Sài Gòn – Những ngày phong thành (58)

THÔNG TIN:

*TP.HCM: Củ Chi, Q.7 là 2 địa phương đầu tiên công bố kiểm soát được dịch Covid-19

https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-cu-chi-q7-la-2-dia-phuong-dau-tien-cong-bo-kiem-soat-duoc-dich-covid-19-1443827.html

*16 hiệp hội, hội ngành nghề chủ lực gửi đơn kiến nghị tập thể lên Thủ tướng

https://nld.com.vn/kinh-te/16-hiep-hoi-hoi-nganh-nghe-chu-luc-gui-don-kien-nghi-tap-the-len-thu-tuong-20210902192834978.htm

*TP HCM: Vừa trở lại, shipper đã nhận đơn hàng tới tấp. Số lượng shipper tham gia chỉ mới ở mức xoay quanh 10.000 nhưng đơn hàng vận chuyển đã vượt hơn tổng đơn hàng toàn bộ lực lượng đi chợ thay của cả TP đang thực hiện ở thời điểm cao nhất.

https://nld.com.vn/kinh-te/tp-hcm-vua-tro-lai-shipper-da-nhan-don-hang-toi-tap-20210902170828934.htm

*TP.HCM: Quá tải, siêu thị xin nới giờ bán hàng, tăng thêm giấy đi đường

https://vietnamnet.vn/vn/kinh-doanh/thi-truong/qua-tai-sieu-thi-xin-noi-gio-ban-hang-tang-them-giay-di-duong-771423.html

*Gặp Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, nhiều người dân thuê trọ ở quận Gò Vấp (TPHCM) chia sẻ rất khó khăn khi đợt dịch COVID-19 kéo 4 tháng nay, chưa nhận được hỗ trợ bằng tiền. Nhiều nhà không còn tiền và mong muốn được miễn, giảm tiền điện, nước. Trẻ em thì chưa có sách giáo khoa và thiết bị học trực tuyến

https://laodong.vn/thoi-su/pho-thu-tuong-yeu-cau-ra-soat-doi-tuong-kho-khan-chua-duoc-nhan-ho-tro-949093.ldo

*TP.HCM mời F0 khỏi bệnh tham gia chống dịch có trả lương

https://tuoitre.vn/tp-hcm-moi-f0-khoi-benh-tham-gia-chong-dich-co-tra-luong-20210902170151339.htm

*Bộ đội dùng xe đạp thồ "huyền thoại" chở nhu yếu phẩm tặng người dân TPHCM

https://laodong.vn/photo/bo-doi-dung-xe-dap-tho-huyen-thoai-cho-nhu-yeu-pham-tang-nguoi-dan-tphcm-949095.ldo

*Giấy đi đường ở TP.HCM sau ngày 6.9 còn hiệu lực hay không?

https://thanhnien.vn/thoi-su/giay-di-duong-o-tphcm-sau-ngay-69-con-hieu-luc-hay-khong-1443776.html

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC CHO F0 TẠI NHÀ – ThS. BS Nguyễn Thùy Vân Thảo

Tổng Giáo phận Sài Gòn

Chuyên mục Dòng chảy cuộc đời kính gởi đến quý vị những hướng dẫn về việc sử dụng thuốc cho F0 tại nhà qua chia sẻ của ThS. BS. Nguyễn Thùy Vân Thảo – Giảng viên Đại Học Y Dược Tp. HCM – Thành viên Y tế Công Giáo Tổng Giáo phận Sài Gòn.

TẠI SAO TỈ LỆ TỬ VONG COVID Ở BÌNH DƯƠNG THẤP HƠN TPHCM?

FB Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Tỉ lệ tử vong liên quan đến covid ở Bình Dương hiện nay là 0.75% (858 / 114788), thấp hơn HCM 4.0% (8869 / 221268) [1]. Câu hỏi là tại sao có sự khác biệt lớn như thế? Tôi xin giải thích bằng khái niệm dịch tễ học có tên là ‘lead-time bias’ dưới đây.

Tỉ lệ tử vong liên quan đến covid ở Việt Nam hiện nay là 2.5%, thuộc hàng cao nhứt nhì trong vùng. Tuy nhiên, nếu phân tích chi tiết, tỉ lệ này khá khác biệt giữa các tỉnh thành (xem Hình 1). TPHCM có tỉ lệ cao nhứt (4%), cao hơn so với Bình Dương (0.75%), Đồng Tháp (2.04%) và Tiền Giang (2.43%). Cần Thơ tuy có số ca nhiễm thấp, nhưng tỉ lệ tử vong khá cao (1.52%).

Tại sao có sự khác biệt về tỉ lệ tử vong giữa các tỉnh thành?

Case fatality rate

Cách tính tỉ lệ tử vong hợp lí nhứt là lấy số ca tử vong chia cho số ca bị nhiễm nCov. Thuật ngữ dịch tễ học gọi chỉ số này là CFR (case fatality rate). Nhưng vấn đề ở đây là chúng ta không biết trong cộng đồng có bao nhiêu người thật sự bị nhiễm.

Chúng ta chỉ biết (a) số ca dương tính, hoặc/và (b) số ca nhiễm được phát hiện qua tầm soát. Số ca dương tính tuỳ thuộc vào số người được làm xét nghiệm, hiểu theo nghĩa xét nghiệm nhiều thì số ca dương tính cũng tăng theo.

Số ca được phát hiện qua tầm soát thường chỉ phản ảnh một phần của con số nhiễm thật. Trong thực tế cứ mỗi ca chúng ta phát hiện được thì có 6-7 ca chưa phát hiện trong cộng đồng.

Điều này có nghĩa là nếu chúng ta lấy số ca tử vong chia cho số ca nhiễm (hay dương tính) phát hiện được thì lúc nào cũng cao hơn tỉ lệ thật. Cao hơn chừng 6-7 lần.

Lead-time bias

Tôi chưa biết dịch thuật ngữ này sang tiếng Việt là gì, nhưng tạm hiểu là ‘Thời gian vượt’. Có thể thời gian này là thời gian từ lúc bị nhiễm đến lúc biến cố xảy ra. "Biến cố" có thể là chết (dấu hiệu "x") hay sống. Thời gian này làm cho việc tính toán tỉ lệ tử vong đơn giản như mô tả trên là không đúng.

Để minh hoạ cho vấn đề, tôi vẽ một giản đồ dưới đây, thể hiện diễn biến nhiễm của 12 người. Người có dấu "x" có nghĩa là chết. Giả dụ rằng chúng ta tính toán tỉ lệ tử vong ở 2 thời điểm: lúc 1 tháng và lúc 6 tháng.

Tại thời điểm 1 tháng, chúng ta quan sát 10 người, và trong số này có 1 người chết trước đó. Như vậy, tỉ lệ tử vong là 1/10.

Tại thời điểm 6 tháng, chúng ta có thêm 2 người bị nhiễm nhưng cả hai đều bình phục (màu tím). Tính tích luỹ đến tháng thứ 6, chúng ta có 12 người, và trong số này có 5 ca tử vong. Do đó, tỉ lệ tử vong ở tháng thứ 6 là 5/12.

