Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 10)

Nguyễn Quang A dịch

10. Nước Anh và Ấn Độ

1

Đế chế Anh ở Ấn Độ trong thực tế được thiết lập tại Trận đánh Plassey vào ngày 23 tháng Sáu 1757. Trận đánh đã nhanh, bắt đầu lúc bình minh và kết thúc gần lúc mặt trời lặn. Đã là một ngày mùa mưa bình thường, với mưa thi thoảng trong những lùm cây xoài ở thành phố Plassey, mà ở giữa Calcutta, nơi những người Anh đóng căn cứ, và Murshidabad, thủ đô của vương quốc Bengal. Chính trong những lùm cây xoài đó mà các lực lượng Anh đối mặt quân đội của Nawab (Quốc vương) Siraj-ud-Doula và đã đánh bại nó một cách thuyết phục.

Trong số những câu hỏi thu hút sự chú ý của chúng tôi, khi những ngày học ở trường của chúng tôi sắp kết thúc gần 200 năm sau, là lý do cho sự dễ dàng của chiến thắng Anh. Vì sao là một nhiệm vụ dễ dàng cho những người Anh để đánh bại Nawab Bengal, một vương quốc giàu trong vùng nổi tiếng cả ở châu Âu? Những người Anh, mặc dù họ có một đội quân nhỏ hơn đáng kể, đã có hỏa lực lớn hơn rất nhiều và kỷ luật quân sự nghiêm hơn. Những lý do quân sự tiêu chuẩn như vậy không nghi ngờ gì đã là quan trọng, thế nhưng cũng có những câu hỏi về vai trò được đóng bởi bản chất chia rẽ của các lực lượng của Siraj.

Trong sự cai trị Anh ở tiểu lục địa tiếp sau trận đánh, nhiều thứ được tạo ra từ sự thù định được cho là không thể hòa giải tại Ấn Độ của những người Hindu và những người Muslim (những người Anh được cho là để giữ các cộng đồng này tách xa nhau) và một lý thuyết được đưa ra rằng chính sự không thống nhất giữa họ đã giúp tàn phá Siraj. Tuy vậy, điều này đã không đúng chút nào. Đã không có sự thù nghịch đáng kể nào giữa những người Hindu và những người Muslim ở Bengal, và chính phủ của Siraj ở Murshidabad đã không rời khỏi sự đối xử công bằng với những người Hindu và những người Muslim đặc trưng cho sự cai trị Muslim ở Bengal sau những sự bất đối xứng của sự xâm chiếm Muslim. Siraj đã đưa một người Hindu, Mir Madan, vào một trong những vị trí cao nhất trong triều đình của ông và Madan vẫn là tướng trung thành duy nhất của Siraj cho đến tận cùng: ông đã chết khi đánh nhau chống lại những người Anh tại Plassey. Bộ trưởng Chính của Siraj, Mohan Lal, cũng là một người Hindu, người đã vẫn hoàn toàn trung thành với nhà vua. Quân đội Siraj đã có ba sư đoàn, đứng đầu bởi ba kẻ mưu phản chống lại ông – hai người Muslim, Mir Jafar (chú của Siraj) và Yar Latif Khan, và một người Hindu, Rai Durlabh.

Khi Robert Clive hành quân tới Plassey và vẫn giả bộ tìm kiếm hòa bình (mưu mẹo gian dối này, tất nhiên, là một phần của chiến lược của ông), ông đã viết cho Siraj kiến nghị rằng những sự tranh chấp của họ có thể được đưa ra cho sự phân xử trọng tài trước những người mà Nawab trẻ tin cậy, cụ thể, như Clive diễn đạt, ‘Jagat Seth, Raja Mohan Lal, Mir Jafar, Rai Durlabh, Mir Madan và những người còn lại trong số những người tuyệt vời của ngài’.1 Đây là một danh sách về một người Muslim và bốn người Hindu trong cái Clive xem như giới thân cận của vua Muslim của Bengal.

Những sự chia rẽ và các mưu đồ ở Murshidabad mà Clive tìm được cách để nuôi dưỡng đã ở trên những tuyến hoàn toàn khác với các tuyến tôn giáo. Chúng chủ yếu được dẫn dắt bởi sự tìm kiếm quyền lực và lợi nhuận. Với sự giảm sút của những sức mạnh hoàng đế trước ở Bengal, các trò hai mặt là một phần thường xuyên của các hoạt động của cả tầng lớp quý tộc địa phương lắm tiền và của các nhà buôn Âu châu ở Bengal. Việc này gồm không chỉ các thương gia và các nhà tài chính Anh và Ấn độ, mà cả Pháp nữa. Quả thực, những người Pháp vẫn trong liên minh với Siraj cho đến Plassey, và đã cho ông những sự trấn an định kỳ về sự ủng hộ – nhưng đã không giúp gì khi Siraj cần sự giúp đỡ nhất. Người ở trung tâm của sự phản bội hóa ra là chú của Siraj, Mir Jafar, mà khát vọng của ông để chiếm ngôi đã cả mạnh và được Clive cổ vũ nhiều. Vai trò của Mir Jafar đã rất quan trọng trong chiến đấu quân sự. Đúng vào giữa trận đánh, sư đoàn ông chỉ huy ở bên của Nawab đột nhiên bỏ cuộc chiến. Nó đơn giản bỏ đi, mà có vẻ đã là dàn xếp của ông với Clive.

Vào buổi tối chiến thắng của mình, Clive nhận được một lá thư chúc mừng từ Mir Jafar, kẻ mưu phản chủ chốt: ‘Tôi chúc mừng ông về việc thực hiện kế hoạch của ông.’ Clive đã tiếp tục để hành quyết Siraj, người vẫn can đảm và có vẻ thách thức cho đến cùng. Clive đã đặt Mir Jafar lên ngai vàng, với quyền lực danh nghĩa, bị lệ thuộc hoàn toàn vào các ông chủ Anh của ông ta. Đế chế như thế đã bắt đầu với một sự kiện tùy thuộc không phải vào bất kể sự chia rẽ tôn giáo nào, mà vào một âm mưu được tính toán kỹ lưỡng mà đã tưởng thưởng kẻ phản bội. Giả như Plassey đã là một trận đấu bóng cricket, Đội trưởng Clive sẽ bị cấm tham gia vào những trận đấu thêm trong nhiều năm sắp tới.

Sự cai trị Anh đã chấm dứt gần 200 năm sau với bài phát biểu nổi tiếng của Jawaharlal Nehru về ‘cuộc hẹn hò với số phận’ của Ấn Độ vào nửa đêm ngày 14 tháng Tám 1947. Khi quốc kỳ Anh (Union Jack) được hạ xuống khắp tiểu lục địa, đã không thiếu sự bất mãn về sự thống trị thuộc địa xưa kia, và người ta đã không phải thức khuya lắng nghe Nehru để hiểu tầm quan trọng hân hoan của sự chấm dứt của nó. Không có bí mật nào rằng nhiều người Ấn độ thấy dễ chịu nghe giai điệu ưa thích (giai điệu của lễ) ‘Beating Retreat (Kèn Trống Rút quân)’ của Quân đội Anh. Tuy vậy, trong năm 1944, khi lần đầu tiên tôi nghe bản nhạc ám ảnh đó, đã có ít dấu hiệu rằng những người Anh sẵn sàng để rút khỏi Ấn Độ. Khi độc lập đến khá đột ngột ba năm sau, chấm dứt ‘Đế chế lớn nhất từ trước đến nay, không có ngoại lệ’, như sử gia lỗi lạc Niall Ferguson mô tả nó trong cuốn sách Empire (Đế chế) hấp dẫn của ông – một lịch sử thận trọng nhưng say mê về chủ nghĩa đế quốc Anh – đã có sự ngạc nhiên nào đó và nhiều lễ ăn mừng ở Ấn Độ.2

2

Hai trăm năm là một thời gian dài. Những người Anh đã đạt những gì ở Ấn Độ, và họ đã không hoàn thành những gì? Trong cuộc sống thích tán gẫu của Santiniketan những câu hỏi này đi vào cuộc thảo luận của chúng tôi liên tục. Chúng vẫn quan trọng ngay cả ngày nay, đặc biệt bởi vì Đế chế Anh thường được viện dẫn trong những cuộc thảo luận về quản trị toàn cầu thành công. Nó cũng đã được viện dẫn (lại bởi Niall Ferguson) để thử thuyết phục Hoa Kỳ ghi nhận vai trò của nó như cường quốc đế quốc ưu việt trên thế giới ngày nay: ‘Hoa Kỳ có nên tìm kiếm để bỏ rơi – hay để gánh vác – gánh nặng đế quốc nó đã thừa kế?’ Nó chắc chắn là một câu hỏi lý thú, và Ferguson đúng để cho rằng nó không thể được giải đáp mà không có một sự hiểu về Đế chế Anh nổi lên và sụp đổ như thế nào – và nó tìm được cách làm những gì.

Tranh cãi về tất cả điều này ở Santiniketan, chúng tôi đã bị làm cho bối rối bởi một vấn đề phương pháp luận khó khăn. Làm sao chúng ta có thể nghĩ về Ấn Độ đã có thể giống cái gì trong những năm 1940 giả như sự cai trị Anh đã không xảy ra? Sự cám dỗ thường xuyên để so sánh Ấn Độ trong năm 1757 (khi sự cai trị Anh bắt đầu) với Ấn Độ trong năm 1947 (khi những người Anh rời đi) sẽ nói cho chúng ta rất ít, bởi vì trong sự thiếu vắng sự cai trị Anh tất nhiên Ấn Độ sẽ không vẫn cùng như nó đã là vào thời Plassey. Đất nước không đứng yên giả như sự xâm chiếm Anh đã không xảy ra. Nhưng chúng ta trả lời thế nào cho câu hỏi về sự cai trị Anh đã tạo ra sự khác biệt gì?

Để minh họa sự xác đáng của một ‘lịch sử thay thế (alternative)’ như vậy, chúng ta có thể xem xét một trường hợp khác – một lịch sử với một sự xâm chiếm đế quốc tiềm năng mà trên thực tế đã không diễn ra. Hãy nghĩ về Phó Đề đốc Matthew Perry của Hải quân Hoa Kỳ, người đã tiến vào vịnh Edo ở Nhật Bản trong năm 1853 với bốn tàu chiến. Bây giờ hãy xét khả năng rằng Perry đã không chỉ phô trương sức mạnh Mỹ (như thực ra đúng thế), mà thay vào đó đã là đội tiên phong của một cuộc Mỹ xâm chiếm Nhật Bản, thiết lập một đế chế Mỹ mới trên đất nước mặt trời mọc, theo cách như Clive đã làm ở Ấn Độ. Nếu giả như chúng ta đánh giá các thành tựu của sự cai trị được cho là của Mỹ lên Nhật Bản qua phương cách đơn giản so sánh Nhật Bản trước sự xâm chiếm đế quốc đó trong 1853 với Nhật Bản sau khi sự thống trị Mỹ chấm dứt, dù sự chấm dứt đó có thể là bất cứ khi nào, và quy tất cả sự những khác biệt đó cho tác động của đế chế, chúng ta sẽ bỏ sót tất cả những đóng góp của Minh Trị Duy Tân từ 1868 trở đi, và của những thay đổi toàn cầu hóa khác xảy ra. Nhật Bản đã không đứng im; Ấn Độ cũng chẳng thế.

Trong khi chúng ta có thể thấy những gì đã thực sự xảy ra ở Nhật Bản dưới sự cai trị Minh trị, là cực kỳ khó để phỏng đoán với bất kể sự tin cậy nào về tiến trình nào lịch sử của tiểu lục địa Ấn độ đã lấy giả như sự xâm chiếm Anh đã không xảy ra. Liệu Ấn Độ đã tiến, như Nhật Bản, theo hướng hiện đại hóa trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, hay nó vẫn cưỡng lại sự thay đối, như Afghanistan, hay nó bị thúc chậm chạp, như Thái Lan? Đấy là những câu hỏi vô cùng khó để trả lời. Thế nhưng, ngay cả không có các kịch bản lịch sử thay thế thật, có một số câu hỏi hạn chế có thể được trả lời mà có thể đóng góp cho một sự hiểu biết thông minh về vai trò của sự cai trị Anh đã có ở Ấn Độ. Chúng ta có thể hỏi: những thách thức nào Ấn Độ đã đối mặt vào lúc Anh xâm chiếm, và những gì đã xảy ra trong những lĩnh vực quan trọng đó trong thời gian Anh cai trị? Chắc chắn đã có một sự cần thiết cho những sự thay đổi lớn trong một Ấn Độ khá hỗn loạn và lạc hậu về mặt thể chế.

