Ảo tượng Đỗ Quốc Bảo: Từ Kỳ Viên Tịnh Xá đến Rừng Đen Đức quốc[1] (kỳ 1)

Trần Đình Thắng

 

Văn Việt hoan nghênh mọi trao đổi học thuật, với ước mong qua đó, sẽ góp phần thúc đẩy nền học thuật nước nhà tiến lên. Trong tinh thần ấy, chúng tôi đăng bài sau đây của tác giả Trần Đình Thắng trao đổi với TS. Đỗ Quốc Bảo (Viện Nam Á – Đại học Heidelberg, CHLB Đức).

Bài được đăng nguyên văn, kể cả lỗi đánh máy.

Văn Việt

 

 

Mục lục

I. Vài lời đầu.

1. Tại sao?

2. Mục đích của bài viết

3. Lưu ý hướng dẫn đọc bài viết này

4. Về tơm/thuật ngữ (triết học)

II. Gặng xét bản dịch của ĐQB

III. Kết luận. 40

IV. Phụ lục 1.

IV. Phụ lục 2 – Bảng tơm lõi của Heidegger

Viết tắt

TĐT: Trần Đình Thắng, NB[2] (Sài Gòn).

BVNS: NNC Bùi Văn Nam Sơn

PCT: nhà thơ Phạm Công Thiện

BG: nhà thơ Bùi Giáng (Bàng Giúi)

PN: Phan Ngọc, PGS Phan Ngọc

PTH: nhà văn Phạm Thị Hoài

ĐQB: Đỗ Quốc Bảo (nhóm Bảo Tích), Ts Cổ Ấn Độ Học, Heidelberg (Đức)[3]

TCT02: File của ĐQB viết và gửi Tạp Chí Triết (TCT) và TCT đã forward cho tôi vào ngày 17.02.2025. File này có tên “SampleConcordance_2_Final03.pdf”. TCT02 và bài viết này sẽ được zip chung để bạn đọc thuận tiện đao về đọc.[4]

Việt, [tiếng, người]: Tiếng Việt, bao gồm Sứ (Hán) Việt hiện đang được sử dụng ở các đại học ở Việt nam.

*: Thông tin ngoài lề, bạn đọc có thể bỏ qua.

@@: thông tin mới nhất sau khi liếc qua cuốn (Những câu hỏi lớn của triết học – So sánh cách tiếp cận của Phật giáo & Tây phương)

I. Vài lời đầu

1. Tại sao?

Sau khi chúng tôi cho đăng bài dịch “Đường về Ngôn Ngữ” của M. Heidegger trên TAPCHITRIET[5], thì ĐQB có gửi bài phê phán bản dịch này của chúng tôi và chúng tôi đã trả lời:

– Lần 1: Tôi đã trả lời và để tại đây: BanDichHeidegger_Lan01.zip; link:

https://drive.google.com/file/d/1iSUaqH9AJUR7KEKQRNOkomy7hjQrO-tX/view?usp=sharing

– Lần 2: Đầu đuôi là như sau. Đêm 17.02.2025, tôi nhận được email của Gs Nguyễn Quang Hưng[6] (NQH, trị sự của TAPCHITRIET), trong đó có forward một file của ĐQB (tức là TCT02, đã được gửi cho NQH từ ngày 13.01.2025. Ngay sau đó tôi viết ngay bài viết lần 2 này là để trả lời cho bài TCT02[7], nhưng vẫn để đó, cho tới ngày 15.04.2004, tôi bổ sung thêm một vài chi tiết mới, trong bài viết này, những bổ sung mới đó được bắt đầu bằng ký tự “@@”.

@@ (08.05.2025):

Bài TCT02 của ĐQB vừa đăng trên TAPCHITRIET, link: https://tapchitriet.com/?p=2261

2. Mục đích của bài viết

Việc trả lời ĐQB về mặt chuyên môn thì không khó, cái khó là tôi phải nói, phải trả lời như thế nào (những lời lẽ của ông ĐQB có thể dễ dàng tìm kiếm trên mạng)[8]. Tự nhiên chúng tôi nhớ lại nhà văn Phạm Thị Hoài phê bình bản dịch ‘Mỹ học Hegel’ của Phan Ngọc[9]:

“… đánh giá bản dịch của Phan Ngọc bằng cách so với nguyên tác là việc không đòi hỏi công sức gì đáng kể. Nếu nó chỉ có một số sai sót thì tìm ra chúng giữa gần một triệu chữ sẽ khổ công lắm. Nhưng nó không sai sót một cách khiêm tốn như vậy. Thật may là gần như toàn bộ bản dịch đều sai cả. Hoạ chăng phải làm ngược lại: phải lặn lội giữa gần một triệu chữ ấy, tìm ra một vài chỗ đúng.”

và ông Phan Ngọc trả lời[10]:

“Tôi không tranh luận với chị được còn vì hiểu biết Hán học của chị không giống ai và chị là người đầu tiên (theo tôi biết?) đã cho rằng chỉ cần biết tiếng Ðức thông thường là hiểu được Hegel. Trong cách nói của chị có cái vẻ tự tín làm người đọc như tôi đâm sợ.”.

Trường hợp của cụ Ngọc và PTH có phần giống với trường hợp ĐQB ở đây. Liếc qua những gì ĐQB phê bình, gặng xét bản dịch Heidegger của tôi, tôi không nhận thấy ông thể hiện một sự quen thuộc nào với triết gia này, nhất là giai đoạn sau, liên quan nhiều đến vấn đề ngôn ngữ của Heidegger. ĐQB chỉ đơn thuần dùng tiếng Đức, tiếng Anh đời thường để phê bình.[11] Cách bắt bẻ và lối dịch của ĐQB ngầm cho rằng ‘chỉ cần biết tiếng Ðức thông thường là hiểu được Heidegger’. Đối với tôi, ‘hiểu’ điều gì đó, nói nôm na theo Bacon, là cho được số liệu, trình bày được bằng biểu đồ, đưa ra được ví dụ minh hoạ cụ thể cho điều đấy; vì thế bạn đọc sẽ thấy tôi đưa ra khá nhiều ví dụ cụ thể để đào sâu, để làm rõ trực tiếp tư tưởng của Heidegger!

Vì thế, qua gợi ý của Phan Ngọc, tôi muốn nâng bài viết này lên, thay vì chỉ có tính cách cá nhân:

“… ông ĐQB là người đầu tiên (theo tôi biết?) đã cho rằng chỉ cần biết tiếng Ðức thông thường là hiểu được Heidegger. Trong cách nói của ông có cái vẻ tự tín làm người đọc và dịch như tôi đâm SỢ[12].”

để trở thành một câu hỏi rộng hơn mà trong tương lai việc này có thể lặp lại:

“Bất chấp học vấn như thế nào, một người biết thứ tiếng nào đó, có thể nào hiểu được và phê phán chữ nghĩa thuộc thứ tiếng ấy và thuộc một lĩnh vực nằm ngoài sự hiểu biết của mình?”

Nói ngắn gọn, mục đích của bài viết chúng tôi là:

– Hoàn toàn bác bỏ tất cả những bắt bẻ sai lạc của ĐQB khi chỉ dựa trên việc biết tiếng Đức thông thường, việc này chúng tôi sẽ bắt đầu bằng những gặng xét bản dịch của ĐQB, qua đó, trả lời trực hoặc gián tiếp những bắt bẻ của ĐQB.

– Và hơn nữa, do ĐQB không một chút hiểu biết gì Heidegger[13], chúng tôi cũng chỉ ra những cái sai khác của ĐQB. Cách thức của chúng tôi là “sẽ đi sâu vào văn bản”, nói cách khác, đi vào tư tưởng của Heidegger để tìm ra cách hiểu đúng để rồi dịch đúng đắn và chấp nhận được đối với lối văn u uẩn, bí hiểm, nhì nhằng của ni (ông).

– Việc ĐQB không quen thuộc hoặc một chút hiểu biết gì về Heidegger được thể hiện rất rõ: Lý luận bắt bẻ của ĐQB chỉ dựa trên câu cú ngữ văn thông thường, chỉ sử dụng từ điển thông thường: Tham khảo Heidegger? Không! Sử dụng từ điển chuyên ngành Heidegger? Không! tham khảo hay sử dụng các bài viết, sách báo về Heidegger? Không! Lý luận dựa trên sự hiểu về Heidegger? Không!

3. Lưu ý hướng dẫn đọc bài viết này

a) Bạn đọc muốn đọc nhanh thì có thể chỉ cần lướt nhanh phần ‘I. Vài lời đầu’, đọc kỹ mục 8 thuộc phần ‘II. Gặng xét bản dịch của ĐQB’, ‘III. Kết luận’, và phần ‘IV. Phụ lục 1’.

b) Đối với bạn đọc thực sự quan tâm triết học, đặc biệt là Heidegger với vấn đề ngôn ngữ, chúng tôi đề nghị các bạn nên đọc tất cả, đọc kỹ phần ‘II. Gặng xét bản dịch của ĐQB’ dù nặng chi tiết kỹ thuật liên quan đến Heidegger (và quan trọng nhất).

c) Trong đoạn văn mà ĐQB phê phán, tôi đã dịch ngược câu “Nói năng thuộc về người nói” và cám ơn ĐQB đã phát hiện ra lỗi này cũng như qua mấy lần phê phán, ĐQB đã viết tổng cộng khoảng 300-400 trang, tôi đã sai khoảng 3 lỗi. Một tiến sĩ Cổ Ấn Độ học ở nước Đức đã ưu ái bỏ biết bao công sức để phê phán một bản dịch chỉ khoảng 30 trang của Heidegger, tôi thật lấy làm vinh hạnh về việc này. Nếu có in thành sách thì nhất định tôi sẽ sửa 3 lỗi này; thay mặt bạn đọc, tôi xin cám ơn ông ĐQB một lần nữa.[14] Nhân tiện, câu này nếu dịch đúng theo câu cú sẽ là:

“Người nói thuộc về sự nói.”

tuy nhiên, tôi còn đang phân vân một số cách dịch khác (dịch thoát, chúng sẽ làm sáng tỏ hơn cho đoạn văn kế tiếp của Heidegger), và coi đây là đính chính kiêm nốt chân cho bài đã đăng trên TAPCHITRIET số 13:

“Người nói đi cùng với sự nói”

“Người nói phải có gì đó để nói”(*)[15]

“Người nói sống cùng với sự nói”