Minh hoạ đơn giản trên cho thấy ‘thời gian vượt’ rất quan trọng trong việc so sánh tỉ lệ tử vong. Ở TPHCM, đợt dịch mới này xảy ra từ tháng 5 (tạm xem như thế), nên thời gian vượt đến nay là chừng 4 tháng. Còn Bình Dương thì dịch mới bắt đầu chưa đầy 1 tháng (?), do đó chưa đủ thời gian vượt để quan sát đầy đủ biến cố. Đó chính là lí do tại sao hiện nay, tỉ lệ tử vong ở Bình Dương thấp hơn HCM.

Nhưng chúng ta có thể đoán rằng trong 1-2 tháng tới, tỉ lệ tử vong ở Bình Dương có thể tăng lên (với điều kiện số ca tử vong được thu thập đầy đủ và đánh giá khách quan đúng như cách đánh giá ở HCM).

Bản dễ đọc hơn: https://nguyenvantuan.info/…/tai-sao-ti-le-tu-vong…

____

[1] https://ncov.moh.gov.vn

clip_image002

Hình 1: Tỉ lệ tử vong (%) tính theo số ca tử vong chia cho số ca dương tính (biểu đồ trên) và số ca nhiễm (diểu đồ dưới) cho một số tỉnh thành có tỉ lệ tử vong khá cao. Số liệu tính đến ngày 1/9/2021.

clip_image004

Hình 2: Minh hoạ cho khái niệm ‘leadtime bias’ để giải thích tỉ lệ tử vong tuỳ thuộc vào thời gian.
Tại thời điểm 1 tháng, có 10 người, và trong số này có 1 người chết trước đó. Như vậy, tỉ lệ tử vong là 1/10.
Tại thời điểm 6 tháng, có thêm 2 người bị nhiễm nhưng cả hai đều bình phục (màu tím). Tính tích luỹ, có 12 người, và trong số này có 5 ca tử vong. Do đó, tỉ lệ tử vong ở tháng thứ 6 là 5/12.
Sự khác nhau giữa 2 tỉ lệ là do ‘lead time bias’.

DỰ ĐOÁN VẪN LUÔN LÀ DỰ ĐOÁN

FB Nguyễn Đình Tuấn

——-

Trong 02 ngày 31/8 và 01/9, số ca tử vong của SG lại tăng trên 300 ca/ ngày so với con số giảm dần trong 4 ngày trước đó.

Hôm nay ngày 02/9/2021, nhìn lại xu hướng và các dữ liệu thực tại. Cá nhân Tôi đưa ra dự đoán (cũng chỉ là dự đoán vì chắc chắn nhiều dữ liệu trong tay hiện tại không đủ để phân tích sâu hơn) về bức tranh dịch sắp tới của SG.

Cũng để xem đúng 1 tháng sau sự chính xác sẽ thế nào?

————

1. Các con số:

Cho dù con số 2 ngày gần đây có tăng nhưng hy vọng là từ tuần thứ 3 tháng 9 sẽ giảm tử vong rõ rệt nhất vì:

– Gần 2.500 ca nặng hiện tại cho dù với mạng lưới BV hồi sức rộng khắp và nhân lực y tế hùng hậu cho tầng 2,3 thì vẫn phải là con số tử vong trung bình như hiện nay tức tầm 1.500 ca trong 2 tuần tới.

– Các ca F0 nhẹ ở cộng đồng thì hiện tuần thứ 1 tháng 9 sẽ tiếp cận được với thuốc sớm nên việc chuyển nặng và tử vong trong nhóm F0 này sẽ giảm rõ rệt, tức mỗi ngày vẫn phải ghi nhận con số kiểu như Bình Dương hiện nay, dưới 60% của 40 tức tầm 25-30 ca.

– Như vậy , tầm sau 22/9 thì ca tử vong sẽ còn khoảng 25 ca / ngày là thành công.

– Do vậy, dự đoán tổng số ca tử vong từ nay đến 23/9 tầm dưới 1.800 ca là thành công và xem như dịch ổn vào cuối tháng 9 với con số tử vong do Covid vẫn phải ở mức 2 con số cho đến tháng 10.

– Còn việc số ca nhiễm thì có lẽ không còn quan trọng nữa vì chẳng để làm gì cả. Và đương nhiên vẫn phải tiêm đủ Vacccine theo kế hoạch của TP.HCM thì các con số trên này mới đúng xu hướng dịch hiện tại bởi Vaccine cho dù là bất kỳ loại nào cũng là sống / còn cho việc quyết định bệnh nặng và ca tử vong.

Và đương nhiên 15/9 vẫn phải gỡ bỏ dần giãn cách và nhiễm thì cứ nhiễm nhưng kiểm soát ca bệnh nặng, con số tử vong giảm thấp, thật ổn định và sinh hoạt sống chung với Covid thôi vì cũng không dễ chết nữa rồi thì đúng là “trạng thái bình thường mới” của cuộc sống.

– Ca nhiễm không còn quan trọng nữa nhưng vẫn phải xét nghiệm để tầm soát dịch tễ học, ghi nhận dịch bệnh… và rút kinh nghiệm để đối phó với các biển chủng mới của Virus.

Khi mà kiểm soát tốt số tử vong vì không còn nhiều bệnh nặng… thì y tế dần dần trở về lại với nhịp sống thường nhật thì xem như bình thường mới và xã hội phải mở cửa lại hết tất cả thôi nhưng vẫn phải có lộ trình là đương nhiên

Vậy nếu dự đoán này đúng thì hy vọng từ tầm cuối tháng 10 là có thể uống bia vỉa hè SG.

2. Bài học:

Hãy nhìn thẳng vào vấn đề: Vấn đề chính vẫn là miễn dịch cộng đồng phải trả giá bằng số ca tử vong. Và ngay từ bây giờ nếu không có kế hoạch tiêm Vaccine cho các tỉnh / TP khác chưa bị bùng dịch thì chắc chắn sẽ phải trả giá vì khi ấy dịch sẽ bùng ở các tỉnh/ TP khác là điều đương nhiên khi mà SG nới lỏng giãn cách vì đã đến lúc các tỉnh không thể dùng “cách ly, giãn cách” để chống dịch nữa.

– Và chỉ có Vaccine mới là liều thuốc duy nhất giúp giảm ca nặng, giảm tử vong… không gây quá tải BV thì cuộc sống bình thường mới sẽ lại rất là bình thường.

Vaccine – Vaccine – và Vaccine: Cho dù bất kỳ loại Vaccine nào được WHO công nhận, BYT VN cho lưu hành thì chắc chắn phải được kiểm soát nghiêm ngặt nên nếu muốn tiếp tục thở và vui với cuộc sống bình thường mới thì hãy tiêm ngay bất kỳ loại Vaccine nào, thời điểm này không phải lúc để còn lựa chọn (!)

– Điểm quan trọng là vẫn phải tập trung tiêm Vaccine cho người trên 65 tuổi, bệnh nền vì đây là đối tượng dễ chuyển nặng, tử vong gây quá tải BV hao tổn nguồn lực y tế nhất vì y tế quá tải thì nhiều hệ luỵ kéo theo mất kiểm soát ngay cả việc phát thuốc , giao thực phẩm tận nhà hay hoả táng và xử lý tro cốt

– Giờ mà lãnh đạo tỉnh / TP nào có bất kỳ loại Vaccine gì để tiêm ngay cho dân thì chắc chắn sẽ là điểm nhấn nhưng nên nhớ cho dù là loại Vaccine nào thì cũng cần ưu tiên cho người trên 65 tuổi , bệnh nền…

LÂY NHIỄM ĐƯỜNG NÀO?

