Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 9)

Nguyễn Quang A dịch

PHẦN 4

CHIẾN TRANH TRONG

BỘ CHÍNH TRỊ

1. Hồ Diệu Bang “Từ chức”

Các lực lượng đối chọi nhau trong chính trị Trung Quốc dùng thủ đoạn chống lại nhau như thế nào đã là một câu đố từ lâu. Triệu vén bức màn về mưu đồ Machiavellian của Đội Cảnh Vệ Già của Cách mạng, những người muốn bảo vệ quyền lực của Đảng Cộng sản và di sản của Mao Trạch Đông.

Triệu cũng rọi ánh sáng lên quyết định của lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình trong năm 1987 để sa thải Hồ Diệu Bang, lãnh tụ khai phóng của Đảng Cộng sản. Hồ một cách không thể giải thích nổi đã không xem trọng những cảnh báo của Đặng để để xử lý một xu hướng tự do đang tăng lên trong xã hội. Nhưng cuối cùng, sai lầm chí tử của Hồ có vẻ đã là một phỏng vấn ông cho một nhà báo Hong Kong, trong đó ông hầu như đã có vẻ thúc Đặng về hưu. Triệu tiếp quản với tư cách người đứng đầu Đảng và thử để chế ngự sự tức giận của những người bảo thủ. Các lão thành khởi động một Chiến dịch Chống-Tự do hoá* khi Triệu vật lộn để bảo vệ các cải cách trong nền kinh tế.

Diệu Bang đã bị buộc phải từ chức trong tháng Giêng 1987. Đã có nhiều đồn đại về vấn đề này. Một phiên bản là Đặng, dưới áp lực của các Đảng viên lão thành, đã buộc phải bỏ Hồ [Diệu Bang] để bảo vệ Triệu. Tôi không nghĩ điều này đã đúng. Chắc chắn đã có những người xúi bẩy sự rắc rối giữa Đặng và Hồ bằng việc đưa ra những cáo buộc chống lại Hồ trong sự hiện diện của Đặng. Tuy vậy, tôi không nghĩ đó đã là lý do chính.

Lý do mà Đặng Tiểu Bình bỏ Hồ Diệu Bang không phải là ông đã bị lừa dối hay ông đã phải thoả hiệp dưới áp lực bên ngoài. Đúng hơn, thái độ của Đặng đối với Hồ đã thay đổi từ từ cho đến khi cuối cùng ông đã mất sự tin cậy vào Hồ.

Từ 1980 đến 1986, Đặng đã dần dần cảm thấy rằng Diệu Bang đã ngày càng bất hoà với ông về xu hướng tự do hoá giữa các trí thức. Những sự khác biệt giữa họ đã tăng dần theo thời gian. Bắt đầu từ 1980, bất cứ khi nào Đặng ra mặt lên án sự tự do hoá hay đề xuất các chiến dịch chống lại nó, ông hầu như đã luôn luôn phản ứng lại các báo cáo mà ông đã nhận từ Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần [các lãnh đạo cánh tả có ảnh hưởng]. Tuy vậy, đã là một sự thực rằng Đặng và Diệu Bang đã giữ những quan điểm khác nhau chân thành về vấn đề này. Ngay cả không có những người bày sự rắc rối giữa họ, mâu thuẫn của họ nhất định dần trở nên nghiêm trọng hơn. Kết quả cuối cùng đã không thể tránh khỏi.

Đây là vài thứ đã xảy ra trong những năm đó.

Đặng đã trình bày một báo cáo tại Cuộc họp Thảo luận Lý luận cho việc giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu* trong năm 1979. Kể từ đó, đã là rõ rằng Hồ và Đặng đã giữ những quan điểm khác nhau về vấn đề tự do hoá.

Khi thời gian trôi qua những sự khác biệt của họ đã dần trở nên hiển nhiên và lập trường của họ đã dịch chuyển càng xa nhau hơn. Trong tháng Bảy 1981, Đặng Tiểu Bình đã buộc tội mặt trận lý luận là “lỏng lẻo và yếu” và đã nói về vấn đề này. Trong tháng Mười 1983, tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Hai của Uỷ ban Trung ương khoá 12 Đặng đã nói mặt trận lý luận không được dính líu đến bất kể “Ô nhiễm Tinh thần” nào. Ông đã đưa ra những lời chỉ trích này bởi vì ông đã cảm thấy khuynh hướng tự do giữa các trí thức đã trở nên phổ biến, và ông đã tin Hồ Diệu Bang phải chịu trách nhiệm về nó, vì lĩnh vực này đã dưới sự quản lý của Hồ Diệu Bang.

Bản thân Hồ Diệu Bang đã chẳng bao giờ nêu những vấn đề như vậy, ông cũng đã chẳng bao giờ báo cáo cho Đặng về các vấn đề loại này. Đúng hơn, Đặng đã cảm thấy nó cho chính ông hay đã nghe về nó từ Hồ Kiều Mộc hay Đặng Lực Quần, như thế ông đã cảm thấy buộc phải can thiệp. Việc này ngụ ý một cách tự nhiên một sự không hài lòng với Hồ.

Tôi muốn nhắc đặc biệt đến vấn đề của Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần. tôi cảm thấy cách Hồ Diệu Bang xử lý vấn đề này đã làm trầm trọng mâu thuẫn giữa họ rất nhiều. Việc này cuối cùng đã đóng một vai trò then chốt trong sự rạn nứt cuối cùng giữa hai người.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Hai của Uỷ ban Trung ương khoá 12, Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần của Đặng đã truyền bá ra cả nước. Tư duy “cánh tả” đã trở lại, không chỉ trong các vũ đài văn hoá, siêu hình, và kinh tế, mà cả trong đời sống thường ngày của nhân dân nữa. Ngay cả kiểu tóc và thời trang của các nữ Đồng chí đã rơi vào tầm kiểm soát của Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần, và một Cách mạng Văn hoá khác đã có vẻ hầu như ở trên đường chân trời. Những phản ứng mạnh đã đến từ các trí thức khắp Trung Quốc và các nhà bình luận quốc tế.

Tôi đã đang thăm Hoa Kỳ mùa đông đó, và bất cứ đâu tôi đi, tôi đã phải đáp lại những câu hỏi của người ta về nó và làm dịu bớt những mối quan ngại của họ. Đà của chiến dịch đã đủ mạnh để đe doạ các chính sách và cải cách kinh tế.

[Phó Thủ tướng] Vạn Lí và tôi đã công bố rằng Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần sẽ không được áp dụng cho các vấn đề kinh tế hay nông nghiệp, để tránh một sự phá vỡ nền kinh tế. Chúng tôi cũng đã kiến nghị rằng chiến dịch không được đụng đến lĩnh vực của các thói quen lối sống. Việc này đã có tác động làm mát bầu không khí tổng thể. Vì chống-tự do hoá đã mất lòng dân để bắt đầu, nếu chúng tôi cho biết rằng các đấu trường kinh tế, nông nghiệp, và khoa học và công nghệ đã “không được đụng tới,” thì phong trào sẽ mất đà ngay cả trong các đấu trường văn hoá và siêu hình. Ngay cả Đặng đã trở nên lo lắng về cách các thứ đã diễn ra và đã tiết lộ một số cảm giác của ông về điều này. Như thế Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần đã không kéo dài.

Diệu Bang đã luôn luôn nghi ngờ chiến dịch. Ông rõ ràng đã muốn làm nhẹ bớt sự tức giận của các trí thức và giảm tác động tiêu cực lên dư luận quốc tế. Trong khi thăm những người đứng đầu Đảng ở Thượng Hải trong tháng Hai 1984 và lẫn nữa khi gặp những khách Nhật Bản, ông đã nói rằng cụm từ “Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần” đã không thích hợp. Ông đã nói rằng cách nói đã dẫn đến sự vượt quá trong chiến dịch và rằng nó sẽ không được dùng lại lần nữa.

Đấy đã là một vấn đề rất nhạy cảm. Ngay khi lời lan ra về cái ông đã nói, người dân, nhất là các trí thức, đã có ấn tượng rằng Chiến dịch Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần đã sai. Diệu Bang đã giải thích cụ thể rằng “Tiểu Bình ban đầu đã kêu gọi ‘Chống–Ô nhiễm Tinh thần,’ nhưng chiến dịch truyền thông đã bóp méo nó thành một chiến dịch ‘Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần,’ vì thế dẫn đến một sự vượt quá.” Nói cách khác, không phải là Đặng đã sai, mà đúng hơn rằng nó đã được thực hiện không đúng. Thực ra, chiến dịch đã dựa vào bài phát biểu của Đặng Tiểu Bình, như thế khi nó được in ra trong các báo, hay được các lãnh đạo nhắc đến trong các bài phát biểu, từ “tẩy sạch” đã được dùng nhiều lần. Mọi người đều đã biết rằng chiến dịch đã được tiến hành theo các nhận xét của Đặng. Như thế sự giải thích của Diệu Bang đã không thể làm giảm trách nhiệm của Đặng trong tâm trí của người dân.

Đặng đã không vui với loại thảo luận này từ Diệu Bang. Mặc dù Đặng đã chẳng nói gì khi đó, ông đã không lùi lại một phân từ lập trường trước của ông, dù có gọi nó là “chống–Ô nhiễm Tinh thần” hay “chống-chủ nghĩa tự do.”

Vào ngày 15 tháng Giêng, 1987, tại cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng* mà đã kết luận vụ của Hồ Diệu Bang, [uỷ viên Bộ Chính trị] Hồ Khởi Lập đã để lộ ra rằng vào ngày 28 tháng Sáu, 1984, Đặng đã nói chuyện riêng với ông. Đặng đã nói, “Lý do chính tôi yêu cầu anh đến đây là để nói chuyện về Diệu Bang. Không chỉ về cách anh ta đã xử lý Quách La Cơ, Hồ Tích Vĩ, và Vương Nhược Thuỷ, mà cả việc giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và trong các cố gắng chống tự do hoá; với tư cách Tổng Bí Thư của Đảng, Diệu Bang đã biểu lộ một điểm yếu mà là một thiếu sót cơ bản.” Đặng đã không nói chuyện trực tiếp với Diệu Bang, nhưng đã yêu cầu Hồ Khởi Lập để chuyển tiếp thông điệp của ông, thậm chí cách diễn đạt gay gắt như “điểm yếu chống lại tự do hoá là một thiếu sót cơ bản trong một Tổng Bí Thư.”