4. Về tơm/thuật ngữ (triết học)

Như đã nói, những nhận xét, phê bình của ĐQB, chúng tôi hoàn toàn BÁC BỎ TẤT CẢ. Và trước khi bắt đầu, tôi muốn bạn đọc luý (lưu ý) mấy điều:

a. Tơm (thuật ngữ) kỹ thuật (triết học)

Tơm kỹ thuật, tạm nói, là những từ hoặc cụm từ có ý nghĩa chuyên biệt trong một lĩnh vực hoặc chủ đề cụ thể, hoặc của riêng một chuyên gia,…

Tơm kỹ thuật (triết học) ở VN, nói chung vẫn còn tồn đọng những tơm dùng chưa thống nhất. Và để giúp bạn đọc theo dõi, chúng tôi phân biệt:

Tơm cứng (cố định): là những tơm chẳng hạn như, chủ nghĩa duy tâm (duy ý), toán học, chủ thể, trước nghiệm (tiên nghiệm) … ý nghĩa và cách dùng của chúng nói chung là cố định. Đối với những tơm này, chỉ yêu cầu chúng được dùng nhất quán xuyên suốt và nếu cần thì mở ngoặc hoặc nốt cho biết chữ gốc (Anh, Pháp, Đức,…). Và với những tơm cứng, một khi bạn đã biết nó, thì cứ an tâm sử dụng xuyên suốt từ đầu đến cuối. Chẳng hạn, cụm (của Heidegger) “In-der-Welt-sein” được dịch là “tại thế tính” (Phạm Công Thiện), “hữu-tại-thế” (Trần Công Tiến, Đặng Phùng Quân), “sống ở/trên đời” (BVNS?), …Ở đây, chúng ta không đánh giá những cách dịch này[16], việc đó dành cho bạn đọc; tuy nhiên chỉ yêu cầu tối thiểu: chúng nên được sử dụng nhất quán!

Tơm mềm: khác với tơm cứng, tơm mềm có thể có những nét nghĩa khác nhau, tuỳ theo tác giả, hoặc đôi khi vì khó nghe, không thuận tai người Việt, buộc phải dùng nét nghĩa, hoặc diễn dịch khác. Chẳng hạn, Sein, Ereignis (Heidegger), tautology (Heidegger), tautology (Wittgenstein). Ở đây lấy một vài ví dụ:

+ Ereignis: sự cố (tr. 43), sự biến (tr. 169), sự chiếm hữu,…

+ Sein: Phạm Công Thiện phải dùng đến ba chữ để dịch: tính, tính thể, thể tính (trong khi ‘thể tính’ còn được dịch cho chữ Wesen) (Heidegger M. , Về Thể tính của Chân lý, 1968)

+ ereignen: BVNS dịch mỗi lần gần như mỗi khác: diễn ra cõi riêng (tr. 22), xảy ra theo cách riêng (tr. 26), xảy ra theo thể điệu riêng biệt (tr. 31), xảy ra (tr. 31), mở ra không gian ý nghĩa (tr. ?) … Xem (Heidegger M. , Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, 2021).

Nói chung, với cả hai loại tơm cứng và mềm, thuật ngữ của Heidegger rất phức tạp, việc nhiều dịch giả dịch rất khác nhau là chuyện ắt phải (tất yếu). Chẳng hạn, GS. Nguyễn Vũ Hảo viết:

“Trong một số sách xuất bản ở miền Nam Việt Nam trước năm 1975, thuật ngữ tiếng Đức “Seiendes” được dịch một cách không thống nhất ra tiếng Việt là “hiện vật”, “vật thể”, còn “Dasein” được dịch là “hiện thể”, “hữu đó” hay “hiện hữu người”. Trong một số cuốn sách đó, hiện sinh (Existenz) thì lại được dịch là hiện hữu.” (Giáo trình Triết học phương Tây)

Do đó, ta không thể nói chữ này của Heidegger phải dịch “chính xác” là chữ này, chữ nọ – theo kiểu ‘cat’ là ‘mèo’, ‘book’ là ‘cuốn sách’, dịch “chính xác” Heidegger như vậy thì, xin lỗi, chỉ có thần tiên đọc được!

Vì thế tôi sẽ bỏ qua, không bắt bẻ những cách dịch khác nhau với những người dịch khác nhau trong chừng mực chúng không làm lạc nghĩa, sai ý của cả câu hoặc nhiều câu liên kết với nhau (chỉ yêu cầu chúng được dùng tương đối nhất quán xuyên suốt[17]):

+ substance: bản thể, bản chất, thực thể, thực chất, chất thể, thể chất

+ Welt (world): thế giới, cõi sống (BVNS), địa cầu (cõi đời, trần gian, vạn vật; Bùi Giáng), thế gian (Phạm Công Thiện)

+ Anwesenheit (presencing): sự hiện diện, sự có mặt, sự hiển hiện phơi bày (Bùi Giáng)

+ Sage (Saying): lời, ngôn ngữ (BG); BVNS dịch là lời nói (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 198) trong khi ông cũng dịch chữ lời nói cho Sprechen[18]; ‘lời nói’ lại được Trần Công Tiến dành chữ ‘Rede’ (Hữu thể và Thời gian).

Tơm của riêng Heidegger: Bạn đọc lưu ý, chúng tôi (TĐT) không đủ tư cách bàn về dịch thuật Heidegger, đôi khi có bàn đây đó thì đấy chỉ là những ý kiến góp nhặt từ các vị khác. Chúng ta cần lưu ý rằng, trong ca Heidegger, những tơm kỹ thuật ông sử dụng, có thể là ‘tơm cứng’, chẳng hạn như “In-der-Welt-sein (“Being-in-the-world”); với những từ thông thường được ông khi thì sử dụng như tơm kỹ thuật, đôi khi sử dụng theo nghĩa thông thường, đôi khi nhập nhằng cả hai, hoặc ông thường sử dụng các từ tiếng Đức thông thường như tơm kỹ thuật nhưng có ý nghĩa khá khác biệt so với nghĩa thông thường của chúng (ví dụ Austrag, Entwurf, Geschichte, Schicksal Sein, Zeit, Wahrheit) và … xem thêm (How Not To Translate Heidegger)!việc khó nhất là trong một ngữ cảnh nào đó chúng ta phải xác định ông đang sử dụng chúng theo ý nghĩa nào, thông thường hay kỹ thuật, chẳng hạn như, ‘sagen’ (nói), ‘sprechen’ (nói/lời nói), ‘Sprache’ (ngôn ngữ) … Có những lúc, ví dụ, ông dùng ‘ngôn ngữ’ theo nghĩa thông thường, những chỗ khác, ông lại dùng ‘ngôn ngữ’ (theo nghĩa kỹ thuật) là thứ mà chúng ta bị ném vào, tức bản thân ngôn ngữ, mang tính thứ nhất, là cái gì đó có trước bất kỳ định chế sử tính hoặc văn hóa nào. Và như vậy, làm sao để biết Heidegger đang dùng một từ/cụm từ nào đó theo nghĩa kỹ thuật hay không? Chỉ có một cách: hiểu được Heidegger muốn nói gì!
Ngoài ra, Heidegger cho rằng, việc dịch “từ”, “chữ”, phải bảo đảm nội dung của chúng theo ý nghĩa toàn bộ suy tư của nhà tư tưởng, nói cách khác, “đơn vị dịch thuật” (translation unit) không chỉ là “chữ” hay “câu”: việc dịch chấp nhận được, không phải [dịch] từng câu một, mà là từng từ một, có tính đến toàn bộ tư tưởng của nhà tư tưởng ấy làm ngữ cảnh của chúng.”[19]

b. Phong cách dịch của tôi cũng như phong cách dịch của ĐQB không những khác biệt, mà là khác biệt sâu sắc. Ở đây không có ý so sánh đánh giá hai phong cách dịch, việc này sẽ dành cho bạn đọc với những gu thưởng thức khác nhau, chẳng hạn có những bạn đọc thích chữ Hán Việt vì sự súc tích cũng như sang trọng, bề thế của chúng.

c. Cách dịch của tôi thiên về hạn chế tối đa Hán Việt, trong nhiều trường hợp tôi luôn cố gắng bằng một từ khác, có chất Việt hơn (nói cách khác, phải chế từ mới[20], cách diễn đạt mới); mặt khác, đối với các bài về ngôn ngữ của Heidegger, tôi cố gắng trình bày ông bằng một lối văn nhẹ nhàng, thi vị.

d. Cách dịch của ĐQB, thiên về Hán Việt và sự “chính xác” từng từ (“chính xác”của ĐQB là từ đấy đang được sử dụng bên Tàu), từng trật tự của câu, chẳng hạn, “Wirkung (effect)” phải “chính xác” là “hiệu quả”; còn “kết quả” “chính xác” là ‘Ergebnis’ hoặc ‘Resultat’. Và để tiện việc theo dõi, tôi đặt tên cho quy tắc bắt bẻ của ĐQB là “quy tắc một-một” (word for word, phrase for phrase): quy tắc này khẳng định, ví dụ, “Wirkung” phải là “hiệu quả”, mọi cách dịch khác là sai; hoặc với câu:

(“The book, which is on the table, is white.”)

Quy tắc này cho rằng trật từ các thành phần trong câu dịch (tiếng Đức) thì phải đúng theo trật tự, đúng cấu trúc, mệnh đề của câu Đức, không được bỏ những mệnh đề có trong câu Đức, không được thêm thắt …

Ví dụ, dịch như câu sau thì theo phương pháp bắt bẻ một-một, ta sẽ kết luận là câu này không thể dịch từ câu Đức, hoặc mạnh hơn, đây là câu dịch sai:

CUỐN SÁCH TRẮNG ĐANG Ở TRÊN BÀN.
hoặc

TRÊN BÀN CÓ CUỐN SÁCH MÀU TRẮNG.

Chính xác” của ĐQB phải đại khái thế này:

Và một trong những hệ quả của quy tắc này là “dịch thoát”, “dịch diễn” coi như dịch sai vì nghĩa từ điển của ‘ereignen’ chỉ là ‘xảy ra/ xuất hiện’, ví dụ, theo ĐQB thì câu sau đây dịch sai:

“Verweilen ereignet.” (Vorträge und Aufsätze, p. 175)

“Staying appropriates.” (Poetry, Language, Thought, p. 171)

được dịch thành:

“Vào cư ngụ là làm diễn ra một cõi riêng.”

(Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 21)
e. Các từ chế của tôi đã và đang soạn: xem phụ lục 2.

