Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 6)

Nguyễn Quang A dịch

PHẦN 3

GỐC RỄ CỦA BỘT PHÁT KINH TẾ TRUNG QUỐC

1. Những Quan điểm Mâu thuẫn ở trên Đỉnh

Triệu đã nổi lên xuất chúng đầu tiên như thế nào? Sự nghiệp chính trị quốc gia của ông đã cất cánh sau khi ông giành được lời ca ngợi lan rộng vì việc khởi xướng những cải cách nông thôn sáng tạo tại Tứ Xuyên với tư cách bí thư Tỉnh uỷ trong giữa-những năm 1970. Ông đã trở thành uỷ viên dự khuyết của Bộ Chính trị trong 1977 và trong vòng ba năm trở thành Thủ tướng của Trung Quốc, phụ trách công việc kinh tế của quốc gia.

Triệu nói về nỗ lực để khôi phục nền kinh tế của Trung Quốc sau tổn thất do các chính sách của Mao gây ra. Ông cũng thảo luận vai trò của ông trong việc hoà giải các xung đột thi thoảng giữa lãnh tụ tối cao Đặng Tiểu Bình, kiến trúc sư của các cải cách kinh tế của Trung Quốc, và Trần Vân, một lão thành được kính trọng người đã muốn hành động cẩn trọng hơn.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 [mà trong năm 1978 đã khởi động thời đại cải cách], đã có hai quan điểm giữa những người trong ban lãnh đạo trung ương. Ngay cả trước đó, là công bằng để nói đã có hai quan điểm: một được đại diện bởi Đặng Tiểu Bình và quan điểm khác bởi Trần Vân.

Đặng đã tin vào việc mở rộng nền kinh tế với một sự nhấn mạnh đến tốc độ và sự mở cửa ra với thế giới bên ngoài, chấp nhận các cải cách theo hướng một nền kinh tế thị trường. Trần Vân đã giữ cách tiếp cận của Kế hoạch 5 Năm lần thứ Nhất trong những năm 1950; nhóm này đã khăng khăng về một nền kinh tế kế hoạch và đã có những bảo lưu về chương trình cải cách.

Sau hơn mười năm của sự tới-lui giữa hai quan điểm, ý tưởng của Đặng đã thắng thế và được ngày càng nhiều người chấp nhận. Thực tế đã chứng minh rằng nó đã đúng.

[Hồ] Diệu Bang và tôi về cơ bản đã ở cùng bên với Đặng Tiểu Bình. Lí Tiên Niệm [lão thành có ảnh hưởng] đã hoàn toàn ở bên của Trần Vân, và thậm chí cực đoan và ngoan cố hơn. Sự phân biệt chính giữa ông và Trần Vân là, Trần Vân thành thật tin vào quan điểm của ông, còn Lí Tiên Niệm nghĩ nhiều hơn về cách tiếp cận nào có thể có lợi hay có hại cho cá nhân ông. Trong thời gian Cách mạng Văn hoá, về cơ bản ông đã chịu trách nhiệm về kinh tế. Cùng với Dư Thu Lí, người đứng đầu Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trong thời gian dài, hai người này đã chịu trách nhiệm về nền kinh tế.

Việc này gồm hai năm ngay sau sự sụp đổ của Bè lũ Bốn tên [trong năm 1976], khi họ thực hiện một “chiến dịch nhịp độ nhanh toàn lực” mà đã gây ra những bất cân bằng kinh tế và đã đặt những mục tiêu không thể đạt được về nhập khẩu các dự án lớn với cái gọi là “Đại Nhảy Vọt Nhập khẩu.” Tất cả việc này đã được làm dưới sự lãnh đạo của ông và Dư Thu Lí.

Khi các cuộc cải cách tiến triển, Lí Tiên Niệm, cảm thấy rằng công việc của ông đã bị bác bỏ, thường đã bày tỏ sự không hài lòng bằng {việc đưa ra} các ý niệm như “Nếu bất cứ thứ gì được làm bây giờ đều đúng, thì công việc quá khứ có đều sai?” Ông đã luôn luôn chống đối cải cách và thường phàn nàn về nó.

Những người khác ủng hộ quan điểm của Trần Vân đã gồm Diêu Y Lâm, người muộn hơn đã kế tục Dư Thu Lí như chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước. Ông đã là Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm về các chính sách kinh tế chung trong Quốc Vụ Viện.

Tôi đã luôn luôn hoàn toàn ủng hộ cải cách của Đặng. Quả thực, tôi đã vô cùng nhiệt tình về nó và đã làm việc hết sức để thực hiện nó. Tuy vậy, tôi đã có những sự bảo lưu về sự nhấn mạnh của Đặng đến tốc độ. Tất nhiên, nếu mọi thứ khác diễn ra tốt đẹp và nền kinh tế chạy suôn sẻ, thì nhanh hơn là tốt hơn; chẳng ai có thể phản đối điều đó. Tuy vậy, xu hướng sai lầm quá khứ của chúng ta để tập trung vào việc theo đuổi các giá trị đầu ra đã dạy chúng ta rằng một sự quá nhấn mạnh đến nhịp độ có thể dẫn đến một sự theo đuổi mù quáng các mục tiêu cao và tốc độ, làm tổn hại đến hiệu quả.

Các mục tiêu sản xuất của tôi đã tương đối khiêm tốn và tôi đã nhấn mạnh đến hiệu quả kinh tế. Đặng đã hiểu quan điểm của tôi về vấn đề này. Đã không có sự xung đột nào.

Về vấn đề cải cách, [Hồ] Diệu Bang và tôi đã có cùng quan điểm cơ bản. Cả hai chúng tôi đã nhiệt tình. Tuy vậy, chúng tôi đã có những sự khác biệt về các bước cụ thể, những cách tiếp cận, và các phương pháp—đặc biệt về vấn đề tốc độ, Diệu Bang đã thậm chí hung hăng hơn Đặng. Đặng đã chỉ muốn các thứ có thể chạy nhanh hơn. Diệu Bang đã thúc đẩy quan niệm một cách tích cực ở mọi nơi và đã đòi rằng người dân làm các thứ như “tăng gấp bốn, trước thời hạn.” Vì tôi đã chịu trách nhiệm về toàn bộ công việc kinh tế, sự khác biệt giữa những cách tiếp cận của chúng tôi đã hiển nhiên.

Về phần Đồng chí Trần Vân, tôi đã vô cùng kính trọng ông trong những năm khi tôi bắt đầu làm việc trong ban lãnh đạo trung ương. Tôi đã cảm thấy rằng trong thế hệ các lãnh đạo già hơn, Đồng chí Trần Vân đã là người hiểu sâu sắc nhất về nền kinh tế; ông đã có những sự thấu hiểu độc nhất và sắc sảo. Kế hoạch 5 Năm đầu tiên của ông đã rất thành công; tất nhiên, nó đã dựa vào mô hình kinh tế Soviet. Sau 1957, ông đã khăng khăng về việc suy nghĩ độc lập, và ông đã không đồng ý với Đại Nhảy Vọt của Mao Chủ tịch.* Vào lúc đó khi toàn bộ Đảng bị hoang tưởng, đã là không dễ để giữ vững những quan điểm riêng của ông. Hơn nữa, sau Ba Biến đổi trong những năm 1950, ông [Trần] đầu tiên đã đề xuất rằng bên trong nền kinh tế chủ yếu kế hoạch, phải cho phép một lượng nhỏ quyền tự do. Ông đã tin vào việc cho phép một thị trường càng sống động càng tốt bên trong một nền kinh tế kế hoạch. {Mô hình nền kinh tế “lồng chim” nổi tiếng của ông với kế hoạch như chiếc lồng, nhưng bên trong chiếc lồng lớn các con chim – các tổ chức kinh tế – tự do bay nhảy bên trong lồng theo cơ chế thị trường}.

Việc này đã không dễ, vì lúc đó Đảng đã quyết tâm để mở rộng vai trò của kế hoạch hoá cho đến khi nó chiếm toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, trong năm 1962 khi nền kinh tế bị khủng hoảng, ông đã cứu tình hình. Ông đã tiến hành các biện pháp rất hiệu quả, kể cả tăng giá đường, nhập khẩu đậu nành, và chống lại dịch giữ nước do nạn đói gây ra. Ông đã xoay chuyển tình hình một cách nhanh chóng. Tất nhiên, các cố gắng cũng được Đồng chí Lưu Thiếu Kỳ [Chủ tịch nước Trung Quốc từ 1959 đến 1968] và Thủ tướng Châu [Ân Lai, Thủ tướng Trung Quốc từ 1949 đến 1976] tiến hành, nhưng Đồng chí Trần Vân đã đề xuất nhiều trong số các biện pháp này.

Sau khi tôi chuyển về Bắc Kinh, tôi đã đồng ý với sự phản đối của ông đối với sự quá nhấn mạnh đến tốc độ, để tránh những biến động kinh tế lớn. Và ông đã bày tỏ sự ủng hộ cho cải cách kinh tế đô thị của tôi nhắm đến làm nhẹ sự dựa vào nhà nước cho các việc làm và mở rộng sự tự trị cho các doanh nghiệp. Trong vài năm đầu, hai chúng tôi đã có một mối quan hệ tốt. Tôi thậm chí đã có khả năng để dàn hoà và làm dịu sự liên lạc giữa Đặng và Trần. Từ khi tôi đã chịu trách nhiệm về nền kinh tế, tôi đã xin ý kiến của cả hai người và sau đó đề xuất các ý tưởng riêng của tôi. Chúng đã chủ yếu dựa vào các ý kiến của Đặng, trong khi cũng đưa các ý kiến của Trần Vân vào sự cân nhắc. Kết quả đã là, hai người họ đã có thể đạt sự đồng ý.

