Sài Gòn – Những ngày phong thành (47)

THÔNG TIN:

*Công điện của Thủ tướng: Xét nghiệm toàn TP.HCM trong thời gian giãn cách

https://tuoitre.vn/cong-dien-cua-thu-tuong-xet-nghiem-toan-tp-hcm-trong-thoi-gian-gian-cach-20210822123336213.htm

*TP.HCM đến từng nhà tiêm vắc xin COVID-19 từ 23-8

https://tuoitre.vn/tp-hcm-den-tung-nha-tiem-vac-xin-covid-19-tu-23-8-2021082208344735.htm

*TP HCM lập 400 trạm y tế lưu động

https://vnexpress.net/tp-hcm-lap-400-tram-y-te-luu-dong-4344306.html

*60 tổ Quân y sẽ đến tận nhà chăm sóc bệnh nhân Covid-19

https://vnexpress.net/60-to-quan-y-se-den-tan-nha-cham-soc-benh-nhan-covid-19-4343982.html

*Mở rộng điều tra vụ môi giới tiêm vaccine COVID-19 ở TPHCM

https://laodong.vn/video/tin-nhanh-60s-mo-rong-dieu-tra-vu-moi-gioi-tiem-vaccine-covid-19-o-tphcm-944649.ldo

*Bí thư TP.HCM và Phó thủ tướng kêu gọi F0 khỏi bệnh hỗ trợ chống dịch

https://zingnews.vn/bi-thu-tphcm-va-pho-thu-tuong-keu-goi-f0-khoi-benh-ho-tro-chong-dich-post1253963.html

*TP.HCM bổ sung một số đối tượng được ra đường từ 23/8

https://zingnews.vn/tphcm-bo-sung-mot-so-doi-tuong-duoc-ra-duong-tu-238-post1253936.html

*Người dân ở vùng xanh, vùng vàng và có điều kiện sẽ được tự đi chợ 1 lần một tuần; những người khó khăn sẽ được Tổ công tác đặc biệt phát thực phẩm miễn phí…

Tuổi trẻ, 21/08/2021 16:05 GMT+7

https://tuoitre.vn/nguoi-dan-tp-hcm-di-cho-nhan-thuc-pham-ra-sao-tu-0h-ngay-23-8-20210821155456448.htm

*Nhưng sau một ngày thì thông báo thay đổi: từ ngày 23-8 tất cả người dân ở TP sẽ không được đi chợ hay ra khỏi nhà để mua sắm, mà chính quyền sẽ tổ chức “đi chợ hộ”:

Tuổi trẻ, 22/08/2021 10:53 GMT+7https://tuoitre.vn/nguoi-dan-se-duoc-di-cho-ho-ke-ca-o-vung-xanh-20210822102733138.htm

NỖI ĐAU CỦA MỘT BÁC SĨ CHƯA TIÊM VACCINE VÀ CON TRAI 20 NGÀY TUỔI QUA ĐỜI VÌ COVID-19

FB Nguyễn Phan Tú Dung

Thứ khiến nhiều người đau thương đến ám ảnh nhất trong thời điểm hiện tại chính là sự mất mát và chia li người thân vì nhiễm COVID-19.

Tôi đã chứng kiến rất nhiều câu chuyện đau thương trong mùa đại dịch này, có những nỗi đau nghiệt ngã mà khó có người bình thường nào có thể chịu đựng và vượt qua.

Câu chuyện thương tâm mà tôi nói đến là chuyện của anh Bác sĩ đồng nghiệp và đứa con trai bé nhỏ của anh chưa được tròn 1 tháng tuổi đã qua đời vì covid-19, khiến nhiều anh em đồng nghiệp thương cảm và xót xa.

Thật sự là quá sức tận cùng của nỗi đau!

Bác sĩ B.V.H, nguyên là trưởng phòng KHTH Bệnh viện Q9, anh mắc Covid-19 và được điều trị tại Bệnh viện Lê Văn Việt, TP Thủ Đức gần 10 ngày nay.

4h sáng ngày 21-8-2021, BS H mãi rời xa cõi đời, để lại biết bao tiếc nuối, đau thương cho gia đình, bạn bè đồng nghiệp và những bệnh nhân mà từng được anh điều trị.

Nhưng có lẽ, điều khiến mỗi người trong chúng ta đều phải đau xót đến thấu tim, chính là đứa con trai bé nhỏ, chỉ mới 20 ngày tuổi đã cùng cha mình vĩnh viễn rời xa cõi đời cũng chỉ vì covid-19.

Một đứa trẻ vừa mới ra đời, là niềm vui của gia đình vì có thêm thành viên mới… Ấy vậy mà, đại dịch lại tàn nhẫn cướp đi sự sống của một thiên thần.

Nghiệt ngã hơn khi điều ấy lại xảy ra trong cùng 1 gia đình….

Chồng mất, con trai mới chào đời cũng mất… một người vợ, 1 người mẹ như chị làm sao có thể vượt qua trong 1 hoàn cảnh khó khăn và éo le như hiện tại!!!

Gia đình có 4 người đều bị nhiễm Covid (Bs H, vợ anh, con gái 6 tuổi và bé sơ sinh vừa chào đời), thêm 3 người thân cùng nhiễm nửa là 7 người.

Anh đã cố gắng chữa trị cho vợ, cho gia đình và tự chữa bản thân mình.

Dù cố gắng điều trị tại nhà nhưng bệnh tình của anh càng ngày càng nặng, cuối cùng thì anh phải vào Bệnh viện Lê Văn Việt, 2 con nhỏ và vợ anh vào BV Dã Chiến.

Sau vài ngày điều trị thì con trai mới sinh trở nặng phải nhập BV Nhi Đồng 2, sau 9 ngày điều trị thì bé trai 20 ngày tuổi đã mất.

Khi nói chuyện với tôi, chị Hoa – Vợ BS H đã khóc trong đau đớn, chị cũng chưa thể bình tâm bởi nỗi mất mát quá lớn và nó đến quá nhanh.

Chị nói: " Đau đớn nhất là con trai chỉ mới 20 ngày tuổi đã mất tại BV. Đúng 1 tuần sau đó thì anh nhà cũng không qua khỏi, mà anh không hề biết hay biết con trai mình đã mất trước đó."

Sáng nay, báo chí có nói về trường hợp BS H, tôi mới biết hoàn cảnh chị Hoa thật đáng thương, chị cũng là điều dưỡng làm ở một công ty, em gái của Bs H cũng là điều dưỡng, cả nhà đều là nhân viên y tế, nhưng họ đau đớn và bất lực khi nhìn chồng mình, con mình ra đi vì nhiễm bệnh dịch.

Hai người thân yêu cùng mất một lúc, chắc có lẽ nỗi đau ấy sẽ mãi hằn sâu vào tâm trí chị và con gái nhỏ 6 tuổi.

Chỉ mong chị và con gái sẽ vượt qua nỗi đau này để sống tiếp.

Mong mọi người hãy cùng nhau chia sẻ để giúp chị và bé gái sau này sẽ có 1 cuộc sống ổn đinh

Một người phụ nữ mà vừa phải chịu nỗi đau mất chồng, mất con trong cùng một lúc thì thật sự rất đáng thương và cần được giúp đỡ.

P/s: Mọi người liên hệ trực tiếp với chị Hoa – vợ BS H để có thể hỏi thăm & giúp đỡ cho chị ấy nhé. SĐT: 0903381102

clip_image002

FB Nguyễn Đình Tuấn:

Tờ mờ sáng nay trong group GĐ các BV thấy có tin nhắn:

“BS Bùi Văn Hiền, phòng kế hoạch tổng hợp – BV. Q.9 mới mất sáng hôm qua

Con trai mất vài ngày trước đó.

Vợ và con gái đang điều trị.

Chúng ta dành 1 phút mặc niệm cho đồng nghiệp…

Anh em mình ráng giữ sức khoẻ nhé”.

Lục tìm tên thì đúng thấy cái hình quen quen và trong hồ sơ thấy có khai đã từng công tác tại BVĐK Cotec Healthcare tỉnh Bình Định, nên cũng gọi hỏi thực hư thế nào và rồi xác nhận đúng thật: 01 BS, đã từng làm QLCL ở BV. Cotec Quy Nhơn trong 2 năm đầu mới thành lập, sau chuyển về SG làm việc để gần gia đình…

Gia đình tan nát cho dù là 01 BS nội khoa.

Covid đáng sợ là có thật (!)

RIP anh mùa Covid

PHỎNG VẤN LM. PHƯƠNG ĐÌNH TOẠI VỀ ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ CÁCH ỨNG PHÓ

Vatican News – Tiếng Việt, 20/8/2021

GHI NHẬN BAN ĐẦU TRƯỚC GIỜ 0, 23.8

FB Dũng Thế Vũ

1- Lãnh đạo Tp có vẻ chủ động hơn khi thông báo trước sẽ nâng cao, siết chặt giãn cách tại Tp.HCM từ 0h ngày 23.8. Tuy nhiên, 3 mục tiêu cốt lõi của việc truyền thông này không đạt: 1) thông tin rõ ràng, 2) có kế hoạch “nghe khả thi”, và 3) từ đó xã hội tin tưởng – yên tâm.

2- Có 3 điểm yếu cốt lõi của họp báo này (theo quan sát trên báo chí): 1) không thấy clip về phần hỏi đáp, vốn là phần cốt lõi của họp báo, 2) cách thức họp báo, 1 người cầm văn bản giải thích cho người nghe mà không có màn hình trình chiếu các thông tin quan trọng, 3) thiếu rất nhiều thông tin quan trọng mà đáng lẽ trong phần hỏi đáp cần được làm rõ. 3 điểm yếu này làm cho họp báo không đạt mục tiêu.

Có rất nhiều câu hỏi cần làm rõ.

3- Câu hỏi quan trọng nhất: Nguyên nhân nào mà dịch vẫn tiếp tục lây lan trong cộng đồng dù đã giãn cách rất lâu và rất chặt từ chỉ thị 15, lên 16, rồi 16+. Nguồn lây chính nằm ở đâu? Có phải nguồn lây là từ việc dân được đi siêu thị, chợ hay không? Có phải nguồn lây từ shipper hay không? Hay nguồn lây nhiễm nằm ở đâu?

4- Nhìn vào giải pháp, không cho dân ở vùng cam, đỏ đi chợ, siêu thị, mà phải nhờ tổ công tác đi chợ giùm và cấm shipper trong các khu vực này. Giải pháp này nghĩa là nguyên nhân lây nhiễm chính là từ 2 hoạt động này. Có hay không bằng chứng khoa học và thực nghiệm về việc này? Nếu có đề nghị cung cấp cho báo chí và dân chúng biết để tự hạn chế. Còn nếu chỉ là hoài nghi thì cũng cho biết cơ sở khoa học và thực tiễn của hoài nghi này. Nếu chưa xác định nguyên nhân mà đã đề ra giải pháp thì thực sự chỉ gây thêm hoang mang cho dân chúng.

