CỨU MEDIA – Chủ nghĩa tư bản, Crowdfunding, và Dân chủ (kỳ 3)

Julia Cagé

Nguyễn Quang A dịch

image

 

3. MỘT MÔ HÌNH MỚI CHO THẾ KỶ THỨ HAI MƯƠI MỐT

 

Có phải chúng ta không thể hình dung một nền báo chí được sở hữu một cách vô tư bởi một hội mênh mông của các bạn đọc mà mỗi thành viên sẽ đóng góp thường xuyên, hay khác đi bởi một quỹ tài trợ (foundation) thuộc loại rất phổ biến ở Hoa Kỳ? Trong trường hợp sau, các nhà tài trợ hào phóng tất nhiên sẽ bị mất quyền và khả năng để can thiệp vào sự quản lý của tờ báo. Họ như thế sẽ chứng tỏ, cho lợi thế của họ, sự thuần khiết của các ý định của họ và đặt bản thân họ khỏi sự nghi ngờ.

—Hubert Beuve-Méry Ambassadors’ Lecture, 1956

 

NGƯỜI TA LUÔN CÓ THỂ MƠ MỘNG. Quả thực, với nhiều tổ chức tin tức bây giờ lún sâu trong vũng bùn khủng hoảng, trở nên cấp bách để nghĩ về các mô hình mới cho media. Mô hình tôi sẽ đề xuất ở đây dựa vào sự gây quỹ tài trợ từ quần chúng (crowdfunding) và sự chia sẻ-quyền lực. Tôi hy vọng nó có thể được dùng như một mẫu (template) kinh tế và pháp lý mới cho media của thế kỷ thứ hai mươi mốt, một khuôn mẫu kết hợp các khía cạnh của cả một công ty cổ phần và của một quỹ tài trợ. Chúng ta hãy gọi thực thể mới này là một tổ chức media phi lợi nhuận (Non-profit Media Organization – NMO).

Cuộc tranh luận về địa vị pháp lý của các tổ chức media là không mới, nhưng trong thời đại Internet và crowdfunding, cần tư duy mới. Để bắt đầu, là hữu ích để nhớ lại vài sai lầm của quá khứ, bắt đầu với kinh nghiệm về các tờ báo mà đã trở thành các công ty đại chúng.

 

Vượt quá Quy luật Thị trường

Các công ty media là không giống các công ty khác. Mục đích chính của chúng không phải là để tối đa hóa lợi nhuận và trả cổ tức cho các cổ đông mà để cung cấp một hàng hóa công cộng: thông tin tự do, không thiên vị, chất lượng cao không thể thiếu được cho tranh luận dân chủ. Hay có lẽ tôi phải nói, đúng hơn, rằng các công ty media nên không giống các công ty khác, bởi vì khi chúng giống thì thông thường là có hại cho thông tin chúng cung cấp.

Chuyện La peau de chagrin (Miếng da Lừa) của Honoré de Balzac xoay quanh một miếng da (peau của tiêu đề) yêu thuật trên đó các từ sau được ghi, “Nếu bạn sở hữu tôi, bạn có mọi thứ.” Mọi mong muốn sẽ được ban cho người sở hữu miếng da này. Nhưng cái giá là cao: “Cuộc đời bạn sẽ thuộc về tôi.” Câu chuyện về nền báo chí Mỹ và sở giao dịch chứng khoán cung cấp một minh họa tốt về loại yêu thuật này. Sau 1960 cổ phần của một số tờ báo Mỹ bắt đầu trao đổi trên sở giao dịch chứng khoán: Dow Jones & Company (mà khi đó sở hữu Wall Street Journal) trong 1963, Công ty New York Times (mà khi đó xuất bản tờ Boston Globe cũng như tờ New York Times), Công ty Gannett (USA Today) trong 1967, Công ty Washington Post trong 1971, và vân vân.

Ý tưởng về đưa các công ty này ra công chúng ban đầu đã có vẻ có lý. Vì những người thừa kế của các nhà sáng lập của các triều đại media này, mà đối mặt với các thuế di sản đáng kể và có lẽ đã ít quan tâm đến dịch vụ công hơn tổ tiên của họ, việc ra công chúng đã có nghĩa là thu về một của trời cho tài chính. Hơn nữa, một số gia đình đã có khả năng hưởng của trời cho này mà không mất đi quyền lực của họ đối với các tờ báo của họ bằng việc phát hành hai loại cổ phiếu: một loại được trao đổi công khai và và loại kia trao cho các quyền bỏ phiếu lớn hơn (thông thường theo một tỷ lệ mười trên một), với loại sau được dành cho các nhà sáng lập và các hậu duệ của họ.

Ngoài ra, việc niêm yết hay ra công chúng (going public) đã là một cách nhanh và hiệu quả để nâng vốn vào lúc khi các tờ báo cần tiền mặt để mua các công nghệ mới (cho sự chuyển tiếp từ linotype [in lino-sắp chữ bằng chì] sang sắp chữ trên phim, chẳng hạn). Nó cũng đã là cách nhanh và hiệu quả để xây dựng một đế chế media dùng các cổ phần hơn là tiền mặt cho các cuộc sáp nhập và thâu tóm, như Gannett đã làm.1

Nhưng đã có một cái giá phải trả. Việc ra công chúng tỏ ra là một sai lầm cả cho bản thân các tờ báo và cho dân chủ. Tuy vậy, thật nghịch lý, lợi nhuận báo ban đầu đã tăng lên. Khi các hậu quả của việc ra công chúng được đánh giá lần đầu tiên trong các năm 1990, biên lợi nhuận hoạt động (operating margin) được thấy đã tăng từ 10 đến 15 phần trăm của doanh thu lên 20 đến 30 phần trăm hay nhiều hơn.2 Đáng tiếc, điều này hóa ra là tin không hay (trừ tất nhiên cho các nhà đầu tư, mà ban đầu đã thấy giá cổ phiếu và cổ tức tăng mạnh).

Trong thực tế, biên lợi nhuận được cải thiện đã đến như kết quả của các biện pháp khắc khổ hà khắc: chi phí bị cắt và nhân viên phòng tin tức bị giảm, mà, không ngạc nhiên đã tác động đến chất lượng tin tức. Rằng điều này quả thực đúng là rõ ràng từ sự thực rằng dòng tiền và lợi nhuận đã tăng nhanh hơn tổng doanh thu: lợi nhuận được nâng lên bằng việc cắt chi phí làm hại đến chất lượng. Trong năm năm đầu sau khi Chicago Tribune trở thành công ty đại chúng, lợi nhuận đã tăng với tốc độ 23 phần trăm một năm trong khi tổng doanh thu đã tăng với tốc độ chỉ 9 phần trăm; thành tích này đạt được bằng việc cắt mạnh chi phí.3 Như thế, peau de chagrin yêu thuật đã co lại một cách không thể tránh khỏi.

Lợi nhuận được cải thiện cũng đến với cái giá của dân chủ. Sau khi các tờ báo trở thành các công ty đại chúng, số phát hành của chúng đã giảm. Cái có thể đáng ngạc nhiên là, các nhà đầu tư đã vui về chuyện này. Vì sao? Bởi vì trong nhiều trường hợp, sự giảm đã là kết quả của một chiến lược cố ý: các tờ báo đã nhắm nội dung của chúng đến các độc giả giàu có hơn nhằm để tăng thu nhập quảng cáo của chúng. Hãy nhớ lại rằng cho đến đầu các năm 2000, quảng cáo đã chiếm 80 phần tram doanh thu của các tờ báo Mỹ. Việc này đã dẫn đến sự phân mảnh thị trường và đến giá tăng lên cho các tờ báo. Trên hết, nó để lại một số tăng lên của những người không có một nguồn tin tức.

Những người này bị tước đoạt theo hai cách. Khi giá báo tăng lên, các bạn đọc nghèo hơn đã không còn khả năng chi trả cho chúng nữa. Hơn nữa, các cộng đồng nào đó đã bị media bỏ rơi (hay, chính xác hơn, bị các nhà quảng cáo bỏ rơi), tạo ra một chân không thực sự. Nỗ lực vì lợi nhuận cao hơn đã tác động không chỉ đến các tờ báo mà cả các đài radio và truyền hình nữa (một số đài truyền hình đã có biên lợi nhuận hoạt động trên 50 phần trăm), và sự cấp bách để sản xuất tin tức địa phương có chất lượng đã chấm dứt.4 Điều này đã xảy ra, tuy vậy, bất chấp sự thực rằng các đài phát bề ngoài được yêu cầu để dành một phần thời gian phát sóng của chúng cho các hoạt động công cộng địa phương. Nhưng sự đòi hỏi này đã chẳng bao giờ được thi hành nghiêm túc ở Hoa Kỳ.5

Khi thu nhập quảng cáo sụp đổ trong đầu các năm 2000, đặc biệt trong các báo quan tâm chung, sự phá sản hoàn toàn của chiến lược này đã bộc lộ. Các tờ báo đã phát hiện ra rằng chúng không thể dựa vào thu nhập từ quảng cáo, và các công ty được giao dịch công khai đã thấy tính sinh lời của chúng lao thẳng xuống. Chúng đã trả một giá đắt cho chiến lược tối đa hóa lợi nhuận của chúng. Sự giảm chất lượng nảy sinh đã đuổi các bạn đọc tiềm năng, những người không còn muốn trả tiền cho loại tin tức được tạo ra nữa. Các tờ báo như thế đã mất cả các nhà đầu tư và các bạn đọc. Một số đế chế media sau đó đã bán tống các tài sản báo của chúng. Các công ty media chịu thiệt hại và dân chủ cũng thế.