Các vấn đề đã nảy sinh khi cải cách đã sâu hơn. Các vấn đề mới đã nổi lên khi chúng tôi đẩy tới, nhưng các ý tưởng của Trần Vân đã vẫn không thay đổi. Bên trong Đảng, các quan điểm của Đồng chí Trần Vân về nền kinh tế đã được xem là có tinh thần cởi mở trong những năm 1950 và những năm 1960. Nhưng khi ông cố chấp trong niềm tin của ông vào “một lượng nhỏ quyền tự do dưới một nền kinh tế kế hoạch chủ yếu” hoặc “nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là bổ trợ,” ông đã ngày càng trở nên lạc giọng với các mục tiêu tổng thể của cải cách và thực tế của thời đại. Khoảng cách giữa chúng tôi đã trở nên lớn hơn.

2. Một sự Thoái lui Sớm

Thách thức lớn đầu tiên của Triệu với tư cách Thủ tướng là một biện pháp, được hai lão thành Đảng đưa ra, để làm chậm nền kinh tế để tránh lạm phát. Mặc dù Triệu đại thể chấp thuận biện pháp, ông nếm vị trực tiếp của việc các công cụ hành chính của kế hoạch hoá tập trung có thể cứng nhắc đến thế nào.

Trong năm 1979 và 1980, một sự điều chỉnh lại đã được tiến hành dưới sự lãnh đạo của Đồng chí Trần Vân để hiệu chỉnh những sự mất cân đối trong nền kinh tế. Uỷ ban Trung ương đã lập ra một Uỷ ban Kinh tế và Tài chính, và Đồng chí Tiểu Bình đã thúc ép Trần Vân lãnh đạo nó. Việc này đã xảy ra trước khi tôi đến Bắc Kinh. Muộn hơn, dưới sự lãnh đạo của tôi, tên của nhóm đã được đổi thành Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương.

Mục tiêu của việc điều chỉnh lại kinh tế hai năm đã để hiệu chỉnh các vấn đề nổi lên trong thời gian lãnh đạo của Lí Tiên Niệm [Phó Thủ tướng chịu trách nhiệm về công việc kinh tế] và Dư Thu Lí [Phó Thủ tướng]. Dư Thu Lí và Khang Thế Ân [một Phó Thủ tướng khác] đã phê phán và cơ bản đã phản đối sự điều chỉnh lại. Điều đó giúp giải thích vì sao Dư Thu Lí muộn hơn đã bị thay đổi vị trí khỏi Uỷ ban Kế hoạch hoá Kinh tế và được thay bằng Diêu Y Lâm.

Sau sự điều chỉnh lại hai năm 1979 và 1980, một sự điều chỉnh lại thêm nữa đã được đề xuất cho 1981. Đấy đã là vấn đề lớn đầu tiên tôi chạm trán vào lúc nhận sự lãnh đạo Quốc Vụ Viện.

Khi Kế hoạch 5 Năm lần thứ sáu được thảo luận trong tháng Năm và tháng Sáu 1980, tôi đã hy vọng tăng gấp đôi quy mô của nền kinh tế trong vòng mười năm. Mục tiêu đã là đạt sự tăng trưởng 5 phần trăm đến 6 phần trăm từ 1980 đến 1985, và sau đó sự tăng trưởng tương đối nhanh hơn trong 5 năm tiếp theo.

Tuy vậy, khi Uỷ ban Kế hoạch soạn thảo kế hoạch cho 1981, nó đã phát hiện rằng thâm hụt tài chính đã vượt 10 tỷ nhân dân tệ trong 1979 và 1980, và nó dự đoán rằng thâm hụt 1981 sẽ cũng cao. Đồng thời, giá cả đang tăng lên, gây ra những lời phàn nàn lan rộng.

Khi Trần Vân được biết về tình hình, ông đã gợi ý rằng chúng ta đạt cả một sự cân bằng tài chính và một sự cân bằng tín dụng trong 1981. Ông đã tin rằng sẽ là tốt hơn để hy sinh sự tăng trưởng nhanh nhằm để thiết lập một sự cân bằng tài chính. Ông đã lo rằng các khoản thâm hụt từ năm này sang năm khác sẽ dẫn đến lạm phát xấu hơn. Lí Tiên Niệm đã đi xa hơn, gợi ý rằng không chỉ ngân sách phải được cân bằng, mà phải có một thặng dư. Vì hai người đã có kinh nghiệm lâu đời trong việc hoạch định chính sách kinh tế, sự điều chỉnh lại thêm đối với nền kinh tế trong năm 1981 đã trở thành một điều chắc chắn. Điều này đã có nghĩa là giảm quy mô các kế hoạch cho các dự án xây dựng, và làm chậm nhịp độ phát triển.

Kế hoạch kinh tế được xét lại của Uỷ ban Kế hoạch đã được trình cho một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị để thảo luận vào ngày 28 tháng Mười Một. Sau khi Tiểu Bình, Trần Vân, và Lí Tiên Niệm đã chấp thuận, nó đã được thông báo toàn quốc qua một cuộc Họp Công tác Uỷ ban Trung ương vào ngày 26 tháng Mười Hai với các lãnh đạo tỉnh và thành phố tự quản tham dự.

Với những cải cách đem lại những năm liên tiếp được mùa và một thị trường sôi động, các tiêu chuẩn sống đã tăng lên. Dưới những điều kiện tốt như vậy, nhiều Đồng chí khắp nước đã thấy sự điều chỉnh là không cần thiết. Sự điều chỉnh đã có nghĩa là một số hợp đồng với các công ty nước ngoài sẽ phải bị xét lại; thiết bị đã được giao cho các dự án nào đó sẽ phải đưa vào trong kho.

Như một kết quả, đã có bàn tán nào đó ở nước ngoài về nền kinh tế Trung Quốc đang trong rắc rối. Đã có lời khen ngợi ở nơi khác. Từ các tài liệu mà tôi đã đọc, chỉ Nhật Bản đã tin rằng sự điều chỉnh lại đã là cần thiết để đặt nền kinh tế đi đúng hướng.

Trần Vân và Lí Tiên Niệm đã đề xuất sự điều chỉnh lại. Mặc dù Đặng Tiểu Bình đã đồng ý tại cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và đã trình bày một bài phát biểu về việc đó tại cuộc Họp Công tác Uỷ ban Trung ương, nó đã không phải là cái ông thực sự muốn. Ông đã không vui để ngưng các dự án nhập khẩu lớn và đưa thiết bị vào kho. Ông đã đồng ý với quan điểm của Trần Vân và Lí Tiên Niệm chỉ để chứng tỏ sự ủng hộ của ông cho Trần Vân.

Cho đến lúc đó, Đặng Tiểu Bình vẫn đã xem Trần Vân là người ra quyết định chính về các vấn đề kinh tế. Trong tâm trí của ông, hàng thập kỷ kinh nghiệm đã cho thấy rằng Trần Vân đã có sự hiểu biết sâu nhất về các vấn đề kinh tế và đã thông thái hơn ông. Cho dù tình hình đã không theo ý thích của ông, ông đã bày tỏ sự ủng hộ cho Trần Vân.

[Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Hồ] Diệu Bang đã không nói gì tại cuộc họp. Theo ý tôi, ông đã không hoàn toàn đồng ý nhưng đã thấy khó để bày tỏ sự phản đối, vì hai lão thành đã đề xuất biện pháp và người khác đã phải đồng ý với nó. Tuy vậy, sau một năm trôi qua, trong mùa xuân 1982, khi Diệu Bang đi thăm các tỉnh để kiểm tra, ông đã nói “sự điều chỉnh lại 1981 đã khiến cho nền kinh tế chìm xuống.” Tất nhiên, khi câu này đến tai Trần Vân, ông đã không vui.

Mặc dù tôi là lãnh đạo của Nhóm Lãnh đạo Kinh tế và Tài chính Trung ương, tôi đã chỉ vừa gia nhập ban lãnh đạo trung ương và đã vẫn chưa quen với tình hình kinh tế quốc gia. Tôi đã chân thành tin Trần Vân. Cho dù ý kiến của ông đã khác ý tưởng của tôi về “tăng gấp đôi trong mười năm,” tôi đã đồng ý với ý tưởng của Đồng chí Trần Vân. Nhìn lại, sự điều chỉnh lại thêm đã là cần thiết, và những kết quả cuối cùng đã là tốt.

Trong một thời gian sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, nền kinh tế của chúng ta đã vẫn trong một lỗ hổng. Trong nhiều năm—trước và trong Cách mạng Văn hoá—chúng ta đã tụt hậu về nhiều khía cạnh, kể cả xây dựng đô thị, nông nghiệp, và các tiêu chuẩn sống của nhân dân. Để chuyển sang một trạng thái kinh tế lành mạnh hơn, chúng ta đã phải đi qua một quá trình “học lại.” Trong tình hình này, đã là không thể để đạt sự phát triển kinh tế nhanh. Cũng đã chẳng thể để tiến hành việc xây dựng hạ tầng quy mô lớn.

