Sài Gòn – Những ngày phong thành (34)

BÁC SĨ KHOA VÀ LÒNG VỊ THA CỰC ĐOAN

FB Nguyen Phuong Mai

“Selfishness beats altruism within groups. Altruistic groups beat selfish groups. Everything else is commentary.” ― Edward Wilson

Hôm qua đọc về bác sĩ Khoa bạn có khóc không? Và dù nước mắt rơi, bạn có thấy lòng ấm lại, thấy biết ơn đời, thấy thêm hy vọng sống, thấy như được đổ thêm sinh lực, thấy cuộc sống này còn đủ yêu thương để bạn có thể vượt qua chuỗi ngày trước mắt?

Hôm nay được biết câu chuyện là tin giả, bạn có thấy thất vọng không? Bạn có chua cay nói rằng ngẫm ra thật là vô lý? Bạn có buông tiếng thở dài tự nhủ đúng là làm gì có ai trên đời đánh đổi mạng sống của người thân cùng máu mủ để cứu những kẻ xa lạ? Bạn có ngẫm nghĩ lại và âm thầm nhận ra, ừ nhỉ, rút ống thở của một con người như thế, chưa kể lại là chính mẹ mình, thì phải là một vấn đề đạo đức chứ?

Câu hỏi đặt ra là: Vậy tại sao mới đầu bao người lại tung hô ca ngợi? Tại sao họ tin?

Thực sự là trong lịch sử văn minh nhân loại, HIẾM KHI NÀO chúng ta chứng kiến những câu chuyện như vậy, tức là ai đó tự tay giết chết gia đình mình để đánh đổi cho sự sống của những kẻ không hề quen biết.

Tuy nhiên, việc con người hy sinh mạng sống của chính mình và những người thân thích vì lòng trung thành với một cá nhân, vì sự an nguy của một cộng đồng, vì niềm tin vào một tín ngưỡng hoặc lý tưởng sống thì lại có rất nhiều.

Hãy bắt đầu với tôn giáo. Đó là khi Chúa thử lòng trung thành của Abraham và yêu cầu ông tự tay giết chết con trai của chính mình. Và Abraham đã làm theo. Lưỡi rìu chỉ dừng lại khi thiên sứ do Chúa gửi kịp thời bay tới. Chúa cũng hy sinh đứa con duy nhất của mình là Jesus để chịu tội thay cho loài người.

Trong muôn triệu cuộc chiến lớn nhỏ của loài người, đã có biết bao người cha người mẹ gửi con mình ra chiến trường mà biết chắc sẽ không có ngày thấy chúng trở về?

Sử Trung Quốc không chỉ đầy rẫy những giai thoại kẻ bầy tôi quên mình cứu chúa mà còn cả những trường hợp giết cả gia đình vợ con để tỏ lòng trung thành với đấng minh quân.

Khi Đức Quốc Xã bại trận, có tướng lĩnh đã sát hại toàn thể gia đình và tự vẫn theo Hitler.

Trong lịch sử đã có nhiều trường hợp người lãnh đạo xử chết máu mủ của mình để chứng tỏ sự anh minh.

Cho đến tận ngày nay, rất nhiều cô gái vẫn bị chính các đấng sinh thành tự tay giết chết vì cô gái to gan ấy dám chối bỏ tôn giáo, vì dám yêu kẻ không môn đăng hộ đối, hoặc do cô gái xấu số là nạn nhân của một vụ cưỡng hiếp. Đối với gia đình của cô, phải sống trong sự hắt hủi khinh rẻ của cộng đồng là cái giá đắt hơn rất nhiều so với máu của chính đứa con do mình dứt ruột đẻ ra.

Tất cả những ví dụ trên đây đều giống nhau ở một điểm, ấy là ta có thể hy sinh mạng sống của những người cùng máu mủ để bảo toàn cho một sự gắn kết lớn hơn, vĩ đại hơn mà ta thương yêu, tôn thờ và khao khát được thuộc về. Sự gắn kết ấy có thể là một quốc gia, một tôn giáo, một lý tưởng, một cộng đồng, hay một vĩ nhân mang trong mình hình ảnh của xã hội tương lai mà ta sẵn sàng hy sinh để giành được. Đôi khi, những câu chuyện giả mạo thậm chí được dựng nên để nhấn mạnh tầm quan trọng của những siêu kết nối ấy.

Tuy nhiên, câu chuyện bác sĩ Khoa đi quá xa so với những ví dụ trên. Vì xin nhắc lại, hiếm khi nào ai đó ̛̣ ̂́ ℎ̂́ đ̀ℎ ̀ℎ đ̂̉ đ́ℎ đ̂̉ ℎ ̛̣ ̂́ ̉ ℎ̛̃ ̉ ℎ̂ ℎ̂̀ ̂́. Nói cách khác, giữa bác sĩ Khoa và sản phụ kia chưa thể có được sự siêu kết nối như với những khái niệm của tổ quốc, tôn giáo, minh quân, lý tưởng, hay nhân phẩm trong một cộng đồng.

Nhưng hành động hy sinh bản thân và gia đình nói chung thì không hề lạ trong cơ chế tiến hóa của loài người. Tâm lý học gọi đây là lòng vị tha cực đoan – extreme altruism. Xét từ mặt tiến hoá sinh học, những cộng đồng người có lòng vị tha cực đoan cũng đồng thời sở hữu một thứ vũ khí mang tính huỷ diệt với kẻ thù bên ngoài. Ở cấp độ cộng đồng, sự yêu thương đồng loại đến mức sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình và những người cùng huyết thống là một chiến lược sinh tồn vô cùng hiệu quả.

Chính vì vậy, tiến hoá ưu tiên sự kết nối, sự yêu thương, sự hợp tác, sự gắn bó, sẻ chia và thuộc về. Nhiều thí nghiệm khoa học đã chứng tỏ rằng con người chúng ta sinh ra đã có xu hướng giúp đỡ đồng loại. Các em bé chỉ mới hơn một tuổi đã có bản năng nhặt giúp một người lớn hoàn toàn xa lạ chiếc bút họ tình cờ đánh rơi. Các bé không đơn giản chỉ là thích nhặt bút cho vui, vì khi nhìn thấy người lớn CỐ TÌNH đánh rơi, các bé sẽ từ chối giúp (1).

Như vậy, nhân chi sơ tính bản thiện. Tạo hoá cho rằng THIỆN chính là cơ sở tiến hoá để một cộng đồng người biết yêu thương, tin tưởng, chia sẻ và hợp tác với nhau. Sự ích kỷ, nhỏ nhen, tham lam, độc ác đương nhiên là cũng tồn tại, nhưng chỉ khi thiện nhiều hơn ác thì cộng đồng đó mới có thể cùng chung tay làm ra thức ăn, của cải để sống sót và chống lại kẻ thù (2).

Chính vì vậy, những câu chuyện như của bác sĩ Khoa mới có nhiều người tin và tin ngay lập tức đến thế. Chỉ sau mấy tiếng mà khuấy động cả mạng xã hội. Rõ ràng câu chuyện này có vấn đề đạo đức. Câu hỏi đặt ra là: Tại sao trong một xã hội lấy chữ Hiếu làm trọng như VN mà nó thoạt đầu lại được ca ngợi?

Vì dù là tin giả, nhưng niềm tin vào siêu kết nối là có thật. Bởi lòng vị tha cực đoan là có thật. Nó được chia sẻ như vũ bão vì nó quan trọng trong những cơn khủng hoảng như thế này. Nó có quyền năng chữa lành, nó đúng là thứ ta cần nghe. Trong tình trạng rối ren, ta quýnh lên mà nghĩ rằng lỡ đâu ngày mai mình sẽ là người sản phụ cần oxy, và lòng vị tha kia sẽ cứu mình sống sót? Trong suốt chiều dài lịch sử, một niềm tin vào lòng vị tha cực đoan như thế đã luôn cứu rỗi bao xã hội loài người vượt qua muôn vàn cơn nguy khốn.

Là một người có mẹ già, mình như trút được gánh nặng khi biết câu chuyện không có thật. Nhưng thay vì rủa xả lên án những người tin vào bác sĩ Khoa và lòng vị tha cực đoan, mình đã chọn cách cố gắng để hiểu xem vì sao họ tin. Trong bối cảnh của sợ hãi chồng chất thế này, dù không thể đồng ý với nhau, nhưng hiểu nhau thì vẫn tốt hơn là chửi nhau.

Tạm bỏ tính đạo đức sang một bên, nếu buộc phải cố gắng nhìn sự việc này một cách lạc quan hơn, câu chuyện bác sĩ Khoa nhấn mạnh một cơ chế tâm lý rằng: Trong cơn bĩ cực, điều ta cần là niềm tin rằng đồng loại quanh ta không cạn kiệt yêu thương. Và ngoài kia vẫn đang tồn tại những kẻ sẵn sàng hy sinh cho người khác.