FB Xuân Sơn Võ

Trong khoảng 10 ngày qua, rất nhiều gia đình người thân, bạn bè thân quen của tôi bị nhiễm virus Vũ Hán. Đồng thời, do tôi có tham gia làm vụ oxy, tôi biết đến khá nhiều gia đình các đồng nghiệp cũng bị nhiễm. Tôi có cảm giác như sắp sửa đến lúc Sài Gòn không còn ai là không bị nhiễm.

Vấn đề là rất nhiều người đặt câu hỏi, không hiểu là nhiễm từ đâu, vì nhiều gia đình giữ rất kĩ, phòng thủ rất cẩn thận, nhưng vẫn cứ nhiễm. Theo hiểu biết thông thường của chúng ta thì có lẽ là cái con virus Vũ Hán, và biến thể của nó rất dễ lây.

Cách đây khoảng 2 tháng, còn có những tin đồn rằng, người bị nhiễm chỉ cần đi xẹt ngang qua là lây cho người khác. Nếu không tin vào cái giả thuyết đấy, thì có lẽ chẳng có cách nào giải thích được, tại sao có nhiều người phòng thủ kĩ càng nhưng vẫn cứ bị lây nhiễm. Lây như xẹt điện không bằng.

Một bằng chứng dễ lây nữa là những người bị lây khi đi chích vaccine về. Mặc dù áp dụng nhiều biện pháp phòng lây nhiễm ở những chỗ chích vaccine cộng đồng, nhưng số người bị mắc sau khi đến những nơi đó khá nhiều. Cả 3 người trong số nhân viên của tôi bị nhiễm đều được phát hiện sau khi đi chích ngừa về, phù hợp với thời gian lây nhiễm của đợt dịch này.

Nhưng trên thực tế thì lại có nhiều bằng chứng cho rằng nó không dễ lây lắm. Nhiều gia đình ăn chung, sinh hoạt chung, không áp dụng biện pháp phòng ngừa trong gia đình, nhưng vẫn có người nhiễm người không. Ngoài ra, tôi biết có trường hợp đi chích vaccine chung, làm việc và sinh hoạt chung, tiếp xúc gần, thậm chí còn chăm sóc khi người bị nhiễm có triệu chứng, mà không áp dụng biện pháp phòng ngừa nào, nhưng vẫn không bị nhiễm.

Tất nhiên, cách lí giải dễ dàng nhất là cơ địa miễn dịch của người này khác với người khác, có người dễ bị lây, có người khó bị lây. Nhưng, nếu đứng trên góc độ y khoa, thì phải hiểu là chuyện gì cũng có thể xảy ra. Có nghĩa là có thể có một cách lây nhiễm khác mà chúng ta chưa biết, có thể có một sự kết hợp nào đó giữa con virus Vũ Hán và các vật trung chuyển khác, như chuột, gián, ruồi, muỗi, dơi… mà chúng ta chưa biết.

Thôi, nói gì thì nói, nhưng chắc chắn là 1 tháng nữa, con virus này phải về quê để dự lễ quốc khánh của nó. Lúc ấy chúng ta sẽ khỏe hơn bây giờ.

CÁC GÓI GIẢI PHÁP CHỐNG DỊCH (*)

Theo FB Nguyễn Thiện Nam

Thầy Pham Le Huy Trường mình vài ngày lại có một bài góp ý chống dịch. Hôm trước là chuyện anh shipper với anh bộ đội, rồi nhiều bài nữa. Hôm nay là một bài dài có 10 gói giải pháp chống dịch nhưng đều thiết thực. Mình cop dán vô đây vì thầy không để chế độ chia sẻ. Tâm huyết thật đấy.

Hôm qua Bộ trưởng y tế kêu gọi các nhà khoa học trong ngành hiến kế chống dịch. Tuy thầy Huy không trong ngành nhưng nhiều góp ý của thầy Huy rất chi tiết và thuyết phục. Nhiều ý kiến của thầy trước đây có vẻ đã được chính phủ áp dụng.

"Thay vì nói những chuyện quá vĩ mô, nếu là mọi người thì cụ thể mọi người sẽ làm thế nào?

Các gói giải pháp chống dịch lâu dài:

1. Xây dựng hệ thống căn cước vaccine trong nước (yêu cầu hoàn tất trong 5 ngày)

– Sử dụng hệ thống căn cước đã có sẵn của Bộ Công An, tự động cấp mã xanh vào số điện thoại di động cho người đã tiêm đủ 2 mũi hoặc người đã được chữa khỏi bệnh, mã vàng cho người mới tiêm 1 mũi, mã đỏ cho người chưa tiêm chủng)

– Trường hợp phát hiện gian dối sử dụng điện thoại của người khác, phạt 20 triệu đồng cả người cho mượn điện thoại và người mượn điện thoại, tổng 40 triệu.

2. Huy động lực lượng tư nhân vào đội đặc nhiệm tiêm chủng:

– Lấy đơn giá tiêm chủng của các bệnh viện tư như FV hay Hồng Ngọc (2 ngày)

– Chính phủ trung ương chịu 50%, chính quyền sở tại chịu 50%, có thể kêu gọi xã hội hóa

– Lấy lực lượng này để đẩy nhanh công tác tiêm chủng tập trung tại các khu vực (sẽ trình bày bên dưới)

3. Duy trì chuỗi cung ứng hàng hóa bằng xe tải:

– Tất cả các hàng hóa đều được coi là hàng thiết yếu.

– Cấm các địa phương ra qui định ngăn chặn hàng hóa, chỉ được ngăn chặn lái xe mã đỏ. Địa phương nào ra văn bản ngăn chặn hàng hóa lần 1 cảnh cáo, lần 2 cách chức người ký văn bản.

– Các tỉnh có quyền xét nghiệm nhanh lái xe từ tỉnh khác vào tỉnh mình, thời gian xét nghiệm không quá 15 phút/lần. Tạo cơ chế công nhận xét nghiệm của tỉnh khác, tránh tình trạng 1 ngày lái xe phải xét nghiệm nhiều lần. Việc công nhận xét nghiệm có thể thực hiện qua hệ thống căn cước điện tử của Bộ Công an.

– Lái xe tải muốn hoạt động phải được tiêm ít nhất 1 mũi và cấp mã vàng.

– Lái xe tải chỉ có mã vàng phải mặc quần áo bảo hộ khi giao nhận hàng, không được lưu trú qua đêm ở khu vực giao hàng.

– Lái xe tải có mã xanh phải mặc quần áo bảo hộ khi giao nhận hàng, nhưng được quyền lưu trú qua đêm ở khu vực giao hàng.

– Trường hợp phát hiện lái xe hành nghề khi chỉ có mã đỏ, phạt 10 triệu và cấm hoạt động 1 tuần. Trong 1 tuần đó bố trí tiêm cho lái xe để lấy mã vàng. Chi phí tiêm lấy từ tiền phạt.