5- Quan sát cá nhân thì mình cho rằng nếu người dân chỉ đi chợ, siêu thị 1-2 lần/ tuần như trong đợt giãn cách vừa rồi (không phải các đợt tin đồn đóng cửa TP) và shipper hiện nay rất cẩn thận trong giao hàng thì tỷ lệ lây nhiễm ở 2 nguồn này không cao. Tất nhiên cần số liệu thực chứng.

6- Nguồn lây nhiễm có lẽ từ các F0 đang được cách ly tại nhà ở các khu vực không đủ điều kiện cách ly, như các khu xóm trọ, khu đông dân cư, gia đình đông người, nhà cửa chật hẹp. Ở các khu vực này, một người nhiễm là nhiễm cả gia đình. Chưa thấy giải pháp nào cho phần này?

7- Một nguồn lây nhiễm (có thể) khác chính là sự bất ổn của chính sách, liên tục các thông tin rò rỉ gây hoang mang dẫn đến các đợt người dân tập trung mua thực phẩm, và các đợt xét nghiệm/ chích ngừa diện rộng mà thiếu tổ chức. Đã có các hoài nghi, liệu Tp đã có phân tích các nguyên nhân này chưa?

8- Các câu hỏi khác: vùng nào là vùng đỏ, cam, xanh…? Cho đến 11:00 trưa 22.8 thì Báo Thanh niên vẫn cho biết Tp.HCM chưa có danh sách vùng đỏ, xanh, cam… Rồi các siêu thị, chợ trong các vùng đỏ, cam có được hoạt động không?

9- Làm sao tổ công tác (tổ dân phố, phường xã, công an, quân đội) có thể tổ chức mua hàng hóa cho dân? Rất khó tin là các nhóm này sẽ có thể làm việc hiệu quả trong việc cung ứng hàng hóa cho hàng triệu người dân. Tại sao lại thay thế lực lượng shipper chuyên nghiệp bằng lực lượng không chuyên (tổ dân phố???) Liệu lực lượng này làm giúp thì không lây lan covid như shipper chăng?

10- Có vẻ thành phố đang tính chuyện sẽ phát mấy triệu gói thực phẩm như nhau người dân Tp.HCM. Các nhu cầu khác thì sao? Kế hoạch cứu trợ dân đói đã đến tay dân chưa hay vẫn trên kế hoạch? 1 thành phố 9 triệu dân, kế hoạch này có quá sơ sài?

11- Chủ tịch Tp.HCM vừa bị điều chuyển, vì lý do gì? Chúng ta có thể hy vọng vào 1 lãnh đạo xuất chúng mới sẽ xuất hiện chăng? Với các lựa chọn, bổ nhiệm, điều chuyển mà không hề có thông tin gì cho xã hội như hiện nay thì rất khó.

12- Cuối cùng, túm lại: Mai chuyện gì sẽ đến? Mai siêu thị nhà tui có mở cửa không?

clip_image004

VẤN ĐỀ XÉT NGHIỆM ĐẠI TRÀ

FB Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Đối với nhiều người ngoài ngành y, câu chuyện rất đơn giản: xét nghiệm toàn bộ dân số, phát hiện người bị nhiễm, điều trị và giảm tải hệ thống y tế. Nhưng câu chuyện đằng sau của xét nghiệm đại trà không hề đơn giản như vậy, mà có thể gây ra lãng phí lớn cho dân chúng. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác.

Vấn đề của xét nghiệm đại trà có thể tóm tắt như sau: (1) dương tính giả và âm tính giả; (2) chi phí khá lớn để phát hiện 1 ca; và (3) hệ quả sau xét nghiệm. Chúng ta sẽ bàn qua từng vấn đề dưới đây để thấy ‘bức tranh’ chung về xét nghiệm.

1. Dương tính giả và âm tính giả

Cho đến nay thì chắc đa số chúng ta đều biết rằng không có xét nghiệm nào là hoàn hảo cả, hiểu theo nghĩa chính xác 100%. Xét nghiệm PCR được xem là ‘chuẩn vàng’, nhưng vẫn có sai sót. Có hai sai sót chánh (xem bảng số liệu tóm tắt):

• Người thật sự không bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả dương tính. Đây là trường hợp ‘dương tính giả’. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ dương tính giả khoảng 5% (trung bình), nhưng xét nghiệm nhanh [dựa vào kháng nguyên] thì dương tính giả chỉ chừng 1%.

• Người thật sự bị nhiễm, nhưng xét nghiệm cho ra kết quả âm tính. Đây là trường hợp ‘âm tính giả’. Các xét nghiệm PCR thuờng có tỉ lệ âm tính giả khoảng 13% (trung bình), còn xét nghiệm nhanh thì rất cao, có thể lên đến 50%.

Điều này dẫn đến khó khăn cho một cá nhân là nếu họ nhận được kết quả dương tính thì chưa chắc họ bị nhiễm, vì có thể chỉ là dương tính giả. Có nhiều lí do tại sao dương tính giả, kể cả lí do con virus đã ‘chết’ nhưng vì PCR rất nhạy nên vẫn phát hiện nó!

2. Bao nhiêu người bị nhiễm?

Có cách nào định lượng sai sót dương tính giả và âm tính giả trong cộng đồng không? Câu trả lời là có, nhưng với một giả định. Giả định về số ca nhiễm thật sự trong cộng đồng. Cho đến nay, không ai biết được bao nhiêu người trong cộng đồng bị nhiễm, nhưng chắc chắn con số đó cao hơn con số chúng ta phát hiện.

OK, vậy ước tính có bao nhiêu người bị nhiễm trong cộng đồng? Theo một phân tích mà tôi ‘favorite’ (vì họ dùng phương pháp tốt), thì số người bị nhiễm trong cộng đồng Âu châu dao động từ 2.6% đến 16.1%, và tính trung bình là 6.2% (làm chẵn 6%) [1]. Rất cao.

Giản đồ dưới đây minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người.

Như vậy, PCR sẽ cho ra 522,000 + 470,000 = 992,000 người có kết quả dương tính. Nhưng trong số này chỉ có 522,000 là đúng (bị nhiễm). Nói cách khác, cứ 100 người có kết quả dương tính, thì chỉ có 53 người là thật sự bị nhiễm, còn lại 47 người là kết quả sai.

3. Chi phí cho cộng đồng

Những tính toán đơn giản trên dẫn đến câu hỏi: cộng đồng sẽ tốn bao nhiêu tiền để phát hiện 1 ca nhiễm?

Theo báo chí thì chi phí xét nghiệm PCR là khoảng 734.000 đồng/mẫu xét nghiệm [2]. Nhưng nếu làm số nhiều thì chi phí chắc thấp hơn. Chúng ta thử tính dựa vào chi phí 500,000 đồng / mẫu hay 25 USD.

Bởi vì xét nghiệm đại trà phải làm trên 10 triệu người (quần thể giả định), nên tổng chi phí là 10 triệu x 25 = 250 triệu USD.

Với 250 triệu USD, chúng ta phát hiện 522,000 ca dương tính thật. Như vậy chi phí để phát hiện 1 ca là 479 USD, hay 9.58 triệu đồng. Tức là, người dân phải chi ra gần 10 triệu đồng chỉ để phát hiện 1 ca dương tính thật!

4. Sau xét nghiệm

Nhưng dĩ nhiên câu chuyện không dừng ở đó. Sau xét nghiệm dương tính lại có thể phải xét nghiệm tiếp để chắc ăn, bởi vì xét nghiệm đầu có thể chưa chính xác. Có người phải làm xét nghiệm cả 3 lần để xác định. Do đó, chi phí cộng đồng lớn hơn nhiều so với con 250 triệu USD.

Cái giả định đằng sau là những người dương tính và xác định bị nhiễm cần được điều trị. Chương trình phát hiện 522,000 ca nhiễm, vậy câu hỏi đặt ra là hệ thống y tế có thể kham nổi con số này?

Tuy nhiên, tỉ lệ ca nặng cần nhập viện có lẽ là 20%. Hai chục phần trăm của 522,000 ca là 104,400 ca cần nhập viện. Vẫn là một con số khá lớn cho hệ thống y tế.

5. Một chiến lược khác

Những tính toán trên cho thấy xét nghiệm đại trà rất tốn kém và không phải là một ‘good idea’. Cần phải suy nghĩ một chiến lược khác, và tôi gọi là chiến lược ‘focused testing’. Theo cách làm này, chỉ nên xét nghiệm những người mà kết quả sẽ chính xác hơn và cái ‘diagnostic yield’ cao hơn. Cần nói thêm rằng các phương pháp xét nghiệm, ngay cả xét nghiệm kháng nguyên, có độ chính xác cao ở những người có triệu chứng (nhưng ở người không có triệu chứng thì độ chính xác kém). Do đó, tôi nghĩ chỉ xét nghiệm những ai:

• có triệu chứng – bất kể người đó đã tiêm hay chưa tiêm vaccine. "Triệu chứng" ở đây là bao gồm ho, khó thở, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, mất vị giác, đau cổ họng, ỏi mửa, tiêu chảy, v.v.

• có tiếp xúc với người bị nhiễm: đây là những người có nguy cơ cao, nên xét nghiệm những người này có hiệu quả hơn;

Chúng ta có thể giả định rằng số người đáp ứng hai tiêu chuẩn trên chiếm khoảng 10% dân số giả định, tức khoảng 1 triệu người. Do đó, tập trung vào các nhóm này sẽ giúp giảm gánh nặng về chi phí cho cộng đồng mà còn giúp gia tăng hiệu quả của tầm soát.

Thật ra, những bàn luận trên đây trở thành vô nghĩa khi biến thể Delta hiện diện. Biến thể Delta có hệ số lây lan lên đến 6-7, thì từ ý tưởng miễn dịch cộng đồng đến xét nghiệm đều vô nghĩa. Nói như Giáo sư Andrew Pollard (người sáng chế vaccine AstraZeneca) thì xét nghiệm đại trà đối với biến thể Delta là vô nghĩa [3] và không có cách gì để ngăn chận con virus này trong cộng đồng. Chúng ta phải chấp nhận và điều chỉnh để sống chung với nó thôi.

