40 năm chiến tranh Trung Quốc – Việt Nam: Nghĩ về lịch sử và cái gọi là lịch sử

(Rút từ facebook của Vĩnh Quyền)

Tôi phân biệt cực đoan “văn hóa” bành trướng Trung Quốc với văn hóa Trung Hoa, một trong vài nền văn hóa lớn của nhân loại. Chỉ riêng từ “lịch sử” trong văn tự Trung Hoa đã khiến tôi nghĩ ngợi nhiều trong những ngày trước ngày 17.2 lịch sử.

“Lịch” 歴 là đã trải qua, đã xảy ra, không có gì nhiều để bàn. “Sử” 史 tuy chỉ có 5 nét nhưng hàm nghĩa sâu rộng. Theo lục thư, chữ này hình thành theo phép hội ý. Gồm chữ “trung” 中 không thiên lệch nối liền chữ “hựu” 又 bàn tay. Nôm na rằng:

Lịch sử là chuyện đã xảy ra được chép lại bởi bàn tay cầm bút của người chính trực.

Lịch sử cho thấy xưa nay không thiếu những chế độ độc tài sử dụng “lịch sử” như công cụ phục vụ ý chí, quyền lợi của họ. Và cũng chính lịch sử lại cho thấy nỗ lực như vậy chỉ hữu hiệu tạm thời và đồng thời trở thành nguyên liệu, đối tượng của… lịch sử.

Thêm một từ trong văn tự Trung Hoa đáng phải suy gẫm: Sử gia.

Không nên gắn biển “sử gia” vào ngực các vị cán bộ làm công tác sử, dạy sử. Tội cho họ. Tội cho cả thiên hạ. Trừ lịch sử.

Bởi lịch sử là hình thái văn hóa cao nhất của mỗi dân tộc, của loài người và có khả năng bất hoại.

Trong hình ảnh có thể có: 1 người

Comments are closed.