Thơ Günter Kunert

Phạm Kỳ Đăng dịch

 

clip_image0024_thumb5

 

VỚI NHỮNG CON CÁ

 

Dạy cho những con cá

biết bay. Rồi sau không thỏa mãn

đạp vào chúng

bởi vì thiếu đi

tiếng hát.

 

LAIKA

 

Trong một khối cầu kim loại

tốt nhất, chúng ta có,

ngày lại ngày một con chó

đã chết bay quanh trái đất

như cảnh báo

rằng có thể một lần

năm này qua năm khác

bay vòng quanh mặt trời,

chất nặng một loài người đã chết,

ấy trái đất hành tinh

tốt nhất, chúng ta có.

 

 

VÀO XỨ SỞ NGÀY MAI

 

Nền đất mỗi bước chân không quen biết

Anh cảm sự thực: không gì khác kinh hoàng

Những kẻ bị áp giải, không hơn nữa sứ thần

Đã mất con đường, cầu vịn và tin cậy

Vào sự về nhà tốt lành hẳn vậy

Những gì chờ anh, phải lựa hàng ngày

Và gắng hết sức để quên lãng:

Rằng anh đã trên đường tới tương lai.

 

 

VỀ ĐÊM

 

Những người chết treo trên cây cối

như lá cây, họ đưa nhẹ trong mê

nhiều giấc mơ không đếm, từ đó

tưởng niệm đang tỉnh giấc nặng nề.

 

Cứ đêm đêm bản thể họ trở lại

từ một nơi nào đó không hay.

Chỉ có giấc mơ mới có thể giải thoát họ

bởi trong mơ họ mới vui vầy,

 

Và trẻ trung, khoan thai, không sợ hãi.

trong mơ tỉnh dậy như kẻ ngủ vùi,

lúc nghỉ bên người  anh em – Thần chết

xa tiểu sử họ cũng như cuộc đời.

 

 

TRỞ VỀ NHÀ

 

Nhận ra anh chỉ có

con chó cũ. Các sinh linh nào đó

Không lầm lẫn đánh hơi cái vị giống chúng.

Chuyến đi mang anh đi tới đâu, anh vẫn còn

nguyên anh vậy. Tôi nghe tiếng vọng lại

những câu tra khảo của Penelope (*),

nghe những truyện cổ của kẻ cầu hôn,

nhưng mà con chó! Không chần chừ

chó dụi đầu vào dưới tay anh mệt rũ .

Câm lặng cản trở hồ nghi.

Tình yêu đích thực đâu cần lời.

Nơi đâu chỉ một chạm là đủ,

thần thánh đã thua

cuộc chơi độc ác của mình.

 

 

VIỄN TƯỢNG BÊN CÂY CẦU OBERBAUM

 

Berlin, mi thành phố muộn của những người chết

xám xịt và lặng yên như trước đó chưa bao giờ

đầy ắp thương đau và nỗ lực

trống không sự sống, chẳng trông chờ

 

sao bất động, đầy ắp sao hoảng sợ

đã bị gạt đi bởi thế giới này

bởi âu lo còn lại những ngày

cứ như bản án vẫn chưa tuyên xử:

 

Mi sẽ đắm chìm và tan rã

cũng như xưa những thành phố khác miền:

Berlin –  chào vĩnh viễn không gặp lại.

Tàn ra tro. Như khói bay lên.

 

DÀNH CHO NHIỀU HƠN TÔI

 

Tôi là kẻ đi tìm

Một con đường

Tới tất cả,

thứ gì nhiều hơn

trao đổi chất

tuần hoàn

nạp thức ăn

tế bào phân rã.

 

Tôi là kẻ đi tìm

một con đường

rộng hẳn

hơn tôi.

 

Không quá hẹp.

Không phải đường-một-người:

Nhưng cũng không phải cung đường

bụi bặm, ngàn lần

chen chúc người qua.

 

Tôi là kẻ đi tìm

một con đường.

Kẻ tìm một con đường

dành cho nhiều

hơn tôi.

