Nhà văn Bão Vũ phỏng vấn Tiến sĩ Lars Vargö
Mimmi Diệu Hường Bergström dịch từ tiếng Anh
Giải thưởng Cikada* của Viện Thụy Điển được thành lập vào năm 2004 để kỷ niệm 100 năm ngày sinh của nhà thơ Thụy Điển Harry Martinson (1904 – 1978), người đã đoạt giải Nobel văn học. Giải Cikada dành cho các nhà thơ Đông Á, do nhà văn, nhà thơ, tiến sĩ Lars Vargö là Chủ tịch Hội đồng giám khảo.
Ông Lars Vargö từng là Đại sứ Thụy Điển tại Lithuania, Hàn Quốc, Nhật Bản và là trưởng Ban đối ngoại Quốc hội Thụy Điển. Nhà văn Lars Vargö từng đoạt nhiều giải thưởng văn học uy tín của Thụy Điển, Nhật bản, Hàn Quốc. Ông là tác giả của tập thơ “Trăng mùa đông” và nhiều tác phẩm về Văn hóa, Lịch sử, Kinh tế xã hội Nhật bản. Lars Vargö còn là Chủ tịch Hội thơ Haiku Thụy Điển.
Nhân dịp nhà thơ Mai Văn Phấn của Việt Nam được tặng giải thưởng Cikada (2017), nhà văn Bão Vũ** đã có cuộc trao đổi với tiến sĩ Lars Vargö về sự kiện này.
– Bão Vũ: Thưa tiến sĩ Lars Vargö, chúng tôi rất vui mừng biết tin nhà thơ Mai Văn Phấn, tiếp sau nhà thơ Ý Nhi được trao giải thưởng Cikada quý giá do ông là Chủ tịch Hội đồng giám khảo. Nhân sự kiện này, ông có thể cho biết thêm: Giải Cikada chú trọng đến các nhà thơ Đông Á viết bằng các ngôn ngữ Trung, Nhật, Hàn. Hai tác giả Ý Nhi và Mai Văn Phấn làm thơ chủ yếu viết bằng tiếng Việt rồi dịch ra tiếng Anh, Pháp… và Thụy Điển. Như vậy, các nhà thơ được xét trao giải không nhất thiết phải viết bằng tiếng Trung, Nhật, Hàn? Và do đó, những nhà thơ viết bằng các ngôn ngữ khác thuộc vùng Đông Á vẫn có thể hy vọng được trao giải Cikada khi được dịch ra tiếng Thụy Điển hay những ngôn ngữ khác như Anh, Pháp?
– Lars Vargö: Ban đầu, giải hướng tới các nhà thơ viết bằng tiếng Trung, tiếng Nhật hoặc tiếng Hàn. Bởi nhà thơ Harry Martinson, người từng đoạt giải Nobel văn học đã dành sự quan tâm đặc biệt đến thơ ca được viết bằng các ngôn ngữ này. Song, vấn đề này đã được hội đồng giám khảo đưa ra trao đổi đôi lần, và cuối cùng, chúng tôi đi tới quyết định xét tới các nhà thơ Việt Nam. Biết rằng tiếng Hán đã từng được sử dụng ở Việt Nam từ xưa, mặc dầu hiện tại nó không còn phổ biến, nhưng lý do thực sự hội đồng giám khảo đề xuất các nhà thơ Việt Nam bởi chúng tôi linh cảm rằng Harry Martinson sẽ rất đồng tình về việc mở rộng này. Hơn hết, các nền văn hóa Đông Á cũng có ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau và khía cạnh tiên quyết chúng tôi hướng tìm chính ở tư tưởng của nhà thơ. Tôi không dám chắc trong tương lai ban giám khảo sẽ mở rộng hơn nữa tiêu điểm và xét đến các nhà thơ Đông Á khác. Trong trường hợp chúng tôi phát hiện những nhà thơ xuất sắc, mà bản sắc văn hóa của họ phù hợp để chúng tôi có thể nhận ra một bức tranh văn học đẹp đẽ ở đất nước ấy cũng như nền văn hóa chúng tôi tìm kiếm.
– Bão Vũ: Xin ông cho biết, ngoài ý nghĩa cao đẹp về con người và thiên nhiên, giải thưởng Cikada có sự quan tâm nào đến những đặc điểm truyền thống về ngôn ngữ ở mỗi quốc gia thuộc khu vực Đông Á khi những nhà thơ khu vực này được dịch ra tiếng Thụy Điển hay tiếng Anh hoặc tiếng Pháp, mà theo lẽ thường trong dịch thuật, bản dịch sẽ khác đi khá nhiều về đặc thù của ngôn ngữ chính?