Kết luận

Roger Scruton, một triết gia hiện đại, nhận xét về Heidegger đại khái là “… các ý tưởng của Heidegger có vẻ giống như những bóng hình ma quái trong cõi tưởng; những cái bóng mang mang, vô hình do ngôn ngữ tạo ra…”. Nói chung, tư tưởng Heidegger khó hiểu, chữ nghĩa thì mang mang vô định, song bạn đọc lưu ý, vốn vừa có ý định hạn chế tối đa chữ Sứ Việt, vừa muốn diễn chữ nghĩa của Heidegger, nên có những chữ của ông tôi phải chế ra, chẳng hạn: hiện diện > có mặt; phân giải > dàn xếp; sự vật hoá > gom mở (dingen; thinging); cư ngụ > nấn ná/nán, quanh quẩn, nán ở (verweilen; linger); cư lưu > [ngơi] ở (wohnen; dwell)… đó là về mặt tơm – về mặt câu cú, nối câu, tôi cũng chọn, nắn, tút,… với một mục đích duy nhất: câu đọc lên phải thuận tai người Việt! Do đó, việc đánh giá, thưởng thức sau cùng chúng tôi dành cho bạn đọc, còn phê phán, gặng xét hời hợt thì … chúng tôi không buồn xem vì lý do rất đơn giản: đây là công sức sáng tạo của riêng chúng tôi, không phải là dịch bừa bãi. Và cũng xin nói cho rõ, không phải chúng tôi kiêu căng, tự phụ, mà lý do là vì khi bỏ nhiều công sức, thời gian để cố gắng tìm chữ nghĩa cho thích hợp, chưa kể phải bảo đảm chúng nhất quán, xuyên suốt trong nhiều tác phẩm khác nữa của Heidegger, do đó, một ai đó chỉ đứng ngoài, không hiểu được việc dịch toàn bộ một tác phẩm Heidegger là như thế nào, cưỡi ngựa xem hoa thì nói chung, những góp ý đó hầu như chẳng có giá trị gì.

Luý khác: chúng tôi chế một số chữ dựa vào chữ Việt có sẵn, nhưng thật ra chúng phải được hiểu, cảm nhận theo lối CƠI NGHĨA, bạn đọc nên đọc đi đọc lại nhiều lần những câu, đoạn có chứa những chữ này để cảm nhận được chúng, chẳng hạn chữ ‘nấn ná’ nói trên đã được cơi nghĩa.

II. Gặng xét bản dịch của ĐQB

1. ĐQB dịch

“Hệ thuộc vào hành động nói (zum Sprechen) là những người (đang) nói),…”

Gặng xét

Sprechen (speech; speaking) ở đây được ĐQB dịch là ‘hành động nói’ thì chấp nhận được trong những ngữ cảnh thông thường. Song chúng ta nên điểm lại vài cách hiểu “hành động nói” hiện nay:

+ Trong bộ môn ngữ văn, “hành động nói” là hành động được thực hiện bằng lời nói nhằm mục đích nhất định (xem https://vietjack.com/ngu-van-8/hanh-dong-noi.jsp).

+ ‘the act of speech’, hoặc ‘speech act’ của Austin (Thuật ngữ Ngôn ngữ học Anh Việt – Việt Anh, p. 5)

+ “Hành động nói năngnhững từ dùng để chỉ hành động phát ra thành tiếng thành lời nhằm mục đích diễn đạt một nội dung nhất định trong giao tiếp hay để chỉ một ngôn ngữ cụ thể nào đó được sử dụng làm phương tiện giao tiếp.” Xem (Kết Cấu Nghĩa Của Nhóm Từ Chỉ Hành Động Nói Năng Speak, Say, Tell, Talk Trong Tiếng Anh Và Các Đơn Vị Tương Ứng trong tiếng Việt)

Và như vậy, với cách dịch này, ‘hành động nói’, còn được dịch là hành động ngôn từ , đưa đến cách hiểu là phải có những người đem lại ‘hành động nói’ này. Ở đây, chúng ta không bắt bẻ lặt vặt vài con chữ, chẳng hạn kiểu bẻ vặt: nên gọi là ‘quả trứng’ hay ‘trái trứng’?

Heidegger nổi tiếng với lối viết cù cưa, nhì nhằng, nhưng cụ không đến nổi viết một câu ngớ ngẫn đến thế! [21] Vấn đề ở đây sâu hơn nhiều: Với câu này, Heidegger đang bắt đầu nói về quan hệ giữa ‘người nói’ và ‘sự nói’!

Theo góc nhìn của Heidegger, việc coi ngôn ngữ (sự nói) là hành động hay hoạt động của con người cũng cạn cợt y như nghĩ rằng công nghệ đến từ máy móc (do con người chế tạo), cụ cho rằng, ngôn ngữ phải được coi là cuộc chơi tương tác giữa thế giới và [sự] vật. (Heidegger Explained): cuộc chơi soi gương của cái Bốn, xem (Heidegger M. , Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, 2021), ngôn ngữ chính là cái “ở giữa”, cái “rời biệt (Unter-Schied; difference)” giữa thế giới (trời) và vật. (Heidegger M. , Đường Về Ngôn Ngữ, 2024). Heidegger cho rằng, quả là không sai khi ‘sự nói’ được hiểu và trình bày theo truyền thống: vừa là một sự phát âm ra vừa là một hoạt động của con người. Nhưng Heidegger cho rằng điều này không giải thích đầy đủ về hiện tượng tạo thanh của ngôn ngữ (Lautende der Sprache ) vốn bắt nguồn từ “sự im lặng ngân vang” (Geläut der Stille; ringing stillness), theo cách nói của Heidegger. Hơn nữa, góc nhìn của cụ về ngôn ngữ không giống bất cứ góc nhìn truyền thống nào về ngôn ngữ: ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu,…

Đối với cụ, ngôn ngữ, cụ không muốn nói đến những ngôn ngữ cụ thể như tiếng Anh, Việt, Tàu,… mà là ‘sự nói’ ([sự] nói năng, việc nói, lời nói hiểu theo nghĩa kỹ thuật, khá gần với ‘ngôn ngữ’ của Heidegger): Heidegger tiếp cận ngôn ngữ như là nơi chốn để chân lý của Tồn tại (Sein; Being) hé lộ. (Lưu ý: chúng ta nói sự đẹp, sự dữ, sự dũng cảm,… sự dũng cảm thì khác với hành động dũng cảm, sự giết chóc thì khác với hành động giết (chúng khác nhau về mặt phạm trù[22]). Cũng cần để ý rằng, đối với ‘sự đẹp’ chẳng hạn, thì tiếng Việt có thể dùng chữ ‘[cái] đẹp’; người Việt chưa quen với ‘cái Nói’, do đó chúng tôi đã dùng ‘sự nói’ hoặc ‘nói năng’; hoặc có thể dùng một từ nặng nề hơn: “hiện tượng ngôn ngữ”). Đối với Heidegger, ngôn ngữ trước hết là một kết cấu bao gồm các quan hệ và chúng ta có liên quan gắn bó với cấu trúc của cái kết cấu này, vì sự nói của chúng ta có liên quan đến sự nói của ngôn ngữ. Do đó, ý nghĩa của ngôn ngữ đang được thảo luận ở đây chủ yếu là khái niệm về sự nói. Sự nói là một kết cấu các quan hệ, là một ma trận tự cuộn lại, một vòng tròn chuyển động*[23] theo một hướng xác định. Song không chỉ có vậy, ‘sự nói’ (hoặc ngôn ngữ) đối với cụ còn hơn thế nữa: việc nói còn là một quá trình tự hé mở của ngôn ngữ, nó là cái gì sống động, nó là chủ, nó mang tính thứ nhất:

“Con người hành động như thể họ là kẻ gầy dựng và là chủ nhân của ngôn ngữ, trong khi thật ra, ngôn ngữ mới mãi mãi làm chủ con người. Có lẽ trước hết và trên hết, chính việc con người đảo lộn mối quan hệ làm chủ này đã đẩy bản tính con người vào chỗ tha hóa.”

(Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, 2021, trang 41)

Cụ không ngừng nhắc đi nhắc lại: ngôn ngữ nói, ngôn ngữ nói chứ không phải con người nói! Con người không làm chủ ngôn ngữ, trái lại, ngôn ngữ mở ra khả năng cho phép con người tư duy và tồn tại vì ngôn ngữ vừa che giấu vừa hé mở Tồn tại. Heidegger nhấn mạnh vào khía cạnh nghe (hören), lắng nghe tiếng gọi của Tồn tại qua lối nói thơ mộng, bí ẩn: Con người phải lắng nghe ‘ngôn ngữ’ để ‘nghe ra’ những gì ngôn ngữ ‘nói’ với mình. (Đâu là Căn nguyên Tư tưởng Hay Con đường Triết lý từ Kant đến Heidegger, p. lvii) . Trở lại vấn đề dịch Heidegger:

“…Chúng ta đang nghe gì ở đấy? Chúng ta nghe ngôn ngữ lên tiếng.”

“…Was hören wir da? Wir hören das Sprechen der Sprache.”

Das Sprechen”, ở đây là từ tên (danh từ), có thể dịch là ‘tiếng nói’ (rất tiếc chữ này đã dành cho Stimme) hoặc lời nói (rất tiếc chữ này lại xung đột đến phần sau), buộc phải chuyển thành từ động (động từ), nhưng lại không thể dịch thành “ngôn ngữ nói” (vì đã có cụm “die Sprache spricht”), vì thế buộc phải dùng ‘lên tiếng’.

Để tóm lại, con người bị ném vào trong ngôn ngữ, con người vốn đã nấn náu[24] ở trong ngôn ngữ và “cất tiếng nói” từ trong đấy; điều này Heidegger nhắc đi nhắc lại mãi: không phải con người, mà là chính ngôn ngữ đang tự biểu hiện qua sự nói (Sprechen)!

2. ĐQB dịch

Hệ thuộc vào hành động nói là những người (đang) nói, nhưng không chỉ theo cách như nguyên nhân (Ursache) hệ thuộc vào hiệu quả (Wirkung). Nhiều hơn thế nữa (vielmehr), …

Gặng xét

Bỏ qua chữ “hệ thuộc” dùng không thuận tai người Việt và không hề có ý nghĩa là “thuộc về” (gehören; belong) theo ý nghĩa “2 là một số thuộc về tập các số nguyên”, chúng ta hãy xem xét khi ĐQB khẳng định dứt khoát “Wirkung (effect)” phải là hiệu quả , ĐQB viết:

nên được dịch là ‘hiệu quả’, như nguyên tác và hai bản dịch Anh ngữ với ‘effect’ cho thấy. ‘kết quả’ trong tiếng Đức là ‘Ergebnis’ hoặc ‘Resultat.”