(1) Thí nghiệm nổi tiếng cho thấy nhân chi sơ tính bản thiện: Trẻ con có bản năng giúp đỡ người xa lạ https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1896184/

(2) Bài viết đơn giản dễ hiểu về altruism – lòng vị tha và tiến hoá sinh học. Mình gợi ý ai muốn tìm hiểu có thể đọc cuốn sách khoa học rất đỉnh: "A Cooperative Species: Human Reciprocity and Its Evolution" https://prospect.org/environ…/evolutionary-roots-altruism/

BẢN ĐỒ SOSMAP KẾT NỐI GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÓ KHĂN VÌ DỊCH BỆNH TẠI TP HCM

Báo Thanh Niên

Ra đời ngay từ thời điểm nhiều người gặp dân tại TP.HCM khó khăn, SOSmap đã và đang kết nối rất nhiều cho và người nhận một cách hiệu quả.

MÔ HÌNH FO ĐÃ KHỎI BỆNH CÓ THỂ Ở LẠI ĐĂNG KÍ LÀM TÌNH NGUYỆN VIÊN CHĂM SÓC BỆNH NHÂN COVID-19

FB Bệnh Viện Thành Phố Thủ Đức

Sau thời gian điều trị COVID-19, có nhiều bệnh nhân F0 khi được xuất viện chia sẻ nguyện vọng có thể ở lại bệnh viện xin làm tình nguyện viên hỗ trợ bệnh nhân F0 khác nặng. Các tình nguyện chia sẻ: Khi nằm viện được các bác sĩ chăm sóc tận tình, từ miếng ăn đến giấc ngủ nhưng bệnh đông quá nên nhiều lúc họ xoay xở không kịp. Có những trường hợp bệnh nặng không thể tự ăn uống được chính các bác sĩ phải cho ăn từng muỗng sữa… Nên họ cũng muốn góp sức để đẩy lùi dịch bệnh – Đây là một hành động vô cùng chân quý khi mà lực lượng y tế đang phải gồng mình từng ngày.

TS.BS. Nguyễn Minh Quân – Giám đốc Bệnh viện Điều trị COVID -19 thành phố Thủ Đức chia sẻ: Hiện bệnh viện có một số bệnh nhân sau khi đã khỏi bệnh, rành về các công đoạn chăm sóc người bệnh nên đã tình nguyện ở lại chăm sóc cho bệnh nhân F0 đang điều trị, đây là điều rất quý và trong thời gian sắp tới bệnh viện sẽ tạo điều kiện tổ chức tuyển tình nguyện viên để các tình nguyện viên có thể đăng kí hỗ trợ. Bệnh viện cũng đang triển khai mô hình “tự quản” ở các phòng bệnh với mục tiêu lấy những người là nhân viên y tế bị nhiễm đang điều trị để phụ giúp y bác sĩ theo dõi F0 hoặc chọn những người có đủ sức khỏe để huấn luyện cơ bản những kiến thức về theo dõi tình trạng oxy máu, tình trạng khó thở của người bệnh. Lực lượng tự quản đã phát huy tinh thần tập thể tự chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau và giúp các y bác sĩ giúp giảm áp lực cho lực lượng làm công tác chuyên môn.

clip_image002

clip_image004

THÔNG BÁO TỪ TRẠM OXY CỘNG ĐỒNG VỀ VIỆC TIẾP NHẬN BỆNH NHÂN

FB TRẠM OXY CỘNG ĐỒNG

Hiện tại 150TNV Trạm Oxy cấp cứu 24/24 cùng bác sĩ. Để các bác sĩ có thể hỗ trợ nhanh nhất: bạn vui lòng nhắn inbox fanpage kèm thông tin sau kèm số điện thoại (càng chi tiết càng tốt), các TNV sẽ gọi lại cho bạn để tiếp nhận ca. Xin cảm ơn!

Để Trạm Oxy Cộng đồng có thể đáp ứng nhu cầu Oxy một cách nhanh chóng, hiệu quả và đúng đối tượng, đề nghị quý anh chị khi cần mượn bình hoặc nạp Oxy miễn phí hãy INBOX cho Trạm các thông tin (càng chi tiết càng tốt) theo mẫu sau:

– họ và tên bệnh nhân:

– tuổi:

– địa chỉ:

– số điện thoại:

– tên, số điện thoại người nhà:

– tình trạng bệnh nhân:

– đã xét nghiệm chưa, kết quả PCR:

– nhà có bao nhiêu F0?:

– được bác sĩ khám chưa?

– cần bình oxy cho nhu cầu gì? (Thở khó/Cần để nhập viện):

– chỉ số sp02:

– tiền sử bệnh nền:

– đã nhiễm covid bao nhiêu ngày:

– có sử dụng bình oxy trước đây chưa:

Nhằm bảo mật thông tin cho bệnh nhân, Trạm Oxy xin phép không trao đổi về các ca bệnh trên comment.

Xin cảm ơn sự hợp tác và chúc mọi điều tốt lành!

Trân trọng!

clip_image014

clip_image016

NHỊP THỞ QUÊ HƯƠNG

FB Lý Xuân Hải

Nghệ sỹ Saxophone Tran Manh Tuan trình diễn bài Quê Hương cho các bệnh nhân nghe ngay tại một bệnh viện dã chiến chống dịch. Cảm giác tuyệt vời đến thẫn thờ!

Tuyệt vời vì quá hay, quá hợp hoàn cảnh và quá đi vào lòng người! Thẫn thờ vì với ai đó trong những người đang nghe, đây có thể sẽ là bản Quê Hương lần cuối, lần cuối cùng…

Cả nước Việt Nam, nhất là TP Hồ Chí Minh, đang oằn mình chống dịch. Tất cả chúng ta, nhất là hệ thống y tế, phải sẵn sàng cho những kịch bản xấu nhất, như đã và đang xẩy ra tại một số nước khác.

Trong điều trị bệnh nhân của dịch bệnh một trong các mục tiêu tối thượng là duy trì khả năng hấp thụ oxy qua hơi thở: Duy trì hơi thở hiệu quả và liên tục là điều kiện tiên quyết để bệnh nhân khỏi bệnh. Do vậy máy thở và trợ thở là những thiết bị tối quan trọng để điều trị bệnh nhân dịch bị suy hô hấp.

Chúng tôi kêu gọi mọi người trong khả năng và sức lực của mình, tự mình hay cùng nhóm bạn hay thông qua các tổ chức xã hội, cá nhân mà các bạn tin cậy, hỗ trợ các bác sỹ và giúp đỡ các bệnh nhân vượt qua đại dịch này bằng việc làm thiết thực là đóng góp máy thở và trợ thở cho hệ thống y tế, nhất là TP Hồ Chí Minh! Ngay bây giờ, ngay hôm nay… thời gian không còn nhiều!!!

Hãy cùng nhau mang Nhịp Thở Quê Hương đến với những người đang chiến đấu để duy trì hơi thở của mình!

Xin bày tỏ lòng biết ơn nhà thơ Đỗ Trung Quân, cố nhạc sỹ Giáp Văn Thạch đã viết nên bài thơ – bài hát Quê Hương thật hay. Cám ơn hơi thở nghệ sỹ Saxophone Trần Mạnh Tuấn đã thổi Quê Hương vào tâm hồn chúng ta ở thời gian đặc biệt này!

Hãy cùng chung sức chung lòng để tất cả người con có chung Quê Hương nước Việt sẽ còn được nghe, được hát bài Quê Hương này thêm nhiều, thật nhiều lần nữa!

Cám ơn tất cả các bạn!

Hơi thở là Cuộc sống, Nhịp thở là Quê hương.

Chúng tôi 3 tình nguyện viên, trên tinh thần thiện nguyện, là tôi cùng anh Tuan Le và bạn Nguyễn Lê Hiền Vy khởi xướng chương trình “Nhịp thở Quê hương”. Mục tiêu chương trình là kêu gọi các bạn hảo tâm có điều kiện góp máy thở, máy trợ thở cho các bệnh viện đang chữa trị bệnh nhân dịch.

Ngay từ lúc mới có ý tưởng cả nhà thơ Đỗ Trung Quân và nhạc sỹ Trần Mạnh Tuấn đã nhiệt tình ủng hộ và cho phép nhóm Nhịp Thở Quê hương toàn quyền sử dụng Clip của nhạc sỹ Trần Mạnh Tuấn như một lời kêu gọi.

Bác sỹ cao cấp, Tiến sỹ bác sỹ chuyên khoa cấp II Nghiêm Thanh Tú, nguyên Chủ nhiệm Khoa Gây mê – Hồi sức bệnh viện 175 nhận lời làm cố vấn cho chúng tôi về chuyên môn, đánh giá chất lượng và nhu cầu sử dụng máy thở.