 

ĐÊM TRĂNG

 

Tảng vô sinh

Trăng của những đêm băng

Gợi nhớ những cổ tích cay đắng

Tới cuộc tồn sinh đã sống qua lạ lẫm

Xa

Nơi người tru khóc

Thay vì sói

Trên tuyết nhợt

Tới dưới đó lặng câm

 

Sỏi đá nứt tung

Trên đó bóng đen của chúng ta

Đáp xuống

Và loạng choạng di chuyển

Quá nhẹ

Cho gánh nặng của nguồn gốc chúng ta

 

Và nơi đó chúng ta đã đến

Như luôn luôn đến đó

Nơi bất khả tồn sinh;

 

Trong những dụ ngôn không thương xót.

 

©® Phạm Kỳ Đăng và Văn Việt

 

Nguyên tác tiếng Đức:

 

DEN FISCHEN

 

Den Fischen das Fliegen
Beigebracht. Unzufrieden dann
Sie getreten wegen
Des fehlenden Gesanges.

 

 

LAIKA

 

In einer Kugel aus Metall,
Dem besten, das wir besitzen,
Fliegt Tag für Tag ein toter Hund
Um unsre Erde
Als Warnung,
Daß so einmal kreisen könnte
Jahr für Jahr um die Sonne,
Beladen mit einer toten Menschheit,
Der Planet Erde,
Der beste, den wir besitzen.

 

 

INS MORGENLAND

 

Der Boden jedem Schritte unbekannter.
Du spürst die Wahrheit: Nichts als Grauen.
Schon Deportierter, nicht mehr Abgesandter.
Verloren Weg und Steg und das Vertrauen
an jede gute Heimkunft unterdessen.
Was dich erwartet, mußt du täglich lesen
und mühst dich ab, es zu vergessen:
Daß du zur Zukunft unterwegs gewesen.

 

 

ZUR NACHT

 

Die Toten hängen in den Bäumen
wie Blätter und sie schwanken sacht
in vielen ungezählten Träumen,
aus denen das Gedenken schwer erwacht.

 

Nur nächtlings kehren ihre Wesen
zurück aus einem unbegriffnen Irgendwo.
Allein die Träume können sie erlösen,
denn in den Träumen sind sie wieder froh

 

und jung und ungeängstet: wohlgemut.
In Träumen wachen sie im Schläfer auf,
indessen der bei Todes Bruder ruht,
dem Leben fern wie ihrem Lebenslauf.

 

 

HEIMKEHR

 

Wiedererkannt hat ihn nur
sein alter Hund. Gewisse Geschöpfe
erwittern unbeirrt ihresgleichen.
Reise wohin es dich trägt, du bleibst
dennoch derselbe. Ich höre den Nachhall
von Penelopes inquisitorischen Fragen,
höre die Mär von den Freiern, aber
der Hund! Der Hund gab sich
ohne Zögern unter deine müde Hand.
Schweigen verhindert Mißtrauen.
Wahre Liebe bedarf keiner Worte.
Wo eine Berührung genügt,
haben die Götter
ihr böses Spiel verloren.

 

VISION AN DER OBERBAUMBRÜCKE

 

Berlin du späte Totenstadt
vergraut und still wie nie vorher
der Leiden und der Mühen satt
erwartungslos von Leben leer

 

so reglos und so voller Angst
schon aufgegeben von der Welt
da du um deine Tage bangst
als wär das Urteil nicht gefällt:

 

Du wirst versinken und vergehn
wie andre Städte einstens auch:
Berlin – auf Nimmerwiedersehn.
Verfall zu Staub. Steig auf als Rauch.

 

 

FÜR MEHL ALS ICH

 

Ich bin ein Sucher
Eines Weges.
Zu allem was mehr ist
Als
Stoffwechsel
Blutkreislauf
Nahrungsaufnahme
Zellenzerfall.

Ich bin ein Sucher
Eines Weges
Der breiter ist
Als ich.

Nicht zu schmal.
Kein Ein-Mann-Weg:
Aber auch keine
Staubige, tausendmal
Überlaufene Bahn.