Thí dụ, nhằm để làm sống lại nền kinh tế nông thôn và nâng cao các khuyến khích cho các nông dân, giá của các hàng hoá nông nghiệp được tăng lên. Mục tiêu đã là để làm giảm khoảng cách thu nhập đô thị-nông thôn. Tôi vẫn ở Tứ Xuyên khi chính sách được đưa ra, và tôi đã tham gia trong thảo luận. Đã có hai điểm then chốt. Thứ nhất, các giá cho các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm nông thôn khác phải được nâng lên, hoặc khác đi các nông dân sẽ không có khuyến khích để sản xuất. Thứ hai, mặc dù lúc đó đã là không thể để bỏ độc quyền nhà nước về các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm nông thôn khác, các định mức cho việc thu mua bắt buộc đã phải được giảm đi, đặc biệt trong những vùng sản xuất ngũ cốc chính. Trong nhiều năm, các định mức đó đã quá cao. Các nông dân đã phải làm việc quá vất vả để đáp ứng chúng.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, đã có những vụ thu hoạch tốt nhiều năm liên tiếp: 1979, 1980, 1981, 1982, 1983, và 1984. Các vùng nông thôn đã trải nghiệm một sự phát đạt mới, phần lớn bởi vì chúng ta đã giải quyết vấn đề về “những ai canh tác sẽ có đất” bằng việc thực hiện một chính sách “giao khoán đất nông thôn”. Tình hình cũ, nơi các nông dân là các nhân viên của một nhóm sản xuất, đã thay đổi; các nông dân đã bắt đầu gieo trồng cho chính họ.

Năng lực nông thôn được giải phóng trong những năm đó đã là kỳ diệu, vượt xa những gì bất kỳ ai đã có thể tưởng tượng. Một vấn đề tưởng là không thể giải quyết nổi đã tự thực hiện trong thời gian chỉ vài năm. Tình hình thực phẩm nghiêm trọng đến vậy một thời đã trở thành một tình trạng nơi, vào năm 1984, các nông dân thực sự đã có nhiều ngũ cốc hơn họ đã có thể bán. Các kho ngũ cốc nhà nước đã được chất đầy từ chương trình thu mua hàng năm.

Hai nhân tố khác đã đóng góp cho sự thay đổi. Một đã là giá được nâng cao của các sản phẩm nông nghiệp. Các nông dân đã có thể có lợi nhuận từ việc trồng trọt. Nhân tố khác đã là sự giảm về các chỉ tiêu cho sự thu mua bắt buộc của nhà nước, mà đã có nghĩa là lấy ít thực phẩm hơn khỏi miệng của các nông dân.

Trong hơn hai thập niên, các nông dân đã không có đủ để ăn sau khi giao ngũ cốc họ sản xuất ra cho nhà nước sau mỗi vụ gặt. Tất nhiên, lý do mà chúng ta có thể đưa ra chính sách mới này đã bởi vì Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11 đã quyết định rằng Trung Quốc có thể nhập khẩu ngũ cốc. Đồng chí Trần Vân đã nói các khoản nhập khẩu được cho phép sao cho cây công nghiệp có thể được duy trì, nhưng trong thực tế, các khoản nhập khẩu đã thoả mãn các nhu cầu tiêu thụ đô thị, bằng cách ấy làm giảm các chỉ tiêu thu mua bắt buộc ở nông thôn [được mua một phần cho các thị trường đô thị]. Số lượng nhập khẩu ngũ cốc đã khổng lồ trong những năm đó, giữa 10 triệu và 20 triệu tấn. Các khu vực sản xuất ngũ cốc chính đã có thể bán ngũ cốc dư của họ với một giá cao hơn và kiếm lợi nhuận. Cùng nhau, tất cả những thứ này đã cho các vùng nông thôn sự phát đạt lập tức.

Việc thực hiện những chính sách này đã đến với một cái giá phải trả. Trong khi giá cả của các sản phẩm nông nghiệp đã tăng lên, giá cả thực phẩm đô thị đã không thể tăng lên ngay lập tức, vì những người lao động đô thị đã có sức mua hạn chế. Vì thế chúng ta đã phải tài trợ các khoản bao cấp thêm cho các sản phẩm nông nghiệp và các sản phẩm nông thôn khác {ở các thị trường đô thị}. Đồng thời, đã cần ngoại tệ để nhập khẩu ngũ cốc, mà đã tác động đến nhập khẩu máy móc. Thêm vào, nhà ở đô thị đã cần được mở rộng. Và vì các nhà máy bây giờ đã có sự tự trị hơn, lương và thưởng của những người lao động đã tăng thêm. Tất cả việc này đã kéo theo chi tiêu thêm. Nhưng tất cả những thứ này đã là phần của quá trình phục hồi, mà đã lát đường cho tình hình tốt của các năm sau.

Sau Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá 11, thu nhập tài chính của nước chúng ta đã giảm từ từ theo tỷ lệ của tổng sản phẩm quốc gia (GNP), trong khi các khoản chi tiêu đã tăng lên đều đặn, như thế dẫn đến một khoản thâm hụt. Đấy là cái giá chúng ta đã phải trả; nó đã là bình thường và có thể giải quyết được. Trong năm 1984, tôi đã bắt đầu đề xuất một sự tăng từ từ tỷ lệ thu-trên-GNP. Để giảm thâm hụt, chúng ta đã tạm thời giảm quy mô xây dựng hạ tầng cơ sở và giảm nhịp độ phát triển kinh tế. Đã không có lựa chọn nào khác.

Nếu giả như chúng ta đã bỏ qua tình hình và đã phát động một “chiến dịch nhịp điệu nhanh dốc toàn lực,” chúng ta đã có thể phải đối mặt lạm phát cao nghiêm trọng và đặt sự căng thẳng lớn hơn lên các nông dân và các công nhân. Những sự điều chỉnh lại trong 1979 và 1980 và lần nữa trong 1981 đã là cần thiết. Như một kết quả của những sự điều chỉnh lại 1981, khu vực nông nghiệp đã tiếp tục có được các vụ thu hoạch lớn, thị trường đã tiếp tục thịnh vượng, và nền kinh tế quốc gia đã không cho thấy sự tăng trưởng âm nào. Ngược lại, nền kinh tế đã tăng với tỷ lệ hàng năm 4 phần trăm. Và khi sự điều chỉnh lại đã sâu hơn trong 1981, tăng trưởng đã tăng lên. Tốc độ tăng trưởng trong quý đầu đã tương đối thấp, quý hai đã khá hơn, quý ba đã cao hơn, và quý bốn đã cao hơn đáng kể. Điều này chứng tỏ sự điều chỉnh lại đã là tốt và nền kinh tế đã phục hồi.

Đây là cách chúng ta đã giữ nền kinh tế phát triển: bằng giảm quy mô các dự án hạ tầng cơ sở và giảm công nghiệp nặng, sản xuất sắt và thép, và sản xuất máy móc; bằng mở rộng các ngành công nghiệp nhẹ như các sản phẩm tiêu dùng và hàng dệt trong khi cho phép và cổ vũ các doanh nghiệp tư nhân; bằng việc phát triển các ngành dịch vụ. Các thành phố đã tiếp tục thịnh vượng và các tiêu chuẩn sống đã tiếp tục tăng lên. Các tỷ lệ việc làm đã tăng lên. Cuối cùng chúng ta đã đạt một ngân sách cân bằng và nhân dân nói chung đã hài lòng hơn.

Tuy nhiên, chính sách đã có những thiếu sót của nó. Chúng ta đã vẫn chưa hiệu chỉnh hoàn toàn cách mà theo đó Uỷ ban Kế hoạch cắt bớt các dự án hạ tầng cơ sở, mà đã bị “cắt đều tất cả.” Với hệ thống cũ vẫn còn, đã là khó để không làm vậy, và như thế chúng tôi đã lập các định mức cho mỗi khu vực.

Nhằm để cứu các dự án mà thực sự không được cắt, tuy vậy, tôi đã yêu cầu Uỷ ban Kế hoạch hãy linh hoạt với một phần của ngân sách sao cho chúng ta có thể phục hồi vài trong số các dự án này. Sau việc giảm chi tiêu chung, chúng tôi đã xét lại những việc cắt nào sẽ chịu một tổn thất quá lớn, hay các dự án nào đã có lợi đến mức chúng phải được tiếp tục. Tất nhiên, đã không thể có một số lớn các ngoại lệ, nhưng chúng tôi đã có thể giảm tác động tiêu cực của “việc cắt đều tất cả.”

Tuy nhiên, nhìn lại, sự điều chỉnh lại đã quá hà khắc. Chúng ta phải đưa ra những ngoại lệ cho tất cả các dự án nơi thiết bị đã nhận được rồi hoặc đã cần khẩn cấp và đã có thể được lắp đặt và đưa vào sản xuất nhanh chóng. Việc này đã có chi phí hiệu quả hơn, đặc biệt khi xem xét chi phí lưu kho. Mặc dù một vài trong số các dự này đã tiếp tục lại một năm sau, thời gian và tiền bạc đã bị lãng phí. Một số trong số các dự án đã cần hàng năm để khôi phục.

Lý do chúng ta đã không đưa ra những biện pháp linh hoạt hơn chủ yếu bởi vì chúng ta đã thiếu tiền vốn nội địa đủ để chi trả cho các dự án này; thâm hụt cần được giảm sao cho có thể đạt được cân bằng tài chính. Nó đã là quá máy móc.