– Trường hợp lái xe hành nghề đã có mã vàng hoặc mã xanh nhưng vi phạm qui định mặc quần áo bảo hộ và có ảnh chụp làm bằng chứng, phạt 2 triệu và cấm hoạt động 5 ngày.

4. Duy trì chuỗi cung ứng thực phẩm đối với các chợ – siêu thị:

Chủ động tầm soát theo hướng xét nghiệm nhanh 5 ngày/lần, xét nghiệm PCR 10 ngày/tuần với toàn bộ tiểu thương, nhân viên của chợ, siêu thị.

5. Đảm bảo lực lượng cung ứng hàng hóa thiết yếu để duy trì mạch sống tối thiểu tại các đô thị (thời gian chuẩn bị để triển khai: tối đa 7 ngày)

– Yêu cầu các phường lập danh sách các khách sạn, nhà nghỉ đồng ý cung cấp dịch vụ cư trú cho shipper công nghệ với giá 3tr/tháng/buồng (3 ngày). Nhà nước trợ giá 2tr/tháng và tiền điện nước. 1tr còn lại công ty xe công nghệ và lái xe chịu.

– Yêu cầu các hãng xe công nghệ lên danh sách lái xe công nghệ đồng ý đi tập trung (3 ngày song song với bước trên)

– Yêu cầu hãng xe lập danh sách bố trí lái xe công nghệ nào cư trú ở khách sạn nào và gửi thư điện tử báo cáo với phường (2 ngày).

– Lái xe công nghệ về nơi ăn ở tập trung. Trường hợp công ty có ký túc xá chấp nhận cho lái xe ở ký túc xá công ty và đối xử như với khách sạn, nhà nghỉ. Xét nghiệm nhanh đối với lái xe trước khi vào cơ sở lưu trú (ngày thứ 6).

– Ngày hôm sau, tiến hành tiêm cho lái xe để lái xe ít nhất có mã vàng khi hành nghề.

– Xây dựng kế hoạch tiêm để lái xe có mã xanh sớm nhất có thể.

– Y tế phường tiến hành xét nghiệm nhanh 3 ngày 1 lần với lái xe công nghệ, xét nghiệm PCR 1 tuần 1 lần. Trường hợp phát hiện dương tính lái xe phải tự cách ly trong phòng 14 ngày.

– Yêu cầu các hãng xe công nghệ không chấp nhận đơn hàng trả tiền trực tiếp, chỉ chấp nhận thanh toán online.

– Yêu cầu lái xe công nghệ tuân thủ triệt để qui trình giao hàng không tiếp xúc. Việc giao hàng không tiếp xúc có thể thực hiện tại các chốt vùng xanh, dưới sự giám sát của các chốt.

– Trường hợp lái xe công nghệ bị phát hiện vi phạm giao hàng không tiếp xúc, mỗi lần phát hiện phạt 2 triệu đồng và ngừng làm việc 10 ngày.

6. Từng bước khôi phục hệ thống taxi công nghệ và taxi thường để gia tăng lực lượng hậu cần:

– Thực hiện tương tự với lái xe xe ôm công nghệ, bao gồm ăn ở tập trung và xét nghiệm định kỳ (nhanh 3 ngày 1 lần, PCR 1 tuần 1 lần)

– Chỉ áp dụng với các hãng taxi thường nếu hãng đó có hệ thống đặt xe trên mạng.

– Lập màn chắn nilon hoặc mica chắn hoàn toàn giữa lái xe taxi và khách hàng. Giao thanh tra giao thông, cảnh sát trên đường có thể dừng xe để kiểm tra điều kiện màn chắn.

– Chỉ chấp nhận thanh toán qua mạng.

– Trường hợp phát hiện không tuân thủ, phạt 20 triệu đồng và chấm dứt không cho hoạt động.

7. Cứu các đảo du lịch (tối đa 53 ngày)

– Ưu tiên vaccine đã phân bổ về các tỉnh như Kiên Giang, Quảng Ninh để tiêm trước cho 80%-100% cư dân trên các đảo Côn Đảo, Phú Quốc, Vân Đồn, Hòn Tre

– Xây dựng kế hoạch tiêm chủng theo hướng:

– Sử dụng không quân vận chuyển lực lượng quân y và đặc nhiệm tiêm chủng (bệnh viện tư) tập trung tiêm cho các đảo trong vòng 3 ngày

– Đợi 6 tuần (7×6=42 ngày) tiêm mũi 2.

– Đợi thêm 10 ngày để có có kháng thể đầy đủ.

– Sau 3+42+10=53 ngày mở các đảo lại cho khách du lịch có hộ chiếu vaccine

– Trong thời gian 53 ngày này cho phép các hãng hàng không bán vé đặt chỗ cho khách du lịch nước ngoài có hộ chiếu vaccine và khách nội địa có mã xanh do Bộ Công an cấp.

– Mở các đường bay đến các đảo.

– Báo cáo Thủ tướng về lộ trình tiêm chủng, 7 ngày báo cáo tiến độ 1 lần cho Thủ tướng.

– Trường hợp không thực hiện được lộ trình cảnh cáo Chủ tịch Tỉnh,

8. Sớm dỡ phong tỏa các khu vực ở đô thị, khôi phục hoạt động sản xuất kinh doanh:

– Tại các đô thị lớn như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng… áp dụng phong tỏa theo chỉ thị 16 đối với các phường có tỷ lệ tiêm mũi 1 dưới 20% hoặc có phát sinh ca cộng đồng trong vòng 1 tuần, tiếp tục duy trì các chốt vùng xanh như hiện nay.

– Với các phường có tỷ lệ tiêm mũi 1 từ 21% đến 39% và không có ca nhiễm cộng đồng trong vòng 1 tuần, cho phép mở lại hoạt động bán hàng thực phẩm (đồ ăn) mang về theo điều kiện: cửa hàng ở mặt phố và có mặt tiền lớn hơn 2m; cửa hàng đáp ứng giao hàng không tiếp xúc; cửa hàng hoạt động theo nguyên tắc chẵn lẻ. Giao hàng không tiếp xúc là phía trước cửa hàng có đặt bàn giao hàng với bình nước sát khuẩn; trước cửa hàng có vẽ ít nhất 5 ô cách nhau 2m để shipper xếp hàng; người bán hàng không giao trực tiếp hàng cho shipper mà đặt lên bàn rồi quay vào cửa hàng, shipper không nhận hàng trực tiếp mà lấy ở bàn giao hàng; không chấp nhận thanh toán trực tiếp mà chỉ thanh toán qua mạng. Nguyên tắc chẵn lẻ là các cửa hàng trên mặt phố có mặt tiền lớn hơn 2m được đánh số lần lượt 1-2. Cửa hàng số 1 được mở vào thứ 3-5-7, số 2 được mở vào thứ 2-4-6 (=> để đảm bảo hai cửa hàng cạnh nhau không được mở cửa kinh doanh). Chủ nhật nghỉ. Giao các tổ Covid của phường đi tuần kiểm tra, trường hợp chụp ảnh được phát hiện vi phạm phạt cửa hàng 5 triệu, cấm hoạt động 2 tuần; shipper vi phạm việc xếp hàng phạt 1 triệu, báo về công ty.