 

Thị trường

Media tin tức bằng cách nào đó phải vượt quá các quy luật thị trường. Cuộc đua vì lợi nhuận cao hơn đã dẫn các công ty media đến sao nhãng mục đích hàng đầu của chúng, mà là để cung cấp thông tin không thiên vị, chất lượng cao. Để diễn đạt thẳng thừng: cổ phần của các công ty media tin tức không được giao dịch công khai. Điều này là đặc biệt đúng ở Hoa Kỳ, nơi các công ty do công chúng nắm giữ có một trách nhiệm ủy thác đối với các cổ đông của chúng để tối đa hóa lợi nhuận. Nghĩa vụ pháp lý này xung đột với trách nhiệm đạo đức của chúng để “phục vụ phúc lợi chung” (như được cho biết trong Tuyên bố về các Nguyên tắc của Hội các Tổng biên tập Báo Mỹ). Tương tự, bởi vì các đại học có một trách nhiệm đạo đức để giáo dục và tiến hành nghiên cứu, là khó để tưởng tượng chúng như các công ty đại chúng tối đa hóa lợi nhuận.

Tại Pháp đã có sự cân nhắc nghiêm túc để đưa Le Monde ra công chúng, nhưng cuối cùng việc đó đã không xảy ra. Mặc dù không tờ báo Pháp nào được niêm yết, tuy nhiên chúng chịu logic thị trường. Tuyệt đại đa số các tờ báo là các công ty cổ phần, và ngay cả trong sự thiếu vắng nghĩa vụ ủy thác với các cổ đông, nhiều tờ khá hiển nhiên đã được quản lý theo cách ưu tiên lợi nhuận hơn chất lượng tin tức. Những người có cổ phần trong các tờ báo hầu như không là các khán giả vô tư.

Vào cuối Chiến tranh Thế giới II, nhiều người ở Pháp đã ủng hộ quan niệm rằng các tờ báo phải được hưởng một địa vị pháp lý đặc biệt. Kể từ đó, tuy vậy, ý tưởng đã được chứng minh bằng việc vi phạm nó, trừ các thử nghiệm thi thoảng với các hội bạn đọc, các hội nhà báo, và sự thu xếp hợp tác xã.

 

Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận

Tại Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh, Ireland, và Đức, các công ty báo đã thử nghiệm với những công thức sáng tạo đa dạng trong nhiều năm. Nhiều tổ chức media phi lợi nhuận đã nổi lên.

Tại Hoa Kỳ, người ta thấy media sở hữu nhà nước như Voice of America (Đài Tiếng Nói Mỹ), media sở hữu của đại học (như State Press của Arizona State University, Oklahoma Watch, và Dự án Phóng sự Quốc tế [International Reporting Project]), và các quỹ tài trợ [foundation] media, mà về chúng tôi sẽ nói nhiều hơn một lát nữa.

Tại nước Đức tập đoàn media lớn nhất, Bertelsmann—số một ở châu Âu và một trong những công ty media lớn nhất trên thế giới—được sở hữu bởi Quỹ tài trợ Bertelsmann. Trong trường hợp cái tên Bertelsmann chẳng có nghĩa gì với bạn, đây là vài con số: tổng doanh thu 16,4 tỷ euro trong 2013; lợi nhuận 870 triệu euro; 110.000 nhân viên. Bertelsmann chiếm một chỗ quan trọng trong phong cảnh media ở Pháp, ở châu Âu và ở Hoa Kỳ, nơi nó là cổ đông đa số trong Penguin Random House, nhà xuất bản lớn nhất trên thế giới.6 Từ 2004 đến 2008, nó sở hữu một nửa Sony BMG, công ty thu âm lớn nhất thế giới lúc đó.

Công thức Bertelsmann có là giải pháp thần diệu cho khủng hoảng media? Nó có đưa ra một mô hình cho tương lai? Nó là một trường hợp lý thú bởi vì nó minh họa bằng thí dụ dưới dạng cực đoan về cả các lợi thế và các hạn chế của địa vị quỹ tài trợ cho các công ty media. Lợi thế chính là tính ổn định: các quỹ tài trợ dựa vào các quà tặng không thể hủy bỏ bởi các nhà sáng lập của chúng. Đây là một ưu thế quan trọng. Bertelsmann Foundation, được tạo ra trong 1977, ngày nay là cổ đông chính trong công ty media Bertelsmann, mà có niên đại từ 1835. Reinhard Mohn, người sở hữu công ty khi quỹ tài trợ được thành lập, đã chuyển đa số cổ phần của ông cho quỹ tài trợ trong năm 1993.

Quà tặng này đã thành lập công ty, mà đã luôn luôn từ chối trở thành công ty đại chúng, trên một nền tảng ổn định (bảo vệ nó đặc biệt khỏi vấn đề thừa kế). Các nhân viên cũng được lợi từ sự sắp đặt này nhờ một kế hoạch chia sẻ lợi nhuận hào phóng. Dù các thế hệ đến sau của những người thừa kế có thể muốn, họ không thể thanh lý các cổ phần để lại cho quỹ tài trợ. Cấu trúc này đã không hề ngăn cản Bertelsmann tăng trưởng. Uy tín tín dụng của nó được các cơ quan đánh giá trái phiếu đánh giá, các trái phiếu của nó được giao dịch, và nó cũng phát hành “các chứng chỉ chia sẻ lợi nhuận” (mà cũng có thể được giao dịch). Các hạn chế của mô hình này là gì? Để vay mượn lời của Hubert Beuve-Méry được trích trong đề từ cho chương này, “các nhà tài trợ” đã không mất hoặc “quyền” hay “khả năng để can thiệp trong quản lý” của công ty media. Các chứng chỉ chia sẻ lợi nhuận được công ty phát hành không trao quyền bỏ phiếu nào cho những người sở hữu chúng. Tất cả các quyền bỏ phiếu vẫn là của Bertelsmann Management, mà được kiểm soát bởi quỹ tài trợ và cũng thực hiện các quyền bỏ phiếu của gia đình. Chủ tịch của Bertelsmann Management là Liz Mohn, vợ của Reinhard Mohn, bà cũng là phó chủ tịch của quỹ tài trợ và hội đồng giám thị của nó, trong đó con trai bà Christoph Mohn và con gái bà Brigitte Mohn cũng là các thành viên.

Sau khi được Carl Bertelsmann thành lập trong năm 1835, công ty media đã được lãnh đạo bởi con trai Heinrich của Carl, Johannes Mohn con rể của Heinrich, và sau đó bởi bốn thế hệ nữa của nhà Mohn xuống đến Reinhard, mà đã trở thành chủ tịch trong năm 1947 và đã chết trong 2009, để lại chỗ của ông cho vợ ông, Liz. Bất chấp các thành công không thể chối cãi, cấu trúc quỹ tài trợ đã thường xuyên được dùng để bảo đảm rằng quyền lực vẫn ở trong gia đình.

Theo cách này nhà Bertelsmann-Mohn đã duy trì quyền lực của họ trên tập đoàn media Đức trong sáu [đến 2021 là bảy] thế hệ. Có bất kể sự khác biệt thực nào giữa chiến lược này và chiến lược của Rupert Murdoch, người đã thông báo rằng ông từ bỏ sự kiểm soát 21st Century Fox và, đồng thời, rằng ông chuyển dây cương cho con trai ông James Murdoch và chức phó chủ tịch cho con trai khác của ông Lachlan Murdoch? Vì sao tiếp tay sự kiểm soát gia đình của các công ty qua các quỹ gia đình được lợi về thuế?

 

Cai quản và Cổ phiếu

Vấn đề là thế này: địa vị quỹ tài trợ không xác định các công ty media được cai quản như thế nào. Mối quan hệ giữa các nguồn lực tài chính và quyền lực ra quyết định vẫn không được giải quyết. Quyền lực phải tỷ lệ nghiêm ngặt với phần vốn? Nếu thế, các quyền lực đối trọng tiềm tàng nào có thể tồn tại?

Trong một công ty cổ phần điển hình, không có quyền lực đối trọng nào. Bất cứ ai sở hữu phần lớn cổ phần cũng có phần lớn quyền bỏ phiếu. Đấy là một vấn đề, bởi vì một cổ đông chi phối có thể đảm bảo rằng công ty phục vụ chương trình nghị sự kinh tế hay chính trị của riêng mình hơn là lợi ích công. Như đã lưu ý sớm hơn, chúng ta có một vấn đề tương tự với các khoản đóng góp vận động, và để xử lý nó chúng ta phải lập nên các giới hạn nghiêm ngặt về số lượng mà có thể được “đầu tư” vào các cuộc vận động chính trị. Là khó để áp đặt các giới hạn tương tự về đầu tư vào media, và cho dù giả như là có thể để làm vậy, sẽ là không đáng mong muốn vì media hiện thời đang thiếu vốn. Chúng ta cần tìm một cách để khuyến khích đầu tư vào các công ty media, không phải để làm nản lòng nó.

Như thế, mặc dù tôi nhận ra các lợi thế của hình thức quỹ tài trợ và trong một số khía cạnh lấy sự cảm hứng của tôi từ nó, tôi muốn đề xuất một mô hình mới, tôi gọi là mô hình tổ chức media phi-lợi nhuận, mà kết hợp các đặc tính của cả các quỹ tài trợ và các công ty cổ phần.

Mục đích của mô hình mới này gồm hai phần. Thứ nhất để đưa vốn mới cho media (bằng việc trao các lợi thế thuế hấp dẫn) và để ổn định hóa cơ sở vốn bằng làm cho các khoản đầu tư là không thể hủy ngang được.7 Thứ hai là để hạn chế quyền lực ra quyết định của các nhà đầu tư bên ngoài (đổi lại điều đó các nhà đầu tư nhận được những sự giảm thuế nào đó). Việc này có thể được làm bằng việc nghĩ ra các điều lệ nghiêm ngặt xác định chỗ của các hội bạn đọc và hội nhân viên trong cấu trúc cai quản và bằng việc thiết lập một khung khổ tài khóa để khuyến khích crowdfunding. Dưới các điều lệ này, các quyền bỏ phiếu sẽ ngừng tỷ lệ với cổ phần sở hữu (vượt quá một mức tham gia nào đó). Ngược lại, các cổ đông nhỏ sẽ có quyền bỏ phiếu của họ tăng lên. Mục tiêu là để cho phép sự luân chuyển đích thực của quyền lực và nhân sự.