Để xem khẳng định này có đúng hay không thì ta cần cẩn thận lưu ý cách dùng chữ ‘hiệu quả’ ở Việt Nam hiện nay:

– “Wirkung” (effect) theo từ điển thì ngoài các nét nghĩa hiệu quả, hiệu lực, tác dụng,… nó còn có nét nghĩa “kết quả

– Trong tiếng Việt hiện nay, bản thân “hiệu quả” và “kết quả”, ý nghĩa của chúng có khi khác nhau một chút, có khi như nhau tuỳ theo ngữ cảnh và lĩnh vực sử dụng. Chẳng hạn trong đời thường cũng như lĩnh vực tài chính, “hiệu quả” là “kết quả” xét như các mức độ yêu cầu, mức độ đạt được mục tiêu hoặc kỳ vọng. Cụ thể, ta nói, nếu đầu tư cùng một nguồn lực vào kế hoạch A hoặc kế hoạch B, kế hoạch nào đem lại kết quả lợi nhuận cao hơn thì ta nói kế hoạch ấy hiệu quả hơn. Ngoài ra, “effect” là “hiệu ứng” trong vật lý, GS Nguyễn Văn Tuấn thì phân biệt “hiệu quả” (“efficacy”) và “hiệu lực” (“effectiveness”) trong y khoa cũng rất khác.

– bất chấp bản thân sự mơ hồ, nhoè nghĩa, lấn nghĩa giữa hai từ “hiệu quả” và “kết quả”, thì “Ursache und Wirkung” hoặc tương đương, “cause and effect”, ít nhất trong triết học, xu hướng ở Việt Nam hiện nay dịch là “[luật/nguyên lý/quan hệ/tương quan] nhân quả”, hoặc “nguyên nhân và kết quả”, xin dẫn chứng:

+ “Nhân quả [tính] – phạm trù triết học … trong đó hiện tượng này (được gọi là nguyên nhân) … sản sinh ra hiện tượng khác (được gọi là kết quả …)” (Từ điển Triết học, p. 405)

+ Mục Nhân quả (tính): … Ma-khơ tuyên bố: “Trong tự nhiên, không có nguyên nhân, cũng không có kết quả” … (Từ điển Triết học, p. 655)

+ “Lý thuyết khác lại nói rằng sự hiện hữu của kết quả là phụ thuộc vào sự hiện hữu của nguyên nhân…” (Quan Hệ Nhân Quả, p. 7)

Gốc: Another theory is that the existence of the effect depends on the existence of the cause;…

+ Mục từ “Đồng nhất (sự, tính) [Đức: Identität; Anh: identity]” dịch là “nguyên nhân và kết quả” trong (Từ điển triết học Kant), nhóm BVNS.

+ “Nhân quả: Nguyên nhân và kết quả…” theo (Từ Điển Tiếng Việt, p. 900) Hoàng Phê[25].

+ “Làm thế nào giải thích được bước chuyển tất yếu và tự động từ nguyên nhân sang kết quả?” (Lịch Sử Triết Học Phương Tây (2), p. 166)

Nốt: Chúng tôi có thể kể thêm một số bản dịch triết học khác dùng chữ “kết quả”, nhưng đến đây như vậy cũng vừa đủ[26]; vì chúng tôi biết rằng, dù có đưa thêm đến đâu đi nữa, ĐQB vẫn có thể cho rằng CẢ nước Việt xài chữ sai, duy một mình ĐQB là đúng![27] Về mặt logic, chúng tôi đồng ý hoàn toàn, do đó ĐQB có thể phản bác: “Không cứ nhiều là đúng, người Việt dùng một số chữ Sứ (Hán) Việt không đúng như bên Sành[28] (Tàu)!” Song không phải một mình chúng tôi sai, chúng tôi muốn “khóc cười theo vận nước nổi trôi”, vì thế, để cho “chính xác”, Tiến sĩ Đức quốc, cảnh sát Hán Việt, người hùng[29] ĐQB phải viết rõ thế này:

“Trần Đình Thắng và một bộ phận nhân dân Việt nam anh hùng dùng chữ ‘kết quả’ là sai, vì bên Sứ, có một bộ phận nhân dân Hoa Hạ hảo hán của đất nước tỷ dân dùng chữ ‘hiệu quả’ ‘một cách chính xác’!”

3. ĐQB dịch

Hệ thuộc vào hành động nói là những người (đang) nói, nhưng không chỉ theo cách như nguyên nhân (Ursache) hệ thuộc vào hiệu quả (Wirkung). Nhiều hơn thế nữa (vielmehr), những người nói sở hữu trong hành vi nói sự gia nhập hiện diện (Anwesen) của mình.

Gặng xét

Để hiểu cái sai về ý tưởng của đoạn dịch trên, ta cần phải hiểu Heidegger muốn nói gì qua đoạn này: Ông đang đặt câu hỏi về quan hệ giữa người nóisự nói [năng]. Khi Heidegger nói “Người nói phải có gì đó để nói”: Để có sự nói thì phải có người nói, để có người nói thì phải có cái gì đó để người đó nói. Trường hợp này cũng giống như để là một nghệ sĩ thì phải có nghệ phẩm, để có nghệ phẩm thì phải có nghệ sĩ, Heidegger biết rất rõ và ý thức về vòng tròn (lặp quẩn) này, (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 95-98) do đó để tránh hiểu lầm ông mới bồi thêm câu “nhưng không phải kiểu nguyên nhân thì đưa đến kết quả”: “Xin đừng hiểu theo kiểu tương quan nhân quả như thế!” Thỉnh thoảng cụ Heidegger cũng nói với theo như vậy: “Con người càng ít là một cái tồn tại, càng ít nhấn mạnh đến cái tồn tại mà mình tưởng là chính mình bao nhiêu, thì càng đến gần Tồn tại bấy nhiêu. (KHÔNG PHẢI ĐẠO PHẬT ĐÂU NHÉ! NGƯỢC LẠI!)” (Đâu là Căn nguyên Tư tưởng Hay Con đường Triết lý từ Kant đến Heidegger, p. xi)

ĐQB nhận xét:

“‘vielmehr’ ở đây hàm ý tương phản (adversativ) với câu đi trước, đồng nghĩa với ‘im Gegenteil’ (‘on the contrary’)”

và từ đó đưa đến cách dịch:

“…nhưng không chỉ theo cách như nguyên nhân hệ thuộc vào hiệu quả. Nhiều hơn thế nữa, …”

thì cách dịch này của ĐQB lại có vấn đề, ta hãy xem qua các ví dụ:

1. “Hitler không chỉ thô bạo. Nhiều hơn thế nữa, ông ta lại rất tử tế.”: nghe rất kỳ quái, cho thấy cụm từ này không thể diễn đạt khái niệm “tương phản” theo như ĐQB nghĩ.

2. “Hitler không chỉ thô bạo. Nhiều hơn thế nữa, ông ta lại rất tàn độc.”: ở đây, cho thấy vế sau cụm “Nhiều hơn thế nữa” sẽ nhấn mạnh nhiều hơn ý có ở vế trước (“thô bạo” >> “tàn độc”).

Qua hai ví dụ trên, ta thấy cấu trúc “không chỉ … nhiều hơn thế nữa” của ĐQB hoàn toàn không dựng được ý nghĩa tương phản (“im Gegenteil”), và điều này rõ ràng là câu dịch đã trái ngược với ý định của Heidegger!

Do đó, câu dịch của chúng tôi (TĐT) là đúng đắn, biểu đạt được ý nói này của Heidegger:

“…nhưng không phải kiểu nguyên nhân thì đưa đến kết quả. Thay vào đó[30], người nói có mặt trong sự nói”.

4. ĐQB dịch

Nhiều hơn thế nữa (vielmehr), những người nói sở hữu trong hành vi nói sự gia nhập hiện diện (Anwesen) của mình.

Rather, the speakers are present in the way of speaking. (Hertz dịch)

Gặng xét

Thú thật, đọc đi đọc lại cũng chẳng hiểu được câu dịch của ĐQB vì câu này quá đơn giản để dịch:

“…những người nói sở hữu trong hành vi nói sự gia nhập hiện diện của mình.”

vì ý tứ của câu là thế này:

“… người nói [thể hiện sự] có mặt [của mình] trong lời nói.[31]

Phải công nhận “…những người nói sở hữu trong hành vi nói sự gia nhập hiện diện của mình.” nghe rất sang, trang trọng, bề thế, khó hiểu … nhưng người Việt không ai nói như thế bao giờ. Ví dụ (điểm danh):

“Anh” — “ [mặt]”

“Bảo” — “

Người Việt không nói:[32]

“Anh” — “Tôi sở hữu sự gia nhập hiện diện của mình

“Bảo” — “Tôi sở hữu sự gia nhập hiện diện của mình

5. ĐQB dịch

[Gia nhập hiện diện] đến đâu?

Wohin? (Đức)

Where to? (Krell)

Gặng xét

ĐQB viết:

“…công nhận là câu hỏi bằng một từ hai âm tiết ‘wohin?’ này khó cho người dịch, bất cứ trình độ nào”.

Trả lời:
Câu hỏi vắn tắt này – “Wohin?” (Where to?) chẳng có gì là khó, chỉ có điều, dịch kiểu một-một cứng ngắc là “đến đâu” thì vừa cộc, khó hiểu, vừa không thuận tai người Việt. Chẳng hạn, “Wohin gehen Sie?” ngay như Google cũng dịch đơn giản là “Anh đi đâu vậy?” Và đặc biệt, trong khi không thể hiện được ý tưởng về ‘sự có mặt’ hiểu theo Heidegger thì ĐQB lại loay hoay câu cú bằng cách thêm cụm “[Gia nhập hiện diện]” và việc loay hoay này làm cho câu Việt nghe rất lủng củng và khó hiểu, có cảm giác đây là thứ tiếng Việt không sử dụng ở Việt nam, lấy ví dụ, người Việt nói:

“Tại miền Nam, Nguyễn Ánh đã có mặt ở những đâu?”

người Việt không nói:

“Tại miền Nam, Nguyễn Ánh sở hữu sự gia nhập hiện diện của mình tới đâu?”

“Nguyễn Ánh sở hữu sự gia nhập hiện diện của mình tới Gia Định, Biên Hoà, Vĩnh Long,…”

Với chữ này, BVNS chỉ dịch đơn giản là “… đó chính là sự hiện diện[33] cần thủ đắc…”, xem (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 36). Do đó, để xử lý tốt chỗ này, ta buộc phải tìm cách biến đổi cách dịch sao cho ổn, cho thuận tai người Việt. Trong tiếng Việt, ‘đến’ và ‘’ có nét nghĩa khác nhau, nhưng xét hai câu sau:

“Hè rồi, con đã ĐẾN những đâu?”