____

[1] https://royalsocietypublishing.org/doi/10.1098/rsos.200909

[2] https://tuoitre.vn/gia-mot-lan-xet-nghiem-covid-19-theo…

[3] https://www.telegraph.co.uk/…/delta-variant-has-wrecked…

clip_image006

Giản đồ minh hoạ cho một chương trình xét nghiệm trên 10 triệu người. Với dân số 10 triệu người, chúng ta kì vọng sẽ có 600,000 người bị nhiễm (với giả định tỉ lệ nhiễm là 6% như y văn). Phương pháp PCR có độ nhạy 87% sẽ giúp chúng ta phát hiện 522,000 người dương tính, tức là chúng ta bỏ sót 78,000 người (âm tính giả). Với độ đặc hiệu 95%, PCR sẽ cho ra 5% dương tính giả, tương đương với 470,000 người. 
Như vậy, PCR sẽ cho ra 522,000 + 470,000 = 992,000 người có kết quả dương tính. Nhưng trong số này chỉ có 522,000 là đúng (bị nhiễm). Nói cách khác, cứ 100 người có kết quả dương tính, thì chỉ có 53 người là thật sự bị nhiễm, còn lại 47 người là kết quả sai.

 

MOLNUPIRAVIR ĐÃ ĐƯỢC PHÊ CHUẨN Ở VIỆT NAM?

FB Gs. Nguyễn Văn Tuấn

Vậy là Sydney lại thêm 1 tháng phong toả nữa, và tình hình là vẫn phải ở nhà đọc tin tức. Một bác sĩ gởi msg cho biết ở VN có khuyến cáo dùng Molnupiravir cho điều trị bệnh nhân Covid19, và hỏi tôi về dữ liệu liên quan đến thuốc. Tôi hơi ngạc nhiên là vì thuốc này vẫn còn trong vòng nghiên cứu ở nước ngoài, chẳng hiểu sao ở VN đã khuyến cáo sử dụng?

Thuốc Molnupiravir đã nằm trong radar quan tâm của giới nghiên cứu từ cả năm qua. Đây có thể xem là thuốc đầu tiên đặc trị cho bệnh nhân Covid19 được Merck nghiên cứu và bào chế. Molnupiravir là thuốc được điều trị cho bệnh cúm mùa, và nay được nghiên cứu cho covid.

Molnupiravir là thuốc kháng virus (tức cùng gia đình với Remdesivir vốn đã được phê chuẩn cho điều trị covid) nhưng cơ chế thì khác với Remdesivir. Theo mô tả của Merck, sau khi uống, Molnupiravir sẽ vào tế bào và hoán chuyển thành nhữnh mảng RNA. Những mảng RNA này sẽ liên kết với các chất liệu di truyền (RNA) của con virus, và làm vô hiệu hoá khả năng nhân bản của con virus. Như vậy cơ chế của Molnupiravir khác với Remdesivir một chút: trong khi Remdesivir làm chậm quá trình nhân bản của virus, thì Molnupiravir trực tiếp làm vô hiệu hóa quá trình nhân bản.

1. Nghiên cứu về Molnupiravir

Molnupiravir đã qua thử nghiệm lâm sàng giai đoạn IIa và cho ra kết quả có triển vọng tốt. Theo báo cáo trên MedrXiv, thử nghiệ trên 202 bệnh nhân bị nhiễm nCov và có triệu chứng, đến ngày thứ 5 nhóm được điều trị hoàn toàn không có ai có tải lượng virus, nhưng nhóm chứng (giả dược) thì 11% người vẫn còn tải lượng virus (P = 0.03). Nhưng nghiên cứu này có số lượng cỡ mẫu tương đối thấp [1].

Merck đã làm thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III trên 1218 người, và kết quả đã được báo cáo trong một hội nghị (chưa phải trên một tập san y khoa). Theo thông báo của công ti, nhóm dùng Molnupiravir có tỉ lệ giảm tải lượng virus 78.3%, so với nhóm được điều trị theo chuẩn hiện nay là 48.4% vào ngày thứ 5 [2]. Tuy nhiên, kết quả cụ thể ra sao thì vẫn chưa thấy công bố trên một tập san y khoa.

Đó là tình hình khoa học của Molnupiravir cho đến nay. Như các bạn thấy, thuốc có triển vọng rất tốt, nhưng vì kết quả thử nghiệm giai đoạn III chưa được công bố chánh thức nên thuốc vẫn chưa được các nhà chức trách y tế phê chuẩn.

Tuy nhiên, theo tin từ TGA của Úc (giống như FDA bên Mĩ) thì vào ngày 9/8/2021 TGA đang xem xét Molnupiravir cho điều trị bệnh nhân covid. Điều này không có nghĩa là phê chuẩn, mà có nghĩa là Merck có thể đệ trình hồ sơ và dữ liệu nghiên cứu để TGA xem xét phê chuẩn [3]. Cho đến nay FDA vẫn chưa phê chuẩn Molnupiravir.

2. Tình hình ở Việt Nam

Ở Việt Nam thì theo khuyến cáo mới [4], Molnupiravir được xem là một thuốc điều trị hàng đầu [4] dành cho điều trị tại nhà. Thông cáo có ghi thêm rằng ‘Thuốc số 1 là thuốc có kiểm soát, được cung cấp theo chương trình của Bộ Y tế,’ tức có thể hiểu là Bộ Y tế đã phê chuẩn cho dùng Molnupiravir?

Tôi thấy điều này hơi lạ, bởi vì thường thì Bộ Y tế chỉ phê chuẩn thuốc nước ngoài sau khi các nhà chức trách như FDA, WHO và EMA đã phê chuẩn. Nhưng có lẽ trong tình huống đặc biệt nên VN đã phê chuẩn thuốc này trước cả các cơ quan quốc tế chăng. Dù gì thì tôi nghĩ Việt Nam nên chờ kết quả thử nghiệm giai đoạn III của Molnupiravir trước khi quyết định. Còn nếu dùng Molnupiravir cho thử nghiệm thì nên nói như vậy để bệnh nhân biết và phải có sự đồng thuận (consent) của họ.

Bản trên blog: https://nguyenvantuan.info/…/molnupiravir-da-duoc-phe…

______

[1] https://www.medrxiv.org/…/2021.06.17.21258639v1.full.pdf

[2] https://www.thehindubusinessline.com/…/article35441964.ece

[3] https://www.tga.gov.au/…/tga-grants-provisional…

[4] https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6887

clip_image008

TP.HCM chính thức sử dụng thuốc kháng virus Molnupiravir cho bệnh nhân COVID-19. Nhưng ở nước ngoài thì chưa có cơ quan nào phê chuẩn thuốc này cho bệnh nhân Covid. Trong tương lai, rất có thể thuốc sẽ được Mĩ và Úc phê chuẩn, nhưng hiện nay thì đang chờ dữ liệu nghiên cứu.
https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/6847426-6887

CHI VÀI NGÀN HAY TIỀN TRIỆU MUA THUỐC PHÒNG ĐIỀU TRỊ COVID-19 TẠI NHÀ?

Infonet, 22/8/2021

Từ khi TP.HCM có hướng dẫn việc sử dụng thuốc điều trị Covid-19 tại nhà, nhiều người dân trong thành phố đã mua thuốc tích trữ dự phòng Covid-19.

Theo Sở Y tế TP.HCM thì người mắc Covid-19 được cách ly tại nhà cần chuẩn bị các thuốc thiết yếu gồm: Thuốc hạ sốt, thuốc nâng cao thể trạng (vitamin, chất dinh dưỡng vi lượng, các thuốc y học cổ truyền). Ngoài ra, F0 có thể bổ sung các thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống trong một số tình huống có chỉ định.

Theo Sở Y tế, chỉ định sử dụng thuốc kháng viêm corticoid và kháng đông dạng uống đối với người bệnh có triệu chứng sớm của suy hô hấp (cảm giác khó thở và/hoặc nhịp thở > 20 lần/phút và/hoặc SpO2 < 95%, nếu có) và chưa liên hệ được nhân viên y tế để được hướng dẫn, hỗ trợ.

Nhiều người dân đã mua chuẩn bị các loại thuốc theo khuyến cáo, để phòng sẵn tại nhà. Anh Nguyễn Mạnh Hà (37 tuổi, Bình Chiểu, thành phố Thủ Đức) cho biết anh vừa mua hết hơn 7 triệu đồng tiền thuốc và các loại vitamin cho gia đình để phòng Covid-19, bao gồm thuốc cảm cúm thông thường tới các loại thuốc chống viêm, chống đông, thuốc bổ, vitamin các loại để phòng nếu cả nhà không may thành F0 sẽ có sẵn thuốc trong nhà.

Chị Đào Thu Hà (45 tuổi, phường 4, quận, TP.HCM) cũng mua một bịch thuốc dự phòng cho cả nhà. Đáng chú ý, các loại thuốc chống viêm như Dexamethasone, chị Hà mua loại của ngoại giá khá đắt.

Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng không cần thiết mua các loại thuốc quá đắt vì thuốc Dexamethasone vừa dễ kiếm vừa rẻ tiền.

Theo dược sĩ Trần Thanh Cảnh, có nhiều thông tin chia sẻ được đăng tải trên các tạp chí y khoa về kết quả dùng Dexamethasone điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Tác dụng kháng viêm của Dexamethasone nói riêng và của các thuốc kháng viêm steroid cực mạnh và đặc hiệu.

clip_image010

Hoá đơn mua thuốc tích trữ.

Người dân nếu cần mua Dexamethasone không cần phải cố gắng tìm mua các loại thuốc đắt tiền với các tên ngoại, biệt dược mà có thể mua các loại thuốc nội giá rất rẻ. Hiện nay, dược sĩ Cảnh cho biết Dexamethasone dạng viên, hàm lượng 0,5mg đóng vỉ 30 viên, có giá bán dao động từ 2000 đến 4000 đồng/vỉ do các công ty dược trong nước sản xuất. Nghĩa là giá chỉ khoảng 100 đồng một viên.

Trong khi thuốc ngoại tác dụng tương tự như Medrol hàm lượng 16mg có giá bán dao động từ 4000 – 6000 đồng một viên, đắt gấp 40-60 lần. Người dân không nhất thiết phải mua các loại thuốc ngoại giá gấp tới hàng chục lần.

clip_image012

Các loại thuốc Dexamethasone đều có tác dụng như nhau.

Nhiều quan niệm cho rằng mua biệt dược của các hãng nổi tiếng tác dụng điều trị tốt hơn của các hãng ít tên tuổi, có lợi cho bệnh nhân, tuy nhiên điều này không đúng. Theo dược sĩ Cảnh, chỉ trừ các biệt dược mới, đang độc quyền như vaccine chống Covid-19 dòng mRNA còn các thuốc đã hết thời hạn bản quyền như các thuốc kháng viêm dòng steroid: Dexamethasone, Methylprednisolone, Medrol, Hydrocotisone… do hàng ngàn công ty dược trên thế giới này sản xuất ra, về cơ bản đều tác dụng như nhau.

Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Quốc Thái – Trung tâm Bệnh Nhiệt đới, BV Bạch Mai đang tăng cường tham gia tại BV dã chiến số 16 ở TP.HCM, cho biết hiện nay Bộ Y tế và Sở Y tế TP HCM đã có hướng dẫn nếu người bệnh bắt đầu có biểu hiện chuyển nặng như khó thở, nhịp tim nhanh thì người bệnh có thể sử dụng các thuốc chống viêm, chống đông.

Các thuốc chống viêm Dexamethasone 0,5 mg, mỗi ngày uống 1-2 viên hoặc có thể thay thế bằng Methylprenisolon 16 mg, liều dùng 2 viên một ngày.

Thuốc chống đông các loại thuốc Rivaroxaban 10mg, 1 viên một ngày hoặc có thể dùng Apixaban 2,5 mg, 2 viên /ngày hoặc Dabigatran 110 mg, 2 viên một ngày chia làm 2 lần sáng và chiều. Các thuốc thay thế nhau chứ không phải là dùng tất cả các loại thuốc trên, bác sĩ Thái lưu ý.

Ngoài ra, việc sử dụng chống viêm không phải là ai cũng dùng được mà phải hết sức thận trọng. Bởi vì các thuốc chống viêm, chống đông cũng có tác dụng phụ. Khuyến cáo đối với phụ nữ đang cho con bú, mang thai không nên uống.

Một số người mắc bệnh nền như viêm dạ dày, tá tràng, suy gan, chảy máu đường tiêu hoá không dùng thuốc chống đông, chống viêm. Khi trở nặng, bệnh nhân nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt để bác sĩ kê đơn thuốc phù hợp với mình hơn.

Khánh Chi

TIN CẦN BIẾT VÀ CHIA SẺ TỪ 0G NGÀY 23/08/2021

FB Ngân Hà Trần

Người mất vì Covid sẽ được Bộ Tư Lệnh hỗ trợ tẩm liệm và đưa đi hoả táng MIỄN PHÍ. Mọi người xin nắm rõ quy trình xử lý để có thể hướng dẫn người khác biết;

Nếu mất ở Bệnh viện: BV và BTL sẽ lo đưa đi thiêu và trả tro cốt về nhà, nếu như người nhà bị đưa đi cách ly ko ai tiếp nhận thì Chùa sẽ tiếp nhận và hương khói cho đến ngày người thân hết cách ly sẽ đón về.

Nếu mất ở nhà thì người thân phải liên hệ Phường đề nghị xuống xét nghiệm và làm đủ từ mục 1,2,3,4. Sau đó liên hệ đường dây nóng của Bộ Tư Lệnh để báo cáo và cung cấp đầy đủ thông tin. BTL sẽ tiếp nhận và cử người xuống hỗ trợ từ mục 5 đến 9.

1. Giấy báo tử – Phường

2. Test PCR – Phường

3. Khử khuẩn – Phường

4. Giấy chứng nhận theo đúng tiêu chuẩn – Phường

5. Đội tẩm liệm bốc xác

6. Chở xác

7. Sắp quan tài

8. Thiêu

9. Trả cốt

Lưu ý: Đường dây nóng có cài đặt hộp thư thoại nên khi mọi người gọi vào đường dây nóng của BTL mà thấy bận máy thì cứ làm theo hướng dẫn cung cấp thông tin thì BTL sẽ tiếp nhận và sẽ hỗ trợ xử lý kịp thời nhé.

Thông tin cần cung cấp cho BTL bao gồm:

1. Người liên hệ là gì của người mất? Số đt liên lạc

2. Tên tuổi, địa chỉ người mất

3. Đã có Giấy chứng tử mất vì Covid.

clip_image022

1,5 TẤN BAO ĐỰNG TỬ THI VÀO SG (*)

FB Đinh Việt Thành

Cuối ngày, thông tin từ bản tin của Bộ Y tế được nhiều người, dù không ai mong nhưng rất quan tâm, đó là số ca tử vong.

Tối qua nhận được điện thoại của 1 bạn trong nhóm, mong muốn chuyển sớm nhất 1,5 tấn bao đựng tử thi vào SG.

Vâng, là bao đựng tử thi – như một mệnh lệnh, phải làm ngay, không thể chần chừ với mặt hàng đặc biệt này.

Và chỉ trong 30 phút, mọi chuyện đã xong.

Sáng nay chuyển "hàng" lên sân bay, lặng người nhìn những bao đựng tử thi cuối cùng lăn từ từ qua máy soi an ninh, chuẩn bị lên máy bay của hãng Vietjet để vào SG, chuyến bay cất cánh lúc 14h15.

Em bên hãng Vietjet nói "đã xong, chị về được rồi ạ", không hiểu sao chân không bước nổi, cứ đứng lặng nhìn.

Khi 50 bao túi đựng tử thi được chuyển từ xe tải xuống, mấy em hãng Vietjet vội ra chuyển xuống, xếp trên khay chờ xe nâng.

Một em nói khẽ "1,5 tấn này chắc lâu mới sử dụng hết chị nhỉ".

Lặng im…

Khi biết 50 bao bên trong là túi đựng tử thi, những người có mặt ở đây đều nghiêm trang và rất nhẹ nhàng xếp lên băng chuyền và Im lặng nhìn… những chiếc bao lăn dần vào phía trong- một cảm giác từ biệt thoáng qua. Nước mắt rơi…

Đại dịch – Sài Gòn đã phải trả một cái giá quá lớn.

Đau không nói được bằng lời.

Sài Gòn ơi.

clip_image024clip_image026

(*) Nhan đề của Văn Việt.

ĐÙNG MỘT CÁI… (*)

FB Thich Thanh Thang

clip_image028Đùng một cái tăng giãn cách lên 30 ngày liền, rồi đùng một cái thông tin triển khai quân đội công an phân phối thực phẩm. Thế là đùng một cái dân tháo chạy về quê, rồi đùng một cái dân chen nhau đi siêu thị vét sạch thực phẩm. Song đùng một cái quân đội lại không đi phát lương thực và Tp.HCM cũng không thực hiện biện pháp khẩn cấp trong 2 tuần.

clip_image028[1]Đùng một cái bảo thêm 1.000 điểm bán hàng lưu động (từ tháng 7) rồi lặn mất tăm luôn. Rồi đùng một cái không rõ các điểm bán thực phầm sẽ ra sao khi triển khai xe quân đội vận chuyển rau củ từ Đà Lạt về và đương nhiên họ sẽ phân phối cho dân hoặc mua giúp dân, đi chợ thay dân. (Chờ xem thực hiện thế nào).

clip_image028[2]Đùng một cái “ai ở đâu ở yên đấy”, cứ như thiết quân luật, song đùng một cái người dân vùng xanh được đi chợ 1 lần/1tuần. Nói chung vẫn có ra đường theo khung giờ, đối tượng…

clip_image028[3]Đùng một cái “di biến động dân cư”, kiểm soát, khai báo di chuyển, song đùng một cái ngưng, song lại đùng một cái quản lý hoạt động của đội ngũ người giao hàng (shipper) trong việc tổ chức phân phối hàng hóa đến các hộ dân. Song lại đùng một cái ngưng không cho shipper giao hàng ở Tp Thủ Đức và Quận 7…

clip_image028[4]Đùng một cái gom dân đi test nhanh rồi cấp tập tiêm chủng trong khi dịch ngấm sâu trong cộng đồng, dẫn đến trở thành nguồn lây lan dịch bệnh, do vệ sinh an toàn dịch tễ kém và thiếu chuyên môn.

clip_image028[5]Đùng một cái duy ý chí “tách F0 ra khỏi cộng đồng” trong khi ngay từ lúc dịch mới phát sinh ở Hội thánh Truyền giáo đã không thể làm được. Và trong hơn 1 tháng áp dụng chỉ thị 16 cũng không làm được. Mà tách F0 ra khỏi cộng đồng bằng gom người test nhanh thì đúng là đỉnh cao chống dịch.

clip_image028[6]Đùng một cái gom hết F0, F1 đi cách ly, rồi đùng một cái cho cách ly tại nhà, nhưng chăng giây kín, khi cần cấp cứu gọi cũng khó thấu.

clip_image028[7]Đùng một cái ông Chủ tịch thành phố bị điều ra Trung ương, nhưng không biết có đùng một cái giải tán mấy tay trong “Tổ tư vấn” chống dịch cho ông Chủ tịch hay không?

P/s: Nói chung cứ clip_image028[8]đùng một cái tạo ra các hoảng loạn không cần thiết. Dân vừa gồng gánh dịch lại thêm những ngày khổ vì hoang mang…

Nhiều cái đùng quá rồi, giờ chỉ biết đặt câu hỏi: Ai cho tôi niềm tin thôi các bác ạ!

Nên đọc lại tác phẩm “những người thích đùa” ạ.clip_image030

clip_image032clip_image034

(*) Nhan đề của Văn Việt.

PHÒNG CHỐNG DỊCH COVID-19: ĐỂ KHÔNG CÒN XẨY RA NHỮNG QUYẾT ĐỊNH "ĐÙNG, ĐOÀNG"!

FB Tran Tuan

Người bạn thâm niên hơn 30 năm làm chính sách công tôi rất kính trọng, gửi cho một đoạn liệt kê nhanh các quyết định liên quan tới công tác chống dịch COVID-19 ở Tp Hồ Chí Minh trong 3 tháng qua (Xin trích ở dưới bài viết này).

Bạn không viết ra, mà chỉ muốn gửi đến tôi với tâm tư buồn: Sao lại để đến nỗi này? Chính sách chống dịch đưa ra “đùng, đoàng” vênh trước, vẹo sau đến độ đối chọi thì dân tình táo tác, xã hội nhớn nhác… tránh sao được?

Thực ra, vấn đề chính sách vênh phải sửa không mới: “Sai đâu, sửa đấy”! Sửa đấy, có xong đâu? Xong đâu, sai đấy!”, tôi nghe từ lâu rồi.

Viết bài này, tôi muốn thể hiện: Tôi thông cảm! Và hơn thế, muốn nói rằng, tình trạng trên, hoàn toàn có thể tránh được, qua nhận biết căn nguyên gốc và yếu tố duy trì.

