Sài Gòn – Những ngày phong thành (66)

THÔNG TIN:

*Doanh nghiệp cạn tiền trả lương, ngóng ngày TPHCM mở cửa

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/doanh-nghiep-can-tien-tra-luong-ngong-ngay-tphcm-mo-cua-20210907143426838.htm

*Ai đủ điều kiện có ‘thẻ xanh COVID-19’ ở TP.HCM và được làm gì? (Theo dự thảo điều kiện sử dụng "thẻ xanh COVID-19" của Sở Y tế TP.HCM, khi thực hiện chỉ thị 16, người tiêm đủ 2 mũi vắc xin dưới 65 tuổi, không bệnh nền được đi siêu thị, bệnh viện, đi học, đi làm và công tác nội địa.)

https://tuoitre.vn/ai-du-dieu-kien-co-the-xanh-covid-19-o-tp-hcm-va-duoc-lam-gi-20210909210940443.htm

*Các kế hoạch mở cửa kinh tế TP.HCM sau 15.9 đều gắn với thẻ xanh Covid

https://thanhnien.vn/thoi-su/cac-ke-hoach-mo-cua-kinh-te-tphcm-sau-159-deu-gan-voi-the-xanh-covid-1447663.html

*TP.HCM: Ứng dụng VNEID sẽ như thẻ thông hành sau ngày 15.9

https://thanhnien.vn/thoi-su/tphcm-ung-dung-vneid-se-nhu-the-thong-hanh-sau-ngay-159-1447706.html

*Sẽ sớm có ứng dụng công nghệ duy nhất phục vụ phòng, chống dịch COVID-19

https://laodong.vn/thoi-su/se-som-co-ung-dung-cong-nghe-duy-nhat-phuc-vu-phong-chong-dich-covid-19-952132.ldo

*Các bệnh viện công, tư phải dành ít nhất 40% giường cho bệnh nhân COVID-19

https://tuoitre.vn/cac-benh-vien-cong-tu-phai-danh-it-nhat-40-giuong-cho-benh-nhan-covid-19-20210813110023712.htm

*TP.HCM: Số ca tử vong có xu hướng giảm rõ rệt

https://vietnamnet.vn/vn/thoi-su/so-ca-tu-vong-vi-covid-19-o-tp-hcm-co-xu-huong-giam-ro-ret-773614.html

*Bộ Y tế: Không cần đo huyết áp tất cả người tiêm vắc-xin Covid-19

https://nld.com.vn/suc-khoe/bo-y-te-khong-can-do-huyet-ap-tat-ca-nguoi-tiem-vac-xin-covid-19-20210910135245538.htm

*156.000 lọ thuốc remdesivir được đưa về các ICU Covid-19

https://vnexpress.net/156-000-lo-thuoc-remdesivir-duoc-dua-ve-cac-icu-covid-19-4354507.html

*Ngại đặt thức ăn mang về vì phí giao hàng cao ngất ngưởng

https://vnexpress.net/ngai-dat-thuc-an-mang-ve-vi-phi-giao-hang-cao-ngat-nguong-4354327.html

*Chủ fanpage "Giang Kim Cúc và các Cộng Sự" bị phạt 10 triệu đồng

https://nld.com.vn/phap-luat/chu-fanpage-giang-kim-cuc-va-cac-cong-su-bi-phat-10-trieu-dong-2021091019383281.htm

GIÁ TRỊ CỦA CT TRONG XÉT NGHIỆM rRT-PCR ỨNG DỤNG LÂM SÀNG & DICH T

FB Gs. Trần Tịnh Hiền

Trong những ngày gần đây vấn đề dược đề cập khá nhiều là chuyện test “thần tốc – đại quy mô” ở TP HCM rồi Hà Nội! Nhiều đồng nghiệp đã bày tỏ những lo lắng về hiệu quả và chi phí với những ý kiến dựa vào thực tế và tính toán khoa học của người ở trong cũng như ngoài nước.

Chỉ là một người làm lâm sàng có tham gia nghiên cứu bệnh nhiễm, thường nhận những câu hỏi của nhiều đồng nghiệp trẻ hơn về một vấn đề khác là làm sao diễn giải giá trị của Ct (ngưỡng chu kỳ) trong xét nghiệm xác định SARS-CoV-2 của những bệnh nhân với kết quả thay đổi của xét nghiệm này. Xin giới thiệu một số thông tin không mới nhưng khá cơ bản giúp các bạn tìm ra lối thoát trong “bát quái trận” của xét nghiệm này.

CÁC LOẠI TESTS KHUẾCH ĐẠI AXÍT NHÂN (Nucleic acid amplification tests (NAATs)?

Có nhiều loại tests chẩn đoán phát hiện axít nhân (DNA hay RNA) của tác nhân gây bệnh nhiễm trùng trong bệnh phẩm lấy từ bệnh nhân. Đa số các tests này hoạt động theo nguyên lý khuếch đại acid nhân “đích” của tác nhân mà không phân biệt được chúng còn “sống” hay “chết”.

Các loại tests dựa trên những phản ứng hoá học khác nhau:

– phản ứng chuỗi polymer thời gian thực (real-time, reverse-transcription polymerase chain reaction) rRT-PCR

– Khuyếch đại qua trung gian chuyển mã (transcription-mediated amplification) TMA.

– Khuyếch đại đẳng nhiệt qua trung gian vòng (loop-mediated isothermal amplification) LAMP

Kết quả của mỗi loại test được diễn đạt khác nhau và có thể tìm nhiều tác nhân cùng một lúc (multiplex) trên cùng 1 test.

CÁC TESTS NATTS ĐỂ CHẨN ĐOÁN COVID-19

Tìm SARS-CoV-2 trong chẩn đoán COVID-19 là tìm RNA của virus. Hiện nay đang sử dụng các loại tests Real-time RT-PCR như CDC Diagnostic Panel, Cepheid Xpert Xpress SARS-CoV-2, Roche Cobas SARS-CoV-2, hoặc các phương pháp khác như TMA (Hologic Aptima SARS-Cov-2) hay LAMP. Các test này được US-FDA cấp phép sử dụng khẩn cấp theo danh sách

https://www.fda.gov/…/coro…/in-vitro-diagnostics-euas…

Các test NAATs dùng để chẩn đoán Covid-19, đa số có ĐỘ NHẠY cao, nghĩa là có thể phát hiện một lượng nhỏ RNA của virus và rất ĐẶC HIỆU – có nghĩa là chỉ phát hiện RNA của SARS-CoV-2.

ĐIỀU QUAN TRỌNG CẦN NHỚ LÀ TẤT CẢ TESTS NAAT LÀ TEST ĐỊNH TÍNH!

Có nghĩa là các test này được thiết kế để trả lời kết quả ÂM hay DƯƠNG mà thôi!

Các test này không được thiết kế để có thể định lượng hay bán định lượng số lượng RNA trong bệnh phẩm

HIỂU CT NHƯ THẾ NÀO?

Trong loại xét nghiệm realtime RT-PCR có một chi tiết là Ct (cycle threshold) được định nghĩa như là số chu kỳ cần thiết để để đạt đến một mức độ huỳnh quang mà ở mức này kết quả chuyển từ ÂM TÍNH (không phát hiện được RNA) sang DƯƠNG TÍNH (phát hiện được RNA) và ngưỡng thường vào khoảng 15 – 45.

Tuy nhiên ở mỗi loại test nhà sản xuất tính toán Ct khác nhau: có loại sử dụng phần mềm vi tính gắn trong máy nhưng có loại lại phải dùng mộT máy tính để định Ct theo thông số của nhà sản xuất và cũng có loại chỉ đưa kết quả âm hay dương tính. Có những loại test mức cut-off để xác dịnh âm hay dương. Nhưng nói chung Ct là do nhà sản xuất quy định chứ không thay đổi theo phòng xét nghiệm sử dụng test được.

Ct THAY ĐỔI THEO NHỮNG YẾU TỐ GÌ?

* Trước khi làm xét nghiệm:

– Cách thức lấy mẫu

– Thời gian lấy mẫu

– Loại mẫu: loại bệnh phẩm: chất tiết, màu, nước tiểu

– Tải lượng của virus: bệnh phẩm ở đường hô hấp trên vs hố hấp dưới

– thời điểm lấy mẫu

– Lưu trữ và vận chuyển mẫu trước khi xét nghiệm

– Cách xác định Ct

* Trong lúc làm:

– tách chiết DNA-RNA

– số lượng RNA trong bệnh phẩm

– loại xét nghiệm singleplex hay multiplex

CÓ ĐỊNH LƯỢNG RT-PCR ĐỊNH LƯỢNG CHO COVID-19?

Hiện nay chưa có xét nghiệm định lượng virus cho Covid-19 được chấp nhận trên thị trường như trong bệnh Nhiễm HIV hay trong Nhiễm virus viêm gan B vì bệnh phẩm ở đường hô hấp phức tạp hơn máu chưa có thể chuẩn hoá hết các thông số.

Ct LIÊN QUAN ĐẾN TẢI LƯỢNG VIRUS?

Có liên quan giữa Ct và TẢI LƯỢNG VIRUS trong bệnh phẩm của bệnh nhân nhưng không tương xứng vì còn nhiều yếu tố khác, nên phải rất cẩn thận khi diễn giải trị số Ct. Ct cao có thể phản ánh tải lượng cao nhưng không phải lúc nào cũng đúng vậy; ví dụ trong bệnh phẩm có ít RNA của virus nên cần khuếch đại nhiều chu kỳ hơn (Ct phải cao) thì mới đến mức phát hiện; chứ không phải tải lượng virus trong bệnh nhân cao… Luôn luôn kết hợp Ct với lâm sàng để diễn giải ý nghĩa

Ct VÀ ĐỘ LÂY NHIỄM CỦA BỆNH NHÂN

Có nhiều lý do để không nên sử dung Ct để xác dịnh độ lây nhiễm của bệnh nhân

– đây là xét nghiệm định tính và không thiết kế để đo độ lây nhiễm của bệnh nhân

– có nhiều lý do làm thay đổi Ct (như trên) không liên quan đến tải lượng virus trên BN

– xét nghiệm duy nhất để xác định virus còn hoạt động hay không là nuôi cấy virus trên tế bào

– hiện nay chưa có số liệu để xác định chính xác tương quan giữa tải lượng virus SARS-CoV-2 và tính lây nhiễm: chúng ta chưa biết cần bao nhiêu virus để có thể lây truyền cho người khác; chúng ta chưa biết ở mức nào của tải lượng virus thì không còn lây nhiễm…

CÓ NÊN DÙNG CT ĐỂ QUYẾT ĐỊNH BIỆN PHÁP KIỂM SOÁT LÂY NHIỄM?