Ich bin ein Sucher
Eines Weges.
Sucher eines Weges
Für mehr
Als mich.

 

 

MONDNACHT

Lebloser Klotz
Mond eisiger Nächte
der an bittere Märchen erinnert
an fremdes Gelebtwordensein
fern
wo Menschen heulten
anstelle der Wölfe
über blassem Schnee
bis zum verstummen darunter

Geborstenes Geröll
auf dem unsere Schatten
gelandet sind
und sich taumelnd bewegen
viel zu leicht
für die Last unserer Herkunft

auch dort sind wir hingelangt
wie immer dorthin
wo leben unmöglich ist;

In Gleichnisse ohne Erbarmen.

 

Chú thích của người dịch:

 

Günter Kunert (1929-2019): Nhà thơ, nhà văn Đức.

Tiểu sử: *Dưới thời quốc xã học hết Tiểu học, không được học cao hơn vì mẹ người Do thái. *Sau thế chiến học trường Cao đẳng Nghệ thuật tạo hình tại Đông Berlin, vào đảng SED (Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Đức, đảng cộng sản). *Nhiều lần sang phương Tây: 1973 được mời thỉnh giảng tại University of Texas, 1975 tại University of Warwick (Anh). Ông thích người Mỹ bởi sự thiệp liệp và tỉnh táo, yêu nước Ý vì sự quyến rũ gợi cảm và đánh giá cao người Anh vì thể thức giao tiếp vui tươi-chuẩn mực của họ. *Thuộc về những người đầu tiên ký kháng thư phản đối việc tước quốc tịch nhà thơ, ca sĩ Wolf Biermann, ông bị tước đảng tịch. *1979 rời bỏ CHDC Đức, sau một năm trôi dạt, định cư và lập nghiệp tại Karborstel.

Günter Kunert là một trong những nhà văn đương đại đa năng và quan trọng nhất. Ngoài thơ, truyện ngắn và truyện kể, tiểu luận, ký sự, cách ngôn, cổ tích, châm biếm, du ký, kịch tương thanh, ông còn viết nhiều bài giới thiệu các tác gia, và vẽ tranh.

Ông nhận nhiều giải thưởng, có thể kể một số: Giải thưởng Heinrich Mann (DDR, 1962), Giải thưởng Heinrich Heine (1985), Giải thưởng Friedrich Hölderlin (1991), Giải thưởng viết tiểu luận Ernst Robert Curtius (1991), Giải thưởng Georg Trakl (1997), Giải thưởng của Hợp tuyển Frankfurt (2011).

 

(*) Penelope là vợ của Odysseus trên đảo Ithaca, người anh hùng đã triệt hạ được thành Troia, nhân vật chính trong Sử thi Odysseus của Homer.

 

Với Kunert, văn học Đức sau chiến tranh, mà đặc biệt quê hương Berlin của ông đã mất đi một nhà biên niên sử chia cắt nước Đức, và một con người tuyệt vời can trường giơ trán đương đầu lại hệ thống trong miền Đông nước Đức. Kunert xứng giá là một trong những nhà văn đương đại toàn diện và quan trọng nhất. Một tiếng nói văn chương quan trọng lặng tiếng. Tác phẩm văn chương ấn tượng sẽ tiếp tục gợi nhớ về về ông (Michael Müller – Thị trưởng Berlin).

 

Với gần 60 ấn phẩm Günter Kunert là một trong những tác gia sung sức nhất của Đức… Tác phẩm bao trùm của ông được tưởng nhớ bằng nhiều giải thưởng và bằng sự công nhận trên trường quốc tế. Những bài thơ, tiểu luận, tiểu thuyết, du ký của ông đã chuyển dịch tình trạng khó xử của trí thức thế kỷ 20 sang một bình diện thơ ca của chủ nghĩa cá nhân bị dồn vào chân tường giữa toàn trị và khát vọng tự do, giữa cảm thức bất hạnh và sự bất lực (Neue Zücher Zeitung).

 

Có thể xem thêm: Hợp tuyển Frankfurt (Kỳ 7) trên Văn Việt – ND

Comments are closed.