1. CĂN NGUYÊN GỐC: CHỐNG DỊCH MÀ CHƯA THỰC SỰ LẤY KHOA HỌC DỊCH TỄ HỌC DẪN ĐƯỜNG!

Bởi nếu có khoa học dịch tễ học dẫn đường, sẽ thấy được ngay mấy vấn đề:

– Không thể, và không nên dành lực lượng tập trung vào “xét nghiêm diện rộng tìm cho hết người nhiễm- F0- trong cộng đồng” lúc này! Bởi làm sao có thể chạy theo tìm dấu vi rút khi dịch đã ở dạng “nội sinh” lan rộng nhiều tuần, với 80% người nhiễm không có biểu hiện lâm sàng? Khi mà chính bất kỳ xét nghiệm nào được sử dụng đều luôn có một tỷ lệ âm tính giả- dương tính giả đi kèm? Càng làm rộng trên cộng đồng, vấn đề “âm tính giả-dương tính giả, khả năng chẩn đoán đúng của test càng phải đặt ra và trở nên phức tạp, phải có nhà dịch tễ đích thực phụ trách và diễn giải kết quả! (Đọc thêm bài https://www.facebook.com/trantuanrtccd/posts/10220718265601523).

Lúc này, khi đã là dịch nội sinh, không thể “bóc tách hết F0 khỏi cộng đồng”, càng không thể dùng “F0” là chỉ dấu để thực hiện phong tỏa “nội bất xuất, ngoại bất nhập” cho toàn cộng đồng trong thời gian 2-3 tuần để “vi rút tự chết” hết mầm bệnh, hết dịch (như đã làm khi dịch ở dạng xâm nhập từ ngoài vào cộng đồng chưa hề có mầm bệnh)! Làm sao có thể “tiệt nọc” vi rút SARS-COV-2, khi thực tế có tới 80% trường hợp nhiễm là không có biểu hiện lâm sàng (thể người lành mang trùng). Làm sao tránh được thực tế rồi ai cũng "nhiễm", chỉ khác nhau, nhiễm "trước hay sau" tiêm vaccine mà thôi!

– Phòng chống dịch COVID-19 biến thể Delta thành công, ở thời điểm dịch đã trở thành nội sinh, chính phủ không nên mơ đạt bằng mọi cách chặn đứng không cho vi rút lan truyền! Mà thực tế hơn, nhắm vào đưa tỷ lệ người dân bị nhiễm vi rút có triệu chứng lâm sàng nặng cần can thiệp điều trị bệnh viện, từ 5% (trước khi có vắc xin), xuống dưới 0,1%, bằng tiêm đủ liều vắc xin cho toàn dân sớm nhất có thể’. Biện pháp đầu tay, là vận động, giám sát người dân chủ động, bình tĩnh can thiệp dự phòng không để tình trạng nhiễm vi rút xẩy ra trước khi được tiêm vaccine, bằng việc dùng khẩu trang thường xuyên, giữ khoảng cách tối thiểu khi tiếp xúc, tránh mọi nguy cơ phải ra nơi tập trung đông người. Hướng dẫn người dân thực hành các biện pháp dự phòng tăng cường sức khỏe (luyện thở, tập thiền, thư giãn, bài tập vận động toàn thân, chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý nâng cao thể trạng chống đỡ bệnh tật) và tự chăm sóc tại nhà đúng cách khi có biểu hiện lâm sàng bệnh, nhận được tư vấn y tế kịp thời chuyển viện khi có dấu hiệu chuyển nặng. Đơn giản chỉ có thế! Chi phí tối thiểu mà hiệu quả cao là như thế!

– Chẩn đoán tình trạng miễn dịch cộng đồng sử dụng test kháng thể, kết hợp với các thông tin dịch tễ học từ nghiên cứu hệ thống điểm sentinel sites là cơ sở để điều chỉnh chiến lược tiêm vacxin phủ rộng đúng đối tượng sớm nhất, điều chỉnh mức độ phong tỏa phù hợp để đưa xã hội trở lại cuộc sống bình thường nhanh nhất có thể, chứ không phải bằng “xét nghiệm diện rộng tìm và bóc tách hết F0 khỏi cộng đồng” và thực hiện phong tỏa theo nguyên tắc cứng “nội bất xuất ngoại bất nhập” kéo dài tối thiểu 2 tuần cho “tiệt nọc” vi rút.

GIẢI TỎA GỐC: CHẶT ĐỨT 3 YẾU TỐ TRỰC TIẾP NHẤT ĐƯA ĐẾN HẬU QUẢ TRÊN

YẾU TỐ THỨ NHẤT: Để các nhóm thủ lợi (sinh phẩm, hóa chất, thuốc, thực phẩm chức năng…) can thiệp được vào lèo lái chính sách phòng chống dịch, mục tiêu thương mại lấn át khoa học dịch tễ học!

Thực ra, chỉ cần tuân thủ theo đúng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế Giới (WHO), Cơ quan kiểm soát dịch bệnh Hoa kỳ (CDC).. là đã có khoa học dịch tễ học dẫn đường rồi!

Vấn đề là có áp dụng thực vào Việt nam hay không? Bởi khi đứng trước bài toán thực tế, sẽ phải đương đầu với “tư vấn” đến từ nhiều nhóm lợi ích khác nhau.

Trong việc “điều hòa” cân bằng được lợi ích các bên, “chốt” dựa vào đâu, sẽ quyết định có hay không dịch tễ học được đặt đúng vai trò của nó: Đầu tầu dẫn đường trong phòng chống dịch bệnh!

Xét tình huống thực tế thứ nhất- tiêm vaccine.

Sẽ thấy, Bộ Y tế khi chưa có vaccine (tháng 2/2021), đưa ra danh sách ưu tiên 11 nhóm, người già, người có bệnh nền đứng hàng thứ 7 và 9! Chỉ báo: “Dich tễ học” và kinh nghiệm các nước tiền tiến dường như có bị “xem nhẹ”, nhưng còn “chưa đến nỗi nào”!(Tài liệu tham khảo 1)!

Còn trong quyết định triển khai của Hà Nội (Quyết định số 117/KH-UBND ngày 17/5/2021) khi vaccine đã về, cả người già, người có bệnh nền đều không còn trong danh sách ưu tiên tiêm nữa! Chỉ báo: “Khoa học dịch tễ học” đã bị ra rìa! (TLTK2). Quả là “được đằng chân, lân đằng đầu”!

Xét thêm vấn đề xét nghiệm và phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời!

Tình trạng xét nghiệm nhanh tìm F0 được đẩy tới mức cao nhất có thể, bằng quyết định “xét nghiệm rộng rãi quyết bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng” với hàng nhiều triệu test cho Hà nội, Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh thành phố khác! (Bất chấp sự ùn ứ tập trung nhiều giờ với con số lên hàng trăm người vai chen vai tại các điểm xét nghiệm, thấy rõ từ những nơi đã từng tổ chức)!

Thậm chí cả khi đã thực hiện phong tỏa, xét nghiệm còn được gắn thành “điều kiện bắt buộc” cho đi lại của cá nhân (giấy chứng nhận kết quả âm tính cứ 3 ngày lại trình kết quả xét nghiệm mới) cũng như toàn cộng đồng (phân loại vùng xanh, vùng đỏ trong thực hiện phong tỏa, xét theo kết quả xét nghiệm tìm F0)!

Giải thích thế nào khi các nguyên tắc giãn cách chống dịch lây lan bị vi phạm nghiêm trọng, mà các địa phương vẫn cứ duy trì được nhiều ngày?

Trong khi, cái cần nhất lúc này là nghiên cứu đánh giá mức miễn dịch cộng đồng đạt được bằng xét nghiệm kháng thể, làm cơ sở tiên liệu vấn đề phong tỏa và kế hoạch triển khai tiêm vắc xin, thì lại không thấy triển khai! Chỉ dấu: “Khoa học dịch tễ học” đã chuyển sang trạng thái “chết lâm sàng”!

Còn phun hóa chất diệt khuẩn ngoài trời, GSTS Nguyễn Huy Nga, nguyên cục trưởng cục y tế Dự phòng Bộ Y tế, đã kiến nghị dừng từ hơn năm nay, khuyến cáo của WHO rõ ràng tới từng chi tiết trên trang web phổ thông, mà phải tới mãi gần đây Bộ Y tế mới cho dừng!

Chỉ báo: Lợi ích thương mại dẫn đường thay thế dịch tễ học là quá rõ ràng!

Biện pháp phòng chống ở đây, đơn giản chỉ là “minh bạch và giải trình trách nhiệm cụ thể” của các thành viên tham gia “tư vấn” và “làm chính sách” phòng chống dịch, đi đôi với “thực hiện phản biện khoa học độc lập” trước khi đưa chính sách vào thực tế!

YẾU TỐ THỨ HAI: CHẤT LƯỢNG NHÂN SỰ TƯ VẤN CHIẾN LƯỢC

Không đạt tầm kiến thức cơ bản khoa học dịch tễ học phải có khi bàn về chính sách phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm.

Minh chứng bằng danh sách 8 chuyên gia của tổ “tư vấn về chiến lược phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế” cho Tp Hồ Chí Minh ký ngày 27/7 (TLTK 3). Cả tổ trưởng và tổ phó, chưa thực sự hiểu về“dịch tễ học” ở tầm phải có đối với một chuyên gia tham gia tư vấn chiến lược phòng chống dịch! Bởi nếu họ hiểu, họ sẽ biết sợ với trách nhiệm đặt lên vai, để đưa ra yêu cầu, đòi hỏi cần đội ngũ chuyên gia dịch tễ học thực thụ trợ giúp! Hâu quả, sau hai tuần làm việc, báo cáo đưa ra, phạm phải sai lầm “mất cơ bản của khoa học phòng chống dịch”: Dự báo tình hình dịch bệnh và dỡ bỏ phong tỏa nhưng lại không có trong tay bằng chứng khoa học khách quan đánh giá được thực trạng mức độ miễn dịch cộng đồng gần xa đến đâu với ngưỡng “bỏ phong tỏa”!

Biện pháp đối phó không để tình trạng này tái diễn, đơn giản chỉ là, người lãnh đạo phải tâm niệm dùng chuyên gia “ đúng người, đúng việc”, chớ đề cái “học hàm, học vị” lòe mình.

Mà muốn nhận biết người làm khoa học thực để giao đúng việc, thì bản thân cần chuyển đổi theo “lấy khoa học dẫn đường cho hành động” để tìm người giúp việc “có tư duy khoa học khách quan“ trong giải quyết công việc chỉ đạo hệ thống hàng ngày. Trợ lý lãnh đạo càng phải tâm niệm "khoa học dẫn đường", hơn cả lãnh đạo thì càng tốt!