Trước khi đi vào chi tiết hơn, hãy để tôi khảo sát nhanh các mô hình hiện tồn của các tổ chức media phi lợi nhuận để có được ý tưởng tốt hơn về các lợi thế và các hạn chế của chúng.

 

Các Tổ chức Media Phi Lợi nhuận hiện Có

Một trong các tờ báo độc lập được quỹ tài trợ -sở hữu là tờ Guardian, một cột trụ của nền báo chí Anh. Tờ Guardian được sở hữu bởi Guardian Media Group, mà bản thân nó được kiểm soát hoàn toàn bởi Scott Trust, một quỹ tài trợ phi-lợi nhuận mà sứ mạng của nó kể từ 1936 đã là để bảo vệ sự độc lập của tờ báo. Tương tự, tờ Irish Times, được thành lập trong 1859, đã được sở hãu bởi Irish Times Trust kể từ 1974.

Tại Đức, như đã lưu ý ở trước, có Quỹ tài trợ Bertelsmann. Một trong những nhật báo Đức hàng đầu, tờ Frankfurter Allgemeine Zeitung (FAZ) bảo thủ, với số phát hành hơn 300.000, được sở hữu 93 phần trăm bởi FAZIT-Stiftung.

Tại Pháp, Ouest-France, nhật báo dẫn đầu về mặt số phát hành, được sở hữu bởi một tổ chức phi-lợi nhuận (được gọi là một hội luật 1901) kể từ đầu các năm 1990. Với địa vị pháp lý này, tờ báo đã có khả năng tránh một cuộc thâu tóm thù địch (trước kia, các cổ đông đã được phép bán cổ phần của họ cho người trả giá cao nhất).8 Tương tự, chính để phong tỏa vốn của La Montagne và để duy trì sự độc lập của tờ báo mà đã dẫn Marguerite Varenne, bà góa của nhà sáng lập Alexander Varenne và chủ sở hữu của gần 80 phần trăm cổ phần của công ty trong 1980, để lập ra một quỹ tài trợ mà bà đã biếu đa số cổ phần của bà.

Tuy vậy, chính ở Hoa Kỳ, nơi hoạt động từ thiện thống trị tối cao, mà chúng ta thấy số lớn nhất của các tổ chức media phi lợi nhuận.9 Một trong những tổ chức nổi tiếng nhất là ProPublica, một tờ thuần Internet chuyên về làm báo điều tra, mà Herbert và Marion Sandler lập ra trong 2008 với một sự hiến tặng vài triệu dollar. Site, bắt đầu với hai mươi tám nhà báo và bây giờ sử dụng bốn mươi ba, đã đạt hai Giải Pulitzer rồi.

Đấy chỉ là một thí dụ—không rất đại diện về mặt quy mô hay thành công—về làm báo phi-lợi nhuận. Giữa các dự án kinh doanh mạo hiểm thành công hơn chúng ta thấy Tampa Bay Times (trướ kia là St. Petersburg Times), mà được sở hữu bởi Viện Poynter, một trường báo chí phi-lợi nhuận; tờ Texas Tribune, được khởi động trong 2009 và được tài trợ bởi một số quỹ tài trợ cũng như các khoản biếu cá nhân; tờ Christian Science Monitor; và tất nhiên AP (Associated Press), một trong các hãng thông tấn đứng đầu thế giới và hợp tác xã cổ nhất.

Liệu chúng ta có thể nói rằng hình thức phi-lợi nhuận giải pháp cho khủng hoảng media hiện thời? Bất chấp các trường hợp phi thường được trích dẫn ở trên, hầu hết các công ty media phi lợi nhuận là rất nhỏ. Hoạt động với số nhân viên hạn chế và ngân sách khiêm tốn, chúng không thể khao khát bao phủ toàn diện tin tức. Theo Pew Research Center, tuyệt đại đa số các công ty này có ít hơn năm nhân viên toàn thời gian; vài không có nhân viên nào. Theo số đo này những tổ chức như ProPublica và Trung tâm Phóng sự Điều tra (với bảy mươi ba nhân viên) được coi như những gã khổng lồ. Hầu hết các tổ chức này làm nghề báo nghách (niche journalism), chuyên về các lĩnh vực chủ đề được xác định hẹp.

Mặc dù các xuất bản phẩm như vậy có mang lại không khí trong lành đáng hoan nghênh cho tranh luận dân chủ và trong chừng mực nào đó lấp chỗ trống do sự cắt chi phí trong media truyền thống để lại, chúng không có vẻ có khả năng để thay thế cho các tờ báo hiện có, nhất là vì hầu hết chúng là các tổ chức thuần Internet, mà chịu cùng các điểm yếu như các website của báo. Sự viếng thăm trung bình đến website của một xuất bản phẩm phi-lợi nhuận kéo dài ít hơn hai phút, một nửa độ dài của sự viếng thăm trung bình tới site của một tờ báo truyền thống Mỹ và ít hơn nhiều thời gian đọc một tờ báo in truyền thống.10

Những điểm yếu này không liên hệ về bản chất với địa vị quỹ tài trợ của các tổ chức được nói đến nhưng phần lớn do sự cấp vốn không thỏa đáng. Các quỹ tài trợ xứng đáng công trạng vì việc đưa các bạn đọc quay lại trung tâm của bức tranh bởi vì chúng không dựa vào thu nhập quảng cáo và không phải là nô lệ cho thị trường, thế nhưng chúng đã không kéo các bạn đọc vào việc tài trợ của chúng. Với việc này cái tôi muốn nói đơn giản là, ít tổ chức media, dù là vì-lợi nhuận hay phi-lợi nhuận, đã thử tận dụng crowdfunding quy mô lớn. Trừ Voice of San Diego, mà đã khởi động một trong những cuộc vận động gây quỹ cho media từ quần chúng lớn nhất từ trước đến nay (Bigger Voice Fund), các công ty media đã quyên rất ít tiền qua con đường này. Các quỹ tài trợ thường ưa các khoản biếu lớn từ các cá nhân giàu có, các hãng, hay các quỹ tài trợ khác hơn các khoản đóng góp cá nhân nhỏ. Việc này gây ra hai vấn đề. Thứ nhất, chúng trở nên dễ bị tổn thương với ảnh hưởng quá đáng của một số nhỏ cá nhân, như thế tạo ra một rủi ro cho dân chủ. Và thứ hai, chúng trở nên dễ bị tổn thương ngang thế với suy thoái kinh tế và vì thế trở nên dễ vỡ về mặt tài chính.

Một điểm khác đáng nhấn mạnh: các luật thuế liên quan đến các quỹ tài trợ là cực kỳ phức tạp ở cả Hoa Kỳ và Pháp, và điều này đặt những giới hạn nghiêm ngặt lên sự phát triển của media dựa vào quỹ tài trợ hay media thay thế khác. Tại Hoa Kỳ, là rất khó cho một hoạt động tin tức phi-lợi nhuận để thỏa mãn các tiêu chuẩn của Mục 501(c)3 của luật thuế, mà phải được thỏa mãn bởi bất kể tổ chức nào tìm cách chấp nhận những khoản đóng góp được miễn thuế và tránh đóng thuế thu nhập công ty. Đặc biệt, là không luôn luôn dễ cho các hãng media để chứng minh rằng chúng thỏa mãn đòi hỏi “chủ định giáo dục”.

Tại Hoa Kỳ, media thoạt nhìn không được coi như hoạt động vì lợi ích công, cho nên nếu chúng muốn được đối xử như các quỹ tài trợ chúng phải chấp nhận một chiến lược quanh co như lập một liên minh với một quỹ tài trợ có mục đích giáo dục nghiêm ngặt. Vì thế, gần hai phần ba của các hãng media phi-lợi nhuận ở Hoa Kỳ hiện thời được trợ cấp bởi các tổ chức khác (như các đại học) mà thỏa mãn các đòi hỏi của Mục 501(c)3. Chỉ một phần ba là độc lập. Các dự luật (như dự luật được Thượng nghị sĩ Ben Cardin đệ trình) được thiết kế để làm cho dễ hơn nhiều cho các tờ báo để có đủ tư cách dưới Mục 501(c)3, nhưng đến nay các dự luật này đã chẳng đi đến đâu.11

Tương tự, ở Pháp các điều luật cai quản các tổ chức phi lợi nhuận là cực kỳ phức tạp. Một “luật hiện đại hóa kinh tế” năm 2008 đã tạo ra một thực thể mới, quỹ quyên vốn (fonds de dotation), mà dễ hơn nhiều để thành lập so với một quỹ tài trợ nhưng vẫn đưa ra một sự giảm thuế cho các nhà tài trợ, nhưng địa vị này không mở cho các tổ chức media. Giống các nhóm 501(c)3 ở Hoa Kỳ, các quỹ quyên vốn (endowment fund) ở Pháp phải hoạt động vì lợi ích công cho một mục đích xã hội, văn hóa, giáo dục, thể thao, hay từ thiện. Như thế, media bị loại trừ. Các nhà chức trách Pháp đang xem xét mở rộng địa vị quỹ tài trợ cho các tổ chức media, tuy vậy, và hy vọng rằng việc này sẽ xảy ra. Một khả năng là để tuyên bố sự duy trì tính đa nguyên báo chí như một sứ mạng vì lợi ích công. Trong mọi trường hợp là cực kỳ quan trọng để bắt đầu nghĩ về media như phần của một hệ sinh thái lớn hơn nhiều, khu vực tạo ra tri thức của nền kinh tế.