Việc này gợi lên một câu hỏi: Nếu Diệu Bang không thể thay đổi theo một cách căn bản, liệu ông đã vẫn thích hợp cho vị trí Tổng Bí Thư? Hồ Khởi Lập đã nói cho Diệu Bang những gì Đặng đã nói, từng lời, nhưng ngay cả sau việc này, Diệu Bang đã không chú ý hay đáp lại vấn đề một cách nghiêm túc. Việc này đã xảy ra trong 1984.

Trong tháng Bảy 1985, Đặng Tiểu Bình đã yêu cầu Hồ Khởi Lập và [Phó Thủ tướng] Kiều Thạch cho một cuộc nói chuyện. Lần nữa ông đã chỉ ra rằng vấn đề thực tế đã là xu hướng tự do hoá tăng lên. Đặng đã nói, “Một số người (ý ông đã muốn nói những người như Vương Nhược Thuỷ) đã cổ vũ Diệu Bang trong khi sử dụng tên của Diệu Bang để chống các chính sách đối nội và đối ngoại của chúng ta. Các anh phải yêu cầu Diệu Bang nêu vấn đề về chống-tự do hoá thường xuyên hơn.” Khởi Lập và Kiều Thạch đã làm như Đặng đã chỉ thị và đã chuyển thông điệp cho Diệu Bang và tôi tại Bắc Đới Hà [khu nghỉ mát nơi các quan chức Đảng tụ tập mỗi hè].

Khi đó tôi đã nghĩ rằng bởi vì Đặng đã nhấn mạnh lặp đi lặp lại vấn đề này, Ban Bí thư cần tổ chức một cuộc họp để thảo luận nó một cách nghiêm túc, như một sự đáp lại thích hợp với Đặng. Tôi đã gợi ý việc này cho Diệu Bang, nhưng khi [Hồ] Khởi Lập đã hỏi Diệu Bang khi nào cuộc họp sẽ xảy ra, lời đáp duy nhất của Diệu Bang đã là để nói rằng ông sắp rời đi Tân Cương. Muộn hơn, quả thực ông đã đi Tân Cương, như thế vấn đề đã bị hoãn lại. Thế nhưng {lẽ ra} ông đã phải giải quyết vấn đề trước khi rời đi Tân Cương; ông đã không xem nó là quan trọng.

Năm 1985, Tiểu Bình đã nói về vấn đề lần nữa. Vì sao? Tôi tin nó đã liên quan đến Đại hội lần thứ Tư của Hội Nhà văn trong tháng Mười Hai 1984.

Đại hội đó đã được tổ chức sau khi Chiến dịch Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần đã chấm dứt không kèn không trống giữa những phản ứng tiêu cực trong nước và quốc tế. Phù hợp với gợi ý của Diệu Bang, thông điệp từ Uỷ ban Trung ương tới cuộc họp này đã không nhắc gì về chống–Ô nhiễm Tinh thần hay chống-tự do hoá. Khi thông điệp được soạn thảo, Diệu Bang đã nói rằng ông muốn thấy cụm từ “chống tự do hoá” phai đi từ từ. Cũng đã được quyết định rằng Ban Tổ chức (TW) sẽ không can thiệp vào ban lãnh đạo của Hội Nhà văn, cho phép hội chọn ra các lãnh đạo của chính họ. Quyền tự do sáng tạo đầy đủ đã được nhấn mạnh.

Tất cả những thứ này đã là đúng để làm. Vấn đề, tuy vậy, đã là dưới hoàn cảnh đó, những người mà đã bị chỉ trích hay phạt qua Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần khi đó sẽ cảm thấy tự do để xả sự giận dữ của họ trong những cuộc họp loại này, đôi khi đưa ra những nhận xét cực đoan hay không thích hợp chống lại những người đã tham gia tích cực trong chiến dịch. Về phần ban lãnh đạo {Hội Nhà Văn}, hầu như tất cả những người đã là một người “tả khuynh” hay đã tích cực trong chiến dịch đã thua trong các cuộc bầu cử.

Tất nhiên, việc này đã gây lúng túng cho [các nhà tư tưởng bảo thủ] Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần trong khi chọc tức các Đảng viên lão thành. Cuối cùng, nó đã để lại cho Đặng Tiểu Bình ấn tượng rằng Hồ Diệu Bang đã cổ vũ những người trong các lĩnh vực văn học và nghệ thuật xả sự bất mãn của họ với Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần của Đặng. Đó là vì sao ông đã lặp lại yêu cầu của ông đối với Khởi Lập và Kiều Thạch để chuyển tiếp thông điệp của ông cho Diệu Bang, yêu cầu ông nói nhiều hơn về chống-tự do hoá. Cách diễn đạt mà ông sử dụng đã rất gay gắt; ông đã nói rằng một số người nào đó đã chống lại các chính sách đối nội và đối ngoại của Trung Quốc nhân danh Diệu Bang, nói cách khác, “sử dụng tên của Diệu Bang để chống Đặng Tiểu Bình.”

Tuy vậy, Diệu Bang đã không xem vấn đề một cách nghiêm túc. Về các vấn đề như thế này, thường có một cuộc họp của Ban Bí thư; Diệu Bang sẽ trình bày một bài phát biểu và sau đó đến gặp Đặng để nói chuyện. Lúc đó, đã là không thể để lấy một lập trường ngược lại với lập trường của Đặng Tiểu Bình. Tất nhiên, những ý kiến khác nhau đã có thể được cất lên và các vấn đề đã có thể được thảo luận với Đặng.

Câu hỏi tôi vẫn không thể trả lời là: Vì sao việc này đã không làm cho Diệu Bang chú ý? Vì sao ông đã không coi nó là nghiêm trọng? Có thể rằng ông đã tin phương pháp của Đặng đã là không thích hợp, rằng bản thân ông đã chẳng làm gì sai và vì thế đã không muốn thay đổi cách cư xử. Và ông có thể đã tin vấn đề sẽ không được giải quyết bằng việc nói chuyện với Đặng, rằng Đặng sẽ không chấp nhận lập trường của ông—và như thế ông đã tránh vấn đề. Tất cả việc này làm trầm trọng cảm giác của Đặng rằng Diệu Bang đã ngày càng đi xa hơn khỏi ông về vấn đề chống-chủ nghĩa tự do.

Từ tháng Mười 1983, khi Đặng đề xuất Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần, đến tháng Bảy 1987, khi Đặng gợi ý rằng ai đó đang theo đuổi tự do hoá nhân danh Diệu Bang, cuộc tranh luận đã tập trung vào tính đúng đắn của chiến dịch. Sự bất đồng của họ đã ngày càng trở nên rõ ràng và căng thẳng; họ đã trở nên ngày càng đối đầu.

Cuộc tranh luận cuối cùng về Chiến dịch Chống-Tự do hoá trước khi Diệu Bang từ chức đã nổ ra tại cuối Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12 trong tháng Chín 1986, khi Uỷ ban Trung ương đang thông qua “Nghị quyết về Xây dựng nền Văn minh Tinh thần.” Bản thảo đầu tiên đã được soạn dưới sự giám sát của Diệu Bang. Đã không có sự nhắc đến nào về chống-tự do hoá. Khi dự thảo được thảo luận tại Bắc Đới Hà, Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã đề xuất đưa thêm một sự nhắc đến chống-tự do hoá, và hầu hết mọi người, kể cả tôi, đã đồng ý. Diệu Bang đã đưa ra một sự nhượng bộ bằng việc chấp nhận sự thêm vào.

Tuy vậy, khi đến việc thảo luận ở mức nhóm Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12, Lục Định Nhất [một nhà văn khai phóng trong đội ngũ của Đảng] và vài người khác đã không đồng ý với nội dung như vậy. Khi nghị quyết được đưa ra bỏ phiếu, Lục Định Nhất đã trình bày bài phát biểu ứng khẩu, trong đó ông đã nói, “Bè lũ Bốn tên đã dùng cụm từ ‘sự tự do hoá tư sản’ trong Cách mạng Văn hoá như một cách để trừng trị nhân dân, và vì thế nó là không thích hợp.” Bài phát biểu của Lục đã được một số người tham dự cuộc họp vỗ tay hoan nghênh.

Vương Chấn và Bạc Nhất Ba [các lão thành bảo thủ] đã trình bày các bài phát biểu khăng khăng rằng phải giữ lại chống-tự do hoá, và cũng đã được vỗ tay hoan nghênh. Diệu Bang đã đưa ra một sự đáp lại nước đôi. Tôi cũng đã đưa ra một tuyên bố đơn giản, nói rằng bản dự thảo đã được thảo luận nhiều lần, và vì hầu hết mọi người đã ủng hộ giữ cụm từ, tôi đồng ý rằng nó vẫn không thay đổi.

Sau đó Đặng Tiểu Bình đã nói cực kỳ nghiêm túc. Ông đã nói, “Tôi đã nói về chống–sự tự do hoá tư sản hơn bất kỳ ai khác, và đã kiên định nhất. Không chỉ chúng ta phải nhắc đến nó bây giờ, mà chúng ta sẽ tiếp tục nhắc đến nó trong mười, hai mươi năm tiếp theo. Không quan trọng khi cụm từ đã được dùng và ai đã dùng nó trong quá khứ. Điều đó không quan trọng.” Thế đấy; ông đã biến nó thành quyết định. Hội nghị Toàn thể đã thông qua nghị quyết với tất cả những người tham gia giơ tay của họ.