– Lars Vargö: Nhà thơ người Mỹ Robert Frost có câu nói nổi tiếng “Thơ ca bị đánh mất trong dịch thuật!”. Tôi nghĩ có phần đúng. Tuy thế, theo tôi chất thơ sẽ còn đọng lại nếu có bản dịch tốt. Trong trường hợp Mai Văn Phấn, tôi thấy không xảy ra điều đáng tiếc như vừa nói. Thơ ca của ông thực trong sáng và tôi đồ rằng rất ít sự thất bản trong các bản dịch thơ ông.
– Bão Vũ: Tác phẩm của mỗi nhà thơ đều có những nét riêng chinh phục độc giả. Ông có thể vui lòng cho biết điều chính yếu nhất của thơ Ý Nhi và thơ Mai Văn Phấn đã khiến Hội đồng giám khảo Cikada đồng thuận trao giải thưởng cho họ?
– Lars Vargö: Hội đồng giám khảo đều đồng tình về chất lượng thơ của hai nhà thơ này. Họ có lối viết giản dị và là những nhà thơ xuất sắc. Khi nói như vậy, nghĩa là chúng tôi đã đủ cảm nhận về tính độc đáo trong những trang viết của họ. Chúng tôi không đi tìm những kiểu thơ đặc biệt, mà quan trọng, nó phải lột tả được sự trân trọng tính bất khả xâm phạm của đời sống một cách sâu sắc. Có nghĩa, ít nhiều phải là những nhà thơ rất nhạy bén, để có thể diễn tả được vẻ đẹp mỏng manh của số phận con người trên trái đất và trong toàn bộ cuộc sống này.
– Bão Vũ: Là nhà thơ, đồng thời cũng là một học giả am tường về văn hóa phương Đông, ông có nhận xét gì về sự đồng điệu và cả sự khác biệt giữa thơ Mai Văn Phấn với thơ của các nhà thơ Thụy Điển hiện nay?
– Lars Vargö: Quả thực có sự đồng điệu giữa thơ Mai Văn Phấn và thơ Harry Martinson. Có sự tương tác giữa con người và thiên nhiên ở đó, có giọng điệu hài hước và vị tha lồng trong việc phản ánh những bất toàn của đời sống xã hội. Con người không thể hoàn hảo và không thể trông đợi về điều hoàn hảo, song ít nhất là họ có thể cố gắng tôn trọng lẫn nhau hơn là đối kháng. Theo quan điểm của tôi, có hai nhà thơ Thụy Điển khác nữa cũng có sự đồng điệu về thơ ca với Mai Văn Phấn, đó là Gunnar Björling (1887-1960) và Werner Aspenström (1918-1997).
– Bão Vũ: Ông có quan tâm đến thể thơ 6/8 của Việt Nam, chúng tôi gọi theo Hán ngữ là “lục-bát”? Nguyễn Du, nhà thơ Việt Nam thế kỷ 18 được tôn vinh là danh nhân văn hóa thế giới với tác phẩm lớn “Truyện Kiều” gồm 3.254 câu thơ thể 6/8. Đó là thể thơ dân gian có vần điệu đặc biệt mà hầu hết các nhà thơ Việt Nam trong đó có Mai Văn Phấn đã từng làm thể thơ này và khá nhiều người đã thành công. Nếu, theo tinh thần Cikada – Con ve sầu với tiếng kêu rất dân dã mà tha thiết của loài côn trùng đáng yêu như những nghệ sĩ dân gian hết mình vì nghệ thuật, có thể khiến ngày nào đó Hội đồng giải thưởng Cikada sẽ xem xét tới những nhà thơ Việt Nam chuyên viết thơ 6/8?
– Lars Vargö: Tôi không biết nhiều về thể thơ truyền thống 6/8 của Việt Nam, bởi tôi không biết tiếng Việt và cũng chưa từng nghiên cứu nó. Giờ được ông giới thiệu về thể thơ này tôi sẽ cố gắng đọc và tìm hiểu. Thật ra tôi rất yêu thích thơ truyền thống Trung Hoa thời Đường và Tống, tôi cho rằng có sự tương đồng nào giữa chúng chăng. Tôi thực sự háo hức được tìm hiểu thêm về thơ ca truyền thống của Việt Nam. Còn điều đó có đưa đến việc trao giải cho các nhà thơ sáng tác theo thể thơ lục bát hay không thì tới nay tôi vẫn chưa dám nói trước. Chắc chắn chúng tôi sẽ không có phản đối gì về thể thơ này, nếu nhà thơ đó thực sự xuất sắc, tại sao lại không chứ?
– Bão Vũ: Rất cảm ơn ông!
