“Năng lượng mặt trời nổi” cứu nguy cho sông Mekong và đồng bằng sông Cửu Long

RFA

Đoạn sông Mekong ở quận Sungkom, tỉnh Nong Khai, Thái Lan cách đập thủy điện Xayaburi (Lào) hơn 300km. Không ảnh chụp ngày 28/10/19.

Đoạn sông Mekong ở quận Sungkom, tỉnh Nong Khai, Thái Lan cách đập thủy điện Xayaburi (Lào) hơn 300km. Không ảnh chụp ngày 28/10/19. AFP

Chủ tịch Quỹ Sinh thái Việt (Viet Ecology Foundation), Kỹ sư Phạm Phan Long thực hiện một đề án nghiên cứu về “năng lượng mặt trời nổi” ở Biển Hồ, Campuchia và ở Hồ Nam Ngum, Lào để cứu dòng Mekong và ĐBSCL.

___________

RFA: Theo ghi nhận của RFA, Lào đã hoàn thành hàng trăm đập thủy điện lớn nhỏ trên các phụ lưu sông Mekong, làm xong 2 con đập lớn và dự tính xây thêm 7 đập nữa. Campuchia đồng thời lên kế hoạch xây dựng 2 đập thủy điện. Tất cả là 11 đập thủy điện lớn trên dòng chính. Dưới góc độ chuyên môn, ông đánh giá mức độ tác hại nghiêm trọng như thế nào cho các quốc gia trong khu vực sông Mekong?

Kỹ sư Phạm Phan Long: Tất các đập phụ lưu và dòng chính đều giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây xói lở bờ sông, để mặn lấn sâu vào thềm lục địa vào mùa khô và bỏ rơi để duyên hải cho biển sói mòn. Thuỷ điện không phải là năng lượng tái tạo sạch vì khí thải từ quy trình rữa mục trong hồ chứa ngang hàng với khí thải điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM kết luận chuỗi đập hạ lưu Mekong không còn có lợi nếu tính tổn thất xã hội vào sẽ bị thiệt hại (net loss) lên đến 7 tỉ USD.

Tất các đập phụ lưu và dòng chính đều giam giữ phù sa, ngăn cản di ngư, gây sói lở bờ sông, để mặn lấn sâu vào thềm lục địa vào mùa khô và bỏ rơi để duyên hải cho biển xói mòn. Thuỷ điện không phải là năng lượng tái tạo sạch vì khí thải từ quy trình rữa mục trong hồ chứa ngang hàng với khí thải điện than. Tổ chức NGO độc lập OXFAM kết luận chuỗi đập hạ lưu Mekong không còn có lợi nếu tính tổn thất xã hội vào sẽ bị thiệt hại (net loss) lên đến 7 tỉ USD
-Kỹ sư Phạm Phan Long

Viện Di sản Thiên nhiên (NHI), một viện nghiên cứu tại Hoa Kỳ, đã đánh giá dự án Sambor và khuyến cáo Chính phủ Campuchia nên hoãn bất cứ hợp đồng nào về Sambor, tìm thay vào đó phương án khác tốt hơn. NHI khuyến cáo rằng:

-Trong tổng sản lượng thủy sản ở mức ổn định của Campuchia và Việt Nam là 1,2 triệu tấn/năm thì có tới 38% loài di ngư. 70% trong số này sẽ bị mất trắng vì bãi đẻ trứng của chúng là ở trên Sambor, và số cá này sẽ mất trắng vì việc di cư không tiếp tục được. Với mức thu nhập cơ bản cho ngư dân là 1,5 USD/kg ngư sản thì thiệt hại kinh tế của họ sẽ là 479 triệu USD/năm.

-Căn cứ vào sự khác nhau về năng suất của các vựa lúa ở tỉnh An Giang, có và không có phù sa thì với khả năng giữ lại 62% lượng phù sa tại hồ chứa Sambor sẽ gây thiệt hại kinh tế từ 74 triệu USD/năm.

Điều quan trọng là tất cả lợi nhuận từ thủy điện Lào và đối tác chia với nhau, họ không phải chịu trách nhiệm đền bù thiệt hại cho 30 triệu dân cư Campuchia và Việt Nam. Khối dân cư này phải mất kế sinh nhai, bị đe dọa an ninh lương thực và thất thoát nguồn nước ngọt sinh hoạt và canh tác.

RFA: Đề án nghiên cứu “Điện mặt trời nổi” của ông được phổ biến trên Tạp chí chuyên môn quốc tế PV Magazine, và được giới chuyên môn đánh giá sẽ mang lại hiệu quả năng lượng cũng như giải cứu cho sông Mekong. Trước hết, ông có thể cho biết cụ thể về Dự án “Điện mặt trời Nam Ngum” ở Lào?

Kỹ sư Phạm Phan Long: Lào được Trung Quốc và Thái Lan yểm trợ tài chính và kỹ thuật đã bất chấp tác động nói trên lao mình vào thủy điện biến Lào thành bình điện cho Đông Nam Á. Trước cảnh xung khắc và bất công về phân phối quyền lợi giữa các dân tộc rất khó giải quyết, tôi đi tìm một giải pháp năng lượng khác cho khu vực.