Bạn TranDinh Dung, Duong Vo cùng team tham gia góp ý cho chương trình và thiết kế trang web “Nhịp Thở Quê Hương” hoàn toàn trên tinh thần thiện nguyện. Trang web này là một nền tảng (platform) để các bạn sử dụng như một công cụ kêu gọi người thân, bạn bè hay xã hội cùng đóng góp.

Cách tham gia chương trình: các bạn hãy trở thành Tình nguyện viên Nhịp thở Quê hương (TNV) để đóng góp hay kêu gọi đóng góp để mua máy thở và trợ thở để tặng cho các bệnh viện. Chúng tôi sẽ cung cấp cho mỗi Tình nguyện viên Nhịp thở Quê hương một “gian nhà” trong web “Nhịp Thở Quê Hương” để các bạn làm công cụ kêu gọi và theo dõi quá trình đóng góp. Trang web này sẽ chính thức hoạt động từ 8h sáng ngày 06/08/2021.

Các bạn toàn quyền lựa chọn chủng loại máy thở hay trợ thở, lựa chọn bệnh viện để đóng góp máy thở, trợ thở.

Nếu phát sinh nhu cầu cần được tư vấn về kỹ thuật, chủng loại máy và nhu cầu của bệnh viện, bệnh nhân… hãy liên lạc với chúng tôi.

Trang web “Nhịp Thở Quê Hương” sẽ liên tục cập nhật số tiền, số máy, loại máy kêu gọi được để chúng ta cùng biết.

Các bạn muốn đóng nặc danh mà không muốn trở thành Tình nguyện viên Nhịp thở Quê hương có thể đóng góp qua tài khoản của Sáng lập viên Lê Tuấn hay TNV Nhịp thở Quê hương khác mà các bạn biết hay tin cậy. Thông tin về Sáng lập viên và TNV sẵn sàng nhận tài trợ được nêu trong web “Nhịp Thở Quê Hương”

Cá nhân tôi sẽ chỉ kêu gọi và nhận đóng góp tiền để mua máy thở, trợ thở từ bạn bè quen biết ngoài đời, không nhận từ người lạ hay bạn chỉ quen trên FB.

Tin vui đầu tiên tôi muốn thông báo với các bạn là ngay từ đợt kêu gọi đầu tiên chúng tôi đã được anh Phạm Trung Cang (Trung Cang) đại diện cho công ty cổ phần Nhựa Tân Đại Hưng đóng góp mua 23 máy trợ thở ELICIAE MV-20 tặng 10 máy cho Thành phố Hồ Chí Minh (đã trao tặng), 5 máy cho Long An, 5 máy cho Đồng Nai và 3 máy cho Bình Phước.

Công ty DCT Partners Vietnam đã tài trợ 10 máy.

Một công ty khác đang chuẩn bị tài trợ 10 máy.

Anh Phuc Ngoc Tran, Việt kiều Nhật và là người sở hữu sáng chế cùng đơn vị bán máy MV20 là công ty Medicom, cũng tham gia chương trình Nhịp thở Quê hương bằng cách cứ bán cho các nhà tài trợ 10 máy lại tham gia tài trợ 1 máy cho các bệnh viện.

Các nhà tài trợ ngày càng nhiều!

Lý Xuân Hải

(Bài này được tôi repost lại vì ở post trước nhắc đến những từ “nhạy cảm” và dẫn đường link nên FB chặn tương tác.

Clip và trang web Nhịp thở Quê hương tôi xin để ở phần comment.

Tiền vừa chuyển vào TK ngay lập tức trang web Nhịp thở Quê hương gắn với SMS Banking sẽ cập nhật ngay lập tức số tiền gửi đến và tổng số tiền huy động được để nhà tài trợ biết).

Nhờ những người bạn của tôi chia sẻ post này.

clip_image018

clip_image020

clip_image022

clip_image024clip_image026

THÊM ĐÔI ĐIỀU VỀ VACCINE PHÒNG COVID-19

FB Canh Tranthanh

1, Tất cả các loại vaccine đang sử dụng trên thế giới để tiêm cho người phòng covid-19 đều chưa có giấy phép lưu hành chính thức như một loại dược phẩm. Đều mới chỉ được cấp phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp, để chống dịch. Kể cả pfizer, moderna hay sinopharm…

Vì sao vậy?

Vì thông thường để đưa một loại thuốc mới hoàn toàn vào sử dụng phòng chữa bệnh rộng rãi cho đông đảo mọi người, cần rất nhiều thời gian để nghiên cứu về tác dụng chính, tác dụng phụ, hấp thu phân bố chuyển hóa thải trừ…rồi theo dõi tác dụng phòng bệnh trong khi dịch xảy ra thế nào, bình thường ra sao… tóm lại cần rất nhiều thời gian, nhanh cũng phải từ 3-5 năm khoa học mới có thể tìm hiểu, thực nghiệm rõ mọi ngọn ngành. Mà dịch covid mới xảy ra chưa đầy 2 năm, vaccine đã thần tốc ra đời, chưa ai dám chắc mọi điều. Vì vậy y tế các nước và WHO mới chỉ "CHO PHÉP SỬ DỤNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP" thôi nhé, xin các bạn lưu ý điều này.

2, Chính vì chưa đủ thời gian để nghiên cứu kỹ lưỡng hết mọi vấn đề nêu trên nên các hãng sản xuất vaccine chỉ bán cho đại diện của chính phủ các nước , chứ không bán cho đối tượng nào khác và các chính phủ bắt buộc phải ký cam kết "MIỄN TRỪ MỌI TRÁCH NHIỆM VỚI NHÀ SẢN XUẤT", nghĩa là khi sử dụng vaccine mà người tiêm bị tai biến, chết người… nhà sản xuất cũng không phải chịu trách nhiệm gì. Mọi kiện cáo đòi bồi hoàn là vô hiệu.

3, Bởi thế, việc tiêm vaccine chống covid là hoàn toàn tự nguyện, mọi hành động ép buộc tiêm là không được phép. Người tiêm vaccine khi đã ký cam kết đồng ý tiêm nghĩa là chấp nhận mọi rủi ro về mình nếu xảy ra, không được kiện ai nữa.

4, Vậy chúng ta có nên tiêm vaccine phòng covid-19 không? Quan điểm của tôi là nên tiêm. Có điều nên chọn vaccine cho phù hợp và ít tai biến và hậu họa có thể xảy ra nhất.

5, Nhắc lại quan điểm của tôi về vaccine Trung Quốc: TÔI TUYỆT ĐỐI KHÔNG SỬ DỤNG VACCINE CỦA TÀU! Đơn giản đây chỉ là vấn đề chuyên môn. Hiện có 3 công nghệ chính được ứng dụng sản xuất vaccine phòng covid trên thế giới:

– Công nghệ "bất hoạt": làm bất hoạt con virus gây bệnh đến mức nào đó rồi tiêm vào người: đó chính là vaccine Tàu.

– Công nghệ vector: dùng con virus khác vô hại, cấy một phần của con virus gây bệnh vào, tiêm vào người cho cơ thể làm quen nhận biết, nếu có virus thật xâm nhập thì biết tiêu diệt. Chính là công nghệ mà Astrazeneca và Nanocovax của Việt Nam đang làm.

– Công nghệ mRNA: tách một phần nhỏ RNA của virus, bọc bằng màng nanolipid rồi tiêm vào người. Cái này gọi là gửi thông tin (m: messenger) cho cơ thể nhận biết trước, nếu sau đó virus thực xâm nhập thì cứ thế tiêu diệt.

Rõ ràng là công nghệ dùng chế tạo vaccine của Tàu rất lạc hậu, tác dụng phòng bệnh rất khó kiểm soát. Bởi thực chất việc làm "bất hoạt" con virus gây bệnh là khá rủi ro: bất hoạt ở mức độ nào thì đủ? Bất hoạt quá đà, nó lại chẳng còn tác dụng gì, ngược lại thì sao?

Nên một lần nữa tôi nhắc lại quan điểm của mình: KHÔNG VACCINE TÀU!

Chỉ là nói lại đôi điều đã viết, bởi từ hôm qua tới nay, nhiều người hỏi về vaccine Tàu quá, trả lời không xiết. Xin hãy đọc kỹ để tham khảo rồi tự đưa ra quyết định của mình.

clip_image028

TRỰC TỔNG ĐÀI CẤP CỨU 115: SỐ CUỘC GỌI TIẾP NHẬN MỖI NGÀY KHÔNG ĐẾM XUỂ

Nữ Vương – Thanh Niên, 8/8/2021

Suốt 24 tiếng mỗi ngày, không đếm xuể số cuộc gọi phải tiếp nhận, vừa đặt điện thoại xuống là chuông lại reo, nghe điện thoại nhiều đến nỗi ngủ mà miệng vẫn còn: “Trung tâm cấp cứu 115 xin nghe”…

clip_image030

Các tình nguyện viên liên tục bận rộn với các cuộc gọi

NVCC

Đó là những gì đội thanh niên tình nguyện hỗ trợ trực tại tổng đài Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM đang trải qua mỗi ngày.