“Hè rồi, con đã Ở những đâu?”

ta thấy rõ là chúng có thể thay thế cho nhau trong ngữ cảnh nhất định, đặc biệt trong đoạn này. Chúng ta hãy xem lại toàn bộ để hiểu sâu ý Heidegger muốn nói gì:

“Thay vào đó, người nói có mặt trong sự nói. Người nói có mặt ở đâu?”

Trong những gì họ nói và họ nấn nán, quanh quẩn[34] – là những gì luôn chạm đến người nói.”

(TĐT)

Tức là, người nói thể hiện sự có mặt của mình trong những gì họ nói, trong những gì họ nấn náu, quanh quẩn. Những thứ đấy có đặc điểm gì? Chúng luôn chạm đến người nói!

Đoạn văn này của Heidegger khá tối nghĩa: người nói thể hiện có sự mặt trong những gì họ nói với, trong những thứ gần gũi, quanh quẩn với họ, như thể những thứ ấy đang tiến đến với họ. Nhưng những thứ gì đang tiến đến gần người nói? Heidegger[35] trả lời: “Những người sống cùng với (Mitmenshen) và sự vật”:

“… chính những người cùng sống với và sự vật sẽ cùng nhau khiến sự vật là sự vật và quy định [quan hệ giữa ta với] người khác.” (TĐT)

Heidegger đã khuyên ta không sa vào quan hệ nhân quả giữa ‘người nói’ và ‘sự nói’, mà ông nhấn mạnh người đọc nên hướng sự chú ý vào ‘người nói’ cùng với ‘sự nói’ bằng cách nói rằng ‘người nói [thể hiện sự] có mặt [của mình] trong sự nói’, hoặc có thể hiểu rằng, ‘người nói [thể hiện sự] có mặt [của mình] trong ngôn ngữ’ và ông đẩy tiếp:

‘sự có mặt đó được thể hiện Ở những đâu, Ở những nơi nào’?

Bạn đọc có thể tự đánh giá câu dịch này của chúng tôi có rõ, mượt mà, và dễ hiểu hay không.

6. ĐQB dịch

ĐếN CÁI MÀ với/qua nó họ nói, NƠI MÀ họ đình lưu như là bên CÁI [MÀ] thỉnh thoảng liên quan đến họ rồi.

Auf das HIN, WOMIT sie sprechen, WOBEI sie verweilen als dem, WAS sie je und je bereits angeht.

Gặng xét

– Để dễ dàng theo dõi cách thức dịch một-một của ĐQB, bạn đọc cần lưu ý sơ đồ dịch thuật này của ĐQB:

– Thú thật, không hiểu sao ĐQB có vẻ sính dùng “CÁI MÀ” khi dịch các cụm có liên quan đến chắt, cụm phụ, chẳng hạn:

“My table which is brown has only one leg!”

thì không lẽ cứ dịch:

“Cái bàn của tôi, CÁI MÀ màu nâu, chỉ có một chân!”

ngay như Gúc dịch còn ngọt hơn:

“Cái bàn màu nâu của tôi chỉ có một chân!”

– Như đã nói, cách dịch một-một bảo đảm đúng trật tự của mọi chữ, mọi cấu trúc từ tiếng Đức qua tiếng Việt, thậm chí câu gốc có 10 dấu phẩy thì câu dịch đâu đó cũng 10 dấu phẩy!

– Câu hỏi quan trọng hơn: chữ “CÁI MÀ” ở đây đã phá huỷ câu dịch của ĐQB như thế nào?

7. ĐQB dịch

Đến cái mà với/qua nó họ nói, nơi mà họ đình lưu như là bên cái [mà] thỉnh thoảng liên quan đến họ rồi.

Auf das hin, womit sie sprechen, wobei sie verweilen als dem, was sie je und je bereits angeht.

Gặng xét

Verweilen’, cũng như ‘wohnen’, là các tơm kỹ thuật của Heidegger (xin xem thêm phía dưới). Do không biết ý nghĩa kỹ thuật này nên ĐQB chỉ dựa vào từ điển để cố gắng dịch kiểu một-một, toàn bộ câu dịch này không thể hiện một liên hệ tối thiểu nào về ý nghĩa (theo Heidegger), qua đó, làm hỏng, lạc ý toàn bộ của cả câu. Đầu tiên, ta xét về mặt thuật ngữ:

Về chữ ‘đình lưu’ (ĐQB dịch chữ “verweilen”)

ĐQB viết:

“Chúng tôi dùng chữ ‘đình lưu’ để cố gắng dịch chính xác ‘verweilen’ trong tiếng Đức, không phải là ‘ở’ (wohnen), hay ‘dừng/dừng chân’ (Halt machen, sich aufhalten). Đình lưudừng chânnghỉ lại MỘT THỜI GIAN NHẤT ĐịNH.”[36]

Gặng xét

– Chúng ta thử đem chữ ‘đình lưu’ đi vào các trường đại học ở Sài Gòn, chọn ra chừng 30 sinh viên các khoa triết, ngôn ngữ, … (kể cả sinh viên thạc sĩ) xem họ biết và hiểu chữ này hay không? Tôi đoán là không một sinh viên nào hiểu chữ ‘đình lưu’ này!

– Cứ cho là có người hiểu chữ ‘đình’ và ‘lưu’, thì xét các cụm từ ‘đình bản’, ‘đình chỉ’, ‘đình chiến’, ‘đình công’,… chữ ‘đình’ có tác dụng phủ định khiến cho ‘đình lưu’ có nghĩa là chấm dứt việc lưu, cư lưu và do đó, ý nghĩa của nó thật ra đã đảo ngược hoàn toàn ý nghĩa của ‘verweilen’!

– Kể cả như vậy, giả sử ta chấp nhận ‘đình lưu’ theo ĐQB thì có ý nghĩa là “dừng chân và nghỉ lại một thời gian nhất định.” thì ở đây lại rất buồn cười! Heidegger thường xuyên dùng các từ thông thường theo lối so ví, ẩn dụ (metaphor), ta không thể xem chúng như là thật: Ngôn ngữ là NGÔI NHÀ của Tồn tại. Con người CƯ LƯU trong NGÔI NHÀ đấy – thì điều này không có nghĩa là ta chán ở NGÔI NHÀ này, ta dọn sang CƯ LƯU ở NGÔI NHÀ khác! Hoặc, ta đang ở trong NGÔi NHÀ đấy (trong ngôn ngữ), nay ta KHÔNG NHÀ (ra ngoài ngôn ngữ)!

Chữ ‘đình lưu’ hiểu theo nghĩa “dừng chân và nghỉ lại một thời gian nhất định” và áp dụng vào câu này của Heidegger thì vừa buồn cười vừa sai hoàn toàn tư tưởng của Heidegger! Chẳng hạn, lấy ví dụ, “đến xứ Lào, ta dừng chân ở đấy, và sau đó nghỉ lại MộT THờI GIAN NHấT ĐịNH, chẳng hạn ba tháng”, nếu áp dụng vào ‘ngôn ngữ’ (hiểu theo Heidegger), thì ta sẽ hiểu là:

“Con người không ở trong ngôn ngữ, sau đó con người đến (đi vào) ngôn ngữ, rồi nghỉ lại đấy lại MộT THờI GIAN NHấT ĐịNH[37], chẳng hạn ba tháng, sau đó con người rời ngôn ngữ đến một nơi nào khác”!

Mà điều này thì phản lại ý của Heidegger hoàn toàn: Con người sinh ra đã trong ngôn ngữ, bị ném vào ngôn ngữ, con người SỐNG CÙNG ngôn ngữ và sóng đôi với nhau, con người không thể kinh nghiệm thế giới nếu không có ngôn ngữ. Chỉ khi chết thì việc này mới chấm dứt[38]!

Nói thêm.

Như đã nói bên trên, ‘Verweilen’ (bạn đọc có thể xem các ví dụ cụ thể bên dưới để cảm nhận ý nghĩa của chữ này) và ‘wohnen’ đều là tơm kỹ thuật của Heidegger. Trong hai tơm này, thì ‘wohnen’ là tơm Heidegger thường dùng nhất, thậm chí được triển khai trong cả một bài giảng “Bauen Wohnen Denken (5.8.1951)”, bài này đã được BVNS dịch rất hay là “Xây Ở Suy Tư” (Heidegger M. , Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, 2021). Và do là tơm kỹ thuật, chúng ta cần xem xét:

+ Nghĩa thông thường của “verweilen” (“cư ngụ”) là dừng lại, ở lại, lưu lại (Từ Điển Đức Việt) và to stay (a while) , to linger (nấn ná, nán lại)[39].

+ Heidegger tận dụng những nét nghĩa này để sử dụng với ý nghĩa rất riêng của mình. Tuy nhiên, ‘Verweilen’ và ‘wohnen’, mặc dùng đều có ý nghĩa chính là ‘ở’, trong cách dùng của Heidegger, chúng có sự khác biệt về sắc thái ý nghĩa, dù cả hai đều liên quan đến trạng thái có mặt (Anwesen). Với ‘wohnen’, thì nghĩa cơ bản là “ở”, “cư trú”, “ngơi ở”, nhưng Heidegger dùng nó theo nghĩa triết học sâu sắc hơn: ‘wohnen’ không chỉ là sống trong một không gian vật lý, mà còn là cách con người thuộc về thế giới, ở trong sự hé mở của Tồn tại: “Der Mensch wohnt im Hause des Seins” (Con người ngơi ở trong ngôi nhà của Tồn tại). Tức là, con người không chỉ có mặt mà còn có một mối quan hệ đặc biệt với Tồn tại, như một kẻ giữ gìn, bảo hộ. Với ‘verweilen’, nghĩa cơ bản là “nán lại”, “lưu lại”, tức là “tạm ở”, không có ý nghĩa bền vững như ‘wohnen’.

+ so sánh cách dịch của một số tác giả

verweilen wohnen
Michael Inwood[40] dwell dwell
Hertz dwell dwell
Krell linger dwell
Taylor[41] sojourn dwell
BVNS cư ngụ, cư lưu ở, cư lưu, cư ngụ
TĐT nấn ná, nấn náu, ở, náu ở quanh quẩn, tạm ở, cư ngụ ở, ngơi ở, cư lưu

+ Để cảm nhận được ‘nấn náu/nán’ (verweilen[42]), bạn có thể cần đọc nhiều lần bài ‘Vật’, tương tự với ‘ngơi ở’ (wohnen) với bài ‘Xây Ở Suy Tư’, cả hai bài này đều có trong (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, 2021).