3

Để nhận ra sự cần thay đổi ở Ấn Độ trong giữa-thế kỷ thứ mười tám không đòi hỏi chúng ta bỏ qua – như nhiều nhà siêu-dân tộc chủ nghĩa Ấn độ sợ – những thành tựu vĩ đại trong quá khứ của Ấn Độ, với lịch sử phi thường của nó về các thành tựu trong triết học, toán học, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, y học, ngôn ngữ học và thiên văn học. Ấn Độ cũng đạt được thành công đáng kể trong việc xây dựng một nền kinh tế thịnh vượng với sự buôn bán và thương mại hưng thịnh trước xa thời kỳ thuộc địa – sự giàu có kinh tế của Ấn Độ đã được ghi nhận dư dả bởi các nhà quan sát Anh như Adam Smith (như chúng ta đã thảo luận trong Chương 2). Tuy nhiên, sự thực là ngay cả với những thành tựu đó, trong giữa-thế kỷ thứ mười tám theo nhiều cách Ấn Độ đã tụt hậu xa cái đã đạt được ở châu Âu. Bản chất chính xác và tầm quan trọng của sự lạc hậu này đã thường xuyên là các chủ đề của những cuộc tranh luận sôi nổi trong các buổi tối tại Trường Santiniketan.

Trong suy nghĩ về điều này, một tiểu luận sâu sắc về Ấn Độ mà Karl Marx công bố trong New York Daily Tribune năm 1853 đã đặc biệt thu hút sự chú ý của vài người trong số chúng tôi. Marx đã chỉ ra vai trò xây dựng của sự cai trị Anh ở Ấn Độ, vì lý do Ấn Độ cần sự tự-xem xét và sự tự-kiểm điểm triệt để nào đấy. Và nước Anh quả thực đã được dùng như sự tiếp xúc Tây phương chủ yếu của Ấn Độ, đặc biệt trong tiến trình của thế kỷ thứ mười chín. Tầm quan trọng của ảnh hưởng này sẽ là khó để bỏ qua. Văn hóa bản địa được toàn cầu hóa nổi lên chậm ở Ấn Độ đã mang ơn sâu sắc không chỉ đối với sách báo Anh, mà cả đối với các sách và các bài báo bằng những ngôn ngữ Âu châu khác – tức là không bằng tiếng Anh – mà được biết ở Ấn Độ qua những người Anh. Hãy xét, chẳng hạn, thí dụ quan trọng của Christopher Bayly (trong cuốn sách bao quát của ông The Birth of the Modern World, 1780–1914 [Những người Anh của Thế giới Hiện đại, 1780-1914]) rằng nhà triết học Calcutta Ram Mohan Roy, sinh năm 1772, ‘trong hai thập niên đã có bước nhảy vọt đáng kinh ngạc từ địa vị trí tuệ của một người trí thức nhà nước Mughal-đã mất sang địa vị của nhà khai phóng Ấn độ đầu tiên … [Ông] đã mở rộng một cách độc lập các chủ đề đang được phát triển đồng thời ở châu Âu bởi Garibaldi và Saint-Simon.’3 Để hiểu tính sáng tạo của Roy, là cần thiết để đánh giá cao rằng những suy nghĩ cân nhắc kỹ sâu rộng của ông đã bị ảnh hưởng không chỉ bởi hiểu biết truyền thống của ông về các văn bản Sanskrit, Arabic và Ba tư, mà cũng rất mạnh bởi sự quen thuộc tăng lên của các trí thức Ấn độ với các tác phẩm tiếng Anh lưu hành ở Calcutta dưới sự bảo trợ của công ty Đông Ấn.

Ram Mohan Roy đã chỉ là một trong số nhiều trí thức cấp tiến như vậy. Sau ông, ở bản thân Bengal cũng đã có Ishchwar Chandra Vidyasagar, Michael Madhusudan Dutta vài thế hệ của các Tagore và những người theo họ mà đã xem xét lại Ấn Độ họ đã thừa kế dưới ánh sáng của cái họ thấy xảy ra ở châu Âu trong các thế kỷ thứ mười tám và mười chín. Nguồn thông tin chính – thường duy nhất – của họ đã là những cuốn sách (thông thường bằng tiếng Anh) lưu hành ở Ấn Độ, nhờ sự cai trị Anh. Ảnh hưởng trí tuệ đó, bao phủ một dải rộng văn hóa Âu châu, còn tồn tại mạnh mẽ ngày nay, ngay cả khi sức mạnh quân sự, chính trị và kinh tế của những người Anh đã sụt giảm đầy kịch tính. Tôi đã được thuyết phục rằng Marx cơ bản đã đúng trong sự chẩn đoán của ông về sự cần cho sự thay đổi triệt để nào đó ở Ấn Độ, như trật tự cũ của nó đã sụp đổ như kết quả của việc đã không là một phần của sự toàn cầu hóa trí tuệ và kinh tế mà Phục hưng và Cách mạng Công nghiệp đã khởi xướng khắp thế giới (cùng với, chao ôi, chủ nghĩa thực dân).

Tuy vậy, có lẽ đã có một thiếu sót nghiêm trọng trong luận đề của Marx, đặc biệt trong giả định ngầm của ông rằng sự xâm lấn Anh đã là cửa sổ duy nhất ra thế giới hiện đại mà đã có thể mở ra cho Ấn Độ. Cái Ấn Độ cần lúc đó đã là sự toàn cầu hóa mang tính xây dựng hơn, nhưng đó không phải là cùng thứ như chủ nghĩa đế quốc. Sự phân biệt là quan trọng. Suốt lịch sử dài của Ấn Độ, nó đã nhất mực thích những sự trao đổi các ý tưởng cũng như những sự trao đổi hàng hóa với thế giới bên ngoài. Các nhà buôn, những người định cư và các học giả đã di chuyển giữa Ấn Độ và viễn đông – Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Cambodia, Việt Nam, Thái Lan và nơi khác – trong nhiều thế kỷ bắt đầu hơn hai ngàn năm trước. Ảnh hưởng sâu rộng của sự di chuyển này – đặc biệt lên ngôn ngữ, văn học và kiến trúc – có thể thấy nhiều ngay cả ngày nay. Đã cũng có những ảnh hưởng toàn cầu khổng lồ nhờ thái độ để ngỏ-biên giới của Ấn Độ trong việc chào đón những người lánh nạn – và những người định cư khác từ nước ngoài – từ những ngày rất sớm của nó.

Sự nhập cư Do thái vào Ấn Độ đã bắt đầu ngay sau sự suy sụp của Jerusalem trong thế kỷ thứ nhất và đã tiếp tục trong nhiều trăm năm. Những người Do thái Baghdadi, như nhà Sassoon hết sức thành công, đã đến với số lượng lớn thậm chí muộn như thế kỷ thứ mười tám. Các Kitô hữu đã bắt đầu đến ít nhất từ thế kỷ thứ tư – có lẽ còn sớm hơn nhiều. Có những chuyện cổ tích đầy màu sắc về điều này, kể cả một chuyện kể cho chúng ta rằng người đầu tiên mà St Thomas thánh Tông đồ gặp sau khi đến Ấn Độ vào thế kỷ thứ nhất đã là một người con gái Do Thái thổi sáo trên bờ biển Malabar. Chúng tôi đã thích giai thoại gợi lên – và rõ ràng đáng ngờ – đó trong những cuộc thảo luận của chúng tôi ở Santiniketan, bởi vì nó minh họa những gốc rễ đa văn hóa của các truyền thống Ấn độ.

Những người Ba tư đã bắt đầu đến từ đầu thế kỷ thứ tám – ngay khi sự khủng bố bắt đầu ở quê hương Iran của họ. Muộn hơn trong thế kỷ đó, những người Armenian đã bắt đầu để lại dấu chân của họ trên Ấn Độ, từ Kerala đến Bengal. Các nhà buôn Arab Muslim đã có một sự hiện diện đáng kể ở bờ tây Ấn Độ từ khoảng cùng thời gian – trước xa sự đến của những người Muslim chinh phục nhiều thế kỷ sau, qua địa hình khô cằn ở tây-bắc của tiểu lục địa. Những người Baha’I bị ngược đãi từ Iran đã đến chỉ trong thế kỷ thứ mười chín.

Tôi đã mô tả rồi các mối quan hệ buôn bán được thiết lập từ lâu, quay lại gần hai ngàn năm gần cửa sông Hằng – gần vị trí nơi công ty Đông Ấn đã khởi động cuộc xâm lấn Ấn Độ đầu tiên của nó trong thế kỷ thứ mười tám. Vào thời gian của trận Plassey, đã có các nhà kinh doanh, các nhà buôn và các nhà chuyên nghiệp khác từ một số quốc gia Âu châu khác nhau đã định cư ổn định ở đó rồi. Việc phải chịu sự cai trị đế quốc như thế không phải là cách duy nhất để có quan hệ với, hay để học từ, các nước ngoài. Khi Minh Trị Duy Tân thành lập một chính phủ cải cách mới ở Nhật Bản trong năm 1868 (mà đã không phải không có liên quan đến tác động chính trị nội bộ của sự phô trương sức mạnh của Phó Đề đốc Perry một thập niên trước), những người Nhật đã đi thẳng để học từ phương Tây mà không phải chịu chủ nghĩa đế quốc. Họ đã cử người đi đào tạo ở Mỹ và châu Âu, và đã tiến hành những sự thay đổi thể chế rõ ràng được kinh nghiệm phương Tây truyền cảm hứng. Họ đã không đợi để bị toàn cầu hóa một cách ép buộc qua chủ nghĩa đế quốc.

4

Trong suy ngẫm về tất cả điều này trong những cuộc tranh luận của chúng tôi về sự cai trị Anh ở Ấn Độ vào lúc độc lập, chúng tôi đã thử sử dụng sâu rộng lịch sử toàn cầu mà về nó Trường Santiniketan đã hết sức ham thích, đi lên và xuống thư viện có các kệ-mở của chúng tôi vào mọi giờ trong ngày. Chúng tôi kết luận rằng những người Anh có lẽ đã có cho Ấn Độ cú sốc rất cần, nhưng sự thức tỉnh cũng đã có thể đến theo những cách khác.

Tuy vậy, chúng tôi đã không có sự giải thích vững chắc nào để biện minh như một lựa chọn thay thế cho sự cai trị Anh. Những cải cách đến từ các viên chức Anh, trái lại, đã cụ thể một cách đáng ngưỡng mộ. Nước Anh đã có trở thành điểm tiếp xúc phương Tây ưu việt của Ấn Độ, và điều này chắc chắn đã ràng buộc chặt chẽ với Đế chế. Để nhận ra điều này hoàn toàn không phải là bỏ qua những tiến trình thay thế mà Ấn Độ đã có thể tiến hành nếu giả như đã không rơi vào dưới sự nô dịch Anh – đó là một vấn đề quan trọng nhưng là vấn đề hoàn toàn tách biệt. Tuy vậy, cái đã thực sự xảy ra – quá trình thay đổi mà thực sự đã xảy ra – chắc chắn đáng sự chú ý đặc biệt.

Chúng ta thấy gì trên tuyến điều tra nghiên cứu đó? Một trong những thành tựu mà đối với nó các nhà lý thuyết đế quốc Anh có khuynh hướng nhấn mạnh rất nhiều là vai trò của những người Anh trong việc tạo ra một Ấn Độ thống nhất. Trong phân tích này, Ấn Độ đã là một tập hợp của các vương quốc bị phân mảnh cho đến khi sự cai trị Anh tạo ra một nước từ các chế độ khác nhau này. Họ lập luận rằng Ấn Độ trước kia không phải là một nước chút nào, mà là một lục địa hoàn toàn bị chia rẽ. Chính Đế chế Anh, luận điệu tiếp diễn, là cái đã hàn gắn Ấn Độ thành một quốc gia. Winston Churchill thậm chí đã nhận xét rằng, trước khi những người Anh đến, đã không có quốc gia Ấn độ nào. ‘Ấn Độ là một thuật ngữ địa lý. Nó chẳng hề là một quốc gia thống nhất hơn là (đường) Xích Đạo.’

