Phạm Trần Việt Nam lang thang giữa “VÒNG SINH TỬ”

Ngô Kim-Khôi

Vòng Sinh Tử” không chỉ là một tên gọi; nó là một không gian, một trạng thái tồn tại không thể định nghĩa trọn vẹn. Đây là chu kỳ vĩnh viễn, không có khởi đầu hay kết thúc, nơi sự sống và cái chết hòa quyện trong một vòng xoay bất tận. Vòng sinh tử không chỉ là một nối tiếp đơn giản giữa hai trạng thái đối lập, mà là nơi chúng tan vào nhau, hòa nhập, trở thành một thể thống nhất, mơ hồ và bất ổn. Cái tên này không phải để giải thích, chỉ để cảm nhận: cảm nhận sự vô thường, cảm nhận khoảng cách mong manh giữa tồn tại và hư vô, giữa hiện tại và vĩnh cửu. Đó là một lời mời gọi, mời ta bước vào một không gian siêu hình, nơi mà mỗi khoảnh khắc sinh ra đều chứa đựng trong mình sự chết, và mỗi cái chết lại là một mở đầu cho một chu kỳ tiếp nối.

Trong cõi vô hình ấy, cái chết không phải là một kết thúc, mà là một chuyển tiếp mà chúng ta không thể nắm bắt hay lý giải trọn vẹn. Mỗi vòng quay của sinh tử là một câu hỏi không lời giải đáp: “Sống là gì? Chết là gì?” Tất cả chúng ta chỉ có thể cảm nhận, hòa mình vào dòng chảy vũ trụ, nơi những linh hồn phiêu dạt không biết đâu là điểm dừng, không rõ đâu là nhà. “Vòng Sinh Tử” là một không gian của sự tan rã, nơi những mảnh vỡ không thể kết nối lại, là nơi mà mọi thứ lấp lánh trong mơ hồ, không hoàn chỉnh, và chỉ có thể cảm nhận bằng trực giác, bằng sự thấu hiểu trong sâu thẳm tâm hồn.

Phạm Trần Việt Nam, trong cuộc hành trình nghệ thuật của mình, không chỉ là người vẽ. Anh là kẻ lữ khách lang thang trong cõi vô thức, mỗi bức tranh, mỗi nét vẽ là một cuộc đối diện với chính sự tồn tại, là một nghi thức thiêng liêng để lắng nghe tiếng vọng của những linh hồn chưa yên, của những mảnh vỡ còn chưa được kết nối. Với anh, vẽ không phải là ghi lại hiện thực, mà là để thể hiện một sự sống chưa hoàn tất, một cái chết chưa trọn vẹn, để tìm kiếm trong mơ hồ đó một giác ngộ, một trở về không bao giờ dứt.

Với “Vòng Sinh Tử“, Phạm Trần Việt Nam không chỉ tạo ra một không gian nghệ thuật, mà khơi gợi một trạng thái thiền, ở chỗ mà tất cả những rối rắm, hỗn loạn, những bi kịch sinh tử của kiếp người đều trở về thinh không. Không gian ấy là một cuộc hành hương, một hành trình không có đích đến, nơi người xem, nếu đủ nhạy cảm, có thể cảm nhận được sự tồn tại siêu hình của chính mình, của cái chết và sự tái sinh luôn tồn tại song hành. Và chính trong những mảnh vỡ, những kết nối chưa hoàn chỉnh, người ta mới tìm thấy được bản thể thật sự của mình, trong một vòng sinh tử không thể tháo gỡ, nhưng cũng không thể rời bỏ.

Những cảm giác, trải nghiệm liên quan đến cái chết, sự tồn tại siêu hình, và các hiện tượng tâm linh cũng giống như tư liệu hay kho tàng để mình khai thác, chuyển hóa thành hình vẽ. Những điều diễn ra trong ác mộng, thực ra là sự thật mà mình đối diện mỗi ngày.

[…] Khi vẽ, tôi thấy như mình đối diện với chính bản thân mình. Giống như tự nói chuyện với bản thân, rồi tự tạo ra tình huống, xử lý tình huống và tìm cách liên tưởng.

– Chữ ‘O’ trong ‘VÒNG’ vẽ ra một vòng tròn khép kín, nơi sự sinh tử không có điểm dừng. Trong cái chu kỳ vô tận ấy, mỗi vòng quay là một khởi đầu vĩnh cửu, một vòng xoáy không có điểm bắt đầu hay kết thúc, nơi sinh và tử không ngừng hòa quyện với nhau.