Vì hội nghị đã do Diệu Bang, Tổng Bí thư, chủ toạ và lập trường nước đôi của ông đã khiến cho Đặng can thiệp trực tiếp vào phút chót, sự không hài lòng của Đặng với Diệu Bang đã là không thể chối cãi được. Khi các báo cáo về về cuộc họp được lưu hành muộn hơn, Diệu Bang đã dàn xếp cho việc phổ biến chỉ nghị quyết đã được thông qua, mà không nhắc đến những thảo luận đã xảy ra hay bài phát biểu của Đặng. Muộn hơn Bạc Nhất Ba đã tấn công Diệu Bang về vấn đề này, hỏi vì sao bài phát biểu của Đặng đã không được phổ biến.

Trên bề mặt, cuộc tranh luận tại cuộc họp đã liên quan đến sự chỉ trích của Đặng đối với bài phát biểu của Lục Định Nhất. Nhưng đã là rõ rằng Đặng thực ra đã chỉ trích Diệu Bang, bởi vì ông đã biết quan điểm của Lục đại diện quan điểm của Diệu Bang.

Tuy vậy, cuộc thảo luận thực tế trong Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12 đã không có ảnh hưởng quan trọng đến thái độ của Đặng đối với Hồ. Trước sự cố này, Đặng đã quyết định rồi để loại bỏ Diệu Bang. Đặng đã có kế hoạch cho một sự chuyển tiếp suôn sẻ với việc sắp xếp lại ban lãnh đạo tại Đại hội Đảng thứ Mười ba, và không phải con đường mà đã rốt cuộc đã được sử dụng. Như thế mặc dù Đặng đã cho thấy sự không hài lòng với Hồ tại cuộc họp này, nó đã không có ý nghĩa nào về liệu ông đã muốn Hồ tiếp tục làm Tổng Bí Thư hay không.

Đã có những khía cạnh khác của Hồ mà Đặng phê phán. Thí dụ, Đặng đã không tin rằng Hồ đã không đủ thận trọng. (Trước khi ông đưa Hồ làm Tổng Bí Thư, Đặng đã cảm thấy điều này rồi như một nhược điểm.) Về chính sách đối ngoại, Hồ đã quá nồng hậu đối với [lãnh tụ Bắc Triều Tiên] Kim Nhật Thành và đã chấp thuận các đòi hỏi của Bắc Triều Tiên quá thất thường: thí dụ, yêu cầu Trung Quốc cung cấp các máy bay phản lực, để huấn luyện các phi công Triều Tiên tại các căn cứ không quân Trung Quốc, và để triển khai lực lượng không quân Trung Quốc trong tình trạng khẩn cấp. Ngay khi ông [Hồ] trở lại Bắc Kinh, Đặng đã bác bỏ kiến nghị. Và khi đi thăm Nhật Bản, Hồ đã mời ba ngàn thanh niên Nhật Bản thăm Trung Quốc mà đã không thảo luận nó trước. Đặng đã cảm thấy bối rối. Thế nhưng Hồ là Tổng Bí Thư và đã đưa ra lời mời rồi, như thế đã khó để thay đổi nó. Diệu Bang đã trao đổi thư tín cá nhân với [Thủ tướng Yasuhiro] Nakasone của Nhật Bản và đã tổ chức một liệc lớn cho ông ta tại nhà ông. Đặng cũng đã bực mình với việc này, nói, “Trung Quốc đã chẳng bao giờ tiến hành ngoại giao cá nhân. Có vẻ rằng một số người trong chúng ta thiếu năng lực để đối xử đúng mực với Nakasone.”

Tuy nhiên, tôi tin rằng chẳng cái nào trong các vấn đề này đã có bất kể tác động quan trọng nào lên mối quan hệ giữa Đặng và Hồ, vì Đặng đã luôn luôn rõ về các giá trị của Hồ cũng như về các thiếu sót của ông. Mặc dù Đặng đã phê phán Hồ về các vấn đề này, chúng đã không tác động đến sự tin cậy và đánh giá cơ bản của ông về Hồ.

Ngoài tự do hoá, vấn đề mà đã có tác động đến quan hệ của Đặng với Hồ đã là một phỏng vấn tháng Giêng 1985 Diệu Bang đã cho Lục Khanh [một nhà báo Hong Kong nổi tiếng]. Trong một cuộc họp với Khởi Lập và Kiều Thạch trong tháng Bảy 1985, Đặng đã nói rằng cuộc nói chuyện của Diệu Bang với Lục Khanh đã hết sức không thích hợp. Lục Khanh đã bài bác các chính sách đối nội và đối ngoại của chúng ta, nhưng đã che giấu các sự chỉ trích của ông như sự tâng bốc Diệu Bang. Diệu Bang đã trả lời nông nổi, không lựa chọn lời của ông với sự thận trọng; thực ra Diệu Bang đã cổ vũ ông ta. Tôi đã không được biết về việc này lúc đó.

Trong mùa hè 1986, Đặng Tiểu Bình đã nói với Dương Thượng Côn [chủ tịch Trung Quốc], “Anh có biết về cuộc nói chuyện của Diệu Bang với một nhà báo?” Ông đã hỏi Dương để tìm biên bản và đọc nó. Thượng Côn đã nói với tôi về việc này khi ông trở về từ Bắc Đới Hà và đã nói rằng Đặng nghĩ cuộc nói chuyện của Diệu Bang với Lục Khanh đã vượt quá giới hạn, và ông đã rất tức giận về nó. Thượng Côn muộn hơn đã yêu cầu Văn phòng Tổng hợp gửi cho tôi một bản sao.

Lục Khanh đã là một nhà báo cao cấp, người một thời đã bị gắn nhãn “cánh hữu.” Ông đã xin vào Hong Kong trong 1978, và đã trở thành tổng biên tập của tạp chí Bách Tính [Dân Thường]. Khi ông phỏng vấn Diệu Bang, ông đã nói rằng một mục đích của cuộc nói chuyện là để cho thế giới biết kỹ hơn về Hồ Diệu Bang.

Lục đã nói rằng hình ảnh của quốc gia liên hệ mật thiết với hình ảnh của Diệu Bang. Ông đã ca ngợi Diệu Bang như một lãnh tụ chính trị được khai sáng, chân thật, và thẳng thắn; người rộng lượng, có đầu óc cởi mở, thấu hiểu, đầy nghị lực, chẳng bao giờ bày ra các âm mưu. Ngoài việc ca ngợi Diệu Bang ra, Lục Khanh cũng đã hỏi ông, “Vì sao ông không tiếp quản Quân uỷ Trung ương trong khi Đặng vẫn còn sống? Nếu ông không tiếp quản, ông sẽ xử lý tình hình ra sao nếu, trong tương lai, các chỉ huy quân sự chống đối ông? Ông sẽ có khả năng để kiểm soát tình hình?”

Diệu Bang đã đáp lại bằng nói rằng ông đã chẳng bao giờ xem xét vấn đề: “[Triệu] Tử Dương và tôi bận rộn với công việc kinh tế và Đảng. Quân đội là một chỗ cho việc tuân theo thâm niên, như thế bây giờ không có chiến tranh nào để chiến đấu, hãy để Tiểu Bình giữ vị trí này. Bằng cách đó, Tử Dương và tôi có thể tập trung vào việc quản lý công việc kinh tế và Đảng.”

Trong thời gian phỏng vấn, Lục Khanh cũng đưa ra những lời chỉ trích xúc phạm đến Trần Vân, Vương Chấn, Hồ Kiều Mộc, và Đặng Lực Quần.

Cuộc nói chuyện đã chắc chắn gây sự không hài lòng của Đặng. Việc nhắc đến vị trí Quân Uỷ Trung ương đặc biệt đã làm ông tức giận. Đặng đã có thể diễn giải việc này để muốn nói rằng trong tâm khảm của Diệu Bang, ông đã đồng ý với những gì Lục Khanh đã nói.

Khi Đặng nói với Khởi Lập và Kiều Thạch trong tháng Bảy 1985, nhằm để chuyển một thông điệp cho Diệu Bang, Đặng đã nhắc đến phỏng vấn của Lục Khanh. Trong mùa hè 1986, tại cuộc gặp ở Bắc Đới Hà, Đặng lại lần nữa nhắc tới cuộc nói chuyện này và thảo luận vấn đề này với các Đảng viên lão thành như Dương Thượng Côn.

Suy đoán của tôi là, Đặng, đã bất hạnh rồi với quan điểm của Hồ Diệu Bang về tự do hoá, đã bị kích động bởi phỏng vấn của Lục Khanh và đã quyết định sa thải Diệu Bang.

Diệu Bang đã từ chức trong tháng Giêng 1987, nhưng ngay từ mùa hè 1986 tại Bắc Đới Hà (hay thậm chí sớm hơn), Đặng đã quyết định rồi. Sự chỉ trích của Đặng về cuộc nói chuyện giữa Diệu Bang và Lục Khanh đã được biết rõ ràng. Khi Diệu Bang đi thăm châu Âu, các phóng viên đã hỏi về về một sự sắp xếp lại lãnh đạo và liệu Đồng chí Tiểu Bình sẽ có về hưu hay không. Đã là thói quen của Diệu Bang để bỏ rơi sự cảnh giác của ông và nói thoải mái. Vài trong những thứ ông đã nói đã là không thích hợp. Một số Đảng viên lão thành đã bắt đầu phỏng đoán công khai rằng Diệu Bang đang tạo ra ấn tượng chung rằng Đặng sẽ về hưu. Việc này cũng đã tác động đến cách nhìn của Đặng đối với Hồ.

Vì tất cả các lý do này, Đặng đã nói với Dương Thượng Côn và các Đồng chí lão thành khác trong mùa hè 1986 tại Bắc Đới Hà rằng ông đã phạm một sai lầm lớn: rằng ông đã đánh giá sai Diệu Bang. Nhận xét này là một nhận xét quyết định. Sau đó ông đã tiết lộ cho họ rằng vào Đại hội Đảng thứ Mười ba, Hồ sẽ không còn là Tổng Bí Thư nữa. Nói cách khác, quyết định rằng Diệu Bang sẽ không còn là Tổng Bí Thư đã được Đặng và các Đảng viên lão thành thông qua trong mùa hè 1986 tại Bắc Đới Hà.