Nếu điều này đúng, Đế chế rõ ràng đã có một đóng góp gián tiếp cho sự hiện đại hóa của Ấn Độ qua vai trò thống nhất của nó. Những cải cách thuộc loại mà Nhật Bản đã tiến hành trong thời kỳ Minh Trị đã khó đạt được trong một nước mà không có sự thống nhất nào đó. Tuy vậy, đòi hỏi lớn này về vai trò lớn của Raj trong việc tạo ra một Ấn Độ thống nhất có đúng không? Chắc chắn, khi Công ty Đông Ấn của Clive đánh bại Nawab của Bengal trong năm 1757, đã không có một cường quốc duy nhất nào cai trị toàn bộ Ấn Độ. Thế nhưng là một bước đại nhảy vọt từ câu chuyện gần đúng về nước Anh áp đặt một chế độ thống nhất duy nhất lên Ấn Độ (như đã thực sự xảy ra) đến sự tự nhận khổng lồ rằng chỉ những người Anh đã có thể tạo ra một Ấn Độ thống nhất từ một tập hợp của các nhà nước khác hẳn nhau.

Cách nhìn đó vào lịch sử Ấn độ sẽ chắc chắn đi ngược thực tế của các đế chế lớn trong nước đặc trưng cho Ấn Độ trong hàng ngàn năm. Các hoàng đế tham vọng và đầy nghị lực từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên (bắt đầu với Chandragupta Maurya) đã không chấp nhận rằng các chế độ của họ đã đầy đủ cho đến khi phần lớn của cái họ coi là một nước đã thống nhất dưới sự cai trị của họ. Đã có những vai trò chính ở đây cho Ashoka Maurya, các hoàng đế Gupta, Alauddin Khalji, nhà Mughal và những người khác. Lịch sử Ấn độ cho thấy một sự luân phiên liên tiếp của các đế chế lớn trong nước với các cụm của các vương quốc bị phân mảnh. Vì thế chúng ta không được phạm sai lầm về giả sử rằng sự cai quản rời rạc của Ấn Độ giữa thế kỷ thứ mười tám vào thời Clive đã là tình trạng mà trong đó đất nước thường thấy mình suốt lịch sử, cho đến khi những người Anh sẵn lòng giúp đỡ đã đến cùng để thống nhất nó.

Mặc dù trong các sách giáo khoa lịch sử những người Anh đã thường được cho là những người kế vị của nhà Mughal ở Ấn Độ, là quan trọng để lưu ý rằng trong thực tế những Anh đã không đảm nhận nhà Mughal khi họ đã là một lực lượng không thể bị bỏ qua. Sự cai trị Anh bắt đầu khi quyền lực của nhà Mughal đã suy sụp, mặc dù về mặt hình thức ngay cả Nawab của Bengal, mà những người Anh đánh bại, đã vẫn dưới quyền của nhà Mughal. Nawab đã vẫn thề trung thành với hoàng đế Mughal, mà không chú ý rất nhiều đến các mệnh lệnh của ngài. Địa vị hoàng đế của uy quyền Mughal trên Ấn Độ đã tiếp tục được công nhận rộng rãi mặc dù bản thân đế chế hùng mạnh đã vắng.

Khi cái gọi là ‘cuộc binh biến lính Ấn’ đe dọa các nền tảng của Ấn Độ thuộc Anh trong năm 1857, những lực lượng chống-Anh khác nhau tham gia trong cuộc nổi dậy chung đã có thể được liên kết qua sự chấp nhận chung của họ về tính chính đáng chính thức của hoàng đế Mughal như nhà cai trị của Ấn Độ. Hoàng đế, thực ra, đã lưỡng lự để chỉ huy những người nổi dậy, nhưng việc này đã không cản những người nổi loạn tuyên bố ngài là Hoàng đế của tất cả mọi người Ấn Độ. Quốc vương Mughal tám mươi hai tuổi, Bahadur Shah II, được biết đến như Zafar, đã quan tâm hơn rất nhiều đến đọc và viết thi ca hơn là đến những cuộc chinh chiến hay việc cai trị Ấn Độ. Ngài đã có thể làm rất ít để giúp 1.400 thường dân không có vũ trang của Delhi bị những người Anh giết khi cuộc binh biến bị nghiền nát một cách tàn nhẫn và thành phố phần lớn bị phá hủy. Hoàng đế-nhà thơ đã bị đày đi Burma, nơi ông chết khoảng năm năm sau.

Như một đứa trẻ lớn lên ở Burma trong những năm 1930, cha mẹ tôi đã đưa tôi đến thăm mộ Zafar ở Rangoon, mà ở gần Chùa Shwedagon nổi tiếng. Mộ đã không được phép là bất cứ thứ gì nhiều hơn một phiến đá không phân biệt được phủ bằng mái tôn. Tôi nhớ sự thảo luận với cha tôi rằng các nhà cai trị Anh của Ấn Độ và Burma rõ ràng phải đã sợ quyền lực gợi lên của di hài của hoàng đế Mughal cuối cùng. Câu ghi trên mộ đã ghi chú chỉ rằng ‘Bahadur Shah đã là cựu-Vua của Delhi’ – không nhắc đến ‘đế chế’ trong tưởng niệm! Đã chỉ muộn hơn nhiều, trong những năm 1990, mà Zafar được tôn kính với cái gì đó gần với cái có thể được dùng như mộ của hoàng đế Mughal cuối cùng.

5

Trong sự thiếu vắng của Raj Anh, các nhà kế vị có khả năng nhất của nhà Mughal có lẽ đã là các thế lực Maratha Hindu mới nổi lên gần Bombay, những người định kỳ cướp phá thủ đô Mughal là Delhi và đã sử dụng sức mạnh của họ để can thiệp khắp Ấn Độ. Công ty Đông Ấn đã xây dựng rồi vào năm 1742 một ‘hào Maratha’ khổng lồ tại rìa Calcutta để làm chậm các cuộc đột kích chớp nhoáng của kỵ binh Maratha, mà đã đi ngựa nhanh ngang một ngàn dặm hay hơn. Nhưng nhà Maratha đã vẫn khá xa việc đặt ra bất cứ thứ gì giống kế hoạch của một đế chế toàn-Ấn Độ.

Những người Anh, ngược lại, đã không thỏa mãn cho đến khi họ là sức mạnh chi phối ngang phần lớn của tiểu lục địa, và trong việc này từ nước ngoài họ đã không mang một tầm nhìn mới về một Ấn Độ thống nhất mà đã hành động như kẻ kế vị của các đế chế trong nước trước kia. Sự cai trị Anh đã lan ra phần còn lại của đất nước từ những cơ sở đế quốc của nó ở Calcutta, bắt đầu hầu như ngay lập tức sau trận Plassey. Khi sức mạnh của Công ty mở rộng ngang Ấn Độ, Calcutta đã trở thành thủ đô của đế chế mới nổi lên, một vị trí nó đã chiếm từ giữa-thế kỷ thứ mười tám cho đến 1911 (khi thủ đô được chuyển về Delhi) và chính từ Calcutta mà sự xâm chiếm các phần khác của Ấn Độ đã được lập kế hoạch và được chỉ huy. Lợi nhuận do công ty Đông Ấn thu được từ các hoạt động kinh tế của nó ở Bengal đã tài trợ, phần lớn, cho các cuộc chiến tranh mà những người Anh tiến hành ngang Ấn Độ trong thời kỳ mở rộng thuộc địa của họ.

Cái đã được gọi rộng rãi là ‘sự chảy máu tài chính của Bengal’ đã bắt đầu rất nhanh sau trận Plassey. Với nhà Nawab dưới sự kiểm soát của họ, Công ty đã kiếm bộn tiền không chỉ từ thu nhập (thuế) lãnh thổ, mà cũng từ đặc quyền độc nhất của thương mại miễn thuế trong nền kinh tế Bengal giàu có – ngay cả không tính đến cái gọi là ‘quà biếu’ mà Công ty thường xuyên trích từ các nhà buôn địa phương. Những người mà muốn được truyền cảm hứng bởi sự vinh quang của Đế chế Anh sẽ làm tốt để bỏ qua việc đọc cuốn The Wealth of Nations (Sự Giàu có của các Quốc gia) của Adam Smith, kể cả thảo luận của ông về sự lạm dụng quyền lực nhà nước bởi một ‘công ty buôn bán mà áp bức và hà hiếp ở Đông Ấn’.4 Như sử gia William Dalrymple đã nhận xét:

Những con số kinh tế nói cho chính chúng.5 Trong năm 1600, khi công ty Đông Ấn được thành lập, nước Anh đã tạo ra 1,8% GDP của thế giới, trong khi Ấn Độ tạo ra 22,5%. Vào đỉnh điểm của Raj, những con số đó ít nhiều đã đảo ngược: Ấn Độ đã giảm từ quốc gia chế tác hàng đầu của thế giới xuống một biểu tượng của nạn đói và sự nghèo khó.

Trong khi hầu hết của cải cướp được từ sự chảy máu tài chính đã tích lũy lại cho các quan chức công ty Anh ở Bengal, đã có sự tham gia rộng rãi của ban lãnh đạo chính trị và kinh doanh ở nước Anh: gần một phần tư các Thành viên của Quốc hội ở London đã sở hữu cổ phiếu trong công ty Đông Ấn sau trận Plassey. Các lợi ích thương mại từ đế chế Ấn độ của nước Anh như thế đã tiến xa vào giới quyền thế Anh. Sự tổng hợp kẻ cướp-nhà cai trị (robber-ruler) cuối cùng đã nhường đường cho cái sẽ trở thành chủ nghĩa thực dân cổ điển, với sự thừa nhận về sự cần thiết cho luật và trật tự và một chút ít cai quản phải chăng. Nhưng sự lạm dụng ban đầu của quyền lực nhà nước bởi công ty Đông Ấn đã đặt nền kinh tế Bengal dưới sự căng thẳng. Cái nhà vẽ bản đồ John Thornton, trong bản đồ nổi tiếng của ông về khu vực trong năm 1703, mô tả như ‘Vương quốc Bengal Giàu có’ đã trải qua một nạn đói khổng lồ trong năm 1769–70. Những ước lượng đương thời gợi ý rằng khoảng một phần ba dân cư Bengal đã chết đói. Đấy hầu như chắc chắn là một ước lượng quá cao và chúng tôi tốn khá nhiều thời gian ở Santiniketan thử để tìm ra những con số thực sự đã có thể cao đến thế nào. Tuy vậy, không có sự nghi ngờ nào rằng nó đã là một thảm họa khổng lồ, với sự thiếu ăn và chết hàng loạt – trong một khu vực không hề thấy nạn đói nào trong thời gian rất dài.

Tai họa này đã có ít nhất hai tác động đáng kể. Thứ nhất, sự bất công của sự cai trị Anh ban đầu ở Ấn Độ đã trở thành chủ đề của sự chỉ trích chính trị đáng kể ở bản thân nước Anh. Vào thời Adam Smith tuyên bố thẳng thừng trong The Wealth of Nations rằng công ty Đông Ấn đã ‘hoàn toàn không thích hợp để cai trị các thuộc địa lãnh thổ của nó’, đã có nhiều tiếng nói Anh đưa ra những phê phán tương tự.6 Sự buộc tội mạnh nhất đã đến một cách nổi tiếng từ Edmund Burke, trong bài phát biểu quốc hội của ông tại phiên xử phế truất Warren Hastings trong năm 1789. Việc Burke vạch mặt Hastings cả mạnh mẽ và hùng hồn, nhưng những ý kiến của ông về tính xảo trá cá nhân của Hastings đã không đúng chỗ một cách nghiêm trọng. Hastings đã thử, và phần lớn đã thành công, trong việc chặn việc người Anh cướp phá toàn diện Ấn Độ, ngược với những người tiền nhiệm của ông chịu trách nhiệm về Công ty, kể cả Clive, mà – thật kỳ lạ – được Burke hết sức ngưỡng mộ. Tuy vậy, chẩn đoán chung của Burke về mức độ bẩn thỉu của việc Công ty cai trị Ấn Độ đã không sai lầm. Thứ hai, sự sa sút kinh tế của Bengal cuối cùng cũng đã hủy hoại sự kinh doanh của Công ty, làm hại bản thân các nhà đầu tư Anh, và cho các thế lực ở London lý do để thay đổi công việc của họ ở Ấn Độ thành một hoạt động do nhà nước vận hành. Vào thời gian Burke tố cáo Hastings, thời kỳ của cái gọi là ‘sự cưỡng đoạt sau-Plassey’, mà với nó sự cai trị Anh ở Ấn Độ bắt đầu, đã nhường đường cho loại nô dịch hóa thuộc địa mà chẳng bao lâu trở thành tiêu chuẩn đế quốc, và với nó tiểu lục địa sẽ trở nên ngày càng quen thuộc trong một thế kỷ rưỡi tiếp theo.