– Với các phường có tỷ lệ tiêm mũi 1 từ 40% đến 59% cho phép mở lại hoạt động bán hàng bất kỳ theo điều kiện: cửa hàng ở mặt phố có mặt tiền lớn hơn 2m; cửa hàng đáp ứng giao hàng không tiếp xúc; cửa hàng hoạt động theo nguyên tắc chẵn lẻ.

– Với những phường đã có tỷ lệ tiêm mũi 1 trên 60%, ngay lập tức áp dụng giải pháp sau:

o Lập danh sách các khách sạn, nhà nghỉ chấp nhận cho lưu trú với chi phí 200k/người/ngày.

o Tại các phường đó, lọc danh sách những người đã tiêm mũi 1 cách đấy 10 ngày gọi là danh sách A (3 ngày). Đối với những người không đáp ứng điều kiện gọi là danh sách B.

o Tập trung lực lượng quân y và đặc nhiệm tiêm chủng đến phường đó tiêm cho những người trong danh sách A (3 ngày)

o 10 ngày sau dỡ bỏ phong tỏa trong nội bộ phường, cho phép bán hàng bình thường và đi lại tự do trong nội bộ phường nhưng yêu cầu tuân thủ 5K. Với những người thuộc danh sách B cho lựa chọn 1 trong 2 phương án:

+ Hoặc tiếp tục ở nhà với người thuộc danh sách A nhưng phải ký giấy cam kết đã hiểu rủi ro mắc bệnh và tự chịu trách nhiệm. Khuyến khích cách ly người thuộc danh sách A và người thuộc danh sách B trong gia đình. Ví dụ người thuộc danh sách B ở phòng riêng.

+ Hoặc di chuyển đến khách sạn, nhà nghỉ trong phường đợi đến khi được tiêm chủng đầy đủ rồi mới quay về gia đình. Nhà nước hỗ trợ tiền điện nước cho khách sạn, nhà nghỉ. Như vậy, chi phí lưu trú tối đa là 6 tuần = 42 ngày x 200k = 8 triệu đồng.

*Mục đích của việc lọc danh sách A và B là vì thời điểm giãn phong tỏa sẽ là thời điểm 2 tuần sau khi người cuối cùng được tiêm mũi 2. Như vậy, người cuối cùng được tiêm chủng sẽ là nút cổ chai của công đoạn. Muốn đẩy nhanh gỡ phong tỏa thì lọc những người chưa kịp tiêm chủng ra trước.

9. Tạo điểm refresh:

– Với các phường có tỷ lệ tiêm mũi 1 hơn 40% và trong 10 ngày không phát sinh ca nhiễm cộng đồng, phát phiếu tập thể dục, tối đa 2 người/1 gia đình, 4 ngày/1 lần.

– Tổ chức các đoàn biểu diễn nghệ thuật lưu động đến biểu diễn tại các sân chung cư sau 7h tối. Huy động các đoàn nghệ thuật đã được nhà nước trợ cấp đợt vừa qua như Nhà hát tuổi trẻ và các nghệ sĩ tự nguyện có mã xanh.

– Vào thời điểm đoàn nghệ thuật đến biểu diễn, ngoài lực lượng của phường được trang bị bảo hộ, không ai được ra đường trừ tình huống khẩn cấp như đi chữa bệnh.

– Ai vi phạm chụp ảnh được phạt 5 triệu.

10. Duy trì hoạt động của các khu công nghiệp:

– Yêu cầu các công ty muốn được ưu tiên vaccine trả tiền mua vaccine với giá mua của VNPC + 15%

– Yêu cầu các tỉnh có khu công nghiệp lập kế hoạch ưu tiên tiêm vaccine cho khu công nghiệp, có ghi lộ trình thực hiện và báo cáo với Bộ công thương và Thủ tướng để giám sát.

– Ưu tiên tiêm theo thứ tự:

+ Các công ty có tỷ lệ tiêm lần 1 cao nhất sẽ được tiêm mũi 2 trước

+ Cán bộ, công nhân sống trong KTX của công ty sẽ được tiêm trước

+ Cán bộ, công nhân sống bên ngoài công ty sẽ được tiêm tiếp theo

+ Gia đình cán bộ, công nhân là bước tiếp theo

– Với các công ty đã tiêm cho 80% công nhân, xét nghiệm nhanh 1 tuần 1 lần.

– Với các công ty đã tiêm cho 100% cán bộ công nhân viên, bỏ xét nghiệm.

– Trường hợp tỉnh không thực hiện được lộ trình tiêm cho khu công nghiệp đã báo cáo với Thủ tướng, lần 1 cảnh cáo Giám đốc Sở Y tế và Sở Công thương, lần 2 cách chức và cảnh cáo Phó Chủ tịch tỉnh phụ trách, lần 4 cách chức Chủ tịch tỉnh."

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NGÀY ĐỘC LẬP-COVID NGHĨ CHUYỆN NHÂN TÌNH THẾ THÁI

FB Huỳnh Thế Du

Trong truyện ngắn giả tưởng mang tính triết học “Những người rời khỏi Omelas”, Le Guin nêu ra mâu thuẫn giữa sự sung sướng hay hạnh phúc của số đông và đạo đức.

Bà viết rằng, đây là thành phố của hạnh phúc. Những người trong thành phố đang thực sự hạnh phúc. Họ thích thú với những tòa nhà tráng lệ và những dãy hàng đầy ắp thức ăn mà ai cũng có thể thưởng thức.

Một ngày lễ hội với bia ngon và những cuộc đua ngựa. Một phụ nữ lớn tuổi, nhỏ, béo và hay cười, đang đưa hoa từ giỏ ra, và những người đàn ông trẻ cao cài hoa trên mái tóc sáng chói của họ. Một đứa trẻ chín, mười tuổi ngồi ở rìa đám đông, một mình thổi sáo gỗ. Đó là một nơi huyền diệu.

Tuy nhiên, trong tầng hầm của một tòa nhà, có một căn phòng chật chội và tối tăm bị khoá trái. Một đứa trẻ bị nhốt trong đó. Nó trông khoảng 6 tuổi, nhưng thực tế, là gần 10 tuổi. Nó rất yếu ớt. Có lẽ khi sinh ra đã bị tật nguyền, hoặc có lẽ nó đã trở nên kinh tởm vì sợ hãi, suy dinh dưỡng và bị bỏ rơi.

Thỉnh thoảng, cánh cửa mở ra và mọi người nhìn vào. Đứa trẻ thường kêu lên, “Làm ơn cho tôi ra ngoài. Tôi sẽ ổn thôi!" Nhưng mọi người không bao giờ trả lời và bây giờ đứa trẻ chỉ biết thút thít. Nó gầy khủng khiếp giơ xương, sống bằng nửa bát bột ngô mỗi ngày và phải ngồi trong phân của chính nó.

Tất cả người dân Omelas đều biết nó ở đó. Một số đã đến chứng kiến; những người khác chỉ đơn thuần là biết nó ở đó. Tất cả đều biết nó phải ở đó. Một số hiểu tại sao và một số thì không, nhưng tất cả đều hiểu rằng hạnh phúc của họ, vẻ đẹp của thành phố Omelas, sự dịu dàng của tình bạn, sức khỏe của con cái họ … hoàn toàn phụ thuộc vào sự khốn khổ của đứa trẻ kia.