YẾU TỐ THỨ BA: THỰC HIỆN PHẢN BIỆN KHOA HỌC ĐỘC LẬP VÌ DÂN

Lãnh đạo và trợ lý tâm niệm khoa học dẫn đường cho phòng chống dịch bệnh, tìm “đúng người, giao đúng việc” giải quyết thách thức trước mắt! Thế vẫn mới chỉ là điều kiện cần!

Bởi nếu không cho thực thi “phản biện khoa học độc lập vì dân”, thì khó tránh khỏi sai sót đáng tiếc, khiến chính sách cứ “thò ra, thụt vào”.

Lưu ý nữa: Có cho phản biện, có chọn chuyên gia độc lập (tức giao bộ phận ngoài hệ thống nhà nước phản biện), thế vẫn chưa đủ! Bởi nếu không phải chuyên gia có tâm VÌ DÂN, thì sẽ rất dễ rơi vào “phản biện độc lập bởi nhóm thủ lợi”! Rốt cục, chính sách lại nghiêng phục vụ lợi ích của nhóm thủ lợi.

PHẢN BIỆN ĐỘC LẬP VÌ DÂN? Tức phản biện khoa học, đặt lợi ích cộng đồng lên trên! Trong nền kinh tế thị trường “khoa học phục vụ nhóm thủ lợi” rất phát triển, không chỉ trong nước, mà cả quốc tế. Mãi vẫn không cấm được thuốc lá, amiang, hóa chất diệt cỏ … là vì thế!

Tóm lại, điều chỉnh chính sách Chống dịch COVID-19 lúc này, là quay lại gốc lấy khoa học dịch tễ học dẫn đường!

Muốn có gốc ấy, thực hiện ba điều: (1) minh bạch giải trình trách nhiệm của những người tham gia tiến trình ra chính sách công (kể cả tư vấn) để đảm bảo không bị “nghiêng” phục vụ lợi ích nhóm thủ lợi nào; (2) Thúc đẩy hoạt động tư vấn phản biện độc lập vì Dân, và (3) thiết lập lại nhóm tư vấn chiến lược cho lãnh đạo thực sự “đúng người, đúng chuyên môn”!

Ba biện pháp ấy, kể ra đâu quá khó, khi đã quán triệt được toàn Đảng, toàn dân "chống dịch như chống giặc"?

Trần Tuấn

22/8/2021

–––––-

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đối tượng được ưu tiên tiêm vắc xin phòng COVID-19 theo Quyết định 1210/2021 do thứ trưởng Bộ Y Tế Đỗ Xuân Tuyên ký ban hành ngày 9/2/2021: https://vnvc.vn/…/ha-noi-trien-khai-ke-hoach-tiem-vac…

2. Quyết định số 118/KH-UBND ngày 07/5/2021 về “kế hoạch triển khai tiêm vacxin phòng COVID-19 cho người dân trên địa bàn thành phố Hà nội giai đoạn 2021-2022. https://covidlawlab.org › uploads › 2021/06 › Vie…

3. Về tổ tư vấn chiến lược: https://tuoitre.vn/lap-to-tu-van-phong-chong-dich-covid…

HÃY CÁ NHÂN HÓA TIN NHẮN ĐỂ THÔNG TIN ĐƯỢC CHI TIẾT, RÕ RÀNG, GIẢM SỰ LO LẮNG CỦA DÂN, VÀ LÀM CHO DÂN AN TÂM HƠN.

FB Lâm Minh Chánh

Điện thoại của tôi vừa nhận được tin nhắn sau từ UBNDTPHCM:

“UBND TP. Hồ Chí Minh đề nghị Nhân dân thành phố an tâm, không thu gom hàng hoá. Người dân ở vùng có nguy cơ lây nhiễm cao sẽ được cung cấp lương thực, thực phẩm. Người dân ở vùng an toàn sẽ được đi chợ 1 lần/tuần. Người dân khó khăn sẽ được hỗ trợ các túi an sinh xã hội.

Đề nghị người dân không tập trung đông người sẽ dễ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong người dân hãy ủng hộ, chung sức cùng thành phố để cùng vượt qua đại dịch.”

Đọc xong, tôi không biết tôi ở vùng an toàn hay nguy cơ? Tôi có trong diện khó khăn không?

Nếu an toàn, thì tôi được đi chợ 1 lần/tuần bằng cách nào.

Nếu nguy cơ, thì tôi được cung cấp thực phẩm như thế nào.

Còn nếu tôi khó khăn thì sẽ được hỗ trợ các túi san sinh xã hội như thế nào.

UBNDTPHCM có thể giao cho các chuyên viên của Ủy ban, để cá nhân hóa tin nhắn. Chỉ cần vài người làm, trong vòng vài tiếng đồng hồ thì mọi người, tùy theo tình cảnh của mình, sẽ nhận được tin nhắn tới điện thoại của mình như sau:

"Gởi anh Nguyên Văn An Toàn. UBNDTP chúc anh sức khỏe và kêu gọi anh hãy an tâm, không thu gôm hàng hóa.

Anh ở P…, Q… thuộc vùng an toàn. Anh sẽ được đi chợ 1 lần / tuần. Phiếu đi chợ sẽ được P. gởi đến tận nhà cho anh.

Đề nghị anh không tập trung đông người sẽ dễ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong anh hãy ủng hộ, chung sức cùng thành phố để cùng vượt qua đại dịch.”

"Gởi chị Nguyễn Thị Nguy Cơ. UBNDTP chúc chị sức khỏe và kêu gọi chị hãy an tâm, không thu gôm hàng hóa.

Chị ở P.., Q…, thuộc vùng nguy cơ lây nhiễm cao nên sẽ được cung cấp lương thực, thực phẩm. Phường sẽ thông báo cụ thể

Đề nghị chị không tập trung đông người sẽ dễ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong chị hãy ủng hộ, chung sức cùng thành phố để cùng vượt qua đại dịch.”

"Gởi anh Nguyễn Văn Khó Khăn. UBNDTP chúc anh sức khỏe và an toàn qua mùa dịch.

Anh thuộc diện khó khăn nên sẽ được hỗ trợ các túi an sinh xã hội. Phường sẽ gởi đến anh trong khoản thời gian ….

Đề nghị anh không tập trung đông người sẽ dễ lây lan dịch bệnh, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mong anh hãy ủng hộ, chung sức cùng thành phố để cùng vượt qua đại dịch.”

Cách đây 20 năm, khi chưa số hóa, chưa 4.0, tôi đã có thể gởi tin nhắn cá nhân hóa cho hàng chục ngàn chuyên viên tư vấn. Mỗi người sẽ nhận 1 tin, có rõ họ tên và doanh số đã đạt của họ và lời động viên phù hợp với từng người.

(Sau đó vài năm thì có 1 số công ty BHNT áp dụng nhắn tin sms cá nhân hoá và trở thành trend)

Thời bây giờ, đã số hóa, đã 4.0, thì với tiềm lực to lớn của mình, việc này UBNDTPHCM có thể giao cho các chuyên viên, làm trong vài nốt nhạc.

Làm như thế thì tin sẽ cá nhân hóa, cụ thể chi tiết, làm cho dân an tâm hơn.

Nhờ cả nhà tương tác để status đến với các sếp để các sếp đọc và cải tiến.

Thân ái

LMC

clip_image036

NGƠ NGƠ NHƯ THUỞ NÀO

FB Phạm Lan Phương (Khải Đơn)

“Một ổ dịch xuất hiện trong khu ký túc xá công nhân, với 57 ngàn ca nhiễm trong số 300 ngàn người sống chen chúc cạnh nhau” (1)

Đoạn thông tin bên trên đăng ngày 3 tháng 9 năm 2020. Không phải ở Việt Nam, mà là Singapore, một quốc gia phải đối mặt với tình trạng bất bình đẳng khủng khiếp khi những công nhân nhập cư từ Nam Á như Bangladesh phải sống co cụm trong điều kiện chật hẹp, thiếu thốn. Covid-19 biến nơi họ sống thành ổ dịch.

Đoạn văn tương tự, chỉ cần thay địa chỉ, dành cho TP Santiago de Chile, nơi ban đầu chống dịch siêu thành công ở Nam Mỹ. Chỉ vài tháng sau, những khu chung cư khốn cùng bao quanh thành phố giàu sang đắt đỏ này biến thành ổ dịch.

Có vô số chuyện tương tự như vậy mà chỉ cần google, bất cứ người nào cũng có thể tìm ra những tình huống ứng với hoàn cảnh của TPHCM trong cuộc khủng hoảng dịch bệnh. Tất cả ở thì quá khứ một năm trước.

Singapore đã tìm ra cách giải quyết ổ dịch hàng trăm ngàn người bằng cách mở khu cách ly khổng lồ ngoài Changi Airport, đưa những công nhân nghèo khó đó ra sống, chu cấp đầy đủ để họ cách ly, chữa bệnh, sau đó khỏi bệnh và trở về. Mỗi buồng cách ly dù hẹp, nhưng có giường, có thực phẩm, có nơi để sạc điện thoại và sinh hoạt. Các ổ dịch dần dần được giải quyết. Người bệnh cũng dần khỏi bệnh.

Chile… nhốt người nghèo trong chung cư của họ. Quân đội đứng ngoài, súng ống lăm lăm. Chừng hai tháng sau, tôi đến Santiago. Khu chợ trung tâm hàng trăm người túa ra trên đường, bán buôn bất kể gì. Sau lưng họ, chợ lớn đóng cửa im ỉm, nhưng đường phố tràn ngập người. Xe cảnh sát hụ còi ập đến, họ chạy đi. Cảnh sát đi. Họ quay lại. Mười tháng trong dịch bệnh, Santiago không hề giảm ca nhiễm.

Covid-19 làm nổi bật sự nhẫn tâm của người với người. Những quan chức giàu có sống trong biệt thự kín cổng cao tường quên mất trong thành phố họ đang tìm cách phong tỏa còn có những ngôi nhà vài chục mét vuông với 6-7 người chung sống. Họ làm sao biết những con hẻm phòng trọ ở Bình Thạnh, Bình Tân mỗi gia đình xoay lưng vào nhau sống vài mét vuông chật hẹp.Con hẻm dài chừng vài chục mét có cả 5 gia đình chen chúc nhau. Họ cũng chả buồn nhớ tới những khu dân cư ngoài Thị Nghè, Quận 8, một ngôi nhà có 3 phòng ngủ có khi chia cho bốn gia đình thuê. Họ đi đâu khi đối mặt với những đại ngôn “mỗi xã phường là một pháo đài, mỗi người dân là một chiến sĩ”? Họ ngồi trong nhà, nhìn vào mặt 7 con người khác. Đói. Và làm gì có giãn cách xã hội. Tuyên ngôn sáo rỗng đó chẳng cho họ thêm mét vuông nào để mà chống dịch.