Tôi không biết Đặng đã thảo luận việc này thế nào và chính xác với các Đảng viên lão thành nào. Nhưng sau đó, đã là rõ rằng một số Đảng viên lão thành, kể cả Dương Thượng Côn và Bạc Nhất Ba, đã thay đổi thái độ của họ đối với Diệu Bang. Trước đó, mặc dù họ đã chỉ trích Hồ và đã không đồng ý với một số nhận xét của ông, họ đã vẫn cho thấy mức độ tôn trọng nào đó đối với Hồ. Sau đó, sự thiếu tôn trọng, sự không hài lòng, và sự coi thường của họ tất cả đã nổi lên bề mặt.

Tất cả việc này đã xảy ra trong khi Diệu Bang đang soạn thảo “Nghị quyết về Xây dựng nền Văn minh Tinh thần” cho Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12. Dự thảo đã không được thông qua trong các cuộc thảo luận. Không chỉ đã có những yêu cầu cho những sự xét lại nhỏ, nhưng nhiều người đã cảm thấy nó căn bản không thích hợp, và một số người thậm chí đã nêu ra những sự ngờ vực về liệu nghị quyết có cần thiết chút nào. Đặng Lực Quần [nhà tư tưởng bảo thủ] đã trình bày một bài phát biểu dài tại cuộc thảo luận và đã đưa ra một dự thảo được xét lại mà đã hoàn toàn khác, trích dẫn Đặng Tiểu Bình hết sức chi tiết. Đặng Tiểu Bình đã không đồng ý với bài phát biểu của Đặng Lực Quần và bản sửa của ông. Ông đã nói, “Mặc dù Đặng Lực Quần sử dụng các nhận xét của tôi, mục tiêu của ông là để đẩy chúng ta sang phía tả.” Thế nhưng đa số đã không đồng ý với bản thảo gốc và nó đã không được thông qua.

Sau khi trở về từ Bắc Đới Hà, Diệu Bang đã nói với tôi qua Trịnh Tất Kiên thư ký của ông rằng ông tin đã vẫn cần có một văn kiện như vậy, nhưng sự thực rằng đã có nhiều sự không đồng ý như vậy đặt ông vào một vị trí khó khăn. Ông đã muốn nghe ý kiến của tôi. Tôi đã nói rằng tôi đã luôn luôn tự hỏi liệu chúng ta thậm chí có cần nghị quyết này hay không, nhưng nếu Diệu Bang tin là cần, tôi sẽ ủng hộ nó. Về phần các bình luận phản đối, chúng ta có thể chấp nhận cái gì có thể chấp nhận được, và dùng sự thuyết phục để khiến nó được thông qua. Bây giờ tôi sẵn sàng để tích cực ủng hộ nghị quyết. Sau vài lần sửa, cuối cùng nó đã được thông qua.

Khi nghị quyết được thảo luận tại Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12, đã được thảo luận liệu có thêm một dòng về “huấn luyện nhân dân để có một lương tâm cộng sản” không, mà ngụ ý một chương trình toàn quốc cho giáo dục hệ tư tưởng cộng sản. Cả Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần đã đề xuất việc thêm vào và Trần Vân đã ghi sự đồng ý của ông. Diệu Bang và các Đồng chí trong ban soạn thảo đã không đồng ý. Họ đã tin rằng việc tiến hành một “chương trình giáo dục cộng sản” trong công chúng nói chung (ngược với chỉ bên trong Đảng Cộng sản) là không thực tế và không thiết thực. Tuy vậy, vì Trần Vân đã bày tỏ sự đồng ý, nó đã là vấn đề khó để xử lý.

Tôi đã gợi ý trích dẫn “Về Dân chủ Mới” của Mao Chủ tịch để ủng hộ ý tưởng về bỏ điều khoản đó đi. Mao Chủ tịch đã nói, “Hệ thống của chúng ta là hệ thống cộng sản, nhưng các chính sách hiện thời của chúng ta là các chính sách của một nền dân chủ mới.” Đồng chí Hồ Diệu Bang đã đồng ý với việc này, như thế chúng tôi đã cùng ký một lá thư và gửi nó cho Đặng Tiểu Bình và Trần Vân. Đặng đã nhanh chóng trả lời rằng ông đồng ý với chúng tôi, như thế Trần Vân đã không cố nài. Vấn đề như thế đã được giải quyết.

Trong thời kỳ này, những lời chỉ trích từ Đảng viên lão thành phê phán phong cách làm việc của Diệu Bang và những cố gắng của ông trong các lĩnh vực chính sách đối ngoại, chính sách kinh tế, và tổ chức Đảng đã trở nên công khai. Việc này đã tìm thấy dấu vết một phần từ những gì đã xảy ra tại Bắc Đới Hà. Họ cũng đã nói Hồ đã không tập trung vào việc quản lý Đảng, mà đúng hơn đã dính líu thái quá vào công việc kinh tế. Họ đã nói một Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản phải không được nhiệt tình như vậy với việc thăm các nước tư bản chủ nghĩa. Và họ đã chế giễu theo tin tức báo chí mà đã cho rằng ông đã trả lời mấy ngàn bức thư từ những người dân thường và đã thăm nhiều huyện nông thôn trong vài ngày.

Trong thời gian này, Diệu Bang đã không thể làm được bất cứ thứ gì. Hầu hết gợi ý của Diệu Bang tại các cuộc họp Ban Bí thư đã bị các lão thành phản đối và bác bỏ. Công việc của ông với tư cách một lãnh tụ đã trở nên rất khó khăn rồi.

Chẳng bao lâu sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12, Diệu Bang đã nói với tôi rằng Đồng chí Tiểu Bình đã nói chuyện với ông. Đặng đã nói rằng ông sắp từ chức Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và chức vụ của ông như Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương. Ông đã muốn Diệu Bang kế vị ông và để cho một người trẻ hơn tiếp quản làm Tổng Bí Thư. Đặng đã nói với Hồ rằng nếu việc này xảy ra, nó sẽ dẫn đến một số lớn sự về hưu giữa các Đảng viên lão thành. Diệu Bang cũng đã nói với tôi rằng ông đã gợi ý tôi cho vị trí Tổng Bí Thư, vì tôi trẻ hơn ông, trong khi những người trẻ hơn nữa chưa sẵn sàng cho vị trí đó.

Vì Đặng đã chẳng bao giờ nói với tôi về liệu ông sẽ về hưu hay không, hoặc Diệu Bang sẽ có những trách nhiệm gì, nên tôi đã không thể bình luận khi đó. Về phần đề xuất tôi cho chức Tổng Bí Thư, tôi đã trả lời Diệu Bang, “Tôi đã nói nhiều lần rằng trong số các lãnh đạo giữa tuổi sáu sáu mươi và bảy mươi, anh là người thích hợp duy nhất. Anh và tôi trong cùng nhóm tuổi; nếu anh về hưu, làm sao tôi có thể là người kế vị? Nếu phải làm thế, thì nó phải để cho ai đó trẻ hơn.”

Tôi cũng đã nói, “Nếu anh nghĩ không có người trẻ hơn nào sẵn sàng, một chỗ trống cũng có thể được xem xét cho chức Tổng Bí thư. Ban Thường Vụ Bộ Chính trị [BTV] và Bộ Chính trị có thể được chủ toạ lần lượt bởi các uỷ viên khác nhau của BTV. Việc này có thể giúp huấn luyện các Đồng chí trẻ hơn.”

Diệu Bang đã nói rằng gợi ý của tôi sẽ được xem xét. Lúc đó, tôi đã nói tình cờ bởi vì nó đã không là một thảo luận chính thức và trong ngữ cảnh ông chỉ chuyển tiếp cho tôi những gì Đặng đã gợi ý và ông đã phản hồi lại như thế nào. Quan trọng hơn, tôi thực ra đã không muốn làm Tổng Bí Thư, mà đã muốn tiếp tục với cương vị Thủ tướng để tiếp tục quản lý cải cách kinh tế. Khi Hồ thuật lại những gì Đặng đã nói, ông đã có vẻ bình thản và không cho thấy dấu hiệu nào về sự bực bội.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Sáu của Uỷ ban Trung ương khoá 12, Đồng chí Diệu Bang đã xuất hiện trong tinh thần rất tốt và sôi nổi về công việc của ông. Ông đã đi thăm Tỉnh Giang Tô, Thượng Hải, và nhiều nơi khác. Ông đã trình bày các bài phát biểu và có sự xuất hiện nổi bật trên báo chí. Tôi đã nghĩ rằng ông đã diễn giải cuộc nói chuyện của Đặng chỉ đơn giản như một đề xuất “làm cho ban lãnh đạo trẻ hơn,” rằng Đặng sẽ về hưu và ông sẽ kế vị Đặng trong chức hiện thời của ông ta để thúc ép một đàn Đảng viên lão thành về hưu. Có thể rằng ông đã diễn giải nó theo cách này mà không để ý rằng thái độ của Đặng đối với ông đã thay đổi căn bản.

Trong tháng Mười Hai 1986, các cuộc biểu tình sinh viên đã nổ ra trong nhiều thành phố. Tại Thượng Hải, chúng đã rất lớn. Đã không chỉ có các cuộc phản kháng đường phố, mà những người biểu tình đã xông vào toà nhà chính quyền thành phố.*

Sự cố này đã làm cho Đặng Tiểu Bình bị sốc. Vào ngày 30 tháng Mười Hai, ông đã gọi Diệu Bang, Vạn Lí, Hồ Khởi Lập, Lí Bằng, Hà Đông Xương [Bộ trưởng Giáo dục], và tôi đến nhà ông để nói về các cuộc phản kháng sinh viên. Ông đã nói, “Các cuộc biểu tình sinh viên xảy ra gần đây đã không xảy ra một cách ngẫu nhiên. Chúng là kết quả của sự kiểm soát lỏng lẻo đối với sự tự do hoá tư sản.” Ông đã kể tên Phương Lệ Chi [nhà vật lý thiên văn bất đồng chính kiến] và Vương Nhược Vọng [nhà văn khai phóng], sau đó đã khiển trách Diệu Bang vì đã bỏ qua việc đuổi Vương Nhược Vọng khỏi Đảng. Ông đã yêu cầu ông ta {Diệu Bang} làm thế từ lâu, vì sao nó không được làm? Về các cuộc biểu tình, ông đã để xuất các biện pháp kiên quyết để dập tắt chúng, cho dù việc đó có nghĩa là việc dùng đến các phương tiện chuyên chế.