6

Pha dài này của chủ nghĩa đế quốc cổ điển đã thành công như thế nào ở Ấn Độ thuộc Anh từ cuối thế kỷ thứ mười tám đến độc lập năm 1947? Những người Anh khẳng định một tập hợp thành tựu khổng lồ, kể cả dân chủ, luật trị (rule of law), đường sắt, công ty cổ phần và bóng cricket, nhưng lỗ hổng giữa lý thuyết và thự tiễn – với sự ngoại lệ của cricket – đã vẫn rộng suốt lịch sử của các mối quan hệ đế quốc giữa hai nước.7 Đặt sự kiểm đếm lại với nhau trong đánh giá những năm trước-độc lập, là dễ để thấy sự không đạt được các thành tựu so với thuật hùng biện về thành tích đến thế nào.

Quả thực, Rudyard Kipling đã nhận ra ghi chú tự-khen của nhà cầm quyền đế quốc Anh khéo một cách đáng khâm phục trong bài thơ nổi tiếng của ông về chủ nghĩa đế quốc:

Vác gánh nặng của Người da Trắng –8

Những cuộc chiến tranh hòa bình man rợ –

Đổ đầy Mồm Nạn đói –

Và trả giá cho sự chấm dứt bệnh tật.

Chao ôi, cả việc chấm dứt các nạn đói lẫn sự cứu chữa sức khỏe ốm yếu đã không là phần của các thành tựu hiệu suất cao của sự cai trị Anh ở Ấn Độ. Chẳng gì đã có thể dẫn chúng ta xa khỏi sự thực rằng ước lượng tuổi thọ khi sinh (life expectancy at birth) ở Ấn Độ khi đế chế chấm dứt đã vô cùng thấp – tối đa ba mươi hai tuổi.

Sự tiết chế của chế độ cai trị thuộc địa trong việc bỏ bê giáo dục cơ bản phản ánh quan điểm của các nhà cai trị về nhu cầu của quốc gia lệ thuộc. Đã có một sự bất đối xứng khổng lồ giữa những người cai trị và những kẻ bị trị. Chính phủ Anh ngày càng quyết tâm trong thế kỷ thứ mười chín để đạt sự biết đọc biết viết phổ quát cho dân cư Anh bản địa. Ngược lại, tỷ lệ biết đọc biết viết ở Ấn Độ dưới Raj đã rất thấp. Khi Đế chế chấm dứt, tỷ lệ biết đọc biết viết người lớn ở Ấn Độ đã dưới 15 phần trăm. Các khu vực duy nhất ở Ấn Độ với sự biết đọc biết viết tương đối cao đã là ‘các vương quốc bản xứ’ Travancore và Cochin (về mặt chính thức bên ngoài Đế chế Anh) mà, kể từ khi độc lập, đã tạo thành phần lớn của bang Kerala. Các vương quốc này, mặc dù phụ thuộc vào chính quyền Anh cho chính sách đối ngoại và quốc phòng, về mặt kỹ thuật đã vẫn ở bên ngoài Đế chế và đã có quyền tự do đáng kể về chính sách đối nội, mà chúng đã sử dụng để ủng hộ nhiều giáo dục trường học và sự chăm sóc sức khỏe công cộng hơn.

200 năm của sự thống trị thuộc địa cũng là một thời kỳ trì trệ kinh tế to lớn với hầu như không sự tiến bộ nào về GNP thực tế trên đầu người. Các sự thực tàn nhẫn này được bộc lộ nhiều sau khi độc lập, trong báo chí mới được giải phóng, mà văn hóa phong phú của nó một phần – phải thừa nhận – là một sự thừa kế từ xã hội dân sự Anh. Mặc dù báo chí Ấn độ thường đã rất bị bịt mõm trong thời Raj – hầu hết ngăn cấm việc chỉ trích sự cai trị đế quốc, thí dụ vào thời gian nạn đói Bengal 1943 – truyền thống về một nền báo chí tự do, được nuôi dưỡng cẩn trọng ở nước Anh, đã cung cấp một tấm gương tốt cho Ấn Độ để noi theo khi đất nước giành được độc lập.

Quả thực, Ấn Độ đã nhận được nhiều thứ tuyệt vời từ nước Anh mà đã không – đã không thể – trở nên rất thành công cho đến sau khi độc lập. Văn học bằng các ngôn ngữ Ấn độ đã lấy cảm hứng nào đó và đã vay mượn các thể loại từ văn học Anh, kể cả truyền thống thành công về viết bằng tiếng Anh ở Ấn Độ. Dưới Raj, đã có những sự hạn chế về những gì có thể được xuất bản và truyền bá (thậm chí một số sách của Rabindranath Tagore đã bị cấm). Hiện nay chính phủ Ấn Độ không có sự cần như vậy nào, nhưng chao ôi – vì các lý do hoàn toàn khác của chính trị nội địa độc đoán – những sự hạn chế đôi khi không ít phiền nhiễu hơn trong thời cai trị thuộc địa.

Chẳng gì có lẽ quan trọng hơn về khía cạnh này như sự hoạt động của một nền dân chủ đa đảng và một nền báo chí tự do. Nhưng khá thường xuyên các thứ này đã không phải là quà tặng có thể được sử dụng dưới chính quyền Anh trong những ngày đế quốc. Chúng đã trở thành có thể thực hiện được chỉ khi những người Anh đã rời đi – tức là, chúng là những kết quả của việc học từ kinh nghiệm riêng của nước Anh mà Ấn Độ đã có thể sử dụng tự do chỉ sau khi thời kỳ của Đế chế đã chấm dứt. Sự cai trị đế quốc có xu hướng đòi hỏi mức độ nào đó của sự chuyên chế: quyền lực bất đối xứng thường thường không gắn kết với một nền báo chí tự do hay với một nền dân chủ đếm số phiếu, vì chẳng cái nào trong hai thứ đó tương thích với sự cần thiết để giữ các thần dân thuộc địa dưới sự kiểm tra.

7

Một sự hoài nghi tương tự là thích đáng về luận điệu Anh rằng họ đã loại bỏ nạn đói trong các lãnh thổ phụ thuộc như Ấn Độ. Sự cai trị Anh ở Ấn Độ đã bắt đầu với nạn đói khổng lồ trong năm 1769–70 và đã có các nạn đói thường xuyên ở Ấn Độ suốt thời gian của sự cai trị Anh. Raj cũng chấm dứt với nạn đói khủng khiếp năm 1943, mà tôi đã thảo luận trong Chương 7. Ngược lại, đã không có nạn đói nào ở Ấn Độ kể từ độc lập trong năm 1947.

Sự mỉa mai lần nữa là, các định chế giúp để chấm dứt các nạn đói ở Ấn Độ độc lập – dân chủ và một nền báo chí tương đối tự do – đã đến trực tiếp từ nước Anh. Mối quan hệ giữa các định chế này và sự ngăn chặn nạn đói là đơn giản để hiểu. Các nạn đói là dễ để ngăn chặn, vì sự phân phối một lượng tương đối nhỏ thức ăn miễn phí, hay cung cấp việc làm công cộng nào đó với lương tương đối khiêm tốn (mà cho những người được hưởng lợi của việc làm công cộng khả năng để mua thực phẩm), cho phép những người bị nạn đói đe dọa đó khả năng để thoát khỏi sự đói cùng cực. Như thế bất kể chính phủ nào phải có khả năng để chặn một nạn đói – lớn hay nhỏ – đang đe dọa và đó là việc một chính phủ trong một nền dân chủ hoạt động, đối mặt một nền báo chí tự do rất cần làm vì lợi ích của chính nó. Một nền báo chí tự do làm cho mọi người biết các sự kiện về một nạn đói đang diễn biến, và một sự bỏ phiếu dân chủ khiến cho là khó để thắng các cuộc bầu cử trong – hay sau – một nạn đói, do đó cho chính phủ một khuyến khích thêm để giải quyết vấn đề không chậm trễ.

Ấn Độ đã không có quyền tự do này để thoát khỏi nạn đói chừng nào nhân dân của nó không có các quyền dân chủ, cho dù nó bị cai trị bởi nền dân chủ đứng đầu trên thế giới, với một nền báo chí tự do nổi tiếng ở đô thị – nhưng không ở các thuộc địa. Các định chế định hướng quyền tự do này đã là cho những người cai trị nhưng không phải cho các thần dân của đế quốc.

Trong bản cáo trạng mạnh mẽ về sự cai trị Anh ở Ấn Độ mà Rabindranath Tagore trình bày trong năm 1941 (trong một bài giảng được trình bày nhân dịp sinh nhật mà tỏ ra là sinh nhật cuối cùng của ông), ông cho rằng Ấn Độ đã nhận được rất nhiều từ sự liên kết của nó với nước Anh, thí dụ từ ‘những sự thảo luận tập trung vào kịch của Shakespeare và thi ca của Byron và trên hết … chủ nghĩa khai phóng (liberalism) nhân từ của chính trị Anh thế kỷ thứ mười chín’. Thảm kịch, ông nói trong bài giảng cuối cùng này của ông (‘Khủng hoảng về nền Văn minh’), đến từ sự thực rằng cái ‘là tốt nhất thật sự trong nền văn minh của chính họ, việc giương cao phẩm giá của các mối quan hệ con người, không có chỗ nào trong chính quyền Anh của nước này’.9 Sự phân biệt giữa vai trò của nước Anh và vai trò của chủ nghĩa đế quốc Anh đã không thể rõ hơn. Quốc kỳ Anh được hạ xuống khắp Ấn Độ, nó đã là một sự phân biệt mà về nó chúng tôi đã nhận thức sâu sắc.

Phần ba

image

Tác giả, khoảng 1953.

11. Cuộc sống đô thị của Calcutta

1

Rudyard Kipling gọi nó là ‘thành phố đêm khủng khiếp’. Calcutta (hay ‘Kolkata’ như tên bây giờ được đánh vần theo tiếng Anh trong một cố gắng cho phù hợp với phát âm Bengali), khét tiếng vì sự nghèo, sự cực khổ và sự bẩn thỉu của nó, muộn hơn làm Mẹ Teresa thánh thiện cảm động để đến và làm việc ở đó với sự đau khổ và thiếu thốn. Nó tiếp tục được xem khắp thế giới ngày nay như sự hiện thân của sự khốn khổ đô thị. Như thấy rõ sớm hơn, nó đã là ‘thành phố lớn’ trên chân trời của thời thơ ấu của tôi, thành phố mà chúng tôi đã đi qua khi di chuyển giữa giữa Dhaka và Santiniketan, nơi tôi đã rất bị ấn tượng bởi sự đa dạng của những phong cách sống cùng tồn tại. Chính tại Calcutta với tư cách một đứa trẻ chín tuổi tôi đã thức khuya để xem bom Nhật rơi xuống các bến tàu và nơi, năm tiếp theo, tôi đã thấy những người đang chết vì đói trên các đường phố. Tôi đi chủ yếu đến Calcutta để thăm các thành viên của gia đình tôi bị Raj giam giữ trong ‘sự cầm tù ngăn ngừa’ và nơi tôi bắt đầu suy ngẫm về sự bất công của sự chuyên chế đế quốc.

Trong khi học tại Trường Santiniketan cái khi đó gọi là ‘Khoa học Trung cấp’, với ý định của tôi kiếm học vị cử nhân về vật lý và toán học, ý tưởng về đi Calcutta phần lớn đã đến từ mong muốn học tại Presidency College. Tôi thường nói với các bạn học sinh (Dipankar Chatterjee, Mrinal Datta Chaudhuri, Tan Lee, Amit Mitra, Shiv Krishna Kar và những người khác) về sự giáo dục tuyệt vời mà Presidency College rõ ràng đã cung cấp và bầu không khí học thuật xuất sắc của nó. Nhưng tôi cũng đã bị hấp dẫn bởi bản thân thành phố lớn, bởi Mahanagar (ghĩa đen, ‘thành phố vĩ đại’) như Satyajit Ray đã gọi nó trong phim tuyệt vời của ông, mô tả Calcutta một cách đáng yêu như một nơi ‘kỳ quái, đông đúc, gây bối rối’.