 

Cái Giá của sự Độc lập

Một thứ chúng ta học được từ các thí dụ Mỹ và Pháp là, chúng ta chần chừ liên miên. Ý tưởng rằng media tin tức, giống các đại học, cung cấp một hàng hóa công cộng được chấp nhận ngày càng rộng. Vì thế, phải là chính đáng cho nhà nước để giúp đỡ chúng và khuyến khích các khoản biếu tư nhân qua sự giảm và miễn thuế. Thế nhưng các công ty media cũng là các doanh nghiệp tư nhân (hầu hết là các công ty cổ phần), vì thế không có cơ sở pháp lý nào cho việc ban cho chúng sự miễn thuế. Và một số được sở hữu bởi các công ty lớn, như Dassault Aviation sở hữu Le Figaro, cho nên vì sao chúng không phải đóng thuế như bất cứ công ty khác nào?

Tuy vậy, hãy nhớ rằng báo chí nói chung, không chỉ media tin tức, được hưởng rồi các lợi thế thuế nào đó (như sự giảm VAT đáng kể chúng nhận được ở Pháp và các nước khác). Hơn nữa, các doanh nghiệp phi-lợi nhuận được định nghĩa không phải bởi sự vắng mặt hoạt động thương mà bởi sự quản lý không vụ lợi. Đặc biệt, bất kể tiền lãi dương nào phải được tái đầu tư vào hãng và không được phân chia. Thu nhập báo chí hiện thời đang là thế, điều này sẽ không là bất kể trở ngại nào.

Chúng ta hãy mở rộng cách nhìn của chúng ta đến nền kinh tế tri thức nói chung. Tại Pháp các tổ chức tư nhân “mà sự quản lý của nó là bất vụ lợi và mà tham gia vào biểu diễn trực tiếp hay chiếu phim cho công chúng” có thể chấp nhận các khoản biếu được khấu trừ thuế cho dù chúng được yêu cầu đóng các thuế thương mại. Tương tự, các công ty media cũng là các tổ chức tư nhân mà phải, với điều kiện sự quản lý của chúng là bất vụ lợi tương tự, được phép chấp nhận các khoản biếu có thể được khấu trừ thuế để hỗ trợ sự cung cấp thông tin chất lượng cao cho công chúng. Nếu tổ chức cũng tiến hành các hoạt động thương mại đáng kể, như là thế với báo chí, các hoạt động đó có thể được tách thành một chi nhánh thương mại.

Đây không phải là chỗ để đào sâu vào các chi tiết pháp lý nhỏ. Nhiều chi tiết kỹ thuật, mà cần được bao gồm, vượt xa phạm vi của cuốn sách này và thay đổi nhiều từ nước này sang nước khác. Điểm chính của tôi không phải là đề xuất những sự cải thiện cụ thể trong luật Mỹ hay Pháp. Đúng hơn là để lập luận rằng việc mở rộng sự giảm thuế ban cho các quỹ cúng vốn (endowment fund) ở Pháp và các tổ chức 501(c)3 ở Hoa Kỳ sẽ đánh dấu một bước tiến quan trọng. Hệ thống hiện thời cho các khoản đóng góp cho media là quá phức tạp. Sự đơn giản hóa sẽ khuyến khích các khoản biếu tư nhân và làm cho trợ giúp nhà nước hiệu quả hơn. Thậm chí còn quan trọng hơn, việc tổ chức lại các công ty media như các quỹ tài trợ (foundation) sẽ làm cho có thể để thiết lập các sự cúng vốn (capital endowment) vĩnh viễn. Các quà tặng cho các quỹ tài trợ là không thể hủy bỏ (irrevocable), và một hệ thống của các khoản đầu tư không thể hủy bỏ sẽ làm cho có thể để đảm bảo sự độc lập của các công ty media trong dài hạn.

 

Các Hạn chế

Bất chấp nhiều công trạng của các quỹ tài trợ, chúng không cung cấp câu trả lời cho tất cả thách thức đối mặt với media. Vì thế, chúng ta cũng phải suy ngẫm về những mô hình mới.

Các quỹ cúng vốn (endowment fund) ở Pháp có thể được thành lập với các thủ tục pháp lý tối thiểu, nhưng có một nhược điểm của tính đơn giản này: không có quy chế nào về điều lệ quỹ. Các cá nhân thành lập quỹ có thể soạn điều lệ của nó theo cách để giữ lại tất cả quyền lực ra quyết định cho bản thân họ và truyền nó cho những người thừa kế của họ (qua hội đồng cai quản được tuyển dụng bởi sự kết nạp) mà không có sự đóng thuế di sản và không có sự can thiệp từ các nhân viên của quỹ hay các cổ đông bên ngoài (như các crowdfunder). Nếu các quỹ media (media fund) nhận được sự giảm thuế, các nhà sáng lập đổi lại phải nhường lại một phần quyền lực ra quyết định của họ và đồng ý với sự cai quản dân chủ.

Vị trí của các nhà sáng lập là tương đương với vị trí của các cổ đông đa số trong một công ty, vì thế họ phải đồng ý để chia sẻ quyền lực với các nhà tài trợ nhỏ, những người phải được phép đóng góp cho sự cúng vốn của quỹ, không phải để nhận được cổ tức (bởi vì không có sự phân chia lãi nào trong một tổ chức phi-lợi nhuận) nhưng chính xác nhằm để tham gia vào việc ra quyết định. Quyền lực cũng phải được chia sẻ với các nhân viên. Nếu các nhà báo (và các nhân viên khác) đóng góp cho quỹ, thì rõ ràng họ xứng đáng một chỗ trong các cơ quan chiến lược của tổ chức, nơi các quyết định thiết yếu được đưa ra.

Kiểu tổ chức media phi-lợi nhuận tôi đang đề xuất như thế kết hợp các đức hạnh của các kiểu pháp lý khác nhau. Nó có được các lợi thế của một quỹ tài trợ (tính ổn định của sự tài trợ và khả năng để tập trung vào thông tin như một hàng hóa công cộng hơn là vào việc tối đa hóa lợi nhuận làm hại đến chất lượng) và các đức hạnh của một công ty cổ phần (sự sở hữu được đa dạng hóa, sự bổ sung hàng ngũ lãnh đạo, và sự ra quyết định dân chủ với điều kiện là quyền lực của các cổ đông lớn nhất được hạn chế một cách thích hợp). Trước khi quay sang các chi tiết của đề xuất của mình, tôi muốn xem xét lại các kết quả của những thử nghiệm khác nhau với sự cai quản dân chủ của các tổ chức media khắp thế giới.

 

Các Hợp tác xã

Một số nước đã thử nghiệm với các sự thay thế khả dĩ (alternative) khác nhau cho công ty cổ phần đơn giản trong khu vực media. Tại Pháp, các hội hợp tác sản xuất của người lao động (sociétés coopératives ouvrières de production, hay các SCOP) là các công ty trong đó những người lao động cùng nhau tham gia làm nghề của họ dưới sự quản lý trực tiếp của riêng họ hay sự quản lý của các đại diện được bàu. Dưới nguyên tắc về một người một phiếu, các SCOP đại diện một hình thức dân chủ nơi làm việc. Nhật báo khu vực L’Yonne républicaine đã là một SCOP từ 1955 đến 2008, khi nó bị Centre France mua; Le Courrier picard, một nhật báo khu vực khác ở Pháp, đã là một SCOP cho đến 2009. Tại Vương Quốc Anh, hợp tác xã East End News, một sáng kiến được ca ngợi rộng rãi của đầu các năm 1980, đã kéo dài chỉ vài năm. News on Sunday đã chết sau vài tháng.

Tại Hoa Kỳ, một số hợp tác xã, như tờ Inter-County Leader ở Wisconsin (được xuất bản bởi Hội Xuất bản Hợp tác xã Liên Quận) vẫn sống sót. Về mặt lịch sử, tuy vậy, các hợp tác xã trong khu vực media Hoa Kỳ đã là hiếm, và vài tờ báo thử nghiệm với hình thức hợp tác xã đã là các báo nhỏ địa phương với sự tài trợ rất mỏng.12 Rất ít báo vẫn được sở hữu (hay thậm chí sở hữu một phần) bởi các nhân viên của chúng. Một tờ như vậy là Gazette của thành phố Cedar Rapids, Iowa. Cho đến khi nó bị Berkshire Hathaway mua trong 2011, tờ Omaha World-Herald đã là tờ báo lớn nhất do nhân viên sở hữu ở Hoa Kỳ. Đề án Quyền sở hữu Cổ phần Nhân viên (ESOP-Employee Stock Ownership Plan) đã chẳng bao giờ được ưa chuộng trong khu vực media.13

Pháp cũng có công ty cổ phần của người lao động (société anonyme à participation ouvrière, hay SAPO), nơi một phần vốn của hãng được sở hữu bởi các nhân viên của nó.14 Đây là một kiểu tổ chức ít được biết đến, và trừ La Nouvelle République du Centre-Ouest, một SAPO cho đến 2009, nó đã chẳng bao giờ được thử trong khu vực media. Mặc dù Đức không có thực thể pháp lý nào so sánh được với SAPO, các nhân viên của tuần báo hàng đầu, Der Spiegel, sở hữu một đa số 50,5 phần trăm lợi ích trong hãng. Nhưng có một cảnh báo quan trọng: chỉ các nhà báo làm việc cho bản in của tạp chí là các cổ đông; các nhân viên của website bị loại trừ. Ngoài ra, những người lao động trong tất cả các công ty Đức có được sự đại diện đáng kể trong hội đồng quản trị dưới sự dàn xếp Mitbestimmung (cùng quản lý) nổi tiếng.