Ví dụ.

Verweilen ereignet.” (Vorträge und Aufsätze, p. 166) được BVNS dịch thành:
“Vào cư ngụ là làm diễn ra một cõi riêng”
(Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 21)

Bạn đọc lưu ý, tôi không dịch ‘verweilen’ là ‘cư ngụ’ là vì vừa Sứ (Hán) Việt, vừa khiến ‘cư ngụ’ được hiểu theo nghĩa vật lý quá, thành thử nặng nề và khó hiểu: “Trong những gì họ nói và họ CƯ NGỤ – là…” — do đó, chữ này đã được dịch thoát là và chế là “nấn náu/nán”, “quanh quẩn”[43], để xem cụm từ này có hợp lý không, chúng ta xem lại ý nghĩa của đoạn trên:
Hỏi: “Người nói có mặt ở đâu?” (“người nói thể hiện sự có mặt của mình ở đâu?”)
Trả lời: “Trong những gì họ nói và [trong những gì] họ nấn náu, quanh quẩn
Hỏi: Những điều này có đặc điểm gì?
Trả lời: Chúng là những sự vật chạm đến người nói!
(Chạm: có liên quan đến, gắn bó với, quan tâm tới,…)
Ví dụ 1. Ta có thể rèn một chú vẹt để suốt ngày nói: “Tôi yêu bà chủ”, “Mệt mỏi quá, hỏi hoài”, , “Muốn ăn ớt”, “ớt đâu”,… nhưng chú vẹt này không hề ‘có mặt’ trong những gì nó nói, trong những gì nó ‘nấn náu, quanh quẩn’ ( ‘yêu’, ‘bà chủ’, ‘ớt’, ‘mệt rồi’,…).[44]

Ví dụ 2. Khi Heidegger suy tư, trăn trở về bản chất của “Tồn tại” (Sein), thì “wobei er verweilt” có nghĩa là “Tồn tại” là điều ông ta luôn hướng về và quanh quẩn khái niệm đấy trong suy tư của mình.
Ví dụ 3. Một linh mục, cả đời ông ta hàng ngày chỉ quan tâm đến, nói đến những sự vật như ‘chúa’, ‘Giêsu’, ‘thiên đàng’, ‘chiếc thánh giá’, ‘cuộc sống đời đời’, ‘vĩnh hằng’, ‘sự dữ’,… thì đấy là những gì mà vị này nấn náu, quanh quẩn.
Ví dụ 4. Một người làm ruộng ở miền tây nam bộ, cả đời ông ta chỉ quan tâm đến, nói đi nói lại những con người, sự vật như ‘anh Ba kêu thằng Năm qua nhà tui làm vài xị’ – ‘anh Ba’, ‘thằng Năm’, ‘xị đế’, ‘be bờ’, ‘lúa được mùa’, ‘nước rông’,… thì đấy là những sự vật, con người mà ông này nấn náu, quanh quẩn.

Ví dụ 5. Cô khỉ đột Koko được cho là biết ít nhất 1.000 từ trong ngôn ngữ dấu hiệu Mỹ (ASL). Theo Daily Mail, một lần, khi nghe Ts. Francine Patterson và một nhân viên vườn thú tranh cãi để xếp loại Koko là vị thành niên hay thanh niên, Koko đã cắt ngang bằng ngôn ngữ dấu hiệu và “nói”: “Không, tôi là khỉ đột!”.[45] Koko cũng từng nói “Hôm nay tự nhiên tôi buồn”, hoặc biểu hiện với nỗi buồn sâu sắc khi được biết người bạn thân Robin Williams của mình đã qua đời. Koko “có mặt”, “có nấn náu” trong những gì nó nói thông qua ngôn ngữ dấu hiệu không?[46] Heidegger trả lời dứt khoát: “Hòn đá không có cõi sống. Cây cối, thú vật cũng không có cõi sống: chúng bị cột chặt vào mớ hỗn mang tăm tối của môi trường chung quanh.” (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 138)

Ví dụ 6. “Chuyện kể rằng, các vị phán quan trong thị trấn đã kết án một người phụ nữ [Ả Rập] trẻ phạm tội, hình phạt là lột trần truồng và trói nàng vào một cọc trơ trọi ngoài sa mạc nắng cháy. Tôi (tác giả) nghe thấy nàng than khóc cho số phận của mình. Trong màn đêm xa lạ, nàng nức nở, nàng kể lể về ánh đèn chiều của mái nhà thân thuộc, về sự bình yên sau cánh cửa chốt kín. Bị phơi bày trần trụi trước vũ trụ bao la vô hình, nàng cất tiếng gọi đứa con mà nàng thường hôn khi ru ngủ, đứa con là cả thế giới trong vòng tay nàng.… Nàng hát về tiếng bước chân của người chồng vang lên nơi ngưỡng cửa lúc hoàng hôn, tiếng bước chân quen thuộc, thân yêu… Nàng van nài trả lại cho mình những vật thứ không thể thiếu với nàng: bó len lông cừu, chiếc bát, đứa con duy nhất của nàng…]” (Tạm dịch từ The Wisdom of Sands, Antoine de Saint-Exupery)

Như vậy, “người chồng”, “đứa con”, “mái nhà”, “cánh cửa”, “bó len”, “cái bát”… là những con người, những sự vật mà người phụ nữ này thể hiện sự có mặt của mình qua những gì nàng khóc lóc, kể lể, nàng nấn náu, nhì nhằng, quanh quẩn với những thứ ấy, song không phải là bất kỳ “người chồng”, “đứa con”, “mái nhà” nào, mà như là “người chồng” của nàng, như là “đứa con”, như là “mái nhà” của chính nàng.[47]

8. ĐQB dịch

Đến cái mà với/qua nó họ nói, nơi mà họ đình lưu như là bên cái [mà] thỉnh thoảng liên quan đến họ rồi. (ĐQB)

Auf das hin, womit sie sprechen, wobei sie verweilen als dem, was sie je und je bereits angeht.

Presencing to the wherewithal of their speech, to that by which they linger, that which in any given situation already matters to them (Krell dịch).

Speaking, they are present and together with those with whom they speak, in whose neighborhood they dwell because it is what happens to concern them at the moment. (Hertz dịch)

Trong những gì họ nói và họ nấn náu, quanh quẩn – là những gì luôn chạm đến người nói. (TĐT)

ĐQB viết:

“ ‘je und je,’ tuy được từ điển Wahrig cho hai định nghĩa 1) ‘immer’ và 2) ‘von Zeit zu Zeit, bisweilen’ nhưng tôi chỉ theo nghĩa thứ hai (và theo Duden), dịch ‘thỉnh thoảng,’ hoặc ‘đôi lúc.’ ‘eh und je’ trong hai quán dụng ngữ ‘wie eh und je’ và ‘seit eh und je’ mới thực sự mang nghĩa ‘luôn luôn’.”

Gặng xét (TĐT)

Ở đây, một lần nữa cho thấy:

1) ĐQB chỉ đơn thuần chọn chữ để dịch theo tiếng Đức thông thường (từ điển Wahrig + Duden).

2) Việc chọn nét nghĩa để dịch thì y như bốc thăm chẳn lẽ giữa (‘immer’ [luôn luôn] và ‘von Zeit zu Zeit, bisweilen’ [thỉnh thoảng]).

Cụ thể ở câu dịch của chúng tôi, ĐQB và bạn đọc dễ dàng nhận thấy chúng tôi dịch theo bản Đức, do đó, theo chiến thuật của mình, ĐQB cố gắng bắt bẻ chúng tôi dịch sai, và từ đó, góp phần kết luận chúng tôi không biết gì về tiếng Đức!

TIẾC RẰNG, cụm “je und je” của Heidegger ở đây thật nghiệt ngã: Nó bao hàm cả hai nét nghĩa “luôn [luôn]” và “thỉnh thoảng” gần như trái nhau hoàn toàn đã đẩy người hùng của chúng ta vào tình thế trò chơi chọn chẵn lẽ, tài xỉu, oánh tù tì này![48]

Nhưng điều quan trọng nhất: cụm từ này có ý nghĩa như thế nào với Heidegger trong câu này thì ĐQB không quan tâm? Câu trả lời rất đơn giản: ĐQB không biết gì về Heidegger[49]! Nếu việc dịch Heidegger chỉ dựa vào tiếng Đức thông thường như vậy, thôi thì cứ ném vào nhờ Google dịch!

Chúng ta hãy liệt kê các luận cứ để bác bỏ cách dịch này (“je und je” = “thỉnh thoảng”) của ĐQB:

– Đầu tiên, “je und je” có nét nghĩa ẩn của Heidegger hàm ý qua chữ “je” (nghĩa đen: ever; every, each) và lưu ý rằng “je” gần như là chữ kỹ thuật của Heidegger, được thể hiện ở nhiều nơi: “je schon”, “je nach” “Jemeinigkeit”; đối với “je meines” được Phạm Công Thiện dịch là “trong mỗi trường hợp/tình huống riêng lẻ [của] tôi” (Heidegger, Về Thể Tính Của Chân Lý, 1967) và được M. Inwood dịch là là “always mine”, (Inwood, A Heidegger Dictionary, 1999) và chúng ta có thể thấy ngay họ Phạm và Inwood dịch khác nhau chữ “je” – họ dịch sai chăng? Không, mỗi cách dịch của mỗi người nhấn mạnh về khía canh khác nhau của “je” mà thôi! … . và như thế, “je und je” cũng là một từ khoá quan trọng trong triết học Heidegger, có thể tạm dịch qua tiếng Anh: “each and each”, hoặc “every and every”, “again and again”, “each and every time”, “ever and always”, “ever anew”…, hoặc tiếng Việt “mỗi mỗi và mãi mãi”. Có thể nói rằng, cụm “was sie je und je bereits angeht” là phần quan trọng nhất: “je und je” là cụm từ mang đậm sắc thái của Heidegger: “luôn luôn”, “mỗi mỗi và mãi mãi”(cụm này nghe rất lạ tai), có thể hiểu như một kiểu tính vĩnh viễn, căn nguyên (ursprünglich), lặp đi lặp lại; nhưng không theo kiểu trừu tượng chung chung mà trong từng tình huống cụ thể.