Thí dụ, nếu thâm hụt đã không được loại trừ ngay lập tức và một phần ngân sách đã được chi cho các dự án đáng giá, khoản đầu tư đã có thể có lời trong một năm hay khoảng vậy. Và dưới chính sách mở cửa, chúng ta đã có thể giải quyết vấn đề bằng việc vay các khoản vay nước ngoài nhiều hơn. Nhưng Trần Vân đã lo và đã kiên quyết khăng khăng. Ông đã sợ các dự án quá đáng và quá lớn và đã khăng khăng về những sự giảm. Lúc đó, đã có những thứ chúng tôi đã không hiểu rõ, vì chúng tôi đã không có đủ kinh nghiệm.

3. Mở cửa một cách Đau đớn ra Thế giới

Dọc duyên hải, các lãnh tụ Trung Quốc đã lập vài Đặc khu Kinh tế (SEZ) cho thí nghiệm thị trường-tự do. Bằng việc giới hạn các cải cách như vậy cho ít vùng này, các nhà khai phóng Trung Quốc đã tránh các cuộc tranh luận chính trị tốn kém mà đã có thể cản trở bất cứ nỗ lực toàn quốc nào để chấp nhận các chính sách tự do này.

Tuy vậy, khi đã trở nên rõ rằng các SEZ thực sự đang trở thành các vùng tư bản chủ nghĩa biệt lập, Trần Vân chống lại, khởi động “Chiến dịch Đánh Mạnh Chống lại Tội phạm Kinh tế.” Triệu và Hồ Diệu Bang cảm thấy bất lực để chặn lão thành Đảng có ảnh hưởng này.

những đụng độ khác trong những ngày đầu của việc Trung Quốc mở cửa ra với thế giới bên ngoài. Một kế hoạch để cho thuê bất động sản trên Đảo Hải Nam cho một nhà đầu tư nước ngoài, thí dụ, đã kích một cuộc tranh cãi lớn. Nhiều người cho rằng một thương vụ như vậy sẽ làm tổn thương đến chủ quyền của Trung Quốc. Cuối cùng Triệu thuyết phục Đặng Tiểu Bình rằng chẳng có gì để sợ.

Đồng chí Trần Vân đã lo ngại sâu sắc về chính sách mở cửa, và những sự khác biệt của ông với Đặng Tiểu Bình đã khá rõ rệt.

Các Đặc Khu Kinh tế (SEZ) đã được Đặng Tiểu Bình đề xuất. Ông đã phê chuẩn cho Thâm Quyến và Châu Hải ở Tỉnh Quảng Đông và Hạ Môn ở Tỉnh Phúc Kiến, và muộn hơn thêm những cái khác. Trần Vân đã luôn luôn phản đối ý tưởng về các SEZ. Ông đã chẳng bao giờ đặt chân vào bất cứ cái nào trong số chúng. Tôi đã nghe rằng ông đã cử các phái viên đến các SEZ những người lúc đầu đã trở về với các báo cáo tiêu cực, nhưng muộn hơn tích cực hơn. Nhưng ông đã luôn luôn có những nghi ngờ và những sự phản đối.

Tại cuộc họp tháng Mười Hai 1981 của các bí thư tỉnh uỷ và thành uỷ, và trong cuộc nói chuyện của ông với các lãnh đạo của Uỷ ban Kế hoạch những người đã thăm ông trong Lễ hội Mùa xuân, Trần Vân đã nhấn mạnh rằng mục đích chính của các SEZ đã là sự thử nghiệm và học hỏi. Ông đã nói thêm rằng các SEZ không thể được mở rộng thêm chút nào và rằng chúng ta phải chú ý đến các khía cạnh tiêu cực của chúng.

Ban đầu, đã định có nhiều SEZ hơn dọc các vùng duyên hải, kể cả quanh Thượng Hải và ở Tỉnh Chiết Giang. Nhưng Trần Vân đã nói rằng các vùng đó không được lập các SEZ. Vùng này, như Trần Vân diễn đạt, đã nổi tiếng về sự tập trung những kẻ cơ hội những người sẽ, với các kỹ năng giỏi của họ, ngóc lên từ những cái chuồng của chúng nếu được trao cơ hội mong manh nhất. Văn phòng Nghiên cứu của Ban Bí thư do Đặng Lực Quần chỉ huy cũng đã thu thập tài liệu để thử chứng minh rằng các SEZ sẽ tha hoá thành “các vùng nhượng địa nước ngoài.” Tại một thời điểm, những chỉ trích này đã phổ biến, một kết quả của ảnh hưởng của Trần Vân và Đặng Lực Quần.

Về vấn đề đầu tư nước ngoài, Trần Vân đã hoàn toàn bất đồng với [Đặng] Tiểu Bình. Tiểu Bình đã tin vào việc kéo các khoản đầu tư nước ngoài quy mô lớn vào. Ông đã tin là khó cho một nền kinh tế đang phát triển như của Trung Quốc để cất cánh mà không có đầu tư nước ngoài. Tất nhiên, ông đã chỉ giải quyết các vấn đề lớn và đã không can thiệp nhiều như việc này có thể được thực hiện ra sao. Nhưng ông đã ủng hộ tất cả về nó: các khoản vay ưu đãi, các khoản vay không ưu đãi, các liên doanh. Trần Vân đã rất thận trọng về đầu tư nước ngoài. Hồ sơ cho liên doanh Thượng Hải-Volkswagen đã ở trong văn phòng ông một thời gian dài trước khi ông cuối cùng đã có sự ưng thuận của ông.

Trần Vân đã tin trằng đầu tư trực tiếp nước ngoài [FDI] đã không là giải pháp cho sự phát triển của Trung Quốc. Ông thường đã nói rằng các nhà tư bản nước ngoài đã không chỉ tìm kiếm lợi nhuận bình thường, mà “lợi nhuận thặng dư.” Nói cách khác, sẽ là không thể để có được bất cứ lợi ích nào từ FDI. Ông đã thường cảnh báo Cốc Mục, người đã chịu trách nhiệm về ngoại thương và công việc kinh tế, để nâng mức cảnh giác. Ông đã nói rằng các khoản vay ưu đãi được các thực thể nước ngoài dành cho Trung Quốc đã là cho việc mua thiết bị. Tuy các khoản này có vẻ là ưu đãi, mục tiêu [cho các công ty nước ngoài] đã là để xuất khẩu các sản phẩm và tiền chiết khấu trong các khoản cho vay đã được bù trong lợi nhuận bán các sản phẩm. Khi nhận các khoản cho vay như vậy, chúng ta không có quyền tự do nào để lựa chọn, mà phải buộc mua các sản phẩm được chỉ định. FDI mà không có những hạn chế chi tiêu đã đến với các lãi suất rất cao, mà chúng ta không thể chịu nổi.

Ông đã cũng phê phán các liên doanh. Tôi đã cảm thấy rằng những suy nghĩ của Trần Vân đã bị sa lầy vào các từ ngữ lý luận về “tư bản-tài chính” được thấy trong Về Chủ nghĩa Đế quốc của Lenin. Sau khi những cải cách đã được khởi động, ông đã đọc Về Chủ nghĩa Đế quốc của Lenin lần nữa. Một lần ông đã nói với tôi rằng sự mô tả đặc trưng của Lenin đã vẫn có căn cứ, và rằng chúng ta vẫn đang ở trong thời đại của chủ nghĩa đế quốc.

“Chiến dịch Đánh Mạnh Chống lại Tội phạm Kinh tế” đã bắt đầu trong các vùng duyên hải trong tháng Giêng 1982. Tôi đã bắt đầu với một thông báo khẩn được gửi nhân danh Uỷ ban Trung ương, và nó sẽ có những hậu quả to lớn. Vào lúc đó tôi đã ở Chiết Giang. Tôi đã biết muộn hơn rằng chiến dịch đã bắt đầu trong sự đáp lại một báo cáo về các hoạt động buôn lậu ở Quảng Đông mà đã được gửi cho Uỷ ban Kỷ luật Trung ương.

Về tài liệu Trần Vân đã viết một bức thư ngắn, kêu gọi “một cú đánh mạnh và kiên quyết, giống một cú sét.” Sau đấy, [Tổng Bí thư Đảng Hồ] Diệu Bang đã chủ toạ một cuộc họp Ban Bí thư và đã ra thông báo khẩn cấp. Trong tháng Ba, sau khi tôi quy về Bắc Kinh, Uỷ ban Trung ương đã tổ chức một hội nghị chuyên đề đặc biệt về các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến và đã phổ biến một tóm tắt khắp cả nước, chỉ đạo các khu vực khác để hành động theo tinh thần của tài liệu. Trong tháng Tư, Uỷ ban Trung ương và Quốc Vụ Viện lại ban hành một “Nghị quyết để Đánh Mạnh Chống lại các Hoạt động Tội phạm Kinh tế Nghiêm trọng.”

Trong 1981, các cải cách đã vẫn còn mới. Chiến dịch toàn quốc này, được tiến hành trong các vùng duyên hải, đã gây ra thiệt hại to lớn cho chúng. Các cải cách đã làm sống lại nền kinh tế nhưng cũng đã dẫn đến những hoạt động như buôn lậu, đầu cơ, đút lót, và ăn cắp tài sản nhà nước. Nhưng chúng phải được giải quyết trên cơ sở từng trường hợp một.