Hiện nay chưa đủ dữ liệu! Chúng ta biết rằng trong những ngày đầu tiên sau khi bị nhiễm tải lượng virus khá thấp sau đó gia tăng nhanh chóng trước khi giảm xuống. Như vậy khi tải lượng virus lên cao nhất là lúc dễ lây nhiễm cho ngưởi khác; cũng có nghĩa là lúc Ct thấp nhất. Tuy nhiên hầu hết người nhiễm virus được xem không còn lây lan vào khoảng 10 ngày sau khi khởi phát lúc các xét nghiệm NAAT vẫn còn dương tính; nhưng chúng ta cũng biết rằng có thể đó là những phần RNA còn sót lại tức virus không còn hoạt động nữa! Ngoài ra chúng ta cũng chưa hiểu rõ vì sao cùng một tải lượng virus mà có người không có triệu chứng nhưng có người lại bệnh nặng!

Câu hỏi có nên sử dụng Ct để đưa ra khuyến cáo về dự phòng lây nhiễm hay rộng hơn là tình trạng bệnh nhân vẩn còn bàn cãi…

Ý kiến của một chuyên gia dịch tể lâm sàng ở Brigham and Women’s Hospital Harvard là “giá trị Ct không phải là điều duy nhất tôi sử dụng để chẩn đoán và truy vết bệnh nhân Covid-19 tuy tôi cảm nhận nó cũng hữu ích”!

clip_image002chuyên ngành bệnh nhiễm trùng chúng tôi luôn nhớ rằng chẩn đoán bệnh luôn luôn dựa vào 3 yếu tố:

– dịch tễ học của bệnh

– lâm sàng

– xét nghiệm

clip_image002[1]Để đối phó thì cũng quan tâm 3 yếu tố: VI SINH VẬT GÂY BỆNH, CON NGƯỜI VÀ MÔI TRƯỜNG

clip_image004Thật không may trong Đại Dịch Covid-19 này người ta chỉ nhớ đến xét nghiệm và chỉ chú ý đến Cô Vi!

clip_image006

TEST… TEST… TEST

LIỆU CÓ HỢP THỜI?

FB Nguyễn Đình Tuấn

1) Hôm 18/8, Tôi có cái tút “SG nên XN diện rộng hay nâng cao năng lực điều trị F0”:

– Khi ấy hằng ngày SG cũng trên 4.000 ca nhiễm và trên 300 ca tử vong

– Hôm nay con số ca nhiễm hằng ngày của SG cũng quanh quẩn trên 5.000 ca và số tử vong vẫn trên 200

– TP vẫn đang tiến hành việc XN trên diện rộng với các nhóm nguy cơ để truy vết F0 suốt 2-3 tuần nay với chi phí hoàn toàn không hề nhỏ?

Đồng ý, cho dù là rất rất tốn kém nhưng đây là kế hoạch chung của chính phủ, để phục vụ cho công tác thống kê, nghiên cứu dịch tễ học hay đánh giá diễn tiến xu hướng dịch mang tầm chiến lược. Nên từ đó đến nay Tôi không hề có bất kỳ bình luận gì liên quan đến việc XN này!

2) Quay lại vấn đề thời sự nhất hôm nay về việc: “Kế hoạch mở cửa” của SG:

Đã hơn 100 ngày giãn cách, bám đuổi theo dịch thì đến nay chính quyền đang có kế hoạch “THẺ XANH COVID cho người SG”

– Chưa nói đến việc cấp thẻ xanh thế nào cho đúng người, đúng đối tượng thì việc người có thẻ xanh cho dù tiêm đủ 2 mũi vẫn có nguy cơ nhiễm Covid và lây lan cho người khác (khi đi làm về nhà hay cộng đồng…).

– Theo các nghiên cứu cập nhật của WHO, CDC… thì người tiêm 2 mũi khi bị nhiễm sẽ giảm nguy cơ bệnh chuyển biến nặng và nguy cơ tử vong đáng kể thậm chí có những vùng lên đến trên 99%.

– Như vậy, Thẻ xanh “sẽ” giúp không nặng, không chết, không quá tải bệnh viện… chứ lây nhiễm thì vẫn sẽ phải lây và có xu hướng ca nhiễm mới trong cộng đồng vẫn phải có là tất yếu

Nếu vậy thì việc xét nghiệm diện rộng cộng đồng tính ra lại chẳng để giải quyết việc gì cả, vì ca nhiễm vẫn chạy lung tung cho dù là vùng xanh cơ mà?

Test … Test … Test … Liệu có còn hợp thời?

Lùng bùng và khó hiểu quá nhỉ?

 

TN MN: PHONG TO KIU VIT NAM VÀ KIU ÚC

FB GS Nguyễn Văn Tuấn

Không nói ra thì có lẽ đa số các bạn đều biết có nhiều khác biệt về qui định phong toả giữa hai nơi. Tôi thấy cách phong toả và chống dịch ở Việt Nam là công an hoá, còn Sydney là dân sự hoá.

Nơi tôi ở, Sydney, là một thành phố chừng 5.3 triệu dân, và rất đa dạng về sắc tộc và văn hoá. Có hơn 20 sắc tộc khắp nơi trên thế giới đang sinh sống ở Sydney. Tôi không rõ có bao nhiêu người Việt ở Sydney, nhưng điều tra dân số nhiều năm trước cho thấy người gốc Việt chiếm khoảng 1.8% dân số, suy ra có khoảng 95,000 người Việt ở Sydney. Sở dĩ tôi nói về sắc tộc là vì một thành phố đa văn hoá như vậy rất khó quản lí trong mùa dịch.

Sydney bị phong toả từ đầu tháng 7/2021. Thoạt đầu họ nói chỉ phong toả 2 tuần, nhưng sau đó số ca tiếp tục tăng, họ ‘gia hạn’ thêm 2 tuần, rồi lại gia hạn thêm 4 tuần, rồi … không còn hứa hẹn nữa. Nhưng hôm qua thì Nội các chánh phủ tiểu bang New South Wales đã đồng ý bắt đầu dỡ phong toả từ ngày 13/9 (tức thứ Hai tuần tới) dù số ca vẫn còn tăng mà không giảm. Họ dỡ từ từ, chớ chưa quay lại bình thường như trước được.

1. Phong toả kiểu Úc

Theo tôi thấy, ‘phong toả’ ở đây có lẽ được xếp vào nhóm ‘phong toả mềm’ (soft lockdown). Qui định chung là người dân không được ra khỏi nhà, nhưng vẫn có khá nhiều ngoại lệ. Những ngoại lệ này nhiều đến nỗi phức tạp, ví dụ như:

• một số doanh nghiệp thiết yếu được mở cửa; nhà hàng và quán ăn vẫn mở cửa nhưng chỉ bán đồ mang về chớ không được ngồi tại chỗ;

• người ta vẫn được ra khỏi nhà đi chợ (chỉ 1 người) trong vòng 5 km, đi bệnh viện, đi khám bệnh, v.v.;

• vẫn có người được đi làm nếu việc làm của họ được xem là ‘thiết yếu’ (như y tế, siêu thị, cảnh sát chẳng hạn);

• người làm nghề không thuộc nhóm thiết yếu (như đại học, viện nghiên cứu) vẫn có thể đi làm nhưng công việc người đó được xem là cần thiết và phải được phép nơi làm việc; người đi làm phải xét nghiệm mỗi 3 ngày, và chi phí xét nghiệm hoàn toàn miễn phí;

• người ta vẫn có thể ra khỏi nhà tập thể dục, nhưng phải đeo khẩu trang.

Thành ra, khi đi chợ địa phương, tôi thấy hàng quán vẫn khá đông khách, dù không còn khách ngồi bàn cà phê tán gẫu nữa (vì chỉ bán đồ mang đi). Các hàng quán Việt Nam vẫn mở cửa và có thể nói là khá tấp nập.

Cảnh sát cũng có đi tuần tra, nhưng họ chỉ can thiệp khi thấy nghi ngờ hay có vi phạm rõ ràng. Cảnh sát vẫn phải tuân thủ các qui định trong thời phong toả như giãn cách và đeo khẩu trang.

Có hôm tôi đi chợ và thấy một trao đổi mà … mắc cười. Anh chàng cảnh sát đang đứng xếp hàng chờ mua bánh mì thịt từ một quán Việt Nam (bánh mì thịt bên này rất nổi tiếng). Anh ta nhắc nhở mấy người đứng trước anh ta là nhớ đứng cách nhau 1.5 mét. Một cô gái trẻ (chắc là người Việt) đứng trước anh ta bèn quay lại nhắc khéo rằng "Ê! anh không đeo khẩu trang!" Anh chàng cảnh sát cười hề hề, giơ ngón tay lên hàm ý khen, và nói: "Tôi xin lỗi, tôi quên. Good one!"

Ở Sydney, mấy người lãnh đạo dành ra khoảng 1 giờ mỗi ngày để họp báo và báo cáo với công chúng về số ca nhiễm, số ca nhập viện và số ca tử vong. Họ còn báo cáo những gì chánh phủ đang làm và sẽ làm. Họ không chỉ báo cáo, họ còn phải trả lời những câu hỏi của giới truyền thông. Mà, giới truyền thông phương Tây có những người rất … khó tánh.

Tôi nhớ trong một buổi họp báo, ông Thủ hiến Victoria tỏ ra bực bội và nói rằng ông không hiểu tại sao người dân Victoria xuống đường biểu tình và phản đối. Rồi ông hỏi "Họ phản đối ai, họ chống ai?"

Một nhà báo trong buổi họp báo nói gọn lỏn: "YOU".

Ý nói rằng họ chống ông, chớ chống ai. Ông Thủ hiến tỏ ra lúng túng, và không biết trả lời sao.

2. Phong toả kiểu Việt Nam

Tôi không rõ qui định phong toả ở TPHCM như thế nào, nhưng nghe các bạn trong nước nói, đọc báo và xem qua các video clip thì thấy quá ư khắc nghiệt. Những con hẻm bị rào dây kẽm gai, những con đường quen thuộc trong thành phố bị rào chắn bằng sắt. Chẳng những vậy, người ta còn lập ra các chốt canh gác (hình như là 24/24), với những người mặc đồ bán quân sự đeo băng đỏ (gợi nhớ những ngày tháng sau 1975).

Trên lí thuyết, người dân được phép ra khỏi nhà nếu có nhu cầu cấp cứu hay khám bệnh. Nhưng trong thực tế thì hình như không phải vậy. Bởi vậy mới có câu chuyện ái nữ của ông Kiến trúc sư Ngô Viết Thụ chết tại nhà vì không đi cấp cứu được. Bởi vậy mới có chuyện một người ở Hà Nội (?) bị chết vì đau ruột thừa, do không đi bệnh viện được.

Đó chỉ là một vài trường hợp được tường thuật qua mạng ‘truyền thông lề dân’, chớ tôi nghi rằng trong thực tế có nhiều nhiều trường hợp như trên. Chưa ai biết bao nhiêu người đã bị chết oan trong thời gian phong toả vì những qui định cứng nhắc hay vì những con người có quyền nhưng thiếu trái tim thấu cảm nỗi khổ của người dân.

Qui định chung được đặt ra bởi chánh phủ, nhưng khi về tới địa phương thì có nơi hiểu mỗi khác và làm khổ thường dân. Câu chuyện về bánh mì không phải là thực phẩm thiết yếu ở Nha Trang chỉ thể hiện bề nổi của một hiện tượng lộng quyền của những người có chức quyền ở địa phương trên khắp nước.

