Đức Mẹ Chúa Dêu cầu cho chúng tôi kẻ có tội khi nay cập thần đẳng tử hầu A men. Nội dung bản kinh này[11] giống hoàn toàn bản kinh A Ve Ma Ria chữ Nôm của LM Philiphê Bỉnh (xem bên trên) tuy không có (dấu) ngắt câu, và có khác trong cách viết vài chữ Nôm như sang viết bằng lang HV 郎.

clip_image096 

Kinh A Ve Sang Ta bằng chữ Nôm (1869).


[1] Nghiên cứu ngôn ngữ độc lập ở Melbourne (Úc) – email nguyencungthong@yahoo.com

[2] Đây cũng phản ánh nguồn gốc của KKM: lời thiên thần chào đức Mẹ Ma Ri A (trong Thánh Kinh Luke 1:28), trong bản kinh Vulgate/L thì không có ghi tên Ma Ri A cũng như (thai tử) Giê Su và đoạn cầu cho chúng tôi là kẻ có tội khi này (nay) và trong giờ lâm tử. Phần thêm sau trong KKM là từ Hội Thánh (~ Ecclesia > Y Ghê Ri Gia – LM Maiorica giải thích khá chi tiết trong trang 109-110 TCTGKM, sđd).

[3] Chữ ve/vê 蟡 có thể là chữ Nôm tự tạo (nghĩa là con ve), trong vốn từ Hán cổ chữ hiếm 蟡 có nghĩa là một loài rắn (Ngọc Thiên – Trùng Bộ: hình tự xà 《玉篇.虫部》蟡,形似蛇).

[4] Theo nhận xét GS Trần Văn Toàn trong cuốn Thánh Giáo Yếu Lý Quốc Ngữ của GM Bá Đa Lộc, Y Doãn Ninh và Lê Bảo Tịnh phiên âm và chú giải – NXB La Vang Tùng Thư, Texas (Hoa Kỳ – 2001).

[5]LM Maiorica ghi rõ nghĩa của chữ này: "Sự ấy ta gọi là Dêu, nước này gọi Thiên Chúa" TCTGKM trang 19-10, "Này là chúa Dêu tôi cùng Dêu tôi" ĐCGS quyển chi cửu trang 41-42. VBL không ghi mục Dêu, nhưng có dịch ra tiếng Việt qua câu "đức Chúa Trời (blời) chẳng tây ai" trang 716 (Deus nullius personam respicit/L – ĐCT không thiên vị một ai/NCT) – xem thêm mục tây. PGTN vẫn duy trì dạng Deus và giải thích thêm " Mà tính thiêng liêng vô cùng này gọi là Chúa Deus, thật là đức Chúa trời (blời) – cæli Dominus/L" trang 58.

[6] Tự điển Béhaine (1772/1773 – Đàng Trong) đã có ghi các cách dùng tương đương phúc đức ~ phước đức, làm phúc ~ làm phước – chỉ có hai lần phúc xuất hiện như vậy so với 15 lần dùng phước.

[7] Một thí dụ khác: cùng một thế hệ với LM Philiphê Bỉnh là đại thi hào Nguyễn Du: trong tác phẩm Truyện Kiều, câu 1938/1939/1940 cho thấy vần an trong san 山 được triệt để tuân thủ (không phải vần ơn như trong sơn ở Đàng Trong):

吏急關山 Trong gang tấc lại gấp mười quan san

仍羅吟咀 Những là ngậm thở nuốt than

小姐沛問安 Tiểu thư phải buổi vấn an về nhà …

[8] Tham khảo thêm loạt bài viết liên hệ đánh số 5 "Tiếng Việt từ thời LM de Rhodes – Kinh Lạy cha" (NCT).

[9] Điều này không làm ta ngạc nhiên vì LM Philiphê Bỉnh sang Bồ Đào Nha khi ông được 40 tuổi, chắc là đã hấp thụ nền giáo dục cổ truyền (Hán Nôm) khá vững vàng. Ông sinh trước cụ Nguyễn Du 7 năm và qua đời ở Bồ Đào Nha sau cụ Tiên Điền 13 năm, có thể xem là cùng một thế hệ. Ví mà cụ Nguyễn Du soạn (thêm) Truyện Kiều bằng chữ quốc ngữ thì có lẽ đỡ nhiều cho hậu thế (ít dị bản Truyện Kiều bằng chữ Nôm hơn, đỡ nhiều cách hiểu và giải thích có khi hoàn toàn ngược nhau, đỡ tốn bút mực hơn, v.v.).

[10] Bài này không bàn về nguồn gốc Kinh Kính Mừng trong lịch sử CG: từ bản bằng tiếng cổ Hi Lạp đến La Tinh và các truyền thống CG Đông phương (td. Eastern Orthodox Church …) so với Tây phương theo dòng thời gian.

[11] LM Philiphê Bỉnh gọi là Kinh A Ve (bản Nôm) hay Kinh Ave Maria (bản chữ quốc ngữ). Nên nhắc ở đây là KKM ban đầu dựa vào hai đoạn Luke 1:28 không có ghi tên Maria và Luke 1:42 không có ghi tên Giê Su.

Comments are closed.