Đặng thực ra đã đang đổ mọi trách nhiệm về các cuộc biểu tình sinh viên cho Diệu Bang. Sự bùng nổ xúc cảm đã tiết lộ sự rạn nứt ngày càng sâu giữa ông và Hồ về vấn đề tự do hoá. Bản chép lại của bài phát biểu của Đặng đã ngay lập tức được in ra và được phổ biến cho các mức hành chính khác nhau, như thế nhiều người đã biết về nó.

Vào ngày 4 tháng Giêng {1987}, tôi đã nhận được một thông báo gọi tôi đến nhà Đặng cho một cuộc họp. Khi tôi đến khoảng 10 giờ sáng, Trần Vân, Vạn Lí, Dương Thượng Côn, Bạc Nhất Ba, Vương Chấn, và Bành Chân đã ở đó rồi. Sau khi mọi người đã đến, Đặng lôi ra một bức thư để cho chúng tôi xem.

Đã là thư từ chức của Diệu Bang, được gửi tới Đặng. Ý tưởng chung của bức thư đã là, ông [Hồ Diệu Bang] đã không đủ thận trọng trong sự lãnh đạo của ông, rằng ông đã làm nhiều thứ dại dột về các vấn đề đối nội và quốc tế. Nhưng chủ yếu ông đã nói rằng ông đã yếu trong việc giữ vững Bốn Nguyên tắc Cốt yếu và Chiến dịch Chống-Tự do hoá, đã mập mờ trong thái độ của ông, và vì thế đã gây ra một nạn lũ tự do hoá và đã trở thành một lá chắn bảo vệ cho một số côn đồ. Vì các sai lầm ông phạm phải đã nghiêm trọng, ông xin phép được từ chức nhằm để xét lại những suy nghĩ của ông và đưa ra một sự giải thích đúng đắn cho Đảng.

Sau khi mọi người trong cuộc họp đã đọc bức thư, Đặng đã nói rằng việc từ chức phải được chấp nhận. Không ai đã bày tỏ sự không đồng ý. Đặng đã nói rằng sau khi Diệu Bang từ chức, Triệu Tử Dương, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, và Vạn Lí phải chịu trách nhiệm về công việc của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị cho đến khi Đại hội Đảng thứ Mười ba. Tôi đã gợi ý rằng Hồ Khởi Lập được gồm vào, vì ông là bí thư trực của Ban Bí thư chịu trách nhiệm về công việc hàng ngày. Đặng đã đồng ý.

Đó đã trở thành Nóm-Năm-Người do tôi chịu trách nhiệm, mà đã tiếp quản công việc hàng ngày của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị cho đến đại hội Đảng thứ 13. Đặng đã nói rằng các phương pháp mềm có thể được dùng để xử lý vụ Diệu Bang. Tư cách uỷ viên của ông trong Ban Thường Vụ Bộ Chính trị có thể được giữ lại để tối thiểu hoá tác động lên công việc đối nội và quốc tế. Ông cũng đã nói rằng Hội đồng Cố vấn Trung ương có thể triệu tập một cuộc họp sinh hoạt Đảng để tiến hành việc phê bình và chấn chỉnh Diệu Bang, và sau đó công bố sự từ chức của Diệu Bang tại một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng hơn là trong một Hội nghị Toàn thể Uỷ ban Trung ương.

Lúc đó, tôi đã nghĩ rằng lý do cho việc không tổ chức một Hội nghị Toàn thể đã là để giảm cú sốc và cho phép các biện pháp mềm hơn, hơn là từ mối lo rằng nó có thể không được thông qua. Tất nhiên, biện pháp đã không phù hợp với các quy tắc Đảng thích hợp, nhưng ý định của ông đã là để giải quyết vấn đề trong khi làm giảm tác động. Sau khi Đặng nói, không Đồng chí nào đã cất lên bất kể ý kiến khác nào.

Trần Vân đã tích cực hơn những người khác tại cuộc họp này. Ông đã có vẻ rất chú ý đến các nguyên tắc tổ chức và thủ tục thích hợp. Ông đã sợ sẽ có những lời chỉ trích, cả trong nước và quốc tế, về việc chấp nhận sự từ chức của Tổng Bí thư tại một cuộc họp Bộ Chính trị, như thế ông đã biến nó thành một điểm để công bố rằng nó là hợp pháp và phù hợp với các thủ tục thích hợp.

Bản thân Đặng đã chẳng bao giờ xem vấn đề là nghiêm trọng. Tất nhiên, cách vụ Diệu Bang được xử lý, đặc biệt việc phê bình ông tại cuộc họp sinh hoạt Đảng của Uỷ ban Cố vấn Trung ương, đã có gây ra sự chỉ trích trong nước và quốc tế nào đó rằng sự thay đổi lãnh đạo đã dính líu đến những phương tiện bất hợp pháp.

Trong thời gian cuộc họp tại nhà của Đặng Tiểu Bình, Lí Tiên Niệm [Đảng viên lão thành] đã ở Thượng Hải. Sau cuộc họp, Đặng Tiểu Bình ngay lập tức đã phái Dương Thượng Côn đến Thượng Hải để thông báo cho ông và hỏi ý kiến ông. Sau khi Dương Thượng Côn báo cáo tóm tắt cho Lí Tiên Niệm về những gì đã xảy ra, Lí, tất nhiên, đã hết lòng đồng ý với kết cục; nó đã như một giấc mơ trở thành sự thật. Ông đã nói với Dương, “Tôi đã biết từ lâu rằng gã này không tốt!”

Ông cũng đã gợi ý rằng Hồ đã có tài hùng biện và đầy mưu mẹo. Lí đã nói rằng khi Diệu Bang gần đây đã đến Thượng Hải, Lí đã yêu cầu gặp Diệu Bang, người đã có gan để từ chối ông. Lí đã tiếp tục xả sự giận dữ của ông đối với Hồ. Ông cũng đã đồng ý với nước đi để làm cho tôi thành Quyền Tổng Bí Thư, đã nói với Dương Thượng Côn, “Tử Dương đã học quá nhiều thứ nước ngoài. Việc tiếp tục điều này là không thể chấp nhận được. Anh phải nói cho anh ta điều đó.”

Vào 7 tháng Giêng, 1987, Bạc Nhất Ba, Dương Thượng Côn, Vạn Lí, Hồ Khởi Lập, và tôi đã tổ chức cuộc họp Nhóm-Năm-Người đầu tiên của chúng tôi để thảo luận những chi tiết của cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng. Chúng tôi đã quyết định để tiến hành cuộc họp trong giọng càng ôn hoà càng tốt.

Lúc đó, Bành Chân, Bạc Nhất Ba, và các lão thành khác đã muốn tố cáo Hồ về đã cất nhắc một “bè lũ” cán bộ, cái gọi là “Phái Đoàn Thanh Niên.”* tôi đã cảm thấy việc này đã không thích hợp, rằng các hệ quả sẽ nghiêm trọng và dẫn đến một cảm nhận bất an lan rộng, lặp lại hình mẫu ám chỉ người dân theo hội (sự liên đới, association). Sau khi tôi nêu những mối quan ngại của tôi, mọi người đã bày tỏ sự đồng ý, nên chúng tôi đã thống nhất không nêu vấn đề về “Phái Đoàn Thanh Niên” và “bè lũ cán bộ.”

Tối hôm trước cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng, tôi đã đến nhà Diệu Bang để nói với ông cuộc họp sẽ được tiến hành như thế nào. Tôi cũng đã bảo ông cuộc thảo luận đã xảy ra như thế nào tại nhà Đặng và rằng tư cách uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị sẽ được giữ lại.

Tôi cũng đã nêu vài câu hỏi. Tôi đã nói, “Đặng đã cho anh mấy thông điệp về vấn đề chống-chủ nghĩa tự do. Vì sao anh đã không xem việc này một cách nghiêm túc? Có phải anh giữ khoảng cách với Đặng một cách cố ý?” Ông đã nói rằng điều đó đã chẳng bao giờ xảy ra với ông.

Tôi cũng đã nói, “Sau khi sự từ chức của anh được công khai, có thể là một số người sẽ gây rắc rối nhân danh việc ủng hộ anh.” tôi thực sự đã đoán trước rằng những thứ như vậy có thể xảy ra, như thế tôi muốn ông biết về việc này và chuẩn bị cho nó.

Ông đã trả lời rằng ông sẽ kiên quyết bênh vực Đảng. Muộn hơn, tại cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng, tôi đã báo cáo lại mọi thứ tôi đã nói trong cuộc trò chuyện này.

Cuộc sinh hoạt Đảng đã được tổ chức vào ngày 10 tháng Giêng dưới danh nghĩa của Uỷ ban Cố vấn Trung ương. Bạc Nhất Ba đã chủ toạ cuộc họp, mà đã xảy ra sáu buổi sáng liên tiếp (kể cả một phiên kéo dài cả ngày). Những người tham gia đã gồm các uỷ viên Ban Thường Vụ của Hội đồng Cố vấn Trung ương, các uỷ viên Bộ Chính trị, các bí thư của Ban Bí thư, các thành viên Quốc Vụ Viện, Phó Chủ tịch của Đảng Uỷ Quốc Hội, phó chủ tịch của Chính Hiệp Nhân dân, những người đứng đầu các vụ khác nhau của Quân Uỷ Trung ương, và các trưởng ban (bộ trưởng) khác nhau dưới Uỷ ban Trung ương. Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã không tham gia. Lí Tiên Niệm đã ở Thượng Hải.