Từ khi dịch Covid-19 đợt 4 diễn biến phức tạp, để đáp ứng nhu cầu xử lý cuộc gọi tăng cao tại Trung tâm cấp cứu 115, Thành đoàn TP.HCM đã triển khai đội hình thanh niên tình nguyện hỗ trợ công việc trực tổng đài.

Không dám rời khỏi chỗ ngồi…

Lương Thành Thuận, sinh viên Trường CĐ Bách khoa Nam Sài Gòn, tình nguyện viên trực tổng đài Trung tâm cấp cứu 115, cho biết khi tình hình dịch càng phức tạp thì nhu cầu người dân cần đến Trung tâm cấp cứu 115 càng nhiều, nên số cuộc gọi mà các bạn tiếp nhận mỗi ngày không thể đếm xuể. Đội hình chia làm 3 ca, mỗi ca trực 8 tiếng, ca muộn nhất là từ 23 giờ – 7 giờ sáng hôm sau; nhiệm vụ là nhận các cuộc gọi cấp cứu hay các cuộc gọi chuyển ca F0 đi bệnh viện từ y tế địa phương, hoặc từ khu cách ly qua bệnh viện dã chiến.

clip_image032“Hiện nay vì tình hình dịch căng thẳng nên đa phần người dân gọi đến đều rất rối và có phần hoảng loạn, căng thẳng và thường là hối thúc tụi mình. Nhưng thật sự tụi mình tiếp nhận quá nhiều cuộc gọi trong ngày, và sau khi tiếp nhận thông tin thì phải tìm bệnh viện rồi mới điều xe đi chở bệnh nhân được. Có những lúc quá tải, phải gọi tới tất cả các bệnh viện nhưng cũng phải chờ để sắp xếp. Mà người dân gọi đến thì ai cũng cần gấp, nên tụi mình lúc nào cũng luôn cố gắng hết sức, không để họ phải chờ lâu”, Thuận chia sẻ.

Tam Thanh Tuấn, thành viên đội tình nguyện viên trực tổng đài, thì kể: “Người dân gọi đến, mình cứ bắt máy lên là họ hối xuống lẹ đi, xuống lẹ đi, tôi như thế này, người nhà tôi nhiễm nặng như thế này rồi… Nhiều người rối quá nên không hiểu là mình phải biết đầy đủ thông tin họ ở đâu, tình trạng nhiễm bệnh như thế nào thì mình mới biết mà phân tuyến…”.

Tuấn cũng cho biết thực tế không thể tránh khỏi những trường hợp người dân có những câu nói nặng lời và khó nghe, nhưng anh cùng các tình nguyện viên đều hiểu được cảm giác của người dân, vì quá lo lắng nên mới như vậy. “Tụi mình hiểu nên luôn cố gắng để trấn an, giúp bệnh nhân và người nhà giữ bình tĩnh, cũng như hướng dẫn xử lý trong khi đợi xe cấp cứu đến đón”, Tuấn nói.

Thuận chia sẻ, cứ mỗi lần vào ca là nhận cuộc gọi liên tục, nhiều lúc chưa kịp xử lý thông tin của người này, vừa đặt máy xuống là chuông điện thoại lại reo và cứ thế liên tục. “Có những lúc nhiều cuộc gọi, tập trung xử lý mà tụi mình quên ăn, quên uống luôn. Làm công việc này, tụi mình sợ nhất là bỏ lỡ cuộc gọi của người dân đang cần, nên không dám rời khỏi chỗ. Những lúc ăn thì chia ra, đứa ăn đứa trực để không bỏ lỡ bất cứ cuộc gọi nào”, Thuận bày tỏ.

Vô vàn những tình huống

Vì nghe điện thoại suốt và liên tục, Thuận kể: “Có những đêm về ngủ mà miệng vẫn cứ lép nhép “Trung tâm cấp cứu 115 xin nghe”. Công việc này khi vào ca rồi là hầu như không có thời gian nghỉ. Thấy ngoài kia còn bao nhiêu người nhiễm bệnh, họ đang rất vất vả, khổ sở và đang cần mình, nên giúp được họ điều gì thì mình luôn cố gắng hết sức”.

clip_image034

Phạm Thị Thu Hường (25 tuổi, Q.Phú Nhuận, TP.HCM) từ khi dịch Covid-19 bùng phát, công việc bán hàng bị ảnh hưởng, cô phải ở nhà và không có thu nhập. Đến một ngày, Hường tự nhủ: “Ở nhà không làm gì mà cứ ngồi trong phòng chờ hết dịch, sao mình thấy phí sức trẻ quá, thế là đăng ký đi tình nguyện chống dịch. Giờ mình không có kinh tế thì mình góp sức, hy vọng thành phố sẽ mau hết bệnh”.

Cô gái trẻ tham gia tình nguyện từ đầu mùa dịch. Lúc đầu, Hường trực các chốt ở Q.Gò Vấp, sau đó tham gia nhiều nhiệm vụ khác nhau như phát nhu yếu phẩm, hỗ trợ các điểm tiêm vắc xin, lấy mẫu… Đến khi biết thông tin bên Trung tâm cấp cứu 115 đang rất cần tình nguyện viên hỗ trợ trực tổng đài thì Hường đăng ký tham gia. Và hiện nay cả 2 chị em Hường đều nằm trong đội tình nguyện viên hỗ trợ chống dịch.

“Thật sự trong đợt dịch số cuộc gọi đến nhiều vô kể, với vô vàn những tình huống khác nhau phải xử lý, nhiều lúc mình cảm giác như bị stress. Có những trường hợp nhẹ thôi nhưng trong tình hình dịch bệnh căng thẳng nên người dân có tâm lý lo sợ, nên đưa thông tin giả cho tụi mình. Họ nói là khó thở, rất nặng rồi, cần xe cứu thương đến và đưa đi liền. Điều này khiến tụi mình không tiếp nhận được thông tin chính xác để xử lý đúng. Thay vào đó, nếu được tư vấn ở nhà tự xử lý thì sẽ tốt hơn là đưa họ đến những nơi có nhiều yếu tố nguy cơ”, Hường chia sẻ.

Hường cho biết có người còn giữ được bình tĩnh để cung cấp đầy đủ thông tin của mình, nhưng nhiều người gọi đến Trung tâm cấp cứu 115 chưa nói gì đã khóc. “Vừa nhấc máy lên đã nghe đầu dây bên kia khóc quá chừng, họ cứ khóc mà chẳng nói gì. Nhiều lúc tụi mình cũng không kìm được cảm xúc mà rớt nước mắt theo, vì trong tình hình dịch bệnh có những tình huống thật sự rất đau lòng. Nhưng sau đó tụi mình phải cố trấn tĩnh để trấn an tinh thần và hướng dẫn người dân những cách xử lý kịp thời”.

HOÀI MONG CÓ LẠI THÁNG NGÀY AN YÊN

Tổng Giáo phận Sài Gòn

CỘNG ĐOÀN BÊTANIA HOẠT ĐỘNG THIỆN NGUYỆN MÙA COVID

FMI Con Đức Mẹ Vô Nhiễm

Hưởng ứng lời kêu gọi của TGP Sài Gòn, chị em Con Đức Mẹ Vô Nhiễm chung tay nấu bữa ăn từ thiện phục vụ các bệnh nhân khu vực cách ly.

CỨU TRỢ TỪ XA (*)

FB Võ Đắc Danh

Cách đây vài hôm, tôi nhận được tin nhắn của cô gái tên Giao ở xã Xuân Thới Sơn, huyện Hóc Môn. Cô nói mẹ con cô ăn cháo mấy ngày nay, giờ không còn hột gạo, cả khu nhà trọ chỗ cô có 10 gia đình công nhân cũng cùng cảnh ngộ như vậy. Tôi trả lời cô rằng để tôi tìm cách, vì tôi đang ở Mỹ, tôi chỉ cứu trợ những khu vực có số dân cư tương đương 500kg gạo trở lên, những hộ rải rác tôi không đủ điều kiện để giúp. Mà nhờ bạn bè cũng không chắc vì lúc này không ai có thể ra đường nếu không có giấy thông hành. Mãi sáng hôm sau, tôi mới chợt nhớ anh Doãn Khởi, một đồng nghiệp nhà ở Bà Điểm, cũng thuộc Hóc Môn nhưng cách Xuân Thới Sơn khá xa. Nhưng khi gọi điện thì Khởi cho biết anh đã về quê ở Lâm Đồng và đang kẹt trên đó. Dù vậy nhưng Khởi vẫn cho tôi niềm hy vọng là anh sẽ cố gắng tìm một người để giúp cô Giao.