– Chữ ‘S’ trong ‘SINH’ là hình ảnh của vòng thái cực âm-dương tượng trưng cho sự tương đối và biến hóa không ngừng của vạn vật, khơi gợi ý niệm về sự tương giao tương khắc của sinh và tử trong trạng thái chuyển hóa vô cùng tận. Theo triết lý Á Đông, sinh-tử là chu kỳ không hề tách rời, mà cái này tồn tại trong cái kia, luôn luôn tương đối và chuyển động.
– Cuối cùng, chữ ‘T’ trong ‘TỬ’ lại gợi hình ảnh của Thập giá, một biểu tượng của sự hy sinh và cái chết, nhưng cũng là của sự cứu rỗi, là điểm cuối để tái sinh. Đó là một giao lộ, nơi các trạng thái chuyển giao, điểm nối chu kỳ kết thúc và khởi đầu, cái ngưỡng phải vượt qua để rồi tái sinh.

Mỗi yếu tố trong cái tên ‘Vòng Sinh Tử‘ không chỉ là một chữ cái, mà là một phần trong một chuỗi vòng xoáy của vũ trụ, nơi sự sống và cái chết không tách biệt mà hòa quyện, tạo nên một dòng chảy bất tận của tồn tại…

Phạm Trần Việt Nam

Họa sĩ của cõi mơ màng giữa sống và chết

Trong thế giới của Phạm Trần Việt Nam, hội họa không chỉ là phương tiện diễn đạt hình ảnh mà là một hình thức tế lễ, nơi đó những màu sắc trở thành khói nhang, và đường nét trở thành âm thanh của lời cầu siêu. Anh không vẽ để ghi lại hiện thực; anh vẽ để đưa những linh hồn lang thang trở về, hoặc chí ít, để chúng được nghe thấy.

Tôi như một kẻ trung gian làm công việc diễn dịch… / Những lời tôi nghe thấy / Những hồn tôi nhìn thấy / Những mùi tôi ngửi thấy / Những vật tôi sờ thấy / Và cả vị tanh mà tôi nếm thấy.”

Với triển lãm mang tên “Vòng Sinh Tử”, Phạm Trần Việt Nam tiếp tục đào sâu vào những ám ảnh mang tính siêu hình: cái chết, sự tái sinh, và nơi ranh giới giữa hai trạng thái ấy, nghệ thuật không còn là công cụ, mà là nghi thức, và những câu hỏi triền miên…

Tôi vẫn còn đây hay ở đâu? / Ai đem tôi bỏ dưới trời sâu? / Sao bông phượng nở trong màu huyết, / Nhỏ xuống lòng tôi những giọt châu?” (Những giọt lệ, Hàn Mặc Tử)

Anh diễn dịch những linh hồn phiêu dạt, những cảm xúc vỡ vụn qua ngôn ngữ hội họa, một cách trực tiếp, không qua lăng kính của lý trí hay hình thức. Anh là người truyền tải, nhưng dần dần, anh cũng bắt đầu nghe thấy chính mình, nhìn thấy chính mình trong thinh không, như thể hòa nhập vào một tồn tại khác.

Tôi vẽ bộ tranh này như một kẻ mộng du / Ở trạng thái đó cảm xúc và năng lượng tuôn ra một cách tự nhiên. / Việc ‘vẽ giống như sự diễn dịch tinh thần và ngôn ngữ từ một tồn tại khác’. / Dần dần, qua quá trình làm việc liên tục, tôi bắt đầu hiểu sâu hơn tinh thần và ngôn ngữ của những hình mình vẽ ra / Đã đồng cảm và hoà nhập một cách tự nhiên với cái tồn tại khác kia…”

“Vòng Sinh Tử”, Một vòng tròn không tâm điểm

Tác phẩm chủ đạo trong triển lãm, Vòng Sinh Tử, là một bức tranh sơn dầu khổng lồ có chiều cao tương đương một con người, dài hơn 20 mét, với dự định treo thành vòng tròn khép kín. Nó không hướng đến cái kết hay khởi đầu, mà trở thành biểu tượng của một trạng thái tức khắc, nơi cảm xúc sinh và tử hòa vào nhau, không qua bánh răng của nghiệp báo.

“Tái sinh, theo Phật giáo, gắn với cận tử nghiệp, nhưng nếu cái chết xảy ra tức khắc, như khi một nhóm người bị bom đạn, thì luân hồi ấy bắt đầu từ đâu?”, câu hỏi ấy vẫn chưa có lời đáp, và chính sự bỏ ngỏ đó tạo nên mạch ngầm siêu hình cho toàn bộ tác phẩm.

Trong tác phẩm này, có thể nhận ra nét giao thoa với một nghịch lý siêu hình: giống như câu chuyện Tháp Babel trong Kinh Thánh, con người cố gắng vươn tới trời để đạt được sự vĩnh cửu và quyền lực, nhưng lại thất bại và bị phân tán. Con người, trong cuộc tìm kiếm thống nhất và nghĩa lý vĩnh cửu, lại vô tình tạo ra hỗn loạn và phân tán trong chính mình. Tương tự như vậy, trong Vòng Sinh Tử, mỗi vòng quay của sự sống và cái chết không phải là một chu kỳ khép kín, mà là một vỡ vụn, một phân tán giữa những phần chưa hoàn chỉnh của sự tồn tại.