_______________
(*) Giải thưởng Cikada – theo tiếng Thụy Điển, Cikada là “Con Ve sầu”. Tên của giải thưởng được lấy cảm hứng từ tập thơ “Cikada” của nhà thơ Martinson, xuất bản năm 1953. Giải thưởng này được trao cho các nhà thơ Đông Á như một sự công nhận nguồn cảm hứng tuyệt vời mà Harry Martinson tìm thấy cho thơ mình trong văn học các nước Đông Á, và cũng bởi nền thi ca phong phú của các quốc gia này xứng đáng tốt hơn sự công nhận của quốc tế. Từ năm 2004 đến nay đã có 10 tác giả được trao giải thưởng Cikada gồm: 3 nhà thơ Nhật Bản, 3 nhà thơ Hàn Quốc, 1 nhà thơ Trung Quốc, 1 nhà thơ Đài Loan, và 2 nhà thơ Việt Nam là Ý Nhi (2015) và Mai Văn Phấn (2017).
(**) Nhà văn Bão Vũ sinh năm 1942. Trước khi là nhà văn, ông là một kiến trúc sư có nhiều thành tựu trong kiến trúc. Nhà văn Bão Vũ là tác giả của 6 tập truyện ngắn, 4 cuốn tiểu thuyết và nhiều bài báo về kiến trúc đô thị văn hóa nghệ thuật, nghiên cứu văn học. Từng đoạt nhiều giải thưởng về kiến trúc và văn học trong nước, trong đó có giải thưởng của Hội Kiến trúc sư Việt Nam, Hội Nhà văn Việt Nam, v.v… và từng được đề cử giải thưởng văn học ASEAN. Các tác phẩm của Bão Vũ có trong các thư viện lớn của nhiều nước như Thư viện Anh quốc, Thư viện quốc gia Pháp, Thư viện Quốc hội Mỹ, Thư viện trường đại học Harvard, v.v… và Thư viện của nhiều trường đại học và các tiểu bang của Hoa Kỳ. Các tác phẩm “Vết thương trong không gian”, “Cô gái không biết khóc” và “Ca nương” của Bão Vũ đã được dịch ra tiếng Anh. Nhiều tác phẩm văn học của Bão Vũ được đưa lên màn ảnh. Ông từng ở trong Hội đồng Văn xuôi của Hội Nhà Văn Việt Nam.
CIKADA PRIZE – SWEDEN
AWARDED TO TWO VIETNAMESE POETS
(Interviewed to Dr. Lars Vargö by Writer Bão Vũ, April 25th 2017)
The Cikada(1) award was founded in 2004 in connection with the 100th anniversary of the birth of the Swedish Nobel Prize Laureate in literature 1974, Harry Martinson. The Cikada Prize is given to an East Asian poet, nominated by writers and poets, the jury is chaired by Dr. Lars Vargö.
Poet and Writer – Dr. Lars Vargö was Swedish Ambassador to Lithuania, South Korea, Japan and was the head of Swedish Parliament international chancellor. Dr. Lars Vargö won numerous notable literature prizes in Sweden, Japan and South Korea. He is the author of haiku collection “Winter moon” and has published several books on Japanese culture and history. He is the Chairman of the Swedish Haiku Society.
On the occasion of Poet Mai Văn Phấn from Vietnam being given the Cikada Prize (2017), Writer Bão Vũ(2) gives an interview to Dr. Lars Vargö about the award.
– Bão Vũ: Dear Dr Lars Vargö, we are very proud to learn that Vietnamese Poet Mai Văn Phấn, following Poet Ý Nhi, has been awarded Cikada Prize by the Cikada Jury chaired by you. For this reason, would you like to clarify for us that the Cikada Prize focuses on East Asian poets who often write in Chinese, Japanese and Korean. Two authors Ý Nhi and Mai Văn Phấn write poems in Vietnamese which are translated into English, French and many other languages, including Swedish. That means the candidates are not necessarily native Chinese, Japanese or Korean? Poets who write other Asian languages deem to have equal chance to win the Cikada prize, if their works being translated into Swedish or other languages as English or French?
– Lars Vargö: The original idea of the prize was to concentrate on poets writing in Chinese, Japanese or Korean. This was because Harry Martinson, the Swedish Nobel laureate, had a special interest in poetry originally written in those languages. However, the question has been discussed several times within the jury and in the end we all came to the conclusion that Vietnamese poets should be included. Of course, the Chinese written language have also been used in Vietnam, although that is not the case today, but the real reason to include Vietnamese poets was that we felt that Harry Martinson would not have objected to an expansion. After all, the East Asian cultures have had a deep influence on each other and it is rather the mind of the poets that are most important aspect to look for. I am not so sure that the jury will expand the focus further and include poets of other East Asian countries. If we find exceptional poets it might be the case, but somehow a cultural limitation is necessary if we are to be able to say that we have a good picture of the literary scenes in the countries and cultures we look at.
– Bão Vũ: Could you tell us if, apart from the sense and reverence of the beauty of human-being and nature, other aspects regarding traditional linguistics of each East Asian country are taken into account. Normally when the poets from East Asia are translated into Swedish or English or French, the poems’ content challenges the risk to deviate from the essentiality of original language through translation, is it true?