Hôm sau, có một cô gái tên Thư ở Bình Thạnh chuyển vào tài khoản của tôi 4 triệu đồng, kèm theo lời nhắn: Anh phát hiện hoàn cảnh nào khó khăn thì báo cho em để em tới giúp, vì em có giấy thông hành đi xuyên quận. Mừng quá, tôi liền chuyển thông tin kêu cứu của Giao cho Thư, nhưng cũng không dám hy vọng vì từ Bình Thạnh lên Xuân Thới Sơn quá xa. Không ngờ vài tiếng sau Giao gọi cho tôi nói cô đã nhận được 10 phần quà gồm gạo, mì gói, trứng gà và nước tương. Nhưng có một chuyện làm tôi bất ngờ, Giao nói thật ra cô không đói, nhưng mấy bạn trong khu trọ vì đói nên đã cầm cố điện thoại để mua gạo trong mấy ngày qua, trước tình cảnh như vậy, cô đành phải dùng Facebook của mình để kêu cứu thay cho bạn bè.

Hôm nay, anh Khởi gọi điện cho Giao nói rằng bạn anh sẽ mang gạo tới giúp, nhưng Giao cho biết bạn bè cô đều yêu cầu Khởi chuyển cho nơi khác, vì họ tạm đủ rồi.

(*) Nhan đề của Văn Việt.

clip_image036

clip_image038

SÀI GÒN!

FB Ngô Nguyệt Hữu

1. 12h, nắng chan chát, tông-đơ ủi sát, muốn vỡ đầu. Đi mấy điểm, phờ phạc. Về cơ quan nghỉ xíu, thấy ông Vương Phương livestream nghe bolero remix, tung tẩy đi cứu trợ, vừa vui vừa xúc động lại vừa ấm lòng.

Ông Vương Phương từ Thủ đô vào Sài Gòn, một phát mùa dịch, mình xem ổng là người Sài Gòn luôn. Ổng xắn tay xắn chân xắn luôn tóc, ngày nào cũng bốc mấy tấn gạo, rau dưa cà muối mắm tặng bà con. Mấy em gái mưa phố lên đèn bé lên đồ mùa này đói, ổng tặng luôn. Đâu không là nạn nhân Covid, đâu không là đồng bào mình.

Hệt anh Đắc Văn, Hà Nội sang Đức, Đức về Sài Gòn, vừa đi trao máy thở, thiết bị y tế vừa cãi nhau trên facebook quần quật mà vẫn “bố sợ mày quá cơ”.

Thật hay, Bắc – Nam cái gì, đâu không người Kinh, đâu không máu đỏ da vàng như nhau.

2. 15h30, Sài Gòn thêm rào chắn, ngập bóng sắc phục của lực lượng vũ trang, ngột ngạt, vẫn nắng. Bảo đồ đệ, tìm xem có gì. Gọi điện thoại báo cho các anh. Đồ đệ nhắn, dạ, thực hiện một con đường. Bạn của bé Ánh về thăm gia đình, 2 triệu. Mới nhớ, mấy tuần nay không xài tiền gì, toàn nhờ bé Ánh chuyển khoản cứu trợ.

Chị Vuvu gửi 55 triệu, em toàn quyền lo cho bà con. Gửi qua bác sĩ Nga 20 triệu, ủng hộ bà con phòng khám nghèo Nhơn Trạch, còn 35 triệu nhờ sư phụ tổ chức lễ cầu siêu cho bà con tử nạn do Covid.

Sư phụ nói, “Thầy vừa khởi tâm thì anh gọi, hoan hỉ”. Trả lời sư phụ, “Thầy dân chơi, con dân chơi, sóng hợp nhau”. Sư phụ vui, nhắc mấy chuyện ngậm ngùi.

3. Gò Vấp sắp hoàn thành thêm một bệnh viện dã chiến, đêm qua, rần rần mạng xã hội người tử vong trong nhà thi thể bị phân huỷ, muốn nổ tung đầu. Làm người buồn quá, làm người trong đại dịch càng buồn hơn.

Nhắn cho ba, con còn có mình ba, ba cố gắng giữ gìn để con an tâm. Ba đang ở quê. Dân chơi của đời mình reply, “ok, con”.

4. 16h40, uống nước vối, đọc hàng loạt status của các anh em về việc Novaland hoàn thiện Trung tâm hồi sức tích cực người bệnh COVID-19 cho Bệnh viện Trung ương Huế tại TP. HCM được đặt tại số 2 đường Trường Chinh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú. Trung tâm này có quy mô 12.300 m2 với hơn 500 giường bệnh có chức năng tổ chức thu dung, cấp cứu, điều trị người bệnh COVID-19 nặng, nguy kịch và hỗ trợ chuyên môn cho các cơ sở thu dung, điều trị, chăm sóc người bệnh COVID-19 trong khu vực. Đây chỉ là một phần trong tổng thể đóng góp của Novaland.

Cũng như Vingroup, Masan… các Tập đoàn không tiếc công tiếc của cùng chính quyền chống dịch.

Những người khổng lồ của nền kinh tế trong bối cảnh này rất cực, vắc-xin cho nhân viên phải lo, tài chính phải lo, rồi thêm trách nhiệm xã hội. Dẫu biết, giúp xã hội lúc này chính là giúp doanh nghiệp, nhưng cảm động vô cùng.

Nước mình còn khó, mình chống dịch kiểu con nhà nghèo. Bữa còn thấy anh ba gác chở rau cứu trợ, trên thùng xe cắm quốc kỳ, thương ơi thương.

5. Đọc báo thấy Thủ tướng thấu cảm những khó khăn của doanh nghiệp và đang tích cực tháo gỡ vướng mắc, có hy vọng.

Nhớ đọc đâu đó Thủ tướng nêu quan điểm lái xe không cần xuống xe ở các điểm chặn nếu không ghé địa phương.

Thủ tướng khiêm tốn, “Không biết tôi nói vậy có đúng chuyên môn không”. Bộ trưởng Bộ Y tế khen rất đúng. Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cũng khen. Ông Thể vô duyên, có ông Long chuyên môn ở đó, ông Long khen mới đúng, ông giao thông nên đóng góp ý kiến về hạ tầng để thuận lợi thông thương mới hợp lẽ.

6. Mình vẫn bảo lưu quan điểm, nhất định phải có các chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp. Họ nhanh hồi phục, kinh tế quốc gia càng nhanh khởi sắc.

Gọi cho Đập Đá đang cứu trợ oxy cho bà con ở Bình Dương, nhắn tin cho nhà báo Phạm Thời, biết anh có nhiều nỗi niềm, nhưng dân chơi mà, chán quá thì nhớ người ta rót ly này.

Say ngủ một giấc, mai tỉnh dậy lại thấy là một ngày mới thôi, anh nhỉ?!

‘CHỢ RAU 0 ĐỒNG’ LỚN NHẤT TP HỒ CHÍ MINH CUNG CẤP CHO NGƯỜI DÂN TRONG KHU CÁCH LY, PHONG TỎA

Tin Tức, 07/08/2021

Cung cấp hơn 20 tấn rau củ, quả miễn phí cho người dân khó khăn trong khu cách ly, phong tỏa mỗi ngày, đây được xem là "chợ rau 0 đồng" lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh trong những ngày thành phố thực hiện giãn cách xã hội.

https://vnews.gov.vn/video/v-216383.htm

Ghi nhận của phóng viên báo Tin tức, 3 giờ sáng, xe container chở hàng chục tấn rau củ, quả về đến "chợ rau 0 đồng" nằm trên đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1, TP Hồ Chí Minh) do nhóm chị Đỗ Thị Ngọc Phượng thành lập.

clip_image040Xe container chở rau củ, quả về "chợ rau 0 đồng" trên đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1.

clip_image042

Các tình nguyện viên khiêng những bao rau tập kết trên vỉa hè.

Rau củ, quả ở đây chủ yếu là khoai tây, cà rốt, bí đỏ, bí xanh, mướp, dưa leo… được chị Phượng nhờ nhóm tình nguyện của anh Diên (huyện Đức Trọng, Lâm Đồng) mua giúp với giá tương đối rẻ từ các chợ đầu mối và nông dân rồi chuyển về TP Hồ Chí Minh. Số rau này vừa mua vừa được cho với giá khoảng 7-8 triệu đồng/tấn nên "chợ 0 đồng" của chị Phượng mới hoạt động được đến hôm nay.

clip_image044Mỗi ngày, hơn 20 tấn rau củ, quả được trao tặng miễn phí cho các khu cách ly, phong tỏa.

clip_image046Rau củ, quả sau khi nhập về sẽ được tình nguyện viên phân loại, rửa sạch.

clip_image048

clip_image050Rau củ, quả được đưa lên xe ô tô bán tải chở về các khu cách ly, phong tỏa.