Ở Việt Nam, công an và dân phòng vốn đã có nhiều quyền, nhưng trong mùa dịch và phong toả, họ càng có nhiều quyền hơn. Họ có thể chận xe của bác sĩ đang trên đường đi cấp cứu và nhẩn nha làm khó nạn nhân. Thái độ của họ dường như cho thấy họ không mấy quan tâm đến hậu quả: hành động của họ có thể dẫn đến cái chết cho người khác.

Có những video clip về việc vây bắt những người bị nghi ngờ nhiễm rất ư là phản cảm. Một người có lẽ vì không chịu nổi cuộc sống trong khu cách li tập trung nên đi ra ngoài, và thế là một nhóm gồm cả chục người công vụ ùn ùn đuổi theo vây bắt cho được. Rồi cảnh tượng một nhóm người công vụ hùng hổ đập phá nhà dân chỉ để bắt cho được một người phụ nữ trong đó vì tình nghi là ‘F0’. Trông rất bi hài và chẳng khác gì bên Vũ Hán.

Theo tôi biết thì ở TPHCM người dân không được ra khỏi nhà để đi chợ, mà có người đi chợ thế. Thành ra, mới phát sanh ra nghề ‘shipper’ và biết bao câu chuyện bi hài về đi chợ của các shipper dân sự cũng như quân sự.

3. Phương thức chống dịch khác thường

Nghĩ lại, tôi thấy cách thức chống dịch ở Việt Nam có những đặc điểm chánh là: quân sự hoá và công an hoá, hình thức hoá, và thành tích hoá.

Quân sự hoá

Điều này thể hiện khá rõ qua cách ví von và ngôn ngữ. Người ta nói đến trường học như là những ‘pháo đài chống dịch’ nhưng ý nghĩa thì chẳng ai biết là gì. Làng xã, thị trấn cũng là pháo đài luôn!

Người Việt Nam hay nói "Chống dịch như chống giặc", nhưng có lẽ ít ai chịu khó suy nghĩ câu này nó hợp lí hay không. Rõ ràng là không. Con virus không phải là giặc hiểu theo nghĩa ‘kẻ thù’ cố ý tấn công và tiêu diệt chúng ta. Virus là một loại vi sinh vật tiến hoá khôn lường, và chúng tấn công chúng ta qua … chúng ta. Tức là qua con người. Chúng phải lây lan, nhân bản, và lây lan thêm nữa. Chúng cạnh tranh với chúng ta để tồn tại, và cách chúng cạnh tranh là tiến hoá.

Công an hoá

Hình ảnh dịch bệnh ở Việt Nam trong mùa phong toả là … công an. Có vẻ như họ có mặt mọi nơi và mọi lúc. Dĩ nhiên, công an và cảnh sát có vai trò quan trọng trong việc duy trì các qui định phong toả của chánh phủ. Ở các nước dân chủ, những cảnh sát là những nhân viên dịch vụ. Nhưng ở Việt Nam, công an và cảnh sát không phải là dịch vụ, mà là bán quân sự.

Và, với tâm lí quan quyền, họ có thể gây khó khăn cho nhiều người. Rồi nay thêm chuyện ‘giấy thông hành’ càng cho công an cái quyền gây phiền toái cho nhiều người hơn nữa. Thay vì tập trung chống virus và kiểm soát dịch, người ta sử dụng công an để kiểm soát dân.

Người ta bị nhiễm và cần được điều trị, nhưng đối với công an thì họ chỉ có ‘bóc’ và ‘tách’. Tức là họ phi nhân cách hoá bệnh nhân. Dùng công an để kiểm soát y tế công cộng không bao giờ là một chủ trương tốt, vì y tế công cộng là thuộc về y tế, chớ không phải công an.

Hình thức hoá

Có thể kể ra nhiều câu chuyện về hình thức hoá trong trận dịch lần này. Tiêu biểu là việc đưa mấy em sinh viên từ miền ngoài vào Sài Gòn để chống dịch, trong khi ở ngay Sài Gòn có nhiều sinh viên và y tế tư nhân kinh nghiệm cao chưa được trưng dụng. Rồi, người ta làm những trò như giơ nắm tay lên trong máy bay, giống như một nhóm quyết chiến vào ‘giải phóng miền Nam’.

Cùng với hình thức hoá là tuyên truyền hoá. Tuyên truyền thì phải nói là ‘nghề’ của mấy vị tuyên giáo, nhưng tuyên truyền trong mùa dịch xem ra có nhiều điều hài hước. Hình ảnh lính đi mua thực phẩm và đẩy xe thồ đi phát thực phẩm chẳng thuyết phục ai mà còn gây ấn tượng hình thức hoá và tuyên truyền.

Vui nhứt là giới nhạc sĩ cũng nghĩ cho được chương trình ‘Tiếng hát át Covid’ (chắc là bắt chước ‘Tiếng hát át tiếng bom’ thời xưa?) và họ chế ra những bài hát với lời ca rất ư ngô nghê và dung tục. Nhưng có lẽ đó chỉ là một biểu hiện của thành tích hoá mà thôi.

Thành tích hoá

Cách đây không lâu người ta lan truyền một video clip mà trong đó một lãnh đạo cấp tỉnh doạ cấp dưới rằng nếu để vùng danh thành vàng (hay đỏ?) thì ông sẽ kỉ luật hết. Rồi có nơi người ta giao cho địa phương mỗi ngày phải xét nghiệm bao nhiêu người. Tức là thay vì theo đuổi mục tiêu kiểm soát dịch, người ta theo đuổi con số để ghi thành tích. Mà, ai cũng biết rằng khi mục tiêu được biến thành một con số thì mục tiêu đó sẽ không còn ý nghĩa thực tế nữa.

Có thể nhiều bạn sẽ nói không thể so sánh Sydney với TPHCM được vì có quá nhiều khác biệt về mật độ dân số, kinh tế và văn hoá. Điều này đúng, nhưng chưa đủ. Chưa đủ là vì câu hỏi là ‘có nên phong toả hay không?’ Có người hay lấy lí do là người Việt rất ‘cứng đầu’ nên phải áp dụng biện pháp mạnh, chớ làm như Sydney thì chắc sẽ loạn. Lí giải kiểu này chắc chắn được nhà cầm quyền rất ưu ái, nhưng đó chỉ là một giả định.

Người ta hay nói ‘dân nào thì chánh phủ đó’, nhưng tôi thì nghĩ ‘chánh phủ thế nào thì dân thế đó’.

Hơn 100 năm trước Toàn quyền Pháp Paul Giran nhận xét rằng dân tộc An Nam rất nhẫn nhục và chịu đựng. Ông giải thích rằng vì tính chịu đựng tốt nên người An Nam không có ý chí phản kháng. Họ (người An Nam) rất sợ quyền lực, rất quị lụy trước người có quyền thế, cho dù là người có quyền thấp nhứt. Giran còn nhận xét rằng người An Nam vô cảm và lãnh đạm. Ông lấy trường hợp những bệnh nhân phong cùi ‘bị đuổi ra khỏi nhà như súc vật’ để minh họa cho sự vô cảm. Nhìn cảnh người nhiễm virus bị đối xử hiện nay ở Việt Nam cũng có khác gì đâu.

Tóm lại, như các bạn thấy có nhiều khác biệt về phong toả giữa Sydney và TPHCM. Cách phong toả của Sydney theo tôi thấy thì khá nhẹ nhàng, nhưng ở TPHCM thì quá khắc nghiệt. Cách chống dịch ở Sydney được y tế hoá, còn ở HCM thì công an hoá. Sydney chỉ quan tâm đến thực chất, còn VN thì đặt nặng tuyên truyền và hình thức. Phong toả ở Sydney là hạn chế đi lại, nhưng ở HCM là giam cầm. Do đó, không ngạc nhiên khi kí giả Pháp ví von Hà Nội như là một nhà tù lộ thiên!

Dĩ nhiên, Sydney và TPHCM có thể chế chánh trị rất khác nhau, nhưng việc chống dịch là vấn đề của y tế công cộng hơn là chánh trị. Cảnh sát hoá và tuyên tuyền hoá một vấn đề y tế công cộng là thể hiện sự lạc hậu. Đừng để giới quan sát quốc tế nhìn Việt Nam như là một nước lạc hậu.

clip_image007

Ở VN công an xuất hiện mọi lúc và mọi nơi trong thời gian phong toả. Nhìn không thấy dân, chỉ thấy công an. Có vẻ như chống dịch ở VN là công an hoá.

clip_image009

Kẽm gai giam cầm cư dân. Thậm chí còn có cả biển đỏ chữ vàng!

VÔ CẢM, ĐÃNG TRÍ HAY ÁC Ý?

Fb Vu Kim Hanh

Sáng nay, đọc trên FB stt ngắn của bà bạn nhà báo Lê Thị Bạch Mai: Ủa… ủa… Vậy mấy người bỏ tụi tui vô thùng rác hay gì!

Bên dưới là giải thích: Theo dự thảo điều kiện sử dụng thẻ xanh Covid 19 khi thực hiện CT 16, ai đã tiêm 2 mũi vacxin, DƯỚI 65 TUỔI, không bệnh nền, được “ân huệ” (mình thêm 2 chữ này) đi siêu thị, đi học, đi làm, đi công tác nội địa.

LẠI TRÊN 65 TUỔI. VÌ SAO?

Mình phì cười. Ủa, nếu trên 65 tuổi, đã tiêm 2 mũi, khỏe re, mà đi siêu thị… thì hại gì quốc gia?

Đọc, đã thấy từ hôm qua, đã thấy người thảo chính sách vẫn cứ theo đường mòn, ta soạn ta có quyền, làm như cẩn trọng, quan trọng, ghi thêm vô, thêm vô những rào cản cho uy nghi và ghê gớm. Phải dưới 65 tuổi. Không ngờ chỉ “quan trọng” và uy nghi hơn một chút mà lập tức để ra “giấy phép con” liền, là phải trình giấy tờ chứng minh dưới 65 tuổi. Ai chực ở siêu thị để xét giấy trên dưới 65? Trong cơ quan, trong trường học, nhân viên và thầy cô giáo trên 65 tuổi chắc nghỉ làm hết? Điên.

Mà cái đận 65 tuổi này còn là tội ác nhé. Để đó rồi khi nào tính sổ xem ai đưa ra cái đận 65 tuổi, để cho thành phố này tiêm vacxin sai bét, đảo ngược độ tuổi, để người già chết oan không ít vì tiêm vacxin quá chậm?