Sự chê trách của Rudyard Kipling về Calcutta đã có nhiều yếu tố khác biệt. Một trong số chúng đã là sự sửng sốt của ông rằng Job Charnock, một nhà buôn Anh, chọn để thành lập cái trở thành một thành phố hiện đại ở một nơi khủng khiếp trên các bờ sông Hằng (hay sông Hooghly):

Nơi bệnh tả, lốc xoáy, và quạ1

Đến và đi;

Một Thành phố – Charnock chọn – được ních đầy

Cạnh một Vịnh –

Bằng nước thải hôi thối, bằng cống rãnh

Trở nên dơ bẩn,

Bằng vùng kênh rạch chằng chịt mất vệ sinh, bằng đầm lầy

Ẩm ướt và ẩm thấp;

Và Thành phố và ngài Toàn quyền, như chúng ta thấy,

Không đồng ý.

Sự hoang mang của Kipling với quyết định của Charnock để phát triển một thành phố trong cái được xem như một địa điểm không thuận lợi nhất đã được chia sẻ bởi nhiều người khác đến tận thời chúng ta. Geoffrey Moorhouse, tác giả của một lịch sử về thành phố được nghiên cứu kỹ và được viết khéo, mô tả nó như ‘một quyết định ngu ngốc’.2 Ngu ngốc hay không, quyết định của Charnock đã trọng đại. Trong tháng Tám năm 1690, hơn 300 năm trước một chút, Charnock đã đi thuyền đến một làng gọi là Sutanati (thường được đánh vần như ‘Chuttanutti’ bởi những người Anh không chắc) và trên thực tế đã thiết lập trụ sở địa phương của công ty Đông Ấn ở đó. Sutanati đã là một trong ba thành phố nhỏ tạo thành một cụm mà quanh đó Calcutta hiện đại đã phát triển, hai thành phố khác là Gobindapur và Kalikata.

Trong một trăm năm tiếp theo thành phố đã biến đổi từ trụ sở của một công ty thương mại thành thủ đô của Ấn Độ thuộc Anh. Trước Trận Plassey, trụ sở của chính phủ Bengal đã là Dhaka, tiếp sau bởi Murshidabad, nơi Nawab của Bengal đặt cơ sở. Sau khi Clive đánh bại và hành quyết Siraj-ud-Doula, Calcutta đã trở thành chỗ tự nhiên mà từ đó để cai quản lãnh thổ của Công ty ở Ấn Độ, vì đây là nơi những người Anh đã được củng cố rồi.

2

Calcutta chẳng bao lâu đã trở thành ‘thành phố thứ hai của đế chế’. Nó đã chắc chắn lớn hơn bất kể đối thủ khác nào cho danh hiệu đó cho đến giữa thế kỷ thứ hai mươi. Tôi cho đó là lý do đủ, nhưng sự hấp dẫn của Calcutta đối với tôi chẳng liên quan gì đến lịch sử đế quốc đó. Đối với bất kể ai quan tâm đến giáo dục, đặc biệt đến khoa học, là khó để đánh bại Calcutta. Ngoài Presidency College ra, đã có nhiều đại học tốt khác cho giáo dục đại học, như St Xavier’s College, Scottish Church College, City College và Asutosh College, và nhiều viện nghiên cứu và trung tâm cao học khác. Đại học Calcutta, được thành lập trong năm 1857, đã nổi tiếng rồi. Đã có Hội Á châu Hoàng gia Bengal (muộn hơn đổi tên là Hội Á châu), Viện Thống kê Ấn độ, Hội Mở mang Khoa học Ấn độ, Viện Nghiên cứu Vật lý Hạt nhân Saha, Đại học Kỹ thuật Bengal (mà sẽ được dùng như cơ sở cho Đại học Jadavpur mới nơi tôi sẽ làm việc từ 1956 đến 1958, bắt đầu cuộc đời dạy học của tôi), Đại học Kỹ nghệ Bengal (Engineering College), Đại học Y, và nhiều trường khác. Tất cả việc này tạo ra một ý thức về đời sống trí tuệ hào hứng trong thành phố.

Nó cũng đã là chỗ nơi cái gọi là ‘sự phục hưng Bengal’ mở ra trong những khía cạnh của một nền văn hóa hiện đại vào một vùng đất cổ xưa, chủ yếu qua những sự tương tác của nền (hay các nền) văn hóa Ấn độ với những đóng góp từ châu Âu. Như Sushobhan Sarkar, sử gia lớn người đã dạy tại Presidency College ở Calcutta (và đã truyền cảm hứng cho rất nhiều sinh viên ở đó, kể cả tôi) lập luận một cách mạnh mẽ, đã có một sự thức tỉnh trí tuệ cơ bản được tạo ra bởi ảnh hưởng biện chứng của những người Anh lên các truyền thống địa phương, mà tác động sâu sắc của nó lên đời sống và thái độ ở Bengal làm cho từ ‘phục hưng’ khá hợp lý. Những nguồn lực trí tuệ truyền thống của Bengal được kéo vào quá trình cấp tiến này, cho phép sử dụng tốt sự uyên thâm Bengali, Sanskrit và Ba tư mà đã hiện diện giữa nhiều người Bengali và dân cư Calcutta có học.

Sự thay đổi được tiến hành rồi trong cuối thế kỷ mười tám, đặc biệt sau khi Warren Hastings – người có thể đã phải chịu tách nhiệm vì một số sự tàn bạo thuộc địa, giống mọi lãnh đạo khác của công ty Đông Ấn, nhưng cũng đã là một nhà bảo trợ lớn của văn hóa và các truyền thống Ấn độ – đã phụ trách chính quyền Anh ở Calcutta. Việc thành lập Hội Á châu Hoàng gia Bengal ở Calcutta trong năm 1784 không chỉ đã mở rộng vô cùng sự quan tâm đến, và sự nghiên cứu học thuật về, Ấn Độ cổ xưa giữa những người Anh, mà cũng đã làm tăng đột ngột những sự tương tác giữa các học giả Âu châu và Ấn độ. Từ đầu thế kỷ thứ mười chín các đại học mới được thành lập, các thư viện được dựng lên, sự thực hành pháp lý một cách có hệ thống đã nhận được sự chú ý và sự ủng hộ, các nhà hát được phát triển cho một công chúng đô thị tăng lên, và đã có một tinh thần hồ hởi chung về sự cần thiết cho sự thay đổi và khả năng tiến bộ.

Qua ảnh hưởng của Ram Mohan Roy, Ishchwar Chandra Vidyasagar, Bankim Chandra Chattopadhyay, Michael Madhusudan Dutt đến Rabindranath Tagore, Kazi Nazrul Islam và đến các thế hệ gần đây hơn của những người cầm bút Bengali (kể cả Buddhadeb Bose, Bishnu Dey, Jasimuddin, Shamsur Rahman, trong số những người khác), Bengal đã là một địa điểm tuyệt vời của sự biến đổi văn hóa. Nhiều trong số các nhà văn này đã thách thức các ý tưởng và các phương thức biểu đạt cũ, và đã phát triển các ý tưởng và cách mới, vật lộn với những định kiến cũ và những sự chỉ trích mới, và đã giúp thiết lập các nền văn hóa đô thị và nông thôn trong đó sự tranh luận và tranh chấp, cũng như sự sáng tạo văn học và văn hóa, đã trở thành những nét đặc trưng xác định. Vào giữa thế kỷ thứ hai mươi, sự lên men trí tuệ này ở Calcutta đã cho thành phố một danh tiếng khó sánh nổi.

Khi tôi chuyển đến Calcutta trong tháng Bảy 1951, mang các đồ lề của tôi trong một hòm sắt cũ, thành phố đã bị ngập nước sau vài ngày mưa nặng mùa mưa. Tránh các vũng nước và tìm một lối đi lợp lý qua các vũng nước, tôi đã có thể thấy rằng có một cuộc sống thử thách trước mắt.

3

Trong khi những người Anh có thể đã thiết lập Calcutta hiện đại, nhiều trong số họ, có lẽ thậm chí hầu hết trong số họ, đã không thích nó mấy. Họ đã tự hào về những gì họ đã làm ở đó – và ở phần còn lại của Ấn Độ từ Calcutta – nhưng đã không thật vui với cách bản thân thành phố đã phát triển. Calcutta, tuy vậy, đã có được danh tiếng là ‘thành phố của các lâu đài’. Đấy phần lớn là những lâu đài mới được bản thân những người Anh xây dựng, với sự tham gia Ấn độ, vì đã có ít để thừa kế từ quá khứ của Ấn Độ trong các làng mà quanh đó Calcutta được xây dựng. Thành phố đã hoàn toàn không giống Dhaka và Murshidabad về khía cạnh này. Thành ngữ đã xuất hiện vào cuối thế kỷ thứ mười tám, nhưng chính James Atkinson đã là người cho nó cuộc dạo chơi văn chương nổi tiếng nhất của nó trong năm 1824, trong một bài thơ có tiêu đề ‘Thành phố của các Lâu đài’:

Tôi một người lạ ngạc nhiên đứng trên bậc dẫn xuống sông,3

Và, nhìn quanh, thấy vẻ tráng lệ của những tháp hình chóp

Và các lâu đài, nhìn như ma thuật mang đến;

Tất cả lấp lánh trong tia nắng.

Bài thơ đó, mà một thời được ca ngợi nhiều, không, và có lẽ đã chẳng bao giờ, thâu tóm được hình ảnh về Calcutta trong trí tưởng tượng phổ biến ngày nay. Các lâu đài đã không khiến tôi quan tâm nhiều, mặc dù tôi thích tòa nhà cẩm thạch lớn gọi là Victoria Memorial Hall (Bảo tàng Tưởng niệm nữ hoàng Victoria), ở giữa maidan [quảng trường] (không gian rộng, mở, cũ, tách các khu vực kinh doanh của Calcutta khỏi sông Hằng). Đối với tôi thực tế của thành phố được thâu tóm khéo bởi sự khó chịu của Kipling hơn bởi sự ngưỡng mộ của Atkinson. Bài thơ ‘Một Truyện về Hai Thành phố’ (1922) của Kipling tương phản Calcutta rất bất lợi với Simla:

Như nấm mọc hỗn loạn từ luống đất,

Như thế nó lan ra –

Được hướng dẫn tình cờ, được dựng lên tình cờ, đặt và xây

Trên đất bùn –

Lâu đài, chuồng bò, khách sạn – cái nghèo và niềm kiêu hãnh –

Sát vai nhau;

Và, bên trên thành phố chen chúc và độc hại,

Cái chết nhìn xuống.

Ved Mehta chỉ ra rằng cách nhìn của Kipling, ‘khi không phải là cách nhìn của một tên đế quốc, đã là cách nhìn của một người Lahori thực dụng có lẽ với một dấu vết tâm linh của Allahabad’.4 Bất chấp suy đoán này và những suy đoán khác mà Kipling đã đổ vào sự lên án Calcutta của ông, quan điểm của ông vẫn được nhớ kỹ, phần lớn bởi vì, như Mehta lập luận, ‘năm tháng trôi qua đã chỉ duy trì và nhân lên những cảnh khủng khiếp về thành phố.’

Kipling đã có thực sự nhìn nó đúng? Nếu ông đúng, vì sao Calcutta vẫn được yêu mến đến vậy không chỉ bởi những người cuối cùng tình cờ sống ở đó, mà cả bởi những người đã có cơ hội để suy ngẫm và lựa chọn, thế nhưng vẫn quyết định chắc chắn để ở lại? Sự phong phú văn hóa và trí tuệ của thành phố chắc chắn là một phần của việc đó. Việc này, tất nhiên, chẳng làm gì để xóa bỏ nghèo và sự hỗn loạn của Calcutta, nhưng những người thích sống ở Calcutta đến vì nhiều thứ tích cực thành phố mang lại.

Mặc dù sự phục hưng Bengal đã là một kết quả trực tiếp của sự phản ứng của các truyền thống địa phương đối với sự đến của tư tưởng Âu châu, qua sự cai trị Anh, những người Anh đã hầu như không nhận thức được cái gì đang xảy ra. Điều này một phần bởi vì sự thiếu quan tâm thật về phần các ông chủ thực dân, mà cũng bởi vì phần lớn cái xảy ra là trong một ngôn ngữ – tiếng Bengali – mà những người cai trị và các thương gia Anh đã thường không hiểu hay thử để học.