Tranh không mô tả, không diễn dịch. Nó kêu gọi linh cảm, và buộc người xem phải sống cùng nó như thể sống giữa một buổi chiều âm khí, lang thang trong Cõi Ta Bà, mọi hình hài dường như tan chảy trong mông lung. Những linh hồn, như những hình hài tan rã của một Tháp Babel bị đổ vỡ, không còn ngôn ngữ chung, không còn sự kết nối, chỉ còn lại những mảnh vỡ của tham vọng đã thất bại.

Tranh như vọng gác linh hồn

Trong vai trò như một lính gác ở cửa ngõ sinh tử, họa sĩ không đặt mình là người cầm cọ mà là người chứng kiến. Trong Vòng Sinh Tử, ta thấy những hình thể chập chờn, những khuôn mặt vỡ nét, những ánh mắt nhìn vào hư vô. Có cảm giác như cả đoàn người đang diễu hành trong cõi u minh, tìm đường trở về, nhưng không ai thực sự biết đích đến ở đâu.

“Cảm giác bị nhập và thấy cô hồn vất vưởng khắp nơi… Những hình hài này mãi mông lung, vẫn cần hội tụ…”, lời tâm sự ấy như chính là tuyên ngôn nghệ thuật của anh: một hoài bão mang tính siêu hình, nhưng vô cùng người.

Cũng như tại Tháp Babel, mỗi nỗ lực tạo dựng một thống nhất đều bị phá vỡ, những linh hồn trong tranh của Phạm Trần Việt Nam cũng không thể tìm được một điểm dừng cuối cùng, một nơi để gọi là nhà. Cái chết, rồi tái sinh, và tất cả những gì nằm giữa chúng đều là một phần của một vòng xoáy vô tận, không thể nắm bắt hay lý giải.

Hội họa như lễ thức chuyển kiếp

Trong tranh của Phạm Trần Việt Nam, sự mất trọng lực của hình ảnh, không chỉ là hiệu ứng thị giác mà là một trạng thái siêu hình. Các hình thể không cố định, không biên giới; mọi thứ dường như tan chảy, hòa vào nhau trong một không gian bất định. Những hình hài, những vật thể trở nên mờ nhạt, trôi lững lờ, như thể không còn tách biệt giữa cái hữu hình và vô hình.

Không gian này phản ánh bất an, vật vã, đau đớn, như những cảm xúc không thể dừng lại, luôn trong trạng thái chuyển động. Cái đẹp trong tranh không nằm ở kỹ thuật hay bố cục, mà ở sự rung động của bản thể. Đó là cái chuyển hóa cảm xúc, mọi cảm giác không cần lý giải, mà chỉ là cảm nhận sâu sắc về sự tồn tại.

Câu chuyện Tháp Babel, thống nhất và hòa hợp bị tan vỡ bởi phân tán ngôn ngữ, mỗi nét vẽ trong tranh của Phạm Trần Việt Nam cũng biểu thị cho một phân tán, một mất kết nối giữa những phần chưa hoàn thiện của tồn tại. Anh thể hiện những nỗ lực không ngừng nghỉ của con người trong việc tìm kiếm ý nghĩa trong một thế giới đầy hỗn loạn và mơ hồ, không còn là những vật thể cố định, đó là sự thể hiện của một trạng thái tồn tại không thể nắm bắt. Chính trong mơ hồ, không hoàn chỉnh ấy, người xem cảm nhận được sự sống, niềm đau đớn và hy vọng mù mịt, tạo nên một không gian nghệ thuật đầy rung động, mỗi chi tiết đều là một phần của một tổng thể siêu hình.

Khi vẽ cũng là lúc tôi lắng nghe tiếng nói của sự tồn tại khác trong thinh không / Chuyển tiếp cõi hư vô trở lại thành hình hài. / Ở ranh giới có một nạn nhân xơ xác / Không còn sự thật, không còn tiếng gào / Chỉ có những cú đấm vào hư không.”

Dù dùng kỹ thuật tái cấu trúc tranh cũ, cắt xé, ghép nối, anh không nhằm tạo thẩm mỹ hậu hiện đại, mà để làm sống lại cái đã chết. Mỗi vết cắt là một nấm mồ. Mỗi vết nối là một cơ hội đầu thai, một tạ ơn cho cuộc hồi sinh…

Ta về cúi mái đầu sương điểm / Nghe nặng từ tâm lượng đất trời / Cảm ơn hoa đã vì ta nở / Thế giới vui từ mỗi lẻ loi” (Ta về, Tô Thùy Yên)

Vòng Sinh Tử là nơi không còn chỗ cho thời gian tuyến tính. Nó là hiện tại kéo dài mãi mãi. Là khoảnh khắc giữa hai nhịp tim, ở đó cái chết chưa kịp đến, và sự sống đã không còn.