Đó là khế ước xã hội ở Omelas. Một đứa trẻ đau khổ khủng khiếp để những người còn lại được sung sướng. Nếu đứa trẻ được thả tự do hoặc được an ủi, Omelas sẽ bị tiêu diệt. Hầu hết mọi người đều cảm thấy kinh khủng cho đứa trẻ, nhưng sau đó họ trở lại với hạnh phúc của mình.

Những người ở Omelas có được sự hạnh phúc và sung túc trong đời sống vật chất, nhưng họ không có được sự thanh thản về mặt đạo đức và tinh thần. Do vậy, một số người không muốn trở thành một phần của khế ước xã hội đó. Họ rời bỏ Omelas; họ đi trước vào bóng đêm vô định và họ không quay trở lại.

Những ngày dịch bệnh đang xảy ra, chúng ta càng thấy sự phũ phàng của thực tế. Nhiều người đã phải chịu khó khăn hay khổ đau vì sự an toàn, sức khỏe hay hạnh phúc của những người khác hay số đông. Đây được xem là điều đương nhiên trong xã hội loài người, nhưng nó là một vấn đề tranh luận rất lớn trong triết học và đạo đức.

Gần như tất cả chúng ta, một cách mặc định hoặc hành xử theo quán tính, thường xem một số vấn đề như thế là đương nhiên. Tuy nhiên, nếu nhìn theo những lăng kính khác nhau, đặc biệt là nếu đặt mình ở phận con sâu cái kiến, hay như đứa trẻ trong căn phòng tăm tối kia, chúng ta sẽ thấy còn rất nhiều vấn đề.

Để phân tích công lý hay lẽ công bằng, trường phái triết học về vấn đề này đã đưa ra giả định rằng tất cả chúng ta đều ngu dốt (không biết gì) với thân phận con sâu cái kiến. Chỗ dựa duy nhất của chúng ta là công lý. Khi đó chúng ta sẽ thấy sự đáng sợ của quán tính vì lợi ích số đông của loài người với tên gọi là thuyết vị lợi.

Trong ngày Độc lập của Đất nước, chúng ta cùng suy ngẫm xem thế giới này, xã hội này nên được tổ chức và vận hành để số đông có được hạnh phúc mà không phải dựa trên sự khốn khổ của những người khác?

Làm sao để chúng ta không phải thấy những hàng rào kẽm ngai nhức mắt chia cắt người với người và bất kỳ lúc nào đó, chúng ta có thể phải ở bên trong với ánh đèn leo lét cô độc, không có người giúp đỡ lúc cần thiết?

“EM CHIẾN ĐẤU ĐẾN CÙNG” (*)

FB Ký ức đại dịch

“Hai năm nay em ở trong dòng tu,” sơ M tâm sự với bác sĩ Đăng Khoa bằng cách viết lên mặt sau của một tờ giấy xét nghiệm mà bác sĩ đã đưa cho cô cùng cây bút. Lúc này cô đã phải dùng tới máy thở, ống nội khí quản khiến cô không nói được nữa, nhưng cô vẫn còn tỉnh táo.

“Là giai đoạn không ra đường nhưng có lẽ tiếp xúc với thực phẩm tiếp tế nên lây cả nhà gần 70 người, trong đó 4 người nặng chuyển qua đây, còn lại thì về nhà cách ly hết rồi. Em chưa tiêm vắc xin và bị gần 1 tháng rồi.”

Hồ sơ bệnh án ghi cô sinh năm 1995.

“Em chỉ nhận ở cổng nhà thôi đó, 2 năm chưa bước chân ra khỏi xóm.” Sơ M nhắc lại một lần nữa, dường như để thể hiện sự kinh ngạc của mình trước những gì đã xảy ra.

Trên một tờ giấy khác đã có người viết (“Bác sĩ bảo con nằm sấp mà chưa thấy hỗ trợ cho con. Hôm qua con khỏe hơn, tối hôm qua con ngủ được”), sơ ghi bằng các con chữ đã xiêu vẹo:

“Đối với em mạng sống Thiên Chúa ban cho là cao quý nhất cho phần rỗi tâm linh, nên em chiến đấu đến cùng, vì đó là tình yêu của Chúa em đón nhận dù như thế nào.”

Bệnh tình của sơ trở nặng. Cô được đưa vào tình trạng hôn mê để có thể tăng mức trợ giúp của máy thở.

Nếu được dùng hệ thống tim phổi nhân tạo (ECMO), cơ hội sống của cô sẽ được cải thiện đáng kể. Đề xuất này của bác sĩ Khoa cũng đã được sếp của anh thông qua. Tuy nhiên, cả nước chỉ có ngoài hai chục máy, và hiện không có máy ECMO nào trống cả.

Sơ đã đợi từ 26/8 và vẫn đang đợi.

Cảm ơn bác sĩ Đăng Khoa đã kể câu chuyện trên với Ký ức đại dịch. Ở tâm bão, các bác sĩ và bệnh nhân vẫn đang gồng mình chiến đấu với bệnh tật và những dòng chữ xiêu vẹo – cách thức giao tiếp duy nhất giữa họ sẽ trở thành một phần không thể quên của Ký ức đại dịch.

clip_image006

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NHỮNG “CHIẾN BINH” F0 TÌNH NGUYỆN Ở LẠI CHỐNG DỊCH

FB Bệnh viện Chợ Rẫy

clip_image008“Gặp nhau trong lúc giao ca

Mà anh chẳng biết đó là em đâu

Kín bưng từ dưới lên đầu

Kính che giọt bắn ngập bầu sương rơi”

Gặp nhau lúc sắp tan ca trực tại nơi điều trị những bệnh nhân COVID-19 nặng ở khoa 6A Bệnh viện Hồi sức COVID-19 (TP. Thủ Đức), anh Mai Tuyên Huấn ngẫu hứng đọc cho chúng tôi nghe những câu mở đầu trong bài thơ “Cùng nhau ta đi…” do chính anh sáng tác.

Anh Huấn là một điều dưỡng của Khoa Điều trị tự nguyện, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa tình nguyện tham gia vào đoàn cán bộ y tế hỗ trợ chống dịch tại TP.HCM từ ngày 13/7/2021 và được điều động đến Bệnh viện hồi sức COVID-19.

Bài “Cùng nhau ta đi…” được anh sáng tác “cấp tốc” ngay sau khi kết thúc một ca làm việc tại đây. Không giấy, không bút, người điều dưỡng 45 tuổi ghi lại trên điện thoại cảm xúc của mình trong những ngày bước vào tuyến đầu chống dịch. Anh Huấn xem bài thơ như một lời nhắn gửi, động viên tinh thần cho chính mình và cho các đồng đội, đồng nghiệp đang ngày đêm cứu chữa cho các F0.