Amit Chaudhuri (bây giờ là một Giáo sư tại Oxford) lưu ý tính kỳ lạ của hiện tượng:

Đối với người Anh, cả tính hiện đại Ấn độ và người Ấn độ hiện đại đã là vô hình.5 Thế thì, theo một nghĩa, Calcutta, đối với ông ta, là vô hình. Kipling, viết giữa sự Phục hưng, đưa những con chó sói, những con hổ, những con báo cheetah biết nói, và những đứa trẻ Ấn độ mồ côi mà không có rắc rối gì trong giao tiếp với các động vật vào những câu chuyện ma thuật về Ấn Độ của ông. Đọc Kipling, chẳng ai sẽ biết rằng Bagheera, Sher Khan, và Mowgli là những người hàng xóm và những người cùng thời của nhà tiểu thuyết Bankim Chandra Chatterjee và nhà thơ Michael Madhusudan Dutt. Trong vũ trụ của Kipling – và trong chừng mực đáng kể, trong vũ trụ của nước Anh – sự Phục hưng, và tính hiện đại Bengali và Ấn độ, cũng đã có thể chẳng bao giờ xảy ra trong thời gian không gián đoạn, huyễn hoặc của Ấn Độ.

4

Sự buộc tội của Kipling về sự ngu đần của sự lựa chọn Calcutta như địa điểm cho thủ phủ của công ty Đông Ấn có được lập luận vững vàng? Câu hỏi ‘vì sao ở đó?’ đã làm tôi quan tâm từ lâu trước khi tôi chuyển đến Calcutta và là một trong những chủ đề tìm kiếm của tôi trong thư viện có kệ sách mở của Santiniketan – ‘địa điểm ưa thích của tôi’ như tôi đã bảo ông tôi. Kshiti Mohan đã hết sức giúp đỡ trong việc theo đuổi sự quan tâm của tôi về lịch sử dài của vùng Calcutta. Câu hỏi có thể được chia làm hai phần: thứ nhất, vì sao ở đó nói chung – gần đầu cực nam của Bengal có sông Hằng, đại thể quanh sông Hooghly? Và, thứ hai, vì sao cụ thể ở chỗ đó, trên bờ đông của sông Hooghly, trong địa hình chứa ba thành phố nhỏ Sutanati, Gobindapur và Kalikata? Câu hỏi thứ hai có thể được trả lời khá dễ. Những người Anh đã có vị trí cực nam trong số các nhà máy hiện có khi đó, gần với biển hơn các nhà máy của các nhà sản xuất và nhà buôn Bồ Đào nha và Hà lan, và có vị trí tốt hơn cho xuất khẩu hàng hóa. Một lợi thế khác của vị trí hạ lưu là bất cứ cuộc tấn công thù nghịch nào từ phía bắc – thí dụ từ nhà Mughal nếu họ quyết định để thách thức những gì xảy ra ở Bengal – sẽ phải đối mặt với những người Hà lan và những người Bồ Đào nha đầu tiên. Hơn nữa, bằng việc chọn một vị trí ở bên đông của con sông, Job Charnock đã cũng ở vị trí tốt hơn để thách thức các đội quân bộ đến từ phía tây – dù từ Murshidabad hay Delhi, hay từ thế lực đang lên của nhà Maratha gần Bombay.6

Tuy vậy, câu hỏi khó hơn là sự lựa chọn của vùng Calcutta nói chung. Khi công ty Đông Ấn – được thành lập bởi một nhóm thương gia ở London trong năm 1600 – đến Ấn Độ không lâu sau đó, để buôn bán. Sự xâm chiếm và sự thiết lập một đế chế Ấn độ là xa các ý định Anh lúc đó, mặc dù là quá nhiều để nói, như một lần được cho một cách nổi tiếng, rằng Đế chế Anh được tạo ra trong ‘đúng trạng thái đãng trí’. Trong khoảng mười bốn năm trước khi ông được cử đến Bengal, Charnock đã ở nơi khác tại Ấn Độ – chủ yếu ở Patna, phát triển thương mại Anh ở đó về diêm tiêu (nitrat kali). Khi vai trò của ông trong kinh doanh của Công ty được mở rộng, ông đã phải đảm bảo và mở rộng việc buôn bán béo bở hơn rất nhiều của Công ty về những sản phẩm địa phương khác nhau được công nghiệp Ấn độ sản xuất, kể cả bông, các mặt hàng muslin và lụa, được sản xuất một cách nổi tiếng ở Bengal, nhưng cả các hàng hóa được sản xuất ở bắc Ấn Độ mà đi xuống hạ lưu từ sông Hằng, sông Jamuna và các sông nhánh của chúng, để được chở ra nước ngoài.

Charnock đã khao khát để đạt được sự cho phép các hoạt động của Công ty từ nhà Mughal ở Delhi (mà ông đã yêu cầu và đã nhận được), nhưng ông cũng lưu ý về ảnh hưởng yếu, vào lúc đó, của các quan chức Mughal phụ trách Bengal. Đã chắc chắn không có chuyện dựa vào sự bảo vệ Mughal để làm cho cơ sở của ông ở đó an toàn. Charnock đã biết sự buôn bán hạ lưu quan trọng như thế nào đối với Công ty, và bản thân Bengal quan trọng thế nào với tư cách tỉnh giàu nhất của Ấn Độ lúc đó. Bản đồ nổi tiếng của Thornton về Sông Hooghly, được vẽ trong năm 1703, với một bản đồ gồm nhiều thành phố và các khu định cư buôn bán dọc hạ lưu sông Hằng (the lower Ganges), đã mô tả tỉnh bằng những chữ lớn nhấn mạnh như ‘Vương Quốc Bengal Giàu Có’.

Và, tất nhiên, những người Anh đã chẳng hề là những người nước ngoài duy nhất để hiểu tầm quan trọng kinh tế của vùng này. Những người Bồ Đào nha đã đến đó gần một trăm năm trước trong năm 1518 và đã xây dựng ba khu định cư khác nhau trong cùng huyện Hooghly. Những người Hà lan đã đến trong năm 1632 và đã thành lập một nhà máy tại Chinsurah lân cận. Như J. J. A. Campos giải thích trong cuốn Lịch sử về những người Bồ Đào nha ở Bengal của ông, được xuất bản một trăm năm trước, ‘Trong lịch sử Ấn-Âu, không nghi ngờ gì, không có thành phố Ấn độ nào lý thú hơn Hooghly bởi vì ở đó, trong vòng vài dặm, bảy quốc gia Âu châu đã chiến đấu vì quyền bá chủ: Bồ Đào Nha, Hà Lan, Anh, Đan Mạch, Pháp, Flander, và Phổ.’7

Sự lựa chọn của Charnock về vùng Calcutta nói chung hầu như không thể được xem là lập dị.

5

Lịch sử của vùng Calcutta và vai trò kinh tế của nó quay lại xa hơn rất nhiều thời kỳ những người Âu châu trở nên năng động ở đó. Mangal Kavyas (các chuyện kể bằng thơ) tiếng Bengali, được viết từ thế kỷ thứ mười ba trở đi, đã nói về nó rất kỹ và rất nhiều lần. Như một đứa con trai tôi đã đọc chuyện nổi tiếng nhất trong số đó, Manasamangal của Bipradas, người rõ ràng đã sống gần Calcutta ngày nay trong thế kỷ mười lăm. Bipradas đã nhắc đến cả Kalikata và đến Kalighat (địa điểm của một đền cổ của nữ thần Kali) gần đó như các thành phố mà nhân vật phiến loạn của ông, Chand, một thương gia hải thuyền và nhà buôn đại dương, được mô tả khi ông đi xuống sông hướng tới biển.

Có lẽ quan trọng hơn, khu vực đã có các khu định cư đô thị từ ít nhất thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Có các vị trí cổ trong vòng một khoảng cách ngắn từ Calcutta, và sự khai quật khảo cổ học tại một trong những vị trí đó, gọi là Chandraketugarh (chỉ khoảng hai mươi dặm từ thành phố), đang tiến triển khi tôi chuyển đến thành phố; nó từ từ đã tiết lộ những tàn dư của một thành phố cổ, kể cả các pháo đài và các dinh thự công. Hầu như bất kể cuộc khai quật nghiêm túc nào trong khu vực đã có vẻ mang lại các hàng hóa để dùng trong một môi trường đô thị – các đồ trang trí, các bức tượng nhỏ, các vật trưng bày và tất nhiên các đồ dùng – quay lại tận thời kỳ Sunga, hơn 2.000 năm trước (hưng thịnh giữa năm 185 trước công nguyên và năm 73 trước công nguyên), và thời kỳ Kushana tiếp sau nó.

Tôi tiếp tục đọc về những cuộc khai quật, nhưng đã không thể tìm được thời gian và cơ hội để đích thân đi và xem chúng. Vận tải đường bộ ở Bengal đã luôn luôn có khuynh hướng tồi, và ngay cả hai mươi dặm – đường chim bay – đến Chandraketugarh tốn thời gian dài trên những con đường cực kỳ xấu. Cuối cùng tôi tìm được cách để đến đó trong năm 2005, sau khi một người bạn, Gopal Gandhi (cháu trai của cả Mahatma Gandhi và một chính khách hàng đầu khác, C. Rajagopalachari), trở thành Thống đốc Bengal. Chúng tôi đi cùng nhau trong xe của ông: đã tốn vài giờ trên những đường vẫn ọp ẹp. Tôi rất quan tâm để lắng nghe Gopal mô tả nghiên cứu riêng của ông vào lịch sử của khu vực – một hoạt động lạ cho một thống đốc để làm.

Những di vật cổ từ phần quá khứ này của Bengal đã rải rác quanh vùng Calcutta nói chung, nhưng sự hiện diện của chúng bên trong bản thân thành phố Calcutta – địa điểm hiện tại của khu phức hợp đô thị cổ – được phơi bày chỉ gần đây, được thúc đẩy trước hết không phải bởi sự quan tâm khảo cổ học mà đúng hơn bởi những đòi hỏi của quy hoạch thành phố hiện đại. Khi hệ thống metro ngầm được Đường sắt Ấn độ xây dựng trong thành phố giữa 1972 và 1995 (nó là đường sắt ngầm đầu tiên ở Ấn Độ), việc đào đã phát hiện đồ gốm và các vật liệu khác cho đồ trang trí và đồ dùng có niên đại hơn 2.000 năm trước. Rồi, trong năm 2001, khi thành phố quyết định khôi phục ngôi nhà mà trong đó Robert Clive đã sống, những cuộc khai quật ở đó đã mang lại những tàn dư của một nền văn minh đô thị từ cùng thời kỳ Sunga–Kushana, kể cả gốm cổ, vải tốt, gạch cho các tòa nhà, một sàn bằng vôi và gạch, một nền lò sưởi, và những đồng tiền và những con dấu là bằng chứng của các hoạt động buôn bán mạnh mẽ từ ít nhất thế kỷ thứ hai trước công nguyên. Những phát hiện này đã hoàn toàn không là một sự ngạc nhiên, căn cứ vào những gì được biết rồi về vùng Calcutta, nhưng chúng cho thấy rõ ràng rằng Charnock đã quyết định đặt cơ sở cho sự kinh doanh của ông trong một vùng đã là một trung tâm giao thông và thương mại quan trọng trong một thời gian dài.

Tôi bị cám dỗ trước kia để xem xét khả năng viết một ‘lịch sử thật của Calcutta’ – và có lẽ ngày nào đó tôi sẽ viết. Trên cơ sở của việc đọc của tôi trong thư viện Santiniketan, tôi khá chắc chắn rồi rằng thành phố tôi chuyển đến đã không chỉ 300 năm tuổi, như Calcutta thường được mô tả thế. Đã cũng rõ rằng sự đặt nền móng đã không phải là công ty Đông Ấn đưa thương mại toàn cầu đến Calcutta, mà là vùng này đưa thương mại toàn cầu cho Công ty – mà đã quyết định định cư trong một vùng có cuộc sống đô thị ổn định và một lịch sử dài về sự năng động kinh tế.