Chuyện xét giấy mình gặp rồi chứ không phải “vu cáo” đâu. Mình hay đi xem xi nê một mình giữa trưa tại Cinestar 135 Hai Bà Trưng. Có lần cậu bán vé hỏi, cô cho con xem chứng minh nhân dân. Mình chưa kịp hiểu, ủa sao vậy, sao phải xét CMND vậy. Cậu ta cười, dạ để xem nếu cô trên 60 tuổi thì con giảm giá cho cô. Thôi, cứ để nguyên giá (đồng hạng có 40.000 đồng hà) cô không thích bị xét giấy tờ. Nó cười chịu đựng, dạ tại qui định. Mà thôi, con cứ bớt cho cô, coi cô chắc hơn 60. Đó, mai mốt đi siêu thị, lại buộc mọi người chờ cả dây cho tôi trình giấy tờ chăng? Người làm chính sách chỉ thích ghi cho “xôm” không nghĩ khi thực thi thì nó nhiêu khê và vô hiệu cỡ nào?

NGÀY 9/9, MỚI TRÌNH CHÍNH PHỦ XEM XÉT VÀ THÔNG QUA CÁC CƠ CHẾ CHÍNH SÁCH TRONG PHÒNG CHỐNG DỊCH

Chuyện kể trên chỉ là chuyện đi xi nê với siêu thị. Còn chuyện này mới đau lòng.

Viên chức y tế khi đi ra tuyến đầu, làm việc ở các nơi chống dịch như bệnh viện thì hưởng chế độ tiền ăn 120.000 đồng/ngày. Giá cả cỡ hiện nay, bữa cơm cần ra sao khi cả ngày đứ đừ quay cuồng, tôi nghe đã thấy ngại. Nhưng nếu anh bị nhiễm, thành F0, chế độ của anh liền bị tụt xuống còn 80.000 đồng, như bệnh nhân. Sao vậy? Đáng phẫn nộ không?

Đáng lẽ nên cộng hai chế độ lại chứ, là 200.000 đồng chứ, vì tôi vừa là viên chức y tế, vừa là bệnh nhân cơ mà? Sao trừ chi 40.000 đồng. Tiết kiệm chi cho nhà nước bấy nhiêu tiền, mẫn cán chi ác vậy với người hi sinh chấp nhận hiểm nguy? Và còn nữa, ăn không vừa miệng, đi mua thức ăn bổ sung bên ngoài thì bị các ông bảo vệ xét hỏi, buộc mở túi thức ăn ra xem, có giấu… lựu đạn không chăng?

Và trong các chính sách của chúng ta, hàng hà sa số trò “GÀI” đinh kiểu đó. Đến đỗi cán bộ hội doanh nghiệp chúng tôi khi nghe có sửa đổi thông tư với quyết định là thường đố nhau, lần này họ gài chỗ nào và cuộc thi đó luôn có những bài học khôn mới kiểu khôi hài đen. Cam đoan các vị lãnh đạo không bao giờ có đủ kính lúp để nhận ra đâu. Dàn "chiên da" gài chính sách đó đông và mạnh vô biên.

Rồi "đối tượng thụ hưởng" lại cứ nói với nhau, cho vui, và điều chỉnh, thay đổi, cải tiến 100 lần cũng vẫn cứ phải điều chỉnh hoài. Có đổi mà không mới, đổi một hồi quay lại y chỗ cũ.

Nhưng lần này, đối xử với những “người ơn” của xã hội như vậy là sẽ “lộ chân tướng” ngay. Đã hơn 3 tháng toàn bộ đội ngũ y tế đi vào cuộc chiến khốc liệt, khủng khiếp, chính sách chế độ với họ khiến dư luận phẫn nộ, thủ tướng ra lệnh chú trọng chăm lo… thì sáng nay ta mới đọc được tin:

Ngày 9-9, Bộ Y tế đã trình Chính phủ xem xét và thông qua các cơ chế chính sách trong phòng chống dịch Covid-19.

Tin nổi không? Phải tin chứ, vì đang bắt đầu qui trình: nghiên cứu và trình, chính phủ xem xét, nghĩa là sẽ phải tham khảo ý kiến tất cả bộ ngành liên quan, rồi đấu tranh tới lui rồi giữa các bộ ngành, rồi mới ban hành. Hết dịch? Vì sao tới bây giờ mới trình? Thì CV 7330 đã là câu trả lời trước đó. Nếu dư luận không sôi sục, Thủ tướng không lên tiếng thì… những “thiên thần áo trắng” – chỉ được tôn vinh về ngôn từ còn sự thỏa đáng của chính sách là quá xa vời – sẽ còn lao đao tới đâu?

Hôm qua tôi viết "chứ đừng cứ đổ thừa qui trình, thủ tục, rồi có vài chỉnh sửa xoa dịu cho qua". Mong là những gì tôi đọc sáng nay không phải biểu hiện “linh ứng” của dự đoán này. Mong là tôi viết sai. Nào, hãy xem, thời gian (mong là ngắn) sẽ trả lời.

 

THIỆN NGUYỆN MÙA COVID: KHƠI THÔNG CÁC NGUỒN LỰC?

Nguyễn Phương Anh, Tia sáng 08/09/2021

Tưởng như những nỗ lực cộng đồng là mạnh mẽ và rộng lớn nhưng thực chất chúng vẫn luôn nằm ở “bên lề” chính sách.

clip_image011

Nhà sáng lập ATM oxy Hoàng Tuấn Anh. Ảnh: Nhân dân

Khi lòng trắc ẩn dẫn lối

Làn sóng COVID thứ tư ỏ Việt Nam dẫn đến những thách thức chưa từng có cho cả chính quyền lẫn người dân trong việc ứng phó. Tinh thần thiện nguyện và những hoạt động cứu trợ trong tình huống này càng trở nên cần thiết. Trong cơn bĩ cực chung, người ta dễ thấu cảm và để cho lòng trắc ẩn của mình dẫn lối.

Bắt nguồn từ sáng kiến ATM gạo từ làn sóng COVID thứ nhất đầu năm 2020, đến nay hàng loạt mô hình ATM khác được nhân rộng bởi các nhà hảo tâm trong cộng đồng lẫn khu vực nhà nước khi các nhu cầu mới nổi lên: ATM khẩu trang, ATM oxy, ATM phòng trọ, ATM việc làm cộng đồng. Các siêu thị, tủ lạnh “0 đồng” với các mặt hàng thiết yếu, các bếp ăn cung cấp thực phẩm cho tuyến đầu, người nghèo, người khuyết tật là các hoạt động phổ biến do các cá nhân, tổ chức và đội nhóm trong cộng đồng được triển khai nhanh chóng  khắp nơi, thêm vào những sáng kiến đã có từ trước như Quán cơm 2000 và bánh mì miễn phí v.v. Các khóa học ‘bán kiến thức gây quỹ’, các chương trình thiền, yoga, các dịch vụ tư vấn tâm lý miễn phí cho bệnh nhân COVID, y bác sĩ và cộng đồng giúp nhau qua mùa dịch. Hàng nghìn người tình nguyện trong nhiều vai trò khác nhau, từ đi chợ cho khu phong tỏa, đến lấy mẫu xét nghiệm, cắt tóc, hát tại các bệnh viện dã chiến, lái xe, cho mượn phương tiện cá nhân để vận chuyển hàng cứu trợ, v.v. Người ta đóng góp tiền bạc, thời gian, công sức, thông tin, kết nối và cả hiến máu, bất cứ điều gì họ có thể làm được, nhiều lần trong khả năng của mình. Theo thống kê sơ bộ của Trung tâm LIN, có hơn 100 tổ chức phi lợi nhuận tham gia vào hoạt động thiện nguyện chống dịch tại TPHCM và Bình Dương. Không phải ngẫu nhiên Việt Nam được xếp hàng đầu khu vực châu Á – Thái Bình Dương về đóng góp từ thiện với 78,5% người dân cho biết họ có quyên góp, theo khảo sát Chi tiêu có trách nhiệm và đóng góp từ thiện của công ty Mastercard công bố cuối năm 2017.1

Hơn nữa những nỗ lực thiện nguyện của cộng đồng giờ đây còn được công nghệ “chắp cánh”. Từ các ngân hàng miễn phí chuyển tiền đóng góp cứu trợ COVID hay ví điện tử cung cấp các lựa chọn quyên góp có nhà tài trợ đối ứng đều được thực hiện dễ dàng đến những ứng dụng kết nối các nguồn lực hữu hình lẫn vô hình như giao tiếp giữa những người dân trong khu phố thông qua các nhóm chat, vốn thúc đẩy nguồn vốn xã hội trong cộng đồng. SOS map và Zalo Connect là những nền tảng kết nối người nhận và người cho được nhanh chóng ra mắt trong mùa dịch do các cá nhân và doanh nghiệp phát triển. Với tính năng thân thiện với người sử dụng, những nền tảng này mau chóng được sự quan tâm và kết nối nhu cầu hiệu quả và minh bạch hơn.

 

Tiếp cận dựa trên sự thiếu hụt

Tiếp cận dựa vào tài nguyên

Trọng tâm

Tập trung vào vấn đề và nhu cầu

Tập trung vào thế mạnh & cơ hội

Mục đích

Thay đổi cộng đồng thông qua các dịch vụ tăng lên

Thay đổi cộng đồng thông qua sự tham gia của người dân

Phương pháp

Thu thập thông tin

Thúc đẩy vai trò của các cơ quan và tổ chức

Xác định những điểm mạnh có sẵn và cơ hội bên trong các cộng đồng; trao quyền cho các cá nhân để cùng sáng tạo

Giải pháp

Các chương trình chính sách là giải pháp 

Xem cư dân cộng đồng là giải pháp 

Sự năng động của hệ thống

Có thể dẫn đến tình trạng kiệt sức theo thời gian

Có thể tạo được ‘đà’/động lực theo thời gian, dẫn đến những sáng kiến mới, kết quả đáp ứng những mong muốn của cộng đồng

Thách thức

Làm thế nào để thu hút người dân tham gia?

Làm cách nào để khơi thông và xây dựng dựa trên sự tham gia của người dân?

Đánh giá

Thành công là kết quả của dịch vụ, được đo lường chủ yếu bởi những tổ chức

Thành công là năng lực, được đo lường chủ yếu bởi những mối quan hệ 

Vẫn chỉ là những nỗ lực rời rạc

Các nỗ lực thiện nguyện trên chủ yếu do cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức và hội nhóm tự phát khởi xướng và huy động nguồn lực trong những vòng tròn quen biết, bạn bè, các mạng lưới, câu lạc bộ, hội nhóm, nơi sự tin cậy và mối thân quen giúp lời kêu gọi được để tâm hơn và quyết định đóng góp được thực hiện nhanh chóng, giữa các thông tin kêu gọi rải rác nhiều nơi. Khả năng phản ứng nhanh và trao tận tay những nơi cần thiết cũng là điều khiến nhà hảo tâm ‘an tâm’ khi đóng góp. Với những tổ chức phi lợi nhuận hay các cơ sở thường xuyên làm việc với những nhóm khó khăn vốn dễ bị tổn thương trong đại dịch, hoạt động hỗ trợ được thích nghi theo nhu cầu trước mắt và dài hạn của người thụ hưởng. Lợi thế của các tổ chức này là thấu hiểu hoàn cảnh và đặc điểm của nhóm thụ hưởng.