Vẽ để sống thay cho những linh hồn chưa được gọi tên

Phạm Trần Việt Nam không vẽ vì nghệ thuật. Anh vẽ vì một nỗi thôi thúc sâu thẳm nào đó buộc anh phải làm chứng, cho những linh hồn chưa yên, cho những đau đớn không người thừa nhận, cho những nỗi chết chưa có chỗ nằm.

Vòng Sinh Tử không phải là một triển lãm, mà là một vọng gác siêu hình, người xem, nếu đủ tĩnh lặng và nhạy cảm, có thể lắng nghe được tiếng nói của những cõi khác.

Và đằng sau cái xa kia không là tan biến, mà lấp lánh cái Vô Cùng

“Cái chết là bóng đời trong / Như sinh như nở giữa vòng nhân gian. / Mỗi bước chân nhẹ khẽ tan / Là bay, là rớt, là ngàn lặng thinh.” (Cánh chim lạc loài, câu 268, Tagore)

Và có thể, chính lúc đó, ta cũng bước một chân vào vòng sinh tử, nhưng không để chết, mà để hiểu sâu sắc hơn: sống là gì…

Tiền Giang, ngày 9 tháng 4 năm 2025

NGÔ Kim-Khôi

 

   

Trong ngày khai mạc (Ảnh: Đặng Ngọc Tài)

Trong ngày khai mạc (Ảnh: Đặng Ngọc Tài)

Phạm Trần Việt Nam và Ngô Kim Khôi trong ngày khai mạc triển lãm Vòng Sinh Tử tại Không gian Lưu niệm Lê Bá Đảng (Ảnh: Đặng Ngọc Tài)

 

Triển lãm ngày thứ hai, với diễn viên Hải Yến bên bức tranh Nhân Danh Ai No. 2 (Ảnh: Đặng Ngọc Tài)

Bên bức tranh Vòng Sinh Tử, dài 20 mét (Ảnh: Đặng Ngọc Tài)

 

 

PHẠM TRẦN VIỆT NAM
Errant entre le “CERCLE DE LA VIE ET DE LA MORT

NGÔ Kim-Khôi

Le “Cercle de la Vie et de la Mort” n’est pas simplement un titre ; c’est un univers, un état d’existence que l’on ne peut définir pleinement. C’est un cycle éternel, sans début ni fin, où la vie et la mort s’entrelacent dans une danse ininterrompue. Ce cercle n’est pas une simple succession de deux états opposés, mais un lieu où ces deux éléments se dissolvent l’un dans l’autre, fusionnés en une entité indivisible, floue et instable. Ce nom n’est pas destiné à être expliqué, mais à être ressenti : ressenti dans l’impermanence, dans l’étroite frontière entre l’existence et le néant, entre le présent et l’éternité. Il s’agit d’une invitation à pénétrer dans un univers métaphysique, où chaque naissance porte en elle la mort, et chaque mort ouvre la voie à un nouveau cycle.

Dans ce royaume immatériel, la mort n’est pas une fin, mais une transition, une transformation que nous ne pouvons ni saisir ni comprendre pleinement. A chaque tour de ce cercle, résonne une question sans réponse: “Qu’est-ce que vivre ? Qu’est-ce que mourir ?” Nous ne pouvons que ressentir, nous immerger dans le flux cosmique, là où les âmes errantes n’ont ni abri ni destination. Le “Cercle de la Vie et de la Mort” est un espace de désintégration, où des fragments impossibles à réunir flottent, où tout brille dans une brume indéfinie et incomplète, et où l’on ne peut qu’appréhender la réalité par intuition, à travers une profonde introspection.

Phạm Trần Việt Nam, dans son voyage artistique, n’est pas seulement un peintre. Il est un voyageur solitaire dans le royaume de l’inconscient, où chaque toile, chaque coup de pinceau est une confrontatyion avec l’existence même, un rituel sacré pour entendre l’écho des âmes non apaisées, des fragments encore non réunis. Pour lui, la peinture n’est pas simplement un moyen de représenter la réalité, mais un moyen d’exprimer une vie inachevée, une mort incomplète, et dans cette incertitude, rechercher une forme de révélation, un retour perpétuel.

Avec “Le Cercle de la Vie et de la Mort“, Phạm Trần Việt Nam ne crée pas seulement un espace artistique, il éveille un état méditatif où tous les tourments, la violence, les drames de la condition humaine trouvent leur apaisement dans le silence du néant. Cet espace est un pèlerinage, un voyage sans destination, où celui qui sait écouter peut percevoir sa propre existence, sa propre mort, et la résurrection qui l’accompagne. Et c’est précisément dans ces fragments, dans ces connexions inachevées, que l’on trouve sa véritable essence, dans un cercle de vie et de mort indissociable, inextricable, mais que l’on ne peut ni défaire ni abandonner.