Đặng Lực Quần đã trình bày một bài phát biểu dài phê phán Diệu Bang một cách có hệ thống vì không lưu ý đến các chỉ thị của Đặng Tiểu Bình, và về việc lỏng lẻo về hoặc thậm chí cổ vũ cho sự tự do hoá tư sản trong một thời kỳ dài. Các bài phát biểu khác đã theo hình mẫu truyền thống của Đảng, xem xét các góc cạnh khác nhau từ đó để phê phán Hồ. Vương Hạc Thọ [Bí thư thứ Hai của Uỷ ban Kỷ luật Trung ương] đã tiết lộ rằng trong một cuộc gặp mà khi ông đến nhà Hồ để thăm, Diệu Bang đã rất tức và đã phàn nàn rằng một số Đảng viên lão thành đang chuẩn bị tấn công ông. Ý định đã là để tiến hành cuộc họp theo một cách ôn hoà, nhưng khi Vương Hạc Thọ phát biểu, bầu không khí đã trở nên căng thẳng hơn. Chúng tôi ngay lập tức đã cảnh cáo Vương Hạc Thọ không tiếp tục về việc này. May thay, khi ông đang nói, một số Đảng viên lão thành đã không ở đó.

Tuyên bố gây ngạc nhiên nhất tại cuộc họp đã là từ Dư Thu Lí [cựu chiến binh có ảnh hưởng]. Diệu Bang và Dư Thu Lí đã rất mật thiết trong những năm đó. Trong công việc chuẩn bị cho đại hội Đảng lần thứ 12, Hồ Diệu Bang đã để Dư Thu Lí chịu trách nhiệm về việc sắp xếp lại các vị trí ban lãnh đạo. Khi đó, tôi ở Quốc Vụ Viện và đã không xử lý các vấn đề như vậy. Tôi đã không biết vì sao Dư Thu Lí phải được đặt để chịu trách nhiệm về việc thu xếp sự sắp xếp lại ban lãnh đạo cho đại hội Đảng lần thứ 12, nhưng nó đã cho thấy sự tin cậy của ông [của Hồ] vào Dư Thu Lí. Trong những năm đó, không chỉ Diệu Bang đã thăm các vùng biên giới và kiểm tra binh lính với Dư Thu Lí, nhưng bởi vì Dư ở trong quân đội và đã là chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, họ cũng đã thăm các nhà máy và các mỏ dầu cùng nhau. Trong các cuộc họp Ban Bí thư, Diệu Bang đã thường hỏi ý kiến của Dư Thu Lí về những vấn đề kinh tế, sau đó đã ca ngợi các ý kiến của ông ta. Có lẽ Hồ đã có rắc rối trong việc nhận được sự ủng hộ về những vấn đề kinh tế; các ý kiến của Dư đã phù hợp với ý của ông, như thế ông đã sử dụng các nhận xét của Dư Thu Lí như một cách để bày tỏ ý kiến của riêng ông, hay để có được sự đồng thuận. Mối quan hệ của họ đã khá thân mật.

Tuy vậy, tại cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng, Dư Thu Lí đã bất ngờ trình bày một bài phát biểu cay nghiệt chống lại Diệu Bang. Ông đã thu thập các nhận xét của Diệu Bang về liệu Đặng và các Đảng viên lão thành sẽ có về hưu, và đã hỏi Diệu Bang trong một giọng buộc tội, “Động cơ của anh đã là gì? Vì sao anh đã nói điều đó?”

Dư Thu Lí như thế đã tiết lộ bản thân ông là một người mà bình thường tỏ ra lương thiện, nhưng vào thời khắc quyết định đã tiến hành việc đâm sau lưng để bảo vệ bản thân mình. Đã là một sự phơi bày kỳ dị về bản chất thật của ông ta. Có lẽ ông đã cảm thấy rằng hai người họ đã có một mối quan hệ mật thiết, như thế nếu Đặng quyết định từ bỏ Diệu Bang và đuổi ông khỏi chức vụ, nếu ông ta [Dư] được xem là gần gũi với Diệu Bang, có lẽ ông ta cũng sẽ bị liên luỵ. Như thế ông ta đã muốn tận dụng cơ hội để giải thoát mình.

Vào cuối cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng, Diệu Bang đã trình bày một bài phát biểu tự kiểm điểm, thú nhận đã phạm những sai lầm chính trị nghiêm trọng. Vào cuối bài phát biểu của ông, ông đã cực kỳ xúc động, bật khóc công khai.

Tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng, vào ngày16 tháng Giêng, sự từ chức của Diệu Bang đã được thông qua bằng việc giơ tay. Tôi đã được chỉ định làm Quyền Tổng Bí Thư. Mặc dù tôi đã lặp đi lặp lại trong những dịp khác nhau rằng trong nhóm tuổi giữa sáu mươi và bảy mươi, Hồ Diệu Bang đã là người duy nhất phù hợp để là Tổng Bí Thư, vào cả ngày 4 tháng Giêng, tại cuộc họp ở nhà Đặng, và tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng, tôi đã không phản đối quyết định để chấp nhận sự từ chức của Diệu Bang, mà chỉ đưa ra nhận xét rằng tôi không phù hợp cho chức Quyền Tổng Bí Thư và hy vọng mau chóng sẽ tìm được một người thích hợp hơn. Tôi đã không từ chối.

Các lý do cho việc này đã là, thứ nhất, vấn đề đã được Đặng và các Đảng viên lão thành khác quyết định rồi trong mùa hè 1986. Tuy tôi đã không tham gia vào quyết định, tôi đã nghe về nó, và như tôi đã nhắc tới ở trước, Đặng đã nói với Diệu Bang, và Diệu Bang đã đồng ý—mặc dù ông đã không biết lý do thật Đặng đã sa thải ông khỏi vị trí của ông. Nói cách khác, Hồ rốt cuộc sắp từ chức, nó chỉ đã xảy ra vài tháng sớm hơn dự kiến.

Lý do thứ hai là sau khi Đặng đưa ra các chỉ trích của ông về các cuộc biểu tình sinh viên vào 30 tháng Mười Hai 30, Diệu Bang đã không có khả năng để tiếp tục làm việc. Như tôi đã nhắc tới ở trước, sau mùa hè 1986 đã trở nên khó cho Diệu Bang để quản lý công việc của Uỷ ban Trung ương. Nhiều Đảng viên lão thành đã không còn để ý đến ông chút nào. Nhiều trong các gợi ý của ông đã không có được sự ủng hộ, nhất là sau khi Đặng đã quy tình trạng náo động sinh viên cho sự tự do hoá tư sản và đã đổ lỗi cho ông ta đã không đuổi người này người nọ ra khỏi Đảng sau khi ông đã yêu cầu ông ta làm thế. Bài phát biểu đã được chép lại và được phổ biến cho giới các quan chức. Vì đã là khó cho Diệu Bang để lãnh đạo, ông đã chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài từ chức.

Một điểm khác nữa trong vụ Diệu Bang, Hồ Khởi Lập đã cũng bị ảnh hưởng [bởi vì ông đã là một cộng sự thân thiết (không có họ hàng gì) của Hồ Diệu Bang]. Để Hồ Khởi Lập gia nhập Nhóm-Năm-Người sẽ giữ cho ông khỏi bị liên luỵ, mà đã là kịch bản tốt nhất trong hoàn cảnh này. Đã là không thể để khiến Khởi Lập kế vị Diệu Bang. Đã là khó để tìm thấy một ứng viên phù hợp khi báo trước ngắn như vậy. Trong hoàn cảnh này, đã không dễ cũng đã chẳng phù hợp đối với tôi để từ chối chấp nhận vai trò của Quyền Tổng Bí Thư.

Đã có lời đồn đại công khai lên án tôi về việc viết một lá thư cho Đặng Tiểu Bình đưa các cáo buộc chống lại và đưa ra những nhận xét hiểm độc về Diệu Bang. Một số người thậm chí nói rằng tôi đã thúc Đặng Tiểu Bình để kết liễu ông ta. Chẳng hề có chút sự thực nào đối với việc này. Trong năm 1984, tôi đã viết cho Đặng Tiểu Bình một lần về việc hoàn thiện hệ thống lãnh đạo trung ương; tức là, làm thế nào để thực sự thiết lập sự tập trung dân chủ bên trong Uỷ ban Trung ương, nhất là bên trong Bộ Chính trị và Ban Thường Vụ của nó. Một bản sao của bức thư đã được gửi cho Đồng chí Trần Vân. Nó chẳng hề liên quan gì đến Diệu Bang cả. Nội dung của bức thư là như sau:

Đồng chí Tiểu Bình:

Tôi chuyển cho ông một bản sao của một gợi ý từ Đồng chí Trần Tuấn Sanh [bí thư Đảng] của Tỉnh Hắc Long Giang. Xin hãy đọc nó để tham khảo.

Mặc dù gợi ý của ông ta sẽ không nhất thiết giải quyết các vấn đề cơ bản, ông ta có nêu lên một vấn đề cực kỳ quan trọng về làm thế nào để duy trì hoà bình lâu dài và sự quản trị tốt trong nước chúng ta.

Hiện tại, những khía cạnh khác nhau của tình hình đang được cải thiện và có vẻ chắc chắn tiếp tục theo xu hướng này. Tuy vậy, điều này không có nghĩa vấn đề về hoà bình lâu dài và sự quản trị tốt đã được giải quyết căn bản. Việc duy trì sự ổn định của các luật cơ bản của quốc gia chắc chắn là một khía cạnh; tuy vậy, vì chúng ta là một nhà nước xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, tôi lo rằng là không đủ để xem xét vấn đề chỉ từ quan điểm của hiến pháp. Tôi tin rằng căn bản và quan trọng nhất, chúng ta phải giải quyết hệ thống lãnh đạo Đảng. Chỉ bằng việc làm vậy vấn đề mới có thể được giải quyết thực sự.