Vì sao hầu hết các nỗ lực về quản lý dân chủ đã thất bại, với ít ngoại lệ?15 Hãy xét trường hợp của L’Yonne républicaineLe Courrier picard ở Pháp. Tình hình tài chính của cả hai tờ báo đã xấu đi đến mức chúng không còn độc lập nữa, như thế minh họa các hạn chế của việc người lao động quản lý. Sự kinh doanh báo đòi hỏi các lượng vốn lớn và sự đầu tư đáng kể vào các công nghệ mới (các máy in offset, các máy tính cho phòng tin tức, vân vân). Các hợp tác xã có thể hấp dẫn về mặt cai quản dân chủ, nhưng việc này có thể dẫn đến sự tái phân phối không hiệu quả như thế kho quỹ là trống rỗng khi đến lúc để đầu tư.16 Quả thực, hợp tác xã Pháp duy nhất còn tồn tại, tạp chí Alternatives économiques, mà đã là một SCOP kể từ 1984, đã quy định trong điều lệ của nó rằng một phần đáng kể của lợi nhuận của nó phải được tái đầu tư vào hãng, mà, do đó, đã tích cóp được các dữ trữ vốn đáng kể. Hơn nữa, nhiệm vụ quản lý một hãng trở nên phức tạp hơn khi nó tăng về quy mô cho nên loại cai quản dân chủ mà người ta thấy trong các hợp tác xã trở nên khó, nếu không phải là không thể, trong thực tiễn.

Ngoài ra, các cổ đông nhân viên có khuynh hướng làm nản lòng sự đầu tư mới. Trong một SAPO, chẳng hạn, luật cho phép mỗi hãng quyết định số cổ phần tương ứng được phân cho các nhân viên và các nhà đầu tư. Bất kể sự thay đổi nào về tỷ lệ cổ phần đòi hỏi sự sửa đổi điều lệ của hãng, mà cho việc đó rất khó để có được sự thống nhất. Và địa vị hợp tác xã không đảm bảo sự độc lập biên tập nếu, chẳng hạn, cổ phần kiểm soát bị một công ty lớn mua.

Điểm cốt yếu của vấn đề là có được một sự cân bằng đúng đắn giữa một logic tài chính nghiêm ngặt (một cổ phần, một phiếu, với không sự hạn chế thêm nào và không sự bảo vệ nào chống lại sự kiểm soát tài phiệt) và một logic dân chủ nghiêm ngặt (một phiếu cho mỗi nhân viên như trong một hợp tác xã, bất luận vốn đã đầu tư hay cam kết cá nhân với hãng là gì). Logic tài chính nghiêm ngặt dẫn đến các vấn đề chúng ta đã thảo luận rồi, trong khi, đáng tiếc, lịch sử dạy chúng ta rằng logic hợp tác xã không có kết quả trong khu vực media.

Vì thế, là quan trọng để có một sự cân bằng giữa hai thái cực này bằng việc tìm kiếm một thực thể pháp lý trong đó quyền lực không thể bị tịch thu bởi vài người; trong đó các nhân viên, bạn đọc, và crowdfunder được đảm bảo một tiếng nói trong quản lý; thế nhưng trong đó những người đầu tư nhiều tiền hay nhiều nỗ lực hơn vào hãng đáng được mức độ nào đó của các quyền bỏ phiếu được đề cao.

 

Một Mô hình mới: NMO

Mô hình mới tôi đề xuất trong cuốn sách này, mà tôi gọi là NMO, Tổ chức Media Phi-lợi nhuận (Non-profit Media Organization), là một mô hình lai. Nó được gây cảm hứng một phần bởi mô hình của các đại học quốc tế lớn, mà kết hợp các hoạt động thương mại và phi-thương mại. Nhưng có nhiều với nó hơn thế. Một mục tiêu là để đảm bảo sự tài trợ lâu bền cho media bằng việc đóng băng vốn của chúng. Một mục tiêu thứ hai là để hạn chế quyền lực ra quyết định của các cổ đông bên ngoài bằng các điều lệ ràng buộc.

Trong một công ty cổ phần, sự phát hành các cổ phần mới nêu ra hai vấn đề. Thứ nhất, vốn của các cổ đông hiện có bị pha loãng như thế phần của họ trong lợi nhuận giảm xuống, như giá trị của cổ phần của họ nếu họ muốn bán. Trong mô hình NMO, rủi ro này không tồn tại: với tư cách một công ty phi-lợi nhuận, nó không chia cổ tức nào, và các cổ đông không thể thu hồi các khoản đầu tư của họ (như trong trường hợp của một quỹ tài trợ).

Thứ hai, quyền lực bỏ phiếu của các cổ đông hiện có bị giảm: nói cách khác, quyền lực “chính trị” của họ có thể bốc hơi. Với một quỹ tài trợ, một rủi ro như vậy không tồn tại: các nhà đầu tư chỉ là các nhà tài trợ và không giành được các quyền bỏ phiếu trong cấu trúc cai quản. Cho dù sự đóng góp bên ngoài lớn thế nào, hội đồng quản trị đương nhiệm có tất cả cơ hội nó cần để duy trì quyền lực của nó. Trong mô hình NMO, vấn đề về sự pha loãng quyền lực chính trị được giải quyết theo một cách khác, dân chủ hơn: các quyền bỏ phiếu của các cổ đông hiện hữu được bảo vệ, nhưng quyền lực thêm nào đó được trao cho những người đóng góp nhỏ, những người được coi như những người tham gia vào sự quản lý của hãng và không chỉ như các nhà tài trợ.

Quyền lực của tiền là rủi ro chính mà media đối mặt ngày nay. Khi lỗ leo lên, các công ty media thấy các khoản dự trữ của chúng bốc hơi và buộc phải tìm kiếm vốn mới, nhưng dưới hệ thống hiện hành sự tái vốn hóa có một cái giá cao—cụ thể là, mất sự kiểm soát.

Bất kể hãng nào đều cần vốn để bắt đầu kinh doanh. Vốn được các nhà đầu tư ban đầu cung cấp có thể được bổ sung muộn hơn bằng lợi nhuận để lại. Các khoản lỗ, mặt khác, làm giảm các khoản dự trữ vốn của hãng. Các nhà đầu tư ban đầu nhận được cổ phần trong hãng như sự đền bù cho các khoản đầu tư của họ, và các cổ phần này trao các quyền nào đó: các quyền bỏ phiếu, một quyền cho một sự chia sẻ lợi nhuận của hãng, và một quyền để bán các cổ phần của mình vào một thời gian muộn hơn. Vì thế, quyền lực đối với hãng thuộc về những người kiểm soát vốn của nó: số phiếu dành cho mỗi cổ đông tỷ lệ với số cổ phần sở hữu.

Bây giờ, giả thiết hãng vấp phải những khó khăn tài chính và buộc phải tìm kiếm vốn thêm từ một nhà đầu tư mới. Điều này đã xảy ra với tờ báo Pháp Libération trong 2014. Thông thường, quá trình có hai pha. Thứ nhất, các khoản lỗ hoạt động trên bản cân đối của hãng làm giảm giá trị của mỗi cổ phần trong công ty. Quả thực, vốn của hãng có thể bị quét sạch hoàn toàn, làm giảm giá trị cổ phần xuống zero. Sau đó các cổ phiếu mới được phát hành, tại điểm đó đối tác mới có thể chiếm sự kiểm soát hãng. Trong 2010, Khi Tập đoàn Le Monde bị các nhà đầu tư Pierre Bergé, Xavier Niel, và Matthieu Pigasse mua, tỷ lệ cổ phần sở hữu của Hội các Nhà báo của Le Monde, mà đã là cổ đông chính kể từ 1951, đã giảm đáng kể.

Một số công ty bảo vệ bản thân chúng chống lại sự pha loãng quyền sở hữu và vì thế sự mất quyền lực chính trị như vậy của các nhà đầu tư ban đầu bằng việc đòi hỏi rằng bất cứ sự thay đổi nào về cấu trúc vốn của hãng phải được chấp nhận bởi một đa số đủ tiêu chuẩn tại một đại hội cổ đông đặc biệt. Nhưng điều lệ của các hãng cho phép các nhà đầu tư mới được đưa vào mà không có sự chuẩn y trước của các cổ đông hiện hành. Điều này là đơn giản hơn về thủ tục nhưng rõ ràng không đưa ra sự bảo vệ nào chống lại sự chiếm quyền kiểm soát bởi các nhà đầu tư bên ngoài. Là dễ hơn để nắm quyền kiểm soát một hãng mà cổ phần của nó được bán công khai trên một sở giao dịch chứng khoán, mặc dù như thí dụ của New York Times cho thấy, luôn luôn là có thể để phát hành các loại cổ phiếu khác nhau, một số có các quyền bỏ phiếu nâng cao, nhằm để hạn chế các tác động của một sự pha loãng vốn đến sự kiểm soát hãng. Chẳng hạn, khi tờ Milwaukee Journal Sentinel, trước kia được sở hữu bởi các nhân viên của nó, ra công chúng trong 2002, các cổ phần do nhân viên nắm giữ được trao mười phiếu mỗi cổ phần so với một phiếu cho mỗi cổ phần khác. Khi Google ra công chúng, các nhà sáng lập Sergey Brin và Larry Page đã thưởng cho bản thân họ các cổ phần với quyền bỏ phiếu gấp mười lần của các cổ phần khác, mà đã cho phép họ duy trì sự kiểm soát hãng bất chấp việc trở thành các cổ đông thiểu số.

NGƯỢC LẠI, khi một quỹ tài trợ nhận một quà tặng, nhà tài trợ không có được bất kể quyền kiểm soát nào. Nhiều đại học quốc tế đã chấp nhận mô hình này, như các tổ chức văn hóa như các bảo tàng. Một nhà tài trợ có thể đóng góp hàng trăm triệu euro hay dollar mà không nhận được bất kể quyền bỏ phiếu nào.