– Dịch “je und je” là “luôn luôn”, bạn đọc dễ dàng nhận thấy chúng tôi dịch theo bản Đức, không dịch theo Krell và Hertz (tiếng Anh) mặc dù chúng tôi biết rằng họ đã cố gắng “dịch diễn” cụm từ “je und je” của Heidegger với sự nhấn mạnh ở “je”. Và hơn nữa, dù Krell và Hertz không tường minh sử dụng chữ “luôn luôn”, ý nghĩa này vẫn được thể hiện qua chính câu dịch tiếng Anh của họ, chẳng hạn, Krell dịch là “that which in any given situation already matters to them” chính là cách dịch cố gắng cho cụm tiếng Đức “was sie je und je bereits angeht”. Có thể lấy ví dụ để minh hoạ: “Mỗi khi X ra ngoài, X đều mang theo tiền”, hoặc “trong bất cứ tình huống nào, X đều mang theo tiền”, nghĩa là, “X luôn mang theo tiền khi đi ra ngoài/trong mỗi mọi tình huống”.

– Một số Gs phương Tây chuyên về Heidegger cũng đã dịch “je und je” với ý nghĩa là “luôn [luôn]” (“always”); hoặc được dịch là “constantly” (“luôn luôn”, “liên miên/tục”, “không ngừng”), xem (Heidegger – Through Phenomenology to Thought).

– Ngoài dịch diễn như Krell và Hertz nói trên, cũng có những Gs nhận ra sắc thái “je” ẩn này của cụm “je und je”, chẳng hạn như triết gia Mỹ Thomas Sheehan[50] khi cố gắng dịch “je und je” là “always and ever” thay vì chỉ đơn thuần là “always” nhằm nhấn mạnh sắc thái ẩn ấy (The Unity in the Transformation of Martin Heidegger’s Thinking, p. 68). Bạn đọc có thể xem tại đây: https://heidegger-circle.org/wp-content/uploads/2020/12/Gatherings-10-2020-Full-Issue-Final.pdf

– Đến đây vậy là đủ chứng cứ để bạn đọc nhận thấy “je und je” nên dịch như thế nào. Song ĐQB có thể không chấp nhận: “Chưa chắc chân lý thuộc về số đông, kể cả chân lý của học giả chuyên về Heidegger”!

Trong ca này, thế thì, quan trọng nhất, chúng ta đành phải tìm hiểu xem, ở đây, Heidegger muốn nói gì. Vì thế, chúng ta phải quay lại khái niệm “sự có mặt”: Người nói có mặt trong những gì họ nói – đấy là sự vật, con người khiến họ gắn bó, chạm đến họ. Sự gắn bó rất sâu sắc này giữa người nói và sự vật được nói đến trong lời nói (sự nói): sự gắn bó đấy không thể chỉ là ‘thỉnh thoảng’, lúc gắn bó, lúc không gắn bó! Chúng ta tạm lấy ví dụ: sự gắn bó giữa cây thánh giá hoặc chuỗi hạt mân côi với một linh mục VỐN sinh ra trong một gia đình công giáo.

Kết luận

Do đơn thuần chỉ hiểu, dịch bằng tiếng Đức thông thường, cách dịch “je und je” là “thỉnh thoảng” của ĐQB đã huỷ diệt hoàn toàn tư tưởng của Heidegger trong những câu như thế này. Và để xem tác động huỷ diệt Heidegger qua chữ “thỉnh thoảng”, chúng tôi tạm ví dụ:

Vợ: Anh yêu, có nhớ em không?

Chồng: Thỉnh thoảng!


[1] Kỳ Viên Tịnh Xá: Nơi nổi tiếng Đức Phật từng nói pháp; Rừng Đen (Schwarzwald): Heidegger về già sống ở ngọn đồi gần vùng rừng này.

[2] NB: Nobody.

[3] Trong ca liên quan đến bản dịch (Những câu hỏi lớn của triết học – So sánh cách tiếp cận của Phật giáo & Tây phương, 2025) thì “ĐQB” chỉ tất cả những người tham gia dịch cuốn sách này.

[4]– Lần 2: Bài viết này và TCT02 sẽ dược nén chung thành file BanDichHeidegger_Lan02.zip, link: https://drive.google.com/file/d/13PNsSo1NkRdeI0676uKKkwcHecy_m9E2/view?usp=sharing

– Lần 1: BanDichHeidegger_Lan01.zip; link:

https://drive.google.com/file/d/1iSUaqH9AJUR7KEKQRNOkomy7hjQrO-tX/view?usp=sharing

[5] Link: https://tapchitriet.com/?p=2107

[6] GS TS. Nguyễn Quang Hưng, Trường Đại học KHX&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội.

[7] Bài viết này và TCT02 sẽ dược nén chung thành file BanDichHeidegger_Lan02.zip, link: https://drive.google.com/file/d/13PNsSo1NkRdeI0676uKKkwcHecy_m9E2/view?usp=sharing

[8] Link: https://www.facebook.com/baotichratnakarah

[9] https://www.talawas.org/talaDB/showFile.php?res=36&rb=07

[10] https://tunguyenhoc.blogspot.com/2013/09/cau-chuyen-dich-my-hoc-cua-hegel-phan.html

[11] Lần duy nhất ĐQB ghi chú cho chữ dịch cái-đã-được-nói-cấp-cho (das Zugesprochene) lấy từ Geschichte der Philosophie, rất tiếc cái ghi chú này không làm rõ cái-đã-được-nói-cấp-cho thực sự có ý nghĩa gì, ĐQB đơn giản chỉ cóp vào cho có, nói theo giới trẻ VN là ‘LÀM MÀU’! (soi xem TCT02, trang 3). Về những lỗi cơ bản thuộc về ngôn ngữ thông thường thì dĩ nhiên có thể phát hiện, việc này là bình thường, không thể tránh được đối với những lỗi do sơ suất, không tập trung trong khi dịch thuật. Chẳng hạn lỗi dịch sai nghĩa chữ ‘Quell’, trong khi dịch thì trong đầu lại tơ tưởng, quanh quẩn đến bài thơ ‘Đài phun nước La Mã’ của C. F. Meyer, thế là tương luôn chữ ‘đài phun nước’! (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 126)

[12] Không biết PGS Phan Ngọc sợ cái gì; riêng chúng tôi, bạn đọc đọc hết bài này, đặc biệt phần cước chú sẽ hiểu chúng tôi SỢ điều gì?

[13] mặc dù có một lần ĐQB nhắc đến cụm “ngôn ngữ là ngôi nhà của Tồn tại”, thật ra chỉ để làm màu.

[14] Bản thân tôi rất khó chịu và khó lòng tha thứ cho mình vì lỗi này: “Chó cắn mèo” >> “Mèo cắn chó”, ngay cả Gúc không bao giờ dịch lộn ngược như vậy, nhưng có lẽ đành chấp nhận như những lần đút cơm vào tai, châm thuốc lá lộn đầu, mặc áo trái…

[15] Câu này dịch rất thoát, mặc dù rất dễ hiểu nhưng tôi vẫn không ưng vì không đúng lắm, chờ xem xét lại.

[16] Khi dịch Hữu thể và Thời gian, Trần Công Tiến đã làm luận văn thạc sĩ về Heidegger và hình như sau này ông làm tiếp tiến sĩ về Heidegger. Phạm Công Thiện gần như là người đầu tiên giới thiệu Heidegger vào Việt nam, từng giảng hai khoá về Heidegger tại đại học Vạn Hạnh, đã dịch hai tác phẩm của Heidegger.

[17] Rất khó áp dụng đối với chữ nghĩa của Heidegger.

[18] Tồn Tại và Thời gian; M. Heidegger; BVNS dịch.

[19] Với góc nhìn này, việc dịch Heidegger là “không thể” hay sao?

[20] Xem thêm phụ lục 2.

[21] Đâu đó, Heidegger viết: “das Sprechen der Sprache”, nếu dịch là “hành động nói của ngôn ngữ”thì rất buồn cười!

[22]Bản thân sự nói ngôn ngữ là một điều gì đó hoàn toàn khác về mặt phạm trù so với việc con người nói, và điều đó cũng có nghĩa là khác biệt về mặt phạm trù so với cách diễn giải của con người.” (The Claim Of Language: A Phenomenological Approach (Dissertation)).

[23] * Khái niệm ‘chuyển động’ cũng được Heidegger đề cập khá nhiều trong một số bài viết khác.

[24] cư ngụ/cư lưu/ở

[25] Trong (Từ Điển và Danh từ Triết Học, p. 233) của Trần Văn Hiến Minh cũng dịch là “nguyên nhân và hiệu quả”, tuy nhiên, cuốn từ điển này hình như Ts. Dương Ngọc Dũng cho rằng đã quá cũ, xưa, không còn thích hợp để sử dụng. Ngoài ra còn có cách dịch “nguyên nhân và hậu quả” (Phê Phán Lý Tính Thuần Tuý).

[26] chữ này ở đây dù sao cũng chưa liên quan gì đến tư tưởng Heidegger, đưa ra ở đây chỉ để bạn đọc thấy rõ sự áp đặt, quan điểm tuỳ tiện của ĐQB mà thôi.

[27] Chúng tôi đoán là ĐQB đã sử dụng các từ điển Đức Hoa,… để dịch chữ “Wirkung”, chẳng hạn Langenscheidt đã dịch chữ này là “效果” (“hiệu quả”), link: https://de.langenscheidt.com/deutsch-chinesisch/wirkung

[28] Chúng tôi thỉnh thoảng dùng Sứ hoặc Sành để chỉ nước Trung quốc.