Những hoạt động thiện nguyện từ khối cộng đồng không phải không gặp thách thức. Mô hình ATM đến nay đã được chính quyền ở một số tỉnh học hỏi nhưng nhưng số lượng các ATM này vẫn rất hạn chế, chỉ đáp ứng được “muối bỏ biển” nhu cầu của các nhóm yếu thế. Nhiều nhóm tự phát ‘nguội dần’ khi nguồn lực cạn kiệt sau những đợt giãn cách dài 2-3 tháng. Với những nhóm còn trụ được, khả năng đi được đến đâu còn nằm ở phía trước, chủ yếu là tự thân vận động.

Tưởng như những nỗ lực thiện nguyện từ cộng đồng là mạnh mẽ và rộng lớn nhưng thực chất vẫn luôn nằm ở “bên lề” chính sách. Khi những quy định về phòng chống dịch và giãn cách được triển khai ở TP.HCM đầu tháng bảy, chính quyền địa phương một số nơi lúng túng trong khâu quản lý và đã giải tán những điểm cứu trợ thực phẩm. Thành phố sau đó đã điều chỉnh và tạo điều kiện các hoạt động thiện nguyện diễn ra nhưng một lần nữa phải dừng lại khi thành phố siết chặt giãn cách vì tính chất nhỏ lẻ của họ. Khi chính quyền chủ trương lấy ý kiến của chuyên gia, bộ, ngành để chuẩn bị cho tình huống siết chặt hơn Chỉ thị 16 hồi tháng bảy, thiếu vắng tiếng nói của lĩnh vực thiện nguyện. Điều này cho thấy lĩnh vực này vẫn thiếu chỗ đứng vững chắc trong quy định pháp luật và đóng vai trò bổ trợ hơn là một bên liên quan trong những giải pháp về cộng đồng.

clip_image013

ATM gạo ở Vũng Tàu. Ảnh: PLO.

Theo một nghiên cứu về vai trò của chính sách xã hội trong ứng phó với đại dịch COVID-19 với bốn trường hợp điển hình là Brazil, Đức, Ấn Độ và Hoa Kỳ năm 2020, biện pháp y tế cộng đồng cứng rắn tuy là bước quan trọng và cần thiết nhất trong việc giải quyết mối đe dọa truyền nhiễm khẩn cấp nhưng không đủ để đáp ứng những hậu quả ngắn hạn và tác động lâu dài hơn mà các biện pháp kiểm soát dịch bệnh có thể gây ra. Việc lưu tâm đến các phản ứng của chính sách xã hội cho phép chúng ta có cái nhìn sâu sắc hơn về các yếu tố xã hội quyết định sức khỏe. Bất bình đẳng xã hội và kinh tế tiềm ẩn làm trầm trọng thêm các nguy cơ sức khỏe liên quan đến virus và có nguy cơ mở rộng nếu các chính sách xã hội không được thực hiện. Các chính sách xã hội quan trọng trong ngắn hạn và dài hạn, và định hình những hậu quả lâu dài của đại dịch. Việc tách biệt chính sách xã hội và sức khỏe cộng đồng, về lý thuyết hay thực tế, đều làm suy yếu cả hai và làm tăng nguy cơ cả hai đều thất bại.

Thiện nguyện vì cộng đồng: nửa ly nước đầy hay vơi

Cựu chủ tịch UBND TPHCM phát động “mỗi người dân là một chiến sĩ; mỗi gia đình, tổ dân phố, khu phố là một pháo đài chống dịch”, thừa nhận vai trò của các đơn vị trong cộng đồng trong công cuộc chung của thành phố. Vấn đề là, nhà nước đã có chiến lược nào để kết nối và phát huy nguồn lực của các đơn vị này?

Tiếp cận dựa vào tài nguyên là một phương pháp phát triển bền vững dựa vào cộng đồng ngày càng được áp dụng rộng rãi để giải quyết những thách thức của cộng đồng. Khác với cách tiếp cận dựa trên sự thiếu hụt vốn tập trung vào việc xác định các vấn đề và nhu cầu, tiếp cận dựa trên tài nguyên bắt đầu bằng các tài sản/tài nguyên có sẵn trong cộng đồng và huy động các cá nhân, hiệp hội và tổ chức lại với nhau để phát triển thế mạnh của họ (thường không được nhận ra) và được trao quyền sử dụng chúng. Tiền đề của cách tiếp cận này là cộng đồng biết điều gì là tốt nhất cho họ, có thể tự định hướng quá trình phát triển, đưa ra các giải pháp phù hợp cho những thách thức của địa phương với sự hỗ trợ phù hợp và thông tin rõ ràng. Cách tiếp cận xây dựng cộng đồng dựa vào tài nguyên vượt ra ngoài tài năng của bất kỳ cá nhân nào hoặc hội nhóm cụ thể nào mà xem xét tất cả có thể kết hợp với nhau để tạo ra những thay đổi rộng lớn hơn vì lợi ích chung trong một cộng đồng. Thay vì làm những khán giả thụ động, các công dân trong cộng đồng trở thành những tác nhân thay đổi.

Trong ứng phó với đại dịch, khối lượng công việc phải làm để giải quyết những bài toán phát sinh là khổng lồ, trải dài từ y tế, an sinh, đến kinh tế, thông tin, cơ sở hạ tầng, nguồn cung, v.v. Để việc tập hợp các nguồn lực, sắp xếp các ưu tiên, triển khai, chia sẻ kiến thức chuyên môn và kết hợp các mạng lưới đa dạng trên quy mô rộng được hiệu quả thì sự phối hợp với các thành phần trong xã hội ở nhiều cấp là vô cùng cần thiết.

Để làm được điều này cần những cá nhân/tổ chức có năng lực kết nối, nhìn thấy tài nguyên, và được tin cậy. Các hội đoàn, tổ chức phi lợi nhuận, tổ chức thiện nguyện chuyên làm việc với cộng đồng, những tổ chức thực hành công tác xã hội là mắt xích quan trọng trong quá trình kết nối cộng đồng. Nhưng trên hết họ cần được nhìn nhận là trụ cột quan trọng trong các giải pháp của chính phủ và tạo điều kiện để phối hợp và phát huy vai trò lẫn chuyên môn của mình, chứ không phải là những nỗ lực rời rạc bên lề.

Tính cộng đồng đã bén rễ sâu trong tập quán và lịch sử người Việt từ văn hóa làng xã lâu đời. COVID-19 cho chúng ta thấy rõ hơn sự tương tác của các khu vực và đơn vị trong xã hội. Còn nhiều việc phải làm trong những giai đoạn khó khăn để vượt qua đại dịch, khôi phục những mất mát và hồi sinh. Liệu đây có thể là cơ hội củng cố nội lực cộng đồng để chuẩn bị cho những thách thức khác là bài toán không chỉ của một anh hùng.

Print

Hai cách tiếp cận về thiện nguyện: tiếp cận dựa trên sự thiếu hụt (trái) và tiếp cận dựa trên tài nguyên (phải).

Câu chuyện thành phố Leeds

Một trong những ví dụ về cách tiếp cận dựa trên tài nguyên cộng đồng là trường hợp gần đây tại thành phố Leeds ở Anh. Khi dịch COVID 19 bùng phát tháng 3/2020, Hội đồng thành phố Leeds đã xác định đặt cộng đồng làm trung tâm và cách tiếp cận dựa vào tài nguyên ngay từ đầu. Hội đồng đã khởi xướng hàng loạt công việc khổng lồ, bao gồm các lĩnh vực Y tế và Chăm sóc xã hội, kinh tế, cơ sở hạ tầng và các nguồn cung cấp, truyền thông và người dân/cộng đồng. Ngay từ đầu cuộc khủng hoảng, các dịch vụ hiện có được nhận định là sẽ không đủ đáp ứng mức hỗ trợ cần thiết cho những nhóm dễ bị tổn thương. Một nhóm làm việc ‘Tình nguyện viên’ đã được thành lập để giải quyết vấn đề này. Đây là mối quan hệ đối tác giữa hội đồng thành phố và khu vực dân sự, do Tổ chức Hành động Tình nguyện và Trung tâm Diễn đàn (tiếng nói chung của nhóm dân sự về chăm sóc xã hội và y tế ở Leeds) đại diện, cùng các tổ chức có chương trình hỗ trợ người bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Nhóm làm việc đảm nhận vai trò điều phối hỗ trợ tình nguyện viên. Có 33 tổ chức đầu mối từ khu vực dân sự – một phường có một tổ chức.

Ban lãnh đạo của nhóm tình nguyện có mặt đại diện của giới chuyên môn về Sức khỏe, Cộng đồng và điều phối Tình nguyện. Họ nhanh chóng chia nỗ lực tình nguyện làm ba ‘tầng’.

Tầng 1: Tình nguyện viên có kinh nghiệm sẵn lòng hỗ trợ mức cao, như đến nhà người dân hoặc các vấn đề hỗ trợ phức tạp hơn, như lấy thuốc Methadone cho người bệnh.

Tầng 2: Tập hợp số lượng lớn những người mới tình nguyện giúp các nhiệm vụ như đi mua sắm, mua thuốc thông thường, v.v.

Lời kêu gọi cho hai nhóm này nhận được sự hưởng ứng rất lớn với hơn 8.000 tình nguyện viên ngay từ đầu.

Tầng 3: Tình nguyện viên (TNV) trong chính đơn vị cộng đồng địa phương nhằm giảm thiểu những rủi ro từ việc ‘lạ nước lạ cái” của những TNV từ nơi khác đến. Trong vai trò tình nguyện viên một cách ‘danh chính ngôn thuận’, những TNV này sẽ giúp đỡ những người hàng xóm của mình, thả ghi chú/thông báo qua cửa nhà của mọi người hoặc thiết lập một nhóm WhatsApp, quan sát xem hàng xóm có thể hỗ trợ nhau như thế nào. WhatsApp đã trở thành một công cụ chủ lực nơi mọi người thăm hỏi tình hình lẫn nhau, chia sẻ các mẹo về học tại nhà, nơi nào còn hàng hóa, đảm bảo những hàng xóm cao tuổi và người cách ly đều ổn và có mọi thứ họ cần.

Trong cách tiếp cận dựa trên tài nguyên, thành phố nhận thức rằng dù có thể có các nhu cầu về các dịch vụ thiết yếu, nhưng trước tiên nên bắt đầu với những gì một cộng đồng có thể tự làm. Để làm được điều này các đơn vị cộng đồng phải được hỗ trợ bằng hành động và chính quyền địa phương cần phổ biến cụ thể vì những nỗ lực này người dân phải tự chủ. Họ tập trung vào việc truyền thông rộng rãi lợi ích của mô hình, cách tiếp cận tổng thể, những ví dụ, câu chuyện cụ thể trên các phương tiện truyền thông xã hội, bản tin và blog. Trên trang blog Leeds Kết nối là những câu chuyện truyền tải tinh thần cộng đồng tốt đẹp và sống động trên khắp thành phố, mang mọi người lại với nhau theo những cách mới mẻ, như láng giềng tặng hạt giống để tự trồng cây trong nhà, cùng đặt hàng ở tiệm bánh trong khu vực, những buổi hòa nhạc đường phố nhỏ cho khu phố, v.v. Cẩm nang làm một người hàng xóm tốt cũng được truyền thông rộng rãi, trong đó bao gồm mọi thông tin từ chăm sóc sức khỏe cho bản thân, các nguồn hỗ trợ, giữ an toàn cho bản thân ở nhà, trên mạng, an toàn tài chính, cách giúp đỡ hàng xóm và đăng ký tình nguyện.