Mặc dù vài công ty media cũng đã theo mô hình này, nó không phù hợp một cách lý tưởng với bản chất của các hoạt động của chúng. Thí dụ, một số bạn đọc đã đóng góp tiền để hỗ trợ các tờ báo đang chịu khổ của họ cứ như họ đang lập ra các hội bạn đọc mà không trở thành các cổ đông bỏ phiếu. Công ty không nhường bất kể sự kiểm soát nào để đổi lấy các quà tặng này, như thế không có lý do nào để hạn chế số lượng của chúng. Vấn đề với mô hình này là nó làm giảm bớt khuyến khích cho các bạn đọc (hay các crowdfunder) để đầu tư, bởi vì họ không có được tiếng nói nào về tờ báo được vận hành ra sao và phải để tất cả quyền lực cho các cổ đông hiện hữu.

 

Vốn và Quyền lực

Mô hình NMO tôi đang đề xuất nằm giữa hai thái cực này. Giống một quỹ tài trợ, nó có thể chấp nhận các quà tặng không hạn chế. Bất kể thể nhân hay đạo nhân* nào có thể đóng góp. Trong mô hình của tôi, những quà tặng như vậy là có thể được khấu trừ thuế, như các quà tặng cho các quỹ tài trợ hiện thời được khấu trừ. Thế nhưng chúng cũng được đền bù bằng các quyền bỏ phiếu trong hãng: một quà tặng cho một NMO là một sự đóng góp cho vốn của nó và vì thế mang lại các quyền “chính trị” như bất kể sự đầu tư khác nào.

Chính xác hơn, bất cứ ai đóng góp nhiều hơn 1 phần trăm của vốn của một NMO nhận được các quyền bỏ phiếu. (Hiển nhiên, mức ngưỡng là để ngỏ cho sự thảo luận: nó có thể được đặt ở 0,5 phần trăm hay 2 phần trăm thay cho 1 phần trăm.) Điểm quan trọng là các cá nhân đóng góp ít hơn 1 phần trăm—các crowdfunder, chẳng hạn, hay các nhân viên của hãng—có thể lập một hội cho mục đích để nhận được các quyền bỏ phiếu ưu tiên. Để đơn giản hóa sự thảo luận, tôi sẽ áp dụng thuật ngữ cổ đông cho bất kể ai đóng góp cho vốn của một NMO, cho dù cổ đông đó không có quyền nào cho bất kể cổ tức nào và không được phép để bán các cổ phần của mình.

Để cho một ý tưởng về các bậc độ lớn liên quan, vốn của một tờ báo điển hình thay đổi từ hàng chục ngàn euro hay dollar cho các nhật báo địa phương nhỏ nhất (nhiều trong số đó được sở hữu bởi các tập đoàn media lớn) và các site Internet thuần túy đến hàng trăm triệu cho các nhật báo và các tuần báo lớn toàn quốc. Đó là vì sao là quan trọng để cho phép các đạo nhân như các hội bạn đọc để trở thành các nhà đầu tư trong các công ty media lớn hơn (bởi vì không bạn đọc bình thường nào có khả năng để thỏa mãn đòi hỏi ngưỡng 1 phần trăm của một công ty lớn như vậy).

Thế nhưng các khoản đầu tư tiềm năng rất lớn này—và đấy là một đặc điểm chính của mô hình mới tôi đang đề xuất—xảy ra mà không có rủi ro về sự mất kiểm soát tồn tại với một công ty cổ phần bình thường. Làm sao điều này là có thể? Đòi hỏi then chốt của một NMO là, quy tắc tỷ lệ—một cổ phần bằng một phiếu—phải được đặt sang một bên.

 

Các Quyền Bỏ phiếu trong các NMO

Một cách cụ thể, luật có thể quy định, chẳng hạn, rằng bất kể khoản đầu tư nào trên, thí dụ, 10 phần trăm vốn của một NMO sẽ mang lại một phần tỷ lệ ít hơn của các quyền bỏ phiếu. Thí dụ, các khoản đầu tư trên ngưỡng có thể mang lại chỉ một phần ba phiếu mỗi cổ phần. Ngược lại, các nhà đầu tư nhỏ, mà đóng góp ít hơn 10 phần trăm vốn của công ty, sẽ nhận được một sự tăng tỷ lệ về các quyền bỏ phiếu của họ sao cho tổng luôn luôn là 100 phần trăm.

Hệ số tăng được áp dụng cho các cổ đông nhỏ sẽ phụ thuộc vào cấu trúc toàn thể của vốn và có thể ở độ lớn 2 hay 3, như các thí dụ dưới đây minh họa. Điểm cốt yếu là các cá nhân bạn đọc, nhân viên, và crowdfunder mà đầu tư ít hơn 1 phần trăm vốn của hãng có thể cùng nhau tham gia vào một hay nhiều hội. Chẳng hạn, có thể có một hội bạn đọc hay các bạn của xuất bản phẩm và một hội khác của các nhân viên.

Rất quan trọng, các hội này phải được lợi từ quyền bỏ phiếu tăng lên được ban cho các cổ đông cho dù sự đóng góp kết hợp của họ vượt 10 phần trăm vốn của hãng. Ý tưởng là cho các nhà đầu tư nhỏ một khuyến khích để đầu tư nhằm làm tăng số của họ. Trong thực tiễn, luật có thể cho phép một sự linh hoạt nào đó trong việc đặt các tham số chủ chốt (ngưỡng 10 phần trăm, hệ số giảm một phần ba các quyền bỏ phiếu, và ngưỡng 1 phần trăm) phụ thuộc vào tổng vốn hóa của hãng.17

Vì sao các cổ đông lớn nhất chọn để đầu tư vượt ngưỡng mà tại đó các quyền bỏ phiếu của họ ngừng tăng nhanh như quy mô của đầu tư của họ? Một người lạc quan có thể nói rằng các nhà tài trợ hào phóng này, để vay mượn cách trình bày của Beuve-Méry, sẽ được lợi từ việc chứng tỏ “sự thuần khiết của các ý định của họ” và như thế “đặt bản thân họ vượt xa mọi sự nghi ngờ.” Một câu trả lời thực tế hơn là họ phản ứng với khuyến khích của sự giảm thuế. Các lợi ích thuế trong thực tế sẽ bù cho các quyền bỏ phiếu giảm đi sẵn có cho các nhà đầu tư lớn.

Hơn nữa, lưu ý rằng các luật thuế Mỹ hạn chế rồi quyền lực của các nhà tài trợ lớn cho các quỹ tài trợ hay, chính xác hơn, tạo ra một sự đánh đổi tương tự giữa quyền lực và các lợi ích thuế. Thực ra có hai loại quỹ tài trợ phi-lợi nhuận ở Hoa Kỳ: các quỹ tài trợ tư nhân và các tổ chức từ thiện công cộng. Các tổ chức từ thiện công cộng nhận được hầu hết thu nhập của chúng từ công chúng và nhận các khoản đóng góp từ các nhà tài trợ đa dạng: các cá nhân, chính quyền, và các quỹ tài trợ tư nhân. Cụ thể, ít nhất một phần ba của các khoản đóng góp phải đến từ các nhà tài trợ đóng góp ít hơn 2 phần trăm của tổng các khoản đóng góp. Ngược lại, các quỹ tài trợ tư nhân nhận được hầu hết nguồn lực của chúng từ một số nhỏ các nhà tài trợ lớn (thường một cá nhân, một gia đình, hay một hãng) và không thu hút ngân quỹ từ công chúng. Các tổ chức từ thiện công cộng hưởng một vị thế thuế thuận lợi hơn các quỹ tài trợ tư nhân rất nhiều.

 

Minh họa

Hãy xét một NMO mới tìm cách cóp nhặt vốn nó cần để bắt đầu kinh doanh. Để cho cụ thể, chúng ta hãy giả sử rằng nó là một hãng quy mô vừa (với khoảng bốn mươi nhân viên) mà ước lượng nó sẽ cần một khoản vốn 2,2 triệu euro để bắt đầu hoạt động. Hai nhà sáng lập công ty đầu tư mỗi người 400.000, để lại 1,4 triệu để quyên từ các nguồn khác.

Nếu giả như đấy là một công ty cổ phần truyền thống, hãng có thể thử thu hút 1 triệu euro từ một quỹ đầu tư, 5.000 euro khác từ mỗi trong số bốn mươi nhân viên của nó, và 200.000 euro nữa từ một site crowdsourcing (2.000 khoản đóng góp 100 euro mỗi khoản). Việc này sẽ thỏa mãn nhu cầu vốn của công ty, nhưng quyền lực bỏ phiếu được phân chia thế nào? Như chúng ta sẽ thấy ngay, mô hình NMO cho phép một sự phân bố dân chủ hơn nhiều của quyền lực, mà làm cho sự đầu tư là hấp dẫn cho các nhân viên và crowdfunder hơn công ty cổ phần truyền thống.

Trong công ty cổ phần truyền thống, hai nhà sáng lập sẽ có 20 phần trăm quyền bỏ phiếu mỗi người, quỹ đầu tư có 50 phần trăm, và mỗi nhân viên 0,25 phần trăm (hay 10 phần trăm cho toàn thể bốn mươi nhân viên).* Các nhà tài trợ cá nhân sẽ không có tiếng nói chút nào. Và quỹ đầu tư có thể chọn để bán cổ phần của nó bất cứ lúc nào, như thế để hãng dễ bị tổn thương.

Cái gì sẽ xảy ra dưới mô hình NMO của tôi? Đầu tiên, bốn mươi nhân viên có thể lập một hội nhân viên. Tương tự, các nhà tài trợ nhỏ cá nhân, mà đã không có quyền bỏ phiếu chút nào trong mô hình truyền thống, sẽ tổ chức một hội bạn đọc. Dưới các quy tắc được mô tả sớm hơn, với một ngưỡng 10 phần trăm và một hệ số giảm là một phần ba cho các quyền bỏ phiếu quá ngưỡng đó, hai nhóm của các nhân viên và crowdfunder sẽ cùng nhau điều khiển gần 32 phần trăm quyền bỏ phiếu (16 phần trăm cho mỗi nhóm bạn đọc và nhân viên) và như thế một phần đáng kể của quyền lực ra quyết định.