Covid-19 cũng làm những khối mủ lộ ra trong một hệ thống phòng tránh dịch bệnh đầy lỗ hổng. Thế giới đã có một năm vật lộn. Quốc gia nào cũng lâm vào khốn khổ. Bài học cả trăm ngàn bày ra trước mắt. Trong nước, lãnh đạo vẫn rung đùi đại hội đảng, ngợi ca thành công chống dịch, rồi ùn ùn ép công nhân nghỉ làm. Ép chán thì ùn ùn bắt công nhân đi chích ngừa. Ồ, hóa ra lúc đó người ta mới biết, nước ta sống ở hành tinh khác, chả liên quan mẹ gì tới sự khốn khổ của thiên hạ ngoài kia. Bao nhiêu bài học tương tự từ Sing, Indo, Ấn Độ chả ai buồn mở mắt chuẩn bị.

Tới khi dịch bệnh tràn tới, các nhà lãnh đạo bô bô tuyên ngôn vẫn ngơ nhác như chưa từng có ai dại khờ trước một dịch bệnh tàn bạo.

Khải Đơn

=====

(1) https://www.reuters.com/article/us-health-coronavirus-singapore/singapore-detects-new-covid-19-clusters-at-migrant-worker-dormitories-idUSKBN25U0ZN

 

VÌ ĐÂU NÊN NỖI ĐOẠN TRƯỜNG NÀY? (*)

FB Ký ức đại dịch

Trưa hôm qua, vợ mình bắt gặp hình ảnh này trước cổng bệnh viện 175. Một ông cụ chân không dép run lẩy bẩy ngồi trên chiếc xe cũ mèm, cho con trai chở về nhà.

Anh này kể, ông cụ bị té, nhập viện đã mấy ngày. Nghe tin sau ngày 23/8, thành phố sẽ siết chặt phong toả, anh sợ không vào viện chăm cha được nên đành đưa ông cụ về. Hôm qua là một ngày cực kỳ bất an, hỗn loạn của Sài Gòn, người dân đổ ra đường mua thực phẩm, thuốc men dự trữ. Gọi mãi vẫn không bắt được chiếc taxi nào, xe cứu thương thì càng bất khả lúc này, anh đành chở cha về trên chiếc honda cà tàng của mình.

Ông cụ ngồi sau lắc lư, người con dù đi thật chậm và cố níu cha mình mà vẫn không giữ vững nổi. Loạng choạng đến mức cả hai cha con suýt té.

Vợ mình đi sau phải chạy lên đưa tấm vải che nắng của cô cho anh con trai. Anh quấn, buộc cha lại vào lưng anh. Nhưng vẫn bất thành, vì ông cụ quá yếu. Hết cách, anh ra giữa đường chặn xe xin đi nhờ. May sao có chiếc xe bán tải dừng lại, họ đồng ý chở giúp ông cụ về nhà, còn anh đi xe máy theo sau. Anh bật khóc cảm ơn vì nếu không có sự giúp đỡ thì không biết hai cha con sẽ ra sao.

Mình xem ảnh vợ chụp mà không khỏi xót xa. Đường từ viện về nhà họ gần bảy cây số. Nếu hôm qua, họ không gặp được tài xế tốt bụng thì sẽ như thế nào? Vì đâu nên nỗi đoạn trường này?

Mình nhận ra, cái xe máy cà tàng tòng tọc này là hình ảnh miêu tả đúng nhất về Sài Gòn sau 3 tháng chống dịch. Tất cả đã kiệt sức rồi.

–––

Trên đây là câu chuyện của anh Tú Bi Nguyễn chia sẻ với Ký ức đại dịch giữa những ngày Sài Gòn đuối sức, bộn bề giữa nỗi sợ và nỗi lo.

clip_image038

clip_image040

(*) Nhan đề của Văn Việt.

 

SÀI GÒN SAU 18 GIỜ: BỒNG CON THƠ KIẾM ĂN

Lam Ngọc – Thanh Niên, 22/8/2021

clip_image042

Hai cô gái tên Trang cùng chung số phận có con khi chưa đủ tuổi vị thành niên và sống bằng nghề nhặt ve chai. LAM NGỌC

Thân cò lặn lội đêm… giãn cách

Càng về khuya, đường Sài Gòn càng trở lên cô quạnh. Các gian hàng mặt phố kéo cửa xếp im ỉm, những ngọn đèn trong rèm cửa trên những lầu cao chỉ còn lác đác vài bóng thì Lê Thùy Trang (17 tuổi, ngụ Q.4) vẫn một mình lặng lẽ ngồi xổm dưới những gốc cây to bới rác.

Đã quá 23 giờ mà Trang vẫn miệt mài bới móc tìm chai nhựa, giấy vụn hay đâu đó một mẩu thức ăn thừa để qua bữa tối. “Mấy bữa nay người ra đường ít, chai nhựa cũng ít, em đi từ tối tới giờ mới được nhiêu đây”, cô gái chỉ vào chiếc thùng carton chứa hơn chục chai nhựa và vài lon bia nhỏ nhẻ nói. 17 tuổi nhưng con của Trang đã sắp thôi nôi. Trang bảo, mẹ bỏ đi từ khi em chưa tròn tuổi, ba nuôi em lên tám thì cũng bỏ rơi. Không bố mẹ, không người thân, em lớn lên như cây dại giữa đời.

Năm 15 tuổi Trang gặp một người đàn ông nói thương và muốn lấy em. Thiếu thốn tình cảm gia đình lại mơ ước có được một mái ấm, Trang đồng ý thuê phòng trọ ở chung. Vài tháng sau, Trang biết mình có bầu. Người đàn ông ở cùng tuy thương em nhưng gia cảnh nghèo khó phải bỏ đi làm xa, lâu lâu, gửi cho Trang chút tiền trang trải nhưng từ đầu dịch thì biệt tăm. Người mẹ trẻ ôm con đợi chờ trong căn trọ không một đồng trong túi. Đứa con cả ngày khóc đòi sữa, buộc lòng Trang phải ôm con ra đường kiếm sống.

Tôi hỏi Trang sao không tìm tới các hội nhóm cứu trợ từ thiện? Bà mẹ trẻ ngờ nghệch: “Em không có xe, có hôm em bế con đi bộ tới điểm cho thì người ta đã nhận và tan hết. Em có nhờ người để ý khi có cứu trợ gọi để chạy qua xin. Họ gọi cho hàng xóm, hàng xóm qua gọi, em chạy tới nơi thì cũng đã không còn gì”. Thấy mẹ con Trang đáng thương, những người nhận được cứu trợ trước đó cũng chia lại cho một chút thức ăn. Vài hộp sữa, vài cái bánh ngọt cho đứa con trai. Vậy mà Trang đã mừng lắm.

[…]clip_image044

Lê Thùy Trang, hằng đêm vẫn phải vác con ra đường kiếm vài thứ chai nhựa có thể bán được để có tiền mua sữa

clip_image046

Con trai của Trang chẳng mấy khi được mặc quần vì theo mẹ lang thang hè phố

Giấc ngủ trên vai mẹ

Nhiều năm lăn lộn lề đường, Trang nghiệm ra rằng ông trời không bao giờ dồn em vào bước đường cùng. Ở những lúc bế tắc nhất, em đều nhìn thấy một lối nhỏ khác để bước qua. Trong mùa dịch này, lúc đói, khổ nhất em lại có được một người mẹ nuôi tên Hoa. Bà Hoa sống bằng nghề thu mua ve chai của những người bán vé số nhặt dạo rồi bán lại cho vựa lớn.

Bà Hoa cũng là mẹ đơn thân và có một người con gái hơn Trang một tuổi (cũng lay lắt lề đường và có bầu năm 17 tuổi) nên bà thương và cưu mang Trang. Tuy không giúp nhiều nhưng lúc khó khăn, bệnh tật bà là chỗ dựa tinh thần để mẹ con Trang cố gắng. Trang bảo, ở với mẹ nuôi, em làm gì sai thì mẹ mắng nhưng đói thì mẹ chia đồ cho ăn. Không giúp được về mặt kinh tế nhưng lúc khó khăn này Trang cảm thấy mình có một gia đình. Con Trang có người để gọi là bà ngoại, em nghe cũng thấy ấm áp.

clip_image048

Sau 18 giờ, 3 mẹ con chị Oanh ngồi trên cầu Nguyễn Văn Cừ chờ đợi cứu trợ từ nhà hảo tâm

Dẹp cả tự trọng

Chị Nguyễn Thị Kim Oanh, 40 tuổi, trước dịch bán xe cà phê dạo dọc đường. Dịch bùng phát, vợ chồng chị thất nghiệp. Nhà hai vợ chồng thêm hai đứa con nhỏ cầm cự được hơn 2 tháng, qua tháng thứ 3 trong nhà không còn một hạt gạo, chỉ còn đủ tiền mua được một thùng mì gói ăn qua ngày. Trong lúc chờ chồng kiếm việc, chị Oanh bất đắc dĩ mang theo hai đứa con, một trai một gái ra đường xin từ thiện qua ngày. “Đi một mình, họ thấy mình trẻ, họ ngại cho. Mình đưa hai đứa nhỏ đi, thấy hoàn cảnh thực, họ không ngại giúp”, chị nói.

Trước Chỉ thị 12, chị Oanh theo mấy người trong xóm ngồi trên cầu Nguyễn Văn Cừ nhưng sau Chỉ thị 12 không ai ngồi trên cầu nữa, chị dắt con qua mấy điểm khuất hơn và lang thang khuya mới về nhà.

KHÔNG CHỞ ĐƯỢC (*)

FB Võ Đắc Danh

Thằng bạn đồng nghiệp ở Châu Thành, Long An cho hay, trứng vịt dưới đó đang ế, 30.000đ/1 chục. Mình nhờ nó chuyển lên SG 5.000 trứng để kèm theo gạo giúp bà con. Nó nói không chở được. Mình gọi mấy em trong đội phản ứng nhanh đi xuống chở, nhưng anh em lại nói không có giấy phép đi đường.

Trời ơi, tui quỳ lạy mấy ông chính quyền!

clip_image050

(*) Nhan đề của Văn Việt.