Quan điểm phục hồi dựa trên tài nguyên là cách tiếp cận của Leeds đối với khối thiện nguyện trong những năm gần đây – cùng làm với dân chứ không phải cho dân. Bên cạnh giúp đáp ứng các nhu cầu cơ bản về thực phẩm, thuốc men, đây còn là cơ hội có thể giúp người dân giảm bớt cảm giác bất lực và có được những mối quan hệ và sự hiểu biết mới.

Leeds từ lâu đã nhận ra tiềm năng của các khu dân cư và cộng đồng là trung tâm của việc mang lại sự thay đổi tích cực. Sự ủng hộ của các quan chức cấp cao của hội đồng và ban lãnh đạo chính trị ở Leeds đến từ sự hiểu biết sâu sắc về phương pháp tiếp cận dựa trên tài nguyên.

Trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ngày càng lớn, hội đồng thành phố cũng chuẩn bị kế hoạch cho giai đoạn tiếp theo phản ứng với COVID-19 về dài hạn hơn. Tuy không phải là điều dễ thực thi, câu hỏi lớn hội đồng đặt ra là liệu họ có lựa chọn nào tốt hơn cho những giải pháp dài hạn hỗ trợ cộng đồng không?

Leeds không phải là thành phố duy nhất áp dụng cách tiếp cận này. Một năm rưỡi sau khi Anh đã nới lỏng các biện pháp giãn cách, sự liên kết ở các nhóm cộng đồng tiếp tục duy trì và phát triển mạnh. Trên khắp nước Anh các kết nối cộng đồng được thực hiện trong thời kỳ đỉnh điểm của đại dịch giúp tạo ra các cửa hàng trao đổi không chính thức. Văn hóa chia sẻ này đã bùng nổ kể từ khi có sự xuất hiện của virus corona. Amina Abu-Shahba, người thành lập một cửa hàng trao đổi ở Swansea, cho biết “Tôi nghĩ sẽ có vài người bạn tham gia thôi, nhưng rồi có gần 5.000 người. Nó trở thành một cái gì đó lớn hơn nhiều việc tránh lãng phí đồ đạc, mà là một cộng đồng và nguồn hỗ trợ cho phụ nữ trên toàn thành phố. Cho đến nay, chúng tôi đã trao đổi hơn 25.000 mặt hàng, quyên góp tiền cho các tổ chức từ thiện và có rất nhiều sự kiện bất ngờ”.□

*Tác giả có 15 năm công tác trong lĩnh vực phát triển, tập trung vào huy động nguồn lực và xây dựng năng lực tổ chức cho các tổ chức NGOs và doanh nghiệp xã hội tại khu vực Đông Nam Á; Tốt nghiệp Thạc Sĩ ngành Lãnh đạo Phi lợi nhuận tại Đại học Pennsylvania.

1 https://newsroom.mastercard.com/asia-pacific/press-releases/childrens-charities-lead-as-asia-pacifics-favorite-cause-to-support/

Tham khảo

https://e.vnexpress.net/news/travel-life/vietnam-leads-asia-pacific-for-charitable-donations-survey-3659525.html?fbclid=IwAR229AkUZ5qj5v-p8e32JUB_er_FvVY1dsg72ONmh1ul QPtzn5yngzOB2nY

https://thanhnien.vn/cong-nghe/tinh-nang-ho-tro-nguoi-kho-khan-do-dich-benh-zalo-connect-mo-tai-20-tinh-thanh-1432932.html

https://congnghe.tuoitre.vn/app-giup-toi-cua-ky-su-viet-20210821214324147.htm

https://www.nurturedevelopment.org/blog/from-deficit-based-to-asset-based-community-driven-responses-to-covid-19-part-1

https://www.nurturedevelopment.org/blog/dancing-in-the-streets-an-asset-based-community-development-informed-local-authority-response-to-covid-19/

https://doinggoodleeds.org.uk/blog/socially-connected-leeds-innovative-communities/

https://www.theguardian.com/society/2021/aug/25/lockdown-spirit-lives-on-as-neighbour-groups-become-swap-shops?fbclid=IwAR0AtwGXr24dZQu0Du_tTEfA8e2etd4RHWJ_Ho00M_2o0XBaQimQYoYXjG4

https://www.dorsetcommunityaction.org.uk/wp-content/uploads/2020/03/Being-a-Good-Neighbour-Pack-v3.pdf

Mathie, Alison & Cunningham, Gord (1 Jul 2010). “From clients to citizens: Asset-based Community Development as a strategy for community-driven development”. Development in Practice. 13 (5): 474–486. CiteSeerX 10.1.1.613.1286. doi:10.10 80/0961452032000125857.

Scott L. Greer, Holly Jarman, Michelle Falkenbach, Elize Massard da Fonseca, Minakshi Raj & Elizabeth J. King (2021) Social policy as an integral component of pandemic response: Learning from COVID-19 in Brazil, Germany, India and the United States, Global Public Health, 16:8-9, 1209-1222, DOI: 10.1080/17441692.2021.1916831

 

CỨ GIỮ SỰ TỬ TẾ (*)

FB Phạm Gia Hiền

Từ hôm qua tới nay, nhiều người inbox tôi, nói muốn gửi đồ hỗ trợ cho các y bác sĩ tuyến đầu.

Người thì nói có thể quyên tiền, người thì giới thiệu mua sữa của một công ty có chính sách ưu đãi giảm giá 50% cho mục đích hỗ trợ chống dịch, có bạn lại muốn gửi "ruốc tôm Hạ Long chuẩn vị miền Bắc".

Tôi ở Hà Nội, không dám nhận khoản tài chính quyên góp nào, cũng rất khó khăn để chuyển đồ tới những bạn bè đang trực tiếp chống dịch ở miền Nam. Thôi nhân đây tôi xin giới thiệu anh Nguyễn Đắc Văn – một trong những người sáng lập nhóm Những người yêu Sài Gòn – vẫn ngày ngày làm "shipper" như con thoi, chuyển đồ từ những nguồn xã hội ủng hộ tới tận tay tuyến đầu và những hoàn cảnh khó khăn ở Tp.HCM và một số vùng phụ cận.

Ngoài ra, cũng xin giới thiệu QUỸ HẠT VỪNG, nơi tiếp nhận các nguồn tài chính và quà tặng (rồi sẽ bán đấu giá để quy ra tiền), tập trung cho việc mua máy thở chuyển tới các bệnh viện điểm nóng chống dịch COVID-19. Quỹ này do các anh chị nhà báo và nhà hoạt động xã hội rất uy tín lập ra, tôi cũng xin lấy uy tín của mình đặt trước mặt mọi người, cùng với họ. Quỹ Hạt Vừng còn có sáng kiến Tiệm tạp hóa tình yêu, nơi mọi người đều có thể tham gia làm một chủ tiệm để gom nguồn lực chống dịch.

Còn với cá nhân, tôi đành xin không đứng lên kêu gọi gì lớn lao, mong mọi người thể tất.

Tối qua, một người bạn tôi là bác sĩ quân y đang tăng cường vùng đỏ ở TP.HCM kỷ niệm 25 năm anh ấy nhập ngũ. Sau cả ngày lăn lóc với bệnh nhân, tối về anh bảo "dân vận" được ít lòng xào dưa để liên hoan với đồng đội. Tôi đưa bức ảnh đĩa lòng đựng trong hộp xốp vào một nhóm kín, nhờ mọi người gửi lời chúc tới anh và đồng đội đang làm nhiệm vụ. Có hơn 100 lời chúc rất ấm áp đã gửi đi. Những người nhận được vui lắm.

Rồi thì bệnh dịch sẽ phải qua đi, như vô vàn gian khó đã đến và bị đầy lùi bởi dân tộc này. Đừng ngại trao đi, dù chỉ là một thiện ý. Lọ ruốc, bao gạo, chút tiền bỏ lợn đất hay những lời quan tâm chia sẻ… đừng sợ không có chỗ dùng. Đấy là thiện lương của con người, là của báu của con người, không bao giờ là thừa, không chút gì là nhỏ.

Cứ giữ sự tử tế được nhen lên trong tim bạn, thế là được, bạn ạ.

clip_image016

clip_image018

CẢM NHẬN GÌ VỀ…… "RANH GIỚI"

Bệnh viện Hùng Vương

Đây là những dòng cảm nhận của chị T .T .Đ .T – một bệnh nhân cũ của bệnh viện Hùng Vương khi được xem lại câu chuyện về "Ranh giới" được phát sóng trên VTV1. Xin phép được chia sẻ những cảm nhận của chị đã gởi cho bệnh viện, xin cám ơn chị và chúc chị thật nhiều sức khỏe.

"RANH GIỚI

Khi mà trong bệnh viện

FO quá tải rồi

Bác sĩ dần hụt hơi

Khóc khi bệnh nhân mất

Chỗ này chưa kịp thuốc

Phòng kia lại thiếu người

Chạy như thể con thoi

Cố giữ từng nhịp sống

Có F0 trở nặng

Phải đặt máy thở rồi

Chỉ một cuộc gọi thôi

Chuông đổ rồi ..kết thúc.

Giữa cái sống cái chết

Vũ trụ chẳng nghĩa gì

Mẹ tình nguyện ra đi

Cứu thai nhi ở lại..

Những nỗi đau tê tái

Bác sĩ gọi gia đình

Báo tin một vong linh

Ra đi vì cô vid

Những tiếng kêu tha thiết

Tôi không thể nữa rồi

Cứu tôi bác sĩ ơi

Rồi ướt nhòe đôi mắt

Ngưng thở nhịp tim ngắt

Cấp cứu bao lâu rồi?

Thời gian chầm chậm trôi

Kíp trực rời bàn phẫu..

Nỗi đau này ai thấu

Tức tưởi lúc ra đi

Không thể làm được gì

Khi tuyến đầu vỡ trận

Nếu không muốn ân hận

Thực hiện tốt cách ly

Có vac xin, tiêm đi

Giữ cho mình hơi thở."

H.N

clip_image020

“QUYỀN ĐƯỢC LÃNG QUÊN” CỦA “RANH GIỚI”?

FB Đặng Tất Dũng

Phim tài liệu “Ranh giới” của VTV quả thật kỳ công, mình xem nhiều lúc cũng thấy nghẹn ngào.

Nhưng thật lòng thì mình thích phim tài liệu “Thành phố thức” trước đây hơn, vì có cảm giác “Ranh giới” quá chọn lọc những đoạn cao trào để dồn nén cảm xúc nên hơi “dramatic” (so với những phim tài liệu khác cùng giai đoạn).