Les sensations, les expériences liées à la mort, à l’existence métaphysique et aux phénomènes spirituels sont comme des matériaux ou des trésors à exploiter, à transformer en images. Ce qui se déroule dans les cauchemars est en réalité la vérité à laquelle je fais face chaque jour.
[… ] Lorsque je peins, c’est comme si je me confrontais à moi-même. C’est comme une conversation intérieure, où je crée des situations, les traite et cherche à les relier.

– La lettre “O” dans “VÒNG / CERCLE” trace un cercle fermé, où la vie et la mort ne connaissent pas de fin. Dans ce cycle infini, chaque rotation est un perpétuel recommencement, une spirale sans origine ni destination, où la naissance et la fin s’entrelacent sans rupture.

– La lettre “S” dans “SINH / VIE” évoque le symbole du Taiji, du yin et du yang, représentant la relativité et la transformation continue de toutes choses. Elle incarne l’idée que la vie et la mort ne sont pas des forces opposées mais complémentaires en constante métamorphose. Dans cette vision orientale, le cycle de la vie et de la mort est indissociable, et chaque étape porte en elle la suivante, infiniment mouvante et relative.

– Enfin, la lettre “T” dans “TỬ / MORT” fait référence à la croix, symbole de sacrifice, de fin, mais aussi de rédemption et de renaissance. Elle représente la croisée des chemins, l’ultime transition d’un état à un autre, un point de rencontre entre la fin d’un cycle et le commencement d’un nouveau, un seuil à franchir pour renaître.

Chaque élément du titre “Cercle de la Vie et de la Mort” n’est pas seulement une lettre, mais une partie d’un tourbillon cosmique où la vie et la mort ne sont pas séparées, mais s’entrelacent pour créer un flot infini de l’existence.
Phạm Trần Việt Nam

Peintre des limbes entre vie et mort

Dans l’univers de Phạm Trần Việt Nam, la peinture n’est pas simplement un moyen d’exprimer des images, mais un rite, où les couleurs deviennent de l’encens, et les lignes se transforment en sons de prières. Il ne peint pas pour enregistrer la réalité ; il peint pour ramener les âmes errantes, ou du moins pour leur donner une voix.

Je suis comme un médiateur, accomplissant le travail de l’interprète… / Les mots que j’entends, / Les ‘âmes’ que je vois, / Les odeurs que je sens, / Les objets que je touche, / Et même le goût métallique que je perçois.”

Avec son exposition intitulée “Le Cercle de la Vie et de la Mort“, Phạm Trần Việt Nam poursuit son exploration des obsessions métaphysiques : la mort, la réincarnation, et la frontière floue entre ces deux états, où l’art ne se limite plus à un simple outil, mais devient un rituel, une quête incessante de sens…

Suis-je encore là, ou bien ailleurs ? / Qui m’a jeté sous ces cieux sans cœur ? / Pourquoi les fleurs du flamboyant en feu / Font-elles pleuvoir mes larmes en aveu ?” (Les Larmes, Hàn Mặc Tử)

Il interprète les âmes errantes, les émotions brisées à travers le langage de la peinture, directement, sans passer par le prisme de la raison ou de la forme. Il est le transmetteur, mais peu à peu, il commence aussi à s’entendre lui-même, à se voir dans le vide, comme s’il fusionnait avec une autre existence.

Je suis arrivé à cette série de peintures comme un somnambule / Dans cet état, les émotions et l’énergie jaillissent naturellement. / Peindre est comme l’interprétation d’un esprit et d’un langage venant d’une autre existence. / Peu à peu, à travers un travail continu, je commence à comprendre plus profondément l’esprit et le langage de mes images / Elles se sont naturellement fondues avec cette autre existence…”

Le Cercle de la Vie et de la Mort : Un Cercle Sans Centre

L’œuvre magistrale de l’exposition, Le Cercle de la Vie et de la Mort, est une gigantesque toile à l’huile, de la taille d’une personne, longue de plus de 20 mètres, censée être suspendue en cercle fermé. Elle ne cherche ni conclusion ni commencement, mais devient le symbole d’un instantané, un lieu où la naissance et la mort se fondent sans l’engrenage du karma.

La réincarnation, selon le bouddhisme, est liée aux karmas de la mort imminente, mais si la mort survient soudainement, comme lorsqu’un groupe de personnes est tué par des bombes, d’où commence alors ce cycle ?“, une question qui reste sans réponse, et c’est cette incertitude qui crée la pulsation métaphysique de l’ensemble de l’œuvre.

Dans cette œuvre, on peut percevoir une rencontre avec un paradoxe métaphysique : à l’instar du récit de la Tour de Babel dans la Bible, où l’humanité tente d’atteindre les cieux pour acquérir l’immortalité et le pouvoir, mais échoue et est dispersée. L’homme, dans sa quête d’une unité et d’une signification éternelles, crée malgré lui le chaos et la dispersion en lui-même. De même, dans Le Cercle de la Vie et de la Mort, chaque tourbillon de la vie et de la mort n’est pas un cycle clos, mais une fragmentation, une dispersion des fragments incomplets de l’existence.

