Khí lực cảm xúc trong tranh Lê Đại Chúc

(nhân khai mạc triển lãm tranh Lê Đại Chúc ở Bảo tàng Mỹ thuật TPHCM ngày 4/3/2023)

Hoàng Hưng

Đại Chúc rất đa dạng trong tư duy nghệ thuật, từ bảng màu đến tạo hình và ý tưởng. Con tàu viễn dương của anh đi dọc thế kỷ 20 của hội hoạ thế giới, dừng chân ở mỗi bến, thu lượm tinh hoa và đi tiếp hành trình không mệt mỏi, sau 50 năm vẫn hăm hở đi về một chân trời mà chính anh cũng chưa hình dung được.

Cái nhất quán trong cả ngàn bức tranh của Lê Đại Chúc chính là khí lực cảm xúc của anh. Khi cuồn cuộn hiển lộ khi cố giấu bên dưới lớp phẳng lặng, khí lực ấy đập vào tâm cảm người xem. Điều không phải nhiều hoạ sĩ tên tuổi làm được. Vì anh sống mãnh liệt những giây phút đang vẽ, có thể nói anh đã có những lúc tim-óc-bàn tay-cây cọ-sơn-toile là một!

Khí chất lãng tử của Lê Đại Chúc rất hợp với đường lối dã thú về màu sắc. Nhưng ở nhiều bức tranh, đặc biệt là tranh chân dung, bảng màu dã thú lại kết hợp với suy cảm sâu về nhân vật, tạo nên sự độc đáo của tác giả. Tôi không khỏi lặng người trước những chân dung Lê Đại Thanh, Nguyễn Gia Trí, Đức Chúa, Đức Phật… của Lê Đại Chúc. Đó là những bài thơ thị giác về thân phận con người. Ở vài bức, tôi cảm nhận được gì đó như hồi quang ánh sáng thăm thẳm của mặc khải… Nếu nó tiếp tục chiếu rọi con đường mà tác giả đang đi tới, thì… con tàu viễn dương Lê Đại Chúc sẽ gặp được gì đây, ai biết?

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Lê Đại Thanh

Có thể là ảnh chụp cận cảnh một hoặc nhiều người

Bùi Xuân Phái

Có thể là ảnh chụp cận cảnh một hoặc nhiều người

Nguyễn Gia Trí

Có thể là tác phẩm nghệ thuật về một hoặc nhiều người

Chúa Jesus

Có thể là ảnh chụp cận cảnh

Đức Phật

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Thượng Đế

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Đức Mẹ Maria và Chúa Jesus

Có thể là tác phẩm nghệ thuật

Thượng Đế

Comments are closed.