Và điều mình quan ngại nhất là bộ phim đã để rất rõ mặt, tên, thậm chí cả số đt của bệnh nhân. Mình có đọc bài phỏng vấn đạo diễn phim trên trang web VTV và đạo diễn cho rằng đã cân nhắc và để nguyên mặt để “trân quý sự hiện diện” của mọi người. Nhất là, trong đó nhiều người có thể không qua khỏi nên để nguyên mặt như vậy cũng là món quà để tặng người thân những bệnh nhân này để biết được người nhà của họ trong bệnh viện thế nào.

Cũng có ý cho rằng hẳn nhà sx đã hỏi ý người bệnh và được đồng ý, nhưng trong bối cảnh thở còn không ra hơi thì nói gì mà họ không đồng ý?

Mình nghĩ là nếu thật sự muốn “tặng quà” cho người thân bệnh nhân thì sau dịch có thể tặng riêng bản gốc hoặc tách từng phần ra tặng; chứ đặt vị trí mình là người thân của họ, hẳn sẽ đau lòng hơn là “vui lòng” khi nhận quà là cảnh mẹ/ vợ/ con mình quằn quại đau đớn phát cho hàng triệu người xem.

Bi kịch nhất là cả đoạn người mẹ trong cơn hoảng loạn đòi bỏ con mình (bỏ thai) để cứu mẹ, chứ để đó con giết mẹ mất cũng chiếu cho thế giới xem. Lúc đau đớn, kém suy nghĩ người ta nói lung tung bao điều, thương không hết sao lại còn công khai: đây, một bà mẹ đòi bỏ thai để cứu mình đây, thì rồi gia đình đó sống sao? Người mẹ đó khi khoẻ, tĩnh tâm lại đối diện sao với con? Người con đó lớn lên bị bạn bè chọc là đứa con bị mẹ đòi bỏ thì sống sao?

Bộ phim này rất công phu, hẳn sẽ đạt rất nhiều giải thưởng truyền hình, và chiếu đi chiếu lại nên câu chuyện sẽ còn mãi. Nhưng như vậy, khi tỉnh người các nhân vật có thể đòi quyền được lãng quên cho mình không?

Việt Nam chưa phân định rõ quyền này, nhưng quyền được lãng quên (Right to be forgotten) khá phổ biến trên thế giới như là một quyền “không bị kỳ thị vĩnh viễn suốt đời hay bị kỳ thị trong một khoảng thời gian nhất định nào đó do hậu quả của một hành động cụ thể được thực hiện trong quá khứ” (như trong trường hợp này yêu cầu Google xoá thông tin, yêu cầu VTV làm mờ hoặc xoá họ đi chẳng hạn). Chứ rồi ngày nào cũng nhìn cảnh mình yêu cầu phá thai chập chờn trên tivi, trên mạng liệu họ sống sao?

(Hình của web VTV)

clip_image022

QUYỀN RIÊNG TƯ

FB Xuân Sơn Võ

Có người bạn hỏi tôi nghĩ gì về việc đưa hình ảnh đau thương của người bệnh lên truyền thông. Tôi hỏi lại ngay: Bạn có thấy tôi làm bao nhiêu chương trình thiện nguyện, đã bao giờ chúng tôi đưa những hình ảnh tang thương gắn liền với nạn nhân hoặc bệnh nhân lên truyền thông chưa?

Thỉnh thoảng chúng tôi cũng đưa lên một vài hình ảnh khi được người có trong hình, trong clip đồng ý, nhưng đó bắt buộc không phải là những hình ảnh mô tả họ đang bệnh, đang đau đớn. Họ có quyền xuất hiện trên truyền thông một cách đúng mực nhất. Chúng tôi, dù có nhân danh từ thiện, thì cũng không được quyền moi nước mắt, hay moi tiền của công chúng, bằng những hình ảnh đầy thương cảm của họ.

Chúng tôi có rất nhiều những đoạn clip ghi lại những cảnh hết sức tang thương, những tin nhắn có thể làm bất cứ ai cũng phải rơi lệ. Nhưng chúng tôi quan niệm, đó là riêng tư của người bệnh, đó là niềm tin mà người bệnh và gia đình gởi gắm cho chúng tôi. Chúng tôi không được phép lợi dụng khi họ không có lựa chọn, để rồi phanh phui những riêng tư ấy, nhằm moi nước mắt, hay phục vụ một mục đích nào đó, cho dù là tốt đẹp.

Còn nhớ có lần, một ca sĩ nổi tiếng đến chỗ chúng tôi khám bệnh, mấy bạn nhân viên trẻ chụp hình rồi đưa lên facebook. Khi phát hiện, tôi đã yêu cầu các bạn gỡ xuống. Chuyện bệnh tật là chuyện riêng tư của người ta, khi nào người ta muốn, tự người ta sẽ công bố. Hồi còn làm bệnh viện tư, tôi đã bắt phải bỏ tên của những bệnh nhân trên bảng tên gắn trước mỗi phòng bệnh nếu bệnh nhân không đồng ý, nhất là những người nổi tiếng.

Đợt bùng phát dịch lần này là nỗi đau của người dân Sài Gòn, và người dân cả nước. Bất cứ ai lọt vào ống kính của chúng ta hôm nay, có thể ngày mai sẽ không còn nữa. Hãy cố gắng lưu giữ những hình ảnh đúng mực về những người xung quanh ta. Hãy đừng cố ý mô tả họ dưới góc độ tang thương, đau đớn, cho dù với mục đích cao quí nào đi nữa.

 

GIỮ YÊN LẶNG

FB Phan Xuân Trung

Trong quá trình tham gia điêu trị bệnh nhân Covid tại nhà, tôi đã đôi lần thất bại sau khi cố gắng hết sức. Khi bệnh nhân không qua khỏi, tôi cảm thấy như bị mất hết sức lực, nằm bẹp dí trên giường, không dậy nổi. Một cảm giác tội lỗi vì đã để bệnh nhân tin tưởng mà rồi… Không có tổn thất nào to lớn hơn tổn thất nhân mạng. Chẳng những thấy có lỗi với người quá cố mà còn thấy lỗi với thân nhân bệnh nhân.

Có ca bệnh chuyển nặng, biết quá tầm của mình, tôi đề nghị gia đình gọi 115 đưa bệnh nhân nhập viện nhưng gia đình từ chối. Họ nói muôn để bệnh nhân ở nhà, bác sĩ níu kéo được tới đâu hay tới đó. Gia đình không muốn mất người thân trong bệnh viện. Tôi lại tiếp tục ở bên cạnh bệnh nhân, hết nhìn nhịp thở đến nhìn chỉ số oxy, rồi nghĩ tìm đồng nghiệp trợ giúp ý kiến. Buổi sáng bệnh nhân còn nhoẻn miệng cười chào nhắn gửi ráng giúp tui nha bác sĩ, đến gần trưa, bệnh nhân ra đi. Tôi lặng người trong tiếng khóc ồ ồ của ông chồng, tiếng nghẹn ngào gọi mẹ của người con.

Tôi mới vừa trải qua cảnh mất Mẹ nên thấu cảm được nỗi đau của gia đình người ta. Cho đến nay sau gần hai tháng Mẹ ra đi tôi không dám nhìn lại những hình ảnh chụp cuối đời của Mẹ vì sẽ gợi lại cảm xúc đau lòng mà tôi không chịu nỗi.

Tôi cũng không dám nhìn lại những clip mà tôi đã ghi lại khi chăm sóc bệnh nhân. Tôi không dám gửi các clip đó cho gia đình họ vì sợ tạo lại cảm giác đau thương. Những nỗi đau chỉ phải trải qua một lần là đã quá đủ. Nhiều người đã trầm cảm kéo dài sau sự cố mất người thân.

Giữ yên lặng là một lễ nghi dành cho người quá cố và là sự tôn trọng đối với gia đình người ta.

 

NGHỆ SĨ CHUNG TAY VÌ CỘNG ĐỒNG – ĐẤU GIÁ TRANH GÂY QUỸ HỖ TRỢ XÓM TRỌ NGHÈO BỊ ẢNH HƯỞNG BỞI COVID-19 CHÍNH THỨC BẮT ĐẦU

[English Below]

FB From Saigon To Saigon

HÌNH THỨC ĐẤU GIÁ:

■ Đấu giá trực tiếp tại trang Facebook dự án From Saigon to Saigon: https://www.facebook.com/fromsaigontosaigon

■ Thời gian đấu giá: từ 9:00 sáng thứ 6 ngày 10/9 đến 9:00 tối Chủ nhật ngày 12/9/2021.

■ Thể lệ đấu giá:

– Trong thời gian diễn ra phiên đấu giá, người tham gia trả giá bằng cách bình luận trong chính bức ảnh mà mình mong muốn qua Facebook ‘From Saigon to Saigon’,

– Cú pháp bình luận: [Mức giá] – [Tên người đấu giá].

– Mức giá được bình luận cụ thể bằng chữ (VD: 50 triệu đồng) hoặc bằng số (VD: 50.000.000đ). Tiền tệ: Việt Nam đồng

– Mức giá hợp lệ phải được đưa ra trong một bình luận (comment) riêng biệt, không trả lời (reply) lại một bình luận khác.

– Kết thúc thời gian đấu giá, người tham gia với mức giá hợp lệ và cao nhất sẽ là chủ nhân của tác phẩm. (Trong trường hợp có từ hai người với cùng mức giá cao nhất, người có bình luận sớm hơn sẽ là người đấu giá thành công.)

– Người trả giá cao nhất có thời hạn thanh khoản trong vòng 48 tiếng kể từ khi đấu giá kết thúc. Sau đó nếu không hoàn thành thanh toán ban tổ chức sẽ chuyển qua cho người trả giá tiếp theo.