La peinture ne décrit pas, ne transmet pas. Elle appelle l’intuition et oblige le spectateur à vivre avec elle, comme si par un froid après-midi, il errait dans le monde des vivants et des morts, où toutes les formes semblent se dissoudre dans l’incertitude. Les âmes, telles les formes dissoutes d’une Tour de Babel effondrée, ne partagent plus un langage commun, ne trouvent plus de connexion, ne laissant que les éclats d’une ambition déchue.

La Peinture comme un Garde des Âmes

Dans son rôle de garde de la porte entre la vie et la mort, l’artiste ne se place pas en tant que peintre, mais comme témoin. Dans Le Cercle de la Vie et de la Mort, on voit des formes vacillantes, des visages décomposés, des regards plongés dans le vide. Il semble qu’une procession d’âmes errantes se déplace dans l’au-delà, cherchant un chemin de retour, mais personne ne sait vraiment où il mène.

La sensation d’être possédé et de voir des âmes errantes partout… Ces formes restent floues, elles ont encore besoin de se réunir…”, ces paroles pourraient être le manifesto de l’artiste : une quête métaphysique, mais profondément humaine.

Tout comme la Tour de Babel, où chaque tentative de créer une unité se voit brisée, les âmes dans les peintures de Phạm Trần Việt Nam ne peuvent trouver un point d’arrêt final, un lieu qu’elles pourraient appeler maison. La mort, la réincarnation et tout ce qui se trouve entre les deux font partie d’un tourbillon infini, inaccessible et inexplicable.

La Peinture comme un Rituel de Réincarnation

Dans les œuvres de Phạm Trần Việt Nam, la perte de la gravité des images est bien plus qu’un effet visuel ; elle devient un état métaphysique. Les formes ne sont ni fixes, ni limitées ; tout semble se fondre et s’entrelacer dans un espace indéfini. Les figures et les objets deviennent flous, flottent, comme si la séparation entre le visible et l’invisible n’existait plus.

Cet espace reflète l’angoisse, la souffrance, la douleur, comme des émotions sans fin, toujours en mouvement. La beauté de la peinture ne réside pas dans la technique ou la composition, mais dans la vibration de l’être. C’est une transformation émotionnelle, où tout ressentiment ne nécessite pas d’explication, mais est simplement ressenti profondément dans l’existence.

Comme dans le récit de la Tour de Babel, où l’unité et l’harmonie sont détruites par la dispersion des langues, chaque coup de pinceau dans l’œuvre de Phạm Trần Việt Nam représente une dispersion, une rupture de connexion entre les parties incomplètes de l’existence. Il incarne les efforts incessants de l’humanité pour trouver un sens dans un monde chaotique et incertain, où les objets ne sont plus fixes, mais deviennent l’expression d’un état d’existence insaisissable.

Dans cette confusion, cette incomplétude, le spectateur ressent la vie, la douleur et l’espoir incertain, créant ainsi un espace artistique qui résonne profondément, où chaque détail fait partie d’une toute métaphysique.

Lorsque je peins, c’est aussi le moment où j’entends la voix d’une autre existence dans le silence / Faisant la transition du néant vers la forme. / À la frontière, il y a une victime épuisée / Il n’y a plus de vérité, plus de cri / Il n’y a que des coups dans le vide.”

Bien qu’il utilise la technique de la reconstruction de ses vieilles peintures, en les découpant, en les déchirant et en les réassemblant, il ne cherche pas à créer une esthétique postmoderne, mais à ressusciter ce qui est mort. Chaque coupure est une tombe. Chaque connexion est une opportunité de renaissance, un hommage à la résurrection…

Je reviens, tête basse où la brume descend, / Sentant dans l’âme le poids du ciel pesant. / Merci aux fleurs d’avoir fleuri pour moi, / Le monde sourit à chaque être sans voix.” (Je Reviens, Tô Thùy Yên)

Le Cercle de la Vie et de la Mort est un endroit où le temps linéaire n’a plus sa place. Il est un présent éternel. Un instant entre deux battements de cœur, où la mort n’est pas encore arrivée, mais où la vie n’est plus.

Peindre pour Vivre pour les âmes non nommées

Phạm Trần Việt Nam ne peint pas pour l’art. Il peint par une impulsion profonde qui le pousse à témoigner, pour les âmes sans paix, pour les souffrances non reconnues, pour les morts sans place.

Le Cercle de la Vie et de la Mort n’est pas une exposition, mais un garde métaphysique des âmes, où le spectateur, s’il est assez calme et sensible, peut entendre la voix des autres mondes.

Et au-delà de ce qui est lointain, il n’y a pas de dissolution, mais une lumière infinie

“La mort vit dans la vie, tout comme la naissance / Et chaque pas se fait d’élan et de silence.” (Oiseaux errants, verset 268, Tagore).