NHỮNG HÀNH ĐỘNG TRÊN CẢ TUYỆT VỜI

Đ.Huân – Thanh Niên, 22/8/2021

clip_image052

Chỗ ở miễn phí đầy đủ tiện nghi dành cho đội ngũ chống dịch mà Anh Tú hỗ trợ. NVCC

Như Thanh Niên thông tin, suốt 3 tuần qua, chàng trai 27 tuổi Nguyễn Hoàng Anh Tú (kinh doanh tự do, ngụ Q.Phú Nhuận, TP.HCM) đứng ra hỗ trợ hơn 200 phòng trọ miễn phí khắp các quận cho hơn 500 y bác sĩ, tình nguyện viên đang ngày đêm căng mình chống dịch Covid-19 tại TP.HCM. Nghĩa cử này được nhiều dân mạng thả tim và chia sẻ. “Trước đó, mình thấy nhiều người nửa đêm đăng bài cầu cứu chỗ ở, tắm rửa và nghỉ ngơi, cũng từng tận mắt chứng kiến các bạn tình nguyện viên nằm trên vỉa hè trông rất thương nên duy trì cho tới nay”, Anh Tú nói và cho biết sẽ hỗ trợ chỗ ở miễn phí cho mọi người đến khi TP kiểm soát được dịch bệnh.

Tương tự, do dịch Covid-19 kéo dài, hầu hết người lao động đều gặp khó khăn về kinh tế, nhiều chủ trọ tại TP.Thủ Đức (TP.HCM) chủ động miễn tiền thuê và những "nhà trọ 0 đồng" đã giảm rất nhiều gánh nặng cho người lao động nghèo…

clip_image054

Anh Tú đi phân phát mì cho bà con gặp khó khăn trên địa bàn TP.HCM

[…]

Nhà nước nên có chính sách hỗ trợ

Nhiều ý kiến cũng mong cơ quan chức năng có chính sách hỗ trợ nhằm tiếp thêm động lực để những chủ nhà trọ làm tốt hơn các công việc ý nghĩa này. “Đây là một việc làm tốt đáng được tuyên dương và lan tỏa. Mong rằng phía cơ quan chức năng cũng sẽ có những biện pháp, chính sách hỗ trợ các chủ nhà trọ như giảm tiền điện, nước, miễn giảm lãi suất ngân hàng… Tôi nghĩ chỉ như vậy họ mới “bền lòng” mà tiếp tục những công việc thiện nguyện, giúp đỡ bà con, góp phần cùng TP chống dịch”, BĐ Lan Nguyễn đề nghị.

 

 

TỔNG LÃNH SỰ QUÁN TRUNG QUỐC TẠI TP HCM ĐĂNG TRANH MỈA MAI NGƯỜI KHÔNG CHỊU TIÊM SINOPHARM (*)

FB Duan Dang

Đúng là ngoài sức tưởng tượng và không còn gì để nói trước sự đểu cáng, hèn hạ và phi nhân của đám này.

Ít nhất, thằng Ad này phải bị tuyên bố persona non grata và phía Trung Quốc có lời xin lỗi chính thức!

Có thể là hình ảnh về ‎thủy vực và ‎văn bản cho biết '‎中国驻胡志明市总领馆 Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại HCMC China Consul General HCMC 9h. Một người bạn gửi cho Ad, Ad đọc mãi không hiểu Cứu tui với Phao s nắm lấy Tuichicần Tui chỉ cần phao M thui..! مسلعل Like Tạm biệt! người anh em Comment Anh Khoa and 1.1K others Share‎'‎‎

(*) Nhan đề của Văn Việt. Phía Trung Quốc đã gỡ bài.

NHỮNG BỨC ẢNH BIẾT NÓI

clip_image056

Ngay cả các nhà báo còn chen nhau ở sở Thông Tin Truyền Thông Tp. HCM, chỉ để nhận giấy phép con đi đường trong thời buổi giãn cách 4.0 này, thì hỏi sao bà con không tranh nhau xếp hàng mua thực phẩm?

Hãy xem lại cách TRUYỀN THÔNG là quan trọng nhất, chứ giờ cái gì cũng lên TV kiểu này thì dồn bao sức người sức của, cũng khó thấy ngày mai ….

(FB Nguyễn Đình Tuấn)

clip_image058

Phía cuối đường là cầu vồng.
Một ngày không xa chúng ta sẽ được bình yên nơi quê nhà. Ừ cuộc chiến sinh tử với Covid này còn khắc nghiệt lắm. Cầu mong anh em nhà Giang Kim Cúc và các Cộng Sự giữ vững chánh kiến một lòng 1 dạ với đồng đội. Chỉ cần thành trì mà kiên cố thì trăm thù cũng xong.
Nhờ covid mà người phụ nữ yếu mềm này hiểu nhiều hơn ngoài sự mất mát không chỉ là chết chóc xa lìa mà còn có cả những thứ không tên vô hình tạo cho mình nổi sợ đôi khi bị chính cảm xúc mình bị mắc lừa. Mắc cười ha.
Thôi chỉ muốn 1 đời dấn thân thiện nguyện tâm nguyện không phân biết giai cấp sang hèn, tâm hoà bình yêu thương nâng đỡ. Bởi mình là người Việt Nam chỉ thuỷ chung 1 tình yêu Đất nước không hoài nghi phán xét.
Làm đến đâu hay đến đó, từ nay Cúc xin không trả lời hay xem những dư luận trái chiều hay tiêu cực trong thiện nguyện. Ai làm gì có Đất trời, Phật Pháp, và các hương linh biết và dẫn dắt.

“TÂM CHO ĐI KHÔNG MONG NHẬN LẠI”

(FB Giang Thị Kim Cúc)

clip_image060

25 ca

(FB Duan Ho)

Nỗi buồn… ‘ông Khựa’?

Tức cười nhất là bs học trò cũ nầy của tui nó đăng cái hình đểu kinh khủng…

(FB Nguyen Thyanh)

clip_image064

Ai thích cạo trọc cho mát thì xuống tóc.
Ai thích đẹp trong mọi hoàn cảnh thì đây.
Khu Lam Sơn, chiều 22/08/2021.

(FB Lê Minh Khôi)

 

NHỮNG HẬU DUỆ CỦA "THE HULK"!?!

FB Minh Hoà

Cả mấy tháng nay những bộ đồ xanh dần trở nên quen thuộc trên khắp SaiGon, từ bệnh viện, sân bay, khu cách ly, nhân viên y tế, shipper,… và nay cả những anh tài xế Taxi.

Đang lang thang săn ảnh bất chợt hình ảnh các hậu duệ The Hulk đang ngồi nghỉ ngơi, dừng xe "dụ dỗ" các anh xếp đội hình chụp cho đẹp, các anh rất nhiệt tình và còn tạo dáng xì tin nữa chứ! Ahihi…!

Các anh cho biết, hôm nay là ngày thứ 3 Gojek tham gia phục vụ chuyên chở lực lượng y bác sỹ từ các khách sạn đến các bệnh viện dã chiến. Hiện có 50 chiếc xe con, chia làm 5 đội túc trực tại các khách sạn từ 6-18h mỗi ngày. Thay vì các y bác sỹ phải chờ xe ca (30~50 chỗ) lâu như trước đây, nên sẽ tiết kiệm & dành thời gian nghỉ ngơi. Một mặt khác tạo thêm công việc làm cho các bác tài những ngày giãn cách. Mình thấy rất hay!

SaiGon – Aug 22, 2021

Minh Hoà Photography

clip_image066

Đi ngang thấy các hậu duệ "The Hulk" đang ngồi nghỉ ngơi, tấp xe vô xin các anh vài tấm….

clip_image068

Hậu duệ The Hulk" không những nhiệt tình đứng xếp đội hình chụp cho đẹp, mà còn tự tạo dáng xì tin dễ thương hơm các bạn? Ahihi…!

clip_image070

Đội hình 10 chiếc Gojek túc trực trước khách sạn Kim Đô để chở các y bác sỹ đến các bệnh viện dã chiến.

 

MÀU ÁO ANH HÙNG – VICKY NHUNG | CORONA SONG (LỜI CẢM ƠN CÁC ANH HÙNG THẦM LẶNG CHỐNG DỊCH COVID-19)

Vicky Nhung

*Vicky Nhung xin được dành tặng bài hát "Màu Áo Anh Hùng" như một lời cảm ơn, tri ân đến những anh hùng thầm lặng đang ngày đêm chống dịch Covid – 19, bảo vệ an toàn và sức khỏe cộng đồng, bảo vệ đất nước Việt Nam khỏi dịch bệnh Covid-19.

–––––––––––––––––––––––

– Ca khúc: Màu Áo Anh Hùng

– Sáng tác: Vicky Nhung

– Ca sĩ: Vicky Nhung

– Phối khí: Donny Xian

– Master: Lê Minh Nhựt

–––––––––––––––––––––––

*Lyrics ca khúc "Màu Áo Anh Hùng":

Ngày không nắng kéo mây ngang trời

Mang niềm lo âu trong sự sống

Màu áo trắng đến mang hy vọng

Viết lên niềm tin

Mồ hôi rớt mắt cay không rời

Trao tình thân bao la khắp nơi

Để một ngày thế giới thấy tiếng cười

Ai đêm khuya dầm sương?

Ai hằn sâu những vết thương?

Nếu ai cũng lo thiệt hơn

Cho phận mình sung sướng, nếu bỏ mặc

Đầu chiến tuyến sẽ ra sao?

Ai không lo ngày mai

Ai chẳng cần được sống nhưng

Nếu không hy sinh ngày hôm nay

Ngày mai có đến? nếu run sợ

Thì đất nước có yên bình?

Màu áo trắng anh hùng

Kẻ thù chung vây quanh vô hình

Rời mái ấm gia đình

Lạnh lẽo thân mình

Màu áo lính anh hùng

Không đạn bom nhưng bao hiểm nguy

Góp giấc ngủ êm ấm, góp ân tình

Ngày mai nắng sẽ lên ngang trời

Soi niềm tin dâng cao ngày mới

Cảm ơn những cánh tay sáng ngời

Lặng lẽ giúp đời

Chỉ cần ta vững bước

Nắm chặt tay xây lên hy vọng

Góp sức mình nhỏ bé giữ thanh bình

 

ÁO TRẮNG ÁO XANH | 35 Ca Sĩ Paris By Night (Official Music Video)

Thuy Nga

Áo Trắng Áo Xanh

Executive Producer: Paul Huỳnh & Marie Tô

Director: Ken Nguyễn

Composer: Hoài An

Arrangement & Mix: Đồng Sơn

Vocal Recording: Hồ Dzương

Coordinators: John Nguyễn, Khánh Vương Lư

Cameras: Ken Nguyễn, Frank Phạm, Johnny Phan, Duy Tín Phạm

English Translations: John Nguyễn

Artwork: Cung Đỗ

**Xin cho các bác sĩ nhân viên y tế sức mạnh của tình thương

**Sending Strength and Gratitude to All Healthcare Workers

for their selfless dedication and service to humanity

Comments are closed.