Thay vào đó, mức độ của vấn đề đã bị đánh giá quá cao và một quyết nghị không thích hợp đã được đưa ra. Các hoàn cảnh không tránh khỏi, mà đã đi cùng những cố gắng để nới lỏng các quy tắc nhân danh việc kích thích nền kinh tế, đã bị mô tả như “những biểu hiện quan trọng của đấu tranh giai cấp trong môi trường mới” và “kết quả của sự phá hoại và làm xói mòn hệ thống của chúng ta bởi những kẻ thù giai cấp sử dụng tư tưởng tư bản chủ nghĩa thối nát.”

Cũng được tuyên bố rằng “các lối sống tư sản đã tăng lên.” Và đã được đề xuất rằng “từ nay trở đi, cuộc chiến đấu chống tha hoá từ các tư tưởng tư sản sẽ được tăng cường. Sự nhấn mạnh được đặt lên việc duy trì sự trong sạch của chủ nghĩa cộng sản trong quá trình cải cách.”

Loại gắn nhãn này và cách mà theo đó chiến dịch được tiến hành đã tác động một cách không thể tránh khỏi đến các vấn đề đang nổi lên với cải cách. Phản ứng thái quá đối với việc buôn lậu ở Quảng Đông và các vùng duyên hải khác đã liên quan đến những sự phản đối và nghi ngờ của Đồng chí Trần Vân đối với cải cách và kích thích kinh tế. Ông đã tin rằng đấy đã là những chính sách nguy hiểm.

Khi việc tấn công chống lại các tội phạm kinh tế được đề xuất, đã được công bố rằng các SEZ cũng phải duy trì “nền kinh tế kế hoạch là chính, những điều chỉnh thị trường là phụ.” Việc này làm cho các SEZ vô nghĩa. Ông [Trần Vân] cũng đã công bố việc tăng cường kiểm soát tập trung đối với ngoại thương: không có hoạt động thương nghiệp hay kinh tế nào với những người nước ngoài trừ các công ty được nhà nước chỉ định và và các công ty này phải theo các quy tắc và thủ tục chính thức. Như một kết quả, một số quyền hạn được giao xuống rồi cho các SEZ đã bị lấy đi. Ông cũng đã định những hướng dẫn cho các định mức tăng lên cho việc nhà nước thu mua bắt buộc các sản phẩm nông nghiệp và nông thôn và một sự giảm các khoản thu mua giá cao. Rồi ông đã đề xuất việc hạn chế các khoản thưởng của các công nhân trong vùng duyên hải xuống mức chỉ cao hơn một chút so với các khoản thưởng trong các tỉnh nội địa.

Cuộc tấn công chống lại các tội phạm kinh tế đã biến thành một chiến dịch chống lại sự tự do hoá kinh tế. Nó đã lấy lại một số quyền hạn đã được trao xuống rồi. Sự cho phép các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến để tiến hành với những chính sách đặc biệt và linh hoạt đã bị lột xuống hầu như chẳng còn gì.

Trần Vân đã đóng một vai trò chính trong việc gây ra tình hình này. Cái ngòi đã là báo cáo của Uỷ ban Kỷ luật Trung ương, nhưng không có chỉ thị của Trần Vân đáp lại, thì đã không có chiến dịch nào như vậy. Hồ Kiều Mộc [một uỷ viên Bộ Chính trị bảo thủ người một thời đã là thư ký của Mao] cũng đã đóng một vai trò rất có hại.

Đặng Tiểu Bình có lẽ đã không nhận ra tính nghiêm trọng của vấn đề, bởi vì ông đã luôn luôn thử để quản lý cải cách bằng một tay trong khi kiềm chế các tội phạm kinh tế bằng tay kia. Ông đã có vẻ không biết về chiến dịch này đã có thể tác động một cách nghiêm trọng thế nào đến việc thực hiện tổng thể của cải cách. Cả Diệu Bang và tôi đã bị kẹt trong một vị trí thụ động. Cho dù thông báo khẩn cấp đã được đưa ra bởi một cuộc họp Ban Bí thư do Diệu Bang chủ toạ, ông đã chỉ thực hiện một mệnh lệnh.

Cho dù hội nghị chuyên đề các tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến đã được tổ chức bởi hai chúng tôi và cả hai chúng tôi đã phát biểu tại cuộc họp, chúng tôi đã ở trong một sự trói buộc. Tại cuộc họp, các Đồng chí từ cả hai tỉnh đã bày tỏ những sự lo lắng sâu sắc. Họ đã tin rằng một chiến dịch như vậy sẽ làm cho khó để triển khai bất cứ chính sách đặc biệt nào hay biện pháp linh hoạt nào. Một mặt, cả hai chúng tôi đã phải thuyết phục họ để chấp nhận thông báo đã được Uỷ ban Trung ương chuyển xuống, nhưng mặt khác, chúng tôi đã cần thuyết phục Đồng chí Trần Vân để bảo vệ các chương trình cải cách càng nhiều càng tốt, để tối thiểu hoá việc gây thiệt hại cho tình hình tuyệt vời mà các cải cách đã mang lại cho vùng duyên hải.

Trong biên bản của cuộc họp, Đồng chí Trần Vân đã đề xuất cách chức Nhâm Trọng Di, bí thư Tỉnh uỷ Quảng Đông. Ông đã tin rằng những nơi như Quảng Đông và Phúc Kiến không được có những lãnh đạo như Nhâm Trọng Di, những người “thông minh đến thế,” mà thay vào đó phải được lãnh đạo bởi những người rất có kỷ luật, hay theo lời của Trần Vân, “vững chắc như một chiếc đinh không thể nhổ được.”

Diệu Bang và tôi đã lặp đi lặp lại cầu khẩn ông, cho đến khi Trần Vân cuối cùng đã bỏ cuộc. Một lý do đã là, ông đã không thể đưa ra một sự thay thế thích hợp trong thời hạn ngắn. Người được ông đề xuất cho chức vụ ấy đã có những vấn đề sức khoẻ, như thế ông đã buộc phải bỏ cuộc.

Chiến dịch, mà đã kéo dài hơn một năm, đã gây ra nhiều vấn đề. Một số sai lầm hay thiếu sót trong công việc đã bị xem là các tội. Đã có nhiều trường hợp kết án mà không có một tội và những sự trừng phạt gắt gao cho những sự vi phạm nhỏ. Những tình thế ban đầu được xem như một lợi ích của cải cách đã bị xử lý như việc trục lợi và tham ô.

Thí dụ, các hoạt động này đã đều được xem như các tội: các kỹ thuật viên làm việc cho các tập thể nhưng đã có một việc kinh doanh riêng hay có việc làm được trả công trong thời gian rỗi của họ; các tổ chức sử dụng ngoại tệ thêm mà họ đã được phép để giữ sau khi xuất khẩu các hàng hoá, hặc buôn bán các đồng tiền khác; các chi phí quan hệ công chúng giữa những người mua sắm và các đối tác thương mại của họ. Nhiều người đã bị kết án sai. Muộn hơn, các trường hợp này đã được đánh giá lại và danh tiếng đã được trả lại.

Việc này đã dẫn người dân bắt đầu có những sự nghi ngờ về cải cách. Họ đã không biết cái gì được phép và cái gì thì không. Họ đã bị lẫn lộn. Một số Đồng chí làm việc trên vũ đài kinh tế đã phải chờ và quan sát trước khi tiến hành bất kể hành động nào. Một số nhân viên mua sắm và nhân viên bán hàng đã từ chối đi ra trong nhiều tháng.

Như một kết quả của thông báo từ Uỷ ban Trung ương, những người trong các cơ quan giám sát và tổ chức kỷ luật khắp cả nước, mà đã duy trì cách nhìn truyền thống của họ và đã không thoải mái với cải cách, đã tự mình đi đến các nhà máy và các doanh nghiệp để tiến hành những cuộc thanh tra và điều tra lặp đi lặp lại, gây đau đầu kinh khủng cho các doanh nghiệp. Nhiều chương trình cải cách đã đến bế tắc.

Trong mùa thu 1988, đã có sự lo lắng về một dự án ở Dương Phố trên Đảo Hải Nam.

Vùng Dương Phố đã là một dải đất hoang cằn cỗi. Đã là khó cho chúng ta để khai thác nó, nhưng nếu cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê nó, họ có thể phát triển nó nhanh chóng. Hứa Sĩ Kiệt [bí thư Đảng của Hải Nam] và Lương Tương [thống đốc Hải Nam] đã tiếp xúc với Kumagai Gumi [chi nhánh Hong Kong của một công ty xây dựng Nhật Bản] với một đề xuất như vậy, và công ty đã đồng ý đầu tư nhiều tỷ.

Tôi đã báo cáo dự án Dương Phố cho Trần Vân, nhưng ông đã không bày tỏ ý kiến của ông. Rồi tôi đã báo cáo nó cho [Đặng] Tiểu Bình, người đã rất ủng hội và đã nói rằng nó phải được làm nhanh chóng. Vào lúc đó, nhiều người khắp đất nước đã chưa có một cơ hội để nghĩ thấu đáo việc này. Trong quá khứ, Trung Quốc đã bị thuộc địa hoá hay nửa thuộc địa hoá, cho nên người dân đã rất nhạy cảm với vấn đề chủ quyền. Trương Duy [phó hiệu trưởng của Đại học Thanh hoa] đã làm nghiên cứu nào đó và đã viết một báo cáo rằng các vùng đất lớn được cho những người nước ngoài thuê đã giống các lãnh thổ độc lập bên trong một nước, ngụ ý một sự bán chủ quyền. Điều này đã trở thành một vấn đề lớn tại Quốc hội trong năm 1989 và đã gây ra một sự náo động khá ầm ĩ. Hứa Sĩ Kiệt đã cho một giải thích trong Quốc hội, nhưng nhiều người đã không muốn nghe nó; sự phản đối đã mãnh liệt. Tôi không biết liệu những người phản đối đã có các động cơ kín đáo hay không, nhưng họ đã quyết tâm để huỷ dự án và đã muốn coi các quan chức Hải Nam có trách nhiệm.