Et peut-être, à ce moment-là, nous mettons aussi un pied dans le cercle de la vie et de la mort, mais pas pour mourir, mais pour comprendre plus profondément : ce que c’est que vivre…

 

 

 

PHẠM TRẦN VIỆT NAM

Wandering Between “THE CIRCLE OF LIFE AND DEATH

 

NGÔ Kim-Khôi

The “Circle of Life and Death” is not merely a title; it is a universe, an existential state that cannot be fully defined. It is an eternal cycle, with no beginning or end, where life and death intertwine in a never-ending loop. This circle is not a simple succession of two opposing states, but a realm where they dissolve into each other, merging into a vague and unstable entity. This title is not meant to be explained, but to be felt: felt in the impermanence of things, in the fragile line between existence and nothingness, between present and eternity. It is an invitation to enter a metaphysical space, where every birth carries death within it, and every death becomes the pathway to a new cycle.

In this immaterial realm, death is not an end but a transition, a transformation that we cannot fully grasp nor comprehend. At each turn of the circle of life and death resounds the unanswered question: “What is it to live? What is it to die?” We can only feel, immerse ourselves in the cosmic flow, where wandering souls do not know where their journey will come to an end, nor where their home will be. The “Circle of Life and Death” is a space of disintegration, where broken fragments that cannot be reunited float, where everything shimmers in the mist of ambiguity and incompleteness, and where one can only apprehend the reality through intuition, or profound introspection.

Phạm Trần Việt Nam, in his artistic journey, is not merely a painter. He is a lone traveler in the realm of the unconscious, where each canvas, each brushstroke, is a confrontation with existence itself, a sacred ritual to capture the echoes of unsettled souls, of fragments yet to be reunited. For him, painting is not simply a means of representing reality, but a way of expressing an unfinished life, an incomplete death, and in that misty world, seeking a form of revelation, an eternal return.

With the “Circle of Life and Death“, Phạm Trần Việt Nam does not merely create an artistic universe; he awakens a meditative state where all the turmoil, violence, and tragedies of the human condition fall in the silence of nothingness. This is a pilgrimage, a journey without destination, where one who listens carefully can sense the metaphysical existence of their self, of death and rebirth that are perpetually inseparable. And it is precisely in these irreparable fragments, in these unfinished connections, that one finds their true essence, in an inextricable circle of life and death that cannot be undone nor abandoned.

The sensations, experiences related to death, metaphysical existence, and spiritual phenomena are like materials or treasures to be exploited, transformed into images. What happens in nightmares is, in reality, the truth I face every day.

[… ] When I paint, it’s like I am confronting myself. It’s like having a conversation with myself, then creating situations, handling them, and finding ways to connect them.

The letter “O” in “VÒNG / CIRCLE” draws a closed circle, where life and death have no end. In this infinite cycle, each rotation is a perpetual renewal, a spiral with no origin or destination, where birth and death intertwine without interruption.

The letter “S” in “SINH / LIFE” evokes the symbol of Taiji, of yin and yang, representing the relativity and continuous transformation of things.

It embodies the idea that life and death are not opposite but complementary forces in constant metamorphosis. In the Eastern vision, the cycle of life and death is inseparable, with each stage carrying the next, infinitely shifting and relative.

Finally, the letter “T” in “TỬ / DEATH” refers to the cross, a symbol of sacrifice, of endings, but also of redemption and rebirth. It represents the crossroads, the ultimate transition from one state to another, a point of encounter between the end of one cycle and the beginning of a new one, a threshold to cross in order to be reborn.

Each element of the title “The Circle of Life and Death” is not just a letter, but a part of a cosmic whirlpool where life and death are not separate, but entwined in an infinites flow of existence…”

Phạm Trần Việt Nam

Painter of the Limbo Between Life and Death

In Phạm Trần Việt Nam’s world, painting is not just a means of expressing images; it is a form of ritual, where colors become incense smoke, and lines the sound of requiem. He does not paint to record reality; he paints to bring wandering souls back, or at the very least, to make them heard.

I am like a mediator performing the task of interpreting… / The words I hear, / The ‘souls’ I see, / The smells I sense, / The objects I touch, / And even the metallic taste I perceive.”

With his exhibition titled The Circle of Life and Death, Phạm Trần Việt Nam delves further into metaphysical obsessions: death, reincarnation, and the threshold between these two states, where art ceases to be a mere tool and becomes a ritual, an unrelenting quest of meaning…

Am I still here, or lost somewhere? / Who brought me forth beneath the air? / Why do the flamboyant flowers in that bloody wear flare, / Dripping on my soul tears so rare?” (Tears, Hàn Mặc Tử)

Through the painting language, Nam interprets wandering souls, shattered emotions directly, without passing through any lens of reason or formalism. He is the transmitter, but gradually begins to hear himself, to see himself in the void, as if he would merge with another existence.