“Được nhận rau củ, quả ở đây nó giống như một món quà hoặc như cái phao lúc mình gặp nạn ở ngoài khơi vậy. Mình rất trân quý, bởi ở đây “của cho không bằng cách cho”: họ cho rất là nhiệt tình và cảm thấy rất trân trọng. Số rau sau khi lấy về, một ít tặng cho bà con khu phong tỏa, một ít cho những hộ khó khăn trong phòng trọ trên địa bàn phường và một ít để lại để nấu 150 suất cơm”, chị Trần Huỳnh Yến, Chi hội trưởng Phụ nữ khu phố 1A, phường Đông Hưng Thuận (Quận 12), chia sẻ.

clip_image052

clip_image054Nhiều người đi xe máy đến "chợ 0 đồng" để lấy rau củ về phát cho những hộ dân khó khăn ở khu cách ly, phong tỏa.

Chị Đỗ Thị Ngọc Phượng, chủ "chợ rau 0 đồng", cho biết: “Ban đầu tôi chỉ lấy rau về nấu thôi, sau đó những điểm tôi không tặng cơm cho bà con được tôi tặng rau, củ. Trung bình mỗi ngày có hơn 20 tấn rau củ được chuyển đến những khu cách ly, phong toả. Bên cạnh đó, tôi còn hỗ trợ rau đến các mái ấm khuyết tật, nhà thờ, nhà chùa trên địa bàn thành phố.

Mỗi người đến đây nhận, mình phát một phiếu ghi số lượng, người ta chỉ cần nhìn vào phiếu rồi tự lấy hàng về. Mình duy trì hoạt động chợ này đến khi nào hết kinh phí thì thôi. Tuy nhiên, mình cũng mong muốn hoạt động này được duy trì đến hết mùa dịch để bà con vượt khổ, bớt khó khăn hơn”.

Tin, ảnh: Mạnh Linh

 

PHÚT GIẢI LAO CHIỀU THỨ HAI

FB Phan Xuân Trung

Mấy ngày nay xuôi ngược từ quận 9 đến quận 11. Trực chiến tại nhà các bệnh nhân. Ông già bà cả thở không ra hơi, tiểu đường, viêm phế quản tắc nghẽn, viêm phổi cấp… Một buổi sáng chạy lòng vòng đến 3 nơi. Quăng cái máy oxy ở quận 11 xong đi truyền dịch cụ ông 90 tuổi ở xóm đạo trên Tân Bình, rồi quần về kiếm mua máy oxy cho gia đình 3 người già Covid ở quận 4…

Nuốt chưa xong miếng cơm trưa vào lúc gần 2 giờ trưa thì con của bệnh nhân quay clip gửi qua Zalo, bệnh nhân đang thở ngáp cá, ngồi gục như cọng bún! Lật đật quơ lấy cái máy BPAP của mẫu thân chạy hết ga từ quận 4 qua quận 11. Đến nơi bung đồ nghề ra, bịt mask, lắp máy trợ thở, chỉnh oxy… Tay chân bệnh nhân lạnh ngắt, bắt mạch khó khăn, kẹp Oximeter không thèm nhảy số!

Bệnh nhân thở nhanh nông 55 lần/phút (theo máy). Bật chế độ CPAP để tăng áp lực phế nang, tăng thông khí. Hết chiêu! Đứng nhìn chờ diễn tiến.

Nếu chỉ có oxy và máy trợ thở thì không ăn thua. Gọi ngay chiến hữu Bs Hưng trong nhóm GNMD. 5 phút sau Bs Hưng xuất hiện với bộ đồ nghề cấp cứu khá chuyên nghiệp, chích ngay Solumedrol, cắm chai Lactat Ringer kèm tiêm đường 30% giữ năng lượng. Tim đập mà mạch quá yếu, huyết áp đo không lên. Hưng xong việc, lo chạy đến hỗ trợ nơi khác. Mình ở lại canh chừng bệnh nhân.

Máy CPAP phát huy tác dụng. SpO2 đạt ngưỡng an toàn. Khuyên người nhà cho bệnh nhân đưa đi bệnh viện.

Qua bên kia đường ngồi giải lao, chờ xe đến. Tranh thủ trả lời các yêu cầu trợ giúp từ xa.

Người nhà gọi Vinasun năm lần bảy lượt, xe đến. Anh tài xế mặt mày bơ phờ, má hóp, mắt sâu, râu tóc bờm xờm, mệt mỏi. Nhìn bệnh nhân, anh tài xế lắc đầu nói: “Sáng giờ tui chở cả chục ca cấp cứu mà không nơi nào nhận. Đi lòng vòng vài nơi rồi lại trở về. Giờ mà chở đi thì cũng lại quay về thôi”.

Tiến thoái lưỡng nan. Ở nhà thì có máy trợ thở, có oxy mà không có thuốc. Đi bệnh viện thì không ai nhận. Bác Trung không đành bỏ lại bệnh nhân cho người nhà. Cuối cùng phải liều gọi taxi chở bệnh nhân lủi đại vô bệnh viện. Quả như lời anh tài xế, Bv P đã hết chỗ, hết tài nguyên cho bệnh nhân mới, nếu có tiếp nhận thì cũng chẳng thể làm được gì. Cuối cùng thì cũng được BV Chợ Rẫy tiếp nhận mặc dù nơi này đã khá đông đúc, chật kín giường cấp cứu!

Về nhà trong giờ giới nghiêm. Nhờ cái thẻ Bác Sĩ mà không bị giữ lại.

—————-

Ghi chép trong những này dịch Covid lịch sử để lưu niệm. Không có ý khoe khoang hay phê phán ai. Xin các cao nhân đừng phê phán, đánh mắng. Tội nghiệp em.

Có thể là hình ảnh về 1 người

Ngồi bệt thềm nhà đối diện nhà bệnh nhân, chờ xe taxi đến rước bệnh nhân. Tranh thủ trả lời tin nhắn, trợ giúp từ xa.

Có thể là hình ảnh về trong nhà

Máy trợ thở không xâm lấn, giúp bệnh nhân thoát cơn hiểm nghèo.

Có thể là hình ảnh về một hoặc nhiều người

Chiến hữu BS Hưng đến cắm dịch truyền và tiêm thuốc cho bệnh nhân.

 

GỞI NGƯỜI BẠN TU SĨ TRẺ LÊN ĐƯỜNG ĐI VÀO TÂM DỊCH

Lm Giuse Ngô Mạnh Điệp – Conggiaovietnam.net

Bạn thân mến,

Được tin các bạn tình nguyện lên đường theo tiếng gọi của Chúa – qua bề trên – để đi vào vùng tâm Dịch: một số đông các bạn thuộc Tổng Giáo Phận Sàigòn và cả nhóm tu sĩ thiện nguyện của Giáo Phận Xuân Lộc nữa…

Dĩ nhiên là các bạn còn trẻ và còn mạnh, bởi người viết thấy là tại Sàigòn thì Tòa Giám Mục đã sàng lọc 430 đơn tình nguyện để chỉ nhận 185 người cho lần này thôi. Những ai quá 40 tuổi và có bệnh nền thì xin ở lại… chờ đến khi nào quá cần…

Và người viết – một lão già hưu dưỡng – nhắm mắt tưởng tượng niềm vui lên đường của các bạn mà thấy lòng mình cũng rạo rực lây!

Điều tuyệt vời là hầu hết các bạn đều là những “chuyên viên” ngành y bài bản cộng với thiện tâm của người tu sĩ thì chắc chắn là bệnh nhân sẽ gặp được Chúa Kitô – Đấng Chữa Lành cho mọi người và tại mọi nơi.

Dĩ nhiên những anh chị em thiện nguyện khác cũng rất tuyệt vời với công việc lăn xả của mình để phục vụ bệnh nhân giữa tâm Dịch và họ cũng  phải hy sinh nhiều lắm.

Thế nhưng ở nơi chúng ta – bạn trẻ tu sĩ – điều quan trọng là “chúng ta không còn gì để mất”, bởi chúng ta đã trao tặng Chúa tất cả rồi và – vì thế – chắc chắn là bệnh nhân sẽ nhận được nơi chúng ta sự phục vụ cùng với nụ cười thật tươi và ánh mắt thật nồng nàn – những thứ còn có sức chữa lành nhiều hơn cả thuốc thang nữa.

Các bạn làm lão già nghỉ hưu này nhớ lại hình ảnh anh chàng thanh niên ngày nào cách đây trên dưới 60 năm… và 46 năm…

60 năm – là khi vừa được mang chiếc áo dòng đen để đi giúp xứ…

Người viết khi ấy cũng đầy nhiệt huyết, chẳng có chút ý niệm nào về vùng này, vùng khác nên bề trên sai đến một vùng ngày ấy được cho là “nơi không ai muốn tới” với tình trạng ngày thì thế này/đêm thì lại khác. Người viết vui vẻ lên đường và dần dần làm quen với chuyện đắp mô, phân biệt được “départ” của một quả đạn, biết được khi nào thì nó sắp rơi và nổ cùng những đêm chấm bài học trò với ngọn đèn dầu tù mù và những lằn đạn réo của cả đôi bên cỡ khoảng nửa tiếng như để chúc nhau: “ngủ ngon!”. Người viết – theo lệnh bề trên – ở lại đó hai năm, bởi – bề trên nói – xứ này heo hút và thiếu thốn quá mà cha sở lại cần phải được thuyên chuyển nên con chịu khó ở lại để cha sở mới có người cũ giúp đỡ và có thể quen dần…

46 năm – là khi ngay sau tháng 4/1975 – người viết vừa được “đặt tay” và sai về một Giáo Xứ vùng độn để giúp một cha già bệnh hoạn. Vậy là người viết có 14 năm rưỡi làm Phó tại đấy với những ngày tháng thoải mái vì chẳng lo nghĩ gì cứ thế mà sống. Thật là tuyệt, một cuộc sống “không có gì để mất” của một người theo Chúa với mảnh tem phiếu to bằng móng tay một năm / một mét vải… như mọi người!

