Kỷ niệm đổ tường Berlin: Om sòm trong nhà Quốc hội – Biermann gọi đảng Cánh Tả là “ổ chằn tinh”

Phạm Kỳ Đăng dịch từ Spiegel Online

clip_image001

Nụ hôn “lịch sử” (Brejnev – Honecker) trên tường Berlin

 

Ca sĩ sáng tác Wolf Biermann chỉ trích đảng Cánh Tả. Trong giờ phút trọng thể kỷ niệm sự sụp đổ của bức tường ông gọi đảng này là ổ chằn tinh. Các nghị sĩ của đảng này nổi đóa (Spiegel Online)

Berlin – Lời qua tiếng lại chát chúa trong giờ trọng thể: Trong cuộc họp hồi tưởng về sự sụp đổ của bức tường cách đây 25 năm ca sĩ Wolf Biermann đã trực diện tấn công đảng Cánh Tả. “Đảng Cánh Tả là mẩu thừa thảm hại của những gì may mắn sao bị xóa bỏ”, Biermann nói trong nhà Quốc hội vào ngày thứ Sáu, nơi ông được mời tới hát. Nhà “trào lộng” Lammert đã mời ông đến, để tát cho đảng Cánh Tả mấy cái.

Với lưu ý về danh nghĩa của mình là “người giết chằn”, ca sĩ sáng tác đã nói rằng, ông không thể đập quị đám dư đảng của ổ chằn, “chúng đã bị đập”. Đây có chăng đủ là “hình phạt” cho những người cánh tả “phải ngồi ở đây và chịu trận nghe”.

Về lời phân bua từ Nhóm nghị sĩ Cánh Tả rằng họ được bầu ra, Biermann đáp lại rằng, một sự bầu cử tuy thế không phải là “lời phán truyền của Chúa”. Trong thực tế có thể coi Đảng Cánh Tả là “phản động”. Ngay sau cuộc đả nhau, Biermann đã hát bài hát “Khích lệ”, dạo xưa rất phổ biến trước hết nơi những người đối lập ở Cộng hòa dân chủ Đức. Bản thân Biermann đã gọi bài hát đó là một “miếng bánh mì linh hồn” đặc biệt dành cho tù nhân ngồi trong những nhà tù của CHDC Đức.

Các ông đáng bị xử để chịu đựng điều đó ở đây

Về sự ra mắt bất thường của Biermann, chủ tịch Quốc hội Lammert đã có lời lưu ý về chương trình nghị sự: “Nếu ông sắp sửa ra ứng cử và được bầu cử cho Quốc hội, thì ông cũng có thể phát biểu. Nhưng bây giờ ông có mặt ở đây, để hát.” Biermann đáp lại: “Tại CHDC Đức tôi đã không bỏ thói quen nói lời và chính tại đây tôi không làm điều đó.” Nhắm tới những người cánh tả ông nói: “Các ông đáng bị xử để chịu đựng điều này ở đây. Tôi mừng cho các ông.”

Trong bài phát biểu của mình chủ tịch khối nghị sĩ Cánh Tả, Gregor Gysi bỏ qua những công kích của Biermann. Ông (Gysi) than vãn về những sự bỏ lỡ trong công cuộc thống nhất nước Đức, vẫn chưa có một sự thống nhất của hai nhà nước Đức. Ông nhấn mạnh, tại CHDC Đức đã ngự trị một nền chuyên chế và phi pháp thô bạo – nhưng ông vẫn giữ nguyên quan điểm, không nên vơ đũa coi CHDC Đức là một nhà nước của phi pháp. Chủ tịch khối nghị sĩ đảng Xanh Katrin Göring Eckardt nói: “CHDC Đức tất nhiên là một nhà nước phi pháp.”

Ngay từ trước cuộc họp, sự ra mắt của Biermann – người bị tước quốc tịch CHDC Đức vào năm 1976 – đã gây ra giận dữ. Đảng Cánh Tả – đảng hậu duệ của SED (đảng Công nhân Xã hội Thống nhất Đức) luôn bị Biermann phê phán – cảm thấy bị qua mặt trong việc ấn định chương trình. Đảng này đòi ông không tận dụng sự trình diễn của mình để phê phán đảng.

“Sự cay độc trần trụi”

Trong giờ trọng thể, ông Lammert cũng phê phán vụ ăn cắp 13 cây thánh giá tưởng niệm những nạn nhân của bức tường. “Cách đây mấy ngày chúng bị lấy cắp với một điệu bộ ra dáng anh hùng và một sự nêu lý do nhân đạo vô danh khiến ta phải coi đó là sự cay độc trần trụi”. Những nhà hoạt động của một “trung tâm của vẻ đẹp chính trị” đã muốn mang những cây thập tự đến biên giới châu Âu, để tập trung sự chú ý vào tình cảnh người tỵ nạn. Sau lễ kỷ niệm đổ tường những người ăn cắp lại mang những cây thập tự trở lại. Cảnh sát đang điều tra dưới tội danh “ăn cắp gây hậu quả đặc biệt nặng nề.”

Với sự tưởng niệm tại nhà Quốc hội một loạt lễ hội đã bắt đầu nhằm hồi tưởng ngày 09.11.1989. Tại Berlin cho tới ngày chủ nhật diễn ra một chương trình lễ hội rộng khắp. Vào buổi chiều Thị trưởng đương nhiệm của Berlin Klaus Wowereit (đảng SPD – Xã hội Dân chủ) khai mạc màn sắp đặt với 8000 quả bóng bay thắp sáng, vẽ lại trên gần 15 km một phần biên giới dạo xưa ở Berlin. Thêm vào đó vị Chủ tịch nhà nước Xô viết một thời Michail Gorbatschov sẽ đến thăm một cuộc triển lãm ở cửa khẩu kiểm soát Charlie về cuộc chiến tranh lạnh.

Comments are closed.