I approach this series of paintings like a somnambulist / In this state, emotions and energy flow naturally. / Painting is like the interpretation of a spirit and language from another existence. / Gradually, through continuous work, I begin to understand the spirit and language of the images I paint / They have naturally blended with that other existence…”

The Circle of Life and Death: A Circle Without a Center

The central piece in the exhibition, The Circle of Life and Death, is a huge oil painting, measuring the height of a person, over 20 meters long, supposed to be hang in closed circle. It does not aim for an ending or beginning, but becomes the symbol of a sudden state, where birth and death meet instantly, beyond the gears of karma.

Reincarnation, according to Buddhism, is tied to near-death karma, but if death happens suddenly, like when a group of people is killed by bombs, where does that cycle begin?” A question that remains unanswered, and this very uncertainty creates the metaphysical pulse of the entire work.

This painting reveals the correspondence with a metaphysical paradox, much like the story of the Tower of Babel in the Bible, where mankind attempts to reach the heavens in pursuit of immortality and power, only to fail and be scattered. In its quest for unity and eternal meaning, mankind inadvertently creates chaos and dispersion within itself. Similarly, in The Circle of Life and Death, each cycle of life and death is not a closed loop, but a fragmentation, a scattering of the unfinished fragments of existence.

The painting itself does not tend to describe nor interpret. It incites intuition and forces the viewer to live with it, as if they wander through a cold afternoon in the realm of the living and the dead, where all forms seem to melt into uncertainty. The souls, like the disintegrating forms of a fallen Tower of Babel, no longer share a common language, no longer find connection, only are the remnants of an aborted ambition.

Painting as a Guard of Souls

In his role as a guard of the gateway between life and death, the artist does not place himself as a painter, but as a witness. In The Circle of Life and Death, one sees wavering forms, fractured faces, eyes gazing into the void. It feels as though a procession of wandering souls is parading in the afterlife, searching for a way back, but no one really knows where the destination would be.

The feeling of being possessed and seeing wandering souls everywhere… These forms, while remaining forever vague, still need to gather…”, these words could be his artistic manifesto: a metaphysical yet profoundly human ambition.

Just as in the Tower of Babel, where every attempt to create unity is shattered, the souls in Phạm Trần Việt Nam’s paintings cannot find a final stopping point, a place to call home. Death, reincarnation, and anything that lies between them are part of an endless whirlpool, beyond reach and explanation.

Painting as a Ritual of Reincarnation

In Phạm Trần Việt Nam’s paintings, the loss of gravity in the images is not just a visual effect, but a metaphysical state. The forms are neither fixed nor limited; everything seems to dissolve and blend in an undefined space. Figures and objects become indistinct, floating, as if the separation between the tangible and intangible no longer exists.

This space reflects anxiety, suffering, pain, like emotions that never stop, in perpetual movement. The beauty of the paintings does not lie in the technique or composition, but in the vibration of being. It is an emotional transformation, where every sensation requires no explanation but is simply deeply felt by its existence.

Much like the story of the Tower of Babel, where unity and harmony are broken by the dispersion of language, every brushstroke in Phạm Trần Việt Nam’s paintings represents the dispersion itself, disconnection between the incomplete parts of the existence. He portrays humanity’s tireless efforts to seek meaning in a world full of chaos and ambiguity, where objects are no longer fixed but become expressions of an elusive state of being. In such confusion and incompleteness, the viewer feels life, pain, and uncertain hope, creating a vibrating artistic space where each detail is part of a metaphysical whole.

When I return, it is also the moment I hear the voice of another existence in the void / Transitioning from nothingness to form. / At the border, there is a victim exhausted / There is no truth, no scream / Only punches into the void.”

Although the artist practices reconfiguring old paintings, cutting, tearing, and threading and collage, he does not seek to create a postmodern aesthetic, but to revive what is dead. Each incision is a grave. Each connection is a chance for reincarnation, a thanksgiving for the rebirth…

I return, my head bowed in the falling mist, / Feeling the weight of earth and sky. / Thankful for the flowers that bloom just for me, / The world smiles on each lonely soul it sees.” (I Return, Tô Thùy Yên)

In The Circle of Life and Death, linear time no longer has its place. It is an eternal present. A moment between two heartbeats, where death has not yet come, but life is no longer.

Painting to Live for Unnamed Souls

Phạm Trần Việt Nam does not paint for art. He paints because of some profound urge for him to bear witness to the restless souls, to the unrecognized suffering, to the deaths that have no place to lie on.

The Circle of Life and Death is not an exhibition, but a metaphysical guard, where the viewer, if being calm and sensitive enough, can hear the voice from other realms.

And beyond the far distances, there is not dissolution, but a shimmering of the Infinite

“Death belongs to life as birth does. / The walk is in the raising of the foot as in the laying of it down.” (Stray Birds, verse 268, Tagore)

And perhaps, at that moment, we too step into the circle of life and death, but not to die, but to understand more deeply about: what it means to live…

This entry was posted in Nghệ thuật and tagged . Bookmark the permalink.