Tuy vậy, các lợi thế của mô hình NMO không chấm dứt ở đó. Vì các cổ đông nhỏ đóng một vai trò lớn hơn trong việc cai quản hãng và hưởng các lợi thế thuế tốt hơn, họ có một khuyến khích lớn hơn để đầu tư. Giả sử chi phí thật cho một nhân viên về một khoản đầu tư 15.000 euro chỉ là 5.000 euro, do lợi ích thuế [tức là được khấu trừ thuế 10.000 euro]. Trong trường hợp đó, mỗi nhân viên có thể chọn để đầu tư 15.000 euro, hay thêm 400.000 euro tổng cộng. Các nhà tài trợ được hưởng rồi sự giảm thuế như vậy dưới hệ thống hiện thời, nhưng là có lý để giả sử rằng khuyến khích thêm về các quyền bỏ phiếu sẽ thu hút một số bạn đọc lớn với tư cách các crowdfunder, quyên thêm được 600.000 euro nữa (thêm 6.000 khoản đóng góp 100 euro mỗi khoản).

Các nhà sáng lập khi đó sẽ có khả năng cóp nhặt được vốn cần thiết mà không phải đưa quỹ đầu tư vào, mà trong mọi trường hợp không rất ham mê để đầu tư một triệu euro vào một việc kinh doanh mạo hiểm phi-lợi nhuận. Và họ sẽ được miễn sự cần để đối phó với sự rút đột ngột ngân quỹ sau vài năm. Dưới mô hình NMO, hai nhà sáng lập mỗi người giữ 14 phần trăm quyền bỏ phiếu, hội nhân viên giữ 31 phần trăm, và hội bạn đọc 41 phần trăm. Như thế, sự cân bằng quyền lực bên trong hãng sẽ là hoàn toàn khác.

Trong phong cảnh media hiện hành, là không khó để tìm thấy các thí dụ về các hãng mà có khả năng vượt qua khủng hoảng nếu họ theo mô hình NMO.

 

Các Lợi thế của Mô hình NMO

Một lợi thế chính của mô hình NMO là nó cho phép các bạn đọc và các nhân viên tham gia vào hãng như các crowdfunder và để có một tiếng nói trong sự quản lý của hãng. Các bạn đọc và các nhân viên nhận được các quyền bỏ phiếu và hành động như các cổ đông thật. Trong khi các hội bạn đọc và các hội nhà báo truyền thống đã không làm ăn tốt, các hội kiểu mới mà tôi hình dung sẽ có khả năng đóng một vai trò lâu bền trong sự quản lý các NMO. Vì sao? Bởi vì mô hình NMO có thể tạo cho họ một địa vị pháp lý tốt hơn nhiều để kháng cự lại xâm lấn của các nhà đầu tư bên ngoài, ngược với những gì đã xảy ra trong nhiều trường hợp trong các thập niên gần đây.

Hội các nhà báo đầu tiên được thành lập ở Pháp trong 1951, khi một khủng hoảng tại Le Monde đã dẫn đến một sự chuyển 29 phần trăm vốn của tờ báo cho một hội được lập ra bởi các nhà báo của nó. Sau đó, các hội tương tự đã được lập ra ở một số tờ báo khác (kể cả Le Figaro, L’Alsace, Les Échos,Ouest-France). Trong 1968, Hội các Nhà báo Le Monde đã nâng phần của nó trong vốn của công ty lên 40 phần trăm. Nhưng một chuỗi sự tái vốn hóa tiếp sau đã từ từ pha loãng phần của hội xuống mức hiện thời 5 phần trăm.

Trong 1973, khi Libération được thành lập, các nhân viên của tờ báo đã sở hữu tất cả vốn của nó. Tuy vậy, từng chút một sự kiểm soát đa số đã tuột khỏi tay của các nhân viên và vào tay của các nhà đầu tư bên ngoài đến mức ngày nay lợi ích nhân viên là ít hơn 1 phần trăm.

Tại hầu hết báo khác, các hội các nhà báo đã hoặc ngừng tồn tại hay mất tầm quan trọng của chúng. Điều này đã là không thể tránh khỏi? Những sự tái vốn hóa kế tiếp không nghi ngờ gì là cần để bù cho những khoản lỗ hay để tiến hành những đầu tư cần thiết. Nhưng đã có công bằng hay không thể tránh khỏi cho các nhà báo để mất tất cả quyền lực đối với sự quản lý các tờ báo của họ? Nó đã là không thể tránh khỏi dưới các quy tắc của công ty cổ phần truyền thống, nhưng sẽ không dưới các quy tắc của NMO mới.

Dưới các quy tắc cai quản các công ty cổ phần, một sự tái vốn hóa thường kéo theo sự hủy bỏ các cổ phần hiện hữu khi các khoản lỗ được xóa sổ. Ngược lại, vì không có sự chia lợi nhuận nào trong một NMO (và không chi trả cổ tức nào), các khoản lỗ không được quy cho vốn.

Hơn nữa, bất kể sự tăng vốn nào tự động dẫn đến sự pha loãng các quyền bỏ phiếu của các cổ đông hiện có. Hãy xét thí dụ trước lại lần nữa, và giả sử rằng các đòi hỏi đầu tư của công ty buộc nó chấp nhận một khoản đầu tư mới 2 triệu euro. Trong một công ty cổ phần, sự hiện diện của cổ đông mới sẽ làm giảm phần quyền bỏ phiếu của hai nhà sáng lập từ 20 xuống 10 phần trăm, và phần kết hợp của bốn mươi nhân viên sẽ giảm xuống 5 phần trăm. Nếu các nhân viên muốn giữ 10 phần trăm cổ phần tập thể của họ, mỗi người sẽ phải đầu tư thêm 5.500 euro.

Bây giờ hãy xét trường hợp của một NMO (và để đơn giản hóa sự so sánh, bây giờ chúng ta hãy bỏ qua hội bạn đọc). Với sự thêm cổ đông mới, mỗi thành viên của hội nhân viên sẽ phải đầu tư 600 euro để duy trì phần tập thể 10 phần trăm quyền bỏ phiếu của họ, với một khoản chi cá nhân 200 euro (nhờ khấu trừ thuế [400 euro]). Việc này tương ứng với một sự tiết kiệm 5.300 euro mỗi nhân viên. Tuy nhiên nếu các nhân viên quyết định để đầu tư 5.500 euro đó mỗi người như trong trường hợp công ty cổ phần, họ sẽ giành được hơn 28 phần trăm quyền bỏ phiếu (sau khi cho phép khấu trừ thuế).

Mô hình NMO như thế tìm cách để hạn chế quyền vô hạn của các cổ đông rất lớn. Nó cũng cung cấp một đòn bẩy mà các cổ đông nhỏ và vừa có thể dùng để đương đầu với các thách thức mà tổ chức của họ đối mặt. Tuy vậy, phải nhấn mạnh rằng mô hình NMO bác bỏ quan niệm rằng phải có sự bình đẳng tuyệt đối và cứng nhắc giữa các nhân viên (một nhân viên, một phiếu). Chẳng có ích gì để bỏ qua tầm quan trọng của vốn, mà tất cả các tổ chức media cần để hoạt động và để đầu tư vào thiết bị mới.

Vì sao các hội các nhà báo thất bại? Bởi vì họ đã thử, giống các hợp tác xã khác, để trao một tiếng nói ngang nhau cho mỗi nhà báo, bất chấp sự đầu tư trong công ty. Đấy là một sự tái phân phối quyền lực không hiệu quả. Trong một NMO, các quyền bỏ phiếu tăng lên với quy mô đóng góp cho đến một giới hạn nào đó, và nếu chúng bị giảm vượt qua giới hạn nào đó, nhằm để cho các cổ đông nhỏ một khuyến khích để đầu tư.

Trong thí dụ trước, là dễ để hình dung các nhà đầu tư nhỏ đầu tư số tiền khoảng 50.000 euro. Khi đó họ sẽ sở hữu hơn 1 phần trăm vốn của hãng, và các quyền bỏ phiếu của họ sẽ tăng. NMO như thế đem lại nhiều dân chủ hơn trong khi công nhận rằng dân chủ trong một hãng đòi hỏi đầu tư vốn mà không thể luôn luôn bình quân chủ nghĩa.

Một mục tiêu khác của mô hình NMO là để đưa vào nhiều dân chủ hơn bằng việc đưa ra các khuyến khích thuế (và dân chủ) để tổ chức các hội bạn đọc: tin tức như thế có thể được chiếm lại không chỉ bởi những người sản xuất ra nó mà cả bởi những người tiêu thụ nó. Crowdfunding cũng nâng cao dân chủ bằng trao các quyền bỏ phiếu cho số đông các nhà tài trợ nhỏ, mà về mặt tập thể trở thành không chỉ các nhà tài trợ mà thành các cổ đông chính thức. Mặc dù họ không nhận được sự đền bù tài chính nào, họ có được một tiếng nói trong việc đưa ra định hướng chung và các quyết định chủ chốt của hãng.

 

Một Thay thế cho các Trợ cấp Báo chí

Mô hình NMO như thế đưa ra như một thay thế cho hệ thống trợ cấp báo chí hiện có trong các nước như Pháp, nơi, như đã lưu ý, hệ thống chịu cả tính phức tạp của nó và tính tùy tiện của các quyết định nào đó (mà được để cho sự tùy ý của bộ máy quan liêu và các chuyên gia media). Trong các nước như Hoa Kỳ, nơi các trợ cấp media hiện có là không đủ, nó cũng có thể cung cấp một cách mới và cực kỳ hiệu quả cho chính phủ để tăng sự đóng góp của nó cho sự lành mạnh của media.