TÁC PHẨM:

clip_image024

■ Tác phẩm PHỐ | Họa sĩ Đào Anh Khánh

Chất liệu Acrylic | 60x112cm | Năm vẽ 2021

Giá khởi điểm: 30 triệu đồng

Bước giá: Tự do

Hoạ sĩ – Nghệ sĩ trình diễn Đào Anh Khánh thường được báo chí nhắc đến là “người chơi ngông” với nghệ thuật. Ông nổi tiếng trong việc kết hợp nghệ thuật thị giác, nghệ thuật sắp đặt, nghệ thuật hình thể và âm nhạc hoà quyện với nhau, tạo thành một tác phẩm “sống" trọn vẹn. Từng hai lần xuất hiện trên tờ báo The New York Times danh tiếng, Đào Anh Khánh là một trong những nghệ sĩ đương đại thành công nhất Việt Nam.

clip_image026

■ Tác phẩm HOA | Họa sĩ Phạm Tô Chiêm

Chất liệu Lụa | 25x40cm | Năm vẽ 2020

Giá khởi điểm: 6 triệu đồng

Bước giá: Tự do

Họa sĩ Phạm Tô Chiêm là một nhà báo, họa sĩ của NXB Kim Đồng. Ông chuyên sáng tác với chất liệu sơn mài, sơn dầu và đã tham gia nhiều triển lãm tranh, trong đó có triển lãm Đối chọi năm 2011 và triển lãm Tứ diện cũ năm 2018 tại Sài Gòn. Nói về họa sĩ Tô Chiêm, không thể không nhắc đến một mảng tạo nên dấu ấn riêng của họa sĩ, đó là tranh minh họa sách và báo. Những bức minh họa đã làm nên một Phạm Tô Chiêm luôn đau đáu với thế sự, một người nghệ sĩ có trách nhiệm trước thời cuộc.

clip_image028

■ Tác phẩm Ô CỬA | Đoàn Nguyên Minh

Chất liệu Sơn dầu | 50x70cm | Năm vẽ 2018

Giá khởi điểm: 5 triệu

Bước giá: Tự do

clip_image030

■ Tác phẩm: NGÕ DỐC ĐÀ LẠT | Đoàn Hiểu Minh

Chất liệu Sơn dầu | 50x70cm | Năm vẽ 2018

Giá khởi điểm: 5 triệu

Bước giá: Tự do

Hai anh em Nguyên Minh – Hiểu Minh từ nhỏ đã yêu thích màu sắc và kể những câu chuyện của mình bằng màu sắc. Từ 2016-2019, Nguyên Minh – Hiểu Minh thường xuyên tham gia vẽ tranh đấu giá vì các mục đích thiện nguyện. Tháng 8 vừa qua, hai bạn trẻ cũng đã quyên góp 3 bức tranh đấu giá ủng hộ quỹ Giường hồi sức cho bệnh viện dã chiến số 5 của nhà tổ chức Lý Đợi – Đông Quân.

***********

■ Để biết thêm chi tiết về buổi đấu giá: https://bit.ly/CharitableArtAuctionFSTS

■ Hỗ trợ đấu giá: Vui lòng liên hệ Hoàng Yến qua email vhoangyen90@gmail.com hoặc Phương Thành qua SĐT 0868466501 để được hỗ trợ trong quá trình đấu giá.

■ Sự kiện này có sự hỗ trợ và đóng góp của:

– Nhà nghiên cứu/giám tuyển mỹ thuật Ly Doi: https://www.facebook.com/ly.doi.7

– Nhà báo Hòa Bình: https://www.facebook.com/nhavanhoabinh

– Họa sĩ Tô Chiêm: https://www.facebook.com/chiemto.pham

– Họa sĩ Thiết Phan: https://www.facebook.com/phan.thiet.5036

Thay mặt bà con, From Saigon To Saigon xin cảm ơn tấm lòng nhân hậu của các anh chị em nghệ sĩ nói riêng và cộng đồng nói chung.

■ Tìm hiểu về nhóm From Saigon To Saigon: https://bit.ly/AllAboutFSTS_VN

—————————————

Artists for the Community – Online artwork auction to support poor neighborhoods severely affected by COVID-19 officially starts.

AUCTION PROCEDURE:

■ The auction will be conducted directly on From Saigon to Saigon’s Facebook page: https://www.facebook.com/fromsaigontosaigon

■ Auction time: from 9:00 AM Friday, September 10 to 9:00 PM Sunday, September 12, 2021.

■ Auction rules:

– During the auction, participants bid by commenting on the painting of interest. These paintings will be posted on From Saigon to Saigon’s Facebook page.

– Comment syntax: [Price] – [Bidder Name].

– The price must be specified in words (e.g. 50 million dongs) or in numbers (eg 50,000,000 dongs). Currency: Vietnam Dong

– Valid bids must be given in a separate comment and not as a reply to another comment.

– At the end of the auction, the participant with the highest valid bid price will be the owner of the artwork. (In case there are two or more people with the same highest bid, the person with the earliest comment will be the successful bidder.)

– The highest bidder has 48 hours from the end of the auction to complete their payment. If they fail to do so, the artwork will go to the second highest bidder, and so on.

ARTWORKS:

■ Artwork “PHỐ” (Street) | Painter Dao Anh Khanh

Acrylic | 60x112cm | 2021

Minimum bid: 30 million VND

Price step: Liberate

Painter-Performer Dao Anh Khanh is often referred to by the Vietnamese press as an “art maniac”. He is famous for combining visual art, installation, physical performance, and music to create a fully "living" artwork. Having appeared twice in the New York Times, Dao Anh Khanh is one of the most successful contemporary artists in Vietnam.

■ Artwork “HOA” (Flower) | Painter Pham To Chiem

Silk | 25x40cm | 2020

Minimum bid: 6 million VND

Price step: Liberate

Painter Pham To Chiem is a journalist and illustrator of Kim Dong publishing house. He frequently works with lacquer and oil paint, with artworks having been displayed in many exhibitions – including one titled “Đối chọi” (Opposition) in 2011 and “Tứ diện cũ” (Four old faces) in 2018 in Ho Chi Minh city. However, he is known for his book and magazine illustrations, which demonstrate his view and responsibility as an artist facing social issues.

■ Artwork “Ô CỬA” (Windows) | Doan Nguyen Minh

Oil paint | 50x70cm | 2018

Minimum bid: 5 million VND

Price step: Liberate

■ Artwork: “NGÕ DỐC ĐÀ LẠT” (Steep alleyway in Da Lat) | Doan Hieu Minh

Oil paint | 50x70cm | 2018

Minimum bid: 5 million VND

Price step: Liberate

Ever since a very young age, siblings Nguyen Minh – Hieu Minh have had a passion for telling their stories with color. Between 2016 and 2019, they regularly participated in painting auctions for charity purposes. This August, the two young talents also joined organizers Ly Doi – Dong Quan and donated 3 artworks to raise funds for ICU beds, which were then given to the 5th COVID hospital in Ho Chi Minh city.

**********

■ For more information about the auction, please visit: https://bit.ly/CharitableArtAuctionFSTS

■ Auction support: Should you need further assistance during the auction, please contact Ms. Hoang Yen via email vhoangyen90@gmail.com or Mr. Phuong Thanh at +84 86 8466501.

■ We would like to express our most sincere gratitude to:

– Art researcher, critic, and curator Ly Doi:https://www.facebook.com/ly.doi.7

– Journalist Hoa Binh: https://www.facebook.com/nhavanhoabinh – Painter Tô Chiêm: https://www.facebook.com/chiemto.pham

– Painter Thiết Phan: https://www.facebook.com/phan.thiet.5036

On behalf of the people of Saigon, our team would like to thank the artists and the entire community for your earnest support.

■ To learn more about us: https://bit.ly/AllAboutFSTS

 

THIỆN NGUYỆN VIÊN XIN VÂNG NHƯ MẸ

M.Thảo, SPP, Tổng Giáo phận Sài Gòn, 9/9/2021

clip_image032

TGPSG — Giáo Hội Công Giáo Tây Phương mừng lễ Sinh nhật Mẹ Maria vào ngày 8 tháng 9 – một ngày đem niềm vui đến cho toàn thế giới. Mẹ chào đời để thưa “xin vâng“ với Chúa mà cưu mang Đức Giêsu, Đấng cứu độ toàn thể nhân trần.

Cũng chính vào ngày 8-9-2021 hôm nay, tại Tổng Giáo Phận Sài Gòn, có 109 tu sĩ thiện nguyện đã thưa “xin vâng” để lên đường phục vụ tại tuyến đầu. Trong số này, có 89 tu sĩ phục vụ tại Bệnh viện Hồi sức Covid-19 (TP Thủ Đức) và 20 tu sĩ phục vụ tại Bệnh viện Dã chiến điều trị Covid-19 quận 7 số 1 (trực thuộc Ủy ban Nhân dân quận 7).

Nữ tu Maria Đinh Thị Dạ Thảo – Dòng Chúa Quan Phòng La Pommeraye – đã chia sẻ tâm tình ngày đầu lên đường:

“Allo! các tu sĩ chuẩn bị hành trang, sáng mai lên đường!” – Nữ tu bên Văn phòng Tu sĩ đã thông báo thật ngắn gọn, cũng thật là gấp rút: Chuẩn bị hành trang ngay trong buổi tối để sáng hôm sau đã lên đường phục vụ.

Điều này làm tôi nhớ đến Đức Maria – khi nghe tin chị họ của mình là bà Elisabeth có thai – đã vội vã lên đường, không chỉ thăm viếng mà còn chăm sóc cho chị mình. Tôi cũng nhớ đến một câu trong luật sống của Dòng Chúa Quan Phòng – "Lắng nghe tiếng Chúa, lắng nghe tiếng anh em" – để vội vã ra đi phục vụ Chúa qua anh chị em đang cần đến mình nhiều nhất.

Uỷ ban nhân dân quận 7 đã chọn ngày làm lễ ra quân cho đoàn tình nguyện viên tu sĩ chúng tôi trùng hợp vào ngày lễ Sinh nhật Đức Mẹ. Điều này lại càng có ý nghĩa hơn nữa.

“Ở đâu có tu sĩ, ở đó có niềm vui”, tôi sẽ chia sẻ ‘niềm vui có Chúa ở cùng’ đến với những anh chị em mà Chúa đang mời gọi tôi đến. Xin Mẹ đồng hành che chở chúng con trong suốt hành trình phục vụ. A men.

Nhớ lại ngày tôi lên đường vào đợt 1, lúc đó chưa ai hình dung ra cảnh phục vụ nơi bệnh viện dã chiến sẽ như thế nào. Chúng tôi đã ra đi với một niềm tín thác xin vâng như Mẹ.

Hôm nay lại lên đường, tôi được xếp vào danh sách ‘cựu thiện nguyện viên’. Lòng tôi vẫn còn nằm nơi tôi đã từng phục vụ trong đợt 1 – nơi có bao kỉ niệm của sự sống và cái chết, nơi  tình yêu thương của Thiên Chúa hiện diện qua những anh chị em tu sĩ thiện nguyện, qua các y bác sĩ hết mình cứu chữa bệnh nhân…

Xin chúc cho tất cả anh chị em thiện nguyện đợt này được bình an. Nhớ luôn ý thức giữ mình tránh khỏi bị lây nhiễm!

Lạy Chúa, xin Chúa chữa lành, xoá tan đau khổ của nhân loại chúng con. Xin giữ gìn các anh chị em thiện nguyện của chúng con. Nhờ lời cầu bầu của Mẹ Maria, xin Chúa nhậm lời chúng con. Amen.

SÀI GÒN ÔM MỘT NỖI ĐAU (LIVE) | Sáng tác & Trình bày Trần Tuấn Kiệt

Trần Tuấn Kiệt

TRANH Theo Nguyen Thyanh

Người ngành y, clip_image034hãy tự hào lên đi, clip_image034[1]cho dù nghịch cảnh có thế nào đi nữa?clip_image036

clip_image038

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Mỹ phẩm thông chốt ngày siêu sale

clip_image040

TRANH Tuổi Trẻ Cười

Tô bún bò đã sẵn sàng, chỉ thiếu một thứ nữa thôi

clip_image042

Comments are closed.