[29] Về nhóm cảnh sát Hán Việt, chúng tôi đề nghị ĐQB làm phó, nhà thơ Bùi Giáng làm trưởng, vì mang chữ Tàu vào Việt nam thì BG đã thực hiện từ những năm 196x! Luý (lưu ý): Chúng tôi đùa một chút để không khí bớt căng thẳng, khô khan, giống như ĐQB từng đùa yêu tôi là ‘đại dịch giả’ và nhân tiện, chúng tôi cũng dự định thành lập ban ám sát, nhầm, ban an ninh bài trừ Sứ Việt. Thật ra, về chữ nghĩa thì ĐQB và chúng tôi khác nhau trời vực: ĐQB muốn quay lại chữ Hán Việt bên Sành, còn chúng tôi mấy năm trước thì chủ trương ‘loại trừ Sứ Việt’, mặc dù sau này chán nản, chúng tôi đành phải “sống chung với lũ”, nghĩa là chúng tôi cứ chế từ mới, bạn đọc cứ xài lẫn lộn, thích thì dùng, việc này để cho xã hội quyết định. Có thể kể ra những từ chúng tôi chế ra để thay thế chữ Sứ Việt: rem (định lý), chắt (mệnh đề), chắt đầu (tiên đề), xe lớn (đại thừa), xe nhỏ (tiểu thừa), cái ta (tự ngã),… Nói cho cùng, ĐQB và chúng tôi cùng nhau ‘lao động chữ nghĩa’, chỉ khác hướng nhau thôi! Nhân tiện, chữ “mathematics”, cảnh sát Hán Việt ĐQB chủ trương dịch là “Sổ học” (thay vì “toán học”), chúng ta xem xét thêm một số chữ khác coi ổn hay không, nếu ổn thì VN nên ra luật phạt thật nặng cho tởn (một chữ sai phạt 1000 usd) những ai ngoan cố xài chữ Hán Việt cũ sai bét:

Việt Tàu
algebra đại số đại sổ
algebraic numbers số đại số đại sổ sổ
algorithm thuật toán diễn toán pháp
arithmetic số học toán thuật
mathematics toán học sổ học (sờ ô sô hỏi sổ)
mathematical analysis giải tích toán học số học phân tích
number theory lý thuyết số sổ luận
numerical analysis giải tích số sổ trị phân tích
numerical methods phương pháp số sổ trị phương pháp

[30] Ở đây, “thay vào đó” có cùng nghĩa với cụm “[nói cho] đúng hơn”. Nốt: ‘vielmehr’ được BVNS dịch là ‘Đúng hơn’, xem (Martin Heidegger Vật Xây Ở Suy Tư, trang 196).

[31] Lưu ý: ở đây tạm dùng chữ ‘lời nói’ theo nghĩa kỹ thuật, bản dịch của tôi sẽ tránh dùng chữ này vì nó sẽ gây nhập nhằng ở phần sau.

[32] Chúng tôi chợt nhớ tới Trần Thiện Đạo, người được Cao Việt Dũng nhận xét: “không biết tiếng Việt nhưng lại rất to mồm…”. Xem thêm: https://nhilinhblog.blogspot.com/2016/02/van-chuong-mien-nam-phung-thang.html

[33] Chủ đề về sự có mặt/hiện diện (presence, presencing) của Heidegger rất phong phú và phức tạp, sự có mặt đem lại ý nghĩa, sự có mặt có ý nghĩa, sự có mặt thường hằng,… ở đây chỉ đưa ra các ví dụ cho đoạn văn đang bàn đến ở đây, bạn đọc có thể tra cứu trong các từ điển Heidegger, hoặc xem sách về chủ đề này, chẳng hạn, (Heidegger On Presence).

[34] Đúng ra là “nấn náu”, “quanh quẩn” là các từ chế để thay thế cho “cư lưu”, “cư ngụ”. Có những ca dùng chúng nghe chưa thuận tai thì tôi sẽ quay lại dùng từ Sứ (Hán) Việt cũ.

[35] Tham khảo: Heidegger còn cho rằng người nói sẽ có mặt trong lời nói của chính mình khi toàn bộ những gì được nói với anh ta trở thành những gì được nói trong lời nói của anh ta.

[36] định nghĩa này của ĐQB bạn đọc dễ dàng tìm đọc trên mạng.

[37] Lưu ý: “thời gian” là nửa vế của tác phẩm lừng danh “Tồn tại & Thời gian

[38] Không kể đến các trường hợp bệnh lý thần kinh đặc biệt có những người mất hoàn toàn khả năng ngôn ngữ, đôi khi chúng ta nghe đến các trường hợp những người chứng ngộ: sau khi chứng ngộ, họ bị mất kết nối với ngôn ngữ, vài người chỉ ê a những tiếng, âm thanh vô nghĩa (việc này chúng tôi chỉ đoán chừng thôi).

[39] https://dictionary.cambridge.org/dictionary/german-english/verweilen. Thực ra, đây là chữ mà Heidegger hay dùng, do đó, ta phải xem nó được Heidegger dùng như thế nào, chẳng hạn, theo Inwood, verweilen là ‘to stay, dwell, linger, while away (the) time’ và xem verweilen tương đương với dwell (A Heidegger Dictionary, p. 58)

[40] (A Heidegger Dictionary, p. 58)

[41] (Dreyfus, Hubert L.; Wrathall, Mark A. , 2005)

[42] ĐQB khinh thường Phạm Công Thiện và Bùi giáng vì là dân tay ngang tự học, nhưng khôi hài ở chỗ, Bùi giáng có lẽ là người đầu tiên và duy nhất (trước 1975) đã dịch ‘verweilen’ là ‘đình lưu’ (không nhớ nằm ở tác phẩm nào)! Những năm 197x, đã có nhiều vị công kích chữ nghĩa quái đản, kỳ dị của Bùi Giáng và Bùi Giáng chống chế: “Người Tàu dịch Tây. Có một số ngôn ngữ tôi dùng trong mấy cuốn sách dịch bị độc giả nhận lầm là ngôn ngữ lập dị. Chẳng hạn như: nhị bội, song trùng, tồn lưu, lưu tồn, khiêu dược, phản chạng, tẩu xuất lai, tòng đầu bột khởi, đột nham, sầm lãnh, kiền tình, kiệt tận miên bạc, phục quy, đàn hồi, vô sở thố trí v.v… Độc giả tìm trong Tự Điển Hán Việt Đào Duy Anh, có lẽ tìm không thấy. Nhưng trong các Từ Điển Anh Hoa hoặc Đức Hoa lại có đầy đủ. Tiện đây xin trích dẫn vài thí dụ rút từ cuốn Deutsches Chinesisches Standard-Handwörterbuch: Zweimal: nhị bội, nhị thứ; Zweifach: nhị bội đích, song trùng đích; Zweideutig: mô lăng lưỡng khả đích; Zweifächerig: song tế bào đích,…, Wieder: tái, phục, trùng tân; Wiederanfang: tái hành khai thỉ (thủy), canh thủy, canh tân; Wiederholung: thu hồi, thu hoàn, trùng phúc, phục tập…” (Thi Ca Tư Tưởng, Bùi Giáng). Theo chúng tôi, cả Bùi Giáng và ĐQB đều sai lầm ở chỗ là sử dụng lại thuật ngữ Hán Việt bằng các từ điển phổ thông (Đức-Hoa; Anh-Hoa…): Chúng tôi có nhờ một vài bạn đọc kỹ tra lại và được biết rằng “verweilen” của Heidegger ở đây được dịch là “thê lưu” (棲留).

[43] “verweilen” được dịch là “sojourn” (“ở/lưu lại ít lâu”), nói cách khác, là “ở tạm”, trong ca này rất gần với “nấn ná[u]”, xem (The Cambridge Heidegger Lexicon, p. 686).

[44] Ví dụ này trình bày theo góc nhìn của Heidegger. Tuy nhiên, khoa học hiện nay cho thấy vấn đề này không đơn giản như vậy. Chú vẹt xám châu Phi tên Alex (Animal Learning EXperiment), do nhà tâm lý học Irene Pepperberg nghiên cứu, là một trong những trường hợp nổi bật nhất trong việc khảo sát khả năng ngôn ngữ ở loài vật không phải người. Không giống với việc chỉ bắt chước tiếng người một cách máy móc, Alex cho thấy có khả năng sử dụng từ ngữ có ngữ cảnh, và đặc biệt, biểu hiện sự hiểu biết về khái niệm – như màu sắc, số lượng, hình dạng, thậm chí cả khái niệm “không có gì” (zero). Alex biết hơn 100 từ, và có thể ghép các từ thành những câu ngắn có nghĩa. Khi được hỏi “màu gì”, “số mấy”, Alex thường trả lời chính xác, cho thấy Alex có khả năng nhận thức và phân loại. Đáng chú ý là khi được yêu cầu đếm các vật có màu hoặc hình dạng nhất định, Alex không chỉ “nói” mà dường như đã hiểu điều đang được hỏi. Khi mệt và chán và không muốn trả lời các câu hỏi của nhóm nghiên cứu, Alex nói “tôi biến đây” (“I’m gonna go away)), và xin lỗi (“I am sorry”) khi người hỏi ra vẻ không vui. Trường hợp Alex đặt ra câu hỏi triết học: ngôn ngữ là độc quyền của con người, hay là một phổ liên tục mà các loài khác cũng có phần? Việc này cũng làm mờ đi đường ranh giữa ngôn ngữ như là công cụ biểu đạt và ngôn ngữ như là hình thức của tư duy, gợi nhắc đến những suy tư của Wittgenstein và Heidegger. Xem thêm: https://www.youtube.com/watch?v=7yGOgs_UlEc

[45] https://vtcnews.vn/koko-chu-khi-dot-co-kha-nang-giao-tiep-voi-con-nguoi-da-qua-doi-ar408313.html

[46] https://www.youtube.com/watch?v=SNuZ4OE6vCk

[47] Ở đây chúng tôi trình bày và đưa ra các ví dụ để cố gắng minh hoạ tư tưởng Heidegger theo cách đơn giản nhất. Do khuôn khổ và ý định của bài viết nên không thể đi xa hơn, vì sau cùng, với “ngôn ngữ”, Heidegger sẽ đi đến “Tồn tại” là chủ đề mà ni băn khoăn suốt cả sự nghiệp mình.

[48] ĐQB PHÁN: “…‘eh und je’ trong hai quán dụng ngữ ‘wie eh und je’ và ‘seit eh und je’ mới thực sự mang nghĩa ‘luôn luôn’.” hàm ý muốn bác bỏ cả hai từ điển mà tự mình trưng ra, vấn đề là ĐQB có “thẩm quyền gì”: giữa các từ điển Wahrig + Duden và ĐQB thì chắn chắn chúng ta phải tin vào các từ điển này, chưa kể các từ điển Langenscheidt, Pons cũng nói như thế, thậm chí trong từ điển VN (Từ Điển Đức Việt), “je und je” cũng chỉ có một nghĩa là “luôn luôn”; “seit eh und je” là “đã có từ lâu; mỗi lần; cứ mỗi”!

[49] Nói “không biết gì về Heidegger” không có nghĩa là tuyệt đối không biết chút gì, mà có thể chỉ đọc láp nháp qua những đoạn văn thứ cấp hoặc dẫn nhập nói về Heidegger: đọc và hiểu chính văn của Heidegger là một chuyện rất khác!

[50] https://en.wikipedia.org/wiki/Thomas_Sheehan_(philosopher)

This entry was posted in Nghiên cứu Phê bình and tagged . Bookmark the permalink.