Tin các bạn lên đường làm lão nghĩ đến những ngày tháng ấy và thấy lòng mình rực lửa. Thì ra Giáo Hội luôn sẵn “những tấm lòng” và “những tay nghề” cho mọi hoàn cảnh. Đã có một thời người viết đau đáu chuyện về “những chuyên môn” có thể đáp ứng được cho nhiều cảnh sống với Chúa Kitô trên khuôn mặt, trong nụ cười và qua việc làm giúp những người quanh ta gặp được Ngài mà chẳng cần phải thuyết giảng. Bởi thuyết giảng mà không có “những thực tế” đụng chạm được ở từng ngày sống, qua từng công việc thì – như thánh Phaolô chia sẻ – tất cả chỉ là “thanh la phèng phèng, chũm chọe xoang xoảng” (1Cr 13,1).

Người viết rất thích những nét vẽ được chọn minh họa cho những tâm tình này: hớn hở lắm những vội vã khoác vào mình bộ y phục bảo hộ cho công việc tại tâm dịch – bộ y phục mà người ta cố gắng làm cho nó nhẹ hơn, mát hơn; nhưng – dĩ nhiên – là vẫn “không như ý muốn” được.

clip_image056

Có lẽ khi khoác các bộ y phục ấy vào, các bạn không có được tâm trạng của giây phút nhận tu phục đâu, bởi  ngày ấy, quang cảnh Thánh Đường và sự hiện diện của nhiều nhiều những người thân thương cộng với những “diễn giải” rất linh thánh, làm chúng ta tự nhiên thấy thánh thiện. Thế nhưng, khi các bạn khoác vào mình bộ áo quần chuyên dụng này, các bạn thực sự đón cho mình Thánh Giá Chúa Kitô để cùng Ngài đến với những nơi cần và những người cần. Cười lên nhé và cứ nhìn vào mắt từng người – những người cần chúng ta giúp và những bạn tu sĩ đồng hành trong các tôn giáo bạn – với cánh tay giang trên Thánh Giá mà ôm lấy tất cả. Ngày xưa người viết cũng có một vị Hòa Thượng bạn. Cứ mùng hai Tết là vị ấy lại xuống với người viết để rồi cả hai dắt tay nhau đi chúc tết bà con lương cũng như giáo. Bà con vui lắm khi được cả Thầy lẫn Cha mang bình an đến cho họ. Chúa còn mong muốn chi hơn nữa?

Ở Nhà Hưu Dưỡng, anh em nào còn có thể thì phụ trách chủ tế một Thánh Lễ sáng trong tuần. Người viết phụ trách ngày thứ ba, và thứ ba tới là Lễ Thánh Laurenso – Phó Tế – Tử Đạo. Bạn có biết người viết thích điều gì nơi vị thánh Tử Đạo này không? Dĩ nhiên cảnh được nướng trên giường sắt và câu nói hài hước của Ngài xin lý hình “trở mình” Ngài để chín cho đều cũng rất ấn tượng. Nhưng người viết lại vô cùng hứng thú với cảnh Ngài đưa đến Tòa nhóm người nghèo lượm nhặt được trong Thành và trả lời cho vị đại diện Hoàng Đế: đây là tất cả tài sản của Giáo Hội. Bởi vì Hoàng Đế muốn Ngài phải nộp tài sản của Giáo Hội cho ông!

Vậy nhé, bạn hãy thưa với Chúa và nói với mọi người rằng: những anh chị em cùng khốn của chúng ta chính là tài sản của Giáo Hội.

Như trong phim Hàn, người viết muốn ngập ngừng để xin bạn: tôi có thể ôm bạn một cái, được không???

Lm Giuse NGÔ MẠNH ĐIỆP

Hẹn gặp lại

 

 

“TÙ TÚNG” TRONG CHIẾC QUAN TÀI

Phan Hiếu, dongten.net ngày 9/8/2021

 

Đường phố Sài Gòn thênh thang vắng lặng không một bóng người bởi thực hiện lệnh giãn cách xã hội nghiêm ngặt thời dịch Covid. Có một lối vào lại đông đúc và chật hẹp chẳng thể thông giao. Trung tâm hỏa táng Bình Hưng Hòa những ngày vừa qua bế tắc bởi xác người quá nhiều. Đoàn xe đưa đám nối đuôi nhau đợi chờ hàng giờ hầu giải phóng cái gọi là “tù túng” cho cả đôi bên: người nằm trong và kẻ ở ngoài. Cảnh “một cõi đi về” thời Covid sao nó vong thân đến tột cùng!

Câu chuyện “shipper buồn nhất thế giới” trên đường Âu Cơ – Lạc Long Quân những ngày qua làm cho người ta quặn đau bởi thân phận con người thời dịch hãi quá ư “bèo bọt” trong nắm tro tàn. Đúng là thân phận con người, đi đến “mỏi gối chồn chân” của kiếp bụi tro tưởng được an yên phút giây biệt ly, nào ngờ vẫn còn đó sự mệt nhoài nghe tiếng ai oán gõ nhịp không nguôi. Đọc những câu thơ trong bài “Cát Bụi” của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, chúng ta mới thấm thía và chua xót cho cái “tù túng” của phận người trong “hũ tro cốt” như một món hàng giao dịch thời công nghệ 4.0: “Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi, để một mai tôi về làm cát bụi, ôi cát bụi mệt nhoài, tiếng động nào gõ nhịp không nguôi.”

Mạng xã hội truyền đi những video với thân phận “nhạt nhòa” của con người trên những chiếc xe tang dồn ứ quan tài. Lò thiêu hoạt động ngày đêm vẫn không thể đưa những xác người “vượt qua ranh giới của cái hình hài” mà về với mẹ đất trong cái bụi. Nằm trong chiếc quan tài “chập hẹp, gò bó, tù túng” có bao giờ vẫn có một cảm thức linh thiêng nơi ấy không được “thoải mái”. Người ra đi còn đâu một nhịp thở trong hai tiếng hiện sinh; người đang sống “với hoài” cũng thấy xa tít chân trời một đoạn đường đưa tiễn. Nỗi đau vẫn còn mãi và day dứt bởi cái chết mùa này sao “cách ly” đến cả đường về thế giới bên kia lẫn lời tiếc thương phân ưu của người thân ruột rà. Thế mới đau! đau trong cái “chật hẹp” của phận người, đắng trong cái “gò bó” của thời cuộc và xót xa trong cái “tù túng” trên đoạn đường cuối cùng của cuộc đời.

Trong thời đại dịch, “nghĩa tử là nghĩa tận” sao nó phong trần đến khó tả. Cha mẹ mất con cái không thể gặp gỡ bày tỏ “nghĩa tận” của đạo hiếu. Vợ chồng “có nhau” đến chẳng thể rời, “xương bởi xương tôi thịt bởi thịt tôi”, phút giây tạ thế cũng “nhân tình thế thái” đến lạ thường trong cái thực tại khốn cùng tạo ra. Lời trần tình trên trang facebook Hạnh Maria cũng làm cho chúng đau tận cõi lòng: “Thế là xong một kiếp người. Cô em dâu ra đi không một người thân là hai đứa con gái, người chồng thì chỉ đứng từ xa nhìn vào vì dịch, cũng vì dịch mà em bỏ lại hai đứa con thơ. Không biết từ mai hai cháu sẽ bám víu vào ai. Xin mọi người hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Maria mau hưởng tôn nhan Thiên Chúa”. Nhìn chiếc quan tài đổ lệ, người ở lại tiếp tục gồng mình với thời đại dịch “tù túng” trong mọi sinh hoạt thường ngày.

Chết thời Covid vẫn là cái chết của phận người. Chết trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng là thực tại chân thật nhất mà ai cũng sẽ trải qua. Bởi đó, sinh ra là nguy cơ tiềm ẩn một ngày sẽ chết đi. Sinh tử là một cặp “hữu thể thực hữu” nghe thì xa xôi nhưng thực chất rất gần, gần đến mức biên thùy của nó giống như khoảng không giữa hai nhịp thời gian hiện tại và tương lai. Hầu như các triết gia hiện sinh ngắm nhìn cái chết không mấy mặn mà. Và cả chúng ta nữa, trong giây phút đau buồn trước cái chết của anh chị trong đại dịch, chúng ta cảm thấy đắng lòng. Sự “tù túng” trong chiếc quan tài kia có thể người đời gọi đó là định mệnh không thể cưỡng lại và chẳng chút nào khiên cưỡng với phận người. Trong lối tâm thức này, chết đúng là tuyệt vọng thật.