Thế nhưng ít ai ngờ rằng không lâu sau đó, điều dưỡng Mai Tuyên Huấn lại trở thành một F0.

clip_image010GIẤU GIA ĐÌNH CHUYỆN BỊ DƯƠNG TÍNH

“Sau hơn 10 ngày vào TP.HCM hỗ trợ chống dịch, tôi được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2. Ban đầu, tôi khá lo lắng. Tuy nhiên, vì đã được tiêm vaccine, lại có kiến thức về y khoa đồng thời được sự hỗ trợ, chăm sóc, động viên tận tình của bệnh viện và các đồng nghiệp, sau hơn 10 ngày cách ly điều trị, tôi được cho xuất viện để về nhà nghỉ ngơi. Lúc ra viện, tôi vẫn còn dương tính với SARS-CoV-2 nhưng tải lượng virus thấp, khả năng lây nhiễm không còn. Thế nhưng, nhận thấy lực lượng y tế chăm sóc và điều trị bệnh nhân COVID-19 tại đây đang bị thiếu hụt và cảm thấy sức khỏe của mình đã ổn định, tôi tình nguyện xung phong đi làm trở lại nhằm giảm bớt gánh nặng cho các đồng nghiệp”, anh Huấn chia sẻ.

Anh Huấn tâm sự rằng những ngày nằm trong khu cách ly điều trị, anh cảm thấy rất áy náy vì mình không may bị nhiễm COVID-19, không thể sát cánh cùng đồng nghiệp. Trong khi đó, ở các khoa, đồng nghiệp của anh lại đang rất vất vả với việc chăm sóc các bệnh nhân nặng và nguy kịch.

Ban đầu, Mai Tuyên Huấn giấu gia đình ở quê nhà Thanh Hóa về việc mình bị nhiễm bệnh. Song, anh cũng thể thể giấu mãi được. Lúc nghe tin, mọi người trong gia đình rất lo lắng. Hiểu được điều này, anh Huấn thường xuyên gọi video về nhà để mọi người thấy rằng mình vẫn khỏe đồng thời động viên, trấn an tinh thần cho mẹ già, vợ và hai con nhỏ… “Tôi sẽ tiếp tục cùng các đồng nghiệp chiến đấu hết mình. Mong dịch bệnh sớm chấm dứt để mọi người có thể trở lại cuộc sống bình thường”, anh Huấn tâm sự.

Cũng giấu gia đình chuyện mình bị nhiễm bệnh là trường hợp của Đinh Hoàng Anh – bác sĩ đến từ khoa Hồi sức cấp cứu nhi, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa. Bác sĩ Hoàng Anh cùng chung đoàn với điều dưỡng Mai Tuyên Huấn vào TP.HCM chống dịch từ ngày 13/7/2021. Trong quá trình tham gia điều trị cho các bệnh nhân tại khoa 2B Bệnh viện hồi sức COVID-19, anh vô tình bị phơi nhiễm với SARS-CoV-2. “Khi biết mình bị dương tính, tôi quyết định giấu gia đình vì không muốn bố mẹ, vợ con ở nhà phải quá lo lắng”, bác sĩ Hoàng Anh chia sẻ.

Là bác sĩ, Hoàng Anh biết cách theo dõi sức khỏe trong những ngày cách ly điều trị. Do đã được tiêm phòng vaccine, bác sĩ Hoàng Anh “không cảm thấy lo lắng lắm mà chỉ thấy thương các đồng nghiệp vừa phải gồng gánh các công việc mình để lại, vừa lo tiếp tế lương thực, vật dụng cho mình trong những ngày cách ly”.

“Mọi người vào đây đều mong muốn cống hiến sức lực của mình để giúp đỡ các bệnh nhân. Thế nên sau khi hồi phục, tôi đã tình nguyện xin quay lại với công việc, cùng đồng nghiệp nơi đây tiếp tục “chiến đấu” với SARS-CoV-2”, bác sĩ đến từ Thanh Hóa chia sẻ.

clip_image012“GIAN TRUÂN NHƯNG VẪN TUYỆT VỜI LÀM SAO!”

Những ngày này, tại khu hành chính Bệnh viện Hồi sức COVID-19, chúng tôi thường bắt gặp hình ảnh một người đàn ông luôn tất bật với công việc của mình. Anh hỗ trợ xây dựng các quy trình, liên tục hướng dẫn, tập huấn cho điều dưỡng từ các đoàn, các bệnh viện bạn mới đến hỗ trợ Bệnh viện Hồi sức COVID-19… Nhìn cách anh làm việc, chúng tôi có cảm giác như anh đang cố gắng “làm bù” cho quãng thời gian đã “bỏ phí” trên giường bệnh. Anh là Phùng Thanh Phong, một cán bộ thuộc Phòng Điều dưỡng Bệnh viện Chợ Rẫy được điều động sang Bệnh viện Hồi sức COVID-19.

“Tôi sang Bệnh viện Hồi sức COVID-19 từ những ngày đầu bệnh viện được thành lập. Sau hai tuần ở đây, tôi bị sốt, nhức đầu. Kết quả xét nghiệm cho thấy tôi dương tính với SARS-CoV-2”, anh Phùng Thanh Phong nhớ lại. “Thật sự, lúc đó tôi rất buồn. Buồn vì công việc của mình đang dang dở ngoài kia; buồn vì đồng nghiệp phải vất vả, vì bệnh nhân đang rất cần đến nhân viên y tế… Tôi chỉ mong mình mau khỏe lại để tiếp tục được chung sức cùng mọi người”.

Sau khi đủ thời gian cách ly, anh Phong được xuất viện với kết quả xét nghiệm còn dương tính nhưng khả năng lây nhiễm đã hết. Dù được khuyên về nhà để nghỉ ngơi, anh vẫn xin Ban Giám đốc cho mình được ở lại làm việc tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19.

Anh Phong chia sẻ: “Biết rằng nhân lực ở đây đang thiếu nên khi được quay trở lại làm việc, tôi thực sự cảm thấy rất vui vì được góp một phần công sức nhỏ để hỗ trợ đồng nghiệp và giúp đỡ bệnh nhân”.

Chia tay những “chiến binh” F0 tình nguyện ở lại làm việc tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19, chúng tôi vẫn ấn tượng mãi hình ảnh họ hối hả làm việc và chiến đấu hết mình để cứu chữa bệnh nhân ở nơi sự sống và cái chết đôi khi cách nhau chưa đầy một cái chớp mắt.