6

Vào đầu năm 1951, tôi ngày càng phấn khích về việc gia nhập Presidency College và sống ở Calcutta. Một câu hỏi ngay lập tức là tôi sẽ ở đâu? Presidency College đã có hai ký túc xá sinh viên, nhưng hệ thống ký túc xá đã tiếp tục chính sách Anh về duy trì những sự chia rẽ cộng đồng giữa những người Muslim và những người Hindu, mà có vẻ như một sự vĩnh cửu hóa chính sách ‘chia để trị’ cũ kỹ. Tôi được giới thiệu ở trong cái gọi là ‘Ký túc xá Hindu’. Tôi đã không nhiệt tình với ý tưởng. Quả thật, tôi nghĩ rằng sự chia rẽ cộng đồng không phù hợp chút nào với Ấn Độ thế tục sau độc lập, cũng chẳng hợp với bản chất hoàn toàn không-giáo phái của bản thân Presidency College. Mặc dù Đại học (College) được đặt tên như một ‘Đại học Hindu’ trong đầu thế kỷ thứ mười chín, nó đã chẳng bao giờ chỉ cho những người Hindu và đã chẳng bao giờ kỳ thị trên cơ sở tôn giáo của sinh viên. Thực ra, vào năm 1855 – gần một trăm năm trước khi tôi đến – nó cũng đã bỏ tên giáo phái của nó. Sau khi thấy nhiều sự đổ máu nghịch đạo (communal) đến vậy trong những ngày ở trường của tôi, tôi đã kháng cự ngay cả khía cạnh biểu tượng của việc hòa giải bản thân mình ở nơi nào đó – Ký túc xá Hindu – với một sự nhận diện nghịch đạo rõ ràng.

Như thế tôi tìm thấy một chỗ – một phòng chung (và muộn hơn một phòng đơn khiêm tốn) – tại ký túc xá YMCA (Young Men’s Christian Association-Hiệp Hội Thanh Niên Thiên Kitô) tại (Chợ) Mechua Bazar, mà cần phải đi bộ khoảng hai mươi phút từ College. Tôi đã chuyển vào đó vào đầu tháng Bảy năm 1951. YMCA, tất nhiên, đã không có nghĩa là riêng biệt cho các Kitô hữu – các sinh viên từ mọi tôn giáo có thể thấy ở đó. Và những người cư trú, tất cả họ đã là các sinh viên, học các môn học khác nhau tại một số đại học ở Calcutta. Tôi hết sức thích thú sự đa đạng này, và thích thú nói chuyện thường xuyên với những người cùng ở ký túc xá của tôi. Chúng tôi thường thức đến đêm khuya, nói chuyện trên hành lang rộng của YMCA cũ.

Calcutta là một thành phố tuyệt vời cho tán gẫu – mà những người Bengali gọi là adda – một cuộc thảo luận tự do không có chương trình nghị sự về bất kể chủ đề nào có thể nảy sinh. Tôi mau chóng phát hiện ra rằng tôi thích adda hơn hầu như mọi cách khác để giết thời giờ. Tôi đã có một adda thú vị với Quản gia của YMCA vào ngày tôi đến. Mr Mukherjee, người là một Kitô mộ đạo, đang đùa giỡn với ý tưởng, ông bảo tôi, về bỏ phiếu cho Đảng Cộng sản trong cuộc bầu cử sắp tới. ‘Ông đồng ý với các chính sách của Đảng ấy ư?’ Tôi hỏi ông. ‘Không,’ ông trả lời, ‘họ không tử tế lắm với những người họ không thích, và họ chống lại mọi tôn giáo, và tôi thật sự chống lại họ. Nhưng họ có lẽ có thể làm nhiều điều tốt cho bang Tây Bengal, nơi Đảng Quốc Đại cai trị có vẻ không muốn làm bất cứ thứ gì.’ Khi tôi ngồi xuống ăn bữa tối đầu tiên của tôi và tán chuyện với Mr Mukherjee, tôi xác định tôi thích cách tiếp cận điểm-điểm đối trọng của ông. Bằng cách nào đó nó phù hợp với hình ảnh của tôi về Calcutta và những kỳ vọng của tôi về thành phố. Sự nghi ngờ ban đầu của tôi, rằng Mr Mukherjee đã có thể là một người hay bép xép, mau chóng nhường chỗ cho sự ngưỡng mộ thật cho ai đó người đã rõ ràng muốn suy nghĩ theo những cách lạ về chính trị và xã hội và những đòi hỏi chính trị của tôn giáo, bất chấp cái tôi cho là sự dạy dỗ tôn giáo nghiêm ngặt của ông.

Con đường đi bộ tiện nhất từ Mechua Bazar đến College Street (Phố Đại học), nơi Presidency College tọa lạc, đi qua vài vùng khá nghèo khổ, cũng như vài vùng khác với những cửa hàng đủ hàng hóa và các văn phòng, đặc biệt trên Đường Harrison (bây giờ gọi là Đường Mahatma Gandhi). Khi đó, khi tôi đến gần Presidency College hơn và rẽ góc từ Đường Harrison sang (Phố) College Street, đột ngột có một cụm đồ sộ của các cửa hiệu sách đủ loại. Từ những cuốn sách được bảo vệ bởi các kệ sách bằng gỗ có mặt kính bên trong các cửa hàng được xây dựng kiên cố đến hàng đống sách cân bằng một cách bấp bênh trên các bệ nhất thời trên các vỉa hè – một triệu sách kêu gọi sự chú ý. Tôi có cảm giác tuyệt vời rằng tôi đã đến đúng chỗ trên trái đất.

7

Tôi kinh ngạc mình đã quen sống ở Calcutta nhanh đến thế nào. Như một đứa trẻ lớn lên ở Dhaka, tất nhiên tôi có ít cảm giác ganh đua với các cư dân Calcutta dài hạn – ‘những người Calcutta’ như họ thường được gọi lúc đó, hay ‘Kolkata-basi’ (cư dân của Kolkata) theo đúng tiếng Bengali. Ấn Độ đã bị chia cắt bốn năm trước và những người Bengali đã chuyển chỗ vào hai nước khác nhau. Sự thù nghịch Hindu–Muslim, mà phần lớn, như tôi đã thảo luận ở trước, đã bị sắp đặt về mặt chính trị, vào lúc đó đã nhường chỗ (ở cả hai bên biên giới) cho một ý thức được khẳng định lại về sự thống nhất Bengali, mặc dù đôi khi những kẻ bè phái chính trị làm hết sức của họ để gây rắc rối.

Calcutta đã là, và đang là, một thành phố đa văn hóa tuyệt vời. Tất nhiên, những người Bengali tạo thành đa số dân cư, nhưng có những cộng đồng lớn của những người Bihari, Tamil, Malayali, Oriya, Marwari, Anh-Ấn độ (những người Âu Á), Trung quốc, Nepale, Tây tạng, Armenian và những người khác. Trong số các ngôn ngữ được nói rộng rãi là tiếng Bengali, Hindi, Anh, Bhojpuri, Maithili, Urdu, Trung quốc và nhiều tiếng khác. Nếu có cái gì đó mà về nó Calcutta có thể tự hào, thì đó là, không giống các thành phố trung tâm khác, nó đã không phải đấu tranh với các phong trào chống-nhập cư đáng kể. Ngược lại, trong hoạt động chính trị của Bombay (hay Mumbai, như nó được đặt tên lại), các nhà hoạt động có thiện cảm, chẳng hạn, với những người Maharashtrian, đôi khi có sự bài người-Tamil mạnh mẽ. Đã có rất ít mưu toan chính trị chống-nhập cư như vậy ở Calcutta.

Cũng đặc biệt ấn tượng để thấy di sản thuộc địa Anh của Calcutta, một thời bị ghét cay ghét đắng, đã được hấp thu như thế nào vào ký ức khoan dung của một lịch sử đa văn hóa nồng ấm. Các phong trào dân tộc chủ nghĩa chống lại sự cai trị Anh đã có sự ủng hộ mạnh ở Calcutta từ phần sau của thế kỷ thứ mười chín. Hội Dân tộc chủ nghĩa Ấn độ hùng mạnh, được lãnh đạo bởi Surendranath Banerjee nổi tiếng, được thành lập ở Calcutta trong năm 1883, hai năm trước cuộc họp đầu tiên của (đảng) Quốc Đại Ấn độ ở Bombay. Subhas Chandra Bose cũng đã đến từ một gia đình Calcutta vững mạnh. Các nhà dân tộc chủ nghĩa không thầm lặng, mà sẵn sàng xem xét sử dụng nổi loạn bạo lực trong cuộc đấu tranh cho sự độc lập Ấn độ, đã nhiều đáng kể ở Bengal hơn bất cứ nơi nào khác ở Ấn Độ.

Thế nhưng, ngày nay, các di tích về sự cai trị Anh là trong số các điểm mốc quý báu nhất của thành phố. Tòa Thị Chính xinh đẹp, được xây dựng trong năm 1813 cho những cuộc tụ họp của những người Âu châu trong những ngày của công ty Đông Ấn, đã được cải tạo cẩn trọng bởi Chính quyền tự trị thành phố Calcutta, mà đã cải tạo một cách tỉ mỉ một bản sao của tòa nhà cổ. Tương tự, Victoria Memorial Hall (Bảo tàng Tưởng niệm nữ hoàng Victoria), được xây dựng giữa 1905 và 1921, được bảo quản tốt long lanh, và đầy những chất liệu và những tranh minh họa từ thời khi những người Anh đã chỉ huy rất nhiều. Các bảo tàng của nó có nhiều người thăm mỗi ngày hơn bất kể bảo tàng khác nào trong thành phố – quả thực, người ta bảo tôi, nhiều hơn bất kể bảo tàng loại khác nào tại bất cứ đâu ở Ấn Độ.

8

Calcutta là thành phố đầu tiên trong đó tôi đã sống một mình và trải nghiệm cuộc sống của một sinh viên đại học. Cảm giác tự do tôi có ở đó đã có thể phản ánh một yếu tố giải phóng khỏi gia đình tôi, nhưng tôi cũng quý mến những cơ hội cho adda (tán gẫu) trong quán cà phê bên cạnh đại học của tôi, trong các không gian công cộng trong ký túc xá YMCA, và tất nhiên ở nhà của các bạn của tôi. Nhưng chẳng bao lâu tôi cũng phát hiện ra rằng Calcutta là một thành phố tuyệt vời cho đi dạo, đặc biệt vào buổi tối sau khi giao thông lắng xuống. Và, vì tôi đã chuyển từ một người dậy sớm ở Santiniketan sang cuộc sống ‘đi ngủ muộn’ trong thành phố lớn, tôi đã có thể trò chuyện với các bạn ở nhà của họ và đi bộ quay lại YMCA quá nửa đêm. Không giống ở Trinity College, Cambridge, mà tôi đến đó muộn hơn, nơi các cổng trường đóng cửa vào 10 giờ đêm, YMCA đã không có lệnh giới nghiêm nghiêm ngặt nào và không có thời gian chính xác nào mà người ta phải quay về, mặc dù bạn được yêu cầu nói với Quản gia nếu bạn về muộn. Tôi thích những cuộc đi dạo dài đó qua thành phố yên tĩnh về ban đêm. Một trong những kết quả của sự Chia Cắt đã là, nhiều trong số bạn và họ hàng của chúng tôi đã chuyển từ Đông Pakistan mới sang Ấn Độ, một phần khổng lồ của họ sang Calcutta. Sự gần gũi mới này đã cho phép các mối quan hệ cũ trở nên thân thiết và dễ tiếp cận hơn nhiều. Trước khi tôi chuyển đến Calcutta, tôi đã không tưởng tượng được tình bạn của tôi với các anh chị em họ như Mejda, Miradi, Khokonda, Ratnamala, Babua, Rabida, Piyali, Dula và những người khác sẽ trở nên như thế nào. Đôi khi tôi cũng đã với lên một thế hệ cho những cuộc trò chuyện với anh chị em họ của cha mẹ tôi nữa, như Chinikaka, Chotokaka, Kankarmama và những người khác, tất cả thuộc những tầng lớp xã hội khác nhau. Vì các bạn trực tiếp của tôi tại Presidency College hay tại ký túc xá YMCA đã hầu như luôn luôn trẻ, sự khác nhau thế hệ đã thêm vào tầm của những cuộc trò chuyện của chúng tôi một cách thú vị.

Bản thân việc dạo quanh ở Calcutta đã luôn luôn thú vị. Mặc dù đôi khi tôi đi qua những vùng nổi tiếng về tội phạm, tôi đã chẳng bao giờ – tuyệt đối chẳng bao giờ – bắt gặp bất kể ai thử cướp của tôi, hay thậm chí ngăn tôi lại. Tôi đã không biết khi đó, khi muộn hơn sự thăm dò của tôi vào thống kê đô thị tiết lộ, rằng Calcutta đã không chỉ có tỷ lệ thấp nhất về tội phạm nghiêm trọng ở Ấn Độ, mà có một trong những tỷ lệ giết người thấp nhất trong số tất cả các thành phố lớn trên thế giới. Đó là một nét đặc điểm kỳ quặc cho một trong những thành phố nghèo nhất trong bất cứ nước nào, và nó nêu ra một sự nghi ngờ nghiêm túc về sự nghèo là một nguyên nhân chính của tội phạm.