– Lars Vargö: The American poet Robert Frost famously said that “poetry is what gets lost in there are good translations available. And in the case of Mai Văn Phấn we have not felt that there is anything missing. His poetry is very clear and I suspect that not much is lost in the translation translation”. I think this is true to a certain degree. However, I think enough poetry remains if of his works.
– Bão Vũ: Each poet’s creative work has its own style and personality to convince the readers. Could you reveal it for us, which are the motivation that led to Ý Nhi and Mai Văn Phấn won the Prize and the jury became unanimous of the decision, did you need to make any consensus?
– Lars Vargö: The jury was unanimous in its opinion about the high quality of the poetry of the two. They are simply put, good poets. While saying that, we have felt that there is enough originality in their writing. We are not looking for a special kind of poetry, other than that it should express a deeply felt respect for the inviolability of life. This means that they more or less by definition are very sensitive poets, able to describe the beauty in the fragility of man’s condition here on earth and the fragility of the beauty of life.
– Bão Vũ: As a poet, also a scholar with keen knowledge on Eastern culture, have you any reflection about the similarities and differences between Mai Văn Phấn’s poetry and other Swedish contemporary poets?
– Lars Vargö: There is definitely a similarity between Mai Văn Phấn’s poetry and that of Harry Martinson’s poetry. The interaction between human life and nature is there, and there is also a both humourous and forgiving undertone in their descriptions of the imperfection of our social lives. Humans are not perfect and should not expect themselves to be perfect, but they can at least try to respect each other rather than the opposite. Two other poets writing in the Swedish language that, in my view, have similarities with Mai Văn Phấn’s poetry are Gunnar Björling (1887-1960) and Werner Aspenström (1918-1997).
– Bão Vũ: Have you any concern about Vietnamese poetry in 6/8 form, or in Chinese, we call it “lục bát” verse(3). Nguyễn Du(4), a Vietnamese great poet from 18th century was recognized as a world cultural celebrant with his solid work named “Truyện Kiều”(5) (“The Tale of Kiều”) with 3258 verses written in 6/8 poetry form. It is the folklore poetry form with a special rhyme which almost Vietnamese poets including poet Mai Văn Phấn wrote, and many of them have succeeded. If in the spirit of Cikada, the cicada with rustic and earnestly sounds of the lovely insects like folk artists’ dedication to the art, could it be one day that Cikada Prize Jury will consider Vietnamese poets who are writing in 6/8 poetry form?
– Lars Vargö: I am quite ignorant about traditional Vietnamese poetry in the 6/8 form since I do not know the language and have not studied it. But now that you have introduced me to this form of poetry I will try to find poems to read. I am, however, a great fan of traditional Chinese poetry from the Tang and Song dynasties and I suspect that there are some similarities. I am eager to find out more about traditional Vietnamese poetry. Whether this will lead to awarding the prize to poets writing in the 6/8 form today I simply don’t know. We certainly do not have any objection to this format and if the poet in question is good, why not?
– Bão Vũ: Thank you very much!
____________________
(1) Cikada Prize – in Swedish Cikada means Cicadoida insect. The name of the award was inspired by Martinson’s poetry collection “Cikada”, which was published in 1953. The award is given to East Asian poets, as a recognition of the great inspiration Harry Martinson found for his own poetry in East Asian literature, but also because the rich poetry of these countries deserves better international recognition. From 2004 the prize has been awarded to ten poets from different East Asian countries. Among them, three are Japanese poets, three are South Korean poets and one Chinese poet, one Taiwanese poet and two Vietnamese poets Ý Nhi (2015) and Mai Văn Phấn (2017).
(2) Writer Bão Vũ was born in 1942. Before being a writer, he was an architect with many meritable achievements in architecture. Writer Bão Vũ is the author of 6 short stories, 4 novels and many articles on urban architecture, art, culture and literature studies. He has won many national awards in architecture and literature, among them are awards from Vietnam Architects’ Association and Vietnam Writers’ Association. He was also nominated for the ASEAN Literature Prize. Works of Bão Vũ are available in major libraries in many countries such as the British Library, the National Library of France, the Library of Congress, Harvard University Library, and libraries in many schools and states of the United States. His works “Vết thương trong không gian” (“The Wound in Space”), “Cô gái không biết khóc” (“The Girl Can Not Cry”) and “Ca nương” (“Sing-song Girl”) have been translated into English. Many of his literary works have been adapted in films. He used to be in the prose council of Vietnam Writers’ Association.
(3) Lục bát (six/eight verse): https://en.wikipedia.org/wiki/Vietnamese_poetry
(4), (5) Nguyễn Du, “Truyện Kiều”: https://www.deanza.edu/faculty/swensson/kieu.html