Hai nữ nghệ sĩ Việt Nam tại triển lãm mỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 9 (APT9) ở Australia

(Bản dịch và chú thích thêm của Văn Việt)

Ngày 24/11/2018 tại thành phố Brisbane vừa khai mạc Triển lãm Mỹ thuật Châu Á-Thái Bình Dương lần thứ 9 (APT9) ở Australia.

APT là triển lãm quốc tế qui mô lớn tổ chức ba năm một lần do hai Gallery Mỹ thuật hàng đầu của Australia chủ trương (Gallery Mỹ thuật Hiện đại – GOMA và Gallery Mỹ thuật Queensland – QAG).

Triển lãm kéo dài đến 28/4/2019, bao gồm trên 80 nghệ sĩ tạo hình từ trên 30 quốc gia.

Việt Nam có hai nghệ sĩ được mời: Ly Hoàng Ly và Nguyễn Trinh Thi.

Sau đây là những trang giới thiệu hai nghệ sĩ Việt Nam tại triển lãm:

1/ Ly Hoàng Ly

Sinh năm 1975 tại Hà Nội, sống và làm việc tại TPHCM, Việt Nam.

Ly Hoàng Ly là một nghệ sĩ đa ngành làm việc xuyên qua các thể loại thơ, vẽ, video, trình diễn và sắp đặt. Chị học sơn dầu ở Việt Nam, sau đó lấy bằng MFA (thạc sĩ nghệ thuật) về điêu khắc tại Viện Mỹ thuật Chicago. Chị cũng là biên tập viên của một nhà xuất bản cho tuổi trẻ. Các tác phẩm sắp đặt của Ly thường kết hợp với trình diễn hay hành động; tác phẩm của chị nói về những trải nghiệm sinh nở, kinh kỳ của phụ nữ bằng một ngôn ngữ thể chất, cũng như làm nổi bật những xúc cảm nhân văn và mối quan hệ của chúng ta với nơi chốn và thiên nhiên. Một dự án tiếp diễn từ năm 2011 nói về chủ đề nhập cư, dựa trên trải nghiệm riêng của chị, một người mẹ trẻ sống ở Chicago và dựa trên lịch sử chuyển tiếp và đứt gãy của Việt Nam. Việc nhắc lại các mô típ thuyền, nhà và nước cho phép chị biểu đạt những ý tưởng về mái nhà và sự di chuyển, sự mong manh của ký ức, và tầm quan trọng của cộng đồng và mối giao kết người với người.

Ly Hoàng Ly đã được mời tham dự khai mạc triển lãm và có ba cuộc trò chuyện về tác phẩm tại Brisbane và Melbourne.

2/ Nguyễn Trinh Thi

Nguyễn Trinh Thi xếp liền kề những phối cảnh phi hư cấu với những bộ phim nổi tiếng, những bức hình chụp tìm được, và những thước phim chị tự quay để tạo ra những bộ phim giàu suy tưởng, điều tra những cách thể hiện con người và nơi chốn qua truyền thông bằng điện ảnh. Chị học báo chí, điện ảnh về dân tộc học và quan hệ quốc tế; tiến trình biên tập và nhìn nhận vị trí quyền lực của người nghệ sĩ đằng sau ống kính đã tạo cho tác phẩm của chị chiều sâu và sự phức hợp. Nguyễn bắt đầu làm phim từ năm 2005 và thường nói về những câu chuyện đặc thù của Việt Nam vốn bị bỏ qua hay diễn giải sai lạc. Trong đó có sự tập chú vào những nhân vật của Đạo Mẫu, của cộng đồng và kỹ thuật Chăm, như tạo ra “những chân dung” điện ảnh, nhắm làm cho chủ đề này lôi cuốn trở lại…

Bộ phim Fifth Cinema, với một tuyên ngôn lặng kẽ “Tôi là một người làm phim, như bạn biết đấy”. Tuyên ngôn ấy, và những gì tiếp theo của nhà làm phim người Maori Barry Barclay, người đã chế ra thuật từ “Fourth Cinema” để phân biệt điện ảnh của người thổ dân với cái khung đã định hình “First, Second và Third Cinema”, đã cung cấp cấu trúc cho bộ phim luận đề của Nguyễn… sử dụng ngôn từ viết và đặt liền kề những hình ảnh động của con gái mình với những hình ảnh tư liệu cũ của những người phụ nữ Việt Nam nhìn qua ống kính của các “sĩ quan tàu chiến”, bộ phim chầm chậm đưa người xem qua câu chuyện kể về chủ nghĩa thực dân, tính bản địa và những giới hạn của điện ảnh trong việc thể hiện lại cuộc sống thật.

https://www.qagoma.qld.gov.au

https://www.youtube.com/user/queenslandartgallery

1

2

3

4

5

Ly Hoàng Ly và các tác phẩm của chị tại triển lãm.

6

7

Chân dung Nguyễn Trinh Thi và bức hình trích trong phim Fith Cinema.

Comments are closed.