Khi Lí Tiên Niệm [Đảng viên lão thành] biết rằng dự án Dương Phố đã được [Phó Thủ tướng] Điền Kỷ Vân cầm đầu và đã có sự chuẩn y của tôi, ông đã viết một tài liệu cáo buộc dự án là “một sự mất nhân phẩm, một sự lăng mạ dân tộc chúng ta, và một sự phản bội chủ quyền của quốc gia chúng ta.” Nó đã là một thí dụ nữa về sự kháng cự của Lí Tiên Niệm với cải cách, và sự cảnh giác của ông trong việc tìm ra những cơ hội để tấn công và xúi giục những người khác chống đối tôi. Trước việc này, tôi đã chẳng bao giờ có bất kỳ xung đột nào với Đồng chí Vương Chấn [Đảng viên lão thành], và tôi đã luôn luôn có khả năng thảo luận các vấn đề với ông và có được sự ủng hộ của ông. Tuy vậy, tình hình đã thay đổi trong năm 1988 khi ông đã bắt đầu tích cực chống lại tôi. Sau Bốn tháng Sáu, ông đã kết án tôi là một “tên phản cách mạng” và là “thủ lĩnh đằng sau hậu trường cho một bè lũ nhỏ của những kẻ chủ mưu.” Sự thay đổi ý kiến của ông có lẽ đã là công việc của Lí Tiên Niệm và Đặng Lực Quần.

Lí Tiên Niệm cũng đã gửi một bức thư cho Đồng chí Đặng Tiểu Bình lên án dự án. Đặng đã không biết về những chi tiết, nhưng sau khi thấy rằng nhiều người đến vậy đã phản đối vấn đề, ông đã nói, “Tạm thời, dự án này không được tiếp tục.” Ngay trước việc này, Đồng chí Trần Vân đã cũng chuyển một tài liệu cho tôi và đã yêu cầu tôi “thận trọng về vấn đề này.”

Trung tâm của sự tranh cãi đã là vấn đề về chủ quyền, như thế tôi đã sai mọi người chuẩn bị một tài liệu chi tiết giải thích làm sao sự phát triển của Dương Phố đã chẳng liên quan gì đến chủ quyền. Tôi gửi một bức thư, cùng với vài thông tin, cho Đặng. Tôi đã viết, “Bất luận việc cho thuê là một giao dịch tốt hay không, có cái gì đó mà có thể được nghiên cứu. Tuy vậy, việc này tuyệt đối chẳng liên quan gì đến chủ quyền.”

Muộn hơn, khi Đặng hỏi tôi về chi tiết, tôi đã nói, “Dương Phố là một dải đất hoang cằn cỗi. Nếu chúng ta không cho các doanh nghiệp nước ngoài thuê, trong mười hay hai mươi năm nữa, nó sẽ vẫn là một dải đất hoang cằn cỗi. Nếu chúng ta cho thuê, và họ không sợ việc đầu tư nhiều tỷ dollar Hong Kong, thì chúng ta phải sợ cái gì? Hoàn toàn ngược lại với lẽ thường tình để nói rằng việc này tác động đến chủ quyền của chúng ta.”

Đặng đã đáp lại, “Đây là một ý tưởng hay. Tôi đã không rõ về điều này trước đây.”

Muộn hơn, Lương Tương và Hứa Sĩ Kiệt [các quan chức Hải Nam] đã viết trực tiếp cho Đặng Tiểu Bình để giải thích chi tiết kế hoạch phát triển Dương Phố. Sau khi Đặng đọc lá thư của họ, ông đã chuyển nó cho tôi với các bình luận của ông: “Sự lên án ban đầu đã không chính xác. Tôi đã nói tạm thời không tiếp tục, nhưng nếu tình hình là khác, như được giải thích ở đây, thì chúng ta phải tiếp tục với sự nhiệt tình.” Cho dù [Đảng viên lão thành] Vương Chấn đã chẳng bao giờ nhiệt tình về cải cách kinh tế, sau khi tôi nói với ông về các bình luận của Đặng Tiểu Bình, ông cũng đã bày tỏ sự tán thành.

Nhìn lại, đã là không dễ cho Trung Quốc để thực hiện Cải cách và Chính sách Mở Cửa. Bất cứ khi nào có vấn đề dính đến các mối quan hệ với những người nước ngoài, người ta đã sợ, và đã có nhiều lời cáo buộc được đưa ra chống lại các nhà cải cách: người ta đã sợ bị bóc lột, chủ quyền bị làm xói mòn, hay chịu một sự xúc phạm đối với dân tộc chúng ta.

Tôi đã chỉ ra rằng khi những người nước ngoài đầu tư tiền vào Trung Quốc, họ sợ rằng các chính sách của Trung Quốc có thể thay đổi. Nhưng chúng ta phải sợ những gì? Thí dụ, đã có những cáo buộc được đưa ra rằng các SEZ sẽ trở thành các thuộc địa. Macau, họ đã chỉ ra, ban đầu đã được cho những người Bồ Đào Nha thuê cho việc phơi lưới đánh cá của họ nhưng cuối cùng đã biến thành thuộc địa của họ. Tuy vậy, triều đình nhà Thanh đã thối nát và bất lực, và điều đó không đúng với Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Có một nỗi sợ duy nhất giữa những người nước ngoài rằng Trung Quốc có thể thay đổi và một ngày từ bỏ các thoả thuận trước và thậm chí tịch thu các khoản đầu tư của họ. Trên cơ sở gì người Trung Quốc sợ những người nước ngoài? Nếu họ đầu tư tiền của họ vào Trung Quốc, sao Trung Quốc phải sợ?

Một thí dụ khác về điều này đã dính líu đến việc khoan thử dầu hoả ngoài biển. Đã cần đến vốn nước ngoài, nhưng đã có quá nhiều đòi hỏi được đưa vào các hợp đồng do sợ bị bóc lột. Cách tiếp cận đã quá bảo thủ và đã chỉ xoi mói về những vấn đề vặt vãnh trong khi lại không nhìn thấy những lợi ích chiến lược.

Nhìn chung, một số người đã sợ bị bóc lột. Trung Quốc đã đóng cửa trong nhiều năm nhân danh độc lập và tự-lực, nhưng thực ra đã là một sự tự cô lập. Mục đích của một chính sách mở cửa đã là để tiến hành ngoại thương, để trao đổi lấy những thứ chúng ta cần. Một số người cảm thấy bị xấu hổ về ý tưởng nhập khẩu. Có gì để cảm thấy xấu hổ? Đã chẳng phải là sự ăn xin! Nó đã là một sự trao đổi qua lại, mà đã cũng là một dạng tự-lực. Vấn đề này đã khiến chúng ta vấp phải nhiều sai lầm đắt giá. Đấy đã là một tâm tính thiển cận, một thất bại để hiểu làm thế nào để tận dụng các thế mạnh riêng của mình.

[Thủ tướng] Lí Bằng cũng đã không ủng hộ dự án Dương Phố. Ông đã ban hành một lệnh cho Cục các SEZ nói rằng dự án phát triển Dương Phố không được bắt đầu mà không có thông báo từ Quốc Vụ Viện. Như một kết quả dự án đã bị xếp xó. Lí Tiên Niệm và Lí Bằng cùng nhau đã làm thiệt hại sự phát triển của Dương Phố, và đã rất khó để khôi phục về sau.

Tôi sẽ nói về một vấn đề khác liên quan đến thị trường bất động sản và đến việc thu hút các doanh nghiệp nước ngoài cho sự phát triển quy mô lớn: vấn đề mua và bán vì một lợi nhuận nhanh [được nhắc tới bởi những người hoài nghi như “việc trục lợi với giấy phép đặc biệt”]. Nếu chúng ta có thể giải quyết vấn đề này, việc mở cửa thị trường bất động sản sẽ có lợi đáng kể cho cải cách của chúng ta bằng việc thúc đẩy sự phát triển đô thị nhanh và một sự cải thiện môi trường đầu tư. Việc coi đất như một hàng hoá, làm cho nó sẵn có cho trao đổi thị trường, và hình thành một ngành bất động sản—đấy đã là những vấn đề chính sách lớn. Trong nhiều năm, hiến pháp đã hạn chế đất không được chuyển nhượng hay được thuê, như thế vấn đề đã vẫn không được giải quyết trong một thời kỳ dài.

Vào lúc bắt đầu của cải cách, chỉ Thâm Quyến đã có đất được dành cho thuê, mà đã cho Hồ Ứng Tương [một doanh nhân Hong Kong, được biết đến nhiều hơn như Gordon Wu] thuê cho việc phát triển. Nó đã là chủ đề của tranh luận lớn lúc đó. Đã được tranh cãi rằng khu được dành cho những người nước ngoài đã quá lớn.