Với cả ông và Đồng chí Trần Vân vẫn năng động và có sức khoẻ tốt, và với các chính sách lớn và cơ bản đã được viết rồi, các nhiệm vụ khác nhau đã được lái đúng hướng dưới sự hướng dẫn của ông và bởi các quyết định của ông. Thời kỳ hiện tại không nghi ngờ gì là một trong thời kỳ tốt nhất trong lịch sử của Đảng chúng ta. Chính xác vì điều này, tôi chân thành hy vọng rằng ông sẽ đặt nhiều năng lực và sự tập trung vào việc giải quyết vấn đề lớn và và quan trọng này mà sẽ tác động đến Đảng chúng ta và nước chúng ta trong các thế hệ tới: tức là, thiết lập một hệ thống rất cần thiết về sự lãnh đạo cho Đảng chúng ta và sau đó đích thân kiểm tra và yêu cầu tuân thủ để biến nó thành một tập quán và văn hoá mà sẽ không thay đổi theo sự thay đổi của các cá nhân, như thế nó sẽ được chuyển tiếp qua các thế hệ.

Xin hãy xem xét gợi ý của tôi.

Tôi xin gửi lời chào!

Triệu Tử Dương

Đó là ngày 26 tháng Năm, 1985, trước một cuộc thăm châu Âu.

Đây đã là bức thư duy nhất tôi đã gửi cho Uỷ ban Trung ương hay Đặng Tiểu Bình liên quan đến vấn đề về ban lãnh đạo trung ương. Tôi đã viết bức thư và gửi nó cùng gợi ý của Trần Tuấn Sanh.

Lý do cho bức thư đã là, trong những năm ngay sau Bè lũ Bốn tên* bị đập tan, trong khi ban lãnh đạo trung ương đang xem xét lại sự tàn bạo của Cách mạng Văn hoá, chúng ta đã thường thảo luận về làm thế nào để một thảm hoạ như vậy có thể được ngăn chặn khỏi xảy ra lần nữa. Chúng ta đã thấy một sự cần thiết để giải quyết các vấn đề về hệ thống lãnh đạo của Đảng chúng ta để ngăn chặn sự tập trung quyền lực vào, và việc sử dụng tuỳ tiện quyền lực của, một cá nhân duy nhất.

Tuy vậy, sau đại hội Đảng lần thứ 12, bởi vì các điều kiện cả trong nước và quốc tế đã tốt và đang được cải thiện, các cuộc thảo luận về các vấn đề này đã co lại. Nhưng mặc dù chúng ta đã tiến hành cải cách—nền kinh tế của chúng ta đã phát triển nhanh, các tiêu chuẩn sống của nhân dân đã được cải thiện, và văn hoá dân chủ của chúng ta đã được củng cố bên trong ban lãnh đạo trung ương—vấn đề về hệ thống lãnh đạo, dù trong Hội nghị Toàn thể, Bộ Chính trị, hay Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, đã không được giải quyết. Chúng đã đều vẫn ít nhiều như cũ.

Như một kết quả, tôi đã cảm thấy là cần thiết để nêu vấn đề lần nữa. Nếu vấn đề không được giải quyết trong khi các điều kiện tương đối tốt, sẽ vẫn là khó để bảo đảm rằng sẽ không có vấn đề nào với các lãnh tụ tương lai.

Bức thư của tôi được viết từ viễn cảnh đó, và đã không nhắc đến bất cứ nhà lãnh đạo cụ thể nào. Tôi đã không cảm thấy đã có bất kỳ vấn đề lớn nào với ban lãnh đạo. Tình hình đã tương đối tốt. Tuy vậy, các điều kiện tốt hiện thời không bảo đảm các điều kiện tốt tương lai, vì vấn đề có tính hệ thống đã không được giải quyết. Tôi đã không nhắc đến bất cứ vấn đề nào trong ban lãnh đạo, tôi cũng đã chẳng hướng vào Diệu Bang hay bất cứ nhà lãnh đạo khác nào.

Bức thư đã không có nghĩa để ám chỉ rằng bởi vì đã có vấn đề với Diệu Bang, mà hệ thống lãnh đạo được nêu ra. Tuy vậy, nó cũng không có nghĩa để ngụ ý điều đó bởi vì Diệu Bang đã tương đối được khai sáng, đã không cần để cải thiện hệ thống lãnh đạo trung ương.

Diệu Bang dễ thương và có đầu óc cởi mở và có khả năng lắng nghe những ý kiến khác. Ông đã rất hào phóng với mọi người và đã không thích đem lại khó khăn cho mọi người. Người ta đã có thể tranh luận với ông và thậm chí cãi cọ với ông. Tôi đã nói nhiều lần, chính bởi vì ông có đầu óc cởi mở do bản chất đã không có nghĩa rằng chúng ta không cần xem xét vấn đề về hệ thống lãnh đạo. Vì ông đã bảy mươi tuổi rồi, sau khi các Đảng viên lão thành không còn nữa, ai biết ông sẽ có khả năng lãnh đạo lâu đến thế nào?

Trong bài phát biểu của tôi tại các cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng, tôi đã nói rằng chúng ta phải dựa vào một hệ thống, không phải vào các cá nhân, vì người ta có thể thay đổi. Không có một hệ thống tốt, ngay cả các lãnh tụ vĩ đại như Stalin và Mao Chủ tịch đã có những vấn đề. Tôi đã nhắc tới trong bức thư của tôi cho Tiểu Bình mà không giải thích nội dung của bức thư. Hơn nữa, sự phê bình của tôi với Diệu Bang cũng đã đụng đến việc tuân theo các quy tắc tập trung dân chủ và kỷ luật Đảng. Vì thế, là có thể rằng các phê phán của tôi về Diệu Bang đã được diễn giải như cũng đã là nội dung của bức thư. Đấy có lẽ là cách lời dồn đại đã lan ra.

Đã có một tin đồn khác nữa, mà đã không phổ biến thế. Tôi đã nghe nó muộn hơn nhiều. Diệu Bang đã thường nói đến vấn đề về các Đảng viên lão thành có lẽ về hưu trước Đại hội Đảng thứ Mười ba. Như thế đã có một tin đồn rằng Đặng Tiểu Bình một lần đã nói trước mặt Diệu Bang và và tôi rằng ông sẽ về hưu tại Đại hội Đảng thứ Mười ba. Hồ Diệu Bang đã công khai đáp lại rằng ông sẽ “giơ cả hai tay để tán thành,” còn tôi thì đáp lại, “Ông không thể về hưu, nhất quyết không!” Sự cố này được cho là đã khiến Đặng cảm thấy rằng Diệu Bang đã không tốt. Đấy là một câu chuyện hoàn toàn hư cấu.

Trước khi Diệu Bang từ chức, Đặng đã chẳng bao giờ bày tỏ trước mặt tôi, nói chi đến trước mặt Diệu Bang và tôi, liệu ông sẽ về hưu hay không. Lần đầu tiên tôi nghe về việc Đặng nói ông sẽ từ chức khỏi Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Trung ương đã là sau mùa hè 1986, khi Diệu Bang nói với tôi về cuộc nói chuyện của ông với Đặng. Đã không có dịp nào Đặng đã hỏi hai chúng tôi về ý kiến của chúng tôi cả.

Tôi quả thực đã có yêu cầu Đặng giữ vị trí chính thức của ông, yêu cầu ông đừng từ chức khỏi Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Đó đã là trong năm 1987, sau khi Diệu Bang đã từ chức và tôi đã là Quyền Tổng Bí Thư rồi. Vì Đặng sẽ vẫn chịu trách nhiệm, tôi đã thích hơn rằng ông làm vậy từ bên trong Ban Thường Vụ Đảng.

Không có sự kiện nào khác đáng nhắc đến. Tại một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị trong tháng Ba hay tháng Tư 1983, sự chỉ trích của Đồng chí Trần Vân đối với Diệu Bang đã gây ra một sự rối loạn nhỏ. Mặc dù sự cố này đã chẳng liên quan gì đến sự từ chức của Diệu Bang trong 1987, những tin đồn về sự cố đã lan ra, vài trong số đó dính líu đến tôi.

Tại cuộc họp đó, chương trình nghị sự chính đã là để báo cáo cho Đặng và Ban Thường Vụ Bộ Chính trị về công việc kinh tế. Đặng Tiểu Bình đã cảm thấy khi đó rằng các mức mục tiêu hàng năm đã được đặt quá thấp trong hai năm liên tiếp. Kết quả đã là một sự vượt chỉ tiêu khổng lồ, mà Đặng đã không tán thành. Nhưng các Đồng chí ở Uỷ ban Kế hoạch và tôi đều đã cảm thấy rằng sẽ chẳng có lợi chút nào để đặt mục tiêu quá cao. Tốt hơn để có dư địa để vận động. Báo cáo đã muốn giải thích rõ ràng các lý do của chúng tôi.

Diêu Y Lâm và Tống Bình khi đó đã báo cáo nhân danh Uỷ ban Kế hoạch. Sau khi họ trình bày báo cáo, tôi đã phát biểu. Ngoài việc đồng ý với đánh giá của họ, tôi đã nói về sự thực rằng đã có một sự giảm lớn về tỷ lệ thu nhập tài chính trên GNP (tổng thu nhập quốc gia). Việc này là bình thường, vì chúng ta đã đang trả nợ. Nhưng nó không thể tiếp tục trong một thời kỳ dài hoặc khác đi tiền của tại mức trung ương sẽ gặp rắc rối.