Mô hình NMO đưa ra nhiều lợi thế. Nó kết hợp các lợi ích của mô hình phi-lợi nhuận với sự cai quản được dân chủ hóa, đưa vào nhiều cổ đông nhỏ hơn trong khi cũng cho phép các đầu tư lớn mà thường cần đến. Các nhà đầu tư lớn từ bỏ một phần quyền lực ra quyết định của họ nhưng đổi lại nhận được hàng triệu về giảm thuế. Sự giảm thuế đổi lại dân chủ hóa và sự ổn định hóa vốn: hệ thống này giải quyết các mâu thuẫn vốn có liên quan đến việc trao các trợ cấp cho media được sở hữu bởi các công ty lớn kiếm lợi nhuận hay trong việc cho phép báo chí được kiểm soát bởi các cá nhân lắm tiền.

Ngoài ra, mô hình NMO đem lại lợi thế minh bạch. Các khoản giảm thuế cấp cho các nhà tài trợ sẽ làm lợi một cách tự động và minh bạch cho tất cả media tin tức: không chỉ báo in mà cả các tổ chức thuần Internet và media mới sáng tạo có thể nổi lên trong tương lai. Cùng các sự giảm thuế sẽ áp dụng cho tất cả các nhà sản xuất đích thực của tin tức cho công chúng, kể cả radio và truyền hình, chừng nào chúng sản xuất thông tin gốc. Các nhà sưu tập tin tức, mà đơn giản phân loại và lọc tin tức được những người khác sản xuất, sẽ bị loại trừ.

Tất cả việc này sẽ tốn bao nhiêu? Điều đó sẽ phụ thuộc đầu tiên vào số các hãng chọn để tổ chức như các NMO và thứ hai vào các tham số do các nhà lập pháp định (kể cả các ngưỡng liên quan và các sự miễn giảm thuế), mà không nghi ngờ gì sẽ thay đổi từ nước này qua nước khác.18 Chỉ các nhà lập pháp có thể xác định các khoản giảm thuế nào là thích hợp cho các NMO. Các nhà lập pháp cũng phải quyết định các giới hạn nào, nếu có, để đặt lên tỷ lệ phần trăm thu nhập NMO mà có thể xuất xứ từ quảng cáo.

Mục đích của tôi ở đây không phải là để ngăn tranh luận bằng việc cung cấp các giải pháp đã làm sẵn mà là để mở sự thảo luận bằng việc gợi ý các con đường mới để thăm dò với hy vọng củng cố media mà trên đó các lý tưởng dân chủ của chúng ta dựa vào.

—–

Chú thích

 

3. Một Mô hình Mới cho Thế kỷ thứ Hai mươi Mốt

1. James O’Shea, The Deal from Hell: How Moguls and Wall Street Plundered Great American Newspapers (New York: PublicAffairs, 2011).

2. Gilbert Cranberg, Randall P. Bezanson, and John Soloski, Taking Stock: Journalism and the Publicly Traded Newspaper Company (Mississauga: Wiley, 2001).

3. O’Shea, Deal from Hell.

4. Một báo cáo gần đây của FCC chỉ ra sự rõ ràng thiếu tin tức địa phương trong nhiều cộng đồng Mỹ. Xem FCC, “The Information Needs of Community: The Changing Media Landscape in a Broadband Age,” 2011. https://transition.fcc.gov/osp/inc-report/The_Information_Needs_of_Communities.pdf.

5. Markus Prior, Post-Broadcast Democracy: How Media Choice Increases Inequality in Political Involvement and Polarizes Elections (Cambridge: Cambridge University Press, 2007).

6. Với tư cách công ty mẹ của tập đoàn RTL, Bertelsmann có một sự hiện diện trong radio Pháp (RTL, RTL2, Fun Radio) và truyền hình Pháp (M6). Qua cổ phần của nó trong Prisma Media, nó cũng đã dính líu đến báo chí (Capital, VSD, Voici, Gala, Télé Loisirs).

7. Hệt như các quà tặng cho các quỹ tài trợ (foundation) là không thể hủy ngang. Tuy vậy, lưu ý rằng trong khi sự đầu tư là không thể hủy ngang, NMO tuy nhiên được ủy quyền để tiêu nó.

8. Hội sở hữu công ty vận hành tờ Ouest-France bảo đảm tính độc lập của tờ báo bởi vì không ai có thể trở thành một thành viên của tổ chức mà không có sự chuẩn y của hội đồng quản trị.

9. Khu vực phi lợi nhuận được định nghĩa nghiêm ngặt bởi Mục 501(c)3 của bộ luật thuế Hoa Kỳ. Một tổ chức phi lợi nhuận phải tái đầu tư tất cả thu nhập của nó và có thể không trả cổ tức. Các khoản đóng góp cá nhân có thể được khấu trừ từ thuế thu nhập liên bang, và bản thân tổ chức được miễn các thuế liên bang nào đó. Để thỏa mãn các đòi hỏi của Mục 501(c)3, một NMO phải chứng minh rằng nó phục vụ một nhu cầu giáo dục.

10. Xem Pew Research Center study “Nonprofit Journalism: A Growing But Fragile Part of the U.S. News System,” June 2013, www.journalism.org/2013/06/10/nonprofit-journalism/, cũng như báo cáo Knight Foundation “Finding a Foothold: How Nonprofit News Ventures Seek Sustainability,” 2013, www.knightfoundation.org/features/nonprofitnews/.

11. Robert W. McChesney and Victor Pickard, eds., Will the Last Reporter Please Turn Out the Lights? The Collapse of Journalism and What Can Be Done to Fix It (New York: The New Press, 2011). Như một thay thế cho Mục 501(c)3, Leonard Downie Jr. and Michael Schudson đề xuất trong The Reconstruction of American Journalism, chap. 5, rằng các báo được trao tư cách “Low-Profit Limited Liability Corporations” (L3C- Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lợi nhuận Thấp), một thực thể pháp lý lai của kiểu vì- và phi-lợi nhuận. www.cjr.org/reconstruction/the_reconstruction_of_american.php trong Columbia Journalism Review.

12. Những khó khăn đối mặt với Haverhill Matters, một website sở hữu bởi một hợp tác xã tin tức địa phương, mà vẫn phải tích cóp đủ vốn bất chấp sự thử vài năm, chứng thực các giới hạn của công thức hợ tác xã trong khu vực media.

13. Về các lợi thế của ESOP và tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế Hoa Kỳ, xem Joseph R. Blasi, Richard B. Freeman, and Douglas L. Kruse, The Citizen’s Share: Putting Ownership Back into Democracy (New Haven, CT: Yale University Press, 2013).

14. Kiểu thực thể công ty này được tạo ra bởi một luật 1917. Trong một SAPO, có hai loại cổ phần: cổ phần tiêu chuẩn (phần của vốn) và cái gọi là cổ phần lao động (work share), mà được trao cho các nhân viên như một nhóm qua một hợp tác xã của những người lao động.

15. Ngoài Inter-County Leader ra, các thí dụ khác về các hợp tác xã sống sót gồm West Highland Free Press ở Vương Quốc Anh và Media Co-Op ở Canada, một mạng lưới của các hợp tác xã cung cấp sự đưa tin tham gia media địa phương. Tại Đức, Die Tageszeitung (TAZ) đã cũng theo mô hình hợp tác xã: nhật báo được sở hữu bởi các bạn đọc của nó (gần 15.000 độc giả mạnh mẽ) theo mô hình một người, một phiếu bất chấp mỗi người đã đóng góp bao nhiêu vốn. Bất kể ai có thể trở thành một thành viên bằng việc đóng góp một số tiền 500 đến 25.000 euro.

16. Xem, chẳng hạn, Michael Kremer, “Why Are Worker Cooperatives So Rare?,” National Bureau of Economic Research (NBER) Working Paper no. 6118, 1997, www.nber.org/papers/w6118.

17. Tất cả các quy tắc được đưa ra đưa ra chính xác trong phụ lục online, trong đó tôi cho biết quy tắc toán học liên quan đến hệ số tăng cho các tham số khác. Bạn đọc sẽ cũng thấy một simulator mà với nó để lặp lại các thí dụ được nêu ở dưới và để tạo ra các thí dụ khác tại website sau đây: www.sites.google.com/site/juliacagehomepage/sauver-les-medias.

18. Ở Pháp ngày nay, sự khấu trừ thuế cho các tổ chức phi lợi nhuận hiện thời là 66 phần trăm của số tiền biếu cho đến một giới hạn 20 phần trăm của thu nhập chịu thuế của nhà tài trợ. Nếu trần 20 phần trăm bị vượt, sự khấu trừ thuế có thể được trải ra một thời kỳ năm-năm.



* moral person [không được dùng với nghĩa người có đạo đức], đạo nhân là một thực thể tập thể được luật hay phong tục công nhận như một cá nhân nhân tạo mà có các quyền và nghĩa vụ nào đó; nó khác với thể nhân (physical person) là người bằng xương bằng thịt có các quyền và nghĩa vụ nào đó; nó rộng hơn pháp nhân (juridical person) là một thực thể tập thể được luật công nhận (tức là có tư cách pháp nhân hay nôm na là có đăng ký); nói cách khác các đạo nhân là các pháp nhân hoặc các thực thể không có tư cách pháp nhân như một cộng đồng, một nhóm được phong tục công nhận, chẳng hạn hội đồng môn, hội đồng hương,…vân vân. Các hội bạn đọc ở đây là các đạo nhân (có thể là pháp nhân hay không). Ghi chú của người dịch.

* Tác giả bỏ qua 200.000 quyên từ 2.000 crawdfunder (tức là tính cho vốn 2 triệu euro).

Comments are closed.