Trong những ngày đầu của cải cách, vấn đề đầu tiên trong việc thu hút những người nước ngoài để mở các nhà máy và các doanh nghiệp đã là hạ tầng cơ sở của chúng ta đã không đủ tốt. Nhằm để xây dựng hạ tầng cơ sở, chúng ta đã cần các khoản đầu tư lớn. Vì chúng ta đã không có số tiền này, các thứ đã ở một thế bế tắc. Các khu phát triển đã bắt đầu theo cách này: đầu tiên, diện tích được khai thác, biến đất thành một hàng hoá, rồi nước, điện, và đường sá được đưa vào khu đó, các phương tiện cơ bản được dựng lên, rồi các nhà máy và các toà nhà văn phòng được xây dựng. Tính toán được dùng lúc đó đã là cần đến hơn 100 triệu nhân dân tệ trên một kilomet vuông; có lẽ nhiều hơn ngày nay. Vì thế, nhịp độ tạo ra các khu phát triển đã rất chậm.

Chúng ta cũng đã có một vấn đề tương tự với phát triển đô thị. Chúng ta không có tiền của để xây dựng đường sá cho các thành phố hay để đưa nước và điện vào. Rất nhiều đất đã nằm không.

Đã có lẽ là 1985 hay 1986 khi tôi nói chuyện với Hoắc Anh Đông [một trùm tư bản Hong Kong, được biết đến nhiều hơn như Henry Fok] và đã nhắc tới rằng chúng tôi đã không có tiền của cho phát triển đô thị. Ông đã hỏi tôi, “Nếu ông có đất, làm sao ông có thể không có tiền?”

Tôi đã nghĩ đấy đã là một lời bình luận lạ. Có đất là một chuyện; thiếu tiền bạc là chuyện khác. Hai thứ có liên quan gì với nhau? Ông đã nói, “Nếu các thành phố có đất, họ phải kiếm được phép để cho thuê một ít trong số đó, mang lại thu nhập nào đó, và hãy để những người khác khai thác đất.”

Quả thực, tôi đã để ý ở Hong Kong các toà nhà và đường sá đã được xây dựng nhanh thế nào. Một nơi đã có thể được biến đổi nhanh chóng. Nhưng đối với chúng tôi đã rất khó.

Tôi đã nghĩ rằng những gì ông nói đã có lý, cho nên tôi đã gợi ý rằng ông đi đến Thượng Hải và nói chuyện với thị trưởng và các bí thư Đảng. Tôi không biết ông ta có đã đi hay không. Cách nhìn của ông ta đã gây cảm hứng cho tư duy của tôi. Chúng ta có đất nhưng không có tiền, trong khi chính quyền Hong Kong đã bán đấu giá một miếng đất mỗi năm, không chỉ mang lại thu nhập cho chính quyền, mà cũng cho phép khu đó phát triển nhanh chóng.

Tôi đã nghĩ về việc này muộn hơn khi tôi thăm Thượng Hải. Khu Phố Đông đã ở ngay bên kia sông từ trung tâm thành phố Thượng Hải. Nhằm để phát triển Thượng Hải, việc xây dựng khu này sẽ cần ít đầu tư và có hiệu quả hơn. Đó là một địa điểm cực kỳ tốt. Tuy vậy, nhằm để phát triển khu này, chúng ta cần một lượng tiền khổng lồ để xây dựng cơ sở hạ tầng và sau đó thu hút các doanh nghiệp nước ngoài. Vào khoảng 1987 khi Thượng Hải đã giới thiệu một người Mỹ gốc Hoa, Lâm Đồng Diễm [nhà sáng lập của T. Y. Lin International], để nói chuyện với tôi ở Bắc Kinh. Ông đã hỏi liệu có thể cho thuê Phố Đông. Điều kiện cho thuê phải đủ dài: ba mươi đến năm mươi năm. Sau khi thuê đất, ông sẽ cần có các quyền chuyển nhượng. Các nhà đầu tư sau đó có thể kiếm các khoản cho vay thế chấp từ các ngân hàng. Tôi đã hỏi ông nếu ông nghĩ những người nước ngoài sẽ sẵn sàng đầu tư sau một sự chuyển nhượng đất như vậy và cần những gì khác. Ông đã nói là dễ và rằng các điều kiện của các SEZ đã không cần đến; các điều kiện cho khu kinh tế Mẫn Hàng của Thượng Hải là đủ. Tôi đã nghĩ rằng các điều kiện được chào có thể thậm chí ưu đãi hơn các điều kiện của Mẫn Hàng, gần với các điều kiện của các SEZ, như thế tôi đã quả thực quan tâm. Vì người Mỹ gốc Hoa này đã được giới thiệu bởi Đồng chí Uông Đạo Hàm [người đứng đầu Đảng ở Thượng Hải], tôi yêu cầu Đồng chí Uông Đạo Hàm cáng đáng việc này.

Bởi vì đã là Thượng Hải, nước đi này chắc chắn thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Như thế nhằm để thuyết phục mọi bên, tôi đã nghĩ rằng ngoài Uông Đạo Hàm, chúng tôi cũng sẽ cần tính đến Trần Quốc Đống [giám đốc Uỷ ban Cố vấn Thượng Hải], bởi vì mối quan hệ của ông với Trần Vân. Đồng chí Trần Vân sẽ thấy dễ hơn để chấp nhận cái gì đó đến từ ông. Tôi đã biết Trần Quốc Đống thận trọng và có lẽ thậm chí có những sự phản đối ý tưởng, nhưng điều đó không quan trọng. Nó có thể được nghiên cứu thêm. Vì thế, tôi đã bảo các Đồng chí Vương và Trần để giữ liên lạc với Lâm Đồng Diễm.

Đây là một vấn đề quan trọng, bởi vì khi chúng tôi sớm hơn đã nghĩ về mở cửa Thượng Hải, Trần Vân đã bày tỏ những quan ngại. Ông đã nói rằng giải quyết các khu vực như Thượng Hải và Chiết Giang, ta phải tiến hành với sự thận trọng, bởi vì người dân ở các vùng này đã đặc biệt khéo léo và quen với cách cư xử tư bản chủ nghĩa. [Bản thân Trần Vân là một thổ dân của Thượng Hải.] Cải cách của Thượng Hải đã tụt hậu vì hai lý do. Một đã là nó là khu vực then chốt, và lý do khác đã là thái độ của Trần Vân.

Vấn đề này vì thế đã bị hoãn trong thời gian dài. Tôi đã nghe rằng năm ngoái [1992]* khi Đặng Tiểu Bình đi kinh lý các khu vực miền nam, ông đã nhận xét rằng cải cách của Thượng Hải đã bị chậm trễ quá đáng. Tôi đồng ý. Nếu nó đã được bắt đầu sớm hơn, tình hình đã hoàn toàn khác.

Ngay từ 1986 hay 1987, các kế hoạch được đưa ra để phát triển Phố Đông sử dụng phương pháp cho thuê đất. Tôi đã báo cáo vấn đề về Phố Đông cho Trần Vân, nhưng ông đã không bình luận. Tôi cũng đã báo cáo nó cho Đặng. Ông đã cực kỳ ủng hội, nói, “Làm càng nhanh càng tốt!” Nhưng vào lúc đó, tôi đã cảm thấy vì đã không có một sự đồng thuận giữa các lão thành, nó phải được nghiên cứu thêm.

Đã có một trường hợp khác. Vương Kỳ Khoan [một nhà tư vấn cho một think tank Quốc Vụ Viện] đã báo cáo rằng một nhà chế tạo ô tô Mỹ đã kiến nghị xây một nhà máy ô tô ở Huệ Dương, Tỉnh Quảng Đông, mà đã có thể sản xuất ba trăm ngàn ô tô một năm. Một số bộ phận cũng có thể được chế tạo tại Trung Quốc, đủ cho ba mươi đến bốn mươi nhà máy Trung Quốc để được bao gồm trong các doanh nghiệp thượng nguồn. Nó đã là một doanh nghiệp một chủ (cá thể) mà đã không đòi hỏi đầu tư của chúng ta.

Tôi đã viết một bức thư cho Diêu Y Lâm [Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước] nói rằng nó là một thương vụ tốt. Lúc đó, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã sợ những sự đảo ngược chính sách của Trung Quốc và đã sợ đầu tư, đặc biệt trong các doanh nghiệp một chủ. Nếu trường hợp này được tiến hành và làm tốt, nó có thể tạo một tấm gương tốt.

Diêu Y Lâm, tuy vậy, đã phản đối nó. Ông đã giới thiệu trường hợp cho Bộ Công nghiệp Máy, nhưng vì bộ đã luôn luôn muốn xây dựng một ngành ô tô nội địa độc lập, nó đã chống lại đầu tư nước ngoài trong ngành này. Diêu Y Lâm đã đồng ý và nói không được cho phép nó. Lí Bằng ngay lập tức đứng về phía họ, nói rằng nó không được chấp nhận, và sau đó chuyển báo cáo của họ cho tôi.

Một thương vụ rất tốt như thế đã kết thúc bị bỏ đi.

4. Tìm một Cách tiếp cận Mới

Làm thế nào một lãnh tụ cộng sản đi đến kết luận rằng Trung Quốc phải bỏ các chính sách kinh tế kế hoạch hoá tập trung của nó và chuyển theo hướng các thị trường tự do? Nó đã bắt đầu với sự nhận rõ của Triệu, đầu tiên đạt được khi ông là một nhà quản trị làm việc về các chính sách nông thôn, rằng nền kinh tế của Trung Quốc đã phi hiệu quả ghê gớm và đã cần được biến đổi nhanh chóng.