Tuy nhiên, tinh thần Kitô giáo khả dĩ giúp chúng ta nhìn về tương lai bên kia bờ trần gian. Chết không phải là định mệnh đưa con người vào hư vô, mà là “sự sống chỉ thay đổi chứ không mất đi”, là đưa ta vào sự sống vĩnh cửu. Chết là sống lại cách bất diệt nơi Thiên Chúa, Đấng là uyên nguyên sự sống.

Thật vậy, cần một lời nguyện cầu cho người quá cố an vui bên kia nấm mồ, và  lại cần một niềm hy vọng vào tương lai tươi đẹp cho con người nguy nan trong cơn đại dịch. Thiên Chúa là nơi ta tìm gặp, là Đấng giải thoát muôn sự “tù túng” cho phận người cả đời này và đời sau. Lời Chúa trong Chúa nhật 19 thường niên hôm nay đặt chúng ta trong ơn gọi “cứu rỗi” cho cả hai cảnh vực này. Niềm tin vào Chúa Giêsu Kitô và ăn bánh hằng sống nơi Người sẽ giúp chúng ta hóa giải tất cả mọi đau khổ trong quá khứ, ngay lúc này và cả tương lai. Chính Chúa Giêsu đã nói: “Thật, tôi bảo thật các ông, ai tin thì được sự sống đời đời. Tôi là bánh trường sinh. Tổ tiên các ông đã ăn manna trong sa mạc, nhưng đã chết. Còn bánh này là bánh từ trời xuống, để ai ăn thì khỏi phải chết. Tôi là bánh hằng sống từ trời xuống. Ai ăn bánh này, sẽ được sống muôn đời” (Ga 6, 47-51).

Chúng ta chẳng thể có kinh nghiệm về cái chết của chính mình, nhưng cái chết của người bên cạnh giúp chúng ta gẫm suy về ý nghĩa cuộc đời. Những khoảnh khắc “tù túng” trên đường về bên kia thế giới của những người ra đi trong thời dịch bệnh này, có làm cho cuộc đời chúng ta thay đổi không? Thiên Chúa sẽ giúp chúng ta vượt thắng với sự trân trọng “ơn hoán cải” mà Người khơi gọi lên trong lòng chúng ta qua những “dấu chỉ thời đại” của ngày hôm nay.

 

 

ĐI HẾT CUỘC ĐỜI, TA CÒN LẠI GÌ?

Đồng Hồ Cát SPC, TGP Sài Gòn, ngày 9/8/2021

TGPSG Đã quá nửa đêm, chị em chúng tôi đang lau dọn sàn nhà, một chị điều dưỡng chạy tới giọng hối hả: “Các Sơ ơi, có người mới qua đời. Các Sơ vào cầu nguyện cho ông đi!”

Hai chị em bỏ dở công việc, chạy vội vào góc phòng. Các điều dưỡng đang gỡ máy móc, dây ống ra khỏi cơ thể đã bất động. Tôi nhìn gương mặt ông tím tái rồi nhạt dần. Vị bác sĩ trẻ vẫn chưa rời khỏi, cô lộ rõ nét buồn vì không giữ được sự sống cho ông sau một hồi cấp cứu. Cô đưa tay vuốt mắt cho ông rồi lặng lẽ quay đi. Các điều dưỡng nhanh chóng bọc ông cụ vào bao đựng tử thi rồi điện thoại cho nhân viên nhà xác mang xác đi. Tất cả diễn ra trong tích tắc khi chị em chúng tôi còn chưa đọc xong những lời kinh phó linh hồn.

Từ lúc vào giúp ở khoa ICU này, ngày nào cũng thế. Cảnh tượng ấy dần rồi quen thuộc. Lúc đầu, tôi vô cùng ngạc nhiên, thậm chí là hơi sốc. Ở gia đình, trong nhà dòng, tôi đã quen với việc nhìn thấy phút lâm chung của một người có biết bao người thân vây quanh. Người mất được tắm xác, mặc quần áo chỉnh tề, được tẩn liệm với bao nhiêu nghi thức, bao nhiêu hương hoa, nhang nến, khăn tang, tiếng khóc thương đưa tiễn… Còn đây là những cơn hấp hối và cái chết hoàn toàn trong cô đơn, lặng lẽ, chẳng có gì… Thật sự là không còn gì! Chẳng qua, chỉ vì trong trận đại dịch, trong hoàn cảnh lây nhiễm nên nhiều người phải từ giã cõi đời trong cái đau thương ấy! Nếu như tôi không ở đây, không tận mắt chứng kiến những cảnh tượng này, chắc tôi sẽ không có được cảm nghiệm sâu sắc về sự mong manh của phận người. Những ngày qua, tôi cứ suy nghĩ mãi: “Đi hết cuộc đời, ta còn lại gì?”

Những bệnh nhân trong khoa ICU này phần lớn đã hôn mê. Ngày nào tôi cũng đi từng phòng thăm và cầu nguyện cho họ. Họ là những người dân của Thành phố này. Nam có, nữ có, già có, trẻ có, mập có, ốm có… có đủ tất cả. Con virus này chẳng chừa ai. Chúng tấn công đủ mọi thành phần trong xã hội: có những người da dẻ trắng trẻo, mịn màng, trên người còn đeo nhiều trang sức và cũng có những người da nhăn nheo, khắc khổ; có những người giàu có, địa vị, tài giỏi, cũng có những người dân nghèo, bình dị, kém cỏi… Thế mà giờ đây, trong phòng Hồi sức Cấp cứu này, tất cả đều bình đẳng, tất cả những sự phân biệt đều quay về con số 0… Mọi người dù là ai đi nữa, chỉ còn là một sự trần trụi trên giường bệnh với nhưng hơi thở khó khăn, thoi thóp. Và cái chết tinh thần đôi khi còn đến trước cái chết thể lý. Đó chính là sự cô đơn, sợ hãi khi không có lấy một người thân bên cạnh. Đi hết cuộc đời, làm bao nhiêu việc, tìm kiếm bao điều, bao mối tương quan… giờ chỉ còn một mình đối diện với cái chết cận kề. Cảm giác ấy thật không dễ dàng gì đón nhận!

Có lẽ nhiều người trong số các bệnh nhân đã cảm nhận được thân phận bụi tro của mình nên ra đi trong bình an. Nhưng tôi cũng thấy có người vẫn vùng vẫy trong hơi thở cuối cùng như còn điều gì chưa thỏa. Như hôm, tôi chứng kiến cơn hấp hối của một cô độ 60 tuổi: Khi các bác sĩ vẫn đang nỗ lực cấp cứu, cô mở mắt ra lần cuối, đưa mắt nhìn quanh như tìm kiếm một người thân nào đó vì mới hôm trước, tôi nghe cô tâm sự: cả nhà đều bị nhiễm, mỗi người cách ly một nơi, cô rất lo vì mất liên lạc với mọi người. Thế nhưng xung quanh cô, giờ đây chỉ là những bức tường trắng xóa, những gương mặt xa lạ trong bộ đồ bảo hộ. Tôi thấy rõ ánh mắt đầy thất vọng và đượm buồn của cô. Máy thở đã không còn tín hiệu, cô ra đi mà mắt vẫn mở đầy thao thức. Thật không thể diễn tả được bao nỗi xót xa đau đớn. Mong manh quá, một kiếp người!

Nơi đây, tôi thấy ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ như một cái nháy mắt. Có người hôm nay còn thấy ngày mai đã không còn nữa. Tất cả đều ra đi với đôi tay trắng như khi vào đời. Một cuộc đời còn lại gì? Không kèn trống, hương hoa, không một người thân đưa tiễn. Tất cả những bon chen giành giật, tìm kiếm danh vọng, địa vị, tiền bạc, sắc đẹp… không một điều gì có thể theo chúng ta vào cõi vĩnh hằng.

Lời Chúa vang lên soi sáng cho tôi: “Hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời…” (Mt 6,20). Quả thật, khi cánh cửa thời gian khép lại, nguồn hy vọng duy nhất đời tôi chỉ còn là Lòng Thương Xót Chúa. Mọi sự thế gian đều phải bỏ lại thế gian. Chỉ có những công việc bác ái mà hàng ngày tôi tích góp mới trở nên kho tàng đích thực cho tôi, là người bạn duy nhất theo tôi đến trước tòa Chúa. “Đi hết cuộc đời còn lại gì?”. Bài học này thật quý giá cho tôi, để ngay lúc này, khi tôi còn hơi thở, tôi kịp thời chọn cho mình  kho tàng không bao giờ hư mất.

Comments are closed.