Nếu nét đặc trưng hiếm hoi này của Calcutta phần lớn bị che giấu – và phần lớn không được ca ngợi – thì sự phân biệt lạ thường của nó về mặt sách và nhà hát và các hình thức khác của văn hóa được nhận diện dễ dàng hơn. Calcutta trong nhiều năm đã tổ chức hội chợ sách (hay boi mela) hàng năm lớn nhất trên thế giới nơi hàng trăm ngàn người tụ tập hết ngày này đến ngày khác trong hai tuần lễ hay hơn. (Lời xác nhận của boi mela là hội chợ sách lớn nhất trên thế giới, tất nhiên, dựa vào số người đến mela – không phải về khối lượng các giao dịch tài chính, một phần thưởng mà phải thuộc về Frankfurt hay London.) Đám đông khổng lồ của những người viếng thăm đến xem các sách mới và thậm chí đọc một ít trong số chúng, thường không có khả năng để mua chúng. Boi mela là một sự kiện văn hóa khổng lồ mang lại một sự bừng lên tươi mới của cuộc sống cho thành phố trong đầu mùa xuân.

Khi tôi chuyển đến Calcutta trong năm 1951, boi mela hàng năm đã kết thúc, nhưng nhà hát chắc chắn là một nguồn của nhiều phấn khích và hứa hẹn. Danh tiếng của thành phố như một chỗ với nhà hát chính quy vào lúc đó đã được thiết lập tốt – nó là chỗ duy nhất ở Ấn Độ nơi bạn có sự lựa chọn của nhiều vở tại các nhà hát khác nhau vào bất cứ đêm nào. Những người Calcutta tự hào về điều này một cách có thể hiểu được và, như một cư dân mới, tôi cũng thế. Vé đã rẻ và có thể chi trả được, cho nên tôi thường đi xem. Thật vui để có một sự lựa chọn về các vở diễn Bengali mỗi đêm, nhiều trong số đó với các chủ đề xã hội và chính trị mạnh.

Nhà hát đầu tiên ở Calcutta đã là cái gọi là Calcutta Theatre, được thành lập trong năm 1779, theo sáng kiến của những người Anh, mặc dù các vở truyền thống được biết đến như jatra đã thu hút số người xem khổng lồ ở Bengal trong hàng thế kỷ. Trong năm 1795 một nhà soạn kịch Nga, Herasim Lebedef, đến Calcutta và dựng vài vở Bengali trong sự cộng tác với các nghệ sĩ Bengali. Nhà hát của ông, Hindu Theatre, đã thành công đến mức,khi nó bị cháy, một tin đồn lưu hành nhanh trong thành phố rằng những người Anh nghen tị đã đốt nó (thực ra, có một chút sự thật trong đó). Nhưng vào thế kỷ thứ mười chín, nhiều nhà hát chính quy khác đã được thành lập.

Một nét đặc điểm của nhà hát Bengali ở Calcutta đã là, phụ nữ có thể đóng các vai nữ hàng thập niên trước khi họ được phép làm vậy ở bất kể thành phố khác nào ở Ấn Độ. Bất chấp xu hướng hiện đại lạ thường này mà phân biệt Bengal lúc đó với phần lớn phần còn lại của Ấn Độ, đã vẫn có một tầng lớp quý tộc nhỏ không tán thành ở Calcutta, những người được thuyết phục rằng là khó coi cho các phụ nữ từ ‘các gia đình tử tế’ để lên sân khấu. Vì mẹ tôi, đến từ một gia đình của các học giả, đã đóng vai chính trong nhiều vở kịch của Tagore trong những năm 1920, tôi đã biết về các cuộc tranh luận này khi tôi còn rất trẻ (tôi đã thảo luận tính không chính thống văn hóa này sớm hơn trong cuốn sách). Những sự xuất hiện của mẹ tôi đã được xem như một vụ bê bối trong một số giới – may thay khá hạn chế – và là một điểm ca tụng và ngưỡng mộ trong những người khác.

Các giới bảo thủ ở Calcutta không chỉ đã không thích thấy những phụ nữ ‘đáng kính’ trên sân khấu, đôi khi họ phản đối ngay cả các vở jatra ở Bengal. Tôi thích thú tham gia vào các cuộc tranh luận về điều này, và đặc biệt buồn cười để biết về một nhà giáo dục Bengali nổi tiếng, Heramba Maitra, Hiệu trưởng của City College ở Calcutta, người đã thấy bản thân mình với một thế khó xử đạo đức khi ông được một người trẻ hỏi ở trên đường liệu ông có biết Nhà hát Minerva ở đâu không. Bị sở thích tệ hại của người thanh niên làm cho ghê tởm (vì Minerva là một trong những nhà hát với các diễn viên phụ nữ thường xuyên), Maitra đã trả lời với sự khinh miệt rằng ông không biết. Rồi, nhận ra rằng ông vừa nói dối, ông chạy quay lại, nổi giận, để đuổi kịp người hỏi đường bị rối trí, túm lấy vai anh, và nói, ‘tôi có biết, nhưng tôi sẽ không nói cho anh.’

9

Mahatma Gandhi, người theo nhiều cách là một nhà đạo đức học truyền thống, đã có một thái độ khai phóng – và ủng hộ – đối với nhà hát, và quả thực trong khi ông đi qua Calcutta đã đi xem các vở diễn Bengali, bất chấp rào cản ngôn ngữ. Cuộc viếng thăm đầu tiên của Gandhi đến thành phố là ngày 4 tháng Bảy 1896, khi ông đến bằng tàu thủy từ Durban, nhưng ông đã rời đi cùng ngày. Khi ông quay lại vào 31 tháng Mười năm đó, ông đã quyết định đi và xem một vở vào tối đầu tiên của ông, bất chấp, tôi hình dung, ông bị mệt mỏi do hành trình dài. Không bị nản lòng bởi khó khăn ngôn ngữ, ông lại đi xem một vở Bengali khác nữa, vào ngày 7 tháng Mười Một.

Khi đó tôi không biết chính xác ngày tháng của các sự kiện đó, nhưng tôi có biết rằng Gandhi đã xem các vở Bengali trên đường của ông qua thành phố, và tôi tò mò về những gì ông đã xem. Sự tò mò đó vẫn không được thỏa mãn cho đến khi những ghi chép của ông từ thời đó được cháu trai ông, Gopal Gandhi nghiên cứu.8 Nhờ nghiên cứu của Gopal về lịch sử văn hóa Calcutta, chúng ta biết rằng ông nội ông đã có sự lựa chọn giữa bốn vở Bengali, được diễn trong những đêm đó ở Nhà hát Hoàng gia Bengal, Nhà hát Emerald, Nhà hát Star và Nhà hát Minerva (tuy nhiên chao ôi chúng ta không biết Gandhi đã thực sự chọn cái nào trong số chúng). Tuy nhiên là rõ rằng nhà hát Bengali tiên phong đã có thể tự hào về sự bảo trợ nó nhận được từ người chúng ta thích thấy – với lý do chính đáng – như ‘cha già dân tộc’.

10

Vào lúc tôi đến sống ở Calcutta, tiếng nói phe tả đã trở nên đặc biệt mạnh về các vấn đề văn hóa, một sự phát triển trong đó Hội Nhà hát Nhân dân Ấn độ (IPTA) đóng một vai trò hàng đầu. Đấy là sự phản ứng lại một số sự kiện có ảnh hưởng. Nạn đói Bengal năm 1943 đã dẫn trực tiếp đến một vở kịch Bengali rất thành công có tiêu đề Nabanna (‘Vụ Mùa Mới’ – tên của một lễ hội mùa gặt truyền thống), mà trình bày một phê phán mạnh cả chính phủ thuộc địa lẫn những kẻ nhẫn tâm thao túng thị trường. Nó được Bijon Bhattacharya soạn và Sombhu Mitra đạo diễn – cả hai rất tích cực trong IPTA – và đã vô cùng thành công. Điều này đã truyền cảm hứng cho nhiều vở khác và một phim Hindi tuyệt vời năm 1946, được gọi là Dharti Ke Lal (‘Các Con của Trái Đất’), do Khwaja Ahmad Abbas đạo diễn. Các phong trào nhà hát mới đã nhận ra những nguyên nhân xã hội mạnh mẽ mà cần sự bày tỏ văn học, và điều này đã có một tác động gây cảm hứng lên dân cư Calcutta đi nhà hát – mà dứt khoát đã gồm cả tôi.

Ngành điện ảnh đã vẫn khá bị ràng buộc bởi quy ước khắp Ấn Độ, nhưng việc đó cũng bắt đầu thay đổi. Một phim tráng kiện về phê bình xã hội cánh tả, Udayer Pathe, đã xuất hiện trong năm 1944, và đã thường được hồi phục trong đầu những năm 1950. Mốt khá thịnh hành vào thời của tôi là nghệ thuật điện ảnh tân hiện thực Italia, mà bao gồm Bicycle Thieves (Những Kẻ cắp Xe đạp) (1948) và Miracle in Milan (Phép Màu ở Milan) (1951), cả hai do Vittorio de Sica đạo diễn. Truyền thống tân-hiện thực Italia, bắt đầu với Luchino Visconti và Roberto Rossellini, đã vô cùng nổi tiếng và được thảo luận nhiều trong các giới sinh viên chúng tôi. Tác động của những phim này lên thanh niên ở Calcutta là khó để đánh giá quá cao. Những người bị ảnh hưởng đã gồm cả Satyajit Ray, cũng là một sinh viên tại Presidency College mười năm trước tôi, Bicycle Thieves đã làm ông cảm động sâu sắc. Ray đã xem nó ở London – sớm hơn chúng tôi ở Calcutta – và ông đã viết, ‘tôi biết ngay lập tức rằng nếu tôi có bao giờ làm (phim) Pather Panchali – và ý tưởng ở trong thâm tâm của tôi trong một thời gian – tôi sẽ làm nó theo cùng cách, sử dụng các địa điểm tự nhiên và các diễn viên chưa ai biết.’9 Chẳng bao lâu đó chính xác là cái ông đã làm.

11

Bất chấp tất cả cái Kipling đã liệt kê trong bản cáo trạng của ông, tôi đã nhanh chóng yêu thành phố, nhiều như tôi nghĩ Satyajit Ray đã yêu. Thảo luận sự lựa chọn vật liệu cho các phim của ông, Ray hỏi các phim của ông phải là về cái gì:

Bạn phải đặt cái gì vào các phim của bạn? Bạn có thể bỏ cái gì ra?10 Bạn có bỏ thành phố lại phía sau và đi đến làng nơi những con bò gặm cỏ trên những cánh đồng bất tận và người chăn bò thổi sáo? Bạn có thể làm một phim ở đây mà sẽ là tinh khiết và tươi mát và có nhịp uyển chuyển của bài ca của một người chèo thuyền.

Hay đúng hơn bạn quay lại theo thời gian – quay lại đến các Sử Thi, nơi các thần và các ma quỷ chọn phe trong trận đánh lớn nơi anh giết em và Thần Krishna làm sống lại một hoàng tử phiền muộn với những lời của Gita? Người ta có thể làm các thứ hồi hộp ở đây, sử dụng truyền thống mô phỏng tuyệt vời của Kathakali, như người Nhật bản sử dụng Noh và Kabuki của họ.

Hay đúng hơn bạn sẽ ở nơi bạn đang ở, đúng trong hiện tại, trong tâm của thành phố kỳ quái, đông đúc, gây bối rối này, và thử phối khí những sự tương phản gây choáng váng của nó về cảnh tượng và âm thanh và môi trường?

‘Những sự tương phản gây choáng váng’ đó đã khiến tôi bận tâm sâu sắc. Tôi nhận ra những sự biến đổi và những sự tương phản này đã biến thành một phần của đời tôi nhanh chóng đến thế nào khi tôi chuyển đến Calcutta. Tôi có thể thấy rằng tôi đã bị quyến rũ, và thậm chí biết nó đã xảy ra như thế nào.

Comments are closed.