Tôi đã trình bày một báo cáo công tác chính phủ tại Quốc Hội trong tháng Mười Một 1981. Nó đã có tiêu đề “Tình hình Kinh tế Hiện thời và các Nguyên tắc cho Phát triển Kinh tế.” Trong báo cáo, tôi đã đề xuất rằng sự phát triển kinh tế phải tiếp tục với một nhịp điệu thực tế hơn, hiệu quả hơn và mang lại cho nhân dân những lợi ích cụ thể hơn.

Để ủng hộ phương hướng này, tôi đã đề xuất một chủ trương mười điểm cho sự phát triển kinh tế. Đấy đã là bài phát biểu bao quát đầu tiên của tôi về nền kinh tế sau khi trở thành Thủ tướng Quốc vụ Viện. Một số người lúc đó đã gọi nó là “các nguyên tắc quản trị” của tôi.

Sau Cách mạng Văn hoá, trong khi tôi làm việc ở Tứ Xuyên, tôi đã chăm chú nghiên cứu kinh tế. Hai sự nhận thức rõ đã dần dần kết tinh trong tâm trí tôi. Một đã là, những cách cũ để chỉ đạo công việc kinh tế đã tỏ ra hời hợt để phát triển với một nhịp điệu thích hợp, nhưng hiệu quả sinh ra đã cực kỳ thấp. Nhân dân đã không nhận được những lợi ích thực tiễn nào. Thứ hai đã là, cho dù quy mô của nền kinh tế đã cực kỳ lớn, các phương pháp cũ đã không thể giải phóng đầy đủ tiềm năng của nó. Cần tìm một hướng mới mà cải cách cơ bản những cách làm cũ.

Trong báo cáo công tác chính phủ 1981, tôi đã nói rõ, “Vấn đề cốt lõi là để cải thiện tính hiệu quả trong sản xuất, xây dựng, phân phối, và các khía cạnh khác của nền kinh tế theo mọi cách có thể.”

Sau đó tôi đã xem xét lại các vấn đề của sự phát triển kinh tế của chúng ta kể từ khi thành lập nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa. Trong năm 1980, so với 1952 [năm mà nền kinh tế được xem là đã phục hồi hoàn toàn từ nội chiến], sản lượng công nghiệp đã tăng 8,1 lần, GDP đã tăng 4,2 lần, và và các tài sản cố định công nghiệp đã tăng 26 lần. Tuy vậy, sự tiêu thụ trung bình đã chỉ tăng gấp đôi. Có vẻ rằng tuy tài sản cố định công nghiệp đã tăng rất nhiều, sản lượng công nghiệp đã không tăng gần thế, GDP cũng đã không; tiêu thụ trung bình còn ít hơn. Tốc độ tăng trưởng GDP đã thấp hơn tốc độ tăng trưởng của sản lượng nông nghiệp và công nghiệp rất nhiều; sự tăng về các tiêu chuẩn sống đã cũng thấp hơn tăng trưởng GDP một cách đáng kể, thế nhưng tài sản cố định công nghiệp đã tăng nhiều hơn nhiều.

Điều này đã cho thấy rằng hiệu quả kinh tế của chúng ta đã rất thấp. Sự cải thiện về các tiêu chuẩn sống đã không xứng với những gì nhân dân đã đóng góp bằng lao động của họ. Vì thế, tôi đã tin rằng vấn đề then chốt với nền kinh tế của chúng ta đã là tính hiệu quả của chúng ta và không phải là tốc độ danh nghĩa của sự tăng trưởng sản xuất.

Muộn hơn, tại Hội nghị Công nghiệp và Giao thông Toàn Quốc được tổ chức tại Thiên Tân trong năm 1982, tôi đã trình bày một bài phát biểu về các vấn đề hiệu quả kinh tế. Tôi đã chỉ ra: “Sự sao lãng kéo dài về tính hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, và sự theo đuổi mù quáng sản lượng và nhịp độ tăng trưởng đã dẫn đến nhiều công việc kinh doanh ngớ ngẩn. Thường chúng ta đã rơi vào tình trạng ‘tin tốt từ công nghiệp, tin xấu từ bán hàng; các nhà kho đầy ứ và tài chính cho thấy một sự thâm hụt.’ Cuối cùng, các ngân hàng của chúng ta đã phải in tiền để vá các lỗ hổng, làm hại cho nhà nước và nhân dân.” Tôi đã đề xuất một quan niệm cho việc bắt đầu giải quyết vấn đề hiệu quả kinh tế: “Sản xuất nhiều sản phẩm mà xã hội thực sự cần, sử dụng lượng ít nhất của lao động và các nguồn lực vật chất.” Tức là, cắt sự lãng phí càng nhiều càng tốt trong khi tăng của cải xã hội, chìa khoá là các sản phẩm chúng ta tạo ra phải thực sự có nhu cầu. Khác đi, thì sản xuất gia tăng chỉ có nghĩa là lãng phí nhiều hơn. Đã có quá nhiều việc theo đuổi sản xuất nhanh vì chính nó. Các nhà máy đã sản xuất ra các lượng lớn các thứ mà chẳng ai muốn mua. Rồi chúng được chứa trong kho và cuối cùng kết thúc như rác.

Hiệu quả kinh tế có thể được cải thiện như thế nào? Các sản phẩm phù hợp với nhu cầu của xã hội có thể được tạo ra như thế nào? Có nhiều khía cạnh đối với việc này, nhưng về cơ bản nó liên quan đến hệ thống kinh tế. Giải pháp là điều chỉnh cơ cấu kinh tế và cải cách hệ thống. Không có cách nào khác.

Lý do tôi đã có một sự quan tâm sâu như vậy đến cải cách kinh tế và đã hiến thân mình để tìm những cách để đảm đương cải cách này là tôi đã quyết tâm trừ tiệt bệnh tật của hệ thống kinh tế Trung Quốc ở tận gốc rễ của nó. Không có một sự hiểu về các thiếu sót của hệ thống kinh tế Trung Quốc, tôi có lẽ đã không thể có một sự thôi thúc mạnh mẽ như vậy cho cải cách.

Tất nhiên, sự hiểu biết sớm nhất của tôi về tiếp tục cải cách như thế nào đã nông cạn và lờ mờ. Nhiều trong những cách tiếp cận mà tôi đề xuất đã có thể chỉ làm dịu bớt các triệu chứng; chúng đã không thể xử trí các vấn đề cơ bản.

Sự nhận rõ sâu sắc nhất tôi đã có về việc trừ tiệt các thiếu sót trong nền kinh tế Trung Quốc đã là, rằng hệ thống phải được biến đổi thành một nền kinh tế thị trường, và rằng vấn đề các quyền tài sản phải được giải quyết. Điều đó đã đến qua kinh nghiệm thực tiễn, chỉ sau một loạt dài của những sự tiến-lui.

Nhưng vấn đề cơ bản đã là những gì? Lúc bắt đầu, đã không rõ đối với tôi. Cảm nhận chung của tôi đã chỉ là hiệu quả phải được cải thiện. Sau khi đến Bắc Kinh, nguyên tắc chỉ đạo của tôi về chính sách kinh tế đã không phải là sự chuyên tâm theo đuổi các số liệu sản xuất, cũng chẳng phải là nhịp độ phát triển kinh tế, mà đúng hơn là việc tìm ra một cách cho nhân dân Trung Quốc nhận được những lợi ích cụ thể nhờ vào lao động của họ. Đó đã là điểm xuất phát của tôi. Các tốc độ tăng trưởng 2 đến 3 phần trăm được xem là tuyệt vời cho các quốc gia tư bản chủ nghĩa tiên tiến, nhưng trong khi nền kinh tế của chúng ta đã tăng với một tốc độ 10 phần trăm, các tiêu chuẩn sống của nhân dân chúng ta đã không được cải thiện.

Về làm thế nào để xác định con đường mới này, tôi đã không có bất kể mô hình định trước nào hay một ý tưởng có tính hệ thống nào trong đầu. Tôi đã bắt đầu chỉ với mong muốn để cải thiện hiệu quả kinh tế. Sự tin chắc này đã rất quan trọng. Điểm xuất phát đã là hiệu quả cao hơn, và nhân dân thấy những lợi ích thiết thực. Có điều này như một mục tiêu, một con đường thích hợp cuối cùng đã được tìm thấy, sau nhiều tìm kiếm. Dần dần, chúng tôi đã tạo ra con đường đúng.


* Đại Nhảy Vọt đã là kế hoạch tai hoạ của Mao, được khởi xướng trong năm 1958, để thu hút quần chúng vào sự phát triển kinh tế mà đã có nhịp độ nhanh đến mức nó đã dẫn đến sự sụp đổ kinh tế, và đến sự chết đói của hàng triệu người.

Ba Biến đổi đã là chương trình xã hội của Mao để quốc hữu hoá khu vực nông nghiệp, thủ công nghiệp, và thương nghiệp trong những năm 1950.

* Mặc dù Triệu đã ghi lại những nhật ký này trong năm 1999–2000, ông đã thường đọc từ các văn bản mà ông đã chuẩn bị trong một số trường hợp nhiều năm trước.

Comments are closed.