Tôi đã làm một nghiên cứu với tính toán kỹ thuật và kinh tế về độ khả thi cho một công trình điên mặt trời nổi quy mô 11.400 MW, trên hồ Nam Ngum chia ra trong 15 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Pak Bang, Pak Lay and cả Luang Prabang với phí tổn sản xuất điện sẽ tương đương với chi phí của chúng. Nhất là đề án này không phải mất đất để làm hồ, di dân, ngăn nước phù sa hay thủy sản. Công trình này sẽ có lợi cho tất cả khu vực. Tôi đã công bố nghiên cứu này trên tạp chí kỹ thuật PV-Magazine đầu tháng 11 năm ngoái.

Nghiên cứu Đề án “Năng lượng mặt trời nổi” của Kỹ sư Phạm Phan Long đăng trên Tạp chí PV Magazine ngày 03/12/19.

Nghiên cứu Đề án “Năng lượng mặt trời nổi” của Kỹ sư Phạm Phan Long đăng trên Tạp chí PV Magazine ngày 03/12/19. Courtesy: Ảnh chụp màn hình pv-magazine.com

RFA: Còn về Dự án “Điện mặt trời trên Biển Hồ” sẽ mang lại những hiệu quả nào?

Kỹ sư Phạm Phan Long: Tương tự Nam Ngum, vào tháng 12 vừa qua, tôi đã công bố cũng trên PV-Magazine một nghiên cứu cho Biển Hồ Tonle Sap. Đây là một công trình điên mặt trời nổi quy mô 28.400 MW, chia ra trong 25 năm nhằm chứng minh dự án này đủ thay thế cho Sambor và Stung Treng.

RFA: Đề án nghiên cứu của ông được Chính phủ Lào và Campuchia cũng như các nhà đầu tư đón nhận ra sao?

Kỹ sư Phạm Phan Long: Tôi được nhiều phản hồi từ những chuyên gia thẩm quyền và học giả ủng hộ cho cả hai đề án, nhưng chưa được phản ứng từ chính phủ Lào hay Campuchia. Tuy nhiên, trong một buổi hội thảo quốc tế cuối năm ngoái ở Hà Nội, đề án của tôi đã được Tiến sĩ Lillian Corredor thuộc tổ chức Scientist4Mekong ủng hộ, bà đem vào bàn thảo và đề nghị cựu Thủ tướng Pháp Jean-Pierre Raffarin giới thiệu sáng kiến này với quan chức Lào và Trung Quốc.

Tình cờ vào tháng 2 Lào vừa qua, tôi nhận được thông tin về Lào đã ký với tập đoàn Hangzhou Safefound Technology, thực hiện một dự án tiền thiết kế dự án 1200 MW này trên hồ Nam Ngum sẽ là lớn nhất thế giới, nhưng đó mới chỉ ngang 1/10 dự án 15 năm tôi phác thảo.

Chính phủ Việt Nam cần hành động cứu lấy ĐBSCL trước họa sinh tử này, cần phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc
-Kỹ sư Phạm Phan Long

RFA: Việt Nam là quốc gia ở cuối cùng hạ nguồn sông Mekong và chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) sẽ được “giải cứu” qua các dự án “năng lượng mặt trời nổi” không? Và, Chính phủ Việt Nam cần phải có hành động gì đối với các dự án này?

Kỹ sư Phạm Phan Long: Về kinh tế và kỹ thuật, nghiên cứu tôi đã thực hiện chứng minh là năng lượng mặt trờI hoàn toàn có thể thay thế và từ bỏ tất cả các con đập thủy điện dự tính trên sông Mekong. Nếu các chính phủ Lào và Campuchia hợp tác và chuyển đổi quy hoạch thì châu thổ Tonle Sap và ĐBSCL sẽ được giải cứu.

Đồng bằng sông Cửu Long, vựa lúa và ao cá của dân tộc đã lâm nguy nay trở thành vùng đất đói phù sa thừa phèn, thiếu nước sạch, thừa nước bẩn, thiếu nước ngọt thừ nước mặn, sụt lún dần dần. Chính phủ Việt Nam cần hành động cứu lấy ĐBSCL trước họa sinh tử này, cần phải thông báo cho Chính phủ Lào là theo Hiệp định Mekong 1995, Việt Nam nhìn nhận Việt Nam không có quyền phủ quyết những dự án thủy điện của Lào nhưng Lào cũng không có quyền đơn phương xây đập khi chưa có thỏa thuận của Việt Nam. Chính phủ Việt Nam mặt khác nên đầu tư vào các dự án năng lượng mặt trời của Lào và Campuchia, sẽ giúp họ phát triển kinh tế bền vững và không còn xung khắc hay bất công giữa các dân tộc.

RFA: Cảm ơn Kỹ sư Phạm Phan Long dành thời gian cho cuộc trao đổi này với Đài RFA.

Nguồn: https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/floating-solar-with-storage-could-rescue-the-mekong-river-n-delta-03132020102654.html

Comments are closed.