Sau khi tôi nói xong, chưa có cơ hội để thảo luận những gì tôi đã nói, Đồng chí Trần Vân lôi ra một bài phát biểu đã được chuẩn bị, đặc biệt nêu lên nhiều điểm về vài nhận xét gần đây của Diệu Bang về những vấn đề kinh tế. Sự chỉ trích đã rất gay gắt. Thí dụ, Diệu Bang đã nói rằng Bộ Tài Chính đã phóng đại thâm hụt hết năm này sang năm khác chỉ để làm người ta hoảng sợ. Trần Vân đã nói rằng kích thước được báo cáo của thâm hụt thực ra đã thật. Ông cũng đã chỉ trích Diệu Bang vì nói rằng Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất đã quản lý các doanh nghiệp lớn nhưng đã bỏ qua các hãng nhỏ và vừa.

Vì Diệu Bang đã không lường trước việc này, sau bài phát biểu của Trần Vân ông đã không đưa ra sự bác bỏ nào và đã chỉ đáp lại rằng ông đã phạm nhiều sai lầm và sẽ xem xét chúng cẩn thận. Đã có vẻ rằng Trần Vân đã xả sự tức giận đã tích tụ trong thời kỳ dài, lên Diệu Bang.

Đồng chí Tiểu Bình đã không muốn phê phán Diệu Bang trong loại môi trường này và đã không muốn tranh luận vấn đề. Ông đã có vẻ không hài lòng. Ông đã nói rằng việc thảo luận các thứ như vậy có thể được để sang lúc khác, và rằng chúng ta ở đây chủ yếu để nghe báo cáo. Bởi vì việc này, sự thảo luận đã không tiếp tục.

Đã là khó cho những người khác để nêu ý kiến của họ sau khi Đồng chí Trần Vân trình bày bài phát biểu của ông. Hồ Kiều Mộc, tuy vậy, đã đứng lên và nói. Ông đã nói rằng những nhận xét do Diệu Bang đưa ra và bị Đồng chí Trần Vân phê phán đã lan rộng và đã gây ra những sự gián đoạn to lớn đối với các chính sách kinh tế. Ông đã gợi ý triệu tập một cuộc họp ở các mức tỉnh và thành phố trực thuộc để thông báo cho họ về sự chỉ trích của Trần Vân. Lúc đó, Đặng Tiểu Bình đã không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc nói rằng, “Rất tốt, vì sao các anh không thảo luận việc này muộn hơn.”

Một hay hai ngày sai, Hồ Khởi Lập đột ngột xuất hiện tại nhà tôi và nói cho tôi cái gì đã xảy ra. Không nói cho bất kỳ ai, Đặng Lực Quần đã phổ biến rồi bài chỉ trích của Trần Vân tại Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đối với Diệu Bang trong một hội nghị toàn quốc do Tân Hoa Xã tổ chức. Hồ Khởi Lập và tôi cảm thấy rằng hành động này đã thực sự có hại. Việc này đã có thể gây ra sự nhầm lẫn trên toàn quốc.

Vì đã là khó cho Diệu Bang để nói bất cứ gì, tôi đã phải can thiệp. Tôi đã gọi Đặng Lực Quần, phê phán ông ta vì làm việc sai, và yêu cầu ông ta bắt Tân Hoa Xã rút lại bài phát biểu của ông và không phân phát hay phổ biến nó. Đó là cái đã xảy ra.

Sau đó tôi đã đi Thiên Tân. Sau khi tôi trở về, Diệu Bang đến nhà tôi và nói Đặng Tiểu Bình đã xem xét lại kiến nghị cho các cuộc họp mức tỉnh và thành phố và đã quyết định chúng sẽ không được tổ chức. Tôi phỏng đoán rằng Tiểu Bình đã tin nếu giả như cuộc họp xảy ra, thì tác động sẽ còn lớn hơn.

Đồng thời, Diệu Bang đã nói rằng đã có những tin đồn về những thay đổi trong ban lãnh đạo trung ương. Tôi đã tự hỏi liệu Diệu Bang đã có quá nhạy cảm hay không. Tôi đã bảo ông, “Anh không được nghe những tin đồn đó. Trong chừng mực tôi có thể thấy, Đồng chí Trần Vân đã chỉ muốn xả một chút tức giận mà ông đã tích tụ trong tất cả những năm này về một số thứ anh đã nói. Sau sự bùng nổ, nó sẽ kết thúc. Ngoài ra, anh không nên suy đoán quá nhiều về nó. Bây giờ chúng ta ở trên cùng con thuyền, chúng ta phải qua sông cùng nhau. Tôi không tin Hồ Kiều Mộc và Đặng Lực Quần có bất cứ tham vọng nào khác.”

Đó là những gì tôi đã nghĩ lúc đó. Tôi đã nói, “Họ là các trí thức. Về phần Trần Vân, ông còn có ít khả năng hơn để có những tham vọng. Chúng ta phải bám vào nhau và không lo quá nhiều.”

Diệu Bang đã đồng ý với những gì tôi đã nói. Muộn hơn, tôi đã gặp Hồ Khởi Lập, người đã lập tức nói với tôi rằng sau khi nói chuyện với tôi, Diệu Bang đã vui vẻ, và đã nói với ông, “Những gì Tử Dương nói đã rất tốt. Cái chúng ta phải làm bây giờ là qua sông cùng nhau trên cùng chiếc thuyền.”

Đó là những gì đã xảy ra. Có lẽ đã có những tin đồn trong công chúng rằng người ta đã chỉ trích Diệu Bang tại cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Thực tế đã không giống thế. Trần Vân đã là người duy nhất đọc một bài phát biểu, và bởi vì nó đã hướng tới Diệu Bang, không ai đã có khả năng để bình luận theo cách này hay cách khác. Ban đầu, cả tôi nữa cũng đã có một số bảo lưu về Diệu Bang về các nỗ lực kinh tế và cũng đã có ý kiến phê phán về cách ông đi quanh đưa ra những nhận xét không cẩn thận. Tuy vậy, rồi đã không nghĩ là thích hợp để nêu các vấn đề như vậy trong hoàn cảnh này, như vậy tôi đã không nói gì.

Vài ngày sau, Đặng Tiểu Bình đã yêu cầu Diêu Y Lâm và tôi đến để nói chuyện. Đặng đã nói rằng ban đầu đã dự định một cuộc họp về Diệu Bang. Nhưng sau khi xem xét tác động có thể có, cuộc họp đã bị huỷ. Ông đã nói rằng Diệu Bang có nhiều thiếu sót cá nhân nhưng vẫn cần được ủng hộ.

Tôi ngay lập tức đồng ý. Tiểu Bình sau đó đã phê phán Diêu Y Lâm, bởi vì trước sự cố này, Diêu Y Lâm và Tống Bình đã viết một bức thư gửi Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và Đặng Tiểu Bình trong đó họ tố cáo Diệu Bang đưa ra những nhận xét không cẩn thận mà không phù hợp với tin thần của đại hội Đảng lần thứ 12. Như một kết quả, Uỷ ban Kế hoạch đã có khó khăn trong thực hiện công việc của nó.

Đặng đã buộc tội Diêu Y Lâm, “Anh đã xả cơn giận của anh trong bức thư!”

Diêu Y Lâm đáp lại ngay, “Vâng, tôi đã.”


* Các Chiến dịch Chống-Tự do hoá, cũng được biết đến như Chiến dịch Chống-Tự do hoá Tư sản, đã được phát động bởi những người bảo thủ trong Đảng trong năm 1987 để chống lại một trào lưu tự do đang tăng lên giữa giới trí thức Trung Quốc.

* Bốn Nguyên tắc Cốt yếu, do Đặng đưa ra trong 1979, đã nhấn mạnh rằng không thể có sự nghi ngờ nào về bốn trụ cột của nhà nước: con đường xã hội chủ nghĩa, nền chuyên chính dân chủ nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, và tư tưởng Marxist–Leninist–Mao Trạch Đông.

“Mặt trận lý luận” nhắc đến các định chế Đảng khác nhau mà đưa ra các lý lẽ lý luận để ủng hộ chính sách. Nó đã thường là chiến trường của những người bảo thủ và các nhà cải cách.

Chiến dịch Chống–Ô nhiễm Tinh thần được khởi động trong năm 1983 để loại bỏ ảnh hưởng Tây phương trong xã hội. Tên ban đầu, Tẩy sạch Ô nhiễm Tinh thần, đã được Đặng Tiểu Bình nói ra, và ngụ ý sự trừng trị nghiêm khắc hơn.

* Một “cuộc sinh hoạt nội bộ Đảng-Party life meeting” (đảng nội sinh hoạt hội-dangnei shenghuo hui) được tổ chức cho các đảng viên của Đảng cộng sản để “trao đổi các ý tưởng và kinh nghiệm, và tiến hành kiểm điểm và tự kiểm điểm.” Theo Điều lệ Đảng, những cuộc họp như vậy được các chi bộ (đảng bộ) đảng tiến hành hai đến bốn lần một năm.

Học giả khai phóng Quách La Cơ đã công bố một bài báo gây tranh cãi năm 1979 trong Nhân dân Nhật báo cho rằng nhân dân phải được phép tranh luận công khai các vấn đề chính trị. Hồ Tích Vĩ đã là tổng biên tập của tờ báo, và Vương Nhược Thủ là phó tổng biên tập của nó. Hồ Diệu Bang đã bị chỉ trích vì đã không trừng phạt họ như Đặng đã yêu cầu.

* Một cuộc bầu cử địa phương gây tranh cãi đã kích các cuộc phản kháng sinh viên trong nhiều hơn một tá thành phố trong 1986. Những người biểu tình đã đòi các quyền tự do chính trị lớn hơn, mặc dù các cuộc phản kháng của họ đã dẫn đến việc gạt bỏ nhanh hơn Hồ Diệu Bang người đứng đầu khai phóng của Đảng.

* Hồ Diệu Bang đã phục vụ hơn hai mươi năm như bí thư thứ nhất của Liên Đoàn Thành Niên Cộng sản Trung Quốc.

* Bè lũ Bốn Tên nhắc tới một phái cực tả của Đảng Cộng sản Trung Quốc mà đã kiểm soát các cơ quan quyền lực then chốt trong thời gian Cách mạng Văn hoá.

Comments are closed.