Dẫu hành trình họ đang đi đầy vất vả, gian nan và nguy hiểm nhưng chúng tôi vẫn cảm nhận rõ niềm vui trong ánh mắt họ. Những “chiến binh” ấy vui và hạnh phúc vì được cống hiến một phần công sức để đẩy lùi dịch bệnh, như câu thơ của người điều dưỡng Mai Tuyên Huấn: “Gian truân nhưng vẫn tuyệt vời làm sao”.

clip_image014(Bệnh viện Hồi sức COVID-19, tháng 9/2021)

———————————————-

clip_image016CÙNG NHAU TA ĐI…

“Gặp nhau trong lúc giao ca

Mà anh chẳng biết đó là em đâu

Kín bưng từ dưới lên đầu

Kính che giọt bắn ngập bầu sương rơi

Bước chân chậm chạp rã rời

Chẳng còn đủ sức nói lời chia tay

May mà anh kịp vào thay

Em ra kết thúc một ngày lê thê

Tạm quên công việc bộn bề

Lên xe em được trở về nghỉ ngơi

Còn anh giờ tiếp tục "bơi"

Gian truân nhưng vẫn tuyệt vời làm sao

Ta vì nghĩa cử lớn lao

Cùng nhau chung một chiến hào bên anh

Mai đây nhiệm vụ hoàn thành

Trăm hoa tươi thắm kết vành vinh quang”

clip_image018

Điều dưỡng Mai Tuyên Huấn tại khoa 6A Bệnh viện Hồi sức COVID-19

clip_image020

Bác sĩ Đinh Hoàng Anh (phải) cùng đồng nghiệp tại khoa 2B Bệnh viện Hồi sức COVID-19

clip_image022

Anh Phùng Thanh Phong (giữa) hướng dẫn cho các đồng nghiệp mới đến nhận nhiệm vụ tại Bệnh viện Hồi sức COVID-19

clip_image024

Điều dưỡng Mai Tuyên Huấn chăm sóc bệnh nhân tại khoa 6A Bệnh viện Hồi sức COVID-19

clip_image026

Bác sĩ Đinh Hoàng Anh tại khoa 2B Bệnh viện Hồi sức COVID-19

clip_image028

Anh Phùng Thanh Phong (trái)

CHẠY ĐUA VỚI THỜI GIAN: BẮT ĐẦU TRAO QUÀ DINH DƯỠNG CHO YBS, NV Y TẾ Ở CÁC TRẠM Y TẾ CƠ SỞ VÀ CÁC CA F0

FB Vu Kim Hanh

Nửa đêm, tôi đọc thấy một đoạn trao đổi giữa hai bác sĩ, có ảnh màn hình, tin nhắn của một BS trưởng khoa một bệnh viện ở quận 10: "Anh vừa xét nghiệm, anh + rồi. Tạm biệt em". "Ôi trời, rồi sao anh?". "Anh về nhà cách ly 14 bữa"…

Tôi nhói tim, bồi hồi và hầu như cả đêm không ngủ được. Anh bác sĩ trẻ nhận tin nhắn trên lại trấn an ngược cho tôi, chắc ổn, chị đừng lo quá.

Đó là ông thầy của nhiều bác sĩ trẻ giỏi, luôn được mọi người yêu mến. Tạm biệt bình tĩnh, nhẹ nhàng. Mà sao lòng tôi trĩu nặng. Tôi nhớ tới BS Trần Thanh Linh (người đã điều trị cho bệnh nhân người Anh số 91). Họ đều biết cái giá của hi sinh và đã có mặt ở điểm nóng nhất, với tất cả cẩn trọng. Như đi vào chốn chiến trường hiểm nguy nhất với đức hi sinh của người anh hùng thầm lặng. Tôi nhiều lần tự nhủ, phải gánh vác một chút gì nhỏ nhất cũng được, bên cạnh họ, sau lưng họ. Tôi cũng như bạn, chúng ta thiếu nợ họ.

Đọc con số F0 mới phát hiện sau đợt xét nghiệm đại trà, tuy không bất ngờ mà vẫn nặng lo âu. Giải pháp để các bạn điều trị ở nhà là đúng nhất lúc này. Hôm 31/8, Sở Y Tế đã xin mua thêm 200.000 suất thuốc cho các F0 điều trị ở cơ sở. Hiểu thêm, lực lượng y tế cơ sở (các phường, xã) hẳn là đang đuối lắm rồi. Bù sức cho các bạn là góp tay giúp các bạn chăm lo tốt cho các ca F0 điều trị tại nhà.

Sáng nay mình gọi các bạn tình nguyện viên quen ở các phường, một bạn ở quận 8 và một bạn ở quận 11 thì cả hai đều đã đi tiêm vắc xin, đi tư vấn F0, chung với trạm y tế lưu động vì đa số cán bộ của 2 phường đều đang cách ly (đơn vị có F0).

Cũng may là từ đầu, Vòng Tay Việt – Sài Gòn đã tính toán trong tháng 8 và 9/2021 sẽ trao quà cho 3 đối tượng: người nghèo các khu phong tỏa và CN, lao động tự do mất thu nhập, lực lượng y tế tuyến đầu ở các trạm y tế phường xã (cả BV quận, huyện) và đặc biệt, các bạn F0 đang điều trị tại nhà cũng rất cần bổ sung dinh dưỡng.

Đây là “chú bộ đội” Mai Văn Sơn, anh đến từ BCH quân sự quận Bình Tân. Anh cùng đội xe của CLB mô tô thể thao quận này, đến Vòng Tay Việt – Sài Gòn nhận giúp quà hỗ trợ dinh dưỡng cho y bác sĩ tuyến cơ sở ở địa phương mình. Anh kể: "Rất nhiều công việc không tên, anh em chúng mình liên tục di chuyển, từ hỗ trợ khâm liệm, chuyển thi thể, tro cốt… đến vận chuyển hàng từ thiện, nhận quà cho trạm ý tế phường. Nhiều hôm đi đến 2 – 3 giờ sáng chưa hết việc".

Chạy đua với thời gian, đặt hàng khắp các nơi, hôm qua, ngày 1.9, song song với việc chăm cho lo cho người nghèo gặp khó khăn do Covid-19, chương trình “1 triệu suất ăn giúp người nghèo và lực lượng y tế tuyến đầu”của Vòng Tay Việt – Sài Gòn bắt đầu tặng quà, hỗ trợ dinh dưỡng cho y bác sĩ, nhân viên y tế ở tuyến y tế cơ sở (phường, xã).

Mỗi phần quà, ban tổ chức chọn các sản phẩm tốt, trị giá khoảng 400.000 đồng, gồm 10 – 12 chủng loại (với hơn 20 đơn vị sản phẩm), như: Thuốc bù nước Oresol, cháo tươi Sài Gòn Foods, nước chanh muối Bidrico, kẹo vitamine C, trái cây sấy – trà gừng Vinamit, sữa tươi Nutifood, bánh, khẩu trang N95… Dự kiến, có khoảng 10.000 phần quà như vậy cho y tế cơ sở của 20 quận huyện và TP Thủ Đức. Ngay sáng qua đã có các đơn vị y tế: Trung tâm y tế quận 12, trung tâm y tế quận 10, TT y tế quận Bình Tân đến nhận quà…

clip_image030

BS Trần Thanh Linh với vết hằn trên mặt vì luôn đeo khẩu trang.

clip_image032

Chú bộ đội Mai văn Sôn đế nhân quà bổ sung dinh dưỡng cho các trạm y tế của các phường ở quận Bình Tân

clip_image034

Cùng các tỉnh nguyện viên của Vòng Tay Việt-Saigon vận chuyển hàng về

clip_image036

Mượn xe của CLB mô tô quận Bình Tân, hông xe trang trí paster sặc sỡ mà cũng ngầu ghê

clip_image038

Đây chiếc xe của "tốc độ", hình ảnh vui vẻ của CLB. mô tô quận Bình Tân

clip_image040

Các quận đến nhận quá dinh dượng cho các trạm y tế phường

clip_image042

Gạo đến còn quà đi về cơ sở

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Các em xung phong trả lời để buổi học sớm kết thúc nào!

clip_image044

Comments are closed.